Photo: Allegra Villella
Không một nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới không nói yêu hoà bình, vậy mà chiến tranh vẫn hàng ngày đang diễn ra. Bởi vì các vị không coi trọng bộ môn triết học. Học chỉ để cho các vị leo cao trên con đương danh vọng. Cho nên các vị không vận dụng được những kiến thức lý luận triết học để phát triển xã hội. Bây giờ các vị hãy xem chuyên đề luận án của một tiến sĩ triết học.
Xin trích dẫn:
Nội dung của quy luật chất và lượng:
“Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời, tác động quay trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.”
Tác giả đã thuộc lòng nội dung của quy luật. Nhưng như thế không có nghĩa tác giả đã hiểu được quy luật.
Các vị hãy xem tác giả đã vận dụng quy luật ấy để xem xét các sự vật trong tự nhiên như thế nào:
Quy luật chất và lượng trong tự nhiên.
Như chúng ta đã biết, quy luật của sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung của nó không chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnh vực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Trước hết, ta hãy xét ví dụ về sự chuyển hoá thành các dạng tồn tại khác nhau của nước. Nước (ở đây chỉ xét nước tinh khiết) xét trên phương diện cấu tạo hoá học là một hợp chất được cấu tạo nên bởi hai nguyên tố là hydro và oxy. Nước có công thức cấu tạo là H2O. Ở điều kiện bình thường nước tồn tại ở dạng lỏng nhưng ở những điều kiện đặc biệt, nước có thể tồn tại ở dạng rắn hoặc khí.
Trong mối quan hệ giữa các trạng thái tồn tại của nước ta có thể thấy rằng chất của nước chính là trạng thái tồn tại ( rắn, lỏng, khí) còn lượng chính là nhiệt độ nước, vận tốc của các phân tử nước. Ta có thể nhận thấy rõ rằng, trạng thái của nước luôn tương ứng với nhiệt độ của nó. Khi nhiệt độ của nước ở -270oC thì nước ở thể rắn, nhiệt độ tăng lên 270oC, 250oC hay thậm chí lên tới -10oc thì nước vẫn ở thể rắn mà thôi.
Cũng trong khoảng nhiệt độ này, vận tốc của các phân tử nước cũng tăng dần theo nhiệt độ của nước, tức là mặc dù lượng của nước đã thay đổi nhưng về cơ bản chất thì nó vẫn được giữ ổn định. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của nước lên đến 0oc và cao hơn nữa thì trạng thái của nước bắt đầu có sự thay đổi, chuyển biến từ thể rắn sang thể lỏng, tức là về cơ bản, chất của nước đã thay đổi.
Thưa các vị! Ta thấy tác giả của chuyên đề luận án tiến sĩ đã xác định chất của nước là trạng thái tồn tại của nước (rắn, lỏng, khí). Từ nhận định ấy dẫn đến kết luận rằng để thay đổi chất của nước chỉ cần thay đổi nhiệt độ của nước. Nước dù ở trạng thái rắn hay lỏng hay khí thì vẫn là nước. Chất của nước phải là cấu tạo hóa học của hai nguyên tố hidro và oxi. Nước ở trạng thái rắn hay khí chỉ là hình thức tồn tại. Để biến đổi chất của nước thì phải tác động bằng phản ứng hoá học chứ không phải là thay đổi nhiệt độ.
Trên đây chỉ là quan điểm sai lầm nhận thức trong một chuyên đề luận án tiến sĩ triết học các vị không thấy hậu quả nghiêm trọng của quan điểm nhận thức sai lầm ấy.
Thưa các vị! Sự sai lầm trong nhận thức về bản chất của các sự vật sẽ dẫn đến những sai lầm trong hành động nhằm để biến đổi sự vật ấy. Quan điểm nhận thức sai lầm ấy nếu được vận dụng để thay đổi bản chất xã hội thì sẽ phải đánh đổi bằng xương máu của quần chúng nhân dân.
Thưa các vị. Bài trước tôi có hỏi các vị: Nguyên nhân của chiến tranh là gì? Các vị đã đưa ra một loạt các lý do khác nhau:
– Nước Mỹ nói: Vì các nước ương bướng và độc tài, vì dân chủ và tự do
– Nước Anh nói: Vì các nước không mở cửa thị trường
– Nước Nga nói: Vì lý tưởng cộng sản
– Nước Việt nói: Vì độc lập dân tộc, vì áp bức bóc lột.
– Nước Nhật nói: Vì Trung Quốc bành trướng đất đai.
– Nước Trung nói: Vì Mỹ muốn lãnh đạo thế giới.
Từ sai lầm trong việc xác định nguyên nhân tạo ra chiến tranh dẫn đến những hành động để triệt tiêu chiến tranh cũng sai lầm. Cho nên thay vì triệt tiêu chiến tranh các vị càng làm cho chiến tranh mở rộng và phát triển khốc liệt hơn.
Vậy con đường đi đến hoà bình thế giới là gì?
Quy luật chất và lượng đã nói: Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến những thay đổi về chất. Muốn triệt tiêu hiện tượng chiến tranh ta phải xác định chính xác “chất” và “lượng” của chiến tranh. “Chất” của chiến tranh là sự xung đột của hai lực lượng vật chất. “Lượng” của chiến tranh lực lượng vật chất đối lập nhau.
Vậy ta có con đường để thay đổi “lượng” của chiến tranh:
– Triệt tiêu hai lực lượng vật chất đối lập.
– Hợp nhất hai lực lượng vật chất đối lập.
Thưa toàn thể anh chị em lao động trên thế giới cộng đồng triết học việt nam chúng tôi đã tập hợp toàn bộ nguyên thủ các quốc gia để phân tích và chỉ rõ cho họ thấy con đường dẫn đến hoà bình thế gới. Cộng đồng triết học việt nam mong muốn có được sự hợp tác của họ để triệt tiêu hiện tượng chiến tranh.
Nhưng chúng tôi đã lầm. Mồm họ nói họ yêu hoà bình nhưng vì những lợi ích cá nhân, vì tham vọng quyền lực, họ không muốn có hoà bình..
Để biện hộ cho những hành vi của họ, Các vị nguyên thủ quốc gia phải đưa ra những lời lẽ mị dân: Kích động tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc để phát động chiến tranh.
Thế giới có được hoà bình hay không phụ thuộc vào nhận thức của mỗi chúng ta về hiện tượng chiến tranh. Nếu các bạn thực sự yêu hoà bình hãy chung tay truyền bá để mọi người nhận thức được thế nào là chiến tranh. Mỗi chúng ta hãy nói: Tôi không làm người lính để thế giới hoà bình.
Thế giới chỉ có được hoà bình khi tất cả chúng ta đều được sống chung dưới một mái nhà.
KMAC
À, ra là ý tác là như này “Mỗi chúng ta hãy nói: Tôi không làm người lính để thế giới hoà bình”.
ý bạn là giải tán quân đội của tất cả các quốc gia trên thế giới? cho dù có giải tán thì cũng ko có hòa bình đâu bạn.
Bạn cho biết lý do tại sao giải tán quân đội của tất cả các quốc gia thế giới lại không được hòa bình?
Nếu giải tán quân đội các quốc gia tôi nghĩ Trung Quốc không thể xâm lược việt nam .