26 C
Nha Trang
Thứ sáu, 25 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 29

Vẻ đẹp ẩn trong vạn vật, chỉ cần bạn chú ý ngắm nhìn

0

Năm nay tôi đón một cái Tết rất trọn vẹn và yêu thương, không chỉ vì được sống trong sự sum vầy của gia đình, mà còn được sống trong niềm hạnh phúc khi có thể say sưa ngắm nhìn thế giới. 

Có những điều rất bé nhỏ trước kia tôi chưa từng để ý nhưng năm nay chúng lại khiến lòng tôi xúc động nghẹn ngào. Tôi chợt nhận ra rằng hạnh phúc chẳng nằm ở đâu quá xa xôi, mà ngay nơi ánh mắt chúng ta chạm tới, với đủ sự mê say, chăm chú và mến thương. Với ánh nhìn ấy, một chiếc lá vàng bé nhỏ nằm hiu quạnh trên sân cũng trở nên đẹp đẽ rạng ngời. Chúng ta đâu cần đuổi bắt những gì quá xa xôi to tát, mà chỉ cần ngồi xuống và khẽ khàng quan sát xung quanh, thấy Vẻ Đẹp đang hiện diện khắp muôn nơi đang chào mời ta thưởng ngoạn.

Các bạn có biết không, tôi đã cố ngồi nán lại trên chiếc ghế gỗ của bàn ăn cơm để lắng nghe chị dâu tôi ngồi gần đó ngâm nga giai điệu bài Twinkle twinkle little star cho đứa con bé bỏng của chị, tức cháu tôi đang bú. Tay chị khẽ vuốt vuốt thái dương thằng bé. Còn thằng bé thì mân mê đuôi tóc của mẹ bằng những ngón tay bé xinh non nớt của mình. Tôi ngồi đó, chỉ thỉnh thoảng liếc qua nhìn để chị không mất tự nhiên. Lòng tôi ngập tràn bình yên và yêu thương không sao diễn tả hết bằng lời.

Rồi buổi sáng mùng 1, tôi đi ra vườn của cô tôi xem mấy bông hoa hồng mới nở. Chúng tỏa hương thơm ngát một góc vườn. Trên bông hoa nhỏ có một chú ong đang say sưa hút mật. Chú ta hăng hái đến mức chổng cả mông lên trời mà làm nhiệm vụ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi lúc đó lại là vẻ đẹp của một bông hoa bị sâu bệnh đang héo tàn. Cánh của nó lốm đốm hồng như mực nước phun dở dang. Chẳng hiểu sao tôi lại thấy bông hoa này đáng yêu và đáng chú ý hơn cả. Càng ngắm nhìn lâu, nét duyên dáng của nó lại càng hé lộ trong sự mong manh khiêm nhường. Nếu bố tôi không gọi tôi vào dọn cơm trưa cùng mọi người thì không biết tôi còn thơ thẩn ngoài vườn đến bao giờ.

Rồi trên đường đi chúc Tết nhà bác gái, tôi thấy đám cây hoa cúc nhỏ bám đầy bụi, trông xơ xác như chẳng được ai ghé thăm. Nhưng bù lại, hương thơm của chúng thì vẫn ngọt ngào êm dịu. Thấy vậy, tôi và những đứa em sà tới, ríu rít nhặt hạt hoa và hít hà những bông nho nhỏ trong niềm vui sướng. 

Tết tôi về nhà đã thấy cây mít đậu trái sà xuống tận gốc cây, thấy quả na duy nhất còn sót lại trên cành đã vừa độ chín, thấy cái kén treo lơ lửng trên cành cây khẳng khiu đang chờ đợi khắc xuân. Mọi năm, tôi không quá hào hứng với Tết. Có năm tôi còn thấy áp lực và mệt mỏi, chẳng muốn đi chơi nhà nào, ngày ngày chỉ nằm riết trong phòng nghịch điện thoại. Nhưng năm nay lại hoàn toàn trái ngược. Tôi thấy mình háo hức du xuân chẳng khác gì chú ong hút mật trên bông hoa hồng. 

Tôi thích đến nhà mọi người và khám phá các loại trà mà họ mời uống. Hương vị thật tuyệt vời, không nhà nào giống với nhà nào. Tôi muốn biết các loại hạt mà họ ăn, hay cây đào cây quất đầy hoa đầy trái mà họ tự tay trồng. Có hôm, tôi còn thấy buồn buồn vì không được ở lại dự tiệc nhà họ vì trùng lịch với một bữa tiệc khác. Không phải tôi ưa chuyện ăn uống, mà tôi rất thích được biết cách họ chặt thịt gà, cách họ bó giò, cách họ xếp mâm. Tôi khao khát được nghe những câu chuyện của mọi người lúc dọn dẹp, hay được ngắm nhìn cách mọi người đi đứng nói cười. Tôi muốn nhìn xem những em bé chạy nhảy quanh sân, hay lúc các em mè nheo khóc đòi bà bế. Chưa bao giờ, thế giới lại trở nên mới mẻ và quyến rũ với tôi đến vậy. 

Có hôm rảnh rỗi, tôi dẫn đứa cháu trai mới chập chững biết đi dạo bộ ở con đường mòn sau nhà. Chúng tôi cùng ngắm bươm bướm đang đậu yên trên cành, ngắm những luống rau ngót ở ven tường nhà của mẹ tôi và những trái táo lúc lỉu của chị hàng xóm. Với mọi người, đằng sau nhà tôi chẳng có gì đáng xem, nhưng đối với những em bé như chúng tôi thì đó cả là một khoảng trời thú vị. Hôm đó, thằng bé đã hái những bông hoa xuyến chi ven đường và bỏ vào lòng bàn tay tôi. Tôi mỉm cười, bất kể là bông hoa bị bỏ trượt ra ngoài và rơi xuống nền cát.

Khi viết những dòng này, tôi thấy lòng mình nhẹ tênh, chẳng còn vướng bận âu lo gì, chẳng còn vội vã thúc giục gì. Có phải vì tôi đang khao khát được nhìn ra những điều xinh đẹp? Hay vì tôi đã bắt đầu dám tin vào những nét đẹp của cuộc đời, để có thể thấy sự ngất ngây trong lòng? 

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

*Ảnh: JacksonDavid on Pixapay

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Game đã cho mình những gì?

0

Có anh bạn một năm viết gần 50-60 truyện ngắn chơi thân với mình nói rằng Tết năm nay có lẽ sẽ ở nhà chơi game cho thỏa thích vì đã viết quá nhiều rồi. Anh nói nếu không phải viết để kiếm tiền thì anh chỉ muốn chơi game suốt ngày thôi.

Mình cũng đã từng sống trong những năm tháng như thế, đến bây giờ vẫn rất thích game. Nhưng giờ đây mình chỉ muốn ngồi hay đi và mang theo sự tưởng tượng trong đầu về một game với trải nghiệm tuyệt vời nhất – game do chính bản thân mình sản xuất, thông qua việc viết một cốt truyện đồ sộ và hấp dẫn cho game.

Mình muốn tạo nên một thế giới mà game thủ sẽ đắm chìm trong đó hàng giờ không biết chán như cách những tựa game hàng đầu khác đã làm được. Nhưng đó là chuyện trong thời gian tới (Mình sẽ public về dự án này sau). Còn bây giờ, mình sẽ chia sẻ về việc game đã dạy mình những gì. Và từ game, mình cũng tìm được niềm đam mê với công nghệ song song với văn chương.

Tất cả bắt đầu từ StarCraft 1.

MÌNH HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ GAME?

“Show me the money. Black sheep wall. Modify the phase variance…”

Đây là các mã cheat trong StarCraft 1 và cũng là những câu tiếng Anh đầu tiên mình ghi vào vở rồi học thuộc lòng khi học lớp 1. Lúc đó mình chẳng hiểu một từ tiếng Anh nào cả, nhưng sự tác động của nó vào game thì thật là kỳ diệu. Để có được những lệnh cheat này, mình đã phải căng mắt ra nhìn và tự nhẩm, tự nhớ từng chữ một đưa vào đầu không biết bao nhiêu lần khi đứng sau nhìn người khác chơi.

Có thể nói rằng, mình học được từ vựng Tiếng Anh nhiều nhất là từ game. Những ai sinh ra và lớn lên trong cuối thập kỷ 1990 đều chẳng lạ gì việc ai đó kè kè cuốn từ điển để có thể hiểu các nhân vật trong Final Fantasy, Resident, Evil đang nói gì và phải làm thế nào để chơi tiếp game.

Vào năm 1996, 1997 khi nhìn thấy game StarCraft qua một nhóm sinh viên trường Kinh tế chơi trên những chiếc PC với màn hình cỡ 16, 17 inch lắp tấm kính nhựa mà khi đó người ta tin rằng nó hạn chế được cận thị khi sử dụng máy tính, thì thế giới mình biết đã bị thay đổi hoàn toàn. Đó cũng là lần đầu tiên, mình biết tới máy tính và chết lặng trước sự kì diệu của nó.

“Đẹp quá!” Mình thật sự ngất ngây trước đồ hoạ và trải nghiệm StarCraft thông qua các sinh viên kia chơi. Mình vẫn nhớ đã đứng xem cả tiếng đồng hồ nhìn anh sinh viên chơi chủng quân Terran. Mình cứ đứng nhìn mãi, không đi được nữa, sợ rằng sẽ bỏ lỡ bất cứ điều bất ngờ nào từ thế giới mới khám phá đấy.

15 năm sau, khi làm việc cho một công ty phần mềm, anh sếp cũng chia sẻ với tất cả nhân viên rằng lý do anh học lập trình là xem và chơi StarCraft. Thi thoảng cuối tuần công ty có tổ chức chơi game với nhau. Khi mình vào thì đã chơi cả Đế Chế nữa.

Mình tin rằng việc mình muốn viết lấy cảm hứng ít nhiều từ game. Thời gian sau tới lượt Final Fantasy, Diablo, Resident Evil cùng nhiều game nhập vai khác chơi trên PS 1 và 2. Lại một cú sốc nữa với mình. Thế giới trong các game này rộng lớn, nhuốm đầy màu sắc phiêu lưu, kỳ ảo và tình yêu đến mức mình đã nhiều lần nhập tâm vào từng nhân vật để trải nghiệm cảm giác của họ là thế nào. Và mình nhận ra rằng cái mình đang đắm chìm cũng chính là bản chất của game nhập vai đấy thôi.

Sau đó thì xuất hiện Counter Strike 1.6 – Half Life trước khi game thủ dịch chuyển sang các game online MU, Gunbound, Võ Lâm Truyền Kỳ, LOL và COC.

Qua game online, mình đã kiếm được đồng tiền đầu tiên từ game, cách hợp tác, sắp xếp, mặc cả, tổ chức và cách kiên nhẫn và hoàn thiện kĩ năng. Mình từng có mối giao hảo với một anh trong Sài Gòn khi chơi MU Trống Đồng. Tết anh ấy còn gửi cả thiệp chúc mừng và phong bao lì xì ra Hà Nội cho mình thông qua bưu điện. À qua game Gunbound, mình cũng được nếm trải cảm giác yêu đương, “lái máy bay” với một bạn nữ xinh đẹp, hiền dịu hơn 4 tuổi. (Đến bây giờ mình và bạn ấy vẫn giữ quan hệ qua FB).

Song song những trải nghiệm rất tuyệt ấy, mình cũng có gặp cả lừa đảo, những cá nhân nhỏ nhen ích kỉ, chỉ muốn chọc ngoáy quấy phá nữa. Nhưng những sự tiêu cực ấy chỉ chiếm khoảng 1/6 hay 1/7 những gì mà game đã đem tới cho mình mà thôi.

Đối với mình, khi so sánh với trải nghiệm bên ngoài và game có nhiều cái giống nhau đến ngạc nhiên, nhưng tốc độ trải nghiệm những điều đó trong game diễn ra bên nhanh hơn rất nhiều so với bên ngoài. Vì thế chúng ta có thể nâng cao sự phản ứng của mình cả tâm trí lẫn thân thể qua game. Cá nhân mình cho rằng một người chơi tinh thông, lão luyện trong game qua hàng nghìn giờ chơi có thể cũng sở hữu một tư duy nhạy bén, dễ dàng tuỳ cơ ứng biến với các vấn đề trong cuộc sống.

Có lẽ game online cho mình nhiều ấn tượng nhất là Võ Lâm Truyền Kỳ. Chơi Võ Lâm đã cho mình cảm giác ăn thua, tuyệt đối không bao giờ bỏ cuộc và rèn luyện cho mình một kỹ năng mà khoa học gọi là “Học hỏi thông qua suy nghĩ”. Nghe to tát vậy thôi, chứ cũng chẳng có gì cả.

Mình chơi cùng một tài khoản Cái Bang đặt tên là Nguỵ Công Tử – Gái giả trai với một người anh em thân thiết. Tài khoản này được người anh em đầu tư nhiều tiền để chơi thật đã trong game. Tất nhiên việc cậu ấy đầu tư tiền bạc như vậy thì đổi lại mình sẽ bỏ thời gian ra để chơi hay nhất có thể tránh không bị nói là “lấy tiền đè người”. Lúc ấy bọn mình 16, 17 tuổi. Và mình đã làm được điều đó. Không chỉ 1 lần mà là 2 lần. Lần thứ 2 không đầu tư như trước nữa.

Bảng xếp hạng Tống Kim trong sever Phượng Tường thuộc VLTK ngày đó đối với mình xếp top 3 trong ngày là điều không thể chấp nhận. Tất cả game thủ khác đều công nhận Nguỵ Công Tử là nhân vật hàng đầu. Đó là tài khoản không chỉ được đầu tư mà người chơi cũng rất am hiểu trong game (Khi đánh Tống Kim, mình không sử dụng tool tự động đánh hay dùng lệnh bài đặt bom để lấy điểm xếp hạng). Lúc ấy solo 1-1 trừ Nga My nội công với hai món đồ hoàng kim thì mình đánh thắng được tất cả. Tất nhiên mình cũng đã thua những người khác. Nhưng những lần thua ấy, đêm về mình lại tưởng tượng ra mọi cách để có thể cải thiện và chơi tốt hơn. Hôm sau, mình rủ lại ai đã solo thắng mình hôm qua và đánh bại họ nhiều lần cho tới khi nào họ nản thì thôi.

Sau đó bọn mình nghỉ chơi một thời gian rồi chơi lại từ đầu ở sever Thuý Yên. Vẫn là phái Cái Bang, vẫn là cái tên Nguỵ Công Tử, nhưng lần này thì không chơi theo kiểu đầu tư nữa. Và một lần nữa mình đã chứng minh được bản thân tiến bộ trong game như thế nào. Nguỵ Công Tử đứng đầu đơn đấu môn phái toàn sever với tỉ lệ thắng 44/48 trận. Người thứ hai là 38/48.

Và chính những lần công thành, săn boss trong VLKT cũng đã dạy cho mình kỹ năng đàm phán, sắp xếp, chuẩn bị nhân lực ra sao để có thể đạt được mục đích chiếm thành, hạ boss lấy vật phẩm giữa hàng chục bang phái và hàng trăm người chơi hàng đầu sever. Lúc ấy bọn mình là bang chủ một bang top 5 sever.

KHÔNG CÒN CHƠI GAME NHƯNG VẪN LIÊN TỤC NGHĨ VỀ GAME

Sau này mình cũng chơi LoL, CoC nhiều nhưng không đam mê như trước nữa. Tất cả đều phải trưởng thành, đều có những công việc và các mối quan hệ khác ngoài game. Nhưng những gì mình học hỏi từ game vẫn có ảnh hưởng nhất định.

Hiện tại mình đã không còn chơi game nữa ngoài một ngày vào CoC (Clash of Clans) chơi 2-3 trận. Mình vẫn nghĩ về game, nhưng không phải để chơi mà muốn tạo ra game của riêng mình và đưa nó đến với các game thủ khác, thông qua việc viết lách. Mình muốn trở thành một nhân vật chính, một người sáng tạo ra một thế giới như những cá nhân, những công ty game đã tạo ra và khiến mình và nhiều game thủ khác đã say mê.

Nếu mọi người để ý, phim hay game ăn khách đều ít nhiều đến từ văn học và kịch bản game. Bản thân mình lại là người viết và thứ mình viết giỏi nhất là văn học kỳ ảo. Trong thời gian tới, đây chính là những mục tiêu của cuộc đời mình – tạo ra một game tuyệt vời để đáp lại những gì mình đã học từ game.

Và để làm game, mình phải viết.

Tác giả: Đức Nhân

Biên tập: THĐP

Photo: Squall and Rinoa FF8 Fan art

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Bạn là Không Gian đó — Robert Adams

0

Mọi thứ có thể trông như thật với tôi nhưng tất cả chỉ là tâm thức (consciousness). Mọi thứ đều là tâm thức. Tâm thức là không gian, là ý thức thuần túy không lựa chọn. Làm thế nào bạn có thể chứng minh điều này một cách khoa học? Nếu bạn có một chiếc kính hiển vi điện tử khổng lồ và bạn đặt cơ thể mình dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy có nhiều không gian kinh khủng. Bạn sẽ thấy các nguyên tử bị ngăn cách bởi một khoảng không gian bao la. Và nếu bạn có được một kính hiển vi siêu điện tử, cái vẫn chưa được phát minh, bạn sẽ thấy cơ thể mình là không gian thuần khiết. Sẽ không có nguyên tử. Bởi kính hiển vi siêu điện tử sẽ nhìn xuyên qua nguyên tử và bạn sẽ thấy không gian, toàn bộ không gian.

Không gian đó chính là tâm thức. Điều này không chỉ đúng với cơ thể bạn. Nó cũng đúng với cái ghế, tòa nhà, một cái cây, một bông hoa, một con thú. Mọi thứ đều là không gian. Đó là lý do tại sao tôi thường nói “Tất cả chúng ta đều không là gì cả.” Tất cả chúng ta không là gì cả. Vì vậy, chúng ta không phải là một “thứ”. Chúng ta không phải là thứ có thể hình dung được. Chúng ta không phải là thứ bạn có thể tưởng tượng. Trí tưởng tượng của bạn chỉ tới được các nguyên tử. Bạn biết về phân tử. Bạn xuống tới năng lượng thuần túy của nguyên tử, nhưng hãy đi xa hơn thế. Đi xa hơn năng lượng thuần túy. Chỉ có chân không tuyệt đối. Chân không đó là bạn. Chân không đó là tâm thức.

~ Robert Adams, from Everything is Consciousness
Biên dịch: Prana

Art by Oska

Tôi nhớ về Thiên nhiên

0

Những ký ức tuổi thơ tôi đều chất chứa bóng hình thiên nhiên, như ký ức của một người con xa xứ luôn đong đầy hình ảnh người mẹ dịu hiền. Tôi nhớ về những làn sương mù sáng sớm còn mơ màng trên cánh đồng lạc trước nhà được dệt những tia nắng hồng lấp lánh. Tôi nhớ những hàng cây liễu mềm mại thơm thơm trên những con đường mòn dẫn tôi đến ngôi trường cấp một. Tôi nhớ cánh đồng còn trơ những gốc rạ với những đàn cò trắng muốt bay qua vào mỗi buổi xế chiều. Tôi nhớ những hạt hoa xuyến chi bám đầy gấu quần sau một ngày tôi rong chơi cùng chúng bạn. Tôi nhớ những gốc dứa dại ven đường, nhớ những trái mít xanh, những quả trứng gà vàng ruộm và cả những luống xà lách mơn mởn của bà ngoại. Tôi nhớ bãi cỏ trước sân, nhớ rặng tre rì rào trò chuyện, nhớ màu hồng phấn của hoa ti-gôn hay hương thơm ngào ngạt của dàn thiên lý. Tuổi thơ tôi tràn ngập những hương thơm và sắc thanh dịu dàng của đất trời.

Ngày đó, toàn bộ đồ chơi mà tôi có chỉ là cô búp bê bé xíu và chú gấu bông đã cũ sờn được truyền tay từ người chị họ. Nhưng còn lại, tôi có được không gian rộng lớn để nô đùa và có toàn bộ những xúc chạm thân mật với tự nhiên. Nhờ thiên nhiên bao bọc, chở che và ghi dấu vào tâm hồn mà tôi dần được lớn lên trong sự thanh bình và tận hưởng cuộc đời.

Nhưng rồi sau này, bẵng đi một thời gian đi học xa nhà, tôi dần lãng quên người Mẹ thiên nhiên dịu dàng của mình. Tôi mải mê với những bài toán với những sự cân đong. Tôi lo lắng và bồn chồn mỗi khi kỳ thi tới. Tôi sầu não khi người tôi thầm thương không đón nhận tình cảm của mình. Tôi hoảng hốt khi những ước mơ không hoạt động theo cách mình muốn. Cứ như vậy, tôi rơi dần vào vòng xoáy của lo toan nơi thành thị và hoàn toàn không còn chút ghi nhớ gì về mảnh đất dịu êm với cỏ cây và chim muông nơi quê nhà. Trong tim tôi thường quay quắt một nỗi thống khổ, một sự nóng nảy bực tức chỉ chực trào ra. Có lúc tôi không còn thấy sức sống nơi mình, tôi không còn thấy tình yêu và niềm hạnh phúc. Nếu có một thân cây bị cắt lìa khỏi gốc rồi dần héo mòn trong đau đớn, thì đó sẽ là tôi.

Nhưng đến bây giờ, sau những tháng ngày khắc nghiệt của cuộc sống tưởng chừng dài bất tận, tôi mới hiểu rằng chúng ta quên đi là để nhớ lại, chúng ta ra đi là để tìm về, và chúng ta xa nhau là để thấy gần gụi hơn trong tâm hồn. Có những thúc đẩy của cuộc đời khiến tôi tới sống tại Đà Lạt. Ở đây tôi một lần nữa được say mê ngắm nhìn thiên nhiên, được ngụp lặn trong sự khiêm nhường tươi mát của người Mẹ tinh thần.

Đôi mắt, trái tim cùng mọi giác quan của tôi lại được gột rửa một lần nữa để tôi có thể thấy những hoàng hôn rạng rỡ sắc màu, những chồi non mơn mởn đua nhau nhú dậy vào mùa xuân phơi phới, những tiếng chim hót ca ríu rít hay hương hoa hồng nồng nàn nơi ngõ nhỏ. Tôi lại thấy sự dịu êm và ngọt ngào trỗi dậy trong trái tim mình. Tình yêu lại bao bọc tôi trong vòng tay êm ái của Nàng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ vừa mới lọt lòng.

Tôi nhớ có những ngày mình lúi húi hàng giờ đồng hồ để chăm sóc vườn cây ngoài ban công mà thấy như thể thời gian chỉ vừa đi qua vài phút. Nhưng cũng là ở cùng thiên nhiên, tôi thấy mình đã nằm trên bãi cỏ nhìn ngắm mây bay lững lờ trên bầu trời hàng giờ đồng hồ, trong khi thực ra mọi chuyện mới chỉ diễn ra trong vài khắc ngắn ngủi.

Tôi nhớ mình đã bị ám ảnh thế nào bởi việc lưu trữ những hạt giống cây. Tôi reo lên vui sướng khi nhặt được hạt hoa cúc ven đường hay ửng hồng đôi má khi được người tôi yêu để dành cho những hạt mâm xôi anh hái được trên núi.

Tôi nhớ mình đã thích thú nhường nào khi được ăn một trái cây vừa hái xuống từ khu vườn của người bà con thân thuộc. Những trái hồng xiêm ngọt ngào và những trái ổi thơm mùi ngây ngất. Sau khi tận hưởng những thứ trái cây tuyệt vời ấy, tôi đã quyết định sẽ không rửa tay, dù bàn tay mình dinh dính thứ đường của hoa quả. Tôi muốn thiên nhiên ở gần bên mình, trên đôi bàn tay này và cùng tôi đi vào giấc ngủ. Và đêm đó, tôi không còn trằn trọc như mọi ngày mà khẽ thiếp đi với một nụ cười mãn nguyện trong lòng.

Thiên nhiên đã thương yêu và ấp ôm tâm hồn tôi như vậy. Và tôi đã luôn cầu nguyện rằng mình sẽ không bao giờ lãng quên Người nữa, để tôi mãi mãi được ngồi dưới bóng mát của Người trong mọi phút giây cuộc đời.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Kevin Wolf on Unsplash

🎯 Bài học từ thiên nhiên


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Bây giờ là lúc bạn phải làm những gì bạn muốn làm

0

3-5 năm trước, xuất hiện một nỗi lo sợ về tương lai trí tuệ nhân tạo và robot sẽ đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng thất nghiệp hoặc thu nhập thấp.

Trên thực tế, quá trình chuyển đổi này ở Mỹ cùng một vài nước Châu Âu trong thời gian qua đã khiến hàng triệu người đầu tiên thất nghiệp hoặc chấp nhận học lại các kỹ năng mới khi những con người này đã 40, 50 tuổi.

Ví dụ một công nhân lắp rắp ô tô với hơn 10 năm kinh nghiệm, nhưng công việc anh làm hàng ngày đã được thay thế bằng robot, và để tiếp tục ở lại làm việc anh buộc phải học lập trình để điều khiển nó.

Việc robot hay AI – trí tuệ nhân tạo lấy mất việc làm ở các quốc gia có nền công nghệ cao diễn ra khốc liệt đến mức chính phủ phải đưa ra điều luật phải giữ tối thiểu một nửa công việc hiện tại cho con người chứ không được thay thế hoàn toàn.

Các lĩnh vực giáo dục, kế toán,tài chính, cổ phiếu trước đây vốn là nơi đề cao khả năng của con người cũng đang bị tự động hoá bởi robot và Trí tuệ nhân tạo. Các tập đoàn lớn như JP Morgan, Bank of America đã xây dựng các hệ thống máy chủ và siêu máy tính để giao phó thị trường tài chính, cổ phiếu… Lúc ấy cạnh tranh không chỉ còn là giữa chúng ta và các nhân tài như Warren Buffett nữa mà còn cả với những cỗ máy siêu thông minh.

Tác giả cuốn Homo Sapiens – Yuval Noah Harari chia sẻ trong quá trình viết cuốn 21 bài học cho thế kỷ 21 vào năm 2018 anh nhận thấy tự động hóa đã phá vỡ nhiều ngành công nghiệp và lo ngại đến năm 2050, một tầng lớp vô dụng có thể sẽ xuất hiện không chỉ vì hoàn toàn thiếu việc làm hay thiếu sự giáo dục hiệu quả mà còn vì không đủ sức bền thần kinh để cạnh tranh với đám robot và trí tuệ nhân tạo.

Thậm chí những thế hệ tiếp theo khi sinh ra sẽ phải đối mặt với một vấn đề là “Lớn lên các con sẽ không có việc làm” khi thế giới đã tràn ngập robot và dịch chuyển sang chủ nghĩa tự động hoá.

Và khi tự động hoá đang diễn ra nhanh chóng và ảnh hưởng đến mọi ngành nghề, thì điều đơn giản bạn phải làm là chọn những công việc mà đám robot chưa thể làm tốt như:

  • Lập trình, điều khiển, giám sát và bảo dưỡng hệ thống tự động hoá chính robot, máy học…
  • Những công việc liên quan đến thiết kế, nghệ thuật, sáng tạo, văn chương, hội hoạ là thứ mà đám máy móc vẫn chưa làm tốt, nhưng các công ty lớn đang ra sức chế tạo những máy học, trí tuệ nhân tạo thông minh và tối tân để làm điều đó.

Nhưng có một điều mà Harari và rất nhiều chuyên gia kinh tế hay công nghệ không dự đoán được: Sự xuất hiện của Covid 19 đã đẩy tốc độ thất nghiệp, chuyển đổi phương thức làm việc vả cả những cơ hội mới xuất hiện nhanh hơn rất nhiều.

Khi tự động hoá đang diễn ra khiến chúng ta phải thay đổi kĩ năng, thay đổi tư duy để làm quen với một thế giới đầy máy móc và công nghệ cao, thì Covid 19 buộc tất cả phải thay đổi các tương tác với thế giới bên ngoài lẫn trong công việc để không bị thụt lùi lại do những chấn động này gây ra.

Tất nhiên tự động hoá và Covid 19 cũng tạo ra những cơ hội mới, nếu bạn thích ứng nhanh chóng với thế giới không ngừng biến động thì bạn sẽ là số ít những người người vươn lên trong một cuộc sống không dễ dàng như bây giờ.

Để có thể chạm tay vào các cơ hội đó, bạn phải liên tục tiếp thu và học hỏi những kiến thức mới.

Bạn cũng phải chấp nhận một công việc toàn thời gian ở văn phòng, công ty không còn là an toàn và ổn định nữa.

Bạn phải biết cách tương tác với thế giới, với công việc dù đang ở nhà hay ngoài quán cà phê.

Bạn phải xây dựng một tính kỷ luật cá nhân để học, để tập trung ở bất cứ trạng thái nào.

Bạn phải chấp nhận sự cô độc và khó khăn khi bắt đầu những gì mình phải làm để đứng vững trong thế giới này.

Cuối cùng, sau tất cả thì đây chính là lúc bạn hãy cho phép mình nghĩ tới một sự thay đổi, một cơ hội tốt để mình bắt đầu làm điều bạn muốn làm và là lúc để bạn đón nhận một sự thay đổi lớn trong tương lai.

Tác giả: Đức Nhân

Edit: THĐP

Photo: Hanna Panchenko

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

7 sai lầm của người lớn trong cách cư xử với trẻ con

0

Sau một thời gian về nhà nghỉ Tết và quan sát các gia đình có con nhỏ, tôi cảm thấy mình cần phải viết ra bài viết này. Tôi thấy rất tội nghiệp cho những đứa trẻ và cha mẹ, ông bà của các em khi đôi bên phải “vật lộn” với nhau trong tương tác hàng ngày, trong khi đáng ra mọi chuyện không cần nhiều nỗ lực như vậy mà vẫn êm đềm suôn sẻ. Mỗi khi nhìn một em bé khóc thét lên vì bị người lớn can thiệp thô bạo hay thờ ơ không lắng nghe các em là tôi lại thấy đau lòng, không chỉ cho các em, mà còn cho ông bà cha mẹ nữa. Thực tế, cho em bé ăn cơm không phải chuyện khó, chơi cùng và làm cho em bé cười không phải chuyện khó, khiến em bé tin tưởng và nghe lời mình cũng không phải chuyện khó, nếu những người lớn hạn chế mắc phải 7 sai lầm này.

1. Coi trẻ con chỉ là trẻ con

Đây là tư tưởng sai lầm điển hình của người lớn khi coi trẻ con chỉ là trẻ con. Tư tưởng này kéo theo 6 tư tưởng và sự tiếp cận sai lầm còn lại phía sau. Đứa bé chỉ có thân xác là một em bé, còn tâm hồn và nhận thức của nó có thể hơn cả những người tu thiền lâu năm hay những ông lão uyên bác. Tôi chứng kiến điều này ở những đứa trẻ mình từng chơi đùa cùng, đặc biệt ở đứa cháu ruột mới chưa đầy 2 tuổi. Trẻ con có một sự chú ý thuần khiết và học hỏi rất nhanh. Chúng quan sát hết mọi chi tiết và nắm bắt thế giới với những tín hiệu chuẩn xác cao độ. Chúng biết điều gì là tốt là xấu, thứ mà nhiều người lớn không biết. Trẻ con rất nhạy cảm, thông minh và trực giác rất mạnh nên đúng ra ở khía cạnh này, người lớn phải học hỏi và lắng nghe chúng, phải tôn chúng làm thầy. Những đứa bé chỉ tạm thời yếu ớt về thể xác nên đừng lúc nào cũng đánh đồng chúng với thể xác. Chỉ khi nhìn những em bé ở khía cạnh tinh thần thì bạn mới có được sự tôn trọng và khả năng bầu bạn với chúng, vì bạn không tỏ ra thượng đẳng ngay từ ban đầu.

Đứa bé có thể không dạy bạn về cách lập trình web, nhưng nó dạy bạn niềm đam mê học hỏi. Đứa bé có thể không dạy bạn cách cầm đũa và cơm nhưng nó dạy bạn cách kiên nhẫn với những trải nghiệm mới. Đứa bé có thể không nói cho bạn biết cách đến thành phố nằm bên kia địa cầu nhưng nó sẽ cho bạn thấy sự hào hứng và dũng cảm trên những cuộc hành trình. Em bé mang đến những phẩm hạnh và tinh thần mà mọi người lớn đều đang khao khát. Trong khi đó, người lớn cung cấp cho em những điều cần thiết về vật chất và sự chở che. Đôi bên đồng đẳng ngang hàng. Nên chớ coi thường những em bé.

2. Đánh lạc hướng bằng lời nói dối thay vì nói thật

Khi coi trẻ con chỉ là trẻ con, người lớn thường có ý nghĩ rằng bọn trẻ thật ngờ nghệch dễ lừa. Đúng là những cử động của chúng không nhanh nhạy bằng người lớn và chúng rất ngây thơ. Nhưng trực giác và sự nhạy cảm tần số của những đứa trẻ thì vượt trội so với ông bà hay bố mẹ, những người đã bị những bộn bề lo toan đè nặng lên trái tim.

Không phải vì những đứa trẻ ngây thơ trong trẻo mà bạn nên lừa dối hay trêu chọc chúng bằng lời dối trá. Vì chúng biết hết. Năng lượng bạn phát ra đi thẳng vào trung tâm cảm nhận của các em nhỏ và chúng biết bạn có đang nói thật hay không, bạn là người đáng tin hay đáng ngờ. Năng lượng của bạn là thứ thuyết phục những đứa nhỏ, không phải những lời nói.

Tôi từng chứng kiến có những ông bà thấy cháu lon ton ra nghịch giày trên kệ thì kêu toáng lên rằng trong giày có con cáo ộp. Thấy vậy, đứa cháu cười nhẹ và tiếp tục thọc tay vào trong chiếc giày, hoặc không thì nó sẽ nhăn mặt khóc phản đối. Nhưng khi người chú bước tới bảo rằng giày đi ngoài sân bụi bẩn lắm con đừng nghịch nhé thì đứa bé thu tay lại luôn. Hoặc có những ông bố bà mẹ thấy con hỏi những câu là tại sao mặt trời màu đỏ, tại sao con gà không đi tè hay con sinh ra từ đâu thì tìm cách thoái thác câu trả lời, nói qua loa hoặc nói dối là con sinh ra từ nách. Trong khi bạn chỉ cần trả lời những gì bạn biết là sự thật, đứa bé sẽ không đòi hỏi gì thêm. Kể cả khi bạn nói rằng mình không biết câu trả lời, miễn sao đây là sự thật. Điều này khiến đứa trẻ tin tưởng bạn và nó được truyền cảm hứng cho sự ham học của mình và được nuôi dạy sự trung thực.

Đây chính là sức mạnh của sự thật mà đa số người lớn không biết dùng. Chúng ta chỉ biết dùng sự sợ hãi và dối trá để kiểm soát trẻ nhỏ. Giả sử có được hiệu quả lúc đó thì sau này đứa bé lớn lên cũng đã bị ghim vào tiềm thức những nỗi sợ hãi. Nó sẽ dễ bất an, tự ti, ngại trải nghiệm và đôi khi có thể trở thành kẻ hèn nhát.

3. Hoảng hốt thay vì bình tĩnh

Có con thì sợ con đau, có cháu thì sợ cháu tổn thương. Rồi thì sợ con làm vỡ đồ đạc, sợ con làm bẩn giường, sợ con đánh rơi muỗng, sợ đủ các loại sợ hãi… Vì nỗi sợ hãi không được thuần phục của chính mình mà ông bà và bố mẹ cứ liên tục hoảng hốt và dựng ngược tóc gáy mỗi khi đứa bé làm một chuyện nhỏ nhặt tưởng chừng như “nguy hiểm”, đơn giản là nó thò tay vào bát cơm hay lấy đũa ngoáy ngoáy cái nồi. Những sợi dây thần kinh của người lớn lúc nào cũng căng lên như dây đàn. Nhưng khi người lớn càng phản ứng dữ dội thì kết quả sẽ là đứa bé càng làm tới hoặc chính nó cũng bị lây năng lượng sợ hãi hoảng loạn rồi khóc òa lên và khiến mọi thứ đổ vỡ thật. Căng thẳng không phải là cách lành mạnh để giáo dục và nuôi dạy trẻ con. Và cũng không phải cách lành mạnh để sống cho chính mình.

Một người lớn kém trưởng thành thì phóng chiếu nỗi sợ của mình lên đứa trẻ và khiến đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi sự thiếu trưởng thành ấy. Trong khi đó, một người lớn tỉnh thức thì bình tĩnh quan sát. Nhờ sự bình thản thường xuyên được luyện tập nên họ có đủ năng lực đánh giá sự nguy hại của vấn đề để biết mình nên can thiệp vào trải nghiệm của con ở mức độ nào. Với các em bé đã có nhận thức, khi thấy bé thò tay vào bát cơm nóng mới xới cũng không cần phải hoảng hốt. Cứ nói với nó là cơm nóng và để em bé tiếp xúc từ từ. Thấy nhiệt độ cao gây khó chịu, đứa trẻ tự nhận biết nguy hiểm và rụt tay lại ngay. Nó sẽ thấy tin cậy vào lời của mình vì nó đã tự thực nghiệm. Và đồng thời, nó cũng dần học được cách chịu trách nhiệm cho những trải nghiệm của bản thân, vì người lớn đã cảnh báo và đồng thời cho phép.

Còn chuyện thấy đứa bé chạy thẳng vào đống lửa đang cháy lớn thì chẳng có ai mất trí mà để mình ung dung đứng im ngắm nhìn cả.

Chỉ có một số trường hợp thật sự nghiêm trọng với các em nhỏ và đã đều có cách phòng tránh ổn thỏa. Còn hầu hết mọi trải nghiệm của trẻ con đều không đáng lo. Hãy để cho các em bé được thỏa thích khám phá thế giới.

4. Cấm đoán thay vì đồng hành hướng dẫn

Con ngậm ngón tay vào miệng thì mẹ giật phắt ra và quát tháo. Cháu cầm cái chìa khóa nho nhỏ thì bà lồng lên và thu hồi, cấm không cho động vào tủ… Thế thì đứa nào mà không òa lên khóc nức nở. Các em bé cảm thấy bị quá tải, cảm thấy mình bị đối xử không công bằng. Người lớn chỉ biết nhìn theo góc của người lớn mà ra lệnh chỉ đạo thì chẳng có đứa trẻ nào tuân phục. Chúng ta đang vô tình tạo ra những đứa bé không vâng lời khi bản thân chúng ta đang vào vai một kẻ không đáng để người khác nghe theo. Bạn cứ nghĩ thử mà xem, nếu có một ông sếp suốt ngày lồng lên và chửi bới khi bạn vô tình ấn dư một dấu cách trong văn bản và rồi cấm bạn không được động vào file word một lần nào nữa, thì bạn có muốn làm việc cho ông ta nữa không? Bạn sẽ nghĩ rằng ông ta là một tên khùng.

Các em bé cũng thấy thế, sẽ thấy bạn không ổn ở đâu đó. Vì bình thường, chúng làm mọi chuyện theo phản ứng tự nhiên mà chúng thấy là cân bằng nhất. Nếu bạn thấy những hành vi đó không hoàn toàn tốt ở một khía cạnh nào đó, bạn có thể nhẹ nhàng sửa đổi và giải thích. Các em bé sẽ sẵn lòng nghe theo. Còn nếu các em không nghe vì quá say mê, thì đây là lúc bạn nên trải nghiệm cùng những đứa trẻ, khám phá thế giới như thể mình mới được sinh ra một lần nữa. Khi kháng cự không được thì hãy gia nhập. Tôi thấy có những ông bố nhảy múa ở vòi nước cùng con, những bà mẹ nhem nhuốc màu bột trên mặt vì cùng con “học trang điểm”. Tất cả họ hạnh phúc và tràn trề cảm hứng sống. Chẳng có ai quan tâm đến chuyện bị bẩn hay trông chẳng như bình thường.

5. Ra lệnh thay vì làm gương

Ví dụ điển hình của lối tư duy này đó là người lớn không cho con động vào điện thoại nhưng chính mình lại dán mắt vào điện thoại cả ngày, hoặc bố mẹ ra lệnh cho con con ngồi ăn cơm ngay ngắn trong khi chẳng bao giờ thể hiện sự nghiêm trang và tập trung của mình trên bàn ăn. Bố mẹ muốn con làm việc A nhưng họ không bao giờ cho con thấy làm việc A thực sự là như thế nào. Bố mẹ không có gợi ý gì về sự chuẩn mực nhưng vẫn bắt con làm theo chuẩn mực ấy thì đây là cách dạy dỗ vô lý và bất khả đối với trẻ.

Bình thường, trẻ con học bằng cách bắt chước. Chúng quan sát và làm theo những gì người lớn làm. Đứa cháu 1 tuổi rưỡi của tôi bắt chước mọi thứ mà mọi người trong nhà làm từ đeo tất đến cầm chổi quét nhà, đánh răng đến xắn tay áo để rửa tay, bế ru em bé ngủ đến xé giấy chùi đít, miễn là nó thấy hành động đó mới mẻ và hợp lý. Một hôm, thấy tôi chăm chú ăn đu đủ sau bữa tối thì nó ngồi bên cạnh cũng muốn ăn giống như tôi. Trong khi bình thường mẹ hay bà đút cho ăn thì nó ẻ ương cắn được vài miếng be bé rồi lắc đầu thoái chạy, thế mà bữa hôm đó, thằng nhóc ngoạm ngấu nghiến đĩa đu đủ đến nỗi mẹ nó đút cho còn không kịp. Nó còn phát ra những tiếng ngoàm ngoàm đầy háo hức và tận hưởng khiến cả nhà ai nấy đều cười tít mắt vì khoái chí.

Với trẻ con, bạn chỉ cần truyền cảm hứng bằng tấm gương, bằng hành động thực tế của mình, chúng sẽ tự làm theo mà chẳng cần ai thúc ép. Chúng thấy hết và biết hết.

6. Ban thưởng mà không quan tâm đến nỗ lực

Cho đồ chơi nhiều chất thành núi mà không quan tâm rằng đứa trẻ có muốn thứ đó không, và quan trọng hơn là nó có thể hiện mình xứng đáng cho phần quà đó không (tôi đang nói đến những em bé đã có ý thức, tuổi bắt đầu biết đi biết nói). Kể cả sự chú ý của người lớn cũng vậy, trao đi mà không cần biết em bé có xứng đáng hay không.

Có những gia đình đẻ được cậu quý tử đầu lòng thì cả nhà dõi mắt theo và tung hô cậu bé bất kể khi nào cậu xuất hiện, làm bất kỳ điều gì cậu yêu cầu mà không cần cậu tỏ ra biết ơn hay thể hiện rằng mình xứng đáng. Nhưng điều này lại chính là cách mà người lớn nuôi dạy nên một “bạo chúa ngồi ghế cao”. Đứa bé sẽ chẳng coi trọng các món đồ chơi, chẳng thấy người lớn thú vị và đáng để chúng theo đuổi gây ấn tượng, và chúng sẽ cho rằng mọi thứ được có là hiển nhiên và sẽ nổi sân si khi không được như ý. Thấy vậy, ông bà bố mẹ lại rối rít cung phụng như nô tì. Rồi khi chịu hết nổi những đòi hỏi vô lý của con thì quay ra cáu gắt đánh mắng nó.

Hiện tượng này xuất hiện ở những gia đình có điều kiện, và họ cho rằng cứ có tiền là muốn sắm gì cho con cũng được. Nhưng đây là cách tạo ra một đứa trẻ hư hỏng và quấy nhiễu.

Riêng về phần này, tôi phải nói rằng dạy trẻ cũng như huấn luyện chó. Ông bà ta đã dạy rằng “nhờn với chó, chó liếm mặt.” Là người lớn không được mất cái uy nghiêm của mình. Và hơn cả, bạn phải cho em bé biết rằng bạn chỉ đầu tư sự chú ý cho sự dễ thương và biết vâng lời. Cụ thể là các em sẽ cảm ơn, tươi cười hay khoanh tay “ạ” khi bạn làm cho em một việc gì đó như nhặt cái đũa mà bé vừa đánh rơi hay lấy quả bóng từ trong gầm giường. Khi em bé ở xung quanh, đừng bao giờ cho các em biết là bạn đang ngắm nhìn bé say sưa. Dù các em rất dễ thương và cuốn hút, như những chú cún con lông xù. Nhưng đó chính là thứ mà các em đang ngầm trao đổi. Bạn càng thể hiện sự chú ý, tức là bạn càng bỏ “tiền” ra nhiều, em bé càng thể hiện giá trị và sức nặng với bạn. Bạn càng lơ đi, em bé sẽ tự tìm đến, tự thể hiện bản thân với bạn để chứng minh giá trị của nó. Hãy có giá và các em bé sẽ tự nâng mình lên cho xứng với bạn. Còn nếu bạn hùa theo cảm xúc dễ dãi thụ hưởng của bản thân, bạn sẽ làm hư chính mình và em bé. Đây sẽ dần trở thành mối quan hệ vất vả.

Bình thường đi đâu gặp trẻ con, tôi không bao giờ vồ vập tới ngay hôn hít và chọc cho chúng cười. Tôi để lũ trẻ tự tìm đến và khao khát sự chú ý của tôi đến vô cùng. Rồi khi tôi khẽ quay lại hoặc làm một động tác vô tình, chúng đều bật cười khanh khách. Các bố mẹ ông bà ở nhà nai lưng ra làm trò hề để kích thích lũ trẻ cười, nhưng họ không biết tiếng cười (âm) phải đến từ sự tích lũy đủ nỗ lực (dương) của chính đứa bé chứ không phải từ họ.

Hãy tập trung sự chú ý vào chính mình và dùng nó như một phần thưởng cho thế giới. Bạn sẽ thấy mọi thứ trong cuộc sống đều thay đổi, không riêng gì ở các em bé.

7.  Trừng phạt mà không quan tâm đến góc nhìn

Sai lầm cuối cùng của người lớn đó là trừng phạt con trẻ mà không quan tâm đến góc nhìn của chúng. Đứa bé, khi chưa bao giờ được căn dặn và thấu hiểu, thò tay vào hộc bàn của mẹ và bới ra mọi thứ, không phải là vì nó muốn phá phách, hay nó hư thân mất nết, mà vì nó tò mò, nó muốn khám phá thế giới ở mọi ngóc ngách. Đứa bé vặn vòi nước ông thường tưới cây và bỏ quên ở đó không phải vì nó nghịch ngợm, mà vì nó muốn bắt chước ông tưới cây như mọi ngày, rồi lơ đễnh không tắt van. Đứa bé nhõng nhẽo đòi về khi bố mẹ đi chơi nhà bạn không phải vì nó thô lỗ bất lịch sự, trẻ con không có những khái niệm đó, nó chỉ đơn giản là thấy chán và cần thay đổi không khí hay cần thêm sự tương tác chú ý từ mọi người…

Người lớn thường chỉ nhìn theo quy luật, nguyên tắc, khái niệm của mình mà không quan tâm đứa trẻ nhìn thế giới ra sao nên không thấu hiểu và cảm thông với nó. Dễ trừng phạt, rầy ra, cấm đoán đứa bé một cách không công bằng. Điều này khiến trẻ sẽ tích tụ cảm giác ức chế, không được yêu thương, không được lắng nghe, bị chèn ép lấn át. Dần dần nó sẽ phát triển thành đứa trẻ yếu đuối hoặc bạo lực.

Tôi từng đọc ở đâu đó người ta nói rằng “trẻ em là những người nước ngoài.” Chúng có thế giới quan hoàn toàn khác với người lớn và thường là phong phú tươi sáng hơn. Nên khi bạn thấy một hành động nào của con cháu là sai trái hay tiêu cực, thì trước hết hãy nhìn lại xem sự tiêu cực tồi tệ ấy thật sự có đến từ đứa bé hay là từ sự phóng chiếu góc nhìn của bạn vào hoàn cảnh rồi hiểu nhầm các em.

Trên đây là những đúc rút từ quan sát và trải nghiệm của tôi với những đứa trẻ. Tôi tin rằng được tiếp xúc gặp gỡ với trẻ nhỏ là một điều may mắn phước đức, vì các em đều là những thiên thần. Khi một đứa bé xuất hiện trong cuộc đời bạn không có nghĩa là bạn phải dạy dỗ nó, mà trước tiên, đây là dấu hiệu bạn cần thay đổi góc nhìn về cuộc đời. Nếu bạn thực tập quan sát bản thân và giảm thiểu những cách tiếp cận sai lầm với trẻ nhỏ thì bạn sẽ càng có nhiều hơn những trải nghiệm thú vị với các bé. Các bé sẽ tin tưởng và chia sẻ với bạn những giá trị tuyệt vời mà mình mang theo tới hành tinh này, đó là sự trong trẻo ngọt ngào, và tinh thần vô tư tận hưởng cuộc sống. Vậy nên đừng bỏ lỡ cơ hội này, đừng hủy hoại món quà của Thượng Đế.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: sasint on Pixapay

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[Ramana Maharshi] Sự khác biệt giữa tâm trí (the mind) và Chân Ngã là gì?

0

Hỏi: Sự khác biệt giữa tâm trí (the mind) và Chân Ngã là gì?

Sri Ramana Maharshi:

Không có sự khác biệt. Tâm trí quay vào trong là Chân Ngã; quay ra ngoài, nó trở thành bản ngã (ego) và cả thế giới. Bông được làm thành nhiều loại quần áo khác nhau mà chúng ta gọi bằng nhiều tên khác nhau. Vàng được làm thành nhiều đồ trang trí khác nhau mà chúng ta gọi bằng nhiều tên khác nhau. Nhưng tất cả quần áo đều bằng vải bông và tất cả đồ trang trí thì bằng vàng. Cái Một là thật, cái nhiều chỉ là tên gọi và hình tướng. Nhưng tâm trí không tồn tại ngoài Chân Ngã, nó không tồn tại độc lập. Chân Ngã tồn tại mà không cần tâm trí, không bao giờ có chuyện ngược lại.

Hỏi: Brahman được cho là sat-chit-ananda. Điều đó nghĩa là gì?

Sri Ramana Maharshi: Vâng. Đúng thế. Vạn vật đang hiện hữu (“that which is”) chính là Sat. Đó được gọi là Brahman. Sự lấp lánh của Sat là Chit và bản chất của nó là Ananda. Những thứ này không khác với Sat. Cả ba kết hợp được gọi là sat-chit-ananda.

~ Trích đoạn sách Be as you are

Biên dịch: Prana – THĐP

Chia sẻ về triết học Khắc kỷ của Epictetus – Một nô lệ, một triết gia và thầy của hoàng đế La Mã

0

TẠI SAO TRIẾT HỌC KHẮC KỶ CÓ THỂ SẼ THÚ VỊ VỚI BẠN?

Nếu trong những ngày tháng tiếp theo bạn muốn tìm kiếm cảm hứng để có cái nhìn khác về cuộc sống, một sự thay đổi trong nội tâm khi tìm về giá trị triết học, lối sống đúng đắn để thấu hiểu bản thân mình và cuộc đời hơn, thì mình khuyên hãy tìm hiểu về triết học Khắc Kỷ.

Lối sống mà triết học Khắc Kỷ hướng tới phù hợp từ một nô lệ, các nhà quý tộc, một vị hoàng đế từ hàng nghìn năm trước cho tới các doanh nhân và người truyền cảm hứng trong thời đại.

Giá trị của triết học Khắc Kỷ không cần một tư duy của người phải đọc hàng trăm cuốn sách để có thể cảm nhận được.

Triết học Khắc kỷ cũng không hứng thú gì với việc cổ vũ bạn phủ nhận tôn giáo hay các tư tưởng triết học khác bằng một sự nổi loạn để chứng minh cho sự tự do tuyệt đối như Osho đã làm.

Và Triết học Khắc Kỷ cũng không cần bạn phải trải qua một lễ rửa tội, một tên thánh hay pháp danh hay pháp hiệu nào cả. Giống như thiền định, triết học Khắc kỷ không cần bạn phải có những gạch đầu dòng nhất định.

Lối sống Khắc kỷ mời gọi bạn ngồi xuống để cảm nhận và ngắm nhìn bất cứ trạng thái, hoàn cảnh, sự kiện nào đang diễn ra ngay trong giây phút này với sự bình thản và chấp nhận như một lẽ thường chắc chắn sẽ phải đi qua trong cuộc đời này. Đối với một người Khắc kỷ, khi bạn không thể chạy trốn những sự khó khăn và tiêu cực, thì tại sao không đối diện với nó bằng cả tâm trí lẫn hành động để giữ được sự bình yên nội tại của bản thân.

TƯ TƯỞNG VỀ TRIẾT HỌC KHẮC KỶ CỦA EPICTETUS

Bây giờ chúng ta hãy quay lại với nhân vật đặc biệt nhất của triết học Khắc kỷ – Epictetus.

Epictetus còn được nhớ đến không chỉ vì đã từng là một nô lệ thông minh, khôn ngoan mà còn là một triết gia Khắc kỷ thọt chân nhưng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến Marcus Aurelius – Hoàng đế La Mã và cũng là một nhân vật quan trọng của triết học Khắc Kỷ.

Epictetus ra đời vào khoảng năm 55 sau Công nguyên tại Hierapolis, Phrygia, phía Đông của Đế quốc La Mã. Ngay từ nhỏ, Epictetus đã biểu lộ một tài năng xuất chúng về tri thức dù là một nô lệ. Chủ của ông là Epaphroditus ấn tượng đến nỗi đã gửi Epictetus đến La Mã để học với Gaius Mosunius Rufus – một nhân vật phái Khắc Kỷ có ảnh hưởng lớn lúc đó ở La Mã.

Không mất nhiều thời gian, Epictetus đã trở thành môn đệ nổi tiếng nhất của Rufus, và sau cùng được giải phóng khỏi tình trạng nô lệ. Khi Rufus bị ép phải tự sát vì tội chống lại hoàng đế La Mã, Epictetus liền kế tục thầy mình giảng dạy tại Roma cho đến năm 94 sau Công nguyên, khi Hoàng đế Domitian ra lệnh trục xuất ông.

Epictetus bình thản trước điều đó, ông rời khỏi Roma, mở một trường dạy triết học Khắc kỷ ở Nicopolis với trọng tâm là cách sống với phẩm cách và sự thanh thản. Trong thời gian này, Epictetus đã thuyết giảng nhiều nội dung đã được học trò (và sau này là sử gia nổi tiếng Arrian) ghi chép lại. Cuốn Nghệ thuật sống là nhiều tập hợp các bài thuyết giảng của Epictetus được đóng thành sách.

Trong số những môn đệ theo học Epictetus, có cả Marcus Aurelius Antoninus, tương lai sẽ trở thành Hoàng đế La Mã và cũng là tác giả cuốn Meditations – Suy tưởng, một biểu tượng cho chủ nghĩa Khắc kỷ.

Mình đã đọc cả Nghệ thuật sống của Epictetus và Suy tưởng, thì thấy rằng Aurelius chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Epictetus. Nhưng cách diễn đạt của Aurelius lại không dễ hiểu và nhẹ nhàng như thầy mình mà mang trong nó một sự chấp nhận chịu đựng trong thanh thản.

Epictetus tin rằng công việc cơ bản của triết học là giúp những con người bình thường đối mặt một cách hữu hiệu với những thách thức của cuộc sống thường nhật, và xử lý những mất mát chủ yếu không thể tránh, những nỗi thất vọng và sầu muộn mỗi ngày.

Đối với Epictetus, một cuộc sống hạnh phúc và một cuộc sống đức hạnh là đồng nghĩa với nhau. Hạnh phúc và sự viên mãn cá nhân là những kết quả tự nhiên của việc làm điều thiện. Epictetus cũng coi sự tiến bộ đạo đức quan trọng hơn là việc tìm kiếm sự hoàn hảo về đạo đức.

Epictetus nói rằng điều quan trọng không phải là thực hiện những hành vi tốt, một cuộc sống đạo đức là để giành lấy ân huệ của thần linh, hay sự thán phục của những người khác, mà là để đạt tới sự thanh thản nội tại, và như thế đạt tới sự tự do cá nhân. Đồng thời việc đạt tới đạo đức mà chủ nghĩa Khắc kỷ hướng tới là một cơ hội đồng đều ở trong tầm tay của bất cứ ai, trong bất cứ thời điểm nào. Một nô lệ, một triết gia hay một hoàng đế đều có thể đạt được điều đó nếu họ muốn.

Trọng tâm và lối sống Khắc kỷ mà Epictetus hướng tới gồm ba điều:

  • Làm chủ những dục vọng của mình.
  • Thực hiện những bổn phận của mình.
  • Học cách suy tư một cách rõ ràng về chính mình, cùng những mối quan hệ của mình với thế giới.

Cả ba điều này đều cần thiết, đều đáng suy ngẫm trong cuộc đời của chúng ta để hiểu được bản thân mình hơn và đạt tới sự bình thản trước vô thường trong cuộc sống.

Một vài trích dẫn trong Nghệ thuật sống của Epictetus.

  • Hạnh phúc và tự do bắt đầu với sự hiểu biết rõ ràng về một nguyên tắc: Một số điều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, và một số khác thì không. Chỉ sau khi bạn đã đối mặt và chấp nhận nguyên tắc nền tảng này, và học cách phân biệt giữa những gì bạn có thể và không thể kiểm soát, thì bạn mới có thể đạt tới bình an nội tâm và cách hành xử hữu hiệu.
  • Hãy nhớ: Những điều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta thì trong bản chất tùy thuộc chúng ta, không bị ngăn trở, không bị câu thúc; trái lại, những cái nằm ngoài tầm kiểm soát của ta thì bấp bênh, lệ thuộc hoặc bị quy định bởi những ý thích bốc đồng và hành động của người khác. Cũng nên nhớ, nếu bạn nghĩ rằng mình có thể hoàn toàn kiểm soát những cái mà bản chất tự nhiên của chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, hay nếu bạn cố lấy những công việc của người khác làm công việc của chính mình, thì bạn sẽ thất bại, trở thành một kẻ phẫn chí, lo lắng và ưa trách móc.
  • Hãy tập trung toàn bộ sự chú ý của bạn vào những gì mà mình thực sự cần quan tâm, và hãy rõ ràng, minh bạch rằng cái thuộc về người khác là công việc của họ, chứ không phải là của bạn. Khi làm như thế thì bạn sẽ không bị câu thúc, và không ai có thể ngăn trở bạn. Bạn sẽ thực sự tự do và hành động một cách hữu hiệu, bởi vì những nỗ lực của bạn sẽ được sử dụng tốt và sẽ không bị lãng phí một cách ngốc nghếch vào việc chỉ trích hay chống đối những người khác.
  • Nếu bạn muốn sống theo những nguyên tắc như một người Khắc kỷ thì hãy nhớ rằng điều đó sẽ không dễ dàng: Bạn sẽ phải hoàn toàn từ bỏ một số điều, và trì hoãn một số điều khác trong hiện tại bây giờ. Rất có thể bạn sẽ phải từ bỏ sự giàu sang và quyền lực nếu bạn muốn đảm bảo việc đạt tới hạnh phúc và tự do.
  • Những ham muốn và ghét bỏ của chúng ta là những “kẻ thống trị” bốc đồng. Chúng yêu sách, buộc ta phải tuân phục những mệnh lệnh của chúng. Lòng ham muốn thúc đẩy ta đuổi theo và đạt điều ta muốn. Sự ghét bỏ, trái lại, yêu sách rằng ta phải tránh điều ta không ưa. Thông thường, khi không đạt được điều ta muốn, ta thất vọng. Khi gặp điều ta không muốn, ta phiền não.
  • Lòng ham muốn và sự ghét bỏ, mặc dù mạnh mẽ, cũng chỉ là những thói quen. Và chúng ta có thể tự rèn luyện mình để có những thói quen tốt hơn. Hãy từ bỏ thói quen trốn tránh những điều không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, và thay vào đó, hãy tập trung vào việc chống lại những điều không tốt cho bạn nhưng lại nằm trong tầm kiểm soát của mình.
  • Hãy cố hết sức để chế ngự những ham muốn của bạn. Bởi vì, nếu bạn ham muốn một cái vốn không nằm trong tầm kiểm soát của riêng mình, thì bạn sẽ thất vọng, trong khi đó, bạn sẽ bỏ bê những cái đáng ham muốn vốn nằm trong tầm kiểm soát của mình.
  • Hoàn cảnh ngoại tại không xảy ra để đáp ứng những mong đợi của chúng ta. Những biến cố xảy ra một cách tự nhiên. Người ta hành xử một cách tự nhiên. Hãy ôm giữ những gì mà bạn thực sự đạt được. Hãy mở mắt ra: Hãy nhìn sự vật đúng như thực tướng của chúng, và do vậy tránh cho bạn nỗi đau đớn của sự luyến chấp sai lầm và sự đổ nát có thể tránh được. Hãy nghĩ về những cái làm bạn vui thích – những vật dụng cần thiết mà bạn sử dụng, những người mà bạn trân quý. Nhưng hãy nhớ rằng, chúng và họ có tính chất riêng, vốn hoàn toàn khác biệt với cái cách mà ta nhìn chúng và họ.
  • Hãy nhớ rằng khi bạn ôm hôn con, chồng hay vợ mình thì bạn đang ôm một kẻ hữu tử. Như vậy, nếu một trong số họ có mất đi thì bạn nên chịu đựng với sự điềm tĩnh. Khi một điều gì đó xảy ra thì cái duy nhất nằm trong quyền lực của bạn là thái độ của mình đối với nó, bạn có thể chấp nhận hay từ chối nó. Cái thực sự làm chúng ta sợ hãi hay hoảng loạn, không phải là những biến cố ngoại tại, mà là cái cách chúng ta nghĩ về chúng. Cái khuấy động chúng ta, không phải là những sự thể ngoại tại, mà chính là sự thuyết minh của chúng ta về ý nghĩa của chúng.
  • Đừng cố tạo ra những quy tắc của riêng bạn. Trong mọi vấn đề – lớn hay nhỏ, công hay tư – hãy hành xử phù hợp với những quy luật của tự nhiên. Việc hòa điệu ý chí của bạn với tự nhiên nên là lý tưởng cao nhất của bạn.
  • Điều quan trọng không phải là bạn đang làm cái gì, mà là bạn đang làm nó như thế nào. Khi chúng ta hiểu đúng đắn và sống theo nguyên tắc này, thì mặc dù những khó khăn vẫn khởi lên – vì chúng cũng là một phần của trật tự thiêng liêng – chúng ta vẫn có bình an nội tâm.

Tác giả: Đức Nhân

Biên tập: THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Hướng dẫn “hư” đúng cách

0

Có một nghịch lý với chúng ta rằng: xã hội muốn ta làm trai ngoan, trong khi giới trẻ lại thường thích trai hư. Câu chuyện về Dũng và Ngạn đã trở nên phổ biến ở mọi ngóc ngách. Trong khi ta đang chăm chỉ làm bài tập thì newsfeed của ta bị oanh tạc bởi 500 cái meme về sự cuốn hút của đám trai hư (nếu bạn cho phép điều đó xảy ra). Điều này đặt ra câu hỏi rằng, ta nên tiếp tục ngoan như xã hội muốn, hay trở nên hư để thu hút nhiều người đây?

Nếu bạn đang phân vân, thì bài viết này sẽ không giúp bạn lựa chọn được nên ngoan hay hư, vì cái nào cũng tệ như nhau. Nhưng có lẽ nó sẽ giúp bạn thấy khá hơn một chút, nhờ vào việc xóa bỏ câu hỏi về ngoan hay hư trong đầu bạn.

NÊN NGOAN HAY HƯ?

Ngoan là làm đúng theo một quy tắc của một nhóm xã hội nào đó. Ngược lại, hư là làm không đúng với quy tắc của một nhóm xã hội nào đó. Quy tắc của gia đình là con cái phải vâng lời cha mẹ, nên cha mẹ đặt đâu mình ngồi đấy là ngoan, còn cãi lời phụ huynh là hư. Quy tắc của nhà trường là phải chăm chỉ học tập, nên nộp bài đầy đủ là ngoan, nói chuyện và ngồi ngáp trong giờ là hư. Quy tắc của xã hội là đừng-có-làm-gì-trông-giống-bọn-choai-choai, nên sống như Ngạn là ngoan, sống như Dũng là hư.

Dù thường bị đánh đồng trong nền văn hóa của chúng ta, nhưng ngoan không phải là tốt và hư không phải là xấu. Ngoan và hư là những khái niệm tương đối, chúng phụ thuộc vào chuẩn mực và quy tắc mà bạn dùng để đánh giá. Xăm mình là hư trong xã hội người Kinh, nhưng lại là ngoan trong cộng đồng dân tộc Cơ Tu. Trẻ em đến trường đi học là ngoan trên toàn thế giới, nhưng là hư ở những vùng bị Taliban chiếm đóng. Xăm mình và đến trường có phải là việc gì xấu xa đâu cơ chứ? Nhưng chúng vẫn bị coi là hư ở những nhóm xã hội khác nhau, tất cả phụ thuộc vào quy tắc của xã hội mà ta lấy làm chuẩn. Ngoan không phải là tốt, và hư không có nghĩa là xấu. Tôi sẽ nhắc lại điều này:

NGOAN = LÀM ĐÚNG VỚI QUY TẮC CỦA XÃ HỘI 

HƯ = LÀM KHÔNG ĐÚNG VỚI QUY TẮC CỦA XÃ HỘI 

Những người đắn đo giữa việc trở thành good boy hay bad boy là những người đang phân vân xem nên làm theo quy tắc của nhóm người nào. Động cơ đằng sau lựa chọn của họ, là vì họ muốn nhận được sự công nhận từ người khác. Câu hỏi “tôi nên làm trai ngoan hay trai hư?” thực ra là câu hỏi “tôi muốn có được sự công nhận từ xã hội hay là bọn bạn tôi?” Những người chọn gán mác trai ngoan lên ngực áo không hẳn vì họ thích tuân theo những lề thói của xã hội, mà vì họ không muốn bị gia đình và hàng xóm coi là một đứa hư hỏng. Họ ngoan vì họ muốn được xã hội công nhận mình. Và tôi đoán là, đám trai hư cũng như vậy. Lý do đằng sau mấy điếu thuốc phì phèo trên môi, quả đầu mohican nhuộm đỏ và hình xăm của đám bad boy có lẽ là để trông thật ngầu trong mắt bạn bè và mấy em khóa dưới. Cũng như những chàng “Ngạn” muốn sự công nhận từ xã hội, thì những chàng “Dũng” phô bày chứng chỉ trai hư vì họ thèm khát sự thừa nhận từ các chiến hữu và đám con gái. 

Thế nên nếu bạn đang phân vân xem mình nên ngoan hay hư, thì tôi khuyên bạn nên mặc kệ ngoan với hư đi. Vì sao ư? Vì ngoan và hư phụ thuộc vào chuẩn mực mà người khác dùng để đánh giá bạn, nên nó không có ý nghĩa gì với bạn hết. Bạn cần làm những điều đúng đắn với bản thân mình, chứ không phải làm những điều đúng đắn với quy tắc của xã hội. Để làm điều đó, ta cần tuân theo những quy tắc của riêng mình, và không nên phải bận tâm đến quy tắc của người khác. Thế nên, ta cũng không cần phải bận tâm xem mình đang ngoan hay hư làm gì cho nhức đầu.

Làm Dũng hay Ngạn thì cũng đều mệt mỏi như nhau. Họ không sống theo quy tắc của mình, mà luôn chạy theo quy tắc của người khác. Việc luôn tìm kiếm sự công nhận của người khác mang lại rất nhiều bất an vì ta không thể kiểm soát được người đối diện có thích ta hay không. Mặc dù trông các trai hư thường rất ngầu, tôi cá là những thứ họ phô bày phải đánh đổi bằng những thứ to lớn hơn nhiều, như sức khỏe thể chất, tinh thần, luôn cảm thấy bất an, tốn cả mớ thời gian và tiền bạc cho những trò vớ vẩn. Vì thế, chọn lựa trở nên ngoan hay hư cũng đều là một chiến thuật tồi. Chúng ta nên có một cách sống hợp lý và lành mạnh hơn, dựa trên chính những quy tắc của bản thân mình.

LỰA CHỌN QUY TẮC CỦA BẠN

Quy tắc của tôi trong chuyện này khá đơn giản: a) tự phát triển quy tắc của mình dựa trên những giá trị của bản thân, và b) kiên quyết sống theo chúng bất kể bị coi là ngoan hay hư. Một điều gì đó tôi thấy là đúng thì tôi sẽ làm, bất kể gia đình và xã hội nghĩ tôi hư như thế nào. Một điều gì đó tôi thấy là sai thì tôi sẽ không động đến, mặc kệ có người bảo tôi là đồ chết nhát đi chẳng nữa. Nếu tôi thích một công việc kinh doanh, tôi sẽ theo đuổi nó kể cả khi bố mẹ tôi chỉ muốn tôi làm công chức nhà nước. Nếu tôi thấy việc đến trường không mang lại lợi ích cho tôi, thì tôi ở nhà và mặc kệ điểm chuyên cần. Nếu tôi ghét rượu bia và các chất kích thích, tôi chẳng động đến chúng dù cho tôi bị người khác chế giễu. Nếu tôi không thích những nơi náo nhiệt, thì tôi không đặt chân vào các club cho dù bị coi là đồ nhà quê. 

Việc sống theo quy tắc của bản thân mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất là, bạn thoải mái vì được sống theo ý thích của mình. Vì những quy tắc của ta dựa trên bản thân mình, rõ ràng là ta sẽ không chọn lựa những điều mà mình không thích. Và vì ta không còn cố gắng chạy theo quy tắc của người khác, ta cũng không còn chịu đựng sự bất an khi cố làm vừa lòng họ.  Thứ hai là, bạn sẽ có có cơ hội để khai phá tiềm năng của mình qua những vấp ngã. Bởi vì chúng ta không hoàn hảo và còn nhiều thiếu sót, nên khi sống theo những quy tắc của bản thân, ta sẽ sai lầm và thất bại liên tục. Nhưng đó là điều tốt, vì những vấp ngã mở ra cơ hội cho sự tiến bộ. Vào năm 17 tuổi, Bill Gates thực hiện quy tắc “theo đuổi công việc kinh doanh” của ông với một phần mềm đếm số vòng quay của bánh xe trên đường. Bill thất bại sấp mặt và sập tiệm sau vài tháng gồng lỗ. Nhưng rõ ràng là ông đã rất vui vẻ trong suốt thời gian chơi trò kinh doanh và còn học hỏi được nhiều điều từ thất bại của mình. Mặc dù thường bị coi là xấu trong nền văn hóa của chúng ta, các thất bại nhỏ khi còn trẻ lại là cơ hội tuyệt vời để ta trưởng thành hơn. Trưởng thành không phải là đi từ sai đến đúng, mà là đi từ sai đến ít sai hơn một chút, rồi ít sai hơn một chút nữa, rồi ít sai hơn một chút nữa nữa. Những gã trai ngoan không bao giờ thử một điều gì đó và chẳng bao giờ thất bại, nên họ cũng chả làm được việc nên hồn cả.

Bạn có thể đã nhận ra, khi sống theo quy tắc mà tôi đã nêu thì bạn đã trở thành một đứa trẻ hư mất rồi. Vì quy tắc của xã hội thường là “phải tuân theo quy tắc của xã hội thay vì làm theo ý mình” và bạn thì đang tuân theo quy tắc của bản thân. Điều này thường không nhận được sự ủng hộ từ gia đình và xã hội. Nên mỗi khi bạn thất bại, thua lỗ trong công việc hay chỉ là để một kiểu đầu mới không như ý, bạn sẽ gặp những ánh mắt “thấy chưa tao đã bảo rồi mà”, và sẽ bị thúc giục quay trở lại với những lề thói thông thường. Nhưng ta đã nói về vụ này rồi, hư đâu phải là xấu và bạn nên mặc kệ việc bị coi là hư đi. 

Nếu bạn vẫn cần một sự động viên, tôi sẽ nói rằng trong số các danh nhân mà tôi biết, chẳng có ông nào làm theo quy tắc của người khác thay vì quy tắc của mình cả. Bill Gates từ bỏ cơ hội có một tấm bằng đại học và công việc ổn định để chạy theo mấy cái hộp sắt. Richard Branson nghỉ học ở tuổi 16 để kinh doanh mấy tờ tạp chí trong căn hầm nhà mình. Chung Yu Jung rời bỏ làng quê để lên thành phố kiếm việc bất chấp cha mẹ chỉ muốn ông lấy vợ rồi bám lũy tre làng. Tôi cũng chưa từng biết một ai lúc nào cũng tuân theo quy tắc của người khác, cả đám trai ngoan lẫn mấy gã choai choai mà thành công được cả. Những người bình thường rẽ phải, bọn trai hư rẽ trái còn ta nên rẽ theo hướng mà ta cho là đúng, kể cả khi đó là giật lùi hay đi đường vòng. 

CẨN THẬN VỚI NHỮNG QUY TẮC

Bên cạnh những lợi ích to lớn, việc sống theo quy tắc của ta có một điểm mù nho nhỏ. Đó là đôi khi chúng ta có những quy tắc tồi tệ, nhưng ta vẫn bám riết lấy nó. Quy tắc của Hitler là “diệt chủng người Do Thái.” Ông ta đã sống kiên định với quy tắc này và gây ra cơn ác mộng cho cả thế giới. Quy tắc của các tổ chức khủng bố là “tiêu diệt tư bản phương tây, kể cả khi phải tàn sát người vô tội.” Vì thế họ gây ra những vụ khủng bố đẫm máu. Tất cả những gã diệt chủng và trùm khủng bố đều là những người rất tài giỏi và mạnh mẽ. Họ có quy tắc riêng của mình và cực kỳ quyết liệt trong việc thực hiện những quy tắc đó. Chỉ là họ không nhận ra quy tắc của mình bốc mùi như cái bỉm của thằng bé 3 tháng tuổi mà thôi. Vì thế mà trước khi sống theo quy tắc của mình, bạn nên cẩn trọng khi đề ra chúng. Nếu bạn thấy hoang mang như Hồ Quỳnh Hương trong việc chọn lựa các quy tắc, bạn có thể tham khảo cách của tôi. Đối với tôi thì:

Những quy tắc tốt là: 1) Dựa trên lý trí; 2) Có thể kiểm soát được; 3) Cải thiện bản thân và xã hội. 

Những quy tắc xấu là: 1) Dựa trên cảm xúc; 2) Không thể kiểm soát; 3) Gây hại cho bản thân hoặc xã hội

Theo đuổi đam mê của bạn với sự thận trọng là một quy tắc tốt vì nó dựa trên lý trí, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được và điều ấy mang lại hạnh phúc cũng như thành công cho bạn. Đua đòi và làm những điều hư hỏng để gây ấn tượng với người khác là một quy tắc xấu. Những trò đua đòi thường gây hại cho bản thân, và bạn cũng chẳng thể kiểm soát được việc người đối diện có thấy bạn ngầu lòi hay không. 

Một số quy tắc tốt là: kiên trì theo đuổi đam mê với một sự thận trọng, chăm chút cho bản thân, thử điều gì đó mới mẻ, chân thành với mọi người, nỗ lực hoàn thiện bản thân, chăm chỉ, ham học hỏi, hiếu thuận với bề trên, có lòng nhân ái. Ba cái đầu tiên nhiều khi bị coi là xấu với phụ huynh và những bà hàng xóm, nhưng với tôi đó là tốt.              

Một số quy tắc xấu là: đua đòi để gây ấn tượng với người khác, chiếm ưu thế thông qua thao túng và bạo lực, đối xử tệ bạc với phụ nữ, làm những điều gây hại cho xã hội vì cá nhân mình, quan hệ lang chạ bừa bãi. Những điều này nhiều khi được coi là tốt trên mạng xã hội, nhưng chúng là những quy tắc rất tệ.        

Kinh nghiệm nhỏ của tôi với các quy tắc là: Những quy tắc của xã hội trong việc đối xử với người khác thường là tốt còn trong việc đối xử với bản thân thường là xấu. Những quy tắc như hiếu thảo với cha mẹ, yêu trẻ kính già, lá lành đùm lá rách là những quy tắc rất tốt trong việc đối nhân xử thế. Nhưng những quy tắc của xã hội với bản thân như: tìm kiếm công việc ổn định thay vì theo đuổi đam mê, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, phụ nữ nên lấy chồng sinh con thay vì xây dựng sự nghiệp, là đàn ông thì không bao giờ được bộc lộ cảm xúc của mình là những quy tắc không tốt chút nào. Thế nên nếu bạn vẫn quyết định đu theo những gã trai hư sau khi đọc xong bài này, thì làm ơn đừng cư xử tệ bạc với những người xung quanh và gọi bố mẹ mình là ông bà bô. 

Blog này tồn tại để chia sẻ về những quy tắc mà tôi cho là đúng. Chúng thường khác với thói thường, sẽ khiến bạn không mấy dễ chịu cũng như dài vãi lúa. Nhưng với tôi đó là những điều đúng đắn đã giúp tôi trở thành con người bớt tồi tệ hơn một chút. Nếu bạn thấy thích cái quy tắc hư đúng cách của tôi, hãy đón xem những bài viết tiếp theo để thấy những thứ thú vị hơn nhé.

Peace.

Ghé thăm blog của tôi tại: fb.com/cahoileothac

Tác giả: Vũ Đức Huy
Biên tập: THĐP

Ảnh: Pexels on Pixapay

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Một người là dân khoa học lần đầu tiên trải nghiệm nấm thức thần psilocybin và đã gặp được “Cây Mẹ”

(Dưới đây là nguyên văn tin nhắn một người gửi tới THĐP. Bạn ấy đã đồng ý để THĐP chia sẻ câu chuyện này tới mọi người.)

Chào bạn. Mình là dân khoa học nên không giỏi về câu từ vậy mình sẽ đi thẳng vào vấn đề luôn nhé. Mình vừa có trải nghiệm psilocybin mushroom vài ngày trước. Đó là trải nghiệm đầu tiên của mình. Thực ra mình muốn dùng psilocybin mushroom từ rất lâu rồi nhưng tại mình không có cơ hội để làm điều đó. Nếu mình có thể dùng nấm sớm hơn thì có lẽ mình sẽ không phải trải qua những chuyện mà mình đã trải qua trong hơn 2 năm qua. Tuy nhiên mình nghĩ mọi chuyện hoàn toàn có lý do của nó, và có lẽ vừa rồi là thời điểm tốt nhất để mình sử dụng nấm.

Mục đích sử dụng nấm của mình là muốn chữa lành chứng trầm cảm và tìm lại động lực trong cuộc sống (mình đã đọc rất nhiều tài liệu nói về tác dụng của psilocybin). Tuy nhiên, những gì mình thấy được quả thật làm mình rất xúc động và thay đổi hoàn toàn thế giới quan của mình. Mình thấy một thực thể gì đó giống như một nguồn lớn màu sáng trắng – mình sẽ gọi đó là Cây Mẹ. Cây Mẹ chỉ cho mình thấy rằng mình là một nhánh cây nhỏ mọc ra từ Cây Mẹ và mình được che chở bởi những nhánh cây khác, những nhánh cây đó là mẹ ruột của mình, các anh chị của mình và cả những người khác nữa mặc dù mình không biết họ trong thế giới vật chất này.

Cây Mẹ chỉ cho mình thấy là tất cả mọi người đều là những nhánh cây mang năng lượng mọc ra từ Cây Mẹ. Tất cả mọi người đều có chung nguồn gốc, đều là một cả. Mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc, an toàn khi biết điều đó, và mình nhắm mắt lại, thả mình theo âm nhạc (mình mở nhạc Baroque khi mình sử dụng nấm). Rồi có cảm giác như mình đung đưa theo gió (âm nhạc) và tan vào theo những giai điệu trầm bổng đó. Cảm giác như mình tách dần ra khỏi cơ thể vật lý nặng nề máy móc của mình, cảm giác đó rất tự do, hạnh phúc. Tuy nhiên, đang lúc đó thì đột nhiên có một dòng suy nghĩ – năng lượng vô cùng tiêu cực ập đến, mình sẽ gọi cái đó là “Họ” – những kẻ khác chúng ta.

Họ nói rằng đúng mình là một nhánh cây trên Cây Mẹ, nhưng mình là một nhánh cây yếu và nên rụng xuống để Cây Mẹ được phát triển. Mặc dù mình cảm thấy vô cùng buồn và sợ hãi, nhưng mình thấy điều Họ nói là hợp với tự nhiên. Cơ thể mình dần nặng nề trở lại và mình cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Tuy nhiên, khi mình chuẩn bị từ bỏ và chấp nhận điều mình vừa được nghe thì Cây Mẹ nói với mình rằng đừng rời bỏ Cây Mẹ, rằng chúng ta mạnh mẽ hơn Họ, rằng Họ lừa mình, Họ muốn rời khỏi cây, Họ là sự sợ hãi, Họ “bắt chước” chúng ta (nguyên văn những gì mình được Cây Mẹ nói cho biết: “Don’t leave the tree. We are stronger than they are. They deceive. They want you to leave the tree. They are fear. They mimic us. Don’t leave the tree.”).

Lúc đó mình cảm nhận được Cây Mẹ rất buồn, rất đau đớn khi mình muốn rời bỏ Cây Mẹ, mình cảm nhận được tình yêu thật sự là gì. Cây Mẹ yêu thương mình, che chở mình và không muốn mình rời bỏ Cây Mẹ vì mình là một phần không thể tách rời của Cây Mẹ (cũng như tất cả chúng ta bạn ạ, chúng ta đều là một phần của Cây Mẹ và đều nhận được sự che chở và tình yêu thương từ Cây Mẹ). Thế rồi Cây Mẹ bảo mình nhắm mắt lại và hòa mình vào giai điệu của âm nhạc, và đung đưa như một nhánh cây. Mình làm vậy, và Họ cố cuốn chặt lấy mình, nhưng mình gắng sức làm theo lời Cây Mẹ vì lúc đấy mình cảm nhận được Cây Mẹ đang chiến đấu cùng mình. Và không hiểu sao nước mắt mình cứ tràn ra, vì thứ tình yêu đó như là của mẹ mình vậy – bao la, rộng lớn và sâu sắc. Mình cứ ngồi đung đưa theo âm nhạc như môt nhánh cây trong gió nhẹ, lúc đó mình chỉ biết là mình là một nhánh cây trên Cây Mẹ đó mới thực sự là mình. Mình cảm giác không có thời gian, không gian, không có tương lai hay quá khứ, chỉ có mình là một nhánh cây trên Cây Mẹ thôi.

Mình ở trong trạng thái đó rất lâu, nhưng rồi không hiểu một lý do nào đó mà mình dần bị thoát ra khỏi trạng thái đó. Mình nghe thấy những âm thanh rất khó chịu, những âm thanh của kim loại hay những thứ gì đó va đập vào nhau. Và mình có cảm giác như Họ đang chăm chú quan sát mình, như đợi chờ mình bị đẩy ra khỏi trạng thái ở cùng Cây Mẹ. Mình rất sợ hãi vì lúc này mình ko còn tập trung theo nhạc được nữa vì những âm thanh kia làm gián đoạn âm nhạc. Rồi cứ vậy mình ngồi trong sợ hãi cho tới khi mình “tỉnh” dần…

Trải nghiệm đó đã làm mình thay đổi suy nghĩ rất nhiều. Mình không biết là có phải mình đã rời bỏ Cây Mẹ hay không, nhưng từ sau trải nghiệm mình luôn có một suy nghĩ là muốn đưa thật nhiều những người anh, chị, em thân thiết của mình về với Cây Mẹ. Mình nghĩ chúng ta là một bạn ạ, chúng ta đều là những nhánh cây trên Cây Mẹ mà không hiểu Họ đã làm gì để chúng ta quên đi điều đó, mất đi kết nối với Cây Mẹ, rồi từ đó thù ghét, chà đạp lẫn nhau trong cuộc sống, giết chóc lẫn nhau trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa… Mình không làm được nhiều, nhưng mình muốn làm một điều gì đó cho Cây Mẹ. Mình muốn thật nhiều người có thể kết nối với Cây Mẹ để hiểu được chúng ta phải đoàn kết lại và bảo vệ Cây Mẹ khỏi Họ.

Mình không hiểu tại sao mình lại gửi tin cho bạn – có thể là Cây Mẹ đang chỉ đường cho mình. Mình tin bạn sẽ làm được cho Cây Mẹ nhiều hơn mình.

Cảm ơn bạn đã đọc tin nhắn của mình.

Chân thành,
(Ký tên) Genesis

Xem thêm một số bài tiêu biểu khác trong chủ đề “đặc sản” này của THĐP

>>> Lần đầu tiên trải nghiệm chất thức thần (psychedelics, magic mushroom, shrooms): https://wp.me/p9NLPR-5c6

>>> [Bài dịch] Nấm thức thần psilocybin hoạt động như thế nào?: https://wp.me/p9NLPR-7R8

>>> Lần thứ hai trong đời sử dụng 4g nấm thức thần psilocybin: https://wp.me/p9NLPR-7Rc

>>> [THĐP Translation™] Các nhà nghiên cứu muốn bác sĩ có thể kê đơn thuốc sử dụng nấm thức thần để chữa trị trầm cảm: https://wp.me/p9NLPR-bIs

>>> [THĐP Translation™][Nghiên cứu] Microdosing nấm thức thần tăng cường tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề: https://wp.me/p9NLPR-b3m

>>> [Bài dịch] 11 điều kì lạ về “nấm thần” (Magic mushroom): https://wp.me/p9NLPR-9Of


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP