28 C
Nha Trang
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 26

[THĐP Vietsub] Bài học từ thí nghiệm Stanford Marshmallow

https://videopress.com/v/oP5K5qoZ?preloadContent=metadata

Xem trên Facebook: https://www.facebook.com/watch/?v=188874585364476


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tự học (phần 4): Những kỹ năng sống quan trọng mà hầu như mọi người đều dở tệ

0

Dưới đây là những kỹ năng sống mà tôi cho là cần thiết nhất nhưng hầu như mọi người đều dở tệ. Những kỹ năng này đều đảm bảo những yếu tố mà tôi đã trình bày ở 3 bài viết trước:

a) Chúng là những kỹ năng cốt lõi của cuộc sống

b) Chúng là những kỹ năng nền tảng để xây dựng sự nghiệp

c) Tất nhiên rồi, chúng không bao giờ được dạy trong trường và đòi hỏi bạn phải tự học để có được.

Đa số mọi người thường chỉ học được những kỹ năng này sau những trải nghiệm hoặc thất bại đầy đau đớn. Nếu bạn có thể thành thục nhiều hơn 2 trong số những kỹ năng này, tôi nghĩ cuộc đời bạn sẽ thay đổi theo hướng rất khác.

1. TẬP TRUNG SÂU (DEEP WORK)

Kỹ năng này sẽ giúp bạn: không vào check tin nhắn mỗi 5 phút trong khi làm việc, không mở 20 tab facebook mỗi khi bật máy tính, không phải chạy vắt chân lên cổ khi gần đến deadline, hoàn thành công việc tốt hơn, tận hưởng các trải nghiệm cuộc sống tốt hơn.

Trong khi viết bài này, tôi kiểm tra tin nhắn của mình 5 lần và email 2 lần. Tôi mở Facebook xem vài video rồi ghé qua Instagram xem bạn bè tôi đã đăng gì tối qua. Tôi mất thêm 30 phút để nghe hết 6 bài nhạc của Đen Vâu trên Youtube, và liên tục vào đếm số like từ bài viết tuần trước của mình trong suốt thời gian đó.

Sự bùng nổ của các phương tiện thông tin và giải trí trong những năm qua đang làm sự tập trung của chúng ta bị tàn phá nhiều hơn bao giờ hết. Internet có quá nhiều thứ có thể lấy đi sự chú ý của ta. Những thông tin nóng hổi, những vụ drama kịch tính, và còn cả mấy con chó Husky hay làm trò hề nữa chứ. Mọi người thường nghĩ rằng mình làm việc 8 tiếng một ngày, nhưng thực chất thì chúng ta thường chỉ tập trung làm trong 3 tiếng là cùng. Phần thời gian còn lại ta thường nhảy như con thoi giữa đủ mọi loại ứng dụng, hoặc bị phân tâm bởi những thứ khác.

Nhưng tập trung là một công cụ tối cần thiết đối với cả công việc và đời sống. Nếu bạn cứ vào facebook mỗi 5 phút một lần, bạn sẽ không thể hoàn thành công việc của mình và sẽ lại chạy cong đuôi mỗi khi đến gần deadline. Hơn thế, sự tập trung là yếu tố quan trọng để có thể tận hưởng cuộc sống. Nghe hơi lạ nhỉ, nhưng các trải nghiệm sống đều đòi hỏi bạn phải dành phần lớn tâm trí để có thể cảm nhận được nét đẹp từ chúng. Bạn sẽ chẳng thể thưởng thức trọn vẹn bữa ăn, nếu bạn cứ mải suy nghĩ về trận thua tối qua của đội nhà. Bạn sẽ chẳng thể vui vẻ trong buổi hẹn hò, nếu cứ bận tâm đến scandal của mấy thằng cha nghệ sĩ. Và nếu bạn cứ phân tâm vì mấy cái thông báo facebook chết tiệt thì sao bạn có thể thu nhận được hết cái hay của bài viết này?

Vì thế, làm ơn hãy tập trung trong 15 phút tới. Nếu không bạn sẽ chẳng còn thấy gì hay ho nữa đâu.

2. TRÍ TUỆ CẢM XÚC (EQ)

Kỹ năng này sẽ giúp bạn: sống tốt hơn, có nhiều cảm xúc tích cực hơn, ít bị dày vò bởi các cảm xúc tiêu cực hơn, ra quyết định tốt hơn.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các danh nhân đôi khi lại ra những quyết định ngu ngốc chưa? Tại sao Hitler lại tự nhiên đâm đầu vào tấn công Liên Xô¹, hay tại sao Bill Clinton lại ngoại tình với một cô thư ký? Tự tuyên chiến với một đất nước hùng mạnh để rơi vào thế sa lầy ở hai mặt trận và cặp bồ với một thực tập sinh khi là tổng thống rõ ràng không phải là một quyết định thông minh.

Giờ thì hãy quay lại với tôi và bạn. Có lẽ bạn cũng từng ra một quyết định ngốc nghếch nào đó mà chính bạn cũng không thể hiểu nổi. Có thể bạn từng say mèm rồi gọi điện thoại khóc lóc cầu xin người yêu cũ tha thứ. Cũng có thể bạn từng ngồi xem 15 cái video của Huấn Hoa Hồng và Trần Đức Bo rồi tự hỏi mình đang làm gì thế này sau khi xem xong.

Tất cả chúng ta đều có những quãng thời gian mà khi nhìn lại, ta luôn phải vả vào mồm mình tự hỏi: “Sao lúc đấy mình lại ngu thế nhỉ?” Các cảm xúc chính là lời giải của những câu hỏi này. Cả bạn, Hitler lẫn Clinton đều không ngu. Chẳng qua là bạn và tất cả những vị kia đều bị chi phối bởi cảm xúc của mình. Những cảm xúc là phần quan trọng nhất của tâm trí mỗi người. Và chúng là thủ phạm đứng đằng sau tất cả những sai lầm và thói xấu của con người. Mọi người làm những điều sai trái vì một lý do đơn giản: chúng ta bị cảm xúc của mình dẫn dắt. Khi những cơn bão cảm xúc bùng lên, lý trí của ta hoàn toàn bị che mờ và ta hành động một cách ngốc nghếch để thỏa mãn những cảm xúc của mình.
Hitler có lẽ đã quá tự tin và hưng phấn sau những trận thắng như chẻ tre vào đầu thế chiến, có lẽ điều đó khiến ông trở nên kiêu căng và tự đưa mình vào thế đối đầu với cả 2 cường quốc. Bill Clinton có lẽ đã rất cô đơn và chịu nhiều áp lực trên đỉnh cao danh vọng, và để giải tỏa những gánh nặng tinh thần của mình, ông lao vào mối tình vụng trộm với cô thực tập². Cả bạn và tôi cũng vậy. Lần gần nhất bạn làm một điều gì đó tệ hại, chắc hẳn là bạn đang quá hưng phấn hoặc quá tiêu cực. Có lẽ bạn uống rượu nhiều và gọi điện khóc lóc với người yêu cũ vì bạn quá đau khổ với mối tình đổ vỡ của mình. Có lẽ bạn xem những thứ rác rưởi trên mạng kia, vì bạn thấy quá buồn chán và chẳng có gì tốt hơn để làm.

Đó là lý do vì sao việc trau dồi trí tuệ cảm xúc lại quan trọng. Trí tuệ cảm xúc có thể hiểu là khả năng thấu hiểu các cảm xúc và cách ứng xử với những cảm xúc. Việc này mang lại hai lợi ích. Thứ nhất, việc này giúp bạn thấu hiểu các cảm xúc của mình và làm giảm tác động của chúng lên đời sống của bạn. Nếu như bạn thấu hiểu những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, hoang mang, sợ hãi, bạn sẽ ít bị dày vò bởi chúng hơn. Thứ hai, nếu bạn có thể kiểm soát tốt những cảm xúc của mình, bạn sẽ ít đưa ra những quyết định tự-vả-vào-mồm hơn. Vì những hành vi sai lầm nhất của ta đều đến từ những lúc cảm xúc che mờ lý trí.

3. XÂY DỰNG THÓI QUEN VÀ KỶ LUẬT BẢN THÂN

Kỹ năng này sẽ giúp bạn: không thức đến 2h sáng để chơi game, không ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, không chửi bậy lung tung, và có một cuộc sống tốt hơn.

Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào những hành vi mà ta làm hàng ngày. Những thói quen sẽ quyết định bạn là ai. Nếu bạn hút thuốc thường xuyên, bạn sẽ mang vào mình sức khỏe xấu. Ngược lại, nếu bạn đọc sách thường xuyên, bạn sẽ có trí tuệ tốt.

Những thói quen xấu thường mang lại cảm giác dễ chịu và không nhìn thấy kết quả sau một lần thực hiện. Hút một điếu thuốc giúp giải tỏa căng thẳng mà lại không khiến bạn ung thư phổi. Đồ ăn nhanh rất ngon mà không bắt bạn phải đến bệnh viện sau một lần ăn. Lướt facebook 5 tiếng mỗi ngày chưa làm sự nghiệp của bạn bị phá hỏng ngay lập tức. Dù kết quả của những thói quen hàng ngày là rất nhỏ, chúng lại có một tác động cực lớn vào một ngày không xa. Việc lặp đi lặp lại các thói xấu rồi sẽ gây ra những rắc rối lớn làm bạn phải tự vả vào mồm mình trong sự ân hận.
Vì thế mà chúng ta cần biết cách để xây dựng những thói quen tốt và tránh xa những thói quen xấu (kỷ luật). Đây là hai mặt của đồng xu và chúng bổ trợ lẫn nhau. Việc xây dựng những thói quen tốt phụ thuộc vào việc có kỷ luật để tránh xa những thói xấu, và để không bị nhiễm những thói quen xấu thì bạn cần biết cách xây dựng những thói quen tốt. Thói quen tạo nên kỷ luật, và kỷ luật giúp bạn duy trì thói quen tốt trong những tình huống khó khăn.

4. KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ SỰ TỰ TIN

Kỹ năng này sẽ giúp bạn: có đời sống xã hội lành mạnh, xây dựng và phát triển mối quan hệ, cải thiện sự nghiệp và không trở thành một tên tự kỷ suốt ngày ru rú thẩm du trong phòng.

Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, nhưng có quá ít thứ có nhiều ảnh hưởng và tác động đến hạnh phúc như các mối quan hệ của chúng ta. Và để xây dựng những mối quan hệ tốt thì bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt.

Nhờ các mạng xã hội mà giờ đây chúng ta có thể kết nối với mọi người xung quanh mà không cần gặp trực tiếp. Nhưng cũng chính vì chúng ta có thể trò chuyện qua mạng quá nhiều, khả năng giao tiếp ngoài đời của chúng ta đang dần bị bào mòn. Đa số mọi người chẳng biết làm thế nào để bắt chuyện với người khác. Rất nhiều buổi tụ tập mà bạn bè thay vì trò chuyện cùng nhau lại lôi điện thoại ra bấm lách cách. Cá nhân tôi thấy rằng ngày càng có nhiều người rụt rè và ít nói trong xã hội hơn. Rất nhiều khi tôi cất tiếng chào một người quen và họ lặng thinh nhìn tôi cứ như thể tôi đang hát quốc ca bên ngoài giờ chào cờ vậy.

Chúng ta giao tiếp kém hoặc ngại giao tiếp vì một lý do: chúng ta quá thiếu tự tin do đã sống quá lâu mới mấy cái màn hình và sự đánh giá, so sánh từ mạng xã hội. Ta lúng búng không dám nói gì vì ta sợ người đối diện sẽ bảo ta là đồ dở hơi. Việc ít khi mở lời và không đối mặt với cảm giác bị người khác phán xét lại càng làm chúng ta tự ti hơn.
Khả năng giao tiếp và sự tự tin đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp của mỗi chúng ta. Bạn chẳng thể nào sống tốt nếu không có được mối quan hệ tốt với những người bạn yêu thương. Bạn chẳng thể nào thăng tiến nổi nếu cả công ty không thấy bạn mở miệng bao giờ. Và nếu bạn lúc nào cũng rụt rè thì làm sao bạn sống thoải mái được?

Cũng như thói quen và kỷ luật, giao tiếp và tự tin là 2 mặt của một đồng xu. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo nên sự tự tin và sự tự tin sẽ giúp bạn giao tiếp thoải mái hơn.

5. KIÊN NHẪN

Kỹ năng này sẽ giúp bạn: không bỏ tập gym sau 3 ngày mà vẫn chưa có “chuột”, kiên trì theo đuổi chế độ ăn lành mạnh và những kế hoạch bạn đã đề ra, cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống, vì cuộc sống toàn những thứ xảy ra rất chậm.

Chờ đợi đã trở thành một điều xa xỉ trong thế kỷ 21 này. Những nhu cầu của chúng ta đều được đáp ứng ngay tức khắc. Cần kết nối với mọi người xung quanh ư? Đã có facebook. Đang thấy đói bụng à? Vào Grab và đặt đồ ăn là có ngay. Muốn tìm cái gì đó giải trí cho đỡ buồn chán? Chỉ việc cài đặt vào bất cứ thứ gì trong số nửa triệu ứng dụng trên app store.

Bởi vì đây là thời đại của những thứ “mì ăn liền” và mọi nhu cầu của ta đều được đáp ứng ngay tắp lự, chúng ta trở nên mất khả năng kiên nhẫn để chờ đợi một thứ gì đó. Nhưng không như các dịch vụ, cuộc sống của chúng ta diễn ra rất chậm. Những sự thay đổi và tiến bộ trong ta cần rất lâu để xảy ra. Thân hình của bạn không thể thay đổi sau 3 ngày tập gym, nó chỉ khác biệt sau hàng năm trời luyện tập. Bạn không thể trở nên thông thái chỉ nhờ vào một cuốn sách, mà cần tiêu tốn rất nhiều thời gian học tập để đạt được điều đó.

Vì chúng ta đã quá quen thuộc với những thứ nhanh chóng, chúng ta trở nên khó chịu mỗi khi phải chờ đợi điều gì đó. Thế là ta thấy mệt mỏi với những tiến bộ xảy đến rất chậm trong cuộc sống. Ta sẽ nghỉ tập gym sau 3 ngày vì không thấy tay mình to hơn. Ta sẽ từ bỏ chế độ ăn kiêng sau 1 tuần vì thấy mình vẫn béo như thế. Ta sẽ vứt quyển sách vào xó nhà vì chẳng thấy mình khôn lên tí nào. Ừ, nếu bạn làm thế thì đúng là bạn chả khôn lên tí nào thật.

Đó là lý do vì sao kiên nhẫn lại quan trọng. Rèn luyện khả năng kiên nhẫn giúp bạn không bỏ cuộc và thấy thoải mái với cuộc sống, vì cuộc sống toàn những thứ xảy đến rất chậm. Khác với quan điểm thông thường rằng kiên nhẫn là khả năng chờ đợi lâu, tôi cho rằng kiên nhẫn nên là khả năng thoải mái với những thứ xảy đến chậm rãi. Tôi sẽ tranh luận thêm về vấn đề này trong một bài viết khác.

6. CẢM NHẬN HẠNH PHÚC

Kỹ năng này sẽ giúp bạn: không dành toàn bộ tiền tiết kiệm để mua những món đồ đắt tiền, không quan hệ lang chạ và lê la hết cuộc vui này đến cuộc vui khác, tận hưởng được hạnh phúc trong những thứ bình dị – những hạnh phúc đẹp đẽ và cao quý nhất.

Mọi người thường nghĩ rằng: hạnh phúc là khi có được một thứ gì đó, hay đạt được một thành tựu nào đó. Ví dụ như nếu tôi mua được con xe Vinfast Lux Turbo 2.0 thì tôi sẽ hạnh phúc, nếu tôi trở nên thành công và có người yêu là hoa hậu thì tôi sẽ thấy thỏa mãn.

Nhưng bạn có thể nằm ngủ trên cả núi tiền ở tầng cao nhất của tòa Empire States mà vẫn thấy bất hạnh. Bạn có thể được cả xã hội trọng vọng mà vẫn thấy đau khổ. Những người nổi tiếng là ví dụ điển hình cho việc này mà tôi đã trình bày trong phần 3. Ngược lại, bạn có thể sống ở tầng lớp dưới trong xã hội và chịu đựng một công việc vất vả ngày qua ngày mà vẫn có được hạnh phúc. Bởi vì hạnh phúc không phải đến từ ngoại cảnh, nó đến từ nội tại. Không phải khi bạn đạt được điều gì đó thì bạn mới hạnh phúc, mà khi bạn cảm nhận được hạnh phúc thì bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc là vấn đề của tâm trí chứ không phải của vật chất. Bạn biết mấy đứa bé 3 tuổi mà hay bĩnh ra quần rồi đấy, chúng nó chẳng có cái gì cả nhưng chúng vẫn có thể cười tươi rói đầy thích thú chỉ với một món đồ chơi rẻ tiền.

Tôi tin rằng, vì chúng ta đã sống quá lâu trong nền văn hóa tiêu dùng và tin rằng hạnh phúc đến từ những món đồ đắt tiền hay những chuyến du lịch sang chảnh, chúng ta đang mất đi khả năng cảm nhận hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ta thấy đau khổ vì những việc không đâu, như khi nhìn bạn bè ta có một chuyến du lịch hay khi biết một người quen vừa mới thành công trong việc gì đó.

Khả năng cảm nhận hạnh phúc có nghĩa là thấy mãn nguyện mà không cần đến những món đồ xa xỉ hay chuyến du lịch nào cả. Điều đó có nghĩa bạn sẽ sống thoải mái kể cả khi không có được thành công hay những vật chất hào nhoáng. Đời sống viên mãn như vậy chẳng phải là thứ ta cần có nhất hay sao?

7. LÀM CON/ LÀM CHA MẸ

Kỹ năng này sẽ giúp bạn: rửa bát cho mẹ thay vì ngồi chơi game, hỏi thăm sức khỏe cha mẹ hằng ngày, thấu hiểu và giúp đỡ con cái thực hiện mong muốn của chúng, không nuông chiều con cái trở nên hư hỏng, không phải hối hận khi cha mẹ bạn qua đời, hoặc chính bạn qua đời.

Đây là 2 vai trò mà tất cả chúng ta đều phải làm, nhưng tôi nghĩ rất ít người có thể làm tốt. Mọi bậc sinh thành đều yêu thương con cái và mọi người con đều kính yêu cha mẹ mình. Nhưng theo tôi, tình yêu thương là chưa đủ để tạo nên một người làm con hay làm cha mẹ tốt.

Việc cha mẹ quá yêu thương con cái, có thể dẫn đến việc họ quá nuông chiều và chỉ muốn những điều dễ dàng, thuận lợi dành cho đứa trẻ. Điều này nghe qua có vẻ là tốt, nhưng việc không bao giờ để con cái mình đối mặt với những khó khăn lại là nguyên nhân chính tạo nên những đứa con hư hỏng và yếu đuối. Ngoài ra, các phụ huynh thường chọn lựa cho con cái mình những hướng đi bằng phẳng, và điều này vô hình trung khiến cho con cái họ không thể tối ưu được tiềm năng của mình.

Còn với những người con, tôi nghĩ rằng có rất ít người có thể làm một đứa con tốt. Mặc dù chúng ta được dạy phải hiếu thuận với cha mẹ mình từ bé đến lớn, đa số chúng ta vẫn ngồi bấm điện thoại trong khi mẹ đang rửa bát. Rất nhiều khi chúng ta trách móc bố mẹ vì đã không hiểu được mình, nhưng thực tế thì hiếm người con có thể thấu hiểu và lắng nghe cha mẹ mình. Chúng ta hiếm khi quan tâm đến những nhọc nhằn mà bố mẹ phải trải qua, hay những hy sinh mà các cụ dành cho ta. Kể cả khi chúng ta hiểu được điều đó, chúng ta lại không biết cách thể hiện tình cảm và sự trân trọng của mình dành cho cha mẹ. Những người trưởng thành hiếm khi quan tâm và trò chuyện với bố mẹ. Thay vào đó, họ mua cho cha mẹ mình thật nhiều vật chất mà ông bà không thể hưởng thụ, để rồi khóc thật to trong đám tang của các cụ.

Việc làm một người con và làm một người cha mẹ tốt theo tôi gồm 2 phần: học cách yêu thương con cái/cha mẹ mình một cách đúng mực và học cách thấu hiểu con cái/cha mẹ mình. Cha mẹ cần phải cho đứa trẻ nhiều những yêu thương và vừa đủ những đòn roi. Các phụ huynh cũng nên nhận biết tiềm năng của con em và giúp chúng tối ưu tiềm năng của mình thay vì chọn một con đường bằng phẳng. Còn với chúng ta, những đứa con, ta không chỉ cần là một người con ngoan mà còn nên là một người con tốt. Ta không chỉ cần phụng dưỡng cha mẹ và ông bà mình, mà còn cần học cách quan tâm và thấu hiểu họ nữa.

8. XÂY DỰNG TRIẾT LÝ SỐNG

Kỹ năng này sẽ giúp bạn: vượt qua những cơn khủng hoảng, xác định và đạt được những thứ mình mong muốn, không sa đà vào những thứ vô bổ, không cảm thấy hối hận khi sắp chết.

Bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này? Có thể câu trả lời của bạn là muốn có một người bạn đời biết quan tâm, một công việc tốt hay một ngôi nhà đẹp. Vậy bạn sẽ làm gì để đạt được những thứ mình mong muốn? Bạn sẽ tìm kiếm một người bạn đời hay ngồi ở nhà thẩm du, bạn sẽ trau dồi bản thân và phấn đấu làm việc hay nằm ườn ra và ăn bám bố mẹ?

Hai câu hỏi này, câu hỏi mục tiêu mà tôi hướng đến trong cuộc sống là gì? và tôi sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó? là hai yếu tố cấu thành nên triết lý sống của bạn. Việc bạn trả lời những câu hỏi này sẽ quyết định bạn là ai, bạn sẽ đạt được điều gì, hay bạn sẽ làm gì trong suốt những năm tháng của cuộc đời mình. Việc trả lời 2 câu hỏi này, là điều đầu tiên bạn cần phải làm nếu muốn vững bước trên đường đời.

Đa số mọi người không có một triết lý sống. Việc này thường dẫn đến những hậu quả lớn mà nền văn hóa của chúng ta gọi là khủng hoảng tổi 20, khủng hoảng tuổi trung niên,… Tệ nhất là vào lúc lâm chung, bạn sẽ nhìn lại và nhận ra rằng mình đã uổng phí một cơ hội sống. Thay vì dành cuộc đời mình để theo đuổi điều gì đó thực sự đáng giá, bạn đã phung phí nó khi mặc cho bản thân làm những việc vô nghĩa.

Những cơn khủng hoảng này xảy đến vì chúng ta chẳng biết nên làm gì với cuộc đời mình. Nếu như bạn có thể xác định rõ ràng con người bạn muốn trở thành và công việc bạn sẽ làm, khủng hoảng tuổi 20 sẽ chẳng làm gì được bạn.
Một số ít người có thể có được một triết lý sống cho mình. Nhưng vì quá bị ảnh hưởng bởi nền công nghiệp self-help và nền văn hóa tiêu dùng mà họ thường lựa chọn những mục tiêu và phương pháp sống sai. Những người này thường lựa chọn những mục tiêu ngoại cảnh mà họ sẽ không thể kiểm soát như thành công hơn, mua sắm nhiều hơn, có một ngôi nhà đẹp hơn hay nhiều chuyến du lịch hơn. Và họ cũng sử dụng những phương pháp mang lại nhiều rắc rối như làm việc quá sức và tổn hại sức khỏe, tận hưởng những lạc thú một cách vô độ, phung phí tiền bạc và thời gian của mình.

Để có thể sống tốt và không uổng phí đời mình, ta cần xây dựng nên một triết lý sống phù hợp với những giá trị của bản thân. Bạn cần tìm ra được một mục tiêu xứng đáng, và chọn lựa cách thức phù hợp để đạt được nó. Nói ví von thì cuộc đời của chúng ta như con thuyền lênh đênh ngoài biển cả. Nếu như bạn muốn có một hành trình đáng nhớ và đến đúng nơi bạn mong muốn, bạn cần có một la bàn và bánh lái tốt.

Tác giả: Vũ Đức Huy

Biên tập: THĐP

Ảnh: Spencer Davis on Unsplash

Bạn có thể ghé thăm blog của tôi tại: fb.com/cahoileothac

__________________

CHÚ THÍCH

¹ Có nhiều tranh cãi về việc tấn công Liên Xô có phải quyết định sai lầm của Hitler hay không. Nhưng dù sao thì thất bại của chiến dịch Barbarossa cũng là bước ngoặt chiến lược dẫn tới thất bại của Đức Quốc Xã trong thế chiến 2.
² https://vnexpress.net/bill-clinton-noi-ngoai-tinh-de-giam-ap-luc-4065321.html


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Ý nghĩa lớn lao được tạo ra từ những điều nhỏ bé

0

Thật ra việc tìm kiếm ý nghĩa về cho cuộc đời của chính bạn rất giống với con đường tìm kiếm sự sáng tạo trong bất cứ công việc nào.

Ý nghĩa cuộc đời và sự sáng tạo là sự trộn lẫn rất nhiều cảm xúc cũng như các biến số rất khó dự đoán. Trong quá trình này là sự va chạm dữ dội giữa hào hứng và sợ hãi, lo âu và tin tưởng, kỷ luật và buông thả… Bạn sẽ mất hàng năm trời luôn than phiền về cuộc đời của mình có lẽ vứt đi đến nơi rồi, nhưng vẫn luôn có gì đó thôi thúc bạn phải tạo ra một giá trị có tính đại diện cho cuộc đời này của bạn. Đó là thứ giá trị khiến tất cả đều nhận biết được ra bạn thực sự đã sống theo đúng nghĩa.

Đó là một chuyến đi khiến bạn chẳng thể xác định được cái đích hay tầm nhìn rõ ràng nào cả. Vì thế việc tìm kiếm một ý nghĩa cuộc đời và ý tưởng to đùng ngã ngửa sẽ hành hạ bạn trong sự giày vò, bất lực. Hoặc nó có thể khiến bạn buông xuôi bất cứ lúc nào.

Nhưng cũng giống như ý tưởng, ý nghĩa của cuộc đời này bạn có thể nhận thấy ở khắp mọi nơi. Dù tâm trí và thế giới nội tại của bạn nhỏ bé đến thế nào thì ý nghĩa đó vẫn tồn tại. Ý nghĩa cuộc đời là một mong muốn nhưng có hai dạng ý niệm tồn tại giữa lớn và nhỏ, tích cực và tiêu cực.

Ý nghĩa tích cực sẽ nảy sinh ra nhiều động cơ, năng lượng, hào hứng để bạn nuôi dưỡng nó cho đến khi bừng nở.

Ý nghĩa tiêu cực giống như một cái hang tối, bạn không thể thấy cái gì ngoài những sự ràng buộc và hạn chế bạn vào tác động của thế giới bên ngoài – cái hang sẽ đóng lại mọi cánh cửa hay con đường khác mà bạn có thể đi.

Để nhận biết đâu là một ý nghĩa trong cuộc đời này cũng tương tự như một ý tưởng tốt là không thể nếu như chính bạn không đặt mình vào trạng thái sẵn sàng trải nghiệm và hành động. Và nếu chẳng may số phận ấn vào tay bạn một ý tưởng tệ hại – Một cuộc sống đầy nghịch cảnh và bất công, thì bạn vẫn có thể chuyển nó thành một thực tại khác bằng khả năng của chính mình. Bạn không thể lựa chọn ý tưởng tốt hay xấu để kiến tạo thành ý nghĩa của cuộc đời này, nhưng bạn có quyền xé nhỏ ý tưởng xấu đó ra để tìm những sự tích cực nhỏ nhất ở trong chính sự tiêu cực.

Trong hoạ có phúc, trong khổ đau cũng chứa đựng niềm vui. Không vào hang cọp (sự khó khăn, tiêu cực, xuất phát điểm không như mong muốn) thì sao bắt được cọp (niềm vui, ý nghĩa và ý tưởng lớn)? Nghịch lý ở đây là cái gì dễ dàng thì thường sẽ không có giá trị lâu dài, còn cái bạn có được qua sự khó khăn và đau đớn thì lại sinh ra một sự hỷ lạc rất khó giải thích. Chắc chắn bạn đã luôn phải nhận lấy những công việc, những hoàn cảnh hay sự kiện không mong muốn, nhưng bằng cách nào đó bạn vẫn hoàn thành và vượt qua được và cảm thấy trong mình dâng tràn sự vui sướng và tự hào về bản thân. Khi trải qua và đắm chìm trong khoảnh khắc xuất thần ấy, bạn có thể giải thích được không?

Vì ý tưởng lớn lao hay ý nghĩa thực sự trong cuộc đời này luôn đến theo một cách bí ẩn không thể lý giải được. Đằng sau một ý nghĩa có giá trị luôn tiềm ẩn những lý do của nó. Nếu cái gì đó quá dễ dàng và nhanh chóng đạt được thì bạn sẽ nhận ra ngay rằng nó có rất ít ý nghĩa hoặc không có.

Một ý tưởng lớn, một ý nghĩa thực sự của cuộc đời sẽ chiếm rất nhiều thời gian trong tâm trí. Nó đòi hỏi rất nhiều hành động của bạn trong thể xác. Nó gây ra cho bạn nhiều khổ sở hơn là bạn nghĩ nhiều đấy, tới mức sẽ khiến bạn trở lại lựa chọn đầu tiên – Từ bỏ ngay trước khi cố gắng nhấc một ngón tay bắt đầu thực hiện. Vì bạn khi nhìn nhận lại sẽ thấy rằng một ý nghĩa hay ý tưởng lớn xét trên nhiều khía cạnh, nó quá nhiều rủi ro và vô nghĩa.

Đúng vậy. Một ý nghĩa thực sự hay một ý tưởng lớn lao xét là hoàn toàn vô nghĩa khi bạn cho rằng phải như thế thì cuộc đời này mới tạo nên một dấu ấn riêng biệt.

Nhưng bạn có thể tạo nên cái LỚN từ những cái NHỎ với sự xuyên suốt trong cả suy nghĩ lớ hành động. Chỉ như thế bạn mới biến một cái rất mông lung thành rõ ràng, chắp nối từng mảnh ghép của sự lộn xộn trong cái nhỏ thành cái hoàn chỉnh. Nói đơn giản, bạn không thể tìm thấy ý nghĩa trong cả cuộc sống và ý tưởng nếu không chấp nhận những sự nhỏ nhặt trong cuộc sống, kể cả mọi thứ đang diễn ra không được như mong muốn.

Khi ý nghĩa trong cuộc đời này không tới với bạn thì bạn hãy sẵn sàng đi một chặng đường dài để tìm kiếm nó.

Hãy làm, hãy bắt đầu thay đổi cuộc sống của mình để tìm kiếm một ý nghĩa cho cuộc đời bạn, chứ đừng mong số phận đem tới cho bạn. Định mệnh là thứ bạn có thể thay đổi khi bạn bắt đầu hành động. Bạn không thể tìm kiếm điều lớn lao ngay lập tức, nhưng bạn có thể làm từ những cái nhỏ trong khả năng của mình.

Ngày hôm nay bạn có thể khiến mình tiến bộ hơn ngày hôm qua 1%.

Ngày hôm nay bạn có thể chịu đựng được thêm một điều không mong muốn như chờ đèn đỏ hay kẹt xe.

Ngày hôm nay bạn có thể hiểu rằng mình làm chưa tốt, nhưng mình đã rút tỉa ra vài điều để ngày mai tốt hơn. Đúng không nào?

Để có thể thấy cái lớn, bạn phải bắt đầu từ cái nhỏ và cái nhỏ là những cái hoàn toàn trong khả năng của bạn. Vậy tại sao bạn lại giới hạn bản thân và không cho phép mình được bắt đầu?

Tác giả: Đức Nhân

Biên tập: THĐP

Photo: Bobbyjoshii

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

5 cách thực tập giúp bạn gia tăng nhận thức về bản thân và trí tuệ tâm linh mỗi ngày

0

Hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian và sự chú ý cho việc theo đuổi những mục tiêu bên ngoài (danh tiếng, tiền bạc, mối quan hệ,…) mà ít ai thực sự đào sâu vào nhận thức về bản thân và trí tuệ tâm linh của mình. Nói cách khác, chúng ta muốn “thành công” nhiều hơn “thành nhân”. Tuy nhiên, việc “thành công” mà không dựa trên nền tảng “thành nhân” thì chúng ta đang đi lạc khỏi con đường tiến đến sự viên mãn. Bạn có thể có rất nhiều tiền, danh tiếng, mối quan hệ, nhưng nếu không có một độ sâu nhận thức, sự vững chãi tinh thần, hạnh phúc nội tại hay một trí tuệ sắc bén, bạn rất dễ sa vào đau khổ và bị chính những thứ mà bạn coi là “thành công” tù hãm.

Các bậc thầy cổ xưa luôn đặt việc “thành nhân” lên trên việc “thành công”. Chỉ khi “thành nhân” thì việc thành công lúc đó mới có ý nghĩa và mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và người khác. “Tại sao chúng là lại đòi học làm giàu trước khi chúng ta học làm người?” là một câu hỏi đáng suy ngẫm.

Cũng là một người đang đi trên con đường rèn luyện tinh thần, với sự hiểu biết ít ỏi của mình, tôi xin chia sẻ với mọi người những phương cách thực tập hằng ngày để nâng cao nhận thức về bản thân cùng trí tuệ tâm linh mà tôi đã và đang áp dụng.

1. Thiền định

Thiền định là một phương pháp thực tập cực kỳ hữu hiệu mà những người tu tập từ cổ chí kim đều sử dụng. Nó là một phương pháp căn bản mà ai cũng có thể tiếp cận, nhưng ít ai chịu làm nó. Vị đạo sư ấn độ Vivekananda đã nói:

“Thiền định có thể biến những kẻ ngốc thành bậc hiền triết nhưng đáng tiếc là những kẻ ngốc chẳng bao giờ thiền.”

>>> [THĐP Translation™] 36 giáo huấn trí tuệ từ đại sư Vivekananda

Thiền định hướng tới việc để cho tâm trí có thể tĩnh lặng. Theo ví von của nhà Phật, tâm trí là một con khỉ điên (crazy monkey), nó chuyền hết cành này đến cành khác ở mọi thời điểm mà không chịu dừng lại. Những đối tượng của nó chính là những suy nghĩ, những sự việc, những hình ảnh củng cố cho cái tôi đầy tham vọng. Thường ngày chúng ta để cho tâm trí này thao túng mình. Những người thực sự hành thiền sẽ cho bạn biết rằng bạn không hề làm chủ tâm trí như bạn tưởng, rằng dừng suy nghĩ lại khó như thế nào, bạn đã bị tâm trí kéo lê và khiến mình kiệt sức bởi những suy nghĩ vô ích ra sao.

Tâm trí không thể kiểm soát thì giống như bạn đang ngồi trên lưng một con ngựa điên và khó bảo, bạn không thể đi đến nơi bạn muốn, làm những việc bạn cho là cần thiết. Con ngựa ấy sẽ hành hạ bạn cả ngày, những cách bạn hành hạ chính mình bằng những suy nghĩ liên miên không hồi kết. Thiền định chính là sợi dây cương cho bạn, bạn càng rèn luyện, sợi dây cương càng vững chắc. Khi bạn thuần hóa được chú ngựa này, bạn mới có thể có được tự do, sử dụng nó lúc nào bạn muốn và đặt nó xuống khi không cần thiết. Một khi tâm trí dần bình ổn và tĩnh tại, sự vô minh mới được nhìn thấu, bức màn ngụy tạo được vén ra, lúc đó tia sáng trí tuệ mới có thể lọt qua, không khí bình an mới có thể tràn vào.

“Con người cần sử dụng tâm trí để giải thoát chính mình, chứ không phải để thoái hóa. Tâm trí vừa là bạn vừa là thù của linh hồn. Đối với người đã chế ngự được tâm trí, nó là bạn tốt nhất. Còn đối với kẻ chẳng làm được điều đó, nó là kẻ thù ghê gớm nhất. Người chế ngự được tâm trí là người đã đạt tới Linh Hồn Tối Cao vì anh ta đã tìm thấy sự bình yên. Đối với người đó, sướng hay khổ, nóng hay lạnh, vinh hay nhục đều như nhau.” – Đức Krishna (Chí Tôn Ca, 6:5-7)

>>> Hướng dẫn cơ bản cách ngồi thiền (thiền quán Vipassana)

2. Ngồi một mình và không làm gì cả

Thông thường chúng ta dành phần lớn cuộc đời mình để hướng sự chú ý ra bên ngoài, đến chuyện thiên hạ, đến những ý kiến của người khác và các hình thức giải trí kích thích cao. Chúng ta luôn trong tình thế bận rộn, hoặc trong trạng thái phải làm một điều gì đó. Sự thật không phải là chúng ta thích những điều đó, mà chúng ta chỉ đang chạy trốn khỏi sự nhàm chán, chúng ta nghiện sự không nhàm chám. Nó bắt nguồn từ một nguồn động lực sợ hãi nguyên thủy: CHÚNG TA SỢ ĐỐI DIỆN VỚI TÂM HỒN CỦA CHÍNH MÌNH CÙNG VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ TỪ NÓ.

Tôi đã nghe ở đâu đó câu nói rằng: “Người ta có thể làm mọi thứ điên rồ chỉ để không phải đối diện với linh hồn mình.”

Khi chúng ta thực sự ngồi xuống một mình, không bị xao lãng bởi bất cứ công việc, hành động hay yếu tố bên ngoài nào, chúng ta mới có thể tiếp cận với chiều thực tại bên trong. Những khúc mắc, những góc tối, những sợ hãi, những tổn thương, những vấn đề sẽ nổi lên, và bạn sẽ phải đối diện với nó. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đây là điều tất yếu khi chạm mặt những nỗi đau, và đó là cách mà bạn trưởng thành, thay vì làm mọi thứ điên rồ để chạy trốn khỏi nó và chịu đựng nổi ám ảnh âm ỉ trong vô thức ngày qua ngày. Vấn đề không biến mất khi bạn phớt lờ nó. Nó chỉ bị chôn vùi, nằm đó, đợi điều kiện thích hợp để bùng nổ. Và có khả năng nó sẽ kéo theo nhiều hệ quả nữa về sau, khi bùng nổ, chúng sẽ càng tồi tệ. Vậy nên đối mặt với nó ngay bây giờ là điều tốt nhất nên làm.

Bạn có thể dành mỗi ngày 30 phút đến một tiếng để “chạy trốn” khỏi thế gian. Không điện thoại, không nghe nhạc, không thức ăn, không bạn bè, tìm một không gian thoải mái, và chỉ có mình bạn ở đó. Sương mù dày đặc của cuộc đời bạn sẽ tan bớt đi nếu có ánh sáng của sự quán chiếu nội tâm soi chiếu vào. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn với bạn.

3. Hấp thụ tri thức từ các bậc Thầy

Bạn không biết những thứ bạn không biết. Tâm trí sẽ luôn cho rằng nó biết đủ, và nó luôn đúng. Đây là một niềm tin giới hạn bạn khỏi những vùng tri thức cao hơn. Học hỏi là một việc không ngừng, dù trong bất cứ lĩnh vực nào đi nữa.

Đối với việc rèn luyện tâm linh, việc hấp thụ những giáo huấn từ những vị thầy giúp thúc đẩy chúng ta lên những tần số cao hơn, bởi vì nó gợi ý và tạo điều kiện cho chúng ta soi rõ những vấn đề mà chúng ta ít nghĩ tới trong đời sống. Nó có thể chứa đựng câu trả lời cho những điều mà chúng ta vẫn đang luôn tìm kiếm. Việc hấp thụ tri thức từ các bậc thầy mỗi ngày có thể giúp chúng ta gần gũi với những tư tưởng Đạo lý và trí tuệ tâm linh, nhắc nhở chúng ta mỗi lần chúng ta lạc lối. Bạn có thể là một học trò hay xao lãng và lạc lối, vậy nên hãy xem những tri thức đó là một vị thầy đáng tin cậy để đối chiếu và học hỏi.

Tuy nhiên, việc đọc đơn thuần sẽ không giúp ích gì nếu không suy ngẫm, đối chiếu với chính mình và thực tập. Thầy Ramana Maharshi ví những cuốn sách như những tấm gương, việc cần làm là bạn phải cạo râu. Đừng soi hết tấm gương này đến tấm gương khác mà bỏ qua việc quan trọng nhất: Cạo râu. Cùng với đó, bạn cùng cần có trí tuệ khi tiếp cận với những tri thức. Chân lý được các vị thầy cô đọng bằng ngôn từ, và bạn có thể hiểu sai ngôn từ đó. Tất cả những thứ bên ngoài chỉ là tham khảo, điều quan trọng là bạn phải tin tưởng vào trí tuệ trực giác của chính mình, dù có thể sai, nhưng đó là cách mà bạn trở nên khôn ngoan, thay vì tin tưởng một cách mù quáng.

“Đối với nhiều người việc đọc một cuốn sách đã mở ra một thời kỳ mới trong đời… Những gì lúc này không thể thốt ra chúng ta sẽ thấy sẽ được thốt ra ở nơi nào đó. Cùng những vấn đề làm chúng ta bất an, khó hiểu và hoang mang cũng có lần xảy ra với những người khôn ngoan, tất cả không có ngoại lệ, và mỗi người đã trả lời chúng theo khả năng của mình bằng lời và bằng cuộc đời mình.” – David Henry Thoreau

4. Nhìn ra bài học trong mọi thứ, mọi biến cố, sự việc

Bậc thầy tâm linh Ram Dass đã nói,

“Tôi xem cuộc sống của mình là một loạt các cơ hội đang mở ra để thức tỉnh.”

Bạn tìm kiếm và tập trung vào điều gì, thì bạn sẽ thấy những khía cạnh củng cố cho điều đó. Tương tự, nếu như bạn xem việc tu tập tinh thần là quan trọng nhất, bạn sẽ thấy bài học ở khắp mọi nơi – theo nghĩa đen – khắp mọi nơi, thậm chí mọi thời điểm.

Khi bất kỳ sự việc gì xảy ra: bạn mất việc, người yêu chia tay bạn, người khác nói không đúng sự thật về bạn, bạn thất bại trong một dự án nào đó, ra đường gặp tai nạn,… Bất cứ điều gì cũng có thể mở ra cho bạn bài học, có thể là bài học của sự buông bỏ, của sự kiên cường, bài học cho việc quay vào bên trong chính mình, bài học cho sự luyến chấp. Ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất trong đời sống hằng ngày như cãi nhau với người nhà, hàng xóm làm ồn cũng dạy cho bạn một bài học nào đó. Bài học vẫn sẽ luôn ở đó, chỉ là bạn phớt lờ nó.

Khi người học trò sẵn sàng, người Thầy sẽ xuất hiện.

5. Ý thức về thức ăn tần số

“Nếu bạn muốn thấu hiểu bí mật của vũ trụ, hãy tư duy về năng lượng, tần số và sự rung động.” – Nikola Tesla

Mọi thứ xung quanh chúng ta đều là năng lượng, chỉ là chúng rung động ở một tần số khác nhau. Tâm thức của mỗi người cũng có tần số riêng, kể cả âm nhạc, thức ăn, vật dụng hằng ngày, các hoạt động nào đó, địa điểm nào đó cũng rung động ở một tần số nhất định. Đây là một khía cạnh tinh tế khó có thể phân tích bằng lý trí, bạn chỉ có thể trực giác được nó.

Tần số càng cao thì càng gần gũi với God, với Chân lý. Ví dụ như theo thang đo tâm thức của David Hawkins, Sợ hãi có chỉ số 100, Giận dữ 150, Can đảm 200, Tình yêu 500, Bình an 600. Càng lên tần số cao, trải nghiệm tâm thức của chúng ta càng tích cực.

Chúng ta có thể để ý những hiệu ứng này trong đời sống hằng ngày. Một bản nhạc có thể đưa ta lên một trạng thái đầy cảm hứng, nhưng một bài rap tiêu cực hoặc ủy mị cũng có thể kéo bạn xuống một trạng thái tồi tệ. Ở với người nào đó bạn cảm thấy hân hoan và thoải mái, nhưng có một số người bạn thấy rất khó chịu và ngột ngạt. Dành 1 tiếng để ra ngoài trời tập thể dục bạn có thể thấy thư thái, bình an, trong khi dành 1 tiếng để lướt facebook hay đọc báo mạng sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt nhoài và mất động lực. Có một số người thực hành ăn chay vì căn bản thức ăn mặn có tần số thấp hơn thức ăn chay. Tất cả đều là năng lượng, tâm thức của bạn rung động ở một tần số riêng tùy vào nhận thức và mức độ tu tập của bạn, đó là yếu tố bên trong. Nhưng cũng có yếu tố bên ngoài, vì mọi hoạt động hằng ngày đều là một sự cộng hưởng tần số và nó sẽ ảnh hưởng đến mức độ tâm thức của bạn.

Biết được điều này, bạn nên ý thức về “thức ăn” tần số của mình, điều đó sẽ hỗ trợ một mức độ nhất định trong trải nghiệm sống hoặc trong việc tu tập tinh thần.

Tóm lại

Hành trình tu tập tâm linh là một hành trình đơn biệt và tự thân. Mọi thứ bên ngoài chỉ là để tham khảo, không ai có thể tu tập giúp bạn. Bạn phải tự đi trên con đường ấy bằng chính đôi chân của mình. Mong những phương cách trên sẽ giúp bạn tiến bộ. Peace!!

Tác giả: Bá Kỳ

Photo by Jared Rice on Unplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Thế giới là tấm gương phản chiếu bạn

0

Những người xung quanh bạn đều là biển báo thầm nhắc cho bạn về sự lựa chọn của bạn, hoặc là tấm gương phản ánh những góc khuất hay tiềm năng mà bạn chưa nhận ra ở chính mình.

Ví dụ như một người phụ nữ xinh đẹp gặp phải những người phụ nữ khác hay ghen tỵ, soi mói về nhan sắc của mình, và không công nhận năng lực thực sự của mình. Trước hoàn cảnh ấy, người phụ nữ này có thể lựa chọn thu mình lại và xa lánh với thế giới, sử dụng hành vi giống hệt những người kia là co rút và sợ hãi. Hoặc cô ấy cũng có thể lựa chọn tránh khỏi vết xe đổ của những người phụ nữ ganh tỵ bằng cách tự tin hơn vào chính mình và mở lòng với mọi người.

Hay như trong phim về Superman, Man of Steel, cậu bé Clark Kent bị bắt nạt ở trường học. Dù với sức mạnh ngoài hành tinh của mình, cậu thừa sức đấm bay những cậu con trai nhỏ nhen kia ra xa hàng trăm mét. Nhưng Clark lựa chọn nhẫn nhịn, không trở thành một trong những kẻ phẫn nộ giống như những tên bắt nạt.

Trong cuộc sống, vấn đề không phải là tìm cách kiểm soát những người xung quanh chúng ta. Vì họ chỉ là những biển báo, là những ảnh phản chiếu. Vấn đề thật sự ở đây là bạn sẽ lựa chọn sống như thế nào sau khi tiếp xúc với họ. Bạn có tiếp thu được những điều hay của họ, có học hỏi từ những sai lầm của họ? Có liên hệ được với chính mình trong hiện tại và lựa chọn một lối sống tốt đẹp hơn? Đó là việc bạn cần quan tâm.

“Có 3 cách để chúng ta trau dồi trí tuệ: cách thứ nhất, bằng sự phản ánh, là cách cao quý nhất; cách thứ hai, bằng sự bắt chước, là cách dễ dàng nhất; cách thứ ba, bằng sự trải nghiệm, là cách cay đắng nhất.”

(Câu này được cộng đồng mạng cho là của Khổng Tử, nhưng có thể không phải. Có một câu gần giống trong Luận Ngữ chương 16 câu 9:

“Sinh nhi tri chi giả, thượng dã; học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học chi, hựu kì thứ dã. Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ.”

Nguyễn Hiến Lê dịch: “Sinh ra mà đã biết là bậc trên; học rồi mới biết, là bậc thứ; gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học.”

Khi học bằng cách phản ánh, bạn sẽ thấy toàn bộ cuộc sống đang mở ra trước mắt bạn những thực tại khác nhau, thể hiện ở lối sống khác nhau trong những con người khác nhau. Người đó có thể là bạn, nếu bạn sống như họ. Người đó sẽ không là bạn, nếu bạn không đi vào cách sống ấy. Khi tiếp xúc với mọi người, bạn thấy bên trong mình có sự kháng cự hay tổn thương nào? Có lo sợ hay bất mãn nào? Có niềm vui hay cảm hứng nào? Người ta là phần bù đang nhắc bạn về một lối sống bạn còn khiếm khuyết, hay họ là những người tương đồng đang truyền cảm hứng cho bạn tự tin vào đường đi của chính mình? Tất cả họ chỉ là những gợi ý và tấm gương cho thấy con người của bạn trong hiện tại và con người bạn có thể trở thành. Còn lại, sự lựa chọn sống ra sao hoàn toàn thuộc về bạn.

Mình đã thấy rất nhiều trường hợp những người phụ nữ gắng gồng kiểm soát thì hay được ghép cặp với một người đàn ông vô tư tận hưởng. Đôi khi sự vô tư ấy khiến những người phụ nữ phát hoảng vì nó quá khác biệt so với lối sống của các chị. Nhưng việc cần làm của những người phụ nữ ở đây không phải là kiểm soát hay uốn nắn đối tác theo ý mình, mà hãy nhìn người ấy như một gợi ý lối sống mới mà Vũ trụ đang gửi tới. Vũ trụ đang nhắc bạn rằng hãy thư giãn, thả lỏng và tận hưởng… như người đàn ông kia. Và ai nhận ra thông điệp này thì sẽ có một sự chuyển hóa nội tâm và lối sống vô cùng to lớn.

Vậy nên đừng bực bội với những người xung quanh hay cố gắng kiểm soát xua đuổi họ nếu họ không như ý bạn. Vì họ đang xuất hiện theo ý Trời, là những gợi ý hay những ảnh phản chiếu mà bạn đang cần được thấy. Hãy nhìn họ mà hiểu biết về chính mình, nhìn họ mà bạn biết sống một cuộc đời tươi đẹp. Và sau cùng, đừng quên biết ơn Vũ trụ và tất thảy những con người này.

Tác giả: Hòa Taro

Biên tập: Prana

*Art by Mohanad Shuraideh

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Chất thức thần có thể “chữa” được người đồng tính không?

Mặc dù hiện nay nhiều người bày tỏ quan điểm rằng chất thức thần sẽ giúp tâm trí họ cởi mở, khiến họ ít phán xét hơn, có thêm khả năng yêu thương và hòa đồng hơn, một công dụng từ sớm của chất thức thần được các nhà tâm lý học sử dụng là để điều trị cho người đồng tính nhằm thay đổi xu hướng tính dục của họ. “Liệu pháp chuyển đổi” (“Conversion therapy”) là một phép trị liệu nhằm thay đổi xu hướng tình dục của người đồng tính. Liệu pháp này gây nhiều tranh cãi hơn sau khi đồng tính bị loại khỏi danh sách DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần) năm 1973. Nếu đồng tính không còn là một căn bệnh, vậy lý lẽ biện hộ cho việc điều trị nó là gì?

Năm 2016, lần đầu tiên Đảng Cộng hòa (Mỹ) tán thành liệu pháp chuyển đổi trong nền tảng của họ dưới “quyền của cha mẹ được phép quyết định phương pháp điều trị và liệu pháp y tế phù hợp cho con em vị thành niên của họ.” Liệu pháp chuyển đổi, hay “Liệu pháp sửa chữa” (“reparative therapy”), chỉ bất hợp pháp ở 16 bang và được Phó Tổng thống đương thời Mike Pence khuyến khích trong quá khứ, ông phát biểu rằng: “Các nguồn lực nên được hướng tới các tổ chức hỗ trợ những người tìm kiếm sự thay đổi hành vi tình dục của họ,”¹ mặc dù ông hiện đang từ chối sự ủng hộ này.²

Freud tin rằng tất cả con người khi sinh ra đã lưỡng tính, và những khuynh hướng sau này của họ là kết quả của những trải nghiệm trong cuộc sống và ảnh hưởng từ cha mẹ. (Ông từng viết:) “Tất nhiên đồng tính luyến ái không phải là lợi thế, nhưng không có gì phải hổ thẹn, nó không phải là sự đồi bại, hèn hạ và không thể bị coi là một căn bệnh… Thật là một sự bất công và tàn ác lớn khi bắt bớ đồng tính luyến ái là tội phạm.”³ Alfred Kinsey cũng đã bình thường hoá đồng tính luyến ái bằng cách tạo ra “Thước đo Kinsey” (“Kinsey Scale”) và thể hiện xu hướng tính dục trên một thang đo. Tuy nhiên, vào những năm 50, với sự ra đời của chủ nghĩa hành vi, ý tưởng đã được đưa ra rằng đồng tính luyến ái là một hành-vi-học-theo, và vì vậy liệu pháp để chữa trị nó bằng những can thiệp hành vi, bao gồm liệu pháp ác cảm—ghép nối một sự kiện đau đớn với hành vi mong muốn được xoá bỏ.

Quan điểm của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) là không có cách nào an toàn hoặc hiệu quả để thay đổi xu hướng tính dục của một người, và các liệu pháp tuyên bố điều đó có thể củng cố quan điểm tiêu cực về đồng tính luyến ái và có thể gây hại cho thân chủ.⁴ Nền tảng đạo đức cho việc điều trị các cá nhân có những đặc điểm không mong muốn về mặt xã hội bằng các hợp chất thức thần mạnh nhằm loại bỏ những đặc điểm này khỏi họ là rất đáng ngờ. Bài viết này là một lời nhắc nhở rằng tất cả các loại thuốc đều có thể là chất độc nếu sử dụng một cách sai trái.

(Ảnh 1, Ảnh 2: Tài liệu thập niên 50 cho thấy một sự hứng thú trong việc chữa trị đồng tính luyến ái. Photo credit: ONE National Gay & Lesbian Archives at USC Libraries)

GIỚI TÍNH THIỂU SỐ VÀ TRỊ LIỆU BẰNG CHẤT THỨC THẦN

Một nghiên cứu năm 1969 của Alpert⁵ là một trong những báo cáo sớm nhất trong các tài liệu về giới tính thiểu số với trải nghiệm chất thức thần. Đây là một ví dụ về liệu pháp chuyển đổi được tìm thấy trong tài liệu trên (xem thêm, Masters & Houston, 2000; Martin, 1962; Stafford & Golightly, 1967). Alpert đã cung cấp 200 microgram LSD-25 (liều tương đối cao) cho một tình nguyện viên nam tự nhận mình là lưỡng tính, anh bất mãn với việc mình bị hấp dẫn bởi đàn ông. Trong suốt chuyến trip kéo dài 15 giờ của mình, đối tượng đã được cho xem hình ảnh những người phụ nữ và được khuyến khích phát triển cảm xúc với họ. Trong những phiên trị liệu với LSD tiếp theo, một phụ nữ mà đối tượng quen biết đã có mặt và anh đã có quan hệ tình dục với cô ấy. Một năm sau khi điều trị, Alpert đã cho biết anh ta đang sống cùng một người phụ nữ, nhưng sau đó có quan hệ tình dục đồng tính hai lần, điều mà đối tượng mô tả như một thử nghiệm của bản thân để xem liệu các thay đổi anh đã trải nghiệm nhờ vào việc điều trị “có thực” hay không. Alpert giải thích rằng việc sử dụng LSD cho phép đối tượng có cái nhìn rộng hơn về nguyên mẫu của “phụ nữ” và tìm thấy sự kết nối với ham muốn ban sơ trong nguyên mẫu, điều mà sau đó anh ta có thể khái quát hóa cho tất cả phụ nữ.

Stanislav Grof⁶ đã điều trị cho các thân chủ đồng tính bằng LSD. Ông kết luận rằng việc những người đồng tính nam không thích quan hệ tình dục với phụ nữ có liên quan đến việc hình dung những hình ảnh về “âm đạo có răng” (“vagina dentate”) và tưởng tượng ra chuyện bị thiến hoạn trong các phiên LSD. Ông liên kết hiện tượng đồng tính nữ tới mong muốn được gần gũi với người mẹ. Grof thừa nhận rằng ông đã điều trị hầu hết những người đồng tính bất mãn với xu hướng tính dục của họ, và một sự điều chỉnh lành mạnh theo khuynh hướng đồng giới là khả dĩ và có thể sẽ không tạo nên những đấu tranh nội tâm. Grof cũng lưu ý rằng các đối tượng trong những lần điều trị LSD thường nhìn thấy tính dục của họ theo những cách thức có dạng nguyên mẫu hoặc xuyên văn hóa, chẳng hạn như chứng kiến các nghi lễ sinh sản, nghi lễ điểm đạo và mại dâm nơi đền thờ (temple prostitution).

Trong cuốn The Variety of Psychedelic Experience (tạm dịch: Sự đa dạng của trải nghiệm thức thần), Masters và Houston⁷ đã báo cáo việc đưa xương rồng peyote hướng thần cho một nhóm tình nguyện viên đồng tính nam. Từ việc giả định cho rằng đồng tính là khuynh hướng không mong muốn, Masters và Houston đã cố gắng điều trị cho những thân chủ đồng tính nam của họ bằng những liều peyote lặp đi lặp lại. Họ báo cáo rằng 12 trong số 14 tình nguyện viên đồng tính nam trong một thí nghiệm chất thức thần đã có những hình ảnh méo mó về cơ thể mà các nhà nghiên cứu tranh luận rằng đó là nguyên nhân dẫn đến đồng tính luyến ái, mặc dù họ thừa nhận họ không thể chứng minh điều này. Họ phát hiện ra rằng bằng cách sử dụng chất thức thần, hình ảnh méo mó về cơ thể đã được chỉnh sửa, và họ quan sát được một khuynh hướng “dị tính hóa” (từ người đồng tính trở thành người dị tính). Họ cũng nói với định kiến về sự thụ động của người đàn ông đồng tính khi được biến đổi bằng trị liệu chất thức thần, và cho rằng họ có một giọng nói trầm hơn, cường tráng hơn, dáng điệu được cải thiện và nam tính hơn là nhờ việc điều trị với peyote. Họ thấy rằng những người tham gia thể hiện một mong muốn lớn lao hơn, mong muốn trân trọng ngoại hình của họ sau trải nghiệm peyote. Một trường hợp Masters và Houston hồi tưởng lại, những nhà nghiên cứu đã không thấy được sự thay đổi bởi đối tượng của họ đã quá “níu bám vào sự đồng tính” và hai nhà nghiên cứu đã cảm thấy rằng việc trị liệu đã không mang lại “lợi ích” gì (tr.200). Sau đó họ đã đưa ra giả định về hiệu quả có thể có được nếu đối tượng của họ có được một động lực lớn hơn để trở thành người dị tính (không còn gay).

Một nghiên cứu của Martin (1962) đã xem xét ảnh hưởng của LSD lên 12 người đồng tính nam. Martin đã khuyến nghị LSD như một liệu pháp đối với đồng tính. Sử dụng nhiều liều thấp trong một phương pháp điều trị được gọi là “liệu pháp tan tâm” (psycholytic) và khuyến khích phương pháp “tình mẫu tử” (mother-transference) mãnh liệt, Martin tuyên bố rằng 7 trong số 12 người đã đạt được xu hướng dị tính với chỉ một lần “tái phát nhẹ” trong vòng 3 đến 6 năm theo dõi sau đó (Sandison, 2001).

Stafford và Golightly (1967) đã báo cáo về liệu pháp LSD cho người đồng tính trong những năm 1960. Họ phát hiện ra rằng các vấn đề đồng tính luyến ái thường được giải quyết bằng điều trị với chất thức thần, và những người đồng tính luyến ái sẽ an tâm với xu hướng tính dục của họ sau khi điều trị LSD hoặc quyết định rằng họ là người dị tính. Stafford và Golightly xem đồng tính luyến ái là kết quả của chấn thương tâm lý thời thơ ấu và sự “phụ thuộc không lành mạnh” vào cha mẹ, cả hai đều có thể được điều trị bằng “liệu pháp sốc” hồi quy bằng LSD. Stafford và Golightly khuyến nghị rằng LSD nên được sử dụng để điều trị luyến ái giả trang (transvestism – hành động mặc quần áo của giới tính khác như một khuynh hướng tình dục), ái vật (fetishism – sự quan tâm tình dục trên những đối tượng không phải là cơ quan sinh dục) và bạo dâm cùng một cách giống như có thể dùng để điều trị đồng tính luyến ái. Masters và Houston cũng ủng hộ LSD, họ nói:

“Điều trị các chứng rối loạn tình dục – lãnh cảm, liệt dương, đồng tính luyến ái và ái vật – và một số chứng thần kinh khác đã nhiều lần được mô tả là vừa rút ngắn đáng kể vừa có hiệu quả hơn khi LSD được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho tâm lý trị liệu.” (Masters & Houston, trang 39)

Quan điểm này phản ánh suy nghĩ đương thời vào cuối những năm 60, trong đó đồng tính luyến ái được xem là một bệnh tâm thần, liên quan đến các hành vi lệch lạc tình dục.⁸

Ảnh 3, 4: Thiết bị dùng để đo lường độ cương cứng. Photo credit: ONE National Gay & Lesbian Archives at USC Libraries

CÁC BÁO CÁO CÁ NHÂN

>>> [THĐP Translation™] Thời đại phục hưng của chất thức thần

Các báo cáo cá nhân hiếm hoi về những trải nghiệm trị liệu hướng thần (entheogenic) riêng biệt của giới tính thiểu số có thể được tìm thấy trong các tài liệu trong quá khứ trước thời đại phục hưng của chất thức thần hiện nay. Những câu chuyện trực tiếp về trải nghiệm hướng thần tự phát tự quản bởi những người đồng tính nam và các nhóm thiểu số tính dục khác đã giúp mở rộng câu chuyện. Một số ví dụ từ trước thời phục hưng của chất thức thần gần đây nhất bao gồm một câu chuyện từ một người phụ nữ chuyển giới “hậu phẫu”⁹ (sau khi phẫu thuật) mô tả trải nghiệm gần đây nhất của cô khi sử dụng LSD. Cô ấy và một người phụ nữ chuyển giới “tiền phẫu” (trước khi phẫu thuật) đã đồng ý dùng LSD và, ở đỉnh điểm trải nghiệm, họ đồng ý sẽ nhìn mình trần truồng đứng cạnh nhau trước một tấm gương dài, “chúng tôi sẽ xem liệu chúng tôi có phải quái vật hay liệu chúng tôi là những sinh vật đẹp đẽ của Chúa. Và qua những cánh cửa rộng mở của nhận thức, chúng tôi đã thấy được sự thật: Chúng tôi thật đẹp.”¹⁰

>>> [THĐP Vietsub] Aldous Huxley, Những Cánh Cửa Nhận Thức – “Drugs” có tốt cho bạn không?

Berkowitz¹¹, một người đồng tính nữ, đã viết về việc gặp người bà của mình qua một linh ảnh trong quá trình trải nghiệm ayahuasca vào sinh nhật thứ 30 của cô. Cô đã kết thúc bản báo cáo của mình bằng cách nói rằng cô cảm thấy đã “lấy lại được cuộc sống của mình”.

Merkur¹² mô tả một người đàn ông đã dùng LSD và có thể hòa nhập và chấp nhận sự thật rằng anh đã từng có những trải nghiệm đồng tính luyến ái trong quá khứ; những trải nghiệm mà trước đây anh không thể dung hòa được với hình ảnh bản thân. Anh đi đến kết luận rằng đó không phải là một “vấn đề lớn”, và trong suốt trải nghiệm này, anh có thể nhận thức bản thân theo cách không phán xét điều đó đã chứng tỏ sự chữa lành cho anh.

Annie Sprinkle¹³, một người bán dâm lưỡng tính, nhà giáo dục và diễn viên, đã viết về những trải nghiệm của cô với ma túy và các chất hướng thần. Cô ấy đã không thử ayahuasca, nhưng đã uống thuốc “pharmahuasca”, một sự kết hợp giữa các nguồn DMT và MAOI hóa học và tự nhiên. Cô kể lại rằng cô cảm thấy trải nghiệm đó như chuẩn bị cho cái chết của cô. Trải nghiệm của cô đưa tới kết luận rằng các chất hướng thần có vai trò trong trị liệu tình dục vì chúng có thể giúp các cá nhân có một cái nhìn tươi mới về danh tính của họ. Cô khẳng định rằng tình dục và việc sử dụng các chất hướng thần đều hướng đến tâm thức (consciousness) và sự khám phá bản thân.

* * *

Những ví dụ trên đây và các ví dụ khác trong suốt một khoảng thời gian, bao gồm cả luận án của tôi về người đồng tính và ayahuasca, cho thấy rằng người đồng tính có thể nhận được lợi ích từ việc sử dụng chất thức thần để chữa lành khỏi chứng ghê sợ đồng tính luyến ái trong văn hóa. Chất thức thần được sử dụng một cách hợp lý để “hiển hiện, đánh thức tinh thần”, không phải để bẻ cong nó, như những nỗ lực này trong trị liệu chuyển đổi và những cách dùng liều lĩnh khác tiết lộ, chẳng hạn như các thí nghiệm MK Ultra. Điều này rất quan trọng và đúng lúc để nâng cao nhận thức về việc những mục đích / lịch trình có thể tô màu cho các quan điểm và việc sử dụng các loại thuốc chất thức thần như thế nào; một chủ đề có liên quan khi thị trường lại bắt đầu hình thành xung quanh chất thức thần một lần nữa.

Tác giả: Bác sĩ Clancy Cavnar
Biên dịch: Mai Thanh Trúc
Hiệu đính: Hoài Thanh, Prana – THĐP

THAM KHẢO

1. Stack, L. (2016, November 30). Mike Pence and ‘conversion therapy’: A history. The New York Times

2. Groppe, M. (2018, February 16). After Rippon: Searching for clarity on Mike Pence’s stance on gay conversion therapy.

3. Freud, S. (1951). “A letter from Freud”. The American Journal of Psychiatry, 107,786–787.

4. American Psychological Association. (2008). Answers to your questions: For a better understanding of sexual orientation and homosexuality. Washington, DC: Author.

5. Alpert, R. (1969). Drugs and sexual behavior. The Journal of Sex Research, 5(1), 50–56

6. Grof, S. (2000). The psychology of the future: Lessons from modern consciousness research. Albany, NY: State University of New York Press

7. Masters, R. & Houston, J. (2000). The varieties of psychedelic experience. Rochester, VT: Park Street Press

8. Suppe, F. (1984). Classifying sexual disorders. Journal of Homosexuality, 9 (4), 9–28

9. Denny, D. (2006). A word from the editor: The last time I dropped acid. Transgender Tapestry, 110, 63

10. Denny, D. (2006). A word from the editor: The last time I dropped acid. Transgender Tapestry, 110, 63

11. Berkowitz, J. (2008). Word to the mother: How Igave it up on my 30th birthday (I tried it). Curve, 77 (1). doi A179885525

12. Merkur, D. (2007). A psychoanalytic approach to psychedelic psychotherapy. In M. J. Winkelman & T. B. Roberts (Eds.), Psychedelic medicine: New evidence for hallucinogenic substances as treatments (pp. 195-211). Westport, CT: Praeger

13. Sprinkle, A. (2003). How psychedelics informed my sex life and sex work. Sexuality and Culture, Spring, 59–71.


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Vì sao người trẻ không nên mua nhà?

0

Cứ văn vở mãi cũng chán, thôi thì hôm nay làm toán cho đỡ nhức đầu vậy. Bài toán mà tất cả mọi người sẽ phải tính đến: mua nhà.

Bạn đang 30 tuổi và vừa mới lập gia đình. Giả sử sau 7, 8 năm lăn lộn từ khi ra trường bạn tích góp được 1 tỷ 500 triệu. Trong 10 năm tới, mỗi năm hai vợ chồng bạn tiết kiệm được 250 triệu sau khi đã trừ hết các chi phí thiết yếu: ăn uống, xăng xe, thuốc thang, bảo hiểm, dự phòng cho lúc cần thiết,… và phần 250 triệu tích lũy này bạn sẽ phải cần đối để dùng cho việc đi chơi, du lịch, đầu tư, hay mua nhà.

Để xây tổ uyên ương cho gia đình mình, hai bạn quyết định vay thêm 1 tỉ rưỡi từ ngân hàng để mua một căn chung cư, giả sử là tại Ecopark đi cho hoành tráng. Gói vay của ngân hàng cho phép bạn trả góp trong vòng 9 năm, mỗi năm bạn sẽ phải trả cho ngân hàng số tiền là 250 triệu¹. Thế là mỗi năm bạn mất toi tiền đi chơi và đầu tư. Tuy hơi cực tí những giờ bạn đã có nhà. Đây sẽ là nơi che mưa che nắng cho gia đình bạn. Con cái bạn sẽ lớn lên tại đây. Chúng sẽ được học tập đầy đủ và có hộ khẩu để dễ xin đi học. Thỉnh thoảng bạn sẽ có thể mời bạn bè đến căn nhà xinh xắn của mình tụ tập đánh chén rôm rả. Nghĩ đã thấy vui rồi và chắc hẳn bạn sẽ vô cùng hạnh phúc khi mua được nhà. Đấy là chưa kể căn nhà của bạn còn lên giá nữa chứ. Giả sử mỗi năm giá nhà tăng 4%². Theo công thức lãi kép thì sau 9 năm, khi hết nợ căn nhà của bạn sẽ có giá trị: 

3 x (1 + 4%)^9 = 4,27 tỷ.

Nhưng mọi thứ có lẽ không hẳn là màu hồng như thế. Khoản trả góp ngân hàng mỗi năm 250 triệu kia đòi hỏi bạn phải trả phần lãi tương ứng hàng tháng. Cuối mỗi tháng khi đến hạn bạn phải trả cho ngân hàng hơn 20 triệu, nếu không bạn sẽ bị phạt một khoản tương đối. Vì bạn vẫn còn trẻ và đôi khi hơi tiêu pha quá đà, nên sẽ có một vài tháng khi đến hạn đóng tiền mà bạn chưa có đủ. Thành ra bạn sẽ phải lo nghĩ ít nhiều trong khoảng thời gian còn đang nợ nần này. Thêm nữa, vì bạn đang nợ ngập đầu và phải dành dụm nhiều tiền để chi trả, bạn sẽ phải hạn chế tối đa những cuộc vui. Bạn không thể đi du lịch đâu xa, chả mấy khi mời bạn bè đến nhà và đôi khi phải “trốn” những buổi họp lớp, nhậu nhẹt hay đám cưới của mấy thằng bạn ế vợ. Nhưng không sao, bạn có nhà rồi cơ mà. Có nhà là quan trọng nhất.

Có một căn nhà ổn định là mong ước của tất cả mọi người. Ước mơ này đã đi sâu vào nền văn hóa của chúng ta và trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả người trẻ. Để có nhà, đa phần mọi người sẽ chọn việc vay tiền để mua nhà sau đó cố bóp mồm bóp miệng, nhịn ăn nhịn tiêu và nai lưng ra làm để trả nợ. Nghe có vẻ hơi cực. Chẳng lẽ để có nhà thì cứ phải sống kham khổ vậy sao? Thế thì còn gì là tuổi trẻ nữa? Tôi có một phương án khác, có lẽ sẽ dễ thở hơn để cho bạn có một chỗ ở ổn định.  

Giả sử bạn đã có một chút kiến thức đầu tư do chăm chỉ tìm hiểu trong những năm đầu đời. Bây giờ thay vì mua căn nhà, bạn sẽ đem số tiền 1 tỷ rưỡi tiết kiệm được đi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp lớn và trái phiếu chính phủ. Kỳ hạn của trái phiếu là 9 năm và lãi suất mỗi năm là 10%. Điều này có nghĩa sau 9 năm bạn sẽ nhận lại số tiền đầu tư ban đầu và mỗi năm bạn nhận được lãi suất 10% trên tổng số tiền đầu tư. Phần lãi nhận được bạn cũng bỏ vào đầu tư trái phiếu luôn, tức bạn sẽ nhận được lãi kép cho khoản đầu tư trái phiếu của mình. Vì bạn không có nhà, mỗi năm bạn bỏ ra 80 triệu³ để thuê một căn hộ tương tự như căn hộ mà bạn dự kiến mua trước đó tại Ecopark. Bạn cũng bỏ thêm 20 triệu mỗi năm để có tiền đưa vợ con đi du lịch, hay chi trả cho những cuộc vui mà bạn tham gia. Vậy là mỗi năm bạn còn 150 triệu để đầu tư, và bạn cũng bỏ luôn khoản này vào trái phiếu. Tài sản của bạn trong 9 năm kế tiếp có thể được thống kê như như sau: 

Năm 0 (hiện tại): Bạn bỏ 1.500.000.000 VND mua trái phiếu. 

Năm 1: Bạn nhận được khoản lãi 10% từ trái phiếu = 1.500.000.000 x 10% = 150.000.000 VND. 

Bạn tích lũy được 150.000.000 nữa, và bạn tiếp tục bỏ cả 300 triệu này vào mua trái phiếu. Tổng tài sản của bạn là 1.800.000.000 VND.

Năm 2:  Bạn nhận được khoản lãi 10% từ trái phiếu = 1.800.000.000 x 10% = 180.000.000 VND. Bạn tích lũy được 150.000.000 nữa, và bạn tiếp tục bỏ cả 330 triệu này vào mua trái phiếu. Tổng tài sản của bạn lúc này là 2.130.000.000 VND. 

……..

Quá trình này tiếp diễn liên tục cho đến hết kỳ hạn của trái phiếu là 9 năm. Tài sản của bạn được thống kê theo bảng tại bảng sau:

Bạn có thể thấy nhờ đầu tư mà sau 9 năm khi trái phiếu của bạn được hoàn trả, bạn sẽ nhận được số tiền hơn 5,56 tỷ từ khoản đầu tư 1,5 tỷ ban đầu và thêm 150 triệu mỗi năm (tổng đầu tư = 2,85 tỷ). Trong 9 năm đó, bạn sẽ có mức sống rất thoải mái vì không có áp lực trả nợ. Bạn có đủ tiền để đi du lịch và không bỏ lỡ những cuộc vui. Bạn vẫn được sống tại chính căn nhà và khu vực mà mình yêu thích. Nếu bạn thích, khi hết 9 năm bạn có thể mua lại căn nhà kia lúc này có giá 4,27 tỷ mà vẫn còn dư ra hơn 1 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư. Phương án 2 này giúp bạn có cuộc sống thoải mái, có tiền dư dả và không cần vướng bận chuyện tiền nong. Đó là thứ mà người ta vẫn gọi là Tự Do Tài Chính đấy bạn tôi ạ.

Tài sản và tiêu sản

Đa số chúng ta định nghĩa những thứ ta sở hữu là tài sản của ta. Căn nhà của ta, chiếc xe của ta, tiền trong tài khoản ngân hàng của ta, số trang sức mà ta có, cái điện thoại Iphone, những chuyến du lịch và những bữa ăn tại nhà hàng đắt tiền đều là tài sản của ta. Chúng ta thường cho rằng những người giàu là những người có nhiều những thứ như vậy. Những người có nhà lầu xe hơi, dùng Iphone và đi du lịch như đi chợ thì người đó là người giàu.

Vậy nên mục tiêu của mỗi người thường là cố gắng làm việc và tiết kiệm để có được thật nhiều những món đồ như vậy. Ta tích góp và vay ngân hàng để mua nhà. Ta mượn tiền từ bạn bè và người thân để sắm một cái xe mới. Ta tham gia chương trình trả góp 0% để rinh về con Iphone mới ra của Apple. Khi ta mua được những thứ như vậy, ta hạnh phúc vì nghĩ rằng mình đã có thêm tài sản. Mặc dù tài sản đó thường đi kèm một khoản nợ và áp lực trả nợ tương đối. Nhưng không sao, mình có thêm tài sản mà. Nợ nần áp lực một chút có sao đâu.

Robert Kiyosaki thì không nghĩ như vậy. Kiyosaki không cho rằng tất cả những thứ ta sở hữu đều là tài sản. Ông phân chia của cải của mỗi người ra làm 2 loại: Tiêu Sản và Tài Sản. Kiyosaki định nghĩa “tài sản là những gì bỏ tiền vào túi bạn” và “tiêu sản là những gì lấy tiền ra khỏi túi bạn”.

Cụ thể thì những thứ làm ta mất tiền để mua hoặc duy trì chúng là Tiêu Sản. Căn nhà bạn vay ngân hàng sẽ làm bạn mất tiền hàng tháng để trả lãi vay, nên nó là tiêu sản. Chiếc xe hay điện thoại mà bạn trả góp làm bạn phải bỏ tiền ra mỗi tháng để trả là tiêu sản. Kể cả khi bạn không phải vay tiền để mua một căn hộ hay xe hơi thì đó vẫn là tiêu sản. Vì nó làm bạn phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu để mua chúng và tốn thêm chi phí hàng tháng để bảo dưỡng và duy trì. Trong phương án 1, bạn mua một căn nhà 3 tỉ, nhưng mỗi năm căn nhà làm bạn phải trả khoản lãi 250 triệu và các chi phí duy trì khác nên thực chất nó là tiêu sản của bạn.

Ngược lại, những thứ mang lại tiền cho ta mới là Tài Sản. Khi bạn mua cổ phiếu hay trái phiếu, mỗi năm bạn sẽ được trả cổ tức hoặc lãi suất nên cổ phiếu và trái phiếu là tài sản vì chúng mang lại tiền cho bạn. Bạn mua một căn nhà và cho thuê lại, mỗi tháng bạn nhận được tiền thuê nhà nên căn nhà là tài sản của bạn do nó sinh ra tiền cho bạn. Nếu bạn mua vàng và bán ra khi được giá và thu lãi thì số vàng đó cũng là Tài Sản. Nhưng nếu bạn mua vàng trang sức về đeo lên người thì đó là Tiêu Sản. Trong phương án 2, bạn bỏ tiền vào đầu tư trái phiếu. Mỗi năm trái phiếu trả lợi tức cho bạn. Trong 9 năm sau đó bạn đều nhận được tiền nên trái phiếu là tài sản của bạn. 

Và đây là phần quan trọng nhất, Kiyosaki cho rằng “người giàu thì có nhiều tài sản còn người nghèo thì có nhiều tiêu sản”. Tôi cho rằng câu nói này ngược lại sẽ đúng hơn: Những người có nhiều tài sản sẽ giàu còn những người có nhiều tiêu sản sẽ nghèo. Khi bạn có nhiều tiêu sản như nhà cửa, xe hơi, điện thoại, hóa đơn, nợ thẻ tín dụng,… bạn phải gồng gánh một khoản nợ và mất tiền cho chúng hàng tháng. Thu nhập bạn kiếm được phải dành ra để chi trả cho các khoản này, vì thế nên bạn không còn chút tích lũy nào. Không có tích lũy và phải còng lưng gánh nợ thì bạn nghèo là điều dễ hiểu.

Ngược lại, những người giàu thực hiện một nguyên tắc mà Kiyosaki gọi là “bắt đồng tiền làm nô lệ cho mình, thay vì làm nô lệ cho đồng tiền”. Theo ông, việc đem tiền nhàn rỗi ra đầu tư vào các Tài Sản sẽ giúp số tiền của chúng ta tự động sinh lời, tiền tự đẻ ra tiền và ta không phải bỏ tiền ra duy trì những tiêu sản, vì thế ta lại có thêm tiền tích lũy để tái đầu tư hoặc chi trả cho những nhu cầu khác của mình. Việc đầu tư vào các Tài Sản làm gia tăng thu nhập và giúp bạn có thêm tích lũy, do đó bạn mới có thể trở thành người giàu.

Đó là lý do vì sao mà người trẻ không nên mua nhà. Căn nhà là một Tiêu Sản lớn sẽ bòn rút rát nhiều tiền bạc của bạn. Nếu bạn mua nhà khi còn trẻ thì bạn sẽ phải gánh trên vai một khoản nợ và áp lực tương đối lớn. Ai cũng cần có những Tiêu Sản, nhưng để đảm bảo tự do tài chính thì số Tiêu Sản bạn có chỉ nên chiếm phần nhỏ trong tổng số tài sản của bạn. Đa phần mọi người thường có tỷ lệ Tiêu Sản/Tổng tài sản rất lớn. Những căn nhà ở hay chiếc xe hơi thường là của cải lớn nhất mà một người sở hữu. Và điều này thường gây ra rất nhiều áp lực.

Duy trì tỷ lệ Tiêu Sản/Tổng tài sản thấp là cách mà những người giàu đã và đang làm để trở nên ngày một giàu có hơn. Trong khối tài sản 90 tỉ USD mà Warren Buffett sở hữu, số tiêu sản của ông bao gồm nhà ở, xe hơi và những thứ khác có giá trị chưa đến 20 triệu⁴ USD, chỉ chiếm 0.22 %. Phần hơn 89 tỷ còn lại là cổ phiếu của Berkshire Hathaway và các tài sản sinh lời khác. Buffett là hình mẫu hoàn hảo cho lý thuyết của Kiyosaki. Ông dành một phần nhỏ trong số của cải mình có để mua sắm những Tiêu Sản, và phần lớn còn lại dùng để đầu tư. 

Hướng đến cuộc sống thoải mái thay vì cuộc sống ổn định

Đất nước ta đã phải sống trong đói nghèo trong suốt phần lớn thời gian của lịch sử dân tộc. Mãi cho đến cuối thế kỷ 20, đa phần người dân vẫn chỉ sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi, những công việc rất bấp bênh và phụ thuộc vào thiên nhiên. Một số ít người sống ở thành phố nhưng do sự tàn phá nặng nề từ chiến tranh và nền kinh tế kém phát triển mà cuộc sống của họ cũng rất thiếu ổn định. Trong 4000 năm Văn Hiến thì hầu như người dân Việt Nam phải sống trong đói nghèo. Vì thế, mong ước có một cuộc sống ổn định đã ăn sâu vào tư tưởng và nền văn hóa của chúng ta. Cha mẹ cho con học đại học để có một nghề nghiệp ổn định, chúng ta cố gắng làm lụng để có một căn nhà ổn định. Ổn định là mục tiêu hướng đến của cả xã hội. Đây là một mong ước chính đáng mà mọi bậc sinh thành đều muốn con mình có được, vì những thế hệ trước đã phải sống trong đói nghèo quá lâu. 

Tuy nhiên, một mong ước tốt chưa chắc đã dẫn tới một kết quả tốt. Và một cuộc sống ổn định không đồng nghĩa với một cuộc sống tự do và thoải mái.  Vì nền văn hóa của chúng ta muốn có sự ổn định và coi trọng những thứ hào nhoáng bề ngoài, chúng ta thường được khuyến khích mua thêm thật nhiều Tiêu Sản. Ai cũng mong muốn có một căn nhà đẹp hơn, có chiếc xe đắt tiền hơn, sử dụng điện thoại xịn xò hơn. Nhưng hướng đến một cuộc sống ổn định với nhiều tiêu sản, không may thay, lại thường đi kèm với áp lực, thiếu thoải mái và là thứ ngăn trở sự giàu có. Như ở ví dụ 1 đã nêu, việc cố gắng có một căn nhà ổn định thường làm ta phải gồng gánh và chịu rất nhiều áp lực từ các khoản nợ, cũng như phải hy sinh rất nhiều sở thích của mình. Mặt khác, sự ổn định và tiêu sản mà ta mong muốn là chướng ngại vật trong việc đạt tới ngưỡng giàu. Khi mà ta chỉ mong cầu một công việc văn phòng ổn định và mua thêm thật nhiều Tiêu Sản rồi gánh nợ từ nó, sao ta có thể đạt tới ngưỡng giàu được? 

Một cuộc sống ổn định đi kèm sự tự do và thoải mái, vẫn tốt hơn là cuộc sống ổn định mà nhiều áp lực. Xét cho cùng, việc sống thoải mái là đích đến cuối cùng mà mỗi người phấn đấu. Do đã trải qua nhiều năm cơ cực đói nghèo, nền văn hóa của chúng ta thường đồng nhất SỰ THOẢI MÁI với SỰ ỔN ĐỊNH. Bạn phấn đấu để mua nhà thực chất là vì bạn nghĩ có được căn nhà thì bạn sẽ sống thoải mái. Vậy tại sao chúng ta không hướng đến việc sống thoải mái thay vì cứ khao khát một cuộc sống ổn định? 

Tôi không có bảo bạn hãy cắm sổ đỏ của ông bà bô đi để lấy tiền du lịch vòng quanh thế giới đâu nhé. Tôi chỉ bảo rằng, thay vì đặt mục tiêu có một căn nhà ổn định để rồi vất vả lo lắng vì nó, hãy đặt mục tiêu có một cuộc sống thoải mái vô lo về tiền bạc. Hay nói cách khác, bạn nên hướng đến thứ được gọi là Tự Do Tài Chính thay vì một căn nhà, hay có được bất cứ thứ Tiêu Sản nào khác. 

Tự do tài chính có thể hiểu là việc bạn có thể đáp ứng những nhu cầu của bản thân mà không cần vướng bận về vấn đề tiền bạc. Bạn có thể mua món đồ mình thích mà không cần nhìn giá. Bạn có thể đi chợ mua đồ về nấu bữa ăn mình muốn mà không cần mặc cả. Và bạn có thể theo đuổi đam mê của mình mà không cần lo nghĩ chuyện tiền nong. Thậm chí là bạn có thể không làm mà vẫn có ăn.

Nghe như trong mơ ý nhỉ, nhưng tôi sẽ đạt được nó kiểu quái gì bây giờ? Tất nhiên rồi, bằng cách tạo ra nhiều Tài Sản thay vì Tiêu Sản. Khi bạn có nhiều Tài Sản, chúng sẽ tự động sinh lời và kiếm tiền về cho bạn, nhờ đó bạn có thể không làm mà vẫn có ăn. Khi bạn dùng 1 tỷ rưỡi để đầu tư chứng khoán thay vì mua nhà, đó là bạn đang chọn Tài Sản thay vì Tiêu sản. Nếu bạn sử dụng 500 triệu để kinh doanh thay vì mua xe, bạn đang tiến gần hơn tới tự do tài chính. Những đồng tiền đầu tư vào Tài Sản là những người làm công cần mẫn sẽ tự sinh sôi ra những đồng tiền khác. Chúng sẽ làm việc thay cho bạn, và do đó bạn sẽ có thể sống tự do và thoải mái hơn. Bạn sẽ bắt tiền làm nô lệ cho mình, thay vì phải đi làm nô lệ cho nó.

Việc đầu tư đúng cách vào Tài Sản không phải là dễ. Việc biết cách đầu tư hay kinh doanh để tạo ra những Tài Sản đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định mà hầu như chúng ta đều mù tịt (đa phần mọi người chắc còn chẳng biết đến tác động của lãi kép). Nhưng việc này không hẳn là quá khó đến mức không thể đạt được, và theo tôi bạn vẫn nên hướng đến việc có nhiều Tài Sản. Vì nếu có nhiều Tài Sản hơn tiêu sản, kể cả khi không đạt được tự do tài chính, bạn cũng có thể sống thoải mái hơn. Ít nhất là sống tốt hơn chính mình nếu bạn đổ hết chỗ tiền mình có vào Tiêu Sản.

Tác giả: Vũ Đức Huy

Biên tập: THĐP

*Ảnh: Debby Hudson on Unsplash

__________________

Nếu bạn thấy thích bài viết này, ghé thăm blog của tác giả tại: fb.com/cahoileothac

__________________ 

CHÚ THÍCH

¹ Theo lý thuyết về giá trị thời gian của dòng tiền thì gói vay này có lãi suất hoàn vốn khoảng 9%, khá phù hợp với thực tế.

² Giá nhà tại Hà Nội tăng trung bình mỗi năm 4% trong 5 năm qua. Nguồn: https://vietnambiz.vn/gia-chung-cu-ha-noi-da-tang-20-trong-5-nam-qua-va-co-the-se-van-tang-20210125075004219.htm  

³ Nhà chung cư có giá 3 tỷ khấu hao trong 50 năm. Mỗi năm chi phí khấu hao = 60 triệu nên mức giá thuê 80 triệu một năm là khá hợp lý. Thực tế thì tôi cũng đã tìm thấy 1 căn hộ 80m tại Ecopark được cho thuê với mức giá này trên batdongsan.com.vn.

https://vneconomy.vn/warren-buffett-tieu-khoi-tai-san-gan-90-ty-usd-nhu-the-nao-20181010120450445.htm


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Phân tích Justice League của Zack Snyder dưới góc nhìn tôn giáo

0

Trong review này mình sẽ không bàn đến việc so sánh các chi tiết, thủ pháp, kỹ xảo, tình tiết cùng ba nghìn cái tủn mủn khác giữa phiên bản Justice League 2017 của Joss Whedon và 2021 của Zack Snyder. (Điều này đã có hàng trăm review của các cá nhân lẫn website và channel Youtube rồi.)

Vì thế mình sẽ đem tới một cái nhìn dựa trên thần học và tôn giáo, cụ thể ở đây là Thiên Chúa giáo được truyền đạt qua Justice League cũng các nhân vật, sự kiện nổi bật nhiều hơn là một người phê bình đánh giá phim đơn thuần. Tất nhiên đây là cái nhìn của riêng mình khi xem xong phim, chứ không lấy đó là quy chiếu cho tất cả mọi tình tiết và thủ pháp xây dựng các nhân vật của DC. Mình sẽ chia review này thành ba phần:

– Superman là ai cũng như ý nghĩa về cái chết của Superman

– Chặng đường liên kết những siêu anh hùng của Batman

– Sự hồi sinh của Superman và chiến thắng của Justice League

SUPERMAN CHÍNH LÀ LÀ HÌNH ẢNH CHÚA JESUS TRONG THẾ GIỚI CỦA DC

Tên thật của Clark Ken – Superman là Kal-El, mà trong Kinh Thánh El là một trong những danh xưng của Chúa. El cũng có nghĩa sức mạnh, mạnh mẽ, nổi bật, nhân từ – tất cả đều là những tố chất nổi bật của Người đàn ông Thép.

Kal-El được cha mình gửi tới Trái Đất từ hành tinh Krypton. Danh xưng Christ của Chúa Jesus trong tiếng Hy Lạp là Khristós. Krypton và Khristos đối với mình có sự liên hệ và kết nối ít nhiều với nhau.

Cũng không tình cờ một chút nào khi lý do Superman được gửi tới Trái đất trong phiên bản truyện tranh giải thích rằng “Hành tình Krypton tràn ngập những con người ngạo mạn, biến chất, hệ thống xã hội suy đồi và tiềm tàng nguy cơ bị huỷ diệt.” Vì thế, Kal-El được gửi tới Trái đất ngay khi chỉ là một đứa trẻ sơ sinh, chưa bị ảnh hưởng bởi hệ thống xã hội đang chìm vào tội ác trên Krypton. Kal-El vừa là di sản sống của người Krypton mà còn là để chuộc lỗi cho chủng loài của mình và ngăn chặn thảm kịch có thể sẽ xảy ra ở Trái đất như với Krypton.

Điều này đối với các con chiên Công giáo thật ra chẳng khác gì cốt lõi của Kinh Thánh Tân Ước xoay quanh sự kiện “Chúa Jesus – Con Thiên Chúa – Xuống thế làm người – chuộc tội thiên hạ.”

Cả hai đều được gửi tới từ thượng giới, đều được một đôi vợ chồng nuôi dạy mà người cha của Chúa Jesus và Kal-El đều qua đời từ sớm và có một cuộc đời ẩn dật cho tới lúc của mình. (Chi tiết các bạn có thể xem lại Superman – Man of Steel).

Trong Batman v Superman: Dawn of Justice thì cả Người Dơi lẫn Siêu Nhân cùng Wonder Woman hợp sức lại để tiêu diệt Doomsday, một quái vật vốn là xác của Zod-một người Krypton là giống nòi với Superman bị anh vặn cổ chết tươi trong Man of Steel, được hồi sinh bởi Lex Luthor – một nhân vật được DC xây dựng tượng trưng cho sự ngạo mạn của Lucifer và chính nhân loại trong thân xác người phàm muốn vươn tới ngang bằng Chúa Trời là Kal-El.

Lex Luthor sử dụng tàu Vũ trụ của Krypton – tượng trưng cho vườn Eden, nơi cây Sự sống và quả thông tuệ ở trong đó, để tiếp thu mọi tri thức đồng thời hồi sinh Zod trở thành Doomsday bằng máu của mình hoà vào ao nước bên trong tàu vũ trụ có tên là Genesis Chamber – Phòng Sáng thế. Ai đã đọc Kinh Thánh đều biết Chúa tạo dựng thế giới và con người trong sách Sáng thế. Lại là một ẩn dụ trong tôn giáo nữa này các bạn ơi. Nhưng chưa hết.

Máu và nước trong thần học Thiên Chúa giáo tượng trưng Bí tích Thánh Thể và Bí tích Thánh Tẩy cho sự tái sinh một sự sống mới, một cuộc đời mới bằng máu, thông qua sự tẩy rửa bằng nước. Bỏ qua thần học và các Bí tích, nôm na là Lex Luthor muốn đóng vai Chúa thông qua việc hồi sinh Doomdays bằng máu lẫn công nghệ của người Krypton. Nhưng vì máu của Lex Luthor mang theo DNA của sự ngạo mạn và nước với thể xác của một Krypton chứa đựng sự huỷ diệt đã tạo nên một sinh vật với sức tàn phá vô song là Doomsday – Ngày tận thế cho thế giới khi nó được đản sinh. Lex Luthor chính là kẻ phản Kitô – đối lập với Kal-El Superman và cũng là Chúa Trời trong thế giới của DC.

Điều này đồng nghĩa Superman phải giải quyết  không phải một mà là hai cái ác vốn đã huỷ diệt hành tinh Krypton và đang lan tràn khắp Trái Đất mà Doomsday chính là đại diện dưới một hình dạng kinh hãi. Kết cục trong Batman v Superman: Dawn of Justice là Siêu Nhân đã chết sau khi đâm xuyên cây giáo gắn đá Kryptonite vào tim Doomsday. Đổi lại Superman cũng nhận một phát đâm chí tử cũng vào tim từ ngọn xương nhọn như giáo mọc ra từ cánh tay cụt của Doomsday – khoảnh khắc cao trào nhất trong Batman v Superman: Dawn of Justice này gợi nhớ đến hành động một người linh cầm giáo đâm vào cạnh sườn bên phải Chúa Jesus. Cái chết của vị Chúa trong DC đã cứu lấy toàn bộ thế giới cũng như sự chịu chết của Chúa Jesus để chuộc tội thiên hạ.

Tiếp theo thì chúng ta sẽ nói đến Batman.

HÀNH TRÌNH KÊU GỌI CÁC SIÊU ANH HÙNG CỦA BATMAN

Nếu Superman là Chúa trong DC thì người bạn hữu thân thiết nhất của anh – Batman lại chính là Peter – môn đệ đầu tiên của Chúa Jesus trong Thiên Chúa giáo.

Ai đã đọc Kinh Thánh đều biết Peter không chỉ đứng đầu 12 tông đồ, nhưng còn được Chúa Jesus chọn là Giáo hoàng đầu tiên “Này Peter, con là Tảng Đá, trên tảng đá này thầy sẽ xây dựng Hội thánh của thầy mà không một quyền lực nào trên thế gian này có thể đánh đổ.” Khi Batman chính là tảng đá thì Hội Thánh của anh còn là gì đây nếu không phải Justice League do anh lập nên sau cái chết của Superman?

Trong Justice League, Batman bắt đầu một cuộc hành trình cô độc để kết nối những Hộ Vệ lại với nhau để ngăn chặn một tai ương sắp xảy ra, dù không ai tin rằng tai ương đó tồn tại. Thậm chí Batman – Bruce Wayne cũng chỉ xác nhận điều đó qua kẻ phản Kito là Lex Luthor, nhưng cái chết và sự hy sinh của Superman đã khiến anh chấn động đến mức khiến Batman nhận thức rằng: Nếu chỉ có một mình chống lại cái ác thì bản thân Chúa cũng không thể ngăn cản được. Vì thế thay vì chọn việc một mình vào vai anh hùng, Batman đã chấp nhận trở nên kiên nhẫn hơn, tin tưởng hơn vào những người đồng đội mới của mình.

Khi Batman chia sẻ với Wonder Woman rằng mọi việc anh làm là để khiến cái chết của Superman không trở nên vô nghĩa. Cái ác chỉ bị ngăn chặn chứ không biến mất. Sự yên bình chỉ được duy trì nếu có một Tảng đá lớn chắn trước mặt nó khi những hiểm hoạ quay lại. Vì thế, Justice League nhất định phải được thành lập nhưng không vì lợi ích của bất cứ ai, mà để bảo vệ cuộc sống của chính mỗi siêu anh hùng dù rằng ai cũng có những bất hạnh và bất toàn của mình.

Batman thực sự rất giống với thánh Peter, cả hai đều không phải là người giỏi nhất, nhưng là người được chọn để quy tụ, dẫn dắt những người giỏi nhất và chờ đợi sự quay trở lại của vị Chúa họ tôn thờ, dù rằng chính họ cũng không biết rõ ngày đó là lúc nào, hay bao giờ.

Tuy vậy, Batman và Peter vẫn phải làm những gì mình phải làm: tin tưởng vào tất cả dù mỗi người đều hồ nghi về việc họ làm. Đối với họ, thông qua việc làm này thì vị Chúa của mình mãi mãi trường tồn và sẽ quay trở lại vào một ngày nào đó trong tương lai, dù cho chẳng có ai biết được cụ thể là lúc nào và bao giờ cả.

Nhưng trước hết, cứ đi rồi sẽ thấy. Cứ gõ cửa thì cửa sẽ mở. Tất nhiên, trong Justice League, Batman cùng những người anh chị em của mình đã thấy và cửa cũng đã mở, theo cách họ muốn.

SỰ TÁI SINH CỦA SUPERMAN VÀ CHIẾN THẮNG CỦA TÌNH YÊU

Justice League đã có quyết định táo bạo là hồi sinh Superman.

Dù hồ nghi, dù lo lắng của các siêu anh hùng hiện rõ qua đoạn hội thoại giữa Aquaman và Wonder Woman khi tái sinh Superman thông qua Mother Box – Hộp Mẹ, một vật chất chứa đựng thứ công nghệ có thể nghịch đảo thời gian, hoán chuyển sinh tử, nhưng tất cả vẫn phải thực hiện vì không còn cách nào khác. Lần này, Các siêu anh hùng đã thay Lex Luthor cùng nhau đóng vai đấng sáng tạo trong Căn phòng Sáng Thế để đem Superman trở lại.

Trong Justice League, có 3 Mother Box tồn tại song song nhau nhưng lại hợp thể được thành một. Điều thú vị ở đây là bản chất lẫn tính chất của ba chiếc hộp này chắc chắn là lấy từ khái niệm Ba Ngôi nhập thể trong Cơ Đốc giáo. Ngoài ra, con số 3 cũng là số ngày Chúa Jesus phục sinh sau khi chịu chết.

Khoảnh khắc những siêu anh hùng đưa Superman xuống ao nước chẳng khác nào lúc John Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Jesus. Trong Justice League thì sự ban phép này đem tới tái sinh nhằm tạo ra một niềm hy vọng chứ không phải là huỷ diệt. Dù hồ nghi, nhưng họ vẫn phải thực hiện.

Và Superman đã quay lại.

Khi đứng trên tượng đài đổ nát của chính mình, Superman trong một cuộc sống mới đã nhìn vào từng siêu anh hùng một để kiểm chứng và tìm kiếm một điều gì đó ở họ. Nhưng Chúa Trời của DC đã không thấy, trái lại họ đang lo sợ và nghi ngờ hệt như các môn đệ mà tiêu biểu là Thomas trước sự phục sinh của Chúa Jesus.

“Này Thomas, anh hãy đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”

Chúa Jesus nói với Thomas khi ông nhất quyết đòi kiểm chứng những vết đóng đinh trên thân thể của Người. Còn với Kal-El, anh đã phải dùng sức mạnh của mình để khiến các siêu anh hùng nhận ra được anh chính là Superman sống lại.

Nhưng với Lois Lane thì khác. Chỉ có cô mới khiến Superman dừng tay vì gợi nhớ đến tình yêu của cô và anh trước đây. Trong phim mọi người sẽ cho rằng vì tình yêu lứa đôi thì Superman mới trở lại là chính mình. Đó là một phần, phần còn lại trong tiềm thức của Superman đã nhớ lại những lời mà cha mẹ của anh đã nói trước khi gửi anh tới Trái Đất khi bước vào tàu Krypton để khoác lên bộ trang phục màu đen mang ý nghĩa Người trở về từ cõi chết :

“Con hãy yêu thương và bảo vệ họ như chúng ta đã làm như thế với con, với tất cả tình yêu thương.”

Sau đó Superman đã tới tìm Alfried – quản gia của Batman để xác nhận một điều: Lòng tin của Người Dơi cho những gì mà Superman đã hy sinh cả bản thân mình.

“Cậu ấy biết anh sẽ trở lại và tới đây.”

Chỉ cần câu trả lời này thôi của Alfried thì Superman liền mỉm cười và có mặt ngay thời điểm Justice League cần vị Chúa Trời của mình nhất. Và Superman đã hoàn toàn mãn nguyện, anh đã thấy những gì Batman đã làm, đã thấy những con người đang đấu tranh và bảo vệ lý tưởng của mình.

“Này đây Thầy sẽ ở cạnh anh em mọi ngày cho tới Tận thế.” (Doomsday)

Và Darksied chính là Ngày Tận thế. Nhưng Justice League đã ngăn cản được điều đó xảy ra quá sớm trước khi họ có thể chuẩn bị được tốt hơn. Họ đã chiến thắng một trận chiến lớn đồng thời cũng biết hợp tác với nhau để tạo thành một sức mạnh lớn hơn dưới sự lãnh đạo của Batman, chứ không chỉ trông cậy vào nắm đấm vô song của Superman.

VÀ MỘT ĐIỀU NỮA

Tất cả đều là so sánh và đối chiếu của riêng cá nhân mình thôi nhé.

Mình xin nhắc lại một lần nữa rằng, tất cả chỉ là sự nhìn nhận vả xâu chuỗi về tôn giáo vào một tác phẩm điện ảnh của mình mà thôi. Nên nếu các bạn có thể tìm ra những vô lý hay điều gì đó không đúng ở đây thì cứ thoải mái góp ý với mình nhé.

Tác giả: Đức Nhân
Biên tập: THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Hiểu về tâm lý đàn ông là tặng phẩm đính kèm sau khi một người phụ nữ hiểu rõ quy luật tâm lý của chính mình

0

Khi yêu, đàn ông không hẳn nhất quán với lời nói và hành động như bạn nghĩ

Phần lớn phái mạnh đều thừa nhận rằng họ rất thẳng trong suy nghĩ, không vòng vo, không cầu kỳ, không tiểu tiết. Mọi thứ với họ đều đơn giản, trắng-đen rõ ràng. 

Nhưng vấn đề là họ nói, còn hành động có giống với những lời đã nói ra hay không mới là thứ mà phụ nữ phải cẩn trọng.

Cứ thử làm cuộc khảo sát nhỏ về những tình huống nảy sinh với những người mà bạn từng quen xem, liệu khi bạn không hào hứng, tỏ thái độ vô tư, hời hợt với người đàn ông của bạn, anh ấy sẽ phản ứng ra sao?

Nếu người ấy thật sự yêu bạn, anh ấy sẽ nổi đóa. Nếu yêu nhưng chưa đủ nhiều, anh ấy sẽ đặt lên bàn cân giữa việc nên hay không nên đầu tư cho mối quan hệ này. Nếu chỉ đang tìm hiểu, anh ấy sẽ im lặng, tự mình đi đến kết luận ngay rằng: “Cô ta không hề hứng thú với mình.”

Cho dẫu một số nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng đàn ông không thích người phụ nữ của mình hiện diện quá thường xuyên, nhưng không có nghĩa anh ta thích đối mặt với những khoảng trống trải khi vắng bạn, đâu đó họ vẫn thích sự ràng buộc. 

Sự thật về tâm lý của đàn ông

Cũng như phụ nữ, không hẳn đàn ông nào cũng có những suy nghĩ giản đơn. Khác với dạng người thẳng thắn nhưng lại cẩu thả trong quan điểm, với những người đàn ông thông minh, suy nghĩ của họ phải cực kỳ thấu đáo, họ cẩn trọng trước mọi lời mình nói ra và có những quyết định sáng suốt. 

Cũng vậy, trong tình yêu, một người đàn ông thông minh thường là người rất nhạy ở khoảng phóng chiếu cảm xúc của bản thân lên đối phương. Điều đó có nghĩa, bạn không cần nói ra nhưng anh ta vẫn sẽ hiểu suy tư của bạn đang cất giấu, từ đó có những hành động chữa lành giúp bạn. 

Ở người đàn ông này họ có năng lực thấu cảm, tâm trí và tâm thức nhất quán, dù kiệm lời, nhưng vẫn bạn sẽ luôn cảm nhận sự ấm áp từ anh ấy. Chẳng có rắc rối nào bị đè nén ngoại trừ bản thân người phụ nữ đòi hỏi quá nhiều từ một người đàn ông mà không nhận thức được tại sao tâm mình lại khởi phát những ham muốn như vậy.

Ngược lại, khi nói đàn ông suy nghĩ thật đơn giản, anh ấy bao giờ cũng thẳng thắn, thiết nghĩ chỉ dành cho những anh chàng đang chưa hoàn thiện về mặt nhận thức.

Vì tâm trí anh ấy còn đang bối rối, tâm thức chưa vững vàng, khi mâu thuẫn xảy ra, làm sao anh ta có đủ lập luận thuyết phục được bạn. Giới hạn về mặt ngôn từ cũng là giới hạn về mặt tri thức. Cách thuận tiện nhất, anh ta chỉ biết phản ứng lại theo cảm xúc của bạn. Anh ta không thực sự hiểu cảm xúc của mình, làm sao anh ấy có thể đồng cảm cho trạng thái cảm xúc mà bạn đang có đó.

Anh ta giận giữ với đồng nghiệp của mình nhưng không rõ lý do gì anh ta lại giận giữ, anh ta nhầm lẫn cơn giận của mình là do người khác mang đến chứ không phải cái bản ngã của anh ta bị chà đạp, thế thì khi bạn nổi cơn thịnh nộ với anh ta, làm sao anh ta phân tích được nguồn cơn khiến bạn mất kiểm soát đây. Anh ta bất lực. Và thế, anh ta sẽ kết luận rằng bạn là kẻ rắc rối, phiền phức. 

Suy cho cùng, tâm lý của đàn ông không hẳn là điều phụ nữ cần tìm hiểu, thứ thật sự cần phải quán chiếu mỗi ngày là tâm lý của chính người phụ nữ ấy.

Vì sao?

Khi bạn thật sự tường tận mọi ẩn khuất tâm lý của mình, với tâm lý đàn ông, không còn là nan đề. Ngay từ đầu, bạn sẽ chẳng nhầm lẫn trong việc chọn người đàn ông có tích cách tuyệt vời với người đàn ông, mà ở họ, bạn bỗng thấy mình tuyệt vời.

Vì chưa hiểu mình nên bạn mới cần người có tính cách phù hợp, để rồi thời gian trôi, bạn lại khẳng định người ấy chẳng hợp với bạn chút nào.

Nếu người đàn ông của bạn làm nhiều hơn nói, bạn vội vàng kết luận họ là người đáng tin cậy, để rồi anh ta quá tập trung vào hành động của mình, quên mất việc phải nói những lời ngọt ngào mà bạn muốn nghe, bạn lại cảm thấy bơ vơ, không nhận được sự quan tâm từ anh ấy. Nhu cầu kết nối bằng lời nói là thứ khiến bạn thất vọng. 

Hoặc khi bị thu hút bởi lối duyên dáng của một gã đàn ông mồm mép không bao giờ ngơi nghỉ, đến lúc tình yêu tắt lịm cùng cơn gió, kết quả thực tế của anh ta không làm bạn hài lòng, bạn lại tìm bên ngoài một ví dụ để gán cho người đàn ông của mình là kẻ ba hoa, vô dụng…

Dù là tình huống nào đi chăng nữa, để không rơi vào bế tắc, tâm lý của người cần tìm hiểu phải là chính bản thân bạn trước tiên. Hiểu về tâm lý đàn ông là tặng phẩm đính kèm sau khi một người phụ nữ hiểu rõ quy luật tâm lý của chính mình.

Tác giả: Lê Duyên

Biên tập: THĐP

Ảnh: Crystal Shaw on Unsplash


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tự học (phần 3): Thành nhân tính trước, thành công tính sau

0

Vào năm 2001, cậu bé Daniel Radcliffe đã được chọn vào vai chính trong bộ phim Harry Potter Và Hòn Đá Phù Thủy được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên. Bộ phim thành công rực rỡ, mang về 975 triệu USD cho nhà sản xuất. Daniel lúc này mới chỉ 12 tuổi, đã trở thành triệu phú nhờ mức cát-xê khổng lồ khi các bạn cậu còn đang trốn học đi chơi game.

Radcliffe sau đó tiếp tục thủ vai chính trong 7 phần còn lại của loạt phim Harry Potter. Chuỗi phim trở thành một trong những thương hiệu ăn khách nhất lịch sử, mang về tổng cộng 8,5 tỉ USD. Khi loạt phim kết thúc vào năm 2011, Radcliffe lúc này đã trở nên cực kỳ giàu có với tài sản hàng chục triệu USD¹. Anh là một trong những thiếu niên giàu nhất không thuộc hoàng gia Anh, và tên của anh luôn dẫn đầu trong những bảng xếp hạng tài sản của những người trẻ tuổi.

Nhưng bất chấp thành công rực rỡ của mình, Radcliffe vẫn không có được một cuộc sống hạnh phúc. Anh bị stress nặng do phải đóng vai Harry Potter cả trong phim lẫn ngoài đời. Anh gặp áp lực lớn trong công việc, và cảm thấy hoang mang vì những ánh nhìn từ công chúng. Radcliffe sau đó tìm đến rượu để giải tỏa những gánh nặng tinh thần mà anh phải đối mặt. Ở tuổi thiếu niên, Radcliffe thường xuyên rơi vào tình trạng say xỉn bất kể ngày hay đêm. Thỉnh thoảng anh đến phim trường và vào vai Harry Potter khi vẫn còn đang say rượu. Thỉnh thoảng, người ta bắt gặp Harry Potter trong các quán bar đang nốc rượu ừng ực, quần áo xốc xếch còn hơi thở thì nồng nặc mùi cồn. Trong một cuộc phỏng vấn, Radcliffe trả lời rằng: “Tôi đã uống rất nhiều vào những phần cuối của Potter và uống thêm cả sau khi nó kết thúc, tôi đã rất hoảng loạn, tôi không biết phải làm gì tiếp theo, tôi sẽ không thoải mái nếu để bản thân tỉnh táo.”

Mặc dù chúng ta luôn mong muốn có được cuộc sống của những người thành công, cuộc đời họ lại không hạnh phúc như chúng ta vẫn tưởng. Đa số những người nổi tiếng đều không có cuộc sống hạnh phúc. Rất nhiều ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ lừng danh mắc các chứng nghiện chất kích thích hoặc sa vào nhiều các tệ nạn. Những người thành công khác không sa đọa lại thường không có được cuộc sống cá nhân và hôn nhân hạnh phúc. Chúng ta khao khát có một sự nghiệp thành công, nhưng những người thành công lại không hạnh phúc, thậm chí là sống đầy đau khổ. Tại sao lại như vậy? Và nếu vậy thì ta có nên khao khát thành công hay không?

Kỹ năng sống và kỹ năng sự nghiệp

Tiền bạc và danh vọng là thước đo của con người trong xã hội hiện nay. Bạn càng giàu có và nổi tiếng, xã hội sẽ càng coi trọng bạn. Vì thế, toàn bộ quá trình học tập và trau dồi bản thân của chúng ta hướng đến việc: làm sao để trở nên giàu có hơn. Tất cả những môn chuyên ngành mà trường học dạy chúng ta, hay những kỹ năng nghề nghiệp mà ta trau dồi, những bằng cấp mà ta cố gắng đạt được đều là để kiếm được thêm nhiều tiền hơn. Chúng ta thường dành toàn bộ thời gian phát triển bản thân của mình nhằm vào việc phát triển các kỹ năng sự nghiệp như ngoại ngữ, các bằng cấp và chứng chỉ, hay các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc.

Nhưng cuộc sống của chúng ta không chỉ có vấn đề về tiền, ta còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác của cuộc sống. Những rắc rối lớn nhất trong cuộc sống của ta thường đến từ một trong hai nơi: thế giới nội tâm và thế giới xã hội bên ngoài.

Thế giới nội tâm của mỗi người rất rộng lớn và là nơi ta phải đối mặt với nhiều vấn đề về cảm xúc tiêu cực như: tự ti, lo lắng, cô đơn… Những cảm xúc tiêu cực này thường gây nhiều đau khổ cho ta nhất, và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vấn đề về lối sống hàng ngày của ta như có nhiều thói quen xấu, nghiện chất kích thích, vô độ, sa vào những tệ nạn,… Bên cạnh đó, ta cũng gặp nhiều rắc rối với xã hội bên ngoài. Hầu hết mọi người đều có vấn đề trong việc giao tiếp, các mối quan hệ, hay đối mặt với ánh nhìn từ người khác. Ngày nay, việc tự ti, mặc cảm hay bất lực trong việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh đang gây ra ngày một nhiều rắc rối hơn.

Các vấn đề cuộc sống này, vấn đề nội tâm và vấn đề xã hội chiếm một phần lớn hơn trong cuộc đời ta so với vấn đề tiền bạc. Ta thường bị dày vò bởi cô đơn và tự ti nhiều hơn là vì sự thiếu thốn vật chất. Những cảm xúc tiêu cực mà ta gặp phải, lối sống vô độ và các mối quan hệ xã hội gây nên nhiều đau khổ cho ta hơn so với việc ta không có được thành công hay danh tiếng. Có rất nhiều người sống ở những vùng nông thôn nghèo nhưng vẫn hạnh phúc, trong khi nhiều ngôi sao sống trên đỉnh tòa tháp 90 tầng lại vẫn cứ đau khổ. Với Radcliffe, tiền bạc hoàn toàn không phải là vấn đề với anh. Nhưng anh gặp vấn đề nghiêm trọng với những áp lực trong cuộc sống của mình. Đó là lý do Radcliffe tắm mình trong rượu để cố gắng quên đi những vấn đề ấy. Đó là lý do anh nói mình không thoải mái khi bản thân tỉnh táo. Vì khi tỉnh táo, Radcliffe sẽ lại phải đối mặt với những vấn đề nội tâm và xã hội của mình. Thói xấu đó, cũng chính là một vấn đề đã kéo lùi cuộc đời của Radcliffe.

Để giải quyết những vấn đề cuộc sống này, ta cần có những kỹ năng mà tôi gọi là kỹ năng sống. Đó là những kỹ năng sẽ giúp ta giải quyết được các vấn đề nội tâm và hòa hợp tốt với xã hội. Những kỹ năng sống thiết yếu nhất có thể kể đến như: cân bằng cảm xúc, kiểm soát bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh, giao tiếp và ứng xử, tự tin, xây dựng các mối quan hệ,…

Kỹ năng sự nghiệp quyết định thành công của ta, còn kỹ năng sống quyết định hạnh phúc trong cuộc sống của ta. Có nhiều kỹ năng sự nghiệp sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền, nhưng có nhiều kỹ năng sống sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề cuộc sống và hạnh phúc hơn. Việc ứng xử với các cảm xúc của bản thân sẽ quyết định mức độ hạnh phúc nội tại của ta. Việc xây dựng các thói quen tốt sẽ dẫn đến một lối sống lành mạnh để ta có thể hạnh phúc. Việc đối nhân xử thế sẽ quyết định những người ở bên ta, và thái độ của ta với những phán xét từ xã hội. Nếu ta có những kỹ năng sống cần thiết, ta sẽ có thể

a) Xử lý được những cảm xúc tiêu cực.

b) Xây dựng lối sống tốt.

c) Giao tiếp xã hội tốt.

Đó là những nền tảng quan trọng nhất của một cuộc sống hạnh phúc.

Radcliffe rất giỏi về các kỹ năng sự nghiệp. Khả năng nghệ thuật của anh quá tuyệt vời và nó mang lại sự giàu sang tột bậc khi anh mới chỉ ở tuổi thiếu niên. Nhưng Radcliffe đã thiếu hụt quá nhiều kỹ năng sống. Anh không biết làm gì với sự hoang mang và tự ti của mình. Đó là lý do anh ở trên đỉnh vinh quang cùng với một cuộc đời đau khổ và những chai rượu.

Nền văn hóa của chúng ta coi trọng thành công, và vì thế mà đa phần mọi người đều chỉ quan tâm tới việc xây dựng sự nghiệp. Xã hội chỉ tập trung vào khuyến khích mọi người mài giũa các kỹ năng sự nghiệp. Các trường học chỉ dạy sinh viên cách kiếm tiền và các diễn giả chỉ toàn nói về làm giàu. Các phương tiện truyền thông thì suốt ngày ra rả về thành công, những người thành công, và làm thế nào để thành công. Xã hội luôn cho rằng những kỹ năng sự nghiệp quan trọng hơn những kỹ năng sống, và điều này tạo nên nhiều vấn đề.

Vấn đề của người thành công

Mục tiêu của đa số mọi người trong chúng ta là thành công và danh vọng. Chúng ta hướng đến cuộc sống của người nổi tiếng vì cho rằng nếu có được thành công và danh vọng như họ thì ta sẽ rất hạnh phúc. Đó là lý do ta phấn đấu trau dồi các kỹ năng sự nghiệp. Mọi người thường nghĩ rằng:

TẬP TRUNG TRAU DỒI KỸ NĂNG SỰ NGHIỆP = THÀNH CÔNG = HẠNH PHÚC (1)

Nhưng để có thể thành công, ta cần phải trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Để trở thành chuyên gia, ta cần bỏ ra rất nhiều thời gian để mài giũa một hoặc một nhóm kỹ năng sự nghiệp. Và vì ta chỉ quan tâm đến sự giàu có, ta thường dành toàn bộ thời gian của mình để trau dồi các kỹ năng sự nghiệp và bỏ qua việc trau dồi các kỹ năng sống. Kết quả là, ta sẽ bị dày vò bởi rất nhiều vấn đề với nội tâm và xã hội (thứ chiếm phần lớn hơn trong cuộc đời) vì ta không có những kỹ năng sống cần thiết để giải quyết chúng. Ta có thể sẽ có được thành công từ những kỹ năng sự nghiệp, nhưng thiếu hụt kỹ năng cuộc sống dẫn đến ta gặp rất nhiều vấn đề cuộc sống và sẽ không có được hạnh phúc.

Đó là những điều xảy ra với những người nổi tiếng. Họ dành cả đời mình cho sự nghiệp đến mức không biết những kỹ năng sống cần thiết để giải quyết vấn đề mình. Daniel Radcliffe đã dành cả tuổi thanh xuân để mài giũa khả năng diễn xuất, nên anh không biết cách đối mặt với những cảm xúc của mình, và thế là anh chìm trong rượu. Diego Maradona chỉ mải miết trau dồi kỹ năng sân cỏ, nên ông không biết cách nào để xây dựng một lối sống lành mạnh, cuối cùng “cậu bé vàng” trở thành một gã hư hỏng và nghiện ngập. Avicii² quá đam mê với âm nhạc và bỏ qua vấn đề về sức khỏe và stress của mình, điều ấy dẫn đến giấc ngủ mãi mãi của chính anh, dù cho anh đã đánh thức rất nhiều người. Marilyn Monroe mắc chứng trầm cảm và đổ vỡ trong những cuộc hôn nhân vì bà đã không biết gì hơn ngoài làm diễn viên và người mẫu.

Đa số những người thành công và nổi tiếng không có được cuộc sống hạnh phúc. Họ thiếu hụt quá nhiều kỹ năng sống nên thường gặp vấn đề nghiêm trọng về tinh thần hoặc các mối quan hệ trong đời họ. Đó là lý do vì sao những người nổi tiếng rất hay sử dụng chất kích thích để quên đi các vấn đề này. Đó là lý do vì sao mà nhiều nhà văn và nhạc sĩ tài ba nếu không tự tử vì rượu thì cũng tự nhét họng súng vào mồm mình. Khác với suy nghĩ thông thường, việc tập trung vào thành công thường dẫn đến:

TẬP TRUNG TRAU DỒI KỸ NĂNG SỰ NGHIỆP = THÀNH CÔNG (HOẶC KHÔNG) = THIẾU HỤT KỸ NĂNG SỐNG = CÓ NHIỀU VẤN ĐỀ CUỘC SỐNG = ĐAU KHỔ (2)

Thế đấy. Vụ này cứ như một trò lừa đảo vậy. Mặc dù ta dành cả đời mình theo đuổi thành công và nghĩ rằng nó sẽ mang lại hạnh phúc cho ta³ , câu trả lời lại hoàn toàn ngược lại. Việc theo đuổi thành công trớ trêu thay lại thường không mang lại hạnh phúc.

Nhưng mục tiêu của ta thì vẫn luôn là hạnh phúc. Hạnh phúc là lý do ta cố gắng có được thành công và danh vọng. Vậy sẽ thế nào nếu ta trau dồi các kỹ năng sống thay vì các kỹ năng sự nghiệp, thứ quyết định hạnh phúc của ta?

Thành nhân tính trước, thành công tính sau

Khác với niềm tin chủ đạo trong xã hội hiện nay, thành công về mặt vật chất và danh tiếng không được coi trọng trong phần lớn lịch sử loài người. Giàu sang và danh vọng chỉ được xã hội đặt lên hàng đầu từ nửa cuối thế kỷ 19 cho đến nay, sau khi cách mạng công nghiệp lần thứ 2 xảy ra. Những kỹ năng sự nghiệp như kế toán, luật, tài chính, quản trị chỉ được coi trọng và đưa vào giảng dạy rộng rãi sau thời gian này.

Trước đó, thế giới của chúng ta coi trọng những người có kỹ năng sống hơn những người có kỹ năng sự nghiệp. Vào thời cổ đại, những cá thể mạnh mẽ có khả năng đương đầu với khó khăn và kết nối các thành viên sẽ trở thành thủ lĩnh, chứ không phải những người dự trữ được nhiều thịt trong hang đá. Xã hội vẫn tiếp tục coi trọng các kỹ năng sống cho đến trước khi công nghiệp xuất hiện. Những chủ nghĩa triết học như Nho học, chủ nghĩa Khắc kỷ hay những tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo được đưa vào giảng dạy và trở thành tư tưởng chủ đạo của xã hội vì đó là những chỉ dẫn về kỹ năng sống⁰. Xã hội xưa tôn vinh và chú trọng đào tạo những người có khả năng kiểm soát tâm trí, cân bằng cảm xúc và giao tiếp tốt hơn là những người có khả năng làm giàu. Ví dụ như các tầng lớp trong xã hội phương đông là “sĩ, nông, công, thương”. Sĩ là những người có các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Họ được coi trọng hơn so với Thương nhân – những người có nhiều tiền bạc. Nói chung, trong phần lớn lịch sử con người coi trọng những kỹ năng sống hơn những kỹ năng sự nghiệp. Họ coi trọng việc THÀNH NHÂN hơn là THÀNH CÔNG.

Như tôi đã thể hiện trong 2 bài viết trước, quan điểm trong việc tu thân của tôi khác hẳn so với những quan niệm phổ biến trong xã hội hiện nay. Tôi cho rằng: Vì những vấn đề cuộc sống sẽ dày vò ta nhiều hơn các vấn đề sự nghiệp, ta nên ưu tiên mài giũa các kỹ năng sống nhiều hơn so với các kỹ năng sự nghiệp. Chúng ta nên học cách thấu hiểu cảm xúc của bản thân nhiều hơn học ngoại ngữ. Ta nên học cách giao tiếp và ứng xử với người khác nhiều hơn học các môn chuyên ngành. Ta nên mài giũa sự tự tin của mình nhiều hơn trau dồi kiến thức chuyên môn. Ta nên xây dựng lối sống tốt trước khi gây dựng sự nghiệp lớn. Hay có thể nói là: Ta nên chú trọng đến việc thành nhân hơn là thành công.

Có 2 lợi ích siêu to khổng lồ dẫn tôi đến quan điểm này:

Thứ nhất, việc mài giũa các kỹ năng sống sẽ giúp ta giải quyết được các vấn đề cuộc sống, và từ đó ta sẽ có thể sống hạnh phúc kể cả khi không có được thành công. Hạnh phúc phụ thuộc vào lối sống, tâm trí và các mối quan hệ của ta nhiều hơn là sự giàu có. Việc trau dồi các kỹ năng sống sẽ giúp ta có một lối sống lành mạnh và những mối quan hệ tốt, từ đó đem lại cuộc sống viên mãn cho ta. Nếu tôi gặp vấn đề với sự cô đơn và không biết làm thế nào để trò chuyện với cô gái mà tôi thích, việc trau dồi trí tuệ cảm xúc và khả năng giao tiếp sẽ giúp tôi giải quyết được hai vấn đề này và tôi sẽ hạnh phúc hơn với cuộc sống của mình. Việc biết cách kiểm soát bản thân sẽ giúp tôi xây dựng các thói quen lành mạnh, việc tự tin sẽ giúp tôi thoải mái trong đời sống xã hội. Thành thục các kỹ năng sống là chìa khóa giúp ta xử lý những vấn đề cuộc sống xảy ra liên miên bất tận trong cuộc đời mình, và nó sẽ giúp ta có một cuộc sống hạnh phúc hơn cũng như phải chịu đựng ít đau khổ hơn. Chẳng phải điều cuối cùng ta mong muốn là hạnh phúc hay sao?

Thứ hai, vì ta trở nên hạnh phúc hơn, ta sẽ có thể trở nên thành công hơn. Mọi người thường nghĩ rằng khi ta thành công thì ta sẽ hạnh phúc. Nhưng thực tế thì thành công tác động rất ít đến hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ những thành công sẽ qua đi rất nhanh và xét về mặt tổng thể cuộc sống thì thành công hơn không mang lại nhiều hạnh phúc hơn. Daniel Radcliffe và những người nổi tiếng là minh chứng sống động cho điều này. Ngược lại, hạnh phúc có tác động rất lớn tới thành công. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi con người hạnh phúc hơn thì họ sẽ thành công hơn⁴. Khi bạn đang gặp chuyện vui, bạn sẽ làm việc tốt hơn rất nhiều. Việc có được các kỹ năng sống là bàn đạp để có được hạnh phúc, và hạnh phúc ấy sẽ tạo đà cho thành công. (Chẳng phải bạn đã học tốt hơn rất nhiều khi có mối tình đầu hồi cấp 3 hay sao?) Và cũng chỉ khi đó thì thành công mới có ý nghĩa. Xét cho cùng thì nếu ta đứng trên đỉnh vinh quang nhưng chìm trong đau khổ, thì thành công ấy có còn ý nghĩa gì đâu cơ chứ?

Vì thế, công thức thực sự của việc phát triển bản thân nên là:

TRAU DỒI KỸ NĂNG SỐNG = SỐNG TỐT = HẠNH PHÚC → THÀNH CÔNG

Đây là một công thức tốt hơn. Nó đàm bảo ta sẽ có được hạnh phúc và thành công, so với chỉ thành công như công thức (2).

Thành công trên nền tảng thành nhân

“Này Huy, cái vụ trau dồi kỹ năng sống này nghe hay thật đấy, nhưng còn chiếc Mercedes mà tôi đang cố tiết kiệm tiền để mua thì sao? Thế còn vị doanh nhân thành đạt được mọi người ngưỡng mộ mà tôi đang cố trở thành thì sao? Còn cả căn biệt thự ven hồ mà tôi vẫn ao ước bấy lâu nay nữa chứ? Nếu tôi toàn trau dồi kỹ năng sống, thì tôi sẽ chẳng có được thành công mà tôi vẫn muốn à? Tôi chẳng thích thế đâu.”

Tôi rất vui vì thắc mắc của bạn.

Khi tôi nói rằng ta nên trau dồi kỹ năng sống, điều ấy không có nghĩa là ta nên bỏ qua các kỹ năng sự nghiệp. Việc có một sự nghiệp thành công là mong ước chính đáng và không có gì xấu cả. Tuy nhiên, ta nên sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong danh mục cố gắng của mình. Những vấn đề cuộc sống nghiêm trọng hơn những vấn đề sự nghiệp, và ta nên mài giũa những kỹ năng sống trước tiên và nhiều hơn so với những kỹ năng sự nghiệp. Ta nên thành nhân trước khi thành công, và dùng những kỹ năng sống và hạnh phúc mà mình đạt được từ thành nhân để tạo bàn đạp tiến tới thành công.

Cái hay của việc trau dồi kỹ năng sống là: những kỹ năng sự nghiệp quan trọng nhất đều được cấu thành từ những kỹ năng sống. Nếu ta thành thục các kỹ năng sống cốt lõi, ta cũng sẽ thành thục các kỹ năng sự nghiệp quan trọng.
Giả sử như bây giờ tôi bắt đầu một công việc kinh doanh online. Những kỹ năng sự nghiệp quan trọng nhất với tôi sẽ là a) Khả năng vượt qua khó khăn trong kinh doanh, b) Kỷ luật bản thân trong công việc và c) Khả năng giao tiếp, kết nối với đối tác và nhân viên. Bạn có thể thấy, nếu như tôi thành thạo các kỹ năng sống, tôi cũng sẽ có thể thành thạo luôn những kỹ năng sự nghiệp này. Nếu như tôi có được khả năng cân bằng cảm xúc, tôi sẽ có thể vượt qua giông bão xảy đến với tôi. Nếu như tôi biết cách xây dựng thói quen và điều độ trong cuộc sống hàng ngày, tôi cũng sẽ dễ dàng có được kỷ luật trong công việc. Và nếu tôi biết cách nắm bắt và thấu hiểu cảm xúc của người khác, tôi hẳn sẽ có thể giao tiếp với đối tác và thu hút nhân viên. Những kỹ năng sống như EQ hay kỷ luật bản thân cũng sẽ là nền tảng để học các kỹ năng sự nghiệp khác như kế toán, marketing, quản lý tài chính. Nếu như tôi có thể kỷ luật bản thân để học tập và làm việc 12 tiếng mỗi ngày, những kỹ năng sự nghiệp kia có gì khó để thành thạo đâu cơ chứ?

Bí quyết của món súp là trau dồi những kỹ năng sống cốt lõi nhất, và nó sẽ giúp bạn thành thục luôn những kỹ năng sự nghiệp thiết yếu nhất. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng các kỹ năng sống như trí tuệ cảm xúc có tác động đến thành công nhiều hơn kỹ năng nghề nghiệp⁵. Ngược lại, nếu ta dành toàn bộ thời gian để trau dồi các kỹ năng sự nghiệp, ta sẽ lại đi vào vết xe đổ của những người nổi tiếng.

Khi viết bài viết này, tôi chợt nhớ về điều mà bố mẹ tôi vẫn hay nói khi tôi còn nhỏ và lười học, “Bố mẹ chỉ mong con học để nên Người.” Nên Người ở đây theo tôi hiểu là có một cuộc sống tốt và có được những đức tính tốt. Cũng như những đứa con ngoan ngoãn khác, tôi ghi lòng tạc dạ lời dạy của bố mẹ trong…3 ngày. Sau đó thì tôi trốn học và đi chơi điện tử.

Khi tôi lớn lên và bắt đầu có một chút trách nhiệm với việc hoàn thiện bản thân mình, tôi lại bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của xã hội và coi trọng thành công hơn hết. Mục tiêu của tôi luôn là cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Khát vọng của tôi là trở thành một người giàu có mà khi tôi bước vào công sở, mọi người sẽ dạt sang hai bên mà ngả mũ cúi chào tôi. Và điều ấy sớm dẫn tôi tới vô vàn rắc rối trong cuộc sống.

Tôi cứ ngỡ rằng, bố mẹ mong muốn tôi thành công. Nhưng bố mẹ tôi chẳng bao giờ nói như vậy cả. Bố mẹ tôi chẳng bao giờ bảo rằng, bố mẹ mong con học để trở thành triệu phú dollar, mua một căn nhà ở Ciputra và cuối tuần đưa bố mẹ đi mua sắm ở Tràng Tiền Plaza. Bố mẹ tôi chẳng bao giờ nói như vậy cả.

Ông bà chỉ mong tôi nên Người mà thôi.

Bài viết liên quan:

Tự học (phần 1): Không trông chờ được gì nhiều từ trường học

Tự học (phần 2): Học chủ động thay vì học thụ động

Bạn có thể ghé thăm blog của tôi tại: fb.com/cahoileothac

Tác giả: Vũ Đức Huy

Biên tập: THĐP

Photo by razvan-chisu on Unsplash

CHÚ THÍCH
⁰ Các tôn giáo thực chất là những chỉ dẫn để rèn luyện các kỹ năng sống. Con người sẽ học được những kỹ năng sống về tinh thần thông qua những lời dạy của Chúa Giê-su hay Phật Thích Ca, và họ sẽ xây dựng lối sống tốt dựa trên những điều khuyên răn. Những trường phái triết học cũng giống như vậy. Các trường đại học thời xưa đều là nơi giảng dạy kỹ năng sống thay vì kỹ năng sự nghiệp như hiện nay. Ví dụ như Quốc Tử Giám đào tạo Nho học, hay Đại học Havard ban đầu được mở ra để đào tạo kỹ năng sống từ những lời răn dạy trong Thiên Chúa giáo.

¹ Số liệu về doanh thu phim Harry Potter tham khảo từ Wikipedia

² Avicii (1989 – 2018): DJ, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng. Như những người thành công khác trong thời đại ngày nay, anh bị stress nặng và thường xuyên uống rượu trong các đêm diễn. Ngày 20/4/2018, anh tự sát tại Oman. Bản nhạc hay nhất của anh có tên Wake me up đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người và đó luôn là một trong những bài hát yêu thích nhất của tôi.

³ Không hẳn là những thành công không mang lại hạnh phúc cho ta. Thực tế là có. Thành công có mang lại hạnh phúc nhưng hạnh phúc ấy rất ngắn ngủi. Hạnh phúc là một cảm xúc và nó thường trôi qua rất nhanh. Đêm hôm nay bạn chiến thắng một cuộc thi và hạnh phúc với những lời tung hô, sáng hôm sau có thể bạn đã không còn thấy vui vẻ gì nữa rồi.

⁴ Andrew J. Oswald, Eugenio Proto, & Daniel Sgroi, “Happiness and Productivity,” Warwick Social Sciences, bài nghiên cứu khoa học, 10/2/2014,

⁵ Daniel Goleman (2011), Trí tuệ xúc cảm, Nhà xuất bản Lao động.


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP