Featured image: oelogon
Bạn đã bao giờ rời khỏi phòng phỏng vấn với một tâm trạng cực kỳ hứng khởi, nhưng lại liền bật khóc vài ngày sau đó vì nhận được thư thông báo fail mà không hiểu vì sao họ lại đánh trượt mình? Nếu bạn đã từng trải qua, hãy đọc thử bài viết này để kiểm nghiệm. Được dịch từ một bài viết của Marc Miller.
***********
Phù hợp một cách hoàn hảo cho một công việc
Tôi đã nghe đi nghe lại về việc một ứng viên cần hoàn hảo cho một công việc ra sao. Nhưng tôi ghét phải nói với bạn rằng, nếu bạn là hoàn hảo cho một công việc nào đó, bạn gần như đã đánh mất nó. Ồ, vậy sao? Vậy hãy bắt đầu từ quá trình nhà tuyển dụng tạo ra các bản mô tả công việc.
Mô tả công việc phần lớn được viết rất tệ. Giám đốc tuyển dụng sẽ sử dụng Internet, tìm kiếm những vị trí tương tự trên mạng và điều chỉnh nó cho phù hợp với vị trí đang tuyển. Họ có thể nhồi nhét tất cả mọi phẩm chất vào bản mô tả công việc, và điều này làm cho việc tìm một ứng viên phù hợp hoàn toàn là cực khó khăn.
Nếu bạn thông minh, bạn có thể điều chỉnh CV của mình để làm nổi bật lên những thành tích, kết quả, dự án bạn đã đạt được cho mỗi một trách nhiệm trong bản mô tả công việc đó. Khi một nhà tuyển dụng nhìn vào CV của bạn, họ có thể nhìn thấy dễ dàng những thành tích liên quan và lựa chọn thời điểm để gọi bạn đi phỏng vấn.
Thông thường, nếu bạn đạt 6/10 tiêu chí, bạn sẽ nhận được cuộc gọi. Nếu bạn đạt cả 10/10 tiêu chí, có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn overqualified và bạn có thể sẽ khó được gọi đi phỏng vấn.
Vòng phỏng vấn
Bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn bằng cách nghiên cứu kỹ công ty và giám đốc đương chức. Bạn vạch ra điểm chính yếu trong suốt buổi phỏng vấn và đơn giản làm bất ngờ nhà tuyển dụng với sự chuyên nghiệp của bạn. Bạn có thể làm việc này một cách dễ dàng ngay cả khi nhắm mắt đi ngủ? Bạn bước ra khỏi phòng phỏng vấn và nghĩ rằng bạn đã hoàn thành xuất sắc nó. Sau đó chỉ còn là sự chờ đợi họ sẽ cho bạn một lời đề nghị? Bạn chờ đợi… chờ đợi và chờ đợi….
Bạn nói với bản thân: “Tôi hoàn hảo để làm nó. Tôi có thể có công việc này. Liệu ai có thể tốt hơn mình kia chứ?” Bạn hoàn hảo. Đó chính là vấn đề, sẽ không có gì cho bạn để học hỏi, ko có gì để bạn có thể trưởng thành.
Giám đốc nhân sự sẽ ngồi trong cuộc phỏng vấn, nói với bản thân anh ta/cô ta rằng, ồ đây là một ứng cử viên tài năng. Liệu họ sẽ trở nên nhàm chán trong vòng 6 tháng tới và rời bỏ? Liệu mình có nên chọn người trình độ thấp hơn và có thể trưởng thành theo thời gian, có thể trả họ ít hơn và có họ trong vòng 2-3 năm tới.
Nếu bạn hoàn hảo, sẽ không có cơ hội cho bạn học được gì. Tại sao bạn muốn một công việc ko phát huy kỹ năng của mình chứ?
Đây là thứ dễ gặp rắc rối. Có lẽ người được tuyển sẽ muốn trở lại quy mô nhỏ và chịu trách nhiệm ít hơn. Họ hoặc là hoàn toàn phù hợp cho vị trí này, nhưng liệu ai sẽ tin rằng họ sẽ không cảm thấy nhàm chán trong một vài tháng? Ồ! Nếu bạn thực sự hoàn hảo cho một công việc, thì bạn sẽ không có được công việc đó là điều chắc chắn nếu tôi là người phỏng vấn!
Ở Việt nam mình tiêu chuẩn đầu tiên để tuyển dụng là;Phải làm theo ý của xếp(không được quan tâm rằng viêc đó đúng hay sai vì quan niệm rằng xếp là luôn luôn đúng)
Ko biết các bạn khác sao,chứ mình đi phỏng vấn thì đơn giản lắm,ko cần biết giỏi hay dở gì,vào thử việc 1 tuần,làm tốt thì ở lại,ko làm được thì nghỉ.Vậy thôi !