19.5 C
Da Lat
Thứ Bảy, 5 Tháng 7, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 321

Hồi ký cựu thanh niên nghiêm túc cay đắng

Để mình kể cho các bạn nghe cuộc đời thanh niên khổ như con hổ của mình. Câu chuyện có nhiều từ ngữ thiếu thơm tho và tư tưởng không phù hợp cả thuần phong mỹ tục lẫn tiên tiến cách mạng, bạn nào đọc thì tự mà chịu lấy hoàn toàn trách nhiệm.

Thời thanh niên, xung quanh mình khá nhiều thanh niên(!). Thanh niên mình hay chia thanh niên ra làm ba loại: thanh niên thông minh, thanh niên đần độn và thanh niên không thông minh cũng không đần độn, tức thanh niên nhạt nhẽo tầm thường. Hồi ấy mình quyết định là mình chỉ chơi với thanh niên thông minh thôi, vì mình cho rằng bọn đần độn và tầm thường thì không xứng đáng (toàn bộ sự chia chác này cũng là sự đần độn của mình vậy, nhưng khi còn đang đần độn thì làm sao biết là mình đần độn cho được).

Lại nói chuyện thanh niên thông minh mình lại chia làm hai loại: thanh niên ồ de và thanh niên cay đắng. Thanh niên ồ de thì cách đếch gì cũng ồ de được. Họ đủ thông minh để ngửi cứt thấy thối, ngửi hoa thấy thơm, nhưng họ chỉ tập trung vào hoa thôi, hoặc giả nếu có bàn chuyện cứt, thì cũng chỉ bàn theo kiểu ồ de, không bao giờ bàn theo lối cách mạng. Hùng hổ cách mạng là đặc trưng của thanh niên cay đắng, trong đó tất nhiên có một đứa đần độn không biết mình đần độn, là mình.

Khổ lắm các bạn ạ. Cái đếch gì cũng cay đắng được. Mình tưởng là chỉ mình mình mới biết cứt thối. Mình tưởng là sự tồn tại của cứt có thể chấm dứt ngay nếu ai cũng nghiêm túc như mình. Mình mơ đến một đất nước kia nơi toàn hoa thơm cỏ mượt và vắng hẳn mùi cứt. Và những ai không suy nghĩ như mình, trừ bố mẹ ông bà mình ra thì mình liệt vào hạng vứt đi cả.

Nhờ thông minh như thế nên mình nghiêm túc và cay đắng sống một mình suốt tuổi thanh niên. Mình nghe nhạc già, mình đọc sách già, mình chơi với người già. Mở mắt ra là cứt ập vào người: toàn những thứ thối tha del thể nào mà chấp nhận được. Thế mà cái bọn ồ de kia và những bọn khác vẫn cứ phơn phớn lên như một lũ rồ, !@#$%^&*()&( chúng nó chứ!

Cho đến một ngày, các bạn ạ, không có chuyện gì xảy ra cả. Cứt thì vẫn hoàn cứt. Lũ thanh niên trước kia nay đã già đi, thông minh hay đần độn rồi thì cũng gia nhập tập hợp nhạt nhẽo tầm thường cả, đẻ ra một đống con và post một đống hình lên Facebook. Mình cũng già lắm rồi, nhưng del có gì để post, ngoài thỉnh thoảng mấy câu chửi rủa vặt vãnh. Cay đắng lắm các bạn ạ.

Đến một ngày khác, vẫn không có chuyện gì xảy ra, nhưng mình quyết định là mình khổ quá đủ rồi. Mình cảm thấy là sự cay đắng ở bên trong mình đã quá nặng, quá nhiều, quá độc hại đến mức cơ thể mình buộc phải tống khứ nó ra theo đường hậu môn, nói như Nguyễn Đức Sơn là một ngày kia rảnh rỗi leo lên trời, ỉa. Xong thì mình thấy nhẹ nhàng lắm. Trong lúc bâng khuâng như thế, mình nhận ra một điều hết sức quan trọng: rằng thực ra, cùng một lúc, mình vừa thông minh, vừa đần độn, vừa nhạt nhẽo tầm thường, vừa ồ de lại vừa nghiêm túc.

Nhưng mình không còn cay đắng nữa.

Có mùi gì đó ngòn ngọt thơm thơm ở đâu đây.

But Chi

*Featured image: Xavier J. Peg ☠

Duyên phận là đôi dép. Và đâu đó trên thế gian này, sẽ có chiếc còn lại hợp với bạn và dành cho bạn

Người ta nói con người là món quà của Thượng Đế và cũng có người nói cuộc sống là món quà mà Thượng Đế ban tặng cho con người. Người ta bảo, dẫu cuộc sống cho trăm ngàn khó khăn thì cũng hãy cảm ơn Thượng Đế bởi Người đã cho ta ĐƯỢC SỐNG _ và đó chính là đặc ân lớn nhất của chúng ta.

Vâng! Tôi đã cảm ơn Thượng Đế và có lẽ nhiều người trong số các bạn cũng cảm ơn Người về điều đó, nhưng có ai biết không. Ta nhận món quà mang tên cuộc sống nhưng ta quên mất sợi dây mà Người dùng để buộc món quà đó chính là sợi dây mang tên Duyên Phận.

Bạn được quyền tận hưởng món quà đó nhưng không có quyền điều khiển nó theo ý muốn của bạn. Bạn được vận hành nó chạy theo năm tháng nhưng bạn chẳng thể biết được điều gì có thể đến với mình trong suốt thời gian đó. Nó có thể là một tai nạn bất ngờ mà sau tai nạn đó họ thường biện minh bằng câu “sống là tốt rồi”, nó có thể là một mất mát lớn về vật chất như phá sản, như mất cắp và ta lại nghe đâu đó Thượng đế lại nói rằng “của đi thay người” và khi một ai đó quan trọng rời bỏ cuộc sống của ta, bỏ ta bơ vơ trên con đường chông chênh chẳng biết đi về đâu thì Thượng Đế lại ghé tai ta và thì thầm “người này đi để người khác tốt hơn sẽ đến với con”. Người khác? Một người tốt hơn hay một kẻ vì quá đau khổ mà được con vớ bừa.

Ta vốn dĩ chẳng thể biết được ngày mai ta sẽ gặp ai, sau này ta sẽ làm gì, rồi ta sẽ cưới ai và con ta sinh ra là trai hay là gái … bởi nó là chuyện của tương lai. Ta vốn chẳng đủ quyền năm để thay đổi quá khứ, để sửa chữa lỗi lầm, để thu hồi nước mắt, để rút lại những lời nói ngu dại hay để thay đổi một vết thương … bởi đó là chuyện của quá khứ.

Còn hiện tại, liệu ta có thể chọn được người ta yêu, ta có thể ngăn được nỗi nhớ, ta có né được nỗi buồn và có làm cho nước mắt ngừng chảy được không? … cũng hoàn toàn không thể. Cuối cùng thì những thứ thuộc về cảm xúc vốn chẳng thể do con người quyết định, loay hoay trong vòng xoáy cuộc đời mãi rồi cũng chẳng thể thoát ra khỏi ma trận của 2 chữ “duyên phận” vốn đã được Thượng Đế mặc định trong món quà mang tên cuộc sống.

Tôi từng thấy một người con gái vét cạn nước mắt để níu chân một kẻ đã dứt khoát ra đi để rồi thứ cô nhận được không còn là một khối thủy tinh vỡ mà còn là một bàn tay be bét máu. Tôi từng chứng kiến một cô gái vẫy vùng để thoát kiếp cave nhưng khi quay về với sự sạch sẽ cô chẳng thể thắng được sự ruồng rẫy của hiện tại khắc nghiệt. Tôi cũng từng bắt gặp vô vàn những mảnh đời khó khăn, họ vắt sạch sức lao động, họ dùng cạn quĩ thời gian cho công việc và những giọt mồ hôi lao lực ấy cũng chẳng thể đưa họ thoát khỏi kiếp nghèo trong khi có những người sinh ra được trời phú cho nhan sắc mặn mà và một ngày vài tiếng đứng cười với ống kính vô hình là họ đã kiếm được một số tiền hơn hẳn lương một tháng của người lao động….. Vậy ai dám nói, cuộc sống này chỉ cần cố gắng là có thể chinh phục tất cả.

Hôm nay bạn buông tay cho người bạn yêu thương ra đi nhưng ai biết đâu đó ngày mai khi vô tình gặp nhau trên phố vắng, họ lại lao vào chinh phục bạn như một con thiêu thân. Một đôi yêu nhau chia tay nhau, trai lấy vợ gái lấy chồng nhưng ai nào biết được sự trớ trêu của số phận có thể sẽ bắt họ gặp lại nhau khi hạnh phúc đôi bên bị đổ vỡ. Nhìn cụ bà ngoài 60 vẫn đơn thân độc chiếc, bạn tặc lưỡi “ế rồi”, nhưng bạn à, với tuổi trẻ tình yêu là tình dục nhưng đến một độ tuổi nào đó, tình yêu chỉ đơn giản là sự ấm áp khi bên nhau và sợi dây duyên biết đâu sẽ mang đến cho bà một tình yêu vào tuổi xế chiều với một bờ vai ấm lòng người. Duyên _ theo tôi là đôi dép và đâu đó trên thế gian này, sẽ có chiếc còn lại hợp với bạn và dành cho bạn!

Nói dài dòng chớ tóm gọn lại là mọi người đừng đau khi chia tay, đừng chờ khi còn ế, đừng buồn khi còn lẻ loi và cũng đừng đi tìm 1 nửa của mình bởi có lẽ sợi dây duyên phận không cho bạn được chọn người mà bạn thực sự muốn đâu. Đâu đó trên thế gian này, tôi nghĩ một nửa của bạn đã được chỉ định.

 

Yến Mèo

*Tattoo artist: Tinka at PIINK,  Basel, Switzerland

10 điều con nên cân nhắc khi làm con của mẹ

Không cứ phải mẹ sinh con ra thì mẹ là mẹ của con. Không cứ phải kiếm tiền ra nuôi con thì mẹ là mẹ của con. Lẽ thường, mẹ (và người đời) cứ bắt buộc con phải gọi người sinh ra mình là mẹ. Nên con đâu có chọn lựa nào khác, phải không con? Vì con không tự chọn thời điểm và cách thức mình sinh ra, nên hôm nay, mẹ viết đơn này, đề xuất được làm mẹ của con.

Ở đơn này, mẹ sẽ phân tích hoàn cảnh, quan điểm, sự khác biệt, lợi ích, nhưng gì được và chưa được từ nơi mẹ, có sự so sánh với những người mẹ khác. Để con có thể đọc bất cứ khi nào con cần, những khi con buồn, hoang mang hay hoài nghi về mẹ, hay kể cả khi con nói con yêu mẹ nhất trần đời. 

Thành công lớn nhất của một đời người

Ba mươi hai năm trước, trong lúc người ta nghỉ lễ, mẹ xách giỏ đi đẻ. Lòi ra một đứa đen thui. Có người chị kêu mẹ bằng dì, sau khi đi thăm mẹ nằm ổ, về nói với mẹ của chỉ: mẹ, con nói mẹ nghe mẹ đừng nói lại kẻo dì Mười (mẹ mình í) buồn, chớ con bé của dì xấu lắm mẹ ơi!

Chuyện này, bây giờ thỉnh thoảng còn nhắc lại trong giỗ quẩy ở ngoài nhà. Theo cách nói của các nhà lý luận học, gọi là xấu có nguồn gốc.

Do vậy, sau này, được nghe nhiều người khen đẹp, nhiều khi là xã giao, nhiều khi là khen cho vui, nhiều khi là vào thời điểm đó mắt họ tự dưng có hào quang sao đó (hehe), thì chưa bao giờ trong đời mình, mình nghĩ là mình đẹp. Đánh chết cũng không tin là mình đẹp.

Mình cũng biết, có rất nhiều người chê mình xấu, thô, đen, chả có gì đặc biệt, thấy gớm, đại loại vậy. Mình cũng chưa bao giờ (thành thật hoàn toàn) thấy phiền lòng vì chuyện đó. Đó là vì, họ nhìn bằng những đôi mắt hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường.

Hỡi những anh chàng không dám mặc đẹp

Tôi có một lời cảnh báo dành cho những anh chàng đang tò mò click đọc vào bài viết này chỉ vì cái tên của nó nhưng lại có định kiến về cái đẹp cũng như thích sự xuề xòa và không có nhu cầu khiến bản thân mình đẹp lên, thì xin lỗi. Mời bạn ra ngoài và đừng đọc tiếp. Còn những anh chấp nhận việc có thể mình chưa mặc đẹp và muốn mình đẹp lên thì xin mời, bạn đã đến đúng chỗ mình cần phải đến rồi đấy.

Chuyện tình Instagram

 

NHỮNG Ô VUÔNG – NHỮNG NGƯỜI TÌNH

Spring Time cho một chiều cuối tuần

*Featured image: David Yu

 

Trưa chủ nhật nằm nghe Spring Time mà cứ vẫn vơ về một miền đất xa vời, rồi chợt giật mình và nhớ là hình hình trễ mất một ngày gửi nhạc cho một người bạn ở xa, cứ mỗi thứ 7 đến là tìm kiếm những bản nhạc để gửi tặng tự dưng thấy trong lòng chợt có niềm vui nho nhỏ chạy ngược trong người, và tôi biết nếu bạn nhận được nó cũng rất vui…

Chợt nghĩ đến miền đất của những tiếng sóng biển rì rào qua câu chuyện của bạn, miền đất qua những tin nhắn mà ngày trước hằng đêm bạn kể tôi nghe, những câu chuyện không đầu không cuối về những con người nơi đó, về những buổi chiều bạn ngồi câu những chú cá, và những chú mực để nấu một buổi tối cho nàng mèo đỏng đảnh mà tôi chưa từng gặp bao giờ… Rồi chợt mỉm cười khi nhớ đến những trò đùa mà tôi từng trêu ghẹo bạn, đã đôi ba lần mắc lừa, và cũng đôi ba lần cảnh giác, nhưng cũng cứ thích thú để bị lừa, những niềm vui nho nhỏ và giản dị ấy bạn còn lưu giữ nó chứ?

Chẳng có sự tra tấn nào dã man hơn việc bên nhau nhưng chẳng còn nghĩ về nhau

Bao nhiêu là xa cho cái gọi là yêu nhau? Khi người ta nói đến 2 chữ yêu xa, họ thường hay bàn về khoảng cách địa lý. Khi 2 người yêu xa, họ thường dùng chữ NHỚ, chữ CHỜ và chữ HẸN để xoa dịu phần nào đó thổn thức trong trái tim. Khi họ phải yêu xa, họ nghĩ ngay đến những phương tiện như tin nhắn, zalo, facebook để kết nối nhịp sóng của đôi tim.

Nhưng, đã có ai XA ngay cả khi người yêu chỉ ở cách mình vài phút đi xe, vài phút cho một cuộc hẹn và vài phút cho việc nhìn thấy nhau. Nhưng tình yêu đâu có phải nguyên tắc như toán học mà quy định “xa” là đơn vị của khoảng cách địa lý. Tình yêu đâu có phải hư vô như văn học mà diễn tả chữ xa là một bầu thương nhớ. Mà XA chỉ đơn thuần là 1 từ làm giảm bớt đi nỗi đau của hai chữ HỮNG HỜ.

Ngày tình yêu bắt đầu, họ sống trong hi vọng màu hồng của ngày hôm đó sẽ kéo dài mãi đến sau này, nhưng ít ai biết rằng, bệnh “chán” của con người là căn bệnh nan y tiềm ẩn luôn chờ cơ hội bùng phát khi yêu thương chẳng chạm được đến điểm cực – yêu của bản thân họ.

Một cô gái khi yêu, bạn cứ nghĩ nhắn tin đều đặn, đi chơi hằng ngày, quan tâm hằng giờ và lo lắng từng chút là có thể nuôi dưỡng tình yêu qua năm tháng? Một chàng trai bạn cứ nghĩ, tình yêu là sự đón đưa người yêu đi mua sắm, ăn uống, rồi tình yêu là những nụ hôn, là tình dục, là ở cạnh nhau mỗi lúc mỗi nơi thì đã có thể đưa tình yêu của bạn đến đỉnh cao của hạnh phúc sao? Đúng! đó là tình yêu nhưng chỉ là 1 tình yêu của thời gian, tình yêu của một đứa trẻ trâu đang trên đà khôn lớn mà thôi.

Bạn lao vào yêu, yêu, yêu và yêu mà quên cả thời gian lao động. Chàng trai quên kiếm tiền, cô gái quên học hành, chàng trai quên công việc, cô gái quên giúp đỡ cha mẹ. Họ vét cạn tiền túi để cùng nhau long rong ngoài phố xá, để đốt cả vào nhà nghỉ, vào các phương tiện tránh thai và khi cạn túi, bản mặt của họ sẽ trở nên nhàm chán trong mắt nhau. Lúc đó, bỗng dưng xuất hiện một trạng thái mới song hành cùng tình yêu, đó là CHÁN. Từ chán, họ hững hờ trước những cuộc hẹn, họ phớt lờ tin nhắn, họ làm lơ trước các cuộc gọi và thế là hai người đang yêu nhau, họ bên nhau về thể xác nhưng xa nhau về tinh thần.

Chẳng có sự tra tấn nào dã man hơn việc bên nhau nhưng chẳng còn nghĩ về nhau. Chẳng có một định nghĩa vào về việc tình yêu đi đôi với đồng tiền, nhưng bạn cứ thử yêu khi cả hai không có tiền để xem tình yêu đó đi được đến đâu. Không phải người ta thực dụng khi mơ về 1 ông chồng giàu có, một cô vợ thành đạt mà đó là cách cho thấy họ đã trưởng thành và biết nghĩ đến những đứa con.

Hãy buông tay nhau khi bạn phải vừa yêu vừa phải suy nghĩ những lý do để né tránh người mình yêu vì không có gì độc ác bằng gieo cho người khác sự chờ đợi và hi vọng. Đừng bồng bột nghĩ rằng yêu là yêu mà hãy biết rằng, sống có trách nhiệm cũng là một cách yêu thương của người đã trưởng thành.

 

Yến Mèo

*Featured image:  Lisa Askew

Chẳng có nghề nào hơn nghề nào, chỉ có kẻ này nhiều tiền thì sẽ nhiều quyền hơn kẻ khác

Mấy hôm nay Sài gòn ít mưa, nhưng như mọi năm, mùa thi đại học vẫn là dịp trần ai đầy ải phụ huynh và sĩ tử.

Sau mỗi mùa thi, giá vịt giống trên cả nước tăng vọt. Giải thích cho hiện tượng này có thể là việc nghề chăn nuôi vịt ở các địa phương phải nhận thêm một lực lượng lao động mới sau mỗi kỳ thi đại học. Nhu cầu về vịt giống tăng nên giá cả cũng theo đó mà lên theo.

Hồi đi thi đại học, Bộ Giáo dục đã làm khó dễ, không chắp cánh ước mơ phục vụ quân đội của mình. Không biết nên gọi là may mắn hay không, thực tế, mình đã xác định trước rằng mình rất khó trượt, nhưng nếu trượt, mình sẽ đi làm giàu chứ nhất định không thi lại lần nữa. Vì thế nên mình đi thi.

Thằng bạn mình quê Nghệ An, quen cũng chục năm nay rồi. Đầu cán cuốc, óc bã đậu, thi Đại học kiểu gì cũng chắc chắn không thể không trượt. Ngày xưa mình đi thi, còn nó quyết định không thi mà đi học chụp ảnh. Bây giờ, mình vẫn lận đận, còn nó đã có một cái studio to đùng ở phố huyện; tiền như quân Nguyên, gái gú bia ziệu đập cả ngày, sống như ông vua con trong làng.

Thỉnh thoảng, nó điện thoại vào mỉa mình: “Cợ như mi đẹo đụ trình mần được như tau. Văn hay chữ tốt nỏ bằng thằng dột lẳm tiền”.

Không cãi lại được nó.

Trường đại học không dạy con người ta lớn nhanh hơn trường đời. Kiến thức đến không đồng nghĩa với việc bạn phải học trong một trường đại học. Trên thực tế, có khi cái nhìn về xã hội của một sinh viên đại học chính quy như mình lắm khi còn thiển cận hơn một ông xã viên hợp tác xã ở quê mới chỉ học hết cấp 1. Trường đại học cung cấp cho ta những ông thầy tốt, nhưng thầy tốt mà trò lười động não thì có học hay không cũng vậy.

Mình quen nhiều bạn coi trường đại học là một cuộc cống hiến cho Đoàn Thanh niên hơn là học hành. Cá nhân mình rất phản đối chuyện này nếu như chuyện học hành của họ bị ảnh hưởng. Chẳng ai có thể cống hiến, tổ chức, lãnh đạo… một cách hiệu quả những người nhiều kiến thức hơn họ (vì chăm học hơn). Lãnh đạo ít nhất phải hơn đa phần những người bị lãnh đạo một cái đầu, nên muốn là một cán bộ đoàn đại học được tin tưởng, trước hết, họ phải là một sinh viên có năng lực và học hành nghiêm túc đã.

Vậy nên khi ra khỏi trường đại học, cũng sẽ có người này người kia. Không phải ai cũng xứng đáng với 4 năm làm sinh viên.

Các bạn trẻ không bao giờ có cơ hội ngồi được lên giảng đường, bạn vẫn có thể có cơ hội làm lãnh đạo như các cán bộ đoàn. Tất nhiên là lãnh đạo những kẻ yếu hơn mình. Đàn vịt giống sẽ nâng tầm các bạn lên. Học đại học cũng chỉ để có kiến thức, sau này đi làm thuê, chứ chẳng mấy người được làm chủ. Đa phần những người đi học đại học, mục đích cuối cùng cũng chỉ là để làm giàu, cho đời sống ấm no hơn. Chẳng có nghề nào hơn nghề nào, chỉ có kẻ này nhiều tiền thì sẽ nhiều quyền hơn kẻ khác, nuôi vịt cũng có thể làm giàu, cũng có thể có quyền.

Chưa nói đến chuyện trí thức thời nay ở nước ta bị coi như con ghẻ, chưa chắc vị trí đã bằng giai cấp công – nông như anh chăn vịt. Còn nếu bạn nghe cái đứa nào bảo là “Học đại học thì sau này mới trở thành người trí thức để cống hiến cho nước non”, thì kệ mẹ chúng nó. Nó xạo đấy, con ông cháu cha đầy ra, làm gì đến lượt nó; ai cho nó cống hiến mà đòi cống hiến? Mình học đại học cũng chỉ để kiếm việc làm, lo thân còn chưa xong thì nước non cái đéo gì.

Tự dưng nhớ mấy thằng bạn cấp 3 Bổ túc ngày xưa quá. Chẳng có thằng nào vào đại học, nhưng đa phần đều giàu hơn và ít phải lo nghĩ hơn mình. Nên thôi, nếu xác định không đậu thì đừng thi nữa, phí tiền bố mẹ. Mua vịt giống về nuôi sớm để tránh cao điểm tăng giá thôi.

 

Sinh Lão Tà

*Featured image: Bui Thi Le Hang

Vì cuộc đời lạnh lẽo khôn cùng, nên cần lắm những cái ôm đầy bao dung

Mái ấm

Thế nào là nhà? Nhà không phải là một nơi chốn

Nhà, mái ấm, hạnh phúc… từng là những khái niệm rất mơ hồ với tôi. Tôi đọc thấy mấy từ này trên sách vở, tài liệu, báo chí, và cảm nghiệm chúng như những gì được định nghĩa. Nhưng nếu đúng như định nghĩa trong đó, nếu đúng nhà là một nơi để về ăn cơm, ngủ nghỉ hay sinh hoạt, thì tại sao, đôi lúc, tôi lại cảm thấy một nỗi nhớ nhà khắc khoải dâng trào… khi đang ở trong chính căn nhà của mình?

Duyên may run rủi, một dịp hiếm có khi tôi cùng nhóm bạn đã lưu lại 6 ngày trong một khu thiền viện tách biệt, yên ả, bình lặng  và trong lành. 6 ngày ngắn ngủi dưới mái chùa cho tôi cảm giác ở trong một ‘mái ấm’ hơn cả hơn 20 năm trời ở nhà. Nói vậy không phải là trong những năm ở với gia đình tôi không được yêu thương. Ngược lại, tôi có được tình thương cũng gọi là rất nồng ấm của gia đình khi còn thơ bé, nhất là từ bà và mẹ. Thế nhưng vì một cớ nào đó, tôi đã không cảm nhận được trọn vẹn những ấm áp đó, mà ấu thơ trong tôi, mỗi khi nhớ về lại đong đầy những ký ức buồn…