Featured Image: Jill Ferry
“Ngày xưa rất xưa, khi mà con người còn rất đơn thuần, ở ngôi làng nọ có một chàng trai vô cùng tốt bụng, anh ta chăm chỉ làm việc và hay giúp người nên tiếng lành đồn xa, khi dành dụm được một số tiền, anh bắt đầu mở ra kinh doanh. Bởi bản tính tốt bụng mà anh được mọi người tin tưởng, công việc càng trở nên khấm khá, càng giàu có hơn thì anh càng giúp nhiều người hơn và rất được kính trọng.
Anh lập gia đình rồi có một con trai, bằng sự dư dã về vật chất nên người con được cho đi học cách kinh doanh ở thành thị. Rồi thời gian qua đi, vào cái ngày lìa đời anh đã gọi đứa con đến và bảo: ‘Cha tuy có rất nhiều tài sản nhưng thứ quý giá nhất cho con lúc này là một lời khuyên: hãy luôn giúp đỡ mọi người.’
Sau khi người cha chết thì đứa con đã thức thâu đêm để nghĩ về những lời ông nói. Bằng trí thông minh tuyệt vời và những gì được học, cậu đã khám phá ra rằng việc làm phúc bố thí sẽ kiến cho nhiều người tin tưởng. Với suy nghĩ đó, anh dùng số tiền mình có đầu tư vào việc làm từ thiện sao cho danh tiếng đạt được là lớn nhất, mang lại nguồn lợi nhiều nhất, và khi cảm thấy danh mình đã đủ, anh liền ngừng đầu tư vào việc đó.
Vì danh tiếng của anh và cha, có nhiều người đến nhờ vả nhưng đều họ nhận được là sự thờ ơ lạnh nhạt, họ kinh ngạc, họ tìm đến vị bô lão già nhất trong làng được cho là thông thái nhất để tìm lời giải đáp. Sau một hồi ngẫm nghĩ ông đã thốt lên rằng: ‘Thật đáng tiếc, chỉ vì những món lợi mà hình thức của lòng bác ái mang lại đã khiến đứa con của một người đạo đức trở nên sa đọa.’
Nhờ vào lời vị bô lão mà nhiều người nhận ra sự thật, nhưng trong số họ cũng có vài người thông minh, họ đã dùng cái bí quyết của người con để đến nơi khác làm ăn, và họ cũng rất thành công. Nhưng sau những thành công đó là sự phơi bày của sự thật. Con người trở nên nghi ngờ lẫn nhau để rồi cuối cùng không ai còn tin tưởng vào điều tốt nữa.” (Nguồn: Mắt Đời, hihi)
Ngày nay, khi bước chân vào các nhà sách, ta có thể tìm được hàng chục đến hàng trăm cuốn sách dạy người ta cách thành công trong mọi mặt của cuộc sống, đa số chúng đều dùng cái phương pháp mà người con trong câu chuyện đã dùng. “50 bí quyết để …” “99 điều cần tránh…” “bí quyết chinh phục tình yêu” “xyz việc cần làm để gia đình hạnh phúc”… Ở góc độ nào đó những quyển sách này rất lợi ích đối với ta, nhưng nếu quá dựa vào chúng, suy nghĩ theo chúng không sớm thì muộn ta sẽ trở nên thực dụng. với tôi một cuốn sách có giá trị khi nó bao hàm cả cái ý nghĩa phía sau những việc làm thực tiễn đó. Một thời tôi từng say mê chúng, nhưng sau đó tôi cảm thấy chán ngấy, tôi muốn đọc những điều sâu sắc hơn.
Bạn đã đọc câu chuyện về chàng Don Joan chưa? Anh ta quyến rũ các cô gái với cùng một công thức, những bó hoa đặt sẵn, những lá thư cùng một nội dung được chừa khoảng trống để chờ điền tên cô gái nào đó. những phương thức thông minh khiến tình nhân tự rời đi sau khi đã chán chê nàng. Hay những trường hợp kinh điển trong tình yêu, cô gái chọn chàng trai tặng chiếc Iphone chứ không chọn anh chàng tặng con gấu bông bằng cả tháng lương làm thêm của mình. Tôi không nói đến việc cô gái ham mê vật chất, tôi đang nói đến việc người ta thường đánh giá tình yêu qua giá trị của những món quà, những biểu hiện bề ngoài. Tất nhiên chưa chắc anh chàng nghèo khó yêu cô gái nhiều hơn anh kia. Nhưng để nhìn được đâu mới là tình yêu thật sự thì khó lắm thay.
Chính việc chuộng hình thức – xem nhẹ nội dung mà căn bệnh thành tích ở Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Báo cáo tài chính năm nào cũng lợi nhuận nhưng đùng một cái mắc nợ chục ngàn tỷ, số lượng giáo sư tiến sĩ hằng hà sa số nhưng được các tổ chức thế giới công nhận chất lượng thì chỉ từ 10 – 20%, nghèo như công nhân nhưng vẫn cố dành dụm để mua một chiếc di động hàng hiệu để được như mọi người, các vị COCC thì nay đổi xe này mai đổi xe kia để thể hiện mình là dân chơi thứ thiệt, trường học thì số học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước rồi cao đến nỗi nhìn đâu cũng toàn là học sinh giỏi cả, nói thật chứ nếu tính theo xếp loại trong học tập thì Việt Nam ta là dân tộc thông minh nhất thế giới.
Điểm số chính là thước đo năng lực của học sinh nhưng vì căn bệnh này là trở nên chẳng có giá trị gì mấy, nó giống như sự lạm phát của đồng tiền, để đạt được điểm số thì giáo viên dạy trước bài kiểm tra, học sinh bói bài, cấp trên đòi hỏi thành tích ở cấp dưới một cách ấu trĩ khiến người ta chỉ biết gian dối. Khi thước đo giá trị bị sai lệch thì ta lấy gì để đo đây? Có nhiều lúc tôi tự hỏi con người ta chạy theo những thành tích đó để làm gì? Để thể hiện mình? Để được khen ngợi? Để thấy mình giỏi? Nhưng thật ra tất cả họ đã sai rồi, người hiểu biết nhìn vào họ không khen đâu, họ đang cười đấy. Và cái cười đó còn đau gấp ngàn lần cái cười khi ta làm một việc kém cỏi. Vì giá trị một con người là ở nhận thức chứ không phải tri thức, tri thức là lượng còn nhận thức là chất.
Con người sống ở đời chỉ thật sự đi lên khi biết nhìn xa trông rộng, biết quý cái lợi ích lâu dài hơn cái trước mắt. Ví như bạn tôi, khi tiếp xúc khách hàng nó vẫn học và dùng các phương thức xã giao, nhưng mục tiêu của nó là biến họ thành những người bạn thân thật sự, có thể ban đầu chỉ là hình thức nhưng sau đó là sự quan tâm thật sự, cũng chính vì thế những công trình tốt luôn có phần nó. Hay trong tình yêu, các bí quyết chỉ nên mang tính tham khảo, cái cốt lõi vẫn là tình yêu, khi có tình yêu thì đừng nói là 99 cách hay 200 cách mà là hàng ngàn cách, trăm ngàn cách, triệu triệu cách để có được hạnh phúc. Nếu chúng ta chỉ học hình thức, chúng ta chỉ có hình thức đó, nếu chúng ta hiểu nội dung, chúng ta sẽ sáng tạo ra muôn vàn hình thức để phục vụ chính mình.
……
(Nói nhỏ một tí: thế tại sao nước ta đi trên con đường XHCN gần 40 năm mà vẫn còn chưa đến nơi? Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng, đó là vì cái chúng ta học được chỉ là hình thức, là lý thuyết, là suy luận của một nhà triết học người Đức – không phải người Việt. Khi ông ta chết đi thì cái triết thuyết đó cũng dừng lại, cái chúng ta dùng chỉ là sản phẩm (một sản phẩm cách đây hơn trăm năm), còn cái công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó thì không có.
Nếu nền triết học của ta như nước Đức thì ắt hẳn sẽ có người cải tiến và tiếp nối. bất cứ một tư tưởng nào cũng cần sự tiếp nối để phát triển, nếu không nó sẽ lỗi thời. Thật sự thì tôi cảm nhận được cái khó của các vị lãnh đạo, sự tiến thoái lưỡng nan, con đường nào mới là đúng?! Thường thì trong trường hợp này vài người sẽ chọn cách không làm gì cả và chờ. Nhưng thế giới có chờ chúng ta không?)
Mắt Đời
Theo t thì đang có 2 trường phái cùng chung mục đích là thay đổi vì 1 xã hội tiến bộ và phát triển hơn.
-Trường phái thứ nhất đề cao mục đích hoàn thiện dần cá nhân rồi nhân rộng ra toàn xã hội,thực hiên trong im lặng và mang tính chất ôn hòa.(Đề cao hành động cá nhân)
-Trường phái thứ 2 mang tính dữ dội và ồn ã hơn(không biết dùng từ có đúng không),phương pháp đưa ra là chỉ ra thực trạng hiện nay của xã hội hi vọng nâng cao được tư duy và nhận thức của đa phần(toàn bộ) cá nhân trong xã hội.(Đề cao việc tuyên truyền)
Và t thì thiên về trường phái 2.
Mình cũng thiên về trường phái 2, vì mình nghĩ hiệu quả nó cao hơn rất nhiều.
bài rất hay , đọc ra thấy rất đúng , nhưng chỉ dừng ở mức tham khảo trên lý thuyết .
với bạn dừng ở mức tham khảo lý thuyết cũng tốt, nhưng mình có một thắc mắc là như thế nào mới dạt đến mức có thể áp dụng vào thực tế? bạn có thể nói cho mình biết không?
Thật ra, thực trạng và vấn đề thì đất nước hay xã hội nào cũng có, cá nhân chúng ta cũng có. Nhưng chúng ta liệu có giải quyết được những vấn đề cản bước chúng ta trở thành một người văn minh không? Có những cá nhân cũng thấy được vấn đề của chính họ đó, nhưng vẫn mãi loay hoay không biết phải làm sao mới tốt, họ cũng sẽ đưa ra rất nhiều giải pháp cho chính họ, nhưng để đưa ra một giải pháp hoàn hảo là rất khó cho mỗi cá nhân, và những người làm tư tưởng cũng chỉ là một con người thôi. Cho nên theo tôi, đừng trông đợi vào bất cứ ai, mình nhìn thấy những thực trạng đó, và tự bản thân mình hãy thay đổi như thể mình sống trong một xã hội mà mình mong muốn.
Những điều bạn nói chỉ đúng trên phương diện cá nhân thôi, còn phương diện tập thể hay xh thì hoàn toàn không đúng, điều chúng ta muốn là xh thay đổi, mà muốn nó thay đổi thì cái việc trông chờ vào sự cố gắng của từng cá nhân là chuyện không tưởng.
Còn tất nhiên cá nhân song trong xh thì phải có sự cố gắng của chính mình rồi, nhưng nhìn thấy những điều xấu mà không lên tiếng thì chính là dung dưỡng chúng.
Mình không hề nói là dung dưỡng điều xấu, việc bạn đưa ra những thực trạng để mọi người cũng nhìn lại là một điều tốt. Nhưng bạn nghĩ rằng xã hội thay đổi trước thì cá nhân mới thay đổi? Hay cá nhân thay đổi để xã hội dần thay đổi? Xã hội chỉ là một cụm từ để nói về số đông cá nhân thôi. Cho nên, mình nghĩ rằng từ những thực trạng đã đưa ra, thì mỗi cá nhân sẽ làm gì với nó. Con người vẫn là cốt yếu của mọi vấn đề mà.
cái này thì mình nghĩ khác bạn, mình nghĩ hệ thống xh thay đổi trước thì con người mới thay đổi. còn chờ từng cá nhân thay đổi để cả xh thay đổi là điều không thể và không thực tế. going như đi học vậy, có một giáo trình tốt, giáo viên biết cách dạy thì học sinh mới giỏi, còn chỉ bảo mỗi học sinh phải tự cố gắng mà thiếu những cái kia thì cái lớp đó chẳng tiến lên tới đâu cả. theo bạn thì một ngôi trường gồm những học sinh bình thường nhưng có hệ thống giáo dục tốt và một trường có nhiều học sinh tốt nhưng hệ thống giáo dục bình thường thì cái nào sẽ đào tạo ra nhiều nhân tài hơn?
Được bàn với bạn về những vấn đề này, mình thấy rất thú vị…
Thứ 1: mình nghĩ rằng hệ thống xã hội không thể tự nhiên mà nó có được. Và con người là người tạo ra nó, một cá nhân nào đó, đúng không?
Thứ 2: hệ thông giáo dục tốt sẽ tốt hơn nếu có được những học sinh sẵn sàng chịu tiếp thu, và hệ thống giáo dục bình thường cũng sẽ tốt nếu có những học sinh tốt. Còn nếu một hệ thống tốt, mà học sinh bình thường, không chịu tiếp thu, hoặc không hiểu nổi, thì làm sao tốt? Một khi con người ta không chịu thay đổi thì dù xã hội có tốt đến thế nào, nó vẫn không phát triển được.
Thứ 3: mình rất thích những bài viết về thực trạng của bạn, mà qua đó mình có thể nhìn lại chính mình và thay đổi chính mình. Hy vọng những bài của bạn, sẽ thức tỉnh được thêm nhiều bạn nữa. Vì một xã hội tốt hơn mà 😀
mình rất thích bàn luận hi hi
Thật ra với sự phát triển của thế giới ngày nay thì ta rất dễ để có được những bài học kinh nghiệm quý giá, có nhiều lúc lấy cái có sẵn vẫn tốt hơn là tự nghiêng cứu ra, nó giống như sự chuyển giao công nghệ trong khoa học kỹ thuật vậy, tất nhiên điều ta cần làm là chuyển đổi sao cho phù hợp với chúng ta là được. cái nào hiệu quả cái nào không cũng rất dễ chứng minh. vấn đề là ta có chịu tiếp thu hay không.
còn về giáo dục, nếu có phương pháp giảng dạy đúng, giáo trình hợp lý thì biến một học sinh bình thường thành một học sinh ưu tú không phải chuyện khó. nhưng nếu những cái đó không tốt thì học sinh tốt cũng trở thành bình thường hoặc kém đi vì không giúp học sinh phát huy được ưu thế của mình.
tất nhiên mình hiểu ý bạn hay những bạn nói là mỗi người chúng ta phải cố gắng. nhưng mình đang nói đến tính hiệu quả trên góc nhìn rộng là toàn xã hội, mỗi người phải cố gắng nhưng bản than mỗi chúng ta có sự giới hạn của mình, bạn giới hạn trong hiểu biết của bạn, mình, một người công nhân, nông dân, doanh nhân… đều có giới hạn với chính mỗi người. cái cách nói ta phải tự cố gắng nó rất là chung chung, trong khi tác động từ hệ thống vào họ là tác động tực tiếp hoặc gián tiếp buột họ phải làm theo. Từ đó hiệu quả gấp trăm ngàn lần.
về bài viết thì mình sẽ cố gắng viết những gì mang lại lợi ích cho người đọc, và mình cũng mong là cũng có nhiều người nữa cũng góp sức vào đó, vì mình cũng có những giới hạn của mình. Sao bạn không viết một bài về những kinh nghiệm mà bạn có được trong cuộc song nhỉ? viết thử đi, mình nghĩ cũng không phải là quá khó đối với mỗi người.
Viết không khó, chỉ là đến lúc cần viết mình sẽ viết. Còn về vấn đề hệ thống này, mình hiểu ý bạn, và bạn cũng hiểu ý mình. Nhưng ý bạn và ý mình không đồng nhất. Mình sẽ thôi không nói về cá nhân nữa. Hy vọng một ngày nào đó, bạn sẽ có một bài viết về “hệ thông mà có thể tác động trực tiếp và gián tiếp buộc cá nhân phải làm theo”.
cái nội dung mà bạn hy vọng mình viết thì hơi bị khó viết hi hi, vì viết thì phải viết đến tận gốc, nhưng viết như thế thì không tốt cho lắm 🙂
40 năm trên con dường XHCN đã đến nơi rồi mà bạn.XHCN chính là cái xã hội mà bạn đang thấy hiện nay đó 🙂
hỏi thì hỏi vậy thôi chứ mình biết rồi, giờ thì chỉ còn một việc là ngồi chờ thôi, chờ việc gì đến thì sẽ đến.
nên đầu tư vào nghiên cứu triết học, vì triết học là kim chỉ nam cho loài người?
Nên đầu tư và nghiêng cứu triết học, vì triết học là nền tản của xh loài người. nó bao quát khoa học, xh, giáo dục, kinh tế, chính trị, nghệ thuật và ở gốc độ nào đó là cả tôn giáo nữa.
Khi đọc bài ở Triết Học Đường Phố thấy rằng đa phần các bạn thích nêu ra thực trạng, yếu kém của đất nước. Chỉ trích từ chính phủ đến dân đen, cả tiến sĩ đến nông dân…Mà hiếm khi thấy giải pháp nào cho những vấn nạn đó cả. Thế thì nhiều người phải nghĩ ra nhiều hình thức để nêu lên vấn đề để làm gì? Mục đích? ý nghĩa?
Thực sự mới vào đọc một bài viết mà phê phán từ chính phủ đến mọi ngóc nghách khác tự nhiên hệ miễn dịch của mình báo động. Không đọc nữa, thực trạng thì vẫn thế, nếu có muốn nó thay đổi được như các nước phát triển khác cũng phải mất cả thế kỷ. Bởi vì lịch sử nước mình thế nào chắc nhiều người rõ hơn ai hết.
Nhiều người bảo tôi muốn thay đổi thế giới. Nhưng trong khi chính bản thân mình còn chưa thay đổi được, sự trì trệ, đổ lỗi, lên án…Thôi dành thời gian cho những cái đó và đi phát triển bản thân chắc là có ích hơn về lâu dài.
Phạm Nhật Vượng, Bầu Đức…hay hàng chục, hàng nghìn tỷ phú, triệu phú đô la khác của Việt Nam cũng đều sinh ra ở Việt Nam nhưng tư tưởng của họ vượt ra ngoài tư tưởng chung. Mình chưa bao giờ nghe họ phát biểu và phê phán chính phủ, phê phán giáo dục…Mà họ tự tạo ra chúng hơn là trông chờ vào đảng vào chính phủ.
Họ nêu ra để bạn đọc và bạn sẽ chọn cách làm theo cách riêng của bạn, đâu có đáp số chung cho tất cả mọi người phải không bạn.
Nhưng như thế là thiếu chính kiến.
Chính kiến là làm theo cách riêng của bạn !
chỉ trích, chỉ trích, chỉ trích và giải pháp?
giải pháp là hãy làm gương.
Ôi, bạn ơi, mọi vấn đề bạn biết rồi nhưng nhiều bạn trẻ lại chưa biết. Điều bạn biết cách đây 10 năm lại là điều mới với mấy cô cậu đang tập tành có chính kiến và viết lách. Bạn không nên phản đối như vậy, sẽ giống như gội gáo nước vào ngọn lửa đang cháy, cũng không phải nhọc công comment để mọi người phản công nhiều vậy. Hãy tìm trang nào đó hợp với mình là được. Hết sức thông cảm với tâm huyết của bạn. Tớ cũng giống bạn, đang chờ những giải pháp mà mãi chẳng thấy, chỉ thấy anh hùng bàn phím thì nhiều vô kể.
Tự nhận mình có tâm huyết mà lại há miệng chờ giải pháp như chờ sung rụng vào mỏ,anh hùng bàn phím là bác đấy chứ ai vào đây,hi hi.
Bác ấy hơn mọi người ở chỗ đã gần 10 năm ngồi chờ giải pháp trong vô vọng mà mãi chẳng thấy nên có bức xúc tí ấy mà 🙂
Trên đời có rất nhiều kiểu người. Có người có tài hùng biện, viết lách, đưa đường chỉ lối, có người lại giỏi áp dụng vào thực tiễn những tư tưởng của người khác, có người giỏi sáng tạo, có người lại tốt trong việc rập khuôn, có người viết văn tốt và có người lại phê bình giỏi. Tớ thừa nhận không đủ khả năng nghĩ ra giải pháp, nên vẫn chờ thôi..Và giải pháp có tính khả thi tớ sẽ ủng hộ. Giống như việc tớ không thể đưa ra giải pháp nào cho vấn đề môi trường của đất nước, nhưng con trai tớ 3 tuổi ăn kẹo xong biết nhét vỏ vào túi để vứt vào thùng rác. Tớ ủng hộ bạn Thế Anh. Giới trẻ ngày nay thay vì đi tìm những giá trị mới thì lại cứ quay đầu lại dè bỉu cha ông. Bố mẹ tớ là nông dân, có tầm hiểu biết thấp, sai nhiều lắm, chẳng lẽ giờ mình cứ trách móc sao bố mẹ dốt thế, kém thế hay sao. Hãy để quá khứ ngủ yên, còn bạn thì đứng lên và đi tìm những giá trị mới.
Thì ra “người trưởng thành” đang ở đây! bạn và bạn kia ngồi chờ giải pháp cũng lâu hen, chờ lâu vậy mà vẫn không biết là mấy vị nhân tài của đất nước đưa ra hằng hà sa số các giải pháp nhưng người ta có chịu dùng đâu, và khâm phục bạn “trưởng thành” mà vẫn không hiểu được vì sao có giải pháp mà người ta vẫn không muốn làm.
còn cái vấn đề trách móc, thế ra các tiền bối kém thì không trách được à? nếu các tiền bối ấy đang an hưởng tuổi già thì trách móc làm chi, các vị ấy đang quyết định con đường và sinh mệnh giới trẻ chúng ta đấy, đến khi họ quyết định sai thì bạn “trưởng thành” nhớ ra ủng hộ họ nhé 🙂
Mình đang làm trong cơ quan nhà nước, nó vận hành ra sao thì mình rõ. Mọi sự thối nát không bắt nguồn từ chế độ mà bắt đầu từ sự hèn yếu của con người. Ý mình là thay vì đi bới móc, chê bai, lôi ra những cái đen tối (thứ mà vô số người đã nói rồi), các bạn hãy viết cái gì đó giúp cho ngay bản thân giới trẻ trở nên dũng cảm, có chiều sâu hơn để đến lúc tự mỗi người đều có thể nhìn thấy thực trạng, Chê bai ít thôi và đưa ra những giải pháp nhỏ nhất. Giống như bài “lười biếng” của Lục Phong ấy, nó giúp các bạn tự hỏi bạn là ai, đang làm gì, có nên nhìn nhận người khác bằng cảm tính, có nên chỉ nhìn vào một cái comment mà kết luận ai đó không làm gì đó. Hãy viết cái gì làm thay đổi tư duy chứ đừng ca mãi bài ca buồn chán vì chế độ nữa. Hãy học tập bọn thanh niên Hàn Quốc, có thể đưa Kpop ra khắp thế giới. Hãy tạo nên những giá trị nhỏ nhất có thể. Tổ quốc không đáng làm bạn tự hào thì hãy làm cho tổ quốc tự hào vì các bạn. Còn cứ bới ra rồi để đấy thì làm được gì.
Bác ôn hòa nên bác luôn thích những thứ ôn hòa.Tôi tuyệt đối tôn trọng bác vì bác ôn hòa.
Nhưng mong là bác cũng tôn trọng tôi chứ đừng cố ép tôi phải ôn hòa như bác.
Bác muốn dũng cảm hơn mà bác lại không dám bới ra thì dũng cảm chỗ nào ?
Bác thay đổi tư duy bằng cách bỏ rác vào thùng,tôi thay đổi tư duy bằng cách chỉ ra tại sao năm nào cũng lũ lụt vì tình trạng chặt phá bừa bãi.
Bác cố làm cuộc sống sạch hơn bằng cách bác bỏ rác vào thùng và mong chờ người khác sẽ theo tấm gương của bác.
Còn tôi,tôi không hề buồn chán chế độ hay đất nước gì cả.Tôi chỉ tìm thằng nào đang xả rác bừa bãi và chửi vào mặt nó.Chừng nào nó còn xả rác thì tôi vẫn còn chửi vào mặt nó !
Mình có góp ý thế này.Khi giải một bài toán thì có bác dùng phương pháp này,có bác dùng phương pháp kia,nên bác nào cũng cố bảo vệ cách của mình.
Hai bác boby và Hoa Cat đều đúng cả,chỉ là hai bác theo những phương pháp khác nhau thôi chứ cái đáp số mà hai bác hướng tới giống nhau,nghĩa là sao cho đời bớt rác rưởi đi một tí.
Hai bác nên tôn trọng nhau chứ đừng tranh cãi miết nữa,mỗi người một việc trong sức mình thì cứ làm,miễn là sao cho VN mình khá hơn là được !
Vâng,xin lỗi các bác vì mình nóng tính,nhưng rõ ràng là bác Hoa Cat quá vô lý.Bác ấy hô hào bỏ từng cọng rác vào thùng còn những thằng xả hàng ngàn tấn rác thì bác ấy mặc kệ rồi lại mơ mộng sẽ thay đổi tư duy.Nói thẳng ra chính bác ấy là người đang dung túng và thỏa hiệp với cái xấu của xã hội.
Mình đã nói cả hai bác đều đúng,phương pháp khác nhau thôi.
Nhưng mình thích quan điểm của bác hơn,vì dân VN mình với đã quen cam chịu khổ sở,quen chịu đựng mọi đắng cay của đời,dù họ cũng nỗ lực kiểu như bỏ rác vào thùng để xã hội tốt hơn.
Mình mến bác vì bác không cam chịu.Thật ra những người như bác mới là tín hiệu cho sự thay đổi của đất nước thoát ra tình trạng cứ cố chịu đựng mãi.
Không thể cứ lặng im nhìn người ta tiêm thuốc quá đát cho trẻ em.
Không thể cứ lặng im nhìn người khác đập phá di tích lịch sử để xây trung tâm thương mại phục vụ lợi ích một nhóm cá nhân.
Không thể cứ vui vẻ nhìn người ta bán máy tính bảng cho trẻ em lớp 1 chưa biết viết.
Cũng không thể lặng im nhìn các tập đoàn nhét phần lỗ của mình vào giá cả sinh hoạt của người dân.Chính vì thích chịu đựng mà giá điện nước ta cao gần nhất thế giới rồi.Nước nào có dầu khí cũng có lợi về giá xăng,trong khi nước ta thì tập đoàn dân khí hưởng hết,dân phải chịu.
Những người hiểu ra vấn đề và ” có điều kiện ” thì ra nước ngoài sống không về.
Những người như bác Hoa Cat thì bôi dầu nóng nhằm xoa dịu nỗi đau đi một chút.
Những người như bác thì tức giận và đòi phải mổ ung nhọt đi.
Dù sao mình cũng ủng hộ cả hai bác.VN mình khổ quá rồi nhưng cũng do mình mà ra cả thôi !
Vậng,cảm ơn bác.
– Bác Hoa Cat chấp nhận sống chung với ung nhọt và bôi dầu nóng nhằm xoa dịu vết thương,nhưng việc ấy chẳng thay đổi được thực tế ung nhọt.
-Mình thì tức giận đòi phải mổ,nhưng thực ra mình cũng không khá hơn bác Hoa Cat là bao,vì bác cũng biết là chẳng có ai dám mổ cả.
– Dù sao thì có vẫn còn hơn không ! Mình cũng sợ đến một ngày rồi mình cũng như bác Hoa Cat,đành bôi dầu nóng nhằm xoa dịu vết thương chứ không thể làm gì khác được.
hic tranh luận đến giờ bạn vẫn không hiểu cái khó khi nói đến chuyện cải cách sao? nói tới nói lui thì cũng phải chạm đến những vấn đề cốt lõi là chính trị. cải cách những vấn đề tiêu cực ta thấy chỉ là chữa trị phần ngọn, cải cách hệ thống mới là chữa trị phần gốc. Nhưng chúng ta đủ để hiểu là khi chạm vào nó thì hậu quả sẽ như thế nào. đơn giản thì bị gắn mác “phản động”, nghiêm trọng thì ngồi tù, hy hữu thì lưu vong. Thành ra trong giới hạn của mình, mình chỉ có thể làm điều gì mình nghĩ là lợi ích cho đất nước, nói lên tiêu cực không phải vì ghét hay bôi nhọ dân tộc mình mà muốn cho nó tốt hơn.
Đúng đấy, bao nhiêu người đã vấp phải cái khó ấy mà thất bại. Họ cũng nêu ra thực trạng và đấu tranh mấy chục năm nay nhưng kết quả là gì? Lại là những Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhỏ bé tiếp theo. Thế thì hãy nghĩ cách khác đi. Cái gốc nằm ở dân trí,không phải ở hệ thống chính trị vì khi dân trí cao thì hệ thống chính trị tự khắc sẽ thay đổi theo nhu cầu, nhưng dân trí không thể thay đổi nhờ những bài thực trạng. Ngày càng nhiều những bài thực trạng, và người ta bắt đầu miễn nhiễm, coi chúng thành bình thường, và cũng chẳng thèm đấu tranh nữa, thậm chí sống theo hướng xấu bởi vì cả thiên hạ xấu thì ta cũng xấu, cả thiên hạ tham ô tham nhũng thì chả tội gì ta không tham ô..kiểu vậy. Hãy tự hỏi vì sao ta hay tắc đường? Vì con người không ai nghĩ đến việc dậy sớm hơn một chút, đi chậm hơn một chút, nhường đường cho người khác thêm vài giây mà ai cũng muốn mình là người nhanh nhất, sớm nhất. Hãy bắt đầu cải tạo ý thức công dân, vì đấu lại chế độ đã không có kết quả rồi. Hãy bắt đầu từ từng cái đầu nhỏ bé chứ kêu gào chỉ tạo ra một đám đông kêu gào theo mà không hiểu đếch gì về cái mình đang kêu gào.
Bác vẫn sai lầm ở chỗ nghĩ rằng tôi đang đấu lại chế độ.Tôi chỉ ra cái xấu,nếu cái xấu có tên là chế độ thì tôi vẫn chỉ vào nó.
Nhưng bác đừng nghĩ chỉ có chế độ mới xấu còn dân là tốt đẹp,chính những người dân cũng nuôi dưỡng cái xấu,bác xấu thì tôi vẫn chỉ vào mặt bác,tôi xấu tôi cũng chỉ vào mặt tôi.
Bác muốn cải tạo công dân mà cái xấu không dám nhìn thì cải tạo chỗ nào ?
Mọi người ai chẳng phải dạy con bỏ rác vào thùng trong cái thế giới ngập rác này ? Nhưng bác đang cố gắng sống thật thơm trong cái xã hội thối và chỉ biết chờ đợi trong vô vọng rằng mình sẽ là tấm gương sáng,hay cố tự sướng rằng mình bỏ rác vào thùng là thay đổi đất nước chăng ? Trong khi rừng cây thì đang bị chặt phá tơi bời còn bác thì không dám đối diện sự thật và lại ngụy biện rằng phải thông cảm với thói xấu của cha ông,đằng nào thì cây cối cũng bị chặt hết rồi,thôi hãy để quá khứ ngủ yên và khi bác đang cố gắng nằm ngủ yên và há mỏ chờ giá trị mới rớt vào mỏ bác thì nước lũ sắp quét qua nhà bác rồi ! Nếu bác thích sống chung với lũ thì kệ bác,nhưng chẳng lẽ vì sở thích này mà người ta cảnh báo việc chặt cây sẽ gây ra lũ thì bác lại nói không nên dè bỉu người chặt phá cây,hãy bỏ rác vào thùng !
Nói chung là không hiểu ý nhau. Stop here.
Không phải không hiểu ý mà bác không đối diện được với sự thật.
Bác đặt tình thương mù quáng rồi.Cha mẹ tốt thì nói làm gì,đằng này cha mẹ đi vay nợ nước ngoài về tiêu xài rồi bác và con cháu bác phải è cổ ra trả nợ cả đời thì bác vẫn thông cảm à ?
Một sự thật đau lòng cho bác nữa đây : Bác có biết con bác mới sinh ra đã phải gánh bao nhiêu USD cho những cái sai nhiều lắm của Vinashin,Vinaline hay không ? Cứ phá sản là nợ tự bốc hơi đi à ?
Không cần phải trả trực tiếp,nợ này đã tính hết vào giá bát cơm ăn hàng ngày,y tế mãi yếu kém,giáo dục mãi tồi tệ,học hành gì khá nổi mà tư duy mới,giá trị mới ở đâu.Liệu có giá trị mới nổi không khi phải nai lưng trả nợ cho sai lầm của quá khứ,đành phải tự sướng là xin hãy để quá khứ ngủ yên à ?
Bác thích an phận thì kệ bác,nhưng đừng bịt miệng người bức xúc cho việc chính con bác lại phải đi đổ vỏ ốc của thằng khác đã ăn !
Rồi bác lại đòi hỏi người khác phải có giải pháp cho con bác hay sao ? Rồi bác đi hô hào hãy quên nợ đi để tìm tương lai mới à ?
Mà thôi,bác thuộc dạng hết thuốc chữa rồi.Stop here.
Bạn nói đúng quá và buồn quá ! Đôi lúc chúng ta nhắm mắt lại tưởng là quá khứ đã ngủ yên,ai dè mở mắt ra thì quá khứ tát cho vỡ mặt.
Buồn !
ok
Sống,chiến đấu,lao động theo tấm gương bầu Đức vĩ đại và học tập tư tưởng Phạm Nhật Vượng,nâng cao đạo đức phải có giải pháp và đẩy lùi suy thoái tha hóa biến chất như bầu Kiên ! Hi Hi
Theo mình, bước đầu tiên trong quá trình thay đổi là việc nhận biết được rằng chúng ta cần phải thay đổi, điều mà phần lớn người Việt Nam chưa làm được. Mình thấy những bài viết như thế này là cần thiết để giúp thêm nhiều người nhận ra sự cần thiết của thay đổi. Cần phải biết rằng thay đổi cả một xã hội là việc phải được thực hiện bởi một thành phần xã hội có số lượng lớn, chỉ một vài cá nhân không thể làm được. Một mình tác giả bài viết chắc chắn không thể làm gì để thay đổi xã hội, có thể anh ta cũng không đủ trình độ để đưa ra phương án giải quyết. Nhưng việc anh ta cố gắng làm cho nhiều người có được nhìn nhận đúng đắn về tình hình xã hội cũng nên được coi là một nỗ lực đóng góp cho sự thay đổi.
Còn những cái tên bạn nêu ra, mỉa mai thay, lại là minh chứng cho tính trọng hình thức. Những người đó nổi tiếng nhờ vào tài sản chứ không phải nhờ vào nhân phẩm, đạo đức hay tư tưởng. Đóng góp của họ cho sự phát triển xã hội, so với khả năng làm việc của họ, là không đáng kể. Những người đó có gia sản khổng lồ, thậm chí có thể có cả những quyền lực chính trị âm thầm nhưng sự tồn tại của họ lại không mang nhiều ý nghĩa trong lịch sử phát triển của đất nước.
Ngoài ra, họ là người giàu, và việc thay đổi xã hội không phải là việc của họ. Đó là việc của những nhà tư tưởng. Còn người giàu, họ làm việc cho riêng họ. Họ là những người giỏi việc nắm bắt được các quy luật nhất định trong xã hội hiện tại và dựa vào đó để kiếm tiền. Họ có thể nhìn thấy cái xấu, cái dở của xã hội, nhưng nếu những cái đó có lợi cho việc làm giàu của họ, chắc chắn họ sẽ chẳng bỏ công giúp xã hội loại bỏ cái xấu, cái dở đó làm gì. Họ không phê phán, và cũng không đóng góp.
“””Còn những cái tên bạn nêu ra, mỉa mai thay, lại là minh chứng cho tính
trọng hình thức. Những người đó nổi tiếng nhờ vào tài sản chứ không phải
nhờ vào nhân phẩm, đạo đức hay tư tưởng. “””
Sao bạn nói nghe nó thiếu logic thế. Bạn có hiểu về khái niệm tư tưởng không đấy?
Nếu một nhà lãnh đạo không truyền được nhiệt huyết, tư tưởng, tầm nhìn của mình cho cả trăm ngàn nhân viên trong một tập đoàn lớn như vậy liệu có đạt được mức tiền của của ngày hôm nay không?
Bạn thử vào trang của hai tập đoàn đó xem họ đã làm từ thiện, phúc lợi xã hội như thế nào rồi hãng đánh giá đạo đức của họ.
Tôi không tin rằng mấy kẻ không nhân phẩm lại có thể gây dựng nên tài sản tỷ đô bằng con đường hợp pháp, và có cảm trăm ngàn người tài từ tiến sĩ, giáo sư, kể cả ông ta bà lớn trong hệ thống chính trị ủng hộ, đi theo làm việc như vậy.
“””…Những người đó có gia sản khổng lồ, thậm chí có thể có cả những quyền
lực chính trị âm thầm nhưng sự tồn tại của họ lại không mang nhiều ý
nghĩa trong lịch sử phát triển của đất nước. “””
Thế theo bạn yếu tố gì thúc đẩy xã hội phát triển? Mỹ là đất nước phát triển nhất vì chúng nó hay ngồi và viết để thay đổi nhân phẩm con người? Thế theo bạn nhà nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài để làm gì khi mà theo như ý bạn kinh tế không góp phần phát triển xã hội.
Xét một cách đến cùng kinh tế là cái chi phối và thúc đẩy sự phát triển của một đất nước hơn bất cứ yếu tố nào khác.
“””Ngoài ra, họ là người giàu, và việc thay đổi xã hội không phải là việc của họ. Đó là việc của những nhà tư tưởng. “””
Nếu thế các nhà chính trị cấp cao đã không phải đau đầu đi vay vốn về xây dựng đất nước. Thay đổi xã hội không phải việc của những nhà tư tưởng, mà là việc của mỗi cá nhân.
…Sẽ không commnet thêm. Bạn làm mình muốn hỏi bạn xem bạn học lớp mấy rồi đấy.
Quote 1: Mình đã viết “Những người đó nổi tiếng nhờ vào tài sản chứ không phải nhờ vào nhân phẩm, đạo đức hay tư tưởng.” chứ không viết rằng họ không có nhân phẩm, đạo đức hay tư tưởng tốt. Mình không hề xét đoán tới ba khía cạnh đó của họ. Mục đích của câu đó là để phản biện mối liên hệ bạn đã đặt ra để liên kết họ vào chủ đề đang nói tới.
Quote 2: Chủ đề thảo luận của chúng ta là về cách suy nghĩ và nhận thức của cộng đồng, chứ không phải là về sự phát triển kinh tế. Đừng bẻ lái chủ để như vậy.
Hơn nữa, sự thành công của một vài tập đoàn không hề phản ánh sự phát triển của một nền kinh tế. Mình cũng chưa hề ngụ ý rằng “kinh tế không góp phần phát triển xã hội.”.
Quote 3: Quote lại câu của bạn: “Nếu thế các nhà chính trị cấp cao đã không phải đau đầu đi VAY vốn về xây dựng đất nước.”.
Ta thấy:
-Việc của các nhà chính trị cấp cao là đi VAY vốn để xây dựng đất nước.
-Việc của người giàu là CHO VAY vốn để tìm kiếm lợi nhuận thu về.
Chẳng phải quá rõ ràng sao?
Thay đổi xã hội là việc của mọi người, nhưng cần phải có những nhà tư tưởng để chỉ ra hướng đi.
Cuối cùng, khi mình đang tranh luận rất nghiêm túc, bạn cũng không nên ngụy biện bằng cách công kích cá nhân như vậy. 🙂
Đa số các đại gia giầu nên nhờ tham ô chuyển công thành tư có mấy người làm ăn hợp pháp mà giầu
giải pháp là cần thiết ko có nghĩa là phê phán hay chỉ ra thực trạng là vô ích. những bài viết loại này có ích ở chỗ: nó chỉ ra thực trạng một cách rõ ràng cho những ai còn đang mù mờ, đặc biệt là giới trẻ; hai là, nó cổ vũ, làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn để thay đổi vì nó cho ta thấy rằng có nhiều người có cùng tầm nhìn như ta. Giải pháp là cần thiết, nhưng sự thay đổi rộng lớn ko đến từ một cá nhân mà cần lan tỏa cho tất cả mn.
Những bài viết như thế quá nhiều hàng chục năm nay nhưng thực tế nó không mang lại nhiều lợi ích. Vì thiếu tính thực tế, thiếu tính làm gương.
Ko phải thiếu tính thực tế hay làm gương gì đâu mà thiếu cái ghế !
bạn nói chính xác đấy, giải pháp thì không thiếu, chỉ thiếu ghế thôi hi hi
Thế bạn đã thắc mắc vì sao không mang lợi ích gì mà người ta vẫn viết không ? Bạn cứ mở báo ra đọc,thương xá Tax đã bị đập phá hết xây lại thành một cao ốc khác,người ta phá hủy di tích lịch sử để phục vụ lợi ích của một nhóm cá nhân.Xã hội có lên tiếng thì cũng quá muộn màng rồi nhưng có vẫn còn hơn không.Ngay đại sứ quán Pháp và đại sứ quán Phần Lan cũng viết thư xin bảo tồn lại dù chỉ một phần thương xá Tax,bạn nghĩ chắc họ cũng ngây thơ đến mức nghĩ rằng cứ xin là được chăng ? Vì sao biết là vô ích mà họ vẫn làm ?
Ngược lại,ở Hà Nội,cầu Long Biên đã được cứu vì những bài viết mà bạn cho là vô bổ đó bạn.
Giải pháp ở đâu? đôi khi giải pháp nằm ở ngay chính cái việc nêu ra thực trạng. Như trình độ các giáo sư tiến sĩ chưa phù hợp với thực tế, vì sao? vì vẫn còn tồn tại cái việc học giùm, thuê làm luận á, mua bán bằng cấp, vì chat lượng đào tạo kém… rồi từ những cái thực trạng tiếp theo đó ta cứ suy suy và suy và bạn biết cuối cùng đến đâu không? đến nơi mà bạn không thể nói, không dám nói. Thành ra ta chỉ có thể nói những nên nói. tôi có muốn nói nhiều hơn nữa không? rất muốn nhưng cũng không có lợi ích gì cho tôi, không những thế có thể làm tôi bị thiệt hại. Đó là hiện thực cuộc song, bạn vẫn không nhận ra à?
Vấn đề nằm ở sự phê phán, ở một lúc nào đó tôi sẽ viết những bài phê phán về xh, nhưng nó chỉ diễn ra trong một giai đoạn nào đó thôi, khi tôi thấy cái xh nó cứ trơ trơ ra đó thì tôi lại lười nói chứ ai hơi đâu có một vấn đề cứ nói đi nói lại hoài, tôi sẽ quay sang viết bài ý nghĩa về một phim, một quyển sách, một tình yêu, một con người. Vậy là xong không ai nhảy vào chỉ trích tôi cứ muốn phê phán mà không tìm giải pháp. nhưng bạn có hiểu vì sao bạn cứ đọc hết bài phê phán này đến bài phê phán khác khg? vì dù tôi đi qua giai đoạn đó nhưng cái yếu kém nó cứ còn mãi, người đi sau khi nhìn ra lại nói về nó, họ đi qua thì người tiếp theo lại nói, nói nói nói hoài mà nó cứ còn hoài. Đấy! vấn đề nằm ở đấy! ở vị trí người đọc bạn sẽ còn đọc về nó hoài, không có gì mới, đơn giản vì những điều người ta nói ở 10 hay 20 năm trước thì 10 hay 20 năm sau vẫn còn tồn tại. Không giải quyết được, không giải quyết được không phải vì không có giải pháp, dân VN đâu phải ngốc đến vậy. Không giải quyết được vì không ai dám hoặc muốn giải quyết nó.
muốn thay đổi xh mà dựa vào sự cố gang cá nhân chỉ là chuyện không tưởng. với tôi mấy cái câu như “trước khi trách xh hay nhìn lại mình đã” v v và v v là mấy câu vô nghĩa, sáo rỗng và vô trách nhiệm. Muốn thay đổi xh phải thay đổi từ cái vĩ mô, còn cá nhân cố gang là cố gang thế nào? bạn hay nói với những người khỏe mạnh mà đi ăn xin “anh phải cố gang lên đi chứ, đừng đi ăn xin nữa, như vậy là không có danh dự và long tự trọng” nhưng danh dự là gì? long tự trọng là gì? họ có được dạy đâu mà biết. Muốn họ biết phải dạy cho họ hiểu, mà muốn dạy thì không phải dạy từng người mà gom tất cả họ lại cho vào một ngôi trường dạy họ học và nghề nghiệp để lao động. mà cái ngôi trường đó là gì? là những chính sách của nhà nước đấy.
còn về những con người giàu có và nổi tiếng mà bạn nêu thì bạn Gabriel_D đã nói rất chí lý rồi.
Nói tóm lại, giải pháp nằm ngay trong cái hiện trạng được nêu ra, nhưng quan trọng là người ta có muốn thấy, muốn giải quyết nó hay không thôi. Có quyết tâm thì không có gì là khó cả.
Hôm trước, trong lúc đang nói chuyện vui vẻ với mọi người về chủ đề diễn giả thì bất ngờ cậu em mình quen trước đó lao ra nói to. Anh ơi, em thấy ông Quách Tuấn Khanh khủng quá, ông ấy viết bao nhiêu là sách, mở bao nhiêu là hội thảo, rồi big show thành công…Không hào hứng với mấy câu chuyện kiểu đó nhưng cũng gắng bình tĩnh tôn trọng em nó một chút. Khi thấy nó ngừng nói, mắt long lanh mình cũng muốn hỏi nó vài câu.
Ông ta là ai?
Ông ta đã làm được cái gì?
Ông ta…
Thì cậu ta ấp úng rồi trả lời có vẻ hồ hởi sau khi cố suy nghĩ một lúc: ông ta nổi tiếng với cách nói chuyện trước đám đông, cách thuyết trình…ông ấy có mở cả chương trình dạy thành lập doanh nghiệp…
Tuần trước em mới tham dự một khóa học của ông ấy xong…Bắt đầu thao thao kể về buổi thuyết trình…
Thế bây giờ cậu được cái gì?
KHÔNG GÌ CẢ.
Cậu có thay đổi được bản thân cái gì sâu sắc không.
KHÔNG ANH Ạ.
Thế sao cậu tôn thờ ông ta thế.
VÌ ÔNG TA CÓ VẺ…CHƯƠNG TRÌNH TI VI MỜI ÔNG TA NHIỀU…ÔNG TA CÓ NHIỀU BUỔI NÓI CHUYỆN…
Tôi bắt đầu tò mò về con người gây nên ấn tượng mạnh cho thằng cu đó nên vào mạng gõ tìm hiểu thông tin ông ta. Ban đầu, tôi nghĩ ông ta là một thằng chỉ biết nói mà không làm, một thằng chỉ biết viết mà không thực hành, một thằng chỉ đi nói với người khác về mớ kiến thức sáo rỗng trong sách với mục đích thể hiện, kiếm tiền mà không làm…Nhưng sau khi xem kỹ về những bài viết, về tất cả về ông ta thì tôi mới giật mình là mình đã đúng thật. Sau một hồi xem thì phát ngán với ông diễn giả nói thao thao như con vịt, chẳng khác nào con vịt nhựa có pin cả.
ông ta dạy những kỹ năng cao siêu nhưng trong khi ông ta không có chúng, ông ta bày cách thành lập doanh nghiệp trong khi đó ông ta chỉ thành lập công ty diễn giả một thành viên. Ông ta bày cách nói chuyện thuyết phục trước công chúng trong khi nhiều clip trên mạng thấy rằng ông ta nói chuyện phản cảm (một clip có chủ tịch dược hậu giang, bà ấy bỏ về trong khi ông ta đang nói vì xúc phạm ).
Nhưng tại sao nhiều người vẫn cứ like, share, có vẻ ngưỡng mộ vị cứu tinh đó. Bởi vì con người thường thích những câu nói sáo rỗng của mấy người đó, bởi vì nghe có vẻ dễ làm giàu, dễ thay đổi…
Và con người bản chất là vậy, thích những thứ được hứa hẹn là nhanh. Mà không bao giờ chịu suy nghĩ và tự xem xét mọi thứ rồi thay đổi tự bản thân cả. Thật ra để thay đổi được cả cái xã hội Việt Nam này không phải vì những bài viết ngớ ngẩn kiểu chỉ ra lỗi này, lỗi nọ mà thành hiện thực. Nếu thế các nhà tư tưởng lớn, mấy con mọt sách đầu nghành về triết học đã làm thay đổi cả đất đước này rồi không đợi đến mấy cái triết học đường phố như này.
Đã nói thì cũng nói luôn cho mấy bạn. Nhìn vào tập đoàn vingroup điển hình, ông Phạm Nhật Vượng không bao giờ chỉ trích xã hội Việt Nam thối nát thế nào cả, ông cũng không chỉ trích giáo dục Việt Nam ngu muội thế nào cả…Mà thay vào đó, ông ấy phát biểu rằng “tiền không mang được sau khi chết, nên tôi muốn biến Việt Nam thành một phần như Singapore, Hồng Kông…Tập đoàn vingroup đã xây dựng nên bao nhiêu công trình thay đổi diện mạo đất nước. Thành lập bao nhiêu trường học, mở rộng sang lĩnh vực giáo dục…đào tạo…
Tiếp đó là tập đoàn Hoàng anh gia lai…Bầu đức cũng hiếm khi than vãn nước nhà thối nát, thay vào đó ông đào tạo đội bóng với ước mơ có thể sang đá ở ngoại hạng…Kiếm tiền, trích lợi nhuận sau thuế làm công tác từ thiện…giáo dục…
Chắc đây là comment cuối cùng cho những bài viết ở Triết Học Đường Phố của mình. Thực sự thất vọng về những bài viết ở đây (ngoại trừ của anh Mr Bow – một người giỏi theo như cách đánh giá của mình qua bài viết anh ấy). Trước hết nếu muốn người khác nghe hãy làm, sau đó hãy nói. Còn nói thì dễ, phê phán không khó. Nhưng để góp phần thay đổi đất nước, chỉ cần chục người như Bầu Đức Hay Phạm Nhật Vượng là đủ.
Lúc nào cũng bới lông tìm vết và có tư tưởng người khác phải thay đổi trước thì đến già nhìn lại đất nước vẫn thế.
Bác bức xúc quá mà quên mất một điều : Chắc gì ai đó trong những người ở đây có giải pháp hay ho và họ lại lên đây viết bài chia sẻ cho bác biết mà bác ngóng đợi giải pháp ? Hay là họ sẽ im luôn để làm một bầu Đức thứ hai ?
Bạn Duy Lập nói đúng, bạn còn quá nhiều mơ mộng hảo huyền, song trong xh bây giờ có ai đi lên mà không phải do có thời có thế và chỗ dựa chứ. Có tài năng đều ra nước ngoài cả bạn à, mấy ai làm viên chức nhà nước. còn có làm thì khó mà lên cao, muốn lên cao thì không thể không chạy chọt…hi hi. Ở VN thường có một chuyện cứ lập đi lập lại, cứ ông nào mà làm giàu mau chóng được tung hô năm này thì gần như là vài năm sau lại ra đứng trước vành móng ngựa thôi. Vì sao? vì thời thế giúp họ đi lên thì khi nó thay đổi thì họ bị đạp xuống. Bạn cứ khâm phục họ đi nhé, khi gặp sẽ hiểu thôi.
bạn có bao giờ tự hỏi tại sao điều bạn nói là đúng, vâng! nêu giải pháp thì tất nhiên là hay hơn cứ nói về thực trạng chứ. Nhưng sao nhiều người vào phản đối bạn quá vậy? chẳng lẽ tất cả họ kém thông minh hơn bạn? họ và cả mình nữa mù quáng hết à? vì sao? bạn à! vì mình cũng như họ, thấy nhiều quá rồi cái việc cải cách, giải pháp của các vị giáo sư tiến sĩ rất nhiều, nhưng người ta cải đi cải lại theo cách riêng của họ cũng trở về y nguyên chỗ cũ, còn mấy cái cách của các vị kia có ai nghe đâu mà. nói chung bạn cứ từ từ mà nhìn thì sẽ thấy hen, giờ nghe mình nói suôn cũng khó mà tin hi hi
Bạn kia comment bảo là không ai đưa ra giải pháp, nhưng vấn đề không phải là có đưa ra giải pháp hay không, vì mình có đưa ra giải pháp mà bạn không đồng ý với giải pháp đó cũng như không :))
Thế bạn mong chờ là khi đưa ra giải pháp thì tất cả sẽ đồng ý ngay hay sao? Thế thì đúng là không nên nghĩ ra giải pháp nào.
ý bạn ấy muốn nói là những giải pháp có giá trị thực tiễn nhưng người ta sẽ không chịu nghe. vì … có nhiều giải pháp đụng chạm đến lợi ích một số người quyết định. Ví như cái việc cải cách hành chính, thu hẹp biên chế, việc này có thể khiến rất nhiều người mất việc nên kế hoạch thì chắc chắn có rồi nhưng làm thì đụng chạm từa lưa hi hi.
Cái mình mong chờ là bạn đừng tiếp tục suy diễn. Comment trước mình chỉ có ý muốn nói cái top comment bảo rằng không ai đưa ra giải pháp là không đúng sự thật.
Hí hí,bạn thật là ngây thơ quá chịu ko nổi.Giờ này mà còn tin sái cổ vào mấy ông như Quách Tuấn Khanh sao bạn ? Trước hết phải nói việc diễn thuyết chính là nghề kiếm cơm của ông ấy,cho nên người ta phải tỏ ra nguy hiểm và hoành tráng là đúng rồi.Giống như bác làm nghề gì thì cũng phải ăn mặc chỉnh tề và chém gió cho nó hoành tráng thì mới có công ăn việc làm chớ ! Đừng chê bai diễn giả hay mấy tên bán hàng đa cấp,thực tế ai cũng đành phải tỏ ra nguy hiểm vậy thôi bạn à,cứ bước ra đời khắc biết !
Thế tại sao người ta vẫn đi nghe diễn thuyết ? Họ tìm kiếm chút động lực làm việc ở bên trong họ chứ không phải từ ông Quách Tuấn Khanh đâu bạn ơi.Chứ chẳng lẽ Quách Tuấn Khanh lại đi sống giùm bạn ?
Bạn chắc biết bầu Kiên,chính vì dám to tiếng “đụng chạm” đến một vài vị trí nên mới bị bắt,điều đáng ra đã phải làm từ lâu.
Không thể phủ nhận tài năng của những người như bạn đã nêu ra.Nhưng bạn chắc cũng biết,làm ăn thì ắt phải có những chỗ sáng tối lẫn lộn.Bởi thương trường trong xã hội này đâu có sự cạnh tranh công bằng đâu.
Có những việc người ta không dám làm chứ không phải là không bao giờ làm.Họ chấp nhận im lặng để giữ gìn sự an toàn cho 1 điều gì đó.
Hãy tập bay rồi bay đi để chim trong cánh rừng bay theo (tất nhiên là những con nào cũng muốn bay) hơn là làm con gà tây kêu inh ỏi suốt ngày. Vì đâu đó những con chim khác đang bay bên trên, có cả đại bàng săn mồi đang tìm những con gà tây đấy. Và bên dưới cũng không ít động vật ăn thịt.
Người tài họ thay đổi bản thân rồi làm mọi thứ xung quanh thay đổi theo. Đất nước chỉ cần chục người như Phạm Nhật Vượng và Đoàn Nguyên Đức là đủ.
Hy vọng comment lần này của tôi không bị xóa như comment tâm huyết cách đây 10h đồng hồ.
Người ta tập bay rồi ng ta mới nêu ra dc góc nhìn như tác giả đây đó bạn!
Bạn nói cũng có đúng, đúng ở chỗ là không 1 ai đưa ra giải pháp. Vậy tại sao không phải là bạn ?? Bạn bỏ qua chỉ đơn giản vì nó không có giải pháp ? Vậy bạn khác nào những người câm ?
Nhưng có 1 cái sai, đó là nếu ko ai vạch cái xấu đó ra thì bây h cũng chẳng ai biết cả, tư tưởng gần như toàn bộ dân VN đều có kiểu như là : cái miệng hại cái thân. Vì thế họ có biết họ cũng im lặng, họ không thích mình thành phần tử khác biệt, không thích bị cô lập, đấy là cái chung.
Nhìn riêng người giàu, họ khó mà từ bỏ chỉ để không bị lên án, họ sẽ làm mọi cách để giàu thêm. Người nghèo, họ thấp hèn rồi nên họ rất sợ, họ sợ mọi chuyện, họ không đủ can đảm để đứng lên.
Vì thời kì chiến tranh xưa, lúc đó mọi người đều đồng lòng vì họ biết, không làm họ sẽ chết – bị nô lệ. Còn bây h, không làm cũng chả sao cả, cam chịu chút thôi …… đau lòng là dân tộc ta có quá khứ cam chịu 1000 năm rồi :))
P/s : những người bạn nêu ra, vì họ câm lặng làm theo ý riêng và sống chỉ lo cho bản thân mình nên họ mới giàu đấy :))
~Meow~
Những người như Bầu Đức không bao giờ chỉ trích là xã hội thối nát thế nào vì họ đã hiểu rất rõ nó thối nát thế nào.Và thực ra thành công của họ cũng là từ đó,tức là những việc họ làm là cho nó bớt thối đi một chút,họ xem sự thối nát là một cơ hội lớn của họ.Bản thân họ cũng không bao giờ phê phán chính phủ hay xã hội vì họ có mối liên hệ khá mật thiết với chính phủ và xã hội,tức là mối liên hệ với sự thối nát đã nuôi dưỡng sự thành công của họ.
Mình hiểu bức xúc của bạn về chuyện không có giải pháp gì nhưng hình như bạn cũng đang tự chuốc lấy thất vọng một cách vô lý vì đã kỳ vọng quá mức vào một trang web bình thường như thế này.Web này được lập ra cho các bạn trẻ chia sẻ góc nhìn và thực trạng của cuộc sống mà,chỉ thế thôi,chính các bạn trẻ cũng đang phải loay hoay tự định hình ý nghĩa sống trong thời buổi phức tạp như bây giờ bạn ạ.Mà nói thật ngay như bầu Đức ở tuổi đôi mươi cũng loay hoay chẳng kém gì các bạn trẻ ở đây đâu.Chứ bạn lại đòi hỏi phải có giải pháp thì nói thật ngay trong các cuộc họp của chính phủ cũng chưa chắc có đâu.Giải pháp nó chỉ tới từ trải nghiệm,tức là có băn khoăn,thắc mắc và bức xúc này nọ,rồi mới nhận thức là chính ta cần thay đổi.Rồi sau đó lại suy nghĩ tiếp việc thay đổi như thế nào,ra sao,..Nói chung phải qua từng bước như thế và nó là vấn đề của từng cá nhân.Bạn nên lướt qua một số bài viết ở đây sẽ thấy một điều nữa là : tuổi trẻ VN đang phải tự bơi mà không ai hướng dẫn được vì xã hội đang thay đổi quá nhanh chóng.Mình thấy chính bạn mới là người đang mơ mộng hão huyền đó !
xá hội ta thối nát thế cơ à – thế chắc tôi đang sống khắc khoải ngắc ngoải lắm đây
Tương đối thôi,còn tùy vào khứu giác của bác ! Bác cứ thử vác đơn đi làm giấy tờ như hộ khẩu,sổ đỏ,xin phép này nọ… mà không dùng phong bì làm khẩu trang thì sẽ rõ mùi gì.Đương nhiên nếu bác là người nhận phong bì thì nó cũng có một mùi khác !
Tất cả là do cái ghế mà ra thôi bác ơi.Ví dụ như bác là cảnh sát giao thông thì bác sẽ ca ngợi cuộc đời núp lùm bắt dân nộp tiền đút túi là thơm tho và đáng sống.Còn kẻ bị phạt thì thấy đời thật thối tha vì có những thằng rình rập chờ mình vi phạm để kiếm chác.
bạn nói đúng ý mình ! rất ủng hộ ý kiến của bạn ! đạo đức là làm đc gì chứ ko phải nói hay như thế nào !
bạn này! lại có 1 tỉ phú trong “hàng chục, hàng nghìn tỷ phú” của bạn vừa bị bắt đấy, trong top 10 VN nhé. trích một đoạn minh chứng cho cái mà mình nói trong 1 cmt trả lời bạn. (Ở VN thường có một chuyện cứ lập đi lập lại, cứ ông nào mà làm giàu mau chóng …)
– Vào tháng trước, truyền thông tại Việt Nam mô tả doanh nhân Hà Văn Thắm “Không chỉ nổi tiếng với các dự án bất động sản ở vị trí đắc địa tại Hà Nội và hệ thống siêu thị OceanMart mà còn được biết đến với tham vọng phát triển chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng hạng sang mang thương hiệu Việt…” –
Thời gian còn dài! chúng ta từ từ nhìn vào các vị tỉ phú mà bạn khâm phục hen.
thực sự trang @triết học đường phố có vài bài rất hay – rất có ích, nhưng đa phần là bài và cmt của những thanh niên trẻ bất mãn với xã hội, với chế độ, yêu “tự do- dân chủ” nêu thực trạng thì giỏi , giải pháp thì không có, giống như một bác sĩ phẫu thuật đâm chọt, bới móc cho tầy quầy vết thương, biến nó thành một đống thối nát, đen kịt, dơ bẩn rồi để đó cho các nhà “nghiên cứu” vào xem rồi bàn tán bình phẩm với lời lẽ rất bác học – uyên thâm
mình vừa đọc qua các bình luận của bạn, qua các bình luận đó mình chợt nghĩ đến 2 loại người. một loại thì ở bên A, khi gặp người ta bới móc mấy cái thối tha thì nhảy vào tìm cách hạ thấp giá trị bài viết, bình thường hóa những gì đang tồn tại, mục đích của họ là khâu vá vết thương. Một loại là bên B, nhảy vào kích động lung tung, làm chạm tự ái con người, mớm ý để người khác hành động. 2 loại người này rất thích dùng những lời đao to búa lớn, nhìn người khác bằng con mắt xem thường hi hi, nhưng xét cho cùng thì họ chả nói được điều gì hay ho cả. Cả 2 loại người này có giỏi thì cứ viết bài phân tích quan điểm của mình cho rõ ràng, không cần phải nhảy vào đâm chọt tùm lum làm chi cả.
Mình không biết bạn có thuộc 2 loại người này hay không vậy? rất xin lỗi nếu mình hiểu lầm, thật ra bạn có thể viết một bài phê phán như mấy cái cmt này đó mà :), làm được mới được khen là giỏi, còn mấy lời thế này mình thấy vô nghĩa quá bạn à.
Trong lời nói của bạn có hình ảnh của chính bạn nữa đó,hi hi !
Nói lên thực tế xã hội thì cho là yêu tự do dân chủ.
Trình bày giải pháp thì xem là phản động,ai dám trình bày ?
Sống khổ như cờ hó mà khen là sống như thiên đường,vậy mới là yêu nước.
Chúng tôi không lạ gì những dư luận viên như bạn đâu.
xin phép được góp vài lời vào câu chuyện của bạn:Bạn nói những người như bầu Đức họ không than phiền,….
Thứ nhất,xã hội không hoàn toàn gồm những người như trên.Vì vậy không thể tránh khỏi sự than vãn hay phê phán sự thực của nhiều người.
Theo như bạn nói thì mỗi người nên cố sống tốt lên,… Nhưng nó có điều bất cập:không phải ai cũng như ai,cũng nhận ra mình chưa tốt,cần phải cố gắng nên cần phải có những ng chỉ ra hoặc giúp ng khác nhận ra vị trí đứng của bản thân,của cộng đồng,của xã hội,của đất nước so với phần còn lại(hay người ta còn gọi là nâng cao nhận thức,dân trí)
Bạn cố gắng thay đổi,bạn thay đổi được một vài người xung quanh bạn.Thế nhưng phần còn lại vẫn ko biết rằng mình đang đứng ở chỗ nào họ vẫn ko chịu thay đổi.Giống như bạn là 1 chú ếch trong nhiều chú ếch bị bỏ vào trong 1 nồi nước đang nóng dần lên.Chỉ có duy nhất bạn nhận ra sự nguy hiểm tiềm ẩn của việc sẽ bị nấu chín và cố nhảy ra.Tuy nhiên,bên trên bạn lại là 1 cái vung úp lại.Nếu muốn nhảy ra được thì cần sự hợp lực của tất cả chú ếch có trong đó.Vậy bạn sẽ làm thế nào?Cố gắng nhảy ra,trong khi những con ếch còn lại đang lim dim mắt tận hưởng và cười khẩy bạn.Hay nêu ra,phân tích mức độ nguy hiểm mà lũ ếch đang,sẽ mắc phải.
Và cuối cùng,t nghĩ đây là 1 trong những trang web đáng để xem,đọc.
Cách diễn đạt có hơi lủng củng,mong ai đọc qua thì xin thông cảm.Đây là lí do khiến t chưa viết được bài viết nào cho THĐP dù đã có 1 vài ý tưởng trong đầu.
quan điểm của bài viết này là nêu lên sự quan trọng của cách thiết lập, xay dựng và củng cố vòng tròn của quan hệ xã hội phải ko Mắt Đời? tối qua mới đọc cuốn Ai che lưng cho bạn đã đọc hết 8 nguyên tắc vàng để có được những mối quan hệ tốt đẹp, nhưng thiết nghĩ ở VN, nếu áp dụng hết những điều đó (như mở lòng mình ra, giúp người khác tận tuỵ, không thành kiến từ cái nhìn đầu tiên…) liệu có an toàn ko?
nói đơn giản thì hãy đặt trọng tâm vào nội dung chứ không phải hình thức, hình thức nên phục vụ nội dung. ví dụ như bạn đi học cốt để có them kiến thức chứ không phải đạt được điểm số, có điểm số cao nhưng kiến thức không có thì cũng chẳng làm được gì. Tất nhiên điểm số cao, bang cấp cao cũng mang lại những lợi ích nhất thời như dễ xin việc, nhưng nếu không có kiến thức phù hợp với số điểm đó thì bạn cũng khó đáp ứng được công việc về lâu dài. Còn thiết lập, xây dung và củng cố quan hệ xh thì còn phụ thuộc vào cách nhìn của bạn về mối quan hệ đó. Như “mở lòng mình ra” là mở ra với ai và mở như thế nào, không phải gặp ai cũng mở, mở không đúng người thì sẽ tạo cơ hội cho người khác lợi dụng và gây thiệt hại cho chính ta. câu hỏi của bạn “lieu có an toàn không?” là đúng đấy. hay như “không thành kiến từ cái nhìn đầu tiên”, bởi ở cái nhìn đầu tiên thì chưa đủ dữ lieu để đánh giá một con người hay sự việc. nếu từ một it thong tin mà ta vội kết luận thì kết luận đó có thể sai, cái sai này có thể làm ta không nhìn được sự that của vấn đề và vì vậy đưa ra những quyết định sai lầm. Ví như bạn gặp một người lần đầu có vẻ kênh kiệu và bạn ghét, nhưng có thể tính cách đó họ chỉ tỏ ra với những ai xa lạ, còn với những người đã trở thành bạn thì họ chơi rất “đẹp” và gần gủi, và cái thành kiên ban đầu đó có thể khiến bạn mất đi một người bạn tốt. thường thì thành kiến hình thành do thói quen, thói quen có vì sự việc đó diễn ra thường xuyên, nhưng không phải thường xuyên thì mọi việc đều như vậy. Đó là vài ý nghĩ của mình hi hi
mình rút ra quan điểm của bài viết giống với appie nguyen, nhưng có vẻ đó không phải ý chính tác giả muốn nói thì phải
Hi hi đâu cần phải cùng ý với mình làm chi, chỉ cần khi đọc bài nào đó bạn rút ra được điều gì đó cho bạn là được mà, đôi khi kinh nghiệm của bạn kết hợp với bài viết sẽ cho bạn tìm được điều vượt qua cả điều mà bài viết muốn nói. Bài viết cũng chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm của cá nhân người viết thôi.