26 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 155

Làm thế nào để tạo ra một cuộc cách mạng bất bạo động?

Featured image:  Mak Ka Hei

 

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=M_dNiQrRAaI]

 

Bộ phim nói về Gene Sharp, nhà lý luận của phương pháp đấu tranh bất bạo động chống lại các chế độ áp bức.

Nguồn tài liệu từ viện Albert Einstein về phương pháp đấu tranh bất bạo động

Link download ebook

Sự thật về Chiến Tranh Việt Nam và bài học được rút ra – Prager University [THĐP Vietsub]

Featured image: manhhai

 

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=3X9pnLfHda8]

Đại ý

Phe Cộng Sản miền Bắc đã sai trước, khi vi phạm vào những gì họ đã kí kết trong Hiệp Định Paris, và đã tấn công miền Nam. Phe Cộng Hòa miền Nam bị thất thủ sau khi Hoa Kỳ không giữ lời cam kết viện trợ quân sự của họ.

Chi tiết

Chúng ta nên làm rõ những điều sau đây:

1) Bắc Việt Nam (BVN) đã sai khi xâm phạm lãnh thổ của Nam Việt Nam (NVN), đây là một cuộc xâm lược chứ không phải giải phóng.

2) 1954 chia đất nước thành 2, hơn 1 triệu người từ BVN đã di dư vào NVN, tầm 10-15% dân số BVN thời đó. Điều này nói lên thái độ của người miền bắc về đảng Cộng Sản.

3) Đảng Cộng Sản (ĐCS) được dân ủng hộ và chọn là một sự dối trá trắng trợn. Chưa bao giờ mà người dân Việt Nam lại chọn ĐCS. 1 triệu người miền bắc di cư vô nam, con số này nói lên quá rõ. Ở trong nam.

4) ở trong NVN, ĐCS thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” (Việt Cộng/VC) làm lực lượng. Trên thực tế thì tổ chức này chỉ có vài trăm ngàn thành viên, đa số là ở những vùng xa, nơi không tiếp cận thường xuyên với thế giới bên ngoài. Hầu hết dân NVN thời đó đang làm ăn và trở nên giàu có, chẳng có lý do gì để tham gia VC trừ vài trường hợp thần kinh. (chiếm tầm 1% dân số).

5) VC đã tấn công bằng những thủ đoạn dơ dáy hèn hẹ như: đánh bom, làm gián điệp, đánh lén, làm đảng viên nằm vùng rồi báo cáo lại cho cấp trên. Chẳng khác nào bọn khủng bố bấy giờ.

6) Năm 1968 trận Mậu Thân BVN và VC đã phá lời hứa danh dự và tân công vào dịp Tết, vào lúc mà mọi người đang ăn Tết. Ở Huế đã giết hơn 3000-5000 người dân vô tội trong 30 ngày mà họ chiếm Huế.

7) Sau trận đánh Mậu Thân lực lượng VC đã bị tê liệt, sau đó họ không còn đủ khả năng để đánh 1 trận lớn nào nữa, trận Mậu Thân là trận duy nhất. Tiếp tục mấy trò hèn hạ.

8) 1973 Hiệp Định Paris, NVN mà Mỹ đã giành chiến thắng, BVN và VC không còn đủ khả năng duy trì. Họ đã ký hiệp định. Sau đó đã bắt đầu phá khi Tổng Thống Nixon từ chức và quốc hội 94 của Mỹ đắt đầu.

9) BVN lần lược tấn công từng chỗ một thử lòng quốc hội Mỹ. Mỹ không giữ lời cam kết viện trợ cho NVN.

10) 30-4-1975 họ vô SG. Trại cải tạo bắt đầu.

11) NVN và Mỹ chưa bao giờ thua 1 trận nào, họ chiếm thắng lợi áp đảo. Nhưng đã thua trò hèn hạ của ĐCS. Đã thua khi tin vào ĐSC ở Hiệp Định Paris. Điểm chính là BVN đã VI PHẠM hiệp định. Đây là điều trong sách sử VN không hề nói tới.

“Chiến thắng” của ĐCS trong cuộc chiến Việt nam từ 1945 tới 1975 dựa vào sự dối trá từ đầu tới đuôi. Thế hệ miền Nam trước 1975 ai cũng biết. Nhưng thế hệ sinh sau 1975 thì không. Họ phải biết sự thật!!!

Bài học rút ra

Chính phủ Mĩ không bao giờ giúp chúng ta nếu như dân Mĩ không muốn giúp chúng ta. Nếu các bạn, các anh chị cô chú nào, còn nghĩ rằng chúng ta có thể van xin sự giúp đỡ của Mĩ để lật đổ chế độ Cộng Sản và đánh đuổi Trung Cộng, thì nên xem video này rồi quên cái giấc mơ đó đi.

Sự thay đổi phải diễn ra từ bên trong đất nước. Chỉ khi nào dân tộc ta tự sức đứng lên đòi tự do, đòi công bằng, thì mới có thể thay đổi. Những cuộc biểu tình đòi ruộng đất hiện nay là chưa đủ, mà cần phải có những cuộc biểu tình lớn hơn ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, để cho khách du lịch và bạn bè nước ngoài thấy được sự bất công mà con người Việt Nam đang gánh chịu, thấy được những vùng đất vùng biển mà người Việt đã mất vào tay Cộng Sản và Trung Cộng.

Chỉ khi đó chúng ta mới mong có được sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế.

Xem để biết vì sao dư luận viên vẫn rêu rao rằng Mỹ bỏ rơi VNCH (bình luận của Trần Trọng Hiền)

Trong cuộc tương tàn giữa 2 miền Nam – Bắc, Việt Nam không chỉ là chiến trường ý thức hệ của riêng người Việt Nam mà còn là chiến trường ý thức hệ cho cả phe Tư Bản (Mỹ) và Cộng Sản (Nga + Trung Quốc).

Trong khi Mao Trạch Đông tuyên bố “Đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng” và viện trợ đầy đủ khí tài quân sự cũng như cố vấn cho quân đội Bắc Việt thì Quốc hội Mỹ dưới áp lực của dân chúng Mỹ đã ngừng viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam. Thế cân bằng quân sự từ đó bị phá vỡ.

Đảng dân chủ chiến thắng sau cuộc bầu cử Quốc hội rõ ràng đã có chính sách khác dành cho nước Mỹ thay vì theo đuổi một cuộc chiến hao tiền tốn của, tiêu hao nhân mạng người Mỹ, mà đổi lại chỉ là một nước đồng minh tại vùng Đông Nam Á xa xôi. Có lẽ với họ chỉ cần giúp đỡ Nam Hàn và Nhật Bản phát triển tốt là đã đủ giữ tầm ảnh hưởng tại Châu Á rồi. Địa thế của Nam Hàn và Nhật Bản lại vừa khớp kẹp giữa khối quốc gia cộng sản bấy giờ (Nga + Bắc Triều Tiên + Trung Quốc)

Bốn mươi năm sau cuộc chiến, trong khi Nam Hàn và Nhật Bản dù không còn trong thời kì hoàng kim nhưng vẫn duy trì tư thế là những nước phát triển hàng đầu Châu Á dưới con mắt ngưỡng mộ và chào đón của nhiều quốc gia. Doanh nghiệp Hàn và Nhật vẫn nắm giữ những nhãn hiệu được yêu thích nhất trên nhiều thị trường. Điều đó cho thấy Mỹ chỉ đóng vai trò hỗ trợ đồng minh phát triển chứ không phải là thôn tính như khối Công Sản vẫn rêu rao. Và ngày nay, có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc là chính phủ bù nhìn hay không?

Mặt khác, quay qua khối Cộng Sản: Nga và Trung Quốc đã thành công rực rỡ trong công cuộc duy trì ý thức hệ Cộng Sản tại Bắc Triều Tiên và toàn lãnh thổ Việt Nam.

Sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Việt Nam và Bắc Triều Tiên ra sao? Có lợi hại hơn chính sách của Mỹ dành cho Nhật Bản và Nam Hàn không? Nếu là người Việt, và nếu bạn mở con mắt ra mà nhìn, gióng lổ tai lên mà nghe thì tôi tin bạn sẽ hiểu cái chính sách *** *** của thằng anh em bốn tốt mười sáu chữ vàng của Đảng Cộng Sản Việt Nam là như thế nào! (Xin lỗi tôi xin không nêu ra, mắc công lại phải chửi thề)

Vậy hai quốc gia này đang ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới?

Nhắc đến Bắc Triều Tiên, người ta sẽ nghĩ ngay đến nhà họ Kim, nghĩ ngay đến một ông kẹ con suốt ngày ôm bom nguyên tử hù hàng xóm, hâm he chiến tranh ngay cả với ông anh Trung Quốc cạnh nhà. Anh Ủn thì ghê rồi, rất lợi hại! Bắc Triều Tiên đang đóng vai một anh du côn phường chuyên đi xin đểu chứ không hơn không kém.

Còn Việt Nam, quốc gia tự xưng có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có sản phẩm gì để nở mày nở mặt với thế giới? Chúng ta có phát minh nào khiến thế giới phải trầm trồ ngưỡng mộ? Những nhà khoa học Việt Nam vì sao không nổi tiếng ở Việt Nam mà lại thi thoảng lóe lên ở một góc nào đó của Tư Bản? Những anh kỹ sư vườn chỉ mới loay hoay tập tành sáng chế đã bị cấm lên cấm xuống, bị bóp chết từ trong trứng thì đến ngày nào nước Việt mới ngóc đầu lên nổi?

Là người Việt Nam, bạn có biết ai đang khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước mình? Kẻ khai thác ấy đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước? Vì sao VN có hàng lô mỏ dầu được khai thác để bán đi mà vẫn phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm? Tiền bán dầu thô ai hưởng mà đến khi nhập khẩu xăng người dân lại phải gánh phần tiền thuế chiếm đến 1/3 giá thành mỗi lít xăng? Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong hàng lô các nghi vấn liên quan đến nền kinh tế Việt Nam, mở mắt ra và nhìn đi! Việt Nam đang ở đâu!

Và bạn – một người Việt như tôi – nếu chọn một điểm đến để học tập, để sinh sống bạn sẽ chọn quốc gia nào giữa: Trung Quốc – Nhật Bản, Triều Tiên – Hàn Quốc?

Những người đang lãnh đạo đất nước Việt Nam, họ luôn ca ngợi lý tưởng cộng sản, nhưng tại sao họ không cho con cháu mình sang Trung Quốc học mà lại đưa đi các nước phương Tây? Vì sao con gái Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không xin được vĩnh trú ở Nga mà phải là ở Mỹ?

 

***********

Dịch: Nguyễn Trọng Nhân
Review: Alex Nguyen

 

 

[Truyện Ngắn] Nắng tắt nơi thiên đường

Featured Image: Alison Scarpulla

 

Chúng tôi đang nắm tay nhau bước đi trong một căn hầm tối đen, mò mẫm, mù lòa. Chúng tôi được hứa hẹn rằng đi hết con đường này sẽ là những ngày tươi sáng, sẽ có hoa thơm mật ngọt, có tất cả mọi thứ chúng tôi mơ ước. Nên dù thế nào, mỗi người trong chúng tôi đều ôm lấy niềm hy vọng mong manh của mình, mà bước tiếp. Chúng tôi tin tưởng nhau, tin tưởng chính mình, tin mình đang làm điều đúng đắn và vĩ đại. Chúng tôi đi.

Dường như đường tới thiên đường không hề đơn giản. Đúng, có cái gì đẹp đẽ tươi sáng mà đơn giản tìm thấy được đâu? Khó lắm, mệt lắm, uổng công tốn sức lắm chứ. Một người trong số chúng tôi đã chết, tôi không nhìn thấy thân xác anh ta nhưng tôi nghe thấy tiếng hơi thở của anh ta cạn dần, và tắt lịm. Chúng tôi không được than van, không được kêu la vì như vậy sẽ làm người khác mất tinh thần, như vậy sẽ bị phạt, bị lưu đày, bị tra tấn cho đến chết. Bạn sẽ chọn một cái chết thế nào? Chết trên đường đi tìm ánh sáng hay chết vì mở miệng than van? Chết theo cách kia dù sao vẫn vinh quang hơn đúng không, vì dù sao cũng là cái chết được mang danh đi tìm ánh sáng, dù chỉ là một cái danh vọng được đặt cho khi ta chẳng còn tồn tại trên cõi đời.

Đã lâu rồi chúng tôi chưa nhìn thấy ánh sáng, chúng tôi sống và chấp nhận số phận của mình như một định mệnh. Có một số người bằng lòng và dừng lại, cả đời sống trong bóng tối. Có một số người bước đi, nhưng rồi chẳng đủ dũng cảm, kiên trì, họ chọn cách giữ im lặng và sống với một niềm tin xa mù. Nhưng rồi còn vài người, là chúng tôi đây, chấp nhận một cuộc hành trình dài để tìm đến cuối đường hầm, để được chứng kiến cái thiên đường huyền ảo mà bao thế hệ lưu truyền như câu chuyện cổ tích thần thánh, về những người đã chết để tạo ra thiên đường, những con người lỗi lạc. Chúng tôi muốn nhìn thấy nó, dù phải đánh đổi cả mạng sống của mình, còn hơn cả đời sống trong tăm tối và mơ ước.

Cuộc hành trình khi mới bắt đầu, đã bị can ngăn: Không thể nào, các bạn chưa đủ sức để làm, các bạn còn quá trẻ, các bạn chưa đủ trải nghiệm, các bạn cần tôn trọng những ai đã hi sinh để tạo ra nó, phải cần một người lỗi lạc lãnh đạo, thông minh tài trí, trán cao mắt sáng mới có thể dẫn dắt các bạn. Chẳng ai tin chúng tôi, nhìn lũ chúng tôi bằng ánh mắt của bậc bề trên nhìn đám con chiên đi lạc. Họ lắc đầu, thở dài, đe dọa chúng tôi. Chúng tôi nhìn nhau, tìm ra một người lãnh đạo sao? Nhưng ai đủ trí thông minh mắt sáng trán cao khi tất cả chúng tôi đều mù thậm chính cả gương mặt mình cũng không thể định hình? Vì thế, chúng tôi dắt tay nhau, bước đi.

Đúng là không dễ dàng, nếu không muốn nói là hiểm nguy trùng trùng. Ban đầu chúng tôi còn ca hát vui vẻ, những bài ca hào hùng ca ngợi cuộc chiến giành độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng rồi sự hăng hái dần tan biến khi càng đi, chúng tôi càng thấy bóng tối bao trùm, mưa giông gió bão. Người đi đầu đã quá mệt, chúng tôi được biết điều đó khi tiếng hát của anh nhỏ dần rồi tan loãng vào không trung. Chúng tôi bắt đầu lo sợ. “Hay là chúng ta quay lại thôi, nơi đó có lẽ chẳng dành cho chúng ta..” Một giọng nói yếu ớt vang lên. Chúng tôi hoang mang, nhưng rồi người đi đầu, đang nằm xuống và tan vào đất mẹ, nói lên những âm vựng sau cùng: “Đừng bỏ cuộc.” Chúng tôi gạt nước mắt, bước đi.

Cuộc hành trình tiếp tục, nhưng bị chậm lại, con đường càng ngày càng nhỏ khi nó biến thành một cái đường hầm chỉ đủ một người vào. Chúng tôi phải bò, khẽ gọi tên nhau để chắc chắn rằng chúng tôi còn sống và không ai bỏ cuộc. Chúng tôi bị mắt kẹt, bởi một người trong số chúng tôi muốn dừng lại. Cô ấy không còn đủ sức để đi tiếp, hai chân đã tàn phế. Một tiếng hú dài thê lương trong bóng tối, một cơn nức nở tuyệt vọng, không khí tang tóc bao trùm. “Tại sao chúng ta lại mù, tại sao chúng ta lại phải đi tìm ánh sáng nơi chúng ta không hề biết có tồn tại hay không?”

Cơn chấn động đó xuyên lấy trái tim chúng tôi, có ai đó nhắc nhở lại những điều luật: “Bạn không được than van” “Đến giờ phút này mà còn nhắc nhở điều vô nghĩa lý đó ư? Hãy nhìn lại số phận của chúng ta, chúng ta có lỗi gì nào?” Ai đó khác hét lên. Chúng tôi buông tay, ôm lấy mặt mình mà nức nở, mò mẫm những thương tích trên thân thể mình mà kêu gào. Chúng tôi đã mất hết hy vọng khi phải đánh đổi cả mạng sống, cả da thịt và trái tim mình vì một niềm tin mù lòa, vì một hành trình tăm tối chỉ vì những mộng tưởng được vẽ lên trước đôi mắt mù.

Nước mắt chúng tôi rơi, thấm vào lòng đất, mặt đất nhão nhoẹt và rung chuyển, đường hầm dường như đang nứt. Những khe nứt nhỏ dần, rồi lan rộng, chúng tôi sắp chết ư? Có lẽ thiên đường còn xa lắm, có lẽ con cháu chúng tôi hay đời đời sau nữa mới tìm ra được, có lẽ như ai đó đã nói, chúng tôi còn quá trẻ, chúng tôi chẳng có gì và chẳng ai đủ thông minh tài trí lãnh đạo. Chúng tôi bất lực nhìn cơn dư chấn, có cái gì đó từ khe nứt rọi vào chúng tôi, một luồng sáng đủ màu soi sáng gương mặt chúng tôi. Chúng tôi mở mắt, lần đầu tiên trong đời chúng tôi được nhìn thấy gương mặt của những người đồng hành cùng mình, những đôi mắt tinh anh, những hình hài tuy nhếch nhác nhưng đáng yêu, đáng thương đến lạ.

Chúng tôi bàng hoàng, ngạc nhiên rồi mỉm cười, chúng tôi biết mình không còn mù. Nhưng đây là nơi nào? Ở đây có ánh sáng nhưng chắc chắn không phải thiên đường mà chúng tôi đang tìm kiếm. Theo như những lời kể thì chỉ có ánh sáng nơi thiên đường là đẹp nhất, là huyền diệu nhất mà thôi. “Chúng ta đang bị lạc, đây là ảo ảnh thôi, hãy nhắm mắt mà bước tiếp, thiên đường còn xa lắm!” Ai đó nói. Chúng tôi chần chừ, nơi đâu là thiên đường khi nơi đây chúng tôi được nhìn thấy ánh sáng, được nhìn thấy nhau, và được cười? Bao lâu rồi chúng tôi không còn biết đến tiếng cười của mình nữa? Vậy tại sao phải nhắm mắt mà đi tiếp?

Một vài người do dự, đường hầm dần vỡ, một vài người mỉm cười, và để mình rơi vào luồng sáng vô tận, vì chúng tôi đã không đủ sức, vì chúng tôi đã chẳng còn tin vào thiên đường, vì chúng tôi đã nhận ra được điều gì đó. Nhưng vẫn còn vài người trong số chúng tôi chửi rủa và lên án những ai để mình rơi tự do vào vùng trời mênh mông kia. Còn một đoạn đường hầm hun hút phía trước, nơi mà trước kia ai cũng tin đó là con đường duy nhất, đúng đắn nhất để tìm thấy ánh sáng, một vài người nhắm mắt và bước tiếp, vì cho rằng vẫn còn thứ đẹp hơn, quý báu hơn, huyền diệu hơn đang đợi.

Họ tiếp tục chấp nhận cảnh mù của mình, với niềm hy vọng lớn lao vào ánh nắng tươi đẹp, ở nơi nào đó trên thiên đường. Họ vừa đi vừa khẳng định niềm tin của mình, thúc dục nhau bằng những bài ca cổ động, bằng những vẫn thơ hào hùng. Họ cười vào mũi những ai đã dừng lại và chấp nhận sống với vùng trời kia: “Ngu quá, khờ quá.”

Chúng tôi đã có cùng một niềm tin, nhưng không cùng một lựa chọn. Một vài người đã tìm thấy con đường của riêng mình, dù không tuyệt vời như mộng tưởng nhưng họ đã không còn mù, đã được nhìn thấy ánh sáng, và được sống cuộc sống của họ, một cuộc sống theo cách họ muốn. Một vài người vẫn đi, trong bóng tối, mù lòa với hy vọng sẽ tìm thấy nơi hoa thơm cỏ lạ, nơi được vinh danh là thánh địa mà không hề biết rằng ở nơi thiên đường ấy, nắng đã tắt từ lâu.

 

Lâm Hạ

Đừng bao giờ e ngại sự thay đổi

Featured image:  Gustavo Mazzarollo

 

 

Thay đổi chính là bản chất của cuộc sống, là quy luật của vũ trụ. Một khi là quy luật của vũ trụ, không một ai có thể chống đối hoặc đứng ngoài tầm tác động của nó. Chúng ta sẽ không thể tưởng tượng ra và càng không thể sống trong một thế giới không hề thay đổi mỗi ngày. Vì nếu thế giới không thay đổi hẳn chúng ta cũng không hề tồn tại trên đời.

Cho đến nay, tại thời điểm này, mọi thứ trên đời đều đã thay đổi, đang thay đổi và sẽ luôn thay đổi không bao giờ dừng lại. Đó là một quy luật, một quy luật hiển nhiên như việc loài người phải hít thở không khí để sống, trái đất phải quay quanh mặt trời và từng cái cây cọng cỏ đều có ý nghĩa riêng mặt nào đó.

Một khi biết sự thay đổi là quy luật của vũ trụ rồi thì tại sao chúng ta không thừa nhận và tìm cách chung sống với nó theo cách có lợi nhất?

Tại sao đa phần chúng ta lại quá e sợ sự thay đổi đến như vậy?

Đó nhất định là vì cảm giác an toàn. Mọi người sợ thay đổi vì sợ mất đi cảm giác an toàn nhưng họ lại quên mất rằng, thay đổi mới chính là an toàn. Chính nhờ thay đổi mà loài người chuyển từ thịt sống sang ăn chín uống sôi, chuyển từ ở hang sâu sang lều trại rồi nhà cửa hay sao?

Tôi thì không còn đồng tình với thuyết tiến hóa của Darwin nữa nhưng vẫn còn đồng ý với việc nếu không nhờ những thay đổi thì xã hội chúng ta đang sống ngày nay sẽ không hề tồn tại, ít nhất không ở trạng thái như hiện tại này. Không như mọi người thường hay e ngại và sợ hãi sự thay đổi. Tôi yêu thích và biết ơn sự thay đổi. Vì nhờ có thay đổi mà mọi thứ được như hôm nay.

Tôi được đi xe máy, ô tô, máy bay chứ không còn phải đi bộ hay cưỡi ngựa.

Tôi có thể dùng điện thoại và internet chứ không phải nhờ đến chim bồ câu đưa thư và một vài tờ báo giấy để biết tin tức.

Tôi đã có chính kiến của riêng mình chứ không còn phải bám vào một niềm tin sai trái bị nhồi sọ…

Kể làm sao cho hết những biết ơn mà sự thay đổi mang lại cho tôi, cho chúng ta, cho thế giới này. Ấy thế mà chúng ta vẫn sợ sự thay đổi. Một người bạn khác, một công việc khác, một tư duy khác, một thể chế khác… Tất cả đều là quy luật, là điều kiện để phát triển, chẳng có gì ghê gớm như mọi người vẫn nghĩ. Đừng bao giờ e ngại sự thay đổi. Bởi bạn có thể mất đi một vài điều tốt đẹp, nhưng bạn lại có thể nhận được những điều còn tốt đẹp hơn.

Hãy thử tưởng tượng một cuộc sống mà bạn, mỗi sáng thức dậy mặc đúng một bộ đồ, ăn sáng một món, đi đến một nơi làm một công việc, ở bên chỉ một vài người cả đời, đêm về xem tivi chỉ một chương trình duy nhất phát đi phát lại và tối ngủ cũng chỉ duy nhất một giấc mơ. Tưởng tượng nổi không? Chịu đựng nổi không? Chấp nhận nổi không? Đó là nhà tù hay nhà ở? Đó là cuộc sống của tù nhân hay người bình thường?

Đọc một cuốn sách đọc đi đọc lại đã chán rồi, xem một bộ phim tới lần thứ hai thứ ba đã nản rồi. Ấy vậy mà vẫn có những người chấp nhận cuộc sống như thế. Chấp nhận sự nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu chỉ vì họ sợ thay đổi.

