Thật ra, ta có một cái hẹn đã được đặt sẵn ngay từ khi ta có mặt trên cõi đời. Từ lúc Thượng Để gói ta lại để gửi tặng Cha mẹ ta thì Người đã không quên bỏ nó vào. Món quà Hẹn Yên. Món quà sẽ đến bất chợt trên đường đời, chẳng biết sẽ mang lại cho ta niềm vui hay đau đớn, nụ cười hay nước mắt, ngọt ngào hay đắng chát, chỉ biết rằng, Hẹn Yên _ cái hẹn mà nhất định ta phải tới.
Cuộc đời vội vã với những ai đang cố gồng mình để thực hiện những ước mơ, hoài bão lớn lao. Nhưng cuộc đời cũng thật ngắn ngủi với những tính toan hèn mọn, những thú vui vô bổ của cám dỗ đời thường… Từng ngày qua đi dạy ta biết trân quý những gì đang hiện hữu quanh mình. Sống là để yêu thương, để cống hiến cho đời bao mộng đẹp. Nhưng lạ thay cuộc đời đâu có dạy ta phải biết buông những thứ ở xa tầm với, biết quên đi những thứ không thuộc về mình?
Ngược dòng lịch sử, Che Guevara là ai ? Ernesto "Che" Guevara (thường gọi là Che) sinh tháng 6 năm 1928 tại Argentina. Tuy nhiên, cuộc đời ông gắn liền với Cuba và nhiều nước Mỹ La tinh khác. Theo học y khoa, nhưng ông từng bỏ học một năm chỉ để rong ruổi khắp Nam Mỹ bằng xe mô tô. Chuyến đi đó đã để lại trong ông những niềm đau, về một tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, và bị áp bức của vô số dân nghèo tại nhiều quốc gia... Có thể nói, chuyến đi đã làm thay đổi nhân sinh quan của ông. Dẫn tới việc sau này, dù tốt nghiệp bác sĩ, Che đã sớm mang những ý tưởng cách mạng...
Cũng giống như những người đi xa mới trở về nhà khác, tôi muốn mang về những món quà nho nhỏ cho những người tôi yêu thương. Ngày trước khi đi, tôi không nghĩ mình có thể mang về món quà gì đó có ý nghĩa cho những người thân xung quanh ngoài cái tâm bình ổn, bớt dao động hơn để tránh làm hỏng việc, tránh đem lại phiền muộn cho người khác. Tôi không ngờ mình có thể đem về một món quà mà tôi cho rằng đó có thể là món quà quý giá nhất trong đời tôi có thể tặng cho những người ở nhà. Chỉ kịp đặt vali xuống, tôi bắt đầu bao gói món quà này dành tặng bạn. Bạn có thể mở ra xem bất cứ khi nào bạn muốn. Và bạn có thể nhận món quà này hay không tùy ý bạn.
Một mùa thu lại đến, thi thoảng tôi lang thang trên các ngả đường của Hà Nội để cảm nhận mùi hoa sữa bao phủ cả thành phố cổ kính này, cảm nhận vị thu Hà Nội rất riêng biệt. Là tôi, vẫn thích đi một mình mà chưa cảm thấy lạnh giá, vẫn quẩn quanh chậm chạp tìm một người dành cho riêng mình, nắm tay thật chặt kéo tôi đi trên con đường dài phía trước thay thế cho mùi hương ấm áp kia. Một người như một điệu nhạc trầm ổn cứ từ từ len lỏi trong trái tim. Một người đơn giản là bình yên và thích vị thu của nơi này.
Vĩnh biệt
Em đứng giữa nghĩa trang một ngày cuối xuân, nhìn nấm mộ của tôi mới đắp xong phủ trắng đầy hoa hồng của người hâm mộ. Tôi ra đi không mấy bất ngờ với em sau một cơn đau tim đột xuất trên sân khấu. Công ty đưa tôi vào viện cấp cứu nhưng em biết và cả tôi đều biết, tôi không thể qua khỏi.
Đôi mắt nheo nheo lại hướng về tấm ảnh của tôi in trên bia mộ. Tôi nhìn em, em nhìn tấm ảnh. Chúng tôi đều hiểu, thực ra chỉ có tình cảm là có thể vĩnh cửu mà thôi. Rồi một ngày nào đó, mọi thứ đều sẽ tiêu tan. Tan đi để có thể tái sinh. Tan đi để có ngày gặp lại.
Có một giọt nước mắt của thần báo tử, rơi trên bia mộ.
Hắn thích gái, nhưng rõ là hắn không khốn nạn như nhiều thằng họ Sở. Gái tự tìm đến hắn như sao trên trời vây lấy mặt trăng. Các cô tự nguyện đến, tự nguyện dâng hiến trái tim và yêu hắn một cách nhiệt tình. Thế là hắn thích. Hắn thích vuốt ve các cơ thể mềm mại của các nàng, thích sự ngọt ngào mà bờ môi các cô mang lại, thích cả hơi ấm lan truyền từ người sang người khi quấn lấy nhau như loài tầm gửi bám lấy thân cây. Chỉ là...hắn chẳng yêu được ai. Không một ai có thể làm tan chảy được trái tim lạnh giá hơn cả băng tuyết ấy...
Bác ruột tôi ngày còn trẻ cũng vất vả lắm. Qua nhiều lận đận, rồi bác cũng lấy được một tấm chồng sau một thời gian làm lụng ở miền Tây Bắc. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, vợ chồng bác đưa nhau về Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội định cư, mảnh đất thì rộng, nhưng nhà chỉ vách đất độn rơm. Sau nhiều năm, hai bác cất được một căn nhà gạch hẳn hoi. Còn nhớ, lần đầu tiên được đến căn nhà mới của hai bác tôi đã thích thú biết chừng nào. Một thằng bé con mới ngoài mươi mười hai tuổi, sống tù túng trong căn phòng bé nhỏ, giữa những phố xá của Hà Nội đông đúc, sang đây được chạy nhảy khắp khu vườn rộng rãi, cây trái trĩu nặng, ao nước ngay trước mặt là nơi tôi bì bõm tập bơi lần đầu tiên trong đời, hỏi làm sao mà không sướng.
Lâu lâu, mình nghĩ về câu nói của Haruki Murakami, vậy bất ngờ thấy mình đang làm y vậy. Khi ai đó chỉ trích, khi bị hiểu nhầm, cũng không cần thanh minh. Chạy hùng hục, bơi ào ào, rồi lại ngồi vào bàn làm tiếp việc mình thích. Biết rằng vẫn luôn có rất nhiều yêu thương trên đời, biết rằng những điều tốt đẹp, tử tế luôn tồn tại, miễn mình có đủ niềm tin.
Bài này của tôi được viết dưới góc độ cá nhân trước những vẫn đề mà tôi thấy với trách nhiệm của một công dân tôi cũng có quyền lên tiếng. Và tôi cũng nói luôn là tôi không phải fan của Huyền Chíp, không phải fan của Trần Ngọc Thịnh. Nội dung bài viết gồm 4 phần.
Phần 1: Nhận định về “Xách balo lên và đi” và những nghi vấn
Phần 2: Nhận định về tác giả Huyền Chíp
Phần 3: Nhận định về cái sớ 21 trang A4 của Fulbrighter Trần Ngọc Thịnh
Phần 4: Nhận định về Trần Ngọc Thịnh và vụ ồn ào vừa rồi