27 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 196

[BDTT8] Oxford Thương Yêu – Dương Thụy

Featured Image: Bìa sách “Oxford Thương Yêu”

 

Tôi là một đọc giả thường xuyên của THĐP nhưng tôi chưa bao giờ gửi một bài viết nào, đơn giản là vì tôi tự cảm thấy mình không đủ trải nghiệm cũng như sâu sắc đề viết một điều gì cho người khác để họ có thể rút ra được gì đó từ bài viết của mình, nhưng khi biết được rằng THĐP tổ chức một cuộc thi viết về một cuốn sách thì trong đầu tôi hiện lên ngay hình ảnh của một cuốn sách mà tôi rất yêu thích đó là “ Oxford Thương Yêu ( Dương Thuỵ), tôi đoán là cũng có khá nhiều bạn trẻ biết về cuốn sách này, đặc biệt là các bạn nữ, tôi yêu cuốn sách này không chỉ vì nội dung mà còn vì tác giả trong cuốn sách ấy. Người tác giả ấy gần gũi và tươi mới như những gì mà cô thể hiện trong các tác phẩm của mình vậy.

Oxford Thương Yêu, một câu chuyện vô cùng lãng mạn, nhưng không kém phần gai gốc, tôi dám chắc là bất kỳ cô gái nào khi đọc cuốn sách này đều tưởng tượng về hình ảnh của mình trong đó vì nó quá đẹp và quá hoàn hảo cho bất kỳ một sự tưởng tượng về tình yêu lý tưởng là như thế nào, và đương nhiên tôi cũng vậy, nhưng điều làm cho tôi nhớ về cuốn sách này hơn nữa chính là những bài học mà tôi đã học được từ nó. Vậy nên tôi sẽ tóm sơ lược về nội dung cuốn sách này cho những bạn chưa từng đọc qua có cái nhìn tổng thể. Đa phần các tác phẩm của Dương Thuỵ đều viết về những mối tình hay cuộc sống của những bạn trẻ du học sinh, có lẽ vì cô cũng là một du học sinh nên cô có nhiều cảm xúc và cách nhìn thiện cận hơn về điều này, nhưng tôi nghĩ có lẽ tác phẩm Oxford Yêu Thương là ấn phẩm thành công nhất và được các bạn trẻ đón nhận nhiều nhất, tôi đã nhìn thấy nhiều điều ngoài 1 mối tình đẹp trong câu chuyên này mà tôi sẽ nói cho các bạn ngay sau đây.

Oxford Thương yêu là 1 câu chuyên kể về 1 cô nàng Việt Nam tên Kim sang Anh du học, cô đi học với xuất học bổng mà cô đã phấn đấu để giành có được, tuy nhiên du học chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với bất kỳ một người trẻ đi tìm tri thức và sự trưởng thành, và với Kim cũng không ngoại lệ, cô đã gặp 1 vài khó khăn ngay từ những ngày đầu khi đặt chân đến đất nước sương mù ấy, bị lỡ mất 2 tuần học đầu tiên đầy quý giá và một thông báo như sét đánh ngang tai khi biết rằng chương trình thạc sĩ mà cô theo học cần đến hai năm để hoàn thành trong khi học bổng mà cô có được chỉ có thể học trong một năm rưỡi, vậy Kim chỉ còn con đường là dành hết sức lực và khả năng của mình để dành được tấm bằng thạc sĩ trong một năm rưỡi, mặc dù gia đình cô không quá khó khăn nhưng với mức chi phí sinh hoạt và ăn ờ tại Anh thì thật sự gia đình cô không thể đáp ứng đầy đủ được.

May mắn cho Kim là vị Giáo Sư đôn hậu và thân thiện, Baddley, đã nhận ra những khó khăn ấy, và xắp đặt một sự giúp đỡ tuyệt vời mà cô không thể ngờ rằng sự giúp đỡ định mệnh ấy lại chính là sợi dây gắn kết mà cô không thể nào gỡ ra được trong suốt phần đời còn lại của mình, đó chính là Fernando, một trợ lý của Giáo Sư Baddley và cũng là một du học sinh đến từ Bồ Đào Nha, anh đến đây khi vẫn còn theo học chương rình thạc sĩ nhưng giờ đã là một phụ tá đắc lực của Giáo Sư Baddley và tiếp tục với luận án Tiến Sĩ của mình,một điều không thể thiếu anh chàng này vô cùng quyến rũ và có sức thu hút mãnh liệt với mọi cô gái( nhưng có lẽ ngoại trừ Kim vào những ngày đầu).

Fernando đã tự nguyện giúp Kim khi trở thành 1 gia sư bất đắc dĩ với tất cả mọi phạm trù, học tập, sức khoẻ, và tâm lý. Đương nhiên đây là 1 gia sư vô cùng nghiêm khắc vì Kim cũng là 1 học trò bướng bỉnh, nhưng no pain no gain ( có công mài sắt có ngày nên kim). Mọi chuyện diễn ra trong suốt câu chuyện là những ngày tháng Kim đã khó khăn thế nào và cũng hạnh phúc biết bao trong cả việc học và tình yêu của mình, mọi thứ cứ đan xen lẫn nhau khiến cho 1 cô gái nhỏ bé như Kim thật sự đã đôi lần tưởng chừng như không thể vực dậy được nhưng có lẽ cái kết tốt đẹp sẽ luôn đến cho những con người cố gắng nhiều nhất và yêu nhiều nhất. Tôi sẽ để dành cái kết cho những bạn chưa từng đọc qua cuốn sách này tự mình khám phá tại đây. Giờ tôi sẽ nói cho các bạn 3 điều tôi đã học được từ câu chuyện theo 1 mô típ tưởng chứng quá quen thuộc đối với các bạn trẻ.

Bạn sẽ không thật sự lớn nếu như bạn không đi ra ngoài

Cái “ Ra Ngoài” mà tôi muốn nói ở đây sẽ bao hàm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kim đã từng rất tự hào khi cô ở Việt Nam, cô thông minh, xinh xắn, và được mọi người ca tụng, cưng chiều như một cô công chúa nhỏ, mọi thứ với Kim thật hoàn hảo, nhưng mọi thứ đều trở nên thật thảm hại khi cô sang Anh, ở một đất nước không biết cô là ai, và cũng chẳng quan tâm cô từ đâu đến, một nơi mà tại đây xuất phát điểm của cô với mọi người hầu như không chênh lệch. Kim gần như bắt đầu với những thứ mà Fernando còn phải thốt lên rằng “ đó là những thứ mà những đứa trẻ từ trung học đã được tiếp cận”. Cô gái trẻ ấy từ một con người với những niềm kiêu hãnh và tự hào về bản thân biết bao nhiêu thì giờ đây cô lại cảm thấy mình thật khập khiễng và ngờ nghệch trước mắt của Fernando và đất nước Anh rộng lớn này.

Tất cả mọi người đều phần nào hình dung được những khó khăn khi chúng ta chuẩn bị những bước đi mới, nhưng nếu tất cả chỉ nằm trong sự suy nghĩ và không hành động thì những gì bạn nghĩ cũng thật mơ hồ, ngay cả những thách thức ấy cũng thực mơ hồ dù cho có bao nhiêu người kể cho chúng ta những khó khăn mà chúng ta sẽ phải trải qua là gì, tôi đoan chắc như vậy, mặc dù tôi chưa phải là một du học sinh nhưng với những câu chuyện từ những người bạn của mình thì tôi có thể rút ra được như vậy mặc dù họ đi đến cùng một đất nước. Sự khát khao được “ bước ra ngoài” thật mãnh liệt ( đặc biệt đối với những người trẻ) nhưng cũng thật e ngại, vì con người ta vốn dĩ luôn có hứng thú với những điều mới mẻ nhưng lại chùng bước khi biết nó không dễ dàng.

Nhưng chỉ cần thử can đảm một lần bước ra ngoài thế giới này có lẽ những lần sau sẽ cảm thấy quen thuộc nhiều hơn và quen thuộc với cả những đe doạ của khó khăn và thất bại. Con người ta ra đi là để có ngày quay trở về, và chắc chắn những chuyến đi về ấy hành trang của bạn đã có thêm những món quà vô giá và cả có giá. Khi ra đi Kim cũng như các bạn trẻ mong mình học tốt và một tấm bằng xuất sắc nhưng cô cũng còn gặt hái được một vài thứ mà tôi đã nói là vô giá đến cả trong những giấc mơ đôi khi cô gái Kim cũng không thể hình dung là nó tuyệt đến vậy. Vì vậy từ nay nếu bạn buộc phải quyết định có nên ra đi hay không thì hãy nhớ nói với bản thân mình là “ tại sao không?”.

Tình yêu có lẽ sẽ thật sự hoàn mỹ nếu có 1 chút nghiêm khắc

Tại sao tôi lại nói tình yêu cần 1 chút nghiêm khắc như vậy, trong tác phẩm này có 1 tình tiết mà tôi đoan chắc là các bạn sẽ rất hứng thú, đó là những ngày tháng khi Fernando trở thành gia sư không mong đợi của Kim. Tôi không rõ những ngày tháng đầu ấy Fernando đã yêu cô bé Kim hay chưa nhưng tôi luôn cảm nhân rõ một điều đó là ngày từ lúc bắt đầu đến tận cuối cùng Fernando đều là một người luôn rất hiểu rõ những điều gì là tốt nhất cho Kim, anh yêu cô theo cái cách mà để cô một ngày một có thể tự đi trên đôi chân của mình, chàng trai Fernando khiến cho Kim căm ghét tới mức có lúc tưởng chừng muốn giết anh đi mất đi được, có thể bạn sẽ cảm thấy chàng trai này có phần quá gia trưởng, nhưng tôi lại không nghĩ thế, tôi tin rằng sự gia trưởng chỉ dành cho những con người ích kỷ, nhưng đối với Fernando anh đang cố gắng để trở thành một kẻ đáng ghét bất đắc dĩ, tất nhiên bất kỳ sự cố gắng nào cũng kết quả riêng của nó.

Tình yêu thường được ví với những điều như chiều chuộng, thảo hiệp và chấp nhận, nhưng có lẽ đôi khi chúng ta cần trở nên 1 chút nghiêm khắc trong tình yêu, để tỉnh táo một chút, để khiến cho tình yêu không quá yếu đuối. Tôi không nói với ý là bạn phải buộc một nửa của mình phải thay đổi theo ý của bạn mà là thay đổi theo ý mà bạn biết rằng chính bản thân họ cũng muốn và cần nhưng họ cần một ai đó đẩy từ phía sau và định hình rõ hơn, vậy làm sao có thể nhận ra chính xác thế nào là điều họ muốn và đâu là điều mà bạn muốn. Đơn giản lắm chỉ cần vào phút cuối bạn thấy họ hạnh phúc và tự hào từ chính những thay đổi mà bạn đã tác động vào thì bạn biết là bạn đã đi đúng hướng rồi đấy.

Không có gì là hoàn hảo cả nhưng nghĩ về nó mỗi ngày có lẽ cũng sẽ giúp bạn hoàn hảo một chút đấy

Tôi biết đến cuốn truyện này khi tôi vẫn còn là cô bé sinh viên năm 2 chuyên Anh, nói ra thật đáng xấu hổ mặc dù là sinh viên chuyên anh nhưng tới năm 2 mà tôi cũng chẳng thấy mình có gì đặc biệt gọi là dân chuyên Anh cả ( bây giờ thì đỡ hơn 1 chút) , khi ấy bạn của tôi giới thiệu tôi cuốn sách này với phiên bản tiếng Việt, tôi đã đọc ngấu nghiến nó chỉ trong 1 ngày, tôi như bị hút vào câu truyện này, tôi đọc đi đọc lại và còn giới thiệu cho những người bạn khác của mình, tôi tìm đến phiên bản tiếng anh vì tôi rất muốn biết ,không biết khi đọc bằng ngôn ngữ không phải bằng tiếng mẹ đẻ của mình thì cảm xúc có giảm đi không, tôi tra từ điển hết cả cuốn sách và đọc nó, hình như không có gì thay đổi nhiều như lúc ban đầu. Mỗi khi cảm thấy mệt nhoài trong việc học tôi lại tự nhiên nhớ đến Kim và câu chuyện nổ lực của cô tại đất nước Anh xa xôi ấy và tôi tìm thấy nguồn cảm xúc để tiếp tục.

Tôi đang viết những dòng này cho THĐP khi tôi đang ở những ngày cuối cùng của quảng đời sinh viên mình và chuẩn bị cho ngày lễ Tốt nghiệp vào cuối tháng này, và rồi chuẩn bị cho chuyến đi xa khác của mình vào cuối năm nay. Cuốn sách này thật sự đã tác động đến tôi rất nhiều trong những khi tôi cảm thấy mệt mỏi và mất cảm xúc trong suốt thời sinh viên , tôi yêu cuốn sách này cũng như cái cách mà các bạn nữ khác yêu mến, 1 Fernando đẹp trai, thông minh, tài giỏi, 1 cô gái Kim, bé nhỏ, xinh đẹp, và giàu cảm xúc, ôi còn gì tuyệt hơn thế nữa, nhưng hãy nhìn xa ra hơn thế nữa, cả Kim và Fernando đều đã có những tháng ngày vô cùng vật vã trước khi cà 2 có thể nhìn nhận, thuộc về nhau, và thành công trong sự nghiệp của mình.

Tôi không muốn chúc tất cả các bạn rồi sẽ có ngày gặp được một nửa hoàn hảo như Kim hay Ferrnando, nhưng thật sự tận đấy lòng tôi muốn chúc các bạn sẽ hoàn hảo theo cách riêng của các bạn và cũng sẽ tìm được một nữa theo cách đó, hãy nghĩ về sự hoàn hảo và sống với nó bạn sẽ thấy nó cũng thật sự không quá cao vời đâu.

 

Ngọc Trần


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

Chừng nào chúng ta giàu có?

Featured Imaeg: Salil Wadhavkar

 

“Non sống Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu. ”– Hồ Chí Minh.

Lời Bác dạy bỗng đâu đó dậy tiếng trong tôi khi đọc một bài viết “Việt Nam đã từng giàu có chưa?” Đúng thật:

“Người trăm năm há đã lớn?
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.”

Tôi không nhớ từ lúc nào mà tâm trí tôi luôn mặc định: Chúng ta là dòng giống con rồng cháu tiên và chúng ta tự hào về sự giàu có với “rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu”, cũng như thật đáng tự hào với quá khứ ngàn năm đau thương đánh đuổi lũ giặc ngoại xâm. Thế đấy, sự nhồi nhét đã làm tôi nghĩ rằng, chúng ta đã giàu rồi. Giàu vì đã có rừng vàng biển bạc, không lo chết đói. Giàu vì có quá khứ “giàu” truyền thống và đầy hào hùng. Giàu vì chúng ta là giống loài của tiên của thần. Giàu vì chúng ta tự huyễn hoặc mình đã giàu.

Nhưng không, hãy nhìn lại, đất nước và con người Việt Nam đã có những gì? Và đất nước và con người các quốc gia khác có gì? Có thể bạn tặc lưỡi, thôi đi, mỗi người mỗi cảnh, mỗi nước mỗi khác… Không khác, bởi suy cho cùng, đất nước nào, con người nào cũng phải đi trên con đường tìm kiếm sự thịnh vượng, mà giàu có là một yếu tố then chốt.

Trong một cuốn sách của Lý Quang Diệu, ông đã từng nói không cần biết đất nước đó theo chế độ chính trị nào, thể chế kinh tế ra sao nhưng cuối cùng phải làm cho đất nước đó trở nên giàu có, và sự giàu có luôn đến từ từng người dân giàu có. Nên theo ông, tổng hợp sự giàu có của cá nhân trong một quốc gia là sự giàu có của một quốc gia. Và câu hỏi đặt ra, làm sao để mỗi người dân trở nên giàu có?

Cũng như chính tôi, vẫn luôn đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, làm sao mình trở nên giàu có?

Sự giàu có đầu tiên và mãi mãi ở tri thức

Tri thức và sự ham hiểu biết là tiền đề để thay đổi tư duy. Thay đổi tư duy, sẽ thay đổi cả cuộc đời của bạn. Và bạn chọn loại tư duy nào để tiếp nhận tri thức là quyền của bạn, nhưng đồng thời mức độ giàu có cũng tương ứng. Riêng các nước phát triển luôn đề cao tư duy khác biệt và tư duy đột phá làm kim chỉ nam giải quyết mọi vấn đề. Dưới đây là các loại hình tư duy:

  • Không tư duy
  • Tư duy kinh nghiệm
  • Tư duy logic
  • Tư duy sáng tạo
  • Tư duy khác biệt
  • Tư duy đột phá
  • Bỏ ngay tư duy làm công ăn lương

Tất nhiên, chúng ta chỉ bỏ tư duy làm công ăn lương chứ không đốt cháy giai đoạn này. Điều này làm tôi luôn nhớ đến câu nói của sinh viên Isarel trong cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp: “Ông làm sếp tôi hay tôi làm sếp ông” hay “hãy khởi nghiệp bằng doanh nghiệp của chính bạn.”

Tuy nhiên bạn và tôi cần nằm lòng, muốn nhanh thì phải từ từ. Mọi thứ trên đời đều phải tuân thủ quy luật, bạn phải nằm ngửa la khóc, rồi mới lật, rồi bò, rồi chập chững, rồi đi, rồi chạy, nhưng chạy vẫn phải chú ý kẻo té.

Xây dựng tầm nghĩ lớn

Tầm là tầm cỡ, quy mô; nghĩ là suy nghĩ. Bạn nghĩ càng lớn thì con người càng lớn, bạn nghĩ những điều nhỏ nhặt thì con người càng nhỏ bé. Khi bạn nghĩ được những điều lớn lao và đau đáu “tôi làm được” thì chắc chắn bạn đã làm được một nửa, nửa còn lại thành bại ở chính bạn. Bạn và tôi hãy nghĩ như Hồ Chủ Tịch, như Lý Quang Diệu, như Đặng Tiểu Bình, như Lee Kun Hee (Samsung), như Steve Jobs (Apple)… từng nghĩ.

Hãy hành động để cụ thể mục tiêu

Nghĩ hãy lớn, nhưng hành động phải thật nhỏ. Trên mỗi bước hành động, bạn và tôi có thể sẽ gặp rất nhiều cơ hội để tìm kiếm sự thịnh vượng, nhưng bạn phải đủ tinh mắt và hiểu biết để biến cơ hội thành sự giàu có. Đồng thời hãy nhớ, mỗi bước đi của bạn phải thật sự vững chắc, bởi “cái gì đến nhanh thì cũng đi nhanh” và bền vững là đích cuối cùng của sự thịnh vượng.

