28 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Phê bình quan điểm chính trị, kinh tế của Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Đại Học MIT

Featured image: Public domain

 

Ngoài những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của Noam Chomsky, ông còn là một nhà phê bình lớn về những chính sách ngoại giao của Mỹ, về một nhà nước tập đoàn, và về hệ thống truyền thông. Có rất nhiều điều để phê bình về những lĩnh vực này, và Chomsky đã làm thế một cách nhiệt huyết. Ông là một nhà phê bình nhiệt huyết đến mức cuối cùng chúng ta cũng phải đặt ra câu hỏi, “Noam Chomsky muốn gì?” Thật khó để nhận ra được từ những bài viết chứa đầy phân tích và phê bình của ông.

Tại sao chúng ta nên quan tâm đến Chomsky, hoặc bất cứ nhà phê bình nào, muốn gì? Đơn giản bởi vì nếu chúng ta loại bỏ những gì các nhà phê bình phê bình, và thành lập một chế độ được họ ưa chuộng, nó có thể còn tệ hơn! Kết luận như vậy không biện hộ được cho hiện trạng; nó chỉ đẩy chúng ta ra xa khỏi một phương án thay thế cụ thể cho hiện trạng.

Hóa ra để biết Chomsky muốn gì không hề dễ dàng. Ông ta không nói nhiều về điều đó. Ông ta không thích những gì chúng ta đang có. Ông ta phản đối chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa phát xít. Ông ta xem thường những biện pháp của chủ nghĩa tự do cho chế độ hiện tại, cái mà ông ta gọi là chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ. Do vậy ông ta không muốn một nhà nước hạn chế, chủ nghĩa vô chính phủ tư bản, hay một thị trường tự do.

Ông ấy mô tả tầm nhìn của Murray Rothbard về một xã hội libertarian như “một nơi đầy thù hận tới nỗi sẽ không có ai muốn sống ở đó.” (Tôi sẽ không cố gắng phân tích lời nhận xét điên rồ này ở đây ngoại trừ việc lưu ý một Chomsky-chống-độc-tài có ý nói cho tất cả mọi người). Ông ấy chống lại bất cứ kiểu mẫu nào của chủ nghĩa tư bản. Không cần thiết phải nói ra rằng ông ấy không phải là một conservative*. Nhưng ông ấy đã rất nhiều lần lên án “chủ nghĩa Marx”1, chủ nghĩa Keynes (Keynesianism), và chủ nghĩa bảo vệ (protectionism).2

*người có xu hướng thiên về cánh phải trong kinh tế

Còn lại là gì? Không nhiều. Chomsky sử dụng những thuật ngữ sau để định nghĩa chính mình: libertariana, libertarian socialistb, anarchistc, and anarcho-syndicalistd. Cũng chẳng rõ những thuật ngữ này nghĩa là gì, đối với Chomsky cũng vậy. Nếu chúng ta không rõ ông mấy muốn gì, rất khó để phê bình nó. Nhưng tôi cũng vẫn sẽ cố gắng.

a: người theo chủ nghĩa tự do
b: người vừa theo chủ nghĩa tự do, vừa theo chủ nghĩa xã hội
c: người theo chủ nghĩa vô chính phủ
d: người theo chủ nghĩa vô chính phủ công đoàn

Chomsky theo Marx trong việc chống lại tư hữu các phương tiện sản xuất, cái mà ông ấy tin rằng nó cho phép các “nhóm ưu tú”: “điều khiển các nguồn tài nguyên, dựa trên sự kiểm soát của họ với một nền kinh tế tư nhân,” và cuối cùng dẫn tới loại trừ cộng đồng khỏi “những quyết định cơ bản liên quan tới sản xuất và lao động.”3

Hãy dừng lại ngay đây. Như Ayn Rand đã hùng hồn lập luận, các phương tiện sản xuất cuối cùng chính là tâm trí con người. Tất nhiên Chomsky không muốn xóa bỏ sự tư hữu của tâm trí chúng ta (tôi hy vọng vậy.) Ý ông muốn nói tới là những món tư bản cứng: máy móc, những tòa nhà và vân vân. Một người sẽ nghĩ rằng nếu như các cá nhân riêng lẻ và các doanh nghiệp liên quan không thể sở hữu những thứ này, thì chính phủ sẽ sở hữu chúng. Chúng ta gọi đó là chủ nghĩa xã hội nhà nước. Chomsky rõ ràng cũng phản đối lại điều này.

Như vậy, nếu như chính phủ không sở hữu những tài sản tạo ra thu nhập, và những cá nhân liên quan sẽ không sở hữu nó, thì ai sẽ là người sở hữu chúng? Rõ ràng là, những đều này thật rắc rối, những phương tiện sản xuất bằng cách nào đó sẽ được sở hữu tập thể bởi chính người lao động, chúng ta đang đi tới ở một khái niệm ngớ ngẩn của chủ nghĩa anarcho-syndicalism*. Thay vì các nhà tư bản tham lam sở hữu các tập đoàn, những người lao động sẽ sở hữu chúng. Nhưng nó sẽ không được sở hữu theo kiểu các cổ phần riêng lẻ có thể bán được. Đó là chủ nghĩa tư bản.

*chủ nghĩa vô chính phủ công đoàn

Không, ông ấy ủng hộ một chế độ mập mờ và không rõ ràng về sở hữu tập thể, cái mà người lao động sẽ nghĩ ra cách khi họ cùng nhau đâm đầu vấp ngã hướng tới việc phá sản. Như Mises đã viết trong Chủ nghĩa xã hội, “[n]hư một mục tiêu, Chủ nghĩa công đoàn thật lố bịch, mà nói chung thì, nó không thể tìm thấy bất kì một người cổ động nào dám cầm bút viết một cách công khai và rõ ràng ủng hộ nó.”

Không bàn tới chi tiết, tưởng tượng ý tưởng về chủ nghĩa công đoàn sẽ hoạt động như thế nào ở Mỹ gần đây. Giả sử những người lao động đã có đặc quyền sở hữu Enron. Những syndicalists nhẹ dạ dường như nhìn thấy sự sở hữu doanh nghiệp tập thể luôn luôn tốt đẹp ở bất cứ đâu.

Nhưng sự sở hữu cũng ngụ ý tới rủi ro và những trách nhiệm pháp lý cho những khoản vay và những vụ kiên. Sau khi Enron sụp đổ và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, liệu có bao nhiêu người lao động ước rằng họ đồng sở hữu Enron? Dưới luật pháp hiện hành, những ông chủ phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm và những vi phạm hợp đồng đối với người lao động. Có bao nhiêu người lao động muốn đối mặt với rủi ro này?

Các syndicalists rất thích mơ mộng về chuyện sẽ làm gì với các doanh nghiệp “đang tồn tại” và làm thế nào những người lao động có thể kiểm soát chúng trong một cuộc nổi dậy chớp nhoáng. Tuy nhiên, những nhà máy được có mặt ngay từ đầu là bởi vì có những nhà tư bản tham lam nghĩ rằng anh ta có thể làm ra lợi nhuận bằng việc bán những vật dụng, và anh ta đã đầu tư nguồn vốn mà anh ta đã tiết kiệm từ trước đó. Bắt đầu một dự án kinh doanh mới thì sao? Sẽ có bao nhiêu người lao động có vốn để đóng góp? Sẽ có bao nhiêu người dám liều lĩnh bỏ ra số vốn đó ngay cả khi họ có vốn, vào một công ty “vận hành một cách dân chủ bởi các công nhân”?

Chomsky rõ ràng chống lại khái niệm phân chia lao động: “Trong những giai đoạn đầu của nó, hệ thống công nghiệp đòi hỏi lao động chyên môn… Bây giờ điều này không còn đúng nữa.”4 Ở đây ông lại nghe theo Marx. Chúng ta sẽ không có kế toán viên, bác sĩ hay thợ mộc,… Thay vào đó, (cựu) thợ mộc sẽ đứng ở vị trí phẫu thuật não, (cựu) luật sự sẽ xây các tòa nhà chọc trời, các máy bay sẽ được lái bởi các (cựu) nha sĩ và vân vân. Mọi người sẽ thay phiên nhau. Sẽ có rất nhiều cơ hội để làm việc ở một nhà xác cũng nên.

Chomsky rõ ràng đã níu bám vào học thuyết giá trị lao động (the labor theory of value), ở một khái niệm khác của Marx. Theo học thuyết này, mọi giá trị của một doanh nghiệp đều được đóng góp bởi “công nhân”. Người công nhân mà chúng ta gọi là ông chủ rõ ràng không đóng góp bất cứ điều gì. Chỉ có những người chưa bao giờ làm chủ một doanh nghiệp mới có thể tin vào học thuyết ngớ ngẩn này. Vì ông chủ chẳng đóng góp được gì cho doanh nghiệp, tại sao lại có những công nhân tới làm việc ngay từ đầu?

Theo học thuyết giá trị lao động, người lao động có thể sẽ tới một khu đất trống, và sản xuất ra một lượng tài sản tương tự bằng cách lặp lại các hoạt động như cách họ đã làm cho các nhà tư bản tham lam, lần này thì không có được một cơ sở, trang thiết bị, sự điều hành, khách hàng hay kế hoạch kinh doanh nào. Nếu chúng ta loại bỏ đi nhà tư bản tham lam, những chi tiết nhỏ đó cũng phải được bỏ đi.

Chomsky rõ ràng cũng phản đối chuyện sản xuất hàng loạt vì bản chất hạ thấp nhân phẩm công nhân của nó. (Liệu điều này không đi theo quan điểm của Marx? Hãy ghi chú điểm này.) Ông ấy rõ ràng cũng nghĩ rằng mỗi công nhân nên dành một khoảng thời gian lớn cho việc đánh dấu dấu ấn cá nhân và tính nghệ sĩ của riêng mình trên những vật dụng đó. (Bạn sẽ làm điều này như thế nào với một cây búa?) Chomsky không biết sự thật rằng những người lao động như vậy sẽ sống trong cảnh thiếu thốn nghèo khổ bởi sự giảm mạnh năng suất của họ. Ngay bây giờ, con người có thể tự do sống như trong thế giới ảo tưởng của Chomsky. Có một số ít sống như vậy, ở ngoại thành Bohemia, nơi mà họ được biết như những nghệ sĩ đói. Thậm chí Chomsky cũng không được như “lý tưởng” Chomsky, khi ông đang giữ chức giáo sư chuyên ngành ngôn ngữ tại đại học MIT-phi-công-đoàn, hơn 47 năm nay.

Rất quan trọng để hiểu rằng Chomsky và các syndicalists là, thực tế, phương thức sản xuất ưa thích của họ–người lao động cùng sở hữu chung–vẫn có thể tồn tại hợp pháp trong một thị trường tự do. Chúng không hiệu quả, tất nhiên-nghiệp dư thì không thể cạnh tranh lại chuyên gia. Chúng sẽ bị giới hạn trong phạm vi những người có cùng ý thức hệ hoặc tư tưởng ủng hộ chúng. Mặc dù sau đó, những người trung thành với chủ nghĩa sẽ chủ yếu là các sinh viên, những người làm việc cho các nhà hàng hợp tác xã mà tôi thường lui tới hồi đại học, cuối cùng cũng sẽ đuối sức khi phải làm việc nhiều giờ, lương thấp và sự phức tạp của việc đồng sở hữu một doanh nghiệp cùng với ba mươi người nghiệp dư khác khi phảicạnh tranh với các chuyên gia quản trị và các doanh nhân khác.

Liệu các syndicalists sẽ làm giống như vậy và chấp nhận các nhà tư bản? Họ hiếm khi nói về điều này, nó là một bất cập của chủ nghĩa công đoàn và Chomsky. Song, một kết luận hợp lý có thể đạt được. Đầu tiên, nếu syndicalists tôn trọng tư hữu và chủ nghĩa tư bản và chỉ đơn thuần là cố gắng cạnh tranh bằng việc thiết lập những hợp tác xã của họ, vậy thì họ cũng là “American libertarians”, chắc chắn họ không phải là như thế.

Thứ hai, Chomsky phủ nhận ông ấy là một pacifist. Do vậy, nó phải được giả định rằng ông ấy sẽ chấp nhận sử dụng bạo lực để thiết lập nền tảng công lý.

Thứ ba, từ những lời hùng biện cương quyết chống tư bản của ông như là “đồng lương nộ lệ” rõ ràng ông cho rằng chế độ tư bản là cực kì bất công.

Thứ tư, những ví dụ lịch sử ông trích dẫn như những minh chứng tốt nhất cho quan điểm của ông-các anarchists trong và ngoài Barcelona trong suốt cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha–đã sử dụng nhiều hình thức bạo lực cho việc tập thể hóa các công ty và các trang trại.

Nhà sử học Burnett Bolloten, trong cuốn Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha (1991), trích dẫn một anarchist nổi danh từ vùng Barcelona (Catalonia), Diego Abad de Santillan:

“Chúng tôi không muốn phủ nhận rằng ngày 19 tháng bảy [1936] đã mang lại một sự tràn lan đam mê và lạm dụng, một hiện tượng tự nhiên của sự chuyển đổi quyền lực từ tay của những kẻ có đặc quyền sang tay của người dân. Có thể sự thành công của chúng ta đã kết thúc với những cái chết bằng bạo lực của bốn hay năm nghìn người cư trú ở Catalonia, những người nằm trong danh sách cánh hữu và có sự liên quan tới những phản ứng chính trị hay giáo hội. Nhưng việc đổ máu này là một hệ quả tất yếu của một cuộc cách mạng, trong đó, mặc cho tất cả các rào cản, nó càn quét như một cơn lũ và tàn phá mọi thứ trên đường đi, cho tới khi nó dần dần mất đi quán tính của nó.” [trang 52-53]

Do đó, dựa trên toàn bộ các chứng cứ, kết luận hợp lý được đưa ra là Chomsky và đồng bọn không hài lòng với cơ hội để thực hành chủ nghĩa công đòan. Không, cái mà họ thực sự muốn là ngăn cản những người không đồng ý với họ, không muốn họ tham gia vào các loại hình sản xuất dựa trên tư hữu. Và, dù họ hiếm khi nói ra, họ rõ ràng có ý định loại trừ đối thủ của họ khỏi thương trường bằng bạo lực, chết chóc nếu cần thiết.

Đó là tại sao, bất chấp sự phản đối của Chomsky, nói cho cùng thì các syndicalists cũng giống những người anh em Bolshevik và socialists-nhà-nước của họ. Cả hai tin tưởng rằng kế hoạch utopia về lao động tự quản có thể và phải được mang tới thành quả, bằng bạo lực nếu cần thiết, chống lại giai cấp tư sản và bất cứ người nào khác cản lối họ.

Syndicalists ảo tưởng rằng cuộc sống của những người lao động sẽ được yên ổn nếu họ loại bỏ được những ông chủ. Tuy nhiên, như Mises đã cho chúng ta biết, những người chủ thực sự của những người lao động, những người duy nhất có thể xác nhận tiền công, điều kiện làm việc và chính công việc của họ, là những người tiêu dùng lạnh lùng, tham lam và tàn nhẫn, người sẽ quyết định chọn hoặc không chọn sản phẩm đầu ra của những người lao động. Do đó, những hợp tác xã mới của những người lao động sẽ sớm trải qua điều mà bất kì chủ doanh nghiệp Maalox-chewing đều biết-sự độc đoán tuyệt đối các khách hàng trong một thị trường tự do áp đặt lên những cơ sở doanh nghiệp và những người chủ của họ.

Chủ nghĩa công đoàn ngô nghê đã chưa bao giờ đi xa đủ để trải nghiệm tình huống đó. Song, chúng ta có thể tưởng tượng rõ rằng, đối mặt với thực tế mới mẻ và khắc nghiệt này–các cơ sở công đoàn thiếu hiệu quả sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng và giá cao ngất ngưởng không ai muốn mua–sẽ có một nhu cầu cho người bạn cũ của chúng ta, nhà nước, sẽ được đưa lại vào phương trình để đảm bảo những sản phẩm công đoàn này được bán–bằng cách dùng súng. Những “người tự do” cánh tả này có thể gọi chính họ là “anarchists” để gây sốc xã hội tư bản và bố mẹ họ, nhưng tất cả chỉ là giả dối.

Chủ nghĩa Công Đoàn-Vô Chỉnh Phủ, như được thấy trong cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, chỉ là một sự ảo tưởng utopia nguy hiểm khác của phe cánh tả. Ở đó, các syndicalists đã thử hủy bỏ tiền tệ, nhưng cuối cùng lại dùng “phiếu” (tiền) để thay thế. Họ đã hứa sẽ hủy bỏ chính phủ, nhưng đã tạo ra nhiều nhóm ủy bản tiểu quốc gia. Họ đã hứa rằng một sự tự do cá nhân mới sẽ nảy nở, nhưng đã bị thay thế bởi một ủy ban toàn trị về mọi mặt trong cuộc sống. Dựa theo những lời kể được báo cáo bởi Burnett Bolloten:

“Ủy ban là người tối cao. Nó sở hữu mọi thứ; nó chỉ đạo mọi thứ. Tất cả mọi việc đều phải xuất trình lên ủy bản để được suy xét; một mình nó có tiếng nói cuối cùng.”

“Nếu một ai đó có bạn gái ở ngoài làng, anh ta có thể kiếm tiền để thăm cô ta không? Những nông dân bảo đảm với tôi rằng anh ta có thể.”

“Tôi đã thử trong tuyệt vọng để mua một chai nước, cà phê hoặc rượu hoặc nước chanh. Nhưng quán nước trong làng đã bị đóng cửa vì bị coi là xấu xa.”

“Với sự hủy bỏ tiền tệ, tập hợp kia có lợi thế bởi vì bất cứ ai muốn đi đâu cũng phải lấy tiền ‘cộng hòa’ từ ủy ban.”

Bolotton đã ghi chú thêm rằng “Chủ nghĩa Thanh Giáo (puritanism) là một đặc tính của cuộc vận động chủ nghĩa tự do… uống bia rượu quá độ, hút thuốc và những sinh hoạt khác bị coi là những đặc tính của giới trung lưu luôn bị kiểm duyệt.” [trang 68-69]. Nói chung, một tù binh ở một nhà tù có an ninh tối đa ở Bang New York ngày hôm nay có nhiều tự do cá nhân hơn những ai đã sống trong thiên đường “chủ nghĩa tự do” của Chomsky.

Một trong những cuốn tạp chí yêu thích nhất của Chomsky thời con trẻ là cuốn Living Marxism (Lối Sống Marxism). Chủ nghĩa Marx đã chết nhưng Chomsky thì vẫn còn đang sống theo chủ nghĩa Marx. Noam đã từng nói, “Phải có những quy luật kinh tế. Nhưng tôi không hiểu chúng.” Thưa ông, ông đúng. Tôi có một lời đề nghị Noam không nên từ chối. Nếu ông tránh xa lý thuyết kinh tế học và chính trị học, tôi sẽ tránh xa ngôn ngữ học.

Tất cả những điều này không phải là để đánh giá thấp những đóng góp của Chomsky vào các chính sách ngoại giao. Chomsky đã đúng khi nhất quyết cho rằng Hoa Kỳ nên kiên quyết với tiêu chuẩn đạo đức trong casc chính sách ngoại giao, và không nên được cho phép xí xóa kiểu cách hai mặt.

Nhưng các chuẩn mực đạo đức không thể thay thế được logic kinh tế. Kinh tế học đòi hỏi sự nghiên cứu và suy luận có hệ thống về những ảnh hưởng của các hành động, lựa chọn, và sự sở hữu trong một thế giới của sự khan hiếm. Nó là một môn khoa học mô tả những giới hạn mà tâm trí con người có thể vươn tới khi tư duy về xã hội; nó có thể, và nên như thế nào. Đây là một lý do khiến nhiều trí thức, thậm chí những trí thức lớn, phải đau đớn né tránh nghiên cứu về kinh tế, thay vào đó họ níu bám vào những ảo tưởng như chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công đoàn.

Chomsky đã nói rằng khoa học xã hội có hai nhiệm vụ chính: “tưởng tượng ra một xã hội tương lai phù hợp với những nhu cầu cấp bách của bản chất loài người, theo cách tốt nhất chúng ta hiểu. Nhiệm vụ kia: phân tích bản chất của quyền lực và tình trạng áp bức trong những xã hội hiện tại của chúng ta.” Chúng ta có thể thêm vào một nhiệm vụ thứ ba: cởi mở với cái khả năng rằng những kết quả nghiên cứu của một người có thể mâu thuẫn sâu sắc với những thiên vị mang tính ý thức hệ của họ.

 

Tác giả: James Ostrowski
Dịch: THĐP’s Team Freenamese


 

1. Noam Chomsky, Language and Responsibility (New York: Pantheon Books, 1977), p. 74
2. Noam Chomsky, The Culture of Terrorism (Boston: South End Press, 1988), p. 26, 32.
3. Noam Chomsky, On Power and Ideology (Boston: South End Press, 1987), p. 123. See also, this interview.
4. Noam Chomsky, Radical Priorities (Montreal, Block Rose Books, 1981), p. 224.

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI