Và bởi vì con người không quyết định được cái chết của mình, nên họ bằng mọi cách sống một cuộc đời như mình mong muốn. Ngọn núi Davos, nơi đóng đô của An dưỡng đường Sơn trang, nơi thời gian tự do một cách toàn năng và bất kham, nơi bốn mùa bất chấp luật lệ thích ghé lúc nào thì ghé, nơi người ta miễn cưỡng đến ở để chiến đấu cho cuộc sống của mình. Ở đó, không có một bầu không khí tang thương ngự trị, hoặc nó vẫn ngự trị nhưng nó đã bị ngó lơ, hoặc khỏi cần ngó lơ mà người ta tự luyện cho nó thứ nội công thâm hậu có tên là vô cảm. Bằng mọi giá, họ đấu tranh cho lý tưởng, cho ước mơ, cho quan điểm sống và cho tình yêu. Cả Sơn trang là một hợp chủng quốc ngồi chờ đợi giây phút cáo chung, nhưng vẫn không thôi va chạm nhau bằng những cuộc cãi vã liên hồi kỳ trận.
Còn ở Việt Nam, chúng ta đi theo cách thức dạy con nào để tin rằng, mình sẽ “sản xuất” ra một thế hệ có chất lượng? Bố mẹ làm gì khi chờ xã hội phát triển, chờ hệ thống giáo dục hoàn thiện, hay trông chờ vào một điều gì đó mà Nhà trường và Xã hội sẽ thay mình làm cho con?
Nhưng thứ đáng giá hơn cả mà tôi thu được, đó chính là sự TRƯỞNG THÀNH. Sau khi hoàn tất chuyến đi (cả lên và xuống), tôi hiểu rằng chiến thắng không phải là khi ta đứng trên đỉnh, mà là khi đã trải qua tất cả và hoàn thiện điều mình mong mỏi một cách trọn vẹn. Thành công không phải là khi đến đích mà là cả một quá trình với sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
Chắc hắn mọi người ai cũng đều đã nghe chữ "lười biếng" đến vô vàn lần không đếm xuể trong đời. Chúng ta gọi ai đó là lười biếng hoặc ai đó gọi chúng ta như vậy. Nhưng thật lạ lùng thay, không ai hiểu như thế nào là lười biếng. Cũng giống rất nhiều từ ngữ khác có tính chất mơ hồ như: Đẹp - xấu, khách quan - chủ quan, đúng - sai, hay và dở, vân vân...
Và “sự ám ảnh” phải được bộc lộ thông qua thái độ sống của bạn. Có một câu nói của Roman Price mà tôi vô cùng tâm đắc rằng: “Nếu bạn đang tìm kiếm một ai đó để thay đổi cuộc đời bạn, hãy nhìn vào gương.” Thay thái độ, đổi cuộc đời từ xưa đến nay chưa bao giờ là một triết lý cũ mòn.
Đây là một câu chuyện thư giãn nhưng nó thể hiện được một lỗi lý luận trong câu chuyện này. Chúng ta những người tiếp nhận quá nhiều thông tin, kiến thức hằng ngày. Kiến thức nó không xấu, thông tin cũng không xấu. Biết nhiều kiến thức là điều mà mỗi chúng ta cần phải phấn đấu và nên làm. Vấn đề ở đây chúng ta sở hữu kiến thức thật nhiều thì hãy vận dụng nó vào cuộc sống của mỗi chúng ta, đừng nên khi có một bụng kiến thức rồi lại dùng nó để thách thức những người xung quanh, tỏ ra ta đây hơn người, tỏ vẻ chúng ta là thuộc tầng lớp trí thức để rồi xem thường những người khác. Đấy là béo phì trí thức và lưu manh trí thức.
Càng ngày chúng ta càng tỏ thái độ chán nản đối với chương trình giáo dục hiện hành, chúng ta mong chờ điều gì đó thay đổi, những thay đổi cốt yếu và hiệu quả chứ không phải thay đổi kiểu bắt học sinh mua máy tính bảng, thay đổi đồng phục màu này màu kia, hạ học phí đổi giờ học... Không, cái chúng ta cần, là chất lượng giáo dục, trường học phải là nơi lan truyền kiến thức lẫn sự hiểu biết, trau dồi nền móng tính cách con người và nhất phải là nơi khơi gợi sự tò mò, học hỏi và sáng tạo nơi học sinh. Đó mới là cái chúng ta thực sự cần.
Đã ai thực sự kiên quyết thanh tẩy bộ não của mình để nó trở nên lành mạnh và hiệu quả thực sự? Một bộ não không ức chế, không stress, không xung đột nội tâm sẽ bắt đầu hiển lộ những khả năng vô tận của nó. Tôi không cho rằng thành công là thứ gì đó quá xa vời mà chính là vượt qua chính bản thân mình mỗi ngày. Việc thanh tẩy cho não bộ trước cơn bão thông tin chính là trách nhiệm của mỗi người để làm cho thế giới riêng và thế giới chung ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Tôi cầu chúc bạn sẽ an vui và hạnh phúc. Hi vọng sẽ gặp bạn ở miền đất của tự do, viên mãn và hạnh phúc sâu sắc.
Tôi tìm được sự đồng cảm lạ kỳ qua từng con chữ ấy: những suy ngẫm bơ vơ, rất thật, rất người. Đó là những lúc mắc kẹt trong mê cung của tâm trí và chịu thua trước dòng cảm xúc tuôn trào như thác đổ: Những đêm không ngủ tôi thường tự hỏi vì sao mình lại đang ở đây, làm những thứ mình đang làm, sống cuộc sống mình đang sống. Cứ chơi vơi như vậy, lẫn mình vào bóng đêm sâu thẳm, ở giữa chả đâu cả. Nhiều lúc anh tìm ra chìa khoá từ kinh nghiệm bản thân, hay từ những buổi trò chuyện với bạn rượu vô hạn định hết buổi chiều đông với ly Macallan 15 năm tuổi có đá, lúc là với âm nhạc trong đêm mưa, còn đặc biệt hơn nữa là những lúc tưởng chừng như rảnh rỗi khi vừa viết vừa xem phim vừa… ăn bánh quy.
Ở đó, có nhiều rất phản và cũng rất thuận logic khoa học, nhưng qua cái nhìn trẻ thơ của Alice thì nó đáng yêu hơn nhiều, ví dụ điển hình là giấc mơ của Hồng Vương. Tôi tới bây giớ vẫn còn mơ ước được sống ở Wonderland, nơi những cây nấm khủng lồ là thực phẩm, còn thực phẩm là những con côn trùng bay xung quanh, người bạn thân là Chú mèo Nhăn Nhó Chesire, người thống trị là những quân bài và những con cờ, tất cả mọi người ngây thơ (và cũng ngớ ngẩn) như trẻ con, không chiến tranh, không tranh đua, không thù oán. Tuy nó quái dị, nhưng đó thật sự là một xã hội hoàn hảo cho con người học tập.