26 C
Nha Trang
Thứ tư, 6 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 151

Quà Tết tôi gửi đến các bạn – Những tên giám ngục trường Hớt Wơ

Featured image:  www.joedanielprice.com

 

Tôi tên là Mary Bọt Bèo. Trường tôi từng học là Trung học phổ thông pháp thuật Hớt Wơ. Nó nằm cách trường Hogwarts của Harry Potter 300 dặm về hướng bắc. Ở ngôi trường này, tôi có 3 cô bạn thân là Misa Bọt Biển, Anna Bọt Nước và Lyly Bọt Sủi. Nếu như Hogwarts là ngôi trường dành cho các pháp sư ưu tú như Harry Potter thì trường tôi dành cho các pháp sư thường thường, dạng như tôi chẳng hạn. Đầu năm tôi được tuyển vào lớp 10 ở trường đó, thật lòng thì tôi không có mấy hứng thú với việc này lắm. Chúng tôi phải trải qua một khóa học mùa hè trước khi được vào trường. Thay vì được quản lý bởi những thầy cô và các huynh trưởng như ở Hogwarts, chúng tôi lại được cai trị bởi những tên giám ngục. Không khí trong trường u tối và ảm đạm như một cái nhà xác. Tất cả những học sinh sai quy định hay bị mắc lỗi dù rất nhỏ cũng có thể bị hút cạn linh hồn.

Ngày đầu tiên tôi vào trường, một tên giám ngục ốm đói, lùn tịt tên là L. đang lăm lăm một dây xích nhôm rượt đuổi một số pháp sư nhỏ tuổi ăn mặc trái quy định. Tên giám ngục bắt trúng đứa nào thì quất vào lưng đứa đó khiến chúng khóc ré lên đau đớn. Trong lớp Vật lý pháp thuật tôi đang học, tên giám ngục xông vào, kéo một pháp sư đứng lên vì cái đầu xịt keo vuốt thẳng. Tên giám ngục vung dây xích nhôm lên quật mạnh vào lưng nó. Tôi trào máu. Tôi muốn lao tới bóp cổ tên giám ngục nhưng tôi biết tôi sẽ bị hút cạn linh hồn.

Suốt những năm học sau đó, tôi phải học nhiều môn pháp thuật mà bản thân tôi không thích. Tôi thường thắc mắc rằng vì sao tôi phải bỏ những gì mình yêu thích để vào nhà tù này cố nhét vào đầu những thứ tôi không hề ưa. Tôi muốn múa bút trên những trang giấy trắng với những hình hài đầy màu sắc. Tôi muốn nhìn thấy tận cùng trong thẳm sâu của thứ nghệ thuật phóng khoáng và ẩn dụ kia. Tôi muốn nhìn những con số. Tôi thích sự bí ẩn của chúng trong cách mà các tỷ lệ giao nhau trên đường biên của chiếc vỏ ốc. Tôi muốn nhìn thấy chúng múa hát trên những trang sách cổ, nơi mà những người xưa đã cố tìm ra thực thật về chúng và tỷ lệ mà chúng tạo ra cho vũ trụ. Tôi muốn hát. Tôi muốn nắm lấy tay người pháp sư bên cạnh mình để hát bài ca vui vẻ. Tôi muốn đi vào rừng, nơi có các sinh vật lạ lùng và nhìn thấy sự sinh sôi nảy nở của chúng trong những hình hài độc đáo bởi tạo tác của thiên nhiên.

Nhưng vì lý do gì tôi ngồi trong cái trường pháp thuật này? Nơi đây không có niềm vui, tôi chưa bao giờ cảm thấy tự do nhìn ngắm sự bí ẩn của vũ trụ qua những con số, qua những bức họa, qua thiên nhiên. Ở đây chỉ có luật lệ, cai ngục, sách vở và bốn bức tường. Nhưng tôi buộc phải làm thế. Vì tất cả những người xung quanh đều làm thế. Và nếu tôi không làm thế, tôi sẽ bị hành hình. Tất cả các pháp sư ở đây, hằng ngày chúng tôi đem sách vở ra ngồi học thuộc, rồi làm bài tập, rồi kiếm điểm. Ai có điểm cao người đó được thưởng một cây gậy thần. Vì sức hấp dẫn của cây gậy thần quá lớn, các bạn xung quanh tôi tranh nhau, dùng đủ thủ đoạn để có nó. Đã gọi là “thủ đoạn” thì tất nhiên không đẹp, nó chỉ có thủ đoạn xấu hay ít xấu hơn mà thôi. Tất cả các pháp sư đều trở nên hung dữ, thâm hiểm, tàn bạo. Dường như đây là công thức chung để tạo ra những con người bất hạnh và tàn bạo. Đó là tiêu diệt tình yêu với thứ mình thích, tiêu diệt sự tò mò về những bí ẩn xung quanh, thay thế vào đó là sự cạnh tranh, ganh tỵ và thù ghét – chỉ vì những cây đũa thần. Và tôi bị cả thế giới phép thuật ép đi vào cái trường này chỉ để học những thứ đó.

Tôi có cảm giác rằng hạnh phúc đã mất. Toàn bộ cái hạnh phúc thật sự đã mất. Bởi vì hạnh phúc thật sự nằm trong chính tâm hồn mình. Trong tình yêu với những nét vẽ đầy ma lực, họ hạnh phúc. Trong tình yêu với tiếng hát vang lên, họ hạnh phúc. Trong tình yêu với những con số bí ẩn, họ hạnh phúc. Họ – các pháp sư, hoàn toàn không hạnh phúc với những cây đũa thần họ lấy được. Vì để lấy chúng chỉ có ganh tỵ, chỉ có tranh giành, chơi xấu, cướp giật. Họ không hề hạnh phúc trong ganh tỵ, họ không hạnh phúc trong cạnh tranh, họ không hạnh phúc trong cướp bóc. Nhưng để tồn tại trong cái trường này, họ phải làm tất cả những điều đó.

Tôi cảm thấy mệt mỏi. Tôi không muốn tham gia vào trò chơi cướp đũa thần này. Tôi phát hiện ra cơ chế hoạt động của bọn giám ngục. Chúng treo một giải thưởng cho một trò chơi, tất cả đều phải chơi. Ai chơi thắng được nhiều đũa thần, ai không chơi sẽ bị đóng đinh trên cây thập giá. Vì nỗi sợ đó, mọi người đều phải chơi và phải cố lấy được đũa thần – một ảo ảnh giả lập của thứ hạnh phúc bần tiện được nhỏ giọt cho những pháp sư nô lệ. Các pháp sư biến thành những con gà giành nhau mổ thóc trong tiếng cười sặc sụa bốc mùi thối rữa của những tên giám ngục. Đến một thời điểm nhất định, các giám ngục này, dựa vào ma thuật mà chúng có được thông qua nhiều lần hút cạn linh hồn của các pháp sư, chúng biến các pháp sư thành những con vật. Nhiều nhất là loài chuột. Khi bị biến thành chuột, các pháp sư này chỉ còn cách sống chui sống nhũi, ban ngày lẩn trốn, ban đêm bò vào kho gạo kiếm ăn chút đỉnh bằng cách cắn rách các bao gạo. Gạo không thể đủ và họ đói lả. Lũ chuột bắt đầu đi cướp bóc, cắn nhau, đánh nhau để giành gạo.Khi chuột chết, xác của chúng được hóa lỏng quay trở lại làm thức ăn cho các giám ngục.

May mắn thay, tôi tìm được một hang động bí mật trong trường Hớt Wơ và trốn khỏi các cai ngục này. Đồng hành với tôi còn có Misa Bọt Biển và Lyly Bọt Sủi. Chúng tôi chuyên bày ra nhiều trò vui nhộn và cầm đầu là tôi.  Một lần nọ, trong một tiết Phép thuật toán học, tôi không có hứng thú với mấy bài toán sin, cos nhàm chán. Trong đầu tôi đang nghĩ xem nó là cái quái gì và nó đóng vai trò gì trong đời sống của tôi nhưng tôi nghĩ không ra. Thế là tôi lấy bút chì ra vẽ hoa cúc và vẽ mấy con chuột Mickey trong nhà bếp. Tôi cố gắng nắn nót vẽ nó vào cuốn vở bài tập toán sao cho thật đẹp. Không may là tên giám ngục cai quản đã nhìn thấy, hắn ta lôi tôi lên trước bảng bắt tôi giải bài toán đó. Tất nhiên tôi không biết làm vì suốt buổi học tôi chỉ lo vẽ hoa cúc và chuột. Tên giám ngục dạy toán la hét và trêu tôi trước mặt các pháp sư khác. Mọi người cười ồ lên và tôi biến thành một học sinh ngu ngốc. Nhưng không sao, đây không phải là lần đầu tiên tôi được nói cho biết là mình ngu ngốc. Tôi đã từng bị nhiều lần rồi đến mức tôi nghĩ thế thật. Không những tôi, mà cả Misa Bọt Biển cũng thế. Nó bị tên giám ngục dạy môn Sinh học về các loài vật pháp thuật bêu rếu khắp lớp. Còn Lyly Bọt Sủi thì nhiều lần bị túm lên phòng kỷ luật vì leo tường trốn ra ngoài chơi.

Càng ngày, những trò quậy của tôi càng tăng và tôi càng hăng máu. Có bữa tôi đi trễ, có bữa tôi không học bài. Tên giám ngục dạy môn Lịch Sử pháp thuật rất ghét tôi vì tôi thường xuyên quên mất các sự kiện pháp thuật xảy ra từ mấy trăm năm trước. Tôi không cố tình lười, nhưng trong lúc học, đầu tôi nảy lên câu hỏi: “Lịch sử pháp thuật suy cho cùng cũng do các pháp sư kể lại bằng miệng, thế cái miệng có bao giờ nói dối không?” Và chính vì ý nghĩ đó mà tôi chẳng thể nào tập trung được. Một ngày nọ, tên giám ngục lôi tôi lên bảng bắt đọc thuộc 2 bài, tôi không thuộc một chữ. Thế là tôi bị me cả năm đó. Xui thật.

Nhưng vui nhất là tiết học Vật lý pháp thuật của một giám ngục dạy-bao-chán và béo phì do ăn quá nhiều. Tôi đã từng yêu thích các thí nghiệm lạ lùng nhưng giờ đây tôi không còn hứng thú với những bài toán vật lý mà tôi không hề tìm thấy nét tương đồng nào trong đời sống. Nó chỉ là một công cụ để kiếm đũa thần mà thôi. Thế là tôi, Misa Bọt Biển và Lyly Bọt Sủi bàn nhau trốn tiết. Chúng tôi mượn thẻ thư viện của mấy con ma bay xung quanh căn hầm bí mật rồi trốn vào thư viện. Suốt năm lớp 11 ở Hớt Wơ, cứ chiều thứ 6 là chúng tôi lại ở thư viện. Đứa đọc sách, đứa học bài môn khác. Tôi ngồi…nghĩ xem cái gì đang xảy ra xung quanh mình. Có lần chán thư viện, tôi và Lyly Bọt Sủi lén đi ra nhà để xe, 2 đứa lấy xe đạp vọt ra ngoài lúc giám ngục đi vắng. Lần đó chúng tôi thoát nạn. Tôi và nó đi ăn chè thỏa thích.

Một ngày xấu trời nọ, bụi bay mù mịt, mưa giăng kín lối và gió thổi vù vù. Tên giám ngục Mama tổng quản thay đổi. Nó ban luật ra là các pháp sư không được mang nước uống, thức ăn vào phòng học. Các pháp sư lỡ mang nước hoặc bánh kẹo vào phòng học đều bị tịch thu, kỷ luật, hút linh hồn. Một vài pháp sư giấu bánh, nước trong cặp bị tra hỏi. Mỗi buổi sáng, một toán giám ngục đứng trước hành lang lục cặp của chúng tôi xem có kẹo hay không. Tôi không thèm nghe. Trong cái “quyền được sinh sống” không lẽ không có quyền mang nước vào phòng học để uống à? Thế là Tôi, Misa, Lyly, Anna lén đem nước, đồ ăn, rồi thậm chí còn ăn vụn trong lớp. Trò này vui thật. Trong lúc các giám ngục đói bụng đi lả lướt ngoài kia thì chúng tôi ăn vụn. Một niềm vui dựa trên sự đau khổ của kẻ khác, nhất là kẻ mình ghét, là một niềm vui bệnh hoạn nhưng trong lúc này thì tôi thấy sự bệnh hoạn đó có thể chấp nhận được.

Đến năm tôi học lớp 12 ở trường Hớt Wơ, chúng tôi phải vượt qua một kỳ thi cuối cùng để chính thức gia nhập tập đoàn pháp sư của Hội liên hiệp các Pháp sư trong thế giới pháp thuật. Giám ngục Mama Tổng quản ban hành lệnh cấm nghỉ học và bắt buộc đóng tiền luyện thi cho dù chúng tôi không cần. Tôi vẫn đóng tiền bằng các đồng Bit bằng vàng, nhưng tôi cảm thấy việc đi tới lớp và ngồi học thuộc mấy thứ vớ vẩn quá phí thời gian. Tôi cùng với Misa Bọt Biển rủ nhau trốn học 2 tuần. Giám ngục chủ nhiệm mời người thân của tôi đến trường để méc vụ này. không sao, tôi đã nhiều lần đối mặt với chuyện này và không có gì phải nao núng cả.Nhưng không may, giám ngục đòi phạt tôi thì mới chịu đưa cho tôi giấy báo thi. Hình phạt như mọi khi, là tôi sẽ bị rút một phần linh hồn, và bị đóng dấu bằng cách làm dâng lên một ký ức khủng khiếp trong não.

Có 5 tên giám ngục thi hành mệnh lệnh này. Tôi cảm thấy hơi lạnh của họ. Họ bắt đầu hút tôi, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh tôi rớt kỳ thi, tôi đã từng bị la mắng khi hồi xưa tôi bị điểm kém, tôi đã từng bị chửi ngu khi làm sai bài tập, tôi đã từng bị đánh…tất cả những ký ức đó hiện về… Nhưng vào lúc mà những đen tối đó hiện lên trong đầu, bỗng nhiên tôi nhận ra một điều kỳ lạ xảy đến. Vì sao họ muốn làm sống dậy những ký ức đó? Vì sao nỗi sợ hãi bị mắng, bị đánh, bị cô lập lại được tái đi tái lại trong quá trình tôi bị thi hành hình phạt này? Tôi nhận ra một điều, các hình phạt này làm cho nỗi sợ hãi dâng lên tột đỉnh. Nó khiến cho tôi không dám là chính tôi nữa, tôi phải là họ hay ai đó khác. Tôi không còn là tôi vì vậy tôi sẽ thành một cái xác biết đi. Tôi phải thoát khỏi điều này, vào lúc mà hơi lạnh của cái chết đến gần cũng là lúc cái PHẦN NGƯỜI tham sống trỗi dậy. Tôi thấy điều này trong những tình thế cấp bách, khó khăn. Như một cách trị liệu tích cực. Nghĩa là khi cận kề cái chết, cận kề một tình thế nguy hiểm, chúng ta bỗng nhiên thức tỉnh. Bởi vì nếu không, hậu quả khủng khiếp sẽ ập xuống đầu chúng ta. Đó là lúc mà TÍNH NHÂN BẢN, việc muốn hướng về sự sống bị đẩy lên cao nhất. Nó làm tăng tốc cho phần người được phát hiện và được hoàn thiện. Trải nghiệm cận kề cái chết là một trải nghiệm sâu sắc.

Hèn chi bác Jobs bảo “Tất cả những thứ x, y,z sẽ biến mất trước mặt cái chết.”

Khi muốn có một kiến thức thật, chúng ta phải trải nghiệm Thật, phải đi qua nó. Tôi nhớ đến cái lần tôi suýt gãy cổ khi học võ và từ đó hiểu ra mình không có “trí thông minh điều khiển cơ thế” như Thomas Amstrong đã nhắc tới trong cuốn 7 loại hình thông minh. Tôi phát hiện ra tôi có khả năng viết khi tôi ngồi viết một đoạn thơ. Tôi phát hiện ra tôi có khả năng hát khi tôi hát. Tôi phát hiện ra tôi ghét bóng đêm khi tôi đi vào bóng đêm… Kiến thức là trải nghiệm thật. Không có trải nghiệm thật, không có gì là chắc chắn. Tất cả rất có thể chỉ là bịa đặt.

Thế là vào cái lúc họ định rút một phần linh hồn tôi ra, tôi phát hiện ra phần hồn đó là phần hồn rất can đảm, phần hồn của sự nhân bản, của nhân tính, của yêu thương và sáng tạo đang nằm trong tôi. Tôi lật đật lấy nó ra trước họ, giấu nó trong túi rồi chạy. Bọn họ đuổi theo, tôi càng giấu kỹ nó. Tôi với tay lấy được một cây đũa thần của ai đó vứt. Khi họ đâm dao, tôi tự biến phần hồn thành dòng nước. Khi họ ném đá, tôi biến phần hồn thành không khí. Khi họ muốn vùi lấp nó, tôi biến nó thành hạt đậu. Linh hồn chính là cái PHẦN NGƯỜI nhân ái trong tôi, họ không thể lấy mất. Bọn giám ngục bó tay với tôi nên một hồi chúng bỏ đi. Tôi đã hiểu ra được bí mật. Là khi chúng muốn phần NGƯỜI của tôi, tôi phải tìm mọi cách bảo vệ nó, dùng thân người bảo vệ phần hồn đó giúp nó không bị xâm phạm. Một khi PHẦN NGƯỜI nhân ái và sáng tạo đó bị cướp đi, tôi sẽ trở thành một cái xác. Tôi sẽ không hiểu mình là ai, mình muốn gì trong đời này.

Phần người đó chính là phần hồn đã cùng tôi chiêm nghiệm về vẻ đẹp của bông hoa. Nó đã cùng tôi phiêu du trong những sắc màu trên những bức tranh gấm thêu chim chóc. Nó đã cùng tôi nhảy múa dưới ánh trăng rằm trong tiếng ru của mẹ. Nó đã cùng tôi nhìn ngắm những ảnh hình được thiên nhiên khắc lên trên vỏ của con ốc biển và sáng tạo nên những bài thơ chưa bao giờ được nói. Viết nên những đoạn mã lập trình đầy mê hoặc và búng tay trên những con số tàng hình…Và cho đến giờ, trong lúc sắp cận kề với việc bị rút nó đi tôi mới phát hiện ra nó. Thật đáng yêu!

Tôi bỗng nhiên thấy mình hiểu được Steve Jobs (Pháp Sư Công Nghệ Tài Ba Lỗi Lạc), tôi bắt đầu hiểu được Tagore (Pháp sư Múa Chữ Thành Thơ), và J.K. Rowling (Pháp Sư Biến Truyện thành Đời sống Thực)…và nhiều pháp sư tài ba khác…Họ cho dù hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm: Phần Người Nhân Bản chưa bao giờ bị đánh cắp. Họ có khả năng tối đa hóa phần người đó, đưa về cái Gốc Rễ Nguyên Thủy, cái kết nối cao nhất với sự Nhân Bản đã được lập trình sâu trong Vũ Trụ. Bởi vì con người là một tế bào của Vũ Trụ. Tế bào đó phải chảy trong cơ thể của Vũ Trụ Tối Cao đầy bí ẩn. Vì vậy những tác phẩm họ làm ra đều là những Tác Phẩm Nghệ Thuật Vĩ Đại. Steve Jobs KHÔNG phải là một con buôn, ông ta là một NGHỆ SĨ. Một nghệ sĩ kết nối sâu với PHẦN NGƯỜI bên trong con người sẽ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật làm lay động trái tim, làm lay động cái PHẦN NGƯỜI bị cất giấu quá sâu, quá kỹ dưới lớp trầm tích của nỗi sợ hãi, những hệ thống ý thức, những ganh tỵ và lòng tham. Cái phần người chúng ta biết là có tồn tại nhưng chưa bao giờ dám thừa nhận.

Tôi cần có một phương thuốc cứu lấy nó. Thế là tôi trốn Hớt Wơ sang Hogwarts gặp Severus Snape. một ông thầy giáo bẳn tính khó gần. Tôi xin ông ta điều chế cho tôi một liều thuốc huyền bí có thể giúp tôi làm trong sạch phần người. Ông ta, sau một hồi làm khó dễ đã đồng ý đưa cho tôi công thức bào chế. Tôi định bụng dùng nó để cứu sống những ai đã trở thành xác chết biết đi.Tôi đem nó tới cho Misa Bọt Biển, nó đồng ý uống. Tôi đem nó tới cho một cái xác biết đi nọ tên là Lễ Văn T****. Cái xác không thèm nhìn tới và bảo: “Cảm ơn, nhưng tôi sẽ làm theo cách của tôi.” Và rồi cái xác bỏ đi thật nhanh, gia nhập vào hàng ngũ của những tên giám ngục. Tôi thấy nó tội nghiệp, nó rất nhút nhát, nó đã luôn sợ hãi, nó đã luôn sống trong ảo ảnh. Nó chưa bao giờ dám đối mặt trực diện với điều gì. Một kẻ sống trong ảo ảnh KHÔNG BAO GIỜ có thể tìm được con người thật của mình.

Đến lúc tốt nghiệp, bọn pháp sư khóc như mưa. Tôi không hiểu vì sao chúng tiếc nuối việc ở trong cái trường này, tiếc nuối việc phải xa những tên cai ngục kia. Vì sao họ khóc cho những kẻ canh gác? Vì sao họ khóc cho tất cả những gì đã cướp mất linh hồn, phần người của họ? một ký ức nảy lên, tiếng khóc này tôi đã thấy ở đâu đó. Hình ảnh nảy đã có ở đâu đó. Hình như ở một vùng đất tên là Triều Tiên thì phải.

Thế là tôi cùng con Misa Bọt Biển đi về nhà vui vẻ với liều thuốc đó, không việc gì phải khóc. Đời thật đẹp làm sao.

 

Phuc Dinh

Viết vội 30 Tết

Featured image: Amybread

 

Tôi có ý định viết những dòng chữ này từ lúc sau khi kết thúc hiệp 2 của trận đấu rạng sáng nay giữa Chelsea vs PSG lúc 2h45 sáng. Chủ đề thì thực ra cũng chưa được định hình nhưng thôi cứ viết đi tại đây là những lời văn cuối cùng của năm cũ 2014 theo lịch Âm.

Tết quả thực đem lại những niềm vui khôn tả cho nhiều người. Trong tâm khảm mỗi con người, Tết luôn là lúc tràn ngập tiếng cười và niềm vui. Và Tết là một sự kiện rất đáng được chờ đợi trong năm của mỗi chúng ta. Là lúc những học sinh được có những ngày “chủ nhật” liên tiếp xả hơi, là lúc mà những người đi làm có được những thời gian để xả stress sau những chuỗi ngày căng thẳng và mệt mỏi, là những lúc tất cả mọi người già trẻ gái trai dành cho mình những khoảng thời gian “chất lượng” theo cách riêng của mỗi người…

Tôi thấy được cách cảm nhận về Tết của bản thân và những người trẻ khác cùng tuổi có vẻ như đã khác xưa. Không còn bốc đồng, náo loạn mỗi lần thấy khách đến nhà vì biết rằng sẽ có tiền lì xì để xung quỹ, không còn độ háo hức một cách điên cuồng cho những ngày nghỉ Tết… Phải chăng tôi và họ đã chán Tết? Không phải, có lẽ chỉ là sự thay đổi từ bên trong tiềm thức mỗi người. Qua thời gian, Tết có lẽ chỉ là ngày mà chúng tôi coi đó như một kỳ nghỉ dài ngày “đáng được chờ đợi”.

Nó đáng được chờ đợi bởi đã đến lúc ngồi với nhau bên nồi bánh chưng cùng ông bà bố mẹ để cùng nhau kể những câu chuyện suốt 1 năm qua. Nó đáng được chờ đợi để tổng kết những gì chưa được và được của chúng ta qua 1 năm. Nó đáng đợi chờ đợi bởi là lúc chúng ta có những khoảnh khắc hiếm hoi được cùng nhau chia sẻ một cách đầy thoải mái… Người trẻ bằng một nỗi niềm nào đó đã mất dần sự hứng thú với Tết nhưng có một điều tôi xin được khẳng định rằng trong tâm khảm mỗi người, cái cảm giác được “nghỉ Tết” nó hoàn toàn khác với những ngày nghỉ khác.

Một ngày lễ thiêng liêng của cả một dân tộc đã đến và rồi sẽ lại đi để hẹn sang tiếp một năm nữa, tất cả dường như là một sự luân hồi hoàn hảo để đêm nay thời điểm giao thừa, vào khoảnh khắc đồng hồ điểm 0h, vào khoảnh khắc pháo hoa toả sáng trên bầu trời, mỗi người chúng ta sẽ trút bỏ hoàn toàn những thăng trầm của năm cũ ở lại đằng sau để hướng tới bản thân mới vào năm mới. Vẫn con người đó nhưng với một tâm thế, tinh thần mới sảng khoái hơn, thoải mái hơn để chúng ta có được những thăng trầm cuộc sống mới và tôi tin rằng có được NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI luôn là điều đáng quý và đáng trân trọng với tất cả chúng ta. Hy vọng là thứ tốt đẹp nhất. Và chẳng có thứ tốt đẹp nào có thể chết cả.

Cuối cùng, năm hết Tết đến, tôi xin chúc tất cả chúng ta đặc biệt là những người trẻ có được một năm mới tràn trề năng lượng, hãy làm mới bản thân mình mỗi ngày và sống một cách có trách nhiệm, sống để cảm nhận xung quanh và để thấy được rằng: Dù ngày mai có đến hay không, chúng ta vẫn thuộc về nhau hôm nay. Chúc cho tất cả luôn có sức khoẻ, tại tôi quan niệm rằng, có sức khoẻ là có tất cả, chúc cho tất cả luôn giữ trong mình được nhiệt huyết với những điều chúng ta đang làm,…

 

No Name

Phút giao thừa không lặng lẽ…

Featured image: Trần Thái Hòa

 

Cách đây vài năm, tôi làm việc tại một công ty có trụ sở ở Hà Nội. Chiều 29 Tết Âm Lịch công việc mới giải quyết xong, tôi ra bến bắt xe về quê. Hết xe mất rồi. Xe đi tỉnh đã nghỉ từ 28 Tết. Gay quá. Xe ôm, taxi có nhưng mắc lắm, Tết mà! Nếu đi xe ôm, taxi thì tôi may mắn lắm chỉ trả đủ tiền vé, chẳng còn tiền để tiêu Tết. Tự nhiên trong tôi hiện lên câu hỏi: Hay ở lại xem thiên hạ… ăn Tết thế nào? Thử một lần ăn Tết xa nhà (mà bây giờ tôi gọi là cảm giác mạnh) xem sao? Thế là tôi quyết định không về nhà mà…lên đại một xe khách để rồi sau đó đón giao thừa ở … bến xe một tỉnh phía Bắc cách Hà nội hơn 300km.

Khi xe về bến, chẳng biết đi đâu, hòa vào dòng người tấp nập, vội vã chiều cuối năm tôi đi xem chợ hoa, vào siêu thị, đi bát phố… Thành phố một tỉnh phía Bắc đang trên đà phát triển, đâu đâu cũng gặp những ngôi nhà, những công trường mới đang xây dựng, những con đường mới mở… Thành phố như một công trường lớn, như một chàng trai với nội lực sung mãn.

Trời đã tối một lúc lâu, những căn nhà, những con đường… được trang hoàng lộng lẫy với những cờ hoa, khẩu hiệu, những ánh đèn màu rực rỡ. Rồi dòng người có vẻ thưa thớt, vội vã hơn. Có lẽ giờ này nhà nhà đang quây quần bên mâm cỗ tất niên. Giờ này chắc nhà tôi cũng vậy, còn tôi lại là người…lữ hành bất đắc dĩ của thành phố này. Tự nhiên tôi nhớ gia đình, nhớ bố mẹ quá, nỗi cô đơn xâm chiếm tâm hồn tôi. Bài hát Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từ đâu vọng về trong tôi, nỗi cô đơn, nhớ nhà càng thêm da diết. Ôi thời gian sao mà nặng nề thế, bao giờ mới đến giao thừa, bao giờ mới được về nhà đây? Sao lớn rồi mà như trẻ con thế này, yếu đuối quá. Thôi nào, chiều mai là được về thôi. Nghĩ thế làm tôi vui vẻ hơn, môi nở nụ cười…một mình, hòa vào dòng người đón chào xuân đến.

Giao thừa! Mọi người khắp nơi đổ ra đường phố. Nam thanh, nữ tú, người lớn, trẻ em với những bộ quần áo xênh sang, nụ cười trên môi trong dòng người bất tận đổ về trung tâm thành phố. Mọi người hái lộc cầu may, chúc nhau hạnh phúc. Nhìn những đôi nam thanh nữ tú tay trong tay, những gia đình bát phố lại làm tôi chạnh lòng. Tôi cô đơn trong đêm giao thừa vui vẻ. Giờ tôi đã không còn giữ nổi lòng mình nữa dù tôi là người cứng rắn. Trong lòng tôi tự nhiên thổn thức. Tôi thua tôi mất rồi. Nhớ gia đình quá. Sao mình lại mạo hiểm đón Giao thừa nơi xa thế này? Chiều mai mới có xe về quê cơ. Ôi, thời gian sao mà nặng nề đến vậy.

Chồn chân mỏi gối vì đói & khát, tôi tìm quán để ăn. Đi mãi mới có quán mở nhưng mà đắt kinh khủng, dễ hơn ngày thường 2,3 lần. Nhưng không ăn biết ăn ở đâu? Tôi khỏe hơn sau khi ăn bát cháo nóng nhưng vẫn “như có tiếng sóng ở trong lòng ” nên nụ cười tôi vẫn có phần gượng gạo, méo xệch. Trông tôi lếch thếch, tha phương giống như …nghiện! Rồi có một thanh niên trông môi thâm, mặt mũi bơ phờ đi tới hỏi tôi:
– “Có lấy hàng không?”

À tôi hiểu rồi, hắn là thằng nghiện, hắn bán ma túy.

– “Không.” Tôi trả lời, hắn bỏ đi.

Đi một đoạn nữa lại có người khác, lần này là một thanh nữ, trông xinh xắn và quyến rũ lắm. Cô hỏi tôi:

– “Có mua hàng không?”

Giật mình tôi nghĩ, sao xinh xắn thế này mà lại đi bán ma túy? Tôi lắc đầu. Rồi một cô gái khác,trông cũng thanh mảnh nhưng nhìn kỹ thì phấn son lòe loẹt, gương mặt mệt mỏi. Cô hỏi tôi:

– “Đi chơi không anh? Đầu xuân em giảm giá cho… lấy may.”

Trông bộ dạng cô đã khiếp, hứng thú đâu mà đi chơi nữa. Tôi từ chối, rút điếu thuốc mời cô. Tôi hỏi nhỏ:

– “Không về quê ăn Tết với thầy u hả em?”

Em cười u uẩn thay cho câu trả lời. Đằng kia là bác xe ôm đợi khách từ lâu. Bác cho biết, hai cô gái kia đều là cave, nghiện ma túy nặng. Một cô vừa là con nghiện kiêm luôn bán thuốc kiếm lời để hút, chích. Họ không nhà, không cửa, lang thang, vạ vật. Thật tôi nghiệp một kiếp người! Người khách đầu tiên trong năm mới của bác là một chàng trai khôi ngô tuấn tú lắm. Anh ta về cách đấy 2km, bác đòi 20k.

– “Tiền đâu?” Bác hỏi.
– “Về nhà tôi lấy tiền đưa cho bác.” Anh ta trả lời.
– “Đưa tiền trước thì chở, không thì thôi.” Bác trả lời.
– “Hay cháu cởi quần, cởi áo để bác làm tin?”
Kỳ kèo, mặc cả một lúc không được, anh ta bỏ đi. Bác bảo, trông sạch sẽ thế mà là con nghiện nặng đấy. Ôi đúng rồi, lúc nãy anh ta cùng cô bán hàng trắng chích ở bên đường. Bây giờ tôi mới nhận ra. Ôi anh bạn trẻ, tương lai ngời ngời mà anh tự hủy hoại đời anh mất rồi. Anh thật đáng giận. Không biết anh đã đóng góp được gì cho quê hương đất nước nhưng chắc chắn là anh đã làm hại đất nước rồi.

Bác xe ôm có khách. Bác chở một cuốc, rồi hai cuốc nhưng chỉ được ít tiền vì đường ngắn. Người lao động như tôi, như bác kiếm được đông tiền thật khó. Mình phải quý trọng những đồng tiền mà mình vất vả kiếm được nhé, tôi nhắc mình thế. Tôi nhờ bác tìm nhà trọ, nhà nghỉ để qua đêm giao thừa nhưng đành chịu. Mọi nhà nghỉ, nhà trọ đều đóng cửa. Đi rồi!

– “Thôi không phải tìm nhà trọ nữa, về nhà tôi.” Bác nói.

Ôi, một điều ngoài sức tưởng tượng của tôi. Ngại ngùng vì là đầu năm nhưng…không về nhà bác thì chả nhẽ vạ vật qua đêm giao thừa? Thôi, về nhà bác kiểu…home-stay vậy. Đợi một lúc không thấy có khách, tôi cùng bác về nhà. Được cái cả nhà bác coi tôi như con cái nên tôi vui hẳn, không ngại ngùng gì. Lau người xong tôi cùng gia đình bác uống chén rượu xuân, rồi ngủ một giác ngủ ngon lành… cứ như là đang ở nhà mình vậy!

Sáng mồng một Tết sau bữa cơm đầu xuân, bác đưa tôi ra bến xe. Bác đón khách còn tôi đợi xe. Chưa có xe, tôi lại đi…lang thang. Vô tình tôi vào…Bệnh viện thành phố! Tôi ngồi ở khuôn viên Bệnh viện để giết thời gian. Bệnh viện sáng mồng một Tết vắng vẻ đến ghê người. Phá tan bầu không khí tĩnh lặng là một, hai…tiếng khóc nghe sởn gai ốc. Hóa ra có một vụ tai nạn giao thông do đua xe. Ngồi một lúc thôi mà có đến mất vụ tai nạn giao thông. Nhìn những nạn nhân được quấn kín trong lớp drap trắng mà thấy họ thật đáng thương nhưng cũng đáng trách biết bao. Thương những người mẹ có những đứa con như vậy. Có người bảo: có lúc ta nên vào bệnh viện chơi để thấy ta còn may mắn. Thật chí lý.

Chiều. Có xe về rồi. Ngồi trên xe lòng tôi nghĩ vẩn vơ. Nỗi cô đơn đêm giao thừa thật khủng khiếp. Nhưng tôi cũng được thấy những cảnh đời không có Tết vì đua xe, vì ma túy … Những thanh niên đã không làm gì cho đất nước mà lại làm hại đất nước, thật xót xa thay. Tôi cũng được thấy tấm lòng trong sáng, thánh thiện của bác xe ôm dù cuộc sống còn rất nhọc nhằn. Tôi thấy một thành phố phía Bắc còn có nhiều góc khuất nhưng đang thay đổi từng ngày. Chắc chắn vài năm nữa nếu tôi quay lại tôi sẽ ngạc nhiên lắm.

Cùng với niềm vui rộn ràng của Mùa xuân mới, sự háo hức được trở về, lòng tôi trào dâng một niềm vui khó tả. Ước mơ cho mình, cho Tổ Quốc ùa về mơn man tâm hồn tôi. Với nội lực sung mãn của mình, của Đất nước, tôi hoàn toàn có quyền tin rằng: những giấc mơ đầu xuân của tôi sẽ thành hiện thực ; nhất định rồi mình, Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của mình sẽ sớm phát triển.

Về nhà đón Tết..muộn nào. “Dẫu gì thì con cũng về; Chỉ bên Mẹ là Mùa Xuân thôi…”

Pham AQ

Diễn biến tại một phiên tòa — Ayn Rand, Atlas Shrugged

Featured image: Richie Stutler

 

– Anh giờ có thể đưa ra bất cứ lời bào chữa nào anh muốn để biện hộ cho mình.

– Tôi không có gì để bào chữa cả.

– Có phải anh…. Có phải anh muốn phụ thuộc tất cả vào lòng nhân đạo của tòa án này?

– Tôi không công nhận thẩm quyền của tòa án này đối với việc xét xử tôi.

– Anh nói gì?

– Tôi không công nhận thẩm quyền của tòa án này đối với việc xét xử tôi.

– Nhưng, thưa anh Rearden, đây là tòa án đã được pháp luật ủy quyền để xét xử các tội danh thuộc thể loại này.

– Tôi không nhìn nhận điều tôi làm là một tội hình.

– Nhưng anh đã thú nhận là đã vi phạm các quy định quản lý việc buôn bán Kim Loại Rearden của anh.

– Tôi không nhìn nhận quyền quản lý của các ông đối với việc buôn bán kim loại của tôi làm ra.

– Chúng tôi có cần nhấn mạnh lại cho anh rõ rằng việc anh nhìn nhận là không cần thiết hay không?

– Không, tôi nhận thức rõ điều đó và đang hành xử dựa trên nhận thức đó.

– Có phải anh đang nói rằng anh không chịu tuân thủ pháp luật hay không?

– Không. Tôi hiện đang tuân thủ pháp luật – đến tận từng chữ được ghi trong đó. Pháp luật của các ông buộc rằng cuộc sống của tôi, sự nghiệp của tôi, và tài sản của tôi có thể bị thanh lý mà không cần đến sự đồng ý của tôi. Được lắm, giờ các ông có thể thanh lý tôi, không cần đến sự hợp tác của tôi trong việc này. Tôi sẽ không đóng vai trò biện hộ cho bản thân tôi khi mà không có lời nào có thể biện hộ được cả, và tôi sẽ không vờ tạo ra ảo tưởng là mình đang đối mặt với một tòa án công minh.

– Nhưng, thưa anh Rearden, pháp luật định rõ rằng anh phải được trao cho cơ hội để tường trình sự vụ từ phía của anh và để bào chữa cho anh.

– Một tù nhân bị đem ra xử có thể biện hộ cho anh ta chỉ khi nào một nguyên tắc khách quan của công lý được các thẩm phán công nhận, một nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của anh ta, nguyên tắc mà họ không thể vi phạm, mà anh ta có thể dùng đến. Còn luật pháp mà các ông đang dựa vào để xét xử tôi cho thấy rằng trong đó không có nguyên tắc nào cả, rằng tôi không có quyền lợi gì, rằng các ông có thể làm bất cứ điều gì với tôi cũng được. Tốt thôi, các ông cứ làm đi.

– Anh Rearden, pháp luật mà anh đang tố cáo được đặt ra từ nguyên tắc cao cả nhất – nguyên tắc về điều tốt cho quần chúng.

– Quần chúng là ai? Quần chúng có gì gọi là điều tốt ở đây? Con người đã từng một thời tin rằng “điều tốt” là một khái niệm được định nghĩa bởi một quy tắc về các giá trị đạo đức và không một người nào có quyền tìm điều tốt cho mình qua việc xâm hại các quyền lợi của người khác. Nếu giờ đây mọi người tin rằng các đồng nghiệp của tôi có thể tuỳ tiện hy sinh tôi theo kiểu họ muốn để đối lấy những gì họ tin là điều tốt cho riêng họ, nếu họ tin rằng họ có thể tịch thu tài sản của tôi đơn thuần vì họ cần số tài sản đó – thì, mỗi thằng ăn cướp khác cũng nghĩ vậy thôi. Chỉ có một điều khác biệt là: thằng ăn cướp không đòi hỏi tôi phải thừa nhận, tán thành hành động của nó.

– Chúng tôi có nên hiểu là anh đặt lợi ích của riêng mình lên trên lợi ích của công chúng hay không?

– Tôi thấy rằng câu hỏi đó thật sự không nên có, ngoại trừ trong xã hội của những kẻ ăn thịt đồng loại.

– Cái gì? Ý của anh là gì?

– Tôi tin rằng xung đột lợi ích sẽ không xảy ra giữa những con người không đòi hỏi những gì họ không xứng đáng và đồng thời không có văn hóa dùng người khác tế thần.

– Chúng tôi có nên hiểu rằng là nếu công chúng nghĩ cần phải hạn chế lợi nhuận của anh, anh không nhìn nhận họ có quyền để làm?

– Tại sao? Tôi nhìn nhận chứ. Công chúng có thể hạn chế lợi nhuận của tôi bất cứ lúc nào họ muốn – bằng cách từ chối thu mua sản phẩm của tôi.

– Chúng tôi đang nói về… những cách khác.

– Tất cả những cách khác để hạn chế lợi nhuận là phương cách của những kẻ cướp – và tôi nhìn nhận những cách đó là cướp giật.

– Anh Rearden, đây không phải là cách để anh biện hộ cho mình.

– Tôi đã nói rằng tôi sẽ không biện hộ cho tôi.

– Nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghe ai nói vậy cả. Anh có biết là tội danh anh bị cáo buộc nghiêm trọng đến mức nào không?

– Tôi không quan tâm đến điều đó.

– Anh có nhận thức được hậu quả có thể xảy ra đối với lựa chọn này của anh hay không?

– Hoàn toàn nhận rõ.

– Chúng tôi quan niệm rằng tòa án này sẽ không khoan dung chút nào trước các chứng cứ được trình bày bởi phía công tố viên. Hình phạt tòa án này có thẩm quyền để áp đặt đối với anh sẽ rất nghiêm trọng.

– Cứ tự nhiên.

– Anh nói gì?

– Các ông cứ việc kêu án.

– Chưa từng thấy ai như anh cả. Chẳng bình thường chút nào. Pháp luật đòi hỏi anh phải phúc trình lời bào chữa cho phần biện hộ của anh. Sự lựa chọn còn lại là tuyên bố nhận tội và trông cậy vào sự khoan hồng của pháp luật.

– Tôi sẽ không làm vậy.

– Nhưng anh phải chọn lựa.

– Các ông đang nói rằng các ông chờ đợi ở tôi một sự tình nguyện gì đó à?

– Đúng vậy.

– Tôi sẽ không tự nguyện làm gì cả.

– Nhưng pháp luật quy định rằng phải có phần biện hộ của bị cáo trình bày để ghi vào tài liệu của vụ án.

– Các ông đang nói rằng các ông cần sự giúp đỡ của tôi để hợp thức hóa thủ tục tố tụng này à?

– Uh… không… vâng… đó là việc cần thiết theo thủ tục.

– Tôi sẽ không giúp các ông.

– Thật là kỳ quặc và chẳng công bằng chút nào! Anh muốn làm ra vẻ như là một người thành đạt nổi bật như anh đã bị đẩy ra rìa không cần đến một…. (im bặt)

– Tôi muốn tính chất của phiên tòa này được tỏ rõ đúng với bản chất của nó. Nếu các ông cần đến sự giúp đỡ của tôi để che đậy nó, tôi sẽ không giúp các ông đâu.

– Nhưng chúng tôi cho anh cơ hội để bào chữa cho mình – và chính anh lại là người từ chối nó.

– Tôi sẽ không giúp các ông giả vờ như tôi có cơ hội. Tôi sẽ không giúp các ông duy trì cái vỏ bọc chính nghĩa khi các quyền lợi cơ bản đều không được nhìn nhận. Tôi sẽ không giúp các ông duy trì cái vỏ bọc hợp lý trong một cuộc tranh luận mà lý lẽ cuối cùng là một khẩu súng. Tôi sẽ không giúp các ông làm ra vẻ như các ông đang thực thi công lý.

– Nhưng pháp luật bắt buộc anh phải trình ra phần biện hộ.

– Đó là lổ hổng trong lý thuyết của các ông, các ngài thẩm phán ạ, và tôi sẽ không giúp gì cho các ông về điều này. Nếu các ông chọn đối xử với người khác bằng các phương thức ép buộc, các ông cứ tự nhiên. Nhưng rồi bằng nhiều cách khác nhau so với hiện nay, các ông sẽ khám phá ra rằng các ông sẽ cần đến sự hợp tác tự nguyện từ các nạn nhân của mình. Và các nạn nhân của các ông sẽ nhận ra chính ý chí của họ – thứ mà các ông không thể ép buộc – mới là điều khiến các ông có thể ngồi đây. Tôi chọn lựa để thích ứng và tôi sẽ vâng lời các ông trong phương thức các ông đòi hỏi. Các ông muốn tôi làm điều gì, tôi sẽ làm điều đó trước nòng súng. Nếu các ông xử tù tôi, các ông sẽ phải cho người có võ trang đến để khiêng tôi đi – tôi sẽ không tự ý bước đi. Nếu các ông phạt tiền tôi, các ông sẽ phải tịch thu tài sản của tôi để thanh lý tiền phạt – tôi sẽ không tự ý giao nộp. Nếu các ông tin rằng các ông có quyền bắt buộc tôi – hãy sử dụng vũ lực công khai. Tôi sẽ không giúp các ông ngụy trang bản chất và hành động của mình.

– Anh phát biểu như là anh đang tranh đấu cho một nguyên tắc nào đó, thưa anh Rearden. Nhưng điều anh đang tranh đấu cho thật sự chỉ là tài sản của anh, có phải không?

– Vâng, tất nhiên. Tôi đang đấu tranh để bảo vệ tài sản của mình. Các ông có biết điều đó tượng trưng cho nguyên tắc nào hay không?

– Anh biểu lộ bản thân như là một nhà vô địch của tự do, nhưng sự tự do mà anh đeo đuổi đó chỉ là tự do làm ra tiền mà thôi.

– Ồ, tất nhiên. Tôi chỉ muốn được tự do làm ra tiền mà thôi. Các ông có biết thứ tự do đó hàm chứa nghĩa gì hay không?

– Chắc chắn rồi, thưa anh Rearden, anh không muốn thái độ của mình bị người ta hiểu sai lệch. Anh không muốn hỗ trợ cho cái ấn tượng đang lan rộng rằng anh là một người hoàn toàn thiếu lương tâm xã hội, một người không quan tâm gì đến phúc lợi của đồng loại và làm việc không với mục đích gì ngoài lợi nhuận của bản thân.

– Tôi là việc không vì mục đích gì ngoài việc sinh lợi cho bản thân. Tôi xứng đáng với nguồn lợi đó. Không. Tôi không muốn thái độ của mình bị hiểu lầm. Tôi vui lòng nhìn nhận điều này để nó được ghi xuống. Tôi hoàn toàn đồng ý với tất cả những gì được viết về tôi trên báo chí – với các chi tiết, chứ không phải với những bình luận. Tôi làm việc chỉ vì lợi nhuận cho cá nhân tôi, lợi nhuận tôi có được từ việc buôn bán một sản phẩm người ta cần cho những người tự nguyện muốn mua nó và có khả năng mua nó. Tôi không làm ra sản phẩm vì lợi ích của họ khi đổi bằng sự thất thoát của tôi, và họ không mua nó vì lợi ích của tôi và bằng sự thất thoát của họ. Tôi đã không hy sinh lợi ích của tôi cho họ, và họ đã không hy sinh lợi ích của họ vì tôi; chúng tôi giao dịch ngang hàng bằng sự tình nguyện của đôi bên và lợi ích song phương – và tôi lấy làm hãnh diện với từng xu tôi làm ra bằng cách này. Tôi giàu có và tôi tự hào với từng đồng xu tôi sở hữu. Tôi làm ra tiền bằng chính công sức và nỗ lực của tôi, bằng tự do giao dịch và qua sự đồng ý tự nguyện của từng người tôi giao dịch với – sự đồng ý tự nguyện từ từng người thuê mướn tôi khi tôi bắt đầu vào nghề, sự đồng ý tự nguyện từ từng người hiện đang làm việc cho tôi, sự đồng ý tự nguyện từ từng người mua sản phẩm của tôi. Tôi nên công khai trả lời tất cả các câu hỏi các ông đặt ra cho tôi. Tôi có muốn trả lương cho nhân viên cao hơn sức lao động mà họ phục vụ cho tôi? Không. Tôi có muốn bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá khách hàng tôi muốn trả hay không? Không. Tôi có muốn bán với giá lỗ hoặc cho không sản phẩm của mình? Không. Nếu như vậy là xấu xa, các ông muốn làm gì tôi cũng được, dựa trên các tiêu chuẩn các ông đặt ra. Còn đây là những tiêu chuẩn của tôi. Tôi chính tay làm nên cuộc sống của mình, như những người thành thật khác cần phải làm. Tôi từ chối xem việc mình làm chủ cuộc sống của mình và việc mình cần phải làm việc để đài thọ cho đời sống là tội lỗi. Tôi từ chối xem việc mình có thể làm chủ cuộc sống và đã làm rất tốt là điều tội lỗi. Tôi từ chối xem việc tôi đã làm tốt hơn nhiều người khác là tội lỗi – về việc mà sản phẩm của tôi tốt hơn sản phẩm của nhiều người khác và đa số đã tự nguyện trả tiền cho tôi. Tôi từ chối xin lỗi về khả năng của mình – tôi không xin lỗi cho sự thành công của tôi – tôi từ chối xin lỗi vì số tiền tôi có được. Nếu đây là điều tồi tệ, xấu xa, hãy sinh lợi tối đa từ đó. Nếu đây là những gì công chúng xem như có hại đến lợi ích của họ, hãy để công chúng diệt trừ tôi. Đây là quy tắc của tôi – và tôi không chấp nhận điều gì khác hơn. Tôi có thể nói với mọi người rằng tôi đã đem phúc lợi đến cho đồng loại của tôi ở mức mà các người chỉ có thể mơ tưởng đạt được thôi – nhưng tôi sẽ không phát biểu như vậy, bởi vì tôi không dùng cái tốt cho người khác để thừa nhận quyền hiện hữu của tôi, cũng như tôi sẽ không xem cái tốt cho người khác để biện hộ cho việc họ chiếm lấy tài sản của tôi hay diệt trừ đường sống của tôi. Tôi sẽ không nói điều tốt cho người khác là mục đích của việc tôi làm – điều tốt cho tôi mới là mục đích, và tôi khinh rẻ người nào chối bỏ những gì tốt cho mình. Tôi có thể nói với các ông rằng các ông không phục vụ điều tốt cho công chúng – rằng không có gì tốt cho ai khi cái giá phải trả là bắt người khác phải hy sinh – rằng khi các ông xâm phạm quyền cơ bản của một người, các ông xâm phạm quyền cơ bản của tất cả; và một công chúng gồm những sinh vật không có quyền cơ bản nào cả là một đám đông sắp bị hủy diệt. Tôi có thể nói với các ông rằng các ông sẽ và chẳng thể đạt được gì ngoài một sự sụp đổ toàn diện – như số phận của mọi kẻ cướp giật khi họ không tìm ra nạn nhân nào nữa. Tôi có thể nói thẳng như vậy, nhưng tôi sẽ không nói. Tôi không thử thách chính sách của các ông, tôi thử thách cơ sở đạo đức của các ông. Nếu sự thật là con người có thể đạt được điều tốt đẹp bằng cách biến một số người thành những con vật hy sinh và tôi được yêu cầu phải tự tàn sát bản thân mình để những sinh vật nào đó có thể sống nhờ vào máu của tôi, nếu tôi được yêu cầu phải phục vụ cho lợi ích của xã hội, không phải và rất xa vời lợi ích của tôi – tôi sẽ không đồng ý. Tôi sẽ từ chối như đó là một điều xấu xa đáng khinh, tôi sẽ chống đối nó bằng tất cả sức lực tôi có, tôi sẽ đối chọi với cả nhân loại. Nếu tôi sống còn chỉ một phút trước khi bị giết chết, tôi vẫn sẽ đấu tranh với đầy đủ niềm tin và công lý của trận chiến này và công lý của quyền được sinh tồn của một sinh vật. Đừng có những suy nghĩ sai lầm về tôi. Nếu đồng nghiệp của tôi, những người đang gọi họ là quần chúng nhân dân, giờ có niềm tin như vậy, rằng họ cần đến những nạn nhân, thì tôi sẽ nói: Đi chết đi, những gì tốt cho công chúng. Tôi sẽ không dính dáng gì đến nó!”

– Anh Rearden, thật đáng tiếc khi anh hoàn toàn hiểu lầm ý của chúng tôi như vậy. Vấn đề là ở đó, giới doanh nhân từ chối tiếp cận với chúng tôi trong niềm tin và tình bạn. Họ có vẻ như xem chúng tôi là kẻ thù. Sao anh lại đề cập đến việc dùng người khác làm vật hy sinh? Điều gì đã đẩy anh vào một thái cực như vậy? Chúng tôi không có ý định chiếm đoạt tài sản của anh hoặc hủy diệt đời sống của anh. Chúng tôi không muốn phương hại đến lợi ích của anh. Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được những thành tựu của anh. Mục đích của chúng tôi là quân bình các sức ép của xã hội và thực thi công lý cho tất cả. Mục đích của buổi sơ thẩm này, không như một phiên tòa mà như một buổi làm việc thân mật nhằm hướng đến một sự cảm thông và hợp tác.

– Tôi không hợp tác trước mũi súng chĩa vào mình.

– Sao anh lại nói đến súng ống? Chuyện này không nghiêm trọng đến mức phải đề cập đến những thứ như vậy. Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được lỗi lầm của sự việc này chủ yếu là ở ông Kenneth Danagger, kẻ đã xúi giục dẫn đến sự vi phạm pháp luật này, kẻ đã tạo áp lực lên anh và đã gián tiếp nhận tội khi đột nhiên mất tích để không phải hiện diện trước tòa án.

– Không. Chúng tôi giao dịch với nhau một cách bình đẳng, trong sự đồng thuận, và tự nguyện.

– Anh Rearden, tuy anh và chúng tôi không có cùng một vài ý tưởng với nhau nhưng cuối cùng thì cả đôi bên chúng ta đều phục vụ với cùng một động cơ: những gì tốt đẹp cho mọi người. Chúng tôi nhìn ra rằng anh đã bị thúc đẩy bỏ qua các vấn đề chuyên môn pháp lý vì tình hình nghiêm trọng của các mỏ than và tầm quan trọng của năng lượng đối với phúc lợi của công chúng.

– Không, tôi đã bị thúc đẩy bởi lợi tức và lợi ích của bản thân tôi. Mức ảnh hưởng đối với các mỏ than và phúc lợi của công chúng là chuyện ước tính của các ông. Đó không phải là động cơ của tôi.

– Anh Rearden, chúng tôi chắc rằng anh, và cả công chúng, không thật sự tin rằng chúng tôi muốn đối xử với anh như một vật hy sinh. Nếu có ai đã và đang ngộ nhận như vậy, chúng tôi rất muốn chứng minh rằng sự thật không phải như vậy.

 

Nguyên tác: Ayn Rand, Atlas Shrugged
Bản in kỷ niệm 50 của tác phẩm (trang 441-447)
Dịch: Hoàng Triết

Hãy tập trung giáo dục nhân cách cho trẻ em

 

 

  • “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia.”
  • “Tiên học lễ, hậu học văn.”

Đó là những khẩu hiệu rất nổi tiếng, mà hầu như mỗi ai trong chúng ta đều thuộc nằm lòng. Khẩu hiệu được treo lên ở những vị trí trang trọng nhất, dễ thấy nhất để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hiền lễ. Rõ ràng ông cha ta từ xưa đến nay vẫn trọng chữ lễ nghĩa trước, lấy nhân cách con người làm gốc. Có nhân cách tốt rồi sẽ có thể làm những việc khác. Một nhân cách tốt sẽ hướng con người làm những việc có ích cho xã hội, nếu có tài còn có thể phát triển xã hội lên một tầm cao mới. Còn nếu chỉ có cốt cách, không đủ năng lực thì chí ít cũng không gây hại đến người khác, phá hoại đến sự phát triển chung của loài người.

Nhìn vào thực tế xã hội bây giờ, hôm nay báo đăng chỗ này con cái mắng mỏ, đánh đập cha mẹ, con cái đẩy cha mẹ ra đường, chỗ kia trò đánh thầy, sỉ nhục lăng mạ thầy, hay chỗ khác, học sinh làm đại ca trong trường, lột quần áo, lên mặt dạy đời bạn bè ngay trong lớp học rồi quay clip tung lên mạng. Hay khi ra đường, trên người không dám đeo một đồ trang sức, tay lúc nào cũng vịn vào túi giữ chặt cái ví. Không phải tất cả con cái, học sinh đều làm như vậy, không phải mọi nơi đều như vậy nhưng nhìn chung và dự đoán cho một xã hội tương lai với nguồn nhân lực bắt nguồn từ những thế hệ như vậy, liệu có dám chắc có một xã hội bền vững, vươn tầm sánh vai với các cường quốc khác như lời Bác Hồ đã dặn dò. Những sự việc đáng tiếc như vậy bắt nguồn từ đâu, không ai sinh ra tự như vậy cả, cũng chẳng có sách vở nào dạy như vậy cả, có chăng đó chính là cái lỗ hổng của giáo dục hiện tại.

Nhìn vào các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, hay các nước châu Âu,… cũng có những tình trạng giống như Việt Nam, nhưng đó chỉ là thiểu phần vì không thể có một kế sách nào có thể hoàn hảo cho tất cả được. Tập trung giáo dục nhân cách cho trẻ em luôn là một trong những công việc đầu tiên mà bất kì một quốc gia trên thế giới này đều thực hiện, nhưng mỗi nước có cách thực hiện khác nhau, mỗi nước có mức độ quan tâm khác nhau. Chỉ là nước này theo kiểu này, nước khác theo kiểu khác tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Mỗi một đứa trẻ sau khi được sinh ra, hầu hết được nuôi dưỡng trong tình thương yêu của cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo. Mỗi đứa trẻ đều nhận được sự giáo dục nhân cách để trở thành một con người có ích cho xã hội. Đứa trẻ nào hầu hết cũng được dạy phải biết yêu thương, chia sẻ, trung thực, và những nhân cách cần có trong cuộc sống. Ví dụ như trẻ em ở Mỹ được dạy biết giữ uy tín, kính trọng, lễ phép, tinh thần trách nhiệm, ngay thẳng, lương thiện, biết quan tâm và có bổn phận của một công dân xuyên suốt những năm đi nhà trẻ và 12 năm đi học. Trẻ em ở Nhật đâu được học chữ viết như các nước khác, mỗi ngày đến trường cô giáo đều dạy cho trẻ biết mỉm cười, biết nói câu cảm ơn, xin lỗi, nhường nhịn người khác, tôn trọng người khác, hay là tinh thần tự lập, tập cho trẻ thói quen sinh hoạt hằng ngày, và muôn vàn đức tính cần có trong cuộc sống. Rõ ràng với việc quan trọng hoá giáo dục nhân cách cho trẻ đã và đang phát huy tác dụng tích cực. Những nước phát triển đều là những nước có nền giáo dục rất tốt. Giáo dục ở đây không có nghĩa là dạy chữ tốt, mà còn dạy nghĩa cũng tốt.

Quay lại nước Việt Nam ta, nhìn vào các kì họp Quốc hội, Bộ giáo dục cứ loay hoay mãi các phương án cải cách giáo dục, nào là đổi mới chương trình sách giáo khoa 30,000 tỷ, nên thi đại học hay tốt nghiệp, để rồi cứ chạy theo cái vòng luẩn quẩn đó không thoát ra được. Sách giáo khoa có hay, có hội tụ những kiến thức trong cuộc sống, thi cái này thi cái nọ để phân loại học sinh giỏi yếu nhưng con người thiếu mất chữ nhân thì có để làm gì. Làm sao sách giáo khoa có thể mang lại tất cả kiến thức cuộc sống xung quanh được, vũ trụ bao la sức người có hạn. Làm sao cứ mở kì thi để phân loại thí sinh ra làm gì. Thử hỏi những đứa giỏi thì được giáo dục tiếp, còn những đứa yếu thì không được giáo dục để rồi xã hội dư ra một lượng nhân lực yếu kém. Cớ sao không tập trung giáo dục đồng đều, giáo dục nhân cách đi đã. Có nhân cách rồi, con người tự biết tìm tòi học hỏi vươn lên. Kiến thức xung quanh rất nhiều, từ thực tế có, từ sách báo internet , truyền hình cũng có. Có nhận thức, họ sẽ biết cách thu nhặt kiến thức. Ai cũng có phẩm chất tốt, ai cũng có năng lực tốt thì có phải tạo ra một xã hội mạnh hay không.

Một ví dụ khác như đất nước Butan, đất nước người ta không giàu nhưng đang là mục tiêu hướng đến của nhiều nước khác. Tại sao không giàu, được xếp vào loại nước đang phát triển nhưng đó đang là niềm mơ ước của nhiều người? Đơn giản chỉ là một đất nước lấy nhân cách con người làm gốc, giữ lại những bản sắc thiên nhiên, biết tôn trọng thiên nhiên. Họ không phá hoại môi trường, con người đối xử với nhau hoà thuận, không chém giết, không dùng thủ đoạn tước bỏ quyền sống của con người. Rõ ràng, nước phát triển hay không phát triển thì nhân cách con người quả là quá quan trọng. Chỉ cần các bộ ban ngành nhà nước Việt Nam nhận ra điều này thì cũng chẳng cần đến 30,000 tỷ, hay các kì thi gì đó, mà hãy tập trung tạo ra một thế hệ trẻ lễ nghĩa, chắc chắc sẽ tạo ra một xã hội ổn định bền vững.

 

Tran Duy Khanh

Tôi đã gặp thần chết (nghĩa đen) và sống sót trở về sau 5 hits DMT (Ayahuasca)

Tôi được sinh ra vào thời điểm mà cả bố mẹ tôi đều ngồi tù. Họ không thể nuôi tôi. Từ nhỏ tôi sống cùng dì và ông bà từ khi mới vài tháng tuổi cho đến giờ. Bố mẹ cũng không có liên hệ gì nhiều với tôi cả, rất hiếm khi chúng tôi gặp nhau. Tôi là đứa dè dặt và không mấy khi thích nói chuyện hay hòa đồng với mọi người. Vì lý do này, năm lớp sáu tôi đã suýt nữa bị dì đem đi tới bác sĩ tâm thần. Nhưng tôi đã cố gắng giả vờ nói nhiều để đánh lừa bà ấy, thế là khỏi phải đi gặp bác sĩ. Tôi tin là tôi không hề bị bệnh gì cả. Tôi tin rằng tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời tôi suốt những năm sau đó là một sự sắp đặt để tôi đến với những trải nghiệm mà tôi sắp kể ra đây. Những trải nghiệm về sự tỉnh giác đã làm tôi thay đổi đi cách nghĩ, cách sống của mình. Một cuộc hoán chuyển mạnh mẽ sang một con người hoàn toàn mới.

Trước khi uống ayahuasca, một loại chất thức thần, tôi đã trip 2 lần với nấm. Lần đầu tiên mang tôi đến với những hồi ức của tuổi nhỏ với đầy màu sắc và kỷ niệm êm đềm. Tôi biết điều mà nấm muốn nói với tôi lúc đó. Tôi đã từng là con người thật khi tôi ở vào tuổi đó. Tất cả là thật, và hạnh phúc là có thật. Nhưng trải qua nhiều biến cố, nhiều ảnh hưởng của xã hội, tôi không còn là mình nữa. Bạn có thấy một đứa trẻ sáng tạo chưa? Khi chúng vẽ, chúng tập trung vào vẽ. Vẽ là hạnh phúc. Khi chúng hát, chúng tập trung vào hát. Hát là hạnh phúc có thật. Thế nhưng khi lớn lên, bạn lại phải “đạt được” thứ gì đó mới cảm nhận đc hạnh phúc. Bạn không hạnh phúc trong tâm, bạn chỉ tìm những thứ bề ngoài.

Lần trip thứ 2 là trải nghiệm về tự do và đau khổ. Có lẽ trước lúc trip tôi đã nghe bài Hồ Thiên Nga quá nhiều lần nên trong khi trip, dù không mở nhạc nhưng bài hát đó như vang lên trong tôi. Tôi nghe hàng triệu người hát khúc ca đó. Họ muốn vươn lên từ nơi tăm tối. Tôi nghĩ về loài người. Lẽ ra chúng ta phải khác đi. Lẽ ra cuộc sống của chúng ta phải khác. Chúng ta phải tự do, phải yêu thương. Nhưng hàng nghìn năm qua, cho đến giờ, vẫn chỉ có chủ nô và nô lệ. Tôi hòa vào khúc ca với những nô lệ đó, dưới ánh trăng sáng. Tôi cảm thấy thấu hiểu được nỗi đau vọng lại từ nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, 2 lần trip trước chỉ là một trải nghiệm nhẹ nhàng thì lần thứ 3, với một liều ayahuasca đủ mạnh, tôi đã có một cuộc hành trình đáng giá. Một thử thách thật sự dành cho lòng can đảm của bản thân, và tôi đã sống sót. Đó thật sự không phải là một chuyến đi ngắn ngủi hay sự táo bạo muốn thử cảm giác lạ. Đó không phải là trò đùa của định mệnh đối với tôi. Nó đã đến với tôi như một duyên phận và muốn tôi trải qua để trưởng thành.

Tôi mua ayahuasca qua sự giới thiệu của 1 người anh trên FB. Lần thử đầu tiên không thành công, không có gì xảy ra có lẽ do cách nấu chưa phù hợp. Người bạn ấy gửi lại cho tôi liều thứ 2 mạnh hơn, tương đương 5 hits DMT nếu chiết xuất ra. Tôi nghiền chúng thành bột và nấu riêng rễ với hạt.

Tôi uống nó vào khoảng hơn 6 giờ chiều. Trước khi uống, tôi đeo 1 viên đá thạch anh lên cổ vì nghe người ta đồn rằng thạch anh giúp kết nối linh hồn với vũ trụ. Nếu như nấm cần 30 phút mới có tác dụng thì với ayahuasca, chỉ cần chưa tới 5 phút. Nó rất nhanh và cực mạnh. Đó là thứ thuốc rất khó uống, cực kỳ đắng, chát, chua (do có giấm và vitamine C), có mùi rất khó chịu, khi nuốt vào tôi đã nôn ra mấy lần. Lúc đó tôi đã uống hơn 2/3 liều thuốc, còn 1 ít trong ly với bột hạt nhưng tôi không thể uống tiếp được nữa vì cổ họng như bị thiêu cháy và xay xẩm mặt mày. Tôi cảm nhận được nó đang tới. Tất cả bắt đầu ảo tới mức khó tin. Tôi nằm xuống, và vài phút sau nó đến với tôi. Rất mạnh.

Tôi nhìn thấy toàn bộ đồ vật trong phòng biến hình thành một bộ phim hoạt hình 3D kinh dị. Tất cả đều thay đổi hình dạng tới mức khó tin. 3 cái túi nilon đựng đồ linh tinh tôi treo trên tường biến thành 3 gương mặt chạm khắc bằng đá, giống như tượng các vị thần được đặt trong 1 đền thờ. Tất cả mọi thứ đều biến dạng, tôi có cảm giác mình lạc vào một xứ sở kỳ bí như trong phim Alice in Wonderland nhưng thậm chí còn lạ lùng hơn thế. Âm thanh bắt đầu xuất hiện, tiếng rung của các dòng chảy liên tiếp. Đó không phải là tiếng hát như lần trước, đó là sự rung động mạnh mẽ của vũ trụ. Tôi trôi bềnh bồng giữa những dòng chảy đó, chúng uốn lượn, thâm nhập sâu vào bên trong tôi và điều khiển tôi. Những dòng chảy hiện lên khắp căn phòng hệt như những bộ mã, chúng có điểm giao thoa là tôi, hệt như có rất nhiều vòi bạch tuột quấn lấy tôi. Tôi có thế cảm nhận được cái năng lượng mạnh mẽ đó. Nó không còn là 1 liều thuốc đơn thuần nữa. Đây chính xác là 1 thứ nghi lễ đặc biệt. Nghi lễ này được dẫn dắt bởi ayahuasca, đến với một chiều không gian khác.

Tôi không còn điều khiển được chân tay và thân người của mình nữa bởi vì tôi đã trở thành một dòng chảy. Có lúc tôi ngồi và múa, có lúc nằm uốn éo tan biến, ẩn hiện, hòa nhập, co rúm. Tôi chỉ còn là 1 luồng khí nhẹ như khói và có thể trở thành bất kỳ hình dạng nào. Tôi như 1 dòng nước chảy xuyên qua vách đá, tuôn ào ào rồi bốc hơi lên không trung. Đó là 1 điệu múa kỳ lạ của 1 nghi lễ. Âm thanh của tiếng rung càng lúc càng dày đặc, tôi cảm thấy ù tai. Dòng chảy mỗi lúc 1 nhanh hơn. Tôi lăn lộn và uốn éo liên tục bên trong nó.

Bỗng nhiên cái lạnh thấu xương ập đến. Rất lạnh. Lạnh tới mức tôi co rúm người lại, tôi cảm thấy lồng ngực bị bóp chặt không thể thở được. Cái lạnh tê tái xuyên thấu từng tế bào. Tôi vơ tay túm lấy cái mền nhưng khi lấy được và đắp thì nó liền bị lôi ra. Cái mền bị lôi ra rất mạnh khiến tôi không thể nắm được nó. Tôi hiểu điều này. Những dòng chảy đó không muốn tôi ấm. Nghi lễ này cần phải trần trụi. Tôi co người lại, nắm chặt tay chân vì quá lạnh. Tim đập mạnh tới mức lồng ngực như muốn vỡ ra. Tôi biết thần chết đang đến. Dòng chảy trong đầu hiện lên hàng tỷ gương mặt giống nhau. Tôi biết đó là thần chết. Cái lạnh đó là cái lạnh của cái chết đang tới gần. Tôi như ngừng thở, cổ họng bị nén chặt không thể kêu cứu. Tôi thực sự sợ hãi.

Tôi biết tôi không thể đùa giỡn với thứ này được. Nhưng tôi thực sự không ngờ nó mạnh đến thế. Tôi sợ hãi và muốn thoát ra. Tôi cố gắng ngồi dậy nhiều lần để thoát khỏi dòng chảy và gương mặt ghê rợn của thần chết đang nhìn tôi. Hàng tỷ gương mặt giống hệt nhau, biến đổi liên tục nhưng đều có hình dạng chung giống như 1 con rắn có cặp mắt dài với tròng mắt màu vàng cam. Nhưng mỗi lần tôi ngồi dậy, không gian xung quanh nuốt chửng lấy tôi và tôi bị kéo xuống. Tôi biết, tôi là 1 vật tế đang nằm giữa các đấng linh thiêng trong 1 nghi lễ cổ xưa.

Con rắn tỷ đầu nhìn tôi le lưỡi. Nó biến hình thành những con quái thú khác. Tất cả như 1 bộ phim kinh dị nhiều tập. Nỗi sợ hãi dâng lên tột đỉnh. Tôi nghe thấy nhiều tiếng thét kinh hoàng muốn thoát khỏi ngục tù. Bóng đêm ập đến. Sau đó là tiếng thét của chính tôi, trong đầu tôi. Tôi muốn ra khỏi đây, nhưng đã quá muộn. Tôi quá sợ nhưng đã quá muộn.

Trong suốt quá trình này tôi không mất ý thức. Tôi biết tôi đang cào cấu da thịt, tôi biết tôi đang bứt tóc và lăn lộn, tôi biết tôi sợ hãi. Nhưng tôi tuyệt đối không điều khiển được tay chân và thân người của mình. Chúng không còn là của tôi nữa. Tôi cào rách da mình mà không hề thấy đau đớn. Tôi nghĩ đó là một cách trị liệu nào đó mà “họ” muốn tôi trải qua. Tiếp đó là những hình ảnh ghê gớm hơn xuất hiện thách thức tôi. Tôi sợ tới mức muốn khóc thét. Nhưng tôi không thể la được và không thể thoát khỏi nó. Chứng nghiệm này bắt buộc tôi phải giáp mặt trực diện với nó.

Đó là cái chết. Đó là nỗi sợ. Nó là cái ác, diệt vong, hành hạ. Tôi bị đe dọa trước cái ác lạnh lùng, sự biến dị của thù hận trong những hình hài kỳ ảo cùng với nỗi sợ hãi khủng khiếp. Nhưng tôi biết tôi không thể thoát ra. Tôi lấy hết sức tập trung nhìn vào nó. Mỗi lần tôi nhìn nó và muốn đấu với nó, nó lại biến thành 1 thứ ghê rợn hơn. Mong muốn chiến thắng càng mạnh, những hình ảnh càng đáng sợ. Tôi hiểu điều này. Nghĩa là khi cái tâm càng sáng, cái ác sẽ càng cố gắng tiêu diệt tôi. Tôi tập trung đầu óc cao độ để nhìn chúng. Hết sức tập trung. Có điều gì đó mách bảo với tôi rằng nếu tôi buông tay khỏi sự sống, chúng sẽ nhập vào tôi, sẽ nuốt chửng tôi. Vì vậy tôi cố hết sức tập trung nhìn chúng. Trong cái khoảnh khắc đó, 1 điều kỳ lạ xảy ra. Tôi cảm thấy tôi nhẹ đi, tình yêu dâng tràn. Tôi cảm thấy tình yêu bao bọc lấy cơ thể. Phải rồi, tôi yêu chính mình. Tôi là một sinh linh với một sự sống. Tôi là một tạo vật của tạo hóa trong cuộc đời này. Tình yêu lan tỏa. Tôi hiểu rồi, hiểu ra rồi. Tôi phải tập trung vào sự sống. Khi đó bọn tay sai của thần chết không thể giết được tôi. Tôi dùng hết sức lực tập trung vào giây phút đó, tôi biết rồi, nó hiển hiện để tôi vượt qua. Nó chính là giông bão do thần chết sai khiến đến đây với tôi. Chúng là thứ tôi phải đi qua. Tôi phải vượt qua chúng. Bằng cách tập trung cao độ vào nguồn sống, sự sống của chính tôi.

Nhưng mọi chuyện chưa kết thúc và màn tra tấn bây giờ mới thực sự bắt đầu. Trước mặt tôi là 1 hố sâu, tôi đang ở trong rừng rậm. Có 5 người đàn ông chĩa súng vào đầu, xung quanh là bóng đêm đặc kín. 5 kẻ đó cười lên, bài ca rùng rợn của chúng bắt đầu. Tôi biết mình sắp chết. Cái chết y hệt như khi cộng sản giết người, chỉ khác 1 chỗ là cộng sản dùng rựa chặt đầu, còn tôi bị bắn. Hình ảnh này đột ngột chấm dứt. Chân tay tôi bỗng nhiên đông cứng, thân người thu về một khối tròn y hệt như một tù nhân bị trói. Các móng tay liên tục cào rách da. Tôi biết tôi đang bị hành hạ nhưng tôi không thể dừng lại. Tôi ý thức được toàn bộ quá trình này nhưng tôi không thể làm gì được. Bàn tay sờ lên mặt tôi và bóp chặt 2 má. Đó là bàn tay của tôi nhưng không phải do tôi điều khiển. Tiếng cười điên loạn ré lên, tôi ở giữa chúng đầy bất lực. Sự hành hạ kéo dài rất lâu. Thân người tôi bắt đầu đau đớn như bị xé toạc ra. Tôi cảm thấy sự đau khổ của hàng triệu linh hồn ở nhiều kiếp sống đang đặt lên vai mình. Tôi cảm thấy kiệt sức, tôi muốn kêu cứu. Tôi cần ai đó cứu tôi ra khỏi sự hành hạ này nhưng tôi không thể kêu la. Thật khủng khiếp.

Có một điều kỳ lạ là, tôi chưa từng bị hành hạ như thế bao giờ trong cuộc đời thực nhưng tôi lại cảm thấy tất cả những chuyện này rất quen thuộc như thể nó đã từng xảy ra ở đâu đó. Tôi cảm thấy nó rất thực. Chắc chắn đã từng có những chuyện như thế nhưng tôi không sao nhớ nổi. Chúng thật sự rất quen thuộc.
Một lúc sau, bàn tay tôi bớt cào da và tóc. Tôi cảm thấy nơi tôi nằm bắt đầu có hình dạng trở lại của 1 căn phòng. Tôi cố gắng ngồi dậy nhưng không được. Tôi biết mình đang ở giai đoạn cuối. Tôi bị thúc đẩy ngồi dậy bật đèn lên. Tôi nhìn vào ánh sáng đó. Tôi đã được giải thoát trong ánh sáng. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn và yên bình hơn. Ánh sáng đó thật đẹp.

Bụng của tôi bỗng nhiên bị nén. Tôi nôn ọe nhưng không có gì cả. Nước tiểu đột ngột tuôn ra và tôi không thể kiềm chế được, xối xả. Nhưng nó không có mùi khai bình thường, nó có mùi hạt nho pha lẫn. Tay “của tôi” túm lấy tóc tôi và kéo nó lên giữa đỉnh đầu, kéo liên tục như 1 búi tóc cao lên ở giữa đỉnh đầu. Tôi bắt đầu ý thức được căn phòng xung quanh nhưng tôi vẫn chưa tỉnh. Tôi muốn nói hết những điều này với ai đó và tôi lấy hết sức ngồi dậy, mở latop lên. Màn hình laptop đẹp lung linh màu sắc. Tôi chỉ có thể nói với người hiểu nó. Thế là tôi mở FB và nhắn cho anh Huy trong trạng thái chưa tỉnh hẳn. Y như 1 kẻ đang say rượu lắc lư lắc lư. Tôi gõ bàn phím rất chậm, và vừa gõ vừa lắc lư người. Lúc đó là 1h8 phút sáng. Tôi vẫn chưa thực sự điều khiển đc bản thân nhưng tôi cố hết sức nhìn vào màn hình laptop, thỉnh thoảng nó nhòe đi. Tôi nhắn cho anh Huy trong trạng thái kích động dữ dội. Phải có ai đó biết những chuyện tôi trải qua đêm nay. Cảm giác đó dần tan. Nó chỉ tan hẳn vào khoảng gần 4h30 phút sáng. Suốt đêm tôi không ngủ được. Từ khoảng 4h30 phút trở đi, tôi nằm dài trong phòng, bất động và kinh hãi.

Cả ngày hôm đó mặc dù hơi lả nhưng tôi cảm thấy không mệt mỏi. Tối về cũng không mệt. Tuy nhiên lạ lùng là cho đến giờ, mọi thứ đồ vật rõ nét đến kinh ngạc, màu của chúng đậm lên và rất đẹp, mặc dù trip đã qua cả ngày trời rồi. Cả ngày đó tôi không cảm thấy thèm ăn gì. Tôi có thể nhịn đói nguyên ngày cũng đc nhưng sợ bị kiệt sức nên tôi ăn cơm với cà rốt và cải bó xôi. Mùi thịt trong nhà ăn chỗ làm việc làm cho tôi cảm thấy kinh tởm.

Tối qua cũng lạ. Mới 10h tối mà tôi buồn ngủ không kiềm chế được. Tôi nằm xuống ngủ ngay nhưng không hề mệt mỏi. Tới khoảng 1h30 phút sáng nay thì tôi đột ngột tỉnh dậy do thấy lạnh quá không ngủ được nữa. Khi tỉnh dậy, mọi thứ mờ ảo như giấc mơ, một màn sương nhòe bao phủ căn phòng. Tôi cảm nhận được màu sắc của từng đồ vật như một thực thể sống động, như thể chúng có linh hồn, tôi nghe được và phân biệt được từng thứ âm thanh đang diễn ra vào buổi sáng. Và tôi rất tỉnh táo ngồi viết tường thuật này.

Tôi biết bạn không hiểu những gì tôi trải qua có ý nghĩa gì. Nhưng tôi hiểu nó rõ ràng. Tôi sẽ cố gắng chuyển tải hiểu biết này cho bạn.

Toàn bộ cuộc sống là một dòng chảy liên tục không dứt. Nó giống như một thác nước tuôn chảy. Bất kỳ viên đá chắn ngang nào cũng sẽ làm cho dòng chảy đó chậm đi hoặc ngắt quãng nó. Nhiệm vụ của bạn trong đời sống là hãy gỡ bỏ tất cả những phiền muộn, những thù hận, tham lam, sợ hãi đã chắn ngang cái dòng chảy liên tục của đời sống. Hãy để dòng chảy đó lưu chuyển bên trong và bên ngoài bạn. Nếu một phút giây nào đó bạn thù hận, một phút giây nào đó bạn muốn sở hữu ai đó mà bạn nghĩ là bạn yêu, nghĩa là bạn đang bị dính mắc. Cục đá đó đang chắn ngang dòng chảy và bạn không Sống thật sự. Bạn đang bị mê hoặc bởi một thứ ảo tưởng huyễn hoặc tai hại. Hãy buông bỏ ảo tưởng đó, hãy xả ly con người của bạn khỏi cái ảo ảnh muốn chiếm hữu, muốn cầm nắm, muốn kiểm soát. Hãy để dòng chảy trôi đi trong yên bình và tĩnh lặng. Dòng chảy nào rồi cũng hoán chuyển và điều hòa. Cái nhân bạn đã gieo gặt đó rồi sẽ chảy về nơi bắt đầu. Hãy vứt bỏ những tham sân si trong đời để tuyệt đối là linh hồn trong trẻo, một tế bào sống của dòng thác cuộn chảy trong yên lặng.

Muốn hòa điệu cùng cái điệu nhảy của dòng chảy đó, bạn hãy yêu. Tình yêu là chân lý cao nhất. Bạn hãy yêu tất cả mọi thứ trong cuộc sống bạn đang có. Bất cứ một giây phút nào bạn buông rơi cái nhịp điệu không ngừng của dòng chảy chính là bạn đang chối từ bản thân, chính là không còn yêu chính bản thân mình nữa. Đau khổ từ đó mà thành. Đừng bao giờ buông tay khỏi sự sống. Đừng bao giờ nghe theo cái tiếng nói thì thầm trong đầu bạn, bảo bạn hãy bỏ rơi chính mình để đi theo một điều gì đó. Đó là tiếng nói của cái phần ma quỷ trong chính con người bạn. Nó là cái góc tối song hành với ánh sáng của tâm. Hãy yêu, hãy thắp lên ánh sáng trong tâm thức để soi rọi rõ ràng sự hiện hữu của ma quỷ trong con người mình. Ma quỷ không thể tồn tại trong ánh sáng. Trong ánh sáng chỉ có an bình tĩnh lặng.

Nhưng bạn có biết yêu là thế nào không? Yêu không phải là bạn muốn cưới người đó. Yêu không phải là bạn cần có thứ gì đó bên cạnh mình. Đó là dính mắc. Yêu nghĩa là bạn chỉ yêu thôi. Yêu chỉ là là bạn thấy yêu, thấy rung động trong tim. không phải sự chiếm hữu hay cầm nắm hay kiểm soát. Hãy yêu như thế, cái tình yêu ngây thơ, không hề có chút toan tính nào. không có logic nào cả. Khi tình yêu nó xảy sinh, nó là ánh sáng, bạn hãy đi theo ánh sáng đó. Nó sẽ dẫn bạn luân chuyển theo dòng chảy của sự sống trong hạnh phúc tột cùng. Linh hồn bạn đã được hòa giải. Bạn trở thành một tế bào sống trong cơ thể của tạo hóa.

Tôi biết các bạn, ai đã từng trải nghiệm thức thần đều biết có 2 loại trip: bad trip và good trip. Có lẽ ai cũng mong mình sẽ có good trip. Nhưng cái suy nghĩ đó tôi không nghĩ là đúng. Theo những gì tôi trải qua, bad trip thậm chí còn có tính trị liệu cao hơn good trip nhiều lần. Nếu như good trip là một làn sóng ôm ấp vỗ về đưa bạn về tình yêu chân thật với vũ trụ. Thì bad trip lại là 1 ông thầy giáo cộc cằn khó tính. Ông ta không dạy bạn bất cứ thứ lý thuyết nào cả. Không có lý thuyết. Ông ta quẳng cho bạn một bài kiểm tra khó khủng khiếp, bắt bạn phải làm nó dù bạn muốn hay không. Nếu bạn vượt qua bài kiểm tra đó, bạn sống. Đó là bài kiểm tra thách thức toàn diện con người bạn: nỗi sợ hãi, lòng thù hận, sự tham lam, lòng can đảm, tình yêu, và trên hết: mạng sống của bạn. Bạn phải lột trần toàn bộ những thứ đó ra để làm giấy và bút kiểm tra. Bài kiểm tra đó có thể làm cho bạn đau đớn và nát tan nhưng đằng sau cái đau đớn đó là ánh sáng của THẤU NGHIỆM. Bởi vì quá trình đớn đau đó là tri thức, là tuệ giác riêng biệt chỉ có bạn mới có. Trong sự thấu nghiệm ấy, bạn là một nhân chứng và cũng là một chiến binh. Bạn chạm trán với ma quỷ bên trong con người. Bạn nhìn chúng biến đổi hình dạng để nhát bạn. Bạn đã tách mình và đứng trên một vị trí để quán xét được toàn bộ thân tâm trước cơn mộng mị đó. Bạn nhìn thấy dòng chảy của tâm và từ đó phát sinh tình yêu Sự Sống. Bạn yêu quý chính bản thân mình và không để nó thỏa hiệp với ma quỷ, bạn từ chối bắt tay với ma quỷ của nỗi sợ hãi, lòng tham và thù hận hay tham ái. Vì vậy, phải coi bad trip như một thứ bạn cần phải trải nghiệm, phải đi qua, bởi vì cơ duyên này muốn bạn học được điều gì đó. Nó đến với bạn có lý do của riêng nó.

Cách nhìn nhận này có thể đưa bạn đến một bình diện khác của đời sống. Nó cho tôi biết rằng bất kỳ thứ gì cũng là một quá trình. Không có lối đi tắt nào hết. Không có cái gì gọi là nhanh chóng trên đời này. Nếu bạn muốn có trí tuệ thật, bạn phải trải nghiệm thật. Và cái can đảm duy nhất bạn có thể có để trải nghiệm thật là tình yêu thương, là nguồn gốc thật sự của cái mà người ta gọi là “tập trung” hay “sự tận tâm”.

Thế nhưng đời sống này càng ngày càng “nhanh chóng”. Người ta thích những thứ nhanh chóng với ảo tưởng rằng sẽ biết một “bí mật” nào đó giúp họ có được tức khắc thứ họ muốn mà không phải đi qua đớn đau, sợ hãi, cô độc. Khi mọi sự yên ổn, họ muốn tất cả mọi thứ như thế mãi. Sự bình yên giả dối mà tâm trí đã tạo ra làm cho họ không dám có bất cứ hành động gì. Họ sống trong một ảo ảnh của tâm trí về sự bình yên. Khi họ gặp rắc rối, họ lại tiếp tục quay về với những nghiện ngập của đời sống vật chất hoặc yếu đuối đắm chìm trong đau khổ. Đó chính xác là căn bệnh trầm kha của xã hội Việt Nam. Bị nhốt tù trong chính tâm trí và hoang tưởng bởi sự thêu dệt hoa lụa của đời sống vật chất bệnh hoạn. Và để mọi sự khác đi, chỉ có thể là sự thức tỉnh thật sự.

Bằng cách nào đó phải bứng gốc khỏi ma trận thì may ra có cơ hội để làm người. Và để thực hiện sự thức tỉnh đó, chúng ta cần yêu thương và cần thời gian. Chúng ta đang cố gắng thức tỉnh những người vô minh bị đánh cắp cái trí, họ không hiểu việc mà họ làm. Chúng ta cần yêu thương để có thể có kiên nhẫn trước sự mê muội đó. Chúng ta cần thời gian để sự yêu thương từ trong ta ngấm dần vào họ. Đó phải là một cơn mưa dầm thấm vào đất thật lâu. Nó là một quá trình dài, không có cách nào khác. Bằng yêu thương, chúng ta tuyệt diệt được mầm mống ma quỷ và làm chuyển đổi linh hồn của họ. Chúng ta có bị nguy hiểm không? Chắc chắn có. Đó cũng như một bad trip mà chúng ta bắt buộc phải chạm mặt. Nếu đi qua được nó, chúng ta Sống.

Trong chuyến trip của tôi, tôi cảm nhận sự cô độc tột cùng trong màn đêm đen đặc quánh khi tôi bị 5 thằng lính xử bắn, khi tôi một mình chống chọi với cả một đội quân của thần chết sai đến làm cho tôi sợ hãi cùng cực. Những hình ảnh giả lập mà ayahuasca đã tạo ra thực chất là một bài học sâu sắc: Bạn đang sợ hãi chính mình. Bạn muốn là Steve Jobs, bạn muốn làm Bill Gates, bạn muốn là một ai đó khác chứ không phải là chính bản thân mình. Bởi cái “ai đó” ấy chính là người đã được xã hội chấp nhận và bạn muốn mình vừa khít vào cái khuôn đó. Bởi vì nếu bạn là bạn, bạn sẽ cô độc, bạn sẽ đứng một mình giữa một biển người muốn tiêu diệt cái khát khao thể hiện bản thân như nó thực sự là. Để thoát khỏi cái mê lầm này, bạn phải ý thức được toàn bộ sự cô độc của mình. Sự thật là, bạn chỉ có một mình. Giống như tôi khi bị tra tấn trong chuyến trip. Không ai đến cứu tôi hết. Bạn phải dựa hoàn toàn vào chính bản thân mình vì chỉ có bạn mới cứu được bạn.

Haruki Murakami đã biết điều này khi ông ấy viết cuốn Người tình Sputnik (cuốn tiểu thuyết tôi rất yêu thích):

“Không người nào đi hết cuộc đời mà chưa một lần trải nghiệm tình cảnh cô độc dữ dội, thậm chí buồn chán, giữa chốn thâm sơn cùng cốc, chỉ dựa vào chính mình và nhờ đó biết được sức mạnh thực sự đang ẩn chứa trong con người mình.”

Ông ta đã hiểu nó. Nghĩa là bạn có thể không có khả năng chống lại toàn bộ sự mê man, hoang tưởng của xã hội, nhưng hãy đứng vững như một thành lũy cá thể trong sự giáp mặt với nó. Hãy yêu quý bản thân. Đó là sức mạnh duy nhất mà bạn có, đó là thứ duy nhất bạn có thể trông cậy, chứ không phải ai đó sẽ cứu bạn. không ai cứu được bạn nếu như bạn sợ phải giáp mặt với sự thật trần trụi – nỗi sợ hãi.

Chuyến trip này còn mang đến cho tôi một trí tuệ khác. Đó là sự đồng cảm với tất cả tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Tôi không có tôn giáo nào nhưng gần đây tôi có đọc một số tài liệu Phật giáo và Thiền Minh Sát. Tôi bắt đầu hiểu được chúng rất rõ ràng. Các tôn giáo có 1 mục tiêu duy nhất: Ánh Sáng. Đó là thứ ánh sáng tuyệt đẹp mà tôi cảm nhận khi ở đoạn cuối của trip. Ánh sáng đó là ánh sáng của sự bình yên tuyệt đối, sự im lặng khó giải thích nhưng hàm chứa tình yêu. Tôi bắt đầu nhận ra rằng tôn giáo là một hình thức tu tập tâm linh để dẫn đến giác ngộ. Vậy mà trước đây tôi chỉ nghĩ nó là thứ tưởng tượng vớ vẩn. Toàn bộ cuộc sống này, những gì xảy ra trong đời đều là một cơ duyên trên con đường giác ngộ. Bằng cách bạn vượt qua những chướng ngại với lòng nhân ái, từng chướng ngại một, giống như từng giai đoạn khó khăn của tôi trong trip, bạn đến với giác ngộ. Thực chất, hạnh phúc là vượt qua được những chướng ngại với sức chịu đựng bền bỉ và lòng yêu thương.

Tuy nhiên như thế không có nghĩa là cực đoan tôn giáo. Đó lại là một biến thể của Tham, Hận, Sợ hãi. Chúng ta phải rõ ràng về điều này. Con ma của sợ hãi và thù hận luôn chực chờ lợi dụng cơ hội ẩn mình vào bất kỳ thứ gì để tóm lấy chúng ta. không thể bắt tay với nó. không thể thỏa hiệp với nó. Cực đoan chính là nó, là cái biến thể của việc nghiện ngập sự kiểm soát, sự cầm nắm, vì vậy chúng ta tự do chứ không cực đoan.

Sau cái đêm kinh hoàng ấy, tôi nhận ra sự tồn tại của những năng lượng khác ngoài cái thế giới mà chúng ta vẫn biết. Tôi ý thức được có những thứ mà chúng ta không thể đùa giỡn với sức mạnh của nó bởi vì nó siêu nhiên. Tôi chỉ là hạt bụi trong toàn bộ dòng chảy vĩ đại đó mà thôi. Tôi không dám nói mình đã giác ngộ vì bản thân tôi cũng không biết tôi đã có điều đó chưa. Tôi chỉ biết rằng tôi đã thay đổi, một cái gì đó rất mới tuôn chảy bên trong. Nếu muốn nói điều gì đó với những ai đọc bài viết này, tôi muốn nói rằng chúng ta hãy yêu thương bằng một trái tim không toan tính, hãy can đảm vượt qua những nỗi sợ. Cơ duyên chắc chắn sẽ đến vì cơ duyên là dòng chảy. Đừng thỏa hiệp với cái xấu mà hãy nhìn rõ bộ mặt của nó. Khi chúng ta nhìn nó, chúng ta từ chối bắt tay với nó, nó sẽ bỏ đi.

Đến bây giờ, tôi vẫn chưa bình thường lại được sau khi xài 1 liều quá mạng. Có rất nhiều cảm giác và triệu chứng lạ xảy ra suốt 2 ngày nay. Nếu bạn muốn dùng nó, tôi ủng hộ lòng can đảm của bạn, nhưng nhớ là xài vừa phải thôi, coi chừng thần chết bắt cóc luôn đấy.

Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn anh Huy và người bạn đã cho tôi liều ayahuasca đó. Nếu như không có họ, tôi không biết đến bao giờ tôi mới có được những trải nghiệm kỳ diệu này. Họ đã làm việc này vì lòng yêu thương với mọi người chứ không vì bất kỳ toan tính nào cả. Điều này thật sự làm cho tôi khâm phục. Những gì tôi được nhận, tôi sẽ trả lại bằng cách giúp đỡ lại những người khác. Có thể tôi sẽ không phải là người giỏi tới mức thay đổi điều gì to lớn, nhưng tôi sẽ đối đãi bằng tình yêu với tất cả. Tôi tin rằng tình yêu rồi sẽ hoán chuyển được mọi thứ. Nó là giá trị duy nhất trên đời này có ý nghĩa, nó là thứ mà tôi muốn dùng hết cuộc đời còn lại để giúp nó nảy mầm bên trong con người.

Phúc Đinh gửi cho THĐP

Xem thêm: Lần đầu tiên trải nghiệm chất thức thần

Bonus

Trả lời 9 câu hỏi thường gặp về “đa đảng”

Featured image: … Arjun

1) Việt Nam “không cần đa đảng”(?)

Đây là luận điểm thường được các quan điểm chống đa đảng đặt ra. Tuy nhiên nên xác định “Việt Nam” ở đây là ai?

Nếu “Việt Nam” được hiểu là “chính quyền VN” thì là điều dễ hiểu vì “chính quyền VN” được hiểu là ĐCSVN (do “đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội”). Điều này giống như Apple không bao giờ muốn có Samsung tồn tại để cạnh tranh với họ vậy.

Nếu “Việt Nam” được hiểu là “nhân dân Việt Nam” thì phải thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý hoặc điều tra xã hội học có điều kiện kèm theo như: những ý kiến, quan điểm ủng hộ hoặc bác bỏ đa đảng hay độc đảng phải được tuyên truyền một cách bình đẳng, bất thiên vị trên các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận một cách dễ dàng; có quan sát viên, tổ chức quốc tế giám sát một cuộc trưng cầu dân ý như vậy để quyết định liệu “dân VN có chấp nhận đa đảng hay độc đảng”.

2) Đa đảng “sẽ đổ máu, loạn lạc, đánh nhau”(?)

Truyền thông do chính quyền VN kiểm soát thường đưa tin các vụ đảng phái tranh chấp quyền lực ở Thái Lan hoặc mới đây là Ai Cập để cho thấy “sự nguy hại, bất an bao trùm” là hậu quả của đa đảng.

Tuy nhiên thế giới đến năm 2013 chỉ còn lại 7 quốc gia theo chế độ độc đảng cầm quyền. Hơn 160 quốc gia còn lại theo thể chế đa đảng. Nếu mệnh đề “đa đảng tất loạn” là đúng, có nghĩa là đa số các quốc gia đa đảng trên thế giới phải đang rên xiết trong bao loạn chính trị. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng với một vài quốc gia đa đảng trong bối cảnh chính trị đặc thù của nước đó.

Việc Miến Điện sau nhiều chục năm bị cai trị dưới chính quyền độc tài quân sự, nay đã chuyển tiếp sang chế độ dân chủ bằng cách cho đảng đối lập công khai hoạt động, tranh cử mà không có một tiếng súng hay giọt máu nào đổ thêm. Điều này chứng tỏ khả năng chuyển tiếp chính trị từ độc tài, độc đảng sang dân chủ mà không có giai đoạn loạn lạc là hoàn toàn có thể.

3) Đa đảng “nhưng vẫn nghèo”(?)

Điều này là có thật. Một vài ý kiến chỉ trích và không chấp nhận đa đảng cho rằng họ có thể kể ra cả chục nước tuy đa đảng nhưng vẫn tham nhũng và nghèo nàn.

Đa đảng không phài là điều kiện “đủ” để một quốc gia trở nên giàu có, nó chỉ là điều kiện “cần” mà thôi. Điều kiện đủ phải là một nhà nước pháp quyền theo nguyên tắc tam-quyền-phân-lập, và được có một nền kinh tế tự do.

4) Đa đảng sẽ “phụ thuộc vào nước ngoài”(?)

Đây là điều mà quan điểm chống đa đảng thường đặt ra. Họ cho rằng nếu một chính đảng mà bị chi phối bởi nước ngoài thắng cử thì khả năng VN bị lệ thuộc nước ngoài (như TQ chẳng hạn) là rất cao.

Tuy nhiên, luật pháp của nhiều nước có kinh nghiệm đa đảng lâu đời như Hàn Quốc, Nhật Bản có thể tránh được. Luật của các nước này cấm tất cả chính trị gia nhận nguồn tiền có nguồn gốc từ nước ngoài để vận động tranh cử.

Cựu Bộ trưởng ngoại giao Seiji Maehara của Nhật đã phải từ chức vì bị phát giác nhận 600 USD từ một phụ nữ Hàn Quốc cho chương trình tranh cử của ông này, điều mà luật Nhật Bản cấm các chính trị gia không được làm.

Điều này hạn chế khả nặng “phụ thuộc nước ngoài” nếu có của đa đảng.

5) Làm sao đa đảng mà vẫn yên bình(?)

Là nhờ vào luật pháp và tam-quyền-phân-lập.

Nhờ có luật pháp, một chính đảng có thể sẽ bị giải tán nếu: hạ nhục đối lập, dùng trò bẩn trong tranh cử, gian lận bầu cử,…

Và nhờ có hệ thống tòa án độc lập với hành pháp và lập pháp, quyền xét xử không bị chi phối bởi một đảng muốn dùng tòa án làm công cụ để triệt hạ đối thủ chính trị của mình.

6) Tại sao thể chế đa đảng giải quyết tốt các vấn đề hơn là độc đảng?

Apple có lẽ sẽ không bao giờ cho ra các sản phẩm mới, tốt, rẻ hơn nếu họ là nhà sản xuất có quyền độc quyền bán điện thoại trên thế giới mà không bị canh tranh.

Một chính đảng được mặc nhiên cầm quyền vĩnh viễn mà không phải qua tranh cử với đảng khác sẽ không (hoặc rất chậm) cải tổ nếu không có đối lập chính trị.

Một chế độ đa đảng, nơi mà đảng nào làm tốt sẽ được tiếp tục duy trì quyền lực, hoặc không sẽ bị thay thể. Đây là động lực tốt để cải tổ, chống tham nhũng, chống quan liêu, tiêu cực.

7) Độc tài vẫn có thể giàu có(?)

Điều này là có thật nhưng hiếm thấy và phải có điều kiện đi kèm.

Hàn Quốc từng là nước nghèo nhất thế giới sau chiến tranh Triều Tiên, tuy nhiên trong vòng 20 năm sau đó, Hàn Quốc trở thành cường quốc kinh tế mà thành quả được cho là “công” của Park Chung Hee – vị tổng thống khét tiếng độc tài và đàn áp đối lập lúc bấy giờ. Singapore dưới thời Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long cũng bị chỉ trích là độc tài nhưng vẫn cho kết quả giàu có.

Tuy nhiên, không thể so bì độc tài kiểu Park Chung Hee và Lý Quang Diệu với độc tài độc đảng kiểu XHCN như Việt Nam hay Trung Quốc. Vì so sánh cho thấy độc tài là cách mà họ duy trì chính sách đúng đắn để đưa đất nước phát triển có định hướng và nhanh chóng, thời kỳ độc tại của hai tổng thống kể trên, tham nhũng bị coi là tội cực kỳ nặng nề như phản quốc.

8 ) Mô hình chính trị đa đảng kiểu Mỹ có phải là “dân chủ nhất”(?)

Mỹ là nước có nền dân chủ lâu đời kể từ khi lập quốc. Tư tưởng bảo vệ quyền con người, dân chủ là giá trị cốt lõi của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ song vẫn còn nhiều đánh giá trái ngược về nền chính trị lưỡng đảng tham chính tại Mỹ có phải là “dân chủ nhất hay không”.

Bảng xếp hạng về chỉ số dân chủ (Democracy index 2012) với những tiêu chí định lượng để xếp hạng các nước trên thế giới theo thang từ “dân chủ nhất” cho tới “độc tài nhất” của Tạp chí Economist theo đó xếp Mỹ 21 trên tổng 167 nước được đánh giá.

Thứ hạng của Mỹ thua Hàn Quốc (xếp thứ 20/167 nước).

Việt Nam xếp thứ 144/167 nước về mức độ dân chủ.

9) Liệu copy mô hình đa đảng nước ngoài vào VN hiện nay sẽ phù hợp(?)

Một mô hình chính trị có thể thích hợp ở quốc gia này nhưng không thành công ở quốc gia khác.

Mô hình chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô chủ trương đấu tranh giai cấp, công hữu tư liệu sản xuất, nền kinh tế tập trung bao cấp đã thất bại khi được “nhập khẩu” nguyên xi vào VN trong lần thử nghiệm từ 1976 đến 1986 tại VN. Sau đó các nhà lý luận Marx – Lenin đã buộc phải “Mở Cửa” để cứu vãn tình thế bằng cách cho phép kinh tế nhiều thành phần, mở cửa giao thương với “các nước tư bản”, đảng viên được làm kinh tế tư nhân, được thuê mướn nhân công (điều mà vốn từ trước bị coi là bóc lột giá trị thặng dư)….

Việc thử nghiệm một mô hình chính trị đa đảng tại VN cần được nghiên cứu nghiêm túc bởi những người thực tâp muốn cải cách và khước từ chế độ độc đảng vốn đã bộc lộ nhiều khuyết điểm.

 

AH – Nhật Ký Yêu Nước

30 câu nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản

Featured image: Doran

 

1. “Khi bạn thấy một người mập đứng kế một người ốm, không có nghĩa là người mập lấy bớt phần ăn của người ốm. Nhưng đây lại là cách suy nghĩ của chủ nghĩa xã hội.” – Khuyết danh

2. “Chủ nghĩa tư bản không chia đều sự thịnh vượng, nhưng chủ nghĩa xã hội lại chia đều sự nghèo khổ.” – Winston Churchill

3. “Ở xứ tư bản, mọi người đều giàu nghèo một cách bất công, nhưng ở xứ chủ nghĩa xã hội mọi người đều nghèo một cách công bằng.” – Khuyết danh

4. “Chủ nghĩ xã hội nói chung đã thất bại rõ tới độ chỉ những nhà trí thức mới có thể không nhìn thấy.” – Thomas Sowell

5. “Dân chủ và chủ nghĩ xã hội chỉ có chung một quan điểm, sự công bằng. Nhưng hãy nhìn về sự khác biệt: dân chủ tìm sự công bằng trong tự do, chủ nghĩa xã hội tìm sự công bằng trong sự gò bó và nô lệ.” – Alexis de Tocqueville

6. “Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác.” – Margaret Thatcher

7. “Chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng của sự thất bại, là tiếng kêu của sự ngu dốt, là lời truyền giáo của sự ghen tị, ưu điểm của nó là chia sẻ đồng đều sự nghèo khổ.” – Winston Churchill.

8. “Làm thế nào để bạn biết người đó là một người cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết được người đó là người chống cộng sản? Đó là những người hiểu Marx và Lenin.” – Ronald W. Reagan

9. “Chủ nghĩa cộng sản không thành công được vì mọi người ai cũng muốn quyền tư hữu.” – Frank Zappa

10. “Chủ nghĩa phát xít là giai đoạn nhân loại sẽ tìm đến sau khi họ thấy chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng.” – Friedrich A. von Hayek

11. “Chủ nghĩa cộng sản là logic cuối cùng khi nhân loại không còn tồn tại.” – Fulton J. Sheen

12. “Kiểm soát của cải là kiểm soát sự sống.” – Hilaire Belloc

13. “Nếu bạn để chính phủ điều hành sa mạc Sahara, trong 5 năm chúng ta sẽ thiếu cát.” – Milton Friedman

14. “Cái nhìn của chính phủ về kinh tế có thể nói ngắn gọn như sau: nếu nó di chuyển, hãy đánh thuế. Nếu nó tiếp tục di chuyển, hãy ra luật để điều khiển nó. Và nếu nó ngừng lại, hãy hỗ trợ nó.” – Ronald Reagan

15. “11 chữ đáng sợ nhất trong tiếng Anh là ‘tôi là người của chính phủ và tôi sẽ giúp bạn.” – Ronald Reagan

16. “Những ai muốn lấy trộm của Peter để đưa cho Paul luôn có sự ủng hộ ở Paul.” – George Bernard Shaw

17. “Dân chủ sẽ ngưng tồn tại khi bạn lấy đi của cải của những ai muốn đi làm để chia bớt cho nhũng ai không muốn đi làm.” – Thomas Jefferson

18. “Tôi có một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo ở các nước chủ nghĩa cộng sản: nếu chủ nghĩa cộng sản có tương lai, tại sao mấy ông cần phải xây dựng những bức tường để giữ mọi người lại và quân lực và cảnh sát chìm để giữ mọi người im lặng?” – Ronald Reagan

19. “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó.” – Ronald Reagan

20. “Một chính phủ có thể cho bạn những gì bạn muốn, cũng là một chính phủ có thể lấy đi những gì bạn có.” – Thomas Jefferson

21. “Nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội không thể hoạt động được vì nó không có những thứ mà nền kinh tế tư bản không thể không có, đó là: giá cả thị trường để phân phối tài nguyên, tự do và chất xám của con người, quyền sở hữu để các doanh nhân yên tâm làm việc và lòng tham để con người không ngừng tham vọng.” – Ludwig von Mises

22. “Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hoạt động dựa trên tư tưởng rằng sự hiểu biết của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người. Đây là một suy nghĩ kiêu ngạo.” – FA Hayek

23. “Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã giết nhiều người hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 cộng lại.” – Khuyết danh

24. “Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có tự do, trong khi chủ nghĩa xã hội không thể nào tồn tại nếu cho phép tự do.” – Milton Friedman

25. “Vũ khí đã giết người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.” – Khuyết danh

26. “Nếu muốn thấy sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản và cộng sản, hãy so sánh giữa Bắc và Nam Hàn.” – Khuyết danh

27. “Hãy nhìn bao nhiêu người từ xứ cộng sản bất chấp cái chết để vượt biên qua xứ tư bản, nhiêu đó cũng cho chúng ta nhân loại đã bình chọn ra sao.” – Milton Friedman

28. “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?” – Dennis Prager

29. “Chủ nghĩa tư bản không hoàn hảo, nhưng nó là hệ thống tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại.” – Milton Friedman

30. “Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra được rằng chủ nghĩa xã hội không hơn gì một giấc mơ đẹp; rằng tự do quan trọng hơn bình đẳng; rằng nỗ lực đạt được bình đẳng sẽ làm nguy hại tới tự do; và rằng, nếu tự do bị mất, bình đẳng thậm chí là cũng sẽ không còn cho những kẻ mất tự do.” ― Karl Popper

 

Ku Búa dịch

Kẻ sĩ thời nay so với kẻ sĩ thời xưa

Featured image: Peer Into The Past

 

Thấm thoát vậy mà cũng đã gần tròn 40 năm ngày “giải phóng” miền Nam. Bốn mươi năm thiển nghĩ cũng đã đủ dài nhưng sao vết thương mãi vẫn không lành, vẫn rỉ máu, vẫn thấy đau xót cho quê hương, cho dân tộc mỗi dịp tháng Tư về. Bốn mươi năm dài sau ngày mà tiếng súng đã ngưng trên toàn cõi Việt Nam, vậy mà đất nước này, dân tộc này vẫn chìm đắm trong tăm tối. Số phận của con dân nước Việt ngày nay càng bi đát hơn bao giờ hết, trong thì bọn nội thù tha hồ đục khoét, tàn phá quê hương, coi mạng người dân như cỏ rác, ngoài thì họa mất nước vào tay kẻ thù phương Bắc ngày càng hiện rõ. Tôi ở đây, nước Mỹ, quê hương thứ hai của tôi, cha mẹ tôi cũng ở đây, anh chị em tôi ở đây, con cái tôi cũng lớn lên nơi này nhưng lòng tôi sao mãi hoài cố hương, mãi khắc khoải về một Việt Nam tự do, công bình cho hơn chín mươi triệu đồng bào tôi nơi quê nhà? Có ai giúp giải thích dùm tôi?

Chúng ta mất nước. Phải, chúng ta đã mất nước. Một quốc gia với đầy đủ những phẩm chất, truyền thống cao đẹp cha ông để lại, với một hệ thống pháp quyền đầy đủ xét theo mọi chuẩn mực của thế giới văn minh, một xã hội mà quyền con người luôn được coi trọng, tuy còn khá non trẻ, nhưng vẫn có thể ngẩng mặt với bạn bè, kiêu hãnh với đầy lòng tự hào là con dân đất Việt, chí ít với các quốc gia trong toàn cõi Đông Nam châu Á. Một dải giang sơn gấm vóc mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để gầy dựng, vì cớ sự nào lại để mất vào tay một lũ vô quốc gia, vô thần và vô nhân? Nguyên nhân thì nhiều. Các chính trị gia, các bình luận gia, các vị học giả đã viết nhiều, rất nhiều, và nói cũng đã quá đủ nhưng theo tôi thiển nghĩ chúng ta phải tự vấn và tự trách mình. Ông bà chúng mình có dạy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.” Bài học xương máu này phải được khắc cốt ghi tâm, truyền lại cho con cháu, mới mong có ngày chúng ta nhìn thấy quê hương được quang phục.

Với tôi, việc chúng ta mất nước nguyên nhân chủ yếu vì chúng ta đã không có đủ kẻ sĩ hay có quá ít kẻ sĩ trong chúng ta. Theo khái niệm cơ bản nhất, kẻ sĩ là người sống có trách nhiệm với chính bản thân mình, với xã hội, với cuộc đời, và với đồng loại. Thật đáng buồn khi chúng ta lại là con cháu của hai Bà Trưng, hai vị nữ lưu vì nợ nước thù nhà mà đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống kẻ thù phương Bắc, là hậu duệ của Hưng Đạo Vương, một danh tướng đã khẳng khái tâu với vua Trần “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần đi đã.” Chúng ta là con cháu của Trần Bình Trọng, “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, là hậu duệ của bà Triệu, “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” Cha ông chúng ta kiêu hãnh, oai hùng trấn giữ một mảnh đất phương Nam, vậy mà con cháu chúng ta nay phải tha hương khắp nơi, tiếng mẹ đẻ cũng không biết có còn gìn giữ cho trọn vẹn được bao lâu?

Kẻ sĩ là người sống có trách nhiệm với bản thân mình do đó kẻ sĩ không thể là người mãi sống nhờ vào người khác. Khi quân viện còn dồi dào, chúng ta đã hoàn toàn ỷ lại, từ quan đến quân. Chúng ta đã không có kế hoạch gì để có thể tự lực cánh sinh, bồi bổ cơ thể quốc gia cho cường tráng, hầu có thể thoát hiểm khi không còn ai giúp đỡ, khi bạn bè ngoảnh mặt, buông tay. Chúng ta là một quốc gia nghèo về vật chất, thiếu thốn về phương tiện, kỹ thuật vậy mà quân đội chúng ta lại lệ thuộc và rập khuôn hoàn toàn theo cách dụng quân của quân đội Hoa Kỳ, một cường quốc về kinh tế lẫn quân sự. Người lính Việt được trực thăng vận vào chiến trường chỉ sau khi pháo binh yểm trợ từ quân đồng minh đã hoàn toàn bắn phá mọi thứ thành bình địa. Tự chúng ta đã triệt tiêu tính đề kháng của chính quân nhân của mình. Người lính cần phải có khả năng hành quân trên đôi chân của họ, mang theo những quân trang, quân dụng thiết yếu, phải có khả năng sinh tồn trong hoàn cảnh ngặt nghèo như những sói, hổ, đại bàng của hướng đạo chẳng may bị lạc khỏi bày hay đàn của mình. Quân đội Mỹ hùng mạnh là thế, vậy mà hàng năm vẫn gửi quân nhân qua Thái Lan hay Mã Lai để được giúp huấn luyện các kỹ năng sinh tồn, thoát hiểm như tay không bắt rắn, uống máu rắn, trang bị cho quân nhân những hiểu biết cần thiết về du kích chiến. Vì kẻ sĩ là người sống có trách nhiệm với bản thân mình nên kẻ sĩ sẽ phải tìm ra cách sống phù hợp cho mình. Quốc sách ấp chiến lược với minh chứng đã gần như triệt tiêu toàn bộ sinh lực của bọn nằm vùng đã bị phá bỏ vì những kẻ vô mưu, bất tài, những kẻ sĩ giả hiệu.

“Ba đã làm hết sức trong khả năng và chức vụ của mình trong cuộc chiến tranh bảo vệ miền Nam. Ba buồn cho đất nước mình nhưng lương tâm Ba bình yên vì Ba đã không làm một điều gì có thể ảnh hưởng xấu dẫn đến việc chúng ta mất nước.”

Ba tôi thường tâm sự với các con khi được hỏi về ngày đen tối 30 tháng 4 năm 1975.

Làm sao chúng ta có thể mất nước nếu mỗi người chúng ta, ai cũng sống trọn vẹn với hai chữ kẻ sĩ?

Kẻ sĩ phải là người sống có trách nhiệm với xã hội. Người ta đã vin vào nguyên do gia đình trị, đàn áp tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm mà kéo cả bàn thờ Phật xuống đường, mà phản thầy bán chủ cho ngoại bang chỉ vì vài đồng xanh đỏ. Người ta đã hà hơi, tiếp tay giật sập chế độ cộng hoà, để đã gần tròn bốn mươi năm đảng trị trên toàn cõi Việt Nam và để tôn giáo bị ràng đầu, buộc cổ, cúi mặt nhận lãnh ơn huệ “xin, cho” từ bọn cầm quyền vô thần. Và vì kẻ sĩ là người sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước nên kẻ sĩ phải là người có đủ sáng suốt nhận định đúng sai. Kẻ sĩ không thể vì quyền lợi của cá nhân, của phe nhóm mà đang tâm chà đạp lên quyền lợi tối thượng của quốc gia, dân tộc. Các cuộc xuống đường, các mưu toan bẩn thỉu nhằm đánh phá nền cộng hòa non trẻ của miền Nam, giết hại những chí sĩ yêu nước, thương nòi không thể biện minh vì bất kỳ lý do gì.

Ngày xưa Judas chỉ vì ba mươi đồng bạc đã phạm tội bán Thầy của mình. Nhưng Judas rồi đã hối hận vì tội mình phạm, đem những đồng tiền máu trả lại cho các vị thượng tế “I have sinned in betraying innocent blood”, sau đó kết liễu cuộc đời mình bằng cách treo cổ tự vẫn. Thế mà đã hơn năm mươi năm sau biến cố tang thương 1963, những kẻ mà tay đã nhuốm máu người công chính Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, đã có ai biết nói chí ít lời tạ lỗi? Mai này khi quê hương thanh bình, tôi thiết nghĩ các thế hệ sau sẽ phải có trách nhiệm phá án oan sai “Ngô Đình Diệm và pháp nạn Phật giáo” mà cho đến hiện nay vẫn còn nhiều kẻ rêu rao, cho dù chứng cứ lịch sử đã được hoàn toàn bạch hoá, và nhân chứng lịch sử vẫn còn hiện hữu. Vì lịch sử là lịch sử, không ai có quyền bẻ cong, sự thật là vẫn mãi là sự thật, không ai có quyền bôi nhọ. Và kẻ sĩ là người công chính, nên không thể chấp nhận lịch sử bị bẻ cong hay sự thật bị bôi nhọ.

Miền Nam đàn áp tôn giáo ư? Miền Nam đã không có tự do ư? Miền Nam làm tay sai cho ngoại bang ư? Giật sập miền Nam rồi, bọn đón gió trở cờ, bọn ong tay áo, bọn khỉ dòm nhà bây giờ ở đâu khi mà anh em Hòa Hảo bị Việt cộng tra trấn, giết chết, mục sư, giáo dân Tin Lành bị bách hại, Công giáo, Phật giáo đầy những tu sĩ giả hiệu, tay sai? Bọn văn nô, bồi bút ở đâu khi mà báo chí nay bị ràng đầu, buộc tay đi theo lề phải, khi các blogger bị tù đầy chỉ vì viết nên sự thật? Bọn giết thầy, phản chủ dâng quốc gia cho kẻ nội thù nay ở đâu khi mà Trường Sa đang bị gậm nhấm dần, Tây Nguyên đã mất, hàng trăm ngàn dặm vuông biên giới phía Bắc rơi vào tay kẻ thù phương Bắc? Theo tôi, những người dám vỗ ngực xưng mình là kẻ sĩ phải có dũng khí đối diện với lương tâm của mình, chịu trách nhiệm vì những lời mình nói và những việc mình làm. Nếu chúng ta cứ mãi dối trá với chính mình, với xã hội, với con cháu chúng ta thì thử hỏi chúng ta mong đợi gì cho tương lai của quê hương, dân tộc?

Kẻ sĩ phải là người sống có trách nhiệm với đồng loại. Ông bà ta có dạy rằng “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.” Tôi thiển nghĩ, đã là nam nhi đứng trong thiên hạ, khi nước nhà hưng thịnh, bình yên thì cố đem sự học ra mà giúp nước, nhưng khi quốc biến thì sá gì tấm thân mà không dám đền nợ nước, trả thù nhà. Ngày xưa chúng ta có danh tướng Hoàng Diệu vì không giữ được thành mà tuẫn tiết để tròn câu “tướng chết theo thành”. Trước khi chết, trong tờ di biểu, ông cắn ngón tay lấy máu viết lời tạ tội với vua Tự Đức “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng.” Ai trong chúng ta, những người còn có chút tình với quê hương, đất nước, mà máu lại không sôi, tim không ngây ngất trước tấm gương liệt nghĩa, trung thần này?

Xưa cha ông ta anh hùng là thế, ngày mất nước chúng ta cũng chứng kiến bao tấm gương ái quốc, can trường. Ngoài ngũ hổ tướng vang danh sử sách, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, chúng ta há sao lại có thể quên Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, người đã anh dũng chiến đấu tới cùng, không chịu hàng giặc để rồi ông bị cộng quân đem ra xử bắn nơi công cộng. Làm sao chúng ta lại không nhớ Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tuẫn tiết dưới chân tượng đài Thủy quân lục chiến? Và còn biết bao tấm gương làm chói ngời cuốn quân sử và có cả những anh hùng vô danh đã ngã xuống cho quê hương vào những giờ phút sau cùng của cuộc chiến. Chúng ta cũng không thể quên những người công chính, đã sống và cũng đã chết, tròn hai chữ kẻ sĩ trong các trại tù mà Việt cộng đã dựng nên trên toàn cõi Việt Nam, giam cầm quân cán chính miền Nam dưới mỹ từ “cải tạo”, sau cái ngày gọi là “giải phóng”.

Chúng ta là con người với đầy đủ lý trí, sao lại có thể quên biết bao đồng bào, nạn nhân vô tội, đã ô nhục trong tay hải tặc, chết tức tưởi trên biển Đông hay trong các trại cấm, trên con đường vượt biên tìm tự do, tìm quyền làm người. Chính Karl Marx, cha đẻ của “Tư bản luận”, tiền đề của chủ thuyết cộng sản cũng đã viết “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại mà chăm chút bộ lông của mình”.  Vậy mà trong hàng ngũ chúng ta có kẻ đã từng là thủ tướng, phó tổng thống lại can tâm quay đầu về hàng giặc, đón tiếp kẻ thù, lại còn buông lời thóa mạ những người đã từng đứng chung chiến tuyến. Trách nhiệm ở đâu? Kẻ sĩ ở nơi nào?

Khi nhìn tấm hình một người thương phế binh VNCH cụt cả hai chân ngồi bên mộ bạn, mắt tôi bỗng dưng thấy cay xè. Xin được gửi đến chú lời tạ ơn từ đáy lòng tôi. Vì quê hương mà chú đã mất đi một phần thân thể của mình. Nay chú lại thay mặt bao người Việt xa xứ, còn có tấm lòng với quê hương, nhưng chưa được một lần về thăm lại nghĩa trang Biên Hoà, nơi yên nghỉ của biết bao anh hùng.

Tao rót cho mầy nửa ly thôi
để nửa kia tế cáo đất trời
tế thiên hạ, tế người cùng giống …
tế tao, tế mầy, tế núi sông

— Nguyễn Thanh Khiến, Thăm mồ bạn cũ

Một người thương phế binh, cụt cả hai chân, nhưng có lẽ tâm hồn lành lặn hơn rất nhiều người trong chúng ta, những người đã vô tình hay hữu ý mà quên đi nỗi đau của đồng bào mình. Khi còn bao nhiêu người đang lầm than, đói khổ, không có tương lai, thì chúng ta, nếu còn một chút lương tri, xin đừng “áo gấm về làng”, đừng hưởng thụ trên nỗi đau của dân tộc này.

Vì đâu một nhạc sĩ mà danh tiếng có lẽ không cần bàn cãi đã từng viết “Một ngày 75, đứng ở cuối đường, loài quỷ dữ xua con ra đại dương!…” lại quay đầu về với quỷ, và tuyên bố trước báo giới “Tôi không quan tâm về thể chế chính trị. Tôi chỉ cần một quần chúng để tôi hát.” Nếu không quan tâm đến thể chế chính trị sao ông đã bỏ nước ra đi? Sao ông không ở lại trong vòng tay của quỷ sau ngày mất nước? Khi mà Việt Khang, chỉ vì lòng yêu nước còn phải chịu cảnh tù đầy, thì thử hỏi vì sao một số ca sĩ ở hải ngoại, với đầy đủ quyền tự do lựa chọn, nay lại sẵn sàng quay về bán mình? Vì danh tiếng ư? Không phải. Vì tiền ư? Có thể. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ không có can đảm của một kẻ sĩ, dám lên tiếng xác nhận mà lại ngụy biện cho rằng họ chỉ đơn thuần muốn gặp lại công chúng yêu mến họ mà thôi. Thử hỏi nếu Việt cộng chỉ cho phép họ về Việt Nam với điều kiện họ sẽ vĩnh viễn bị giữ lại, thì “tình yêu” của họ với công chúng có đủ lớn không?

Với những người “áo gấm về làng” vì bất kỳ lý do gì, xin hãy dành vài ba phút ôn lại một vài câu trong “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương mà có lẽ tất cả chúng ta đã được học từ thời tiểu học. “Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ.” Chỉ vì nhìn thấy sứ Tàu nghênh ngang trên đất Việt mà ngài đã viết “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.” Vậy mà ngày nay, quý vị Việt kiều nào nếu có ghé về thăm Saigon, xin dành một ít thời gian đánh xe lên Bình Dương mà xem. Tại đây quý vị sẽ dễ dàng tìm thấy rất nhiều khu phố mà các cửa hàng buôn bán nơi đây đều trưng bảng hiệu bằng tiếng Tàu.

Tiếng Việt có chăng chỉ là những dòng chữ nhỏ ở bên dưới, cứ như phụ đề trong phim bộ vậy. Quý vị “yêu nước” có thể dễ dàng nhận ra rằng, tuy buôn bán tại khu dân cư mà đa phần là người Việt Nam, nhưng các chủ nhân người Tàu vẫn ngang nhiên, bất chấp luật lệ, chỉ niêm yết giá bán là đồng Nhân dân tệ. Đây là đất Tàu ư? Có lẽ thế.Trên toàn cõi Việt Nam bây giờ, có bao nhiêu đất là của Tàu rồi? Khi nghe Việt Khang viết “Việt Nam tôi đâu? Việt Nam còn hay đã mất?” quý vị nếu còn một chút liêm sỉ, có thấy nhục không, có thấy đau không?

Đọc những bản tin gần đây trên mạng điện toán về những thông cáo cảnh giác dân địa phương về người Việt vì người Việt hay ăn cắp, hay ăn uống tham lam tại các siêu thị ở Đài Loan, Nhật Bản hay các nhà hàng ở Thái Lan, ai là người Việt, còn một chút liêm sỉ, mà lại không thấy đau, không thấy nhục? Vì đâu nên nỗi? Việt cộng “trồng người” đó sao?

Những ngày qua khi kẻ thù phương Bắc uy hiếp, giở trò côn đồ ngay trước cửa nhà, là con dân Việt ai lại không căm phẫn, bầu máu nóng lại không sôi vậy mà bọn cầm quyền từ tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, đều ngậm miệng ăn tiền, cả một lũ hèn với giặc nhưng lại hung ác với dân. Sống như thế, sống chi cho chật đất? Sống như thế, chẳng thẹn với tổ tiên, non sông sao? Kẻ sĩ là người có đầy đủ lý trí để quyết định và chịu trách nhiệm việc mình làm. Chúng ta có quyền tự do lựa chọn, há sao không chọn đường sáng mà đi?

Tương lai đất nước này, dân tộc này hoàn toàn nằm trong tay giới trẻ, những thế hệ tiếp nối. Hình ảnh một cậu bé Nhật Bản đói lả nhưng từ chối được ưu tiên lãnh phần ăn trước, lặng lẽ, gắng chịu xếp hàng chờ đến lượt mình, đã dạy chúng ta điều gì? Phải chăng trẻ em Nhật Bản đã được dạy và trau dồi lòng tự trọng? Giữ lòng tự trọng đã khó, nhưng lại giữ được trong lúc nghiệt ngã, khó khăn, thì xin được nghiêng mình học hỏi. Trong những mẩu đối thoại được ghi lại bằng điện thoại của một nam sinh tử nạn trên phà Sewol, Nam Hàn, cho thấy các em học sinh đã nhường nhau áo phao, vẫn luôn nghĩ về gia đình, bạn bè, thầy cô trong những thời khắc xảy ra tai nạn. Chia xẻ là điều quí nhưng chia xẻ cho nhau sự sống thì mấy ai trong chúng ta làm được? Phải chăng trẻ em Nam Hàn đã được giáo dục rất kỹ lưỡng về cách sống có trách nhiệm với đồng loại?

Nhìn người mà ngẫm đến ta, theo tôi thiển nghĩ, chúng ta hãy cứ dạy cho con cháu chúng ta, và có lẽ cho cả chúng ta nữa, biết kính sợ Trời Đất, biết sống trọn vẹn với hai chữ kẻ sĩ. Vì khi rường cột của nước nhà là những kẻ sĩ, thì lo gì đất nước sẽ không ngàn năm thịnh trị, con dân nước Việt lại không một lần nữa được sống như những con người với đầy đủ phẩm chất phải có. Làm được như thế, khi ta phủi tay rời bỏ thế gian này, ta yên lòng nhắm mắt và ta cũng sẽ không phải cúi mặt tủi hổ khi giáp mặt tiền nhân.

 

Nguyễn Khánh Vũ

[THĐP Translation] Gặp gỡ người lập ra trang web ngầm ‘Chợ Ám Sát’

Lời giới thiệu của người dịch

Đây là một ý tưởng táo bạo và có phần cực đoan. Nhưng nếu chúng ta chỉ tập trung vào phần cực đoan của ý tưởng này thì chúng ta sẽ không nhìn thấy những tích cực mà nó có thể đem lại cho thế giới. Chợ Ám Sát là gì? Đơn giản là một nơi mà người thường có thể trả tiền cho sát thủ để ám sát một người, nhưng trong thời buổi hiện đại thì những giao tiếp và hành động đều có thể được bí mật hóa. Điều đặc biệt là mô hình nói trong bài viết này chỉ được thành lập để ám sát các cán bộ quan chức trong bộ máy điều hành chính phủ để bảo vệ tự do bằng cách làm những ai lạm quyền phải suy nghĩ trước khi hành động.

 *  *  *

Khi Bitcoin đang ngày càng trở thành một loại tiền mặt điện tử được nhiều người biết đến, loại tiền tệ crytocurrency (tiền mã hóa) này đã được chấp nhận để mua tất cả hàng hóa từ vớ đến sushi tới heroin. Nếu như một anarchist** muốn, nó cũng có thể dùng để mua một vụ ám sát.

*Người theo chủ nghĩa vô chính phủ

Tháng rồi tôi đã nhận được một email đã được mã hóa từ một người tự gọi mình bằng bí danh Kuwabatake Sanjuro, người đã dẫn tôi đến một dự án mới nhất của anh ta: Trang web Chợ Ám Sát (Assassination Market), một dịch vụ huy động vốn từ đám đông cho phép bất cứ ai đóng góp bitcoins trong bí mật tích tụ lại thành một cái giá cho cái chết của bất cứ một cán bộ chính phủ nào – tương tự như trang Kickstarter dành cho các vụ ám sát chính trị.

Dựa theo các luật lệ của Chợ Ám Sát, nếu một ai đó có mặt trên danh sách ám sát bị giết–vâng, Sanjuro hy vọng rằng rất nhiều người trên danh sách đó sẽ bị–bất cứ sát thủ nào có thể chứng minh người ấy chính là sát thủ sẽ nhận được tiền từ công quỹ đã được mọi người góp lại.

Hiện tại, tiền thưởng trên trang web này rất nhỏ, nhưng không phải là không đáng kể. Trong vòng 4 tháng trang Chợ Ám Sát đã online, 6 tầm nhắm đã được đề xuất bởi các thành viên, số tiền thưởng đã được nhận rất đa dạng, từ 10 bitcoins để ám sát Giám Đốc NSA (National Security Agency – Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ) Keith Alexander, 40 bitcoins để ám sát Tổng Thống Barack Obama, 124.14 bitcoin – con số lớn nhất trang – để ám sát Ben Bernanke, Thống Đốc của Ngân Hàng Trung Ướng Mỹ và kẻ thủ số 1 của nhiều người dùng Bitcoin. Với tỷ giá hiện tại (18/11/2013), ông Bernanke có giá $75,000 (3.5 tỷ VND; 1 bitcoin bằng $600). (Giá Bitcoin tháng 11/2018 vào khoảng $5000.)

Tham vọng rùng rợn của Sanjuro còn đi xa hơn việc huy động quỹ cho các vụ ám sát chính trị. Anh ta tin rằng nếu Chợ Ám Sát được duy trì và có đủ người dùng, nó sẽ dần dần có đủ vụ ám sát chính trị để không còn ai đủ can đảm để ứng cử và cầm quyền nữa. Anh ta nói rằng anh ta muốn Chợ Ám Sát phải tiêu diệt “tất cả chính phủ, khắp mọi nơi.”

“Tôi tin rằng nó sẽ làm thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn,” Sanjuro cho hay, anh dùng cùng một tên với một samurai vô danh trong phim của Akira Kurosawa mang tựa đề Yojimbo. (Anh ta nói rằng đã chọn tên ấy để tưởng niệm đến người đã sáng lập ra Con Đường Đường Lụa [Silk Road], tên Dread Pirate Roberts, cũng như người đã sáng lập ra Bitcoin, Satoshi Nakamoto.)

“Nhờ hệ thống này, một thế giới không có chiến tranh, không có các cuộc theo dõi bí mật, vũ khí hạt nhân, quân lực, đàn áp, dối trá về tiền tệ, và giới hạn ngoại thương sẽ sớm được thành hiện thức với cái giá là vài Bitcoin từ mỗi người. Tôi cũng tin rằng khi vài chính trị gia bị ám sát và họ nhận ra rằng họ đã thất bại trong cuộc chiến về sự riêng tư, những vụ giết người sẽ kết thúc và chúng ta sẽ đi từ từ đi đến giao đoạn hòa bình, riêng tư và nề kinh tế tự do thật sự.”

Tôi đã liên hệ Dịch Vụ Bí Mật Hoa Kỳ (Secret Service) và Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) để hỏi họ có đang điều tra Chợ Ám Sát hay không, cả 2 đều từ chối trả lời.

Cũng như bao trang “web đen” khác, Chợ Ám Sát hoạt động trên mạng lưới bí mật Tor, một mạng lưới đã được thiết kế để ngăn chặn bất cứ ai biết được người dùng hoặc chính Sanjuro. Quyết định của Sanjuro chỉ nhận tiền bitcoins cũng để bảo vệ người dùng, Sanjuro, và cũng như bao sát thủ khác khỏi bị lộ từ những dấu vết giao dịch tài chính.

Bitcoin, tương tự, có thể được nhận và gửi mà không để lại dấu vết với nguồn gốc người dùng. Trong các điều chỉ dẫn trên trang web cho người dùng, Sanjuro gợi ý rằng nên giao dịch tiền qua các dịch vụ “rửa tiền” để bảo mật hóa bitcoin trước khi đóng góp vào quỹ ám sát.

Để chứng minh được mình là người đã thực hiện các vụ ám sát, Chợ Ám Sát yêu cầu các sát thủ tạo ra một file chữ với ngày chết của nhân vật sẽ diễn ra trong tương lai, và dùng một kĩ thuật bảo mật gọi là “hash” để chuyển dòng chữ thành những dòng ký tự đặc biệt.

Trước khi vụ ám sát xảy ra, sát thủ sẽ dấu dòng chữ đó vô dữ liệu kèm với một đóng góp 1 bitcoin hoặc nhiều hơn vào quỹ ám sát của nhân vật mục tiêu. Khi mục tiêu đã được ám sát, người đó sẽ gửi cho Sanjuro một file chữ, để Sanjuro kiểm tra dòng chữ trên file đó có đúng như như dữ liệu đã kèm theo trước khi mục tiêu bị ám sát hay không. Nếu file chữ đó hợp lệ và thành công trong việc đoán đúng ngày chết, người gửi chắc chắn là sát thủ, dựa theo logic của Sanjuro. Sanjuro nói anh ta sẽ giữ 1% của tổng số tiền trả coi như đó là hoa hồng cho dịch vụ này.

Chỉ cần đọc về hệ thống ám sát được trình ở trên thôi cũng rất có thể sẽ gây phản ứng phẫn nộ. Nhưng Sanjuro cho rằng sự phẫn nộ từ công chúng sẽ không ngăn chặn được hệ thống này. Khi nói về luân lý, anh ta nói rằng chỉ chấp nhận những mục tiêu được đề xuất từ thành viên, những người đã “dùng vũ lực tấn công người khác.” Nói rõ ràng hơn, chỉ những người mà luật pháp không thể ngăn chặn được bởi vì nó đã quá lũng đoạn và những nạn nhân không còn cách nào khác để trả thù trừ cách thức ẩn danh này.”

Cho dù bỏ qua vấn đề đạo đức, có phải một hệ thống cho phép người dùng bitcoin quyền lực để tiêu diệt những lãnh đạo đã được bầu nghe giống như một nỗ lực để phá tan chế độ dân chủ? “Dĩ nhiên, giới hạn hóa dân chủ là lý do vì sao chúng ta có hiến pháp (Mỹ),” Sanjuro đáp lại.

“Một lãnh đạo được số đông bầu chọn không làm cho tính chính danh của vị lãnh đạo đó nhiều/cao hơn tính chính danh của nạn nô lệ. Với chợ ám sát này, các động lực cân đối hóa của chủ nghĩa tư bản cũng có cơ hội để tham gia chính trị nữa. Một bitcoin là một lá phiếu để bác bỏ một bộ luật bạn không thích.”

Sanjuro không phải là người đã sáng lập ra mô hình này. Ý tưởng này xuất phát từ phong trào ‘cypherpunk’ của giữa thập niên 1990, khi những huynh đệ của phong trào muốn dùng phương pháp bảo mật để làm giảm quyền lực chính phủ đưa nó lại cho các cá nhân. Cựu kỹ sư của Intel và người sáng lập ra ‘Cypherpunk Mailing List’ Tim May đã cho rằng những bức điện thư bí mật không thể đọc lén và loại tiền điện tử bí mật sẽ dẫn đến một chợ ám sát trong cuốn sách Cryptoanarchist’s Manifesto năm 1992.

Vài năm sau, một cựu kỹ sư của Intel tên Jim Bell đã đề xuất một hệ thống tài trợ các cuộc ám sát bằng những quy góp bảo mật và vô danh trong một bài văn tên Assassination Politics. Hệ thống mà anh đã diễn tả cũng tương tự như của Sanjuro, qua những dụng cụ ẩn danh như Tor và Bitcoin, nhưng thời đó cả hai công cụ này vẫn còn nằm trên lý thuyết. Như Bell đã viết:

“Nếu như 0.1% của dân số, hoặc 1 trong 1000 người, sẽ trả $1/người để ám sát một cán bộ công chức nào đó, cái giá để ám sát 1 người tính ra chỉ $250,000. Hơn nữa, hãy tưởng tượng một ai đó muốn nhận tiền thưởng có thể nhận được nếu anh ta chắc chắn sẽ không bị lộ mặt, và có thể nhận tiền thưởng mà không cần gặp gỡ, hoặc nói chuyện với bất cứ ai mà có thể nhận ra anh ta. Ẩn danh tuyệt đối, bí mật tuyệt đối, và an ninh tuyệt đối. Cộng với công nghệ cho phép người ta được nhận tiền thưởng dễ dàng và đảm bảo, điều này sẽ làm cho việc trở thành một chính trị gia trở thành một nghề nghiệp cực kì nguy hiểm. Có khả năng rất cao không ai trừ “thị trưởng của một địa phương nhỏ” sẽ muốn giữ chiếc ghế của mình.”

Vài năm sau Bell đã bị ngồi tù vài năm với tội trốn thuế* và theo dõi một điệp viên quốc gia, và đã được thả trong tháng 3 năm 2012. Khi tôi liên lạc với anh ấy bằng email, anh ta đã từ chối dính líu tới bất cứ một hoạt động nào trong Chợ Ám Sát của Sanjuro và đã từ chối bình luận về nó.

*những người theo chủ nghĩa tự do (libertarianism) hoặc chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism) cho luận rằng, thuế là cướp.

youtube https://www.youtube.com/watch?v=90oA3dZJWCk

Sanjuro nói rằng anh đã biết đến ý tưởng của Bell lâu rồi. Nhưng chỉ bắt đầu thực hiện vào mùa hè năm ngoái khi Edward Snowden đã tiết lệ những hoạt động theo dõi bí mật của NSA.

“Bị ép buộc phải thay đổi những ký ức tốt đẹp trong khi sử dụng internet, tất cả những giây phút gần gũi với những người tôi yêu thương, với những người tôi không thích nghe lén, phân tích những cuộc đàm thoại, đó chính là cảm hứng của tôi để bắt đầu nhiệm vụ này,” anh viết. “Sau một tuần nói thầm ‘tất cả bọn họ phải chết’ mỗi lần tôi đọc báo, tôi quyết định phải làm cái gì đó. Đây là sự cống hiến của tôi cho mục đích đó.”

Chợ Ám Sát không phải là dịch vụ đầu tiên để huy động những cuộc ám sát bằng bitcoin. Những trang giấu tên của Tor như Quick Kill, Contract Kill và C’thulhu đều bán dịch vụ ám sát để lấy tiền bitcoin. Nhưng không một trang nào trong số đó đã trả lời liên lạc của tôi, và tất cả đều yêu cầu trả tiền trước, cho nên những trang đó có thể là lừa đảo.

Và làm sao thành viên của Chợ Ám Sát biết được đây không phải là một vụ lừa đảo tương tự? “Bạn không biết được,” Sanjuro thừa nhận. Nhưng anh ta cho rằng nếu đây là một vụ lừa đảo, đây sẽ là một vụ rất khó và nguy hiểm, khi hành động đe dọa Tổng Thống Mỹ là một tội hình sự.

Trừ những việc đó, “tôi có thể đính chính,” Sanjuro viết.

“Tôi sống một cuộc sống rất thoải mái, nhưng cũng giống như cuộc sống của một Spartan, và điều duy nhất làm tôi đau đớn là những cuộc tấn công ngày càng nhiều vào tự do tôi đang tận hưởng hàng ngày, nhất là sự riêng tư của tôi. Tôi không thể nào mua cái đó được bằng tiền, nên tôi không cần phải lừa gạt ai. Tôi không muốn gì hơn ngoài thấy dự án này thành công, bằng cách thấy vài chính trị gia chết đi.”

Anh ta nói thêm, cũng như các cypherpunks thế hệ trước, anh ta đặt niềm tin vào các thuật toán mật mã để qua mặt chính phủ. “Với mật mã, nhà nước, hay bất cứ công ty bảo vệ nào, đều sẽ trở nên lỗi thời…tất cả những hoạt động nào mà có thể biến thành thông tin sẽ nằm ngoài bàn tay của chính phủ, hoặc mất cứ ai trừ những người trong cuộc,” anh ta nói.

“Tôi là một crypto-anarchist,” Sanjuro kết luận. “Chúng ta có một tương lai tươi sáng ở phía trước.”

Tác giả: Andy Greenberg
Biên dịch: Ku Búa
Hiệu đính: Ka Ka

 Featured image: Forbes