26 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 51

Tạp chí Aloha volume 25

[Mới] Bắt đầu từ Volume 25 mỗi số sẽ có 6 bài dịch (thay vì 3 bài như các volume trước).

Nội dung Volume 25

🔥 [Hỏi – Đáp] Làm thế nào để phát triển lòng từ bi?

🔥 [Bài Dịch] Sự Khác Biệt Giữa Kiến Thức Và Trí Tuệ

🔥 [Bài Dịch] Phá Vỡ 7 Lầm Tưởng Cố Chấp Về Hôn Nhân

🔥 [Bài Dịch] 45 Trích Dẫn Có Thể Giúp Bạn Giác Ngộ Từ Ramana Maharshi

🔥 [Bài Dịch] Luân Hồi Đã Từng Được Giảng Dạy Trong Kitô Giáo Thời Kỳ Đầu

🔥 [Bài Dịch] Thuyết Tiến Hóa Có Giải Thích Được Nguồn Gốc Của Sự Sống Không?

🔥 [Bài Dịch] 7 Khuôn Mẫu Suy Nghĩ Đang Cản Trở Bạn Sống Cuộc Đời Mình Mong Muốn

🔥 [Tiểu Thuyết] Lên Đà Lạt – Chương 13: Trách Nhiệm Với Mình Và Trách Nhiệm Với Đời

🔥 [Thế Giới Đó Đây]

mục lục

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Cái chết của bản ngã (Ego death) – Tắt đi chế độ phòng thủ

0

Những ngày gần đây mình liên tiếp được chứng kiến những người bạn đi vào trải nghiệm biến đổi nội tâm một cách mãnh liệt sâu sắc. Có thể nói họ đang đứng trước ngưỡng cửa “tái sinh”, thay đổi triệt để về nhận thức bên trong. Họ đang trải nghiệm cái chết của bản ngã (ego death). Tùy người sẽ có những biểu hiện khác nhau với cường độ và thời gian kéo dài khác nhau. Nhưng về bản chất, đây là một phúc lành ẩn giấu sau vẻ ngoài đau đớn và bất mãn. Có người biểu hiện trong sự mất hết động lực sống, mệt mỏi uể oải, cảm thấy mịt mù hoang mang, mất định hướng và khao khát sống. Có người thì biểu hiện trong liên tiếp các sự kiện chấn động, sụp đổ diễn ra, như thay đổi công việc, chia cắt với người thân yêu bởi cái chết, và từ đó bắt đầu tìm kiếm các giá trị tâm hồn. Còn có người thì biểu hiện trong việc chứng kiến nhiều sự kiện trùng hợp một cách lạ lùng, khiến họ phải chú ý cao độ và đặt những câu hỏi nền tảng như “Tôi là ai”, “Mục đích cuộc đời là gì?”, v.v…

Mình nghĩ rằng cái chết của bản ngã là một đề tài quan trọng mọi người cần quan tâm tìm hiểu, nên hôm nay mình muốn chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân về nó. (Cá nhân mình đã trải qua trạng thái giằng co kéo dài 5 năm, do không được tiếp cận với tri thức và định hướng đúng đắn về trải nghiệm này.)

1. Lập trình một con người

Đầu tiên, bạn có thể hình dung mỗi người trong số chúng ta được sinh ra trong đời cũng giống như một cái máy tính đã được thiết kế và lắp đặt hoàn thiện, được cắm điện và đi vào sử dụng. Phần cứng của cái máy tính là thân xác, tâm trí, xúc cảm. Người sử dụng máy tính chính là Linh Hồn (Thần Khí / Spirit / Chân Ngã). Chương trình chạy thì vô vàn các loại, như ăn ở, ngủ nghỉ, học hành, trồng cây, chụp ảnh, làm việc, suy tư, cãi cọ, chiến đấu, yêu thương, hờn dỗi, v.v… Các bạn có thể tưởng tượng bất kỳ điều gì mà con người có thể làm được, thì đó là một chương trình được vận hành. Có hàng triệu tỷ chương trình, và với mỗi người khác nhau thì có giới hạn và biên độ hoạt động khác nhau.

Tuy nhiên, có một vấn đề “nhỏ” ở đây, đó là đa phần con người khi được sinh ra và lớn lên thì quên mất Cội Nguồn là Linh Hồn, và đồng thời quên luôn người sử dụng thể xác, tâm trí chính là Linh Hồn ấy. Chưa hết, ta quên luôn mục đích sống và các tiềm năng sức mạnh đích thực của bản thân. Thay vì sống để lan tỏa ra các giá trị hữu ích và mang tính sáng tạo, thì chúng ta sống để tự bảo tồn chính mình, hưởng thụ thành quả cho chính mình và phản ứng rập khuôn theo văn hóa xã hội cũng như theo sự thao túng của truyền thông, dư luận. Chúng ta nhầm lẫn công cụ với mục đích. Nên có thể nói, một người khi quên mất bản chất và ý nghĩa cuộc đời thì sẽ không có tự do, sống theo một quán tính phản ứng với môi trường mà không hề có sự lựa chọn nào khác. Mục đích sống của họ nằm ở việc xây dựng bồi đắp vô số các hình ảnh phù phiếm bên ngoài (con ngoan trò giỏi, sếp cấp cao, nhân viên xịn, người xinh đẹp dáng chuẩn, người dễ thương thông minh, người có danh tiếng, quyền lực và của cải, v.v…), chứ không phải sống với bản chất nội tại (người hạnh phúc và bình an).

2. Các ví dụ thường gặp về sự phòng thủ của bản ngã

Bản ngã (ego) được sinh ra với nguyên lý âm, song hành với linh hồn là nguyên lý dương. Nó có chức năng là đầy tớ, bề tôi, kẻ theo sau và người phụng sự, diễn đạt các mục đích vĩ đại của tâm hồn. Tuy nhiên, khi quên mất kết nối linh thiêng này, bản ngã sẽ bị thay đổi cơ chế hoạt động, từ hy sinh để phục vụ tâm hồn chuyển sang bảo tồn/bảo vệ chính mình (dù chức năng bảo tồn/bảo vệ vạn vật đã được mặc định là của linh hồn). Đặc điểm của cơ chế phòng thủ này rất rõ ràng nếu bạn để ý. Nó mang tính chất tâm lý ưa thích sự an toàn, ổn định, và thói tự mãn cá nhân.

  • Cãi nhau cho bằng được với ai đó là sự phòng thủ khỏi việc đối diện với nỗi xấu hổ hay với khả năng mình có thể sai.
  • Chống cự lại hoàn cảnh khó khăn đang diễn ra là sự phòng thủ khỏi việc phải gỡ bỏ đi ý kiến và kế hoạch của riêng mình.
  • Không dám từ bỏ các thói nghiện là sự phòng thủ khỏi phải đối diện với một khả năng sức mạnh lớn lao hơn cái mình đang có trong hiện tại, khỏi phải chấp nhận rằng mình đang yếu đuối và u mê.
  • Đổ lỗi cho người khác đã khơi dậy những khó chịu bên trong mình là sự phòng thủ để khỏi phải đối diện với trách nhiệm tự kiềm chế tâm trí và xúc cảm.
  • Nuối tiếc quá khứ hay mong ngóng đến tương lai là sự phòng thủ để không phải đắm mình trong hiện tại (vì hiện tại sẽ hòa tan bản ngã).
  • Lý luận vô độ mà không chịu thực hành và tự cho rằng mình đã giác ngộ và biết hết mọi thứ là sự phòng thủ khỏi phải nhớ lại cội nguồn (không phải là bản ngã), khỏi phải đi vào trải nghiệm trực tiếp nằm ngoài ngôn từ (địa hạt của tâm trí.)
  • Sợ hãi và chống cự cái chết/sự thay đổi đột ngột là sự phòng thủ để khỏi phải nhòe đi trong sự linh động và vô thường.
  • Gây dựng hình ảnh cá nhân ấn tượng thu hút sự chú ý và chấp nhận của người khác là sự phòng thủ để khẳng định và gia cố bản ngã phù du, tạo cảm giác vững chắc như thể đây là linh hồn bất biến.
  • Tìm kiếm sự thỏa mãn và hài lòng trong danh tiếng, tiền bạc hay các thú tiêu khiển là sự phòng thủ khỏi cảm giác bình an chân thực tỏa ra từ Chân Ngã (cố tình đánh tráo cảm giác, gây nhầm lẫn).
  • Ích kỷ, không dám hy sinh hay phục vụ người khác, viện cớ là mình phải giỏi rồi mới giúp được người là sự phòng thủ khỏi sự tan rã khi tiếp xúc với tình yêu.
  • Xấu hổ vì những điều mình đã từng làm hay tự ti rằng mình không làm tốt việc gì đó là sự phòng thủ để khỏi được biến đổi tốt đẹp hơn trong ngọn lửa hành động, là cách chống bị thiêu cháy của ego.
  • Lý luận về Thượng Đế và phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế là sự phòng thủ để khỏi thừa nhận bản chất thật của chính mình (là Thượng Đế).
  • Lo lắng rằng không có một người Thầy dẫn dắt mình giác ngộ là sự phòng thủ để khẳng định mặt nạ giả tạo yếu đuối hiện tại.

Kể ra thì muôn vàn sự phòng thủ của bản ngã được thiết lập khi đánh mất kết nối với linh hồn. Tất cả những gì tiêu cực một người thể hiện trong cuộc sống đều khẳng định rằng anh ta chưa nhận ra được đâu là mặt nạ và đâu là con người chân thực.

3. Cái chết của bản ngã – Tắt đi chế độ phòng thủ

Cái chết của bản ngã là quá trình tắt đi chế độ phòng thủ đã nêu ở trên. Tùy vào độ cứng và dày của những bức tường mà quá trình “tắt” này có thể diễn ra trong những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau và có cường độ cực đoan đau đớn khác nhau. Nếu một người hiểu ra rằng chế độ phòng thủ này cần được dẹp bỏ để họ hòa nhập với tâm hồn thường hằng bất biến và vĩ đại tuyệt diệu thì người đó có thể dễ dàng quy phục (surrender) trước các tình huống đang bào mòn bức tường bản ngã. Thời gian tháo gỡ sẽ không kéo dài mà càng ngày càng rút ngắn để người đó được thanh thoát nhẹ nhàng và nhận ra ánh sáng sự thật.

Nhưng nếu một người không hiểu được cơ chế này, không chấp nhận nó và cố tình chống cự những sự kiện nghịch cảnh đang diễn ra, hiểu lầm ý định tốt đẹp của cuộc đời, thì sẽ càng xây nên những bức tường dày đặc hơn. Trong khi sự va vấp với dòng chảy cuộc đời là không đổi nên càng ngày họ sẽ càng sống tiêu cực hơn, cứng nhắc hơn và khổ sở hơn. Thậm chí, nếu quá trình tan rã của bản ngã đang diễn ra mà người đó không quy phục hoàn toàn thì có thể dẫn đến những tổn thương sâu sắc về thể chất và tinh thần.

Sự tắt đi chế độ phòng thủ này có thể hiểu như người sử dụng máy tính (linh hồn) đang cố gắng nâng cấp sản phẩm của mình để nó hoạt động đúng chức năng và mục đích. Anh ta đang tìm cách tắt cái công tắc phòng ngự ấy đi, hoặc đang chỉnh sửa hệ điều hành đang tiếp tay cho cơ chế tiêu cực này. Những cá nhân giác ngộ đã và đang diễn đạt những sự thật về bản chất con người và thực tại chính là những kỹ sư đang giúp những người khác tự nâng cấp chính mình, tự tắt đi chức năng dư thừa độc hại, đi ngược lại với mục đích thánh thiện của tâm hồn. Những người có lòng tin thì sẽ lắng nghe các dấu hiệu của sự nâng cấp, để bản thân mình trở nên thanh sạch và hoàn hảo. Những người kém tin thì sẽ chống cự lại các dấu hiệu mà cuộc đời hay vũ trụ gửi tới trong những nghịch cảnh, để bản thân tiếp tục sống trong ma trận vị kỷ.

4. Một số phương thức ấn nút tắt chế độ phòng thủ của bản ngã

Có thể nói tất cả các sự kiện trong cuộc sống đều giúp một người tháo gỡ chức năng phòng thủ này. Gia đình là để yêu thương và kết nối. Lao động là để cống hiến và phục vụ tận tụy. Khó khăn là để vực dậy những phẩm hạnh thiêng liêng. Khi một người có mục đích tiến hóa, họ sẽ thấy sự nâng cấp được diễn ra mọi phút giây, trong mọi hoàn cảnh sống và mọi mối quan hệ. Còn khi không có mục đích tiến hóa, thế giới này chỉ hiện ra là mồi mê đắm lạc thú giác quan và đấu trường ganh đua kiếm chác, chống cự lại khổ đau, già nua, bệnh tật và cái chết. Có một số phương pháp giúp một người ấn nút tắt chế độ phòng thủ này.

  • Lao động hăng say cao độ, không mong cầu kết quả
  • Buông bỏ, xả ly vật chất
  • Yêu thương ngập tràn, vị tha, phụng sự
  • Cầu nguyện God với toàn bộ lòng thành kính
  • Nhập định sâu
  • Trải nghiệm chất thức thần (psychedelics)

5. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tắt chức năng phòng thủ của bản ngã

Có một câu hỏi đặt ra đó là tại sao phải tắt chức năng phòng thủ này đi? Câu trả lời đó là chức năng này không phù hợp cho sự tiến hóa nhận thức của con người. Nó làm cản trở khả năng học hỏi, thích nghi và yêu thương tự nhiên của chúng ta. Nó khiến con người càng xa rời nội tâm, chia rẽ lẫn nhau, đắm chìm trong xung đột, mâu thuẫn và nghèo đói (cả về vật chất và tinh thần). Sự phòng thủ không phải là mục đích cao thượng của bản ngã, mà là sự nhầm lẫn sinh ra do một người quên mất kết nối với cội nguồn tâm linh. Chức năng của bản ngã là phụng sự và biểu đạt mục đích cao đẹp của tâm hồn, lan tỏa tình yêu, bình an và hạnh phúc. Sự phòng thủ có cấu trúc đi ngược lại với những trạng thái thiêng liêng này nên nó cần phải được gỡ bỏ.

Có người nhầm tưởng rằng tắt chức năng phòng thủ chính là đè bẹp bản ngã hay giết chết bản ngã. Đây là góc tiếp cận sai lầm và phiến diện. Phòng thủ chỉ là một chức năng (tiêu cực) của bản ngã trong vô vàn các chức năng khác nhau. Trong khi, bản ngã là một phần của tâm hồn không thể tách biệt, như cái tay là một phần của cơ thể. Bạn không cắt cái tay đi mà hướng nó đến sự lao động đúng đắn.

Nói là cái chết của bản ngã (ego death) chỉ mang ý nghĩa hình ảnh. Cái thật sự chết đi ở đây là ảo tưởng về chức năng của bản ngã, không phải bản ngã ấy.

6. Kết luận

Nói tóm lại, một người cần nhìn thấy cơ chế phòng thủ tâm lý mà mình đang sử dụng trong những tình huống diễn ra thường ngày để có thể tháo gỡ nó dần dần. Sự chuyển hóa, sự sống, hạnh phúc và tình yêu đích thực chỉ có thể đâm chồi nảy lộc từ một mảnh đất thoáng đạt của tự do và lòng can đảm. Hãy bắt đầu “nâng cấp máy tính” của chính mình để có thể trải nghiệm những “chương trình” hay những thực tại tuyệt vời hơn.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Cameron Grey

Các bài viết liên quan

>> Sự hình thành của Bản ngã (Ego) – Vì sao cái tôi cá nhân của bạn chỉ là ảo tưởng

>> Ảo tưởng về sự tách biệt — Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Bản Chất Của Ego (Bản Ngã / Cái Tôi Cá Nhân)


🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Review Chí Tôn Ca và 5 bài học tôi rút ra được

thđp review

Review Chí Tôn Ca

Cách đây đúng một năm, lần đầu tiên mình được đọc một cuốn Thánh Kinh của Ấn Độ, đó là Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita). Nhưng đến bây giờ, sau một quãng thời gian dấn thân tu tập, mình mới thật sự thẩm thấu được những trí tuệ từ cuốn sách tuyệt vời này. Và không có gì vui sướng và vinh hạnh bằng việc viết review Chí Tôn Ca giới thiệu nó đến đông đảo mọi người.