Bạn nghĩ làm gì có ai sống như thế cả đời sao? Ôi không, tôi biết rất nhiều người như thế đó. Tôi biết những người làm chỉ một việc cả đời dù họ ngán nó tận cổ bởi vì họ cho rằng bản thân mình không thể làm gì khác, vì họ nghĩ rằng việc họ đang làm là tốt nhất rồi, vì họ tin rằng họ được sinh ra trên đời chỉ để làm mỗi một việc đó và chết đi.

Tôi biết có những người cả đời sống bên một người khác, không phải vì yêu thương hay trách nhiệm, mà đơn giản chỉ vì họ sợ. Sợ dư luận, sợ đàm tiếu, sợ không còn ai trên đời yêu thương nổi mình, sợ không ai chịu nổi người kia. Thế rồi cuộc đời họ tự xây nên cái nhà tù cho mình trong chính ngôi nhà của họ, tự kí vào bản án chung thân cho chính mình. Sống như thế có đáng không? Họ cho rằng họ đang trả nợ cho người làm họ đau khổ. Không, họ chỉ đang trả nợ cho sự hèn nhát của chính mình.

Tôi biết những người cả đời không thể trưởng thành dù thân xác đã lớn và tuổi đã số nhiều. Những người này họ sợ thay đổi, sợ lớn lên, sợ phải trưởng thành, sợ chịu trách nhiệm cuộc đời của họ. Tự họ nhốt mình trong nhà tù của sự bao bọc và hình phạt cho họ là sẽ không bao giờ cảm nhận được cảm giác tự tin của một người trưởng thành thực sự.

Tôi cũng biết những người vì sợ hãi mà chấp nhận cho người ta nhồi vào đầu mình mọi điều người ta muốn mà không chút chống cự, phản kháng dù là trong tâm tưởng.

Tôi biết những người chỉ tin duy nhất một niềm tin dù cho nó đã được chứng minh là sai trái.

Tôi biết những người dùng mọi lý lẽ để ngụy biện cho sự ù lỳ, thụ động chỉ vì một lý do duy nhất: họ sợ sự thay đổi.

Đối với tôi mà nói, họ chẳng khác gì những tù nhân, tù nhân trong chính cuộc đời họ, tù nhân cho chính cái xã hội mà họ khao khát được thoát ra nhưng khi được mở cửa lại không dám bước ra khỏi buồng giam vì sợ ánh sáng hay vì đã quen với việc sống trong bóng tối.

Mọi người thường ghét khi bị nhận xét là “đã thay đổi rồi”. Riêng tôi thì ngược lại, ai khen tôi khác xưa rồi, thay đổi rồi thì tôi rất lấy làm thích thú. Vì tôi biết mình khác theo hướng tích cực. Hoặc giả không tích cực lắm, tôi vẫn vui, vì mình đang tuân theo quy luật của vũ trụ, quy luật của sự thay đổi. Những người thuận theo quy luật của vũ trụ, sẽ sống. Những ai phản lại những quy luật của vũ trụ, sẽ không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Khi tôi tuân theo quy luật này, tôi sẽ sống. Còn những người từ chối thay đổi theo guồng quay của vũ trụ ư? Họ sẽ bị đào thải nhanh thôi.

Tôi không thích những người, bất cứ ai cũ kĩ, theo đúng nghĩa đen. Họ luôn chỉ một mái tóc, một cách ăn mặc, một kiểu tư duy, một lối sống. Cứ thế ngày qua ngày tháng qua tháng, thật đơn điệu, thật nhàm chán. Nếu họ không thay đổi một tý ty nào cả thì cần gì phải dành nhiều thời gian cho họ? Bạn sẽ chẳng học hỏi được gì cả. Bạn bè có thể thay đối, thói quen có thể thay đổi, tư duy cũng có thể thay đổi thì có gì không thể chứ?

Hãy thay đổi đi, để khám phá ra sự thú vị vô cùng của cuộc sống này

Bạn có đang chán cái cuộc sống hiện tại bạn đang sống không? Con người bạn, những người quanh bạn, công việc bạn đang làm, nơi bạn đang ở… Hãy tự hỏi câu đó mỗi sáng khi ngủ dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Hãy tự hỏi mình, nếu câu trả lời là có, đừng chần chừ nữa, bạn cần thay đổi ngay. Vì nếu câu trả lời là có mỗi ngày thì sự thay đổi không còn là sự lựa chọn nữa, nó trở thành trách nhiệm, thành điều bạn buộc phải làm, nhất định phải làm.

Bắt đầu thay đổi từ những cái nhỏ, rồi cái lớn dần, từ cái dễ, rồi cái khó dần. Bạn sẽ tự tạo nên một bản sao mới, một phiên bản mới cho riêng mình, cho xã hội bạn đang sống. Không gì là không thể cả.

Bản chất cuộc sống là mọi thứ phải tiến hóa, không phải mọc thêm mắt thêm cánh mới là tiến hóa, chỉ một tư duy khác đi, tiến bộ hơn về cuộc đời, về thế giới, về bản thân, là ta đã tiến hóa hơn ta so với ngày hôm qua rồi. Sự tiến hóa xảy ra không ngừng, đó cũng là quy luật của vũ trụ không ai có đủ quyền năng để chống lại.

Một người mẹ không muốn con mình tiến hóa lớn lên, trưởng thành bước ra cuộc sống mà mãi muốn bao bọc chúng như những đứa trẻ trong lồng kiếng thì sớm muộn cả bà và đứa trẻ sẽ nhận lãnh hậu quả không mong muốn vì đã đi ngược lại quy luật tiến hóa của vũ trụ.

Một người không cho phép người khác thay đổi tình cảm trong khi chính bản thân mình lại luôn thay đổi mỗi ngày, người đó sẽ nhận hậu quả sớm thôi. Nói một cách đơn giản, chúng ta không có quyền và khả năng bắt một người phải chung thủy yêu thương ta trọn đời, mười năm sau cũng hệt như mười năm trước, khi mà bản thân ta cũng luôn thay đổi không còn là chính ta của những ngày đầu nữa. Con người tiến hóa, vạn vật tiến hóa, tình cảm cũng tiến hóa. Sự thay đổi chính là tiến hóa.

Thay vì phản kháng và hụt hẫng vì những thay đổi diễn ra xung quanh, sao chúng ta không hòa vào nó, tạo nên nó và sử dụng nó sao cho mang lại nhiều lợi ích nhất.

Lịch sử đã chứng minh rồi, loài vật nào tiến hóa nhanh nhất sẽ làm chủ muôn loài, dân tộc nào tiến hóa nhanh sẽ dẫn đầu các dân tộc khác. Bản thân người nào tiến hóa nhanh, trong tư duy và óc sáng tạo, sẽ là người tạo nên thay đổi cho thế giới.

Muốn tiến hóa, phải thay đổi, đó là điều hiển nhiên không thể chối cãi

Ấy vậy mà chúng ta vẫn mãi sợ hãi và tránh né khi nhắc đến thay đổi. Thật lạ lùng làm sao! Thay đổi chính là cách để chúng ta học hỏi những điều mới, chính là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm cuộc đời, chính là khởi đầu để tạo nên một thế giới tốt đẹp. Không có thay đổi sẽ không có kết quả tốt đẹp, loài người sẽ không thể tiến hóa mà lùi về thoái hóa. Và thoái hóa chính là bước đầu phá hủy tất cả công trình của vũ trụ.

Người từ chối thay đổi, từ chối tiến hóa là đi ngược lại quy luật vũ trụ, họ sẽ phải nhận trách nhiệm một ngày không xa. Nhưng những người phản đối tiến hóa và làm mọi cách ngăn cản sự tiến hóa, những người đó sẽ phải chịu báo ứng. Bởi vì tương tự như tiến hóa, nhân quả chính là một quy luật của vũ trụ không một ai có thể tránh được.

Nếu bạn không ủng hộ tiến hóa thì ít nhất cũng đừng ngăn cản nó. Vì cứ cố ngăn cản thì sẽ có ngày dù cho sự tiến hóa không tác động tới bạn nhưng chính sự thoái hóa sẽ nghiền nát bạn. Khi bạn không ủng hộ tiến hóa, là bạn đã ủng hộ cho sự thoái hóa. Cũng giống như sự tự do, nếu như bạn không ủng hộ cho tự do, là bạn đang ủng hộ ngục tù, bạn sẽ không chỉ không có tự do mà còn bị ngục tù giam hãm đến chết. Và tự do, không chỉ mang nghĩa như cánh chim trên trời, không chỉ là đôi chân được đi lại trên mặt đất, mà còn phải là tự do về tâm trí, về sự sáng tạo, về nhân sinh quan và những quan niệm tinh thần.

Nếu như bạn không ủng hộ việc mọi người cùng có quyền ngang nhau trên mặt đất, thì bạn cũng không nên tìm cách chống đối những người đang cố gắng đòi cái quyền của họ.

Nếu như bạn không muốn mọi người học hành bằng mình, thì cũng đừng nên đốt sách của người khác.

Nếu như bạn không cần tự do, thì cũng đừng phản đối những người đang cố tìm kiếm tự do.

Đừng vội chê cười hay trách móc họ, đơn giản vì tâm trí bạn chưa tiến hóa đủ nhanh bằng họ. Bạn có quyền im lặng chờ sự tiến hóa xảy ra hoặc có quyền thay đổi bản thân để đẩy nhanh sự tiến hóa đó, còn bằng như bạn cố ngăn cản sự tiến hóa ư? Bạn tiêu rồi!

Thay đổi, chính là bước đầu của tiến hóa. Việc trở thành một con người mới ngay trong thân xác cũ không phải là điều gì quá ghê gớm và xấu hổ. Hãy tự hào về sự thay đổi của bản thân. Hãy tự hào vì ta đang tuân theo quy luật của vũ trụ.

Hẳn bạn đã nhiều lần nghe những câu sau:

“Thay đổi thói quen, thay đổi cuộc đời.”

“Thay đổi tư duy, thay đổi vận mệnh.”

Một sự thay đổi nhỏ có thể dẫn đến những kết quả lớn lao. Và mọi sự tiến hóa đều được góp phần bởi những đổi thay rất nhỏ. Không có ai có thể thay đổi suy nghĩ, tư duy, tình cảm một phát 180 độ. Mọi thứ đều có quá trình và hiển nhiên đến độ bạn không nhận ra mình đang thay đổi, ai đó đang thay đổi. Nhưng sự thật là ai, cái gì cũng đang thay đổi cả.

Hãy nhớ kĩ điều này để đừng ngạc nhiên khi ai đó không còn yêu bạn nữa, khi bạn không còn hào hứng với công việc bạn từng đam mê. Để thôi bỡ ngỡ khi một người bạn cũ nay đã khác xưa hoàn toàn hay một niềm tin bạn cho là chân lý nay vỡ vụn từng mảnh.

Cái giá của sự thay đổi, đó là cảm giác sợ hãi

Bước ra khỏi vùng an toàn, ai mà không sợ. Nhưng phải ra khỏi vùng an toàn, bạn mới thật sự khám phá được cuộc sống này, bạn mới thật sự sống chứ không chỉ là tồn tại.

Hãy luôn tâm niệm, cuộc đời thật ra là một cuộc trải nghiệm khổng lồ, không có sự lựa chọn đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn. Bạn cho rằng mình đã chọn bạn đời sai, thế bạn có chắc chắn ngày xưa mình chọn một người khác liệu giờ bạn có đang rất hạnh phúc? Bạn cho rằng mình chọn công việc sai, thế nếu ngày xưa bạn chọn một công việc khác có liệu bạn đang hài lòng tuyệt đối?

Chúng ta không giỏi hơn nhau trong việc lựa chọn những hướng đi trong đời. Nhưng nhiều người may mắn hơn người khác khi họ có đủ dũng cảm để thay đổi cái hiện thực họ không mong muốn trong khi đa phần người khác thì không.

Một công việc mới thì sợ không ổn như việc cũ. Một người bạn mới thì sợ họ không tốt. Một quán mới thì sợ không ngon. Một thể chế khác thì sợ không thể sống được… Cái gì cũng sợ, lúc nào cũng sợ, chúng ta luôn sống trong cảm giác sợ hãi, sợ đến cùng cực. Đến nỗi ai mà không sợ hãi sẽ bị chửi là đồ ngu, đồ điên, đủ thứ đồ.

Trẻ con được dạy phải sợ đủ thứ từ khi con nhỏ, học sinh sợ thầy cô, người ngu dốt sợ kiến thức, tất cả mọi người sợ cái xấu cái ác cái sai, ai cũng sợ lỗi lầm, sợ dư luận, sợ người khác đánh giá. Tuyệt đối không một ai được dạy nên sợ một cuộc đời tầm thường vô nghĩa, sợ cái sai lầm của tư duy và sợ sự ngu dốt.

Cái gì sợ thì người ta tránh xa, đó là điều hiển nhiên. Khi sợ bị đánh giá thì người ta làm mọi cách để làm vừa lòng người đánh giá. Khi sợ kiến thức thì người ta tránh xa kiến thức, sợ lỗi lầm người ta dùng mọi cách để che dấu lỗi lầm. Tương tự như thế, vì sợ hãi những điều mới mẻ nên người ta mới không dám thay đổi. Chính vì sợ nên đa phần người ta không bao giờ có được cảm giác hài lòng.

Càng trốn trong sự an toàn người ta càng mất đi sự an toàn

Vượt qua sự sợ hãi, bạn sẽ được nhận phần thưởng dành cho người can đảm. Tin vui cho những người sợ thay đổi vì sợ cảm giác sợ hãi, đó là cảm giác đó sẽ nhanh chóng qua đi và bạn sẽ nhận lại được nhiều thứ hơn rất nhiều. Những phần thưởng không phải ai cũng may mắn có được.

Người ta chỉ thực sự thay đổi khi họ buộc phải thay đổi. Khi đó họ trở thành nạn nhân của cuộc đời. Tại sao không chủ động tạo ra những thay đổi tích cực cho chính bản thân mình, khi đó, ta là người điều khiến và là chủ cuộc chơi. Ai mà không muốn làm chủ trò chơi cuộc đời?

“Thay đổi là một mối đe dọa nếu tôi là đối tượng thụ động của nó, nhưng sẽ là một cơ hội nếu tôi chủ động tạo ra nó.” – The Change Masters

Người bình thường sợ hãi sự thay đổi hoặc chấp nhận sống trong chung sự thay đổi. Nhưng người vĩ đại là người tạo nên sự thay đổi. Bạn không cần vĩ đại cho ai hay với ai, hãy vĩ đại với chính bản thân mình bằng cách chủ động tạo ra sự thay đổi, làm mới bản thân, cho chính mình cơ hội tiến hóa. Tiếp nhận một tư duy mới, hình thành một thói quen mới, dấn thân dô con đường trải nghiệm cuộc sống… đó là những việc nhỏ dễ dàng nhất trên con đường tiến hóa.

Chính lối tư duy tiểu nông của người Việt đang ngăn cản thế hệ trẻ tiến hóa, ngăn cản khả năng tiếp nhận thay đổi và tạo ra thay đổi của chúng ta. Tư duy tiểu nông là tích trữ những thứ hư nát cũ kĩ, tiếc nuối không dám vứt đi, keo kiệt không dám thay mới những thứ lỗi thời, thường thấy nhất là những tư duy lỗi thời lạc hậu. Và thậm chí là phản đối những sự đổi mới, sổ súy cho những thứ lỗi thời dưới danh nghĩa của truyền thống, văn hóa…

Sống lâu trong cái khổ người ta quen với việc bị khổ. Sống lâu trong sự ngu dốt người ta sẽ quen với sự ngu dốt. Lâu trong bóng tối người ta sẽ không còn muốn ra ánh sáng. Và lâu trong sự cũ kĩ cũng vậy. Sống trong căn nhà mục nát có người lại tự hào vì mình đang ở giữa kho đồ cổ. Cũ và cổ rất khác nhau. Đồ càng cũ càng cổ nhưng tư duy càng cũ thì càng mốc meo không thể bắt kịp thời đại mới. Thời đại mới không chỉ gồm công nghệ mới mà còn cả những tư duy mới. Không quen với cái mới thì làm sao mà tiến bộ? Không thay đổi thì làm sao mà quen với cái mới?

Khi còn nhỏ chúng ta thường ước mơ mình thay đổi được thế giới, lớn khôn hơn ta ước ao thay đổi đất nước. Lớn nữa thì ước có thể thay đổi được những người xung quanh. Và khi về già ta nhận ra, tất cả những gì ta cần làm chỉ đơn thuần là thay đổi chính bản thân mình.

Hãy cứ thay đổi đi, từng chút một, đủ lượng sẽ tạo nên chất mới. Nếu thay đổi là sai, tự ta sẽ nhận ra và điều chỉnh cho đúng. Chứ không thể nào biết được đường đi đó là đúng hay sai khi mà một bước chân cũng chưa dám bước.

Thay đổi cũng chính là trải nghiệm. Nếu tuổi trẻ không có trải nghiệm là vứt đi, thì đời người mà không có những thay đổi, dù to hay nhỏ nhiều hay ít, thì người đó, hẳn chỉ là đang tồn tại chứ không thật sự sống. Và họ, không chỉ không tiến hóa mà thậm chí là đang thoái hóa rồi.

Khi tôi nói thay đổi, tất nhiên là những sự thay đổi mới mẻ, tích cực, giúp con người học hỏi và tiến hóa. Còn những người dùng sự thay đổi này để biện minh cho hành động xấu xí của họ, thì, hiển nhiên, không nằm trong khuôn khổ bài viết này.

Ta của hiện tại chắc chắn đã khác ta của ngày xưa, và ta của năm nay cũng không còn là ta của năm ngoái nữa. Hãy hòa mình vào sự thay đổi, chấp nhận nó là điều thiết yếu như ăn uống và hít thở, ta sẽ ung dung sống mà không còn hụt hẫng về điều gì trên đời.

Nếu có một bài học cần nhớ để làm cho cuộc đời bạn trở nên thú vị và ý nghĩa. Hãy nhớ bài học này: đừng bao giờ e ngại sự thay đổi, vì đó là quy luật của vũ trụ bạn buộc phải tuân theo. Và khi thay đổi, có thể bạn sẽ mất đi một vài thứ tốt đẹp nhưng nhất định bạn sẽ nhận lại được những thứ còn tuyệt hơn rất nhiều.

 

 Phi Tuyết

 

 

 

 

Có nên dùng âm nhạc để làm chính trị?

Featured image: Glenn Halog

 

Không còn quá lạ với thắc mắc kiểu này mà gần đây nhất là những tác phẩm của vài nghệ sĩ trẻ vừa cho ra đời càng khiến nhiều người phải đặt lại vấn đề trên. Người ta kể nhau nghe, đem âm nhạc và chính trị mổ xẻ, đưa ra luận điểm từ mạng xã hội đến tận buổi trà chiều. Nhưng người ở ngoài thì cứ việc bàn tán, người trong cuộc vẫn mải miết “làm việc nước”.

Vì vậy, mục đích bài viết này là trình bày quan điểm của cá nhân tôi để mọi người có dịp tranh luận. Thật ra, dùng nhạc làm công cụ cho chính trị, không còn là chuyện mới. Đã có rất nhiều người làm việc tương tự ở thế kỉ trước, thậm chí là trước nữa. Tùy vào hoàn cảnh và văn hóa, thời điểm, động lực khác nhau, mà mỗi tác phẩm cũng là mỗi tư tưởng khác nhau. Phần lớn những tác phẩm đều là tuyên truyền tư tưởng chính trị của tác giả hoặc phê phán những tiêu cực về mặt chính trị theo quan điểm của tác giả.

Theo nhiều người, điều này dẫn những người thích mù quáng tác phẩm đó đến chỗ “may nhờ rủi chịu”. Vì nếu quan điểm của tác giả là tích cực, điều tích cực sẽ ảnh hưởng đến người nghe, giúp họ có cảm xúc và lối nghĩ tích cực hơn. Nhưng nếu quan điểm của tác giả là tiêu cực hoặc không đúng. Điều tương tự như vế trên sẽ xảy ra, và mức độ “thiệt hại” tỉ lệ thuận với tầm ảnh hưởng của tác giả đó. Nhất là ta đang nói tới việc truyền bá tư tưởng chính trị, lĩnh vực ảnh hưởng đến cả một đất nước.

Nhưng nếu nói về tính đúng sai hay cái tích cực, tiêu cực trong quan điểm của người làm nhạc, thì ta lại phải bàn đến chuyện như thế nào là đúng và như thế nào là sai. Và ai là người đủ thẩm quyền quyết định việc đó. Nói thế không phải tôi cổ vũ cho việc kiểm duyệt nhạc, mà ngược lại. Tôi nghĩ ta càng phải trân trọng những ý kiến trái chiều. Vì chính sự tranh luận, bác bỏ, đấu tranh quan điểm mới là khỏi nguồn của sự phát triển. Và bởi vì quyền quyết định một bài nhạc là đúng hay sai là của chính người nghe, chứ không ai khác.

Một số người khác lại nói, âm nhạc không nên ở vai trò nào khác ngoại trừ làm tốt việc trở thành “sex toy” tinh thần cho người nghe. Tôi nghĩ quan điểm này quá cực đoan! Nghệ thuật luôn cần tự do lẫn sự tươi mới, đó cũng là một trong những điểm thu hút của nó. Vậy nên để trả lời câu “có nên dùng âm nhạc để làm chính trị không?” theo quan điểm của tôi là về phía người sáng tác vẫn cứ làm, người nghe vẫn cứ nghe và chính quyền vẫn sẽ cấm nếu chất chính trị trong nó không đạt được sự “đồng thuận” từ các cô chú.

Xin nói một chút về câu chuyện ở liên hoan phim Busan Hàn Quốc. Là vầy, anh giám đốc liên hoan phim đã đồng ý cho chiếu bộ phim nói về sự quan liêu vô trách nhiệm của chính quyền trong vụ chìm đò khiến hàng trăm người chết. Chính quyền nói không được chiêu vì phim không đúng sự thật. Nhưng anh vẫn chiếu như thường. Sau đó, chính quyền đòi anh từ chức, anh mặc kệ với thái độ: “Việc tôi thấy đúng là tôi làm, kệ các người tôi cư tại vị đây!”

Vui tí thôi về chuyện trong nước ngoài nhà, nhưng nếu bạn có hỏi thì theo tôi, đây cũng không phải điều gì đáng lạ lẫm. Nói cách khác nó là sự cạnh tranh tư tưởng công bằng. Mà nếu không dùng âm nhạc, họ cũng sẽ dùng cách khác. Hơn nữa, chính trị là cái mọi người phải được tự do đưa ý kiến, vì nó không của riêng ai hết. Mặt khác nữa, tôi tin vào sự tỉnh táo trong tư duy của số đông người nghe nhạc. Đâu phải bạn cứ làm nhạc về chính trị là họ sẽ nghe bạn! Thứ thuyết phục số đông chính là tính đúng đắn, lập trường, luận điểm có tính đồng thuận cao. Ngay cả khi bạn có bị điều tiếng thế nào đi nữa.

Tóm lại, ý tôi thế này, một khi người nghệ sĩ buộc nó chuyển tải mục đích nào trong tác phẩm của họ về tình yêu quê hương gia đình, thái độ với chính quyền, lòng yêu nhân loại, khuyến dụ bài trừ tệ nạn xã hội… thì ta phải tôn trọng điều đó. Quyền của bạn là chọn bấm play hoặc stop. Bởi bạn biết đó, âm nhạc là sự tự do trong tâm tưởng, cấm đoán luôn là cách tệ nhất trong mọi quyết sách . Dù sao thì cũng như sự khao khát tự do trong mỗi con người, tự nguyện bộc lộ quan điểm mới làm nên một thế giới đa dạng với nhiều góc nhìn.

Tôi tin thế!
Cảm ơn bạn đã đọc đến những dòng này!

John Lennon – một trong những nhạc sĩ quốc tế có nhiều ca khúc phản đối chiến tranh

 

Nguyễn Đức Nghĩa

 

 

Lời thề trước ngòi bút

Featured image: jeffrey james pacres

 

Thời gian gần đây, tôi gần như muốn rời bỏ người bạn của mình:  Cây bút. Có nhiều người nói tôi viết những chuyện u ám quá, buồn quá, đời còn nhiều điều tươi đẹp, một số người nói tôi “lên gân”, “phản động” hay thậm chí là nông cạn. Nếu tôi cứ im lặng, tôi chọn cho mình một cuộc sống bình thường, lấy chồng, sinh con, làm cô nhân viên quèn ngày 8 tiếng lên cơ quan, sáng sáng đi tìm “gương người tốt việc tốt” rồi chiều chiều về đọc những ngôn từ hoa mỹ về thành tích của đảng bộ, chi bộ, hội phụ nữ hội thương binh hội thanh niên đủ kiểu, cũng an toàn chứ? Để rồi có những buổi chiều, tôi ngồi nhìn con quạ bên ô cửa sổ với tiếng kêu ai oán mà chỉ muốn cắt lưỡi mình, tôi đang làm gì đây? Những ngôn từ mị dân dối trá hằng ngày vẫn được rao giảng bởi những con người mơ ước một cuộc sống ổn định như tôi, tôi đang sống cuộc sống của một con người ư? Tôi không có tham vọng gì lớn lao, cũng chẳng muốn bàn luận những vấn đề được cho là nhạy cảm, nhưng là một người trẻ, một người Việt Nam, từ sâu thẳm trong lòng tôi cũng có một trái tim yêu nước, yêu con dân xứ sở như bao người khác. Bài viết này, tôi chỉ muốn chia sẻ góc nhìn của mình, trải nghiệm của bản thân và con đường tôi đang đi, dù cho bất cứ ai nói gì đi chăng nữa.

Từ ngày tôi bước chân vào cổng trường, với chuyên ngành báo chí thì thế hệ chúng tôi đã được dạy rằng “Đảng ta là đảng cầm quyền, tất cả các hệ thống báo chí trong nước đều nhằm mục đích bảo vệ Đảng.” Với suy nghĩ của một con bé 18 tuổi, tôi nghĩ đơn giản những thứ mình bảo vệ chắc phải tươi đẹp, phải tuyệt vời lắm như những báu vật trong truyện cổ tích. Chúng tôi được dạy báo chí có quyền lực rất lớn, người làm báo phải định hướng tư tưởng, định hướng dư luận, phải là người “bút sắc, lòng trong”, nhưng rồi chúng tôi cũng được dạy phải viết bài phản ánh (nếu có) sao cho “hợp ý Đảng”.

Tôi còn nhớ năm 2008, khi có biến động giữa mối quan hệ Việt – Trung, tất cả sinh viên chúng tôi được triệu tập chào cờ, đó cũng là lần đầu tiên và duy nhất tôi nhìn thấy hiệu trưởng nhà trường. Chúng tôi được khuyến cáo phải chào cờ 4 tiếng đồng hồ để ngăn chặn những sinh viên tham gia tổ chức các cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Từ giây phút đó, trong tôi bắt đầu có những suy nghĩ, tại sao lại ngăn chặn biểu tình và nhất là lực lượng sinh viên? Một tầng lớp tri thức trẻ và nhiệt huyết nhưng chẳng có quyền lực hay của cải. Tôi tìm hiểu biết được ở Trung Quốc đã có một cuộc biểu tình của giới trí thức trẻ và lực lượng lớn là sinh viên Đại học Thanh Hoa, một sự kiện thương tâm làm chấn động nhân loại.

Với trí tò mò, tôi đã tìm hiểu những vấn đề về nhân quyền, về con người và những tội ác diệt chủng. Thời điểm đó tôi vẫn chưa có những định hình về chính trị, tôi chỉ có một suy nghĩ sơ khai rằng “Nếu vì lợi ích của một Đảng phái được điều hành bởi một nhóm người mà tàn sát cả hàng triệu người, thì đó có là tội ác hay không? Tại sao lại có những trại tập trung để thiêu chết người Do Thái, những hố chôn tập thể tại Huế? Nguyên nhân nào diễn ra những sự kiện thảm sát tàn khốc hủy diệt loài người?” Tôi bắt đầu hoài nghi về nhân loại, và về chính bản thân mình. Những ngày lang thang tại Thư viện quốc gia, trong tôi tràn ngập những câu hỏi chưa có lời đáp.

Ngày đó bến xe buýt cách xa trường tôi cỡ 1km, tôi thường đi bộ về trường thay bằng việc gọi xe ôm (cũng có thể vì tiết kiệm vài ngàn đồng cho một ổ bánh mì hay chai nước lọc). Trường tôi nằm trong khu vực của những người trồng rau. Một lần, tôi đi bộ về trường thì chứng kiến một cảnh tượng mà tới giờ phút này tôi vẫn còn nhớ. Một anh nông dân với chiếc xe máy cà tàng chở 2 sọt bắp cải đang quỳ lạy xin xỏ khóc lóc ôm chân một cảnh sát giao thông cầm dùi cui, anh ta lê lết dưới mặt đường nhựa cầu xin bằng những ngôn từ như đang tiến hành cúng tế tổ tiên. Vị cảnh sát giao thông đó vẫn đứng lạnh lùng, hất anh ta ra và lập biên bản tịch thu chiếc xe máy cùng 2 sọt bắp cải.

Tôi chứng kiến cảnh đó, nhưng tôi chỉ biết đứng nhìn. Tôi thấy mình bất lực và vô dụng. Từ đó về sau khi tôi vi phạm giao thông (cả 3 lần đều 1 tội chạy quá tốc độ quy định) thì tôi đều ký biên bản ngay lập tức mà chưa bao giờ mở miệng van xin hay gọi điện thoại nhờ vả người quen. Từ những điều mắt thấy tai nghe đó, tôi luôn muốn viết, nhưng dưới “ánh sáng của Đảng”, chúng tôi chưa thực sự được viết hết lòng mình, vì thế mà cụm từ “nhà văn nói láo, nhà báo nói phét” được lưu truyền trong dân gian mà ngay đứa trẻ con nó cũng thuộc.

Tại sao trong khi chúng tôi được dạy phải “trung thực với lịch sử, người làm báo phải là ký giả của lịch sử”, những danh từ nghe thật hào nhoáng, nhưng ở nước ta, nói thật chẳng mấy ai tin những người làm báo. Thầy chúng tôi đã từng hỏi “Các anh chị biết ông tổ của truyền thông ở nước ta là ai không? Chính là thằng Mõ, cái thằng đi đánh trống khua chiêng thông báo theo chỉ thị của các chức sắc trong các làng xã cổ Việt Nam”. Khi biết được điều đó, tôi hoàn toàn thất vọng. Chẳng lẽ một thế hệ chúng tôi được đào tạo ra chỉ để làm cái nhiệm vụ tuyên truyền có định hướng thôi sao? Chúng tôi không có quyền nói lên chính kiến, suy nghĩ của mình? Chúng tôi đâu phải là những con vẹt?

Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những hình thức biểu hiện khác của ngôn ngữ, như văn học, âm nhạc, hội họa. Tôi đọc những tác phẩm của những nhà văn Trung Quốc như Trương Thành Công, Mạc Ngôn và thấy được một xã hội Trung Quốc dưới chế độ cộng sản tàn bạo thế nào, người dân thống khổ, tệ nạn xã hội gia tăng, những tham vọng bành trướng, những tội ác mờ ám được che đậy dưới những mỹ từ mang tên xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa.

Vậy các nhà văn Việt Nam, họ có dám nói không? Có, nhưng rồi số phận của họ ra sao, họ bị vu khống, bị truy tố, bị giam cầm, bị trục xuất, bị bôi nhọ thậm chí tính mạng của họ và người thân bị đe dọa chỉ vì họ dám mở miệng ra nói sự thật, nói lên tiếng nói của mình. Khi biết được những điều đó, tôi sợ. Đã có nhà văn bảo tôi rằng “Cháu đừng viết những điều đó, ảnh hưởng không nhỏ đâu, cháu lại ở nơi hẻo lánh, rất dễ bị trù dập. Cứ viết về tình yêu thôi.” Tôi cũng là một cô gái bình thường như bao cô gái khác, cũng muốn có một gia đình ấm no, con cái vui vầy. Nhưng tôi cũng mong muốn mình lấy được một người chồng có chính kiến, dũng cảm và biết đứng lên bảo vệ lẽ phải chứ không phải là những anh công chức xã ăn vận bảnh bao sáng cắp cặp đến cơ quan “làm việc nước”, hạch sách nhũng nhiễu người dân đến giờ tan sở thì chạy ra quán cụng ly la cà rồi cho ta là oách nhất trần đời. Tôi muốn con cháu tôi được sống trong một xã hội có nền giáo dục tốt, phát huy khả năng tư duy, tình cảm của trẻ chứ không phải một nơi con trẻ chỉ biết học thuộc lòng, “khoanh tay lên bàn, mắt nhìn lên bảng” và học thuộc “5 điều bác dạy”, như chúng tôi đã từng.

Tôi cứ bước đi một mình với những hoang mang như vậy, cho đến khi tôi biết, tôi không hề đơn độc. Khi tìm hiểu những thông tin trên mạng và qua Triết Học Đường Phố tôi biết không phải mình tôi mà còn nhiều người trẻ nữa cũng như tôi, mong muốn mang lại điều gì đó tươi đẹp cho cuộc sống này, và mong muốn cống hiến một phần tuổi trẻ của mình để làm nên điều gì đó đáng tự tào.

Sẽ có nhiều người thắc mắc, tại sao cô ta lại viết những câu chuyện như vậy? Cô ta có bị hoang tưởng không? Cô ta đang chán đời, chán chế độ nên viết cho vui? Hay cô ta được khuyến khích, có lợi nhuận từ việc đó? Xin thưa rằng bản thân tôi không hề làm việc/được điều hành bởi bất cứ đảng phái chính trị hay tổ chức nào, tôi viết chỉ vì nhu cầu tối thiểu của một con người, nhu cầu được nói, được chia sẻ những suy nghĩ của mình. Bản thân tôi khi làm việc gì cũng cân nhắc, nhất là việc VIẾT. Và khi quyết định làm một việc gì đó, tôi luôn nhớ đến cái tên của mình. Mẹ tôi khi đặt tên cho tôi chỉ mong sau này trên đường đời, tôi sẽ làm những việc không hổ thẹn với lương tâm khi kiếm những đồng tiền chính đáng, nên tôi viết hoàn toàn vì tự do cá nhân chứ không vì lợi nhuận nào cả.

Điều tôi muốn chia sẻ thêm một chút đó là công việc của một Người viết (bản thân tôi chưa từng có tham vọng sẽ làm nhà văn, nhà báo hay bất kỳ tên gọi nào khác nên tôi tự gọi mình là Người viết), đó là một công việc chẳng dễ dàng gì. Trước những trang viết của mình, tôi đã trải qua những dằn vặt đau đớn, những tuyệt vọng hoang mang, nhưng thật may trái tim tôi vẫn còn đập những nhịp thổn thức vì những điều đó.

Vậy nên tôi viết, có thể sẽ có người đồng cảm, cũng có người khen chê, nhưng tôi luôn cố gắng hoàn thiện mình và con chữ của mình, như góp một phần cho tiếng nói chung của những người trẻ có trái tim và hoài bão. Tôi viết lên những màu buồn, màu xám cũng chỉ để đi tìm những màu sáng, màu tươi. Nếu cuộc đời này có thiên đường xã hội chủ nghĩa thì tôi cứ thanh thản nằm trên ấy mà hưởng thụ chứ tôi chẳng phải dằn vặt đau đớn mà viết làm gì. Vì cũng như chức năng của báo chí vậy, một tác phẩm báo chí hay văn học ngoài những chức năng như cung cấp thông tin, định hướng xã hội, có còn một chức năng không nhỏ, đó là dự báo. Tôi luôn có trách nhiệm với những gì tôi viết ra, vì nó còn thể hiện danh dự và đức tin của bản thân mình. Tôi xin chân thành nói lời cảm ơn đến Triết Học Đường Phố, nơi đã đăng những truyện ngắn của tôi, đã cho tôi có thêm niềm tin trên con đường mình đang đi.

Có một câu hỏi: Tôi có sợ không? Có chứ, gia đình tôi chỉ có tôi và mẹ già, không bà con họ hàng thân thích, tôi sợ lắm chứ. Nhưng có nhiều thứ còn mạnh hơn nỗi sợ hãi, đó là một niềm tin về tương lai tốt đẹp. Vì vậy, trước đây, bây giờ và về sau, tôi vẫn sẽ viết, sẽ nói lên những điều mình cho là đúng, cũng là góp vào cho đời chút hương vậy.

Hôm nay, tôi đã có một cuộc trò chuyện nhỏ, với cây bút của mình.

 

Minh Ngân

Đây là tên khai sinh của tôi. Còn dưới những tác phẩm của mình, tôi chỉ có một bút danh Lâm Hạ.

Nah-Sơn và bản tuyên ngôn của giới trẻ Việt Nam dấn thân trong nước

Photo: Từ Nah’s fanpage

 

Trong thời gian gần đây, dư luận người Việt trong và ngoài nước bàn tán nhiều về một bản nhạc rap gây shock vì lời lẽ rất “đường phố”, với tiếng chửi thề dành cho ĐCSVN. Bản nhạc có tên  “DMCS”, của một rapper nổi tiếng trong nước, Nah-Nguyễn Vũ Sơn. Mãi chú ý đến bài nhạc, người nghe quên tìm đọc lời trần tình của tác giả, gởi cho giới lãnh đạo ĐCSVN và người dân Việt Nam, kèm theo cùng bản nhạc. Thông điệp này của tác giả cũng rất “đường phố”, nhưng sâu sắc và mạnh mẽ. Đọc lời trần tình này, nhiều người cảm nhận nó giống như một bản tuyên ngôn của giới trẻ Việt Nam trong nước, đang bắt đầu dấn thân vào con đường đấu tranh cho một tổ quốc Việt Nam tự do, dân chủ.

Nah-Sơn vừa có dịp ghé qua Little Saigon, ngồi bên một góc phố Bolsa đến tận nửa đêm, để tâm sự với thế hệ anh chị về con đường chông gai mà do chính em đã chọn…

Sơn là một du học sinh 24 tuổi, hiện đang theo học tại Oklahoma-Hoa Kỳ chuyên ngành Entrepreneur. Sơn đã có một bằng cử nhân Marketing học ở Singapore. Đối với rất nhiều người bạn cùng trang lứa ở Việt Nam, Sơn có sẵn một tương lai sáng sủa. Gia đình khá giả, học giỏi, sự nghiệp đã sẵn sàng. Sơn là một rapper nổi tiếng ở Việt Nam, được giới trẻ và dân đường phố cả nước rất hâm mộ. Nếu muốn có tiền, có tiếng tăm, thì con đường bằng phẳng này đã sẵn sàng cho Sơn.

Nhưng Sơn đã không chọn cho mình đời sống đó, đời sống mơ ước của hàng triệu thanh niên Việt Nam trong nước. Sơn tâm sự rằng tuy thuộc gia đình trung lưu, nhưng em có máu “đường phố” từ nhỏ, nên gần gũi, hay kết bạn với giới lao động, bình dân. Sơn cũng có cái máu “nghĩa khí” của giới giang hồ. Em không chịu được cảnh mình không có tội tình gì, mà cứ bị công an đường phố gọi vào hạch sách để đòi tiền hối lộ. Chính quyền gì mà chuyện ăn hối lộ xảy ra ở mọi cấp, mọi lúc, mọi nơi! Sơn đặc biệt ghét đám công an cậy quyền lực, chỉ làm tiền và hà hiếp dân. Ở trong nước thông tin bị bưng bít, Sơn cũng đã nhận ra được rằng có rất nhiều điều không đúng ở chính quyền CSVN, nhưng chưa thấy được tòan diện, có hệ thống.

Cột mốc thay đổi quan trọng chính là chuyến đi du học ở Mỹ của Sơn

Qua Mỹ, học hỏi từ thầy, từ bạn, từ tài liệu sách vở, từ những nguồn thông tin đa chiều có được tràn ngập từ một xứ sở tự do, Sơn đã nhìn thấy rõ tương lai của đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu, nếu tiếp tục nằm dưới sự cai trị độc tài của CSVN. Để cứu lấy Việt Nam, điều đầu tiên là phải thay đổi cái thể chế độc tài, bán nước này bằng một thể chế tự do, dân chủ, để 90 triệu người dân được quyền tham gia vào việc quyết định vận mạng của đất nước mình. Sơn cũng theo dõi sát sao sự kiện đấu tranh đòi dân chủ của giới sinh viên Hồng Kông. Joshua Wong đã ảnh hưởng mạnh đến Sơn. Một thanh niên Hong Kong chỉ 17 tuổi đã dám làm, thì tại sao thanh niên Việt Nam cứ mãi câm lặng? Sơn suy nghĩ rất cẩn thận, cân nhắc mọi hậu quả, rồi quyết định dấn thân vào con đường đấu tranh vì tổ quốc, dân tộc, mà em biết trước là sẽ vô cùng chông gai. Bản nhạc rap DMCS, và lời trần tình gởi ĐCSVN và người dân trong nước chỉ là bước khởi đầu. Lời lẽ dung tục trong bản nhạc, như Sơn mô tả, là một tiếng đập bàn để gây sự chú ý của nhà cầm quyền CSVN. Vì cũng là dân “đường phố”, Sơn muốn sử dụng ngôn ngữ của giới dân đen tay trắng, phản kháng lại giới cầm quyền với đủ loại bạo lực, thủ đọan để trấn áp người dân.

Trung Cộng xâm chiếm dần lãnh thổ; nền kinh tế kém hiệu quả với những khoản nợ khổng lồ sắp phải trả; người dân bị tước hết mọi quyền tự do căn bản của con người… Giới trẻ Việt Nam sẽ là thế hệ gánh chịu nặng nề nhất những thảm họa này. Vậy tại sao hiện nay thanh niên Việt Nam ít tham gia vào các cuộc biểu tình chống giặc ngoại xâm, vào các họat động đòi tự do dân chủ cho chính mình? Là người trong cuộc, Sơn hiểu ai hết nguyên nhân của sự thờ ơ, vô cảm này. Sơn nói là rất khó để kêu gọi giới trẻ Việt Nam dám dấn thân vào cuộc đấu tranh cho tương lai của chính mình. Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự sợ hãi bị tù đầy, trù dập kinh tế, và nhất là tính mạng. Kế đến là sự ngại thay đổi trong một xã hội mà sức ỳ đã quá lớn. Thanh niên hay tự hỏi: liệu thay đổi chế độ có tốt hơn là bây giờ hay không? So với cách đây 20 năm, Việt Nam bây giờ cũng khá hơn rồi mà? Thôi thì cam phận với cái mình đang có, chắc an toàn hơn! Cộng thêm nữa là những chính sách ru ngủ hết sức thâm độc của chính quyền. Hễ đất nước có biến cố quan trọng như vụ Trung Quốc lấn biển, là nhà nước cho trình chiếu bộ phim Tàu Võ Tắc Thiên! Hễ có biểu tình đòi dân chủ, chống ngoại xâm là truyền thông sẽ đưa tin về giật gân về người mẫu, ca sĩ ngôi sao, các loại điện thoại đời mới tối tân…Tuổi trẻ Việt Nam được nhà nước khuyến khích cho tự do bia rượu, thuốc lá, hưởng lạc cuộc đời đủ kiểu… cho nên mất dần nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Trong thư gởi người dân Việt Nam, Sơn đã nhắc nhở mọi người phải nhìn xa hơn hiểm họa đang đến gần, giống như trong bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn ngày xưa kêu gọi toàn dân chống giặc Nguyên Mông. Những khoản nợ vay nước ngoài thay vì để xây dựng đất nước, thì chui vào túi giới lãnh đạo chóp bu. Đến thời hạn trả nợ, đất nước đã kiệt quệ tài nguyên, nền kinh tế què quặt thì ai sẽ là người trả nợ, và trả bằng cái gì? Trung Cộng đã và đang lấn dần đất liền, biển đảo, chặn đường sinh sống của ngư dân, thôn tính tài nguyên, đưa hàng chục ngàn người sang nằm phục sẵn ở các địa điểm trọng yếu của đất nước, hình thành đất nước Trung Cộng ngay giữa lòng quê hương Việt Nam. Đến một ngày nào toàn dân tỉnh mộng, muốn quay lại chống trả thì đã quá muộn. Và nên nhớ rằng, lúc đó những quan chức chóp bu của CSVN đã tẩu tán xong những khối tài sản khổng lồ ra nước ngoài. Con cái của họ đã thong dong sống đời hào phú ở bên Âu Mỹ. Lúc đó chỉ còn người dân Việt Nam vốn đã lầm than, nay tiếp tục là người gánh chịu tất cả tai họa đè nặng trên tổ quốc đã bị phản bội.

Tuổi trẻ Việt Nam không thể để điều đó xảy ra! Thấy rõ được đại họa này, Sơn đã dám dứt bỏ cái “tương lai được giới trẻ Việt Nam mơ ước” của mình, để đi tiên phong kêu gọi thanh niên Việt Nam kịp thời thức tỉnh. Hãy dành lại tương lai đất nước cho chính mình. Sơn kêu gọi thế hệ cha ông của mình hãy ủng hộ cho con em mình trong cuộc đấu tranh này. Chẳng lẽ, người lớn trong nước làm lụng vất vả cả đời, chỉ có mỗi một giấc mơ là đưa con mình ra nước ngoài du học, rồi tìm cách cho con mình ở lại bên đó hay sao? Sơn kêu gọi những người có tên tuổi, có sức ảnh hưởng đến dân chúng ở Việt Nam như giới trí thức, giới văn nghệ sĩ, ca nhạc sĩ… ủng hộ, đứng về phía tương lai của tuổi trẻ Việt Nam. Những người càng có sức ảnh hưởng lớn mà không làm gì thì càng có tội đối với tổ quốc. Và Sơn cũng kêu gọi lương tri của chính những kẻ đang cầm quyền tại Việt Nam, vì họ và em cũng có cùng một kẻ thù, đó là giặc ngoại xâm Trung Cộng.

Sơn nhắn gởi các bạn trong nước là tuổi trẻ chơi hết mình, nhưng khi làm việc nước cũng hết mình. Hãy tự mình đi tìm sự thật về cái thể chế độc tài đang cai trị dân tộc Việt Nam, đang cướp đi tương lại của chính các bạn. Đừng tin vào truyền thông trong nước, mà cũng đừng tin vào Sơn! Hãy tự tìm hiểu sự thật bởi trí tuệ, sự hiểu biết của chính mình. Thông tin bây giờ đầy đủ trên internet, chỉ cần chịu khó tìm tòi là có. Thay đổi được nhận thức chính trị, thoát ra khỏi sự sợ hãi là những điều quan trọng nhất để bắt đầu dám đấu tranh chống lại bạo quyền. Hãy tin tưởng vào phương pháp đấu tranh bất bạo động, phương thức đấu tranh duy nhất để xây dựng một nước Việt Nam đoàn kết, không còn hận thù trong tương lai. Các bạn trẻ trong nước sẽ không đơn độc. Vì thế giới đang theo dõi Việt Nam rất sát về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Và rất nhiều người Việt hải ngoại đang ủng hộ cho phong trào đấu tranh dân chủ trong nước. Những người dân trong nước đang ra bên ngoài như Sơn sẽ là nhịp cầu nối hữu hiệu giữa người Việt trong và ngoài nước, tạo ra một khối đại đoàn kết dân tộc thực sự vì tương lai của tổ quốc Việt Nam.

Ra nước ngoài không phải để trốn tránh trách nhiệm. Sơn- cũng giống như anh Điếu Cày- đã có kế hoạch cho con đường trở lại quê hương của mình. Sơn đã nói với chính quyền CSVN rằng sẽ có một ngày gần đây, em sẽ trở về để hát nhạc rap trên vỉa hè Sài Gòn, Hà Nội, Huế… như trước đây em đã từng làm. Nhưng lần này sẽ là những bản nhạc rap đấu tranh, để đòi lại tự do, dân chủ của dân tộc đã bị tước đoạt quá lâu rồi.

Trong lời nhắn gởi với các bạn trẻ trong nước, Sơn đã nghĩ đến một đất nước Việt Nam tương lai, khi mà chế độ độc tài tòan trị cộng sản đã sụp đổ. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Mỗi người dân trong và ngoài nước đều có trách nhiệm xây dựng lại đất nước Việt Nam. Vẫn còn có những ẩn số chưa có lời giải chung. Nhưng Sơn tin chắc rằng nó sẽ tốt hơn nhiều lần tình trạng của đất nước hiện nay. Đừng tin vào những gì CSVN và đám dư luận viên hù dọa, về một nước Việt Nam dân chủ hỗn loạn, chết chóc giống như Iraq. Bởi vì con đường đấu tranh chúng ta đang chọn là bất bạo động. Chỉ có những kẻ chỉ biết có một vũ khí là bạo lực như CSVN mới nghĩ đến điều này.

Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ. Những điều Sơn nghĩ có thể vẫn là mơ mộng. Những điều Sơn đang làm có thể là liều lĩnh theo cách nhìn của người lớn. Nhưng đó mới là TUỔI TRẺ. Chỉ có TUỔI TRẺ mới mạnh dạn dấn thân làm mà không sợ sai. Bởi vì làm một điều gì đó dù nhỏ cho xã hội, đất nước, vẫn còn hơn là chỉ ngồi nhìn và để mặc số phận cho một chính quyền mục ruỗng định đoạt.

Đã thấy ở Nah-Sơn một Joshua Wong cho Việt Nam tương lai. Sơn đang mơ một ngày về. Giống như trước đây anh Việt Dzũng, chị Nguyệt Ánh đã từng hát: “… anh vẫn mơ một ngày về…”. Nhưng lần về này của Sơn, sẽ có cả triệu Nah-Sơn ra đón, cùng hát vang những bài rap đấu tranh trên vỉa hè đường phố quê hương…

Dân Việt 

Cầm bút lên và viết hay đặt tay lên bàn phím và gõ

 

 

Tại sao không?

Mỗi khi đọc được một áng văn hay, một cuốn sách tuyệt vời, tôi nhận thấy rằng điều góp phần làm nên thành công của một ngòi bút là ở cách sử dụng ngôn ngữ. Những cảm xúc đọng lại trong lòng tôi sau mỗi lần như thế thường là: “Chao ôi! Ước gì mình cũng có thể viết được như vậy!” Nhưng nối tiếp mạch cảm xúc ấy lại là nỗi băn khoăn tự hỏi: “Tại sao? Tại sao lại không thể cẩm bút lên và viết… cho chính mình?” Suy nghĩ ấy thôi thúc tôi một cách thường trực đến nỗi sau kỳ thi cuối kỳ ở trường Đại học tôi quyết định thực hiện bài viết này – cái mà trước đây chỉ đang nằm trong tâm tưởng.

Như chúng ta đã biết, giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai hình thức chủ yếu: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến khía cạnh ưu điểm của ngôn ngữ viết và lợi thế của ngôn ngữ viết so với ngôn ngữ nói để lý giải cho câu hỏi đã được nêu ra ở đầu bài.

Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Ngôn ngữ viết được sản sinh một cách có chọn lọc, được suy nghĩ, nghiền ngẫm và gọt giũa kỹ càng. Khi đưa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lên cùng một hệ tham chiếu, chúng ta dễ dàng nhận ra quy trình thực hiện ngôn ngữ viết công phu, phức tạp và đòi hỏi sự tinh lọc cao hơn rất nhiều. Đi vào tìm hiểu ngôn ngữ viết đôi chút để thấy được sự viết nó không đơn giản nhưng cũng chẳng hề phức tạp như đa số mọi người vẫn nghĩ.

Không phải cứ vung bút lên lời hay ý đẹp, văn chương lả lướt thì mới là viết. Viết chỉ đơn thuần là thể hiện những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, quan điểm. Viết là phương thức để “vật chất hóa” tư duy. Tư duy của mỗi người được thể hiện qua câu chữ tiết lộ đôi điều về tính cách, tư tưởng, khí chất của người đó. Thậm chí đôi khi là toàn bộ con người.

Viết để giải phóng

Nghe thì có vẻ buồn cười! Giải phóng ư? Giải phóng cái gì mới được chứ? Miễn bàn đến cái ý nghĩa cao siêu của “giải phóng” trong các cuộc cách mạng đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc mà các sách lịch sử vẫn thường diễn giải hay giải phóng con người phi thường trong bạn như các diễn giả truyền cảm hứng vẫn thường nhắc đến. Ở đây, đối với người cầm bút nói chung, viết giúp giải phóng những mối bận tâm choán lấy tâm trí.

Nhà báo viết để đem lại cho con người những tin tức bổ ích, sự kiện quan trọng đồng thời để thỏa mãn cái ước muốn khám phá, phiêu lưu của họ. Nhà văn viết để sáng tạo lại thế giới thông qua nhãn quan của họ đồng nghĩa với việc họ thiết lập nên một thế giới riêng biệt mà chính tác giả là sợi dây vô hình gắn kết tác phẩm với thế giới hiện thực; từ đó, con người có thể bước vào thế giới riêng đó, quan sát nó và so sánh, liên hệ với thế giới thực hay đơn thuần chỉ là đi tìm sự đồng điệu về tâm hồn. Và còn nhiều những người viết khác nữa, hữu danh lẫn vô danh.

Cuộc đời mỗi người như một cuốn sách. Mỗi ngày là một trang trong cuốn sách kỳ diệu đó. Viết lại những trải nghiệm của bản thân (nhật ký) cũng tương tự như một nhà biên niên sử ghi ghép lại dòng chảy của thời gian. Hoạt động đó thiên về hướng vào nội tâm từ đó rèn giũa và tự vấn lương tri giúp thân và tâm trong sáng, lành mạnh hơn. Tuy chưa hiểu trọn vẹn nhưng tôi cũng xin mạn phép dùng hai chữ – khai tâm để diễn đạt cho cái lợi của sự viết.

Có một cách đơn giản để tạo nên giá trị

Một người bạn của tôi từng nói: “Người đang viết cứ viết và người đang đọc thì vẫn cứ đọc…” Câu nói ngắn gọn nửa vời ấy làm tôi phải suy nghĩ. Đúng vậy, ở đất nước Việt Nam, nơi mà đa phần người ta coi trọng tủ rượu hơn tủ sách thì đúng là người viết cứ viết, người đọc là những người thích thú, say mê đọc thì cứ đọc, còn những ai không đọc thì vẫn hoàn không đọc. Nhiều bạn trẻ ham học hỏi, tìm tòi say mê đọc sách để lĩnh hội tri thức nhân loại, tu dưỡng nhân cách và tâm hồn. Tuy nhiên số lượng đó vẫn quá khiêm tốn và hoàn toàn bị áp đảo khi đem lên bàn cân so sánh với con số còn lại.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để thiểu số đánh thức đa số? Cách đơn giản nhất là những bài viết. Những người viết – những đốm lửa nhỏ cần mẫn vẫn đang từng ngày từng giờ le lói thắp sáng để đến một ngày nào đó khi đã đủ nguồn lực có thể bùng cháy một cách mạnh mẽ huy hoàng nhất. Tuy hy vọng thật mong manh nhưng dù sao điều đó ít ra cũng không phải là một giải pháp “dã tràng xe cát” hay “đem muối bỏ bể”. Cứ như một cơn mưa dầm dề, âm ỉ sẽ dần dà thấm vào nhận thức của những người xung quanh. Và công việc đó không thể chỉ thực hiện trong ngày một ngày hai mà kết nên quả ngọt, đó là một quá trình bền bỉ, cần mẫn không mệt mỏi.

Đó cũng là giá trị của bạn

Thật rập khuôn nếu áp đặt giá trị của một con người thông qua bài viết của họ. Nhưng dù sao đi chăng nữa, như đã đề cập, thông qua câu chữ thì tính cách, tư tưởng, khí chất của một người được bộc lộ. Vì vậy, hãy rèn luyện kỹ năng viết như một điều tất yếu. Đó cũng là lý do tại sao trong nền kinh tế tri thức ngày nay, nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ở nhân viên của mình kỹ năng viết (thể hiện qua đơn xin việc) bên cạnh kỹ năng giao tiếp.

Nếu như những người khác đánh giá chúng ta qua cách sử dụng ngôn ngữ thì tại sao chúng ta lại không rèn luyện và trau dồi nó để biến nó trở thành món vũ khí lợi hại? Điều đó đâu có quá khó khăn. Thuở ban đầu, mọi sự đều “khởi đầu nan”. Bí quyết để tạo động lực cho mọi khởi đầu được Lão Tử cô đọng trong câu nói giản dị:

“Hành trình ngàn dặm khởi đầu từ một bước chân.”

Khó khăn đầu tiên trong việc bắt đầu viết một thứ gì đó chính là tâm lý, cụ thể hơn là nỗi sợ hãi vô hình trong tâm thức. Chìa khóa của vấn đề đơn giản là hai thái cực của một thỏi nam châm: dám – không dám. Sự lựa chọn nghiêng về thái cực nào là vấn đề thuộc cá nhân. Khi ta đủ lý do và cảm xúc tích cực ắt sẽ tạo nên động lực đủ mạnh để vượt qua nỗi sợ hãi. Một rào cản nữa sau khi đã chiến thắng bản thân khỏi sự nhút nhát ngự trị là nỗi sợ mắc sai lầm khiến người khác cười chê.

Quay lại giá trị ban đầu của việc viết, trước tiên viết là để cho chính mình. Việc sợ mắc sai lầm còn nguy hại hơn việc mắc sai lầm gấp ngàn lần. Khi bạn dũng cảm gửi một bài báo cho tòa soạn, một lá đơn bày tỏ nguyện vọng hợp tác với nhà tuyển dụng hay đơn giản chỉ là đăng một status bày tỏ suy nghĩ, quan điểm đó cũng chính là lúc bạn vượt qua nỗi sợ hãi, thoát khỏi vùng an toàn để tiếp tục dấn bước. Phản hồi của tòa soạn, nhà tuyển dụng hay bạn bè của bạn có thể không như ý. Không sao, không vấn đề gì cả. Không có sai lầm cũng sẽ không có thành công.

Một lý do chính đáng để bắt đầu

Bạn đã đủ lý do để cầm bút lên và viết (nếu bạn muốn) chưa? Nếu vẫn chưa, tôi có thể cho bạn một lý do. Một lý do có thể hết sức ngớ ngẩn. Lý do đó đơn giản chỉ là: Tôi cũng như bạn – một người yêu thích viết lách đang hiện thực hóa mong muốn giản đơn của mình. Và đến cuối bài viết này, tôi đã làm được điều mà tôi ấp ủ bấy lâu. Tôi không hy vọng quá nhiều về việc bài viết của mình sẽ được đăng. Dù sao đi chăng nữa, đốm lửa nhỏ là tôi hy vọng sẽ truyền được chút xíu nào đó cảm hứng cho những người bạn như tôi để thấy bước ra khỏi vùng an toàn và làm điều mình thích thật tuyệt!

 

Nguyễn Ngân Diệu Niê

Rapper Nah Sơn — Những việc giới trẻ Việt Nam cần làm cho đất nước

Featured image:  Bhalalhaika

 

Anh em của tôi ơi. Hãy nhớ tương lai đất nước Việt Nam thuộc về giới trẻ. Tất cả sự hi sinh và đấu tranh của cha ông là dành cho chúng ta. Đây là lúc giới trẻ không còn thể nào thờ ơ với vận mệnh đất nước và chuyện chính trị được nữa. Không những nó ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta mà còn tới cha mẹ và con cháu của chúng ta. Sẽ ra sao khi đất nước bị Trung Cộng chiếm, nền văn hóa Việt Nam bị thay thế, quên lãng, con người Việt Nam bị Trung Cộng đầu độc, đồng hóa và nô lệ hóa? Nếu chúng ta tiếp tục im lặng, con em sau này sẽ hỏi chúng ta: “Tại sao lúc đó anh chị (bố mẹ) hèn thế, thờ ơ thế, sao không làm gì cả?”

Nếu bản thân chúng ta không tự lên tiếng yêu cầu sự thay đổi và hành động ngay bây giờ thì đừng hi vọng có bất kì ai giúp chúng ta. Đừng dựa dẫm và trông chờ vào nước Mĩ và bài ca “dân chủ” của họ. Họ chỉ giúp những dân tộc nào thực sự muốn thay đổi, và chỉ giúp khi điều đó có lợi cho nước Mĩ. Hãy nhớ rằng nước Mĩ là một kẻ làm ăn, và họ chỉ hành động khi những điều kiện địa chính trị và kinh tế cho phép họ làm thế.

Nếu chúng ta muốn xây dựng đất nước và chống lại thù trong giặc ngoài luôn rình rập, thì bản thân chúng ta phải tự làm trước, rồi mới tìm đồng minh sau. Và chúng ta ở đây không phải là các ông bà già. Chúng ta ở đây là giới trẻ, những kẻ còn đầy năng lượng và niềm tin. Hãy dùng năng lượng và niềm tin đó cho việc thay đổi đất nước, chứ đừng phí hoài nó vào chuyện vô bổ nữa.

Hãy bỏ qua quá khứ, đừng phân biệt Bắc Nam. Đừng nhắc lại về VNCH hay những nỗi đau của chiến tranh. Hãy hiểu rằng dù trong nước hay ngoài nước, dù miền Bắc miền Trung hay miền Nam, thì chúng ta đều là người Việt, máu rất đỏ và da rất vàng. Hãy nhìn vào hiện tại, hiểu rằng đất nước đang suy tàn, đang lâm nguy, và cần phải thay đổi. Hãy hướng về tương lai phía trước. Hãy hiểu rằng bất đồng chính kiến là chuyện thường, và chúng ta phải tôn trọng nhau để cùng tìm ra giải pháp đưa đất nước đi lên.

Từ ngày hôm nay, hãy bắt đầu tìm đọc sách và lên mạng nghiên cứu về các hệ tư tưởng chính trị và các quyền tự do của con người. Hãy hiểu thế nào là chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism), thế nào là chính phủ tối thiểu (libertarianism), thế nào là dân chủ và cộng hòa, quy trình bầu cử ở các nước tiên tiến, thế nào là tam quyền phân lập, thế nào là quyền tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Vì tôi biết chắc, trong thời gian ngắn thôi, các bạn sẽ lần đầu thực sự được hưởng những quyền tự do đó. Các bạn sẽ lần đầu cảm thấy việc đi bầu cử là quan trọng, cảm thấy tiếng nói và tờ phiếu bầu của mình có giá trị. Các bạn sẽ cảm thấy mình thích đọc báo và theo dõi tình hình chính trị trong nước, ngoài nước, vì nó sẽ không còn bị che dấu hay bóp méo chút nào nữa. Tôi tin rằng người Việt sẽ dẹp bỏ độc tài, tìm được dân chủ. Từ dân chủ, họ sẽ tiến lên chủ nghĩa tự do với chính phủ tối thiểu (libertarianism), rồi từ chính phủ tối thiểu tạo ra một xã hội tư bản vô chính phủ. Một mô hình xã hội tốt hơn cả mô hình xã hội nước Mĩ ngày nay. Một xã hội nơi con người thực sự tự do để phát triển không ngừng. Tôi biết bây giờ còn hơi sớm, nhưng nếu các bạn muốn tìm hiểu về mô hình xã hội tư bản vô chính phủ, các anh em tại Triết Học Đường Phố đã dịch một video của tiến sĩ David Friedman giúp giải thích xã hội sẽ vận hành như thế nào khi không còn chính phủ. Click vào đây, click nút CC để xem phụ đề, dành thời gian xem đi xem lại thật kĩ và suy nghĩ về nó

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=kfIWJ0IG09I]

Thôi nói chuyện tương lai và quay về với hiện tại. Hiện tại, chúng ta còn đang phải đối mặt với sự độc tài của Đảng Cộng Sản. Chủ nghĩa cộng sản nghĩa là Đảng Cộng Sản quản lý tất cả mọi thứ. Điều đó hoàn toán đối nghịch với chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa vô chính phủ, là PHI LÝ và đối nghịch với xu hướng phát triển của loài người. Ngay cả Liên Xô (Nga), là đàn anh đi trước của Cộng Sản, cũng đã từ bỏ chủ nghĩa này từ đầu những năm 90, vì họ biết nó sai. Các nước Đông Âu đã thoát khỏi ách Cộng Sản từ lâu. Ở Trung Quốc và Việt Nam, những kẻ Cộng Sản đã khôn khéo thay đổi và đi theo mô hình kinh tế tư bản để tránh sự đổ vỡ như ở Liên Xô, và gọi nó là “quá độ”. Tuy kinh tế tư bản nhưng bộ máy chính trị vẫn là cộng sản, vẫn độc đảng, độc quyền, kiểm soát mọi thứ. Tất cả những công ty lớn của nhà nước đều do Đảng quản lý. Truyền thông và giáo dục là do Đảng quản lý. Âm nhạc, phim ảnh, nghệ thuật phải bị Đảng kiểm duyệt.

Kết quả của điều đó là gì? Tất cả vốn đầu tư từ nước ngoài đều ít nhiều bị ăn chặn bởi đám chóp bu của Đảng. Tiền thuế của dân họ không dùng xây dựng đất nước mà cũng bỏ túi riêng. Họ lại còn thỏa hiệp với Trung Cộng và bán đất đai, biển đảo, tài nguyên của quốc gia. Họ dùng giáo dục để che dấu quá khứ, tẩy não giới trẻ và dùng truyền thông để đánh lạc hướng người dân, để chúng ta không thấy những việc làm sai trái của họ. Họ cho phép tham nhũng để họ có thể kiếm tiền trong sự khổ sở của người dân. Họ cất giấu tài sản ở các ngân hàng bên Mĩ, bên Thụy Sĩ, để khi có biến, mất nước, thì họ bỏ chạy, để mặc số phận của dân tộc. Chỉ tới khi internet phát triển, họ không chặn được nữa, thì chúng ta mới biết sự thật. Hãy nhớ rằng: “Sự thật, dù trần trụi và xấu xí, dù khó chấp nhận và có khốn nạn thế nào, vẫn là Sự Thật.”

Lần đầu tôi biết những sự thật này, tôi cũng như các bạn, tôi nghi ngờ nó. Nhưng càng tìm hiểu và đối chiếu nhiều nguồn thông tin, tôi càng nhận ra đâu là chân lý. Chân lý chỉ có một thôi các bạn ạ, và nó ở ngay trước mặt các bạn. Chân lý là kinh tế đang suy thoái, đồng tiền Việt Nam đang dần mất giá, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, tội phạm khắp nơi, xã hội bất ổn, đạo đức suy đồi, nước ta bị lệ thuộc Trung Cộng, và chúng ta có thể mất nước như chơi. Các bạn có thấy ngày xưa các bạn mua tô hủ tiếu gõ chỉ có 5 ngàn, còn giờ nó ít nhất là 10 ngàn? Đó là lạm phát tăng cao và kinh tế suy thoái đó. Các bạn thấy học đại học xong mà vẫn không tìm được việc làm? Đó là thất nghiệp tăng cao và là mầm mống của tội phạm đó. Các bạn thấy học sinh đổi tình lấy điểm, thấy Việt Nam là nước vào web sex nhiều nhất thế giới? Đó là đạo đức suy đồi, hay còn gọi là ngu đó. Các bạn thấy vụ Trung Quốc kéo dàn khoan và chiếm đóng tại Hoàng Sa Trường Sa? Đó là nguy cơ mất nước đó. Và không chỉ những vụ đó không, còn nhiều vụ khác nữa mà khi dành thời gian tìm hiểu bạn sẽ thấy.

Vậy xem lại những thứ tôi trình bày trong những đoạn trên, chúng ta nhận ra một sự thật rằng: chủ nghĩa cộng sản và Đảng Cộng Sản đang đi ngược lại với lợi ích của đất nước, đang tước đi quyền tự do của người dân, đi ngược lại với sự phát triển của loài người, là kẻ đồng lõa với bọn cướp nước, và cần phải bị loại bỏ. Liên Xô đã bỏ. Đông Âu đã bỏ. Cuba sắp bỏ. Chỉ còn bọn Trung Cộng và Bắc Triều Tiên. Chẳng lẽ người Việt Nam chúng ta muốn đứng chung với bọn khốn Trung Cộng và thằng mập Kim Jong-un sao?
Cách để dẹp bỏ Cộng Sản trong ôn hòa và không gây đổ máu, đó là những cuộc biểu tình bất bạo động. Cộng Sản biết điều này nên họ tìm đủ mọi cách để cấm biểu tình. Tôi sẽ giải thích cho các bạn cụ thể như sau.

Chỉ cần một triệu người Việt Nam đổ ra đường, trong tay cầm tấm bảng “Tôi không thích Đảng Cộng Sản”, hay “Tôi muốn thoát khỏi ách Cộng Sản”, thì cả thế giới sẽ chú ý đến chúng ta. Các kênh truyền thông trên khắp thế giới sẽ truyền hình trực tiếp cho nhân loại thấy cảnh con người Việt Nam yêu cầu sự thay đổi. Khi đó, Cộng Sản sẽ không dám làm gì, công an sẽ không dám đàn áp hay đánh đập và bỏ tù người dân. Chúng có thể trà trộn, giả làm dân thường, nói những câu gây chia rẽ, nản lòng, và gây đánh nhau trong nội bộ người biểu tình. Tuy nhiên, khi chúng ta có 1 triệu người, thì bọn cớm ngầm giả côn đồ không thể đánh chúng ta mà không chùn tay. Sẽ có nhiều người trong số đi biểu tình là người thân của chính lực lượng công an. Họ sẽ tự đặt câu hỏi: “Tại sao tôi có thể đi đàn áp và phá hoại đồng bào mình, để bảo vệ những kẻ độc tài ăn sung mặc sướng trên sự khốn khó của dân tộc?”. Đó chính là khi cái thiện chiến thắng cái ác, là khi Cộng Sản mất đi quyền lực độc tài của họ.

Khi cuộc cách mạng ôn hòa của Việt Nam được cả thế giới chú ý, thì thế giới mới có thể giúp chúng ta. Chúng ta có thể học theo cách của Myanmar. Chúng ta có thể khiến Mĩ và các nước Châu Âu cấm tất cả các quan chức của Cộng Sản nhập cảnh vào nước của họ. Khi Cộng Sản bị cô lập, họ sẽ phải buông cái ghế độc tài ra. Mọi thứ bắt đầu rất đơn giản, từ những phong trào nhỏ như phong trào chụp hình cầm bảng “Tôi Không Thích” hay là phong trào làm nhạc rap đả kích cái xấu của xã hội và cộng sản, rồi nó sẽ bự lên từ từ thành những cuộc biểu tình quy mô.

Nguyên tắc từ ngàn xưa nay là vậy. Phải thay đổi từ bên trong trước, phải hết căn bệnh Cộng Sản, thì mới có sức khỏe để chống ngoại xâm.

Nói chung, chỉ cần người dân đồng lòng muốn thay đổi, thì sự thay đổi sẽ diễn ra. Những kẻ tham nhũng, độc tài và bộ máy Cộng Sản sẽ phải từ chức và bị loại bỏ. Từ năm nay trở đi, nước Việt sẽ có nhiều biến chuyển lớn. Những người nhìn thấy trước và góp phần xây dựng cho những biến chuyển này sẽ trở nên thành công. Những người xa xứ, lưu vong, bán chất xám ra nước ngoài sẽ được quay về, còn những kẻ bán nước sẽ phải ra đi. Khi đó, người dân có quyền bầu ra những lãnh đạo mới, thực sự có tài, có tầm nhìn xa, có tâm huyết, để thay đổi đất nước.

Vậy chúng ta có chịu thay đổi hay không? Có tin vào một tương lai khi Việt Nam không còn sợ Trung Quốc hay không? Có muốn vượt mặt các nước như Hàn Quốc và Nhật để trở thành con rồng thực sự của Châu Á hay không? Có muốn sánh ngang hàng với các cường quốc hàng đầu thế giới hay không? Có muốn có một xã hội thực sự tự do, không còn sự độc tài của chính phủ, để chúng ta có thể phát triển hay không? Có muốn tạo ra một tương lai tốt đẹp cho con em chúng ta hay không? Các bạn hãy suy nghĩ kĩ, tự có một câu trả lời cho chính mình, rồi hành động ngay hôm nay.

 

Rapper Nah Sơn

[THĐP Vietsub] Cỗ Máy Tự Do – Sơ lược về chủ nghĩa vô chính phủ tư bản

Đây chỉ là một bài thuyết trình sơ lược về anarcho-capitalism, nên tất nhiên nó sẽ không trả lời được hết tất cả những câu hỏi một người có thể đặt ra. Tuy nhiên tất cả những câu hỏi bạn có thể nghĩ ra đều không có gì mới, và đã được trả lời ở nhiều sách vở, tài liệu khác nhau. Nếu bạn nghĩ rằng câu hỏi của mình sẽ không ai trả lời được thì hãy đăng câu hỏi đó lên forum AnoCap trên Reddit (http://www.reddit.com/r/Anarcho_Capit…), chắc chắn bạn sẽ được mở mang thêm kiến thức.

Vietsub được thực hiện bởi THĐP’s Team Freenamese. Team chuyên dịch về những bài học kinh tế, chính trị, xã hội. Thanks to Tai Pzo, Trang Ta, Alex Nguyen, và Cỏ Dại.