 

Châu Đình Linh

Cho tôi nán lại tuổi 20

Featured Image: Poster phim “The Spectacular Now”

 

Viết cho tuổi 20 của tôi sẽ qua nhanh trong vòng 1 năm nữa, để nhắc mình nhớ những điều cần làm và chưa làm. Hay viết cho bạn, cho ai đó, những người có tuổi 20 đã từng lạc lối…

Viết cho Tuổi Thanh Xuân rồi sẽ qua đi của chúng ta

1. Tuổi 20 là thời điểm tốt nhất để yêu. Có người con gái đã cùng bạn đi từ 20-25. Phải biết trân quý… Ở tuổi đó các chàng trai có gì? Một nửa đang loay hoay tìm việc, một nửa vẫn còn ngồi ghế nhà trường, có đôi gã khờ dại phải làm lại từ đầu… Và hết thẩy – vẫn còn mê chơi. Còn phụ nữ, họ có tất cả, đủ đầy cả thể chất lẫn tâm hồn. Ánh mắt đủ trong trẻo, con tim đủ nồng thắm. Phụ nữ sẽ dành cho bạn thứ quý giá nhất của đời người: Thanh xuân. Những gì tươi đẹp nhất của người con gái đều đã dành cho bạn. Sau này, bất kể chuyện gì xảy ra, xin đừng làm cô ấy tổn thương.

2. Tuổi 20 là thời điểm tốt nhất để gầy dựng mối quan hệ. Nên biết đàn ông trên 30 đều có thể là kịch sĩ tài ba. Môi trường tốt nhất để kết giao quan hệ chính là ghế nhà trường. Nơi đó, ai cũng như ai, những gã trẻ trai vẫn còn tay trắng, những gì thể hiện sẽ là nhân hiệu của bạn trong suốt đời người. Còn gì tốt hơn khi đối tác sau này của bạn chính là gã ngây ngô đã từng cà kê vỉa hè, cùng bạn sẻ chia những ước mơ vá bể lấp trời của người trẻ tuổi. 20 hãy sống chân thành với bè bạn.

3. Tuổi 20 là thời điểm tốt nhất để học. Cho dù bạn đang theo đuổi một chương trình đào tạo chính quy hay đã lập nghiệp, khởi sự cho công việc riêng của mình thì ở 20, điều tốt nhất vẫn là học. Học bởi đào tạo hay bởi thực nghiệm đều tốt. Cứ tập trung mê mải vào việc mình đang làm, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm mà không quá đặt nặng vấn đề tiền bạc. Sau 10 năm, cơ hội kiếm tiền sẽ tự đến với bạn. 20 là tuổi để học, ấp ủ để 30 nói chuyện làm giàu.

4. Tuổi 20 nhất thiết tìm cho mình một người thầy – một người đỡ đầu. Đó có thể là một người thầy đúng nghĩa, một người anh trải nghiệm, hoặc một cá nhân nổi tiếng… Bạn sẽ tiết kiệm vô khối thời gian, tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, sẽ bớt mò mẫm để có những bước đi đúng đắn từ đầu. Thật tuyệt nếu đó là một người thầy thực thể, cận kề bên bạn. Nếu không có được may mắn đó, hãy chọn một nhân vật trong tiểu thuyết yêu thích làm thầy.

5. Tuổi 20 cần phải đi, kiếm đủ để đi. Hãy một lần dọc theo chiều dài đất nước, một lần lang bạt vô định làm kẻ lữ hành cô độc. Đi để thấy những con người khác với thế giới bạn sống. Để thấy quê hương hùng vĩ mà yêu thương. Để va vấp mà trải nghiệm. Và để cảm nhận cô đơn và biết nhớ nhà. Nhớ góc nhỏ thân thương, nhớ người thân ruột thịt. Nhớ nơi bình yên mà quay trở về… Rồi 20 sẽ hiểu gia đình là nơi yêu thương, bao dung nhất.

6. Tuổi 20, đa phần không có nhiều nghị lực. Chưa đủ trầm để tích lũy nghị lực. Để có những bước đi dài, cần kiên trì tạo áp lực cho bản thân. Những việc bạn làm trong khoảng thời gian 20 giờ đến 22 giờ hằng đêm, sau 10 năm sẽ quyết định bạn là ai. 20 hãy dành thời gian đó cho việc mà bạn biết là quan trọng nhất.

7. “Đừng bao giờ đặt hết trứng vào một rổ.” Đó là câu nói không dành cho tuổi 20. Tuổi 20 có một thế lực hẫu thuẫn vô cùng lớn lao: Thời gian! Thời gian có thể cho bạn làm lại tất cả nếu thất bại, giúp bạn hàn gắn mọi vết thương, cho bạn sự trải nghiệm. Và nếu may mắn, thành công ngay từ những bước đi đầu tiên, bạn sẽ có những bước vọt thần kỳ mà không lứa tuổi nào có được. Hà cớ gì phải rụt rè? 20 hãy “tất tay, tẩy sòng, dồn tất cả vào một rổ”.

8. Tuổi 20 cần một chút ngông. Hiếu thắng, đó không hẳn là nhược điểm. Đôi lần tính cách đó sẽ giúp bạn tiến rất nhanh. Nhưng để tiến dài hơn, nhớ học một chút “Khôn”. Khôn trong chữ khôn ngoan… Rồi 20 sẽ biết khôn sau những lần dại dột, ngông nghênh.

9. Tuổi 20 đừng tự làm mình đau. Đừng ủy mị cầu xin yêu thương của người khác. Tha thứ, im lặng và lãng quên là cách trả thù tốt nhất cho ai đó đã từng làm tổn thương bạn. Cứ “im thin thít và lặn mất tăm” biến kẻ ấy thành số 0 trong cuộc đời bạn; dẫu có yêu thương, cũng không bao giờ cho một người có cơ hội làm đau bạn đến lần thứ 2.

10. Phụ nữ 20 thường tin vào duyên phận. Đàn ông 20 nên tin vào sắp đặt. Tin vào duyên phận, phụ nữ được nhẹ lòng. Biết sắp đặt, đàn ông làm chủ cuộc đời. Cách nhanh nhất chinh phục một người phụ nữ là sắp đặt cho họ tin rằng định mệnh đã cho anh gặp em, rằng đôi ta là kết hợp của Chúa trời. Đàn ông cần biết sắp đặt để có được người phụ nữ của đời mình. Hãy sắp đặt sớm để trở thành duyên số của nhau. Vì hết 20, sắp đặt và duyên số có khả năng trở thành… đàm phán.

Đi gần hết tuổi 20, bạn sẽ thấy còn nhiều lắm những điều chưa làm, sẽ tiếc nuối những lần lạc lối. Cứ tiếc nuối ray rứt đi để mà tìm cách đứng lên, để viết tiếp những điều cần làm và sẽ làm của 30. Nhưng đừng tiếc lâu. Bởi cho 30 làm lại việc của 20, chắc gì đã làm tốt hơn? 20 hãy sống trọn vẹn không hối tiếc…

“Liệu tim ta còn đủ nồng thắm, hồn ta còn đủ thanh tân?”

 

Mr KuSun

[BDTT8] Những Người Khốn Khổ – Victor Hugo

Featured Imaeg: Bìa sách “Những Người Khốn Khổ” phiên bản tiếng Anh

 

Tình yêu là món quà tuyệt vời nhất mà Chúa trời đã ban tặng cho con người, chúng ta sống trên cuộc đời này để yêu thương. Có tình yêu, không những đời sống của riêng ta tươi đẹp hơn, mà còn làm cho nhân loại hạnh phúc hơn. Chúa nói, hãy yêu thương bản thân mình, yêu thương mọi người kể cả kẻ thù của mình, và trên tất cả, ngoài tình yêu thương đồng loại, hãy yêu tất cả mọi sinh vật, yêu tự nhiên, yêu cái đẹp, yêu tự do… Bởi “chúng ta sống trên cuộc đời này là để yêu thương”.

Có lẽ cuộc đời của nó cũng giống như bao người khác, có một công việc ổn định, có những danh vọng trong xã hội, những cuộc đi chơi vui vẻ, những vụ ăn uống thỏa thuê, nhưng sao nó luôn cảm thấy không hạnh phúc, thấy chán chường tẻ nhạt và thiếu một cái gì đó mà chính nó cũng không thể định nghĩa. Có lúc nó lao vào công việc một cách hăng say để trong những lúc bận rộn, sự tập trung trong công việc sẽ làm nó quên đi, nhưng rồi trong những lúc rảnh rỗi đầu nó lại đau. Hoặc nó tìm đến những thú vui khác, lúc thì trong những lần uống say, hay những buổi tán chuyện với bạn bè, nhưng rồi sau những buổi đó, cơ thể và trí óc nó càng mỏi mệt hơn, nó thường bị mất ngủ, có đêm nó trằn trọc tới tận sáng.

Một lần nó quyết định tìm tới sách, vì nghe đâu đọc sách sẽ làm nó dễ ngủ hơn, nó bước vào hiệu sách, tiến tới ngăn sách tiểu thuyết, đập ngay vào mắt nó là bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victor Hugo, lật mở thử một vài trang, nó nhìn thấy dòng chữ “Sống là để yêu thương…” thấy hay hay nó liền mua về xem. Đọc ngấu nghiến bộ sách hơn nghìn trang trong cả tuần lễ, một cái gì đó rất mới lạ xuất hiện trong đầu nó mà trước đây chưa bao giờ nó cảm nhận được, giống như nó đang là Jean Valjean trong cuốn sách đã tìm thấy một ánh sáng khác lạ từ nơi ông giám mục nhân hậu kia.

Một ánh sáng tươi mới hạnh phúc xuất hiện và bao trùm trong trí óc của nó, nó nhận ra từ trước đến nay đúng là nó chưa hề biết yêu thương, cũng từ đó mọi người thấy nó không còn sôi nổi như trước nữa, quần áo nó giản dị hơn, nó ăn uống đạm bạc hơn, nó nghỉ làm một thời gian dài, nhưng trên gương mặt u tối trước đây của nó bây giờ luôn hé nở một nụ cười bình dị, mãn nguyện và hạnh phúc.

Mặc dù tư tưởng chính của quyển sách là giá trị nhân văn cao cả của tình yêu thương con người với nhau, đặc biệt là với những người khốn khổ, nhưng nếu đọc kỹ bộ sách ta còn thấy đó là bộ bách khoa thư về xã hội đương thời của nước Pháp trong nửa đầu thế kỷ XIX, bao gồm cả những triết lý, tư tưởng xã hội, về kiến trúc, lịch sử, về tín ngưỡng, tốn giáo của nước Pháp đã được Victor Hugo miêu tả rất chi tiết và chính xác.

Từ chuyện về cái cống ngầm hôi hám nằm dưới những con phố sạch đẹp của Paris, chuyện về tu viện kín mà bên trong là những nhà tu nữ khổ hạnh đã bị quên lãng trong lịch sử, hay kể cả những tiếng lóng của tầng lớp xã hội cấp dưới của nước Pháp, cho đến cuộc chiến tranh Napoleon, trận chiến Waterloo đã đi vào lịch sử thế giới đã được tác giả kể lại sinh động ra sao, rồi cuộc cách mạng năm 1832 của những người Cộng Hòa đều có những ý nghĩa khác nhau mà những ai có nhu cầu tìm hiểu về nước Pháp – một trung tâm văn hóa và chính trị lớn nhất thế giới lúc bấy giờ – có thể tìm kiếm và cảm nhận được.

Ngay từ phần mở đầu của tác phầm, tác giả đã nêu bật lên ý nghĩa nhận văn to lớn bằng việc khắc họa hình tượng ông giám mục – Đức cha Bienvenu tốt bụng và nhân hậu. Ông là một nhà tu hành đáng kính trọng cả về kiến thức lẫn phẩm chất con người, ông đối xử bao dung với tất cả mọi người, không hề phân biệt người giàu kẻ nghèo, bất cứ ai cần đều có thể đến gõ cửa ngôi nhà ông, ông không những yêu người tốt và cũng chẳng hề ghét kẻ xấu, ông cho họ là những người lầm lỗi và những người như ông cần phải cứu rồi, ông có thể ngồi cả đêm với một kẻ tử tù để hắn không còn cảm thấy sợ chết, ông đi một mình vào những vùng mà bọn cướp hoành hành và ra về với đầy những món quà do chính những tên cướp kính tặng. Ông dũng cảm nhẫn nại, chẳng nề hà bất cứ việc gì kể cả những việc khó khăn nhất.

Ông giám mục cũng có lúc đứng trước một ánh sáng khác lạ, đó là khi ông đến thăm nhà cách mạng G- một người cách mạng năm 1793 – bị cả xã hội đó xua đuổi, oán ghét, nhưng ông ta lại khiến cho ông giám mục đáng kính đó vô cùng kính trọng bởi suy nghĩ và hành động của mình. Ông G chết chỉ vì ông muốn chết thôi chứ không phải vì gì khác, ông đã sống một cuộc đời nghèo khó, bị xa lánh, nhưng lại là cuộc đời đầy lý tưởng, có cường quyền ông đập gãy cường quyền, có áp bức ông xoa dịu áp bức, có những lúc ông đầy tiền vàng nhưng ông vẫn ăn cơm chỉ với giá vài xu, ông nói: “Lý tưởng ơi, chỉ có ngươi là bạn của ta”. Ông chết mà biết trước cái chết, một cái chết anh hùng và thầm lặng, ông chết khi đã sống xong cuộc đời đầy lý tưởng, liệu trong chúng ta có bao nhiêu người đang sống mà chưa hề biết sống? Sống như vậy mới thật là đau khổ.

Phần hay và ý nghĩa nhất trong câu truyện là lúc người tù khổ sai Jean Valjean gặp ông giám mục. Đi suốt ngày đường khi ở đâu cũng bị xua đuổi, không một ai tiếp chỉ vì anh từng là một tên tù khổ sai, buổi tối anh đến nhà ông giám mục xin nghỉ nhờ, khác với mọi người ông tiếp đã hắn rất tử tế với tình yêu thương chân thật, tuyệt nhiên không có bất cứ những lời lẽ hay hành động nào trịnh thượng bề trên mà đáng lẽ ra ông có quyền để dạy bảo hắn, giữa một ông giám mục quyền cao chức trọng với một anh tù khổ sai dưới đáy xã hội mà có thể ngồi cùng bàn ăn và cùng nói chuyện, ông nói với tất cả tấm lòng của một ông già nhân hậu:

”Trên trời sẽ dành cho gương mặt đẫm lệ của người hối lỗi nhiều hạnh phúc hơn những chiếc áo trắng tinh của hàng triệu người chính trực đó ông ạ. Nếu ông từ nơi đau khổ bước ra với tư tưởng hằn thù và căm giận thì ông là người đáng thương; nhưng nếu ông bước từ đó ra với tư tưởng độ lượng và hiền hòa thì chúng tôi không ai bằng ông được”.

Một câu nói bao trùm toàn bộ tác phẩm này, của những triết lý, những tư tưởng nhân đạo của Chúa. Ngay cả lúc Jean Valjean ăn cắp bộ đồ bạc của mình, ông lại dùng tình thương của mình để cảm hóa anh, trong con người ông không những có tình thương người sâu sắc của Chúa, mà còn có cả lòng từ bi của Phật, con người ông giám mục hội tủ đầy đủ hết những điều tốt đẹp nhất của một con người thánh thiện, ông là một hình ảnh của Chúa. Ông đã cảm hóa thành công Jean Valjean, con người mà sau này cũng có những đức tính tốt đẹp như ở nơi ông.

Jean Valjean, một con người bị bất công xã hội chà đạp, đè xuống vũng bùn đau khổ chỉ vì đã ăn cắp một chiếc bánh mỳ cho những đứa cháu đói khát ở nhà mà bị tù khổ sai 19 năm. Tưởng như cuộc đời ông sẽ đi vào tội lỗi, nhưng ông đã may mắn gặp được ông giám mục, người đã “mua lại tâm hồn tội lỗi” của ông.

Khi trở thành nhà triệu phú Madeleine, những bất công trong cuộc đời ông vẫn còn, và cũng chỉ vì để minh oan cho một kẻ ngớ ngẩn tránh khỏi tù đày mà ông bị mất hết chức vụ, mất sự nghiệp của mình, những con người trước đây từng mang ơn ông quay lại chửi mắng ông, chỉ vì ông đã từng là một thằng tù khổ sai, bao nhiêu công đức to lớn của ông đều bị xóa sạch, tưởng như ông sẽ quay lưng lại thù ghét cái xã hội, những con người phụ bạc đó, nhưng ông vẫn không hề có một tư tưởng trả thù nào, ông vẫn yêu thương những kẻ nghèo khó, ngu dốt, ông vẫn đi làm phúc thường xuyên. Ông đúng như câu nói của Marius ở cuối bộ truyện:”Người(Jean Valjean) là một thiên thần đó”.

Tác phẩm đề cập đến rất nhiều vấn đề của xã hội Pháp lúc đó bấy giờ thông qua nhiều nhân vật với những tính cách và mô tả khác nhau. Marius, chàng trai trẻ tuổi giàu lý tưởng và hay mơ mộng, bỏ mọi vinh hoa phú quý chỉ vì muốn bảo vệ cha mình, thà sống nghèo khổ chứ không muốn vay mượn của ai cái gì, vì anh cho rằng vay người khác tức là bán linh hồn cho họ. Cosette là người yêu chàng có một tuổi thơ đầy khổ cực, được Jean Valjean cưu mang nhận làm con. Mẹ Cosette là Fantine, người phụ nữ có một quá khứ lầm lỗi, bị bạn trai bỏ rơi, nhưng lại yêu thương con gái mình hết mực, bán cả bộ tóc và hàm răng của mình để có tiền chữa bệnh cho con. Hay như chú bé Gavroche, tuổi còn nhỏ nhưng đã chiến đấu và hi sinh nơi chiến lũy, và còn cả chàng trai trẻ Enjolras, người của nhóm ABC, một người chỉ huy thực sự, một người cầm đầu lý tưởng của cuộc cách mạnh cũng đã nằm xuống cùng các bạn của mình sau một cuộc chiến đấu anh dũng.

Bên cạnh đó, những nhân vật phản diện như cặp vợ chồng độc ác Thénardier hễ nơi đâu ngửi thấy mùi tiền là chúng đánh hơi được, còn có thanh tra Javert, một tên mật thám đại diện cho sự nghiêm khắc của pháp luật, luôn chỉ dùng lý chứ không hề có tình, cuối cùng đã tự tử chỉ vì cảm thấy xấu hổ khi được Jean Valjean cứu sống… Mỗi con người là đều là những hình ảnh của xã hội Pháp lúc bấy giờ, trong khi giới cầm quyền hưởng thụ xa hoa, xâm chiếm để biến Pháp trở thành một đế quốc hàng đầu trên thế giới, nhưng ở nhiều nơi trên đất nước này, vẫn còn rất nhiều những mảnh đời khốn khổ, như câu nói của tác giả:

“Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích.”

Tác phẩm còn là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn điển hình của nền văn học thế kỷ XIX, những tâm lý của những người đang yêu, những câu chuyện tình được tác giả mô tả bay bổng bên cạnh những không gian u tối của sự đau khổ và cái hào hùng của cuộc cách mạng là câu chuyện tình yêu lãng mạn của Marius và Cosette. Tình yêu chỉ từ một ánh mắt đưa tình nơi công viên cũng đủ làm xao xuyến một trái tim, những ngày sau chàng vẫn chỉ loanh quanh đó mong được gặp nàng, được chiêm ngưỡng vẻ kiều diễm của nàng.

Đêm thì nhớ nhung chờ trời sáng, đến ban ngày thì cũng chỉ dám ngắm nàng từ xa, tình yêu là thế đó, nó làm con người ta lơ đãng và ngẩn ngơ, trong tình yêu thật sự chỉ tồn tại lại hai kẻ ngốc mà thôi. Marius yêu Cosette nhưng Eponine lại yêu chàng, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình cho người yêu, một tình yêu cao thượng dù không được đền đáp lại, thử hỏi trên đời này có mấy ai được như ý khi yêu, yêu mà không được đáp lại thì lòng buồn biết bao!

Có lẽ tác phẩm quá dài để có thể tóm tắt trong vài trang giấy hay vài câu nói, thông điệp của tác giả muốn gửi tới người đó không chỉ bằng một bài viết ngắn, chúng ta nên tự đọc để cảm nhận được nó, để hiểu nó. Có những người cả cuộc đời chỉ thích đọc Dostoyevsky, cho ông là nhất, cũng có những người cả đời chỉ thích nghe thơ Đỗ Phủ, còn ở đây có một người, luôn để quyển sách Những người khốn khổ nơi đầu giường, và đặt nó vào một vị trí cao nhất trong những cuốn tiểu thuyết, xứng đáng được coi là cuốn tiểu thuyết của tất cả các cuốn tiểu thuyết.

 

Đỗ Văn Nguyên


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

Tập thở đi em

Featured Image: Rebecca Palmer

 

Tập thở đi em…
Khi em cần cân bằng lại cuộc sống
Khi em thấy tất cả đều chông chênh như con thuyền gặp sóng
Em hãy giữ lại trong tâm mình một chút bình yên…

Tập thở đi em…
Bắt đầu từ một việc tưởng chừng như đơn giản nhất
Hãy ngồi xuống một nơi nào yên tĩnh
Nhắm mắt lại, và hãy thở đi em…

Tập thở đi em…
Gạt bỏ đi biết bao nhiêu mỏi mệt
Gạt bỏ đi bao nhiêu điều hơn thiệt
Chỉ còn lại em và hơi thở của em..

Tập thở đi em…
Em sẽ hỏi tôi vì sao phải tập thở
Em đã biết từ khi em rất nhỏ
Đến bây giờ em vẫn thở đấy thôi…?

Em ơi…
Nhắm mắt lại đi em, đừng hỏi thêm gì nữa
Ngồi xuống đi em, và em hãy bắt đầu tập thở
Nhé em…

 

Một Đời Quét Rác

[BDTT8] Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ – Nguyễn Ngọc Thuần

Featured Image: Bìa sách “Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ”

 

Trong lời tựa của cuốn sách “Tôi ươm ánh mặt trời” – Lữ có những câu thế này:

“Sáng dậy, quờ tay bật computer theo quán tính. Trong lúc máy khởi động, ta bước vào phòng vệ sinh, làm vài thao tác qua loa quen thuộc. Rồi vội vã về ngồi trước màn hình, ta để hai mắt lướt nhanh thời sự trong nước và quốc tế. Dừng lại ở vài sự kiện và sự cố, cộm và lạ. Ta sống và chờ đợi những sự lạ xảy tới, ở một nơi rất xa. Lạ và xa. To lớn và trọng đại. Trong khi ta lãng quên những sự vật sát cạnh mình, quanh mình. Nhỏ vụn và thường ngày. Ánh trăng, hoa cúc, gương mặt người bạn, nỗi buồn của chị, cái lo của mẹ, con mèo, con bướm, chim sẻ, mùi hoa mộc lan…

….

Sáng dậy. Nuốt vội miếng bánh mì kẹp thịt, ực vài hớp cà phê pha sẵn, lao ra khỏi nhà đến bến xe buýt. Cho kịp giờ vào công xưởng, văn phòng, tòa soạn,…Bao nhiêu là công việc dở dang cần giải quyết, ở đó. Luôn luôn là dang dở, chờ thanh lí, quyết toán. Rồi ngày mai sẽ tồn đọng bao nhiêu công việc khác chờ thanh lí và quyết toán nữa. Mãi mãi là không có thời giờ.”

Điều đó có giống cuộc sống của chúng ta không? Có giống cuộc sống của những người lớn siêu nghiêm túc luôn bận rộn như thể phải có mình thì Trái đất mới quay đúng nhịp của nó? Thầy giáo tôi nói rằng bây giờ có nhiều người nhện quá, lúc nào họ cũng ở trên…mạng !!! Như những kẻ háu đói thông tin thậm chí sẵn sàng vơ về cả rác truyền thông – những chuyện cướp, giết, hiếp, và rồi cả ngày, cả tuần, cả tháng, cả năm, người ta cứ nói với nhau về những chuyện trên báo như vậy.

Ai đó nói rằng, đại loại, nếu bạn không có một tuổi thơ đúng nghĩa thì bạn cũng sẽ không bao giờ trở thành những người lớn thực sự. Nhìn quanh đi, có ít người lớn thực sự lắm. Bận rộn và nghiêm túc không có nghĩa là lớn thực sự. Có lẽ họ đã không có tuổi thơ đúng nghĩa. Và “ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần sẽ cho bạn biết thế nào là tuổi thơ đúng nghĩa. Nó là phép lạ. Nó thậm chí còn hơn cả cổ tích. Cổ tích là những chuyện thêu dệt lộng lẫy hay ly kì. Cuốn sách chỉ là những điều nhỏ vụn thường ngày, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên vì một cuốn sách viết cho trẻ em lại khiến cho người lớn vừa yêu thích vừa tan chảy lại vừa nghĩ lại mình nhiều đến vậy.

Nhân vật “ tôi” là cậu bé tên Dũng – một đứa mười tuổi – đang kể chuyện cho tất cả chúng ta nghe. Nó giống một cuốn nhật kí, không có cốt truyện li kì, không có văn phong lão luyện sắc sảo say mê. Đọc sách, tôi có cảm giác như mình đang cầm một túi kẹo nhỏ, ngồi dưới hiên nhà trong một ngày mưa mát trời như ngày còn nhỏ tuổi, từ từ bỏ nó vào miệng, từng chút một và thấy ngọt ngào, dễ chịu, thư thái vô cùng, để nghe kể về cái tên, cái răng khểnh, cô giáo, bố và mẹ, thằng Tí bạn thân, ông Tư, cô Hồng, chú Hùng, ông lang, bà ma xơ, thằng bé ăn mày ngoài chợ. Quỹ đạo xoay quanh cuộc sống một đứa bé mười tuổi chỉ có vậy, mà sao mỗi mẩu chuyện lại như một tiểu vũ trụ bao la.

“ Tôi đi nhẹ ra vườn. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là một món quà lớn. Tôi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi la lên:

–         A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!

Bố lại nghĩ ra trò chơi khác. Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố đưa bông hoa trước mũi tôi rồi nói, hoa gì? Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.

Đêm, tôi mở cửa sổ và nói:

–         Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!”

Đây chỉ là một đoạn nhỏ dễ thương trong rất nhiều đoạn dễ thương. Nó có giải thích một chút về cái tên truyện. Cậu bé và bố mình đã chơi trò nhắm mắt lại và đoán hoa, và cậu nói ngay cả khi nằm trên giường, cậu cũng đi dạo trong vườn được. Chỉ cần mở cửa sổ, để mùi hương dẫn đi, các bông hoa sẽ chỉ đường và bạn sẽ biết nó nằm ở đâu.

Tôi xa bố mình khi chưa sinh ra. Năm 8 tuổi là lần đầu tôi gặp ông, trong một tháng, và xa vài năm nữa, và gặp lại, và xa. Cứ thế, tôi đã lớn, tôi không có một câu chuyện để kể lại như cậu bé này kể lại, về bố mình. Dũng thuần khiết đến mức lay động. Ngôi nhà của cậu bé, những câu chuyện về bố và mẹ, đã làm tất cả chúng ta nhớ ra rằng chúng ta cần một mái ấm đến thế. Một mái ấm, chứ không phải một ngôi nhà làm bằng bê tông!

“Tôi nhặt tóc sâu cho mẹ. Bố “nịnh” mẹ, bảo tóc mẹ sợi nào cũng đẹp. Mẹ cứ im im không nói gì nhưng khuôn mặt rặng rỡ hẳn lên.

Những lúc đó, cả nhà tôi đều vui. Mỗi người đều tìm thấy một niềm vui riêng thuộc về mình, nhưng cũng có những niềm vui chung thuộc về tất cả. Niềm vui đó như một sợi dây đàn, chạm vào thì nó ngân lên cả nhà và thế là ta vui.”

“Nhà mình” là một điều giản dị và ấm lòng. Nhà mình đâu phải chỉ là một cái nhà có mái và tường bao. Ở đâu cũng có những hình khối có mái và tường bao. Che gió, mưa và nắng. Nhưng nhà mình thì che được cả trái tim. Ở đấy, người ta tạo ra kỉ niệm. Ở đấy, người ta kể chuyện cho nhau nghe. Ở đấy, người ta lớn lên. Ở nhà, bố đừng nói không yêu mẹ, mẹ đừng nói không yêu bố, vì những đứa trẻ sẽ buồn. Ở nhà, đừng nói con không đủ tốt, bố mẹ không đủ tốt, quan trọng là đã ở đây với nhau lâu đến thế kia mà.

Thế giới bên ngoài đầy sự phán xét chưa đủ phức tạp sao. Về nhà, hay chỉ dốc lòng mà yêu nhau đơn giản. Ở nhà, đừng zoom phóng đại những chuyện vặt vãnh, cuộc sống chẳng phải có nhiều chuyện lớn hơn và những chuyện be bé đáng quan tâm khác hay sao. Nhà là nhà, không phải thùng rác đựng nỗi bực dọc chúng ta mang về từ thế giới.

Có bao nhiêu ngôi nhà mà khi bố mẹ từ sở làm bàn nhậu về, con đã ngủ với cô giúp việc từ lâu? Có bao nhiêu ông bố bà mẹ muốn nhào nặn con mình thành siêu nhân trước khi cho nó quyền được làm một đứa trẻ? Có bao nhiêu đứa trẻ đã lớn lên như một sản phẩm lỗi của quá trình nuôi dưỡng ấy, trở nên vô cảm, nhạt nhẽo và thụ động, cứng nhắc vô cùng?

“ Chú Hùng bảo ngày xưa con người có cánh, nhưng vì làm việc nhiều quá, nó mòn đi”

Chúng ta là những thiên thần gãy cánh đã quên sống cũng là để sống. Chúng ta không thấy phép lạ như cách mà Dũng nhìn vào cuộc sống này. Có đứa trẻ nào nói với cô giáo của mình rằng mũi cô hồng hơn những người khác đấy? Vì mỗi người đều có một điều kì lạ riêng. Dũng nói với ông Tư mất đi cánh tay rằng con sẽ làm bàn tay của ông, rằng khi con chạy sang đây, ông chỉ cần kêu lên “ bày tay ơi lấy cho tui cái bánh”, thế là bàn tay chạy đến lấy cho ông ngay.

Từng mẩu chuyện nhỏ như thế, cứ ở lại mãi trong lòng, khi ngày tháng vội vã qua đi, khi tôi đã gấp lại trang sách từ lâu. Siêu nhân không tồn tại. Siêu nhân không giải cứu thế giới. Cứu kinh tế khỏi khủng hoàng, bảo vệ môi trường cũng vẫn chưa thể cứu thế giới. Thế giới cần được giải cứu bằng tình yêu nữa. Tình yêu phân biệt con người với các sinh vật khác. Tôi đố bạn tìm được câu văn nào có mảy may một sự chỉ trích, tranh luận, hơn thua, đố kị, hận thù. Vì tất cả những điều đó không có trong cuộc sống của Dũng. Và ngay cả những người lớn xung quanh cậu, họ là những bằng chứng sống về tình yêu. Điều đó khiến tôi tin tưởng cuồng nhiệt rằng nếu bản thân không biết cách yêu đời, yêu người, rồi sẽ có những bi kịch mang tính thế hệ được tạo ra, vì chúng ta sẽ dạy con cháu chúng ta về hạnh phúc khi chúng ta thậm chí không biết về nó!

Tình yêu bị biến dạng thành áp đặt và đòi hỏi. Nó không tỏa phát tự nhiên, nó làm người cho và nhận khổ sở chứ không hạnh phúc! Tình yêu giữa bố và mẹ, tình cảm gia đình, tình bạn, tình làng xóm, tình thầy trò trong cuộc sống của Dũng, đều không phải dạng thức như vậy.  Một cậu bé như Dũng, liệu lớn lên có trở thành người tốt hay không, khi mà ngay từ những ngày nhỏ tuổi, cậu đã yêu và được yêu thuần khiết như thế? Ngôi nhà chính là trường học lớn nhất với mỗi đứa trẻ. Một xã hội có tốt đẹp hay không, bắt đầu từ những ngôi nhà như vậy.

Với tôi, “ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một tặng phẩm để giải cứu thế giới. Một thứ thuần khiết chỉ là tình yêu, thuần khiết đến mức độ khiến cho chúng ta nghĩ rằng nó là hư cấu, có phải vì chúng ta vốn là một trong số những kẻ hoài nghi hàng loạt không tin hạnh phúc là có thật? Sao cuộc sống trong đó lại êm dịu nhường ấy, nơi mà người ta tôn trọng sự khác biệt và tình yêu là chất liệu dệt nên cuộc sống, nơi người ta tạo ra và cảm nhận phép lạ từ những chuyện thường ngày, nơi nhắc nhở chúng ta về lời của Đạt Lai Lạt Ma rằng mục đích của cuộc sống này là hạnh phúc.

“…trên trái đất này trẻ con vẫn không ngừng được sinh ra và lớn lên. Chúng là những ngôi sao trên tấm thảm kia, điều bí mật mà tôi chẳng thể nào nói hết.”

Trong thế giới của trẻ thơ lấp lánh và bí ẩn ấy, có những điều minh triết mà cuộc sống của một người lớn không thể có được. Từ ngay khi bạn cầm lên cuốn sách, Nguyễn Ngọc Thuần đã bí mật gieo xuống lòng bạn một hạt mầm. Và khi bạn đọc đến trang cuối thì có một cái cây non đã lớn lên tự lúc nào, và nó sẽ còn lớn nữa, cho đến khi có thể tỏa bóng rộng, che chở chúng ta khỏi những bất an xô bồ trong vòng quay bất tận của cuộc sống.

Nhắm mắt lại, để nhìn vào bên trong chính mình. Mở cửa sổ ra, để phép lạ tràn vào trong bạn. Hãy mọc cánh. Hãy bay đi. Hãy tin. Hãy tự mình cầm đũa thần và tạo ra phép lạ.

Miễn là chúng ta đừng quá bận rộn. Miễn là chúng ta đừng có lúc nào cũng dùng đầu thay vì trái tim, người lớn cứ luôn cần phải hiểu một cái gì chứ không phải cảm nhận một cái gì. Miễn là trong mỗi chúng ta, vẫn còn một hoàng tử bé, một Peter Pan nào đó.

Vì cổ tích là có thật.

 

Trang Xtd


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

Tư tưởng làm… thuê cho nhà nước

Featured Image: Alex Proimos

 

“Nó học xong thì nói cho tao biết, tao sẽ xin cho nó vô ngân hàng Nông nghiệp huyện mà làm. Ấm cả đời mày ơi, nhưng cũng phải chi ít tiền đấy nhe!” – Người bạn của ba tôi lên tiếng. “Vậy, khoảng bao nhiêu?” – bố tôi hỏi. “Tầm hai trăm gì đấy.” Trời ơi, hai trăm triệu đồng để vào làm cán bộ tín dụng của một ngân hàng ở huyện, trong khi tài sản cả nhà cộng lại không biết có đủ số tiền đó. Tôi tức giận lẫn chán ghét cái cơ chế đang hiện hữu, và thầm nghĩ chắc chỉ có huyện mình như thế.

Câu chuyện thấm thoắt đã hơn chục năm, mà tôi nhớ như ngày nào, ba tôi từng bảo: “Con cố học cho giỏi đi, rồi sau khi ra trường, ba gắng chạy cho con vào nhà nước mà làm. Con mà vào được biên chế thì ba không còn phải lo lắng gì nữa.”Thế đấy các bạn, tôi đã bị tiêm nhiễm tư tưởng làm… thuê cho nhà nước đến thời điểm bây giờ. Tư tưởng này dường như thấm nhuần vào phần lớn gia đình Việt Nam. Giờ đây, tôi đã là giảng viên khối ngành kinh tế thuộc một trường của nhà nước. Có thể bạn sẽ nghĩ, tôi đã mất bao nhiêu tiền cho vị trí đó? Xin trả lời, không một xu nào bỏ ra nếu bạn từ bỏ đi tư tưởng mà tôi từng bị tiêm nhiễm.

Trở lại câu chuyện, nếu tôi nghe theo sự sắp xếp và trở thành cán bộ tín dụng của một ngân hàng huyện thì diễn biến sự nghiệp sẽ như sau:

  • Mất hai trăm triệu để chung chi.
  • Bổ nhiệm vị trí cán bộ tín dụng.
  • Mất vài năm phấn đấu để vào biên chế.
  • Trong thời gian làm việc phải tìm cách để gia tăng thu nhập, đấy là cách gọi khác của cụm từ “lấy lại vốn”.
  • Mọi động lực để làm việc chỉ nằm ở 2 từ “tiến thân” lên vị trí cao hơn.

Nhưng đáng sợ hơn nữa, nếu ở đó, tôi sẽ trở thành tù nhân bị giam hãm bởi tư tưởng làm thuê cho nhà nước với một cuộc sống an nhàn. Và thế hệ tiếp theo lại tiếp tục bị gieo cấy hạt giống tư tưởng to lớn đó.

Không biết cái ghê gớm của hệ tư tưởng đó như thế nào, nhưng đến hiện nay số lượng công viên chức làm việc ở cơ quan nhà nước đã lên đến 6 triệu người. Một con số rất lớn so với tổng dân số và cũng khá cồng kềnh so với các quốc gia khác trên thế giới. Còn tính hiệu quả ra sao chắc ai cũng biết.

Chính vì vậy, tôi muốn thay đổi, thay đổi từ chính bản thân rồi thay đổi suy nghĩ của những người xung quanh. Nên mỗi khi giảng bất kỳ lớp nào, tôi đều đặt câu hỏi: “Sau này ra trường bạn muốn làm gì?” Thật đáng buồn, hơn 95% đều trả lời: “Em cố gắng xin vào ngân hàng làm thầy ạ, nếu có thể sẽ xin vào ngân hàng của nhà nước.”Phải chăng các em cũng bị tiêm nhiễm thứ tư tưởng mà tôi xém trở thành nạn nhân.

Muốn nhanh thì phải từ từ, điều này luôn đúng cho sự thay đổi, đặc biệt là thay đổi ý thức hệ. Trước hết, tôi phải thay đổi hệ tư tưởng của chính mình. Có người từng hỏi: “Thầy có tính phấn đấu làm trưởng khoa hoặc cao hơn là hiệu trưởng không?” Tôi trả lời ngay: “Tại sao bạn không nghĩ, tôi sẽ mở trường và thuê bạn làm hiệu trưởng.” Và: “Thầy ơi, ước muốn trở thành giám đốc chi nhánh ngân hàng có lớn lao không?” Tôi nói: “Lỡ rồi, sao em không ước mình là chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng luôn.”

Đến đây, các bạn cũng biết tôi dần thay thế bằng hệ tư tưởng nào rồi, hệ tư tưởng làm chủ. Nhưng làm chủ cái gì? Đầu tiên, bạn hãy làm chủ bản thân, biết rõ mình cần gì ở cuộc sống và phát hiện niềm đam mê thông qua phát triển điểm mạnh của chính mình (điểm mạnh là công việc bạn càng làm càng cảm thấy mạnh mẽ, và càng làm càng thấy thời gian sao trôi qua nhanh quá hoặc bạn hạnh phúc khi làm xong công việc.). Sau đó, hãy làm chủ “thời gian“ của người khác. Bởi bạn nên nhớ, người nghèo thì luôn bán thời gian của mình, còn người giàu luôn tìm cách mua thời gian của người khác. Bạn muốn mua thời gian hay bán thời gian?

Cuối cùng, cái gì của Ceasar hãy trả lại cho Ceasar, cái gì của kinh tế thị trường sẽ trả về thị trường. Đã đến lúc, tư tưởng làm thuê cho nhà nước sẽ khó tồn tại trong thời đại siêu cạnh tranh ngày nay. Mà thay vào đó, hãy làm chủ bản thân lẫn mọi thứ xung quanh bạn và phát huy hết tiềm lực để phát triển sự nghiệp của chính mình. Thiết nghĩ, chỉ có tài mới ở địa vị cao, chỉ có đức mới hưởng bổng lộc nhiều và chỉ có làm chủ mới tạo dựng được sự thịnh vượng.

 

Châu Đình Linh

Ngày thơm đã trắng

Featured Image: Jay Spǝǝd

 

Ngày thơm đã trắng
gió chào nhau qua nốt radio vắng
hợp âm lãng quên trỗi biệt khúc không lời
nỗi cô đơn ngộ độc rũ áo trên vết đau của thời gian
nghe cơn mệt mỏi chơi vơi

Này em, đừng đi ngược triền gió
tóc xõa mùi hương em về ám giấc mơ tôi
dù chiều đã tắm gội
vẫn loang vết môi rời

Con sâu đo vẫn đo mải miết vòng phận số
vùng trời loang lổ giọt trăng
đêm bấu ngược vào trí nhớ thâm căn
nơi em đã chạm những ngón tay nõn nuột vào bờ môi bức phù điêu ký ức
trắng trợn cơn mất ngủ vực mùa

Anh ngồi biến âm cho một giấc mơ
ngày em về dậy thì tự tại
những vị thần đã ly tán khỏi đỉnh Olympus
nằm thu lu trên ghế bành trễ nải
nghe đêm rớt lạnh trong ly cà phê nóng vỉa hè
cô đơn lột da
hóa xác đam mê.

Này em, đừng mị ma mang chiếc áo màu hạnh phúc
em cứ suốt đời đi tìm một tận cùng không thật
để anh mải miết hẹn hò với cơn đau khổ bản nguyên
ngoài kia viên mãn vỡ bên thềm
anh đã khổ đau vì quá tin vào huyền ngôn của lời người con gái rạng ngời là em trong ức sâu tiềm thức
như đã từng tin vào những chiếc váy lóng lánh em mang để giữ màu cổ tích
mặc nụ hôn tháng Tám giận hờn lẩy bẩy bước đi nhanh
này em, hãy đặt ngón tay mình lên khóe mắt anh
vuốt nhẹ
chậm thôi
để nước mắt còn kịp làm bạn với đêm xanh sâu hút

 

Phương Uy
16.8.14

“Thịnh Vượng” (Thrive) – phim tài liệu của Foster Gamble và Kimberly Carter Gamble

Tại sao con người rất thông minh nhưng lại sống chung với sự nghèo khổ? Tại sao chúng ta cho phép một số ít người bóc lột số đông? Tiền bạc là gì và giai cấp thống trị đã sử dụng nó như thế nào để nô lệ hóa công dân Trái đất? Đây là những câu hỏi được nêu lên và giải đáp trong phim “Thịnh Vượng” (Thrive).

Bộ phim “Thịnh Vượng” liên kết nhiều chủ đề khác nhau để vạch ra một con đường cho công dân Trái đất từ bỏ các hình thức bóc lột của thế giới hiện nay và tiến tới một thế giới bình đẳng, nhân ái, và thịnh vượng cho tất cả mọi người. Trong phim này, chúng ta sẽ thấy rằng ngành Năng lượng Cũ – tức là năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch – đi chung với chế độ ngân hàng trung ương. Đây là chế độ đang nô lệ hóa công dân Trái đất bằng nợ nần và lạm phát để dần dần tiến tới một chế độ độc tài toàn cầu.

Phần cuối của bộ phim gợi ý một số giải pháp mà các cá nhân và tập thể có thể thực hiện để giúp thế giới chuyển hướng. Trong bộ giải pháp đó, một yếu tố thiết yếu là Năng lượng Mới – tức là năng lượng từ chân không lượng tử. Dù nó đã bị đàn áp suốt nửa cuối thế kỷ 20, nhưng đây là nguồn năng lượng cơ bản của Vũ trụ – một nguồn năng lượng sạch sẽ, vô tận, rẻ, và an toàn. Nó là nguồn năng lượng của các hạt electron khi chúng bay vòng quang hạt nhân. Nó là nguồn năng lượng của các hành tinh khi chúng bay trong quỹ đạo vòng quanh mặt trời. Và với cái chết của chế độ đàn áp, nó là nguồn năng lượng của thời đại mới.

Các chủ đề trong bộ phim “Thịnh Vượng”

Phần I: Khám phá quy luật của Vũ trụ

Hình xuyến (Torus)
Các vector cân bằng (The Vector Equilibrium)
Quy luật Vũ trụ trong các nền văn hóa cổ đại
Các “vị thần mặt trời” (hay người ngoài hành tinh?) chia sẻ kiến thức
Thông điệp trong các vòng tròn bí ẩn
Năng lượng miễn phí và sự đàn áp của nó
Mối quan hệ giữa hiện tượng UFO và năng lượng miễn phí

Phần II: Đi theo dòng tiền

Thực phẩm và cuộc Cách mạng Xanh
Giáo dục
Y tế
Sự đàn áp các phương pháp chưa bệnh
Kim tự tháp “Đi theo dòng tiền”
Tiền bạc từ hư vô
Trò lừa đảo “dự trữ phân đoạn”
Sự thành lập của Cục Dự trữ Liên bang
Củng cố tài sản và quyền lực
Dàn dựng các “chu kỳ của nền kinh tế”

Phần III: Lộ diện kế hoạch thiết lập chế độ độc tài toàn cầu

Thống trị thế giới từng bước một
Cơ cấu của giai cấp thống trị tinh hoa
Biểu tượng con mắt thần Horus
Trật tự Thế giới Mới
Từ bỏ lối tư duy của dân bị “ngu hóa”
Các tổ chức đang thiết lập chế độ độc tài toàn cầu
Một đế quốc toàn cầu bí mật
Giới thiệu chế độ chuyên chế từng bước một
Khủng hoảng – phản ứng – giải pháp
Các cuộc tấn công giả trang
Đàn áp người bất đồng ý kiến trong chế độ độc tài mới
Lý thuyết “ưu sinh” và kế hoạch giảm dân số thế giới
Đến một ngã 3 định mệnh

Phần IV: Tìm các giải pháp

Con người là gì? Chúng ta thật sự là ai?
Các tế bào mầm (Imaginal Cells)
Quay lưng với chế độ độc tài
Giới thiệu www.thrivemovement.com
Top 10 hành động cá nhân
Sự giải hòa giữa 2 băng đảng xã hội đen
Tiến tới một thế giới tự do
Nguyên tắc không-xâm-phạm
Triết lý Ludwig von Mises
Tạo công lý cho người Mỹ bản xứ (dân da đỏ)
3 bước để tiến tới tự do
Aikido
Đường lối không-xâm-phạm
Sự hướng dẫn từ bên trong
Chữa lành những vết thương của thế giới
Bài hát Thrive

Tải phụ đề Việt của bộ phim: http://lamthaison.com/1kDDk6e

 

Vietnam New Energy Group

Bạn là người sống hay người chết?

Featured Image: Ben Micek

 

Mình xin phép được vào đề luôn.

Theo định nghĩa của bản thân, “người chết” (không kể những người mà khoa học gọi là “tử vong” còn văn tế thì khóc rằng: “Đã về với cõi vĩnh hằng”) là những người tự nhận là mình vẫn còn sống nhưng lại không hề ý thức được mình ĐANG như thế.

Họ ăn cơm trưa và đầu óc lại để ở buổi hẹn hò mà 8 tiếng nữa mới (có thể) diễn ra, họ ngồi ôn thi nhưng thật ra lại đang bay lượn ở trên chín tầng mây khi mải mê tưởng tượng lại nụ hôn từ cái buổi hẹn hò đó. Họ nổi giận với nhau mà chẳng biết rằng mình đang giận chỉ vì họ quá bận rộn với chính cái việc giận ấy. Tóm lại, người hành động mà không có ý thức về những việc mình làm chính là một người chết đích thực.

Mình cam đoan là không có ai ngoài kia dám khẳng định rằng trong suốt cả cuộc đời, họ chưa từng một lần mất kiểm soát rồi đã hành động như một kẻ phát rồ, nếu như không nói rằng cả một đời sống mà không hề biết rằng mình đang sống, cứ lơ đễnh mọi thứ như một cái xác không hồn, trống rỗng như một ngôi nhà vô chủ. (Tất nhiên, họ không bao giờ tự nhận là mình lơ đễnh và trống rỗng cả, vì đơn giản chỉ có “người sống” mới nhận ra được điều đó. Mà “người sống” lại chẳng hề lơ đễnh và trống rỗng!)

Hiển nhiên, cuộc đời của một “người chết” sẽ bị lôi đi xềnh xệch vì họ chẳng có lúc nào ở trong hiện tại để mà chèo lái nó. Những người chết đó còn đang bận chuyện hôm qua với chuyện ngày mai, cái mà chẳng bao giờ ở trong tầm tay của họ cả. Thậm chí, khi ở hiện tại rồi họ cũng không biết đó là hiện tại của mình. Chính vì không ở trong vị trí “kẻ biết” nên họ sẽ phải nhận vai kẻ giận dữ, kẻ đố kỵ, kẻ tham lam, u mê, ngã mạn,… Hay thậm chí nhận tất tần tật những vai đó, và tệ hơn nữa là cùng một lúc.

Rồi họ vào vai kẻ yếu đuối một cách xuất sắc khi liên tục than trời thở đất, mất hết niềm tin sức mạnh, và cứ ở trong cái vòng xoáy điên đảo đó cho đến chết mặc dù họ đã thật sự đã chết từ lâu lắm rồi. Nhưng khốn một nỗi, trước khi “được” đi nằm vào trong quan tài và nghe bài văn tế nức lòng dành cho chính mình thì họ lại được “cứu sống”, khi quá nửa thế giới vác loa, thét vào tai họ rằng hãy ăn mặc cho thật bảnh giống người A kia kìa, hay đi cứu nhân độ thế giống người B ấy, hoặc là suy nghĩ tích cực như người C này cũng được, thế là “hồi sinh” lại ngay ấy mà. Nhưng thật sự họ lại được chết hoành tráng thêm một lần nữa.

Sinh ra được ở trên cõi đời là một điều may mắn nếu người đó thật sự sống, sống với một ý thức toàn vẹn về giây phút hiện tại của mình, dù trong giây phút đó họ có đang nghĩ về tương lai đi chăng nữa. Họ vẫn BIẾT rằng mình đang làm gì. Chỉ cần một cái BIẾT đó thì dù không làm gì cả thì họ vẫn sống, còn nếu không BIẾT thì dù có đang lấp trời vá bể thì họ vẫn là một cái xác biết đi và cùng lắm thì có thể biết khiêu vũ nữa.

Chính vì sống trong vô thức nên “người chết” nhìn cuộc đời như một mớ hỗn loạn, như một chậu cây vỡ trồng một con mèo bị bệnh lở mồm long móng. Đến Chúa chắc cũng không hiểu được cái cuộc đời khốn khổ đó vì bản thân người này vốn đã không hiểu được cuộc đời của chính mình. Mà khi họ càng cố hiểu thì con mèo đó lại càng mắc thêm những chứng bệnh nặng, còn chậu cây thì lại càng trông giống một cái bệ xí. Vì để sống được, họ cần “biết”. Mà cái “biết” đó lại không sinh ra để hiểu mà chỉ có thể được cảm nhận. Giống như khi có những chuyện khó tin đến mức điên rồ xảy ra trước mắt và bạn cần ai đó tát vào mặt mình một cái thật mạnh để xem đó có phải là giấc mơ không. Thì lúc bạn cảm nhận cái tát đó, bạn sống. Nếu không tin thì bạn cứ thử tặng mình một cái tát hồi sinh mà coi!

Và nếu cuộc đời đó không hỗn loạn thì nó sẽ là tẻ nhạt. Hoặc là cả hai. Để dễ dàng hình dung, bạn có thể mở MV “Wrecking Ball” của Miley Cyrus, tắt tiếng, tạm quên hết nội dung bài hát gốc đi và hãy tưởng tượng: Người không nhận diện được hiện tại, không chèo lái được cuộc đời mình giống như đang ngồi trên quả bóng kim loại đó và cứ để nó lao từ bên nọ sang bên kia, chính xác là từ cực “hỗn loạn” sang cực “tẻ nhạt” rồi lại quay về, và cứ như thế tiếp diễn. Còn ở dưới là đống gạch vụn do sức tàn phá của cuộc đời mất kiểm soát đó gây nên.

Phải nói đây là khung cảnh hỗn loạn, nhưng theo một cách tẻ nhạt (chưa kể ở là mỗi cực đó lại chia ra các cực nhỏ hơn nữa nên trông quả bóng lại càng chao đảo như vậy). Nếu muốn nó dừng lại thì kẻ ngồi trên đó làm ơn đừng truyền lực vào con lắc khổng lồ ấy nữa (!) Chắc chắn không ít người ngoài kia sau khi trải qua giai đoạn “sôi nổi, kịch tính” thì lại tuột trở về với trầm lặng, nhàm chán kèm theo một cảm giác thật hụt hẫng.

Một kẻ lớn lên, bị tiêm vào người những “chuẩn mực” của xã hội rằng cái này là đúng, cái kia là sai, cô này xinh, bà kia xấu, ông này là phàm, ngài kia là thánh… kết hợp với sự không ý thức về hiện tại của bản thân, người đó lại càng sa vào vũng lầy của sự phân cực đau khổ.

Thế đấy, khi đã nhìn đời như vậy thì “người chết” cư xử với bản thân và với cuộc sống xung quanh cũng theo một cách có tính chất tương đương. (Nhưng một sự thật mỉa mai đó là do tâm trí của họ không được an ổn nên cuộc đời của họ mới có trạng thái như vậy). Họ đánh răng và nghĩ về lời tỏ tình bị từ chối tối qua rồi nổi cơn khó chịu thọc bàn chải vào lợi chảy cả máu. Họ rán cá nhưng mắt mũi cứ mải dán vào cái màn hình điện thoại và rồi đến bữa có món cá đen thui. Họ vội vã đi thi cho khỏi trễ giờ và đến trường phát hiện ra mình để quên thẻ dự thi ở nhà. Họ kêu ca năm tháng tháng đơn điệu, còn họ thì chỉ như một cái máy được lập trình ăn, ngủ, học tập, làm việc ngày qua ngày. Họ thấy chán đời, nhưng thật nực cười là họ lại sợ chết.

Chỉ một hạt mầm không tĩnh lặng sẽ mọc ra cả một cái cây của sự hỗn loạn, cái cây sẽ đơm trái điên rồ, rồi rơi đôm đốp xuống đầu người đó, khiến họ lại càng nhảy choi choi lên cáu tiết. Khi những sự không như ý xảy đến dồn dập, người đó sẽ tự hào phong mình làm “Thánh Nhọ” trong một status facebook thảm hại (thôi thế cũng được an ủi phần nào vì số người like tăng hơn so với mọi ngày!). Nếu không thì họ sẽ biểu hiện sự tiêu cực qua những suy nghĩ, lời nói, hành động không lành mạnh khác, thậm chí theo một cách cực đoan, người đó có thể tự tử để chứng tỏ rằng họ vẫn nắm trong tay quyền kiểm soát với ít nhất một thứ trong đời mình, đó là mạng sống.

Còn bây giờ thì chỉ cần nhìn lại một lượt và hình dung một chút thôi là các bạn cũng thấy rõ cái vòng tròn luẩn quẩn úp lên đầu những “người chết” là như thế nào rồi. Riêng mình thì nhớ đến Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký, trên cái đầu ngó ngoáy của hắn là Vòng Kim Cô đang bị sư phụ Đường Tăng niệm chú. Trông vẻ mặt nhăn nhó như khỉ là người khác có thể thấy ngay sự khó chịu, đau đớn là như thế nào. Mãi cho đến khi lấy được chân kinh và được phong danh hiệu “Đấu chiến thắng Phật” (thật ra đây chỉ là phần thưởng đính kèm) thì cái vòng đó mới thật sự biến mất. Còn chúng ta, lúc nhận ra được giây phút hiện tại và được phong danh hiệu “người sống đích thực” thì cái vòng luẩn quẩn rối bời của mỗi người cũng sẽ tự tiêu tan.

Vậy bạn thật sự là người sống hay chết? Mỗi người ắt hẳn đã có câu trả lời cho riêng mình. Và điều cuối cùng mình muốn nói đó là: Chỉ người nào sống tỉnh thức thì mới có được những sự lựa chọn trong cuộc sống, còn “những người chết” thì không có sự lựa chọn nào cả. Cũng gần giống như: Một kẻ khôn ngoan thì có thể giả vờ ngu, còn một kẻ ngu thì cùng lắm chỉ có thể giả vờ khôn theo một cách ngu dốt mà thôi!

Xin cảm ơn!

 

Vũ Thanh Hòa