25 C
Nha Trang
Thứ năm, 31 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 102

Cà phê Tùng – hơn nửa thế kỷ trường tồn cùng biến cố lịch sử Đà Lạt

4

(1195 chữ, 5 phút đọc)

Vừa vào quán thấy cô chủ tươi cười hỏi thăm: “Mới lên lại à con.” Như mỗi lần về quê được cô chú hàng xóm ríu rít hỏi thăm. Từ bao giờ một quán cà phê biến thành quê nhà? Mà đã là quê nhà thì  phải yêu thương, phải kể về nó, đó bao giờ cũng là cách tôi bày tỏ tình yêu của tôi. Vậy nên hôm nay lại tiếp tục kể về Đà Lạt, kể về một quán cà phê cổ kính, là nhân chứng lịch sử qua bao thăng trầm của Đà Lạt. Bạn phương xa đến chơi Đà Lạt chắc ai cũng nghe tiếng “Cà phê Tùng.” Nhưng tôi tin chắc để hiểu sâu về nó, thì chưa có mấy ai.

Sáng hôm qua tạm biệt Sài Gòn. Ở đó đã bao nhiêu sáng mở mắt chỉ để thấy tất cả mọi sự vật khiêu vũ trên nền nhạc nhộn nhịp, bao nhiêu sáng tôi đứng bơ vơ giữa dòng người nhốn nháo hối hả, những dãy phố chằng chịt cao tầng san sát. Bao nhiêu sáng thức giấc chỉ để lắng nghe tiếng động cơ máy của xe cộ, tiếng còi inh ỉ bấm liên hồi. Vô số âm thanh rớt giọt vào tai, nhưng tôi chẳng còn nghe được âm thanh nào quen thuộc với chính mình. Bởi đã bao ngày tháng Đà Lạt dành trọn cho những tình khúc vang lên từ chiếc loa thùng trong cà phê Tùng. Bao nhiêu giờ ngồi đốt thuốc lắng những giai điệu của một tiếng hát Khánh Ly, của Sĩ Phú, Vũ Khanh, Ngọc Lan… cùng những bản nhạc Pháp gợi nhớ xa xôi về một giấc mơ tiểu Paris của Đà Lạt một thời hương xưa vừa vụt qua trong cái nháy mắt của lịch sử.

Bạn cứ đi khắp Đà Lạt, nếu bắt gặp một người không biết đến cà phê Tùng, chắc chắn người đó không phải là dân bản địa hoặc là khách vãng lai chẳng tha thiết gì Đà Lạt. Có một sự thật là cà phê Tùng rất nổi tiếng trên Đà Lạt, nhưng vì sao nó nổi tiếng?

Dãy ghế da liền cũ kỹ, trước những chiếc bàn gỗ bọc nhựa mica trắng với những bức tranh sơn dầu treo trên tường. Khách đến quán chìm đắm nghe hồn mình phiêu dạt về một vùng thăm thẳm đã xa xôi. Cái cảm giác kỳ lạ khi biết mình đang sống lại với những thăng trầm của góc quán nhỏ. Ở đó bạn có thể nghe tiếng của Nguyễn Tuân bảo “Vào cái quán này như vào để nghe một tiết tấu của điệu Blues buồn, tiếng đàn cello trổi lên trong cái không gian lặng thầm của quán…” Tiếng cười khúc khích của Khánh Ly trong những lần gặp Trịnh Công Sơn. Thi sĩ Bùi Giáng ngồi bên khói thuốc nguệch ngoạc những vần thơ bất hủ gửi về cõi xa mù. Phạm Công Thiện với ý tưởng sơ khai cho Ý thức mới trong văn nghệ và triết học. Cặp đôi Lê Uyên Phương trong những lần hẹn hò thuở son sắc tình yêu. Từ Công Phụng với sự bỡ ngỡ rụt rè trong âm nhạc thuở ban đầu “Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em…” Bao nhiêu khúc tình ca, bao nhiêu bài thơ đã được sinh ra từ một thánh đường hò hẹn của các thi sĩ.

Trí tưởng tượng tôi có cơ may bùng cháy khi tôi bước vào Tùng. Tôi nghĩ đến thế giới siêu hình, hiện tại và quá khứ đang diễn ra song song, một lỗ hổng thời gian. Điều đó có nghĩa nếu một nghệ sĩ  nào đó đã từng ngồi ở vị trí của tôi. Có thể nào trong quá khứ tôi là họ hay nói cách khác tương lai của họ chính là tôi lúc này. Với một đứa lãng mạng vặt yêu thơ ca văn chương như tôi thì còn gì bằng.

Lịch sử cà phê Tùng gắn với một phần lịch sử di cư của người Việt lên Đà Lạt thuở sơ khai. Đó còn là mảnh ghép lịch sử về đời sống của người phương Bắc nhập cư Đà Lạt thuở chỉ mới lưa thưa vài ba căn nhà tranh tự dựng lên dưới tán thông. Chủ cà phê Tùng trước đây từng làm công chức, vì chán ngán công việc nên chuyển sang làm nghề thợ hớt tóc. Có lẽ không thể kiếm sống được bằng cái nghề bọt bèo nên ông đã quay sang mày mò học pha chế dựa trên những tư liệu của người Pháp rồi mở quán cà phê. Cà phê ở quán là tự tay rang, xay theo một công thức riêng, bí quyết riêng của gia đình. Tuy chú Tùng đã qua đời cách đây 17 năm nhưng quán vẫn được những người trong gia đình duy trì giữ nguyên những nét đặc sắc của một quán cà phê cổ. Trường tồn hơn 60 năm, đã trở thành một phần không thể thiếu của Đà Lạt, cà phê Tùng giờ đây là một phần cuộc sống của người dân xứ mộng mơ và cũng là một phần ký ức của những người đi xa mỗi khi nhớ về thành phố ngàn hoa.

Khách vào quán không chỉ để hồi tưởng, thưởng thức cà phê, mà còn có cơ hội ngắm nhìn một thứ hội họa mãi trường tồn cùng thời gian. Hãy châm lên một điếu thuốc, hít một hơi thật sâu rồi ngả đầu dựa vào thành ghế. Bạn sẽ nhận ra mình vừa trông thấy bức tranh “Người chơi đàn ghi ta’’ của Vị Ý. Rồi cả tranh của họa sĩ Đinh Cường, là người bạn thân thiết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Rất nhiều những bức tranh nổi tiếng có giá trị lịch sử còn được lưu giữ trong quán mà nếu là một tín đồ hội họa thì bạn không thể bỏ qua.

Vừa đặt chên lên Đà Lạt, tôi xúc động như mình vừa tìm lại được điều vừa đánh rơi. Rồi vội vã chạy xe ra phố, chỉ để gặp góc quán quen thân thuộc. Ở Tùng, đã bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều, những đêm cô liêu ngồi châm lửa đốt lên vài ba điếu thuốc để tìm về mùi hương quen thuộc của núi đồi, của hơi sương, lắng nghe tiếng bước chân mình dẫm nát nỗi cô đơn trong câm lặng, trong bóng dáng của những kẻ xa lạ đang bước đi ngoài phố.

Vội vã trở về vội vã ra đi. Nói lời giã biệt với người tình này để tay bắt mặt mừng với một người tình khác. Chốn dừng chân nào cũng chỉ như một căn phòng trọ, chẳng có nơi đâu là nhà mà nghĩ lại nơi đâu cũng là nhà. Giờ thì tạm biệt Tùng, tạm biệt phố xá Đà Lạt, tôi lại vào núi, trở về với miền hoang vắng cô liêu, ngủ một giấc thật sâu, lại chờ đợi sáng ra được ngồi đốt thuốc lắng nghe tiếng hát ai thân quen phát ra từ góc quán quen.

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: dalat.net.vn

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

7 ngộ nhận và 7 cách đánh giá chất lượng của một giáo viên tiếng Anh

(2415 chữ, 10 phút đọc)

Tôi viết bài viết này không nhằm vào một cá nhân hoặc một tập thể nào với mục đích dìm hàng hay chơi xấu mà với mục đích hướng dẫn những người có nhu cầu học tiếng Anh nghiêm túc có những quy chuẩn khách quan để đánh giá chất lượng của một giáo viên tiếng Anh để việc học có hiệu quả và đừng tiền mất tật mang.

I. Những ngộ nhận trong việc chọn giáo viên tiếng Anh 

Dù có thích học tiếng Anh hay không thì không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Tuy cơn sốt học tiếng Anh hiện nay không còn quá hot như cách đây mười mấy hai mươi năm trước nhưng người ta vẫn không vì thế mà không có nhu cầu tìm cho mình một chỗ học tiếng Anh đáng tin cậy mong cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Tuy nhiên để có những tiêu chí đúng đắn để đánh giá một giáo viên tiếng Anh thế nào là giỏi không phải là một điều dễ dàng. Người học thường dựa vào những tiêu chí rất chủ quan và thiếu cơ sở lý tính để đánh giá như:

  1. Thâm niên giảng dạy – Dạy càng lớn đồng nghĩa với lại việc dạy càng hay.
  2. Một lớp học cả trăm người theo học – Phải dạy hay thì người ta mới theo học đông như thế chứ.
  3. Học phí rất đắt – Tiền nào của đó.
  4. Giáo viên từng dạy ở những trung tâm nổi tiếng – Được những trung tâm lớn mời tất nhiên phải giỏi hơn người khác.
  5. Bảo đảm tỷ lệ đậu rất cao – Hình như đây là tiêu chí hàng đầu để chọn giáo viên hiện nay.
  6. Vui tính, có nhiều mẹo học hay – Học mà thoải mái vui vẻ lại được chỉ cho nhiều mẹo vặt làm bài nhanh ai mà chả thích.
  7. Từng học ở nước ngoài về – Nước ngoài tất nhiên phải giỏi hơn nước trong là cái chắc.

Đứng ở góc độ một giáo viên, tôi sẽ phân tích sự bất hợp lý của từng tiêu chí để mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn:

1. Thâm niên giảng dạy: Một người dạy lâu chưa chắc là một người dạy hay vì điều quan trọng không phải là bạn làm công việc đó bao lâu mà trong quá trình làm công việc đó bạn có ý thức cập nhật thông tin mới và sửa những lỗi cũ không. Nếu một người dạy lâu năm nhưng vẫn mắc những lối sai sơ đẳng và không cập nhật được những cách dạy mới thì giáo viên đó không thể là một giáo viên dạy tốt được.

2. Lớp học càng đông đồng nghĩa với giáo viên giỏi: Tôi đã từng đi học những lớp luyện thi toán lý hóa hàng trăm học sinh ngồi chen chúc nhau như cá mòi hộp đến mức thở không nổi và giáo viên ở trên cứ dạy còn học trò ở dưới làm gì thì làm, hiểu hay không cũng mặc. Dạy học là một quá trình tương tác giữa thầy và trò, một giáo viên dù giỏi cách mấy cũng không thể tương tác và đáp ứng nhu cầu của hàng trăm học viên cùng một lúc. Hãy nghĩ thử xem, nếu bạn có thắc mắc gì hoặc lỗi sai gì, giáo viên đó làm sao sửa cho bạn?

3. Học phí đắt: Nhiều cơ sở ngoại ngữ tự phát nhắm vào nhu cầu học cấp tốc lấy bằng của các bạn đợi nước đến chân mới nhảy tha hồ mà hét những mức giá khủng khiếp (từ chục triệu trở lên) cho một khóa học ngắn hạn với lời hứa đầy cám dỗ: Bảo đảm đậu, không đậu sẽ hoàn tiền lại. Vấn đề ở chỗ là nếu bạn không đậu bạn nghĩ rằng họ có hoàn tiền lại cho bạn không? Có những nơi dồn một chương trình học quá tải (6 tiếng một ngày) vào một thời gian quá ngắn để học viên tự ngán ngẩm mà bỏ cuộc để rồi lúc đó bạn sẽ nghĩ rằng tại mình theo không nổi chứ không phải là tại trung tâm/giáo viên.

4. Những giáo viên dạy ở những trung tâm nổi tiếng chưa hẳn là những giáo viên dạy giỏi vì nhu cầu nhận giáo viên của các trung tâm rất lớn và những giáo viên đã từng dạy ở các trung tâm lớn bị sa thải cũng rất nhiều. Có những giáo viên dạy ở những trung tâm lớn lâu năm nhưng chỉ dạy được ở những trình độ thấp hoặc cũng có những giáo viên vào thử việc vài tháng không trụ nổi bị buộc thôi việc. Cả giáo viên nước ngoài cũng vậy. Dạy ở đâu không quan trọng, quan trọng là chất lượng giảng dạy của giáo viên đó như thế nào.

5. Bảo đảm tỉ lệ thi đậu cao trong thời gian ngắn: Nếu mục đích của bạn học tiếng Anh để đối phó, lấy cái bằng trả nợ hoặc thích học tủ mà không cần thực lực thì đây chính là những nơi bạn nên đăng ký vì nó sẽ đáp ứng nhu cầu bằng cấp nhưng không cần kiến thức của bạn.

6. Vui tính, dễ dãi và có nhiều mẹo hoặc bí quyết: Đây cũng là một chiêu đánh vào tính thích lánh nặng tìm nhẹ, học không chịu nỗ lực mà phải năn nỉ hoặc ngọt ngào thì mới học đồng thời thích học mẹo để làm bài cho nhanh của rất nhiều bạn trẻ. Tôi rất dị ứng với những giáo viên đùa giỡn với học viên của mình như kiểu bằng vai phải lứa hoặc suốt ngày rủ đi cafe trà sữa xem phim rồi chat nhảm. Là một giáo viên bạn phải có sự tôn nghiêm của bản thân mình và cần phải nghiêm khắc đúng nơi đúng chỗ. Hơn nữa, một giáo viên giỏi không cần phải lấy lòng học trò bằng sự dễ dãi hoặc những mánh khóe chiêu trò.

7. Những giáo viên từng du học về: Không phải ai học ở nước ngoài đều có thể dạy được tiếng Anh vì học đúng chuyên nganh sư phạm tiếng Anh ở các nước Anh, Úc, Mỹ, Canada…cực kỳ khó chứ không đơn giản. Một người từng học ở nước ngoài về có thể học một ngành không liên quan nhưng không kiếm được việc làm nên ra dạy tiếng Anh thì chưa chắc gì đã có kinh nghiệm và phương pháp sư phạm. Điều này cũng đúng khi xét đến trường hợp giáo viên nước ngoài.

II. Những đặc điểm nhận biết một giáo viên Anh ngữ giỏi và đáng tin cậy

Vậy là tôi đã hướng dẫn các bạn học tiếng Anh nghiêm túc tránh những ngộ nhận khi quyết định chọn một giáo viên Anh Văn để khỏi phải rơi vào tình trạng tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để học nhưng vẫn không đạt được hiệu quả. Tiếp theo, tôi muốn nói về những đặc điểm nhận biết một giáo viên Anh ngữ giỏi và đáng tin cậy:

1. Phát âm tốt: Một giáo viên ngoại ngữ gây ấn tượng cho người tiếp xúc lần đầu về trình độ của mình chính là qua cách phát âm. Một giáo viên tiếng Anh giỏi thường chú ý đến việc luyện phát âm của mình cho thật tốt. Có thể họ phát âm không bằng người bản ngữ nhưng ít nhất họ sẽ không mắc những lỗi phát âm cơ bản thường gặp ở người Việt khi nói tiếng Anh. Thật lòng mà nói tôi rất dị ứng với những giáo viên tiếng Anh nhất là những giáo viên trẻ phát âm “is” thì đọc là “i”, “was” đọc là “quơ”, “because” đọc là “bì khơ” và hoàn toàn bỏ âm cuối. Tại sao ư? Vì đây là những từ rất dễ đọc đúng và rất dễ sửa. Là một giáo viên, điều quan trọng đầu tiên là khả năng tự học và tự sửa lỗi của bản thân mình, nếu những điều đơn giản này bao nhiêu năm đi học và đi dạy mà vẫn không chịu quyết tâm sửa thì nói thật giáo viên đó không đủ trình độ dạy người khác.

2. Có cách giải thích hợp lý và chứng minh những công thức một cách thuyết phục: Tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính logic cao. Tính logic của tiếng Anh tạo cho người dạy học một lợi thế là có thể đưa ra những công thức về cấu trúc câu nhưng điều này không có nghĩa là khi dạy chỉ bắt học trò học thuộc lòng công thức rồi đọc đi đọc lại như con vẹt vì công thức về ngôn ngữ còn dựa vào ý nghĩa chứ không 100% thuần lý tính như đối với các môn khoa học tự nhiên. Một giáo viên giỏi phải biết giải thích công thức hợp tình hợp lý và giải thích được chức năng của các thành phần câu chứ không phải đơn thuần là lặp lại những gì mình đã được học trước đây rồi bắt học trò nhai lại theo mình.

3. Có sự hiểu biết nhất định về văn hóa Anh-Mỹ: Một giáo viên dạy tiếng Anh giỏi nhất định phải có những hiểu biết về văn hóa Anh/Mỹ/Úc vì thời buổi này bạn không cần ra nước ngoài mới có thể hòa nhập được với môi trường văn hóa mà qua phim ảnh, sách báo, internet bạn vẫn có thể học được rất nhiều thứ hay ho để dạy cho học trò mình. Ngôn ngữ là một sản phẩm của văn hóa và mang đặc trưng của nền văn hóa đó. Một người dạy ngôn ngữ nhưng không chịu tương tác và tiếp xúc với văn hóa thì không thể là một người dạy ngôn ngữ giỏi được. Nhiều giáo viên dạy tiếng Anh mười mấy năm nhưng tác phong vẫn rất lề mề chậm chạp, ngại giao tiếp với người bản ngữ, không bao giờ đọc sách hoặc những trang web bằng tiếng Anh, không chịu xem phim, nghe nhạc tiếng Anh thậm chí font điện thoại cũng chuyển sang tiếng Việt nốt thì đừng mong họ dạy bạn được những gì cao siêu.

4. Luôn hướng dẫn cho học viên cách suy luận tư duy: Một điều nữa mà tôi khá dị ứng trong cách dạy tiếng Anh ở các trung tâm với những học viên người lớn là việc gõ bảng bắt học viên đọc đi đọc lại công thức cho tới khi thuộc bài vì đó là cách dạy trẻ con. Trẻ con khác với người lớn là tư duy logic chưa đủ phát triển để suy luận và liên kết các vấn đề lại với nhau nên để các bé nhớ bài nhanh, cách tốt nhất là bắt đọc nhắc lại nhiều lần đến khi nhớ công thức. Người lớn thì muốn học tốt phải dựa trên khả năng suy luận kết nối các vấn đề lại với nhau để nếu có quên thì họ vẫn có thể lần tìm được mấu chốt vấn đề nếu biết cách tư duy. Một giáo viên giỏi phải làm được việc hướng dẫn cách tư duy logic thay vì nhồi vào đầu thông tin nhưng không cần hiểu.

5. Hướng dẫn cho học viên cách luyện tập đúng cách: Một giáo viên giỏi chắc chắn sẽ có những cách học đúng đắn. Tuy nhiên có người sẽ giữ làm của riêng sợ chia sẻ với người khác để học viên lệ thuộc vào mình. Có người vì chạy theo doanh số hoặc thu nhập thay vì chỉ cho học viên cách học đúng thì lại chỉ những mẹo vớ vẩn rồi hứa hươu hứa vượn về kết quả. Giáo viên có tâm sẽ không làm điều đó mà họ sẽ đưa ra lời khuyên thực tế nhất về cách học dựa trên trình độ, thói quen học tập và ưu nhược điểm của từng học viên. Và họ không bao giờ khuyến khích học cấp tốc.

6. Luôn hướng dẫn cho học sinh sự tương quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt: Nếu bạn là một giáo viên ngoại ngữ nghiêm túc, bạn sẽ không chỉ dạy học sinh những gì có trong sách giáo khoa mà mở rộng kiến thức theo hướng bám sát thực tế. Một trong những vấn đề mà người học ngoại ngữ ít để ý tới nhất là sự tương quan giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ mình học. Một giáo viên ngoại ngữ giỏi là người luôn chú ý đến những sự khác biệt và tương đồng này để dạy cho học trò của mình phân biệt đừng mắc phải những lỗi ngớ ngẩn dịch câu theo kiểu “google translate” mà phải hiểu được nghĩa của câu khi dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Có rất nhiều giáo viên dạy lâu năm bị đứng hình khi tôi hỏi hai từ “realize” và “recognize” khác nhau về nghĩa thế nào, hoặc dịch câu: “Tôi thèm ăn những món ăn mẹ tôi nấu” sang tiếng Anh như thế nào? Một giáo viên không sửa học trò mình khi dịch câu: “If you don’t behave, I won’t let you invite your friends to our house this weekend” thành “nếu bạn không cư xử tốt, tôi sẽ không để bạn mời bạn bè của bạn về nhà của chúng ta cuối tuần này” là một giáo viên quá xoàng. (Một người chú ý đến sự khác biệt về văn hóa sử dụng đại từ trong tiếng Anh và tiếng Việt sẽ dịch câu này thành: Nếu con không ngoan, bố/mẹ sẽ không cho con mời bạn về nhà chơi cuối tuần.)

7. Chấp nhận sự chất vấn, phản biện của học trò và dám nhận sai: Một giáo viên có bản lĩnh không bao giờ sợ hoặc né tránh những thắc mắc của học viên liên quan đến kiến thức mình đang giảng dạy. Đừng bắt học viên phải nghe lời những gì mình dạy như lời Chúa phán mà hãy chuẩn bị để trả lời những câu hỏi chính đáng hoặc đón nhận những phản biện. Khi sai hãy dũng cảm nhận sai và sửa sai. Đó mới là cách giữ được hình tượng tốt đẹp trong lòng học trò của mình.

Tác giả: Vien Huynh
Edit: Triết Học Đường Phố
*Featured Image: Pexels 

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Càn quét những địa điểm ăn uống đặc trưng, độc đáo chỉ có ở Đà Lạt

0

(1810 chữ, 7 phút đọc)

1. Lẩu bò Ba Toa quán gỗ

Lẩu bò Ba Toa quán gỗ nằm ngay trung tâm, có rất nhiều quán “fake” từ đầu đường đến cuối đường nhưng các bạn cứ đi đến cuối thấy nhà gỗ là quán “real” khai sinh ra lẩu bò Ba Toa. Quán lẩu bò phù hợp với những người “không sợ dơ” vì chỗ ngồi ăn vẫn ở trong nhà nhưng mang phong cách lề đường. Vì đồ ăn ngon nên quán cũng không trau chuốt vẻ ngoài nhiều. Có nhiều phần ăn cho các bạn lựa chọn giá từ 150k – 400k cũng có. Thường mình đi 2 người thì chọn phần 150k còn 6 người thì 350 – 400 là hợp lý. Có thể do quán lấy được nguồn bò với số lượng nhiều nên được giá tốt. Mà cũng có nhiều tin đồn là “bò mà không phải là bò”. Nhưng mình vẫn ăn, mình ăn lần nào cũng no căng một bụng bò.

Quán chỉ có đúng một nhược điểm là quá đông dù đã mở ra rất lớn nhưng vẫn bị quá tải. Các bạn tránh đến vào buổi tối, nhất là tối cuối tuần thì luôn luôn full chỗ và phải đợi. Đông quá thì chất lượng đồ ăn hơi bị giảm sút, bò sẽ hơi dai vì hầm không kỹ, phục vụ cũng không được tốt mặc dù quán rất nhiều nhân viên.

Lúc đầu mình nghe tên tưởng quán lẩu bò nằm trong ba toa tàu lửa nhưng đến nơi mới biết chỉ là cái nhà gỗ thôi. Sau đó thì mình đã tự suy luận chắc là ông Toa ổng đứng thứ ba trong gia đình mà mở ra quán lẩu bò xong nó nổi tiếng thì thành vậy.

Tóm lại mình nghĩ là các bạn nên ăn thử cho biết vì nó cũng không quá đắt, riêng mình thì thấy ngon và mình không quan tâm đến phục vụ vì tất nhiên phục vụ cũng là người thôi, khách đông quá người ta cũng sẽ bị căng thẳng. Quán bán cả ngày phù hợp cả ăn trưa và ăn tối.

photo-1-1486982524356
Photo: Dalatfriends.com

2. Lẩu gà lá é

Lẩu gà lá é cũng là một món nổi tiếng ở Đà Lạt mà bắt nguồn từ quán lẩu gà Tao Ngộ số 5 đường 3/4. Quán này cũng phong cách lề đường, ngồi san sát nhau. Hôm mình đến thấy chủ yếu là dân nhậu. Quán thường bán hết trước 7 giờ tối. Tuy nổi tiếng nhưng mình không thích lắm. Mình đã thử ăn lẩu gà lá é trên đường Bùi Thị Xuân, quán sạch sẽ, thoải mái, bếp điện và ngon, phục vụ cũng tốt. Món ăn này có vị chua chua của lá é, thịt gà được hầm trước nên rất mềm. Giá khoảng tầm 250 – 300 cho 1 nồi 3, 4 người.

Dù tất cả các món là thịt nhưng đừng quên ăn kèm thật nhiều rau. Vì rau mới chính là đặc sản của Đà Lạt. Rau Đà Lạt rất fesh, ăn mà mình cảm thấy sướng luôn.

lau2-1514127995522
Photo: aFamily

3. Bánh ướt lòng gà và bánh căn

Hai món ăn nổi tiếng này đều nằm trên đường Tăng Bạt Hổ.

Bánh ướt lòng gà ngoài lòng gà thì còn có thịt gà để những bạn không thích ăn nội tạng như mình còn có cái để ăn. Gà xé dai không bị mềm. Chỗ này bán từ sáng sớm nên các bạn có thể ăn sáng, trưa.

foody-mobile-foody-quan-trang-ban-577-636143759622885685
Photo: Foody.vn

Bánh căn ăn với mắm nêm hoặc mắm thường có nhân trứng gà hoặc trứng cút.

Hai món này là hai món nổi tiếng ở Đà Lạt nhưng mình không thích và không ấn tượng gì nhiều. Các bạn có thể thử vì nhiều khi lại hợp khẩu vị.

banh-can-nt-e1512532629621
Photo: Vntrip.vn

4. Sữa đậu Tăng Bạt Hổ

sua-dau-nanh-bap-bo-1472314337-436627-1472314337
Photo: Lozi.vn

Thật ra thì uống sữa đậu ở đâu trên Đà Lạt cũng ngon nhưng trên đường Tăng Bạt Hổ là chỗ nổi tiếng. Quán luôn luôn đông khách vào cuối tuần và lễ nên dù ngồi ngoài trời thì vẫn cảm thấy ấm. Ngoài sữa thì trên bàn còn có 5 loại bánh ngọt khác nhau để nhâm nhi. Lúc uống sữa miệng tớ còn thở ra khói như bên Hàn Quốc nữa cơ. Cách đây 7, 8 năm cũng từng có drama là dùng bột Trung Quốc nhưng bán bao nhiêu năm vẫn đông khách đến giờ.

5. Bánh tráng nướng Dì Dinh

dia-diem-uong-banh-trang-nuong-di-dinh-da-lat-1
Photo: Hoàng Kim Villa

Ôi chỗ này tớ thích mê, bánh tráng nướng kiểu giống như “Pizza Việt Nam” trên đường Cao Thắng – Sài Gòn mà phiên bản siêu chất lượng, giá lại rẻ. Một mình tớ ăn không hết được một cái, có nhiều loại nhân khác nhau để lựa chọn. Ngoài ra còn có bánh flan và sữa chua ăn kèm. Chỗ này nằm ngay trung tâm trên đường Hoàng Diệu.

6. Há cảo Trần Lê

Quán ở C34 Trần Lê nằm trong hẻm Millano cafe đi vào. Quán không nổi tiếng với du khách nhưng tớ phát hiện qua một người bạn. Ở đây có há cảo chiên và hấp, mì gà tiềm siêu ngon lại còn no nữa.

7. Kem bơ Thanh Thảo

kem-trai-cay-thanh-thao-2
Photo: Dalat.net.vn

Là món đặc trưng của Đà Lạt mà đến Sài Gòn cũng phải bắt chước. Kem bơ Thanh Thảo khá là mắc nhưng ngon. 25k/ly có cả sầu riêng nữa. Ngoài kem bơ thì còn có trái cây tô và một số loại đồ ăn uống vặt khác. Mình thắc mắc là tại sao người ta không xài cái ly nhỏ hơn để nhìn kem bơ nó nhiều, tự nhiên xài cái ly chà bá xong bỏ có 1/4 cái ly. Nhưng ở đây rồi mới biết, không phải mùa bơ thì nó ít còn vào mùa bơ thì lại nhiều thêm, chắc họ lười đổi ly nên để vậy luôn. Kem bơ nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, các bạn để ý nha vì đường này là đường một chiều, đi lố là vòng lại hơi xa, vòng cả một thành phố luôn đó.

8. Chè hé

che-he-da-lat-5
Photo: Bazan Travel

Đừng lầm tưởng chè hé là một món ăn nha. Thật ra cô bán nhiều loại chè lắm, có cả chè nóng và chè đá, thường 5, 6 giờ chiều mới có chè. Nằm ở ngay đầu đường 3/2 cái tên chè hé được đặt bởi vì quán chè này chỉ mở cửa hé đủ để khách đi lọt qua thôi và không có bảng hiệu gì cả. Để lâu ngày không biết gọi tên quán chè là gì nên người ta gọi là chè hé luôn.

Có những bạn không thích đi ăn lề đường hoặc đã ăn sạch, ăn đủ, ăn càn quét cả cái Đà Lạt thì các bạn có thể thử một số nhà hàng đồ Âu, đồ Tây, đồ nướng, đồ Trung và Việt Nam ở những nhà hàng lớn.

1. Artist Alley restaurant

art
Photo: 携程攻略

Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng, các bạn có thể search tên trên FB là ra. Quán của 2 cô chú đã đứng tuổi. Tranh chú vẽ rất đẹp, những bạn nào thích xem tranh có thể đến thưởng thức. Quán chủ yếu là khách tây, sang trọng nhưng giá lại tầm trung theo mình là rẻ so với chất lượng. Món nào làm đúng ra vị món đó, không biến tấu để phù hợp với người Việt mà giữ nguyên vị. Cô chú thân thiện và nhiệt tình, nhân viên phục vụ rất tốt, cảm giác đúng như mình là “thượng đế” vậy. Do mình toàn đi ăn lề đường nên ít khi được phục vụ như thế nên có cảm giác hơi ngại nữa.

2. Món ngon Đà Lạt

lau dl.png

Nằm trong siêu thị Big C, từ quảng trường Lâm Viên các bạn đi bộ vào là thấy. Ở đây tổng hợp tất cả các loại đồ ăn chắc tầm mấy chục món, có nhiều gian hàng riêng lẻ, khu ăn uống chung, sạch sẽ, thoáng nhưng vẫn ấm cúng. Giá tầm 45 – dưới 100. Đồ ăn ổn, có vài món ngon như cơm xèo bò lúc lắc của Cha cha xốt, lẩu 1 người ăn.

rice.png

3. Nhà gỗ – Wooden house

wood house
Photo: Nhà gỗ – Wooden house

Ở đây bán đồ Tây, đồ ăn ngon nhưng giá khá cao. Phong cách nhà gỗ cổ điển, không gian được thiết kế đẹp. Quán trên đường Nguyễn Đình Chiểu, đi đến cuối Hồ Xuân Hương bạn sẽ thấy hướng rẽ vào.

4. Ngói và Khói

Là 2 quán nướng kế bên nhau trên đường Bùi Thị Xuân. Quán Ngói có trước sau đó có thêm quán Khói. Mình mới đi có quán Khói thôi vì bạn mình nói Khói ngon hơn Ngói. Nhưng lúc về nhà thì bạn khác lại bảo Ngói ngon hơn Khói. Nếu bạn muốn ăn đồ nướng ở nhà hàng thì nên đi 2 quán này. Giá tầm trung, không mắc. Còn theo mình thì nên chịu khó đi mua đồ về homestay nướng là chuẩn bài, hoặc có một vài quán để mình đặt chỗ ngồi nướng ở sân vườn hoặc trên đồi. Họ sẽ set up cho mình hết, chỉ việc đến ngồi nướng. Không gian mở, riêng tư và thoải mái.

5. Oz Burger

burger

Chủ quán burger này có bộ râu đỉnh hơn ông già noel nữa. Quán nằm trên đường 3/2. Giá 85 – 180k/bánh, có nhân beef là chủ yếu, ngoài ra còn có chicken và bacon. Khá ngon so với một đứa ghét ăn bánh mì như mình.

6. Carry – Bò kho Chaàa !

chaaa.jpg

Nằm khúc giữa trong Ấp Ánh Sáng, quán bò kho nhỏ xinh mà mình hay ghé ăn ngon cực. Quán mở vào buổi tối, là quán lề đường nhưng sạch sẽ, chị bán bò kho cũng rất dễ thương.

7. Bún đậu cô Oanh

Đây là quán bún đậu hiếm hoi tại Đà Lạt. Bún đậu cô Oanh trên đường Hai Bà Trưng, giá 45k/phần đầy đủ. Đồ ăn tạm ổn nhưng mình thích lòng luộc hơn là lòng chiên nên đây là điểm trừ duy nhất.

Một số nhà hàng cơm bữa, quán cơm gia đình

1. Nhà hàng Nhật Ly – Phan Đình Phùng
2. Nhà hàng Liên Hoa – 3/2
3. Nhà hàng Hoàng Lan – Phan Đình Phùng

Đây chủ yếu là những nhà hàng kiểu cơm bữa, quán ăn gia đình có nhiều món mặn, xào, canh. Giá khá cao nhưng sạch sẽ và chất lượng tốt.

4. Cơm ngày 3 bữa

Quán nằm trên đường Trần Nhật Duật, mình thì chưa đến ăn ở đây nhưng thấy review tốt và có vẻ bình dân, những bài viết trên trang FB của quán cũng làm mình cảm thấy gần gũi, thân thiện.

Thông cảm vì mình đi ăn chỉ lo ăn mà cứ quên chụp hình nên phải dùng ảnh mạng nhiều. Mong bài viết của mình sẽ giúp các bạn càn quét hết Đà Lạt và tăng thêm vài kg khi đi du lịch về ^_^

Tác giả: Bà Năm
Edit: Triết Học Đường Phố

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Nghịch lý đầy bi kịch của nông nghiệp Việt Nam

0

(1672 chữ, 6 phút đọc) Tôi sinh ra ở nông thôn, lớn lên và ăn học nhờ những giọt mồ hôi của ba mẹ tôi rơi trên ruộng đồng. Tôi chưa biết yêu nghề nông, tung cánh bay cao giữa nơi đô hội, rồi lại rớt xuống bùn đen. Trở về với quê nhà bao dung, tôi tập làm nông để tạo ra giá trị chứ không để mình chết rục vì thất bại. Tôi bắt đầu với một ruộng dưa hấu tết, tập suy nghĩ như một nông dân. Bắt đầu với việc chọn đất, dọn đất theo cách mà tôi cho là tốt, đi tới chỗ mà nghe người ta nói làm giống dưa mạnh và ít bệnh để mua, rồi hỏi kinh nghiệm của người trồng trướcđể làm theo, kèm theo những suy nghĩ mà tôi sáng tạo ra để áp dụng vào. Sau đó cũng vay tiền đi mua phân và thuốc sâu để bón. Chăm bón từng dây dưa, chuốt cọng dừa làm mấy lá “cờ”’ nhỏ để cắm đánh dấu những chỗ dây dưa cần chú ý đặc biệt. Còn lên mạng tham khảo về sâu hại và bệnh dưa, tìm thuốc theo lời khuyên của các kỹ sư trên mạng.

Dưa tốt bời bời rất bắt mắt, bốn mươi ngày trái đã to tướng nằm ễnh rất dễ thương. Khi đó tôi vui vì thấy mình cũng làm được việc, không đến nỗi dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Xét về sự siêng năng, tôi không thua bất cứ nông dân nào, cần mẫn xịt thuốc ban đêm để diệt sâu, canh con nước để tưới dưa, dậy thật sớm để thăm dưa và sửa cho trái dưa không méo. Xét về kỹ thuật, tôi học hỏi và áp dụng khoa học những lời khuyên từ những người đã từng thành công. Thời tiết tuy không thực sự thuận lợi nhưng cũng không quá khắc nghiệt. Đủ điều kiện để trông một mùa dưa bội thu. Tôi nhẩm tính ra giá dưa trung bình năm ngoái và năng suất dưa mình năm nay, tin rằng doanh thu không dưới $1000/công. Tôi bắt đầu giác ngộ một điều tối quan trọng trong chuỗi sản xuất: Cách tạo ra vốn.

Một buổi chiều, tôi xịt phân bón lá cho dưa, theo đúng liều lượng chỉ định. Bốn giờ rưỡi sáng, tôi ra thăm dưa, thấy dưa nứt bụp bụp la liệt hơn phân nửa ruộng dưa. Trưa hôm đó, nắng gắt cháy da, lá dưa héo rũ, chiều xuống trời lạnh thấu xương. Thêm một đêm nữa, dưa nứt còn một phần ba, dây dưa cũng nứt dọc và xì mũ, coi như hết cứu. Sau ba ngày, ruộng dưa hư 95%, lá dưa khô quắt không còn cái nào. Khung cảnh thê lương như bãi chiến trường tử địa. Tôi lại giác ngộ ra thêm một chân lý về quản lý nguy cơ.

Không chấp nhận cảnh ăn tết (lại ăn tết!) nghèo và hèn, tôi tư duy rằng trồng dưa không bán được thì đi mua dưa của người khác mà bán. Lại lân la làm quen với mấy người đã từng mua dưa, xin chỉ kinh nghiệm. Tôi học được những mánh khóe bóp cổ nhà nông của thương lái. Tôi lại ngộ ra một cách giúp nông gia thoát khổ. Nông gia nằm dưới cơ thương lái, chỉ vì thương lái họ biết và chịu thỏa hiệp với nhau, còn nông dân thì không có phẩm chất này, lại dễ xao động và dễ bị ly gián.

Khi đi ngồi chợ dưa tết, tôi lại được bạn hàng yêu quý, dạy cho nhiều kinh nghiệm xương máu trong việc mua bán và mặc cả, làm sao để không bị gãy vốn… Qua việc thuê người vác và người chở dưa đem giao, tôi lại làm quen với họ, thêm vài lon “ken”, tôi lại học thêm được hàng tá thứ hay ho từ các tay giang hồ hảo hớn đó. Những lúc khách đông, các anh em phụ với tôi không ngơi tay, tôi được ưu ái cho ngồi hút thuốc và bắt đầu ý thức được giá trị của địa thế khi mua bán.

Xâu chuỗi những điều đó lại, tôi hình dung về một cái gì đó xa hơn cho nông nghiệp Việt Nam, nhưng không thể định hình rõ (vì không có hệ thống khác để đối chiếu) và càng không có giải pháp nào, cho tới khi sang Nhật và chứng kiến tận mắt cách họ làm việc. Tôi có thể thấy một nghịch lý đầy bi kịch của nông nghiệp nước nhà, nó là cái vòng lẩn quẩn như thế này: Thổ nhưỡng và khí hậu tốt chưa đủ, cần có giống tốt, giống tốt chưa đủ, cần có kỹ thuật tốt, kỹ thuật tốt chưa đủ, cần có nông dược tốt, nông dược tốt chưa đủ cần làm chủ được thổ nhưỡng và thời tiết! Vòng lặp này, trong ngôn ngữ lập trình tin học gọi là Deadlock, nó là vòng tròn của sự diệt vong, nếu không thoát ra được, thì mãi mãi không phát triển được, bài ca trúng mùa hay mất trắng cứ liên tục năm này đến năm khác, lây lất triền miên.

Câu chuyện của tôi, thực sự có tính đại diện cho đại bộ phận nông dân miền Nam bây giờ, siêng năng cần cù không thiếu, tìm tòi học hỏi cũng không lười, nhưng rất ít người có thể vươn lên, nếu có, đa phần nhờ may mắn do trúng mùa trong thời điểm cao giá, hoàn toàn không làm chủ được tình thế. Giải pháp đặt ra phải làm sao phá vỡ được một mắt xích để nó không còn lẩn quẩn nữa. Mắt xích trọng yếu nhất bị phá vỡ, chính là làm chủ được thổ nhưỡng và khí hậu. Bằng cách nào ư, mọi giải pháp không ngoài nông nghiệp áp dụng công nghệ!

Thực tế cho thấy, khi làm nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra thời tiết và thổ nhưỡng theo ý mình, các trang trại tối tân của những tập đoàn lớn của Nhật Bản chỉ trồng những giống rau cải bình dân bản xứ, không sử dụng bất kỳ loại nông dược nào, kỹ thuật được lập trình sẵn, và năng suất tăng lên hơn năm mươi lần cho cùng một diện tích đất, cá biệt có nơi cho năng suất hơn một trăm lần. Quả là con số đáng mơ ước, nhưng họ đã làm được.

Người Việt chúng ta có triết lý làm nông giản đơn: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Điều này chỉ đúng trong quá khứ, khi con người chưa có máy bơm và chưa có điều kiện chọn lọc được các nguồn giống ưu thế, phân bón và thuốc trừ sâu chưa bị thế giới sợ hãi! Triết lý này ngày nay đã lỗi thời, không còn có thể áp dụng thêm ngày nào nữa. Phải có một triết lý mới, phù hợp với hoàn cảnh và xu thế thời đại. Triết lý đó là gì, còn cần thời gian dài để định hình và tự thích ứng, nhưng phân thuốc và khí hậu không còn là yếu tố chi phối sự thành bại của nông gia, nhà nông cũng không phải quần quật bán mặt cho đất bán lưng cho trời để đổi lấy miếng ăn, và giống tốt thì luôn luôn đầy ắp để sự lựa chọn được phong phú.

Tôi đã vào những siêu thị lớn nhất nhì Nhật Bản ở thủ đô Đông Kinh, và thấy nguồn giống rau cải của họ hết sức nghèo nàn, cả một khu rau củ quả khổng lồ về số lượng, nhưng chủng loại cộng lại cũng chỉ ngoài hai chục loại, loanh quanh một vài loại xà lách, bắp cải và bí đỏ, khoai lang, khoai tây, củ hành, củ cải… mỗi thứ một loại mà thôi. So với một chợ quê của miền Tây cũng thua kém lắm. Vậy mà rau của người Việt không bán được cho nước ngoài, thật là uổng phí!

Khi giải quyết được khúc quanh có tính lịch sử nói trên, tạo ra sự trúng mùa tất định, không còn rủi ro dịch bệnh sâu hại hay thời tiết, nông phẩm an toàn và phong phú, còn một vấn đề không kém phần nan giải, đó là đầu ra. Tuy nhiên, với sự nâng cao từng ngày của dân trí, nông sản an toàn chắc chắn sẽ thu hút được người tiêu dùng, bởi xét cho cùng, khi người ta lợm giọng với những thứ nông sản bẩn thỉu độc hại của Trung Quốc, chắc chắn người ta phải tìm về với nông sản sạch trong nước mà thôi. Vấn đề đặt ra là làm sao liên kết được nông dân thành những hội nông, hoạt động hữu hiệu và hùng mạnh, liên kết trực tiếp với các nhà phân phối lớn, hay tốt hơn, là tạo ra những kênh liên thông trực tiếp từ nhà vườn đến người tiêu thụ, khó nhưng không phải là bất khả thi.

Nông dân không phải không biết làm nông sản sạch, nhưng khi bị kẹp giữa những cái càng của thương lái và yêu cầu của người tiêu dùng, họ không có sự lựa chọn. Việc phun thuốc vô tội vạ để giữ cho rau quả đẹp mắt đối với họ là vấn đề sinh tồn bức thiết. Cho nên, thay vì oán trách, hãy làm gì đó thay đổi cục diện, trong đó việc chấp nhận nông sản sạch với giá chênh hơn một chút là nghĩa cử thiết thực. Khi nhu cầu nâng lên, nhiều người sẽ nhảy vào cung cấp, tạo ra sự cạnh tranh và dẫn đến việc hạ giá thành, đằng nào thì người tiêu dùng cũng có lợi lớn, hơn là mê cái lợi nhỏ trước mắt mà mất đi cái tốt đẹp lâu dài về sau.

Tác giả: Hai Le

*Featured Image: sasint 

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Giản dị là ta có một nửa ly nước

0

(1174 chữ, 5 phút đọc)

Bạn đã nghe câu chuyện về nửa ly nước. Chuyện kể rằng, nếu một người nhìn vào nửa ly nước và thốt lên: “Ôi, đã vơi mất một nửa rồi” – người đó sẽ đau khổ. Còn người khác, cũng tình huống tương tự, tươi cười bảo: “Chà, ly nước vẫn còn đầy một nửa” – thì sẽ được hạnh phúc. Kết luận: Một cái nhìn tràn đầy hy vọng sẽ tốt hơn một cái nhìn tràn ngập thất vọng. Và có thể điều đó đôi khi cũng đúng, trong một số tình huống giới hạn.

Nhưng, có một câu chuyện khác như sau:

Có một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ giữa mùa nắng hạn nghiêm trọng. Đất đai khô cằn và nguồn nước dần cạn kiệt. Một bác nông dân ngồi bên cái giếng đầu làng. Nước trong giếng đang vơi dần vì nắng nóng, bác nghĩ, nhưng không sao, ít ra vẫn còn hai phần ba lượng nước so với ngày thường. Biết đâu mai đây trời sẽ đổ mưa, và giếng lại đầy, bác tự nhủ.

Hôm sau ra lấy nước, bác thấy nước còn một nửa. Thất vọng đôi chút, nhưng bác nhanh chóng vực dậy tinh thần: “Hây da, vẫn còn nửa giếng nước đầy, buồn làm chi cơ chứ. Nghe nói cái giếng ở làng bên cạnh đã cạn sạch trơn rồi. Ta vẫn may mắn chán!” Và lập tức lấy lại sự phấn chấn, bác quay sang động viên những người hàng xóm chán nản đang than vãn một cách đầy uể oải bên cạnh.

Ngày hôm sau nữa, nước cạn chỉ còn một phần tư. Bác nông dân thất vọng cùng cực. Nhưng rồi bác nghĩ, như mọi lần: “Chà, vẫn còn một phần tư kia mà, ta may mắn chán!”

“Điệp khúc” thất vọng và hy vọng, hy vọng rồi thất vọng ấy cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày cho đến khi chiếc giếng chẳng còn chút nước nào. Hầu hết cư dân trong làng phải bỏ đi tìm nguồn nước ở nơi khác để sống sót. Về phần mình, bác nông dân không đi tìm kiếm nữa. Chán nản với những niềm hy vọng, bác ngẩng đầu trách Thượng Đế, rồi chết khô héo trong ngôi làng vắng tanh.

Thất vọng và hy vọng luôn đi song song cùng nhau. Một khi chúng ta hy vọng, chúng ta ngay lập tức tạo ra sự thất vọng trong lòng mình. Và nếu bạn để ý kỹ, hầu hết mọi niềm hy vọng đều tiềm ẩn một nỗi sợ âm thầm: Sợ điều ta cầu ước sẽ không thành. Bạn nhìn xem, trong khó khăn, đôi mắt của những người sống bằng hy vọng thường ánh lên một điều gì đó mong manh, dễ vỡ.

Vòng tròn lặp lại của “hy vọng – thất vọng” mà bác nông dân tự cài mình vào, chẳng phải là “luân hồi – sinh tử” ư? Nỗi sợ tiềm ẩn phía sau lời hứa hẹn ngọt ngào của những hy vọng, chẳng phải đang tạo ra đau khổ ư?

Hy vọng không đẹp như vẻ ngoài của nó. OSHO cho rằng: “Mọi hy vọng đều sai lầm!”

Chúng ta thường ảo tưởng rằng nếu mình hy vọng đủ mạnh, thì điều ta ao ước sẽ trở thành sự thật. Nhưng, sự thật vốn khác.

Sự thật là, tương lai vận hành theo cách riêng của nó, ngoài ý muốn của ta. Đôi khi nó xảy ra tương đồng với những gì ta mong muốn, và ta tưởng rằng đó là sức mạnh của hy vọng. Không phải, đó là sức mạnh của sự trùng hợp, vậy thôi. Dự đoán tương lai không khác gì chơi một vòng quay may mắn.

Chúng ta thấy rõ điều này khi nhìn lại cuộc đời mình rằng có những điều xảy đến như ý muốn của ta, và có những điều không như ý. Nếu hy vọng có một sức mạnh kỳ diệu như người ta tưởng, thì cuộc sống đã luôn luôn như ý chúng ta rồi.

Cuộc sống sẽ đôi khi đem lại phúc lành, đôi khi đem lại thử thách, vượt ngoài ước vọng con người. Ta chỉ cần làm một việc là vui lòng đón nhận chúng. Phúc lành đến: tận hưởng. Thử thách đến: nhẫn nại và học hỏi. Nhưng đừng hy vọng, vì hy vọng là vô ích. Hy vọng đem đến sự ngộ nhận rằng cuộc đời sẽ xảy ra theo ý ta (tuy nhiên, đó chỉ cái bẫy được tạo ra để dọn đường cho sự thất vọng xuất hiện).

Thất vọng và hy vọng là hai thứ đối lập nhau song thực tế là hai mặt của cùng một đồng xu. Đồng xu của quỷ dữ. Lý do bạn thất vọng với cuộc đời là vì bạn đã hy vọng về nó. Nếu bạn không hy vọng, sẽ chẳng có gì để thất vọng. Đời sẽ là một cuộc dạo chơi đầy những bất ngờ: có rượu ngon để say, vẻ đẹp để thưởng thức và đau buồn để học hỏi – chẳng có gì là vô nghĩa. Chính những hy vọng của chúng ta đã chẻ đôi cuộc đời thành tốt và xấu.

Hy vọng là sự tham lam ngốc nghếch được ngụy trang dưới lớp áo choàng đẹp đẽ. Và thất vọng chính là chân tướng thực – cái thân xác gầy nhom ốm yếu, kiệt quệ bên trong chiếc áo choàng.

Ta hãy làm tất cả mọi thứ trong khả năng có thể, vươn lên đến tận cùng nguồn sống của mình, mà đừng chờ đợi điều gì. Đừng trông mong vào kết quả. Kết quả sẽ đến theo cách riêng của nó. “Cái đích” là thứ mà chúng ta không bao giờ thực sự tới được.

Vậy điều kỳ diệu nằm ở đâu, nếu Đích Đến chẳng hề quan trọng? Điều kỳ diệu nằm ở mỗi bước chân ta đi. Điều kỳ diệu nằm khắp trên con đường tới “cái đích” đó.

Bạn nghĩ xem cái gì có trước, cái đích hay con đường? Thông thường, chúng ta sẽ đặt ra một mục tiêu cụ thể nào đó, sau đấy mới xác định con đường mà ta sẽ đi (trừ những người vô tình phải sống trên một con đường vạch sẵn do người khác quyết định – nhưng điều này cũng chỉ đúng một cách tương đối, bởi sâu bên trong con người vẫn luôn tự do bất chấp hoàn cảnh). Và như thế, cái đích có trước, con đường có sau. Cái đích được sinh ra để ta có một con đường. Cái đích chỉ là phương tiện, chính con đường mới là mục đích.

Ta có thể bước đi tự do trên con đường kỳ diệu đó mà không bị trói buộc bởi “sợi dây mang tên Hy vọng.”

Quay trở lại ví dụ ban đầu. Khi nhìn vào nửa ly nước, ta chỉ đơn giản nói đúng sự thực: “Có một nửa ly nước. Một nửa ly nước tuyệt vời!” Giản dị thế.

Tác giả: Thiếu Lê Tú Anh

*Featured Image: roegger

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Chuyện hai thằng bé vô gia cư

1

(835 chữ, 3 phút đọc)

Hai thằng bé vô gia cư nói chuyện với nhau trong thời tiết se lạnh của Đà Lạt. Cả hai đều mặc áo cộc tay và chiếc quần xỉn màu ngồi bệt dưới lề đường.

Thằng bé áo đỏ: Hôm nay mày bán được bao nhiêu? – Nó vừa châm điếu thuốc dở vừa hỏi.

Thằng bé áo xanh: Không được nhiều, mấy thằng chó cứ phủi tay.

Thằng bé áo xanh máu me chảy đầy mặt, thằng áo đỏ coi là bình thường. Nó móc ra trong túi lọ thuốc đỏ với ít bông gòn.

Thằng bé áo xanh: Bữa nay mẹ tao lại lên cơn. Tao tính đợi tới mai ăn cơm từ thiện luôn đỡ phải mua.

Thằng bé áo đỏ: Tao mới đá được cái điện thoại, thằng ngu đó coi bộ cũng giàu, mai tao đem bán được nhiêu tao cho mày ít.

Thằng bé áo xanh: Sao mấy thằng chó cũng bằng mình mà tụi nó được sống trong giường ấm nệm êm. Chẳng bù cho mấy thằng như tao với mày, chỗ nào nằm được chỗ đó là nhà.

Hai thằng nhóc nhìn lên trời, khói toả ra từ miệng thằng áo đỏ, những ngôi sao sáng bị mây và khói che mờ. Ánh đèn rọi xuống đường, đôi lúc có một vài chiếc xe chạy ngang.

Thằng bé áo đỏ: Tao nghĩ ổng có tính toán sắp xếp hết rồi mày ơi. Mỗi người sẽ được sinh ra ở nơi phù hợp với họ thôi.

Thằng bé áo xanh: Ông trời ổng khốn nạn lắm, kiếp nào thì nhân quả hết kiếp đó mẹ đi còn dồn từ kiếp này qua kiếp sau. Tao với mày ngồi ở đây cũng tại cái luật nhân quả của ổng.

Thằng bé áo đỏ: Mấy thằng công tử bột đó sẽ đếch bao giờ hiểu được cuộc sống này giá trị thế nào. Bọn nó đếch hiểu được làm thế nào để sống qua ngày mai khi cái chết cận kề ngay lúc này. Bọn nó đếch hiểu được quy luật đúng sai của bọn nó sai bét nhè khi bọn nó phải tìm cách sinh tồn.

Thằng bé áo xanh: Với cái mớ kiến thức được nhồi vào não mấy thằng nó sẽ nghĩ mày là thằng ăn cắp bỉ ổi. Tao thì nghĩ chẳng có đúng sai gì trên đời này khi mày biết mày đúng tức là mày đúng.

Thằng bé áo đỏ: Sao mày để ai đánh đến nông nỗi này?

Thằng bé áo xanh im lặng.

Thằng bé áo xanh: Nhiều lúc tao cũng muốn sống chính trực, than thản giống như Phật tổ và các sư trong chùa mà tụi mình hay ghé vào ăn ngày rằm.

Thằng bé áo đỏ: Phật tổ ổng cũng giàu sẵn rồi, ổng trải qua hết mọi hỉ nộ ái ố trên đời. Ổng chán quá mới đi ra gốc cây ngồi. Chứ tao với mày ra đó ngồi rồi mẹ mày ai nuôi, ngồi há họng rục xương rồi chết thành con ma đói à? Mà vào chùa chắc gì đã thanh tịnh, nhiều khi còn chẳng được bằng tao với mày. Bởi tao mới nói tao với mày ở đây là có lý do của nó. Cứ sống như con cá bơi xuôi theo dòng chảy.

Thằng bé áo xanh: Ước mơ của mày là gì?

Thằng bé áo đỏ: Ngày nào cũng bán được để khỏi đi ăn cắp.

Thằng bé áo xanh: Tao ước mẹ tao hết bệnh. Mà điều ước của tao lớn quá nên tao chỉ dám ước có đủ tiền duy trì thuốc cho mẹ tao.

Thằng bé áo đỏ: Khi đến cơm bữa đói bữa no thì sao còn dám ước viển vông nữa. Tụi nó đau khổ vì tình yêu trong khi tao còn chưa bao giờ dám nghĩ đến điều đó. Đôi khi tao ước được biết cảm giác đau khổ của tình yêu là gì. Nhưng bụng lúc nào cũng sôi sục thì não còn nghĩ được gì đâu chứ.

Thằng bé áo xanh: Nhưng tao tin tao với mày có một thứ mà bọn nó không bao giờ có đó là tự do. Bọn nó sẽ luôn bị xiềng xích bởi đạo lý, bởi tình yêu, bởi những sự ràng buộc vô hình. Tao với mày không có bất kì điều gì cản trở. Tao có thể đi ăn cắp mà không sợ ai đánh giá nếu có bị bắt thì tao cũng chịu bị đánh, tao có thể vừa đi vừa cười vừa khóc vừa nhảy múa mà người ta sẽ đếch quan tâm vì hơi đâu mà quan tâm một thằng bán vé số quần áo nhếch nhác. Người ta còn không dám nhìn tao vì sợ bị bẩn mắt.

Nói xong thì trời cũng sáng, đường phố đông dần, hai thằng đứng dậy mỗi thằng bước một hướng tiếp tục đánh nhau với số phận, chống chọi với cuộc đời để tiếp tục sống.

Tác giả: Bà Năm

*Featured Image: pixel2013

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Ai thật sự là người đã ra đi tìm đường cứu nước?

1

(2080 chữ, 8 phút đọc)

Chuyện cũ rích rồi nhưng cũng cần nói lại. Nguyễn Sinh Cung có thực sự “ra đi tìm đường cứu nước”?

1. Nguyễn Sinh Sắc bị sa thải và vào Nam

Nguyễn Sinh Sắc, thi nhiều lần không đậu, đôi lúc xin vào làm giúp việc cho các quan. Đổi tên thành Nguyễn Sinh Huy để thay đổi vận mệnh. Nhờ ông Hồ Sĩ Tạo giúp bôi trơn nên có chút công danh. Đến khi thi đậu, đã nhậu say xử án, cho lính đánh chết người và bị tội. Dù có mấy quan đại thần làm ô dù giúp cho không phải đền mạng, nhưng vẫn bị cách chức cho làm dân thường. Không dám về xứ mà phải bỏ xứ vô trong Nam sống rày đây mai đó. Khi này dắt theo con trai là Nguyễn Sinh Cung.

Trước đó, khi ông Sắc vẫn loi ngoi ở chốn quan trường thì các ông Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… đã biết đến tư tưởng dân chủ nhân quyền qua các sách Tân thư mà Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi dịch. Ông Phan Chu Trinh đã từ quan và đi hoạt động dân chủ, đi ra nước ngoài gặp các nhà hoạt động khác hội đàm, đăng đàn diễn thuyết và viết rất nhiều để thức tỉnh dân tộc, đấu tranh chống sưu thuế, mở hội nông hội buôn, phổ biến văn minh Tây phương cho dân mình… Đến khi ông Sắc bị sa thải thì Phan Chu Trinh đã có bề dày hoạt động vì dân tộc rất dày, đã bị đày chung thân khổ sai ra Côn Lôn và nhờ sự đấu tranh của những người ở ngoài, vang động tới các tổ chức nhân quyền nước ngoài, vận động để thả ông về, chính quyền thuộc địa phải nhượng bộ phóng thích và buộc ông lưu vong, năm 1911. Phan Chu Trinh tạm cư tại Mỹ Tho chờ ngày đi Pháp.

Cùng năm đó, ông Sắc nghe danh tiếng bạn cũ, mới dắt Cung tới bái kiến Phan Chu Trinh. Ông Sắc và Cung lần đầu ra ngoài, đường đi nước bước chắc chắn sẽ không hiểu rõ. Còn Phan Chu Trinh đã từng trải, hiểu rõ thế sự, nên người hậu thế có quyền hồ nghi về ý tưởng mà Cung đi ra nước ngoài khả năng rất cao là do Phan Chu Trinh khai sáng cho. Lúc này ông Sắc đổi tên cho Sinh Cung thành Tất Thành, chắc cũng là để đổi vận. Việc những người thần tượng cho rằng một anh thanh niên mới dậy thì xong, đang theo cha phiêu bạt vì không dám về xứ, rồi “ra đi tìm đường cứu nước” thì có vẻ mang màu sắc phóng đại. Nếu Cung có chí cao, thì hẳn trước đó dân gốc Nghệ như Cung phải biết tới phong trào của Phan Bội Châu người cùng quê mà bài viết này sẽ nói ở đoạn sau.

2. Độ xác thực của một bức thư

Chúng ta biết về lá thư ký tên Nguyễn Tất Thành gởi cho tổng thống Pháp xin được học trường thuộc địa, qua Hồ Chí Minh L’Indochine au Vietnam của ông Daniel Mémery. Trong Hồ Chí Minh Toàn Tập, không hề nhắc tới sự tồn tại của bức thư này. Tuy nhiên, khi ông Sơn Tùng, một “nhà văn” chuyên viết ca ngợi về ông Minh và có họ hàng với ông Minh, trong một bài phỏng vấn được báo Công An đăng lại có thừa nhận về bức thư này. Ngoài ra, một vài trang mạng ca ngợi chế độ cũng xác nhận bức thư này là thật. Ta hãy điểm qua nội dung thư này khi dịch ra tiếng Việt. Bạn nào thông thạo Pháp văn có thể xác nhận lại giúp. Bản chuyển ngữ này được tác giả Huỳnh Tâm thực hiện trên trang geocities.ws.

39270851_700319483647455_2958767871741657088_n

Marseilles
Ngày 15 tháng Chín năm 1911
Thưa Ngài Tổng Thống!
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học vấn. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn… Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng Thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi.

Nguyễn Tất Thành – Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ Nho

Có người nhận xét, nét chữ rất bay bướm và lời văn trau chuốt, phải là của một người cực giỏi tiếng Pháp. Nếu đây là bút tích của Nguyễn Tất Thành, có thể thấy trình độ anh ta cao. Nếu không, đây là thư của người khác viết hộ. Hoặc có thể cho là hoàn toàn nguỵ tạo, nhưng bạn phải đủ tư liệu để đối chất cho ổn thoả với những chứng cứ không thể chối cãi mà Daniel Mémery đã công bố trong tài liệu nói phía trên.

Bạn đọc có thể thấy, lời lẽ tha thiết và chân thành với ước vọng được phục vụ cho nước Pháp. Chỗ này, thực sự là một cái bẫy tư duy! Nếu thư là thật, thì Thành giỏi, và Thành muốn làm phận thần tử trung thành của đế quốc. Nếu thư được viết hộ, thì Thành dở ẹc, vì chuyện cỏn con cũng không làm nổi. Những dư luận viên cũng hiểu cái bẫy này, nên nói rằng Thành viết thư này thực chất là để thông báo về cho người ở Việt Nam biết là đã tới Pháp. Vâng, viết đơn xin học trường thuộc địa gởi tổng thống để báo tin về nước. Bạn có thể tin hoặc không, người viết thì cho là sự bịa đặt tào lao và bệnh hoạn.

Khi đối chiếu với những bút tích sau này của Hồ Chí Minh, hoàn toàn không thấy điểm tương đồng. Người viết tự nghĩ mình có thể kết luận, Thành nhờ người ta viết giùm bức thư đó. Tất nhiên, giả thiết về chuyện Thành và Minh là hai người khác nhau cũng không thể loại trừ.

3. Theo dòng sự kiện

Xâu chuỗi các sự kiện: ông Sắc thi rớt nhiều lần và phải nhờ ô dù để có công danh, sau đó làm quan cũng chẳng ra làm sao và nhậu nhẹt đánh chết người. Tuyên truyền lề phải thì vẽ ra cảnh nhậu nhẹt khi đó của ông Sắc thật tao nhã, rồi nói người bị đánh chết là cường hào ác bá. (Có những chi tiết không phải ông Sắc thì không ai biết được, ví dụ khi nhậu đó ông Sắc nghĩ gì thì đám bồi bút không thể biết, nhưng cũng dám bịa). Nhưng dù tô màu rồi rắc kim tuyến, cũng không thể làm khác đi bản chất của hành vi nhậu nhẹt khi làm việc rồi sai lính đánh chết người dân.

Trong thời gian này, Nguyễn Sinh Cung không có bút lục gì cả. Kể cả những nỗ lực thần thánh hoá của đám lâu la về sau cũng không moi ra được dòng nào. Chuyện thổi phồng anh ta có lòng vì dân nước chỉ qua việc xuống tàu đi vượt biên là chuyện khiên cưỡng. Ngược lại, khi đối chiếu với Phan Bội Châu, một người mà bị chính Minh và đám lâu la sau này coi là kẻ phụ thuộc ngoại bang “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau” (sic!), ta có thể dễ dàng thấy vẫn còn lưu lại những bài hịch và thơ văn yêu nước của ông lúc mười mấy tuổi.

Kế tiếp, khi theo cha là ông Sắc bỏ xứ đi, Cung theo cha lang bạt khắp miền Nam. Phe lề phải thì nói Cung tham gia phong trào chống sưu thuế Trung kỳ, bị đuổi học và bất mãn triều đình rồi bỏ vô Nam hoạt động. Bạn có thể tin nhưng cá nhân người viết chỉ phì cười. Cuộc biểu tình chống sưu thuế đã kết thúc bốn tháng trước ngày Cung được nhận vô trường Quốc học Huế! Cụ thể, cuộc biểu tình đó diễn ra từ ngày 9-12 tháng 4 năm 1908, còn Cung nhập học ngày 7 tháng 8 cùng năm.

Khi gặp được Phan Chu Trinh rồi, Cung lại đi học ở trường Cao Thắng (tên bây giờ), là trường dạy nghề cho công nhân để ra làm cho hãng Ba Son. Ba tháng sau, Cung xuống tàu đi làm, lấy tên là Văn Ba. Tới Pháp rồi, có xuất hiện bức thư xin ở lại học như đã nhắc ở trên.

Trong phạm vi bài này ta sẽ không kể thêm phần sau. Nhưng từ chuỗi sự kiện này ta thấy:

  • Lề phải một mặt ca ngợi ông Sắc nhưng cũng gắng công xoá bỏ chuyện ông Sắc và Cung đi cùng nhau vào Nam.
  • Lề phải cố gắng đề cao việc ra nước ngoài của Cung là “ra đi tìm đường cứu nước”
  • Cung thực sự không có biểu hiện của chuyện “tìm đường cứu nước”

Vậy đấy, đó là điều mà chúng ta đã bị dạy và con cháu chúng ta đang bị đầu độc. Đến nỗi, mình tiếp xúc với ít anh em lề trái, cũng bị ngộ độc chuyện này.

4. Ai đi tìm đường cứu nước?

Việc “ra đi tìm đường cứu nước”, về cơ bản không phải là chuyện gì ghê gớm động trời cả. Từ những năm 1905, Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Nguyễn Điền, Lê Khiết, Nguyễn Thức Canh, Lương Ngọc Quyến, Lương Nhị Khanh, Nguyễn Văn Điến… đến Nhật để học tập văn minh kỹ trị và cả quân sự. Đến năm 1908, trong khi Nguyễn Sinh Cung còn loi ngoi xin một chân vào trường Quốc học Huế dưới sự bảo trợ của ông già đang làm quan, thì đã có hơn hai trăm thanh niên trẻ măng, đi bộ đi thuyền tới nước Nhật để học tập ngõ hầu đem văn minh về xây dựng đất nước. Ngoài ra, những người ở trong nước ủng hộ cho việc xuất dương tìm con đường giúp nước của thanh niên kể đến số hàng ngàn hàng vạn.

Ngoài ra, không tham gia phong trào Đông Du mà đi riêng để tìm con đường riêng của mình cũng khá nhiều. Như người cực giỏi là Nguyễn An Ninh, được miễn chuẩn bằng Tú tài mà cho học đại học Y năm 16 tuổi, nhưng chọn học Luật và cuối cùng tìm đường đi Pháp, ngõ hầu tìm ra đường đấu tranh để vực dậy đất nước. Sang Pháp năm 18 tuổi, ông cũng chỉ mất hai năm là xong chương trình đại học Luật ở Pháp. Ông làm toà soạn báo, viết chính luận, đi diễn thuyết, bị bắt bỏ tù năm sáu lần và cuối cùng chết luôn trong tù ở Côn Đảo.

Cho rằng mấy người thời xưa giỏi giang quá, thì có thể nhìn đến đám trẻ bây giờ. Người viết chưa được tiếp xúc với những bạn trẻ ở những nước khác, nhưng ở Nhật này thôi, con số những người trẻ có hoài bão muốn học hỏi tinh hoa rồi đem về nước áp dụng dễ đến số ngàn. Chúng mình coi chuyện này là bổn phận ngày thường, bình dị như chuyện ăn uống tắm rửa, chẳng có gì đáng tự hào hay ca ngợi, có thể trao đổi với nhau mà chẳng thấy xấu hổ.

Đừng thần tượng chuyện ra đi của Nguyễn Sinh Cung, hãy giải độc cho mình!


Tham khảo

1. Lê Minh Quốc, Nguyễn An Ninh–Dấu ấn để lại, Nhà xuất bản Văn học, 1997
2. Phan Bội Châu, Phan Bội Châu toàn tập (Tập 6). Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1990.
3. Trần Văn Giàu – Đinh Xuân Lâm – Nguyễn Văn Sự, Lịch sử Việt Nam (1897-1914). Nhà xuất bản Xây dựng, năm 1957.
4. Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941, University of California Press, 2002.
5. Tiểu sử HCM, trang web bộ ngoại giao
6. Phỏng vấn Trần Quốc Vượng về HCM của BBC tiếng Việt

Tác giả: Hai Le
Edit: Triết Học Đường Phố

*Featured Image: baomoi

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

[THĐP Translation™] Chiến lược “2 Danh sách” của tỷ phú Warren Buffett: Cách để tập trung tối đa và làm chủ các ưu tiên của bản thân

0

4

(940 chữ, 4 phút đọc. 69,358 Saves, Must Read trên Pocket)

Sở hữu hơn 50 tỷ đô la tài sản, Warren Buffett luôn được xếp hạng trong số những người giàu nhất thế giới. Trong tất cả những nhà đầu tư của thế kỷ 20, Buffett là người thành công nhất.

Với thành công to lớn ấy, hẳn là rất hợp lý khi cho rằng Buffett có một sự hiểu biết tuyệt vời về cách phân bổ thời gian mỗi ngày. Từ góc độ tiền tài, bạn có thể nói rằng ông quản lý thời gian của mình tốt hơn bất kỳ ai khác.

Và đó là lý do tại sao câu chuyện dưới đây, được một nhân viên của Buffett chia sẻ trực tiếp với người bạn tốt Scott Dinsmore của tôi, đã khiến tôi phải chú ý.

Hãy cùng thảo luận về chiến lược đạt hiệu suất với 3 bước đơn giản mà Warren Buffett sử dụng để giúp nhân viên của ông xác định các ưu tiên và hành động của họ.

Câu chuyện của Mike Flint

Mike Flint là phi công riêng của Buffett trong 10 năm. (Flint cũng đã phục vụ 4 tổng thống Mỹ, vì vậy tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng anh khá giỏi trong việc lái máy bay.) Theo lời Flint, khi trò chuyện với sếp của anh về những ưu tiên trong sự nghiệp, Buffett đã yêu cầu anh trải qua một bài tập gồm 3 bước như sau:

BƯỚC 1: Buffett bắt đầu bằng cách bảo Flint ghi lại 25 mục tiêu sự  nghiệp hàng đầu của mình. Thế là Flint dành một lúc để viết chúng ra. (Lưu ý: Bạn cũng có thể hoàn thành bài tập này với các mục tiêu cho một khoảng thời gian ngắn hơn. Ví dụ, hãy ghi lại 25 mục tiêu hàng đầu bạn muốn hoàn thành trong tuần này.)

BƯỚC 2: Tiếp đó, Buffett bảo Flint xem lại danh sách và khoanh tròn 5 mục tiêu hàng đầu trong số đó. Một lần nữa, Flint dành thời gian để kiểm lại cả danh sách, và cuối cùng đã quyết định được 5 mục tiêu quan trọng nhất.

Lưu ý: Nếu bạn đang đọc bài này ở nhà, hãy tạm dừng đọc, và thực hiện 2 bước này trước khi chuyển sang Bước 3.

BƯỚC 3: Đến đây, Flint có 2 danh sách. 5 điều anh đã khoanh tròn là Danh mục A, và 20 điều còn lại là Danh mục B.

Flint xác nhận rằng anh sẽ bắt đầu thực hiện 5 mục tiêu hàng đầu của mình ngay lập tức. Và đó là lúc Buffett đã hỏi anh về danh sách thứ hai, “Vậy những điều anh không khoanh tròn thì sao?”

Flint trả lời, “À, 5 điều này là trọng tâm chính yếu của tôi, nhưng 20 điều kia cũng được xếp sát ngay sau. Chúng vẫn quan trọng, vì vậy tôi cũng sẽ xử lý tùy thời thích hợp. Chúng không gấp bằng, nhưng tôi vẫn dự tính dành chút tâm sức nỗ lực cho chúng.”

Nghe vậy, Buffett trả lời, “Không. Anh nhầm rồi, Mike. Những điều mà anh không khoanh tròn chính là danh sách Những điều phải tránh bằng mọi giá. Dù thế nào chăng nữa, những điều này sẽ không được anh chú ý đến chừng nào anh chưa thành công với 5 mục tiêu hàng đầu của mình.”

Sức mạnh của sự loại trừ, buông bỏ

Tôi tin vào tinh thần tối giản và sự đơn giản. Tôi thích loại bỏ những thứ vô giá trị. Tôi nghĩ rằng loại bỏ sự những thứ không thiết yếu là một trong những cách tốt nhất để khiến cuộc sống thoải mái hơn, dễ dàng tạo nên những thói quen tốt hơn, và để thấy thấy biết ơn với những gì mình thực sự có.

Vậy nhưng loại bỏ những điều vô giá trị gây hoang phí cũng tương đối dễ dàng. Chính việc bỏ đi những gì bạn quan tâm mới khó. Thật khó để ngăn cản bản thân dành thời gian cho những thứ dễ suy xét nhưng chẳng đem lại mấy thành quả. Những công việc dễ khiến bạn chệch khỏi tiến trình nhất chính là những việc mà bạn quan tâm nhưng lại không thực sự quan trọng.

Mọi hành động đều có cái giá phải trả. Ngay cả những hành động trung tính cũng không thực sự trung tính. Chúng gây mất thời gian, năng lượng và không gian mà bạn vốn có thể dành cho những hành động tốt hơn hoặc các nhiệm vụ quan trọng hơn. Chúng ta thường quay vòng theo những chuyển động thay vì thực sự hành động.

Đây là lý do tại sao chiến lược của Buffett thật xuất chúng. Các mục từ 6 đến 25 trong danh sách của bạn là những điều bạn quan tâm. Chúng quan trọng với bạn. Thật dễ dàng để bạn biện minh cho việc dành thời gian cho chúng. Nhưng khi bạn so sánh chúng với 5 mục tiêu hàng đầu của mình, những điều này chỉ là sự xao nhãng. Dành thời gian cho những ưu tiên thứ cấp chính là lý do bạn còn 20 dự án hoàn thành nửa chừng thay vì có được 5 dự án hoàn thành trọn vẹn.

Hãy loại bỏ một cách không khoan nhượng. Hãy buộc bản thân phải tập trung. Hãy hoàn thành một nhiệm vụ hoặc tiêu diệt nó.

Những xao nhãng nguy hiểm nhất chính là những thứ bạn yêu nhưng không đáp lại tình yêu của bạn.

Tác giả: James Clear
Dịch: Sang Doan
Review: Dương Tùng

Featured image: David A. Grogan | CNBC

📌 Ủng hộ dịch giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Một dân tộc có vĩ đại hay không, không nằm ở lịch sử dài hay ngắn

0

(1925 chữ, 8 phút đọc)

Có thực tổ tiên dân tộc Lạc Việt chúng ta nở ra từ trứng? Có thực có mười tám vua Hùng chia nhau hơn hai ngàn sáu trăm năm cai trị? Thái độ của người trẻ hôm nay thế nào cho đúng với chủ đạo dân tộc?

1. Sự hình thành dân tộc Việt theo thần thoại

Dân tộc cần có một chủ đạo, điều đó là hiển nhiên. Đối với những dân tộc có lịch sử lâu đời, chủ đạo dân tộc thường bắt đầu từ truyện thần thoại giải thích sự hình thành dân tộc, nói cách khác là sự tích về các thần tổ tiên; rồi đến giai đoạn ngoại sử: về các vua tổ tiên, về các anh hùng dân tộc cổ đại, lý giải về các đặc điểm văn hoá đặc thù; sau đó mới đến dòng chảy lịch sử chính thống. Hiện nay hầu hết người Việt bị lẫn lộn giữa thần thoại và chính sử.

Bỏ bớt những điều rườm rà, hầu hết người Việt ngày nay đều chấp nhận “nguồn gốc” con Rồng cháu Tiên của dân tộc mình. Cụ thể, truyền thuyết kể rằng: rồng thần Lạc Long Quân kết hôn với chim tiên Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Một trăm người này cưới vợ sinh con và phát triển thành một trăm dân tộc cùng gốc Việt, thường gọi là Bách Việt. Thực tế: có nhiều nhóm dân cư tiền sử cư trú khắp vùng nam sông Dương Tử China tới tận đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, có nhiều đặc điểm giống nhau về nhân chủng và văn hoá, có cùng tên gọi kết hợp với hậu tố “-Việt”, như: Mân Việt, Điền Việt, Âu Việt, Lạc Việt… Người Việt ở Việt Nam ngày nay chính là Lạc Việt khi xưa.

Ngoài ra, người Lạc Việt còn truyền thuyết nói rằng con trai cả của thần Lạc Long Quân và tiên Âu Cơ lên ngôi làm vị vua đầu tiên, đặt tên nước là Văn Lang, lấy hiệu là “vua Hùng”. Vua Hùng là vua tổ tiên của người Lạc Việt. Điều này chỉ có nghĩa truyền thuyết cổ xưa của người Lạc Việt nhận mình là anh cả của Bách Việt. Mô-típ tự tôn dân tộc này xuất hiện ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Không thể dựa vào truyền thuyết này để làm căn cứ xác nhận chính xác sự tồn tại của vị vua Hùng thứ nhất là con của thần Lạc Long Quân như một sự thật lịch sử khách quan.

Tuy nhiên, xét theo khía cạnh chủ đạo dân tộc, chúng ta tin truyền thuyết về tổ tiên của mình. Dân tộc Việt được sinh ra từ một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa sức mạnh và vẻ đẹp, giữa đại dương và đất liền, giữa nông nghiệp và ngư nghiệp… Truyền thuyết, chỉ cần tới chỗ này là đỉnh điểm, không cần thêm thắt về các đời ông đời cha của Quốc Tổ và Quốc Mẫu làm chi. Thật hết sức nhảm nhí khi  diễn tả cho bọn trẻ về tổ tiên của dân tộc là Rồng và Tiên, Quốc Tổ là rồng thần dưới biển, Quốc Mẫu là chim tiên trên núi, rồi lại dẫn giải lê thê nào Đế Minh Đế Nghi nào Đế Lai Lộc Tục, rốt cuộc dẫn tới ngọn nguồn tiên tổ của chúng ta là một vị vua trong truyền thuyết của China (aka. Viêm đế Thần Nông), thực là điều kỳ cục của sử cũ! (xem Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lê Văn Hưu, phần Ngoại Kỷ; xem Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Quốc sử quán – triều Nguyễn, phần Tiền Biên, quyển I)

2. Vậy thì thời đại vua Hùng là sao?

Một dân tộc có vĩ đại hay không, không nằm ở lịch sử dài hay ngắn. Những đất nước có lịch sử lâu đời như Ai Cập hay Hy Lạp… trong hiện tại đều không có gì đáng tự hào, thậm chí họ còn phải đáng thẹn với bề dày lịch sử của mình. Ngược lại, Hoa Kỳ mới chỉ lập quốc mấy trăm năm, mà luôn đứng đầu thế giới về kinh tế và sức mạnh quân sự. Đời sống người dân và tiềm lực quốc gia trong hiện tại mới chính là điều mà người dân nên lấy làm vui. Lịch sử nhiều ngàn năm, cùng lắm chỉ là những phế tích và sẽ mục nát với thời gian. Luân lý dân tộc được từng người dân tôn trọng và làm theo, già trẻ bé lớn đều cư xử tốt với nhau, cộng đồng có niềm tin và có chủ đạo, đó mới là điều đáng tự hào, dù lịch sử có non trẻ đến mấy. Ngược lại, nhận nước mình có bốn ngàn năm văn hiến, trong khi đó người dân mơ hồ hoặc hoàn toàn mù tịt về chủ đạo dân tộc, cả nước mê tín lú lẫn, thì thà không có lịch sử còn hơn!

Về thời đại vua Hùng, không thể dựa vào tư liệu sách vở khi nói mười tám đời vua Hùng cai trị hai ngàn sáu trăm sáu mươi hai năm, mỗi vua cai trị hơn 150 năm, như vậy quá vô lý. Nhưng chúng ta không có bản văn nào khác, vì thế, hãy tạm thời để đấy, và lật ngược lại sử sách. Tới thời vua Thục Phán đánh Văn Lang và lập nước Âu Lạc là tương đối gần với lịch sử, năm 267 TCN. Di chỉ thành Ốc và tên đồng đã khai quật được, xác nhận sự tồn tại lịch sử của vua Thục Phán. Như vậy, trước vua Thục là vua Hùng cuối cùng, ta có cơ sở để xác định điều này. Vậy vua Hùng đầu tiên cách đó bao lâu? (sách đã trích, như trên)

Con số 18, nếu xét theo triết học Đông Á, nó là một huyền số, là hai lần 9. Số 9 tượng trưng cho quẻ Kiền. Hai lần 9 tức hai quẻ Kiền chồng lên nhau, được quẻ Thuần Kiền là quẻ đầu tiên trong kinh Dịch. Kiền là Trời, là ngôi chí tôn, có đức lớn, là Cha, sinh ra muôn vật, là hình tượng Rồng… (xem Kinh Dịch, bản dịch Ngô Tất Tố, quẻ Kiền). Chính vì thế, rất có thể cách nói “mười tám đời vua Hùng” chỉ là cách nói bóng bảy mang nhiều hàm nghĩa, hơn là con số thực tế.

Trong các truyện thần thoại: Thánh Gióng, An Tiêm, Bánh Chưng Bánh Dày, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Trầu Cau… Đều có bối cảnh là trong triều đại của một vua Hùng nào đó, các yếu tố giải thích thiên nhiên còn hỗn mang (Sơn Tinh – Thuỷ Tinh), sự hình thành tục lệ (Trầu Cau, Bánh Chưng Bánh Dày), chiến tranh vệ quốc (Thánh Gióng). Riêng truyện Thánh Gióng có một chi tiết khá thú vị là có nói khi này là thời Hùng Vương thứ 6 và giặc Ân đánh nước ta. Khảo cổ học hiện đại đã xác định lịch sử China đến thời Ân-Thương, niên đại từ năm 1766 – 1122 TCN. Trong kinh Dịch còn có quẻ Ký Tế có nói về việc vua Cao Tôn (1324 – 1264 TCN) nhà Ân đi đánh nước Xích Quỷ, tức nước ta theo cách gọi của người China thời đó, đánh ba năm khó nhọc mà không được gì. Nếu quả thật truyện Thánh Gióng là ký ức dân tộc, thì ta có: vua Hùng thứ 6 vào khoảng năm 1324 – 1264 TCN. Tất nhiên, đây chỉ là con số tham khảo cho vui. Cũng như các sách China chép việc người nước ta sang phương Bắc lạy lục triều cống rùa thần và chim trĩ vào các thời Đường Nghiêu (2357-2258 TCN) và năm 1110 TCN thời nhà Chu (*). Sự việc quá cổ xưa, còn sử sách lại viết sau mấy ngàn năm, không đáng tin.

Nếu ta lấy mốc vua Thục Phán trở về trước, thì thời đại vua Hùng trùng với thời đại Đông Sơn. Khi này, dựa vào các hiện vật khảo cổ, có thể thấy người Việt đã có thành tựu văn hoá khá rực rỡ, đời sống vật chất và tinh thần đều phong phú.

Trở lại với lập trường ban đầu của bài viết này, nếu ta xác định việc vua Hùng thứ nhất là thần thoại (con trai cả của Rồng và Tiên), thì về thời đại vua Hùng thực sự, ta có các giả thiết:

– Có nhiều vua lấy hiệu là “Hùng” hơn con số 18
– Có một vua triều đại tiền sử tự nhận là con của cha Rồng và mẹ Tiên; Rồng và Chim chính là totem vật tổ của dân tộc này (aka. Lạc Việt, Rồng có thể là Cá Sấu); vị vua này xưng là vua Hùng
– Thời vua Hùng kết thúc khi bị Thục Phán đánh chiếm, nhưng có thể bắt đầu muộn hơn năm 2879 TCN mà sách vở đã ghi
– Các chi tiết: ăn trầu, xăm mình, trồng lúa, bắt cá, làm bánh chưng bánh dày, chế thuyền đi biển… trong các truyền thuyết kể trên đều có thật

Vậy thì, khi kể lại huyền thoại hình thành dân tộc, trước tiên cần phải chuẩn hoá câu chuyện Quốc Tổ Quốc Mẫu, bỏ đi đoạn rườm rà từ cha của Quốc Tổ trở về trước. Một cách đơn giản hoá:

Ngày xửa ngày xưa, Quốc Tổ Lạc Long Quân là rồng thần dưới biển, gặp Quốc Mẫu là chim tiên trên núi, hai người kết hôn với nhau và sinh được một bọc trứng, nở ra một trăm con trai. Sau đó, để mở mang bờ cõi, Quốc Tổ dẫn năm mươi con đi về vùng biển, năm mươi người còn lại theo Quốc Mẫu lên vùng núi. Những người con lại toả đi khắp nơi, mỗi người phát triển thành một chi tộc Việt. Người con trai cả đi theo mẹ, phát triển thành tộc Lạc Việt, rồi ông lên ngôi vua, lập nước Văn Lang, xưng là vua Hùng, dạy dân các phương pháp cày cấy, tổ chức triều chính, đặt ra văn hiến, đời đời truyền ngôi cho người tài giỏi, đều lấy hiệu là vua Hùng, đất nước hưng thịnh mấy nghìn năm, Lạc Việt phát triển thành một dân tộc lớn đông đúc, lập ra đạo Mẫu để tôn thờ Quốc Mẫu Âu Cơ. Cùng lúc đó người Âu Việt cũng phát triển hùng mạnh ở phía Tây. Đến khi vua Âu Việt là Thục Phán thấy tiềm lực nước mình đủ mạnh, thì xua quân đánh vua Hùng và chiếm được nước, lập ra nước mới, gọi là Âu Lạc.

Thời đại vua Hùng là thời đại chuyển giao giữa huyền thoại và chính sử, không nên minh nhiên khẳng định tính xác thực dựa vào những sử sách mà chính những sử sách này cũng không đáng tin, cũng không nên hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại của nền văn hoá Lạc Việt tiền Bắc thuộc mà những di chỉ và hiện vật vẫn sờ sờ ra đó. Chúng ta có quyền tin tưởng vào một thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ của tổ tiên, cũng như có quyền từ khước và bài bác những thứ hổ lốn tô vẽ tuỳ tiện vào lịch sử.

(*) xem Cương Mục Tiền Biên, Kim Lý Tường; Thông Chí, Trịnh Tiều; Sử Ký, Tư Mã Thiên…

Tác giả: Hai Le

Featured image: Metmuseum

(Editor: Bài viết đã bị cắt bỏ đoạn cuối có liên quan đến chính trị, ai muốn đọc bản full thì vào đây.)

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Mệt mỏi quá, muốn bỏ đi quá thì phải làm sao?

1

(1160 chữ, 5 phút đọc)

“EM MUỐN SHUT DOWN HẾT TẤT CẢ LUÔN.”

Trả lời cho inbox của một bạn: Chị viết bài chỉ cách “mợt mỏi quá, muốn bỏ đi quá thì làm gì” đi chị.

Hôm nay chị chia sẻ về việc đối diện với thời điểm DOWN trong cuộc sống. Bài này chị viết hơi trễ, nhưng chị nghĩ nó đúng thời điểm rồi. Hi vọng vẫn còn tác dụng với em và các bạn khác.

Đầu tiên, không biết em đã xem video này chưa?

Mỗi lần chị cảm thấy mất phương hướng, thấy khốn khổ cho cuộc đời, drama hóa tình cảnh bản thân, chị sẽ nương nhờ về những thiên thần thế này để an trú. Để rồi thức tỉnh mình, vì sự kỳ diệu của cuộc sống nằm ngay trong cả những gì người ta gán cho là “tội nghiệp” là “đáng thương”. Chị cảm nhận tình yêu có mặt khắp nơi nơi em à.

Em đã thiền chưa?

Nếu chưa em hãy tập thiền. Thiền không có gì để phải học, nó chỉ là sự khám phá, là đi theo chỉ dẫn từ trong chính cái nguyên bản nhất của em. Em đừng lo ngại vì nhắm mắt vào mà thấy mình còn xáo động hơn khi em mở mắt. Một bình nước đục cần thời gian đủ mới lắng lại được. Vậy nên cái duy nhất em cần là thời gian. Nhiều đứa trẻ thành phố thích đi sở thú, công viên hay những chỗ “kỳ thú” vì ở đó luôn có những “kịch tính bất ngờ” được dàn dựng sẵn. Chúng không quen với những gì quá lặng lẽ, hoặc những thay đổi mà cần sự quan sát hàng giờ đồng hồ. Những đứa trẻ ở quê thì khác, em còn nhớ Nobita ngày bé ngồi chăm chú hàng giờ để xem bọn kiến đi về tổ của chúng thế nào không? Em có thấy hình ảnh quen thuộc này là chính em ngày bé không? Đối với chị, đó chính là thiền, là dành trọn vẹn sự chú tâm vào sự sống QUANH ta kết nối bên TRONG ta.

Em đã ngồi không bao lâu rồi?

Cường độ làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ cho bản thân, dẫn đến mất cân bằng thân tâm là điều dễ hiểu. Trước đây chúng ta lo sợ thiếu việc, và cảm thấy mình quan trọng nếu mình luôn được BẬN RỘN. Nhiều bạn thích khoe mình bận rộn lắm. Lúc này cơ thể em đã nóng đến cực điểm rồi, nóng quá thì phải SẬP NGUỒN. Nếu em cố gắng làm điều gì đó để kích hoạt lại chính mình, là em đang đi ngược lại tự nhiên, và dù cố cách nào cũng chỉ là dã tràng xe cát.

Em có thể ở yên trong phòng, không điện thoại, không cả sách, không con người. Nếu nhà em ở gần bờ sông, hay công viên, hãy đưa cơ thể em đến đó. Em có thấy gió thổi qua má em không? Em có thấy mùi rong rêu thoảng lên sau mỗi đợt sóng? Hạnh phúc không phải là sự vun vén, nó không phải như tiền trong sổ tiết kiệm, càng vun càng nhiều, càng nuôi càng nhiều. Nghe rất lạ, ngược lại những gì em học được nhỉ. Nhưng nó là thật như thế đó. Hạnh phúc đơn giản là em nhận ra nó, nó vẫn luôn HIỆN HỮU ở đó, bình thản đợi em nhìn thấy nó mà thôi.

Dù cuộc sống có rất nhiều điều bất như ý, nhưng nếu khoảnh khắc ấy em chạm được hạnh phúc, thì đó là hạnh phúc.

Em là ai? Bài học cuộc đời của em là gì? Sứ mệnh của em là gì?

Đã đến lúc em cần hỏi những câu hỏi quan trọng như thế. Và không còn thời điểm nào phù hợp hơn là ngay lúc này. Em đừng sợ đối diện với chính mình. Nó không đáng sợ, chỉ là em chưa dành đủ thói quen cho nó thôi. Hãy hỏi, hãy nghĩ về câu hỏi đó thường xuyên. Em sẽ không nhận được ngay câu trả lời, dù câu trả lời đã luôn ở đó. Nhưng em đừng ngừng để ý những dấu chỉ xung quanh, mọi thứ đều đang nhắc nhở về sứ mệnh của em đó. Đó có thể là lời nói bâng quơ từ người xa lạ, từ lời bài hát, hoặc đoạn trích dẫn em đọc được trên mạng. Hãy QUAN SÁT THẬT KỸ. Em biết đấy, em không thể quan sát kỹ điều gì nếu em luôn chạy theo deadline, chạy theo những thứ không phải là em ngày đêm.

Em không “quan trọng” như em nghĩ đâu.

Không có chợ thì mợ vẫn đông, sếp cũ chị dạy chị một câu “Everyone is replaceable.” Đừng nghĩ rằng nếu không có em thì một tổ chức không thể vận hành. Sẽ tai hại hơn nếu em đi làm với tâm thế của cái điện thoại TẮT NGUỒN. Tuổi trẻ cũng cần có khoảng thời gian làm cái gì thật máu lửa, ngôn ngữ bình dân là “trâu bò”. Chỉ cần em luôn ý thức được việc em làm, biết dồn trọng tâm vào những gì cần làm trong thời điểm đó. Nhưng hãy biết buông đúng thời điểm. Làm mà biết mình đang làm. Sư ông chẳng phải đã luôn nhắc nhở chúng ta điều đó hay sao. Nhưng cứ nhớ là, em ngưng vài hôm trời đất không sụp được. Em cần được hồi phục. Hãy cương quyết với những gì trái tự nhiên.

Em là một hạt giống TỈNH THỨC trong thế giới NỬA TỈNH NỬA MÊ này.

Thế giới là chuỗi dài những biến động không lường trước. Nhìn vào cảnh thiếu đói, ô nhiễm, tệ nạn khắp năm châu, không phải để khiến chúng ta cảm thấy may mắn hơn. Mà là cơ hội để ta nhận ra những chỉ dấu về sứ mệnh của mình. Bất cứ ai sinh ra đều mang trong mình những sứ mệnh linh thiêng. Em đã biết về nó từ trước khi em đến cuộc sống này, và thời gian em ở đây chính là thời gian em NHỚ LẠI nó, TRẢI NGHIỆM nó. Em có thể chứng nghiệm sự tuyệt vời ở chính em, dù bất kể ở thời khắc nào của cuộc sống.

Không biết bao lần chị rơi vào vùng tối trong cuộc đời mình. Chị từng đau khổ với nó, nhưng nó chính là những chỉ dẫn mạnh mẽ nhất cho bản thân chị, cho những gì chị đang tìm kiếm và nỗ lực cống hiến. Và chị tin em cũng đang trên hành trình riêng đó của mình.

Thương mến em. Biết ơn em vì chúng ta được thở chung một bầu khí quyển, sống cùng một nền văn hóa và tác động đến nhau không ngừng.

Tác giả: The Clearest Bleu

*Featured Image: fietzfotos

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2