29 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 49

Tại sao con người nên hướng tới Tâm linh thay vì Vật chất?

0

Theo tôi quan sát hiện nay 90% con người đang đuổi theo tư duy vật chất (TDVC) và 10% thuộc về thái cực còn lại, tư duy tâm linh (TDTL). Con người chạy theo tiền bạc, tích lũy xây dựng của cải cho riêng mình, truy cầu danh tiếng và sự chú ý của xã hội, thu nạp thật nhiều kiến thức – các dạng của vật chất (kể cả kiến thức, kiến thức không phải trí tuệ, kiến thức chỉ là cái biết, khi nào cái biết được vận dụng và trải nghiệm thì nó mới trở thành trí tuệ – một dạng của tâm linh). Rồi biến tất cả thứ vật chất đó gom góp thành một cái “tôi” mang tên họ. Để rồi ai lấy mất của cải của họ, họ lo âu. Danh tiếng họ phai tàn, họ thất vọng. Ai đó chứng minh cái biết của họ sai, họ nổi cáu. Đây là phản ứng tự nhiên của họ khi cái tôi/ego mà họ coi là chính họ bị đe dọa. Mất cái tôi/ego – thứ họ đã gầy công xây dựng thì họ chẳng còn gì cả, họ chơi vơi, lạc lõng và vô định.

Dù một người theo TDTL hay TDVC thì họ cũng đang nằm trong tầng vật chất, họ vẫn đang mang thân xác vật chất và hiển nhiên phải tuân theo Luật. Không có gì nằm ngoài Luật, họ vẫn phải ăn uống, ngủ nghỉ sinh hoạt. TDTL tin rằng khi họ trau dồi trí tuệ tâm linh, và gia tăng giá trị của một con người, hạnh phúc sẽ nảy nở, và vật chất sẽ đến. Còn TDVC thì ngược lại, họ đuổi theo vật chất, rồi nghĩ rằng hạnh phúc sẽ đến sau đó. Sự khác biệt nằm ở chỗ họ tin thứ nào là đầu tàu kéo thứ còn lại tới, Vật chất hay Tâm linh. Cũng giống như những cuộc tranh cãi xuyên suốt bao thế kỷ, đó là câu chuyện Vật chất quyết định Ý thức hay Ý thức quyết định Vật chất.

Chẳng quan trọng là cái nào đúng cái nào sai. Mỗi niềm tin sẽ kéo theo một thực tại khác nhau. Nếu ai đó tin rằng Vật chất quyết định ý thức, thì họ sẽ bị hoàn cảnh và những thứ nằm ngoài họ chi phối không ngừng nghỉ. Họ sẽ chao đảo từ thái cực này sang thái cực khác vì họ đã phụ thuộc vào một thứ vô thường và biến đổi không ngừng đó là Vật chất. Điều tất yếu là thực tại của họ sẽ đầy rẫy khổ đau, liên tục thất vọng và lo âu sợ hãi. Trong khi đó, TDTL đã nhận thức được việc mọi thứ vật chất đều là vô thường, nên họ đầu tư vào những thứ bền vững hơn, đó là trí tuệ, phẩm hạnh và giá trị của con người. Họ sẽ là người định nghĩa thực tại của họ, làm chủ và sáng tạo ra nó bằng năng lực tâm thức và sự vững chãi của chính mình. Hoàn cảnh sẽ giảm bớt ảnh hưởng đối với họ, mà chính họ mới là người ảnh hưởng tới hoàn cảnh, hay môi trường xung quanh.

Để thấy rõ điều này, chúng ta cứ thử quan sát kỹ xung quanh xem. Chẳng phải môi trường bên ngoài là biểu hiện tâm thức của một người hoặc một tập thể hay sao. Hãy nhìn vào căn phòng gọn gàng của một tâm hồn ngăn nắp, hãy nhìn vào căn phòng bựa bộn của một tâm hồn phóng đãng, hãy nhìn những người đầy lòng yêu thương xung quanh một tâm hồn bao dung, hãy nhìn một trái đất ngày càng cằn cỗi, dơ bẩn, khắc nghiệt bắt nguồn từ một ý thức tập thể vô tâm và ích kỷ. Quá rõ ràng và hiển nhiên cho chúng ta thấy.

Tôi có nghe một câu nói ở đâu đó không nhớ rõ nhưng đại khái là:

“Giàu có không được định nghĩa bởi số tiền của và vật chất mà bạn đang có, giàu có định nghĩa bằng những gì bạn còn lại khi bạn mất hết chúng.”

Chúng ta không nhận ra rằng tiền của được tạo ra bởi giá trị mà chúng ta trao gửi cho xã hội, mối quan hệ được hình thành từ phẩm hạnh chúng ta có, sự tinh khôn của một người nằm ở trí tuệ chứ không nằm trong những kiến thức mà anh ta tích góp được. Tâm linh là nền tảng của biểu hiện Vật chất, là thứ thu hút vật chất như một hệ quả, là gốc rễ để sinh ra hoa lá cành. Mà thứ TDVC đi tìm lại là hoa lá cành, đến khi cuồng phong thổi đến, rất dễ bị cuốn phăng do không có nền tảng và gốc rễ đủ vững chắc. Đau khổ sẽ nảy sinh từ đây.

TDTL không hề chối bỏ vật chất, vì vật chất là nhu cầu căn bản của bất cứ ai, họ chỉ xem đó là một công cụ duy trì cuộc sống hiện tại hay để thi hành những đạo lý và những giá trị tinh thần họ hướng tới. TDTL theo đuổi các giá trị tinh thần: trau dồi phẩm hạnh (yêu thương, bao dung, trắc ẩn, hào sảng,.. thay vì mối quan hệ), xây dựng giá trị của bản thân (thay vì của cải và danh tiếng), đi tìm bản chất của chính mình, hiểu biết bản chất và quy luật vận hành của vũ trụ thông qua trải nghiệm (thay vì kiến thức).

Đáng tiếc là, chúng ta đang sống trong một thời đại với sự thắng thế của TDVC. Sinh viên mới bước ra xã hội đã bị nhồi vào tư tưởng Duy vật vào những năm đầu tiên Đại học. Và cả một thế hệ chạy theo lợi ích kinh tế, một xã hội tôn thờ chủ nghĩa tiêu thụ mặc kệ sự tàn phá đối với môi trường vì chúng ta tin rằng điều ý nghĩa nhất cuộc đời đó là tích lũy Vật chất. Nghiệp quả đến là một điều tất yếu, nói đúng hơn thì nó chỉ là kết quả của tổng hòa những hành động do chúng ta lựa chọn trong quá khứ. Với dịch Covid 19, trái đất nóng lên và ngày càng khắc nghiệt hơn, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, con người ngày càng rơi vào khó khăn. Tận thế đã đến với chúng ta rồi, chỉ là chúng ta vẫn còn quá an toàn để nhận ra nó.

“Tận thế không phải là điều gì đó sẽ đến. Tận thế đã đến rồi ở nhiều nơi trên hành tinh này, và chỉ vì chúng ta sống trong một cái bong bóng của những đặc quyền tiện nghi và chúng cách ly với thế giới nên chúng ta vẫn còn đang tận hưởng những xa xỉ từ việc chờ đợi tận thế. Nếu bạn đi tới Bosnia hay Somalia hay Peru hay hầu hết các nước nghèo trên thế giới bạn sẽ thấy tận thế đã xảy ra rồi.” – Terence Mckenna

Theo quan điểm của tôi, TDVC sẽ là một niềm tin sai lầm và chỉ dẫn đến đau khổ cho một đời người. Nhưng tôi không lôi kéo bạn theo một tư tưởng nào, bạn là người lựa chọn cách bạn sống cuộc sống của chính mình. Cái tôi đang làm là chỉ ra những thứ tôi thấy, hiểu và trải nghiệm với hy vọng chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, xây dựng một xã hội nơi con người sẽ đối xử với nhau bằng lòng yêu thương và tôn trọng.

Tác giả: Bá Kỳ

Ảnh: Chang Duong

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Đôi khi ta chỉ cần được lắng nghe, không phải khuyên nhủ

Trong tập 3 của chuỗi podcast Chúng ta nên bắt đầu từ đâu? (The Arc of Love—TD: Vòng cung của tình yêu) nhà trị liệu tâm lý, và tác giả bán chạy nhất của New York Times, Esther Perel tư vấn cho một cặp nam nữ.

Mặc dù ẩn danh, họ vẫn đồng ý ghi âm lại phiên trị liệu của mình và kết quả bản thu âm được chia sẻ công khai. Họ đang phải vật lộn với những biến động cực kỳ phổ biến của một mối quan hệ.

“Cho tôi hỏi anh một câu,” Perel trò chuyện nhẹ nhàng với người đàn ông. “Khi bạn đời nói với anh cảm giác của cô ấy, anh có ngay lập tức cảm thấy áp lực – như là anh phải làm gì đó?”

“Như là tôi muốn làm gì đó,” anh ấy hỏi rõ.

“Phải,” Perel xác nhận. “Như là anh muốn làm gì đó, và phải chỉnh sửa cảm xúc của cô ấy […] Đôi khi nó rất khó để phần lớn chúng ta nói đơn giản rằng ‘Anh nghe rồi. Anh biết nó khó nhằn. Em đã có một ngày vất vả,’ và nghĩ rằng bấy nhiêu đó thực sự tương đương với chuyện làm rất nhiều.”

• • •

Cách nào hữu ích nhất để phản hồi khi bạn đời tiếp cận bạn trong tình trạng đau khổ về cảm xúc? Những nhà khoa học về giao tiếp đã nghiên cứu dựa trên mong muốn–có thể hiểu được–giải quyết vấn đề khi đối diện với đối phuơng đang tổn thuơng. Không ai muốn thấy người họ yêu thương chịu đau khổ. Nhà nghiên cứu truyền thông Susanne Jones giải thích, chúng ta thường lo lắng rằng “chỉ cần đơn thuần thừa nhận hay nhận biết những cảm xúc” sẽ ít hữu dụng hơn là “thực tế giúp đỡ người bạn căng thẳng của mình giải quyết vấn đề.” Do đó, chúng ta hay nhảy sang “giải quyết hành vi,” chẳng hạn như đưa ra lời khuyên.

Vấn đề là trong vài trường hợp, chúng ta làm vậy quá sớm, bỏ qua những phản ứng tập trung hơn vào cảm xúc. Có thế nghe như phản trực giác, nhưng “nhìn nhận những trải nghiệm khó khăn của người bạn đó” và “động viên họ chia sẻ nhiều hơn về nguyên nhân dẫn đến tức giận” có thể là cách thể giúp đỡ mang tính xây dựng hơn nhiều.

Nhiều người phản hồi rằng họ cảm thấy tốt hơn với cách tương tác đó, và nghiên cứu cho thấy lời khuyên không phải lúc nào cũng là thứ mà một người căng thẳng đang tìm kiếm.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta không bao giờ hỗ trợ họ một cách thực tế khi cần thiết. Bác sĩ tâm thần và Nhà phân tâm học Arthur Nielsen xác định việc lắng nghe những cảm xúc là bước đầu tiên giúp chúng ta giải mã vấn đề hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đạt tới bước giải quyết vấn đề, chúng ta cần một sự hiểu biết chi tiết hơn về vấn đề người bạn chúng ta đang đối mặt.

Các nhà tâm lý học cũng đã tìm thấy rằng việc lắng nghe một cách ủng hộ có sự liên kết đến sức khỏe cảm xúc của người nghe lẫn người nói. Một nghiên cứu trong Tạp chí về Xã hội và Quan hệ Cá nhân (Journal of Social and Personal Relationships) chỉ ra rằng “những người lắng nghe mà cho lời khuyên hay đùa cợt là những người đau khổ hơn hẳn và càng từ chối người bạn đau buồn của mình” so với “những người nghe thấu hiểu tâm trạng khổ sở của người bạn đời của họ.”

• • •

(Nội dung trên là 1/2 (phần đầu) bài viết “Đôi khi ta chỉ cần được lắng nghe, không phải khuyên nhủ” đã được xuất bản trong Aloha Volume 14. Đặt mua Aloha Magazine để đọc bản full tại link này >>> LINK)

Tác giả: Zara Zareen
Biên dịch: Mai Thanh Trúc
Hiệu đính: Prana

Tạp chí Aloha volume 26

Nội dung Aloha Volume 26

🔥 [Hỏi đáp] Làm sao để tĩnh lặng tâm trí?

🔥 [Bài dịch] Bài học đạo đức của Tolstoy — Triết lý của Ba Ẩn Sĩ

🔥 [Bài dịch] 72 giáo huấn trí tuệ từ Đạo Sư Vivekananda

🔥 [Bài dịch] 4 điều người có trí tuệ cảm xúc cao không làm

🔥 [Bài dịch] Tại Sao Vui Thú Không Thể Hóa Giải Khổ Đau? Áo Nghĩa Thư và triết học Vệ-đà

🔥 [Bài dịch] 6 thói quen của những người học siêu phàm

🔥 [Bài dịch] Chất thức thần có thể “chữa” được người đồng tính không?

🔥 [Tiểu thuyết] Lên Đà Lạt – Chương 14: Cú sốc tái ngộ và khao khát cách ly

🔥 [Thế Giới Đó Đây]

1 (1)23456789101112131415

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] 12 cách để có giấc ngủ tốt hơn từ các bác sĩ chuyên gia

4

Ga trải giường sạch sẽ, nhiệt độ lý tưởng, và nhiều mẹo khác từ chuyên gia

Bạn đã biết rằng ngủ đủ giấc mỗi đêm là quan trọng cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, thời gian ngủ chỉ là một phần của phương trình. Đúng vậy, có được một đêm trọn vẹn để nghỉ ngơi thì thật tuyệt, nhưng chỉ khi nó thật sự là giấc ngủ ngon. 7 đến 9 tiếng đó không thật sự có tính hồi phục nếu chúng bị gián đoạn, ăn khớp với nhịp điệu tự nhiên của cơ thể bạn, và được cân bằng với lượng REM (rapid eye movement—giấc ngủ mắt chuyển động nhanh) đúng đắn.

Bác sĩ Vikas Jain, một chuyên gia về y học giấc ngủ tại Northwestern Medicine cho rằng:

“Giấc ngủ chất lượng tốt hơn không phải là một thứ gì đó mà bạn có thể muốn là được. Một điều tôi cố nhấn mạnh với mọi người là đừng đặt quá nhiều nỗ lực vào giấc ngủ của bạn. Vì bạn càng cố bao nhiêu thì nó càng khó bấy nhiêu. Bạn phải nhớ rằng giấc ngủ là thứ mà chúng ta muốn nó đến một cách tự nhiên. Nếu bạn đang cố ép nó, nó sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.”

Dưới đây, 8 chuyên gia về giấc ngủ chia sẻ lời khuyên của họ về những cách tốt nhất để sửa soạn phòng ngủ của bạn để đảm bảo bạn có được một đêm nghỉ ngơi tốt. Các câu trả lời đã được chỉnh sửa cho ngắn gọn và rõ ràng.

1. Hãy nghĩ về chiếc giường của bạn như một khoản đầu tư

Lý tưởng nhất là phòng ngủ có tấm nệm tốt nhất mà bạn có thể mua. Chúng ta dành khoảng một phần ba cuộc đời để nằm trên bề mặt đó, vì vậy đầu tư vào một tấm nệm là thiết yếu. Dành thời gian để tìm mua nệm cho bạn và chọn một công ty nào lấy nghiên cứu và phát triển làm trọng tâm. Thêm nữa, bạn thực sự muốn đầu tư vào một bộ ra trải giường đẹp để bạn có thể nhanh chóng được xoa dịu và thư giãn. Bạn cũng muốn có một chiếc gối hỗ trợ cho đầu, cổ và cột sống.

— Rebecca Robbins, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại khoa Sức khỏe dân số ở NYU Langone Health

2. Giặt ra trải giường thường xuyên

Khi tôi nói chuyện với ai đó về môi trường ngủ của họ, một trong những điều tôi thực sự ủng hộ là giặt ra trải giường. Nếu bạn không làm việc đó hàng tuần, hãy làm điều đó ít nhất hai tuần một lần. Trong một cuộc khảo sát của National Sleep Foundation, một trong những điều hàng đầu mà mọi người nói rằng họ thích trong phòng ngủ của họ là mùi của những tấm ra trải giường sạch sẽ, thơm tho.

— Bác sĩ Rachel Salas, chuyên gia về Y học giấc ngủ tại Đại học Johns Hopkins

3. Ngăn chặn tất cả các màn hình điện tử

Có những thụ thể đặc biệt ở võng mạc giúp chúng ta phân biệt giữa đêm và ngày, và những thụ thể này đặc biệt nhạy cảm với những bước sóng nhất định của ánh sáng trắng, ánh sáng xanh dương và ánh sáng xanh lá. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu vấn đề này hơn một thập kỷ qua, và một số nghiên cứu đã được xuất bản cho thấy ánh sáng nhân tạo trong phòng—cho dù nó đến từ một chiếc điện thoại, TV hay màn hình máy tính—đều trở thành một phần của tín hiệu cảnh báo. Vì vậy, giữ cho phòng ngủ của bạn tối là rất quan trọng.

— Michael Twery, giám đốc của National Center on Sleep Disorders Research (Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Rối loạn Giấc ngủ) tại National Institutes of Health (Viện Sức Khỏe Quốc Gia)

Một điều tốt khi không để TV trong phòng ngủ là nó không chỉ có khả năng tiềm tàng tác động đến giấc ngủ của bạn, mà bạn còn ít bị cám dỗ hơn. Nếu bạn xem TV ở phòng khách, lúc đó bạn sẽ có mốc thời gian để tự nhủ rằng, “Được rồi, tốt nhất tôi nên đi ngủ.”

— Bác sĩ Vikas Jain, chuyên gia về Y học giấc ngủ tại Northwestern Medicine

4. Thêm tiếng ồn nền

Âm thanh nền lớn có thể giúp hạn chế tiếng ồn ào cản trở giấc ngủ. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tiếng ồn trắng (white noise), trái ngược với những âm thanh ồn ào, một cái máy tạo tiếng ồn trắng hoặc tiếng ồn của cánh quạt tạo ra các loại âm thanh không đổi mà tâm trí có thể dễ dàng làm quen.

— Lisa Medalie, chuyên gia về Y học giấc ngủ hành vi tại Đại học Chicago

5. Giữ một chiếc đèn pin tiện dụng

Tôi muốn khuyên các bệnh nhân của tôi đi ngủ với một chiếc đèn pin trong tầm với để nếu họ phải thức dậy vào giữa đêm để đi vệ sinh, họ không phải bật tất cả đèn lên. Đèn pin hướng xuống dưới, vì vậy nó không làm chói mắt.

— Bác sĩ Rachel Salas, chuyên gia Y học giấc ngủ tại Đại học Johns Hopkins

6. Làm mát cơ thể

Khi thân nhiệt của bạn giảm xuống, đây là một trong những tín hiệu cho đồng hồ sinh học của bạn rằng đó là thời gian để ngủ. Để cho phòng ngủ của bạn quá ấm có thể làm mất sự cân bằng này, vì vậy hãy cân nhắc giữ nó trong khoảng từ 15.5 đến 20 độ (ND: nhiệt độ thích hợp với Tây) để có giấc ngủ tối ưu. Ngoài ra còn có tấm làm mát có thể được đặt trên nệm để điều chỉnh nhiệt độ chính xác hơn trong khi ngủ.

— Bác sĩ Vikas Jain, chuyên gia Y học giấc ngủ tại Northwestern Medicine

Hãy ngủ ở một nơi tối, mát mẻ. Nhiều lúc, mọi người cố gắng tiết kiệm tiền cho điều hòa, và họ sẽ điều chỉnh nhiệt độ trước khi đi ngủ để nó trở nên ấm hơn. Nhưng rất nhiều lần, điều đó có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Nếu bạn không muốn bật điều hòa, bạn luôn có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách xài quạt. Ngay cả trong mùa đông, tôi sẽ sử dụng quạt không nhất thiết phải vì tôi nóng, mà vì nó đáp ứng hai mục đích: Thứ nhất là tôi sống ở thành phố, vì vậy nó hoạt động như một máy tạo tiếng ồn trắng, và thứ hai là cho mục đích nhiệt độ.

— Bác sĩ Rachel Salas, chuyên gia Y học giấc ngủ tại Đại học Johns Hopkins

• • •

(Trích đoạn 6 mục đầu tiên trong bài viết “12 cách để có giấc ngủ tốt hơn từ các chuyên gia” đã xuất bản trong Aloha Volume 14. Đặt mua Aloha magazine để đọc bản full tại link này >>> bit.ly/THDPmembership)

Tác giả: Jamie Friedlander
Biên dịch: Trần Đình Quân
Hiệu đính: Prana
Photo: Burak Karademir/Getty Images

*Jamie Friedlander: Cây bút tự do tại Chicago chuyên về sức khỏe tinh thần. Từng viết cho Words in The Cut, VICE, SUCCESS Magazine, Chicago Tribune…

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Terence McKenna và những thông điệp huyền thoại

4

Terence McKenna là ai?

Terence McKenna là một nhân vật đáng để tìm hiểu, có thể nói Terence McKenna là một huyền thoại trong cộng đồng psychedelics. Sinh ra ở Mỹ vào năm 1946 và mất đi năm 2000, Terence McKenna là một nhà nghiên cứu về các loại dược liệu thiên nhiên, nhà triết học, nhà văn, và nghệ sĩ.

Terence McKenna có ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực như ethnobotany (khoa học về mối quan hệ giữa con người và cây cỏ trong các nền văn hóa cổ truyền), chất thức thần, và các hệ thống tư duy thần bí. Nhưng nói vậy thôi là chưa đủ, Terence McKenna là một kẻ “lạ” trong thế giới khoa học và tâm linh, đó chính là cái hay của Terence McKenna.

Terence McKenna

Một trong những đóng góp nổi bật của Terence McKenna là việc nghiên cứu và quảng bá về psylocibin, một chất có trong một số loại nấm mà có thể gây ra trạng thái tâm thức được biến đổi. Terence McKenna cũng nổi tiếng với việc tìm hiểu về DMT, một chất thức thần mạnh có trong cây Ayahuasca.

Terence McKenna

Terence McKenna còn có những quan điểm độc đáo về thời gian, công nghệ và vũ trụ, thể hiện qua lý thuyết “Timewave Zero” của mình. Theo lý thuyết này, thời gian không phải là một đại lượng tuyến tính, mà là có tính chu kỳ và có những “điểm nút” hoặc sự kiện quan trọng sẽ xảy ra theo một quy luật nhất định.

Khoảng thời gian cuối đời, Terence McKenna cũng đưa ra nhiều luận điểm về sự tương tác giữa con người và công nghệ. Terence McKenna có ảnh hưởng trong cả cộng đồng khoa học và tâm linh. Terence McKenna là một kết nối giữa các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, từ khoa học đến triết học và huyền học, giúp chúng ta mở rộng hiểu biết và nhìn nhận thế giới theo cách mới mẻ.

Ngồi nghe Terence McKenna nói chuyện là như ngồi trong một cuộc phiêu lưu tri thức, từ khoa học đến tôn giáo, từ triết học đến pop-culture. Ông là một kiểu người có thể kết nối những điểm xa xôi trên bản đồ tri thức của loài người.

văn hóa

Terence McKenna là một cái tên không thể không nhắc đến khi nói về khả năng diễn thuyết. Terence McKenna không chỉ là một nhà nghiên cứu hay nhà triết học, mà còn là một người kể chuyện xuất sắc. Khi Terence McKenna nói, mọi người ngồi lại và lắng nghe, không chỉ vì những gì Terence McKenna nói có giá trị, mà còn vì cách ông diễn đạt.

Terence McKenna có vốn từ ngữ phong phú và biết cách sử dụng nó một cách tinh tế. Điều này không chỉ làm cho Terence McKenna trở nên thuyết phục, mà còn giúp Terence McKenna tạo nên những bức tranh tinh thần, những “thước phim” trong đầu người nghe. Terence McKenna dùng từ ngữ như một loại công cụ để khai phá và thể hiện những ý tưởng phức tạp, từ các hiện tượng thiên nhiên cho đến các vấn đề tâm linh hay triết học.

Và điều quan trọng nữa, Terence McKenna có khả năng kết nối với khán giả của mình. Terence McKenna không đứng ở một nền tảng cao và “giảng dạy”; Terence McKenna chia sẻ, truyền đạt, và giao tiếp. Terence McKenna biết cách đưa người nghe từ điểm A đến điểm Z mà không làm họ cảm thấy mất hút hay ngớ ngẩn. Terence McKenna rất giỏi đem lại cái nhìn tổng quan, đồng thời cũng chăm chút từng chi tiết nhỏ.

Không ngạc nhiên khi ông đã trở thành một trong những diễn giả quan trọng của thời đại, với hàng loạt bài giảng và cuộc phỏng vấn đã được ghi lại. Mỗi lần Terence McKenna nói, đều có cái gì đó mới mẻ, cái gì đó khiến người nghe muốn tìm hiểu thêm, muốn khám phá và phát triển.

Nói chung, khả năng diễn thuyết của Terence McKenna là một sự kết hợp giữa trí tuệ sâu sắc, vốn từ ngữ đa dạng và khả năng đọc vị và tương tác với khán giả.

Terence McKenna cũng giống như một dấu hiệu nhắc nhở chúng ta về khả năng vô tận của tâm trí và tinh thần, một cầu nối giữa vật chất và linh hồn. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về việc hòa quyện giữa phương Đông và phương Tây, thì Terence McKenna không phải là cái tên để bỏ qua.

Những trích dẫn chọn lọc hay nhất từ Terence McKenna

“Việc đọc đối với cuộc sống cũng giống như cuộc sống đối với cái chết.”

“Thiên nhiên không câm, chỉ có loài người là điếc.”

“Nhiệm vụ của người nghệ sĩ là giải cứu linh hồn loài người. Nếu nghệ sĩ không thể tìm ra được con đường thì con đường không thể được tìm thấy.”

“Chỉ có những người điên và các shaman là những người tạo ra thực tại cho chính họ.”

“Bản chất có tính cú pháp của thực tại, bí mật đích thực của phép màu, là thế giới được tạo ra bởi từ ngữ. Và nếu bạn biết được điều đó, bạn có thể tạo được bất cứ thứ gì bạn muốn. Nếu thế giới được tạo ra bởi ngôn ngữ, thì bạn có thể hack nó như bạn hack một đoạn mã lập trình.”

“Không có ai quá giác ngộ tới nỗi không cần phải cải tiến chính mình.”

“Sự thay đổi đang tăng tốc. Phát minh, liên kết, sự phác họa của những ý tưởng, toán học, thuật toán, những cơ chế xã hội… Tất cả những thứ này đều đang tăng tốc dữ dội mà không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ ai. Không phải nhà thờ Công giáo, không phải đảng cộng sản, không phải IMF. Không có ai kiểm soát quá trình này. Lịch sử thú vị là cũng vì thế. Nó là một chuyến xe lửa chở hàng trong đêm đen giông tố.”

“Lo lắng là hoang đường. Bạn không biết đủ để lo lắng.”

“Cái giá để làm một người tỉnh trí trong xã hội này là một cảm giác lạc loài dù ít hay nhiều.”

“Nếu bạn muốn có một người thầy, hãy thử một dòng thác, hay một cây nấm, hay một vùng thiên nhiên núi rừng, hay một bờ biển giông tố. Đó mới là nơi hành động hiện hữu.”

“Bạn không trần truồng khi bạn cởi quần áo ra. Bạn vẫn còn mặc trên người những giả định, những thành kiến, những sợ hãi, những ảo tưởng, hoang tưởng. Khi bạn rũ bỏ cái hệ điều hành này, căn bản thì khi đó bạn mới thật sự trần trụi trước sự suy xét của tâm trí.”

“Rõ ràng, chỉ có hai cơn khủng hoảng: tâm thức và định kiến. Chúng ta có được sức mạnh của công nghệ, kĩ năng kiến trúc cần thiết để cứu lấy hành tinh, để chữa bệnh, để cứu đói, để chấm dứt chiến tranh; Nhưng chúng ta thiếu đi một tầm nhìn sáng suốt, thiếu đi cái khả năng thay đổi tư duy. Chúng ta phải lập trình lại chính mình sau 10000 năm của những hành vi sai trái. Và, nó không đơn giản.”

“Lịch sử đang biến thành một chuyến đi khủng khiếp, chắc chắn. Và khi không có được niềm tin vào một giai đoạn chuyển dịch siêu việt, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có khuynh hướng bị tuyệt vọng, hoảng sợ, và hướng đến chủ nghĩa hư vô. Và tôn giáo đã thất bại. Họ chỉ có thể hình dung được một sự chuyển biến giai đoạn là tận thế, như Ragnarok, thời kì hoàng hôn của các vị thần.

Nó không phải như vậy! Chúng ta đang tiến gần đến thời điểm của một nền văn minh đích thực lần đầu tiên trong lịch sử. Khi mà con người lúc đó thật sự đối xử với nhau bằng sự tôn trọng. Khi mà thật sự có một nơi được tạo ra để người ta chúc mừng sự khác biệt của mọi người. Khi chúng ta thật sự cảm thông được những khổ đau của những người xung quanh, và có phản ứng với những điều đó.

“Chúng ta phải thấy được cuộc sống là một cơ hội. Bạn đang làm gì với nó? Bạn có sợ nó không? Một số người sống cuộc đời họ như thể tất cả những gì họ đang làm là dàn cảnh cho cái chết của mình. Họ muốn nó phải xảy ra trong một ngôi biệt thự lớn, với một bãi cỏ xanh được cắt tỉa cẩn thận, một khu vườn rộng nhiều héc ta bao quanh. Họ muốn chết trong một căn phòng chứa đầy những tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Họ muốn những đứa con thừa kế đáng yêu có bổn phận phải có mặt đầy đủ khi họ phán truyền những trí tuệ cuối cùng. Và họ đã bỏ ra suốt cuộc đời để dựng một màn kịch về sự qua đi của họ. Và tất nhiên bạn phải làm việc rất vất vả, vì bạn cần phải làm ra tiền để mua căn nhà đó. Bạn phải đẻ ra những đứa con này, giáo dục chúng những giá trị của bạn để sau này chúng không đâm sau lưng bạn, không hư đốn…

Bạn phải tạo ra được sự trung thành, những sở hữu, quyền lực, tất cả những thứ này và sau đó, bạn sẽ không chết trong một cái mương, vô danh, bị bỏ rơi, bạn biết đó… Nhưng theo khía cạnh khác, cuộc sống đó có chất lượng như thế nào?”

“Tất cả chúng ta phải cố gắng hiểu được “điều gì đang xảy ra”. Chúng ta cần phải cố gắng hiểu được điều gì đang xảy ra, và trong cái quan điểm khiêm nhường của tôi, các ý thức hệ chỉ đang chặn lối bạn. Không có ai hiểu chuyện gì đang xảy ra. Không phải Phật tử, không phải Ki Tô hữu, không phải các nhà khoa học của chính phủ, không phải… bạn biết đó, không ai hiểu điều gì đang xảy ra. Vậy thì quên những cái ý thức hệ đi. Nó phản bội. Nó giới hạn. Nó lừa dối.

Hãy xử lý cái dữ liệu sống. Hãy tin vào chính bạn. Không có ai thông minh hơn bạn. Và nếu họ thông minh hơn thì sao? Những hiểu biết của họ có làm cho bạn được gì không? Người ta đi lòng vòng và nói “ờ, tôi chẳng hiểu gì về vật lý lượng tử, nhưng đâu đó có người nào đó hiểu nó.” Đó không phải là một thái độ lành mạnh cho lắm hướng đến việc duy trì những trí tuệ trong vật lý lượng tử.

Hãy tự trau dồi thông tin. Tự trau dồi thông tin nghĩa là gì? Nó có nghĩa là vượt qua và ngừng tin vào các ý thức hệ. Hãy đi đến những trải nghiệm trực tiếp. BẠN nghĩ gì khi bạn đối diện với một thác nước? BẠN nghĩ gì khi bạn làm tình? BẠN nghĩ gì khi bạn dùng nấm? Tất cả những thứ khác chỉ là những lời đồn đại không thể xác định, vô dụng, và có khả năng chỉ là dối trá. Vậy thì, hãy giải phóng bản thân từ ảo tưởng của xã hội. Hãy chịu trách nhiệm với những gì bạn nghĩ, và những gì bạn làm.”

“Internet có khả năng thay đổi cuộc đời hơn nhiều một cuộc xâm lăng từ người ngoài hành tinh, thú vị hơn nhiều một sự biến đổi trái đất. Internet đang ở đây. Thông tin là sức mạnh, và nó không phải là sức mạnh mang tính tạo dựng, nhưng là một sức mạnh có khả năng xóa tan đi những gì đã được tạo dựng.”

“Khoa học sẽ nói với bạn rằng những điều duy nhất đáng mô tả là những hiện tượng có thể được thí nghiệm lặp đi lặp lại.”

“Chúng ta đã lên được mặt trăng, vẽ được biểu đồ độ sâu đại dương và hạt nhân nguyên tử. Nhưng chúng ta vẫn còn sợ nhìn vào nội tâm của chính mình vì chúng ta cảm nhận được đó là nơi mọi mâu thuẫn tồn tại.”

“Tôi nghĩ người ta thật là thích những cuộc hành trình. Người ta thích tìm kiếm những câu hỏi. Nhưng nếu bây giờ bạn gợi ý với họ là giờ phút kiếm tìm đã chấm dứt và việc làm bây giờ là đối mặt với câu trả lời, đó mới chính là thách thức.”

“Chúng ta phải nhận ra được là thế giới không phải là một thứ đã được nặn hình hoàn tất, trong đó chúng ta là những người cảm nhận đi qua nó như những người tham quan một viện bảo tàng. Thế giới là cái chúng ta tạo ra qua việc cảm nhận.”

“Nếu sự thật có thể được nói ra và được hiểu, nó sẽ được tin.”

“Tôi không tin ý thức được sản sinh ra trong não bộ hơn gì những chương trình TV được sản xuất ra từ cái TV. Cái hộp nó quá nhỏ.”

“Nền văn minh Tây Phương là một khẩu súng đã gài đạn chĩa vào đầu hành tinh này.”

“Nếu cụm từ “Quyền được sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc” không bao gồm quyền được khám phá tâm thức của chính bạn, vậy thì Bản Tuyên Ngôn Độc Lập không xứng đáng với loại giấy được làm từ lá cần sa / gai dầu (hemp) nó được viết trên đó.”

“Tương lai của giao tiếp là tương lai của sự tiến hóa của linh hồn con người.”

“Một phụ nữ miền Đông Bắc New York hoặc ở Malibu có một đứa con. Đứa bé đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường từ 800 tới 1000 lần một đứa bé sinh ra ở Bangledesh. Chúng ta giảng về việc ngừa thai ở đâu? Bangledesh.”

“Thiên nhiên không đơn giản chỉ là những chuyến bay của các nguyên tử qua những trường điện từ. Thiên nhiên không trống rỗng, không là những vật chất vô hồn đần độn như chúng ta được kế thừa từ vật lý hiện đại. Ngược lại, nó là một cái trí thông minh có một không hai.”

“Cái gì làm mờ mắt chúng ta, hay cái gì làm cho những tiến triển lịch sử khó xảy ra, chính là sự thiếu ý thức về sự vô minh của chúng ta.”

“Cơn ác mộng của bất cứ chính quyền nào trên thế giới là một triệu người biểu tình xuống đường ngay trung tâm thành phố. Không ai có thể nói không với một triệu người trên đường.”

“Khả năng tự hủy diệt bản thân là hình ảnh phản chiếu lại trong gương khả năng tự cứu lấy bản thân, điều đang thiếu là một tầm nhìn sáng suốt về việc nên làm gì.”

“Hãy tưởng tượng nếu người Nhật đã thắng trong Thế Chiến II, chiếm được nước Mỹ, và đưa vào một thứ thuốc quỷ quái làm cho người bình dân Mỹ phải bỏ ra 6 tiếng rưỡi 1 ngày tiêu thụ hết mọi tuyên truyền kẻ địch. Nhưng đây thực sự đã xảy ra. Không phải bởi người Nhật, nhưng bởi chúng ta. Đây là TV. 6 tiếng rưỡi một ngày! Trung bình!”

“Tận thế không phải là điều gì đó sẽ đến. Tận thế đã đến rồi ở nhiều nơi trên hành tinh này, và chỉ vì chúng ta sống trong một cái bong bóng của những đặc quyền tiện nghi và chúng cách ly với thế giới nên chúng ta vẫn còn đang tận hưởng những xa xỉ từ việc chờ đợi tận thế. Nếu bạn đi tới Bosnia hay Somalia hay Peru hay hầu hết các nước nghèo trên thế giới bạn sẽ thấy tận thế đã xảy ra rồi.”

“Ai là người có quyền nói cái gì thật và cái gì giả? “Thật” là một sự phân biệt của một tâm trí thiên vị. Ý tôi là, chủ nghĩa thực nghiệm thiên vị cũng có giá trị phần nào, cho tới khi người ta khám phá ra vật lý lượng tử 70 hay 80 năm trước đã tiết lộ một bí mật rằng nền tảng của sự thật chỉ là phòng chơi dưới tầng hầm!”

“Chúng ta đã bị lồng vào khung bởi những lập trình xã hội. Xã hội là một sự mê man tập thể, và khi bạn bước ra khỏi sự mê man tập thể này bạn sẽ thấy được bản chất thật của nó.”

“Cái chúng ta đang tìm là những ý tưởng có kích thước trung bình, không quá nhỏ đến mức không đáng kể, và không quá lớn đến mức không thể thấu hiểu nỗi.”

“Có một dạng đối thoại đang diễn ra giữa một vài cá nhân và tổng thể toàn bộ kiến thức loài người và… không gì có thể ngăn nó được.”

“Có thể sẽ có một số người có ham muốn kiểm soát, nhưng ham muốn kiểm soát có nghĩa là nhận lấy một sự trầm trọng vào người. Nó giống như cố gắng kiểm soát một giấc mơ.”

“Thế giới mà chúng ta cảm nhận chỉ là một phần rất nhỏ của thế giới mà chúng ta có thể cảm nhận, nó cũng là một phần rất nhỏ của toàn bộ thế giới.”

“Nhiều người cho tôi là một guru vì tôi đã từng trải nghiệm thức thần khá nhiều, nhưng không, tôi chỉ là một nhân chứng. Tôi chỉ là một nhân chứng.”

“Người ta đã trở nên quá xa lạ với chính linh hồn của họ đến nỗi khi họ gặp nó họ nghĩ là nó đến từ một hệ mặt trời xa xăm nào đó.”

“Chúng sẽ chỉ chơi với nửa bộ bài chừng nào mà chúng ta vẫn còn chịu để cho chính quyền và khoa học độc đoán việc nơi sự tò mò của con người có thể để ý tới một cách hợp pháp và nơi nó không thể.”

“Chúng ta không thể mong vượt qua được cầu vồng chỉ qua việc ăn năn hối lỗi; nó sẽ không đủ đâu.”

“Vật lý mới là vật lý về ánh sáng. Ánh sáng được kết hợp bởi Photons, Photons thì không có phản-hạt (antiparicle). Đây có nghĩa là không có nhị nguyên trong thế giới của ánh sáng.”

“Một người phải nhận ra rằng chuyện này chưa bao giờ được nói tới, việc nếu một người di chuyển ở vận tốc ánh sáng thì sẽ không còn thời gian nữa.”

“Chúng ta hãy tuyên bố rằng thiên nhiên phải được hợp pháp hoá. Mọi loại cây phải được hợp pháp hóa. Ý tưởng cho rằng có những loại cây bất hợp pháp thật là ghê tởm và nực cười.”

“Chúng ta phải dừng lại việc tiêu thụ văn hóa. Chúng ta phải kiến tạo ra văn hóa. Đừng xem TV, đừng đọc tạp chí, đừng nghe luôn cả radio. Tạo ra chương trình của riêng bạn. Và nếu bạn đang lo về Michael Jackson hay Bill Clinton hay một người nào khác, thì tâm sức của bạn đã bị làm cho yếu đi. Bạn tập trung vào những biểu tượng. Những biểu tượng được dựng lên bởi thế giới truyền thông.

Bạn muốn mặc như X, có đôi môi như Y… Những suy nghĩ này chính là bã đậu, là sự đánh lạc hướng của văn hóa. Cái gì thật chính là bạn, bạn của bạn, là những cơn phiêu, những lúc đạt đỉnh, là niềm tin, những kế hoạch, những nỗi sợ hãi. Và, họ đã nói không, bạn không quan trọng, bạn là thứ yếu – kiếm một tấm bằng, kiếm một công việc, kiếm cái này, kiếm cái kia, và bạn trở thành một tay chơi.

Bạn chẳng muốn chơi trò chơi này đâu. Cái bạn muốn là giành lại tâm trí của mình, đưa nó tránh xa bàn tay của những tên kĩ sư văn hóa, những người muốn biến bạn trở thành tên ngốc nửa mùa tiêu thụ hết tất cả mọi thứ rác rưởi được sản xuất ra từ xương máu của một thế giới đang chết.”

“Có ánh sáng ở cuối đường hầm. Vấn đề là cái đường hầm đó nằm sau tâm trí của bạn. Và nếu bạn không đi đến đằng sau tâm trí của mình thì bạn sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng nơi ở cuối đường hầm. Và một khi bạn đã thấy được nó, nhiệm vụ của bạn là đưa nó vào chính mình và người khác. Lan truyền nó như một thực tại. God đã không nghỉ ngơi, về hưu ở tầng trời mật độ 7, God là một châu lục đã bị thất lạc trong tâm trí con người.”

“Vũ trụ là một bài kiểm tra trí thông minh.”

“‘Thuốc’ (“drug”) là một danh từ đã làm ô nhiễm cái giếng ngôn ngữ. Một trong những lý do mà chúng ta gặp phải vấn đề có liên quan tới thuốc là vì chúng ta không có được một hệ thống ngôn ngữ thông minh để nói về nhiều loại chất, cây cỏ khác nhau, những trạng thái thức thần của tâm trí, những trạng thái êm dịu của tâm trí, những trạng thái hưng phấn kích thích…

Chúng ta sẽ không thể hiểu được những vấn đề này và những cơ hội mà nhiều hoạt chất mang lại trừ khi chúng ta biết dọn dẹp hệ thống ngôn ngữ của mình. Thuốc là một danh từ đã được dùng bởi các chính phủ để khiến chúng ta không thể nào có thể tư duy một cách sáng tạo được về các hoạt chất, và tình trạng lạm dụng, và mức cung ứng, vân vân và vân vân.”

“Nếu thế giới là mã code, thì nó có thể bị hack. Nó cho phép pháp thuật, bởi vì nó nói: Đằng sau những quy luật vật lý là một tầng sâu hơn, và nếu bạn có thể chạm đến tầng sâu hơn đó, bạn có thể tạo ra những thay đổi ở đó.”

“LSD phá tung cái địa miền tư sản táo bón tồi tàn như một thiên sứ của kỷ nguyên thức thần mới. Chúng ta chưa từng bao giờ giống thế trước đó, và sẽ không bao giờ, bởi LSD đã chứng minh, ngay cả với những kẻ nghi ngờ, rằng những tòa lâu đài trên thiên đàng và những khu vườn dưới địa đàng nằm trong mỗi và mọi người chúng ta.”

“Tôi nghĩ rằng nếu bạn đi xuống mồ mà chưa từng trải qua trải nghiệm thức thần (psychedelic experience) thì cũng giống như bạn đi xuống mồ mà chưa từng quan hệ tình dục.”

“DMT là chất thức thần mạnh nhất mà ta có. Nếu còn có thứ gì mạnh hơn thế nữa, tôi không muốn biết nó. Tôi nói, ‘Trời ơi, nếu bạn có thể được nén nhiều hơn nữa, để nó tránh xa tôi ra.’ Chỉ vậy thôi, nó là thứ mạnh nhất. Nó cũng là loại nhanh nhất. DMT khi được tiêu thụ bởi đa số, trở bạn về hiện trạng bình thường dưới 10 phút. Dưới 10 phút! Rồi, điều này khá thú vị bởi vì những người nghĩ rằng chẳng có gì hết thật ra nên đầu tư 10 phút để tìm ra sự thật.

Một “chuyến đi” dưới 10 phút đáng giá 20 năm dược lý học, nghệ thuật học, sử học, tâm lý học và tất cả mấy cái học khác. Bởi vì khi đó bạn chỉ biết nói, “OK, tôi hiểu rồi, tôi hiểu rồi” Một điều rất thú vị khác về DMT là, nó xuất hiện một cách tự nhiên trong não bộ con người. Ờ, chuyện gì đang xảy ra đây? Ông ấy nói nó là thứ thuốc mạnh nhất, nhanh nhất, là một thứ thuốc tự nhiên nhất?

Nó có nghĩa là, bạn biết đó, bạn không phải căng buồm vào 3-hydroxy-4peridal-enmethylmarubyshtick hay đại loại gì đó để bước vào cõi lạ lùng. Không – một sản phẩm trao đổi chất trong cơ thể, cần chỉ 10 phút để trải qua sự lột trần và dịu mát, là thứ mạnh nhất trong tất cả.”

“Nó có nghĩa là gì khi thứ ảo giác thức thần mạnh nhất là một hoạt động trao đổi chất bình thường trong cơ thể người?”

“Chất thức thần bị cấm không phải là vì một chính phủ tốt bụng lo rằng bạn có thể nhảy khỏi cửa sổ từ lầu ba. Chất thức thần bị cấm bởi vì nó làm tan biến đi các cấu trúc nhận định và những kiểu mẫu hành vi được xã hội áp đặt, và quá trình xử lý thông tin. Nó mở bạn ra tới cái khả năng rằng mọi thứ bạn biết đều sai.”

“Đời vẫn đẹp nếu không có các chất thức thần. Chất thức thần chỉ đơn giản khiến bạn ý thức được điều đó là chính, dẫn bạn vào đi sâu hơn vào cuộc đời là phụ. Sự khẳng định của chất thức thần không phải là sự khẳng định của một lập trường ý thức hệ, hay một góc độ luân lý. Nó là sự khẳng định của chính sự tồn tại của cái đẹp.

Sự theo đuổi psychedelics chính là sự theo đuổi cái đẹp. Sử dụng psychedelics là một tôn giáo của cái đẹp thanh cao, để biết được rằng nó có tồn tại, và sống trong cái bóng của sự hiểu biết đó chính là một sự chuyển hóa. Nó mang chúng ta và phần còn lại của tiến hóa về phía trước.”

Soạn & Dịch: Huy Nguyen

Xem thêm

Tat Tvam Asi: BẠN chính là NÓ — BẠN là điều bạn đang tìm kiếm

(Trích) Và như đã trình bày ở trên, Tat tvam asi, BẠN chính là NÓ, thì thật ra cuộc đời này cũng chỉ là một giấc mơ của BẠN mà thôi, không ai khác. Đó chính là bí mật vĩ đại nhất của cuộc đời mà mọi tôn giáo chân chính muốn hướng bạn tới, cho dù bạn có thích hay không thích.

• • •

Thế lực KHỔNG LỒ

Tôn giáo là một “thế lực” KHỔNG LỒ bao trùm nhân loại từ cổ chí kim. Tôn giáo có khả năng liên kết con người, định hướng lối sống cho con người mạnh hơn bất kì thể chế chính trị nào. Chính trị giải quyết những vấn đề bên ngoài, bề nổi của tảng băng. Tôn giáo giải quyết vấn đề bên trong, bề chìm, gốc rễ, những vấn đề về đạo đức, niềm tin, trí tuệ, phẩm hạnh, hành vi… của con người.

Theo thống kê 2020 trên Wiki thì nhóm người phi tôn giáo/bất khả tri/vô thần chiếm 14% tổng số. Điều đó có nghĩa là 86% dân số trên Trái Đất có tin theo một tôn giáo nào đó. Dưới đây là 4 tôn giáo lớn nhất thế giới:

• Kitô giáo: 2.3 tỉ người – 29%
• Hồi giáo: 1.9 tỉ người – 24%
• Ấn Độ giáo: 1.1 tỉ người – 14%
• Phật giáo: 506 triệu người – 6%

screenshot-en.wikipedia.org-2020.05.21-15_37_40

Source

Riêng tại Việt Nam,

“Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13.2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13.7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5.9 triệu người, chiếm 44.6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6.1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4.6 triệu người, chiếm 35% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4.8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.” (source)

Tại sao đại đa số mọi người (86%) trên thế giới lại tin theo một tôn giáo nào đó? Họ tìm kiếm điều gì ở tôn giáo? Mục đích sau cùng các tôn giáo hướng đến là gì? Rõ ràng, câu trả lời chính là: Hạnh Phúc đích thực viên mãn / God (Thượng Đế) / Thực Tại Tối Hậu Tuyệt Đối (Phật giáo gọi “Nó” là Niết Bàn).

“God” có vô vàn tên gọi khác nhau trên khắp thế giới. Danh sách dưới đây chỉ liệt kê ra một số danh xưng, thuật ngữ, bản chất phổ biến nhất tương xứng với chữ “God”. Bạn nào thấy còn thiếu sót có thể bình luận bổ sung.

Brahman, Shiva, Vishnu, Ishvara, Purusha, Hari, Bhagavan, Prana, Shakti, Ram, Om / Aum, The Father, The Mother, Đại Ngã, Đại Thể, Tâm Hồn, Chân Ngã, Chân Tâm, Chân Linh, Atman, Tình Yêu, The All, Vũ Trụ, Oneness, Nhất Thể, The One, Cái Một, The Absolute, Trí Thông Minh Vô Hạn, Trí Thông Minh Tối Thượng, Đấng Hằng Hữu, Đấng Từ Bi, Phật Tánh, Niết bàn, Chân như, Cái Toàn Thể, Sat-Chit-Ananda (Hiện hữu – Ý thức – Phúc lạc), Tâm thức (Consciousness), Ý thức Thuần khiết (Pure Awareness), The Creator, Tạo Hóa, Hóa Công, Đạo, Đức, Thái Cực, Shen, Thượng Đế, Thiên Chúa, The Lord, The Light, the Alpha and the Omega, Allah, Thực tại tối hậu, Ông Trời, Trời Đất, Thiên Nhiên, Tự Nhiên, Bất Nhị, Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Hiện, Thần Khí, Supreme Being, YHWH, Elohim, Aluna, Adonai, Yahweh, Jehovah, El, Elyon, Abba, Eternal One, Baha, Thiêng Liêng, Trí Tuệ, Chân Lý Tuyệt Đối, Hu, The Real…

>>> Personal God (cá nhân) vs. Impersonal God (phi cá nhân) | Huy Nguyen

Tat Tvam Asi

Một trong 4 đạo lý / chân lý cốt lõi của kinh thư Vệ-đà (kinh thư cổ xưa nhất của loài người) được truyền đạt trong Áo Nghĩa Thư (Upanishads) qua câu Đại Ngôn (Mahavakyas, Great Sayings) đó là: TAT TVAM ASI. (Tiếng Anh: You are That. Tiếng Việt: Bạn chính là Nó / Cái Đó.) Ý nghĩa của câu nói này là Chân Ngã (bản chất đích thực của mỗi người), trong trạng thái nguyên thủy, tinh khiết của nó, thì hoàn toàn tương đồng với Thực Tại Tối Hậu (aka God), nền tảng và nguồn gốc của mọi hiện tượng.

Bài viết này sẽ chỉ nói về “Tat Tvam Asi”. Tuy nhiên 3 Đại Ngôn còn lại là:

• Bát nhã là Brahman (prajñānam brahma)
• Chân Ngã là Brahman (ayam ātmā brahma)
• Ta là Brahman (aham brahmāsmi)

“Đôi mắt tôi dùng để nhìn God cũng chính là đôi mắt God dùng để nhìn tôi.” — Meister Eckhart (Nhà huyền môn Công giáo nổi tiếng)

Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là: BẠN cũng chính là điều bạn đang tìm kiếm. Bạn không cần phải tìm đâu xa xôi bên ngoài. Mọi thứ bạn cần đều nằm bên trong. Thậm chí, một kết luận có thể được rút ra rằng việc tìm kiếm là không cần thiết nữa. Bởi vì BẠN đã chính là Nó rồi, đã đang và sẽ luôn như vậy, thường hằng bất biến, bất sinh bất tử, không bao giờ có thể là gì khác, miễn nhiễm với mọi đau khổ, hiện tượng.

Một khi bạn nhận biết, hiểu ra, giác ngộ, nhớ lại được sự thật quan trọng nhất này, câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Ta là ai?”, thì bạn có thể nói lời vĩnh biệt với đau khổ. Đau khổ chỉ có thể xảy ra cho thân xác, bản ngã hay tâm trí, chúng không phải là bản chất con người thật của bạn.

Giống như trong rạp chiếu phim, bạn không phải là một nhân vật nào đó được phóng chiếu lên màn ảnh (the screen), Chân Ngã chính là “màn ảnh”, “không gian” tâm thức, ý thức thuần khiết nơi mọi thứ được hiện lên. Không cần biết có những gì được phóng chiếu lên màn ảnh, chúng chỉ là những hiện tượng, danh sắc vô thường đến rồi đi, màn ảnh là thứ bất biến, không bao giờ thay đổi, không bao giờ bị ảnh hưởng. Nguồn gốc của đau khổ chính là sự vô minh không biết mình thật sự là ai, là gì, dẫn tới sự đồng hóa sai lầm với thân xác, tâm trí, bản ngã.

Những điều tôi vừa nói không phải chỉ là lý thuyết suông trên sách vở, mà là điều để trực tiếp trải nghiệm, thực chứng. Tôi thật sự khuyến khích bạn làm điều đó. Đừng tin vào bất cứ lý thuyết tôn giáo tâm linh nào nếu bạn chưa thật sự trực tiếp chứng thực nó. Các chất thức thần (nấm, LSD, DMT, ayahuasca…) có thể là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc này nếu bạn biết sử dụng nó với tôn trọng và ý thức, trên triethocduongpho.net đã có rất nhiều bài viết về những đề tài này, nếu bạn vẫn chưa biết thì nó là một trong những đặc sản ở THĐP. Người tự dùng dao đâm chém chính mình thì lỗi không phải là ở con dao.

>>> [Bài dịch] Liệu chất thức thần có khả năng giúp chúng ta thức tỉnh?

Hoặc nếu bạn có quan điểm bảo thủ thì ngồi thiền là phương pháp truyền thống nhiều ngàn năm nay, ưu điểm của nó là an toàn hơn, nhưng khuyết điểm của nó là thời gian, nhiều khi bạn có thể phải mất nhiều năm, hay nhiều chục năm mới chứng thực được trạng thái bất nhị, vạn vật đồng nhất thể của thực tại tối hậu, khi không còn sự tách biệt giữa người quan sát và cái được quan sát, mọi thứ chỉ là Một.

>>> Hướng dẫn cơ bản cách ngồi thiền | Huy Nguyen (https://bit.ly/2VOUMdf)

“Cái hang bạn sợ bước vào đang nắm giữ kho báu bạn tìm kiếm.” — Joseph Campbell

“Siêu hình học đã là sự chỉ định của khoa học cho mọi hiện tượng không trọng lượng chẳng hạn như suy nghĩ. Nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra được trong thí nghiệm bất cứ hiện tượng nào có thể được mô tả là rắn chắc, hay liên tục, hay một mặt phẳng, hay một đường thẳng… Nên chúng ta bây giờ bị bắt buộc phải kết luận rằng mọi hiện tượng đều là siêu hình; do đó, như nhiều người từ lâu đã suy luận — thích hay không thích — cuộc đời không là gì khác ngoài một giấc mơ.” — Buckminster Fuller

*Buckminster Fuller từng là chủ tịch Mensa (Cộng đồng những người có IQ cao nhất thế giới) từ 1974 tới 1983.

Trong giấc mơ vào ban đêm khi đang ngủ của mình, bạn tạo ra một thế giới hoàn toàn mới với đủ loại nhân vật tưởng chừng như tách biệt, nhị nguyên, nhưng nguồn gốc của tất cả những thứ đó chỉ là từ một tâm trí của chính bạn. Fractal (phân dạng) là đặc tính của thực tại, là dấu vân tay của Vũ Trụ. Nếu bạn chưa nhìn ra được chuyện này thì hãy để ý quan sát thiên nhiên bạn sẽ thấy. Theo đó, giấc mơ của cá nhân bạn cũng là dấu hiệu cho biết cuộc đời cũng là một giấc mơ của God, ở một mức độ to lớn vĩ mô hơn.

Và như đã trình bày ở trên, Tat tvam asi, BẠN chính là NÓ, thì thật ra cuộc đời này cũng chỉ là một giấc mơ của BẠN mà thôi, không ai khác. Đó chính là bí mật vĩ đại nhất của cuộc đời mà mọi tôn giáo chân chính muốn hướng bạn tới, cho dù bạn có thích hay không thích.

Cũng giống như trò chơi trốn tìm, chỗ trốn an toàn nhất chính là chỗ khó ngờ nhất. Và chỗ khó ngờ nhất để God ẩn nấp chính là trong Tâm Hồn bạn. Vì thế, cuộc đời là một giấc mơ mà trong đó God tự chơi trốn tìm với chính mình.

Niềm tin của bạn tạo ra thực tại của bạn, bởi vì đừng quên rằng thế giới bên ngoài chỉ là phản ánh lại thế giới bên trong. Nếu bạn tin vào chủ nghĩa duy vật vô thần, cho rằng cuộc đời, vũ trụ như một cỗ máy tất định cứng nhắc vô nghĩa, thì thực tại bạn trải nghiệm cũng sẽ y như vậy: tất định, cứng nhắc, vô nghĩa.

“Bản thể học (ontology) của chủ nghĩa duy vật dựa trên ảo tưởng rằng sự tồn tại, hiện thực trực tiếp của thế giới xung quanh ta, có thể được ngoại suy vào hạng tầng nguyên tử. Tuy nhiên, việc ngoại suy này là bất khả thi… Nguyên tử không phải là vật (things).” — Werner Heisenberg

>>> [THĐP Translation™] Các nhà vật lý lượng tử nói gì về chủ nghĩa duy vật (materialism) (https://bit.ly/2WHKVbq)

Nếu bạn tin vào duy tâm / duy thức, cho rằng tâm thức là nền tảng của mọi thứ, cho rằng cuộc đời là một giấc mơ uyển chuyển linh động, thì cuộc đời sẽ cho bạn thấy những dấu hiệu qua synchronicities (sự đồng nhịp), những “phép lạ” tưởng chừng bất khả, chỉ có thể xảy ra trong mơ.

“Ý thức (consciousness) không thể diễn giải được trong những thuật ngữ vật lý. Bởi ý thức là nền tảng tuyệt đối. Nó không thể được diễn giải trong thuật ngữ của bất cứ thứ gì.” — Erwin Schrödinger

Nền tảng của thực tại chỉ có thể là một trong hai: Hoặc là vật chất, hoặc là tâm thức, không thể cả hai, nửa mùa. Lựa chọn bên nào tùy thuộc vào thực tại bạn muốn trải nghiệm. Suy cho cùng, không có trải nghiệm nào là sai, mọi thứ đều phải trải qua những giai đoạn của nó, mọi thứ cuối cùng rồi cũng sẽ quy về một mối.

“Có ánh sáng ở cuối đường hầm. Vấn đề là cái đường hầm đó nằm sau tâm trí của bạn. Và nếu bạn không đi đến đằng sau tâm trí của mình thì bạn sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm. Và một khi bạn đã thấy được nó, nhiệm vụ của bạn là đưa nó vào chính mình và người khác. Lan truyền nó như một thực tại. God đã không nghỉ ngơi, về hưu ở tầng trời mật độ 7, God là một châu lục đã bị thất lạc trong tâm trí con người.” — Terence McKenna

Tác giả: Huy Nguyen

Photo: Joshua Earle on Unsplash

[THĐP Translation™] Sức mạnh của sự tối giản – Cách đơn giản nhất để tiến bộ là loại trừ sao nhãng

1

E-T-3-1

Khi tôi tạo ra trang web đầu tiên của mình hơn 3 năm trước, tôi chẳng biết mình đang làm gì cả. Một cách tự nhiên, tôi nhìn vào những trang web, blogs khác xem họ thiết kế trang của họ thế nào để bắt chước. Tôi thấy nhiều trang có gắn các nút liên kết tới những mạng xã hội, email popups, quảng cáo, bình luận, và mọi chức năng khác. Ở cái nhìn đầu tiên, những thứ này dường như quan trọng. Sau cùng thì, rất nhiều trang để chúng và chúng có vẻ như là để phục vụ một mục đích.

Nhưng khi tôi tiếp tục chỉnh sửa thiết kế trang của mình, tôi đã thử xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi loại bỏ hết những phần không cần thiết: Không chạy quảng cáo, không để các nút liên kết mạng xã hội, loại bỏ phần sidebars, phần nội dung liên quan, và những thứ không tuyệt đối cần thiết.

Khi tôi gở bỏ từng phần, một chuyện buồn cười đã xảy ra. Người xem ít bị phân tâm hơn. Họ dành nhiều thời gian hơn để đọc những bài viết. Nhiều người đăng ký vào danh sách email hơn. Càng trở nên đơn giản, kết quả càng tốt hơn.

Nhưng nó không chỉ là ở trang web. Khi tôi đã được sáng mắt, tôi cũng đã để ý thấy tác động của sự tối giản trong những mặt khác của cuộc sống.

Sức mạnh của sự tối giản

Khi tôi còn nhỏ, tôi trông gầy nhom như một cọng giá. Là một vận động viên, tôi biết tôi cần phải trở nên mạnh hơn và tôi nghĩ mình cần phải lập ra một chương trình luyện tập tối ưu rốt ráo. Tôi đã bỏ ra nhiều giờ để cố nghĩ ra một sự kết hợp hoàn hảo các bài tập, mỗi tuần đều khác nhau. Sau khi áp dụng chương trình tập đó, kết quả chẳng mấy khả quan, tôi đã cho rằng lý do là vì mình đã bỏ lỡ những buổi tập. Tôi đã nghĩ rằng bí quyết của việc tăng cơ bắp và trở nên mạnh hơn là phải tăng thêm các bài tập.

Tôi đã mất 7 năm (tôi là một người học chậm), nhưng cuối cùng tôi cũng đã ngộ ra rằng câu trả lời là hoàn toàn trái ngược: Sự đơn giản.

Tôi bỏ chế độ tập luyện phức tạp, và tập trung vào những động tác nền tảng, và chỉ thực hiện 2 hoặc 3 bài tập mỗi buổi. Sức mạnh của tôi trong 4 tháng tăng nhiều hơn 4 năm trước. Cũng giống như trang web của mình, mọi thứ càng đơn giản thì hiệu quả càng tăng lên.

Từ website cho tới thể thao, sự đơn giản có thể tạo ra một khác biệt lớn. Nhưng trong cả trường hợp, kỹ năng của tôi không tăng lên chỉ sau một đêm. Thay vào đó, tôi tiến triển được là nhờ loại bỏ bớt những thứ khiến tôi bị phân tâm khỏi những điều quan trọng.

Sự cam kết gắn bó thuần thục những điều nền tảng, không phải các chi tiết, mới là thứ tạo ra sự khác biệt. Tôi nghĩ rằng nguyên tắc này có thể được áp dụng cho hầu hết mọi thứ trong cuộc sống.

Loại trừ những sao nhãng

Cách đơn giản nhất để trở nên tốt hơn là loại trừ những sao nhãng gây phân tâm.

  • Muốn chương trình phần mềm của bạn chạy nhanh hơn? Hãy xóa bỏ tất cả những dòng code không cần thiết.
  • Muốn cánh tay bạn mạnh hơn? Ngừng phí năng lượng vào những bài tập không liên quan.
  • Muốn nhiều người đọc blog của bạn hơn? Ngừng khiến họ phân tâm với các quảng cáo, nút links, pop-up.

Những lựa chọn này không liên quan đến việc có thêm những kỹ năng mới. Chúng chỉ đơn giản là loại bỏ những thứ đang gây xao nhãng khỏi điều cốt yếu. Học cách phớt lờ, gia giảm, và loại bỏ những lựa chọn không thiết yếu nhiều khi còn mang lại lợi ích như việc dạy bản thân đưa ra những lựa chọn tốt hơn.

Nguyên tắc này cũng áp dụng được cho việc sử dụng thời gian. Loại trừ những thói quen xấu và những nguồn tài nguyên phí phạm cũng giống như “hái những quả thấp” (dễ làm hơn, nên làm trước). Sự đơn giản trở nên khó khăn hơn khi bạn phải chọn một trong hai lựa chọn tốt, cả hai đều quan trọng như nhau. Phải rất lâu tôi mới học được điều này, chỉ vì bạn có thể dễ dàng dành thời gian cho điều gì đó không có nghĩa là nó cần thiết cho sự tiến bộ của bạn. Hãy quyết định xem điều gì là thật sự quan trọng với bạn và loại bỏ những thứ còn lại.

Đơn giản hóa những tùy chọn sẽ khiến bạn tốt hơn ngay lập tức bởi vì làm điều đúng đắn sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn không bị vây quanh bởi những thứ bên lề. Cách đơn giản nhất để tiến bộ là loại trừ sao nhãng.

Tác giả: James Clear
Biên dịch: Prana

Photo: LA Johnson/NPR

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Hãy đi tìm con đường của riêng mình

0

Hãy đi tìm con đường của riêng mình. Vì 1000 người sẽ có 1000 con đường thức tỉnh khác nhau. Cây nào sinh trái nấy, vào đúng mùa vụ của nó. Những gì Phật nói là con đường của Phật, những gì Krishna nói là con đường của Krishna. Những gì Jesus nói là con đường của Jesus. Họ không thể nói những gì nằm ngoài trải nghiệm của chính họ. Còn bạn, không thể sống những gì nằm ngoài trải nghiệm của chính bạn. Bạn có cuộc hành trình riêng đã được sắp đặt, như cách bạn được sắp đặt sinh ra trong gia đình như thế nào, có một ngoại hình ra sao, và được giáo dục như thế nào?

Bạn sẽ không đơm hoa kết quả khi nói lại các trải nghiệm của người khác, mà là khi sống trọn vẹn với trải nghiệm của riêng mình (dù nó được tham khảo từ người khác). Điều quan trọng là bạn phải dấn thân và nếm trải trực tiếp. Nếu không, bạn chẳng đi tới đâu cả, chẳng thuộc về đâu cả. Chuyện này cũng giống như trước khi đi tới một địa điểm du lịch mới lạ, bạn đọc review của những người đi trước. Họ nói rằng bạn nên mua vé ở chỗ nào, cầm theo trái cây ra sao và nhớ giữ bên người một cây gậy để đề phòng chó dữ. Nhưng bạn không nhất thiết phải làm đúng theo như vậy. Bạn có thể tới đó và khám phá ra nơi người ta bán vé sau khi đi lượn lờ đủ hướng như được đi bộ tập thể dục. Trong lúc đi lòng vòng, bạn lại nhìn ra được nơi con chó dữ đứng vơ vẩn và kết bạn với nó bằng một mẩu bánh ngọt mang theo. Chẳng ai biết được bạn sẽ trải nghiệm khu du lịch ấy như thế nào. Chỉ có bạn biết mà thôi. Nên vấn đề không phải là người ta có cho bạn một bản review hoàn hảo và mượt mà hay không, vấn đề là bạn có dám trải nghiệm một câu chuyện nằm ngoài mọi dự tính và nằm ngoài mọi thông tin đã từng tham khảo không. Bạn có dám lột hết những toan tính và đề phòng để phơi mình toàn bộ trước trải nghiệm ấy không?

Cá nhân mình bước vào những trải nghiệm khai sáng không phải trong lúc đọc Thánh Kinh hay ngồi tụng niệm tên Chúa, mà vào những khoảnh khắc rất bình thường và nhỏ bé trong đời sống thường ngày. Đó là khi nhìn người nông dân trồng hoa ở công viên, khi đạp xe leo dốc thở không ra hơi, khi đội nhầm mũ xe máy khi đi xe đạp, khi mơ một giấc mơ tưởng chừng ngớ ngẩn, v.v…

Vậy nên, chuyện bạn cần quan tâm đó là ngay bây giờ, bạn đã sẵn sàng trải nghiệm chưa và sẵn sàng để ánh sáng tràn vào chưa. Vì khi bạn sẵn sàng, bạn thấy nó ở khắp mọi nơi, dù trong những chuyện bé nhỏ tầm thường nhất. Khi bạn sẵn sàng, bạn hoàn toàn mở lòng và thư giãn. Khi bạn sẵn sàng, bạn đủ kiên nhẫn để chào đón “mùa vụ” tới, vì nó chỉ là vấn đề thời điểm. Biết đâu đấy, bạn lại bừng tỉnh khi đang ngồi gửi lại một tin nhắn bị lỗi cho người thân, hay khi đang nghe lũ chim chí chóe với nhau trên dây diện, thậm chí khi đang chuẩn bị “xì hơi” lần thứ ba kể từ sau bữa tối với đầy đậu phụ chiên giòn. Còn khi bạn chưa hoàn toàn sẵn sàng, bạn trở nên lo ngại, dựa dẫm, bất an và nóng vội. Điều đó được thể hiện trong sự lý luận, phân tích và gò bó, nhiều khi là hoang mang không rõ lý do. Khi bạn chưa sẵn sàng, bạn ép cho trái chín, nhưng chỉ toàn nếm trải sự đắng chát; ép cho con sâu lột xác thật nhanh, nhưng chỉ thấy một con bươm bướm yếu ớt què quặt.

Trong Kinh Thánh có đoạn thế này:

“Cho nên phải sẵn sàng, vì các con không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến. Nên nhớ điều nầy: Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến lúc ban đêm, thì chắc chắn người ấy sẽ đề phòng, không để nó lẻn vô nhà được. Cho nên các con phải sẵn sàng, vì Con Người sẽ đến vào lúc các con không ngờ.” (Mt 24:42,44)

Nếu chú ý cao độ, bạn sẽ thấy “thông điệp” ở khắp mọi nơi, dù chỉ trong một hòn đá bên đường, trong một cái gãi lưng hay trong một lần ngoảnh đầu nhìn sang bên trái. Nó rất rõ ràng, chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Bạn không nhìn thấy vì vẫn còn mê man với một tiếng vọng trong đầu, một nỗi ám ảnh về cách thực hiện con đường của các bậc hiền nhân đi trước, một ý muốn thế giới vận hành theo một cách nào đó của bạn mà không phải của nó, hay một sự ép buộc bản thân thức tỉnh khi thời điểm chưa chín muồi. Hãy quên tất cả đi, vì cuộc đời đã được dọn riêng cho bạn để có những trải nghiệm phù hợp với mức độ sẵn sàng của bạn, như vũ trụ không đặt gánh nặng lên vai kẻ nào không mang nổi nó. Nên hãy nhẹ lòng và tin cậy cuộc đời và chính mình. Hãy tham dự nó, hãy đi cùng nó bằng lòng cảm tạ. Bạn sẽ nhận ra được ý nghĩa quan trọng mà cuộc đời vẫn đang nhẫn nại rót vào tâm hồn bạn mỗi phút giây.

Mình nói rằng hãy quên những con đường của người khác đi, không có nghĩa bảo rằng bạn hãy từ chối Phật hay Jesus và đừng bao giờ cúi đầu trước họ, hay đừng thử nghiệm một cách sống họ đã từng gợi ý. Hãy quên những cách thức đi là để tâm trí bạn được hồn nhiên và rộng mở, như cha mẹ để cho đứa con một không gian để khám phá vui đùa, và một khoảng thời gian để khôn lớn trưởng thành. Các bậc giác ngộ là nhân chứng của ánh sáng và là minh chứng cho việc một người có thể đi đến ánh sáng. Hãy kính cẩn và tôn vinh họ, đồng thời sẵn sàng cho trải nghiệm của riêng mình. Đây không phải là sự cạnh tranh, chống cự, hay không quy phục, mà là sự dũng cảm cần thiết. Nếu bạn không có sự dũng cảm này thì dù được bậc đạo sư chân chính dẫn dắt, bạn vẫn không thể bước đi tới nơi được. Bạn đã tin rằng đôi chân của mình là yếu đuối.

Hãy bước ra khỏi mọi học thuyết và lý luận, khỏi mọi cái bóng của những bậc đạo sư. Như vậy, bạn mới tìm thấy học thuyết của riêng bạn, trở thành đạo sư chính bạn. Hãy lắng nghe trực giác, hãy khiêm nhường trước mọi sự đang diễn ra và đón nhận sự chỉ giáo từ vạn vật, như một kẻ sắp chết khô giữa sa mạc đang khao khát một ngụm nước lành. Đừng sợ hãi cuộc đời, hãy khao khát tinh túy của nó bằng tất cả con người bạn. Đây là cách bạn đi vào dòng chảy sự thật, cách bạn gia nhập với đời.

Đa số con người không có được sự dũng cảm đủ lớn để tạo ra khả năng quy phục và khiêm nhường. Bạn sợ rằng sẽ không làm đúng theo cách mà các Thánh đã dạy, sợ mình sẽ gặp đau khổ, sợ mình sẽ mắc các tội lỗi, sợ mình sẽ phải tiếp tục đi lòng vòng, sợ mình nỗ lực dư thừa, v.v… Và bạn sẽ là một kẻ thật kiêu ngạo khi dám kiên định bằng nỗi sợ hãi, và cho rằng nỗi sợ của bản thân là không thể bị xuyên thủng. Vì thế, bạn chưa bao giờ thật sự bước vào trong một trải nghiệm và luôn tạo ra trong mình những bước tường ngăn cản trước những điều tuyệt vời.

Điều mình đang muốn nói ở đây đó là các bạn hãy bước vào, vì cuộc đời không phải đáng sợ, cũng không phải là mồi mê đắm, mà là sự vị tha, nhân hậu vô cùng. Tất cả những gì được phơi bày ở đây, cơ thể của bạn, các mối quan hệ của bạn, nguồn lực tài chính của bạn, công việc của bạn, những con đường bạn đi, những đám mây bạn nhìn thấy trên bầu trời những ngày ngơi nghỉ, những cái cốc vỡ, những quyển sách sờn gáy, v.v… Tất cả đang trao cho bạn một thông điệp về sự tuyệt diệu của cuộc đời. Hãy tham gia vào chúng, hãy kết nối tích cực với chúng bằng toàn bộ sự dũng cảm và tin cậy của bạn. Nếu muốn chạy bộ 5km quanh hồ vào giữa trưa, hãy chạy bộ 5km quanh hồ vào giữa trưa. Muốn ăn rau cải cắt nhỏ thành sợi được luộc chín một nửa, hãy ăn rau cải cắt nhỏ thành sợi được luộc chín một nửa. Muốn nói với người thương rằng “Anh là cái bánh bông lan trà xanh nhảy nhót nhất trên đời”, hãy nói với người thương rằng “Anh là cái bánh bông lan trà xanh nhảy nhót nhất trên đời”, bằng tất cả sự chân thành và tập trung của bạn. Rồi bạn sẽ tới được nơi cần tới, theo cách của riêng bạn, theo bức tranh độc nhất mà chỉ có bạn được nhìn thấy. Vì “cổng rộng và đường rộng dẫn đến sự hủy diệt; có nhiều người đi vào đường đó; trong khi cổng hẹp và đường hẹp dẫn đến sự sống, lại có ít người tìm vào.”

Tác giả: Hòa Taro

Ảnh: Jamie Street/Unplash

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Kỷ luật là biết yêu thương bản thân

0

Tôi nghĩ là ngoài kia sẽ có bạn nào đó đang gặp vấn đề về kỷ luật. Bạn phải gồng lên, phải đau khổ, phải kìm nén để có thể kỷ luật. Bạn sẽ mau chóng thất bại và bỏ cuộc thôi bởi vì nó là một tư duy và cách nhìn sai lầm về kỷ luật. Kỷ luật thực sự không phải ghét bỏ và hành hạ bản thân mình, kỷ luật là biết yêu thương bản thân.

Một ví dụ như bạn có thói quen chơi game, bê tha cả ngày. Bạn được bảo rằng bạn phải cai game ngay lập tức, phải bỏ điện thoại, phải kìm nén ham muốn. Thế là bạn đau khổ, bạn thấy cuộc đời này thật khó chịu. Nếu bạn nhìn điều này theo một cách khác, rằng bạn bỏ game vì muốn bản thân mình sống lành mạnh hơn, muốn mình thảnh thơi để tận hưởng cuộc sống hơn, có thời gian và năng lượng để tập luyện sức khỏe, để học hỏi và phát triển, v.v… thì đột nhiên bạn sẽ thấy việc cai game thực ra là một chuyện dễ dàng. Nếu có gặp khó khăn đến mấy thì tư duy theo cách này sẽ khiến bạn có nhiều ý chí và sức mạnh hơn.

Tương tự, một ví dụ khác về việc cai thủ dâm. Điều sai lầm là bạn cố đè nén dòng năng lượng tình dục của mình, kiềm chế nó, và bạn thất bại toàn tập. Bạn không nhận ra cai thủ dâm là yêu lấy chính mình, rằng nếu không cai bạn sẽ trở nên yếu đuối và điên loạn, rằng khi cai được thì bạn sẽ trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, có thể dễ dàng điều hướng được dòng năng lượng đó trong những trường hợp thích hợp. Và khi đó, không phải đè nén dục năng nữa, mà là chuyển hóa nó, dùng nó vào việc có ích. Dục năng là một năng lượng cực kỳ mạnh mẽ và mãnh liệt. Đó là lý do tại sao một người lại thay đổi vô cùng ngoạn mục khi anh ta không còn phí phạm tinh túy của chính mình và đem nó để tạo ra giá trị.

Vậy nên khi từ bỏ một thói quen xấu nào, chúng ta phải xác định rõ xem sẽ tốt ra sao nếu ta bỏ nó, sẽ tồi tệ thế nào nếu ta tiếp tục bị nó cuốn trôi. Đối với tôi, mỗi lần ham muốn xem phim porn nổi lên, đứng trước một phản ứng nóng giận, lười biếng, lỗ mãng với người khác, hay có ham muốn khoe khoang, tự cao tự đại,… thì tôi đều tự nhủ với lòng rằng: “Okay boy, tao biết là mày thực sự muốn điều đó, nhưng nó không tốt cho mày chút nào đâu.” Câu nói này tôi học được trong một video về kỷ luật của Will Smith.

>>> [THĐP Vietsub] Will Smith – Tự kỷ luật là yêu chính mình

Nhiều quan niệm sai lầm trong kỷ luật là phải hành xác, phải đau khổ tột bậc. Có vài pháp tu cổ xưa theo phương pháp hành hạ chính mình. Từ đó nó biến từ “kỷ luật” thành một thứ gì đó rất tiêu cực.

Từ khóa để cân bằng chuyện này là “yêu bản thân.” Nếu lười biếng làm bạn yếu đuối và phí hoài năng lượng của mình, thì hãy đi tập thể dục để khỏe hơn. Nhưng tập thể dục đến kiệt sức, lê lết, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống thì bạn cần phải cân nhắc lại chuyện này. Điểm cân bằng này ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực, đời sống, công việc, học tập, rèn luyện, v.v… Đừng học quá nhiều, cũng đừng lười học, đừng làm việc quá nhiều, cũng đừng bê tha. Đừng thư giãn quá nhiều để trở thành lười biếng, nhưng cũng đừng quá khắt khe với bản thân, chặng đường dài cần những quãng nghỉ, nhưng không phải ngồi nghỉ ở đó luôn.

Và lưu ý cũng đừng nhầm lẫn giữa yêu thương bản thân với việc sống ích kỷ.

Đừng kỷ luật để tạo dựng hình ảnh về bản thân hay củng cố cái tôi (ego), cũng đừng kỷ luật vì các giá trị tiêu cực, hay các mục đích xấu xa. Yêu thương và hướng về các giá trị tích cực mới là cái động cơ vận hành chiếc máy kỷ luật ở đây. Và để trở thành một người mạnh mẽ và vững vàng, thì không thể sống mà không kỷ luật.

Tác giả: Bá Kỳ

Ảnh: Brian Erickson

[THĐP Translation™] Mục đích cuộc đời không phải là hạnh phúc, mà là sự hữu ích

0

E-T-3-1

*Bài viết hiện có 177K Likes trên Medium

Trong một khoảng thời gian rất dài, tôi đã tin rằng cuộc đời chỉ có một mục đích duy nhất: Đó là trở nên hạnh phúc. Phải không? Còn lý do nào khác để phải trải qua những đau đớn và khó khăn? Nó là để đạt được hạnh phúc theo một cách nào đó. Và không chỉ mình tôi tin vào điều đó. Thực tế là, nếu bạn thử nhìn xung quanh, hầu hết mọi người đều theo đuổi hạnh phúc trong cuộc đời họ.

Đó là lý do tại sao chúng ta, một cách tập thể, mua những “đống phân” chúng ta không cần, lên giường với người chúng ta không yêu, và cố gắng làm việc chăm chỉ để đạt được sự chấp thuận từ những người chúng ta không ưa. Tại sao chúng ta làm những điều này? Thành thực mà nói, tôi không quan tâm chính xác lý do của nó là gì. Tôi chẳng phải là nhà khoa học. Tất cả những gì tôi biết là nó có liên quan tới lịch sử, văn hóa, truyền thông, nền kinh tế, tâm lý, chính trị, kỷ nguyên thông tin, vân vân. Đó là một danh sách dài vô tận.

Chúng ta là chính mình

Hãy chỉ chấp nhận điều này. Hầu hết mọi người thích phân tích tại sao người ta không hạnh phúc hoặc không sống một cuộc đời mãn nguyện. Tôi không nhất thiết quan tâm lý do tại sao. Tôi quan tâm về chuyện làm thế nào để thay đổi. Chỉ một vài năm trước, tôi đã làm mọi thứ để đuổi theo hạnh phúc.

• Bạn mua gì đó, và nghĩ rằng chúng khiến bạn hạnh phúc.
• Bạn quan hệ với ai đó, và nghĩ rằng điều đó khiến bạn hạnh phúc
• Bạn có một công việc lương cao mà bạn không thích, và nghĩ rằng nó khiến bạn hạnh phúc.
• Bạn đi nghỉ mát ở đâu đó, và nghĩ rằng nó khiến bạn hạnh phúc.

Nhưng đến cuối ngày, bạn nằm trên giường (một mình hoặc với vợ của bạn), và nghĩ rằng: “Cái tiếp theo là gì trên con đường theo đuổi hạnh phúc vô tận này?” Vâng, tôi có thể nói với bạn điều tiếp theo: Bạn, theo đuổi một điều gì đó ngẫu nhiên mà bạn tin rằng sẽ khiến bạn hạnh phúc.

Tất cả chỉ là những thứ bề nổi. Một trò bịp. Một câu chuyện được thêu dệt nên.

Aristole có lừa dối chúng ta không khi ông nói rằng:

“Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, là mục tiêu và cái đích cuối cùng của sự tồn tại của nhân loại.”

Tôi nghĩ chúng ta phải nhìn nhận câu nói này dưới một góc nhìn khác. Bởi khi bạn đọc nó, bạn sẽ nghĩ hạnh phúc là mục đích chính yếu. Và nó cũng kiểu như là điều câu này nói tới.

Nhưng đây mới là vấn đề: Làm thế nào để bạn đạt được hạnh phúc?

Hạnh phúc tự nó không thể là mục tiêu. Do đó, nó không phải là thứ gì đó có thể đạt được. Tôi tin rằng hạnh phúc chỉ đơn thuần là sản phẩm phụ, hiệu ứng phụ của sự hữu ích.

Khi tôi nói về khái niệm này với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của mình, tôi luôn cảm thấy khó khăn khi diễn tả nó bằng lời nói. Nhưng tối sẽ cố gắng diễn tả nó ở đây. Hầu hết những gì chúng ta làm trong cuộc sống chỉ là những hoạt động và trải nghiệm. Ví dụ như:

• Bạn có một kỳ nghỉ
• Bạn đi làm
• Bạn đi mua sắm
• Bạn đi nhậu
• Bạn đi ăn tối
• Bạn mua một chiếc ô tô

Những điều này nên khiến bạn hạnh phúc, phải không? Nhưng chúng không hữu ích. Bạn không tạo ra bất cứ thứ gì. Bạn chỉ tiêu thụ và làm thứ gì đó thôi. Và điều này cũng tuyệt vời đấy.

Đừng hiểu sai ý tôi. Tôi thích những kỳ nghỉ, hay thỉnh thoảng đi mua sắm. Nhưng thành thật mà nói, nó không phải là điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.

Điều thực sự khiến tôi hạnh phúc là khi tôi hữu ích. Khi tôi tạo ra thứ gì đó mà người khác có thể sử dụng. Thậm chí khi tôi tạo ra những gì tôi có thể sử dụng. Khoảng một thời gian dài tôi cảm thấy khó khăn khi giải thích về khái niệm hữu ích và hạnh phúc. Nhưng gần đây tôi tình cờ bắt gặp một câu trích dẫn từ Ralph Waldo Emerson, thì những cái chấm cuối cùng cũng liên kết lại với nhau. Emerson nói rằng:

“Mục đích của cuộc sống không phải là để được hạnh phúc. Mục đích của cuộc sống là trở nên hữu ích, có danh dự, từ bi, là có thể tạo ra được những khác biệt để biết rằng bạn đã sống, và đã sống tốt.”

>>> [THĐP Translation™] 65 thông điệp hay nhất từ Ralph Waldo Emerson

Và tôi đã không nhận ra điều này trước khi tôi ý thức được những gì tôi đang làm với cuộc sống. Điều này nghe có vẻ nặng nề nghiêm trọng, nhưng nó thực sự rất đơn giản.

Nó chỉ có nghĩa là thế này: Bạn đang LÀM GÌ để tạo ra sự khác biệt?

Bạn đã làm điều gì hữu ích trong đời chưa? Bạn không cần phải thay đổi thế giới hay cái gì đại loại thế. Bạn chỉ cần làm cho nó tốt hơn một chút so với trước khi bạn được sinh ra. Nếu bạn chưa biết làm thế nào, thì đây là vài ý tưởng.

• Giúp đỡ sếp điều gì đó mà không phải là trách nhiệm của bạn.
• Dẫn mẹ bạn đi Spa
• Tạo ra một tác phẩm cắt dán từ các bức ảnh (không phải trên thiết bị kỹ thuật số) cho vợ/chồng bạn.
• Viết một bài viết về những điều bạn học được trong cuộc sống
• Giúp một phụ nữ mang bầu có đứa con nhỏ 2 tuổi trên chiếc xe đẩy của cô ấy
• Gọi cho bạn bè và hỏi họ liệu có cần bạn giúp gì hay không.
• Tự làm một chiếc bàn đứng
• Bắt đầu một dự án kinh doanh, thuê vài người và đối xử tốt với họ

Đó chỉ là một số thứ tôi thích làm. Bạn có thể tự tạo ra những hoạt động hữu ích của chính bạn.

Bạn thấy không? Nó chẳng phải là điều gì to tát cả. Nhưng khi bạn làm một chút những điều hữu ích mỗi ngày, nó sẽ cộng hưởng thành một cuộc sống tốt, một cuộc sống có ý nghĩa.

Điều cuối cùng tôi muốn là nằm trên giường chết và nhận ra không có bằng chứng nào cho việc tôi đã từng tồn tại. Gần đây tôi đã đọc cuốn sách Not Fade Away (tạm dịch: Không phai nhạt) được viết bởi Laurence Shames và Peter Barton. Sách kể về Peter Barton, nhà sáng lập của Liberty Media, người đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về chuyện sắp chết bởi bệnh ung thư. Đó là một cuốn sách đầy sức mạnh và nhất định sẽ khiến bạn rơi lệ. Trong cuốn sách, anh ấy viết về cách anh ấy đã sống cuộc đời và tìm thấy tiếng gọi của mình như thế nào. Anh ấy cũng đã từng học trường kinh tế, và đây là những suy nghĩ của anh về những người bạn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của mình:

“Tóm lại: Họ là những người cực kỳ thông minh, những người không bao giờ thực sự làm điều gì, không bao giờ thêm vào điều gì cho xã hội, không bao giờ để lại bất cứ di sản nào. Tôi thấy buồn vô cùng về điều này. Lãng phí tiềm năng thì luôn luôn là một câu chuyện buồn.”

Bạn có thể nói điều đó với tất cả chúng ta. Và sau khi nhận ra điều đó, anh ấy đã thành lập một công ty và nó đã biến anh thành triệu phú trong những năm tuổi 30 của mình.

Một người nữa luôn khiến anh trở nên có ích là Casey Neistat. Khoảng 3 năm trước anh ấy đã đăng một video về cuộc sống và công việc của anh trên Youtube. Trong mỗi video, anh ấy đều đang làm cái gì đó. Anh luôn nói về việc anh ấy muốn làm và sáng tạo như thế nào. Anh thậm chí còn xăm lên cánh tay của mình hàng chữ “Do more” (Làm Nhiều Hơn). Hầu hết mọi người sẽ hỏi, “tại sao bạn phải làm việc nhiều hơn?” Và sau đó họ bật Netflix lên rồi xem hết từ tập này đến tập khác chương trình truyền hình mới phát hành.

Một tư duy khác

Sống hữu ích là một tư duy. Và giống với bất cứ tư duy nào, nó bắt đầu với một quyết định. Một ngày nọ tôi thức dậy và tự hỏi bản thân rằng “Mình đang làm được gì cho thế giới?” Câu trả lời là chẳng gì cả. Và trong ngày hôm đó tôi đã bắt đầu viết. Với bạn thì nó có thể là vẽ tranh, tạo ra một sản phẩm, giúp đỡ những người lớn tuổi, hay bất cứ thứ gì mà bạn thích làm. Đừng quan trọng hóa vấn đề, cũng đừng suy nghĩ quá nhiều về nó. Chỉ LÀM một chuyện gì đó hữu ích. Bất cứ thứ gì.

Tác giả: Darius Foroux
Biên dịch: Bá Kỳ
Hiệu đính: Prana


🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP