28 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Like không chỉ đơn giản là “thích”

Photo: Thomas Angermann

 

Là một điều không hề mới, vì nó đã có từ rất lâu rồi. Trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thể hiện rõ nét nhất từ khi Facebook ra đời. Nút like cũng từ ấy mà trở nên phổ biến. Có rất nhiều nghiên cứu về công cụ này, một công cụ giúp cho người trên mạng xã hội tương tác với nhau.

Về nhiều khía cạnh khác nhau, suy cho cùng chỉ là về khía cạnh kinh tế, kinh doanh của các ông lớn. Từ thói quen bấm like của người dùng và nội dung được like sau khi phân tích với cơ sở dữ liệu đủ lớn thì các nhà nghiên cứu có thể người bấm like thuộc tuýp người gì, hay làm gì, sở thích, tính cách ra sao. Từ đó các nhà cung cấp dịch vụ trên internet có thể thay đổi hoặc hoàn thiện các gối sản phẩm nào cho phù hợp với nhóm khách hàng này.

Hoặc, các nhà nghiên cứu có thể dựa vào yếu tố như khu vực, tôn giáo để có thể từ đó phân tích thói quen của nhóm người này để có thể cung cấp các giải pháp từ đó mang về lợi nhuận. Suy cho cùng đó là các cuộc chiến về kinh tế của các ông lớn công nghệ trên thế giới.

Tuy nhiên ở khía cạnh cá nhân tôi lại có một hình dung khác hơn về nút cảm xúc này. Nếu đứng ở góc độ người nhận thì tôi cảm nhận được nút “thích” này rất hay.

Đơn giản bởi vì nó tạo cho người nhận một bầu trời hạnh phúc. Một nút bấm vô hình nhưng nó tạo một động lực, một sự cố gắng lớn của người nhận. Như cá nhân tôi, khi tham gia gửi bài chia sẻ của chính mình lên Triết Học Đường Phố. Tôi cũng như rất nhiều người viết khác không nhận về cho mình giá trị vật chất vì đơn giản các bài viết được đăng trên đây không có tiền nhuận bút. Nhưng tại sao có nhiều người viết đến như vậy và phần lớn các bài viết rất sâu sắc?

Người viết phải đầu tư rất nhiều thời gian và khả năng của mình để cho ra những sản phẩm tinh thần này. Và chắc hẳn rằng một số người sẽ đặt vấn đề rằng: “Tại sao cứ làm không công như vậy?” Với cá nhân tôi thì đấy là những câu hỏi rẻ rúng, làm vì tiền là một điều gì đó rất rẻ. Tôi có suy nghĩ giống như người sáng lập ra Triết Học Đường Phố. Rằng, người viết sẽ không nhận được đồng nào từ đây cả nhưng có thể nhận được những thứ vô hình mà Triết Học Đường Phố đã chỉ ra là:

  • Bài viết của bạn sẽ đến được với nhiều người hơn so với bạn đăng ở trang cá nhân bạn chẳng hạn.
  • Được đăng trên một trang web có uy tín về chất lượng.
  • Được đăng trên một trang web biết tôn trọng quyền sở hữu của tác giả (text/photos), khác với 99% tất cả những trang web khác ở Việt Nam.

Đặc biệt và quan trọng hơn hết đó chính là nút like ở cuối bài, nó như một cái đồng hồ đếm từ một đến vô cùng. Bài đầu tiên, tôi viết và được đăng, như vậy đã thấy hạnh phúc tuyệt vời rồi. Mỗi khi tôi mở máy tính và vào internet thì tôi thường ghé thăm sản phẩm chia sẻ của mình có được sự đồng cảm nào nữa không, mỗi lần số người like tăng lên tôi cảm thấy vui sướng vô cùng.

Với tôi, tôi cảm nhận nó như game Flappy Bird vậy, khi bạn đạt được một điểm số nhất định bạn sẽ có mong muốn phá vỡ nó và tạo nên một kỷ lục mới cho bản thân. Viết bài thứ nhất nó cho mình một cảm xúc vỡ òa và mong muốn bài thứ hai phải hay hơn bài thứ nhất. Vô hình dung, các yếu tố vô hình nhận được từ Triết Học Đường Phố, người viết như tôi lại có thêm một động lực vô cùng lớn để phấn đấu. Hoàn thiện và phát triển tốt hơn.

Với góc độ người cho thì sao nhỉ?

Có rất nhiều phân tích rằng việc cho “like” dường như quá dể dãi, chỉ cần một cái kích chuột thôi là đã hoàn thành nhiệm vụ. Mình không có thông tin thống kê hay số liệu là bao nhiêu người sẳn sàng cho like nếu bạn muốn. Tuy nhiên, theo cá nhân mình thì hiện tại người dùng internet hiện nay, phần lớn đều là người dùng thông thái, có hiểu biết và có tự chủ. Họ sẽ cho khi cái họ nhận được là ngang bằng nhau. Khi họ đọc một bài viết, một chia sẻ mà ở đó chạm vào cảm xúc của họ. Họ đồng cảm, vậy thì hà cớ gì mà họ không cho lại, để mai sau này họ có thể nhận được cái tốt hơn. Nếu họ hành động người lại, thì chẳng nhẽ họ quá ích kỷ hay sao?

Cũng giống như việc tôi xem các chương trình truyền hình thực tế ở nước ngoài vậy. Cụ thể là, chương trình tìm kiếm tài năng nước Anh, khi một thí sinh vào có màn trình bày tuyệt vời thì lúc này đây cả giám khảo và khán giả, họ sẳn sàng đứng lên và vỗ tay tán thưởng cho họ. Họ đã nhận được điều gì đó, họ phải có bổn phận đáp trả. Đó là một hành động nhỏ nhưng có tính khích lệ cực cao, tạo động lực cho người thí sinh, buộc họ phải cố gắng nhiều hơn nữa để họ có thể xứng đáng với tình cảm mọi người đã dành cho họ.

Nhưng ở xứ sở của ta thì sao? Mọi người có vẻ rất ngại ngùng để cho đi khi mình đã nhận rất nhiều. Một vài lần tôi đi tham dự các chương trình thực tế hoặc các buổi diễn thuyết. Các phần trình diễn rất hay, nhưng không ai vỗ tay cả. Đơn giản vì mỗi chúng ta ai cũng “đợi”, đợi xem có ai hành động trước để mình làm theo. Đó là văn hóa Việt.

“Like” không chỉ là đơn giản là “thích” nữa rồi, nó còn là cả nghìn câu chuyện xung quanh đó. Hy vọng tất cả chúng ta là những người dùng thông thái, hãy cư xử thật tinh tế để cho nút bấm cảm xúc này trở nên ý nghĩa hơn, hãy hành động để cho nút like không đơn giản chỉ là thích nhé các bạn…

 

Mr Lias

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

6 BÌNH LUẬN

  1. Sự khích lệ đúng mực và đúng lúc sẽ giúp người nhận ý thức được giá trị thực sự của bản thân, tăng thêm sự tự tin và phát huy được khả năng của mình. Hy vọng những lượt “like” sẽ là nguồn động viên và động lực cho bạn đem đến nhiều bài viết có chất lượng. 🙂

  2. Đơn giản vì mỗi chúng ta ai cũng “đợi”, đợi xem có ai hành động trước để mình làm theo. Đó là văn hóa Việt.

    Vâng. Đúng là văn hóa người Việt. Bởi “thiếu tự tin” chính là 4 cái thiếu của đất nước Việt nam.:)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI