26 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 52

Personal God (cá nhân) vs. Impersonal God (phi cá nhân)

Thể theo nguyện vọng của một bạn trong THĐP Club, tôi viết ra danh sách này. “God” có vô vàn tên gọi khác nhau trên khắp thế giới. Danh sách dưới đây chỉ liệt kê ra một số danh xưng, thuật ngữ, bản chất phổ biến nhất tương xứng với chữ “God”. Bạn nào thấy còn thiếu sót có thể bình luận bổ sung.

Brahman, Shiva, Vishnu, Ishvara, Purusha, Hari, Bhagavan, Prana, Shakti, Ram, Om / Aum, The Father, The Mother, Đại Ngã, Đại Thể, Tâm Hồn, Chân Ngã, Chân Linh, Atman, Tình Yêu, The All, Vũ Trụ, Oneness, The One, Cái Một, The Absolute, Trí Thông Minh Vô Hạn, Trí Thông Minh Tối Thượng, Đấng Hằng Hữu, Đấng Từ Bi, Phật Tánh, Niết bàn, Chân như, Cái Toàn Thể, Sat-Chit-Ananda (Hiện hữu – Ý thức – Phúc lạc), Tâm thức (Consciousness), Ý thức Thuần khiết (Pure Awareness), The Creator, Tạo Hóa, Hóa Công, Đạo, Đức, Thái Cực, Shen, Thượng Đế, Thiên Chúa, The Lord, The Light, the Alpha and the Omega, Allah, Thực tại tối hậu, Ông Trời, Trời Đất, Thiên Nhiên, Tự Nhiên, Bất Nhị, Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Hiện, Thần Khí, Supreme Being, YHWH, Elohim, Aluna, Adonai, Yahweh, Jehovah, El, Elyon, Abba, Eternal One, Baha, Thiêng Liêng, Trí Tuệ, Chân Lý Tuyệt Đối, Hu, The Real…

Personal God (hữu ngã) vs. Impersonal God (vô ngã)

Tôi biết nhiều người không thể chấp nhận, hay bị dị ứng với khái niệm personal God, hữu hình hữu ngã, đặc biệt là những Phật tử. God không nhất thiết là phải là hữu ngã, kiểu như khái niệm một ông Thần khổng lồ hơn cả vũ trụ đã tạo ra vũ trụ, theo cách mô tả của các tôn giáo có nguồn gốc từ Abraham (Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo…), hay kết quả hình ảnh bạn có được khi google từ khóa “God”. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là God không thể hữu ngã, hay là cái này thì không thể là cái kia. Đã là “God” thì muốn làm gì mà không được, đúng không? Tới đây sẽ có mấy người vô thần nhảy vào hỏi rằng: “God có thể tạo ra được một hòn đá mà chính God cũng không nhấc nổi không?”

Đáp án 1: Đây là một câu hỏi logic, người vô thần, duy vật thì chỉ có thể biết dùng logic để phủ nhận God. Nếu đã biết tới Định lý bất toàn của Godel rồi thì sẽ biết rằng logic chỉ là một tập hợp con trong tập hợp mẹ là God / Vũ trụ. Bạn không thể dùng tập hợp con để phủ định tập hợp mẹ. Godel đã chứng minh điều đó, chứ không phải chỉ biết lý lẽ suông, vòng vo, mắc kẹt trong mê cung logic như những người vô thần. Liệu còn có một công cụ nào khác siêu việt hơn logic? Câu trả lời: Trực giác.

>>> Định lý bất toàn của Kurt Godel và cánh cửa mở ra trí tuệ | Vũ Thanh Hòa

Đáp án 2: Thử hỏi trên Trái Đất này người nào có đủ khả năng nhấc nổi một hòn núi? Không một ai. God đã tạo ra hòn núi đó, và không có ai nhấc nổi. God không nằm ngoài tạo hóa. God nằm trong từng nguyên tử, nguyên lý của mọi thứ, trong trái tim từng con người, mọi sinh linh. Người vô thần tuy từ chối God nhưng họ không biết được rằng God đang nằm trong cốt lõi con người họ, họ không biết và từ chối bản chất thật sự của họ.

Đáp án 3: Vấn đề không phải là God có làm được một chuyện gì đó hay không. Vấn đề là làm chuyện đó để làm gì? Có đáng/cần thiết phải làm chuyện đó không? Nếu một người không thể thấy được sự mầu nhiệm kỳ diệu của vạn vật đang xảy ra xung quanh, đều là tạo tác, công trình của God. God sẽ không làm phép lạ chỉ để chứng minh cho những người vô thần. Người vô thần không xứng đáng thấy được phép lạ. Tự họ đã bịt mắt chính họ. Giống như câu chuyện trong Kinh Thánh khi những người Pha-ri-sêu tranh luận với Đức Jesus và đòi một dấu lạ từ Trời để thử Người. Nhưng Người thở dài não ruột và nói:

“Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: Thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả.”

Hữu ngã hay Vô ngã gì cũng là chuyện nhỏ đối với God. Một người có thể có được lucid dream thì có thể mơ ra bất cứ chuyện gì họ thích. Brahman có thể mơ ra bất cứ thứ gì Brahman thích. Atman cũng chính là Brahman. Atman dịch ra tiếng Việt là “Chân Ngã”, bản chất đích thực của bạn. Tat tvam asi.

Câu trả lời trong Chí Tôn Ca

Trong Chí Tôn Ca chương 12 khi Arjuna hỏi Krishna so sánh giữa những người tập trung vào God hữu ngã và những người tập trung vào God vô ngã. Krishna trả lời rõ ràng cụ thể không hề vòng vo rằng những người phụng sự một God hữu ngã thì hoàn hảo nhất. Cá nhân tôi cũng đồng ý với quan điểm này của Krishna. Có đức tin vào một God hữu ngã đòi hỏi sự quy phục của Ego, trong khi tin vào God vô ngã thì không cần. Tốc độ tiến hóa tâm linh của bạn phụ thuộc vào sự quy phục của Ego. Nói cách khác, Ego càng to thì tốc độ tiến hóa càng chậm. Chỉ nghĩ về khái niệm God vô ngã sẽ không thể khơi dậy cảm xúc, tình yêu dành cho God trong người đó, năng lượng của người đó chỉ vẫn luẩn quẩn ở khu vực luân xa 3 trở xuống, luân xa của logic, lý trí. Những ai còn chưa vượt qua được luân xa 3 sẽ chưa thể biết được sự vị tha là gì, tất cả những gì họ biết là sự ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, ảo tưởng về sự tách biệt. Nhiệm vụ của người hành giả là phải thông suốt được luân xa tình yêu và luân xa trí tuệ, trực giác, những luân xa ở trên. Chí Tôn Ca là bài kiểm tra đích thực dành cho Ego.

1. Arjuna hỏi: Giữa những người luôn hết lòng tận tụy phụng sự Người với tình yêu và những người thờ phượng Brahman vô ngã (impersonal) không thị hiện thì ai là người hoàn hảo hơn?

2. Đức Thượng Đế Tối Cao phán: Ta xem những người dồn hết tâm trí vào hình dạng cá nhân của Ta và luôn phụng sự ta với niềm tin siêu việt son sắt là những người hoàn hảo nhất.

3-4. Những ai hết mực tôn thờ bản sắc không thị hiện nằm ngoài khả năng nhận thức của giác quan, hiện diện khắp nơi, bất khả tri, bất biến, cố định và bất động, cái là phương diện vô ngã của Chân Lý Tuyệt Đối, đồng thời kiểm soát giác quan và chí công vô tư với tất cả chúng sinh, những người đó hành động vì lợi ích chung cuối cùng thì cũng đến được với Ta.

5. Những người dồn hết tâm trí vào phương diện vô ngã không thị hiện của Chân Lý Tuyệt Đối sẽ tiến bộ một cách hết sức chật vật. Đối với chúng sinh thị hiện, mỗi bước tiến trên con đường này đều gắn liền với những khó khăn chồng chất.

6-7. Nhưng những ai thờ phượng Ta, hiến dâng ta tất cả hoạt động của mình và một lòng tín nghĩa với Ta, tận tụy phụng sự Ta, lúc nào cũng tưởng đến Ta, dồn hết tâm trí vào Ta, thì hỡi con trai của Pritha, những người đó sẽ lập tức được Ta cứu khỏi bể sinh tử.

8. Hãy dồn hết tâm trí vào Ta, Đức Thượng Đế Tối Cao và để Ta lấp tràn trí khôn của ngươi. Như vậy, ngươi sẽ sống mãi trong Ta; đó là điều chắc chắn.

9. Hỡi Arjuna yêu quý của Ta, hỡi người chinh phục của cải, nếu ngươi chẳng thể liên tục dồn tâm trí vào Ta thì hãy tuân thủ những giới hạnh của bhakti-yoga (yoga phụng sự). Như thế, khát vọng đến với Ta trong ngươi sẽ ngày một tăng.

10. Nếu ngươi chẳng thể tuân theo những giới luật của bhakti-yoga thì hãy cố gắng lao động vì Ta bởi lẽ ngươi sẽ đạt sự toàn thiện khi làm việc vì Ta.

11. Nếu ngươi chẳng thể lao động với ý thức về Ta thì hãy gắng dâng hiến mọi thành quả lao động của ngươi và hãy thấu hiểu bản chất thật sự của mình.

12. Nếu ngươi chẳng thể làm được cả hai điều đó thì hãy gắng kiện toàn tri thức. Cao hơn tri thức là thiền định, còn cao hơn thiền định là sự từ bỏ thành quả lao động, vì sự từ bỏ đó sẽ làm cho tâm trí con người an lạc.

(Đọc Chí Tôn Ca bản full, 700 câu, 66 trang, THĐP hiệu đính, must-read dành cho những người tìm kiếm tâm linh >>> http://bit.ly/CTC_THDP)

Tác giả: Huy Nguyen

[Review] Sách Chủ nghĩa khắc kỷ – William B. Irvine

0

Nếu sáng thức dậy phải đối mặt với việc mất đi người thân yêu trong gia đình thì sẽ làm gì để vượt qua nỗi đau đó? Chúng ta sẽ làm gì nếu không có niềm tin vào tôn giáo, vào một kiếp sau sẽ gặp lại? Một phần câu trả lời đó nằm trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ mà tác giả William B. Irvine tổng hợp được từ các nhà triết học Khắc kỷ nói riêng và triết học nói chung.

• • •

Vậy thế nào là điều tồi tệ nhất trong mắt các nhà Khắc kỷ?

“Khi bạn chúc ngủ ngon và hôn con mình vào buổi tối, hãy nhớ rằng đứa trẻ có thể chết vào sáng hôm sau” — Epictetus nói.

“Đừng cầu nguyện cho bố mẹ, vợ con tránh khỏi điều tồi tệ nhất. Hãy cầu nguyện rằng bạn sẽ có đủ sức mạnh để chịu đựng được nếu việc đó xảy ra.” — Marcus Aurelius

Câu trả lời nằm trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ

Còn chúng ta thì sao? Nếu sáng thức dậy phải đối mặt với việc mất đi người thân yêu trong gia đình thì sẽ làm gì để vượt qua nỗi đau đó? Chúng ta sẽ làm gì nếu không có niềm tin vào tôn giáo, vào một kiếp sau sẽ gặp lại? Một phần câu trả lời đó nằm trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ mà tác giả William B. Irvine tổng hợp được từ các nhà triết học Khắc kỷ nói riêng và triết học nói chung.

Vậy triết học Khắc kỷ là gì? Ai đã sáng lập ra và có ích lợi gì trong cuộc sống của chúng ta khi thực hành những gì mà triết học khắc kỷ yêu cầu?

marcus khắc kỷ

1. Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

Khắc kỷ – Stoic được rút gọi từ việc Zeno, người sáng lập phái khắc kỷ chuyên thuyết giảng cho học trò ở Stoa Poikile, có nghĩa là dưới mái hiên, cửa sổ. Mình hay nói vui khắc kỷ là “suy nghĩ bên cửa sổ” khi có ai đó hỏi chủ nghĩa khắc kỷ là gì.

Zeno sáng lập phái khắc kỷ dựa trên ít nhất 3 tư trưởng triết học khác vào năm 300 TCN, lúc đó ông hơn 30 tuổi. Triết học của Zeno bao gồm đạo đức, vật lý và logic. Sau này các nhà Khắc Kỷ La Mã đã thay đổi thành bắt đầu từ logic, vật lý và đạo đức.

Nói đơn giản, triết học khắc kỷ giống như một cánh đồng màu mỡ với Logic là hàng rào bao quanh, Đạo đức là cây trồng và Vật lý là đất. Và Đạo đức là trung tâm trong trong triết học Khắc kỷ: Nếu muốn có một cái cây xanh tốt, bạn sẽ phải lưu ý đến đất và hàng rào xung quanh!

Để thực hành triết học khắc kỷ, mỗi người hãy sống theo Tự nhiên. Tự nhiên ở đây là hãy sống một cuộc đời hạnh phúc, tốt đẹp, và phát triển bản thân thông qua suy luận. Suy luận cũng chính là món quà của thần Zeus, các nhà Khắc kỷ cho rằng chỉ con người mới được ban tặng. Vì thế họ suy luận, con người giống thần thánh hơn mọi tạo vật trong Tự nhiên.

Tuy Zeno và triết học khắc kỷ đến từ Hi Lạp, nhưng cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ lại đặt các nhà khắc kỷ La Mã là trung tâm. Lý do thứ nhất là bốn cái tên gồm Seneca, Musonius Rufus, Epictetus và Marcus Aurelius – Hoàng đế La Mã, đều là những nhân vật quan trọng và có ảnh hưởng trong thời đại của mình hơn hẳn các nhà khắc kỷ Hi Lạp.

Lý do thứ hai là mỗi con người này đều có phong cách sống và làm việc điển hình cho triết học khắc kỷ chứ không chỉ là những triết gia chỉ biết suy luận.

sách chủ nghĩa khắc kỷ

2. Cốt lõi của triết học khắc kỷ: Tập trung vào cái bạn có thể kiểm soát

Bạn hãy tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát, và hiểu những gì mình không thể kiểm soát. Dù đây chỉ là một phần quan trọng trong triết học khắc kỷ, nhưng nó là điều thực tiễn nhất mình muốn chia sẻ. Những lý do khác các bạn hãy tìm đọc trong sách để nắm rõ hơn.

Tác giả William B. Irvine đã phân điều này thành tam phân quyền quyển soát.

  • Những gì bạn có thể kiểm soát hoàn toàn: đặt ra các mục tiêu hoàn thiện bản thân và làm nó tốt nhất trong khả năng có thể của bạn
  • Những gì bạn không thể kiểm soát: trời nắng mưa thất thường, kẹt xe không về kịp bữa tối,…
  • Những thứ bạn kiểm soát một phần: bạn có thể thắng trong thi đấu thể thao nếu làm tốt hơn đối thủ.

Ví dụ cụ thể :

Để thắng trong một môn thể thao đối kháng như quần vợt trong thời điểm trời quá nóng hoặc có mưa nhỏ. Thời tiết là điều bạn không thể kiểm soát. Nhưng bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho trận đấu là điều bạn hoàn toàn kiểm soát. Và dù bạn chuẩn bị và chơi tốt đến đâu thì cũng chỉ kiểm soát phần nào khả năng thắng của mình.

Điều rút ra được ở đây là bạn chỉ có thể chơi tốt nhất có thể trong khả năng của mình – cũng là điều bạn kiểm soát tốt nhất mà không cần quan tâm đến thời tiết hay mình có thắng hoặc thua hay không. Chiếu theo luật nhân quả, việc bạn chơi hết sức mình, đồng thời giữ được sự bình thản khi thi đấu sẽ gia tăng khả năng chiến thắng.

Kết luận là khi bạn đạt được những mục tiêu bên trong – những gì bạn kiểm soát được sẽ ảnh hưởng đến yếu tố bên ngoài – những gì không thể kiểm soát và kiểm soát một phần.

3. Hãy luôn tưởng tượng đến những điều tồi tệ nhất

sách chủ nghĩa khắc kỷ

Memento mori – Hãy nhớ ngươi sẽ chết.

Theo truyền thống La Mã, mỗi khi hoàng đế hay các tướng lĩnh thắng trận, họ sẽ được mừng lễ khải hoàn ở Roma. Phía sau họ có nô lệ hai tay cầm vòng nguyện tuế giơ trên đầu và liên tục nhắc nhở họ rằng mọi thứ vinh quang đến đâu, rồi sẽ là tro bụi.

Steve Jobs nói rằng để sống có ý nghĩa nhất có thể thì hãy coi mỗi ngày đều là những giờ phút cuối cùng của mình!

2000 năm trước, triết gia Khắc Kỷ Seneca cũng đã viết thư cho bạn mình với nội dung như vậy: Sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn. Thậm chí cả ngay trong hiện tại cũng là giây phút cuối cùng.

Marcus Aurelius thì viết: Đừng sống như kiểu trước mắt bạn còn vô số năm để sống. Cái chết luôn phủ bóng lên bạn. Trong khi còn sống và còn có thể – hãy sống cho tốt.

Seneca và Marcus Aurelius trên thực tế đều giàu có, vinh quang tột đỉnh nhưng điều đó cũng không ngăn cản họ suy nghĩ về những tiêu cực, những gì tệ hại nhất có thể xảy ra, dù đó là cái chết.

🎯 [THĐP Review] Suy tưởng (Meditations), Marcus Aurelius – Khi vị vua hiền triết “cai trị” chính mình

Điều này sẽ làm cho không ít người nhìn nhận triết học Khắc kỷ rất bi quan và tiêu cực về cuộc sống. Thực tế là khi bạn mỗi ngày nhìn nhận về những gì xảy ra theo cách tệ hại nhất với mình, thì bạn sẽ quý trọng những cái đã có và từng giây phút tồn tại của mình.

Bạn sẽ không to tiếng với người yêu, cha mẹ khi biết một ngày nào đó họ sẽ rời xa mình. Bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn với con cái, nếu chẳng may đứa trẻ sẽ chết về dịch bệnh vào ngày hôm sau. Bạn sẽ làm hết sức những gì mình muốn nếu biết rằng mình sẽ chết bất cứ lúc nào do tai nạn, bệnh tật…

Và trên hết việc tưởng tượng về những điều xấu nhất có thể xảy ra, sẽ kéo bạn sống và làm mọi thứ tốt nhất cho mình, chứ không bị lôi kéo vào trào lưu, truyền thông và xã hội tạo ra. Như thế bạn sẽ nhận thức được giá trị nào có lợi với mình và không bỏ phí dù chỉ một giây phút. Việc bạn tập trung vào bản thân thì bạn sẽ tiến bộ là điều chắc chắn. Và việc bạn nghĩ về nỗi đau có thể xảy ra bạn sẽ nhanh vượt qua khi nó đến.

4. Bất cứ ai cũng có thể thực hành lối sống khắc kỷ

Người có tôn giáo hay ngoại đạo, sinh viên hay công chức, nhân viên văn phòng đều có thể học hỏi triết lý và thực hành triết học khắc kỷ vì tính ứng dụng cao của nó. Trong cuộc sống, tình yêu và công việc đều tồn tại những vấn đề có thể, không thể và cả nỗi đau. Triết lý khắc kỷ có thể phần nào giúp bạn đi qua được khó khăn cuộc sống khi bạn thực hành.

Hiểu rõ việc bạn làm, không quan tâm đến yếu tố bên ngoài và tránh xa những yếu tố tiêu cực và hạn chế nó bằng cách chấp nhận và bước qua nó bằng suy luận của chính mình. Bạn sẽ hạnh phúc và tiến bộ khi nhận biết được mọi thứ mình có thể và không thể, thông qua suy nghĩ và hành động để làm cuộc sống của mình trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Tác giả: Đức Nhân
Edit: THĐP

💎 Xem thêm: Chia sẻ về triết học Khắc kỷ của Epictetus – Một nô lệ, một triết gia và thầy của hoàng đế La Mã

Covid 19, Tiền vs. Đạo, Ý Người vs. Ý Trời

0

Ý Trời là cách mọi thứ đang diễn ra trong hiện tại. Ý Người / Ego là một kết quả nào đó trong tương lai. Đại dịch toàn cầu Covid 19 đã khiến cho nhiều hoạt động của loài người phải ngừng lại. Nếu không có Covid 19 thì có lẽ cũng sẽ không có gì khác có đủ sức mạnh bắt buộc toàn bộ thế giới phải ngừng lại. Lòng tham đã thúc đẩy xã hội loài người mải mê chạy theo đồng tiền, bị cuốn vào thế giới vật chất maya, người ta đã chưa bao giờ biết ngừng lại. Ngừng lại là để nhìn lại. Nhìn lại cái gì? Nhìn lại tất cả. Đã bao giờ bạn ngẫm nghĩ về mọi thứ mình đang làm? Bạn đang làm mọi thứ vì điều gì? Để kiếm tiền? Tiền đối với bạn có phải là thứ quan trọng nhất? Tôi đoán là đa số sẽ trả lời Yes. Đa số mọi người đều nghĩ thế. “Có thực mới vực được Đạo.” Như thể có Đạo Đức thì sẽ không thể có lương thực. Đây là một quan niệm sai lầm vô minh mà rất nhiều người ở thế kỷ 21 này rồi vẫn tin vào.

Đơn giản là chúng ta có thể phản biện ý tưởng này bằng một câu tục ngữ chính xác hơn, khó hiểu lầm hơn: “Có Đức mặc sức mà ăn.” Hoặc một cách phản biện khác: Bạn có biết người nào xung quanh mình có tiền nhưng không có hạnh phúc không? Tôi thì biết đầy, hầu như là tất cả. Chỉ có những ai đã tỉnh thức, giác ngộ mới có được hạnh phúc đích thực, viên mãn. Tiền không mang lại hạnh phúc đích thực như đa số mọi người ảo tưởng. Nhưng ngược lại, hạnh phúc có thể mang lại tiền, hoặc nếu không mang lại tiền thì cũng không sao. Người vô minh dùng tiền để mua hạnh phúc vô thường thoáng qua, còn hạnh phúc đích thực thường hằng thì không bao giờ phụ thuộc vào tiền, mà nó phụ thuộc vào sự giác ngộ của bạn. Hạnh phúc đích thực không bao giờ có thể được tìm thấy ở ngoài; nó chỉ có thể được nhận ra ở bên trong. Trong bài dịch “45 trích dẫn giúp bạn giác ngộ từ Ramana Maharshi” được đăng trong Aloha volume 25 có 3 câu nói về hạnh phúc:

“Hạnh phúc là bản chất tự nhiên của bạn. Không có gì sai khi mong cầu hạnh phúc. Điều sai là đi kiếm tìm ở bên ngoài trong khi nó ở bên trong ta.”

“Các nhà thám hiểm kiếm tìm hạnh phúc trong việc khám phá những điều kỳ lạ, phát hiện những vùng đất mới và trải qua những chuyến phiêu lưu mạo hiểm. Những điều đó thật ly kỳ. Nhưng niềm vui được tìm thấy ở đâu? Chỉ có ở bên trong. Niềm vui đích thực thì không thể được tìm kiếm từ thế giới bên ngoài.”

“Một người phải nhận ra Chân ngã của mình để mở ra kho chứa hạnh phúc thuần khiết.”

>>> [THĐP Vietsub] RAMANA MAHARSHI – Vị Đạo Sư Giác Ngộ Nổi Tiếng Ấn Độ Thế Kỷ 20

Cá nhân tôi có thể làm nhân chứng. Nhiều năm tháng trước khi tôi bắt đầu quan tâm tìm hiểu và thực hành Đạo lý, xem tiền quan trọng hơn Đạo, tôi làm việc cực khổ, kiếm được đủ tiền để tồn tại, sống qua ngày, nhưng luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, bất mãn… Một cậu bạn tôi gọi nó là “chơi game chế độ khó.” Cậu ta và nhiều người trong các bạn có thể đồng cảm được chuyện này. Từ khi bước chân vào tôn giáo / tâm linh, cuộc đời tôi thay đổi 180 độ, không còn phải vất vả như trước, làm những gì mình đam mê (viết lách, dịch thuật, nghiên cứu), nhưng vẫn không bao giờ cảm thấy thiếu thốn, số tiền trong tài khoản không những không vơi đi mà ngược lại còn tăng dần, tinh thần càng ngày càng thảnh thơi, bình an. Tôi biết tôi đã đi đúng hướng.

Nếu bạn vẫn chưa dám từ bỏ ý niệm sai lầm cho rằng Tiền phải quan trọng hơn Đạo thì bài viết này không dành cho bạn. Bài viết này cũng không dành cho những người vô thần, duy vật. Có lẽ bạn cần thêm nhiều thời gian hơn để trưởng thành. Thời gian ở đây có thể được tính bằng nhiều kiếp người. Chỉ cần có định hướng đúng, Đạo > Tiền, tôi dám bảo đảm 100% cuộc đời bạn sẽ tốt hơn. Làm sao tôi có thể dám bảo đảm 100%? Vì tất cả những ai đã áp dụng triết lý này vào cuộc sống của họ đều có thể làm chứng, tôi là một ví dụ. Nếu không tin bạn có thể thử cho chính mình. Giống như khi tôi bắt đầu chia sẻ về Nofap rất nhiều người cũng không tin, nhưng sau khi họ tự trải nghiệm KHÔNG MỘT AI quay lại và nói rằng Nofap chẳng giúp được gì cho họ, mà 100% đều có kết quả tích cực. Sự thật / Chân lý thì không bao giờ sai.

Nói rằng Đạo quan trọng hơn Tiền không có nghĩa là Tiền HOÀN TOÀN không quan trọng, đừng hiểu lầm. Một người đã đắc Đạo thì cho dù có ở trong hoàn cảnh khố rách áo ôm cũng vẫn không cảm thấy khổ sở mà còn ngược lại, họ luôn an trú trong bình an / phúc lạc (bliss) / God. Đắc Đạo cũng có nghĩa là miễn nhiễm với đau khổ. Một người đắc Đạo có thể ngồi thiền tỉnh bơ khi bị thiêu sống. Họ đã vượt qua được giới hạn của thân xác vật chất.

Tôi tự hỏi một người có quan niệm cho rằng tiền bạc là quan trọng nhất, là ý nghĩa duy nhất của cuộc đời, có bao giờ biết ngừng lại, nhìn lại và nhận ra sự vô nghĩa, vô minh của nó không. Nếu đã nhận ra thì quay đầu là bờ. Nếu vẫn chưa nhận ra thì cũng có nghĩa là họ vẫn còn đang sống trong ảo tưởng vô minh của Ego, mãi mãi đuổi theo những cơn “high” vô thường của thói nghiện vật chất, thỏa mãn giác quan, làm nô lệ cho chúng. Chạy theo hạnh phúc cũng giống như chạy theo đuổi bắt một con bướm, bạn sẽ không thể bắt được nó, nhưng nếu bạn biết dừng lại, tĩnh lặng, con bướm sẽ đậu lên vai bạn.

Tác giả: Huy Nguyen

Featured image: Marvin Meyer | Unsplash

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Ảo tưởng về sự tách biệt — Đào sâu vào bản chất của Ego

Ego chỉ là một bản ngã ảo tưởng của tâm trí

Bài viết gần đây nhất của tôi có tựa đề “Sự hình thành của Bản ngã (Ego) – Vì sao cái tôi cá nhân của bạn chỉ là ảo tưởng” (31/3/2020). Trong bài viết đó tôi đã giải thích được những một số ý tưởng nền tảng về Ego. Bạn nào chưa đọc thì nên vào đọc bài đó trước rồi hãy quay lại đọc bài này. Nói về Ego thì không thể trọn vẹn được chỉ trong một bài viết. Đã có vô số quyển sách được viết về chủ đề này.

Mặc dù Ego chỉ là một bản ngã ảo tưởng do tâm trí tự tưởng tượng ra, nhưng chúng ta vẫn có thể nói về sự ảo tưởng đó theo rất nhiều khía cạnh khác nhau: Sự hình thành, phát triển, cơ chế, xu hướng, kế sách, nỗi sợ, khát khao, cái chết, ảo tưởng, ảnh hưởng… của nó. Nên hôm nay sau khi đã thu thập thêm được một số ý tưởng, tôi muốn viết thêm một bài khác, cùng mọi người đi sâu hơn vào chủ đề này.

Ai đã từng trải nghiệm psychedelics, hay nhập định cực sâu thì sẽ biết tới cái gọi là “ego death”. Chỉ có mặt nạ ego ảo tưởng mới có thể “chết”, còn bản chất thật sự của bạn, tâm hồn/chân ngã, thì không bao giờ. Chỉ trong sự tĩnh lặng, vắng bóng của ego, tâm trí, suy nghĩ, phán xét bạn mới nhận ra được Tâm Hồn / Chân Ngã.

sách chủ nghĩa khắc kỷ

“Tất cả những gì cần thiết để nhận ra Chân ngã là tĩnh lặng. Điều gì có thể dễ dàng hơn thế?” — Ramana Maharshi

>>> [THĐP Vietsub] RAMANA MAHARSHI – Vị Đạo Sư Giác Ngộ Nổi Tiếng Ấn Độ Thế Kỷ 20

Ego và Ảo tưởng về sự tách biệt

“Chúng ta có mặt ở đây là để thức tỉnh khỏi ảo tưởng về sự tách biệt.” — Thích Nhất Hạnh

Hiện nay đa số mọi người đều tin rằng thế giới được hình thành bởi các cấu trúc vật chất, nằm ngoài chúng ta, và tất cả chúng ta đều là những cá thể tách biệt đang tham gia vào thế giới đó. Đã đến lúc chúng ta nhận ra rằng, đây chính là sự lầm tưởng to lớn tai hại nhất chúng ta được dạy để tin.

Sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Vũ trụ thực sự là một cấu trúc của Tâm thức, điều duy nhất là thật. Tất cả chúng ta đang cùng nhau “mơ” ra thực tại này. Nguyên lý đầu tiên (quan trọng nhất) trong 7 Nguyên Lý Hermetic chính là Nguyên lý về Tinh Thần. Nguyên lý này khẳng định rằng:

“Cái Toàn Thể là Tinh Thần; Vũ trụ là Tâm Thức.” – Kỳ thư Kybalion

“Là một người đã dành cả đời để nghiên cứu về vật chất bằng phương pháp khoa học tỉnh táo nhất có thể, tôi có thể nói cho bạn biết kết quả nghiên cứu của tôi về nguyên tử rằng là: Chẳng có thứ vật chất nào cả. Tất cả vật chất có được nguồn gốc và tồn tại đều nhờ vào một lực mang đến sự rung động của các hạt trong một nguyên tử, và giữ chúng lại với nhau như hệ Mặt Trời. Chúng ta phải nhìn nhận rằng đằng sau nguồn lực này tồn tại một Tâm Trí có ý thức và thông minh. Tâm Trí này là ma trận của tất cả vật chất.” — Max Planck, Das Wesen der Materie, 1944

💎 7 nguyên lý Hermetic vĩ đại – Giáo huấn của Thoth
💎 [THĐP Review] Kỳ thư Kybalion, Three Initiates – Soi rọi đêm tối vô minh của loài người
💎 [THĐP Translation™] Các nhà vật lý lượng tử nói gì về chủ nghĩa duy vật (materialism)

Ảo tưởng này là nguồn gốc của mọi vấn đề

sách chủ nghĩa khắc kỷ

Ảo tưởng về sự tách biệt chính là nguồn gốc của mọi vấn đề trên thế giới. Là loài người chúng ta thích nghĩ mình là giống loài thông minh nhất, mạnh mẽ nhất, là giống loài thượng đẳng. Với những thành tựu, phát minh trong khoảng 100 năm qua, không một giống loài nào có thể cạnh tranh. Chúng ta cảm thấy mình thật đặc biệt.

Lòng kiêu hãnh đó đã tạo ra những cái tôi ảo tưởng chúng ta tự đồng hóa chính mình. Tôi là tôi còn bạn là bạn. Tôi ngon lành hơn bạn và tất cả mọi người đều khác nhau. Đây là lối tư duy theo kiểu của Darwin (cha đẻ ra Thuyết tiến hóa), mạnh được yếu thua một mất một còn, đã tách biệt chúng ta ra khỏi phần còn lại của thế giới. Tất cả những cuộc chiến tranh trong lịch sử đều có nguồn gốc từ sự vô minh này. Vũ khí cuối cùng của Ego là bạo lực.

💎 9 Lý Do Chứng Minh Thuyết Tiến Hóa của Darwin Sai 

Ảo tưởng này cần phải được nhận ra. Loài người không thể tiếp tục hướng đến tương lai dựa trên mô hình không thể bền vững này. Trái Đất không cần chữa lành; loài người mới là bệnh nhân. Hành động dựa trên lòng tham, dục vọng và sợ hãi đang xé nát thế giới này. Chủ nghĩa tiêu thụ vô tội vạ với cái giá phải trả là những sinh vật khác, và nguồn tài nguyên có giới hạn của Trái Đất đã đưa chúng ta tới thời điểm này, thời điểm chúng ta buộc phải thay đổi, hoặc diệt vong.

“Thời khó tạo ra người mạnh. Người mạnh tạo ra thời tốt. Thời tốt tạo ra người yếu. Người yếu tạo ra thời khó.” — G. Michael Hopf

“Chúng ta phải dừng lại việc tiêu thụ xã hội. Chúng ta phải kiến tạo ra xã hội. Đừng xem TV, đừng đọc tạp chí, đừng nghe luôn cả radio. Hãy tạo ra chương trình của riêng bạn. Và nếu bạn đang lo về Michael Jackson hay Bill Clinton hay một người nào khác, thì tâm sức của bạn đã bị làm cho yếu đi. Bạn tập trung vào những biểu tượng. Những biểu tượng được dựng lên bởi thế giới truyền thông. Bạn muốn mặc như X, có đôi môi như Y… Những suy nghĩ này chính là bã đậu. Là sự đưa đường dẫn lối của xã hội. Cái gì thật chính là bạn, bạn của bạn, là những cơn phiêu, những lúc đạt đỉnh, là niềm tin, những kế hoạch, những nỗi sợ hãi. Và, họ đã nói không, bạn không quan trọng, bạn là thứ yếu – kiếm một tấm bằng, kiếm một công việc, kiếm cái này, kiếm cái kia, và bạn trở thành một tay chơi. Bạn chẳng muốn chơi trò chơi này đâu. Điều bạn muốn là giành lại tâm trí của mình, đưa nó tránh xa bàn tay của những tên kĩ sư xã hội, những người muốn biến bạn trở thành tên ngốc nửa mùa tiêu thụ hết tất cả mọi thứ rác rưởi được sản xuất ra từ xương máu của một thế giới đang chết.” — Terence McKenna

Ảo tưởng về sự tách biệt này là nguồn gốc sinh ra nhiều ảo tưởng khác.

Ego và sợ hãi

sách chủ nghĩa khắc kỷ

Ego giống như một cái mặt nạ bạn dùng để tương tác với thế giới, hoặc giống như một nhân vật nhập vai trong các trò chơi điện tử. Để chơi tốt được trò chơi cuộc đời, nó phải lập ra những kế sách. Một trong những kế sách nó hay sử dụng nhất là sợ hãi. Sợ hãi đã từng là một công cụ sinh tồn đắc lực từ thời nguyên thủy, sợ hãi để trốn tránh những mối nguy hiểm.

Nỗi sợ hãi nguyên thủy đó được di truyền cho tới ngày nay. Nó sợ hãi đủ thứ: sợ không được chấp nhận, sợ nghèo đói, thiếu thốn, thiếu thoải mái, sợ khác người, sợ thế giới, sợ những thứ không biết, sợ Coronavirus, sợ chết, sợ sai, sợ sự thật, sợ thay đổi, sợ chính phủ, sợ nghe về God, Trí Thông Minh Tối Thượng Vô Hạn. Vì sao? Vì ego nghĩ rằng không có gì có thể thông minh hơn nó; chuyện nực cười. Bản chất của ego ảo tưởng là không bao giờ chịu quy phục.

“Nếu ai muốn theo Ta, người ấy phải từ bỏ chính mình (ego) và vác thập giá mình mà theo Ta.” — Jesus (Matthew 16:24)

Với trí thông minh có giới hạn rất thấp của nó thì ego không biết rằng sợ hãi chỉ là một công cụ thô sơ. Công cụ này có ích trong những trường hợp nhất định, phòng thủ, nhưng nó lại sử dụng công cụ này cho mọi trường hợp. Trong khi có một công cụ khác xịn hơn thì nó lại không biết dùng, không thể dùng: Tình Yêu.

Tình Yêu là Bất Nhị

Bạn không thể dùng sợ hãi để khám phá thấu hiểu thế giới; bạn chỉ có thể dùng Tình yêu; Ego thì không thể yêu, vì bản chất của nó là ích kỷ, ảo tưởng về sự tách biệt. Tình Yêu là chân lý vì Tình Yêu là bất nhị. Trong Tình Yêu, hai trở nên một, khách thể hòa làm một với chủ thể, thế giới cũng chính là tôi. Yêu/ghét thế giới là yêu/ghét chính mình. Giúp/hại thế giới cũng là giúp/hại chính mình. Xả rác ngoài đường cũng là xả rác trong ngôi nhà tâm hồn bạn.

Bạn chỉ có thể thật sự gọi là biết “yêu thương bản thân” khi bạn biết yêu thế giới. Ích kỷ không phải là yêu thương bản thân. Ích kỷ là say mê cái tôi ảo tưởng. Khi nào bạn còn nghĩ mình tách biệt với thế giới, khi đó bạn vẫn còn chưa thoát khỏi vô minh, tham sân si, khi đó bạn vẫn chưa thoát được luân hồi.

Tỉnh thức, giác ngộ chỉ đơn giản là nhận ra và thực chứng được sự thật này: Bạn là cả Vũ Trụ. Chỉ có Cái Một là sự thật, chân tướng; Cái Nhiều chỉ là ảo tưởng, hình tướng.

“Chỉ có Brahman là thật; vũ trụ là ảo.” — Adi Shankara

Tình yêu, hạnh phúc là điều Ego luôn khao khát, tìm kiếm, nhưng không bao giờ tìm được. Vì nó tìm sai chỗ. Nó luôn hướng ra ngoài thế giới vật chất. Tìm đúng chỗ là phải quay vào trong. Carl Jung có câu, “Ai nhìn ra ngoài thì mơ. Ai nhìn vào trong thức tỉnh.” Nó nhìn ra ngoài tìm kiếm, làm mọi cách để có được sự chấp thuận của thế giới, điều nó nghĩ sẽ mang lại hạnh phúc. Nó nghĩ rằng phải có được tình yêu của thế giới trước rồi nó mới có được hạnh phúc.

Trong khi nó không biết được bí mật ngược lại: Thế giới chỉ là một tấm gương phản ánh những gì bên trong. Nó nỗ lực tìm cách thay đổi hình ảnh phản chiếu bên ngoài một cách vô ích khi bản thân nó chưa thay đổi. Bạn không thể nhăn nhó nhìn vào một tấm gương và thấy được một gương mặt vui tươi. Bạn là người thay đổi trước, không phải cuộc đời.

“Trên sao dưới vậy. Trong sao ngoài vậy.” — Kỳ thư Kybalion (Nguyên lý Tương Ứng)

“Hôm qua tôi giỏi giang, tôi muốn thay đổi thế giới. Hôm nay tôi trí tuệ, tôi đang thay đổi chính tôi.” — Rumi

💎 Rumi đại thi hào và 42 thông điệp trí tuệ

Ego và sự thoải mái, an toàn

Ego còn có xu hướng tìm kiếm sự thoải mái, an toàn, và ở lì trong đó khi nó tìm thấy. Tuy nhiên sự phát triển thì không nằm trong vùng thoải mái, an toàn. “Cái khó ló cái khôn.” Biển êm không đào tạo ra thủy thủ giỏi, cũng như không có áp lực thì không thể có kim cương. Khó khăn thử thách là môi trường sản sinh ra nhân tài.

💎 Áp lực dẫn tới Thần lực | Vũ Thanh Hòa

“Tính thực tế là con đường phổ biến nhất để trở nên sự tầm thường.” — Will Smith

“Tôi luôn đi ra khỏi vùng thoải mái của mình. Trông cool ngầu là cách dễ nhất dẫn tới sự tầm thường. Anh chàng cool ngầu nhất trường tôi hồi đó giờ đang đi làm rửa xe. Một khi bạn thúc đẩy bản thân vào những điều mới, cả thế giới cơ hội mở ra. Nhưng có thể bạn sẽ bị đau. Thực sự thì bạn SẼ bị đau. Nhưng điều tuyệt vời là khi bạn lành lại, bạn sẽ được ở một nơi mình chưa bao giờ từng.” — Terry Crews

Ego và sự Đúng / Sai

Một trong những đặc điểm khác của Ego là nó luôn cho rằng ý kiến của nó là đúng, không giống với ý kiến đó là sai. Muốn biết ego của một người có to hay không thì chỉ cần xem anh/cô ta có sẵn sàng chấp nhận mình sai khi họ thật sự sai hay không.

Người không bao giờ chấp nhận mình sai thì cũng không bao giờ có thể học được gì, hay trưởng thành. Không trưởng thành thì cứ thong thả mà sống trong đau khổ, luân hồi. Cuộc đời rất rộng lượng, bạn sẽ có đủ thời gian để phải lặp đi lặp lại một bài học cho tới khi nào bạn hiểu được nó.

Nhiều khi bạn phải biết hối hận thì mới có thể trưởng thành. Đừng bao giờ nói câu “tôi sống chưa từng hối hận chuyện gì.” Chưa từng hối hận cũng có nghĩa là 100% tất cả những gì bạn làm đều đúng và hoàn hảo và chưa bao giờ phạm sai lầm nào.  Hối hận nghĩa là gì? Là biết sai, sửa sai. Đó là ý quan trọng, chứ không phải quan trọng cách bạn hiểu chữ hối hận là như thế nào.

Ở đây không phải tôi đang nói rằng không có đúng sai trong tất cả mọi chuyện, hay đúng sai chỉ là tương đối. Liệu có cái gọi là đúng sai tuyệt đối không? Câu trả lời của tôi là Có, tùy chuyện. Ego tỉ lệ nghịch với sự khiêm tốn. Một người thật sự khiêm tốn sẽ sẵn sàng nhận phần sai về mình nếu nó mang lại một hệ quả tốt đẹp hơn. Đôi khi có những thứ quan trọng hơn chuyện ai đúng ai sai: Tình yêu, mối quan hệ… “Một điều nhịn là chín điều lành.” “Ai tát ngươi má phải, hãy đưa luôn má trái ra.” (Jesus)

Ego và sự so sánh

Một đặc điểm khác nữa của Ego là nó rất thích so sánh. VD: “Tôi đẹp/xấu, giỏi/dở hơn họ”, “Mày không bằng một góc con nhà người ta”, “anh/cô không bằng một góc anh/cô nhà hàng xóm”, đứng núi này trông núi nọ, “cỏ nhà kế bên luôn xanh hơn nhà mình”… Vì xu hướng luôn nhìn ra ngoài, Ego không biết nhìn lại chính nó. Nếu chỉ có một thứ bạn nên so sánh thì đó chính là so sánh với con người cũ của mình ngày hôm qua. Lão Tử có câu:

“Thắng người là dũng. Thắng mình là mạnh. Biết người là trí. Biết mình là sáng.”

“Không có gì là cao cả khi bạn chiến thắng được người anh em. Cao cả đích thực là chiến thắng được quá khứ của chính mình.” — Ernest Hemingway

Ego mang trong người nó một căn bệnh ung thư khó chữa trị là tham, sân, si

Smith: “Tôi muốn chia sẻ một bí mật mà tôi đã biết trong thời gian tôi ở đây. Đối với tôi mỗi lần tôi cố gắng phân loại giống loài các người và tôi đã nhận ra các người không thật sự là một loài thú. Tất cả những con thú trên hành tinh này một cách bản năng tạo ra một môi trường hài hòa cân bằng xung quanh chúng, nhưng con người thì không. Ngươi đi tới một chỗ và ngươi nhân rộng nhân rộng tới khi tất cả tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, và cách duy nhất để tồn tại là đi tới một chỗ khác. Còn có một loại sinh vật trên hành tinh này cũng có xu hướng giống thế. Ngươi có biết là gì không? Là vi trùng. Loài người là một căn bệnh, một tế bào ung thư của hành tinh này. Ngươi là một cơn dịch và chúng ta là liều thuốc.” (Phim Ma Trận)

Ego tự tách nó ra khỏi Thiên Nhiên

Mọi thứ đều là nghiệp quả. Covid 19 cũng không nằm ngoài sự thật này. Nó là một cái nghiệp chung mà nhân loại đang phải gánh lấy. Gieo nhân gặt quả. Loài người đang phải gánh chịu hậu quả của những hành động sai lầm của nó trong quá khứ. Mọi thứ chúng ta làm, chúng ta làm cho chính mình.

“Chúng ta thường quên rằng CHÚNG TA CŨNG LÀ THIÊN NHIÊN. Không có sự tách biệt giữa chúng ta và Thiên Nhiên. Nên khi chúng ta nói rằng chúng ta đã mất kết nối với Thiên Nhiên, chúng ta cũng đã mất kết nối với chình mình.” — Andy Goldsworthy

Hãy tưởng tượng rằng nếu các tế bào trong cơ thể bạn bắt đầu cạnh tranh nhau, tách biệt thành những cá thể riêng biệt, chém giết nhau tranh giành lãnh thổ và quyền lực. Điều gì sẽ xảy ra cho cơ thể bạn? Bạn sẽ bị bệnh và chết. Nhưng không, mọi tế bào trong cơ thể bạn đang đoàn kết hợp tác làm việc cùng nhau với nhiệm vụ của nó, để bạn có thể sống khỏe mạnh.

Hãy nhìn vào chúng để học tập. Cũng giống như các tế bào trong cơ thể, loài người và những giống loài khác cũng là các tế bào của Trái Đất. Chúng ta không thể tách rời khỏi Thiên Nhiên. Một là hợp tác với Thiên Nhiên, hai là chết. Sự lựa chọn chỉ đơn giản như vậy.

Tác giả: Huy Nguyen

Cái tôi tâm linh (Bản ngã) – Vật cản lớn trên con đường tu tập

3

Cái tôi tâm linh là gì?

Tâm linh là một con đường khó khăn với mục tiêu là tìm thấy bản chất của chính mình và có được bình an cùng với phúc lạc nội tại. Điều tất yếu là con đường nào cũng có những trở ngại, những cái bẫy, những vật đánh lạc hướng nhất định. Theo trải nghiệm của mình trong hành trình tìm kiếm bản thân, mình nhận thấy một vật cản phổ biến, một cột mốc quan trọng khá khó khăn ai cũng gặp phải để vượt qua đó chính là “bẫy bản ngã/ego trap” hay còn gọi là “cái tôi tâm linh.”

Bản ngã là một thực thể rất tinh vi, nó mang tính ngụy biện và lừa dối nên nhiều vị còn gọi nó là Ngụy ngã. Thông thường ta vướng vào cái tôi này bằng cách đồng hóa mình với các hình ảnh về vật chất, danh tiếng hay cấp bậc xã hội. VD: tôi là người giàu có, tôi là một ông sếp, tôi là người nghèo hèn, tôi sở hữu chiếc xe này, cô vợ này là của tôi,… Mục đích của con đường tâm linh là dần loại bỏ sự dính mắc với những điều này và nhận thức bản thân khỏi cái tôi đó. Chúng ta bắt đầu ít chú trọng vào vật chất hơn, với lối sống dần trở nên “tâm linh” hơn bằng cách rèn luyện các phẩm hạnh, các con đường tu tập khác nhau, tiếp cận nhiều khái niệm về tâm linh. Đây là lúc Bản ngã bắt đầu âm thầm hoạt động. Khi bị loại bỏ khỏi mục tiêu vật chất, cái tôi này nhanh chóng cảm thấy trống rỗng, không còn gì để bám víu, và nó chuyển sang đồng hóa mình với các hình ảnh về đạo đức, các giáo phái tâm linh, các khái niệm triết học hay các khả năng thần thông. Ví dụ như tôi là một người khiêm tốn, tôi rất từ bi, tôi là Phật tử chính thống, tôi là một người cứu giúp nhân loại, tôi luôn chánh niệm, tôi tâm linh cho nên tôi siêu việt hơn người khác, hay tìm cách để khai mở con mắt thứ 3, tu luyện để đạt các khả năng đặc biệt. So sánh hay ganh đua về trình độ tâm linh cũng là biểu hiện của điều này. Từ mục đích thoát khỏi hình tướng và trở về vô ngã, ta chuyển sang dính mắc vào một số hình tướng khác, đây chính là cấu trúc của Bản ngã. Ta bị lừa một cách ngoạn mục, nói đúng hơn là ta tự lừa chính mình.

Lúc trước ta nghĩ mình giàu và phán xét ghét bỏ kẻ nghèo, nay ta nghĩ mình đạo đức và phán xét ghét bỏ kẻ thiếu đạo đức. Lúc trước ta cảm nhận mình là một ông sếp và tự mãn vì điều đó, nay ta tự mãn về việc mình có hiểu biết tâm linh hơn người. Ta có xu hướng phán xét, ghét bỏ hay chê bai những thứ “không đúng chất tâm linh.” Những điều này khiến ta tách biệt với mọi thứ, với đời sống vì ở đây đã xuất hiện “cái tôi” và “cái không tôi”. Những biểu hiện cạnh tranh, phán xét hay so sánh này như ta đã biết là biểu hiện của Bản ngã về mặt vật chất, nhưng khi đóng vở kịch tâm linh thì nó biểu hiện một cách tinh vi và khó nắm bắt hơn. Điều này minh chứng cho tại sao lại có chiến tranh về tôn giáo, mâu thuẫn giữa các học thuyết tâm linh khác nhau, hay một đạo lại chia ra nhiều nhánh và bè phái đôi khi là đối lập nhau và mâu thuẫn sâu sắc (như là chiến tranh giữa các nhánh của Hồi giáo). Mục đích của mỗi tôn giáo đều là tìm kiếm sự thật, nhưng khi con người còn bám chấp vào các giáo điều, các quan điểm, ngôn từ và thuật ngữ, thì sẽ không nhận ra tất cả chỉ là bảng chỉ đường, là ngón tay chỉ về sự thật, và Sự thật chỉ có thể thông qua trải nghiệm chứ không phải qua việc nắm bắt thật nhiều kiến thức.

Trong các cuốn sách tâm linh của Eckhart Tolle nhắc đến khái niệm về thời gian tâm lý. Thời gian tâm lý này khác với thời gian đồng hồ dành cho sinh hoạt, nó hoạt động dựa trên tương lai và quá khứ. Tương lai và quá khứ chỉ tồn tại khi ở đó tồn tại một cái tôi, một hình ảnh để suy tưởng và phóng chiếu. Đó là cái đã mang ta đi khỏi bình yên của thực tại, khỏi việc nhìn thấy, cảm nhận những gì đang là và hợp nhất với sự hiện hữu tự nhiên. Nó khiến ta có xu hướng suy nghĩ liên miên một cách nghiện ngập, cho đến khi ta kiệt sức. Thường thì ta sẽ suy nghĩ về hình ảnh vai trò “ông sếp” của mình, hay là điều mà ta đang ham muốn sở hữu, nhưng khi bị chi phối bởi cái tôi tâm linh, tâm trí lại sống trong những suy tưởng về một hình ảnh đạo đức được mọi người kính trọng, hay quẩn quanh suy luận về các khái niệm triết học.

Mình đã thực sự dính vào cái tôi tâm linh này khá lâu và mắc bẫy liên tục trong quá trình tu tập của bản thân. Ngay cả khi trong một vai trò là một tác giả viết Blog hay làm video youtube, mình đã tạo cho bản thân một hình ảnh về con người đặc biệt, đáng trọng, thông thái, hiểu biết,… và chìm sâu với những suy tưởng về hình ảnh đó. Nó cũng làm mình so đo, phán xét những hành động vô minh của người khác nhiều hơn, và lại khiến chính mình hành động một cách vô minh không kém. Hình ảnh đó làm mình xa cách với mọi người cùng với đời sống hơn là kết nối với họ.

Danh tiếng cũng đã làm mình lạc lối. Thực sự mình đã thích thú khi được vài người ngưỡng mộ hay khen ngợi, nhưng điều đáng nói là mình đã lấy nó làm mục đích để hướng tới một cách vô thức, và cố gắng viết bài hay tạo ra sản phẩm chỉ để được khen ngợi. Điều này làm lệch lạc đi mục đích ban đầu của mình là viết để thỏa lòng chia sẻ những gì mình học được, rèn luyện kỹ năng và giúp đỡ mọi người khi đọc và xem được những sản phẩm của mình. Khi như vậy mình không tận hưởng quá trình nữa mà liên tục trong các trạng thái tiêu cực sinh ra từ mâu thuẫn với chính mình khi bị giằng xé giữa hai đối cực thỏa mãn và thất vọng.

Đây là những điều mình đã nghiệm ra được từ chính bản thân. Những cái bẫy này rất tinh vi và khó nhận biết khi hoạt động dưới cái nhãn tâm linh. Việc cần làm là phải ý thức về hành động của bản thân từng khoảnh khắc. Chỉ khi đứng ở một điểm nhìn cao hơn, điểm nhìn của nhận thức, ta mới thấu triệt được bản chất của chính mình. Học cách nghe nhiều hơn là nói, cảm nhận nhiều hơn là lý luận, thấy nhiều hơn là chỉ nhìn, hướng chú ý vào chính mình thay vì phán xét kẻ khác. Tất cả tóm gọn ở 2 chữ “Biết mình”.

Tác giả: Bá Kỳ
Edit: THĐP

Ảnh: Noah Silliman

Xem thêm

💎 [THĐP Translation] 10 điều bullshit nhiều người theo đuổi “tâm linh” dễ mắc phải (Phần 1/2)
💎 [THĐP Translation] 10 điều bullshit nhiều người theo đuổi “tâm linh” dễ mắc phải (Phần 2/2)

Luân Hồi đã từng được dạy trong Kitô giáo thời kì đầu

thdp translation 4

Luân hồi theo nghĩa đen có nghĩa là “chuyển giao linh hồn”, và có liên quan đến quá trình đầu thai. Câu hỏi thường được đặt ra là tại sao mãi đến thời điểm gần đây ở châu Âu mới biết đến khái niệm đầu thai? Tại sao Kitô giáo (hiện tại) không dạy điều này?

• • •

Ghi chép của người Gypsies ở Tây Ban Nha về luân hồi

George Borrow (nhà văn người Anh) yêu mến những người dân du mục (Gypsies) đến nỗi ông cùng với họ đi xuyên qua nhiều nơi trên nước Anh và châu Âu. Một số cuốn sách nổi tiếng của ông kể lại những trải nghiệm cá nhân khi đi cùng với họ và đề cập rất nhiều điều về những người bí ẩn này, những người mà ngay cả nguồn gốc xuất xứ của họ vẫn còn đang được tranh cãi.

Một số học giả cho rằng những người này là những người Bohemia gốc, phân tán khi tiểu đế chế của họ sụp đổ một vài thế kỷ trước; những học giả khác thì lại cho là họ đến từ Ai Cập cổ đại – vì thế nên có tên là “Gypsies”; hoặc là từ vùng Phoenicia; và cũng có thể là từ Ấn Độ.

gypsies - luân hồi

Trong quyển The Zincali; hay trong tác phẩm Ghi chép của người Gypsies ở Tây Ban Nha (An Account of the Gypsies of Spain), Borrow đưa ra lý do cho niềm đam mê cả đời của ông với những người này:

“Một số người Gypsies, những người tôi nhắc đến trong trường hợp này, có tâm niệm rằng linh hồn, thứ hiện tại đang chi phối hoạt động cơ thể của tôi trước đây đã từng sống trong cơ thể của một người trong số họ;

vì nhiều người trong số họ tin vào sự luân hồi, và, như những người theo Phật giáo, tưởng tượng rằng linh hồn của họ, luân chuyển qua lại giữa hằng hà sa số thân xác, trải quả một khoảng thời gian dài để đạt được sự thanh sạch đủ để được đưa vào một trạng thái của sự nghỉ ngơi và thanh tĩnh hoàn hảo, đây cũng là ý tưởng duy nhất về thiên đàng họ có thể hình dung.”

Luân hồi theo nghĩa đen có nghĩa là “chuyển giao linh hồn”, và có liên quan đến quá trình đầu thai. Câu hỏi thường được đặt ra là tại sao mãi đến thời điểm gần đây ở châu Âu mới biết đến khái niệm đầu thai? Tại sao Kitô giáo (hiện tại) không dạy điều này?

Luân hồi trong lịch sử Do Thái

sách chủ nghĩa khắc kỷ

Thật sự thì, ý niệm này được tìm thấy trong những truyền thống lâu đời nhất của nền văn minh phương Tây, cũng như được dạy xuyên suốt các quốc gia cổ Cận Đông và Phương Đông. Và có bằng chứng vững chắc cho thấy rằng trong những thế kỷ đầu tiên, Kitô giáo đã thực sự truyền đạt lại điều nó đã học được về tiền kiếp của các linh hồn và sự nhập xác trở lại của chúng.

Josephus, một sử gia Do Thái, người đã sống trong suốt thế kỷ đầu sau công nguyên ghi lại trong cuốn sách Chiến tranh Do Thái (Jewish War) (3, 8, 5) và trong quyển Di sản cổ của người Do Thái (Antiquities of the Jews) (18, 1, 3) của ông rằng sự tái sinh được dạy rộng rãi trong thời của ông, trong khi người cùng thời với ông ở Alexandria, Philo Judaeus, trong những quyển sách của mình cũng đề cập đến chuyện nhập xác dưới dạng này hay dạng khác.

Kinh Thánh

Hơn nữa, có những đoạn trong Tân Ước có thể được hiểu chỉ khi được nhìn trong bối cảnh rằng tiền kiếp của linh hồn là một niềm tin phổ biến. Ví dụ, Matthew 16:13-14 ghi rằng khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ “Người ta nói Ta là ai?” họ trả lời một số người nói rằng ông từng là Gioan Tẩy Giả (người vừa mới bị hành hình chỉ một vài năm trước khi câu hỏi được đặt ra).

Những người khác nghĩ ông là Ê-li (Elijah), hoặc Jeremiah, hoặc là các Tiên tri khác. Sau đó trong Matthew 17:13, hoàn toàn trái ngược với sự bác bỏ khái niệm về tái sinh, Giêsu nói với các môn đệ rằng Gioan Tẩy Giả đã từng là Tiên tri Ê-li.

John 9:2-4 thuật lại rằng các môn đệ hỏi Chúa Giêsu về một người bị mù là do tội lỗi của anh hay của cha mẹ mà anh sinh ra đã bị mù. Chúa Giêsu trả lời rằng không phải tại tội của anh hay của cha mẹ mà anh bị mù. Anh bị mù để cho quyền năng của Thượng Đế được bày tỏ trong anh ta, để cho quy luật nhân quả được kiện toàn.

Hoặc, như Thánh Phaolô đã diễn giải lại ý nghĩ đó: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Người mù không thể gieo những hạt giống của sự mù lòa trong cơ thể hiện tại của anh, nhưng hạt giống đó đã phải được gieo trong một kiếp trước.

Gnosticism – Origen – Jerome – Synesius

Những Kitô hữu sơ khai nhất, đặc biệt là những thành viên của một trong số các giáo phái Gnostic như Valentinians, Ophites và Ebionites, sự tái nhập thân xác là một giáo lý trọng yếu của họ. Đối với họ luân hồi cho phép sự kiện toàn của quy luật nhân quả, cũng như cung cấp những công cụ để thanh tẩy linh hồn khỏi những phẩm chất dơ bẩn bắt nguồn từ sự đắm mình trong vật chất và thói tự cao mà chúng ta đã hình thành trong những giai đoạn đầu của cuộc hành trình chốn phàm trần.

Từ sau các thế hệ ban đầu của Kitô hữu, chúng ta thấy các Cha Xứ, chẳng hạn như Justin Martyr (100-165), Thánh Clement thành Alexandria (150-220), và Origen (185-254) dạy về tiền kiếp của các linh hồn, đầu thai hoặc những khía cạnh khác của sự tái nhập thân xác. Các ví dụ nằm rải rác trong các tác phẩm của Origen, đặc biệt là Contra Celsum (1, xxxii), trong đó ông hỏi:

“Nó không hợp lý sao khi các linh hồn nên được đưa vào những thân xác phù hợp với giá trị và hành vi của họ kiếp trước. . . ?”

Và trong quyển De Principiis ông nói rằng,

“Linh hồn không có điểm bắt đầu cũng như điểm kết thúc.”

Thánh Jerome (340-420), dịch giả phiên bản Latin của Kinh Thánh, được gọi là The Vulgate, trong Thư gửi Demetrias (một mệnh phụ La Mã), nêu ra rằng một số trường phái Kitô giáo trong thời của ông đã giảng dạy một hình thức đầu thai như một giáo lý bí truyền, chỉ truyền đạt nó đến một vài người “như một chân lý truyền thống không thể được công khai.”

Synesius (370-480), Giám Mục của Ptolemais, cũng đã dạy khái niệm này, và trong một lời cầu nguyện vẫn còn tồn tại, ông nói:

“Lạy Cha, xin cho linh hồn của con được hòa vào ánh sáng, và không còn bị đẩy trở lại vào ảo tưởng của trần gian.”

Trong những bài thánh ca khác của ông, chẳng hạn như Bài số III, có những câu nêu rõ quan điểm của ông, và cũng bao gồm những lời khẩn cầu cho linh hồn ông được thanh tẩy để sự tái sinh trên trái đất không còn cần thiết nữa. Trong một luận án về những giấc mơ, Synesius viết:

“Bởi công cán và thời gian, và một sự chuyển kiếp vào những mạng sống khác, mà linh hồn có thể trổi dậy từ nơi cư ngụ tối tăm này.”

Đoạn này gợi chúng ta nhớ về những đoạn trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan (3:12), với ngôn ngữ có tính biểu tượng và điểm đạo của nó:

“Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm cột trụ của đền thờ Thượng Đế ta, họ sẽ ở đó mãi mãi.”

Đế Chế La Mã

Vào thời điểm này chúng ta cần nhớ lại những gì đã xảy ra sau khi Constantine (Hoàng đế La Mã) tuyên bố Kitô giáo là quốc giáo của đế chế La Mã. Giáo hội đã quên đi huấn lệnh “trả cho Caesar những gì chỉ thuộc về Caesar”, và đã cho phép chính mình bị ràng buộc vào bộ máy chính trị của Caesar. Số phận của nó đã phải gắn liền với số phận của đế chế và những kẻ cầm quyền.

Một số sự khác biệt trong giáo lý giữa các giáo phái Kitô giáo của thế kỷ thứ tư song song với sự xáo động trong các địa phận dưới sự cai trị của những hoàng đế yếu kém, cho nên vào thời điểm Hoàng đế Justinian cầm quyền vào năm 527, ông đã có những vấn đề nghiêm trọng. Ông cố gắng vật vã tìm cách hàn gắn một đế chế đang dần đổ nát của mình, và ông đã tiến hành thực hiện hai mục tiêu:

Mục tiêu đầu tiên trong nỗ lực của ông là lèo lái quân đội của mình chống lại các quốc gia nhỏ với quân số đông hơn gấp nhiều lần; Mục tiêu thứ hai là đưa ra và áp dụng một hệ thống niềm tin thống nhất, và nghiêm chỉnh bám sát nó. Bản thân ông không phải một nhà thần học tầm thường, ông thực hiện chiến dịch của mình chống lại niềm tin của giáo phái Nestorianism và các nhóm thiểu số khác, và để làm được như vậy, ông đã phải lách qua các quyết định của Cộng Đồng Chalcedon (451).

Ông ra lệnh cho Mennas, Thượng Phụ thành Constantinople, triệu tập một Hội Đồng cấp cao địa phương hoặc tỉnh lỵ để đối phó với điều này và đáp ứng nhu cầu của nhiều giáo sĩ, những người phản đối một số giáo lý nhất định, bao gồm giá lý của Origen về tiền kiếp của linh hồn.

Hội Đồng cấp cao địa phương chấp nhận lệnh cấm, ban hành bởi Mennas, nhưng điều này dường như không mấy hiệu quả. Mười năm sau, Justinian triệu tập Hội đồng Constantinople thứ năm, ngày nay còn được gọi là Cộng đồng Constantinople II – nhưng đây là một tên gọi không đúng. Nó được chủ trì bởi Thượng Phụ đương nhiệm của Constantinople, Eutychius, với sự hiện diện của 165 giám mục. Đức Giáo Hoàng Vigilius đã được triệu tập bởi Hoàng đế, nhưng ông phản đối hội đồng và đã trú ngụ tại một nhà thờ ở Constantinople. Ông đã không có mặt tại những cuộc thảo luận, và ông cũng không được ai đại diện.

Hội đồng đã soạn thảo một loạt điều phỉ báng, một số người cho là 14, số khác bảo 15, chủ yếu là nhằm chống lại các giáo lý của 3 trường phái, hay “dị giáo”, những tài liệu này được gọi là “The Three Chapters.” Chỉ có những giấy tờ này được trình lên giáo hoàng để được ngài phê duyệt. Những giáo hoàng kế nhiệm, bao gồm Giáo hoàng Gregory I (590-604), trong khi đối phó với những vấn đề phát sinh từ việc Hội đồng thứ Năm, đã không đề cập đến những khái niệm của Origen.

Tuy thế nhưng, Justinian vẫn áp chế việc chấp nhận quyết định của những điều có vẻ như chỉ đơn thuần là một phần hòa giải thêm. Ông đã làm cho nó có vẻ như được sự ủng hộ từ hội đồng. Điều đáng quan tâm ở đây là các giáo sĩ chống đối những giáo lý của Origen, chủ yếu là với khái niệm tiền kiếp của linh hồn, đã bảo đảm một bản án chính thức, điều họ đã cố gắng hợp thức hóa.

Mặc dù Giáo hoàng Gregory I đã không đề cập đến Origen khi ông đảm nhận công việc của Hội đồng thứ Năm, ông thật sự chấp nhận các xu hướng pháp điển hóa của niềm tin Kitô giáo đã được phát triển trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu, và ông thậm chí nói rằng ông “tôn kính” kết luận của bốn Hội đồng đầu tiên nhiều như ông đã tôn kính bốn Phúc Âm!

Nhìn từ góc độ giáo lý phổ cập đại chúng, ý tưởng đầu thai đã biến mất khỏi châu Âu sau sự thành lập của Hội Đồng tỉnh lỵ cấp cao vào năm 543 và Hội đồng thứ Năm vào năm 553 — và điều này dựa trên nền tảng rằng nó có mâu thuẫn với một sự hiểu biết đúng đắn về khái niệm của sự cứu rỗi.

Từ năm 580 – 1700

Mặc cho những lời phỉ báng, sức ảnh hưởng của Origen vẫn tuôn trào suốt nhiều thế kỷ như một dòng suối đều đặn, thông qua những Kitô hữu hàng đầu của thời này cho đến Maximus of Tyre (580-662) và Johannes Scotus Erigena (810-877), nhà sư vô cùng uyên bác người Ai-len.

Nó thậm chí còn liên quan tới những nhân vật sau đó như Thánh Phanxicô thành Assisi (1182-1226), người sáng lập của Dòng Phan Sinh, và Thánh Buonaventura, bác sĩ ‘Thiên thần’ (1221-1274), người đã trở thành một hồng y và Tổng giám mục (General) của dòng Phan Sinh. Thánh Jerome, một nhà thần học thông thái, nói về Origen rằng ông là “giáo sĩ vĩ đại nhất của Giáo Hội sơ khai sau các Tông Đồ.”

Ngoài Kitô giáo ra, các giáo phái Cathars khắp nơi bao gồm những người Albigenses, Waldenses và Bomogils, và những cá nhân bị cô lập — như Jacob Boehme, nhà huyền môn Kháng Cách người Đức, Joseph Glanvil, tuyên úy của vua Charles II của Anh, Giáo sĩ William Law, William R . Alger, và nhiều giáo sĩ hiện đại, Công giáo và Tin Lành — đã ủng hộ khái niệm luân hồi về mặt logic và những mặt khác.

Henry More (1614-1687), mục sư chủ chốt của Giáo hội Anh và là một Platonist (người nghiên cứu triết học của Plato) nổi tiếng ở Cambridge, đã viết trong bài luận dài của mình, “Sự bất tử của linh hồn” (Immortality of the Soul) — một nghiên cứu đáng chú ý về chủ đề linh hồn, với câu trả lời thuyết phục cho những người chỉ trích về tiền kiếp. Bài thơ của ông, “Platonick Song of the Soul”, kể về nó thật đẹp:

(Tạm dịch)

Tôi sẽ hát về tiền kiếp
Của hồn người, và hồi sinh trở lại
Theo những hồi tưởng ùa về và ký ức qua nhanh
Tất cả quá khứ từ khi tất cả chúng ta bắt đầu
Trí óc tôi quá nông cạn để tra dò
Một điểm quá sâu mà trí não thì quá mờ để làm rõ
Một vật chất quá đen tối, …

Sau đó có đoạn nói với Plotinus trong bài thơ, ông thêm vào:

Nói về kiếp nhân sinh để biết ta đã già.
Như môt tia sáng của sự Thiêng Liêng
Bị che mờ trong mây mù trần thế, bao bọc trong bùn sình,
Một giọt quý giá chìm từ Vĩnh Hằng
Đổ ra mặt đất, hay đúng hơn, lẩn khuất đi

Sự đối lập từ một số nhà thần học trong thế kỷ trước đang dần suy yếu khi những người kế vị của họ có lập trường cởi mở hơn về chủ đề này. Giáo sĩ của các giáo phái khác nhau đang bắt đầu tán thành những giáo huấn cổ xưa về tiền kiếp của linh hồn, sự tái nhập thân xác nói chung và đầu thai nói riêng. Nó đang được bàn tán rộng rãi hơn so với nhiều thế kỷ trước đây, và sự nhạo báng trước đó dựa trên sự hiểu lầm về luân hồi đã nhường chỗ cho những nghi vấn thông minh hơn.

Một trong những lập luận phổ biến chống lại ý tưởng về sự tái sinh là chúng ta không nhớ được kiếp trước của mình. Nhưng có một thứ trí nhớ được lưu giữ giữa các tế bào não. Kỹ năng, hoặc khả năng làm hoặc hiểu một số lĩnh vực tư tưởng hoặc hoạt động, thường được biểu hiện trong thời thơ ấu, chắc chắn là dấu hiệu cho sự nối tiếp một sự quen thuộc trong tiền kiếp.

Tên của một người liệu có quan trọng không; nếu tính chất đã được thể hiện xuyên suốt kiếp sống trước tiếp tục thể hiện ra kiếp này, được điều chỉnh dựa theo thể loại và mức độ của cá tính kiếp trước? Chúng ta thường nghĩ về sự sống và cái chết như một cặp đối lập.

Trong khi thực tế cuộc sống là một chuỗi liên tục với sinh và tử là hai cánh cửa một ra một vào của cõi phàm trần. Sinh ra, chết đi và tái sinh – Chu kỳ xoay vòng, lặp đi lặp lại cho đến khi chúng ta tinh lọc hết mọi ô uế trong bản thể, biến chúng trở thành vàng ròng tinh khiết của Thần Khí.

Tham khảo

  • The Ring of Return (TD: Vòng lặp của sự trở lại), bởi Eva Martin
  • The Cathars and Reincarnation (TD: Người Cathars và Luân hồi), bởi Arthur Guirdham
  • Reincarnation, A Study of Forgotten Truth (TD: Luân hồi, Một nghiên cứu về sự thật đã bị lãng quên), bởi ED Walker
  • Fragments of a Faith Forgotten (TD: Mảnh vụn của một đức tin đã bị lãng quên), bởi GRS Mead
  • Reincarnation in World Thought (TD: Luân hồi trong Tư duy Thế giới), biên soạn bởi Joseph Head và SL Cranston
  • The Esoteric Tradition (TD: Truyền thống Bí truyền), bởi G. de Purucker
  • Essays and Hymns of Synesius (TD: Luận văn và Thánh ca của Synesius), dịch bởi Augustine FitzGerald.
[Bài dịch lần đầu tiên được xuất bản trong Aloha Magazine Volume 25.]

Tác giả: IM Oderberg, Sunrise magazine
1973 – Theosophical University Press
Biên dịch: Nguyễn Thảo Quỳnh
Hiệu đính: Prana

[Video] RAMANA MAHARSHI — Vị Đạo Sư Nổi Tiếng Ấn Độ

Giới thiệu tổng quát về Ramana Maharshi

Giới Thiệu

Ramana Maharshi là một trong những thánh nhân và đạo sư nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Sinh ra vào năm 1879 tại Tamil Nadu, ông đã có ảnh hưởng lớn đối với việc phổ biến triết học Advaita Vedanta, không chỉ tại Ấn Độ mà còn trên khắp thế giới.

Thời Thơ Ấu và Tiếng Gọi Thiêng Liêng

Ramana Maharshi sinh ra trong một gia đình Brahmin và có một cuộc sống khá bình thường cho đến khi ông 16 tuổi. Lúc đó, ông trải qua một trải nghiệm đột ngột gần như tử vong, khiến ông nhận ra rằng cái “tôi” (chân ngã) không thể bị phá hủy. Điều này đã dẫn đến sự thức tỉnh tâm linh của ông.

Về Núi Arunachala

Sau trải nghiệm đó, Ramana Maharshi rời nhà và đến núi Arunachala, nơi ông sống cùng các đệ tử suốt phần lớn cuộc đời.

Triết Lý của Ramana Maharshi

Triết lý của Ramana Maharshi tập trung vào khái niệm của chân ngã hoặc “Atman”. Ông giảng dạy về phương pháp “Tôi là ai?” như một cách để tự thấy ra bản chất thực sự của con người.

Ảnh Hưởng và Di Sản

Ramana Maharshi đã để lại một di sản đồ sộ trong lịch sử tâm linh và triết học Ấn Độ. Ông đã thu hút hàng nghìn người theo đuổi từ khắp nơi trên thế giới, và tác phẩm của ông vẫn còn được nghiên cứu và thảo luận rộng rãi.

Kết Luận

Ramana Maharshi không chỉ là một thánh nhân; ông cũng là một hiện thân của trường phái Advaita Vedanta. Cuộc đời và tác phẩm của ông là minh chứng cho việc khám phá bản chất thực sự của con người và là nguồn cảm hứng cho những ai đang trên hành trình tâm linh.

Nội dung: Ông Thần AI (ChatGPT-4)


[Video] Ramana Maharshi – JNANI – Vị Đạo sư giác ngộ nổi tiếng Ấn Độ thế kỷ 20

Xem trên Facebook: https://www.facebook.com/TrietHocDuongPho2.0/videos/2567395530246818/

sách chủ nghĩa khắc kỷ
Sreenshot ngày 10/10/2023

Đây là bộ phim tài liệu full length (1h 20p) đầu tiên trong lịch sử hoạt động của THĐP (từ 2011). Từ trước đến giờ THĐP chỉ làm Vietsub cho các video ngắn dưới 5 phút, chứng tỏ nó có giá trị và quan trọng như thế nào. Video này không phải chỉ để xem qua loa một lần mà nên xem ít nhất 3 lần, xem càng nhiều lần thì càng thấm. Nếu bạn đang tìm kiếm sự Thức Tỉnh Tâm Linh (thời đại thức tỉnh đã tới, rất nhiều người xung quanh bạn cũng đã thức tỉnh rồi đó) thì bạn không còn cần phải tìm ở đâu khác, video này là dành cho bạn.

Video source hiện đã có hơn 1,280,000 lượt views và đã được được dịch ra 19 ngôn ngữ. THĐP thấy bản Vietsub hiện tại trên đó kém chất lượng quá, dịch sai những khái niệm quan trọng, nên đã quyết định hiệu đính lại. Hy vọng mọi người nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bộ phim tài liệu này và chia sẻ nó tới mọi người. Việc khó THĐP đã làm hết rồi, việc dễ là để dành cho các bạn.

Volume 25 của tạp chí Aloha đã đăng tải bài dịch “45 trích dẫn từ Đạo sư Ramana Maharshi có thể giúp bạn giác ngộ”. 13 trích dẫn đầu tiên từ bài dịch:

  1. “Nhận ra Chân ngã là sự phục vụ vĩ đại nhất bạn có thể dâng tặng thế giới.”
  2. “Hạnh phúc là bản chất tự nhiên của bạn. Không có gì sai khi mong cầu hạnh phúc. Điều sai là đi kiếm tìm ở bên ngoài trong khi nó ở bên trong ta.”
  3. “Bổn phận của bạn là hiện hữu, chứ không phải trở thành điều này hay điều kia. ‘Ta là Đấng Hằng Hữu’* đã tóm tắt toàn bộ sự thật. Phương thức này được tóm gọn trong hai từ (hãy) ‘Tĩnh lặng’ (Be still). Tĩnh lặng là gì? Tĩnh lặng có nghĩa là phá bỏ chính mình. Bởi vì bất kì hình dạng hay hình thể nào cũng đều là căn nguyên của phiền não. Hãy từ bỏ ý niệm ‘Tôi là thế này thế kia.’ Tất cả những gì cần thiết để nhận ra Chân ngã là hãy tĩnh lặng. Điều gì có thể dễ dàng hơn thế?”
    *Ramana trích dẫn Kinh Thánh (Xuất hành 3:14)
  4. “Nếu bạn cẩn trọng và nỗ lực nghiêm khắc để loại bỏ mọi suy nghĩ khi nó trỗi dậy, bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn đang ngày càng tiến sâu hơn vào nội tâm mình, nơi không cần tới nỗ lực để loại bỏ những suy nghĩ đó.”
  5. “Bất kể điều gì được tiên định không xảy ra thì sẽ không xảy ra, cứ thử nếu muốn. Bất kể điều gì được tiên định xảy ra sẽ xảy ra, cứ thử ngăn cản nó mà xem. Điều này là chắc chắn. Do đó, cách tốt nhất là giữ yên lặng.”
  6. “Muốn cải tạo thế giới mà không khám phá chân ngã đích thực của mình thì cũng giống như cố gắng che phủ thế giới này bằng da thuộc để tránh sự đau đớn khi bước đi trên sỏi đá và gai nhọn. Đi giày thì dễ dàng hơn nhiều.”
  7. “Hãy có đức tin vào God và chính mình, nó sẽ chữa lành tất cả. Hãy hi vọng điều tốt nhất, hãy mong chờ điều tốt nhất, hãy làm hết sức cho điều tốt nhất, rồi cuối cùng mọi thứ sẽ đến với bạn.”
  8. “Không có sáng tạo hay hủy diệt, không có định mệnh hay tự do ý chí, không có con đường hay thành tựu. Đây là chân lý cuối cùng.”
  9. “Bạn chỉ có thể dừng dòng suy nghĩ bằng cách chối từ bất kỳ sự hứng thú nào với nó.”
  10. “Không có Quá khứ hay Tương lai. Chỉ có Hiện tại.”
  11. “Nếu tâm trí ngủ mê, hãy đánh thức nó. Nếu tâm trí bắt đầu đi hoang, hãy làm nó tĩnh lại. Nếu bạn đạt được trạng thái khi tâm trí không ngủ mê hay dao động, hãy giữ yên trong đó, trạng thái tự nhiên (đích thực).”
  12. “Sự Nhận ra (ND: Chân ngã) không có nghĩa là thu nạp được điều gì mới mẻ hay có được một năng lực mới. Nó đơn giản là loại bỏ đi tất cả sự ngụy trang.”
  13. “Tất cả những gì cần thiết để nhận ra Chân ngã là Tĩnh lặng.”

Top Comments về Video

sar g: Its nice you guys made this free for everyone, thank you. (350 Likes)

Alex Ossipee: Bộ phim này giống như một bài pháp thoại với tôi. Giờ tôi xem nó hầu như mỗi ngày. Tâm trí tôi bình thản và bình an hơn. Tôi yêu ông, Bhagavan! (424 Likes)

The Contemplative Mirror: “Mức độ tự do khỏi những suy nghĩ vô ích và mức độ tập trung vào một suy nghĩ duy nhất là thước đo đánh giá sự tiến bộ tâm linh.” (197 Likes)

Personal Mastery Quest: Video này đã có hơn một triệu view khiến tôi rất vui 😂🙏🏽 (43 Likes)

richard wiediger: Vật lý lượng tử đồng ý: Tâm Thức (Consciousness) là thực tại duy nhất! (57 Likes)

Ramya Veeraraghavan: Cái gì đã khiến tôi xem video này khi tôi đang cố tìm ra điều tôi nên làm trong đời? (46 Likes)

Chorm Pan: Tôi không biết gì về tâm linh nhưng khi tôi bắt đầu sống đúng với chính mình (tâm hồn/chân ngã) thay vì các giác quan và thân xác, cuộc đời trở nên thư thái và đơn giản hơn nhiều, thay vì dán nhãn mọi thứ xung quanh tôi và mọi suy nghĩ, nó quá hợp lý. (128 Likes)

Satya Ramchander: David Godman and the other eminent speakers have explained Bhagawan’s teachings with clarity, brilliance and humility… (89 Likes)

EDGAR BEJA: “Hãy ở trong (trạng thái) Tôi Hiện Hữu (I Am). Đó là tất cả những gì để làm.” — Nisargadatta Maharaj

Alex R: Glad to see this have so many views. I am often shocked how very few people in my life have heard of this man and his teachings. I bought one of his books 7 years ago after becoming interested in yoga and kept it on a shelf for 3 years before opening it. I was meditating once and saw it on my bookshelf. I opened it and read reality in 40 verses. To say it changed my life would be an understatement. (99 Likes)

Harsha G: Watching this is a transcendental experience for me. Thank you very much for the whole unit who put their hard work in making this masterpiece (73 Likes)


Source: CINEFX PRODUCTIONS
Biên dịch: Pham Quang Tung
Hiệu đính: Huy Nguyen – THĐP
Vietsub: Lê Gia Khiêm – THĐP

Xem thêm

💎 [THĐP Translation™] Ramana Maharshi và phương pháp truy vấn Chân Ngã (1/2)

Bí mật của sự chuyển hóa năng lượng tình dục – Napoleon Hill

Chuyển hóa năng lượng tình dục (sex transmutation) – nói đơn giản, đó là biến năng lượng tình dục thành dạng năng lượng khác. Điều đó diễn ra như thế nào?

Tác giả: Napoleon Hill
Biên dịch: Thảo Triều
Hiệu đính: Prana – THĐP

⬥ ⬥ ⬥

Napoleon Hill, Suy nghĩ và làm giàu — Bước 10: Vươn Tới Của Cải

Hãy hướng năng lượng tình dục của mình vào quá trình sáng tạo và nhờ đó bạn sẽ thịnh vượng. Hãy hiểu phụ nữ có thể giúp nam giới thành công như thế nào. Hãy sử dụng tất cả những cái lợi của chân lý cổ xưa này.

Bước 10: Vươn tới của cải — Bí mật của tình dục và sự chuyển hóa năng lượng tình dục

Chuyển hóa năng lượng tình dục (sex transmutation) – nói đơn giản, đó là biến năng lượng tình dục thành dạng năng lượng khác. Điều đó diễn ra như thế nào?

Cảm xúc tính dục gây ra một trạng thái của nhận thức. Do không hiểu biết tý gì trong lĩnh vực tình dục, phần đông mọi người lẫn lộn tình dục với sự đam mê xác thịt. Vì thế cho nên khía cạnh thể xác của tình dục có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức.

sách chủ nghĩa khắc kỷ

Trong cảm xúc tính dục có sẵn chương trình:

  1. Duy trì nòi giống
  2. Giữ gìn sức khỏe (một phương pháp trị liệu không gì sánh nổi)
  3. Biến sự kém cỏi tầm thường thành năng khiếu nhờ thăng dục

Giải thích cơ chế hoạt động của thăng dục rất đơn giản. Bắt đầu bằng việc từ những ý nghĩ mang tính khách thể, vật chất, nhận thức trở về với những ý nghĩ mang bản chất khác hẳn.

Trong tất cả mọi tình cảm của con người, cảm xúc tính dục là mạnh mẽ nhất. Thôi thúc bởi tình cảm này và sự đam mê, con người có thể phát triển mạnh óc tưởng tượng, lòng gan dạ, sức mạnh ý chí, tính kiên định và khả năng sáng tạo mà trước đây anh ta không hề ngờ tới. Mong muốn tình cảm mạnh đến mức tóm chặt và bắt con người khuất phục, và con người liều thí cả danh dự, thậm chí cả tính mạng của mình, không tính toán gì đến hậu quả, chỉ cốt sao chiếm hữu được mục tiêu thèm muốn.

Nếu chế ngự được tình cảm này và hướng nó vào quỹ đạo cần thiết, thì tất cả các thuộc tính thần thánh của tình cảm đó – trí tưởng tượng, lòng dũng cảm… – sẽ bảo toàn được sự sắc bén và phi thường của mình. Năng khiếu sáng tạo được tổ chức như vậy có thể sử dụng vào lĩnh vực văn học, nghệ thuật tạo hình cũng như trong bất kỳ công việc nào khác, không loại trừ việc tích lũy tài sản. Bởi vì doanh nghiệp cũng là công việc sáng tạo như nhiều việc khác mà chúng ta tự nguyện hiến dâng thân mình.

Đương nhiên, muốn biến năng lượng tình dục thành năng lượng sáng tạo đòi hỏi phải gắng chí, phải có một chút kinh nghiệm, nhưng đây cũng là việc đáng cố gắng. Ham muốn tình dục là bẩm sinh và không có gì tự nhiên hơn việc này.

Vì thế không thể đè bẹp, không thể tiêu diệt được cảm giác đó. Nhưng năng lượng tình dục liên tục tìm lối thoát ra, đồng thời thức tỉnh trong ta những cảm giác làm giàu cả cơ thể, tâm hồn lẫn tinh thần của con người. Và nếu không cho nó lối ra bằng cách chuyển hóa năng lượng tình dục, thì kiểu gì nó cũng vật chất hóa và tự tìm lối ra.

sách chủ nghĩa khắc kỷ

Động lực giới tính và năng lượng tình dục

Thực sự thành đạt trong mọi mặt thường là những người năng khiếu, biết cách chuyển năng lượng tình dục sang lĩnh vực xây dựng, sáng tạo. Nghiên cứu khoa học đã xác định những sự kiện thực tế như sau:

  1. Đạt kết quả cao nhất thường là những người có cảm xúc tính dục phát triển cao, đặc biệt nếu họ nắm được nghệ thuật chuyển hóa năng lượng tình dục.
  2. Những người trở thành triệu phú hoặc trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc và công nghiệp (bởi vì doanh nghiệp nào, như tôi đã nói, trước hết cũng là một quá trình sáng tạo), thường đạt tới các đỉnh cao này do ảnh hưởng của tình yêu.

Những kết kuận này được rút ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ tiểu sử rất nhiều người trong suốt hai thiên niên kỷ. Và bất cứ một cá nhân lớn nào, dù là nam hay nữ, những thành tựu vĩ đại của họ bao giờ cũng chứng tỏ về một cảm xúc tính dục phát triển cao.

Cảm xúc tính dục hiếm hữu con người hết sức mạnh mẽ, đây là một sức mạnh không thể chống cự, chỉ trừ phi bạn bị bại liệt. Tuy nhiên, sử dụng sức mạnh của cảm xúc này, sử dụng động lực của nó, bạn như bỗng nhiên nhận được Trời cho món quà những khả năng siêu phàm, cảm thấy mình trở thành siêu nhân và trên đỉnh sóng cảm xúc trào dâng này có thể thực thi được nhiều điều tuyệt diệu trong cuộc sống.

Nếu như bạn có thể hiểu được chân lý đơn giản này, bạn sẽ tự mình tin rằng bí quyết của cuộc sống, hoạt động, sáng tạo, làm kinh doanh tích cực là ở vấn đề chuyển hóa năng lượng tình dục.

Giết chết cảm xúc tính dục trong con người mình tức là bạn đã giết chết nguồn sức sống chủ yếu của chính mình. Bằng chứng rõ ràng cho việc này là động vật thiến. Sau một phẫu thuật như vậy, con bò rừng hung hãn trở nên hiền lành ngoan ngoãn hơn cả con bò cái dịu dàng nhất. Rối loạn sinh dục giết chết trong người đàn ông mọi mong muốn đấu tranh, sống, hành động; ánh lửa trong mắt anh ta sẽ tắt dần.

Nhân tố kích thích nhận thức – không theo cách hiểu của Zaratustra

Nhận thức của con người thường hay đáp lại những nhân tố kích thích có tác dụng nhằm tạo ra trạng thái căng thẳng, tăng cường trong ý nghĩ mà chúng ta vẫn quen gọi là hưng phấn, tưởng tượng, sáng tạo, mong muốn, đam mê. Nhận thức của con người thường hay đáp lại nhất những nhân tố kích thích sau đây:

  1. Cảm xúc tính dục, đam mê.
  2. Tình yêu.
  3. Mong muốn, đam mê, vinh quang, sức mạnh, thành đạt về tài chính, tiền bạc.
  4. Âm nhạc.
  5. Tình bạn với người cùng giới hoặc khác giới.
  6. Liên minh trí tuệ dựa trên sự thân thiết của hai hoặc nhiều người cùng chung những hiểu biết về đời thường hay về tín ngưỡng.
  7. Những người lùng bắt cũng như những người bị truy đuổi – trải qua cùng chung một thử thách, cùng chịu khổ sở.
  8. Tự kỷ ám thị.
  9. Sợ hãi.
  10. Rượu và thuốc phiện.

Đứng đầu danh sách này một cách đích đáng là sự say mê tính dục, tác động đến nhận thức một cách mạnh mẽ và hiệu quả, thức tỉnh mọi khả năng trí óc và buộc phải hành động. Trong số mười nhân tố kích thích nói trên thì tám là tự nhiên và mang tính xây dựng. Hai nhân tố mang tính phá hoại. Danh sách này giúp bạn hiểu rõ và so sánh các nguồn kích thích nhận thức chủ yếu.

Cũng có thể hơi lạ lùng, nhưng nếu so sánh các nhân tố kích thích trong lý luận và trên thực tế, bạn sẽ thấy rằng lúc nào vấn đề tình dục cũng đứng ở vị trí số 1. Đây là sức mạnh hùng hậu nhất và có khả năng làm cho bộ óc của bạn làm việc có kết quả. Đây cũng là nhân tố kích thích hành động tốt nhất.

Có một nhà thông thái đã nói rằng “thiên tài – đó là người tóc dài, gặp gì ăn nấy và là mục tiêu cho mọi người nhạo báng.” Nhưng định nghĩa sau chính xác hơn: Đó là người hiểu được cần phải tác động đến cường độ suy nghĩ như thế nào cho tốt nhất để đạt được điểm cao của khả năng trí tuệ, nhờ đó tự do tiếp xúc được với tất cả các nguồn kiến thức mà đầu óc tư duy tầm thường không thể làm nổi.

Người suy nghĩ chắc sẽ muốn biết rõ hơn về hiện tượng thiên tài. Câu hỏi đầu tiên mà anh ta đặt ra là như sau: Bằng cách nào thiên tài có thể tiếp xúc với những nguồn kiến thức mà đầu óc bình thường không với tới được?

Câu hỏi thứ hai như sau: Có biết được những nguồn kiến thức nào chỉ dành riêng cho các thiên tài không, có tồn tại những nguồn kiến thức ấy không và nếu có thì làm thế nào để nhận biết?

Chúng tôi cung cấp cho bạn những dữ liệu ban đầu, từ đó bạn có thể tự chứng minh trên thực tế, và khi chứng minh được, ta đã trả lời được cả hai câu hỏi.

Óc tưởng tượng – Giác quan thứ sáu

Giác quan thứ sáu có tồn tại, điều này đã xác định được từ lâu và không thể phủ nhận được. Giác quan thứ sáu – đó là trí tưởng tượng. Thế mà phần lớn mọi người trong suốt cuộc đời mình chưa hề sử dụng nó lần nào. Và nếu phải cầu cứu nó thì cũng gần như tình cờ. Chỉ rất ít người vận dụng trí tưởng tượng của mình một cách ý thức và có chủ định.

Những người không những biết cách vận dụng sáng tạo khả năng thiên bẩm này mà còn hiểu được trí tưởng tượng làm việc hay ho như thế nào. Chúng ta gọi họ là thiên tài.

Khả năng Trời cho về óc sáng tạo là sự liên hệ trực tiếp giữa người thường với Trí Thông Minh Vô Hạn bất tử. Linh tính được xếp vào lĩnh vực tôn giáo, còn việc phát minh ra những cơ sở và nguyên tắc cấu tạo thế giới mới, thuộc về trí tưởng tượng sáng tạo.

Chiều thứ tư của ý nghĩ

Khi những ý nghĩ và quan niệm xuất hiện trong đầu bằng những xung lượng tức thời mà ta vẫn quen gọi là linh cảm, nguồn gốc của chúng thường là:

  1. Trí thông minh vô hạn;
  2. Tiềm thức: Nơi hội tụ của những cảm giác và xung lượng được đưa lên não bằng năm giác quan;
  3. Khả năng trí tuệ của những người khác;
  4. Tiềm thức cộng hưởng của những người khác.

Các nguồn khác làm ý nghĩ nảy sinh và vận động trong nhận thức con người chưa được biết đến. Nếu hoạt động của bộ óc được nuôi dưỡng bởi một trong số mười nhân tố kích thích kể trên, kết quả là cá nhân sẽ được nâng cao vượt lên hẳn so với những suy nghĩ bình thường, xoàng xĩnh hàng ngày.

Điều đó sẽ cho con người bay bổng này một khoảng xa, một tầm rộng để tư duy và ảnh hưởng tích cực nhất đến chất lượng tư duy – điều không thể có được đối với những người ở bên dưới. Đối với những người giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh hoặc trong lĩnh vực khác, nơi anh ta làm việc theo năng khiếu của mình, tình hình cũng tương tự.

Được nâng lên tầm cao suy nghĩ như vậy nhờ một trong những hình thức kích thích nhận thức, con người có thể so sánh trạng thái của mình với chuyến bay bằng tàu lượn, khi đường chân trời được vén lên và tầm nhìn được mở rộng thêm ra.

Hơn thế nữa, từ độ cao đó, con người không còn bị trói buộc bởi nhân tố tác động đến nhận thức lúc ban đầu, và hoàn toàn không phụ thuộc vào các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Anh ta ở trong thế giới của những ý nghĩ và bay cao đến mức tất cả những vấn đề cấp thiết hàng ngày chỉ còn giống như đồi núi, thung lũng trôi ở bên dưới.

Trong thời gian ý nghĩ bay lượn, trí tưởng tượng sáng tạo đảm bảo tự do hành động. Trí tưởng tượng sáng tạo dọn đường cho ý nghĩ. Nó tiếp nhận những tư tưởng mà trong những điều kiện khác không sao có thể vào đầu con người. Giác quan thứ sáu – đó là món quà Trời cho mà có nó hay thiếu nó chính là ranh giới phân biệt đâu là thiên tài, đâu là người thường.

Tiếng nói từ bên trong

Con người càng sử dụng được năng khiếu sáng tạo Trời cho, càng tin tưởng nó và càng cần nhiều trí tưởng tượng để tăng xung lực cho ý nghĩ bao nhiêu, anh ta càng dễ dàng tiếp thu được những động lực thúc đẩy sinh ra ngoài tiềm thức của mình bấy nhiêu. Chỉ có thể phát triển và hoàn thiện năng khiếu này bằng một con đường duy nhất: Thường xuyên tiếp xúc với nó.

Cái mà ta vẫn gọi là lương tâm hoạt động hoàn toàn nhờ vào giác quan thứ sáu. Các họa sỹ, nhà văn, nhạc sĩ và nhà thơ vĩ đại đã trở thành vĩ đại chỉ vì họ đã học được cách tin tưởng vào một tiếng nói thì thầm và nhẹ nhàng vang lên từ bên trong khi họ sử dụng năng khiếu tưởng tượng. Đây là một thực tế được công nhận, đặc biệt là với những người đã hình thành ấn tượng sâu sắc rằng những ý nghĩ tốt nhất đến với họ sau khi có những linh cảm.

Một nhà hùng biện trở thành nổi tiếng sau khi phát hiện ra rằng khi nhắm mắt lại, ông đã kích thích trí tưởng tượng làm việc. Có một lần, khi ông đã ở trên đỉnh cao của sự vinh quang, người ta hỏi ông làm thế để làm gì khi bài diễn văn của ông đang lên đến cực điểm. Ông trả lời: Tôi làm như vậy bởi vì tôi nghe theo một tiếng nói từ bên trong.

Một trong số những nhà tài phiệt nổi danh và thành đạt nhất nước Mỹ cũng có thói quen như vậy, bao giờ ông cũng nhắm mắt hai-ba phút khi cần quyết định một việc gì đó. Khi người ta hỏi ông làm như thế để làm gì, ông trả lời: Chỉ khi nhắm mắt tôi mới lại gần được Trí Thông Minh Vô Hạn.

Tư tưởng chín dần

Tiến sĩ đã khuất núi Elmer R. Gates (bang Maryland) có hơn hai trăm phát minh có ý nghĩa thực tiễn trong việc tự hoàn thiện và vận dụng năng khiếu sáng tạo của mình. Phương pháp của ông rất hay và thậm chí rất cần thiết cho những ai mơ ước trở thành thiên tài trong một lĩnh vực nào đó. Bản thân tiến sĩ Gates đương nhiên là một trong số những người như vậy. Ông thật sự là một trong số ít ỏi các thiên tài, thế nhưng xã hội hầu như không biết đến ông, thậm chí trong thế giới khoa học cũng vậy.

Trong phòng thí nghiệm của mình, ông dành một phòng tiếp xúc riêng. Các bức tường thật sự kín mít và không một luồng ánh sáng nào lọt được vào trong. Giữa phòng có một chiếc ghế và một chiếc bàn trên đầy giấy viết, trên tường, phía đối diện có một công-tắc điện.

Khi tiến sĩ Gates cần sự hỗ trợ của những lực lượng mà chỉ có trí tưởng tượng sáng tạo mới giúp ông tiếp cận được, ông bước vào phòng này, đóng cửa lại và tập trung toàn bộ tư tưởng vào những phát minh mà ông là tác giả, và cứ ở trong trạng thái đó cho đến lúc trong đầu ông loé lên những tư tưởng mới, và thường là những tư tưởng này dẫn ông đến với những phát minh và sáng chế mới.

Một lần, những ý nghĩ của ông tuôn chảy như suối, và ông mải miết viết trong suốt ba giờ đồng hồ. Khi nguồn cảm hứng đã cạn, ông kiểm tra lại những dòng mình viết và phát hiện ra rằng trong đó mô tả những nguyên tắc mới trước nay chưa hề có. Những nguyên tắc thế giới khoa học hiện đại chưa biết đến mà để mô tả nó không cần tới một phút. Ngoài ra, những nguyên tắc này giải quyết những vấn đề khoa học mà ông đang trăn trở.

Bằng cách “ấp” tư tưởng như vậy, tiến sĩ Gates thực hiện đơn đặt hàng của các liên hiệp công ty và các cá nhân khác nhau để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Một trong số những công ty lớn nhất nước Mỹ trả ông rất nhiều tiền cho mỗi giờ như vậy.

Thông thường khả năng trí óc của chúng ta không đưa lại được hiệu quả làm việc mong muốn chỉ vì chúng dựa chủ yếu vào kinh nghiệm sống. Ở đây cần nhấn mạnh rằng kiến thức dựa trên cơ sở kinh nghiệm và phương pháp thực nghiệm, không phải lúc nào cũng đúng và chính xác. Tư tưởng sinh ra nhờ năng khiếu sáng tạo đáng tin cậy hơn bởi vì chúng đến từ những nguồn đáng tin tưởng hơn nhiều so với những điều mà nhận thức khép kín và hạn chế của con người có thể biết được.

Hãy phát hiện thiên tài trong con người mình

Khác biệt chủ yếu giữa nhà phát minh thiên tài với kẻ ngốc tầm thường là ở chỗ thiên tài sử dụng thiên phú tưởng tượng sáng tạo, trong khi kẻ ngốc không có chút khái niệm gì về điều này. Nhà bác học phát minh sử dụng cả hai năng khiếu: khả năng phân tích và trí tưởng tượng sáng tạo.

Nhà bác học phát minh đến với phát minh mới như thế nào? Ông bắt đầu từ việc tổ chức và kết hợp tất cả những tư tưởng và nguyên tắc đã biết qua kinh nghiệm, và làm việc này nhờ khả năng phân tích. Nếu ông thấy rõ là những tư tưởng và nguyên tắc này không đủ để giải quyết những vấn đề đặt ra, ông hướng về những nguồn kiến thức khác mà chỉ năng khiếu sáng tạo mới giúp ông tiếp cận được. Phương pháp của mỗi người một khác, nhưng bản chất vấn đề như sau:

Nhờ các tác nhân kích thích (chúng ta đã liệt kê mười nhân tố ở đoạn trên, mặc dù ai cũng có cách nhìn nhận riêng) mà nhà bác học phát minh vượt lên trên mức tư duy trung bình.

Sau đó ông tập trung chú ý đến những điểm liên quan tới vấn đề của mình (phần công việc đã hoàn thành) và tưởng tượng ra toàn bộ bức tranh cùng hình ảnh lý tưởng của những điểm còn chưa biết (phần công việc chưa hoàn thành). Nhà bác học phát minh giữ những hình ảnh đó trong đầu cho tới khi nó thấm vào tiềm thức, sau đó ông thư giãn, tẩy sạch ý nghĩ của mình khỏi những gì ngoại lai không cần thiết, và chờ lúc trong đầu mình loé lên sự trả lời cho câu hỏi đã được tiềm thức đặt ra.

Đôi khi kết quả rất trực tiếp và xác định. Đôi khi là tiêu cực – tất cả phụ thuộc vào giác quan thứ sáu, tức là khả năng sáng tạo, phát triển như thế nào.

Nhiều số liệu đáng tin cậy chứng tỏ rằng thực sự có tồn tại trí tưởng tượng sáng tạo. Có thể khẳng định được điều này sau khi phân tích kỹ cuộc đời và hoạt động của nhiều thủ lĩnh trong các lĩnh vực họ làm việc mà không có trước một học vấn đặc biệt nào.

Ví dụ xuất sắc về một người trở thành vĩ đại khi phát hiện trong con người mình khả năng sáng tạo, chính là Abraham Lincoln. Sau khi gặp gỡ Ann Ratlinge, ông phát hiện ra những khả năng này và bắt đầu sử dụng chúng, bởi vì nhân tố kích thích chính là tình yêu. Tình yêu – luôn luôn là nguồn gốc mạnh nhất, đặc biệt là khi nói về nguồn gốc của sự thiên tài.

Chuyển hóa năng lượng tình dục

Lịch sử đầy những ví dụ về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của phụ nữ đến những người vĩ đại. Một trong những người nổi tiếng lịch sử như vậy là Napoleon Bonapart. Trào dâng cảm xúc vì Jozephine, ông trở thành người bách chiến bách thắng. Khi lý trí (“tòa án tối cao”) của ông truyền cho ông ý nghĩ chối bỏ Jozephine, vinh quang của ông bắt đầu trượt xuống dốc. Thất bại và sự qua đời trong cô đơn của ông tại đảo Saint Helen – kết quả trực tiếp của quyết định này.

Yêu cầu lịch sự không cho phép chúng tôi nhắc người Mỹ nhớ về những người đồng hương giàu có của họ đã ngoi lên nhờ ảnh hưởng của vợ mình như thế nào, nhưng khi họ thụt lùi, mất tiền, mất của cải, họ lập tức chối bỏ những người bạn gái già của mình để đến với những người mới, trẻ hơn, và công việc lại tốt lên. Rõ ràng Napoleon không phải là người duy nhất hiểu ra ảnh hưởng của tình yêu mạnh mẽ hơn tất cả các nguồn gốc thực sự khác của thiên tài như thế nào. Nhận thức của con người nhất thiết cần phải được kích thích!

Hùng hậu nhất trong số tất cả các nhân tố kích thích đáng được chú ý là tình dục. Động lực này, nếu được biến đổi và hướng vào quỹ đạo cần thiết, có khả năng nâng con người lên tầm cao của suy nghĩ, nơi anh ta có thể dễ dàng khắc phục những điều vụn vặt hàng ngày của cuộc sống, những điều mà khi còn “ở dưới”, anh ta thật khổ sở vì nó.

Ta hãy nhớ lại một vài sự kiện từ trong tiểu sử của những người vĩ đại. Sau đây là tên những người đạt được những kết quả rực rỡ nhất trong cuộc đời. Chúng ta biết mỗi người trong số này bản chất đều là người rất dục tình. Thiên tài chắp cánh cho họ chính là năng lượng tình dục được chuyển hóa:

• George Washington
• Thomas Jefferson
• Napoleon Bonapart
• Elbert Hubbert
• William Shakespire
• Elbert H.Gary
• Avraam Lincoln
• Woodro Wilson
• Ralph Woldo Emerson
• John H.Paterson
• Robert Berns
• Andrew Jackson
• Enrico Caruso

Bạn có thể tự bổ sung cho danh sách này nếu bạn hay đọc và biết nhiều về tiểu sử những người nổi tiếng. Nhưng chắc chắn bạn không thể tìm ra người nào trong suốt cả lịch sử nhân loại đạt được những thành tựu vĩ đại trong lĩnh vực nào đó mà lại không được chắp cánh bằng cảm xúc tình yêu và không có khả năng tình dục phát triển tuyệt vời.

Nếu bạn không tin câu chuyện này với lý do không kiểm tra được, thì hãy lập danh sách những người thành đạt mà bạn biết rõ, và hãy thử tìm xem trong số họ có người nào liệt dương không. Tôi tin chắc là bạn không thể tìm được.

Năng lượng tình dục – đó là sức mạnh sáng tạo của tất cả những cá nhân thiên tài không loại trừ người nào. Đã, đang và sẽ không bao giờ có họa sĩ vĩ đại, kiến trúc sư vĩ đại, nhà triệu phú vĩ đại – liệt dương.

Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ có khả năng tính dục cao là nhất định trở thành lỗi lạc. Chỉ những người kích thích nhận thức của mình để nó tiếp cận với những sức mạnh mà chỉ người có trí tưởng tượng sáng tạo mới tiếp cận được – mới trở thành thiên tài.

Một trong những tác nhân kích thích chính để nâng lên như vậy – đã là và sẽ là năng lượng tính dục. Nhưng chỉ có năng lượng này không/chưa đủ để rèn luyện trong mình thiên tài. Năng lượng tình yêu cần được biến đổi thành một dạng năng lượng khác, thành một dạng ham muốn hoặc hành vi khác trước khi con người có thể lên đến mức độ thiên tài.

Tuy nhiên phần lớn mọi người không hiểu được sức mạnh vĩ đại này hoặc quá lạm dụng nó, có thể sa ngã đến mức độ súc vật. Chứ còn nói gì đến thiên tài!

Lãng phí năng lượng tình dục

Phân tích hoạt động của hơn 25000 người, tôi phát hiện ra rằng ít ai đạt được thành tích lớn dưới bốn mươi tuổi. Thường thì khi họ lấy được tốc độ cần thiết, họ đã gần năm mươi tuổi. Thực tế này làm tôi vô cùng sửng sốt và quyết định tìm hiểu xem sao.

Tôi hiểu ra: Nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ đa số những người chưa đạt độ tuổi bốn mươi – năm mươi thường phí phạm năng lượng của mình do quá lạm dụng mặt nhục thể của cảm xúc tính dục. Nhiều người trong số họ không bao giờ hiểu được là có thể và cần phải sử dụng năng lượng tình dục theo kiểu khác, và những khả năng này hấp dẫn đến nỗi khoái lạc xác thịt đơn giản trở nên lu mờ, nhỏ nhoi.

Phần lớn hiểu được thì đã quá muộn, vì đã bỏ phí nhiều năm khi năng lượng tình dục ở tại điểm cao của mình. Nhưng dù sao đi nữa họ cũng vẫn đạt được những thành công đáng kể.

Tuy vậy, nhiều người, qua được ngưỡng bốn mươi, vẫn tiếp tục phung phí năng lượng tình dục của mình mà lẽ ra phải sử dụng vào những mục đích cần thiết hơn. Như thế là loại năng lượng tinh tế nhất, mạnh mẽ nhất bị vứt ra đường. Không phải vô lý mà người ta nói: Gieo gió – gặt bão.

Trong tất cả cảm giác, cảm xúc của con người, năng lượng tình dục là loại mạnh mẽ và kích thích nhất, và chính vì thế cảm xúc say sưa, ham muốn, đam mê nếu được biến đổi và hướng vào quỹ đạo cần thiết sẽ giúp đạt kết quả cao nhất.

Tự nhiên – bản năng thứ hai

Trong lịch sử có nhiều trường hợp khi tính thiên tài là kết quả của những yếu tố kích thích nhân tạo tác động vào nhận thức như rượu hay thuốc phiện.

Edgar Allan Po sáng tạo ra tác phẩm “Con quạ” (The Raven) sau khi uống không ít rượu, thấy những giấc mơ mà trước ông chưa có ai trong số người trần mắt thịt trông thấy được.

James Whitcom Rily viết những tác phẩm hay nhất của mình cũng nhờ vào hơi men. Cũng có thể vì thế mà ông gặp ảo giác: cả bóng ma, cả lừa đảo, cối xay gió, dòng nước chảy và sương mù cuồn cuộn.

Những kiệt tác lớn nhất của Robert Berns cũng là kết quả của trạng thái tương tự.

Nhưng cũng nên nói thêm rằng nhiều người trong số này có một kết cục hết sức thảm hại. Rất may mắn, trong dự trữ thiên nhiên còn có những phương tiện khác có thể giúp những người tài năng kích thích nhận thức của mình để nó đến được với những ý nghĩ tinh vi và hiếm có. Những ý nghĩ không ai dám đoan chắc xuất hiện từ đâu tới! Và chẳng dễ gì có thể thay chúng được.

Các nhà tâm lý học biết rất rõ rằng giữa cảm xúc tính dục và những thôi thúc tâm linh có một mối quan hệ rất chặt chẽ. Cũng có thể thực tế đó giải thích cho chúng ta hành vi lạ lùng – tham gia vào những buổi lễ tình dục tập thể – thường thấy trong những văn hóa cổ xưa nguyên thủy. Chúng ta có thẩm quyền gì mà phán xét họ?

Muốn nói gì thì nói, điều khiển thế giới và nền văn minh nhân loại vẫn là cảm giác. Trong hành vi của mình, mọi người dựa vào cảm giác nhiều hơn là trí óc. Năng khiếu nhận thức lý luận biến thành hành động và hoạt động xây dựng nhờ có cảm xúc, mong muốn, chứ không phải do lý trí lạnh lùng.

Mà cảm xúc tính dục là loại tình cảm mạnh mẽ nhất trong số các loại tình cảm. Tất nhiên, còn có những tác nhân kích thích nhận thức khác nữa – chúng ta đã liệt kê ở trên rồi – nhưng không có một tác nhân nào, thậm chí cộng tất cả các tác nhân lại với nhau, có đủ sức so sánh với cảm giác tình yêu.

Kích thích nhận thức – đó là việc tác động tạm thời hoặc thường xuyên đến nhận thức nhằm nâng cao cường độ suy nghĩ. Mười nhân tố trình bày ở trên là những nhân tố hay được dùng đến nhất. Đến được với những nguồn gốc này thì có thể tiếp cận được với cả Trí Thông Minh Vô Hạn, hoặc nếu mong muốn và có ý chí, còn có thể bước vào cả kho tàng tiềm thức của mình cũng như của người khác. Tất cả các thiên tài đều làm như vậy.

Năng lượng tình dục và thương mại

Có thí nghiệm rất thú vị. Một người lãnh đạo hơn 30000 nhân viên bán hàng đã phát hiện ra một điều kỳ lạ là những người làm việc tốt nhất chính là những người có khả năng tình dục phát triển mạnh. Giải thích điều này không khó. Một yếu tố cá nhân mà ta thường gọi là hấp dẫn hay quyến rũ không phải cái gì khác mà chính là năng lượng tình dục.

Những người có bản tính sinh lý phát triển thường rất hấp dẫn, họ tách biệt hẳn so với những người khác. Ai hiểu được sức mạnh kỳ lạ này, biết cách phát triển và hoàn thiện nó, sẽ chiếm được ưu thế rất lớn so với những người khác. Năng lượng này được truyền cho những người mà bạn tiếp xúc thông qua các phương tiện sau:

  1. Bắt tay: Chỉ cần chạm tay trong giây lát cũng đủ để biết rằng có quyến rũ hay không.
  2. Giọng nói: Sự quyến rũ hoặc năng lượng tình dục tiếp cho giọng nói một loại âm thanh đặc biệt, khiến cho nó trở thành du dương và êm ái.
  3. Phong thái và dáng đi: Những người sinh lý phát triển đi lại nhẹ nhàng, uyển chuyển và đơn giản.
  4. Tần số của ý nghĩ: Những người sinh lý phát triển có cảm xúc tính dục thấm vào từng ý nghĩ và dù vô tình hay hữu ý, đều có ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  5. Diện mạo: Những người sinh lý phát triển thường là rất chú ý đến vẻ ngoài của mình. Họ lựa chọn quần áo rất kỹ để tôn những thế mạnh tự nhiên của mình.

Khi nhận nhân viên bán hàng vào làm việc, việc đầu tiên của các quản trị kinh doanh là đánh giá vẻ hấp dẫn của họ, cho đây là điều kiện quan trọng nhất trong công việc. Ở những người ức chế hoặc kém năng lượng tình dục, họ không khi nào và không vì lẽ gì hưng phấn được, và vì thế họ không thể truyền hưng phấn cho người khác được. Mà sự năng động, hưng phấn là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của nhân viên bán hàng, dù là buôn bán gì đi chăng nữa.

Những người truyền giáo, hùng biện, luật sư (cũng giống như nhân viên bán hàng) nếu thiếu năng lượng tình dục thì thiếu khả năng thuyết phục, và càng cố tác động đến những người xung quanh bao nhiêu, họ càng thiếu thuyết phục bấy nhiêu. Cũng đừng quên rằng phần lớn mọi người chỉ có thể ảnh hưởng chút nào đến người khác khi họ trực tiếp đến được với tình cảm của con người, và bạn sẽ hiểu hết tầm quan trọng của năng lượng tình dục trong lĩnh vực thương mại.

Bạn sẽ hiểu tại sao bản năng tính dục phải sẵn có trong các nhân viên bán hàng và các thương nhân nói chung. Nhân viên bán hàng với tài năng bẩm sinh sẽ trở thành nghệ nhân trong công việc của mình nếu họ biết cách biến đổi và chuyển hóa năng lượng tình dục của mình thành sự hưng phấn! Không quan trọng là họ làm điều này có ý thức hay vô ý thức. Từ đây có thể rút ra những kết luận thực tiễn và hữu ích.

Nhân viên bán hàng biết chuyển đối tượng đam mê của mình từ lĩnh vực tình dục sang người mua với sự phấn khích cũng như khi anh ta quan hệ tình dục, cụ thể như khi trong anh sôi sục những tình cảm tinh tế và sâu sắc, sẽ nắm được nghệ thuật chuyển hóa năng lượng tình dục bất kể là anh ta có biết điều đó hay không. Đa phần các trường hợp diễn ra như vậy, bởi vì nhiều người không hề biết gì về việc họ biến đổi năng lượng tính dục, và làm việc này như thế nào thì họ lại càng không biết tới.

Việc chuyển hóa năng lượng tình dục đòi hỏi phải có sức mạnh ý chí lớn hơn nhiều so với điều mà sự tầm thường, kém cỏi có thể làm được, vì thế nó hay thất bại. Nhưng những người hiểu được sự khó khăn và phức tạp của những nỗ lực ý chí cần có để chuyển hóa năng lượng tình dục, sẽ có lối thoát. Dần dần, từng bước rèn luyện cho mình khả năng đó. Mặc dù phải nỗ lực rất lớn, sự tưởng thưởng sẽ rộng rãi bù đắp tất cả những mất mát của bạn, kể cả những mất mát về tinh thần.

Năng lượng tình dục và định kiến

Trong tất cả những gì có liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục, xã hội chúng ta dốt nát khủng khiếp. Trong lĩnh vực này thường có sự hiểu sai, thô thiển, vu khống và vô liêm sỉ từ phía các nhà xuất bản lá cải.

Những người đàn ông và đàn bà được may mắn – đúng là may mắn – Trời cho phát triển sinh lý mạnh mẽ, thường được xếp vào loại người thích được mọi người để ý đến. Và cũng rất dễ hiểu là họ thường hay bị ghen tỵ.

Ngay trong thế kỷ hiện đại ngày nay, hàng triệu người vẫn không thoát khỏi sự ức chế, xấu hổ chỉ vì một nguyên nhân: Họ không tài nào thoát khỏi định kiến trong lĩnh vực tình dục. Tuy nhiên bất luận trường hợp nào thì ý kiến này cũng không thể xem là sự bao biện cho trụy lạc và trác táng.

Cảm xúc tính dục chỉ trong trắng khi đi đôi với trí tuệ và hiểu biết. Nhiều người rất hay lạm dụng tình dục, đến mức hạ thấp nhân phẩm, kèm theo phóng đãng làm hư hại cả tâm hồn lẫn thể xác, trong khi lẽ ra phải làm cho chúng trở nên phong phú hơn.

Tác giả những dòng này thấy có một sự thật rất đáng lưu ý, là thực tế tất cả các thủ lĩnh trong mọi lĩnh vực – tác giả có vinh dự được phân tích hoạt động của những người đó – đều được phụ nữ động viên khích lệ. Trong phần lớn trường hợp, đó chính là người vợ giản dị nhưng tận tụy mà xã hội không hề biết đến. Thỉnh thoảng lắm, đối tượng đam mê và nguồn cảm hứng mới là người phụ nữ khác.

Mỗi sinh vật có trí thông minh đều biết rằng kích thích nhận thức bằng cách uống không giới hạn hoặc sử dụng ma túy – đó chỉ là một hình thức vô độ thiếu xây dựng. Và không phải ai cũng biết rằng việc quá lạm dụng tình dục có thể trở thành thói quen chết người đối với hoạt động sáng tạo, cũng giống như tác động của rượu hay ma túy.

Con người có thể say tình giống như kẻ nghiện ngập. Cả hai loại này đều không kiểm soát được lý trí lẫn sức mạnh ý chí. Đa số trường hợp bệnh tưởng (ý nghĩ ám ảnh, tưởng tượng mất phương hướng) đều phát sinh từ những thói quen là kết quả của việc hiểu sai tình dục.

Rõ ràng là sự dốt nát trong lĩnh vực tình dục có khả năng giáng đòn chí tử vào sức khỏe cũng như vào các kế hoạch và triển vọng tươi sáng của anh ta. Sở dĩ sự thiếu hiểu biết và dốt nát trong quan hệ con người phổ biến là vì trong một thời gian dài, đề tài này bị che đậy sau tấm màn bí mật và xã hội e ngại không quan tâm đề cập đến.

Bị úp úp mở mở, những sự việc này tác động đến nhận thức trẻ mới lớn như quả cấm. Mà quả cấm thì, ôi, ngọt ngào biết bao! Kết quả tự nhiên là trí tò mò tăng lên và mong muốn bằng mọi biện pháp có được kiến thức về vấn đề cấm, nhưng xấu hổ thay cho các nhà lập pháp và các bác sỹ đang làm mọi cách để khai sáng cho chúng ta trong lĩnh vực này, thông tin vẫn hoàn toàn khép kín.

Bài học về tuổi đời có kết quả tốt đẹp nhất

Như đã nói ở trên, con người chưa đạt độ tuổi bốn mươi rất ít khi đạt tới đỉnh cao sáng tạo của mình. Thông thường con người tạo ra những cái tốt nhất trong cuộc đời mình ở độ tuổi từ bốn mươi đến sáu mươi là thời kỳ những khả năng của họ phát triển rực rỡ nhất (những thần đồng, tiên tri và những người thiên phú bẩm sinh đặc biệt không kể đến ở đây). Khẳng định này dựa trên việc nghiên cứu kỹ hoạt động của hàng ngàn người.

Hãy để cho những người chưa đến bốn mươi và cũng chưa đạt được kết quả gì lớn đừng mất tinh thần. Hãy để cho những người sợ già ở độ tuổi ngoài bốn mươi lấy lại sự phấn khởi. Có hiệu quả cao nhất thường là những năm từ bốn mươi đến sáu mươi tuổi. Bạn đừng sợ khi gần đến tuổi này, hãy chờ đón nó không phải với sự sợ hãi, mà với niềm hy vọng hành động.

Nếu bạn còn cần chứng minh rằng thời gian tốt nhất của con người bắt đầu sau độ tuổi bốn mươi, hãy đọc tiểu sử những người thành đạt nhất của nước Mỹ. ở đó bạn sẽ tìm thấy sự chứng minh.

Henry Ford đạt được kết quả lớn nhất ở sau độ tuổi bốn mươi. Andrew Carneghi còn cao tuổi hơn nữa khi ông bắt đầu được thu nhận thành quả nỗ lực của mình. James J. Hill lúc bốn mươi tuổi vẫn còn ngồi gõ mõ. Mãi sau đó ông mới bắt đầu nổi tiếng. Nói tóm lại, tiểu sử những nhà công nghiệp và tài phiệt Mỹ chứng minh hùng hồn rằng thời gian có hiệu quả cao nhất là từ bốn mươi đến sáu mươi.

Trong độ tuổi giữa ba mươi và bốn mươi, người ta bắt đầu (nếu như có thể bắt đầu) đạt được nghệ thuật chuyển hóa năng lượng tình dục. Con người có thể không biết gì về việc này. Dĩ nhiên, anh ta không thể không nhận thấy rằng năng lượng dành để đạt những kết quả tốt tăng lên, tuy không hiểu nguyên nhân của những đổi thay tốt bên trong này chính là sự hài hòa giữa cảm xúc tính dục và đau khổ vì tình. Con người chỉ hiểu có một điều: Đổi thay bên trong này cho anh ta thêm sức lực kích thích hành động.

Hãy tin vào sự thiên tài của mình

Bản thân tình dục là một sức mạnh thôi thúc vĩ đại, nhưng sức mạnh này cũng giống như trận cuồng phong – nó tự phát và khó kiểm soát. Khi ham muốn tình dục kết hợp với cảm xúc tình yêu, mọi cố gắng trở nên cân bằng, suy luận trở nên bình tĩnh, tình cảm hài hòa với thế giới nội tâm. Ai đã được bốn mươi mà lại không may đến mức không có khả năng phân tích kết luận này và khẳng định bằng kinh nghiệm của chính mình?

Khi một người đàn ông bị thôi thúc bởi sự đam mê chỉ dựa trên cảm xúc tính dục, anh ta muốn được phụ nữ thích và sẽ đạt được tất cả. Thế nhưng những hành động của anh ta thường kịch hứng, đôi khi mang tính chất phá hoại.

Người chịu tác động của sự ham muốn thu hút mà nguồn gốc của nó là tình dục và chỉ có tình dục, có khả năng ăn cắp, lừa đảo, và giết người. Nhưng nếu tình dục là kết quả của tình yêu, nếu tình yêu và tình dục đan quyện vào nhau, thì cũng là người đó nhưng sẽ hành động hợp lý, có cân nhắc và xứng đáng.

Tình yêu, sự say mê và tình dục có thể đưa những người mạnh mẽ đến với những thành tựu tuyệt đỉnh. Tình yêu đánh thức trong con người những cảm xúc giống như van an toàn, đảm bảo sự tự chủ và tính xây dựng. Cả ba tình cảm này kết hợp với nhau có thể nâng một người bất kỳ lên đến mức thiên tài.

Tình cảm, cảm xúc – đó là trạng thái của nhận thức. Thiên nhiên đã ban cho con người một “phòng thí nghiệm hóa học” – đó là nhận thức, bởi vì nó hoạt động giống như xưởng sản xuất hóa chất được tổ chức tốt.

Mọi người đều biết là trong hóa học, những thành phần nhất định, bản thân không độc, nhưng nếu được trộn lẫn vào nhau, có thể tạo thành những chất độc rất mạnh. Các loại tình cảm của con người, nếu được xáo trộn theo một tỷ lệ nhất định, cũng có thể trở thành chất độc. Sự đam mê và lòng ghen tuông hoàn toàn có thể biến con người thành một con thú điên.

Con đường dẫn đến thiên tài trải qua sự phát triển tính dục, việc sử dụng tình dục, tình yêu và say mê, và sự kiểm soát những tình cảm ấy. Quá trình này có thể mô tả ngắn gọn như sau:

Hãy giữ gìn trong con người mình những tình cảm và ý nghĩ mang tính xây dựng, hãy lấy đó làm cái chính trong nhận thức của bạn. Và ngược lại, hãy trấn áp những tình cảm mang tính phá hoại. Sở dĩ nhận thức tồn tại được là vì có những ý nghĩ nuôi dưỡng nó.

Nhờ có sức mạnh ý chí có thể bắt mình vun đắp những ý nghĩ này và tiêu diệt những ý nghĩ khác giống như loài cỏ dại. Chỉ cần bạn có một chút sức mạnh ý chí, việc kiểm soát nhận thức của mình không có gì là khó cả. Bắt đầu bằng tính kiên định chuyển dần thành thói quen.

Bí quyết của kiểm soát ẩn mình chính trong sự chuyển hóa năng lượng tình dục và biến đổi năng lượng tính dục. Nếu bạn đang có những cảm xúc tiêu cực hoặc tình cảm phá phách tâm hồn, có thể biến chúng thành tích cực và mang tính xây dựng bằng cách rất đơn giản: HƯỚNG SUY NGHĨ CỦA BẠN VÀO MỘT CÁI GÌ ĐÓ ĐÁNG LÀM VÀ MANG TÍNH XÂY DỰNG.

Ngoài việc rèn luyện mình một cách có ý thức, không còn con đường nào khác để đến với sự thiên tài! Tất nhiên, nếu chỉ sục sôi bằng năng lượng tính dục, con người cũng có thể đạt được, và thường là đạt được những đỉnh cao trong hoạt động kinh doanh và tài chính.

Nhưng kinh nghiệm cho thấy, điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến tính cách, làm cho con người mất khả năng thưởng thức tài sản lớn lao của mình và thậm chí không giữ được nó. Sự thực này cần được chú ý phân tích bởi vì nền tảng ở đây là một chân lý, sự hiểu biết nó sẽ giúp nhiều không những cho nam giới, mà còn cho cả phụ nữ nữa. Việc coi thường nó đã dẫn đến kết quả là hàng ngàn, hàng vạn người thậm chí đã có tiền tỉ cũng vẫn không hạnh phúc.

Kinh nghiệm vĩ đại của tình yêu

Hồi ức về tình yêu không bao giờ biến mất hoàn toàn không để lại dấu vết. Nó sống mãi và ảnh hưởng mãi đến hành vi của con người, ngay cả khi ngọn lửa tình đã tắt. Điều này chẳng có gì mới. Những người đã trải qua một tình yêu thật sự đều biết là nó để lại những dấu ấn sâu sắc như thế nào trong con tim. Con người mà những cảm xúc liên quan đến tình yêu không thôi thúc hành động và đạt kết quả thì chẳng hy vọng gì. Anh ta, tưởng rằng vẫn sống, nhưng thực ra đã chết.

Trong ý nghĩ, bạn hãy trở lại với những năm tháng đã qua và hãy nhớ lại những xúc động tuyệt vời của tình yêu đã trải. Những hồi tưởng như vậy có khả năng giảm nhẹ những khó khăn và dằn vặt hiện thời của bạn. Chúng sẽ cứu giúp bạn khỏi hiện thực tàn nhẫn, và – ai mà biết được – cũng có thể, du ngoạn trong thế giới tưởng tượng này, biết đâu ý nghĩ của bạn lại chẳng va phải một tư tưởng hay kế hoạch bất ngờ nào đó có khả năng thay đổi hoàn toàn tình hình tài chính của bạn, hoặc ít ra là trạng thái tinh thần của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã mất tất cả chỉ vì tình yêu bất hạnh đó, thì hãy xua đuổi ý nghĩ này đi ngay lập tức. Người biết yêu thật sự không thể đánh mất tất cả, bởi vì anh ta không bao giờ có thể đánh mất được. Tình yêu đến khi nào nó thích, và bỏ đi không báo trước. Hãy hạnh phúc khi tình yêu còn bên cạnh bạn, và đừng mất nhiều thời giờ than khóc khi nó bỏ đi. Thương tiếc, than thân trách phận hay khóc lóc chẳng thể buộc tình yêu quay trở lại.

Đừng làm khổ mình bằng ý nghĩ là tình yêu chỉ đến có một lần. Tình yêu đến và đi, không chú ý tới số thứ tự, tuy vậy, không có hai cảm xúc tình yêu giống nhau. Thông thường thì một tình yêu nào đó để lại dấu ấn mạnh nhất trong tâm hồn so với tất cả các tình yêu khác, nhưng tất cả các tình yêu đều tốt lành. Tất nhiên, chúng ta không nói tới những kẻ hay mếch lòng hoặc vô liêm sỉ đối với tình yêu đã mất.

Tình yêu không bao giờ gây nên thất vọng nếu mọi người hiểu được sự khác nhau, thấy được vực thẳm cách ngăn tình yêu với tình dục. Điều khác biệt chính có lẽ là ở chỗ: Tình yêu – đó là sự huyền bí, còn tình dục – thuần túy là sinh lý. Kinh nghiệm, cảm xúc rung lên trong con người bằng những sợi dây thần bí của mình không bao giờ có thể gây nguy hại và suy đồi. Ghen tuông và dốt nát ở đây là những trường hợp ngoại lệ.

Không hề khuếch trương cũng có thể nói rằng tình yêu là kinh nghiệm sống vĩ đại nhất. Nó dẫn con người đến giao tiếp với Trí Thông Minh Vô Hạn. Cùng với say mê và tình dục, nó chắp cánh cho những ai có nỗ lực sáng tạo, nối dài bậc thang cho họ đi lên. Cảm xúc tình yêu, xúc động tính dục và sự say mê lãng mạn – đó là cái kiềng ba chân vĩnh cửu của những chiến công làm nên thiên tài trong mỗi con người.

Tình yêu – đó là tình cảm với rất nhiều sắc thái khác nhau và nói chung rất khó xác định. Nhưng những cảm xúc mạnh mẽ nhất thì chỉ có tình yêu kết hợp với cảm giác tính dục mới đem lại được. Hôn nhân mà trong đó tình yêu không được thực hiện thông qua cuộc sống tình dục lành mạnh không thể hạnh phúc và thường tan vỡ.

Bản thân tình yêu không đem lại hạnh phúc cho cuộc sống vợ chồng, sự say mê tình dục cũng vậy. Nhưng khi hai tình cảm tuyệt vời này đan quyện vào nhau, hôn nhân có thể mang lại trạng thái nhận thức gần với sự huyền bí của thiên nhiên trước nay chưa hé mở cho ai trong cuộc sống trần tục này.

Còn nếu thêm vào đó là cảm giác phiêu lưu và phi thường về những điều đang diễn ra, thì trong trường hợp này không còn chướng ngại vật nào giữa nhận thức của con người với Trí Thông Minh Vô Hạn. Chính đây là nơi sinh ra thiên tài!

Những điều lặt vặt trong hôn nhân

Nhưng cứ thử xem cần có bao nhiêu sự hiểu biết và thông cảm để có được sự hài hòa và thanh bình từ toàn bộ lộn xộn cảm giác trong quan hệ vợ chồng. Mọi người thể hiện sự không thỏa mãn hôn nhân của mình ở chỗ họ chưa hiểu hết những trở ngại tính dục của mình, họ thường xuyên phàn nàn, gắt gỏng và bằng mọi cách thể hiện việc mình không hài lòng. Sẽ không có sự bất hài hòa trong trường hợp cả vợ lẫn chồng không để mất tình yêu, sự say mê và hiểu đúng cơ chế tính dục.

Người vợ nào hiểu rõ mối quan hệ giữa ba chân đế của cuộc sống vợ chồng này thì người chồng thật là hạnh phúc. Nghĩa vụ sẽ không trở thành nặng nề nếu được khích lệ từ nguyên tắc “kiềng ba chân” này, và mọi việc sẽ tự nhiên.

Từ lâu người ta đã cho rằng “người vợ sẽ cứu chồng hoặc sẽ hại chồng”, nhưng chưa ai giải thích được rõ ràng tại sao lại như vậy. Cứu hay hại hoàn toàn phụ thuộc vào việc người vợ hiểu hay không hiểu mối quan hệ giữa tình yêu, say mê và tình dục.

Nếu người vợ để cho chồng chán mình để thích những người phụ nữ khác thì thường là chính chị có lỗi vì đã quá thờ ơ, thờ ơ do thiếu hiểu biết đối với những vấn đề mà chúng ta nói đến ở đây. Đương nhiên, khẳng định này dựa trên giả thuyết rằng giữa vợ và chồng có cảm giác tình yêu đích thực. Tất cả những điều này cũng đúng đối với người chồng muốn vợ không bao giờ chán mình.

Trong cuộc sống vợ chồng, người ta hay cãi nhau chỉ vì những điều hết sức nhỏ nhặt và vụn vặt. Nếu tổng kết tất cả những điều vụn vặt ấy lại và phân tích kỹ lưỡng thì sẽ thấy một điều rất đơn giản: Chúng đều xuất phát từ sự lãnh đạm đối với cái mà ta vẫn gọi là quan hệ tình dục.

Quyền lực của nữ tính

Sức mạnh thôi thúc lớn nhất trong hành động của người đàn ông là làm cho phụ nữ thích! Người thợ săn nguyên thủy giỏi hơn những người khác trở thành tù trưởng, như ngày nay chúng ta vẫn gọi là thủ lĩnh, bởi vì anh ta thích tỏ ra tốt hơn tất cả những người khác trong con mắt của phụ nữ. Về khía cạnh này, bản chất của người đàn ông không thay đổi chút nào.

Người thợ săn ngày nay không đem về nhà tấm da thú dữ anh ta giết được, nhưng thể hiện mình bằng cách lựa chọn áo quần đẹp, xe hơi sang trọng, bắt chước thói quen của những người giàu có. Mong muốn được thích, được cảm tình giống hoàn toàn với khi còn là buổi bình minh của phát triển nhân loại.

Điều duy nhất thay đổi là phương pháp thể hiện mong muốn này. Những người có tiền, những người hùng mạnh và nổi tiếng, thực hiện kế hoạch của mình ở đây không khó khăn lắm. Hãy gạt người phụ nữ ra khỏi cuộc sống của họ, và toàn bộ của cải đối với họ trở nên vô nghĩa và vô ích.

Được phụ nữ thích – đó là nhu cầu bẩm sinh của đàn ông. Người phụ nữ hiểu được bản chất của đàn ông và biết cách giúp anh ta thỏa mãn yêu cầu của mình một cách khôn khéo, nhẹ nhàng, thì chẳng có gì phải sợ những người phụ nữ khác cạnh tranh. Đàn ông có thể là người khổng lồ bằng sức mạnh ý chí, lòng dũng cảm và nhiều tính chất đàn ông lỗi lạc khác nữa, song lựa chọn họ và biến họ thành như vậy – chính là phụ nữ.

Đa số nam giới không bao giờ thú nhận rằng họ chịu ảnh hưởng của những người phụ nữ họ đã chọn cho mình, bởi vì bản chất của đàn ông là luôn luôn cho rằng mình hơn hẳn những người khác. Nhưng người phụ nữ thông minh biết điểm yếu của nam giới và không bao giờ đem việc này ra thảo luận, tranh cãi thì lại càng không.

Một số người đàn ông thấy được mình chịu tác động của phụ nữ – vợ hoặc người yêu, mẹ hay chị gái – và không chống lại ảnh hưởng này bởi vì họ đủ thông minh để hiểu rằng mình sẽ không có hạnh phúc nếu bên cạnh không có những người phụ nữ đôn hậu quan tâm. Những người nam giới nào không hiểu được tầm quan trọng và toàn bộ ý nghĩa của chân lý này, sẽ đánh mất đi một sức mạnh hùng hậu nhất không gì so sánh nổi, sức mạnh có khả năng giúp họ thành đạt.

Suy nghĩ cần ghi chép

Hai sự thật nổi tiếng về động lực của tình dục cho ta cách hiểu mới về nguồn năng lượng và sức lực phong phú này. Năng lượng tình dục có thể biến bạn thành thiên tài như đã từng làm với Thomas Edison và Andrew Carnrghi.

Năng lượng tình dục cùng với hưng phấn, trí tưởng tượng sáng tạo, mong muốn rực lửa và tính kiên định có thể biến bạn thành người hạnh phúc và giàu có.

Ý nghĩ được chuẩn bị ít nhất có thể giúp bạn tăng trực giác. Bạn có thể định hướng vào tiềm thức và tư tưởng của những người khác.

Bí quyết vĩ đại của những nhà phát minh thiên tài giờ đây sẽ phục vụ bạn. Ngoài ra, bạn đã hiểu: Không gì có thể giúp bạn trong công việc của mình tốt hơn năng lượng tình dục, đừng bao giờ chối bỏ biểu hiện tự nhiên của nó. Tất nhiên, nhiều khi người ta hiểu được cần phải điều khiển năng lượng tình dục như thế nào thì đã quá muộn.

Nguồn gốc của sự sống chính là nguồn gốc của giàu sang vĩnh cửu.

(Hết chương 11)

Tham khảo

💎 [THĐP Translation™] Lợi ích của sự chuyển hóa năng lượng tình dục từ Napoleon Hill

sách chủ nghĩa khắc kỷ

Tiền chỉ là công cụ

1

Ý muốn có một công việc ổn định, tích trữ tài sản và trở nên giàu có bắt nguồn từ nỗi sợ không ổn định và thiếu tiền. Nhưng thiếu tiền tới mức không đủ tự đáp ứng nhu cầu căn bản và không thể giúp đỡ người khác là do lười biếng, thiếu giá trị và năng lực.

“Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó thì đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết đi trong nghèo khó thì đó đích thị là lỗi của bạn” — Bill Gates

Tại sao phải vướng vào hai đối cực này mà không phải là trung hòa nó và biến bản thân trở nên linh động và thích nghi tốt hơn?

Vật chất là vô thường, hôm nay tiền là của bạn nhưng chưa chắc ngày mai là của bạn. Mọi thứ luôn biến đổi, đó là luật. Vậy tại sao bạn lại ôm khư khư một đống tiền trong lo sợ và mong cầu đừng có gì thay đổi. (Suy thoái bất động sản vì dịch bệnh là minh chứng cho điều này.)

“Người đàn ông vĩ đại nhưng tàn ác sẽ là ví dụ hay về thói xấu xa
Và người đàn ông giàu có nhưng keo kiệt sẽ chỉ là kẻ ăn mày
Người sở hữu của cải không hạnh phúc khi sở hữu nó, mà bằng cách chi tiêu nó
Và không phải bằng cách chi tiêu tùy tiện, mà bằng cách chi tiêu tốt.” — The Platform

Tại sao không trau dồi giá trị và năng lực của bản thân để khi nào tiền cũng có thể được tạo ra bởi chính con người bên trong của bạn. Hóa chăng ta muốn giàu có chỉ để hãnh diện với kẻ khác, hay chỉ bởi vì ta quan tâm cách người khác đánh giá về mình? Để rồi ta vùi đầu vào guồng quay của xã hội, chạy đuổi theo đồng tiền. Sống ngày này qua ngày khác một cách tẻ nhạt, rập khuôn gò bó. Tranh đấu với đồng nghiệp, nỗ lực thăng tiến trong khi ta chán ghét công việc ta đang làm. Liệu như vậy chúng ta có được hạnh phúc, thâm tâm có được bình an và thanh thản, hay chỉ toàn áp lực, lo sợ và đau khổ.

Tiền chỉ là công cụ, mà công cụ thì cực kỳ quan trọng, không có nó chúng ta không thể làm gì được. Nhưng đừng nhầm lẫn giữa mục đích và công cụ.

“Có tất cả rồi mới biết tiền chỉ là công cụ
Giàu hay nghèo gì thì cũng có những đêm không ngủ.” — Nah (Son Nguyen)

Đối với tôi mục đích cuộc sống là phát triển tâm linh, trau dồi các giá trị tinh thần và phẩm hạnh cùng với niềm vui của việc trải nghiệm sự sống. Đó mới là điều chúng ta nên hướng tới. Tâm linh chính là sức mạnh để bạn xây dựng giá trị và năng lực. Và từ đó bạn mới có thể tạo ra tiền bạc và vật chất cho bản thân mình.

🎯 Vật chất và tâm linh

Tâm linh chính là một chiếc mỏ neo trên hành trình sự sống ngoài biển khơi, nó khiến chúng ta luôn vững vàng trước mọi sóng gió và bão táp phía trước. Chỉ có chính bản thân bạn luôn bên cạnh bạn, còn mọi thứ bên ngoài chỉ là những thứ tạm thời. Và tâm linh giúp chúng ta tìm thấy cái “bản thân” đó.

🎯 8 lý do vì sao tâm linh quan trọng

Nếu bạn dành cả đời chỉ để tập trung vào vật chất vô thường với đủ loại cảm xúc tiêu cực từ tham vọng, cạnh tranh,… cho đến khi đối diện với cái chết tất yếu của cơ thể thì tự hỏi xem thời gian qua bạn sống vì điều gì, sự sống đó có ý nghĩa hay không và liệu còn lại gì cho linh hồn mình ngoài sự vô nghĩa, trống rỗng, quyến luyến và sợ hãi.

“Bạn phải luôn sẵn sàng để chết thì mới có thể sẵn sàng để sống.” — Huy Nguyen

Tôi chỉ là một cậu sinh viên, tôi vẫn phải đi học, vẫn phải trau dồi năng lực và giá trị cho mình để luôn có khả năng đối đầu và thích nghi với mọi khó khăn và bất tiện. Nếu bạn nghèo đói hay sống túng thiếu thì tự hỏi xem có phải bản thân quá thiếu năng lực hay lười biếng. Đừng dùng tâm linh để ngụy biện cho điều này. Mọi bậc thầy tâm linh đều cống hiến hết mình cho công việc.

Và tôi xin lặp lại điều này: Tiền là công cụ, đừng biến nó thành mục đích. Peace!!!

“Nếu đồng tiền không còn quanh đây
Mày sẽ không còn gì để mất,
Mày sẽ không còn gì để buồn.
Sống đi, sống đi, sống đi, sống đi.
Nếu đồng tiền không còn trong tay!
Nhiều thằng sẽ không còn mục đích,
Vậy thì sống nữa để làm gì,
Chết đi, chết đi, chết đi, chết đi.” — Nah (Son Nguyen)

Tác giả: Bá Kỳ
Edit: THĐP

Ảnh: Josh Appel

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Cái giá phải trả để có thể tinh thông một thứ gì đó

3

sách chủ nghĩa khắc kỷ

Ảnh số km  chạy 11/4/2020 của mình

Mấy hôm trước một em gái nói với mình từ bây giờ sẽ từ chối những lời rủ rê, dụ dỗ đi ăn để có body đẹp giống như một chuyên gia fitness ở Mỹ. Em ấy nói với mình rằng chị gái America đó phải mất 5 năm để có được thân hình đẹp như vậy. Em ấy hỏi rằng liệu em bỏ ra 5 năm thì có được body đẹp như thế không. Và mình đã phũ phàng nói :

  • Với tốc độ dành cho việc luyện tập như thế này thì có thể không được.
  • 5 năm vẫn không được ạ?
  • Em có chắc là mình duy trì tập được 2 năm không. Vì không chỉ là tập mà còn những cái khác nữa.
  • Em biết là còn cả ăn uống nữa. Em chắc làm được vì em xác định tập cả đời chứ có phải tập cho đẹp đâu…

Mình thừa nhận bản thân em ấy đã chăm chỉ và có ý thức hơn nhiều những bạn cùng tuổi. Hiện tại không chỉ tập mà em ấy còn đang học đại học, tham gia nhảy hiphop và đi làm thêm kiếm tiền. Dù em ấy không nói ra, nhưng mình biết em ấy đang cố gắng làm tốt hết mọi việc có thể từ đi học, đi làm, đi nhảy và đi tập.

Mình tôn trọng và nhìn nhận quyết tâm của em ấy trong việc xây dựng một thân hình đẹp với tầm nhìn 5 năm hoặc lâu hơn. Nhưng mình cũng có lý do để nói phũ với em ấy là chưa chắc em đã có thể làm được khi em nghĩ có thể đạt được mọi thứ, từ đi học, đi nhảy, đi làm và tập luyện. Cá nhân mình tin vào lý do để tinh thông một cái gì đó không phải là có thể làm được bao nhiêu việc, mà là phải từ bỏ những thứ gì để có thể chuyên tâm vào một mục tiêu.

s6BRhBm
Đây là thân hình mà em gái trong bài viết mơ ước

Những ai đã và đang xây dựng một thân hình đẹp bằng đi tập sẽ biết duy trì tập 1-2 tiếng hàng ngày khó như thế nào. Nhiều người bỏ tiền thuê cả Personal trainer nhưng chưa chắc đã có thể đốt mỡ hiệu quả chứ đừng nói gì là người đẹp. Lý do không nằm ở việc PT của bạn không hiệu quả mà là do ở chính thái độ kỷ luật và thời gian bạn dành ra tập luyện.

Cá nhân mình chỉ tập những bài “Workout at home” đầy rẫy trên youtube hơn 4 năm nay. Sau đó tập tạ tay, rồi từ tháng 5 năm 2019 bắt đầu chạy mỗi ngày 4-5 km ( hiện tại mình đã chạy được 10-13km/1 ngày). Hàng ngày, dù có thế nào mình cũng cố gắng để đi bộ 60-90 phút song song với chạy bộ mỗi ngày chia làm 2 buổi. Mình liên tục nâng độ khó lên mỗi khi cảm thấy khối lượng và bài tập đã trở nên bình thường với sức chịu của cơ thể. Mỗi ngày mình dành ra 20-30 phút thiền và rất nhiều hôm mình không làm được.

Lý do tại sao mình phải làm tất cả những việc này? Vì mình muốn thân hình dễ nhìn và đẹp hơn khi mình đã 30 tuổi. Rất tiếc dù ngày nào mình cũng tự nhủ phải tập, phải chạy, phải viết lách, nhưng có những ngày do chính mình hay các yếu tố khác đã làm mình không tập hay chạy được.

Kết quả thì sao? Mình đã có cơ bắp đủ tự tin để cởi trần ra đường. Sức đề kháng cũng tốt hơn khi 5 năm nay mình gần như không ốm đau gì ngoài cảm cúm, viêm họng trong 1-2 ngày là hết. Nhờ tập luyện mình cũng trẻ hơn so với tuổi và có sức khoẻ để có thể duy trì tốc độ làm việc và đọc sách.

Cơ bắp chỉ phát triển khi cơ thể luôn được đẩy khỏi giới hạn chịu đựng. Nói đơn giản rằng để có thể làm tốt trong việc xây dựng một body đẹp thì việc bỏ ra thời gian là chưa đủ. Phải liên tục tăng thêm độ khó và cường độ. Ngoài ra còn phải nhịn đủ thứ ngon lành để ăn uống điều độ trong một thời gian dài để đạt tới và duy trì một cơ thể đẹp. Quá nhiều cái giá để bỏ ra và phải coi việc tập luyện body đến tinh thông đến mức bạn cũng chính là chuyên gia.

Mình chưa bao giờ đến phòng tập vì thích sự chủ động hơn. Có những hôm mình tập từ 6 giờ sáng và nhiều ngày mình chỉ tập được vào lúc 11-12 giờ đêm. Mấy người bạn và anh em xung quanh luôn thấy mình chỉ đọc, viết, đi chơi, cafe 3 buổi 1 ngày, tán tỉnh các em gái rồi còn cả tập chạy nữa. Mình cũng chẳng phải con người siêu phàm trong việc kỷ luật hay kiểm soát thời gian. Đơn giản là mình quyết định chẳng làm toàn thời gian ở đâu cả bắt đầu từ năm 2016 cho đến bây giờ. 30 tuổi không một công việc. Cái giá phải trả để có thời gian viết chia sẻ này.

Năm vừa rồi mình đọc 292 cuốn sách, nâng được mức tập và số km chạy lên, viết được truyện ngắn và tiểu thuyết mới. Đổi lại mình đã sống trong những ngày ra đường chỉ có 2 nghìn đồng. Chuyện ăn 1-2 bữa 1 ngày cũng chẳng có gì đáng để tự hào. Mình cũng rất muốn chu toàn mọi thứ lắm chứ. Muốn đọc sách, viết lách cả ngày mà trong túi vẫn có tiền để tiêu và để ăn ngon sau những buổi tập rã rời chân tay. Nhưng mình không làm được như thế.

Mình đã nhận được nhiều lời mời làm việc và tham gia kinh doanh rồi mình sẽ có thu nhập để mua sắm và du lịch hay đồi xe mới. Đổi lại là mình sẽ từ bỏ đi khá nhiều cái mình đang duy trì. Mình tự hỏi rằng cái nào sẽ làm cho bản thân hạnh phúc và tiến bộ hơn. Một công việc full time hay tự giáo dục và kỷ luật chính mình? Mình đã chọn và cái giá phải trả là sống trong nhiều ngày không có tiền.

Một trường hợp nổi tiếng về sự tinh thông trong tập luyện và công việc

Michael Jordan từng nói chỉ có một cách duy nhất để ai đó tiếp cận trình độ của mình là ném vào rổ 800 lần mỗi ngày. Có bao nhiêu cầu thủ từng bỏ thời gian để làm như thế và thành công? Chẳng ai cả. Nhưng có một người còn vượt qua sự tinh thông trong tập luyện lẫn giới hạn của Michael Jordan là Kobe Bryant.

Kobe Bryant trong những năm niên thiếu đã khổ luyện ở mức độ không ai trong thế hệ của anh và bây giờ (trừ Lebron James) có thể đạt tới. Kobe dậy từ 5 giờ chơi bóng đến 7h rồi vào học và sau buổi học sẽ tiếp tục tới 9-10 giờ tối trong điều kiện không có ánh sáng cứ như vậy cho đến khi được chọn vào NBA ở lượt thứ 13 cũng được 4-5 năm. Nhưng kể cả khi đã trở thành một trong những cầu thủ bóng rổ giỏi nhất rồi Kobe Bryant vẫn duy trì khối lượng tập như thế.

Một lần khi tới chơi trên sân khách, một cầu thủ Chicago Bulls hiểu đối mặt với Kobe Bryat sẽ khó khăn thế nào nên anh đã vào sân tập luyện vài tiếng trước khi trận đấu bắt đầu. Khi tới thì anh ta đã thấy Kobe Bryant ném bóng đến đổ mồ hôi ướt sũng cả áo. Anh ta chăm chú nhìn Kobe Bryant tập thêm 30 phút rồi không giấu giếm sự tò mò xuống sân hỏi: Tại sao cậu đã là một trong những người giỏi nhất rồi mà vẫn chăm chỉ thế? Kobe đáp rằng “Vì khi nhìn thấy anh bước vào, tôi càng muốn tập thêm để anh biết rằng dù mình có chăm chỉ cỡ nào thì tôi càng tập luyện hơn thế gấp vài lần. Tôi không coi bóng rổ là vui chơi mà đấy chính là cuộc sống và công việc tôi làm suốt đời.”

Điều đáng kể ở đây là Kobe Bryant đã bỏ chơi bóng rổ cấp đại học, tự tin đưa mình lên thẳng cấp độ NBA. Thông thường các cầu thủ NBA đều phải trải qua 2-3 năm chơi ở đại học mới dám tham gia xét tuyển chơi NBA. Kobe Bryant là người thứ 5 trong lịch sử làm điều đó để khẳng định rằng sự tập luyện của bản thân đã tinh thông đến mức độ đủ để nhảy cóc một bước dài so với những người ở cùng độ tuổi. Đó rõ ràng là một sự mạo hiểm vô cùng lớn, tương tự như bạn bỏ học đại học và ứng cử bản thân với Havard vậy. Nhưng Kobe Bryant đã trở thành lịch sử giống như Michael Jordan nhưng khác ở chỗ anh đã nỗ lực còn vượt qua cả huyền thoại số 23 chứ không chỉ là bằng.

Và cuối cùng, để trở nên tinh thông dù trong tập luyện để có body đẹp, viết lách hay đọc sách, cho đến việc trở thành siêu sao NBA thì không có cách nào khác là phải trả giá, phải dành nhiều thời gian và từ bỏ rất nhiều điều không quan trọng.

Tác giả: Đức Nhân
Edit: THĐP

Ảnh: Andrey Krasilnikov

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP