Nghe tin Bác mất, tuy không quá đau xót nhưng mình cũng rất thương tiếc, tiếc vì từ đây Việt Nam mất đi một vị anh hùng đáng kính, một niềm tự hào dân tộc.
Đã có lúc mình tự hỏi sao bản thân mình không có nhiều cảm xúc như những người khác, mọi người tiếc thương vô hạn bằng hành động, bằng nước mắt, câu văn lời thơ.. Còn mình chỉ mặc niệm hình ảnh bác qua những trang lịch sử, phim tài liệu hay những bài viết liên quan mà không có giọt nước mắt nào. Cũng bởi lẽ mình nghĩ rằng, bác đã già yếu, nằm một chỗ mấy năm nay rồi thì giờ bác ra đi cũng là lẽ tự nhiên, nếu mọi người không trách thì mình sẽ bảo chúng ta nên mỉm cười để bác ra đi thanh thản hơn.
Đang lo vì nghĩ mình bị chai sạn cảm xúc trong khi cả dân tộc đang tiếc thương. Nhưng không, mình thực sự xúc động mạnh khi qua những bài báo, thấy hình ảnh những người cựu chiến binh năm xưa lặn lội đường xa, mặc những bộ quân phục gắn đầy huy chương, đầu hai thứ tóc, có những người đi không vững, phải ngồi xe lăn nhưng vẫn tề tự về đây tiễn biệt người anh cả.
Hình ảnh những người già, những bạn trẻ xếp hàng dài vô tận, suốt nhiều ngày trời ngoài nắng mưa để được viếng bác. Hình ảnh những bạn tình nguyện nắm tay nhau, hướng dẫn, giúp đỡ những người đi viếng. Đó là hình ảnh những người chiến sĩ công an, quân đội vừa làm nhiệm vụ giữ trật tự vừa nghiêm chào khi xe chở đại tướng đi qua. Ngày thường bắt giữ tội phạm họ dữ tợn bao nhiêu thì hôm nay lại nước mắt lăn dài trên má. Hình ảnh những con người ngày thường bon chen tấp nập, hơn thua nhau ngoài đường nhưng hôm nay lại trật tự xếp hàng, giúp đỡ lẫn nhau từng miếng bánh mì, chai nước.
Những ngày cả nước để tang bác, mình ở Sài Gòn thấy từ công sở, tư nhân cho đến nhà dân hay một cửa hàng tạp hóa đều treo cờ rũ, những lúc ấy thật sự mình thấy mắt ngân ngấn, sống mũi cay cay. Dường như cả dân tộc đang chung một nhịp đập, chung một niềm tiếc thương vị tướng tài đức ấy.
Trong những hình ảnh đẹp và thiêng liêng ấy, có những lúc bản thân mình thấy không hài lòng, cảm giác chạnh lòng. Đó là những khi xe linh cữu Bác đi qua, có hàng loạt cánh tay giơ lên. Giơ tay lên không phải để nghiêm chào, kính cẩn bày tỏ lòng tiếc thương với vị anh hùng dân tộc mà giơ lên để quay phim, để chụp ảnh. Nếu bạn là phóng viên, nhà báo, đài truyền hình thì mình không nói vì đó là nhiệm vụ của họ, để những người khác không đên trực tiếp còn có cái mà xem. Nhưng còn số đông kia, họ có phải nhà báo phóng viên nào đâu, quay chụp để làm gì? Để về đăng lên facebook, để bàn tán, để kể lại rằng mình có đi viếng Bác ư?
Quốc tang chứ đâu phải sự kiện văn hóa du lịch, người nằm trong linh cữu kia là một vị anh hùng dân tộc mà cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ chứ đâu phải cô hoa hậu nào trình diễn bikini mà nháo nhào một rừng điện thoại, máy ảnh giơ lên.
Viếng tang đại tướng, vị anh hùng dân tộc đáng kính thì hãy cuối đầu hoặc trang nghiêm một tí có mất gì đâu. Sao không làm được?
Lẽ ra không nên nói những chuyện này làm gì nhưng báo chí vẫn hay cập nhật những hình ảnh ấy, bản thân mình thấy thật lố lăng, một chút buồn nên nói cho đỡ khó chịu.
Haizz, “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, huống chi trong 1 chế độ ưa chuộng cách mạng bằng bạo lực búa liềm. Người ta nói giết 1 người là tội phạm, 10 người là sát thủ, 100 người là anh hùng và 1000 người là lãnh tụ.
góc nhìn 1 chiều, 1 vị tướng già dân tộc quay phim chụp lại lưu giữ cấm à ?. báo nhảm
Lần sau nếu muốn đếm chữ thì bạn vào trang này nhé http://www.javascriptkit.com/script/script2/countwords.shtml
Bản nháp thôi mà admin cũng đăng lên à, mình chỉ copy vào khung soạn thảo để đếm thử số ký tự tiêu chuẩn thôi.
Đăng rồi thì cũng vui, thanks admin.
Đây là một vấn nạn, là hệ lụy của facebook. Hầu như người ta đi đâu, làm gì cũng để chụp hình, mang về và khoe mẽ…