26 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 239

Ếch ngồi đáy giếng

*Photo: Judy

 

Phần 1:

Ngày xửa ngày xưa, dưới một cái giếng nọ có một bầy ếch sinh sống. Từ đời này qua đời nọ, chúng sống chết ở đây, chẳng đi đâu cả, cũng chẳng biết thế giới rộng dường nào.

Một hôm nọ, có một con quạ bay ngang qua, ngó xuống đáy giếng và cười khặc khặc:
– Quạ quạ quạ, đúng là ếch ngồi đấy giếng, coi trời bằng vung!

Thế là lũ ếch tức quá, cố nhảy lên giếng để xem “trời nó có hơn cái vung” không. Vài ngày sau, vì miệng giếng cao quá, lũ ếch dần bỏ cuộc, trừ một con ếch có tên là – Cố Chấp.

Nó cứ nhảy lên rồi rơi xuống hết lần này đến lần khác, hết ngày này đến ngày khác, từ năm này qua năm nọ. Có lẽ vì sự chấp nhất của mình mà trời thương, cuối cùng, vào một ngày đẹp trời nọ, con ếch này cũng nhảy ra được khỏi miệng giếng, chưa kịp kiểm tra xem “trời có to hơn cái vung không” thì nó sùi bọt mép chết vì mất sức và đến tuổi.

*Kết: Trong cuộc sống cũng không thiếu những người như vậy, theo đuổi những mục tiêu xa vời một cách mù quáng, để đến khi chạm vào được thì phải đánh đổi bởi thời gian, sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống. Con ếch này còn may mắn là chạm được đích vào những giây phút cuối đời, có lắm người phải tiếc nuối bỏ cuộc giữa chừng nữa kìa. Cuộc sống nó rất tẻ nhạt, chỉ có 2 thứ: Nhảy và chết, không cảm nhận được niềm vui, không có trải nghiệm, cũng chẳng có ai bên mình. Vậy thì dù nó có thành công vào những giây phút cuối đi nữa, thì sao?

Vả lại chắc gì phải nhảy ra khỏi miệng giếng mới là hay?

Phần 2:

Vài năm sau, lại có một con ếch muốn thoát khỏi đáy giếng, con ếch này tên là Trí Tuệ. Khôn khéo hơn, nó gom hết những thứ dưới giếng, ép sát vào tường, chồng cao lên để đứng trên đó, gần với miệng giếng hơn. Sau đó nó bắt đầu tập thể dục, luyện “cơ đùi” trong suốt thời gian dài.

Đến một ngày nọ, nó cảm thấy mình đã đủ sức, leo lên đống rác kia, nó dùng sức bật khỏi miệng giếng. Một lần, hai lần, đến lần thứ mười, nó được như ý nguyện, nhảy vọt ra ngoài giếng, bước vào một thế giới rộng lớn hơn. Cuối cùng nó cũng biết là “trời to hơn cái vung”!

Hít cái không khí mới mẻ, trong lành của khu rừng, nhìn khắp nơi rợp một màu xanh, những cái ao đầy mê hoặc và tiếng chim hót líu lo, nó bỗng cảm thấy yêu cuộc sống này biết bao, thế là nó cất bước dạo chơi khắp khu rừng già này.

Ngày qua ngày, những niềm hứng khởi ban đầu dần biến mất, nó trôi vật vờ giữa những bải cỏ, cánh đồng miên man, cuối cùng nó chết già trong sự buồn chán, tẻ nhạt và cô đơn.

Một thời gian sau, lại một con ếch khác mang tên Khôn Ngoan cũng bước trên con đường này, nó học hỏi những kinh nghiệm của những con ếch trước để lại, nó nhanh chóng vọt ra được khỏi miệng giếng và ngao du khắp nơi, như cái cách mà con ếch Trí Tuệ đã làm.

Đến một ngày nọ, khi nó bắt đầu nhàm chán với những thứ ban đầu thì mới mẻ, dần dần trở nên tẻ nhạt này, nó bỗng nhặt được một quyển nhật ký mà “Trí Tuệ” để lại. Lật ra đọc, nó chảy mồ hôi lạnh với những trải nghiệm cô độc cho đến chết của tổ tiên nó lưu lại. Nó quay về lại miệng giếng, tìm những nhánh cây dài thòng xuống, kéo cả bầy ếch lên sống chung với mình.

Thế là cả một bầy ếch sống chung với nhau vui vẻ trong khu rừng già này, chúng chiếm lấy những cái ao, sinh con đẻ cái, và chẳng bao giờ quay lại cái giếng trước kia nữa.

À, từ đó không còn ai nói câu “ếch ngồi đáy giếng” nữa, bởi đám ếch nó lên hết trên này rồi còn đâu…

Hết

*Kết: Khôn ngoan cũng đúng, trí tuệ cũng chẳng sai, khiến ta sớm đạt được những mục tiêu của mình, làm được những thứ mà ít ai có thể làm được. Tuy nhiên đôi lúc vì theo đuổi những mục tiêu khác mà ta quên mất chúng ta cần sống cùng những người bạn, người thân của mình nữa, chúng ta không thể sống một mình được, nên làm gì thì làm, đừng bỏ quên những mối quan hệ của mình. Thành công một cách hoàn hảo là có kết quả và có cả những mối quan hệ tốt đẹp nữa.

Đừng quên chuẩn bị thật kỹ trước khi bước vào những cuộc chơi lớn, nó có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức, dễ đạt được mục tiêu hơn là cứ mù quáng lao vào đấy.

Một điều nữa là đừng quên công của những người đi trước, giúp những kẻ đi sau tránh được những sai lầm không đáng có, tiết kiệm thời gian và công sức. Và đừng bao giờ cười những kẻ THẤT BẠI, bởi họ đã THẤT BẠI thay cho bạn rồi.

Mong là các bạn thích câu chuyện này. Vì là truyện tự sáng tác, nên sẽ có đôi chỗ sai sót, mong mọi người thông cảm và bỏ qua. Những bài học là do chính bản thân mình rút ra, sau đó cấu trúc lại để viết nên câu chuyện, nên có thể mỗi người sẽ rút ra được những bài học khác cho chính bản thân, hoặc không đồng ý với những gì mình rút ra, mình chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đúng, các bạn sai hay ngược lại, chỉ là góc nhìn và cách sống của mỗi người khác nhau mà thôi.

 

Black Eagle

Câu chuyện này tôi sáng tác để tặng một người

Lời mẹ dặn dò trước lúc lên xe hoa

*Photo: Mulia

 

Mẹ dặn, cuộc sống hôn nhân thời gian đầu sẽ như một bản nhạc cao trào, sẽ có lúc con cảm thấy rất hạnh phúc, và sẽ có lúc con cảm thấy nó thật mệt mỏi. Đó là điều mà cặp vợ chồng nào cũng sẽ trải qua. Con tưởng tượng, con và chồng là hai cá tính, như hai cục nam châm, lúc hút lúc đẩy. Sẽ có lúc chồng sẽ làm con rất hạnh phúc, nhưng cũng có lúc nào đó chồng con sẽ làm con phiền lòng. Con đừng nên để những điều phiền lòng làm hỏng hạnh phúc của mình.

Vì người đàn ông con yêu, con lấy làm chồng, ắt phải có điểm gì đó mà con sẵn sàng chung sống với anh suốt đời. Con nên nhẹ nhàng với những nhược điểm của chồng con và nên hướng chồng con tới những ưu điểm mà chồng con có. Con đừng cố gắng biến anh ấy thành một con người hoàn hảo, vì thay đổi một điều cố hữu rất khó, khó như bản thân con học cách chấp nhận nhược điểm của chồng con vậy. Bởi vậy, cái con có thể làm là hãy hướng chồng con tới những ưu điểm mà anh ấy có để cuộc sống của tụi con thêm ngọt ngào và dịu êm như những bản tình ca lãng mạng.

Mẹ dặn, cãi nhau, dù ai đúng, ai sai đi chăng nữa, cũng nên có người này nhịn, người kia nhịn. Con có thể nhịn chồng lúc này, và chồng con sẽ nhịn con lúc sau. Có vấn đề gì hãy đợi lúc hai đứa bình tĩnh, nhẹ nhàng nói cho nhau nghe. Người ta có câu: “Chim khôn nói tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.” Làm con gái thì nên nhẹ nhàng, mềm mỏng với chồng thì chồng sẽ hiểu sẽ thông cảm cho con. Đàn ông là người vốn dĩ rất mạnh mẽ, nhưng trong sâu thẳm họ lại rất tình cảm. Chồng con thương con, chồng con sẽ không bao giờ để con chịu vất vả, chịu khổ. Bởi vậy, con nếu con muốn cuộc sống hôn nhân ngọt ngào thì con nên ngọt ngào với chồng con.

Mẹ dặn, hạnh phúc gia đình con không chỉ phụ thuộc vào con, vào chồng con mà còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều mối quan hệ gia đình, xã hội. Để giải quyết hết những rắc rối bên ngoài có thể làm gia đình con xáo trộn, con nên nói chuyện với chồng. Hãy nói cho chồng con hiểu rằng: Những gì con lo lắng, băn khoăn là vì sợ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình mình, con cần sự giúp đỡ, sự góp ý kiến của chồng con. Anh sẽ cùng con giải quyết mọi vấn đề. Gia đình là của cả hai con, hai con phải cùng nhau xây dựng, con không nên tự làm mọi việc một mình vì như vậy vô tình, con đã tự mình gạt bỏ sự chung sức của chồng con.

Mẹ dặn, chuyện mẹ chồng nàng dâu đời nào cũng có. Chỉ khi nào con có con, con gả con cho người ta, con mới hiểu được tại sao mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nó khó như vậy. Nhưng con cứ thương mẹ chồng như con thương mẹ, đối xử với mẹ chồng chân thành, tình cảm thì mẹ chồng cũng sẽ hiểu con, thương con. Mối quan hệ tình cảm nào cũng cần có thời gian, con cố gắng rồi sẽ được đền đáp. Mẹ chồng con cũng giống như mẹ, là người mang nặng đẻ đau, là người trải qua nhiều vất vả để có chồng con ngày hôm nay. Bởi vậy, con nên đối xử tốt với mẹ chồng con bằng cả tấm lòng. Bố mẹ hai bên chấp nhận coi hai đứa như con cái trong nhà, đều mong hai con sống hạnh phúc. Bởi vậy, mọi va vấp trong mối quan hệ ban đầu cũng chỉ làm con và bố mẹ chồng con thêm hiểu nhau. Con sống chân thành với bố mẹ chồng thì bố mẹ chồng cũng sẽ thương con như thương chồng con thôi.

Mẹ dặn, người đời có người thương, có người ghét, con không bao giờ làm hài lòng hết được ý trăm họ. Nhưng con nên học cách bỏ qua và bỏ ngoài tai những thứ làm con buồn phiền. Con nên nhớ, hạnh phúc gia đình con là do con quyết định, chứ không phải là người khác quyết định. Nếu ai tốt với gia đình con, con nên trân trọng và ghi tạc trong lòng. Còn nếu ai không tốt với con, con cũng nên bỏ qua. Vì trong mỗi người luôn có xấu tốt. Họ xấu lúc này, nhưng họ sẽ tốt lúc khác. Con đừng để bụng, để tâm con người xấu của họ làm gì, rồi sẽ có lúc, con sẽ thấy được con người tốt của họ thôi.

Mẹ dặn, con đi lấy chồng, ngoài thương gia đình nhỏ, gia đình to, con phải thương bản thân con nhất. Con không nên ôm đồm mọi việc rồi suy sụp, hay để mọi thứ đi quá xa, con giảm sức khỏe, co ốm đau, mẹ xót lắm. Con phải giữ gìn sức khỏe, phải khỏe mạnh cả tinh thần và thể chất bởi vì cuộc sống của con bây giờ không chỉ là cuộc sống của riêng con mà đó còn là niềm tin, niềm vui của chồng con, của gia đình nhỏ, gia đình to. Dù có việc xảy ra, con cũng nên thương bản thân con, con nhé!

Mẹ luôn ở đây khi con cần mẹ giúp đỡ. Nhưng con còn có một người mẹ khác hiểu chồng con sẽ giúp con giải đáp được nhiều vấn đề gia đình. Con luôn có một gia đình to, lúc nào cũng cầu chúc và mong cho gia đình bé của con được hạnh phúc. Hãy vững tin lên nhé con gái!

 

NDLP

150km ý chí

*Photo: Tolamon

 

Đã đi, đã đến và đã đen
Đã “đạp” đau đùi, hông, tay, cổ, vai.

Mình đã nghĩ về 5 điều giúp mình vượt qua 150km ý chí sau 12 giờ đạp xe đạp lần đầu tiên ấy. Hôm ấy trời nắng nóng nực, mồ hôi kê nhễ nhại, bụi bặm nắng gió, người ta tông mình, người ta cạp đất ở bên, điếng hồn đạp tiếp. Cảnh vật hai bên cũng đẹp nhưng có một đoạn đường dài cả chục cây số đi đi về về giống y bong lại nắng nóng. Thành ra ngắm hoài cũng chán, thế là cứ đạp hì hục rồi nghĩ lung tung kiểu “triết học đường phố” để vượt qua nực nội như thế nào… Dưới đây là 5 điều mình đã ghi lại nhật ký giờ lục lại kể lại cho bạn:

1. Luôn luôn giữ mục tiêu trong đầu

Đầu tiên là trong suốt hành trình 150 km ý chí đó, mình luôn giữ một mục tiêu trong đầu là phải bám sát người giỏi nhất (là anh Trí). Cứ thế mà bám theo người dẫn đầu. Mình không đặt mục tiêu là người giỏi nhất. Vì mình biết tất cả những người đi hôm nay đều khỏe hơn tớ rất nhiều… Về thứ 2 … là đủ vui rồi, quan trọng là mình đã vượt qua giới hạn bản thân.

2. Công cụ hiệu quả

Chiếc xe bánh xe nhỏ xíu ma sát ít, vèo vèo đỡ mệt hơn vì tận dụng được tối đa lực quán tính vì ma sát giảm thiểu ở tất cả các bộ phận của xe.

Kỹ năng tốt giống như xe đạp tốt ở chỗ nó là phương tiện để giúp cho mình đi nhanh hơn và xa hơn. Mình về được thứ 2 một phần nhờ có một chiếc xe đạp tốt hơn dù sức khỏe thì không bằng mọi người… Thế nên trang bị một hệ thống kỹ năng tốt trước khi tham gia vào bất kì chặng hành trình cuộc sống nào đó là cực kì quan trọng.

3. Nguyên tắc là thứ bắt buộc phải sử dụng, lơ nó là mình chết liền

Nguyên tắc quan trọng nhất của bất kì môn thể thao nào đó là nhịp thở. Chiều nay, khi duy trì nhịp thở đều trong suốt 2 tiếng đạp xe cuối cùng. Mình thật sự không ngờ đã có thể duy trì suốt một chặng đường dài 60 km cuối đều đặn với cùng một tốc độ… Đến khuya, khi về đến nhà mình vẫn không mệt, vẫn đủ sức khi lại trong nhật kí nè.

Bạn chơi thể thao mà không cân bằng nhịp thở là sẽ không kéo dài được và sau đó về thì cơ bắp mệt mỏi lắm. Trong cuộc sống cũng vậy luôn luôn có những nguyên tắc sống, bạn bỏ qua nó là cuộc sống giết bạn liền.

4. Thở + tập trung cao độ là thền

“Giữa đô thị ngập ngụa. Muốn đầu không nổ tốt nhất là nổ máy. Hai bên tai chỉ còn những tiếng loạt xoạt của gió, tưởng tượng siêu hình thì nó chẳng khác gì căn phòng kín của sự tập trung. Tuổi 25, tôi chọn xe hơn thiền.” – Thắng Sơn Đoàn

Hôm ấy mình thấy rõ hơn chuyện đó. Khi trong đầu bạn chỉ còn những nhịp thở và những suy nghĩ chỉ về thứ mà bạn tập trung. Nhất định bạn sẽ làm được thứ bạn muốn. Sự tập trung cao độ của thiền sẽ giúp bạn rất nhiều khi bạn làm bất kì việc gì.

5. Cuối cùng là niềm vui

Tuy chưa khắc phục được cái mà mọi người hay đùa với nhau: Khi đi chơi thì sẽ có 2 nhóm: 1 nhóm là tôi và nhóm thứ 2 là tất cả những người còn lại… Mọi người cũng vượt qua 150km ý chí và họ có cách của riêng họ. Và với họ đó là niềm vui khi đạp xe, cảm giác đoàn kết cùng nhau vượt qua thử thách. Còn cách của mình là tập trung vào mục tiêu.

Tuy nhiên, mình cũng đã cố gắng khắc phục để hòa đồng hơn với mọi người. Vì cảm xúc vui vẻ, đoàn kết trong suốt chuyến đi cũng cực kì quan trọng.

Thay cho lời kết:

Nếu bạn có ý định phượt thì cũng làm một chuyến nhé. Điều ý nghĩ nhất sau chuyến đi đọng lại có lẽ là cảm giác chiến thắng bản thân. Đã kiên trì “phượt” vượt qua những chặng hành trình dài nực nội thì tin là chúng ta có thể vượt qua nhiều khó khăn khác trong cuộc sống.

Chúc bạn có một chặng hành trình nào đó thú vị cho riêng mình.

 

Tolamon

Hãy tập thói quen: Làm việc tốt!

*Photo: Frozen Flame

 

Trong lúc lên cầu thang để lên phòng họp, tôi gặp một người phụ nữ mang bầu. Bạn ấy dừng chân để “thở” và nhìn những bậc cầu thang dài hun hút một cách “ngao ngán”, dưới chân để một chiếc túi xách. Tôi hỏi: “Bạn có cần không? Mình xách túi giúp.” Bạn ý gật đầu và giải thích: “Mình vừa đi khám về nên mệt quá bạn ạ!” Khi mình vào phòng họp, rất nhiều người nói mình vưa làm một ” nghĩa cử”. thật ngạc nhiên vì việc mình làm nhiều người thấy và họ quan tâm đến điều đó. Còn mình, mình thấy rất hiển nhiên việc đó không có gì đáng chu ý dù rất thất vọng với nhiều người đã nhìn thấy bạn gái mang bầu đó và bước qua.

Tôi tin rằng, trong số những người nhìn thấy phụ nữ kia chắc chắn hơn 1/2 muốn giúp, chỉ có rất ít nguời “vô cảm” bước qua không nghĩ suy gì. Nhưng họ không dám đề nghị. Vì sao? Vì họ ngại ngùng.

Không biết từ bao giờ, đa số mọi người ngại thực hiện một hành động tốt nhưng sẵn sàng thực hiện một hành vi xấu mà chẳng hề xấu hổ. Lỗi này, thói quen này là lỗi hệ thống giáo dục mà chủ yếu là giáo dục từ gia đình. Giáo dục trong gia đình là nền tảng hình thành nhân cách con người. Các hành vi con người thực hiện đều xuất phát từ việc được giáo dục tại gia ra sao? Người lớn thường kêu ca về việc con cái ngày càng khó bảo do môi trường xã hội phức tạp, do nhà trường, do văn hoá du nhập… nhưng căn nguyên của mọi vấn đề chính là xuất phát từ ý chí và mưu cầu của người lớn. Từ đâu mà các trường học ngày càng đề ra những chương trình học nặng nề, từ đâu mà con người càng ngày càng ích kỷ, càng ngày càng chỉ chăm chăm nghĩ đến những việc làm có lợi cho bản thân mình để những việc làm thiện tâm càng ngày càng trở nên phi lý và khó hiểu.

Chúng ta cứ đổ lỗi cho những cái chung chung, trừu tượng, đổ lỗi cho xã hội, môi trường… mà chẳng nhận thấy rằng tất cả những cái đó được tạo nên bởi con người. Ý thức hệ tư tưởng của lớp người trước truyền tụng và kế thừa cho lớp người sau. Nó dần trở thành đặc trưng, bản sắc, lối sống của dân tộc, quốc gia để phân biệt nhận biết giữa người của quốc gia này với người của quốc gia khác.

Nguoi Việt mình có cái rất lạ là luôn thấy mình vô can trong các vấn đề xấu, hoặc đổ lỗi, bao biện cho hành vi ứng xử của mình. Họ có thể lên án, chỉ trích vanh vách những hành động của cộng đồng: Nào là thiếu ý thức, hay chen lấn, vô ý thức nơi công cộng… nhưng chỉ trích, lên án là vậy những người chỉ trích lại luôn trừ mình ra. Tôi đã chứng kiến, một nhóm khoảng 3,4 người đàn ông ngồi bàn luận sôi nổi lên án gay gắt thói bẩn thỉu, thiếu ý thức của mọi người nơi công cộng. Nhưng xung quanh họ đầy rẫy những mẩu thuốc lá. Họ hùng hồn phê phán ngươi khác trong khi thản nhiên búng mẩu thuốc xuống sàn không chút đắn đo. Thật là lạ lùng…

Điều đáng buồn là phần lớn cộng đồng quốc tế nhìn nhận những hành vi xấu như một nét đặc trưng của người Việt Nam. Họ lấy những hành vi thiếu ý thức, vô văn hoá để phân biệt người Việt Nam với những người châu Á khác. Một nhóm người châu Á ồn ào trong nhà hàng nước ngoài, hầu hết những người trong đó đêu kết luận: Họ đến từ Việt Nam. Một người không chịu xếp hàng theo thứ tự, họ luôn nghĩ: Chỉ có người Việt Nam. Lấy đồ ăn dư thừa trong bữa tiệc, họ nói: Việt Nam là thế….

Có lần, người bạn sống lâu năm ở nước ngoài bóc chai nước lavie, anh ý nhìn quanh tìm thùng rác không thấy, liền bỏ vỏ bao vừa xé vào túi quần. Những lần sau, mình để ý anh ấy luôn mang theo một túi đựng rác nhỏ kiểu cuộn (rất tiếc lần đó, mình đã không lấy khi anh hỏi có cần nó không). Bạn chia sẻ: Tuy anh xa quê từ bé nhưng mỗi khi anh đi đến các nước thấy có những biển yêu cầu kiểu như: “Không ăn thừa, lấy thừa thức ăn phạt….” Hay “đái vào đây” hay “hãy xếp hàng” rồi “theo chỉ dẫn” anh thấy tức giận lắm! Có lần, anh tức quá, yêu cầu khách sạn nơi anh ở xé bỏ cái dòng mệnh lệnh “quỷ quái” kia trong WC. Trời ơi! Một khách sạn 5 sao mà sao bất công vậy? Phân biệt người nước này với nước khac là sao?

Anh ý phẫn nộ nói với người quản lý. Anh ta rất kinh ngạc hỏi: “Thưa ông! Ông là người Việt Nam sao?” Anh giận dữ nói: ” Ông có bao nhiêu năm kinh nghiệm mà không thể nhận ra tôi là người Việt Nam?” Người đó ôn tồn: “Tôi nghĩ rằng ông là người đã lâu không sống ở đó rồi.” Anh ý cứ thắc mắc với mình: Ông ta nói vậy là sao?

Tôi mỉm cười, không biết giải thích ra sao vì đúng là anh đã xa đất nước lâu quá rồi.

Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết chúng ta đều ý thức được việc tốt việc xấu. Những nhưng việc làm không tốt thường đem lại cho ta cái lợi tức thì hoặc thoả mãn nhu cầu của ta ngay lập tức. Trong khi đó, hệ thống giáo dục không chú trọng dạy con người hành vi tốt hay xấu gắn liền với danh dự, tự trọng của con người. Mỗi khi ta thực hiện một hành vi xấu xí, vi phạm những chuẩn mực đao đức cơ bản dù là nhỏ nhặt nhất như khạc nhổ nơi công cộng, chửi thề, phóng uế bừa bãi là chúng ta đang hạ cấp liêm sỉ của mình. Nhưng nó dần trở thành thói quen của nhiều người khi họ không bị một sự lên án nào và về cơ bản họ không được giáo dục từ ý thức.

Những hành động vô ý thức thường không bị đánh giá về mặt danh dự, tự trọng con người mà chúng được nhìn với con mắt “vờ như không thấy”. Chính vì vậy, cái xấu cứ đều đặn diễn ra hình thành thói quen bình thản khi làm việc xấu, bình thản thực hiên những hành vi thiếu văn hoá. Dần dà, con người ta ngại làm những việc tốt không hẳn họ sợ phải bỏ công sức mà họ xấu hổ khi việc thực hiện một hành động tốt trở nên khác biệt với số đông.

Điều nguy hại to lớn đối với xã hội, với dân tộc đó là nhưng hành vi xấu đã được chấp nhận một cách hiển nhiên đến nỗi ngươi ta không còn cảm thấy nó là xấu xa cần loại bỏ. Điều này, đang khiến chúng ta những người Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt cộng đồng quốc tế. Sẽ có nhiều người thấy nóng mắt khi đọc bài viết này, sẽ có nhiều người nói ở đâu cũng có người này ngươi kia và không phải tất cả chúng ta đều như vậy. Vâng, đúng là như thế nhưng như tôi đã nói nhưng cái phổ biến, những cái chiếm đa số tạo nên sự đặc trung và cái nhìn tổng quát.

Bạn thân mến, tôi cũng như các bạn chẳng phải là người tri thức uyên thâm hay đạo đức nhân cách gì ghê gớm. Toi chỉ là một người bình thường với nhận thức cơ bản và đôi khi tôi cũng “buông” mình làm những việc “vô ý thức” ” thiếu văn hoá” viết lên những dòng này và chia sẻ với các bạn là cách để tôi tự kiểm điểm lại mình và mong muốn cùng mọi người thay đổi những thói quen ngại thực hiện những hành vi xấu, thay đổi thái độ thờ ơ khi gặp những hành vi xấu mà ta gặp trong cuộc sống.

Không cần phải làm việc gì to lớn chỉ cần bạn thay đổi chính mình và nhắc nhở người thân, bạn bè không thực hiện những hành vi trên thì văn hoá công cộng của chúng ta sẽ được cải thiện rất nhiều. Mỗi người một chút thôi, mỗi người suy nghĩ dành vài phút để suy nghĩ về điều này, dành vài giây để cân nhắc trước khi thực hiện một hành vi thiếu ý thức thì chúng ta sẽ có một cộng đồng văn hoá, một đặc trưng văn hoá, một dân tộc văn minh. Bạn thân mến, hãy để tâm tới những gì tôi chia sẻ bạn nhé!

 

May1980

“Mây của trời cứ để gió cuốn đi”

*Photo: Any Direct Flight 

 

Người ta muốn chia tay, có nên níu kéo không?

Sẽ rất nhiều người khuyên bạn rằng không nên níu kéo làm gì một người đã muốn ra đi nhưng cũng sẽ có người bảo bạn rằng hãy biết dũng cảm níu giữ hạnh phúc của chính mình, như vậy mới là yêu thực sự. Mỗi người một cách suy nghĩ và vì thế sẽ cho bạn những lời khuyên khác nhau. Hãy trân trọng những lời khuyên và những con người ấy vì họ thực sự quan tâm đến bạn đấy. Nhưng có một thực tế không thể chối cãi đó là người ta không phải bạn, người ta không trải qua cuộc tình đó nên tuyệt nhiên không thể hiểu rõ mọi cơ sự để mà đưa ra lời khuyên hợp tình hợp lý nhất. Người duy nhất bạn nên lắng nghe để đưa ra quyết định cuối cùng đó là chính mình.

Khi người kia nói lời chia tay, bạn có cả ngàn lý do để buồn đau, để muốn người đó ở lại bên mình, để tình yêu không vỡ nát ngay trước mắt mình. Nhưng hãy xem những lý do đó là vì mình hay vì người kia, nếu đa số lý do bạn muốn níu chân người kia là vì mình thì xin bạn đấy… hãy để cho người ta đi đi còn nếu lý do là vì người kia thì hãy dũng cảm giữ người đó lại…

Níu kéo người ta vì mình

Chia tay người đó, bạn buồn đau và lo lắng cho chuỗi ngày sắp tới một-mình không-người-yêu? Sẽ không có ai đưa bạn đi xem phim vào mỗi tối cuối tuần, không có ai đưa bạn đi dạo, đi chơi cũng như bạn ốm cũng sẽ không có người mua cháo đến thăm bạn, lúc tức giận không có chỗ để trút? Chưa hết, bạn lo không thể yêu thêm một ai nữa hay bi kịch hơn sẽ chẳng có ai để mắt đến bạn nữa rồi thì “ế”. Những lý do này rất nhiều nhưng tựu chung thì chúng cùng giống nhau ở một điểm “bạn đang lo cho chính mình”. Nếu lý do bạn không đành lòng để cho người đó ra đi là thuộc về kiểu lý do này thì xin bạn… hãy để cho người ta đi đi.

Người đấy đang bất hạnh trong chính mối quan hệ này vì bạn đâu có yêu người ta, bạn chỉ yêu chính bản thân mình mà thôi. Tất cả những gì bạn muốn người ấy làm chỉ là để làm cho bạn vui, thậm chí những gì bạn làm cho người ấy cũng chỉ là vì… mình. Hãy nhìn lại cuộc tình vừa qua, bạn có thấy đúng như vậy không? Bạn muốn người ta phải thế này thế khác, phải làm xem có vừa ý đẹp lòng bạn thì bạn vui không thì bạn cáu giận làm tổn thương người ta. Đây vốn dĩ không phải là tình yêu thì níu kéo làm gì cho khổ người khổ ta. Hãy trả lại tự do cho một tâm hồn, người ấy xứng đáng có một tình yêu trọn vẹn hơn với một người yêu mới biết quan tâm và chia sẻ với anh ấy. Còn bạn, bạn sẽ sớm tìm được một người bạn muốn mang lại cho người ấy hạnh phúc thôi.

Níu kéo vì hạnh phúc của người ấy

Bạn thực sự yêu là khi bạn quan tâm đến người ấy hơn cả chính bản thân mình. Chỉ cần thấy người đó vui và hạnh phúc, chỉ thế là đủ. Bạn chẳng đòi hỏi người đó phải thế này thế kia chỉ để làm bản thân mình hài lòng. Ngay đến cả khi người ấy muốn chia tay, thậm chí bạn cũng giấu nước mắt mà buông tay chỉ để cho người ấy được hạnh phúc hơn, tìm thấy ai đó tốt hơn bạn để yêu. Nhưng bạn ạ… sẽ chẳng có ai yêu anh ta nhiều hơn bạn cũng như không ai có thể làm cho anh ta hạnh phúc bằng bạn được đâu.

Nếu thực sự yêu, hãy dũng cảm giữ lấy bàn tay ấy. Dù khó khăn nhưng hãy thử một lần được hết lòng hết sức với tình yêu của mình. Cho dù có thất bại thì cũng đã trọn vẹn với tình cảm của con tim mình. Hãy chân thành cho người ấy thấy tình cảm của bạn, rằng bạn thực sự yêu và luôn cố gắng để cho người ấy được hạnh phúc. Nếu anh ta cũng thực sự yêu bạn, hai người sẽ có thêm một cơ hội nữa để yêu thương. Nếu không thì bạn cũng hiểu rằng đã đến lúc nên buông tay vì… mình. Anh ta không yêu bạn thì cũng không xứng đáng với tình yêu của bạn. Hãy để dành tình cảm đó cho một người xứng đáng hơn. Yên tâm nhé, người ấy nhất định sẽ đến mà!

Chuyện tình yêu vốn dĩ đã rất phức tạp vì con tim và lý trí đôi khi cứ chạy ngược chiều. Nhưng dù sao đi chăng nữa, là tình yêu và hạnh phúc của mình thì đừng đặt lên tay người khác. Hay là người đưa ra quyết định, bạn nhé!

 

 Bảo Bình

 

Tại sao chàng ”cao thượng”?

*Photo: Ahmed Sinan

 

Nỗi ám ảnh lớn nhất của đám con gái lớp tôi trong những năm tháng cấp 2 có lẽ là một đám quậy phá và hung hãn trong lũ con trai cùng lớp. Bọn này đang ở tuổi dậy thì, bản năng trỗi dậy mạnh mẽ, thèm khát tính dục vô độ. Chúng tụ tập thành một nhóm, chuyên rình khi con gái không chú ý để… vồ ngực họ. Sau khi vồ được một cô, chúng sẽ tuyên bố rằng cô ấy “mất trinh” “còn gì nữa đâu”… và tỏ vẻ khinh nhờn cô ta ra mặt. Đám này truyền tụng nhau câu chuyện về gã trai làng bên cạnh, kẻ đã đập vợ nhừ tử vì “mất trinh” trước khi cưới, rồi đem vợ trả lại bố mẹ vợ. Đối với chúng, anh chàng kia đã dính nhục, tuy nhiên hành động của anh vẫn xứng đáng là “kim chỉ nam” cho cuộc sống tương lai, nếu nhỡ may… gặp phải tình cảnh tương tự.

Điều may mắn nhất là chúng vẫn chưa gây ra vụ hiếp dâm nào. Khi lớn hơn, bắt đầu biết tự trọng, chúng ngưng cái trò tiểu nhân đó, coi như một ký ức đáng xấu hổ không muốn nhắc lại. Tôi hỏi ý kiến của một tay như thế, nay đã tốt nghiệp đại học: “Mày có cần vợ còn nguyên vẹn trước khi cưới không?” “Có cũng được mà không có cũng được” – hắn đáp – “ Mình quan hệ với bao nhiêu đứa rồi, giờ còn đòi hỏi gì nữa? Sống hợp nhau là được.”

Điều gì khiến hắn đổi thay như thế? Một gã có thời từng tôn thờ sự trinh trắng? Tôi không tin hắn bỗng dưng trở nên vĩ đại. Hắn chỉ nhận ra: Cơ hội cưới được một cô gái “trong trắng” khó hơn xưa rất nhiều, và cái ấy cũng không đảm bảo cho hắn được hạnh phúc.

Tình trạng giới trẻ quan hệ sớm đem lại cho chàng điều gì?

Sự xâm lấn của văn hóa phương Tây đã tạo ra những thay đổi đột ngột trong xã hội. Rất nhiều bạn trẻ quan hệ tình dục trước hôn nhân, kéo theo việc ngày càng có ít cô gái giữ được sự “trong trắng” cho đến “phút cuối”. Vì thế, nếu một người đàn ông quá câu nệ chuyện “trinh trắng” từ cô ta, anh chàng chỉ nhận lại được 3 thứ:

Thứ nhất, nếu “may mắn”, sẽ nhận được chiếc màng trinh đích thực. Chàng trai trở nên vô cùng mãn nguyện trong đêm tân hôn vì điều này (mặc dù đêm hôm ấy còn xảy ra nhiều điều khác có thể gây ảnh hưởng trái chiều đến sự mãn nguyện). Nhưng điều đó không hề đảm bảo sự hòa hợp và hạnh phúc giữa hai người trong tương lai.

Thứ hai, đó là cái màng trinh giả. Dịch vụ vá màng trinh, bán màng trinh, hay còn gọi là dịch vụ cung cấp hạnh phúc cho các quý ông câu nệ, hiện nay rẻ và phổ biến. Hy vọng anh chàng đó đủ “kinh nghiệm” để phát hiện “cái ngàn vàng” kia là hàng Việt Nam hay được “nhập khẩu” từ Trung Quốc. Mà phát hiện ra thì sao?

Thứ 3, là sự nghi ngờ. Nếu không biết chắc vợ mình có còn trinh hay không, anh sẽ dằn vặt bản thân và dằn vặt cô ấy triền miên vì chuyện đó. Tôi đố bạn có được hạnh phúc trong tình cảnh ấy. Chắc rằng cả bạn và người kia đều khốn khổ trọn đời!

Với tình trạng quan hệ tình dục sớm như hiện nay, cơ hội để các chàng nhận được cái ngàn vàng trong đêm tân hôn trở nên ngày càng khó khăn. Do đó, bạn càng cố chấp, bạn càng khổ sở hơn. Bởi thế, nam thanh niên hiện nay không còn lựa chọn nào khác: Phải cố gắng thay đổi suy nghĩ!

Điều gì khiến chàng cao thượng?

Nếu những người từng đấu tranh cho phẩm giá phụ nữ, từng hết lòng cổ vũ cho việc rũ bỏ những quan niệm cổ hủ về “cái ngàn vàng” nghĩ rằng họ là nhân tố chủ yếu cho sự thay đổi của một chàng trai nào đó, thì có thể họ đã nhầm. Và bản thân bạn gái, nếu tìm được một anh chàng hứa hẹn thề thốt rằng anh quyết không quan tâm đến cái kia đâu, anh chấp nhận hết chỉ vì anh yêu em, bạn cũng đừng vội khẳng định chàng là người cao thượng.

Có thể chàng thực sự cao thượng. Chàng hiểu rằng trong cuộc sống hôn nhân có những thứ quan trọng hơn chuyện trinh trắng, chàng biết rằng có những giá trị đích thực làm nên hạnh phúc vợ chồng. Song, biết đâu chừng chàng bị bắt ép phải sống cao thượng. Chính nhận thức về sự… suy giảm số lượng màng trinh trước hôn nhân mới là thứ có tác động lớn hơn. Vậy là, chàng không cao thượng hơn, chàng chỉ thực tế hơn.

Tôi không cổ vũ cho việc quan hệ sớm. Tôi trân trọng những cô gái không quan hệ tình dục trước hôn nhân. Họ biết nâng niu hạnh phúc của mình và đủ can đảm vượt qua sức mạnh bản năng trong một xã hội nơi đàn ông còn bị ám ảnh khá nhiều bởi “trinh tiết”. Tuy nhiên, đối với một người đàn ông câu nệ chuyện trinh tiết, chỉ riêng cái ngàn vàng thôi cũng không đủ. Bạn biết đấy, nếu anh ta cưới bạn chỉ vì cái đó, vậy khi có được nó rồi, anh ta sẽ còn cần gì nữa? Tôi không tin một người chỉ đăm đăm soi màng trinh của phụ nữ lại biết cách xây dựng hạnh phúc trong đời sống vợ chồng, một công việc đòi hỏi sự rộng lượng, cảm thông và san sẻ.

 

Vũ Kenzo

Tình yêu và tôn giáo – Tám mùa Phục Sinh

 *Photo: Any Direct Flight

 

“Tháng tư về, gió hát mùa hè, có những chân trời xanh thế. Mây xa vời, nắng xa vời, con sông xa lững lờ trôi…” (Tháng Tư về – NS Dương Thụ)

Tháng tư qua lời bài hát thật là nhẹ nhàng, êm đềm, có cảm giác thời gian như chẳng buồn trôi. Những ngày này Sài Gòn nắng như đổ lửa, tiết trời thật oi bức. Nó làm cho con người ta “lười” hẳn ra, thật ái ngại khi có việc phải đi ra ngoài đường. Vậy mà chính cái nắng tháng tư và cái sự “lười” mà tôi đã gặp em hơn 8 năm và đã về chung một mái nhà được 4 năm rồi.

Tôi và em làm cùng công ty nhưng khác bộ phận. Do quy mô công ty tương đối lớn nên chúng tôi cũng không biết rõ nhau. Vào dịp công ty đi du lịch chung với nhau năm 2006, khi nhìn thấy em lòng tôi bỗng xao xuyến, em khá giống với mối tình đầu của tôi, ký ức ngày nào chợt ùa về, sâu lắng tận đáy lòng. Khuôn mặt em có cái nốt ruồi duyên, cái cằm nhọn và nhất là đôi mắt to tròn, nhiều mí. Tôi tự hỏi có phải là định mệnh?

Tôi tiến lại gần và chào hỏi xã giao. Đêm đó, cùng với những trò chơi vận động, những màn nhảy múa hát hò, chúng tôi còn có trò đi xe đạp đôi tham quan thành phố biển Nha Trang. Và như một sự sắp đặt trước, tôi và em trở thành một đội. Nhưng với một đứa lười “chẳng buồn yêu” ai nữa sau cuộc tình đầu tan vỡ và một đứa chỉ xem người đạp xe cùng mình là một đồng nghiệp không hơn không kém. Mọi chuyện chỉ có vậy và dừng lại ở đây.

Một tháng sau, tôi gặp lại em ở buổi tất niên công ty. Tôi bắt chuyện:

– Bao giờ em về quê ăn Tết?

– Dạ, 28 anh ạ (Em cất giọng của một cô gái Bắc)

– Thế em mua vé tàu chưa?

– Em về bằng xe anh à (em nhoẻn miệng cười)

– Quê em ở đâu mà đi về bằng xe?

– Dạ, Cần Thơ anh

Thì ra cô gái Bắc này quê ở Cần Thơ miền Tây sông nước. Tôi lúng túng tìm cái gì đó để chữa thẹn cho cái sự đoán sai của mình, tôi bắt đầu hỏi lung tung về quê em và rồi tôi hẹn sẽ ghé thăm một dịp gần nhất cũng như không quên xin số điện thoại nhà em ở quê để tiện liên lạc.

Sau Tết, công ty ngưng hoạt động hơn 2 tuần để bảo trì nhà máy, chúng tôi được nghỉ phép. Cái máu thích “rồi đây mai đó” trong con người của tôi lại nổi lên, thế là xách ba lô lên và đi: “Miền Tây du ký”.

Sau một tuần, từ Long An, qua Tiền Giang, Vĩnh Long và rồi đến Cần Thơ, tôi chợt nhớ đến cái hẹn với em, nhưng chính xác em ở đâu trên đất Tây Đô này? Và bao nhiêu kỹ năng đi du lịch bụi được mang ra:

– Alo chị cho em hỏi số điện thoại 0710XYZ này ở đâu vậy chị?

– Ở Ấp A, thị trấn B, huyện Vĩnh Thạnh anh à.

– Dạ, cảm ơn chị.

– Cảm ơn anh đã sử dụng dịch vụ 1080. Nếu anh cần thêm thông tin gì thì vui lòng gọi lại giúp em.

Sáng 9h, tại bến xe Cần Thơ:

– Chú ơi cho con hỏi, địa chỉ này đi xe nào ạ?

– Con đi xe tuyến Cần Thơ – Rạch Giá, nói bác tài cho xuống chổ Kênh ABC nhé.

– Dạ (một tiếng thật mạnh)

Trưa, 11h xe dừng, vừa bước xuống xe, bác honda ôm trờ tới buông lời chào hỏi:

– Chú đi đâu tôi chở cho?

– Con mà biết con đi đâu con chết liền (cười)

– Giỡn hoài (vẻ mặt bác honda ôm có một sự nghi ngờ không hề nhẹ)

– Bác đợi con một tí để con hỏi thăm cái đã.

Tôi bấm điện thoại vào số máy bàn em đã cho, hồi hộp vì lần đầu tiên gọi vào số máy ấy, đang suy nghĩ và chỉ cầu mong em sẽ nhấc máy. Nhưng:

– A lô ooo, ai đấy?

– Dạ, con …. Con, con … là bạn làm cùng công ty của T. T có nhà không vậy Bác?

– T đi ra nhà chị nó rồi, thế anh tìm nó có việc gì không?

– Dạ, con có dịp đi ngang qua nhà, muốn ghé vào thăm gia đình T. Bác có thể chỉ đường cho con không ạ?

– Ừ, thế anh đang ở đâu? …. Ờ, anh đi như thế này …. này … này …. nhé.

– Dạ, con cảm ơn bác.

Trước mắt tôi là khung cảnh cánh đồng trống mênh mông sau mùa gặt, con kênh dài xa tít, những sân nhà đầy lúa đang phơi. Tiếp tôi là một ông bác tuy có tuổi nhưng trông rất khỏe mạnh, có lẽ do quanh năm vất vả với ruộng đồng, đó là ba của em. Bác mời tôi vào nhà, rửa mặt uống nước và nghỉ ngơi. Qua trò chuyện, tôi đã dần trả lời được các điều mà tôi thắc mắc bấy lâu nay.

Vùng Cái Sắn Cần Thơ này phần lớn dân cư ở đây là dân di cư từ Bắc vào mà người ta thường gọi là Bắc 54 và cũng đa số ấy đều theo đạo Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao cô gái tên T sinh và lớn lên ở miền sông nước này lại còn giữ được nguyên chất giọng Bắc cha sanh mẹ đẻ. Và rồi tại sao em e ngại khi tiếp xúc với tôi? Bốn chữ “khác biệt tôn giáo” đã trả lời cho câu hỏi ấy.

Tháng tư mùa chay, mùa thương khó, mùa vọng Phục Sinh,… các khái niệm ấy quá xa lạ với một chàng trai có gốc đạo Phật như tôi. Rồi tôi được Bác giảng giải về Tân Ước, về Chúa Jesus, về Công giáo, về đức tin… và rồi về muốn lập gia đình với người công giáo thì phải theo đạo công giáo. Nhưng thực sự trong đầu tôi lúc đó chỉ là nghe để mở rộng sự hiểu biết thôi vì tôi thừa biết gia đình tôi chẳng bao giờ cho phép một người con trai trưởng, một người cháu đích tôn của dòng họ lấy một người vợ Bắc mà phải theo đạo của vợ nữa.

Chợt em xuất hiện, nhìn thấy tôi em thật sự bất ngờ và có vẻ hơi sợ vì sự xuất hiện đột ngột của tôi, em khẽ gật đầu chào tôi, hỏi thăm làm sao mà tìm được nhà em. Và những ngày tiếp theo cũng chỉ dừng lại ở những câu nói xã giao, một vài trao đổi về công việc công ty. Nhà em có rất đông anh chị em, nên lúc nào không khí cũng vui vẻ.

Rồi những buổi rượu vào lời ra, những câu chuyện không đầu đuôi, những câu chuyện vui chỉ kể trên bàn tiệc, đã giúp tôi nhanh chóng hòa nhập cộng đồng “người nhà quê” này, nhưng cũng là lúc tôi phải nói lời chào tạm biệt vùng quê hiếu khách này.

Mục đích của chuyến đi là khám phá những vùng đất chưa từng qua, những con người chưa từng gặp đã đạt được xong. Tôi rời Cần Thơ về lại Sài Gòn, chuẩn bị vùi đầu vào núi công việc và cũng không còn nhớ ngày Chúa từ cõi chết sống lại, ngày Lễ Phục Sinh đang đến. Một thời gian sau Lễ Phục Sinh, tôi bắt đầu mời em những buổi coffee, những buổi trò chuyện giết thời gian. Bao nhiêu chuyện được lôi ra nói, trừ chuyện “tôn giáo”. Qua ánh mắt em, tôi thấy dường như em ngại và sợ khi phải nhắc đến điều đó.

Tính cách em dần thuyết phục tôi tin rằng em là một cô gái mạnh mẽ, hòa đồng và dễ mến. Hình dáng em bắt đầu xuất hiện trong đầu của tôi và tần suất ngày càng lớn dần lên. Có lẽ ở cái tuổi 25, tôi nên yêu lần nữa chăng? Em, cô gái 22 tuổi, ít mộng mơ, nhiều suy nghĩ, luôn lo lắng cho gia đình và mọi người xung quanh. Em có một giọng nói cực khỏe, đủ phá tan không gian yên tĩnh ở bất cứ nơi nào em xuất hiện. Khi nói chuyện, em luôn cười rất tươi để chiếm lấy cảm tình của người khác.

Từ hai con người xa lạ, đến với nhau chỉ có duy nhất một mục đích là mở rộng mối quan hệ bạn bè, sau 4 năm chúng tôi đã trở nên thân thiết. Tôi đã đưa em về ra mắt gia đình mình và dĩ nhiên kết cục ai cũng biết trước: Nội tôi phản đối, ba mẹ tôi tỏ vẻ khó chịu với lý do đơn giản em là người Bắc.

Trong 4 năm ấy với tầm ảnh hưởng, sự khéo léo và bản lĩnh của tôi, sự dịu dàng quan tâm, cố gắng của em, chúng tôi đã xóa bỏ đi được định kiến về người Bắc trong gia đình tôi. Bây giờ còn lại vấn đề nan giải và đau đầu nhất đó là “sự khác biệt tôn giáo”.

Gia đình em chưa một lần yêu cầu tôi phải theo đạo nhưng với sự hiểu biết của mình tôi biết rằng mình nên tìm hiểu về đạo. Vì qua những người bạn, tôi hiểu rằng sự bất đồng về tôn giáo rất dễ dẫn đến một sự đổ vỡ trong hôn nhân. Mà nếu có nguy cơ thì phải tìm các triệt tiêu nó.

Trái tim và lý trí tôi bị thuyết phục bởi chúa Jesus cũng như cách em đã thuyết phục tôi. Tôi thấy Ngài là một Đấng quyền năng nhưng giản dị, giàu tình yêu thương và đặc biệt là một bậc Thầy về Leadership J Ở công ty tôi có anh CEO cũng là người Công giáo, anh đã dùng lý trí để giải thích cho tôi hiểu thêm về đạo công giáo mà Chúa Jesus là người đứng đầu. Việc tôi theo đạo hoàn toàn được quyết định bởi lý trí, không hề có sự mù quáng, cả tin nào ở đây.

Mùa Phục Sinh thứ tư kể từ khi hai đứa biết nhau vừa trôi qua, chúng tôi nắm tay nhau bước vào giáo đường để làm lễ cưới trước sự chứng kiến của bạn bè, họ hàng hai bên và Thiên Chúa – đấng tối cao đầy quyền năng. Khi đó tôi 29 còn em 26.

Sau mùa Phục Sinh thứ sáu thì em sinh cho tôi một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu. Chúng tôi chuyển sang vai trò làm ba, làm mẹ. Nhưng em vẫn thế, vẫn dịu dàng lo lắng cho gia đình, vẫn là một hậu phương vững chắc cho tôi. Vẫn là một cô con dâu đáng quý, một người chị dâu đáng yêu đối với gia đình và em út trong nhà. Em khi này đã bước sang tuổi 28.

Chúng tôi vừa trải qua mùa Phục Sinh thứ tám. Bé nhà tôi đã được hai tuổi, đã biết gọi ba, gọi mẹ. Bé đi lễ đã biết làm dấu thánh giá. Đối với tôi, Thiên Chúa đã ưu ái cho tôi quá nhiều, tôi thầm cảm ơn Ngài về điều đó và cảm ơn em, người đã dẫn dắt tôi tìm thấy Ngài. Và em đã bắt đầu bước sang tuổi 30.

Tôi luôn hy vọng chúng tôi sẽ luôn ở cạnh bên nhau trong nhiều mùa Phục Sinh nữa để minh chứng rằng “tình yêu sẽ phá bỏ hết tất cả các rào cản kể cả rào cản về tôn giáo”. Một lần nữa, tôi muốn nói với em rằng em là niềm tự hào và là kho báu mà Thiên Chúa đã trao ban cho tôi, “người lạ” của tôi.

 

Phương Vũ

Thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ

*Feautured Image: Bill David Brooks

 

“Có tiền chưa chắc là hạnh phúc, nhưng không có tiền chắc chắn sẽ không hạnh phúc được. Nếu bà ngoại hư điện thoại, ba lập tức chở bà đi mua cái mới, thế là bà vui vì được con cháu chăm sóc, ở cái tuổi của bà, còn bao nhiêu lần nhận được niềm vui nữa đâu. Nếu không có tiền, con sẽ không mua được những gì con thích, đi những nơi mà con muốn, con sẽ không xoay sở được khi gia đình có chuyện, hay đơn giản, con và em sẽ thua kém bạn bè.” – Mẹ tôi

——–

“Bao giờ mày định kinh doanh?”
“Tao cũng chưa biết nữa, từ từ đã mày, chưa tốt nghiệp nữa là.”
“Từ từ là đến bao giờ?”
“Ai biết, còn trẻ mà.”

Bắt đầu bằng những lời thoại quen thuộc giữa tôi và đứa bạn, nghe có vẻ rất có lý đấy chứ, chúng ta mới chỉ 18-22 tuổi thôi, còn trẻ chán mà. Thử nghĩ xem nhé, năm 22,23 tuổi bạn ra trường, may mắn hơn 70% những người bạn của mình là lập tức tìm được việc làm và có thể bắt đầu tự đứng trên đôi chân của mình. Không còn sự “viện trợ không hoàn lại” từ phía gia đình, bạn phải tự chi trả những hóa đơn hàng tháng, tiền ăn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền net, tiền xăng xe, tiền tiệc tùng, tiền sắm sửa, tiền điện thoại v…v…

Trong vòng vài năm đầu, bạn cũng như những người bạn của mình sẽ phải xoay sở chi trả cho số tiền vụn vặn nhưng không hề nhỏ này. Đến đâu đó 3-5 năm sau, mọi thứ dần dần ổn hơn. Tuy nhiên tôi dám chắc phần lớn trong số này chưa thể mua được xe chứ đừng nói sắm nhà. Năm này, bạn 27 tuổi.

Giả định công việc của bạn rất ổn, bạn làm rất tốt và dần dần thăng tiến, đến năm 30 tuổi, nếu chưa lập gia đình (lúc đó bạn sẽ phải đối diện với nhiều hóa đơn hơn, nhất là tiền dành cho những đứa trẻ nếu bạn có con), bạn sẽ có một phần dư dả để hỗ trợ gia đình mình. Bạn bắt đầu dẫn ba mẹ mình đi nếm những món ngon vật lạ, đi đến những nơi thơ mộng để bù đắp lại hai bàn tay chai sạn của họ.

Mọi chuyện tưởng chừng như rất ổn, nếu không có cái thứ gọi là thời gian!

Nếu bạn là con đầu thì còn đỡ được phần nào, nếu không, sinh ra bạn thì khi đó bố mẹ của bạn cũng 23-25 tuổi là ít, đợi đến năm bạn 30 hoặc thậm chí còn nhiều hơn thì họ cũng đã già đi rồi. Nên nhớ tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 60 tuổi. Đến lúc này thì họ còn thưởng thức được cái gì, đi được những đâu nữa?

Bạn có thể nói rằng đâu cần phải đợi đến lúc dư dả mới báo đáp đâu… Nhưng bạn ơi, chúng ta chỉ có thể thực sự chia sẻ khi chúng ta dư dả, nếu các bạn còn nghèo, còn ăn hôm nay lo hôm sau thì ba mẹ các bạn có muốn cầm lấy những đồng tiền của các bạn không?

Đến lúc các bạn “giàu” thì…

Đành rằng ba mẹ sinh con ra, nuôi cho trưởng thành không ai mong đợi một sự báo đáp cả, nhưng thử đặt tay lên tim mình tự hỏi xem, bạn muốn họ vất vả đến bao giờ?

Mùa hè 2 năm trước, khi về nhà chơi, tôi mới nhận ra một điều mà bấy lâu nay tôi không để ý, suốt 13 năm qua, từ khi bắt đầu công việc kinh doanh riêng bằng hai bàn tay trắng, không mưu mẹo, không lọc lừa. Để có đủ điều kiện cho anh em tôi đi học, mẹ tôi chưa một buổi trưa nào được ngủ yên giấc cả, cả ngày bà không thể rời khỏi cái điện thoại bởi khách gọi điện nhập, xuất hàng. Đó là lúc tôi nhận ra mình quá dễ dãi với bản thân, cứ nghĩ đơn giản là ăn học cho xong, ra trường tìm việc làm rồi từ từ tính mà không nhận ra mỗi ngày ba mẹ tôi phải trả một cái còn đắt hơn cả tiền – thời gian. Tôi không thể quay về nhà và nói ba mẹ tôi nghỉ việc được, họ sẽ bảo: “Nghỉ việc rồi ai nuôi bọn bây? Lo mà ăn học đi!”

Đó là lý do mà từ sau ngày hôm đó, tôi không cho phép mình dễ dãi với bản thân nữa, vượt qua sự nhút nhát tự ti của mình, tôi bắt đầu xung phong thuyết trình nhiều hơn, tôi tham gia tổ chức sự kiện tại trường, rồi làm cho một công ty. Tôi dấn thân vào lĩnh vực marketing rồi phụ trách mảng Facebook và website ở đó. Tôi theo học kỹ năng tại học viện AYP để trang bị cho mình nhiều vũ khí hơn rồi sau đó trở thành một tư vấn viên, hỗ trợ những học viên của mình để rèn luyện thêm khả năng tư vấn và hiểu con người hơn.

Tôi học chụp ảnh, tôi cùng một người bạn thân mở một shop online, tôi học và đang chơi chứng khoán, song song với đó tôi luôn tìm kiếm những cơ hội đầu tư các mối quan hệ của mình. Tôi làm tất cả những gì tôi có thể làm được, chỉ bởi một mong ước duy nhất, mẹ tôi nghỉ làm sớm được ngày nào thì hay ngày ấy.

Thời gian luôn là vô giá, cũng vì vậy mà nó rất đắt, đắt đến nỗi chẳng bao giờ mua nổi. Đừng trở thành nô lệ của đồng tiền nhưng cũng đừng xem nhẹ nó, bởi có người đang “mua” tiền bằng một thứ còn đắt hơn gấp vạn lần thay cho bạn đó.

18 tuổi, không còn trẻ đâu, sinh viên à.

(Viết lại dựa trên một cái Note của chính mình trên Facebook, nếu bạn thấy quen quen, đừng lo, cũng là tôi đấy.)

 

Black Eagle

Từ hy vọng nhất là “xin chào”, từ khó nói nhất là “tạm biệt”

*Photo: Chris Ford

 

Xin chào. Tạm biệt

Xin chào. Tạm biệt

Xin chào. Tạm biệt…

Vì ngày chia tay nhau sắp đến, đưa tôi quay về ngày đầu tiên ngày đến trường. Chúng ta, ai chẳng choáng ngợp trước sự rộng lớn của một chân trời kiến thức mới, năm chục gương mặt lạ lẫm và một sự sợ hãi nho nhỏ, hay ít ra là những gì gần gũi nhất có thể lột tả những cảm giác đó, nhờ vào Thanh Tịnh:

“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”

Không thể phủ nhận rằng dù là học lớp 1, lên cấp hai, vào cấp 3 hay đã đi làm, cảm giác đó luôn như vậy. Bạn cảm thấy trưởng thành hơn, và tất cả những gì bạn biết trước đấy giờ đây chỉ còn là quá khứ. Thế giới dường như rộng lớn hơn rất nhiều, và bạn cảm thấy thật nhỏ bé. Và dù đã trải qua bao nhiêu lần đi nữa, chúng ta sẽ luôn là những con chim nhỏ đứng trên bờ tổ với quãng trời rộng phía trước, đợi chúng ta. Và ở nơi đó, bạn sẽ nói lời “xin chào”. Xin chào những người bạn mới, chào những cảnh vật mới mẻ, chào những điều đang đợi chờ phía trước.

Trải qua thời gian, 5 năm, 4 năm, 3 năm, 2 năm…

Ngày tạm biệt. Tạm biệt ở đây không phải là: “Tạm biệt nhé, mai gặp lại” Mà là cái tạm biệt đánh dấu mở cho lần hội ngộ tới, không biết bao giờ sẽ gặp lại, lúc đó sẽ ra sao. Ta tạm biệt những người rất thân thương, những người có thể làm con đường bạn đi bớt chông gai hơn, chỉ vì ta biết rằng họ sẽ đứng cuối con đường. Những người gần gũi với trái tim ta làm mọi nỗi đau không còn đau đớn nữa.

Ta lại quay về con số 0. Cũng không hẳn thế, với thêm kỉ niệm

Ta lại đến một nơi mới, một sự lạ lùng, sợ hãi, hồi hộp về tương lai lại ập vào tâm trí. Và tại những nơi đó, ta sẽ lại nói “xin chào”. Cuộc sống con người chỉ như vậy thôi, xoay vần quanh những lời “xin chào” và “tạm biệt”. Ta học cách yêu những điều mới, giữ những kỷ niệm trong tim. Nếu không nói lời “tạm biệt”, ta sẽ không bao giờ biết giá trị của lời “xin chào”, và nếu không có “xin chào” thì “tạm biệt” sẽ quá đau đớn. Cứ như vậy, hy vọng và chia tay cứ song hành với nhau, làm cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa.

Bởi, không một bức tranh đẹp nào không có những gam màu tối.

 

Thi Thi

Thế giới này có đủ chỗ cho bạn và tôi?

*Featured Image: midnightgem

 

Tháng 01/2014, trong quá trình tìm kiếm những câu chuyện ước mơ của các bạn trẻ hiện nay, tôi có cơ hội tham gia vào một trong những sự kiện đã mang đến cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Đó là cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần II do Thành Đoàn TP.HCM phối hợp cùng trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên thành phố, Viện Đào Tạo Quốc tế – Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh tổ chức dành cho các bạn học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Một buổi sáng Chủ Nhật đầu năm trong không khí mát mẻ, tôi đến trường Đại Học Kinh Tế với một tâm trạng đầy phấn khích.

Đã từ rất lâu rồi, kể từ khi tốt nghiệp, tôi mới có cơ hội bước vào khuôn viên giảng đường đại học với rất nhiều bạn trẻ. Càng đặc biệt hơn khi trong buổi sáng này chính là sự xuất hiện của hơn năm mươi bạn thí sinh với những hoài bão, ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ. Một thời gian dài đi làm với những công việc khác nhau, có lúc tôi đã đánh mất đi sự nhiệt tình của mình. Tuy nhiên, khi hòa vào không khí đầy năng lượng của các bạn, tôi bỗng trở nên hoạt bát lạ thường. Cũng chính nhờ các bạn, tôi mới được sống lại một giai đoạn tuổi trẻ nhiệt huyết của mình. Tưởng chừng như hôm ấy sẽ là một trải nghiệm thú vị khi tôi có thể đánh giá xem mình có thể hỗ trợ gì cho những người bạn trẻ.

Kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Với đôi mắt mở to tròn và cái miệng há hốc, tôi đã hoàn toàn bất ngờ trước những gì mình chứng kiến ngày chủ nhật đấy.

Trong vòng II này, mỗi bạn thí sinh sẽ có 7 phút để chia sẻ ước mơ của mình, lý do tại sao các bạn chọn và kế hoạch của các bạn để biến ước mơ thành hiện thực. Một ngày quan sát và lắng nghe các bạn, tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Rất nhiều thí sinh đã tạo được ấn tượng tốt cho khán giả và ban giám khảo bởi sự tự tin của mình khi trình bày trước đám đông. Màn trình diễn của các bạn rất linh hoạt và đầy cảm xúc có thể khiến bất kỳ người đi làm nào như tôi phải thốt lên thán phục.

Tuy đã có cơ hội được sinh hoạt và hướng dẫn rất nhiều thành viên trong Câu Lạc Bộ Diễn Thuyết Sài Gòn về khả năng trình bày, nhưng không nhiều người có được sự tự tin như các thí sinh hôm ấy. Hơn thế nữa, điều làm tôi ngưỡng mộ nhất chính là kiến thức của các bạn về nghề nghiệp mình chọn lựa. Các bạn đã tìm hiểu rất chi tiết về những thử thách khi theo đuổi công việc, những cơ hội để các bạn có thể tỏa sáng, những ngành học nào phù hợp, những ai nên xin ý kiến cho chuyến hành trình của mình. Những kế hoạch đó tỉ mỉ đến mức tôi cảm thấy hổ thẹn với chính mình khi chưa chắc tôi đã có được sự chuẩn bị đầy đủ như vậy.

Từ việc đến với cuộc thi với tâm thế hỗ trợ các bạn trẻ, tôi đã học được rất nhiều trong buổi hôm ấy. Qua cuộc thi này, tôi có niềm tin mãnh liệt vào thế hệ tiếp nối của các bạn. Hãy nhớ rằng, các bạn chỉ mới đang ở ngưỡng cửa trung học phổ thông mà đã có những suy nghĩ hết sức sâu sắc như vậy. Trong khi nhớ lại thời gian cấp III của mình, tôi chỉ biết đến những bài tập, những con số hay những bài kiểm tra mà thôi. Nếu như bạn là khán giả trong cuộc thì “Tìm kiếm ước mơ”, chắc hẳn bạn sẽ còn nhận ra được nhiều giá trị hơn nữa từ phần trình bày của các thí sinh.

Điều tuyệt vời nhất mà tôi nhận được chính là bên cạnh những năng lực các bạn chứng tỏ, rất nhiều ước mơ được xây dựng từ trái tim đồng cảm với cuộc sống của những người chung quanh, với người nghèo, với những bệnh nhân, với những em bé đặc biệt trong xã hội. Điều này đã là nguồn động lực mạnh mẽ giúp tôi hoàn thành cuốn sách này để chia sẻ những kỹ thuật giúp bạn hoàn thành ước mơ của mình. Tôi tin vào ước mơ của mỗi người. Tôi tin vào điều tốt đẹp mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng muốn hướng tới trong ước mơ của mình.

Có thể bạn sẽ nói tôi là người mơ mộng, nhưng tôi biết mình không hề đơn độc. Tôi tin rằng mọi bất hạnh trong cuộc sống này đều bắt nguồn từ việc mỗi người chúng ta không thể theo đuổi được ước mơ của mình. Do phải sống với ước mơ của người khác, hay chính xác hơn, sống cuộc sống của người khác, chúng ta cố gắng tranh thủ gom góp thật nhiều tiền tài, của cải, danh vọng, những điều đôi khi không phải là điều chúng ta cần.

Thế giới này, cuộc sống này, bản chất được tạo ra ban đầu với tất cả sự đa dạng vốn có của nó. Bạn có để ý thấy rằng chỉ loài hoa không cũng đã có hàng trăm ngàn loài, động vật cũng đa dạng với rất nhiều hình dạng, kích thước, tập quán sinh sống khác nhau. Tất cả mọi sinh vật trên thế giới này đều có vị trí trong cuộc sống, có nhu cầu khác nhau, có sức ảnh hưởng khác nhau nhưng tất cả đều hòa hợp cân bằng trong nhịp sống muôn loài. Chỉ duy nhất có loài người chúng ta, trong một thời gian rất dài đã bị tiêm nhiễm một suy nghĩ rằng cuộc sống này rất thiếu thốn, rằng mọi người đều có cùng mục đích như nhau.

Nếu như bạn không giành được điều đó, chắc chắn bạn sẽ đánh mất vào tay của người khác. Chính suy nghĩ này đã khiến cuộc sống của chúng ta bất hạnh với biết bao cuộc chiến lớn nhỏ, tranh giành đất đai, tài nguyên, nguồn lực khác nhau. Trong cuộc sống thường ngày, đó cũng là những cuộc chiến lẫn nhau trong việc tranh giành địa vị, quyền lực, chức danh trong công ty, xí nghiệp; hay là sự tranh giành nhà đất, thừa kế của anh chị em trong gia đình… Dẫn đến kết quả này, một phần nguyên nhân xuất phát từ các phương tiện truyền thông, tivi, báo chí, phim ảnh, ca nhạc dẫn đến xây dựng một hình mẫu như thế nào là thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. Bạn có thể dẽ dàng nhận ra điều này khi quan sát một bộ phim hay đoạn quảng cáo bất kỳ. Người thành công phải là người có địa vị, quyền lực, có nhiều tài sản, mặc những trang phục đẹp, sử dụng những chiếc xe đắt tiền, đi đến những nơi cao cấp…

Chính định hướng này trong một thời gian quá dài đã làm ảnh hưởng đến ước mơ của hầu hết mọi người đang sinh sống. Chúng ta lớn lên với những suy nghĩ đã in sâu vào tiềm thức là để được gọi là thành công và hạnh phúc, buộc chúng ta phải có những điều mà xã hội, hay truyền thông đề ra. Điều này dẫn đến chỉ có một mục tiêu mà rất nhiều người cùng nhau theo đuổi. Lẽ dĩ nhiên, sẽ có người đạt được và có người không thể. Từ đó, sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau bắt đầu xuất hiện và gây ra mọi bất hạnh trên thế giới này.

Nếu như mọi người đều “thức dậy” trong cơn ác mộng kinh hoàng đó và dành thời gian để suy nghĩ ước mơ của mình, chắc chắn mỗi chúng ta sẽ tìm thấy nhịp điệu riêng của mình trong cuộc sống. Ước mơ của tôi là trở thành nhà văn trong khi người bạn gái của tôi là một cô giáo dạy trẻ. Tôi ước muốn có một chiếc xe racer trong khi anh trai tôi luôn yêu thích những dòng xe mới nhất của Vespa. Tôi xem bóng rổ là một môn thể thao giải trí trong khi có người khác lại dành thời gian nhiều hơn để trở thành vận động viên chuyên nghiệp.

Một khi tất cả ước mơ của mọi người đều trở thành hiện thực, cuộc sống này sẽ trở nên đa dạng và ý nghĩa hơn rất nhiều. Thế giới này được tạo ra với đầy đủ sự đa dạng vốn có của nó. Cuộc sống này luôn đủ chỗ cho giấc mơ của tôi, của bạn và tất cả mọi người. Chúng ta luôn mong muốn và khát khao những điều rất khác nhau. Để biến ước mơ này thành hiện thực, điều đầu tiên mỗi người chúng ta cần làm là “Thức dậy” với thực tại này và tìm kiếm ước mơ của riêng mình. Khi được tham dự cuộc thi “Thực hiện ước mơ” và lắng nghe những chia sẻ của những bạn thí sinh, tôi tin vào thế hệ tiếp nối của chúng ta.

Tôi tin rằng, thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn với ước mơ của bạn. Khi bạn thực hiện ước mơ của mình, không chỉ riêng thế giới của bạn thay đổi, bạn đã thay đổi thế giới này.

Ước mơ có thể thay đổi thế giới.

“You may say I’m a dreamer, but I’m not the only one. I hope someday you’ll join us, and the world will be as one.”  John Lennon 

 

Đặng Quốc Bảo