Photo: Wiki Commons
Nhân bạn tôi kể lại câu chuyện về giá một status (thương mại) của một vài cây bút chuyên viết “sách thị trường”. Một status có nội dung PR sản phẩm nào đó của 1 cây bút “sách thị trường” được hét tới 5-10 triệu đồng/status. Tự dưng, tôi muốn viết gì đó.
Tôi tạm định nghĩa “sách thị trường” là loại sách mà nội dung của chúng giống như nhạc HKT vậy. Đối với người có trình độ thì dở, đối với người thẩm mỹ kém thì lại thấy hay.
Cũng như báo lá cải, “sách thị trường” vẫn được viết ra vì nó phù hợp với thị hiếu của một bộ phận công chúng. Đặc biệt là những người trẻ.
Tôi cho rằng, “cấm xuất bản” bất kỳ một trang báo lá cải hay một quyển “sách thị trường” nào cũng đều là việc làm ngu dốt, bóp chết tự do. Có chăng, nếu quản lý về mặt nội dung, nhà quản lý chỉ cần ra tay can thiệp khi tờ báo đó, trang sách đó xâm hại trực tiếp đến cá nhân, tổ chức cụ thể. Pháp luật của chúng ta lại hơi thừa những quy định để điều chỉnh những hành vi như vậy.
“Sách thị trường” hay báo lá cải là một phần của đời sống xã hội. Nó phải được tồn tại, và đương nhiên, các ấn phẩm quốc doanh khác phải chấp nhận cạnh tranh. Chỉ có nội dung hay hơn, hấp dẫn hơn báo lá cải thì bạn đọc sẽ tìm đến; việc tổ chức “đánh hội đồng” “sách thị trường”, báo lá cải là một việc làm vô ích; đi ngược lại các quan điểm, công ước về tự do.
Nhưng, người ta vẫn có quyền đòi hỏi các tác giả “sách thị trường” những điều cơ bản nhất của một người làm văn hóa. Khi bạn viết sách cho bạn hoặc cho bạn bè của bạn thì chẳng sao; nhưng nếu bạn viết cho số đông công chúng với mục đích thương mại thì ngoài lợi ích của bạn, bạn phải tự ý thức được trách nhiệm với văn hóa của xã hội nơi mà bạn đang sống.
Tôi quan sát thấy, phần đông người viết “sách thị trường” bây giờ không đặt tâm thế của mình là một người trí thức viết sách; mà thường tự biến mình thành một người của showbiz viết sách. Những cuốn sách như thế, viết ra sẽ dần bị lãng quên, bởi nó viết ra chỉ để đẹp lòng công chúng ở một giai đoạn, chứ chẳng thể nào có giá trị về tri thức, lịch sử, xã hội đủ tầm mà để lưu giữ lâu bền.
Nói cách khác dễ hiểu, “sách thị trường” chỉ là biến thể mới của loại tiểu thuyết ba xu thường được đọc khoảng những năm 1990 trở về trước mà thôi, chứ chẳng có gì khác. Người ta đọc rất nhiều, nhưng cuối cùng sẽ chẳng mấy ai còn nhớ được trong đó viết những gì.
Mua và đọc những loại sách như vậy là một sự lãng phí.
“Sách thị trường” thường chỉ bán chạy nhờ vào truyền thông; chứ không phải nhờ tầm vóc về nội dung và ý nghĩa mà nó sở hữu. Như nhiều lần tôi đã nói, xã hội mình gồm đa phần các cá thể nhẹ dạ, cả tin vào truyền thông; nên sự thắng thế của “sách thị trường” cũng chẳng có gì lạ.
Tôi không tiện kể tên các tác giả, tác phẩm sách ‘thị trường” trong status này. Không phải vì tôi ngại những cuộc “phím chiến” trên mạng xã hội; mà là vì tôi không muốn người ta nghĩ rằng tôi được trả 5 triệu, 10 triệu cho một status PR cho 1 cuốn sách, hay chỉ trích 1 loại sách như các cây bút sách thị trường vẫn đang kiếm tiền.
Đọc là một thói quen quý, nhưng nó cần có kinh nghiệm và rèn luyện. Và đọc sách cũng như bạn tìm kiếm một người bạn thân vậy, nên ít thôi, và phải được lựa chọn thật kỹ.
Bài viết hay :D. Nhưng mà kết hơi bị mất hứng… cứ thấy thiếu thiếu, tưởng còn nữa chứ. Chắc tác giả giống mình, ý tưởng nhiều mà diễn đạt thì khó khăn :P.
vấn đề ở đôi mắt thôi =))
Duong Nguyen hay dở tùy người
Nguyễn Hoàng Huy sai bét, tôi đọc hàng tá sách ko có những đặc điểm của sách thị trường mà có thấy nó hay quái đâu
Sách hay thì không có những đặc điểm của sách thị trường
cung thì có cầu đó ma
bạn mới chỉ nói về sách thị trường thôi, còn sách hay thì như nào?
hơi thích cách bạn chọn hình minh họa cho bài viết, rất… PR