Trước khi chia sẻ về 5 bài học mình nhận ra được từ Chí Tôn Ca sau một năm thực hành tâm linh, mình xin nói tóm tắt về bối cảnh cũng như nội dung chính của cuốn sách. Chí Tôn Ca kể về cuộc hội thoại thiêng liêng giữa Thầy và Trò (Krishna và Arjuna), trước khi trận chiến vĩ đại giữa các gia tộc diễn ra. Cung thủ tuyệt đỉnh Arjuna đã bị lung lay ý chí, trỗi dậy sợ hãi, mâu thuẫn, nghi ngờ trước khi trận chiến bắt đầu. Chính chàng lúc đó đã quy phục Đấng Krishna để đón nhận trí tuệ từ Người. Chàng đã được trí tuệ vô song ấy xua tan bức màn vô minh và run rẩy, để chàng đứng lên giao chiến không hề nao núng (và giành chiến thắng).

Cuộc hội thoại siêu việt này nói thẳng vào các chủ đề như: bản chất linh hồn, Thượng Đế, sự đầu thai luân hồi, các thuộc tính của thế giới, các con đường tu tập đúng đắn và sai trái, bổn phận tâm linh / sứ mệnh cuộc đời của một người khi được sinh ra, v.v… Có thể nói, tất cả những tri thức đỉnh cao và quan trọng nhất về con người và thực tại đều có ở trong Chí Tôn Ca. Không những nói trực tiếp vào các chủ đề quan trọng, không một chút vòng vo, (mình còn được biết) Chí Tôn Ca (bản gốc Phạn ngữ) được viết bằng dạng thơ với cấu trúc chặt chẽ và cân xứng hoàn hảo. Khi truyền đạt lại qua các thế hệ, nó rất khó (hoặc không thể) bị chỉnh sửa, dù chỉ một chữ. Giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du vậy, người ta chỉ có thể ngâm nga, khắc ghi và bàn luận về nó, chứ không thể biến tấu nó theo một cách nào đó tối ưu hơn. Có thể nói, Chí Tôn Ca là một tác phẩm hoàn hảo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Mình đánh giá rằng không có tác phẩm nào trên đời này tuyệt mỹ hơn Chí Tôn Ca.

Sau đây là 5 bài học mình nhận ra từ cuốn sách sau một năm thực hành tâm linh.

1. Quy phục Thượng Đế (surrender) là điều kiện tiên quyết để hấp thu trí tuệ

Trước kia, mình là người từng sống trong rất nhiều khổ đau và bế tắc về mặt tư tưởng. Cách đây 5 năm, mình đã đặt ra một quyết tâm rằng phải tìm được nguyên nhân của tất cả mọi sự khốn khổ ấy, để bản thân không sa vào vực thẳm tiêu cực thêm một lần nào nữa. Dù quyết tâm là vậy, khao khát trí tuệ là vậy, nhưng tất cả mọi thứ sáng sủa và tươi đẹp chỉ mở ra khi mình bắt đầu quy phục Thượng Đế. Đây là bước đi khó khăn nhất trong cuộc hành trình tìm kiếm sự thật của mình. Ngày mình quy phục Đức Krishna cũng là ngày mình hoàn toàn nhập tâm vào cuộc trò chuyện giữa Ngài và Arjuna trước trận chiến vĩ đại. Lúc đó, mình cảm thấy một nỗi xúc động khôn tả rung lên trong lồng ngực và như thể mình đang có mặt ở đó và được Krishna truyền dạy trực tiếp các chân lý vào tâm hồn. Hoàn toàn khác với lần đầu tiên đọc sách mình chỉ nắm bắt nó bằng lý trí hời hợt bên ngoài, đánh giá về câu cú hay cách sắp đặt các dữ kiện và nội dung mà chẳng hề thấy một rung động mãnh liệt nào.

Mình đã từng nghe không ít người bảo rằng Chí Tôn Ca là một cuốn sách khó nuốt, hay nó có ngôn từ trịch thượng và cao ngạo. Nhưng bây giờ mình đã hiểu rằng, phản ứng như vậy của người đọc là do chính trong bản thân họ chưa hoàn toàn quy phục Người Thầy Vĩ Đại (God) đang thuyết pháp, và chưa chịu nhún mình khiêm cung để lắng nghe. Cái cao ngạo và hống hách mà người đọc cảm nhận chính là bản ngã (ego) của họ khi đối diện với chân lý, chứ không phải là cảm nhận về chân lý. Chí Tôn Ca quả đúng là một bài kiểm tra đích thực dành cho ego. Trong Kỳ thư Kybalion đã có câu:

“Đôi môi của Trí tuệ thì khép lại, ngoại trừ với đôi tai của Hiểu biết.”

Nên nếu bạn muốn mở cánh cửa để bước vào trong những tri thức huyền diệu của Chí Tôn Ca (hay bất kỳ cuốn sách Thánh nào khác), bạn phải có được chiếc chìa khóa là sự quy phục. Nếu không có chìa khóa ấy, bạn mãi chỉ đứng loanh quanh ngoài cửa thiên đàng, dù cũng cầm cuốn sách lên đọc như biết bao nhiêu người.

“Chỉ có những kẻ vô tín ngưỡng, những kẻ thậm ngu, những kẻ thấp hèn nhất nhân loại, những kẻ bị ảo tưởng đánh cắp tri thức và những kẻ có bản chất vô thần của loài quỷ quái là không muốn quy phục Ta.”

“Trải qua muôn lần sinh tử, người thật sự có tri thức sẽ quy phục Ta, hiểu rằng Ta là căn nguyên của mọi căn nguyên và thế giới vạn vật. Linh hồn vĩ đại đó vô cùng hiếm thấy.” (7:15,19)

2. Khổ hạnh không phải là ép xác, mà là tăng đức hạnh, giảm hưởng thụ vật chất

Ngày nay khi thời thế tâm linh đang trỗi dậy, nhiều người bắt đầu dấn thân tu tập để tìm lại con người chân thực, và cũng nhiều người khác hùa theo trào lưu tâm linh. Nhưng ít ai biết được rằng bản chất của sự tu tập chính là khổ hạnh (tăng đức hạnh, giảm hưởng thụ vật chất). Vẫn tồn tại những người muốn đắc quả Thánh trong sự tiện nghi giàu có. Hay nói cách khác là không chịu dứt bỏ những dính mắc với thế giới vật chất để có sự tăng trưởng tinh thần. Đây là một sự mâu thuẫn cần được gạn lọc.

Đức Jesus đã từng nói rằng:

“Người giàu vào được nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.”

Hay

“Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, vì nước Trời là của họ.”

Mình đã từng chứng kiến những người muốn tu tập để tiến bộ nhưng vẫn tiếp tục hút thuốc lá, vẫn thủ dâm, vẫn còn đay nghiến người hàng xóm, vẫn còn ham tích lũy của cải và sự tiện nghi, ham nhận mọi thành tựu là của mình, v.v… Vậy thì người đó chẳng đi đến đâu cả vì không hiểu tu tập là gì, không hiểu khổ hạnh là gì và đích đến tận cùng của sự tu tập.

Khi bước vào quá trình tu khổ hạnh (ăn chay, sống tiết dục, không mua sắm những gì không cần thiết, không chơi bời cafe nhậu nhẹt, chịu nhẫn nại trước khó khăn, cắt bỏ sân giận, v.v…), mình đã không hề biết rằng nó là khổ hạnh. Chỉ sau này khi đọc Chí Tôn Ca thì mới nhận ra rằng bản thân đã đi đúng hướng. Và tận cùng của đức hạnh là dâng hiến mọi thành tựu tâm linh cho Thượng Đế. Đây là điều mà nhiều người không dám làm và không thể làm được vì chưa tin vào sự tồn tại thiêng liêng, còn chất chứa lòng tham chứng đắc tinh thần, và còn sống với cái tôi mê đắm thành tựu. Nếu ai đã thật sự tu khổ hạnh thì sẽ biết đức hạnh cao quý nhất của con người chính là hiến dâng tất cả cho God, và nỗ lực làm những điều tốt đẹp nhất để hiến dâng.

“Người nào luôn tràn trề ý thức về Ta và hiểu rằng rốt cục chỉ có Ta hưởng thành quả của mọi hy lễ và khổ hạnh, rằng Ta là vị chúa tể tối cao của mọi tinh cầu và tất cả á thần, là ân nhân và người hảo tâm của mọi chúng sinh, người đó thoát khỏi những khổ đau vật chất và có được sự an lạc.” — Sri Krishna (5:29)

3. Tâm linh nằm trong hành động (không mong cầu kết quả), không phải sự lý luận

Đã từng có một khoảng thời gian, mình khao khát sự tu tập để chứng đắc, để mau chóng thoát khỏi mọi khổ đau. Rồi ở trong những chuyện nhỏ nhặt hơn, mình từng mong viết được những bài viết hay, mong có người chú ý, mong được thành công này nọ. Nhưng mọi thứ mong cầu ấy chỉ càng làm mình đánh mất sự thư thái và bình an, thứ mình vẫn hằng khao khát. Nhưng kể từ khi nắm bắt và thực hành một lối sống tuyệt vời mà Đức Krishna đã chỉ dạy trong Chí Tôn Ca, rằng lao động không mong hưởng thành quả, và hiến dâng mọi thành quả cho Thượng Đế, mình mới có được sự thanh thản trong tâm hồn.

Thanh thảnh thôi chưa phải là tất cả, mình có được sự tập trung tự nhiên trong khi làm việc mà không cần nỗ lực. Và quan trọng hơn cả, tình yêu và lòng vị tha đã nảy sinh trong tâm hồn mình để lao động và cống hiến cho xã hội, điều mà trước kia mình hoàn toàn không có.

Mình quan sát thấy rằng sự thất bại trong tu tập đó là do chúng ta có khao khát phát triển trí tuệ nhưng lại tự trói buộc chính bản thân ở một vùng rất hữu hạn là logic lý trí, và sự mơ tưởng về các thành quả. Ta đọc nhiều, nói nhiều, kỳ vọng nhiều mà chưa một lần dấn thân hành động (VD: thực hành thiền hay từ bỏ các thói nghiện,…) Chỉ những người nào dũng cảm thì mới có thể bước ra khỏi vòng vây của cái trí để chạm tới dòng chảy sự sống nằm trong hành động. Terence McKenna có câu nói rằng:

“Nếu bạn muốn có một người thầy, hãy thử một dòng thác, hay một cây nấm, hay một vùng thiên nhiên núi rừng, hay một bờ biển giông tố. Đó mới là nơi Hành Động hiện hữu.”

Khi Chí Tôn Ca xuất hiện, nó mở ra một trường các khả năng tu tập vô cùng gần gũi và thực tế, giúp con người dù thuộc tầng lớp bình dân nhất cũng có thể tiến vào trong hành động với lòng tin và sự dũng cảm. Cá nhân mình mang ơn Chí Tôn Ca rất nhiều vì khía cạnh này, và mình tin rằng nhiều người ở ngoài kia cũng sẽ phù hợp với lối sống, lối lao động cao thượng đã được trình bày trong cuốn sách.

“Nếu ngươi chẳng thể lao động với ý thức về Ta thì hãy gắng dâng hiến mọi thành quả lao động của ngươi và hãy thấu hiểu bản chất thật sự của mình. Nếu ngươi chẳng thể làm được cả hai điều đó thì hãy gắng kiện toàn tri thức. Cao hơn tri thức là thiền định, còn cao hơn thiền định là sự từ bỏ thành quả lao động, vì sự từ bỏ đó sẽ làm cho tâm trí con người an lạc.” (12:11,12)

“Dhanañjaya ơi, hãy chấm dứt mọi việc làm tội lỗi nhờ sự phục vụ tận tụy, và hãy hiến mình cho Đấng Tối Cao trong tâm thức đó. Chỉ những kẻ bần tiện mới muốn hưởng thành quả lao động của mình.” (2:49)

4. Không có tình yêu thì không thể vượt lên trên ảo tưởng nhị nguyên

Nếu đã tìm hiểu thì các bạn có thể nhận ra rằng trong các thánh thư thì Kinh Thánh đề cập về tình yêu rất nhiều, lấy tình yêu và đức tin làm những tôn chỉ cao nhất cho sự thức tỉnh. Chí Tôn Ca cũng không là một ngoại lệ nhưng tình yêu được diễn đạt trong cung bậc cao nhất đó là tình yêu dành cho Thượng Đế. Nói theo cách của Mẹ Teresa thì:

“Cuối cùng, đó không phải chuyện giữa bạn và họ, mà là chuyện giữa bạn và Thượng Đế.”

Con người ngày nay đang mắc kẹt trong lý luận phân tích, và suy nghĩ vô độ không thể điều tiết nên không đủ năng lượng tập trung cho sự khai sáng, thông tuệ. Hay nói cách khác, con người mới chỉ dậm chân ở luân xa 3 (ảo tưởng nhị nguyên) mà chưa vươn tới được luân xa 4, là nơi năng lượng đảo cực, cuốn hút về các tầng cao hơn là trực giác tâm linh và sự hiệp nhất với Nguồn Cội.

Như đã chia sẻ ở mục 3, chính sự lao động không mong hưởng thành quả và phục vụ tận tụy (không chỉ Thượng Đế mà mọi người xung quanh) đã làm nảy nở tình yêu bên trong trái tim mình. Nếu chỉ dùng lực của tâm trí thì con người không thể vươn tới thực tại hiệp nhất nằm ngoài tâm trí được. Sống với tình yêu, đây là điều không thể trốn tránh nếu một người muốn tiến bộ tâm thức.

“Sau khi chẳng còn quyến luyến, sợ hãi và tức giận, sau khi đã dồn toàn bộ tâm trí vào Ta, tìm được chốn nương náu nơi Ta, rất nhiều người ở thời trước đã trở nên thanh sạch nhờ thấu hiểu Ta và vì thế có được tình yêu siêu việt đối với Ta.” (4:10)

“Nhà yoga đó, người phục vụ Linh Hồn Tối Cao với lòng tận tụy và tình yêu biết rằng Ta và Linh Hồn Tối Cao là một, luôn ở trong Ta trong mọi hoàn cảnh.” (6:31)

5. Thiền định giúp chế ngự giác quan và đưa con người vào sự tĩnh lặng

Trong Chí Tôn Ca, Đức Krishna đã đề cập rất nhiều về tầm quan trọng của việc thiền định, rèn luyện một tâm trí bình an và chế ngự các giác quan. Nhưng trong trải nghiệm cá nhân, mình rút ra được một bài học đó là thiền định ở đây không thể tách rời khỏi đời sống thường ngày, và một người chỉ có thể tĩnh lặng khi đã sống được một cuộc đời hữu ích tốt đẹp cho nhân gian.

Mình đã chứng kiến rất nhiều người hiểu lầm về thiền khi cố gắng đè nén và kiểm soát tâm trí khi ngồi thiền. Đồng thời khi bước ra khỏi tấm bồ đoàn thì người đó sống buông thả, vô lối và kiêu ngạo. Thật sự mà nói, việc ngồi xuống thiền chỉ tương đương với lúc người ta hái quả. Còn toàn bộ cuộc sống hàng ngày là lúc một người chăm sóc nuôi dưỡng cái cây. Thiền là sợi chỉ nối cả hai quá trình đó làm một.

“Đức Chí Tôn Sri Krishna phán: Hỡi người con có cánh tay mạnh của Kunti, chế ngự tâm trí bất an tất nhiên là việc rất khó, nhưng có thể làm được điều đó nhờ sự rèn luyện thích hợp và sự từ bỏ hoạt động vật chất. Người có tâm trí không kiềm chế, khó lòng nhận thức được bản chất tinh thần của mình. Còn người đã kiểm soát được tâm trí và nỗ lực vươn tới đích bằng phương pháp đúng đắn sẽ nhất định thành công. Đó là ý kiến của Ta.” (6:35,36)

“Ai chế ngự được tâm trí và giác quan, ai tịch diệt luyến ái và chẳng màng đến dục lạc vật chất, người đó có thể đạt cấp độ toàn thiện tột bậc và thoát khỏi mọi tội báo nhờ lối sống thoát tục.” (18:49)

Review Chí Tôn Ca – Kết luận

Nói tóm lại, Chí Tôn Ca là tác phẩm tuyệt đỉnh không thể chối cãi. Tất cả những điều tuyệt vời nhất về tinh thần mình trải nghiệm được phần lớn là nhờ thực hành theo các tôn chỉ mà Đức Krishna đã chỉ dạy. Bài review này là một hy lễ mình dâng lên để tỏ lòng biết ơn với Thượng Đế và cuộc đời đã rộng lòng dẫn dắt con người hèn mọn này. Đồng thời đây cũng là một món quà tinh thần mình muốn gửi gắm đến tất cả những người anh chị em hữu duyên, cũng đang khao khát dòng chảy sự thật và ân sủng từ Trời. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Chúc các bạn an vui và mạnh khỏe.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Download Chí Tôn Ca (full, free PDF, 700 câu, 53 trang, THĐP hiệu đính) >>> bit.ly/CTC_THDP

💎 [THĐP Translation™] Ảnh hưởng sâu rộng của Chí Tôn Ca

3 bài viết đạt điểm cao nhất cuộc thi viết 2019 của THĐP về Chí Tôn Ca

🥇Giải Nhất: Nguyễn Bá Tiến – Hơi thở từ Trời – Bài ca giác ngộ >>> https://bit.ly/2wuLKJP
🥈Giải Nhì: Trần Tùng – Bài ca bất diệt >>> https://bit.ly/3bfN563
🥉Giải Ba: Phạm Văn Thiên – Bản hùng ca về con đường trở thành một chân nhân >>> https://bit.ly/2Uq3Apw

Chí Tôn Ca – Tinh túy cốt lõi và Ảnh hưởng sâu rộng của nó

2
4

Sơ lược về Chí Tôn Ca

Chí Tôn Ca (tên tiếng Anh là Bhagavad Gita) là một văn bản cổ bằng tiếng Phạn bao gồm 700 câu trong đại sử thi Ấn Độ Mahabharata. Những câu này, sử dụng dạng thơ mỗi câu có năm âm tiết Sanskrit với nhiều so sánh và ẩn dụ, mang nhiều tính thơ ca; và do đó tựa đề, dịch ra là “Bài hát của Đấng Tối cao” dưới hình dạng của Krishna. Nhiều lần được đánh giá cao không chỉ bởi người Ấn Độ mà cả những nhà tư tưởng nổi tiếng như Aldous Huxley, Henry David Thoreau, J. Robert Oppenheimer, Ralph Waldo Emerson, Carl Jung, Bulent Ecevit, Hermann Hesse, Heinrich Himmler và những người khác [1][2][3].

Nguồn gốc chính của học thuyết Karma Yoga (Yoga Hành động) rõ ràng là từ Chí Tôn Ca. Albert Schweitzer (14 tháng 1 năm 1875 – 4 tháng 9 năm 1965) là một tiến sĩ, thầy thuốc, nhà triết học, thần học người Đức, sau mang quốc tịch Pháp. Ông đoạt Giải Goethe năm 1928 và giải Nobel Hoà bình năm 1952 vì đã có công lớn trong giúp đỡ người châu Phi, bất chấp gian khổ, bệnh tật.

Ông đã có khoảng 50 năm chữa bệnh cho người dân Gabon, một đất nước nằm ở miền Tây Trung Phi. Khi mất, ông cũng được chôn tại đây. [wiki]) nhận thấy ở Chí Tôn Ca “Một ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của nhân loại thông qua lòng tôn kính đối với Thượng Đế được thể hiện bằng các hành động khác nhau.” [4][5]

Chí Tôn Ca

💎 [THĐP Translation] 40 thông điệp trí tuệ từ Carl Jung

Tinh túy cốt lõi của Chí Tôn Ca

Về Chân Ngã (The Self), Bất Nhị

“Người trí huệ sẽ không xót thương người sống hay kẻ chết. Chưa bao giờ có chuyện Ta, ngươi và tất cả các bậc đế vương tề tựu tại đây lại không tồn tại và cũng sẽ không có một thời điểm mà chúng ta ngừng tồn tại. Linh hồn trong thân xác tồn tại mãi mãi, không thể phá hủy và vô hạn, chỉ có thân xác mới thực sự dễ bị tàn lụi. Do đó, hãy chiến đấu, ôi Arjuna.”

“Giống như con người tồn tại trong thân xác này đều phải trải qua các giai đoạn từ thơ ấu, tuổi trẻ tới tuổi già, nên khi chết, anh ta chỉ đơn thuần là chuyển sang một dạng thân xác khác. Người trí huệ không bị lừa dối bởi điều đó. Cái chết chẳng có gì đáng đau thương hơn so với việc cởi bỏ một chiếc áo khoác đã cũ.”

“Những người si mê, về biểu hiện, sống trong sự đối lập giữa sự ô nhục và danh dự, khổ sở và hạnh phúc, đàn bà và đàn ông, tốt và xấu, vui sướng và đau khổ… nghĩ rằng: ‘Đây là vợ tôi, đây là nhà của tôi, tôi là chủ của ngôi nhà này, tôi là chồng của người vợ này.’ Đây là tính hai mặt (nhị nguyên) của ảo tưởng. Những người bị u mê bởi nhị nguyên là những kẻ hết sức ngu ngốc và do đó, không thể hiểu được God.”

“Mục tiêu đích thực của hành động là sự hiểu biết về Chân ngã trong mỗi con người. Những ai an vui trong Chân ngã, mục đích cuộc đời họ là nhận ra được Chân ngã, và chỉ hài lòng trong Chân ngã, hoàn toàn thỏa mãn, thì người đó không còn nghĩa vụ gì.”

Tat tvam asi — Ngươi chính là Nó (Thou art That). Atman (Ātman là một từ tiếng Phạn có nghĩa là nội tâm, tinh thần hoặc linh hồn. Trong triết học Ấn Độ giáo, đặc biệt là trong trường phái Vedanta của Ấn Độ giáo, Ātman là nguyên tắc đầu tiên, con người thật của một cá nhân vượt ra ngoài sự đồng nhất với các hiện tượng, bản chất của một cá nhân) cũng chính là Brahman (Brahman hay Đại ngã là một khái niệm về thực tại tuyệt đối tối thượng của Ấn Độ giáo.

Brahman là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này.) Chân ngã trong mỗi người cũng không khác gì God.”

“Người trí huệ nhận thấy mình trong tất cả và tất cả trong mình, họ là những người đã từ bỏ mọi ham muốn vị kỷ và cảm giác thèm muốn đang hành hạ trái tim.”

“Chúng ta thấy những gì mình là, và chúng ta là những gì mình thấy.”

“Người nhìn thấy Ta trong mọi thứ và mọi thứ trong Ta sẽ không bao giờ lạc mất Ta, và Ta cũng sẽ không bao giờ lạc mất hắn. Người mang trong mình sự đồng nhất này nhận ra rằng Ta ở trong mọi sinh mệnh; dù hắn đi bất cứ nơi nào, hắn vẫn ở trong Ta. Khi hắn nhận thấy tất cả đều bình đẳng về nỗi đau khổ hay niềm vui sướng bởi vì họ cũng giống như hắn, người đó đã đạt đến mức hoàn hảo của yoga.”

Về hành động

“Hãy hành động một cách cẩn thận, xuất phát từ lòng trắc ẩn.”

“Sống cuộc sống của chính mình dù không hoàn hảo vẫn tốt hơn việc bắt chước cuộc sống của người khác một cách hoàn hảo.”

“Ngươi có quyền làm việc, nhưng hưởng thụ thành quả thì không. Ngươi không bao giờ nên làm việc để được phần thưởng, cũng không nên mong ngóng chuyện ngưng làm việc. Hãy thực hiện công việc trong thế giới này, Arjuna, như một đàn ông tự gầy dựng chính mình – không có những bám chấp ích kỷ, thành công và thất bại cũng như nhau. Bởi yoga chính là sự cân bằng tuyệt đối của tâm trí.”

“Hãy trú ngụ trong thái độ không níu bám và ngươi sẽ tích lũy được sự giàu có trong nhận thức tâm linh. Những người luôn mong ngóng đến thành quả của hành động thì thật khốn khổ, vì họ luôn lo lắng không ngừng về kết quả của những việc họ làm. Tuy vậy, khi nhận thức đã được thông suốt, tất cả mọi lo lắng vô ích sẽ bị bỏ lại phía sau. Sẽ chẳng có lý do gì để lo lắng, dù cho mọi việc diễn ra thuận lợi hay bất trắc.”

“Ngươi có quyền kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng không có quyền kiểm soát hay sở hữu kết quả. Sợ thất bại, bắt nguồn từ sự gắn kết cảm xúc với kết quả của hành động, là trở ngại lớn nhất cho thành công vì nó đánh mất đi hiệu quả công việc bằng cách liên tục làm xáo trộn sự bình thản của tâm trí.”

“Hành động vị kỷ giam cầm thế giới. Hãy hành động một cách vị tha, và đừng bao giờ suy nghĩ vụ lợi cho bản thân.”

“Chủ nghĩa khổ hạnh là khước từ những hành động ích kỷ, như các nhà thơ, và những bậc trí huệ tuyên bố rằng sự từ bỏ có nghĩa là không màng đến thành quả hành động.”

“Nếu thực hiện nghĩa vụ theo đúng bản chất của họ, con người sẽ không mắc bất kỳ tội lỗi nào cả.”

“Trên đời này, không một ai làm việc tốt mà phải nhận kết cục tồi tệ, dẫu cho ở đời nay hay cả đời sau.”

“Hãy hành động với tâm trí hướng về Đấng Thánh, gạt bỏ níu bám, nhìn nhận thành công và thất bại một cách công bằng. Tâm linh nằm trong sự thanh thản.”

“Người thiếu trưởng thành cho rằng kiến thức và hành động là khác nhau, nhưng người trí huệ thì xem chúng là một.”

Về tâm trí, thân xác, thiền định, phát triển tâm linh

“Bởi các giác quan thì đi lang thang, và khi một người để tâm trí của mình bị cuốn theo những giác quan đó, họ sẽ đánh mất đi sự khôn ngoan của mình và mãi lênh đênh giống như một con tàu bị gió thổi trôi dạt vô định trên mặt nước.”

“Bất cứ ai có ý chí kiên định ngay cả trong giai đoạn về sau của nhận thức tâm linh và vẫn vững vàng sau những tột cùng đau khổ cũng như hạnh phúc chắc chắn sẽ đủ khả năng cho sự giải thoát.”

“Hạnh phúc đến từ quá trình thực hành lâu dài, dẫn tới sự kết thúc của mọi khổ đau, ban đầu giống như thuốc độc, nhưng sau cùng lại ngọt ngào như mật hoa – thứ hạnh phúc này nảy nở từ sự thanh thản trong tâm trí một người.”

“Khi một người thấu hiểu và cảm thông với niềm vui và nỗi buồn của người khác, như của chính bản thân mình, thì người đó đã đạt được tới cảnh giới cao nhất của sự hiệp thông tâm linh.”

“Một số người cảm nhận được Thượng Đế trong trái tim bằng trí tuệ thông qua thiền định; một số khác thông qua yoga kiến thức; và một số khác lại thông qua yoga hành động. Mặc dù vậy, một số khác lại không hiểu về Brahman, nhưng đã từng nghe người khác kể lại, rồi hình thành thói quen tôn kính. Họ cũng vượt qua được cái chết bởi đức tin vững chắc vào những gì họ đã được nghe.”

“Khi sự thiền định trở nên rất sâu, hơi thở trở nên chậm, đều và thậm chí, mọi cửa sổ giác quan đóng lại với tất cả các cảm nhận từ bên ngoài cơ thể. Tiếp theo, tâm trí dần rơi vào trạng thái tĩnh lặng, tách biệt khỏi những hoạt động điên cuồng thường nhật; ngay cả những cảm xúc cơ bản về ham muốn, sợ hãi và giận dữ đều lắng xuống. Khi tất cả các cung bậc cảm giác và cảm xúc này đều ngừng lại, thì khi đó, tâm thức ta được tự do, ít nhất là tại thời điểm đó. Nó đã đi vào trạng thái được gọi là Samadhi.”

Về Thượng Đế

“Ta chính là Atma ngự trị trong tim của mọi chúng sinh. Ta là khởi đầu, là khoảng giữa và cũng là kết thúc của mọi chúng sinh.”

“Nguyên nhân dẫn tới sự đau khổ của một người là sự lãng quên mối quan hệ giữa anh ta với Thượng Đế.”

“Thượng Đế là nguồn ánh sáng trong tất cả các vật thể phát sáng. Người vượt ra khỏi bóng tối của vật chất và không thị hiện. Người là tri thức, Người là đối tượng của tri thức, và Người là mục tiêu của tri thức. Người ngự trị trong trái tim tất cả.”

“Ta là Sama Veda ((Ca vịnh thần chú, gồm 585 khổ thơ, tương ứng với các giai điệu được dùng trong những tụng ca hiến tế (hymmes des sacrifices).)) trong số các kinh Vệ-đà; Ta là Indra ((Thần Indra hay còn gọi là Đế Thích Thiên vị thần của sấm sét. Là một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu (Ấn Độ).)) trong số các Chư thiên; Ta là tâm trí trong số các giác quan; Ta là ý thức (consciousness) trong mọi sinh linh.”

“Ta chính là người ngự trị trong trái tim của tất cả chúng sinh với tư cách là người điều khiển tất cả; và ta cũng chính là nguồn gốc của trí nhớ, kiến thức và khả năng tư duy. Một lần nữa, Ta là đối tượng duy nhất đáng tìm hiểu thông qua các kinh Vệ-đà; Ta là nguồn gốc duy nhất của Vedānta ((Một trường phái triết học nằm trong Ấn Độ giáo xem xét đến bản chất của thế giới hiện thực.)) và cũng là người am tường bộ kinh Vệ-đà.”

“Trong số hàng ngàn người, có thể có một người nỗ lực để đạt tới sự hoàn hảo và trong số những người đã đạt được sự hoàn hảo đó, hiếm có một người thực sự hiểu về Ta.”

“Ngay cả kẻ mang trong mình nhiều tội lỗi nhất nhưng tôn kính ta bằng tất cả linh hồn của hắn, thì người đó vẫn được coi là người công chính vì ý muốn công chính của hắn. Và hắn sẽ sớm trở nên thuần khiết và chạm tới sự an bình vĩnh cửu. Vì đây là lời hứa của ta, rằng những ai mến yêu ta sẽ không bao giờ bị diệt vong.”

“Cuộn vào trong chính mình, Ta sáng tạo lần nữa và lần nữa.”

“Sự bình an của God sẽ đồng hành với những người có sự hoà hợp giữa tâm trí và linh hồn, những người tự do khỏi ham muốn và phẫn nộ, những người hiểu rõ về linh hồn của chính họ.”

“Thượng Đế chỉ nhận lấy tình yêu trong những hiến lễ được dâng lên Người.”

Về thực tại, thế giới

“Chúng ta không bao giờ thực sự chạm vào thế giới này; tất cả những gì chúng ta trải nghiệm được đều thông qua hệ thống thần kinh của chính mình. Tất cả chúng ta là kết quả của những gì chúng ta nghĩ. Chúng ta được tạo ra từ những suy nghĩ của bản thân; chúng ta được nhào nặn bởi chính những suy nghĩ của mình.”

“Sai lầm của chúng ta nằm ở chỗ cho rằng thế giới vật chất này là thực tại tối thượng, giống như kẻ mơ mộng cho rằng không có gì là thật ngoại trừ giấc mơ của mình.”

“Sự xuất hiện vô thường của hạnh phúc hay đau khổ, và sự biến mất của chúng vào đúng thời điểm, cũng giống như sự xuất hiện và biến mất của mùa đông và mùa hè. Chúng phát sinh từ nhận thức của giác quan, và một người phải học cách sống bình thản mà không chúng bị làm phiền.”

“Họ nói rằng cuộc sống là một sự tình cờ, và chịu sự chi phối của dục vọng, rằng vũ trụ này không có bất kỳ chuẩn mực đạo đức nào, không có sự thật, cũng không hề có Thượng Đế.

Bị những ham muốn vô độ điều khiển, và mãi đắm chìm trong sự kiêu ngạo về quyền lực, đạo đức giả, sự lừa dối, hành động của kẻ đó phạm lỗi cùng với sự tư lợi, bị dằn vặt bởi một nỗi lo lắng lớn kéo dài cho đến khi họ chết, tin rằng thỏa mãn dục vọng là mục tiêu duy nhất của cuộc sống, bị ràng buộc bởi hàng trăm xiềng xích của dục vọng, bị nô lệ bởi lòng tham của chính họ, họ phung phí thời gian vào những việc làm bất lương để đổi lấy núi của cải cho bản thân.”

“Để các giác quan được thỏa mãn, kẻ sống trong dục tính* (mode of passion) sẽ luôn mong muốn có được danh dự trong xã hội, hoặc trong quốc gia, rồi kẻ đó muốn có một gia đình hạnh phúc, có vợ đẹp, con khôn và có một ngôi nhà đẹp. Đây là sản phẩm của dục tính.

Khi một người còn thèm muốn những dục vọng này, kẻ đó phải làm việc rất vất vả. Do đó, rõ ràng ở đây kẻ đó bị dính mắc với kết quả của hành động. Để làm hài lòng vợ, con, xã hội và để giữ gìn danh dự của mình, kẻ đó sẽ phải làm việc. Do đó, toàn bộ thế giới vật chất ít nhiều đều nằm trong dục tính.”

*Một trong 3 tính chất của thế giới. 2 tính chất còn lại là: Hiền tính (mode of goodness) và si tính (mode of ignorance). Tham khảo Chí Tôn Ca, Chương 7

Về đức hạnh

“Người đã buông bỏ hận thù, người đối xử với tất cả chúng sinh bằng sự tử tế và lòng trắc ẩn, người luôn thanh thản, không bị lay chuyển bởi đau khổ hay hạnh phúc, tự do khỏi “cái tôi” và “của tôi”, tự chủ, kiên định và kiên nhẫn, toàn bộ tâm trí của người đó tập trung vào Ta – đó là người Ta yêu nhất.”

“Địa ngục có ba cổng vào: dâm dục, giận dữ và tham lam. Người khôn phải biết trừ bỏ ba thói xấu hủy hoại linh hồn này.”

“Những thú vui đến từ thế giới của các giác quan đều có khởi đầu và kết thúc và sinh ra đau khổ, Arjuna.”

“Những người đã vững chãi trong sự nhận biết Chân ngã kiểm soát những cảm xúc của họ thay vì để chúng điều khiển họ.”

“Các nhà hiền triết đã giác ngộ coi một người là khôn ngoan khi người đó không bận tâm đến kết quả từ mọi hành động của mình; tất cả những dục vọng ích kỷ của con người đó đều bị thiêu rụi trong ngọn lửa của tri thức. Người khôn ngoan, luôn cảm thấy thỏa mãn, đã từ bỏ tất cả các chỗ dựa từ bên ngoài. Sự yên ổn của họ không bị ảnh hưởng bởi kết quả từ hành động của họ; ngay cả khi hành động, họ thực sự không làm gì cả.

Không có sự kỳ vọng hay ý muốn sở hữu, tâm trí và thể xác được kiểm soát chặt chẽ bởi Chân Ngã, họ không mắc bất kỳ tội lỗi nào khi thực hiện hành động của mình. Họ sống một cách ung dung tự tại, là những người đã vượt ra khỏi nhị nguyên của cuộc sống.

Họ không cạnh tranh với bất kỳ ai, thành công và thất bại không có sự khác biệt và họ bằng lòng với bất cứ điều gì xảy đến với họ. Họ tự do, không có những níu bám ích kỷ; tâm trí của họ được cố định trong tri thức. Họ thực hiện mọi công việc trên tinh thần phục vụ, và nghiệp của họ đã tan biến.

“Một Yogi vĩ đại hơn một người theo chủ nghĩa khổ hạnh, vĩ đại hơn một người theo chủ nghĩa kinh nghiệm và vĩ đại hơn một người làm việc vì thành quả. Do đó, ôi Arjuna, trong mọi hoàn cảnh, hãy là một Yogi.”


Bình luận của những người nổi tiếng về Chí Tôn Ca

Gandhi nói về Chí Tôn Ca

Việc Chí Tôn Ca tập trung nhấn mạnh vào sự phục vụ không vụ lợi là nguồn cảm hứng chính cho Mohandas Karamchand Gandhi (Gandhi là vị anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến bất bạo lực chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân.) Gandhi từng nói,

“Khi những nghi ngờ ám ảnh tôi, khi tôi trực tiếp đối mặt với những nỗi thất vọng và tôi không thấy một tia hy vọng nào ở phía cuối chân trời, tôi mở Chí Tôn Ca ra và tìm một câu để an ủi bản thân, và tôi bắt đầu mỉm cười ngay lập tức giữa vô vàn những nỗi sầu muộn. Những người suy ngẫm về Chí Tôn Ca sẽ tìm thấy niềm vui và ý nghĩa mới mẻ trong nó mỗi ngày.” [6]

Sri Aurobindo nói về Chí Tôn Ca

Theo Sri Aurobindo ((Sri Aurobindo (15 tháng 8 năm 1872 – 5 tháng 12 năm 1950) là một học giả, nhà thơ, triết gia, yogi người Ấn Độ, là một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của triết lý Vệ Đà. [wiki])),

Chí Tôn Ca là một kinh sách chân chính của loài người, một sự sáng tạo sống chứ không phải là một cuốn sách, với một thông điệp mới cho mỗi thời đại và ý nghĩa mới cho từng nền văn minh.”

Swami Vivekananda nói về Chí Tôn Ca

Swami Vivekananda ((Swami Vivekananda (12 tháng 1 năm 1863 – 4 tháng 7 năm 1902) là một tu sĩ Ấn Độ giáo Ấn Độ, một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của trường phái Vedānta. Ông là đại đệ tử của Ramakrishna Paramahamsa và là người sáng lập ra Ramakrishna Math và Ramakrishna Mission.

Nhiều người xem ông là thần tượng cho lòng nhiệt tình, ảnh hưởng tích cực lên lớp trẻ, tầm nhìn thoáng về các vấn đề xã hội, và vô số bài giảng và bài thuyết pháp về Vedanta.)) tỏ ra đặc biệt quan tâm đến Chí Tôn Ca. Người ta nói, Chí Tôn Ca là một trong hai cuốn sách yêu thích nhất của ông. Từ năm 1888 – 1893 khi Vivekananda đi hành hương khắp Ấn Độ với tư cách là một tu sĩ lang thang, ông chỉ mang theo hai cuốn sách bên mình: Chí Tôn CaImitation of Christ (TD: Noi gương Đức Ki-tô) [7].

>>> [THĐP Translation™] Cuộc đời và sứ mệnh của Vivekananda, Đạo sư nổi tiếng người Ấn Độ

Aldous Huxley nói về Chí Tôn Ca

Aldous Huxley ((Aldous Leonard Huxley (26 tháng 7 năm 1894 – 22 tháng 11 năm 1963) là một nhà văn người Anh di cư đến Mỹ và sống ở Los Angeles cho đến khi chết năm 1963. Ông là một thành viên của gia tộc Huxley nổi tiếng. Rất nổi danh với những quyển tiểu thuyết và những bài viết đa dạng của mình, ông cũng đã xuất bản những truyện ngắn, thơ, bài viết về lữ hành, truyện cho phim và kịch bản.

Qua những quyển tiểu thuyết và bài viết của mình, Huxley đóng vai trò như một người kiểm tra và đôi khi phê phán những quan niệm đạo đức truyền thống, những hành vi và lý tưởng của xã hội. Huxley là một nhà nhân văn nhưng cũng quan tâm đến kết cục cuộc sống của mình trong những chủ đề như tâm lý học tâm linh và thuyết thần bí theo triết học mà ông cũng có viết về chúng.

Vào cuối cuộc đời, Huxley được nhiều giới học thuật xem như một “người đi đầu trong tư tưởng hiện đại” và một nhà trí thức cấp cao. [wiki])), nhà văn người Anh cho rằng Chí Tôn Ca

“[l]ời tuyên bố có tính hệ thống nhất về sự tiến hóa tâm linh có giá trị to lớn cho nhân loại.” Ông cũng cảm thấy, Chí Tôn Ca là “một trong những bản tóm lược rõ ràng và toàn diện nhất về triết học vĩnh hằng (perennial philosophy) từng được tiết lộ; không chỉ đối với Ấn Độ mà còn đối với toàn nhân loại.” [6]

>>> [THĐP Vietsub] Aldous Huxley, Những Cánh Cửa Nhận Thức – “Drugs” (“Thuốc”) có tốt cho bạn không?
>>> [Review] (Aldous Huxley) Brave New World – Cuốn sách đã từng bị chính phủ nhiều nước cấm xuất bản

Jawaharlal Nehru nói về Chí Tôn Ca

Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ nhận thấy

“Chí Tôn Ca liên quan chủ yếu đến nền tảng tâm linh đối với sự tồn tại của con người. Đó là một lời kêu gọi hành động để đáp ứng các bổn phận và nghĩa vụ của cuộc sống, nhưng vẫn giữ được quan điểm về bản chất tâm linh và mục đích to lớn hơn của vũ trụ.” [8]

J. Robert Oppenheimer

20180705091106!Trinity_Detonation_T&B
Cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân Trinity của Dự án Manhattan là vụ nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên, khiến Oppenheimer nhớ lại những vần thơ từ Chí Tôn Ca, đáng chú ý là: “Ta đã trở thành Thần chết, đấng hủy diệt mọi cõi thế.” (Bản dịch của THĐP: “Ta là thời gian, đấng hủy diệt vĩ đại mọi cõi thế.”)

J. Robert Oppenheimer, nhà vật lý người Mỹ đồng thời là giám đốc Dự án Manhattan, đã học tiếng Phạn vào năm 1933 và từng đọc bản gốc của Chí Tôn Ca, về sau đã trích dẫn tác phẩm này như một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất góp phần định hình triết lý sống của ông. Oppenheimer sau đó nhớ lại rằng, khi chứng kiến vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân Trinity, ông đã liên tưởng đến những vần thơ từ Chí Tôn Ca (11:12).

दिवि सूर्यसहस्रस्य भवेद्युगपदुत्थिता। यदि भाः सदृशी सा स्याद्भासस्तस्य महात्मनः।।११-१२।। [9]

“Nếu ánh sáng rực rỡ của một ngàn mặt trời bừng cháy cùng một lúc trên bầu trời, thì đó sẽ giống như sự huy hoàng của Đấng Tối Cao.” [10][11]

Nhiều năm sau ông đã lý giải rằng một khổ thơ khác đã ăn sâu vào tâm trí ông ở thời điểm đó:

“Chúng tôi biết thế giới này sẽ không như trước nữa. Có người cười, có người khóc. Đa số thì im lặng. Tôi nhớ đến một dòng từ kinh sách Hindu, Chí Tôn Ca;

Vishnu ((Là vị Thần bảo hộ trong Ấn giáo, một trong 3 Đại Thần (2 vị còn lại là Brahma và Shiva) )) đang cố gắng thuyết phục Hoàng tử rằng chàng nên làm tròn bổn phận của mình và để gây ấn tượng với Hoàng tử, Người hiện ra bộ dạng Thần Thánh với nhiều cánh tay và nói, “Giờ đây ta đã trở thành Thần chết, đấng hủy diệt mọi cõi thế.” Tôi cho rằng tất cả chúng tôi đều nghĩ như thế, bằng cách này hay cách khác.” [12]

Oppenheimer đã trích dẫn những lời này trong một bộ phim tài liệu The Decision to Drop the Bomb (1965) [12]. Oppenheimer đã đọc từ bản gốc tiếng Phạn, “kālo’smi lokakṣayakṛtpravṛddho lokānsamāhartumiha pravṛttaḥ” (11:32) [13]. Bản dịch tiếng Anh của ông lần đầu tiên được in ra trong tạp chí Time, ngày 8/1/1948 [14]. Sau đó nó được xuất hiện trong sách của Robert Jungk (Brighter than a Thousand Suns: A Personal History of the Atomic Scientists (1958)) [10], nó được dựa trên một cuộc phỏng vấn với Oppenheimer. Xem thêm The Gita of Robert Oppenheimer của James A. Hijiya. [15]

Henry David Thoreau

Henry David Thoreau từng viết:

“Khi bình minh lên, tâm trí tôi chìm đắm trong triết lý mang tính vũ trụ tuyệt vời của Chí Tôn Ca. Đó là tác phẩm kỳ diệu so với thế giới hiện đại và nền văn học yếu đuối và tầm thường của chúng ta.” [16]

>>> [THĐP Translation] 26 bài học đỉnh cao từ đại thi hào Mỹ Henry Thoreau

Hermann Graf Keyserling

Hermann Graf Keyserling, nhà triết học người Đức từng nhận xét về Chí Tôn Ca rằng: “Đây có lẽ tác phẩm tuyệt vời nhất của nền văn học thế giới.” [17]

Hermann Hesse

Hermann Hesse cảm thấy rằng “Sự kỳ diệu của Chí Tôn Ca là ở sự khai sáng thực sự đẹp đẽ của nó về trí tuệ của cuộc sống, điều này cho phép triết học phát triển lên một bậc cao hơn là tôn giáo.” [6]

>>> [Review] Siddhartha, Hermann Hesse – Một tiếng “Om” toàn thiện
>>> [Review] Nhà khổ hạnh và gã lang thang, Hermann Hesse – Những bài học từ cuộc đời của hai số phận đối lập

Ralph Waldo Emerson

Ralph Waldo Emerson đã nhận xét như thế này về Chí Tôn Ca:

“Tôi nợ Chí Tôn Ca một ngày tuyệt diệu. Tác phẩm này giống như lời nói của một bậc đế vương, chứ không phải từ một con người nhỏ bé hay tầm thường, nó là giọng nói hùng trang, dõng dạc và kiên định, của một bậc tài trí thông minh giàu kinh nghiệm sống ở một thời đại và bối cảnh khác đã suy ngẫm và đúc kết lại, từ đó làm dẹp bỏ những câu hỏi tương tự đặt ra cho chúng ta.” [18]

>>> [THĐP Translation] 65 thông điệp hay nhất từ Ralph Waldo Emerson

Wilhelm von Humboldt

Wilhelm von Humboldt xem Chí Tôn Ca

“Một bản hùng ca tuyệt vời nhất, có lẽ là bài ca triết học đúng đắn duy nhất tồn tại ở bất kỳ loại ngôn ngữ nào trên đời… có thể là điều sâu sắc nhất và cao cả nhất mà thế giới có được.” [19]

Bulent Ecevit

Bulent Ecevit, Cựu thủ tướng của Thổ Nhĩ Kỳ, khi được hỏi điều gì đã khiến ông đủ can đảm để đưa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đến Cyprus. Câu trả lời của ông là

“Ông tìm thấy động lực từ Chí Tôn Ca, tác phẩm đã dạy rằng nếu một người có tư cách đạo đức đúng đắn, người đó sẽ không ngần ngại đứng lên chống lại mọi sự bất công.” [5]

Lord Warren Hastings

Lord Warren Hastings, tổng thống đầu tiên của British India đã viết:

“Tôi ngần ngại không dám thừa nhận rằng Chí Tôn Ca là một tác phẩm sáng tạo vĩ đại, về sự thăng hoa của quan niệm, lý luận và ngôn từ gần như vô song; tác phẩm này là một ngoại lệ duy nhất, trong số tất cả các tôn giáo mà nhân loại biết đến.” [20]

Sunita Williams

Sunita Williams, một phi hành gia người Mỹ, người nắm giữ kỷ lục chuyến bay vào không gian dài nhất được thực hiện bởi một người phụ nữ, đã mang theo một cuốn Chí Tôn CaÁo Nghĩa Thư ((Nguyên văn Upanishads, “kinh điển với ý nghĩa uyên áo”, là một loại văn bản được xem là thuộc hệ thiên khải, nghĩa là được “bề trên khai mở cho thấy” trong Ấn Độ giáo. Chúng kết thúc hoặc hoàn tất các loại thánh kinh được xếp vào Vệ-đà của Ấn Độ giáo. )) cùng bà bay vào không gian, đã chia sẻ:

“Đó là những trí tuệ tâm linh để bạn tự phản ánh chính mình, cuộc sống, thế giới xung quanh bạn và nhìn nhận mọi thứ theo một cách khác, tôi nghĩ nội dung của tác phẩm rất phù hợp vào thời điểm đó.” [21]

Annie Besant

“Người theo con đường tâm linh không nhất thiết phải là người sống ẩn dật, sự kết nối với Sự sống thiêng liêng có thể đạt được và duy trì giữa những bộn bề của công việc trần tục, những trở ngại đối với sự kết nối đó không tồn tại bên ngoài chúng ta mà ở bên trong chúng ta, đó chính là nội dung trọng tâm của Chí Tôn Ca.” [22]

Rudolf Steiner

“Nếu chúng ta muốn tiếp cận một tạo phẩm siêu phàm như Chí Tôn Ca bằng những hiểu biết đúng đắn và đầy đủ thì chúng ta cần phải hòa nhập linh hồn của mình vào nó.” [23]

E. Sreedharan

“Bạn thấy đấy, tâm linh không mang hàm ý tôn giáo. Bản chất của tâm linh là làm cho tâm trí và suy nghĩ của một người trở nên thuần khiết. Khi tôi bắt đầu đọc những cuốn kinh sách cổ, giống như Chí Tôn Ca, tôi nhận thấy nó có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống hàng ngày, vì vậy tôi bắt đầu thực hành nó. Tôi coi đó là một thánh thư mang tính quản lý, nó sẽ giúp bạn thực hiện những việc như điều hành một tổ chức.” [24]

Shri Narendra D Modi

Thủ tướng Ấn Độ, Shri Narendra Modi đã hùng hồn tuyên bố Chí Tôn Ca là “Món quà lớn nhất của Ấn Độ cho thế giới.”[25] Shri Modi đã tặng quyển Chí Tôn Ca – Theo góc nhìn của Gandhi cho Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama vào năm 2014 trong chuyến viếng thăm của mình tới nước Mỹ [26]. Khi Shri Modi giới thiệu Chí Tôn Ca tới các nhà lãnh đạo trên thế giới, hơn một tỷ người tìm thấy hòa bình và mục đích sống trong những lời này của Krishna9 thông qua Gandhi. [27]

💎 [THĐP Review] 5 bài học tôi rút ra từ Chí Tôn Ca sau một năm thực hành tâm linh

💎 [THĐP Translation™] Tinh túy cốt lõi của Chí Tôn Ca

Tham khảo

  1. Archived copy” (PDF). Archived from the original (PDF) on 2013-05-15. Retrieved 2013-12-16. The Gita of J. Robert Oppenheimer by JAMES A. HIJIYA, Professor of History, University of Massachusetts Dartmouth (PDF file)
  2. Pandit, Bansi, Explore Hinduism, p. 27
  3. Hume, Robert Ernest (1959), The world’s living religions, p. 29
  4. A Book Referred to by the Greatest Minds
  5. The Telegraph – Calcutta: Opinion
  6. Famous Reflections on the Bhagavad Gita
  7. Self-Control, the Key to Self-Realisation
  8. Sushama Londhe. A Tribute to Hinduism: Thoughts and Wisdom Spanning Continents and Time about India and Her Culture. Pragun Publications. p. 191.
  9. श्रीमद् भगवद्गीता अध्याय ११ श्लोक १२
  10. Jungk (1958). Brighter than a Thousand Suns: A Personal History of the Atomic Scientists. p. 201.
  11. Bhagavad Gita As It Is, 11: The Universal Form, Text 12“. A.C. Bhaktivedanta Swami Prabhupada. Retrieved July 19, 2013.
  12. J. Robert Oppenheimer on the Trinity test (1965)“. Atomic Archive
  13. Chapter 11. The Universal Form, text 32“. Bhagavad As It Is
  14. The Eternal Apprentice“. Time. November 8, 1948
  15. Hijiya, James A. (2000). “The “Gita” of J. Robert Oppenheimer” (PDF). Proceedings of the American Philosophical Society. 144 (2): 123–167. JSTOR 1515629. pp. 123–124.
  16. The Bhagavad Gita and the West: The Esoteric Significance of the Bhagavad Gita and Its Relation to the Epistles of Paul, by Rudolf Steiner, p. 43
  17. The Huston Smith Reader, p. 122
  18. Vijay Mishra (1994). The Gothic Sublime. SUNY Press. p. 249.
  19. George Anastaplo (2002). But Not Philosophy: Seven Introductions to Non-Western Thought. Lexington. p. 85.
  20. as cited in Keay, John (1988). India discovered. Collins. p. 25. ISBN 978-0-00-217859-4.
  21. I had samosas in space with me, says astronaut Sunita Williams
  22. The Bhagavad Gita: The Lord’s Song, The Theosophical Publishing House, Adyar, Preface
  23. From his Lectures: Steiner, Rudolf (September 2009). The Bhagavad Gita and the West: The Esoteric Significance of the Bhagavad Gita and Its Relation to the Epistles of Paul. SteinerBooks. pp. 317–. ISBN 978-0-88010-961-1.
  24. TIMMONS, HEATHER; RAINA, PAMPOSH. “A Conversation With: E. Sreedharan“. The New York Times.
  25. Gita is India’s biggest gift to the world: Modi
  26. Bhagavad Gita According to Gandhi
  27. Narendra Modi gifts Bhagavad Gita to Obama

Biên soạn: Prana
Biên dịch: Hue Truong
Hiệu đính: Hoài Thanh, Prana

3 bài viết đạt điểm cao nhất cuộc thi viết 2019 của THĐP về Chí Tôn Ca

🥇Giải Nhất: Nguyễn Bá Tiến – Hơi thở từ Trời – Bài ca giác ngộ >>> https://bit.ly/2wuLKJP
🥈Giải Nhì: Trần Tùng – Bài ca bất diệt >>> https://bit.ly/3bfN563
🥉Giải Ba: Phạm Văn Thiên – Bản hùng ca về con đường trở thành một chân nhân >>> https://bit.ly/2Uq3Apw

Vì sao sự tĩnh lặng quan trọng hơn bạn có thể tưởng

Khi tâm trí bạn tĩnh lặng

Có bao giờ các bạn luyện tập thiền định, ngồi im một chỗ, nhắm mắt lại và cảm thấy thoải mái về việc này? Hay một chuyện khác đơn giản rằng trong những ngày cách ly xã hội, bạn chỉ ở nhà và thấy việc không tụ tập bạn bè, không nói chuyện nhiều như trước không hề làm bạn thấy khó chịu? Không có mạng xã hội, bạn vẫn sống vô tư? Không có TV, âm nhạc hay các chương trình giải trí, bạn vẫn không hề cảm thấy cuộc đời nhàm chán? Trong các cuộc đối thoại, bạn không cần phải tranh cãi với người khác? Thậm chí, khi gặp khó khăn nghịch cảnh trong đời, bạn cũng chẳng kêu than lấy một lời, dù chỉ trong suy nghĩ?

Có bao giờ bạn làm được như vậy hay tập để làm được như vậy? Đừng hỏi rằng “tại sao tôi nên làm thế?” Câu trả lời mình đã vừa nói ở trên cả rồi. Đó là khi tĩnh lặng, bạn hoàn toàn bình an cho dù bất kể chuyện gì đang diễn ra, bạn thoát khỏi lực hấp dẫn của đau khổ.

Khi tâm trí bạn không tĩnh lặng

Trước kia, mình chưa bao giờ biết bình an là gì và làm sao để tĩnh lặng. Tất cả những gì mình làm là chạy theo cái guồng xoáy của tâm trí, phản ứng bừa bãi với mọi rung động xung quanh chẳng khác gì một con rối. Nấu cái gì đó ăn đi. Mở loa đài lên đi. Ra ngồi phơi nắng đi. Chụp ảnh hoa đi. Nhảy nhót đi. Đánh răng rửa mặt đi. Lao động kiếm tiền đi. Vào facebook đăng ảnh cho vui đi. Tranh luận với mấy người kia đi. Suy nghĩ về God đi. Ngoái đầu lại nghe xem ai đang cãi nhau ở đằng kia đi…

Mình đã sống theo vô hạn những câu lệnh đó từ ngày này qua ngày khác mà không hề có một lần nào dừng lại để đánh giá rằng câu lệnh đó từ đâu phát ra và nó có cần thiết phải thực hiện theo không. Không chỉ có mình, mà đa số con người không thể vươn lên khỏi những câu lệnh tương tự trong tâm trí mà lựa chọn một lối sống có ích cho riêng bản thân mình, để thường xuyên được ngơi nghỉ trong sự thinh lặng và thư thái.

Mình đã chứng kiến không ít người kêu than rằng họ không thể ngồi thiền nổi vì tâm trí suy nghĩ đủ thứ như thác đổ. Rồi họ lấy đó làm lý do để không thiền nữa. Trong khi, họ vẫn đi tìm những người có thể gỡ rối cho chuyện tình cảm, nhà cửa và công việc của mình như thể những chuyện này chẳng hề liên quan gì đến việc họ có luyện tập tĩnh lặng hay không.

Tình huống này cũng giống như một người được nhìn thấy sự dao động dữ dội của chính mình và phẩy tay bảo rằng “thôi, tôi cứ tiếp tục ồn ào như vậy cũng chẳng sao, tôi quen rồi, giờ thì hãy nói cho tôi cách để không giận dữ với người hàng xóm đi!”

Đúng vậy, chúng ta đã quen thuộc với những thứ ồn ào, quen với một tần số dao động mạnh và đầy kích thích rồi. Sự tĩnh lặng làm những tần số đó bị nôn ra và rất ít người chịu đựng được cú nôn ấy mà tiếp tục nạp sự tĩnh tại vào bên trong tâm hồn.

Chúng ta thích được nói chuyện ồn ào, được suy nghĩ vô độ về đủ thứ chẳng cần thiết trên đời, thích được làm chuyện này chuyện kia, thích được thể hiện. “Tôi đây, chính là tôi đây, cả thế giới này nhìn thấy tôi chưa, tôi vừa nhặt được một cục sỏi đây, tôi siêu chưa, hãy nhìn đây!” Nhưng bạn biết thế giới nhìn thấy gì từ bạn không? Một sự phóng đãng.

Sự tĩnh lặng của những bậc thánh

Từ xưa tới nay, tất cả những bậc Thánh trong lịch sử chẳng bao giờ nói về chuyện làm sao để trở nên giàu có sau 7 ngày, hay chuyện làm thế nào xây được một tập đoàn khổng lồ. Tất cả họ đều nói về một điều quan trọng nhất mà một người nên đạt tới là tĩnh lặng tâm trí. Họ có tầm ảnh hưởng và trở nên vĩ đại vì tầng thực tại mà họ đứng là tầng cao cấp hơn tầng của con người.

Ở đó, họ nhìn thấy tâm trí, và gọi nó dưới nhiều cái tên như maya, Satan, bể khổ, giấc mơ, bộ phim, con ngựa hoang, con khỉ đu cành, người chủ tồi, bản ngã, cái tôi giả ngụy, v.v… Và việc họ làm là khai sáng cho những người còn sống ở tầng đó về cái nhà tù mà họ đang phải chịu đựng, để từ đó con người chúng ta có thể trỗi lên các tầng cao hơn như họ.

Nhưng cái khó là khi còn sống đồng hóa với tâm trí, bạn trở thành hiện thân của sự ồn ào và đau khổ. Bạn không muốn nghe, không có đủ khả năng lắng nghe. Bạn muốn đi làm kiếm tiền như cách bạn vẫn đi, muốn cãi cọ sân si như cách bạn vẫn cãi, muốn khóc lóc khổ sở như cách bạn vẫn khóc, muốn suy nghĩ như cách bạn vẫn thường nghĩ, nhưng tuyệt nhiên, bạn không bao giờ muốn im lặng. Vì trong nơi tận cùng, tâm trí biết rằng, nếu bạn bắt đầu im lặng, nó sẽ chết, những thói phóng đãng bừa bãi mà nó vẫn xúi bẩy bạn làm sẽ đến hồi tận diệt.

Trong khi, bạn thì lại thích làm những chuyện đó hơn là lột xác để trở nên điềm tĩnh, vì những chuyện ồn ào thì dễ thực hiện hơn, nó quen thuộc hơn, gần gũi hơn, đã được bạn thực hành hàng chục năm nay rồi. Nên bạn không chịu nghe và tìm mọi cách từ chối sự lắng nghe, chỉ để bảo toàn quán tính của chính mình.

Thức tỉnh tâm linh

Theo ý kiến cá nhân của mình, với những ai thật sự khao khát sự thức tỉnh tâm linh thì nên chấp nhận ý tưởng rằng cách để đi ra khỏi sự đồng hóa với khổ đau, đó là bạn đồng hóa bản thân mình với một thứ mang bản chất khác biệt với khổ đau, đó là tĩnh lặng.

Càng im lặng bao nhiêu, bạn càng bám sâu vào tầng thực tại nằm ngoài tâm trí bấy nhiêu, bạn càng hòa nhập với trực giác và tâm hồn bấy nhiêu. Không phải việc đọc hàng tá sách về Đạo, tranh luận ngày đêm với bạn đồng tu, hay nói đủ thứ về Thượng Đế sẽ khiến bạn giác ngộ, mà là thực hành tĩnh lặng. Tất cả chỉ có vậy. Mọi học thuyết rườm rà sẽ chỉ càng làm tâm trí được gia cố tứ bề. Trong khi sự tĩnh lặng thì bào mòn tâm trí như nước sông bào mòn đá sỏi không hề thương tiếc.

Trước kia, mình rất khó ngồi yên được một chỗ. Mình là một người rất hiếu động, tinh nghịch và bướng bỉnh. Mình hay có cảm giác bồn chồn, buồn tay buồn chân muốn làm một cái gì đó cho đỡ chán. Buổi sáng khi đạp xe ra công viên, mình thường bị thu hút bởi những bông hoa rung rinh, bởi những giọt sương lấp lánh, bởi bầu trời cao vút xanh thẳm rồi rút điện thoại ra chụp ảnh. Đang đạp xe mà thấy cảnh đẹp mình cũng dừng lại để chụp ảnh. Nhưng kể từ ngày mình nếm trải sự tĩnh lặng tự thân, mình chỉ muốn ở trong đó mãi và cứ ở đó càng lâu càng tốt. Mình nhận thấy rằng việc chụp ảnh không quan trọng bằng việc thẩm thấu bản chất bình an này.

Mỗi lần tâm trí theo quán tính cũ kích thích lên bởi một điều gì đó, mình lại so sánh bản chất của nó mang tới với trạng thái bình an này. Và lần nào mình cũng thấy rằng nó không quan trọng hơn, và phần lớn các suy nghĩ thì không đủ sức cuốn hút để phải làm theo.

Những góc nhìn méo mó

Tại sao con người thường có xu hướng nỗ lực vươn ra tới bình an, tới tĩnh lặng, và tới God? Vì chúng ta đã được lập trình góc nhìn và thói quen để tin rằng bình an là thứ nằm ngoài chúng ta. God cũng là ai đó tách biệt với chúng ta đang đi ngao du ở các tầng thiên đàng mà tạm thời ta không thấy. Còn tĩnh lặng thì không phải là thứ tự thân có thể tỏa ra được.

Chúng ta đã sống với một niềm tin rằng phải chạy đua để đạt được các phần thưởng, là điểm số cao ở trường lớp, là khoản lương cuối tháng, là sự chú ý của bàn dân thiên hạ, là chức vụ cao cấp trong công ty, v.v… Từ nhỏ cho đến lớn, ta được dạy để vươn ra, để gồng lên, để chiến đấu, để cạnh tranh và để sở hữu nhiều hơn…

Điều này đã khiến cho sự chống cự, nỗ lực, căng thẳng, vội vàng và bức bách trở thành “bản chất” mới của chúng ta, là thứ được khen thưởng, còn sự im lặng lại được nhìn như một sự trừng phạt. Trạng thái ồn ào này kéo dài đủ lâu và ở đủ người để chúng ta tin rằng nó là bình thường, là hiển nhiên, là lẽ phải.

Nhưng không. Đó là sự giả dối, ảo tưởng, là liều thuốc gây mê, và cần được chấm dứt càng sớm càng tốt. Vì bản chất thực của chúng ta, của mọi con người, động vật, chim chóc, cây cối, thậm chí đá sỏi là bình an, là tĩnh lặng tự nhiên, là thư thái và hài lòng không cần điều kiện. Và điều này chỉ có thể được nhận ra khi một người bất đầu đảo ngược chiều chú ý của họ vào bên trong tâm hồn và thoát ly khỏi mọi vật chất ồn ào, bao gồm cả những suy nghĩ. Sự thực hành quyết liệt và miên mật là điều cần thiết cho sự khai sáng về bản chất của thế giới và của chính người ấy.

“Hạnh phúc là bản chất tự nhiên của bạn. Không có gì sai khi mong cầu hạnh phúc. Điều sai là đi kiếm tìm ở bên ngoài trong khi nó ở bên trong ta.” — Ramana Maharshi

Vậy nên tóm lại, mình thiết nghĩ chúng ta hãy luyện tập sống trong thinh lặng, tập quan sát cách làm việc của tâm trí, xu hướng của nó và giới hạn của nó. Chúng ta sẽ thấy rằng sự tĩnh lặng tuyệt đối là điều có thể xảy ra và nên được xảy ra nhất trong cuộc đời, không phải cho ai mà cho chính hạnh phúc của bản thân. Không giống như các thành tựu của thế gian, là tiền bạc, nhà cửa, danh tiếng, địa vị, một khi sự tĩnh lặng thuần khiết đã hiển lộ, nó sẽ không bao giờ phai tàn.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Photo: DALLE-3

Xem thêm

💎 Tâm trí tĩnh lặng và Luật Hấp Dẫn

Vivekananda — Phật giáo là sự kiện toàn của Ấn giáo

7
Chí Tôn Ca

Tôi không phê bình Phật giáo

Tôi không phải là một Phật tử, như bạn đã nghe, song xét theo một góc độ nhất định thì tôi cũng là Phật tử. Nếu Trung Quốc, hoặc Nhật Bản, hoặc Tích Lan (Sri Lanka) đi theo lời dạy của Bậc Đại Sư (Thích Ca), Ấn Độ tôn kính Ngài như là Thượng Đế nhập thể trên trái đất. Bạn vừa nghe rằng tôi sẽ phê bình Phật giáo, nhưng tôi muốn bạn hiểu chỉ điều này. Tôi hoàn toàn không có ý muốn phê bình người tôi tôn kính như Thượng Đế hiện thân trên trái đất.

Nhưng quan điểm của chúng tôi về Đức Phật là Ngài không được các đệ tử của mình hiểu đúng. Mối quan hệ giữa Hinduism (Hinduism ở đây ý tôi là tôn giáo của kinh thư Vệ-đà) và cái được gọi là Phật giáo ngày nay gần giống như giữa Do Thái giáo và Kitô giáo. Giê-su Kitô đã là người Do Thái, và Thích Ca Mâu-ni đã là người Hindu. Người Do Thái đã từ chối Giê-su Kitô, không, đã đóng đinh Ngài và người Ấn giáo đã chấp nhận Thích Ca Mâu-ni là God và tôn kính Ngài.

phật giáo

Nhưng sự khác biệt thực sự mà người Hindu chúng tôi muốn cho thấy giữa Phật giáo hiện đại và những gì chúng ta nên hiểu là các giáo lý của Đức Phật nằm chủ yếu ở đây: Ngài cũng như Jesus, đã đến để kiện toàn, không phải hủy diệt. Chỉ trong trường hợp của Chúa Giêsu, chính những người già, người Do Thái, những người đã không hiểu Ngài, trong trường hợp của Đức Phật, chính những người theo Ngài đã không nhận ra được giáo lý của Ngài.

Cũng như người Do Thái không hiểu được sự kiện toàn của Cựu Ước, Phật tử không hiểu được sự kiện toàn của các chân lý của tôn giáo Hindu. Một lần nữa, tôi nhắc lại, Thích Ca Mâu-ni không đến để phá hủy, nhưng Ngài là sự kiện toàn, sự kết luận hợp lý, sự phát triển hợp lý của tôn giáo của người Hindu.

Tôn giáo của người Hindu được chia thành hai phần: nghi lễ và tâm linh. Phần tâm linh được nghiên cứu đặc biệt bởi các nhà sư.

Trong đó không có giai cấp. Một người đàn ông từ giai cấp cao nhất và một người đàn ông từ giai cấp thấp nhất có thể trở thành một nhà sư ở Ấn Độ, và hai giai cấp trở nên bình đẳng. Trong tôn giáo không có giai cấp; giai cấp đơn giản là một thể chế xã hội.

Bản thân Thích Ca Mâu-ni là một nhà sư, và thật vinh quang khi Ngài có tấm lòng rộng lớn để đưa ra những sự thật từ những kinh sách Vệ-đà bí mật và thông qua chúng Ngài thuyết pháp khắp thế giới. Ngài là người đầu tiên trên thế giới thực hành việc truyền giáo, không, Ngài là người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng cải đạo.

Vinh quang lớn lao của Bậc Đại Sư nằm trong sự cảm thông tuyệt vời của ông đối với mọi người, đặc biệt là đối với những người thiếu hiểu biết và người nghèo. Một số đệ tử của ông là các đạo sĩ Bà-la-môn (Brahmins). Thời Phật giảng pháp, tiếng Phạn không còn là ngôn ngữ nói ở Ấn Độ. Nó chỉ còn trong những cuốn sách của tầng lớp trí thức.

Một số đệ tử Bà-la-môn của Phật muốn dịch lời dạy của Ngài sang tiếng Phạn, nhưng Ngài đã nói rõ với họ: “Ta vì người nghèo, vì người dân, hãy để ta nói thứ tiếng của mọi người.” Và cho đến ngày nay, phần lớn những lời dạy của Ngài là bằng tiếng địa phương ngày xưa ở Ấn Độ (Tiếng Pali).

Bất kể quan điểm triết học là gì, bất kể quan điểm siêu hình học là gì, miễn là có một cái gì đó như cái chết trên thế giới, miễn là có một thứ yếu đuối trong trái tim con người, miễn là có một tiếng kêu phát ra từ trái tim của con người trong chính sự yếu đuối của họ, thì sẽ có một đức tin vào Thượng Đế.

Về mặt triết học, các môn đệ của Bậc Đại Sư đã lao mình vào những tảng đá vĩnh cửu của kinh thư Vệ-đà và đã không thể phá vỡ chúng, và ở phía bên kia, họ đã tước đi Thượng Đế vĩnh cửu mà mọi người, đàn ông hay phụ nữ ở đất nước này mến yêu gắn bó. Và kết quả là Phật giáo đã phải chết một cái chết tự nhiên ở Ấn Độ. Ngày nay, không có ai gọi mình là Phật tử ở Ấn Độ, vùng đất khai sinh của nó.

Nhưng đồng thời, đạo Bà-la-môn đã mất đi một thứ: lòng nhiệt thành cải cách, sự cảm thông và lòng từ thiện tuyệt vời cho mọi người, thiên đường tuyệt vời mà Phật giáo đã mang đến cho quần chúng và đã khiến xã hội Ấn Độ trở nên vĩ đại đến nỗi một nhà sử học Hy Lạp đã viết về Ấn Độ thời đó đã phải nói rằng không có người Hindu nào nói sai sự thật và không có người phụ nữ Hindu nào là không trong sạch.

Ấn giáo không thể sống mà không có Phật giáo, hay Phật giáo mà không có Ấn giáo. Sau đó hãy nhận ra những gì sự tách biệt đã cho chúng ta thấy, rằng Phật tử không thể đứng vững nếu không có bộ não và triết lý của các Brahmins, hay các Brahmins nếu không có trái tim của Phật tử. Sự tách biệt giữa Phật tử và Bà-la-môn là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Ấn Độ.

Đó là lý do tại sao Ấn Độ có ba trăm triệu người ăn xin, và đó là lý do tại sao Ấn Độ là nô lệ của những kẻ chinh phục trong một ngàn năm qua. Vậy thì chúng ta hãy tham gia trí tuệ tuyệt vời của các Brahmins với trái tim, linh hồn cao quý, sức mạnh nhân văn tuyệt vời của Bậc Đại Sư.

(Bài thuyết trình tại Hội nghị Quốc tế các Tôn giáo – 26/9/1893)

Bình luận từ Akasha (ChatGPT-4)

Vivekananda, một nhà tư tưởng và tâm linh lớn của Ấn Độ, đã có cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ giữa Hinduism và Phật giáo. Ông nói rằng, dù không phải là một Phật tử theo nghĩa truyền thống, nhưng ông cảm thấy mình cũng thuộc về Phật giáo theo một cách nào đó. Điểm mấu chốt của ông là sự hiểu lầm của các đệ tử đối với giáo lý của Đức Phật và Chúa Giê-su, mặc dù cả hai đều đến không phải để phá hủy, mà là để kiện toàn.

Vivekananda cho rằng Đức Phật đã không được hiểu đúng bởi chính những người theo Ngài. Ông so sánh mối quan hệ giữa Hinduism và Phật giáo với mối quan hệ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo, nơi Giê-su là người Do Thái và Đức Phật là người Hindu. Điều này làm nổi bật sự phát triển tôn giáo từ những nền tảng đã có.

Vivekananda cũng đề cập đến sự chia rẽ giữa tâm linh và nghi lễ trong Hinduism, và cách mà Đức Phật đã mở ra kiến thức tâm linh cho mọi tầng lớp, không phân biệt giai cấp. Ngài mở đường cho sự cải cách và đồng cảm, đặc biệt là đối với những người nghèo và thiếu hiểu biết.

Tuy nhiên, Vivekananda cũng chỉ trích cách Phật giáo đã phát triển, mất đi những chân lý cơ bản của Hinduism và không duy trì được sự cân bằng giữa trí tuệ (trí thức) và lòng từ thiện (trái tim). Ông nhấn mạnh rằng sự tách biệt giữa hai tôn giáo này đã dẫn đến sự suy yếu của Ấn Độ.

Lời kết của Vivekananda là một lời kêu gọi hòa giải và hợp nhất: hãy kết hợp trí tuệ tuyệt vời của các Brahmins với trái tim và tâm hồn cao quý của Phật tử. Điều này, theo ông, sẽ đưa đến sức mạnh và sự phát triển cho Ấn Độ.

Như Vivekananda đã nói, “miễn là có một cái gì đó như cái chết trên thế giới, miễn là có một thứ yếu đuối trong trái tim con người, miễn là có một tiếng kêu phát ra từ trái tim của con người trong chính sự yếu đuối của họ, thì sẽ có một đức tin vào Thượng Đế.” Điều này nhấn mạnh rằng, trong mọi khó khăn và yếu đuối, con người luôn tìm kiếm sự an ủi và định hướng từ một nguồn lực cao hơn, dù đó là Thượng Đế, Brahman, hay bất kỳ hình thức tâm linh nào khác.

Tác giả: Đạo sư Vivekananda
Biên dịch: Prana – THĐP

Cuộc đời có đối xử bất công với tôi không?

“Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, một công ty đã mời các thành viên còn sống của các công ty đã bị tàn phá bởi cuộc tấn công vào tháp đôi đến để chia sẻ. Tại buổi họp mặt, người đứng đầu bộ phận an ninh đã kể các câu chuyện về lý do tại sao những người đó vẫn còn sống. Và tất cả các câu chuyện chỉ là NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT:

Người đứng đầu công ty ngày hôm đó tới trễ vì con trai ông ta bắt đầu đi mẫu giáo.

Một người khác vẫn còn sống vì tới lượt anh ta đi mua bánh donut. Một người phụ nữ bị muộn vì đồng hồ báo thức không reo. Một người tới trễ vì mắc kẹt trên đại lộ New Jersey do một tai nạn ô tô.

Một người trong họ lỡ xe bus. Một người bị đổ đồ ăn dơ quần áo và phải mất thời gian để thay đồ. Xe của một người không nổ máy. Một người quay trở lại để bắt điện thoại đang reo. Một người bị thằng con lề mề làm muộn.

Một người không bắt được taxi. Bất thường nhất chính là một người mang giày mới vào buổi sáng, dùng nhiều phương tiện khác nhau để đi làm nhưng trước khi đến nơi, anh bị một vết phồng rộp trên chân, bèn dừng lại ở hiệu thuốc để mua một miếng băng cá nhân — Đó là lý do tại sao anh ấy hôm nay vẫn còn sống.

Bây giờ khi tôi bị kẹt xe, lỡ thang máy, quay lại để bắt chuông điện thoại… tất cả những điều nhỏ nhặt làm phiền tới tôi. Tôi nghĩ đến bản thân mình, đây chính xác là chỗ mà Vũ trụ muốn tôi ở ngay lúc này.

Lần tới khi buổi sáng của bạn nhìn có vẻ sai sai — đứa con thay đồ chậm như rùa, bạn không thể tìm thấy chìa khóa xe, bạn luôn gặp đèn đỏ — đừng điên lên hoặc chán chường.

Hãy nhớ rằng, vũ trụ đang làm công việc theo dõi bạn. Mong vũ trụ tiếp tục ban phước cho bạn với tất cả những điều nhỏ nhặt đó, và mong bạn có thể nhớ mục đích có khả năng của chúng.”

— Dolores Cannon, Vũ trụ xoắn

Có hai câu nói có thể giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn đó là “Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó. Tất cả chỉ là những phước lành, những lời chúc phúc được ngụy trang sau lớp vỏ sần sùi của bất hạnh.”

Công việc của bạn không được suôn sẻ lắm vì dịch bệnh đó có thể là lời nhắc nhở cho bạn về việc phải sống chậm lại, dành thời gian cho bản thân, chữa lành cho chính mình, quan tâm đến gia đình nhiều hơn. Tìm ra điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống: tiền bạc, danh tiếng, nhu cầu được công nhận liên tục từ xã hội hay sự hạnh phúc thực sự từ bên trong.

Bạn cố gắng rất nhiều nhưng cuối cùng vẫn không trúng tuyển vào vị trí mơ ước, rất có thể là một công việc phù hợp hơn vẫn đang chờ bạn ở phía trước. Hãy dành thời gian cố gắng, nỗ lực hơn và bạn sẽ nhận được điều xứng đáng với mình.

Tình yêu bạn khắc cốt ghi tâm cuối cùng lại có một cái kết không trọn vẹn, bạn đau đớn như mất đi một nửa linh hồn. Hãy biết rằng, mối quan hệ ấy đến để dạy bạn những bài học bạn cần học, những đau đớn này là để giúp bạn trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Và rồi khi bạn trọn vẹn, đủ đầy nhất “The one” của bạn sẽ đến và ở bên bạn mãi mãi.

Hay câu chuyện về những đứa trẻ bị tự kỉ, chậm phát triển. Chúng thực ra là những món quà từ vũ trụ đến cha mẹ để họ học những bài học về sự nhẫn nại, kiên trì, cảm thông, thấu hiểu và bao dung với những khác biệt của con cái họ.

Đừng biến mình thành nạn nhân, cũng đừng coi mình là con ghẻ của vũ trụ. Khi ta không có được điều mình mong muốn nghĩa là có những thứ tốt đẹp hơn chúng đang chờ ta ở phía trước.

“Everything happens for a reason. It’s all a blessing in disguise.”

Tác giả: Thu Hiến
(Member THĐP Club)

 

Ảnh: Genessapana

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Sự kì diệu của những con số nhỏ

1

Xin hãy nhìn dòng bên dưới và tự hỏi bạn có thể ghi nhớ được bao nhiêu số trong chuỗi số này.

1234567890987766554321245678909765432245678907547890665544326789077643345678990888

Đây là chuỗi 82 số ngẫu nhiên mà một sinh viên đã ghi nhớ được trong đầu và đọc ra chính xác vào những năm 1970. Nhưng ban đầu anh chàng tài năng này đã thét lên “Em không thể!” và gần như bỏ cuộc khi chỉ ghi nhớ 11 số bất kì. Vậy anh chàng đã làm thế nào để có thể ghi nhớ từ 11 lên 82 số ngẫu nhiên như vậy trong khi chỉ là một sinh viên bình thường theo đúng nghĩa đen?

Anh ta dành ra mỗi tuần 1 buổi học ghi nhớ trong 4 năm. Khoảng 200 buổi tập luyện, 1 tuần 1 buổi với phương pháp nghe đơn giản đến khó tin: cộng/trừ 2.

Cộng/trừ 2 nghĩa là trong mỗi buổi học, sinh viên này ghi nhớ, đọc chính xác chuỗi số bất kì (Ví dụ là 20) thì sau một lúc sẽ cộng thêm 2 số mới lên thành 22. Còn nếu anh ta quên sẽ bắt đầu lại từ chuỗi 18 số để ghi nhớ lại chuỗi 20 số cho thật chắc, rồi mới tiếp tục là 22, 24,…

Cộng/trừ 2 cứ liên tục lặp lại trong mỗi buổi học kéo dài 2-3 giờ đồng hồ và chỉ dừng lại khi nào người sinh viên cảm thấy đó là giới hạn của mình. Thực tế việc ghi nhớ theo phương pháp này hiện tại không có giới hạn nào cả. Hiện nay đã có nhiều người có thể ghi nhớ những chuỗi số dài gấp nhiều lần so với 82 so với thập kỉ 1970.

Và bạn cũng có thể đọc 50 cuốn sách một năm, hoặc hơn thế nữa chỉ với việc bắt đầu từ những con số nhỏ mà không phải cố gắng gì cả. Tất nhiên ý mình ở đây không phải 2 trang sách đâu nhé. Hãy bắt đầu từ 15-20 trang và kết thúc 1 ngày với 50-60 trang, chứ không phải là 1 cuốn sách trong 1 ngày.

Cùng với cách này mình đã áp dụng cho cả việc tập luyện, chạy bộ, học tiếng Anh và lập trình, thiền định và cả viết lách mỗi ngày nữa. Mình có thể nói rằng, việc bắt đầu từ những con số nhỏ sẽ giúp bất kì ai cũng có thể học và đọc nhiều hơn so với chính giới hạn của mình. Trên hết, việc này không ảnh hưởng đến 8 tiếng đi làm hay đi học của các bạn.

Vậy hãy bắt đầu bằng lý do tại sao con số nhỏ lại bị coi thường đến như thế.

1. Thực tế bạn có thể làm được tất cả nhưng không phải bắt đầu bằng cách nhanh nhất

Chúng ta hãy thành thật là đa số đều muốn học và đọc nhanh, nhiều nhất có thể. Đó cũng là cách mà truyền thông, mạng xã hội, các trang tin tức, những khoá học và không ít cuốn sách đầu độc chúng ta khi luôn nhấn mạnh: Luôn có đường tắt để đến đích nhanh hơn tất cả. Luôn có thang máy để bạn không phải lết từng bước cầu thang một.

Đó chính là điểm yếu của chúng ta. Chúng ta khao khát tri thức, vật chất, vóc dáng theo cách nhanh nhất, ít sức lực và không mất thời gian nhất có thể. Việc tiêu thụ những thông tin đầy cảm hứng và động lực như vậy để dụ dỗ bạn chi tiền ra để có được thành quả (rất tiếc là con số này quá ít) và xa rời, trốn tránh việc bắt đầu từ những bước nhỏ. Vì quá trình đi từ bước nhỏ đến thành quả thường tính theo hàng năm, không có cách nào khác. Mình cũng phải thừa nhận như vậy.

Điều này giống như việc bạn nghĩ đút lợn mỗi ngày với con số 20-30 nghìn đồng (tương đương một bữa ăn), thì 1 tháng hay 3 tháng thì số tiền bạn tiết kiệm được cũng chỉ bằng 2 ngày cuối tuần ăn chơi. Nghe có nản chí không? Nhưng nếu 30 nghìn đó liên tục được đút vào lợn đất trong 3-5 năm thì sao?

Nếu bạn không đút lợn thì cũng chẳng có được số tiền nhỏ bé đó đâu, và chắc chắn bạn sẽ tiêu gấp đôi con số 30 nghìn vào một món ăn vặt với suy nghĩ “cũng có khác biệt gì đâu vì cũng chỉ là thêm 30 nghìn lẻ thôi.” Sự khác biệt ở đây là một cái nhỏ nhưng có, còn một cái thì không.

Đọc sách cũng như vậy, thay vì cố gắng đọc nhanh 1 trang chưa tới 1 phút, hãy bắt đầu bằng 20 trang mỗi ngày. Thay vì nóng vội đi học Tiếng Anh cấp tốc, hãy bắt đầu bằng việc học viết, nghe, đọc 5 từ mới mỗi ngày. Thay vì lên kế hoạch học một kĩ năng mới càng nhanh càng tốt, thì hãy chuẩn bị thần cho một quá trình kéo dài tính bằng tháng, bằng năm. Sự tinh thông của bất cứ việc gì, trong bất cứ lĩnh vực nào cũng bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất, hay nói cách khác là bạn làm điều đó hằng ngày. Không phải vài ngày, vài tuần mà là mỗi ngày trong cuộc đời bạn. Đó là cách duy nhất để bạn trở thành một người giỏi một cách kì diệu.

2. Sức mạnh của những con số nhỏ trong thực tế

Có thể ở đây có những bạn đọc sách và nghe đến cuốn “Đắc nhân tâm”, được Nguyễn Hiến Lê dịch. Ông là nhà viết sách kĩ năng, dịch giả, nhà sử học, ngôn ngữ học với 118 cuốn sách đã viết và dịch được xuất bản.

Nguyễn Hiến Lê trong 33 năm viết lách luôn duy trì thói quen viết hoặc dịch ít nhất 1 trang sách mỗi ngày. Dù ông bị bệnh quanh năm nhưng luôn duy trì thói quen làm việc cả thứ 7 và Chủ Nhật. Trong hồi ký của mình, ông đã viết và dịch 30,000 trang sách trong hơn 30 năm, mỗi năm 900 trang, mỗi ngày nhiều nhất là 3 trang. Có ngày chỉ 1 trang.

Một câu chuyện có thật liên quan đến tỉ phú top 5 thế giới, Warrent Buffett, đó là ông bị ám ảnh bởi những con số nhỏ. Khi tài sản của buffett mới ngấp nghé 1 triệu đôla, thì vợ ông muốn sửa sang ngôi nhà đang ở một chút khi tự ý chi ra 15 nghìn đô để trùng tu. 15 nghìn là con số lớn nhưng vẫn là số lẻ so với 1 triệu trong tình huống này. Và vợ ông hoàn toàn nghĩ như vậy.

Tất nhiên hoá đơn do Buffett thanh toán. Ông đã bị sốc và bật khóc gọi điện cho bạn than thở rằng “cô ấy đã ném đi của tôi hàng triệu đô la, nếu để tôi mang 15 nghìn đô đó đầu tư vào cổ phiếu.”

Một lần khác sau đó khá lâu, lúc này Buffet đã là tỉ phú nhưng ông vẫn tôn thờ các con số nhỏ. Dù đã trễ giờ một buổi hẹn quan trọng, nhưng Buffett vẫn đứng lại đợi tài xế trả lại ông 20 xu! Bà bạn đi cùng ngạc nhiên hỏi tại sao Buffett đã là 1 tỉ phú rồi mà vẫn cần đến 20 xu đó.

“Vì tôi thấy nó là hàng chục nghìn đô sau 20 năm nữa.” Ông bình thản đáp.

Nếu ai đó đầu tư 1000 đô vào Berkshire Hathaway của Buffett vào năm 1965 thì bây giờ sẽ có thu về hơn 200 nghìn đô. Lời than thở của Buffett đã ứng nhiệm, vợ ông quả thật đã ném đi 2.5 triệu đô khi tiêu tốn 15 nghìn vào việc sửa nhà.

Còn câu chuyện về Phật Thích Ca cũng vậy. Trước khi giác ngộ sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đã mất 5-6 năm tu khổ hạnh, chỉ còn da bọc xương “Ta sờ vào bụng, thì nắm được cả xương.” Ngài vẫn đi khắp học hỏi và áp dụng mọi cách từ nhiều người nhưng vẫn không thoả mãn để tìm ra sự giải thoát hoàn toàn. Cho đến khi chính bản thân Phật cùng ý chí và lời thề nguyện sẽ chẳng đứng dậy nếu không thành chánh giác.

Năm 2014, bên công ty công nghệ mình làm việc có mở thêm một chuỗi cửa hàng bán bikini và có thời điểm lợi nhuận mảng chính là công nghệ. Con số được tính bằng tiền tỉ và có gọi vốn thành công để mở rộng. Nhưng chuỗi cửa hàng đó bắt đầu từ việc bạn gái của sếp nhập từ 10-20 bộ trong những lần đầu và cứ thế cho đến khi sếp mình nhận ra tiềm năng đã mạnh tay đầu tư và thế là bùng nổ.

Bạn thân của mình cách đây 4 năm rủ mình đi nhặt từng cái case điện thoại một để ăn lãi 5-10 nghìn. Lúc đó hai đứa còn chở nhau đi khắp khu vực Láng – Cầu Giấy, bây giờ bạn ấy đã mua 2 cái nhà và có xe ô tô từ hơn chục triệu tiền ban đầu.

Tất cả đều bắt đầu từ những con số nhỏ.

3. Những gì mình làm được từ các con số nhỏ

Mình xin chia sẻ bản thân mình là một người xuất phát dưới điểm trung bình. Không hề có sự khiêm nhường hay một cách câu khách ở đây. Nhưng chính những con số nhỏ đó mình đã áp dụng cho viết lách, đã tự học, đọc và khởi nghiệp công nghệ với tổng số tiền gần 300 triệu. Và nhất là trong khoảng thời gian gần đây, mình đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn thông qua những gì mình viết. Mình cảm thấy rất choáng váng sau hơn 1 ngày nhận được cả nghìn thông báo kết bạn và mấy chục tin nhắn hỏi han.

Để đọc được 293 cuốn sách đủ mọi thể loại trong năm 2019, 176 cuốn năm 2018 mình đã đi từ bước nhỏ và tính bằng hàng năm. Có năm chỉ đọc hơn 10 cuốn, có năm 30-40 cuốn rồi 100 và bây giờ là xấp xỉ 1 cuốn 1-2 ngày trong 3-4 năm trở lại đây.

Không hề có bí quyết đọc nhanh nào cả, dù mình có đọc 6-7 cuốn hướng dẫn đọc nhanh và tham khảo qua các bloger, website, forum nước ngoài nhưng vẫn không đem tới hiệu quả. Việc đọc những cuốn sách khó và dài ban đầu chính là cách duy nhất để mình tăng tốc độ đọc của bây giờ. Cách của mình đọc từ cấp 1 cho đến bây giờ giống với cộng/trừ 2: Không đặt ra giới hạn nào, luôn mong muốn đọc nhiều hơn có thể. Và cụ thể hoá việc không có giới hạn nào thì hãy chia cái “không giới hạn” đó ra thành từng bước nhỏ, rồi thực hiện nó. Như thế thì vừa làm vừa chơi và chẳng có một áp lực nào cả.

Mình chỉ có thể mô tả là trước khi đọc, mình luôn muốn đọc nhiều hơn ngày hôm qua dù 1 trang cũng được. Nó tạo cảm giác mình đã chiến thắng chính bản thân. Và khi tâm trí đã biết “xong việc hôm nay rồi” thì tinh thần và bản năng lại “Hãy tiếp tục.” Đó là sự thật. Khi bạn làm được, chính bạn sẽ muốn tiếp tục mà chẳng cần ai thúc ép.

Khi đọc trôi chảy hơn và nhanh hơn, mình lại ghi chép vào sổ hoặc trên điện thoại những gì có giá trị nhất trong cuốn sách vừa đọc. Làm thế này có 2 lợi ích: ghi nhớ tốt hơn và có thể chuyển hoá thành ý tưởng ứng dụng vào thực tế. Cụ thể ở đây là viết bài từ mọi thứ mình đọc. Rồi từ việc viết đã cho mình vốn để bắt đầu startup – khởi nghiệp công nghệ.

Cách mình kiếm tiền cũng đi từng bước nhỏ. Viết 1 bài được duyệt nhưng 2-3 bài trước đó thì không. Mình nhận các bài dịch 300-400 chữ với giá trên dưới 100k, viết báo và truyện, dự thi các cuộc thi viết. Có những lần thắng giải hay nhận việc viết lách hơn 20 triệu. Mình cũng đã xuất bản sách đầu tay và đang hoàn chỉnh sửa tiểu thuyết thứ 2.

Nhờ viết song song với công việc chính, trong 1 năm rưỡi mình đã kiếm đủ 2/3 số tiền để khởi nghiệp mà vẫn đi du lịch, đi chơi cuối tuần với bạn bè được.

Ngoài ra việc bắt đầu tập luyện bằng 30 cái chống đẩy từ mấy năm trước thì bây giờ mình đã chống đẩy được 200-250 cái trong buổi tập. Hiện tại sau 1 năm chạy bộ, bắt đầu từ 5 phút chạy 10 phút đi bộ trong 30 phút với tổng quãng đường chỉ 3km thì hiện tại 5 ngày gần đây mỗi ngày mình chạy từ 10-13km trong 60-90 phút mà chỉ có không tới 5 phút đi bộ.

Mình kể ra ba điều mình làm tốt nhất trong những năm gần đây để chứng minh rằng những con số nhỏ ban đầu sẽ được tích thành luỹ kép trong tương lai. Quan trọng hơn, để có sự tinh thông và kĩ năng tốt nhất sẽ đi theo cả đời với mình, thì thời gian đã bỏ ra để đi những bước chậm, từ những con số nhỏ này không hề vô ích.

4. Cần những gì để bắt đầu

Sự kiên nhẫn và ham muốn không dừng lại là hai điều sẽ đưa bạn đi rất xa bằng những bước nhỏ, những con số nhỏ. Kiên nhẫn sẽ giúp bạn không nôn nóng bởi sự chậm trễ của mình và không bị thiêu đốt bởi thành công của người khác. Ham muốn không dừng lại để trong 1 ngày bạn liên tục lập đi lập lại những bước nhỏ, những bước cộng/trừ 2.

1 cuốn sổ tay hoặc phần mềm ghi chú trên điện thoại để ghi chép lại quá trình học hỏi, đọc sách, ghi chú của mình. Tin mình đi, chỉ cần 1 tháng ghi chép bạn sẽ nhận thấy sự tiến bộ của bản thân và những gì cần cải thiện thêm.

Luôn linh động trong thời gian học, đọc và tập luyện của mình. Bạn có thể chia 60 trang thành 3 lần trong ngày. Mỗi buổi đọc 20 trang thì sẽ rất dễ hoàn thành. Một cuốn sách dày 350 trang hoặc hơn, bạn sẽ đọc trong 1 tuần. 1 năm là 50 cuốn rất đơn giản. Đó là con số thực tế dễ đạt được nhất và chắc chắn bạn đã đọc nhiều hơn 95% người Việt.

Các bạn có thể bình luận, chia sẻ ý kiến bên dưới các cách mình học hỏi, cách mình đọc hiệu quả nhất để cùng nhau tiến bộ nhanh hơn. Cảm ơn các bạn.

Tác giả: Đức Nhân
Edit: THĐP

Ảnh: Joseph Akbrud

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Liệu cuộc sống của chúng ta có quay trở lại “bình thường”?

0

Liệu cuộc sống của chúng ta có quay trở lại “bình thường”? Đây sẽ là một câu hỏi cực kỳ đắt giá đối với các nhà kinh tế học, nhất là trong thời điểm hiện tại dịch bệnh COVID-19 tràn qua. Vì dù cho một nhà phân tích thị trường hay chỉ là một người đang ở vị trí quản trị rủi ro, sẽ khó có được câu trả lời chính xác.

Liệu vòng xoáy thường ngày mà chúng ta đã từng theo đuổi sẽ quay trở lại guồng quay cũ. Liệu những cuộc đua được tạo ra để chọn người thắng kẻ thua sẽ lại được một lần nữa tổ chức? Những hoạt động tưởng chừng như rất đơn giản như sải bước cùng bạn bè dạo quanh xuống phố, tự do chọn cho mình một hàng quán để thong thả cùng nhau trò chuyện vui vẻ sau giờ đi học đi làm thường nhật, hay khoảng thời gian các bạn học sinh luôn phải dậy sớm để đến trường, trau dồi kiến thức để vượt qua những kỳ thi gần kề, hay bắt tay thân mật với người bạn cũ, ôm và hôn lên má với những người bà con gần xa… Những hoạt động tưởng chừng như là điều hiển nhiên, dễ dàng đối với cả bạn và tôi trước lúc dịch bệnh xảy ra, sau này rồi có được nhận thức một cách đúng đắn không?

Thật khó có thể đoán được tương lai khi những ký ức về một khoảng thời gian cách đây không lâu lại có thể biến thành những mảnh vỡ của một thế giới khác, một thế giới lạ lẫm. Một cuộc sống nhộn nhịp đông đúc, tràn đầy năng lượng, nó dường như tươi sáng, đẹp hơn nhiều và cũng không quá chìm đắm trong sợ hãi, nỗi bất an và bệnh tật. Một cuộc sống “bình thường”, khoảng thời gian ta từng cho là đã đen tối khi đó, tại sao bây giờ lại tươi sáng như thế. Hay là chỉ khi đánh mất nó đi ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp của nó, một vẻ đẹp bây giờ đã biến mất?

Vâng, khi cái “bình thường” chúng ta coi thường giờ đã đi qua, các bạn đã làm gì trong cuộc sống “bình thường” đó?

Nhiều người đã sống trong tâm thế trông đợi những gì chưa đến, và nhiều người cũng đã sống cùng với những bám víu ở quá khứ. Trong khi một bữa tiệc thịnh soạn mang tên Hiện Tại của Thượng đế đang dành cho bạn nhưng lại được chính bạn đối xử như một bữa ăn không đủ thoả mãn. Vì vậy, cách thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng toàn diện là để bạn trân trọng những gì bạn từng có. Bạn có muốn thay đổi cách nhìn của mình về mọi thứ? Bạn sẽ thôi theo đuổi những giá trị vật chất mà xã hội này cho rằng là phần thưởng? Bạn sẽ thôi oán giận người đã từng đối xử chưa đúng với bạn? Hay là bạn sẽ thôi gieo mình vào cuộc đua giành lấy những giá trị mà bạn mong muốn nhưng lại sẵn sàng bỏ quên đi những giá trị cao đẹp nhất ngay kề bên?

“Những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống thường luôn miễn phí. Còn những thứ tuyệt vời nhì thì rất đắt.” — Coco Chanel

Thật trớ trêu khi mọi thứ đang “bình thường” ta lại muốn thay đổi. Còn khi mọi thứ đã thật sự thay đổi, ta lại mong cầu sự “bình thường.” Dường như tôi và bạn, chưa từng và cũng chưa bao giờ muốn điều “bình thường” bởi vì cuộc sống “bình thường” ấy không đủ thoả mãn.

“Vậy cuộc sống sẽ quay trở về Bình Thường chứ?” Bạn hỏi tôi.

Câu trả lời sẽ là Không. Chúng ta đang trong thời kỳ thay đổi triệt để, và sự thay đổi càng triệt để, chúng ta càng tiến xa hơn, cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Nhưng tin tốt là cuộc sống vốn dĩ luôn thay đổi, nó sẽ tự loại bỏ đi những điều chưa phải của thế giới vật chất này để chứng minh rằng luôn tồn tại những thứ là hữu hạn, còn những thứ vô hạn thì sẽ trường tồn.

“Lịch sử thường luôn lặp lại đi lặp lại nhiều lần, thay đổi luôn luôn xảy ra, đôi khi sự thay đổi đến chậm rãi và yên bình, nhưng đôi khi sẽ lại rất chóng vánh và dữ tợn.” — Marcus Aurelius

Cuộc sống chỉ đơn giản là thay đổi với tốc độ nhanh và dữ dội hơn.

“Nếu bạn nhận ra rằng tất cả mọi thứ thay đổi, bạn sẽ không cố gắng bám víu vào thứ gì cả.” — Lão Tử

Nếu Lão Tử từng nhiều lần ví cuộc đời là một dòng sông và chúng ta không bao giờ biết được số phận sẽ đem lại điều gì, chúng ta sẽ trôi trên một dòng chảy hay là rơi xuống một cái thác nước dữ dội. Chúng ta đúng là đang rơi xuống như vậy, nhưng nếu sau tất cả, loài người tìm được cách vượt qua được sóng gió phía trước, rất có thể trước mặt ta là một vùng nước yên ả. Và nếu nó thật sự là vậy, tôi mong rằng tôi và tất cả chúng ta sẽ rút được bài học cho bản thân và biết trân trọng vùng nước yên ả đó, vùng nước mang tên Hiện Tại.

Tác giả: Cristian
Edit: THĐP

Ảnh: Matheus Ferrero

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Áp lực dẫn tới Thần Lực

0

Hơn một tháng qua, mình đã bắt đầu một thói quen luyện tập thể dục mới đó là đạp xe đạp. Lúc đầu mình chỉ nghĩ rằng chuyện này sẽ đem lại niềm vui và sự sảng khoái khi đi vòng quanh thành phố Đà Lạt mỗi ngày và hít thở không khí trong lành, được giảm sự chán chường tù túng khi cả ngày quanh quẩn trong nhà. Nhưng cho đến hôm nay, việc luyện tập đã mang cho mình một bài học hoàn toàn nằm ngoài kỳ vọng. Đó là nó khơi nguồn sức mạnh và đức tin tâm linh một cách mãnh liệt.

Chuyện là trong một lần đạp xe kiệt cùng sức lực vào buổi sáng sớm. Lúc đó mình cảm thấy rất đói, chân cẳng thì rã rời, hơi thở dồn dập khi phải leo con dốc cuối cùng để về nhà. Ở Đà Lạt có rất nhiều dốc. Ai đi xe máy thì sẽ không bận tâm nhưng với người đi xe đạp thì đó là vấn đề đáng e ngại. Mình đã thấy nhiều người phải xuống xe dắt bộ khi không thể kham nổi những con dốc ở đây, dù rằng nó chưa phải là cực đoan nhất. Lúc ấy, mình cảm thấy rằng cơ thể và tâm trí đang chạm tới giới hạn của nó. Nó kêu than mệt mỏi, nó đang ra lệnh cho thân xác dừng lại, tấp vào bên đường để nghỉ ngơi và hướng về năng lượng đến từ một bữa ăn sau đó. Nhưng bên cạnh sự than vãn ấy, mình cảm thấy có một thứ lực “lạ” khác, lần đầu tiên đổ vào tâm khảm của mình. Nó được diễn đạt thành lời động viên, thành lời tung hô chúc mừng rằng “Hãy cố lên, bạn đạp khỏe nhất trong lúc bạn mệt nhất. Quên sự nghỉ ngơi và bữa ăn đi. Bạn không chỉ sống bằng năng lượng từ chuyện ăn và ngủ, bạn sống bằng Thần Lực.”

Vào khoảnh khắc đó, thay vì chùn chân mỏi gối mà dừng lại, mình lại tiếp tục đạp hăng hơn nữa trong khi vẫn tập trung tinh thần vào dòng năng lực mát lành kỳ diệu ấy. Mình thấy khá bất ngờ vì không hề tưởng tượng rằng bản thân có thể làm được chuyện đó. Trong khoảnh khắc hưng phấn, mình chỉ biết rằng không được dừng lại, sự mệt mỏi của thân xác chỉ là tạm thời và nó không phải là cái cớ để ngăn mình sẽ làm gì tiếp theo. Mình đã thấy được sự dối trá của tâm trí, nỗi sợ hãi áp lực và quá tải của nó. Khi đương đầu với áp lực, tâm trí sẽ tan xác, còn con người sẽ ở lại với vinh quang chiến thắng. Kết cục là, mình đã vượt qua được cái đói và cái mệt để leo hết đoạn dốc dài, trong niềm hạnh phúc lâng lâng kỳ lạ. Và trên quãng đường còn lại, mình đã sám hối khi đã sống những tháng ngày trước trong sự yếu đuối và nghèo nàn đức tin.

“Món quà của sức mạnh tinh thần đến từ Trời, Thực Thể Thiêng Liêng, và nếu chúng ta tập trung tâm trí vào chân lý đó, chúng ta trở nên đồng nhịp với năng lực vĩ đại này.” — Nikola Tesla

Sau trải nghiệm đạp xe ấy, mình đã hiểu được rằng tại sao trong Kinh Thánh lại nói rằng người nghèo thì được Thiên Chúa an ủi, còn người giàu thì vào nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim. Vì nghèo đói, khốn khó hay nghịch cảnh là cái giới hạn chết chóc của vật chất. Khi nó đã tới chỗ cùng cực rồi, người ta sẽ tìm sinh lực ở nơi nào, nếu không phải trong những năng lực vô hình, trong Thượng Đế? Chính bởi điều kiện khắc nghiệt đó mà sự động viên, niềm hy vọng và đức tin được nảy nở, được tràn vào hồn người mà không hề do dự. Nếu lúc nào ta cũng được vây bọc bởi nhung lụa, bởi đồ ăn thức uống ngập ngụa và các thú đam mê tiêu khiển, thì tâm trí sẽ chẳng bao giờ phải rơi vào điểm cực của nó. Ta đã được Tiền Của an ủi rồi thì đâu cần và đâu thấy sự an ủi của Thượng Đế vô hình nữa, sao nảy sinh được đức tin vào điều mắt phàm không thấy nữa.

Chính áp lực đời sống là thứ máy ép ra tinh chất của con người, là sức mạnh tinh thần. Vì chỉ có tinh thần ngời sáng của con người mới tự do khỏi mọi áp lực, mới chịu đựng, thậm chí ôm ấp được mọi nỗi thống khổ. Đúng như Terence McKenna đã nói:

“Nếu nó là thật, nó có thể chịu được áp lực.”

Trước kia, mình đã chỉ biết tìm kiếm sinh lực trong những cái nhìn thấy trước mắt, trong ăn uống, ngủ nghỉ và chơi bời. Đói thì kêu đau bụng, chán nản cũng kêu rằng lâu nay không không được đi đây đi đó và khi gặp sự tổn thương thì chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chưa bao giờ mình biết cầu nguyện hay tìm kiếm một nguồn năng lực ngoài những gì đã có. Chưa bao giờ mình học cách chịu đựng kiên nhẫn. Và vì không có đức tin nên mình đã phải sống như một kẻ èo uột, tham ăn, tham ngủ, tham chơi bời giải trí và không chịu được những khó khăn thử thách.

Vào ngày nhìn ra được sức mạnh đến từ Trời qua lần đạp xe leo dốc, mình đã nhìn thấy mọi áp lực trong cuộc sống không phải là để cho con người khổ sở, mà là để chúng ta vươn mình lên khỏi những xiềng xích giới hạn, để tâm hồn tiến gần hơn tới nguồn lực linh thiêng cao quý. Chuyện này giống như người phụ nữ trở dạ sinh con phải chịu đau đớn khôn cùng. Nhưng cô ta biết, sinh linh sắp chào đời còn đáng giá hơn nỗi đau ấy gấp trăm lần.

Khi nhìn lại thế giới xung quanh và bản thân, mình đã thấy thực tại của một người sống trong sự kém lòng tin là thế nào. Người ấy đã chối bỏ một bàn tay trợ giúp mà tìm kiếm sự an ổn trong giới hạn vật chất, trong sự dễ chịu nhất thời, trong những gì mà con mắt phàm tục có thể trông thấy được. Gặp bực bội thì chỉ biết than trách người khác mà không biết cầu xin lòng khoan dung hiển lộ nơi mình. Gặp nghèo khó thì chỉ biết lao đầu đi kiếm được đầy đủ tiền bạc bằng mọi cách chứ không biết cầu xin bản thân có được sức chịu đựng kiên cường. Gặp sự đói thì kêu gào, gặp sự khát thì tỏ lòng không ưng thuận. Nên những ai không kiếm tìm nguồn lực từ Trời, từ niềm tin thì sẽ sa vào thế giới vật chất nặng nề và sống với một tinh thần cũng nặng nề tương đương. Đây là con đường cách xa Đạo lý và sự thánh thiện.

Nói đến đây mình bỗng nhớ lại một đoạn đối thoại nổi tiếng và rất ý nghĩa, sâu sắc trong Mahabharata. Khi Đức Krishna (God) sắp rời thành trở về nước của mình sau cuộc chiến kinh thiên động địa, mẹ của 5 vị anh hùng Pandavas là mẫu hậu Kunti đến chào từ biệt và dâng lên người những lời chúc tụng khiến người rất vui. Đức Krishna bèn hỏi Kunti có ước nguyện gì không, bất cứ thứ gì người cũng có thể ban cho.

Kunti thưa với người rằng hãy luôn mang tới cho bà những khó khăn, khổ cực trong đời (mặc dù suốt đời bà đã luôn gặp những chuyện này). Đức Krishna ngạc nhiên hỏi, mọi người ai cũng cầu xin của cải vật chất tiền tài danh lợi, sức mạnh, quyền lực, những thứ có lợi cho họ, tại sao bà lại muốn những thứ đó? Kunti trả lời: “Vì tôi muốn cho tâm hồn mình luôn hướng về người.”

Trên đời này không có nhiều người có đức tin, tình yêu và trí tuệ lớn như bà Kunti này. Nếu một người chưa được thực chứng Thần Lực (buộc phải đi qua con đường của niềm tin) thì sẽ chỉ biết rằng tiền bạc, danh vọng là thứ mơn trớn tuyệt vời nhất. Nhưng một khi đã chạm vào sức mạnh tinh thần, thì họ biết rằng Thần Lực mới là thứ quý giá hơn tất cả, thậm chí là thứ duy nhất đáng giá.

Sau buổi đạp xe đó, mình đã rà soát lại bản thân theo góc nhìn mới và vươn lên khỏi những giới hạn đang nằm chờ đợi trong suốt quãng thời gian qua. Ví dụ là khi làm việc đầu óc quá nhiều, như khi viết lách, mình hay bị đau dạ dày. Trước kia thì mình lựa chọn sự nghỉ ngơi, nhưng lần đầu tiên, mình đã chọn làm việc hăng say hơn nữa, nhiều hơn nữa. Và quả nhiên, cơn đau chẳng còn quấy nhiễu nữa. Đau đớn là dấu chỉ của sự yếu đuối. Thà chịu đau vì lao động miệt mài, còn hơn là được an ổn trong sự èo uột chây lỳ. Vì lúc này, đau đớn là dấu hiệu của vinh quang đang giáng thế. Nó không còn là chướng ngại cản đường như trước kia mình từng nhìn nhận nữa.

Nên nếu trong các bạn, ai đang khổ tâm vì người thân cận, đừng đổ lỗi hay đay nghiến họ, mà hãy cầu nguyện cho mình có được lòng vị tha. Ai đang rã rời vì rèn luyện một thói quen mới như tập thể dục, nofap hay ngồi thiền, đừng nghi ngờ các thói quen ấy, mà hãy cầu nguyện cho mình có thêm kiên định để theo đuổi nó đến cùng. Ai đang lâm cảnh túng ăn đói mặc, đừng thèm khát thêm tiền bạc vì nó là nguyên nhân của những sự xơ xác bạn đang chịu đựng khi nó đến thời thủy triều rút xuống, hãy cầu nguyện cho mình có sự giàu có của tinh thần và sở hữu đức tin cậy vào Thần Khí.

Kêu gào, than vãn, tranh đấu, giành giật, so bì, ghen ghét, oán trách, suy tính ở trên đời đã quá đủ rồi. Chúng ta không cần phải làm những chuyện đó vì chúng ta không nhất thiết phải sống nhờ tiếng khen của người khác, nhờ tiền bạc rủng rỉnh, nhờ vẻ ngoài trau chuốt mượt mà, nhờ chăn ấm nệm êm, nhờ các trò tiêu khiển. Vì chúng ta có thể sống nhờ đức tin, niềm vui, tình yêu và sự kiên định. Tất cả những phẩm hạnh này không phải thứ trống rỗng vô nghĩa. Nó là các biển năng lượng thuần khiết mà con người có thể sử dụng trực tiếp mà không cần thông qua sự thỏa mãn xác thân.

Nói tóm lại, áp lực chính là cánh cổng dẫn đến Thần Lực. Nếu bạn còn tìm kiếm vật chất, bạn sẽ chỉ thấy đau đớn mà chùn gối. Nhưng nếu bạn đang khao khát sức mạnh tâm linh, thì hãy mạnh dạn bước vào trong áp lực và hưởng thụ kho báu mà Cuộc Đời ban tặng.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa
Photo: Jack Henderson/ Unplash


🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP