30 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 234

Những người chữa bệnh cho đất nước

Photo: Yuichiro Chino

 

Lỗ Tấn trước khi bắt đầu viết văn, ông từng theo học ngành y với ước mơ chữa bệnh cứu người, nhưng rồi ông nhận ra muốn chữa bệnh cho cả một xã hội thì một người thày thuốc là không đủ, ông cần phải cầm bút.

Bác Hồ – một trong những người đọc Lỗ Tấn – cũng bắt đầu con đường giải cứu dân tộc bằng việc cầm bút. “Bản án chế độ thực dân”“Tiếng chuông rè” “Những người cùng khổ”.. Là những phát súng đầu tiên tấn công vào thành trì thực dân đô hộ.

Nói như thế để chúng ta có thể thấy rằng vai trò của báo chí là quan trọng thế nào đối với mỗi xã hội, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nếu được hỏi ngành nghề nào bị “ghét” nhất, có người sẽ trả lời “y tế”, cũng có người đáp “giáo dục”, lại có người nói là “giao thông”… Nhưng nếu để ý kỹ, cái ngành nghề bị “ghét” nhiều nhất lại chính là báo chí.

Cũng phải thôi, cái ngành nghề gì mà suốt ngày đi bới móc những “sai sót nhỏ nhặt” trong cả một “công lao đóng góp to lớn” của ngành nghề khác. Cái ngành nghề gì mà chỉ chực chờ rình mò quay phim, chụp ảnh những phút “lỡ tay” của người ta. Cái ngành nghề gì mà bắt bẻ từng câu từng chữ của người ta để mà giật tít.

“Tiêm nhầm thuốc” “phong bì” “dịch sởi”..v..v Ngành y tế ghét báo chí ra mặt. “Mãi lộ” “đường cong mềm mại” “sập cầu, lún đường”..v..v Ngành giao thông cũng không ưa gì anh báo chí.

Một xã hội mà nhiều nơi “ghét” báo chí như thế là một xã hội ốm yếu. Bởi lẽ báo chí chính là người thầy thuốc của cả hội. Ở đâu có ung nhọt, ở đâu có “bệnh” là họ lao đến, vạch trần chúng ra trước con mắt công phẫn của dư luận. Muốn có công bằng, dân chủ, trước hết phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Có ai dám đảm bảo rằng cái chết của những em bé vô tội sẽ không bị “chìm xuồng” nếu không được đưa lên mặt báo, biết đâu đấy chúng ta đang đổ hàng đống tiền thuế của người dân vào việc “nâng tầm vị thế quốc gia, thu hút khách du lịch” nếu các trang báo không chuyển đến chính phủ ý kiến cực lực phản đối của đại bộ phận người dân. Không có báo chí, chúng ta chẳng khác gì những con cừu bị chăn dắt, hôm nay được đưa ra bãi cỏ, nhưng ngày mai rất có thể được dẫn đến lò mổ.

Người xưa có câu: “Ban ngày không làm việc xấu, đêm ngủ không sợ quỷ gõ cửa.” Trong thời đại hiện nay có lẽ nên thay bằng: “Ban ngày không làm việc xấu, đêm ngủ không sợ lên mặt báo.” Một người hoàn thành tròn trách nhiệm, không tự thẹn với lương tâm thì sợ gì những bài báo, những tranh vẽ châm biếm!

Làm báo có dễ không? Ở đâu có dịch bệnh, báo chí có mặt, ở đâu thiên tai bão lũ, báo chí cũng không đi sau, mới đây thôi chắc mọi người vẫn còn nhớ cái chết thương tâm của cô phóng viên trẻ khi đi đưa tin về cơn bão lịch sử. Hàng ngày hàng giờ, có bao nhiêu nhà báo đang phải mạo hiểm thân mình, đóng vai đủ mọi thành phần trong xã hội, nay vào ổ mại dâm, mai đi buôn ma tuý..v..v, hòng xâm nhập vào những điểm “đen” nhức nhối. Những con người ấy chắc không còn lạ gì với những thư nặc danh đe doạ, hay nguy hiểm hơn, là những phong bì dày cộm đầy ma lực. Cầm bút thì dễ thôi, giữ cho ngòi bút thẳng mới khó.

Tuy nhiên không có nghĩa là chính trong ngành báo chí không có ung nhọt. Trong thời buổi báo mạng tràn lan, đếm chữ đếm “view” kiếm tiền, có những kẻ đã vận dụng triệt để câu “nhà văn nói láo, nhà báo nói phét”. Nay đặt điều dựng chuyện chỗ này, mai tạo dư luận chỗ kia hòng trục lợi. Đáng buồn là bộ phận này không hề nhỏ, thậm chí là đang ngày một gia tăng chóng mặt.

Trước sự phát triển của mạng thông tin và truyền thông, mỗi người chúng ta cần rèn luyện thêm kỹ năng lọc thông tin. Chỉ có kẻ ngốc mới ăn tất cả những thứ gì người khác đưa cho, đọc báo cũng thế, cần phải phân biệt rạch ròi những tờ báo nào chúng ta cần phải đọc vào buổi sáng, những tờ báo nào chúng ta chỉ nên đọc khi vào toilet. Hãy thử tập trung đọc kỹ những bài viết trên những tờ báo uý tín như “Lao Động” “Nhân Dân” “ Dân Trí” “An ninh thế giới”… tôi tin chắc sẽ có ích hơn rất nhiều so với việc click chuột liên tục để lướt qua những cái tít giật gân tràn ngập trên internet.

Có lẽ những người làm báo muốn bảo vệ hay ca ngợi công việc của họ thì thật quá dễ dàng ( khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi), nhưng có lẽ học có nhiều thứ đáng để viết, đáng để đưa lên mặt báo hơn việc chống lại những người đang phê phán họ. Thôi thì đành dùng địa vị của người ngoài cuộc để nói lên tiếng nói công bằng cho những người đang chữa bệnh cho đất nước.

 

Voldemort VN

Truyện cổ tích xưa và nay qua motif “nụ hôn của tình yêu đích thực”

Photo: Matthew Cooper

 

Truyện cổ tích dù cho có vượt thời gian đến đâu, suy cho cùng cũng giống như một sinh thể: Có sinh thành và phát triển. Sự phát triển ấy phụ thuộc vào biến động tâm lý con người trong từng thời đại. Cá nhân người viết chỉ xin được mạn bàn về sự khác nhau ấy qua một motif cụ thể: Motif “Nụ hôn của tình yêu đích thực”.

“Chàng ngắm nhìn không rời mắt, rồi cúi xuống hôn nàng. Chàng vừa đụng môi thì công chúa Hồng Hoa bừng tỉnh. Nàng mở mắt nhìn chàng trìu mến.”- Nàng công chúa ngủ trong rừng, truyện cổ tích Grim

“- Chỉ có hành động của tình yêu đích thực mới có thể làm tan chảy được trái tim băng giá.

-Hành động của tình yêu đích thực ư?

– Có lẽ đó là nụ hôn đích thực.” (phim Frozen)

“Nụ hôn của tình yêu đích thực” sẽ hóa giải phép thuật nơi nàng công chúa xinh đẹp hay hoàng tử bị biến thành xấu xí, đưa nàng/chàng trở lại và hai người sẽ sống hạnh phúc đến trọn đời. Motif này thường được xếp ở cuối mỗi câu chuyện cổ tích cũ, nó làm cho câu chuyện đúng chất cổ tích, nghĩa là thỏa mãn hoàn toàn ước mơ hạnh phúc của con người trong đời sống thực. Từ những truyện cổ tích “ngày xưa” như: “Nàng công chúa ngủ trong rừng” “Người đẹp và quái vật” “Hoàng tử ếch” “Nàng Bạc hTuyết và bảy chú lùn”… Đến những câu chuyện “ngày nảy ngày nay” như: “Chuyện thần tiên ở New York” “Frozen”… Đều khiến các em nhỏ lẫn người lớn vui sướng.

Truyện cổ tích, có đâu chỉ là thế giới của trẻ nhỏ đúng không các bạn? Nó mở ra một miền đất thần kỳ nơi mỗi bé gái đều mơ thành công chúa, mỗi bé trai sẽ trở nên dũng mãnh… Rồi bé gái lớn lên thành cô thiếu nữ xinh đẹp mang trong mình khát vọng tìm được chàng “bạch mã hoàng tử” của mình. Những bé trai bé gái của họ lại lớn lên và họ sẽ lại được sống với cái ước mơ đó của mình trong thế giới của con trẻ…

Nhưng!

“Nụ hôn của tình yêu đích thực” trong truyện cổ tích xưa giống như một định mệnh, nó là sự “khẳng định”, một phần thưởng cho những con người xứng đáng. Truyện cổ tích ngày xưa luôn là sự mơ ước của con người khi hiện tại còn nhiều bất công ngang trái, hoàng tử chỉ cần chống lại các thế lực xấu xa, chỉ cần vượt qua chông gai là quá đủ chứ không cần sự thử thách trong tình yêu nữa. “Định mệnh” vì hai người vốn chưa bao giờ gặp gỡ, chưa một lời thề hẹn. Vậy mà họ vẫn tìm được và tìm đúng nhau giống như sinh ra đã là của nhau vậy. Họ không phải vất vả để tìm nhau giữa biển người.

– “Tôi vẫn không thể hiểu được làm sao mà cô có thể yêu được một người mà cô chưa quen biết?

– Bởi vì tôi nhìn thấu trái tim chàng.” (phim Chuyện thần tiên ở New York)

“Nụ hôn của tình yêu đích thực” trong truyện cổ tích ngày nay lại là một quá trình, kèm theo đó là sự nhìn lại. Đó là sự “kiểm chứng”

“Quá trình” bởi trong truyện cổ tích hiện đại, các nàng công chúa (rất lạ ở chỗ toàn các công chúa) đã từng coi mình có những định mệnh như thế, những định mệnh chỉ mới xảy ra trong một ngày mà trở thành giấy chứng nhận của cả đời. Nhưng rồi cuộc sống đẩy họ vào những tình huống thử thách, buộc họ phải bộc lộ cá tính và cảm xúc của mình, nghĩa là họ – những nàng công chúa xa xôi, trở nên gần gũi với cuộc sống của ta hơn bao giờ hết.

Họ tiếp xúc với nhiều hơn một người, lâu hơn một ngày và nhiều hơn một cung bậc cảm xúc. Thế nên tình yêu đến với họ muộn hơn và họ thường không nhận ra được đó là tình yêu cho đến khi họ thực hiện nụ hôn kiểm chứng. Thế nên mới có chuyện tình yêu họ chọn không hào nhoáng như chàng hoàng tử xa lạ kia nữa. Và khi con tim lẫn lý trí giúp họ nhận ra cũng là lúc họ “nhìn lại” để từ chối chàng hoàng tử trong mơ trước kia. Trong trường hợp này “nhìn lại” giống như một sự khước từ vậy. Truyện cổ tích hiện đại như “Chuyện thần tiên ở New York” đã khước từ chàng- hoàng- tử- một- ngày ấy thông qua chính nụ hôn của nàng Giselle xinh đẹp.

“Tôi vẫn mơ về một nụ hôn của một tình yêu đích thực… thứ mang lại hạnh phúc mãi mãi”- Giselle

Thế nên bạn à!

Trong cuộc sống tồn tại cả tình yêu sét đánh lẫn tình yêu mà con người cần một hành trình dài để nhận ra. Khi bạn chắc chắn nhìn thấu trái tim ai đó thì hãy mạnh dạn đến với họ. Nhưng khi bạn không tin tưởng vào bản thân mình bạn rất dễ ngộ nhận trong tình yêu. Lúc đó bạn cần thời gian để kiểm chứng như các nàng công chúa hiện đại trên. Hình ảnh thực của người đó có thể không lung linh như bạn tưởng nhưng lại khiến bạn vững tin cả đời. Những lúc đó kể cả khi bạn đã yêu, đã đính hôn với ai đó cũng không quan trọng nữa, quan trọng là bạn có đủ dũng cảm để thực hiện một “nụ hôn của tình yêu đích thực” hay không thôi.

Nụ hôn đó vừa là nụ hôn khám phá, vừa là nụ hôn kiểm chứng và đương nhiên, nó vẫn sẽ là nụ hôn đầu tiên của mối tình mãi mãi của bạn. Đừng vội vã trao “nụ hôn của tình yêu đích thực” của bạn khi bạn đang âu sầu, tức giận hay sợ hãi… vì nếu trao nhầm là bạn một lần mất đi niềm tin vào tình yêu.

Bạn à, hãy nghe bằng trái tim nhưng hãy hành động. Hãy tìm hiểu nhau trước khi tiến tới hôn nhân, hẹn hò nhau, nói chuyện với nhau và cả biết lắng nghe nhau nữa.  Bởi chúng ta có thể là những nàng công chúa nhưng hoàng tử bây giờ… hiếm lắm. Hãy dùng motif này để kiểm chứng tình yêu của bạn nhé.

“Cách để thay đổi gã thô kệch này là gắn kết hai người với nhau.”- Frozen

P/s: Hãy cho trẻ con đọc truyện cổ tích và xem truyện cổ tích để nuôi dưỡng trong các bé một thứ tình yêu đích thực bạn nhé… Vì có những câu chuyện sẽ theo ta cả cuộc đời…

 

Hai Yan

Giữa dòng đời xuôi ngược có khi nào ta gặp được nhau?

Photo: Ibai Acevedo 

 

Đời vẫn dài và rộng cho những chặng đường không tên!

Năm tháng chuyển mình đi qua những dư vang của cuộc sống. Mỗi cuộc đời là một câu chuyện kể ở đâu đó trong cuốn tiểu thuyết dày trang. Mỗi con người là một nhân vật tồn tại trong tiềm thức của lối tư duy góc cạnh. Ở bất cứ nơi đâu người ta vẫn đang loay hoay với cuộc sống bộn bề; vẫn thấy mình đang lãng đãng, vô định trong mối quan hệ mờ ảo của một thước phim quay chậm cùng thời gian.

Cuộc sống này đã cho con người biết bao cơ hội để gặp nhau, quen nhau, thân nhau, yêu nhau và hơn thế nữa? Nhưng lạ thay, cuộc đời cũng dường như quá ngắn ngủi với những mối quan hệ không quen biết. Đâu phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là thoáng qua và đâu thật sự là yêu thương thật sự?

Thói đời là vậy, cái gì mới bao giờ cũng bắt mắt và cuốn hút hơn. Người ta luôn đi tìm cho mình những điều mới lạ thay vì dành một khoảng lặng để nghĩ về nhau. Mỗi cuộc đời là một chu trình tìm kiếm, lưu giữ và lãng quên. Nhưng mỗi cuộc đời cũng là hành trình của săn đuổi, khám phá và khẳng định bản thân. Có mấy ai tìm về lối mòn xưa cũ, có mấy ai tìm về với chốn thân quen khi đang ở chốn phồn hoa. Và có mấy ai nhận ra giá trị thực sự chỉ nằm ở nơi sâu thẳm trái tim?

Những ngày tháng thênh thang luôn tiếp diễn với vui buồn lẫn lộn. Cuộc sống ồn ào quá thì phải? Ta đã từng đi qua bao người mà chưa hề in dấu trong tim, có gặp có nhớ và có quên. Mọi thứ trong trong ta dường như cứ chầm chậm trôi khiến ta lạc lõng trong chính bản thân mình.

Cuộc sống là hành trình chứ không phải đích đến

Giữa bao người xuôi ngược, ta vẫn đi tìm một ai đó trong đời sao chẳng thấy? Phải chăng biển người rộng lớn mà ta thì mỏng manh, cứ chông chênh chờ đợi giữa hai miền khao khát. Ta có đặt cho mình nhiều quy chuẩn quá không? Trong khi tình yêu là câu chuyện của những con người đã tìm kiếm nhau, gặp nhau và yêu nhau như một lẽ rất tự nhiên của cuộc sống.

Nếu như tình yêu khiến cuộc đời này thú vị, rực rỡ và tươi đẹp hơn, thì tại sao ta không “tìm” và “yêu” cho cuộc đời thêm tròn đầy? Những vụn vặt đời thường ai chẳng có, những suy tính cho tương lai, những chuẩn mực của luân lý ai cũng từng. Mọi thứ đều bắt nguồn từ cảm nhận của bản thân. Nhưng hãy biết dừng lại để thấy một nụ cười ở đâu đó làm tim ta xao xuyến. Những điều bình dị và thân thuộc luôn là điểm tựa cho cảm xúc bắt nguồn. Mọi thứ không ở đâu xa xôi mà nằm ở chính trong mỗi chúng ta.

Có lẽ nào “tìm” và “gặp” là một hành trình của cuộc sống. Nếu khao khát muốn biết bất cứ điều gì, hãy nhất định đi tìm. Dù có gian nan, khổ ải thế nào rồi bạn sẽ thấy mình hoàn thiện chính mình trong hành trình đó. Chúng ta, đã – đang – sẽ đi tìm kiếm tình yêu và giấc mơ cho riêng mình. Hành trình dài thật đó nhưng ở nơi ấy nhất định ta sẽ thấy mình ngập tràn hạnh phúc.

Có những thoáng qua là định mệnh

Mọi thứ trong cuộc sống này đều có lần đầu tiên. Có những thứ ta thích có những thứ ta không thích nhưng chung quy lại ta đều phải học từ những điều nhỏ nhất. Biết bao người đã bước vào cuộc sống của ta rồi lại ra đi vội vã. Nhưng lạ thay, dù là ai, tri kỷ hay thoáng qua cũng đều để lại trong ta những xúc cảm và ý nghĩa nhất định trong đời. Chẳng có điều gì trên đời là vô nghĩa, ai đó bước vào cuộc sống của bạn đều mang đến một thông điệp cuộc sống. Nhỏ bé, chầm chậm nhưng lại ý nghĩa biết bao?

Đôi lúc ta vẫn ước giá như ở đâu đó có người đợi ta. Và biết đâu đấy, có một người cũng đang đi tìm bạn như cái cách mà bạn tìm họ. Cuộc đời chớ trêu là vậy! Những cuộc tìm kiếm giống như trò chơi đuổi bắt. Ta đi tìm những tràng cười nấp sau mỗi câu chuyện không tên mà mảy may quên rằng hạnh phúc đang nằm ngay dưới chân mình.

Có những thoáng qua nhưng lại sâu đậm biết bao, có những người đến rồi đi làm ta nuối tiếc. Cuộc sống phức tạp hay chính chúng ta phức tạp nó, đôi khi danh giới giữa sự giản đơn và bồng bột chỉ cách nhau trong gang tấc. Bước ngoặt của cuộc đời nhiều khi bất ngờ không thể đoán định được.

Không phải lúc nào mọi người cũng cần một lời khuyên. Đôi khi, điều mà họ cần thực sự là một bàn tay để nắm, một đôi tai để nghe, và một trái tim để hiểu con người họ. Chúng ta cả đời tìm kiếm mảnh ghép của mình, có khi lầm tưởng, có khi muộn màng, và có khi chẳng bao giờ thấy.

Trong im lặng vô tình ta lạc mất nhau…!!

 

Khoảng Lặng

Chia tay rồi thì còn lại gì?

Photo: mhd.hamwi 

 

“Những mối nhân duyên trong đời đôi lúc toàn vẹn, đôi lúc trớ trêu như một trò đùa… Có những cuộc gặp gỡ là để yêu nhau, có những cuộc gặp chỉ để hận nhau. Và có cả những cuộc gặp là để day dứt về nhau suốt đời.” – Lê Thu Huyền

Gặp gỡ như một mối duyên kỳ lạ, rồi chia tay vì những lý do vụn vặt. Chắc hẳn đã từng có người ở trong hoàn cảnh như vậy nên chắc cũng sẽ biết được phần nào những tâm trạng lúc đó. Ai trong đời cũng mong rằng người đầu tiên sẽ là người cuối cùng của đời mình, người sẽ cùng mình bước đi trong suốt quãng đời còn lại dài dằng dặc và đầy ắp những gian lao. Nhưng sự đời đâu có được như mong muốn khi mà vì những lý do khác nhau, chúng ta gặp nhau, yêu nhau, rồi lại bước qua nhau như những người xa lạ. Rốt cuộc cái lý do cũng chỉ là vì có thể kiếp trước ta đã mắc nợ nhau rồi, nên ta gặp gỡ kiếp này, nên duyên với nhau trong ngắn ngủi để trả mối tơ lòng của những năm tháng đã cũ xưa. Chúng ta chia tay có thể có nhiều lý do, nhưng trong hạn chế một bài viết ngắn ngủi, người viết chỉ muốn đề cập đến một sự chia tay mà một bên chắc chắn rất đau khổ, bên còn lại có thể có hoặc không.

Bản thân con gái sau mỗi cuộc tình, dù có thể họ đang đau khổ đấy, nhưng khi xem một bộ phim tình cảm hay, hay đọc một cuốn sách ngôn tình, họ lại ngồi bất giác nhớ lại, những khoảnh khắc ngọt ngào, những cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc nhất với cái sinh vật mà họ đã từng yêu, rồi lại nở một nụ cười trong vô thức vì những ký ức ấy sống động quá. Nhưng thường thì sau đó họ sẽ lại phải rất vất vả, điều chỉnh mình trở về trạng thái rằng tất cả mọi chuyện đã kết thúc… Công cuộc này quả là gian nan! Nhưng không sao, chỉ khi kinh qua đau khổ thực sự trong tình yêu, họ mới có được cái nội tại mạnh mẽ để gạt bỏ hết những ký ức không vui, những cuộc cãi vã và cả những câu nói làm đau lòng nhau ra khỏi tâm trí mà sống tiếp.

Họ lúc này, có thể vẫn hoài niệm, nhưng tâm trạng lại đầy ắp bởi những hồi ức vui vẻ mà họ nhớ về, mà quên mất rằng cũng vừa mới đó thôi, người con trai đó đã từng bội bạc với mình, đã từng đối xử với mình bằng cái cách kinh khủng nhất mà anh ta có thể làm. Đấy, con gái là vậy, họ đã quên phắt ngay được cái lý do vì sao chia tay, mà vẫn còn cảm tưởng như tình yêu vẫn còn tồn tại bao quanh họ, đâu đó ở trong không gian này thôi và chỉ cần với tay một cái là họ có thể chạm vào cái màng tình yêu đó rồi.

Tôi gọi cái hiệu ứng đó là “hiệu ứng bong bóng xà phòng” vì càng thổi đam mê vào thì “bong bóng” càng to, bong bóng sẽ bay lượn lờ ở trong không trung vài giây, rồi sẽ vỡ đánh cái phóc nếu như có người khẽ chạm tay vào, hay đơn giản chỉ là vì nó chỉ là cái bong bóng. Tình cảm đã hết kia cũng như những cái bong bóng, quá khứ, kỷ niệm là những cái bong bóng, có thể cho con người ta cái cảm giác ban đầu rằng nó rất đẹp, rất nhiều sắc màu, có thể bay trong không trung, nhưng rốt cuộc lại tồn tại rất ngắn ngủi, chỉ vài giây là vỡ.

Chỉ cần khi bộ phim lãng mạn kết thúc, cuốn sách ngôn tình có một cái kết buồn thương, con gái sẽ ngay lập tức quay trở lại với cái cảm giác chán nản tột bực, thậm chí là hơn cả trước, vì họ sẽ hiện lên trong đầu những câu hỏi kiểu như là: “Tại sao nhân vật trong phim thật ngốc nghếch, vậy mà họ vẫn có được người mình yêu?” hay “Vì sao họ yêu nhau như vậy, mà ông tác giả lại bắt họ chia tay?”… vân vân, và có thể là vô vàn những câu hỏi trời ơi đất hỡi khác nữa mà ta cũng không thể hiểu nổi vì sao con gái, lại có thể nghĩ ra được.

Còn những chàng trai, khi họ chia tay sẽ làm gì? Có những người, họ sẽ chìm đắm trong men rượu men bia, để tìm quên, để mong rằng hình bóng người con gái họ yêu sẽ ra đi. Nhưng cũng có người thì vẫn tiếp tục tình cảm của mình, mù quáng đến nỗi khi người yêu cũ có người yêu mới, họ lồng lộn lên, họ cảm thấy đất trời như sụp đổ, họ thấy sự điên dại, sự thất sủng. Chính xác hơn thì họ cảm thấy bị bỏ rơi. Vâng, có những người đàn ông như vậy, nhưng tùy vào từng người mà có những cách biểu hiện khác nhau.

Có thể nếu vẫn còn yêu một người, họ sẽ không dễ dàng chấp nhận chuyện xảy ra, đến nỗi họ có thể trở nên hung ác, tàn bạo với bất kỳ cô gái nào có ý định lại gần. Họ vơ đũa cả nắm, cho rằng ai rồi cũng sẽ đối xử tệ với họ như cô gái đã qua. Nhưng hỡi ôi, cái sự đó càng làm cho họ trông yếu đuối, thê thảm và nhếch nhác lôi thôi mà thôi. Đó cũng âu là cái cú sốc ban đầu, nhưng rồi dần dà, họ sẽ nguôi ngoai, chỉ có thể là trong tim họ bị khuyết đi một mảnh, mảnh tình yêu mà họ đã trao cho một người không nên có.

Vậy là cả con trai và con gái, họ đều đã sứt sẹo trong tình yêu, họ đều mang trong tim những thương tật nặng nề. Và có thể cả đôi trái tim ấy đã đóng cửa, đã hóa đá chỉ vì một mối tình quá sâu đậm.

Nhưng rồi, nhân duyên kỳ lạ lắm, có thể trong lúc quẫn bách họ lại tìm thấy nhau, lại có thể hòa chung nhịp đập trong những ngày tháng khó khăn, giữa những cùng cực, giữa những âu sầu mà cả hai đã phải trải qua. Họ tìm nhau để san sẻ bớt cho người kia cái núi gánh nặng đang hàng ngày đè lên vai họ. Rồi trớ trêu lắm, họ lại yêu nhau, lại những đầu mày cuối mắt, lại “trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài”.

Có thể họ sẽ ở lại và đi cùng nhau suốt cuộc đời còn lại, nhưng cũng có thể, họ sẽ lại xa nhau.. Vì thế sự xoay vần, vì có thể đôi ta sinh ra chỉ có DUYÊN mà không có PHẬN vợ chồng..!

 

Thu Li

Sự khác nhau giữa niềm tin và hy vọng!

Photo: Helen Bromley

 

Chắc hẳn là mọi người cũng ít nhiều từng được nghe về niềm tin và hy vọng. Có lẽ cũng chả cần định nghĩa nữa vì tôi cũng chả biết phải định nghĩa nó như thế nào. Nhưng sau khi trải qua một câu chuyện, tôi chợt nghĩ: “Niềm tin và hy vọng, chúng có hay đi cùng nhau?”

Tôi là fan của Liverpool – một đội bóng của nước Anh. Vài năm vừa qua, đội bóng của tôi thường ở tầm trung, mục tiêu lọt được vào top 4 bấy lâu vẫn chưa hoàn thành, vậy nên tôi cũng chả nghĩ đến việc Liv sẽ vô địch, dù rằng đó là mong muốn của tôi bấy lâu (có lần tôi đã khai bút bằng lời ước cho họ). Trước khi mùa giải bắt đầu, nếu có thằng bạn nào đến, cười và nói với tôi: “Liverpool sẽ vô địch mùa này” chắc tôi sẽ chạy đến đập cho nó vài cú vì dám xỏ tôi (vui thôi). Vậy đấy, tôi bắt đầu mùa giải với không một chút hy vọng hay niềm tin về việc Liv sẽ vô địch cả. Tôi chỉ mong họ vào được top 4 sau bao năm đã là tốt lắm rồi.

Nhưng rồi, đến giữa mùa giải, được chứng kiến phong độ ổn định cùng với sự xuất sắc của cả đội, tôi đã bắt đầu tin tưởng chắc chắn là Liv sẽ lọt được vào top 4, bấy giờ tôi bắt đầu hy vọng vào việc họ sẽ vô địch (dù hy vọng rất mong manh). Họ càng đá càng hay hy vọng của tôi càng lớn. Cho đến khi, Liv vươn lên dẫn đầu và hoàn toàn có quyền tự quyết chức vô địch của mình, tôi chả còn cảm thấy một tí hy vọng nào nữa cả, lúc ấy, tôi đã hoàn toàn tin rằng họ sẽ vô địch rồi. Sau những chiến thắng liên tiếp, niềm tin ấy của tôi lại càng được củng cố thêm. Và vào cái lúc niềm tin của tôi lớn nhất, họ sảy chân. Một cú ngã khiến tôi đau đớn, đêm hôm ấy tôi đã rất khó khăn để có thể ngủ được, dù sao thì tôi cũng không quá shock vì tôi đã quen với cái cảm giác ấy rồi.

Sau hôm đó, tôi thấy niềm tin của mình nhạt dần đi, thay vào đó, cái hy vọng lại cháy lên, cứ cuối tuần, tôi lại mong rằng Liv sẽ chiến thắng và đối thủ của họ sẽ sảy chân. Cái cảm giác chạy đua đến chức vô địch đã lâu lắm rồi mới xuất hiện lại trong tôi. Nhưng tôi nhận ra một điều quan trọng, đã từ bao giờ, tôi lại đánh mất hy vọng của mình? Chỉ vì những mùa giải tồi tệ trước đó mà tôi đã đánh mất hy vọng của mình? Không! Thực sự là tôi chả thích đỗ lỗi tí nào cả, bằng cách này hay cách khác thì vẫn là do tôi. Thật tuyệt là tôi đã nhận ra điều đó, tôi biết ơn Liverpool đã thắp lại ngọn lửa hy vọng trong tôi. Dù cho mùa này họ có vô địch hay không thì với tôi, đây vẫn mãi là một mùa giải tuyệt vời, nó giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống. Nếu được nói một điều gì với họ: “Cảm ơn vì tất cả, tôi hứa rằng hy vọng trong tôi sẽ không bị tắt lần nào nữa đâu!”

Mà tại sau câu chuyện bóng đá ấy lại liên quan đến niềm tin và hy vọng? Chả là trước đây tôi vẫn nghĩ rằng niềm tin và hy vọng nó luôn đi cùng với nhau, như là một thể thống nhất vậy. Nhưng sau khi ngồi nghĩ lại quãng thời gian ấy, tôi nhận ra rằng hình như hy vọng và niềm tin của tôi, nó rất ít khi cháy cùng lúc, rất ít khi chúng song hành cùng nhau. Niềm tin xuất hiện thường sẽ có những cái “trụ” chống đỡ cho nó, càng nhiều trụ thì niềm tin ấy càng lớn, càng vững vàng hơn và giá trị, sức mạnh nó đem lại cho chủ sở hữu lại càng lớn và ý nghĩa hơn. Tôi đặc biệt thích cái sự tự tin mà nó đem lại. Nhưng khi niềm tin yến dần, đến nỗi không còn cái trụ nào chống đỡ cho nó nữa, nó sẽ bay lơ lửng trên không? Bạn có thấy cái gì tự nhiên cứ lơ lửng trên không mà không bị rơi chưa? Nó rơi thì sẽ ra sao nhỉ?

Mà tôi nghĩ niềm tin mất hết trụ giống với hy vọng đó chứ. Hy vọng chả cần có một cái trụ chống đỡ, nó chả cần gì cả, nó xuất hiện tự nhiên theo mong muốn của chúng ta. Nhưng để hy vọng cứ tồn tại mãi thì không dễ như thế. Nếu cứ để vậy thì rồi nó cũng sẽ rơi thôi. Mà hy vọng càng nhiều thất vọng càng lớn, càng cao càng nặng rơi càng đâu. Thử nghĩ xem, khi ta tạo ra những chiếc “trụ” cho hy vọng, nó sẽ trở lên như thế nào? Giống niềm tin không? Một hy vọng có càng nhiều trụ thì sẽ lại càng trở thành niềm tin. Phải chăng niềm tin là hy vọng tiến hóa thành?

Nhưng có sự khác nhau lớn giữa niềm tin và hy vọng, không biết bạn có nhận ra không? Niềm tin thì tiêu cực có, tích cực có nhưng hy vọng thì khác, chúng ta hy vọng những điều tích cực chứ chả ai hy vọng những điều tiêu cực về mình cả. Mà rất khó để có được một niềm tin tốt về mình nhưng hy vọng thì muốn thế nào chả được. Ta có thể tạo ra hy vọng thế nào cũng được, chỉ cần ta muốn. Quá dễ. Vậy tại sao ta không tạo cho mình những niềm tin tích cực thông qua những hy vọng? Tạo ra một hy vọng tích cực (quá dễ) sau đó là dựng lên những chiếc trụ cho nó. À cái này cũng không dễ, mà cũng chẳng phải quá khó. Một vài tình huống chứng mình hy vọng đó hoàn toàn có thể. Hoặc có thể tham khảo trên mạng hay sách, có rất nhiểu dữ liệu có về vẫn đề này và rất dễ để tìm được nó đấy thôi. Mà giá trị và sự cần thiết của niềm tin thì chắc tôi cũng chả cần nói thêm mọi người cũng hiểu nhỉ.

Viễn cảnh mà mình có thể tự tạo ra bất cứ niềm tin tích cực nào mình muốn thật là tuyệt.

 

FLY

Yêu bản thân mình là một cách lan tỏa tình yêu

Photo: Richard Stewart James Gaston 

 

“Mình không vì mình, trời tru đất diệt”

Có một người bạn của tôi, sắp ra trường, xem ra cũng có khá nhiều tâm sự. Hôm nay bạn viết status, ý rằng “Có nhiều thứ tình yêu còn quan trọng hơn tình yêu cá nhân” – Thực ra tôi vẫn không hiểu ý lắm – tình yêu cá nhân ở đây là tình yêu nam nữ, hay tình yêu dành cho bản thân mình? Dù sao đi nữa, cái vế đầu tiên có hai chữ “tình yêu” và “quan trọng” – khiến tôi nghĩ đến ngay cái clip của chú Ralph – “How to love yourself”

Nói cái cụm “yêu bản thân mình” thật là sáo rỗng, vì nó đã xuất hiện ở hàng tỷ tỷ nơi – viết thế này cũng hơi bị sáo rỗng, vì muốn không sáo rỗng – thì phải biết hành động kia. Nhưng dù sao đi nữa, tôi rất yêu bản thân mình, và mỗi khi tôi muốn viết, thì tôi sẽ viết, chỉ đơn giản thế thôi, còn ai thấy sáo rỗng và thuyết lý, cứ việc. Tôi cứ viết.

Tưởng rằng “mình không vì mình” là một chuyện thật kỳ lạ, nhưng thực ra đa số trong chúng ta lại “vì mình” rất ít. Chẳng qua cái sự “trời tru đất diệt” nó âm ỉ, chẳng qua ông trời không thích đổ ập một phát xuống đầu cho chúng ta một sự ra đi trong hoành tráng và thảnh thơi, cái “người” được mệnh danh là “trời”  “đất” sẽ làm cho chúng ta hối hận và thấm thía. Chỉ khi đi đến cuối cuộc đời, chẳng còn thời gian mà yêu mình nữa…

Phải đến hơn 20 tuổi, tôi mới ngộ ra “chân lý” đó, qua cái clip của chú Ralph, qua những sự việc, những người mình đã trải qua, và đúng là thấm thía…

Chẳng ai tưởng tượng nổi một cô gái vui tươi như tôi  đã từng có những lúc tâm trạng thật đáng sợ. Tôi cảm giác mọi thứ xung quanh mình như không thuộc về mình. Tôi cảm thấy trống trải. Tôi cảm giác không có ai đứng về phía mình. Tôi rất dễ khóc và tức giận, cảm thấy chênh vênh với những thứ gọi là “ước mơ” của mình. Tôi cảm giác bạn bè rời xa tôi.. Cứ như một con bé tự kỷ và u ám.

Nhưng cũng thật kỳ diệu, vì có lẽ tôi quá tốt số, vì may mắn luôn bên cạnh tôi, mà dần dần tôi ngộ ra được, tất cả mọi thứ xung quanh, đều do mình mà ra cả. Sức mạnh không nằm ở người ngoài, sức mạnh nằm ở chính bản thân mình…

Yêu bản thân mình đi. Tại vì…

Tại vì có ai “độc nhất vô nhị” như bạn đâu? Như những người bạn xung quanh tôi, chẳng người nào giống người nào cả. Ờ thì đôi lúc cũng có hao hao giống nhau mắt, mũi, hoặc một số bộ phận khác không thể nêu tên, thậm chí có những người có giọng nói cực giống nhau nữa. Nhưng không có cái máy copy nào lại ra được y xì xì như bạn cả.

Tại vì chẳng có ai điều khiển được mọi thứ xung quanh bạn như bạn cả. Ờ, thật ra chẳng có gì “làm gì” bạn cả, vấn đề là ở chỗ cách bạn “re-act” lại với cái bạn nghĩ nó đã “làm gì” bạn. Nắm được điều này, bạn sẽ cảm thấy mình làm chủ được tất cả mọi thứ, sẽ không còn cảm giác oán thán trách giận, coi mình là nạn nhân của mọi thứ, của mọi người. Nắm được điều này, bạn sẽ thấy mình thật mạnh mẽ. Hãy luôn nhớ câu này: “I take 100% reponsibility of my life.” Chỉ cần luôn giữ được thái độ đúng đắn, bạn sẽ luôn thấy mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát của mình…

Như chuyện…rất giản dị và đời thường, là chiếc tông bị đứt quai của tôi. Hôm đó đi xe, rất đông, vì ngồi đầu xe nên tôi để dép ở dưới, anh phụ xe đã cho một chị đi dép cao mượn, và hình như do chân mình quá nhỏ, nên chị ấy đã làm đứt một bên. Tất nhiên, lúc đó tôi hoàn toàn có quyền giận dữ. Đó là một trong hai con người luôn trong tôi. Nhưng thật may mắn, tôi đã chọn con người thứ hai, nên đã cười tươi và chấp nhận… đi chân đất về nhà.

Đằng nào thì chiếc tông ấy chẳng đứt, giận dữ không giúp nó lành lại được, còn vẫn vui vẻ và tươi cười khiến tôi cảm thấy mình làm chủ được tình huống, giữ được sự thân thiện tươi vui với mọi người, và làm cho không khí xung quanh tôi luôn tươi tắn – đó là điều tôi muốn. Có lẽ nhiều người sẽ chọn cách không giận dữ, nhưng đảm bảo sẽ không vui tươi bằng tôi lúc đó, bởi vì tôi thấy mọi người xung quanh bị… ngạc nhiên.

Yêu bản thân mình là một cách lan tỏa tình yêu

Với bất kỳ điều gì, đều có sức lan toả. Suy nghĩ tiêu cực lan tỏa, lây lan. Suy nghĩ tích cực cũng thế. Tình yêu cũng thế. Chỉ khi bạn biết trân trọng giá trị của bản thân mình, bạn mới biết yêu người khác.

Đó là lý do tôi rất… không thích, và hay… bắt bẻ những bài hát nhạc trẻ thất tình, hoặc… không thất tình, đều có mấy câu kiểu kiểu: “Yêu anh/yêu em hơn chính bản thân mình.”  Tôi sẽ không bao giờ yêu một chàng trai nào đi yêu tôi hơn chính bản thân mình cả, vì đó không phải là tình yêu. Đó chỉ là thứ tình cảm lệ thuộc, bám víu lẫn nhau. Tất nhiên, con người ta rất cần nhau, nhưng không có ai cần ai HOÀN TOÀN, trong suốt cả cuộc đời cả.

Yêu bản thân mình, nghĩa là bạn nâng cao rung cảm với thế giới. Chắc các bạn biết cụm từ “bắt sóng cảm xúc” đúng không. Cho một nụ cười, trong hầu hết các trường hợp, các bạn sẽ nhận lại được nụ cười, thậm chí còn nhiều nụ cười nếu các bạn cười với nhiều người cùng một lúc – nếu thấy lười. Một nụ cười, hai nụ cười, ba bốn và nhiều nụ cười, sẽ mang lại nhiều niềm vui hơn, nhiều không khí thân thiện hơn.

Cho đi một sự chia sẻ, một niềm vui, một sự động viên, khích lệ, các bạn sẽ nhận lại rất nhiều…

Và đó là lý do tôi, một đứa học tiếng Anh chẳng ra đầu, chẳng ra cuối, đã viết những note, status cho các bạn trong friendlist  mà không ngại ngần người khác nói ti toe với mong muốn chân thành sẽ giúp các bạn yêu thứ tiếng mà tôi cũng đang yêu…

Đó cũng là lý do tôi viết bài viết này này, rất nhiều bài viết tương tự , với mong muốn nhỏ, là có một vài người đọc được những sự chia sẻ của mình, trước hết, là thỏa mãn bản thân, và sau nữa, biết đâu, nó lại có ích cho các bạn.

Đó cũng là lý do tôi làm hàng tỉ tỉ thứ khác. Tôi rất thích ở bên cạnh những người thân, bạn bè của tôi. Tôi thích kể chuyện cười nhí nhố. Tôi thích vui vẻ. Tôi thích mang lại cho họ niềm vui, nguồn động lực. Tôi vẫn chưa rõ tôi sẽ thành gì, nhưng tôi thích thành keo dán, để gắn kết mọi thứ. Có thể không cần phải là một nhà lãnh đạo, một leader, lạ thật, tôi chẳng thích vị trí nổi bật, tôi thích mình như một… hạt nước, giống những hạt nước khác. (tất nhiên là cũng phải khác nữa chứ)

Ừ, tôi thích tôi vẫn cứ lùn như thế, vẫn lóc chóc như thế, vẫn được người lớn xoa đầu như thế. Tại tôi rất yêu tôi. Tình yêu lúc nào cũng đẹp.

Ừ, cuộc sống là để chia sẻ, để trải nghiệm và để yêu. Yêu và ghét, ghét thì khó chịu, vậy tội gì mà không yêu. Yêu đi nhé, yêu mình trước ấy.

 

Totto Chan

 

 

Kiểm soát cám dỗ để đạt được hạnh phúc

Photo: Riccardo Vasapolli Photographer

 

Trong cuốn sách Nhà Giả Kim của Paulo Coelho, khi một chàng trai tìm đến nhà thông thái nhất thế gian để tìm hiểu về hạnh phúc, nhà thông thái ấy bảo anh ta đi nhìn ngắm căn nhà của ông tràn đầy những thứ đồ tuyệt mỹ nhưng với điều kiện cầm theo cái muỗng với 2 giọt dầu và đừng làm sánh dầu, sau đó nhà thông thái mới nói với chàng trai:

“Bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mỹ trên thế gian này mà không hề quên 2 giọt dầu trên muỗng.”

Câu này cũng giống như việc một người đàn ông đã có gia đình nhưng rồi vì công việc, vì cuộc sống, vì giao tiếp xã hội bên ngoài, anh ta gặp gỡ và ngắm nhìn biết bao cô gái trẻ đẹp khác. Nhưng hạnh phúc chính là anh ta không quên nghĩ về người vợ đang ở nhà. Gái đẹp là những thứ tuyệt mỹ chỉ được ngắm thôi chứ không được làm gì hết. Còn 2 giọt dầu chính là gia đình, giữ 2 giọt dầu không sánh nhau chính là biết cách giữ gìn tổ ấm của mình an toàn.

Bởi thế, hạnh phúc chính là biết cân bằng mọi thứ trong cuộc sống này. Là khi bạn có khả năng kiểm soát bản thân trước những cám dỗ của cuộc đời.

Cuộc sống này tràn đầy những thứ cám dỗ, nó hiện hữu trong những hình dạng tuyệt mỹ nhằm làm no nê con mắt của mọi người. Và thường thì những đôi mắt trần tục của chúng ta bị những thứ hào quang ảo ảnh làm che mờ đi những thực tế trần trụi. Để rồi khi đôi mắt bị che mờ đi, chúng ta sống trong những ánh hào nhoáng với niềm phấn khích tột độ, nhưng những ánh hào nhoáng đó chỉ là những ảo ảnh trong chớp mắt, tới một ngày nó cũng tan biến vào hư vô, chúng ta đang lơ lửng trên tận mây xanh êm ái bỗng dưng rớt xuống mặt đất rắn rỏi.

Trẻ nhỏ thì bị cám dỗ của game hay truyện tranh. Vị thành niên bị cám dỗ của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. Người lớn bị cám dỗ của thú vui nhục dục. Càng đứng ở địa vị càng cao, người ta lại càng u mê vào hào nhoáng, khi ấy họ thích nghe những lời tâng bốc và xu nịt mà gạt bỏ đi những những lời nói thật chua xót. Càng nhìn thấy tiền bạc và danh lợi trước mắt, người ta lại càng bị lôi cuốn vào những vòng xoáy trong chúng mà quên đi những điều bình dị nhỏ nhoi thường ngày. Càng nhìn thấy những phù phiếm hào nhoáng của những người xung quanh, con người ta lại có xu hướng thèm khát, đòi hỏi và mong muốn có những thứ người khác có. Nhưng họ đâu biết được rằng, hạnh phúc của người khác chưa hẳn là hạnh phúc của mình, họ quên đi những thứ khiến bản thân đang có cũng chính là hạnh phúc.

Cám dỗ luôn tồn tại thường trực xung quanh chúng ta như những tấm màng nhện giăng sẵn luôn tìm cơ hội để bao trùm và giết chết con mồi. Cám dỗ sẽ khiến cho tâm trí con người trở nên tối tăm, nó cai trị tâm trí chúng ta khiến cho mọi phán đoán của chúng ta bị kìm hãm, làm con người trở nên thiếu hiểu biết và mất khả năng đánh giá rõ ràng. Cám dỗ sẽ tác động lên mong muốn và cảm xúc của con người, mặc dù chúng ta biết đó là hành động sai lầm và tội lỗi nhưng sức mạnh của cám dỗ ấy đã lấn át hết lý trí khiến chúng ta không còn hành động đúng nữa.

Kỹ năng kiểm soát được cám dỗ cũng là một trong những yếu tố tiên quyết giúp con người đạt được ước mơ, vững tin đi đúng con đường vận mệnh mình đã chọn và đạt được những thành công rực rỡ. Chỉ cần chúng ta ngủ quên trong những chiến thắng và mất dần những sự tập trung trong công việc thì sẽ dẫn đến những tác hại khó lường.

Mục đích của cuộc sống này chính là đi tìm hạnh phúc của bản thân, bởi thế chính những cám dỗ trên con đường ấy cũng như những gian nan, là những thử thách để con người vượt qua. Được sống đúng với bản thân của mình, được đi trên con đường mình đã chọn, được theo đuổi những điều mình đam mê, giữ vững những bản chất và nhân cách tốt đẹp của mình, những thứ đó chính là hạnh phúc. Phù phiếm – hào nhoáng chỉ là những thứ ảo ảnh dễ dàng che mắt chúng ta, định tâm mình trước những cám dỗ để đạt được thành công và hạnh phúc.

 

Trang Nguyễn

Like không chỉ đơn giản là “thích”

Photo: Thomas Angermann

 

Là một điều không hề mới, vì nó đã có từ rất lâu rồi. Trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thể hiện rõ nét nhất từ khi Facebook ra đời. Nút like cũng từ ấy mà trở nên phổ biến. Có rất nhiều nghiên cứu về công cụ này, một công cụ giúp cho người trên mạng xã hội tương tác với nhau.

Về nhiều khía cạnh khác nhau, suy cho cùng chỉ là về khía cạnh kinh tế, kinh doanh của các ông lớn. Từ thói quen bấm like của người dùng và nội dung được like sau khi phân tích với cơ sở dữ liệu đủ lớn thì các nhà nghiên cứu có thể người bấm like thuộc tuýp người gì, hay làm gì, sở thích, tính cách ra sao. Từ đó các nhà cung cấp dịch vụ trên internet có thể thay đổi hoặc hoàn thiện các gối sản phẩm nào cho phù hợp với nhóm khách hàng này.

Hoặc, các nhà nghiên cứu có thể dựa vào yếu tố như khu vực, tôn giáo để có thể từ đó phân tích thói quen của nhóm người này để có thể cung cấp các giải pháp từ đó mang về lợi nhuận. Suy cho cùng đó là các cuộc chiến về kinh tế của các ông lớn công nghệ trên thế giới.

Tuy nhiên ở khía cạnh cá nhân tôi lại có một hình dung khác hơn về nút cảm xúc này. Nếu đứng ở góc độ người nhận thì tôi cảm nhận được nút “thích” này rất hay.

Đơn giản bởi vì nó tạo cho người nhận một bầu trời hạnh phúc. Một nút bấm vô hình nhưng nó tạo một động lực, một sự cố gắng lớn của người nhận. Như cá nhân tôi, khi tham gia gửi bài chia sẻ của chính mình lên Triết Học Đường Phố. Tôi cũng như rất nhiều người viết khác không nhận về cho mình giá trị vật chất vì đơn giản các bài viết được đăng trên đây không có tiền nhuận bút. Nhưng tại sao có nhiều người viết đến như vậy và phần lớn các bài viết rất sâu sắc?

Người viết phải đầu tư rất nhiều thời gian và khả năng của mình để cho ra những sản phẩm tinh thần này. Và chắc hẳn rằng một số người sẽ đặt vấn đề rằng: “Tại sao cứ làm không công như vậy?” Với cá nhân tôi thì đấy là những câu hỏi rẻ rúng, làm vì tiền là một điều gì đó rất rẻ. Tôi có suy nghĩ giống như người sáng lập ra Triết Học Đường Phố. Rằng, người viết sẽ không nhận được đồng nào từ đây cả nhưng có thể nhận được những thứ vô hình mà Triết Học Đường Phố đã chỉ ra là:

  • Bài viết của bạn sẽ đến được với nhiều người hơn so với bạn đăng ở trang cá nhân bạn chẳng hạn.
  • Được đăng trên một trang web có uy tín về chất lượng.
  • Được đăng trên một trang web biết tôn trọng quyền sở hữu của tác giả (text/photos), khác với 99% tất cả những trang web khác ở Việt Nam.

Đặc biệt và quan trọng hơn hết đó chính là nút like ở cuối bài, nó như một cái đồng hồ đếm từ một đến vô cùng. Bài đầu tiên, tôi viết và được đăng, như vậy đã thấy hạnh phúc tuyệt vời rồi. Mỗi khi tôi mở máy tính và vào internet thì tôi thường ghé thăm sản phẩm chia sẻ của mình có được sự đồng cảm nào nữa không, mỗi lần số người like tăng lên tôi cảm thấy vui sướng vô cùng.

Với tôi, tôi cảm nhận nó như game Flappy Bird vậy, khi bạn đạt được một điểm số nhất định bạn sẽ có mong muốn phá vỡ nó và tạo nên một kỷ lục mới cho bản thân. Viết bài thứ nhất nó cho mình một cảm xúc vỡ òa và mong muốn bài thứ hai phải hay hơn bài thứ nhất. Vô hình dung, các yếu tố vô hình nhận được từ Triết Học Đường Phố, người viết như tôi lại có thêm một động lực vô cùng lớn để phấn đấu. Hoàn thiện và phát triển tốt hơn.

Với góc độ người cho thì sao nhỉ?

Có rất nhiều phân tích rằng việc cho “like” dường như quá dể dãi, chỉ cần một cái kích chuột thôi là đã hoàn thành nhiệm vụ. Mình không có thông tin thống kê hay số liệu là bao nhiêu người sẳn sàng cho like nếu bạn muốn. Tuy nhiên, theo cá nhân mình thì hiện tại người dùng internet hiện nay, phần lớn đều là người dùng thông thái, có hiểu biết và có tự chủ. Họ sẽ cho khi cái họ nhận được là ngang bằng nhau. Khi họ đọc một bài viết, một chia sẻ mà ở đó chạm vào cảm xúc của họ. Họ đồng cảm, vậy thì hà cớ gì mà họ không cho lại, để mai sau này họ có thể nhận được cái tốt hơn. Nếu họ hành động người lại, thì chẳng nhẽ họ quá ích kỷ hay sao?

Cũng giống như việc tôi xem các chương trình truyền hình thực tế ở nước ngoài vậy. Cụ thể là, chương trình tìm kiếm tài năng nước Anh, khi một thí sinh vào có màn trình bày tuyệt vời thì lúc này đây cả giám khảo và khán giả, họ sẳn sàng đứng lên và vỗ tay tán thưởng cho họ. Họ đã nhận được điều gì đó, họ phải có bổn phận đáp trả. Đó là một hành động nhỏ nhưng có tính khích lệ cực cao, tạo động lực cho người thí sinh, buộc họ phải cố gắng nhiều hơn nữa để họ có thể xứng đáng với tình cảm mọi người đã dành cho họ.

Nhưng ở xứ sở của ta thì sao? Mọi người có vẻ rất ngại ngùng để cho đi khi mình đã nhận rất nhiều. Một vài lần tôi đi tham dự các chương trình thực tế hoặc các buổi diễn thuyết. Các phần trình diễn rất hay, nhưng không ai vỗ tay cả. Đơn giản vì mỗi chúng ta ai cũng “đợi”, đợi xem có ai hành động trước để mình làm theo. Đó là văn hóa Việt.

“Like” không chỉ là đơn giản là “thích” nữa rồi, nó còn là cả nghìn câu chuyện xung quanh đó. Hy vọng tất cả chúng ta là những người dùng thông thái, hãy cư xử thật tinh tế để cho nút bấm cảm xúc này trở nên ý nghĩa hơn, hãy hành động để cho nút like không đơn giản chỉ là thích nhé các bạn…

 

Mr Lias

Ước mơ từ những thiên thần nhỏ

Photo: The Nameless Doll

 

“You only live once; but if you live it right, once is enough.”- Adam Marshall

– “Woa, quà của Khánh Vy đẹp quá!”

– “Các bạn im lặng, không thôi mình không cho mở quà.” Cô bé 6 tuổi, đầu đội vương miện, dõng dạc tuyên bố giữa đám bạn mình. Hôm nay là ngày sinh nhật lần thứ sáu của cô bé, Khánh Vy, một thiên thần và là cháu của tôi.

– “Oh mình cũng có món đồ chơi y chang vậy ở nhà nè…” Một bé gái khác mừng rỡ reo lên khi thấy một món quà vừa được mở ra.

– “Đây là quà của mình, công nhận mẹ mình mua quà đẹp thiệt?!?!” Một bé khác tự mở quà của mình tặng bạn ra xuýt xoa nhận xét.

Đã lâu lắm rồi tôi mới được tham dự một buổi tiệc sinh nhật náo nhiệt như thế này. Đặc biệt hơn khi khách mời là 15 cô bé đang trong độ tuổi mẫu giáo. Nhìn các cô ăn uống, chơi đùa, í ới gọi nhau làm náo động cả khu vực riêng trên tầng 3 của cửa hàng “ba cây chổi”. Được chìm đắm vào không gian tuổi thơ này thật sự là một đặc ân dành cho tôi trong thời điểm này, khi tôi đang đi tìm ý nghĩa thật sự cuộc sống mình đã lãng quên bởi biết bao bộn bề của cuộc sống. Chính sự hồn nhiên của các bé đã giúp tôi nhớ lại tuổi thơ của mình, khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời.

– “Bây giờ, tụi mình sẽ xếp hàng đi xem phim.” – Khánh Vy một lần nữa thể hiện rất tốt vai trò chủ nhà của mình trong bữa tiệc.

Hai hàng dài các bé nắm tay nhau trật tự đi xuyên qua hành lang gỗ để tiến vào một căn phòng lớn phía bên kia tòa nhà. Sau khi xuống một cầu thang gỗ nhỏ hẹp và xuyên qua cánh cửa được trang trí đủ các hình ảnh ếch nhái như tên căn phòng, cả đám òa lên trước một phòng chiếu phim với màn hình rộng lớn. Căn phòng lúc này được thắp sáng bởi ánh đèn vàng dịu nhẹ, các bé dường như bị kích động và bắt đầu la hét sung sướng khi bộ phim “Frozen” bắt đầu. Thời gian dành cho những ước mơ của những công chúa, hoàng tử. Thời gian mà hầu hết mọi người trong chúng ta đã trải qua với tuổi thơ của mình, nhưng có lẽ không nhiều người còn nhớ đến nó.

“Tớ coi phim này ở nhà rồi, tớ là Elsa.” – Một cô bé với hai bím tóc đung đưa đứng lên giành vai của mình trước. Cùng lúc một bé khác với đôi mắt to láy và mái tóc được tết cẩn thận nũng nịu cầm váy bạn giật xuống và nói: “Không được, tớ mới là Elsa, cậu là Anna đi…”

Nếu như được hỏi tất cả các bé có mặt trong buổi tiệc sinh nhật hôm ấy về ước mơ, tôi tin rằng gần như tất cả câu trả lời sẽ là “công chúa”. Riêng tôi thì tôi muốn trở thành siêu nhân đỏ trong năm anh em siêu nhân. Còn bạn thì sao? Bạn vẫn còn nhớ ước mơ của mình khi sáu tuổi chứ? Ước mơ đó là gì?

Mỗi khi tôi hỏi Khánh Vy: “Sau này lớn lên, con ước mơ trở thành ai?” Thì mỗi lần tôi đều nhận được một câu trả lời khác nhau, khi là công chúa, khi là stylist, khi là người mẫu hay nghệ sỹ múa ballet tùy thuộc vào bộ phim hoạt hình cô bé đang xem. Tuy nhiên, khi tôi hỏi tiếp: “Lý do tại sao con lại lựa chọn như vậy?” Thì câu trả lời luôn là “Dạ, tại vì nó vui.” Niềm vui? Vậy mà tôi không nghĩ ra cơ chứ. Giá trị cơ bản nhất, quan trọng nhất mà mọi đứa bé đều đề cao cho bất kỳ lựa chọn nào trong cuộc sống dường như đã bị người lớn lãng quên mất.

Đối với tôi được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống này quả là một phép màu kỳ diệu khi mà tôi được sinh non trước thời gian là hai tuần với một sức khỏe không được tốt. Vào thời điểm hiện tại, việc sinh non như vậy có thể không quá nguy hiểm nhưng bạn hãy hình dung cách đây hơn hai mươi lăm năm, đó thật sự là một thử thách. Bố mẹ của tôi đã lo lắng rất nhiều với tình hình sức khỏe của người con trai khi trước đó, người anh trai thứ hai của tôi không có được sự may mắn và đã tử vong vài ngày sau khi sinh. Trải nghiệm đó là một bi kịch đối với gia đình tôi chưa vơi đi thì bấy giờ, tôi lại sinh ra trong một tình trạng như vậy. Tuy nhiên, tôi đã vượt qua được những giây phút khó khăn đó dù tình trạng sức khỏe chưa đảm bảo.

Hai năm sau, trong một đợt nắng nóng, một căn bệnh lạ tưởng chừng như đã cướp đi sinh mạng yếu ớt lúc đó. Khắp miệng tôi xuất hiện rất nhiều vết lở loét khiến tôi không thể ăn bất kỳ loại thức ăn nào. Tôi khóc quấy suốt ngày vì đau và đói trên tay mẹ. Dù đã chữa trị rất nhiều nơi từ bệnh viện nhi đồng, đến các phòng mạch tư nhưng kết quả đều không tiến triển. May thay, nhờ một người quen chỉ bảo, mẹ tôi mới tìm đến một bà thầy thuốc bắc chuyên trị bệnh tương tự ở khu vực Bà Hom. Phú Lâm. Nếu như bạn biết được rằng nhà tôi ở khu vực trung tâm quận 3 thì đoạn đường đi khám bệnh thật sự là một vấn đề đối với phương tiện giao thông thời đó.

Mỗi ngày, mẹ tôi phải đưa tôi đi khám từ bằng xe xích-lô từ lúc sáu giờ sáng và trở về nhà lúc 11 giờ trưa. Hành trình ấy liên tục trong suốt một tháng. Sau những ngày tháng bôi thuốc thì các vết lở bắt đầu biến mất nhưng tôi vẫn không thể nào ăn được. Tất cả những chiếc răng sữa của tôi bắt đầu chuyển sang màu đen và dần dần rụng hết, để lại hàm nướu với những vết lở ăn sâu vào da thịt. Gia đình cũng đã tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. May thay, tôi đã vượt qua được một lần nữa.

Với những sự kiện đã trải qua, tôi ý thức được giá trị cuộc sống và cố gắng trân trọng từng giây phút mình đang tồn tại. Điều thú vị là cho đến bây giờ, mỗi lần được xem bói qua bàn tay, các thầy đều khen tôi có những đường chỉ tay rất đẹp, tuy chỉ có đường sinh mệnh là ngắn một cách kỳ lạ, chỉ khoảng giữa bàn tay. Tất nhiên, đó chỉ là ý kiến tham khảo nhưng cũng định hình trong tôi suy nghĩ: “Nếu thật sự chỉ tay có ý nghĩa như vậy tôi càng phải theo đuổi ước mơ của mình một cách trọn vẹn.” Vì đơn giản tôi không còn nhiều thời gian nữa. Có lẽ đó cũng là lý do tôi khát khao được sống với niềm đam mê của mình hơn tất cả mọi thứ.

Trong cuộc sống, có thể bạn có rất nhiều mục tiêu khác nhau nhưng xin hãy nhớ rằng, được sống đã là một đặc ân to lớn nhất. Bạn có thể thành công trong sự nghiệp, có thể rất nổi tiếng và nhiều tiền, nhưng đừng quên việc tận hưởng niềm vui trong cuộc sống này. Giống như những đứa trẻ, lựa chọn luôn xuất phát từ niềm vui. Lần cuối cùng bạn tận hưởng niềm vui thật sự với nụ cười hết cỡ là khi nào? Nếu bạn vẫn chưa nhớ được, hãy suy nghĩ thêm về điều này.

Theo số liệu thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, năm 2011 có đến 3 triệu trẻ sơ sinh tử vong trên thế giới và cũng khoảng 3 triệu thai chết lưu. Riêng ở Việt Nam được ghi nhận là 18.000 trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm. Số liệu thực tế có thể lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, hôm nay khi bạn đang đọc những dòng chữ này, sự tồn tại của bạn đã là một phép màu rất lớn. Hãy trân trọng điều đó và thật sự sống hạnh phúc với từng khoảnh khắc của mình.

Giá trị đầu tiên trong cuộc sống mơ ước đó chính là niềm vui. Niềm vui đó được thể hiện qua sự trân trọng đối với thời gian trong cuộc đời, yếu tố rất dễ bị bỏ qua khi mà có rất nhiều người đã và đang sống như thể mình sẽ không bao giờ chết đi.

Bài học từ các thiên thần nhỏ tôi gặp được trong buổi tiệc sinh nhật của cháu mình không dừng lại ở đó khi mà một bé gái với khuôn mặt trái xoan, mái tóc dài quá lưng trong bộ váy trắng nói rằng: “Mình chỉ muốn giống cô Thủy chăm lo cho các bạn.” Và một tràng cười giòn tan từ đám trẻ khi nghe nhắc đến tên cô mình. Tôi ước gì bạn ở cạnh tôi trong phòng chiếu phim Nhái Bén để chứng kiến những cô bé này chơi đùa với nhau. Một cảm giác thánh thiện, bình an đến khó tả khi những suy nghĩ đầu tiên của các bé lựa chọn ước mơ của mình với mục đích hướng đến người khác.

Chắc hẳn là bạn đã rất quen thuộc với những ước mơ như cô giáo, bác sỹ, chú công an, chú bộ đội… những hình mẫu rất đặc trưng của mọi đứa trẻ khi những công việc này đều hướng đến phục vụ người khác. Hoặc có thể đặc trưng hơn với những bé trai đó chính là những siêu nhân hay siêu anh hùng giải cứu thế giới khỏi những bọn xấu. Dường như, từ trong những suy nghĩ đầu tiên của mình, các em luôn hướng về những hình mẫu lý tưởng hướng về một mục đích cao cả hơn bản thân.

Lúc 6 tuổi, tôi mơ ước mình sẽ lớn lên và trở thành siêu nhân. Khi 16 tuổi, ước mơ của tôi thay đổi và muốn trở thành người thành công có nhiều tiền. Lớn hơn một chút nữa, trong những ngày đầu đi làm, tôi chỉ mơ ước mình có đủ tiền để chi trả cho cuộc sống thường ngày. Quả là một bước lùi đáng sợ cho ước mơ của mình, từ lý tưởng vì người khác đến cá nhân một cách thực dụng nhất…

Ngay từ bé, chúng ta đã có những lý tưởng sống rất tốt đẹp, rất thánh thiện mà chưa cần học qua bất kỳ trường lớp nào về xây dựng mục tiêu hay tầm nhìn, sứ mệnh cuộc sống. Tôi chưa từng gặp em bé nào khi được hỏi về ước mơ trong tương lai lại trả lời là một giám đốc ngân hàng hay một đại gia bất động sản. Tuy nhiên, với quá trình sống, với rất nhiều tác động từ môi trường chung quanh, dường như tâm hồn của chúng ta trở nên thu nhỏ lại. Ước mơ trong cuộc sống cũng từ đó mà nhỏ đi theo rất nhiều.

Niềm vui tận hưởng cuộc sống và lý tưởng sống vì người khác là hai nền tảng cơ bản trong cuộc sống mơ ước mà bạn cần nắm vững trước khi xây dựng cấu trúc cho ước mơ của mình. Vì nếu như ước mơ không được phát triển từ hai giá trị này, bạn sẽ không tạo đủ đam mê để cam kết theo đuổi đến cùng cũng như bạn sẽ không thể truyền cảm hứng để có được sự hỗ trợ từ những người chung quanh, một điều rất quan trọng để thực hiện ước mơ.

Dù ước mơ của bạn là gì, dù nó có thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh thế nào, hãy chắc rằng ước mơ sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống và nó có ý nghĩa với người khác.

 

Đặng Quốc Bảo

Trích: “Thức Dậy Và Mơ Đi”

Đường đến hòa bình thế giới

Photo: Allegra Villella

 

Không một nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới không nói yêu hoà bình, vậy mà chiến tranh vẫn hàng ngày đang diễn ra. Bởi vì các vị không coi trọng bộ môn triết học. Học chỉ để cho các vị leo cao trên con đương danh vọng. Cho nên các vị không vận dụng được những kiến thức lý luận triết học để phát triển xã hội. Bây giờ các vị hãy xem chuyên đề luận án của một tiến sĩ triết học.

Xin trích dẫn:

Nội dung của quy luật chất và lượng:

“Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời, tác động quay trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.”

Tác giả đã thuộc lòng nội dung của quy luật. Nhưng như thế không có nghĩa tác giả đã hiểu được quy luật.

Các vị hãy xem tác giả đã vận dụng quy luật ấy để xem xét các sự vật trong tự nhiên như thế nào:

Quy luật chất và lượng trong tự nhiên.

Như chúng ta đã biết, quy luật của sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung của nó không chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnh vực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Trước hết, ta hãy xét ví dụ về sự chuyển hoá thành các dạng tồn tại khác nhau của nước. Nước (ở đây chỉ xét nước tinh khiết) xét trên phương diện cấu tạo hoá học là một hợp chất được cấu tạo nên bởi hai nguyên tố là hydro và oxy. Nước có công thức cấu tạo là H2O. Ở điều kiện bình thường nước tồn tại ở dạng lỏng nhưng ở những điều kiện đặc biệt, nước có thể tồn tại ở dạng rắn hoặc khí.

Trong mối quan hệ giữa các trạng thái tồn tại của nước ta có thể thấy rằng chất của nước chính là trạng thái tồn tại ( rắn, lỏng, khí) còn lượng chính là nhiệt độ nước, vận tốc của các phân tử nước. Ta có thể nhận thấy rõ rằng, trạng thái của nước luôn tương ứng với nhiệt độ của nó. Khi nhiệt độ của nước ở -270oC thì nước ở thể rắn, nhiệt độ tăng lên 270oC, 250oC hay thậm chí lên tới -10oc thì nước vẫn ở thể rắn mà thôi.

Cũng trong khoảng nhiệt độ này, vận tốc của các phân tử nước cũng tăng dần theo nhiệt độ của nước, tức là mặc dù lượng của nước đã thay đổi nhưng về cơ bản chất thì nó vẫn được giữ ổn định. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của nước lên đến 0oc và cao hơn nữa thì trạng thái của nước bắt đầu có sự thay đổi, chuyển biến từ thể rắn sang thể lỏng, tức là về cơ bản, chất của nước đã thay đổi.

Thưa các vị! Ta thấy tác giả của chuyên đề luận án tiến sĩ đã xác định chất của nước là trạng thái tồn tại của nước (rắn, lỏng, khí). Từ nhận định ấy dẫn đến kết luận rằng để thay đổi chất của nước chỉ cần thay đổi nhiệt độ của nước. Nước dù ở trạng thái rắn hay lỏng hay khí thì vẫn là nước. Chất của nước phải là cấu tạo hóa học của hai nguyên tố hidro và oxi. Nước ở trạng thái rắn hay khí chỉ là hình thức tồn tại. Để biến đổi chất của nước thì phải tác động bằng phản ứng hoá học chứ không phải là thay đổi nhiệt độ.

Trên đây chỉ là quan điểm sai lầm nhận thức trong một chuyên đề luận án tiến sĩ triết học các vị không thấy hậu quả nghiêm trọng của quan điểm nhận thức sai lầm ấy.

Thưa các vị! Sự sai lầm trong nhận thức về bản chất của các sự vật sẽ dẫn đến những sai lầm trong hành động nhằm để biến đổi sự vật ấy. Quan điểm nhận thức sai lầm ấy nếu được vận dụng để thay đổi bản chất xã hội thì sẽ phải đánh đổi bằng xương máu của quần chúng nhân dân.

Thưa các vị. Bài trước tôi có hỏi các vị: Nguyên nhân của chiến tranh là gì? Các vị đã đưa ra một loạt các lý do khác nhau:

– Nước Mỹ nói: Vì các nước ương bướng và độc tài, vì dân chủ và tự do
– Nước Anh nói: Vì các nước không mở cửa thị trường
– Nước Nga nói: Vì lý tưởng cộng sản
– Nước Việt nói: Vì độc lập dân tộc, vì áp bức bóc lột.
– Nước Nhật nói: Vì Trung Quốc bành trướng đất đai.
– Nước Trung nói: Vì Mỹ muốn lãnh đạo thế giới.

Từ sai lầm trong việc xác định nguyên nhân tạo ra chiến tranh dẫn đến những hành động để triệt tiêu chiến tranh cũng sai lầm. Cho nên thay vì triệt tiêu chiến tranh các vị càng làm cho chiến tranh mở rộng và phát triển khốc liệt hơn.

Vậy con đường đi đến hoà bình thế giới là gì?

Quy luật chất và lượng đã nói: Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến những thay đổi về chất. Muốn triệt tiêu hiện tượng chiến tranh ta phải xác định chính xác “chất” và “lượng” của chiến tranh. “Chất” của chiến tranh là sự xung đột của hai lực lượng vật chất. “Lượng” của chiến tranh lực lượng vật chất đối lập nhau.

Vậy ta có con đường để thay đổi “lượng” của chiến tranh:

– Triệt tiêu hai lực lượng vật chất đối lập.

– Hợp nhất hai lực lượng vật chất đối lập.

Thưa toàn thể anh chị em lao động trên thế giới cộng đồng triết học việt nam chúng tôi đã tập hợp toàn bộ nguyên thủ các quốc gia để phân tích và chỉ rõ cho họ thấy con đường dẫn đến hoà bình thế gới. Cộng đồng triết học việt nam mong muốn có được sự hợp tác của họ để triệt tiêu hiện tượng chiến tranh.

Nhưng chúng tôi đã lầm. Mồm họ nói họ yêu hoà bình nhưng vì những lợi ích cá nhân, vì tham vọng quyền lực, họ không muốn có hoà bình..

Để biện hộ cho những hành vi của họ, Các vị nguyên thủ quốc gia phải đưa ra những lời lẽ mị dân: Kích động tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc để phát động chiến tranh.

Thế giới có được hoà bình hay không phụ thuộc vào nhận thức của mỗi chúng ta về hiện tượng chiến tranh. Nếu các bạn thực sự yêu hoà bình hãy chung tay truyền bá để mọi người nhận thức được thế nào là chiến tranh. Mỗi chúng ta hãy nói: Tôi không làm người lính để thế giới hoà bình.

Thế giới chỉ có được hoà bình khi tất cả chúng ta đều được sống chung dưới một mái nhà.

 

KMAC