Photo: paraflyer
Bạn có biết lý do chính dẫn tới việc nước Việt ngày càng sa sút? Câu trả lời là: LƯỜI!
Người ta cứ đang kéo cố gắng đất nước này đi lên. Hàng loạt bài báo được viết nên. Trong đó chỉ ra rằng đất nước này đang bị ô nhiễm hóa, đang bị bóc lột hóa, đang bị bất công hóa, và đang bị căng thẳng hóa… Nhưng rồi các bạn biết được điều gì là quan trọng? Ừ, CHẲNG AI THÈM ĐỌC NHỮNG BÀI BÁO ĐÓ. Nghĩa là người ta không biết chuyện gì đang xảy ra chung quanh họ, không biết được mức độ căng thẳng leo thang của thế giới xung quanh. Tóm lại là, người viết thì cứ viết, người chơi thì cứ chơi, không ai thèm đọc. Dĩ nhiên là ta đang nói đến số đông thôi.
Vậy ra, người ta đang cố gắng thay đổi mọi thứ ở phần ngọn. Nghĩa là kêu gọi những con người đã góp sức gây nên hiện trạng này, hãy thôi đừng phá hủy đất nước nữa, hãy thôi xả rác, hãy thôi chém giết. Đó là một ý tưởng điên rồ. Kêu gọi người từng sát hại đất nước này hãy suy nghĩ lại, rũ chút lòng thương, đừng phá hoại nữa.
Bạn biết vì sao mà đất nước này cứ thụt lùi, thậm chí bây giờ thua cả Lào và Campuchia không? Nếu bạn định trả lời là chính phủ thì hãy tạm gác lại cái ý nghĩ đó. Bởi vì vấn đề là dân chúng ở đây mang một căn bệnh nan y không thể chữa nỗi: LƯỜI!
Lười vận động, tập thể dục
So với số người tập thể dục, thì số người không tập chiếm gấp nhiều lần, nếu không muốn nói là áp đảo hoàn toàn. Bạn không tin? Sáng thức dậy 4 giờ sáng chạy bộ. Rất nhiều ông cụ, bà già sẽ chạy cùng bạn. Số trung niên cũng rất nhiều. Còn số thanh niên thì chiếm trên đầu ngón tay thôi nhé.
Mà không tập thể dục thì chẳng đào đâu ra sức khỏe, không có sức khỏe thì làm cái gì cũng mau mệt, mau mệt thì sẽ nhanh chán, mà nhanh chán thì sẽ sớm bỏ cuộc. Những người có sức khỏe yếu thường làm mọi việc qua loa. Tin tôi đi. Họ không chịu đựng nỗi bất cứ chuyện gì hết. Đó là khi chúng ta nên nói tiếp các kiểu lười khác là hệ lụy của lười vận động.
Lười học
Cái này thì khỏi nói rồi. Trừ các học sinh trường chuyên và công lập, đa số những trường khác, học sinh rất chi là lười. Khoan hãy nói đến việc kiến thức có hàn lâm hay không, có khó nuốt hay không, có kém thực tiễn hay không. Mà hãy tự hỏi, tại sao lại như vậy? Không ai chịu đựng nỗi 2 3 tiếng học bài ở nhà. Nói trắng ra là họ quá lười chịu đựng. Alan Phan đã từng nói rằng ông không hiểu tại sao một đất nước dân số vàng như Việt Nam lại có vẻ lù khù như các cụ già đến vậy.
Bạn hỏi tại sao? Hãy tạm trách Internet, Smartphone, Karaoke, Nhậu nhẹt, Lotte, Starbuck và các loại ăn chơi thời hiện đại nhé. Bạn lại hỏi tại sao nữa à? Bởi vì đó là thách thức của thời đại này. Thú vui hưởng thụ bao vây xung quanh, nhan nhãn đông tây nam bắc hướng nào cũng có. Tại sao phải chịu đựng học bài khi tụi bạn đi nhậu, đi hẹn hò, đi Lotte? À, quên nữa, đừng ai nói với tôi một câu mà đứa trẻ trâu nào cũng biết: Cái nào cũng có mặt lợi, quan trọng là đừng dùng quá liều lượng. Bởi vì, không có mấy ai biết kiểm soát chính họ ở cái vùng đất này đâu.
Lười làm
Tất cả những người chủ ở Việt Nam đều khó tính, họ thường đốc thúc công nhân của mình. Bởi vì họ biết, không đốc thúc, bọn công nhân chỉ ngồi chơi, và làm kiểu đối phó, chủ tới thì luôn tay luôn chân, chủ đi thì phì phèo điếu thuốc, thậm chí là lướt facebook chat chit nữa là đằng khác. Nếu cha mẹ bạn là người trả tiền cho công nhân, chắc bạn sẽ rõ điều đó hơn cả.
Bạn hỏi vì sao họ lười làm, họ bắt đầu lười từ khi nào? Vì sao? Vì họ chẳng có thích thú gì với công việc. Bởi vì họ từ cái giây phút họ lười học, họ chẳng có kiến thức gì để giải quyết vấn đề nên họ chẳng muốn xảy ra thêm vấn đề gì nữa. Mà đấy, cách hay nhất để không có vấn đề gì để giải quyết là ngồi chơi. Làm việc thì tạo nên vấn đề, giải quyết vấn đề chính là một bước thăng tiến. Nhưng họ lại sợ gặp vấn đề biết bao. Không giải quyết được lại bị chửi, lại bị sỉ nhục, lại quê với người khác. Nên họ thà làm người nhàn rỗi tay chân, áo sạch đồ đẹp, không một vết bẩn còn hơn lấm lem mồ hôi, nhếch nhác không ai thèm dòm.
Lười suy nghĩ
Lướt dạo hết vòng facebook là điều bạn có thể làm ngay. Nếu facebook bạn không có gì đáng để xem, không có gì để làm bạn cảm động, làm bạn thấy phải nhìn lại bản thân mình thì bạn chính là một ví dụ. Còn nếu có thông tin gì đó hay, viết về thực trạng của đất nước, về ô nhiễm môi trường, về động vật tuyệt chủng, hay các bài viết học thuật, hãy xem nó được bao nhiêu người like? À, thường thì không có bao nhiêu người like đâu. Không tin lướt ngay facebook là biết.
Chúng ta không có gì để học sao? Hay chúng ta chỉ quan tâm về tự sướng, em nào đẹp, em nào xài camera 360, anh nào GAY, chỗ nào chơi tốt, khu nào ăn ngon, quần áo chỗ nào bán đẹp? Nếu facebook của bạn không có bất cứ cái gì liên quan tới học thuật, kiến thức, thay vào đó là 90% ảnh girl xinh, trai đẹp, hãy yên tâm một cách chắc nịch rằng bạn là một trong những đứa lười suy nghĩ bậc nhất thế giới.
Lười tranh đấu
Cái này thì khỏi phải nói luôn rồi. Cha chung chả ai khóc mà. Đất nước ngày càng đi xuống thì cũng mặc. Nói thật, chả ai quan tâm cả. Những người có tâm, những người làm báo cứ như những kẻ thui thủi một mình tự kỷ vậy. Bài nào họ viết ra, họ tự đọc, chả mấy ai đọc nói chi đến like và comment. Đi chơi noel xong rác thải đầy đường để phải viết lên báo, cũng chả cần thấy nhục mặt cho bản thân hay cho đất nước này, cứ thế năm nào cũng vậy, cũng lên báo, rồi cũng thôi, vì chẳng ai còn hơi sức để nói nữa.
Thờ ơ là căn bệnh của người Việt. Nếu không tin, search bài báo: “Người Việt vô cảm thứ 13 thế giới” là biết. Họ chẳng muốn tranh đấu. Họ chẳng muốn gì cả ngoài việc hưởng thụ những gì đang có. Tài nguyên chúng ta bán, cây rừng chúng ta cưa, voi rừng chúng ta giết, thú rừng chúng ta ăn, chả còn gì mà chúng ta “tha” cả. Khai thác triệt để cho thế hệ này tận hưởng, có thể đoán là trong vòng 10 năm tới sẽ cạn sạch. Nhưng mọi người thì cứ thờ ơ để mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Miễn là họ không ở những vùng hiểm trở, thiên tai; miễn là họ không bị gì hết. Càng ngày, người ta càng rút về thành thị, co cụm, bạn thấy không? Cả đám ăn chơi phè phỡn với nhau, rồi chuốc độc nhau trong từng thớ thịt, dĩa cơm… Nhưng không ai muốn tranh đấu! Chẳng ai muốn cả, vì họ bận phải hưởng thụ sự hiện đại này.
Đấy là những thế hệ đã được đào tạo. Việt Nam thuộc loại khủng của thế giới trong việc chi ngân sách cho giáo dục. Họ đã làm gì, và chúng ta đã tôi luyện bản thân như thế nào? Có khi nào chúng ta thấy nhục nhã, chẳng cần gì cao siêu, mà chỉ bởi vì chúng ta vừa quăng một cục rác xuống đường. Ai đó nhắc nhở, và chúng ta phản bác: TRƯỚC SAU CŨNG CÓ NGƯỜI QUÉT THÔI. Liệu có bao giờ chúng ta thấy nhục mặt vì cái độ lười nó ghê tởm đến nỗi những con chó thông minh, biết đi ị đúng chỗ cũng phải khinh thường?
Những thế hệ đi qua, và những bài học của các bậc mẹ cha ngày càng thực dụng. Bạn không thấy xã hội này quá co cụm từ khi bạn chuẩn bị cắp đồ lên thành phố học? 99,9% tôi đảm bảo sẽ được nhắc: Giữ tiền cẩn thận nha con, trộm cắp dữ lắm; Ở ký túc xá coi chừng nhà con, trộm cắp phức tạp lắm; ở Sài Gòn cẩn thận nha con, dân tứ xứ chẳng biết ai là ai đâu…
Bạn đã từng nghe, chắc chắn như vậy, và hãy thừa nhận là lũ người xung quanh bạn thật gớm ghiếc. Và bạn, tôi chỉ đích danh bạn đó, cũng chưa chắc là một trường hợp đặc biệt gì ngoài lũ gớm ghiếc đó đâu. Một lũ tệ hại, cười với nhau những nụ cười giả tạo, đôi tay vịn chắc túi tiền và trôi vào dòng cuộc sống. Chúng ta chắp vá đất nước này, rách chỗ nào vá chỗ đó, nhưng đúng như Lưu Quang Vũ nói:
“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá, gượng ép chỉ càng sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc làm đúng khác.”
Nhưng chúng ta chẳng quan tâm lời dạy này. Chúng ta chắp vá nhiều hơn là đằng khác. Ai đó đút lót, chúng ta đút lót nhiều hơn. Ai đó đối phó để được điểm cao, chúng ta quyết tâm biết được đề thầy sắp ra giờ kiểm tra. Ai đó quăng rác bừa bãi, chúng ta quăng rác một cách tinh vi. Ai đó lừa đảo ta, ta học cách đó để lừa đảo lại người khác. Và chúng ta có một xã hội như ngày hôm nay. Chẳng ra một cái gì cả.
Một dân tộc ghê tởm nhau, đề phòng nhau đến những chuyện nhỏ nhặt đến như vậy thì làm sao còn đầu óc để đầu tư vào những thứ tiến bộ khác hơn? Một xã hội co cụm, những ánh mắt đầy hoài nghi, ghê tởm thay cho chúng ta!
Chúng ta lười mọi thứ. Chúng ta lười vận động, rồi thì sức khỏe chúng ta kém, sức chịu đựng không có nên chúng ta nhác học, lười làm, buồn ngủ khi phải nghĩ và chán ngán khi phải chịu đựng. Tất cả những gì chúng ta có là đối phó, từ trong ra ngoài. Không đối phó bằng cách hối lộ tiền, thì đối phó bằng cách mua bằng cấp giả, nếu không được thì học đại cho xong, và trong lúc học cũng đối phó với thầy cô. Vâng, chúng ta đối phó n+1 các loại. Nhưng điều làm tôi ghê tởm hơn cả tật đối phó, chính là không thèm đối phó nữa mà sẵn sàng thải rác ra đường như không giữa ban ngày ban mặt, buông lời tục tĩu, dâm dục giữa thiên hạ. Số đó không hề ít, xin chớ coi thường.
Chịu đựng! Những người đi ra từ chiến tranh với sức chịu đựng ghê gớm lại nuôi dạy con họ một cách đầy nuông chiều. Quá nhiều người đi ra từ chiến tranh, quá nghèo khổ để nói đến đức hạnh, tất cả những gì họ lo lắng là tiền, là mưu sinh. Đó là lý do chúng ta ở đây. Cả một lũ không được giáo dục tốt. Cả một lũ đang làm đất nước này đi xuống. Đó không phải là lỗi của họ, hãy thông cảm vì điều đó. Họ đã cố phải xây dựng lại mọi thứ từ đống tro tàn. Nhưng còn chúng ta thì sao? Được nuông chiều từ nhỏ tới lớn, chẳng phải chịu đựng bất cứ cái gì, và giờ thì sẵn sàng ngồi quán cafe chém gió suốt ngày.
Bạn biết bọn nhậu nhẹt và ngồi quán cafe chém gió thường nói gì khi gặp nhau? Tao mới xin làm chỗ kia, lương 4 triệu mà toàn ngồi chơi. Liền lập tức, thằng đối diện sẽ bảo: NGON VẬY!
Cái tư duy ở xứ này là: Ngồi chơi và “khỏe”! Nhưng yên tâm đi, vũ trụ rất công bằng. Cái chỏm nhỏ ở chỗ này trước sau gì cũng bị trừng phạt nếu tiếp tục tồn tại theo kiểu đó.
Nếu bạn muốn thay đổi đất nước, nếu bạn đã 18 hay 20 tuổi hoặc hơn, hẳn là bạn cũng sẽ sớm trở thành những ông bố, bà mẹ. Thế nên, hãy chuẩn bị cho thay đổi, không cần biết trước đây bạn được giáo dục như thế nào, hãy chắc rằng, bạn sẽ trở thành hình mẫu mà bạn muốn con cái mình trở thành trong tương lai.
Đừng uống cạn tài nguyên này, đừng ăn mặn để con cháu khát nước. Đừng để thế hệ nối tiếp thế hệ sống cuộc sống như thế này. Và xin cũng đừng, đừng xấu xa cho đã để rồi sau này bắt con mình trở thành một người tốt. Con nít học qua hình ảnh, nó bắt chước tất cả những gì nó thấy. Đừng bao giờ cho phép bản thân tệ hại, và dạy con bằng cái lối nói rằng bạn dù có xấu xa thế nào cũng là hy sinh cho tương lai của nó. Bởi vì, cách đó nhàm quá rồi, một lời biện hộ không có nghĩa gì hết.
Tôi biết là Việt Nam vẫn chưa đến lúc có một cuộc cách mạng cải tổ lại tư duy người Việt. Nhưng từ giờ cho tới lúc đó, hy vọng tôi có thể giúp ai đó hiểu rằng, hãy luyện tập, hãy chịu đựng để bước đi những ngày tháng trưởng thành. Bạn không thể lớn thêm nếu không chịu đựng. Nếu bạn muốn đi lên, bạn phải chịu đựng, dù xung quanh không có ai hỗ trợ bạn, dù xung quanh mọi người đang say ngủ…
NẾU BẠN MUỐN TRƯỞNG THÀNH, HÃY CHỊU ĐỰNG
Trong nghĩa của từ chịu đựng, không có lười biếng. Trong nghĩa của từ chịu đựng là sức mạnh. Mỗi một cá nhân có sức mạnh, khỏi cần phải bàn tới chuyện đất nước có đi lên hay không, vì đôi tay của họ thậm chí có thể nhấc bổng cả bầu trời…
(Nếu bạn nào đặt một dấu chấm hỏi vì sao bài trước tôi viết là chẳng có ai lười thì bài này tôi lại đỗ lỗi cho việc người ta lười, thì xin hãy hiểu rõ là trong 2 bài tôi đang đề cập đến 2 chuyện khác nhau. Bài trước là cảm thông với những người chưa tìm ra họ là ai trong cuộc đời. Bài này nói về những con người xung quanh tôi mà đầu óc bị mụ mẫm hóa hết rồi, không còn biết gì ngoài những lạc thú tầm thường nữa.)
Lục Phong
Đất nước thì to lớn quá ko đổi được, mỗi người đọc đc bài này mà thay đổi thì tốt rồi 🙂
Thanks ad! Một bài viết rất tâm huyết!
Có nên giết con vật không ?
Khi còn là một đứa trẻ,tôi đã không có ý muốn đưa tay sát hại một con gì.Dù cho đó là một con lăng quăng,hay 1 con muỗi
Cho đến 1 ngày tôi bị kiến cắn,từ đó tôi bắt đầu có ý định giết kiến.Tôi coi việc giết kiến như một thú vui tiêu khiển của tôi.Cả kiến đen tôi cũng không tha,tôi giết hết với lý do chúng làm tôi nhột.
Cho đến khi chính mắt tôi thấy 1 con kiến đen bị thương,lết đi khập khiễng trông rất đau đớn và tội nghiệp,từ đó tôi không còn giết kiến đen,nhưng vẫn giết kiến lửa.
Cho đến 1 ngày tôi thấy đàn kiến lửa giúp nhau tha mẩu bánh về tổ,không hiểu sao tôi đã rơi nước mắt.Suy nghĩ của tôi lúc ấy là : Loài kiến biết giúp đỡ nhau như vậy,chúng không hề đánh nhau và mỗi khi tìm được thức ăn thì chúng nhường nhau và chỉ đường cho nhau đến ăn.Từ đó,tôi đã không còn muốn giết bất kì một con kiến nào.
Trái lại,mỗi khi trời đổ mưa to,tôi lấy những chiếc que vớt những chú kiến bị nước cuốn ở gần nhà tôi và đưa chúng đến nơi an toàn.Từ ngày đó trở đi,tôi coi việc cho kiến ăn và cứu sống chúng là niềm vui của tôi,không như trước đây tôi đã tìm kiếm niềm vui bằng cách làm hại chúng.
Tôi chưa có khái niệm câu cá từ hồi bé.Lúc ấy,tôi chỉ nghĩ rằng việc câu cá là một thú vui lành mạnh,thì giờ đây tôi mới biết đó là tội ác.Tôi hiểu lắm kẻ sẽ chửi tôi điên khùng khi tôi nói đúng sự thật,vì sự thật không được thế gian này ưa chuộng.Nhưng,bản thân tôi đã không bao giờ câu cá và không ủng hộ bất kì ai trong việc câu cá.Việc móc cần câu làm rách miệng những con cá hiền lành vô tội là điều lương tâm tôi ghê tởm ! Những kẻ mê câu cá cho tôi là đứa điên khùng,nhưng tôi không tuyệt vọng vì những kẻ thiếu tình thương.Ít nhất,tôi vui vì tôi không có dòng máu giết hại muôn loài như vô số người quanh tôi.
Và tôi đã từng thấy nhiều đứa bé ngày ấy bẻ chân cào cào,đạp chết ốc sên cũng như giết chuột và gián,chúng thậm chí có thể vặt lông cắt cổ một con gà còn sống theo lời cha mẹ chúng.Tôi kinh tởm khi nhìn thấy điều đó ! Và càng lớn lên,tôi càng sốc vì xã hội này đi đâu cũng thấy những cảnh như vậy.Chỗ tôi làm việc,người ta vặt đầu dế cho chim ăn.Ở những nơi nuôi cá,thay vì cho nó ăn cám,người ta mua cá con cho nó ăn.Những người nuôi mèo thì bẫy chuột cho nó ăn,thậm chí họ có thể vớt những con cá họ nuôi lên bờ và nướng thịt chúng.Thời này,mọi “người” nuôi heo đều để giết,không ai yêu thương chúng cả trong khi những con heo yêu thương “người” nuôi chúng thì không hiếm ! Tôi đã khóc rất nhiều lần khi đi đám cưới và thấy người ta luộc mấy chục con tôm còn đang sống ngay trước mắt tôi.Để rồi,thế gian này chửi tôi là điên khùng,nhiều kẻ còn muốn loại trừ tôi ra khỏi thế giới,chỉ vì tôi đã không muốn loài vật chịu đau đớn,chỉ vậy thôi…
Tôi dành trọn cả cuộc đời tôi để cứu loài vật.Không vì một điều gì cả,chỉ là bản chất của tôi không thể làm gì khác : Tất cả mọi người tôi giúp đỡ đã phản bội lại tôi,tôi đã bị lừa dối rất nhiều trong cuộc sống.Và giờ đây,tôi mất niềm tin vào mọi người.Nhưng loài vật không bao giờ khiến tôi phải tuyệt vọng.Một chú chó sau nhiều năm xa cách vẫn nhận ra tôi và mừng tôi,đó là khi tôi thoát khỏi tay những kẻ từng bắt cóc tôi và trở về tại một xóm mà luôn ngập tràn những kẻ thù ghét tôi…
Và tôi nhận ra rằng : Sống vì lòng tốt là một thách thức !
Không có lý do gì khiến tôi không vượt qua được tất cả mọi nỗi đau ! Tôi tin vào sự công bằng,dẫu thời gian luôn bắt tôi phải chờ đợi và nhiều lúc tưởng chừng tôi đã không còn một tia hy vọng nào.Nhưng ít nhất vì những con vật không bao giờ phản bội lại tôi,tôi phải sống !
Tôi nghiên cứu khoa học,và tôi biết muỗi và các loại ve chó là những con vật không biết đau đớn,và tôi có thể giết chúng được.Ngoài những con này ra,đời tôi đã không cố tình giết bất kì con gì từ ngày tôi biết,kể cả khi tôi gặp 1 con bò cạp,hay 1 con rết,1 con sâu,tôi cũng chỉ đuổi chúng đi hoặc tránh xa chúng chứ không bao giờ tôi muốn làm đau chúng.Mọi người quanh tôi luôn nhìn tôi bằng ánh mắt khinh bỉ,họ cho rằng chỉ có kẻ điên mới làm như vậy,nhưng tôi bất chấp miệng lưỡi độc địa của những kẻ đã chưa từng nhìn thấy tình thương,hoặc đã thấy nhưng vì bị xã hội này che mắt nên không thể tìm ra lối đi riêng cho mình được.Đời tôi khác họ : Xã hội thù ghét tôi,không ai cám dỗ tôi mà tất cả đều xua đuổi tôi,nên tôi không sợ bị cám dỗ.Những đứa bạn xấu đã phản bội lại tôi hết và tôi đã không còn 1 người bạn tốt nào trong cuộc sống,tôi cô đơn mãi mãi như số phận ép tôi phải vậy,nhưng cũng nhờ vậy mà tôi đã không bị bạn xấu rủ rê vào những ham muốn tội lỗi của giới trẻ ngày nay và làm hoen ố nhân cách của chính mình.Vì bị nhiều người ghét mà tôi đã nhìn ra được con đường mình cần đi.Tôi không cần chứng tỏ cho những kẻ ghét tôi biết là tôi làm được những gì hơn chúng,mà tôi chỉ cần sống đúng với con đường tốt tôi đã chọn,dẫu cả thế giới này sẽ thù ghét tôi !
Đó là con đường dành tình thương cho loài vật,dù cả thế gian này không ngừng làm hại chúng ! TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ NHƯ HỌ !
Tôi đã từng nghĩ : Nếu kẻ gian ác yêu thương tôi,thì chắc có lẽ tôi đã không làm được điều gì.Vì cả đời,sống trong tình thương của cộng đồng ( xấu nhiều tốt ít như trong xã hội hiện nay ) thì chắc có lẽ tôi đã không còn là chính tôi.Hoặc ít nhiều,khi bị ảnh hưởng bởi số đông,tôi sẽ phát sinh tâm lý độc ác như là cờ bạc,rượu chè,gái gú,nhậu nhẹt,ăn chơi,đua đòi,ích kỷ,gian trá,ưa hình thức,ưa giết người bằng ánh mắt,bằng miệng lưỡi độc địa của thế gian…Nhưng may sao,tôi đã tránh được.Tôi không giỏi giang gì,nhưng số phận tôi quá khắc nghiệt đến nỗi khi mọi kẻ ác đều ghét tôi hết thì làm sao tôi có thể thành kẻ ác được ? Quá khó cho điều đó !
Nhìn vào một xã hội mà phần lớn cha mẹ dạy cho con cái coi đồng tiền trên tình cảm,coi gia đình mình là nhất mà khinh rẻ người ngoài,thậm chí chà đạp lên những người đã giúp đỡ mình,tôi thấy nhói lòng.Đời tôi đã gặp quá nhiều kẻ vô ơn,quá nhiều kẻ trộm,quá nhiều côn đồ,và không thiếu gì những kẻ muốn bắt tôi vô tù và muốn giết tôi bằng mọi cách…Nhưng,tôi đã có quan niệm rằng : Khi bạn còn giúp đỡ được một ai ( dù cho đó là một con vật nhỏ bé như kiến ) thì khi đó bạn phải sống ! Dù cuộc đời có đối xử khốn nạn và bất công với bạn đến đâu chăng nữa !
Nhưng,sống tốt để được gì ?
Nhiều đứa trẻ đã nói với tôi : Tại sao chúng ta nên yêu thương loài vật khi mình giết chúng chẳng phải sẽ đã tay hơn sao ?
Tôi luôn trả lời : Hạnh phúc đến từ tội ác thì vô kể,nhưng đó không phải thứ hạnh phúc mà tôi cần.Tôi sẽ phải trả nợ tất cả những gì tôi đã gây ra.Đó là vì những đứa trẻ chưa từng trải nghiệm như tôi,nên chúng không thể hiểu được vì sao có người không muốn giết 1 con kiến.Đối với chúng,những người đó là ngu xuẩn và điên khùng.Nhưng tôi mà tìm được những người như vậy thì có lẽ họ có thể trở thành những người bạn tốt nhất trong cuộc đời tôi ! ( trong mắt những kẻ mù quáng,ai khác chúng thì đều là điên khùng )
Lòng tốt yêu cầu sự đánh đổi,nhiều khi cái giá phải trả còn đớn đau hơn gấp ngàn lần cái chết,nhưng tôi chấp nhận tất cả chỉ để vững bước trên con đường tiến đến sự công bằng mà tôi đã nhận ra !
Cả thế giới hãy chửi tôi là điên khùng đi ! Tất cả những ai sống khác số đông đều bị ghét,dù họ không làm gì sai ! Nếu những con vật vô tội còn bị giết hại từng ngày,xá gì đến những con người luôn bị đồng loại của mình loại trừ vì không mang dã tâm giống họ…
Tư liệu tham khảo :
http://www.mediafire.com/download/ktqkl0pja9cgvv7/An_chay_co_tot_khong.zip
Bài viết rất tốt .
Nếu giải thích rõ ” thế nào là chịu đựng” rồi mới đưa ra ý kiến là chịu đựng gồm những gì và không gồm những gì thì bài viết sẽ tốt hơn.
Nhận xét rất đúng =))
GIẢI THÍCH VÌ SAO “ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG KẺ LƯỜI BIẾNG”
1) VÌ SAO ? VÀ 2) LÀM SAO KHẮC PHỤC ?
Ngắn gọn thì 10 Nguyên nhân là
1) Do cơ chế dinh dưỡng
2) Do hiểu biết và ý chí
3) Do cách quan niệm, môi trường văn hóa, giáo dưỡng
4) Do chất lượng cách giáo dục.
5) Do khí hậu tác động
6) Do khả năng tự nhận thức
7) Do cuộc sống gia đình có phần ảnh hưởng
8) Do cơ chế xh, lịch sử
9) Do vĩ mô
10) Do gien !!
Cám ơn bạn nhiều vì bài viết nhưng mình không hiểu ý bạn nói ở cuối bài lắm. Chịu đựng là chịu đựng cái gì ?, còn lúc ở đầu bài bạn làm mình nhớ tới câu “Người Việt mình dễ bị truyền thông dắt mũi”,mình nghĩ cũng có một phần là do có lượng lớn bài báo viết sai hay bóp méo sự thật làm người ta mất dần niềm tin đó chứ?
lười gần như 1 hệ tư tưởng của thế hệ trẻ bây giờ và khổ nỗi trong tập thể lười mà bn chăm, nhẹ nhàng là đá đểu, bĩu môi nặng thì ngáng đường cô lập vì bn có cái tư tưởng ko nên có :v 1 việc rất cá nhân như việc mình muốn học tiếng anh cải thiện trình độ cho bơt lạc hậu nói ra thì bị dập luôn : “học làm gi chả được gì tiền để mà làm cái khác, thôi nói cái khác đi toàn hội dốt tiếng anh cứ làm anh em mất hưng ” không động viên và dập luôn từ 1 ng bn khá thân cũng chả biết tại sao giờ người trẻ thậm chí học đại học thạc sỹ mà tư duy ngắn ít có tinh thần phấn đấu lúc nào cũng chạy vào chox nào ngon ngon rồi giờ biên chế nhà nước eo hẹp ko xin được cứ nằm dài chờ việc chán chê mà chua ai gọi nhưng ngoài làm hành chính à ơi nhà nước thì làm đk gì ? ngoại ngữ ko làm kinh doanh ko ??? lười và khó chịu khi người khác chăm thật sự buồn cho đất nước có quá nhiều người trẻ mà phần lớn thất nghiệp :v
Bài viết rất hay. Mình muốn trưởng thành thì phải kiên trì, chịu đựng
Em chuẩn bị bước sang tuổi 18 và cuối cùng em cũng đã gặp 1 người có cùng suy nghĩ với em.
Nhưng qua những lời viết của tiền bối, em cũng chợt nhận ra, ồ, thì ra mình cũng nghĩ thế này, nhưng mình cũng chẳng khác gì những kẻ kia, nghĩ thì nghĩ vậy, mà vẫn đầy lúc để bản thân trở thành 1 kẻ tầm thường, hòa vào với dòng nước đục ngầu nơi cửa cống này.
Bệnh lười nó đã là quá kinh niên và nó giết người ta chết còn đáng sợ hơn ebola, cúm H7N9,…
Em sẵn sàng chia sẻ về chính bản thân em, lớp 9, em khẳng định em xuất sắc, em không tự cao nhưng thực sự em rất thông minh và giỏi. Ngày nào em cũng thức tới gần 1h sáng để làm bài, để nghiên cứu này nọ, em không có suy nghĩ “để sau cũng được”. Nhưng từ khi lên lớp 10, là vào trường điểm thành phố, là sống quá nửa ngày ở giữa trung tâm thành phố. Cả ngày chỉ có đến lớp điểm danh, đi chơi và đá đểu thầy cô. 2 năm đầu cấp 3, em đội sổ trường. Nhưng em vẫn nghĩ, mình thông minh mà, chẳng qua lười thôi. Ừ, lười, cái lười đục khoét cả một bộ não. Đến lúc, tự nhiên sững người, môn văn mình thích, chẳng biết cái mù gì ngoài mấy câu trên mạng và chửi tục. Toán à, đến tính mấy phương trình lượng giác đơn giản còn chết sặc. Tiếng anh à, từ lớp trưởng lớp chuyên anh cấp 2, trở thành 1 câu tiếng anh bẻ đôi không biết. Em thông minh, nhưng chẳng đủ để làm thiên tài…
Bây giờ thì em đã khá hơn trước, cũng gần như là bỏ được bệnh lười rồi. Thế nhưng, có lẽ để khỏi hẳn thì còn phải phấn đấu rất nhiều.
Cảm ơn tiền bối đã giúp con người bên trong em chiến thắng. Em không phải đang adua, nói thấy hay thì nói rồi đáp đó.
Em nghĩ, em chắc chắn sẽ làm được thôi.
Cảm ơn tiền bối lần nữa, rất nhiều ah.
Hy vọng, hơn 13 ngàn người đã like kia đều có chung suy nghĩ sẽ thay đổi như vậy.
cái lười đầu tiên là lười mơ ước
Bài viết hay, cảm ơn tác giả! Tôi bị thu hút bởi những tư duy tích cực và muốn kb với những người có Tâm đồng thời có Khát khao để học hỏi và chia sẻ
Mình nghĩ bạn cái bạn chỉ ra, “lười”, chỉ là hậu quả thôi, còn cái nguồn của cái “lười” đó là sự vô thức, không định rõ đuợc ý nghĩa của chính bản thân. Khi mình không thích học thì mình lười học, khi phải làm cái gì đó mình không đam mê thì dần sẽ trở nên lười làm. Đó là chuyện bình thường thôi. Vấn đề ở đây mình có khả năng bỏ đi cái công việc nhàm chán đó, đủ can đảm để làm theo đam mê của mình hay không!
Ví dụ như một học sinh rất thích sáng tạo, đồ họa, không đuợc ủng hộ, lại bị ép học toán, thi kinh tế, ra làm văn phòng, thì bảo sao không trở thành lười?
Chịu đựng như bạn viết chỉ là để làm thỏa mãn cộng đồng, cha mẹ thôi. Sống là phải làm thõa mãn bản thân!
Báo chí làm quá tốt đưa bài rất sát rất nhiệt tình phân tích căn kẽ đến độ bậy giờ ai cũng biết là người mình toàn là người xấu người không tốt và người lưởi biếng thế nhưng nếu để ý chúng ta sẽ thấy có một sự khác biệt đó là cái vụ mua điện thoại ở nước ngoài đó báo chí cũng đưa tin nhưng cuối cùng người dân mình ai cũng khen người nước đó văn minh người rồi so sánh đến khi nào với được như người nước họ vậy sự khác biệt ở đây là gì đó chính là giải pháp hành động chúng ta nói xấu về bản thân mình quá nhiều thế như chúng ta không đưa ra một giải pháp để mọi người cùng hành động nhớ lại cái vụ điện thoại kia. khhi vụ việc diễn ra có ngay một hiệp hội đứng ra xin lỗi người bị hại làm cho dân ta hoàn toàn thông cảm với họ và còn khen ngợi họ nữa. xét nghĩ chúng ta có những người giỏi tìm được căn bệnh thì những người đó cũng cần phải đề xuất những giải pháp chữa bệnh chứ đừng phán con người ta bị bệnh lây nhiễm rồi xa lánh người ta.
Lần đầu tiên trong suốt 8 năm biết xài internet, để rồi biết đọc báo mạng, lang thang tản văn, mình hào hứng cmt cho một bài viết như thế này! Người viết thực sự đang”sống”, đang ngẫm và ngộ rất nhiều! Mình muốn khen ngợi một vài câu nào đó, vì thật sự bài viết quá “tròn”, quá “thẳng” nhưng vẫn rất đời và rất sâu. Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy chính mình và những người xung quanh trong bài viết của bạn. Có người đọc xong cũng sẽ chặc lưỡi cho qua, có người sẽ ngộ ra điều gì đó, rồi cố gắng thay đổi. Nhưng vấn đề đôi khi không chỉ đơn giản nằm ở “ngộ”, mà còn lệ thuộc rất nhiều ở “chí”. Đã bao lần chúng ta “ngộ”, để hứa hẹn rồi quyết tâm. Sau đó lại trì hoãn, lai ù lì để rồi lại “lười”. Vì thật sự tìm được một thông điệp sống có khả năng lay chuyển lòng mình giữa một vùng những bài lá cải, bi quan tiêu cực là rất khó. Giữ cho lửa của bài đó cháy mãi trong mình còn khó hơn. Cảm ơn người đốt lửa, và chỉ đường! Dù không còn sớm, nhưng có lẽ vẫn chưa muộn để chúng ta kết thúc những cuộc “trà đá vỉa hè”, “tán dóc, tán phét” rồi ngẫm xem mình nên sống thế nào để không hối hận khi ngoái đầu nhìn lại, để thay đổi được một phần nào đó những gì tiêu cực của xã hội đã khiến ta và dân tộc hoang mang chạy theo những giá trị ảo, rồi tung hô nhau trong những điều thật ấu trĩ, tụt hậu! Một lần nữa cảm ơn người viết vì những nỗ lực, nhiệt huyết và trăn trở trong bạn! Hi vọng tiếp tục được đọc những bài viết giá trị khá nữa!^^
Thực lòng tôi không thể hoàn toàn đồng tình với bài viết này của bạn. Tôi nghĩ lười không phải là mấu chốt của vấn đề. như Bill Gate từng nói: “I choose a lazy person to do a hard job. Because a lazy person will find an easy way to do it.” – “Tôi chọn người lười để làm công việc khó vì người lười sẽ tìm ra cách dễ dàng nhất để làm công việc đó.” Lười bản thân nó chưa hẳn đã xấu. Nếu một người vì lười mà cố gắng tìm ra con đường dễ dàng và nhanh nhất để đến đích thì liệu có đáng chê hơn một người chăm chỉ, đi một con đường dài nhất để đến cũng đích đó không?
Theo tôi thì điểm mấu chốt trong vấn đề chọn đường này không phải là lười hay chăm mà là ai tư duy tốt hơn để chọn phương án hiệu quả nhất. Tôi nghỉ là vấn đề của người Việt Nam ta cũng vậy, họ không biết cách tư duy, không được dạy cách tư duy và không có môi trường kích thích sự tư duy. Vậy cho nên có lười hay không thì họ cũng vẫn cứ ngu ngơ đặt đâu ngồi đó, làm theo những gì người khác nói. Vì không biết và cũng không hiểu lợi ích của việc tư duy nên cũng không cố công để nghĩ xem mình muốn gì, nếu muốn cái đó thì phải làm gì và làm như thế nào. Giả dụ như việc tập thể dục. Đó là một thói quen. Theo một vài nghiên cứu khoa học thì thòi quen cực kỳ khó tạo nên và thay đổi nếu không có một động lực cụ thể và quyết tâm lớn. Nếu là những người bản thân sinh ra đã yêu thể thao hay có vấn đề về sức khỏe mà tìm đến thể thao thì chẳng nói làm gì. Việc các bạn trẻ không chăm tập thể thao cốt lõi là vì họ, dù cho có thể biết đến lợi ích của nó, không xác định được mục tiêu cho bản thân, không suy nghĩ thấu đáo cho lợi ích lâu dài mà chỉ chăm chăm chọn lợi ích trước mắt là được ngủ nướng trong chăn ấm.
Bài viết của bạn đáng đọc và suy nghĩ nghiêm túc.
Minh cung dong y voi ban ve kha nang chiu dung, co gang vuot qua nhung kho khan trong cuoc song, moi lam cho minh truong thanh hon. Moi lan vuot qua nhu vay, minh cam thay nhu minh vua qua 1 ky thi len lop.
Tôi nghĩ bài viết của bạn đúng, nhưng đó chưa phải là nguồn gốc của vấn đề. Đơn giản là bạn hay nhìn Bắc Hàn và Nam Hàn hiện giờ, bạn có thể đổ lỗi Bắc Hàn nghèo hơn Nam Hàn vì dân Bắc Hàn lười biếng hơn dân Nam Hàn? Trước chiến tranh họ cùng là người 1 dân tộc, nên nếu có sự lười biếng đó thì tôi nghĩ cũng là do chế độ chính trị tạo ra chứ không phải thâm căn cố đế trong bản chất của người Bắc Hàn.
Quay lại Việt Nam, tôi nghĩ bạn nêu ra lí do Việt Nam kém phát triển là vì dân Việt Nam lười. Điều đó không sai, nhưng đổ lỗi như vậy chỉ làm cho mỗi người dân Việt thêm phần xấu hổ và thấy mình nhược tiểu trước thế giới, mà không giải quyết được vấn đề gì cả. Bởi vì sao? Ai cũng thấy vấn đề là lười nhác làm đất nước không đi lên được, nhưng cái gì có thể thôi thúc họ thay đổi? Ở giữa 2 con đường, 1 con đường bằng phẳng, được xã hội và pháp luật ngầm chấp thuận (mặc dù trên sách giáo khoa và tuyên truyền theo hướng ngược lại), và 1 con đường chông gai, được sách giáo khoa và các phương tiện tuyên truyền cổ vũ (nhưng thực tế bị xã hội rũ bỏ và pháp luật sẽ không bảo vệ), bạn đừng trách móc người dân Việt vì họ chọn con đường đầu tiên.
Ở đây tôi muốn nói về một bức tranh tổng thể, trong đó mỗi nhân tố đều liên quan đến nhau, và nhân tố này là tiền đề cho nhân tố khác thay đổi. Nhưng nếu không có tiền đề đó, thì đừng mong là sẽ có sự thay đổi. Nó chỉ như là trong các bộ phim tuyên truyền, cả bộ phim 1 người chỉ toàn làm việc ác, đến kết phim thì nghe sự khuyên bảo của ai đó và trở thành người lương thiện, sống và làm điều tốt đến hết đời.
Vấn đề, theo tôi nghĩ, là những điều góp phần tạo nên/ bao che/ nuôi dưỡng cho sự lười nhác…, những điều mà nhiều người dân Việt đều nhận ra và muốn thay đổi để loại bỏ sự lười nhác đó, nhưng họ không thể làm gì được. Tôi vẫn có niềm tin là nếu dân tộc Việt Nam có xuất phát điểm và hoàn cảnh như Nam Hàn thì giờ cũng sẽ không thua kém Nam Hàn là bao nhiêu.
sao cứ tương tự “sự trăn trở của kẻ lười biếng” thế nhỉ?
Đây là bài viết hay, có đề cập tới nhiều thành phần trong xã hội. Nó cũng có ý nghĩ thúc đẩy nhưng mình nghĩ vẫn chưa triệt để nếu chỉ dừng lại ở mức ” Chịu đựng và rèn luyện”. Vì ” Lười biếng” trong một số khía cạnh không phải là nguyên nhân mà là kết quả của một quá trình mà thôi. Tôi rất thích đoạn: ” Tôi biết là Việt Nam vẫn chưa đến lúc có một cuộc cách mạng cải tổ lại tư duy người Việt. Nhưng từ giờ cho tới lúc đó, hy vọng tôi có thể giúp ai đó hiểu rằng, hãy luyện tập, hãy chịu đựng để bước đi những ngày tháng trưởng thành. Bạn không thể lớn thêm nếu không chịu đựng. Nếu bạn muốn đi lên, bạn phải chịu đựng, dù xung quanh không có ai hỗ trợ bạn, dù xung quanh mọi người đang say ngủ…”. Tuy có vẻ hơi đơn độc, đi ngược lại với thị hiếu của đa số người Việt trẻ nhưng cũng có thể mang lại nhiều động lực và hi vọng cho những con người vẫn đang tìm hướng đi. Bài viết đã đánh giá cao được tâm quan trọng của những con người Việt trẻ, là yếu tố quyết định sự đi lên của đất nước vì vậy tôi rất thích bài viết này. Thanks!
Bạn biết vì sao mà đất nước này cứ thụt lùi, thậm chí bây giờ thua cả Lào và Campuchia không? Nếu bạn định trả lời là chính phủ thì hãy tạm gác lại cái ý nghĩ đó. Bởi vì vấn đề là dân chúng ở đây mang một căn bệnh nan y không thể chữa nỗi: LƯỜI!
–> có chắc nc mình nghèo do đây hông?!?!
1) nc mình nghèo do chính trị nghèo nàn –>
(ko trọng dụng ng tài = chứng thi OLYMPIA xuất khẩu ÚC)
+ tiến sĩ ngồi cãi 2×3 khác 3×2 trong khi đó nông dân ng ta tự chế ô tô,máy bay, hầm biogas lên đến 1000 độ C (mấy nhà có chức vô gom hết ko cho sài) —> ng Nhật thấy vậy lôi ổng qua Nhật cấp = sáng chế cho ổng, haha ngu thì chết chứ bịnh tật j
+ coi lại vì sao SOVIET sụp đổ dưới tay tư bản nha (kinh tế)
2) dân mình tiểu nhược-tiểu nông
cam chịu, hèn mọn thấy quyền lợi cho mình là đc ng ta sao thì mặc
pla pla thôi mệt quá kể chắc sáng mai
Dọn 2 cái này bảo đảm giàu……. ăn chơi cũng nhiều nhưng chịu khó ra nhà sách và thư viện quốc gia thay vì lê la hàng quán thì cũng phần nào thấy đc ng yêu chữ ko hiếm. Chứ cũng lê la ngoài đó thì chỉ thấy đc vậy thôi
tác giả viết tốt nhưng chưa thuyết phục vậy ha
Nói thật chứ không phải ai cũng lười đâu. Do hoàn cảnh cả, bố mẹ mình sáng dậy từ 3 rưỡi và tối ngủ lúc 11h. Vất vả nuôi anh em mình ăn học, họ không lười một chút nào, còn cả những người nông dân chân chất làm lụng vất vả để nuôi con mình học đại học nữa. Đừng đánh đồng tất cả. Mình cảm thấy mình là một kẻ bất tài hèn kém, mặc dù những mục địch mình phấn đấu trong cuộc sống mình đều đạt được( thì đỗ cấp 2 chuyên huyện, thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi đỗ cấp 3 chuyên tỉnh, thi đỗ vào trường đạt học lớn với số điểm khá cao..) nhưng cách thức mình đạt được điều đó giống như một sự thụ động và chống chế, không sáng tạo, không đam mê, không niềm tin, lười biếng. Học chỉ với 1 mục đích là qua sau đó ném đi tất cả kiến thức đã học. Buồn, cảm thấy có lỗi với những gì bố mẹ bỏ công sức ra cho mình. giờ này chắc họ vẫn đang nghĩ mình miệt mài hoc, nhưng đâu biết mình đang vào đây viết nhưng dòng linh tinh này và lang thang fb một cách vô bổ. Ừ có thể mình sẽ đạt được điểm cao, bằng cấp nào đó nhưng mình biết xã hội không cần những thứ đó. Họ cần thực tế và ứng dung, có lẽ với kiểu sống của mình thế này sẽ chẳng thể đáp ứng được những nhu cầu đó.
đọc mà thấm
Lười quá đọc ko hết.
“Và xin cũng đừng, đừng xấu xa cho đã để rồi sau này bắt con mình trở
thành một người tốt. Con nít học qua hình ảnh, nó bắt chước tất cả những
gì nó thấy. Đừng bao giờ cho phép bản thân tệ hại, và dạy con bằng cái
lối nói rằng bạn dù có xấu xa thế nào cũng là hy sinh cho tương lai của
nó. Bởi vì, cách đó nhàm quá rồi, một lời biện hộ không có nghĩa gì hết.”
Vậy thế hệ 8x, 9x họ cũng từng là những đứa trẻ mà.
tác giả bài viết này quả thực là một người rất trăn trở với xã hội hiện tại. bản thân tôi cũng thế. nhưng tôi có một vài quan điểm hơi khác tác giả một chút. tôi không biết tác giả là ai, đang phục vụ cho tổ chức nào và đang tin tưởng theo chủ nghĩa gì. tôi thì tôi thích lịch sử. việt nam mình đã từng có thời gian rất giàu mạnh. là hòn ngọc viễn đông. là niềm mơ ước của nhiều quốc gia châu á. thế nhưng chỉ sau vài chục năm nó thành ra thế này. người xưa có câu nhà dột từ nóc dột xuống, thượng mà bất chính thì hạ tắc loạn, tội quy vu trưởng. trách nhiệm thuộc về người dân nhưng trách nhiệm lớn hơn thì tôi không nói chắc ai cũng biết. ai cũng chán ghét. ai cũng không tin tưởng …. và nó vẫn suốt ngày hô mình vạn tuế .
“Ừ, CHẲNG AI THÈM ĐỌC NHỮNG BÀI BÁO ĐÓ” nghĩa là người viết chưa đọc đúng hem 😕
Nếu những con người chịu khó làm việc chung với những kẻ lười thì ắt đến lúc nào đó mình cũng bị lây lan.Không biết trên đây có ai có giải pháp gì để giải quyết căn bệnh nan y này không?
Mình không hiểu câu này lắm lục phong à:
Để là chính bạn trong một thế giới luôn cố khiến bạn là người khác là thành tựu lớn nhất – Emerson
Hôm nay là lần đầu tiên mình vào web này, bài này là bài thứ 4 mình đọc…… Mỗi người đều thể hiện cái quan điểm cá nhân của mình nơi mỗi bài viết. Nó làm mình muốn viết một chút gì đấy cũng là “quan điểm cá nhân” của riêng mình về bài viết này thôi :]
Bạn nói “nước Việt ngày càng sa sút?” mình ko hiểu sa sút ở đây là sa sút cái gì ?
“Trong đó chỉ ra rằng đất nước này đang bị ô nhiễm hóa, đang bị bóc lột hóa, đang bị bất công hóa, và đang bị căng thẳng hóa…”,…Mọi điều này đều là sự đánh đổi cho cái gọi là phát triển.(Nhất là 1 nước mới đang phát triển muốn đi lên thì những hiện tượng này càng thể hiện rõ nét, bạn có thể nhìn ngay sang trung quốc, họ phát triển mạnh hơn việt nam nhưng đồng thời những “sa sút” này càng thể hiện rõ nét hơn nhiều). Còn bạn muốn so sánh với Mỹ, Nhật, Anh…? các nước phát triển?………Xin lỗi bạn đang so sánh một ông chủ với 1 thằng công nhân. Còn so sánh với chính nước việt nam trước đây và bây giờ ? Nhìn chính cuộc sống của bạn cũng như nơi bạn sống chỉ 10 năm trước và hiện tại :]
Còn nói về “lười” ? ko phải chỉ ở việt nam, nó là căn bệnh của loài người. (Cũng có thể định nghĩa về lười của bạn khác tôi nên góc nhìn có thể khác)
Với tôi, lười xuất phát từ 2 vấn đề “Thiếu, thậm chí không có tham vọng” và “sự thỏa mãn” : “Tôi thấy cuộc sống hiện tại của mình khá ổn(đủ sức khỏe để làm điểu tôi phải làm, điểm đủ để tôi qua hay đạt mức khá,lương đủ để tôi tiêu…bla..bla..), tôi thỏa mãn với những gì tôi đang có vậy tôi có cần phải làm chăm chỉ hơn, phấn đấu hơn hay thay đổi ?”;”Hôm nay tôi thích cái a, mai tôi thích điểu b…tôi cũng có tham vọng đấy chứ, những mấy cái thích hời hợt ấy không đủ đông lực để tôi thay đổi mình đâu”……..Những câu nói đại loại như vậy suất hiện trong đầu khá nhiều người theo 1 cách này hay cách khác. Và một thực tế là người Việt nam thì quá dễ để thỏa mãn (Cũng có thể do một thế hệ sống qua thời bao cấp: họ biết đến sự đói kém, thiếu thốn, áp bức…..rồi tới lúc này họ cảm thấy cuộc sống hiện tại là “quá tốt rồi”……Họ nói với con cái họ rằng” Ngày xưa tao thế này, sống thế kia”…rồi thế hệ con của họ đang sống 1 cuộc sống mà bố mẹ họ “đã từng” mơ ước….vậy sao cần tốt hơn nữa, ổn quá rồi chứ ?………rất dễ để thỏa mãn mà).
Điều quan trọng nhất, tôi là một thằng lười – tôi ghét chính mình, tôi không hiểu sao mình lại lười đến thế……….Nhưng tôi không tìm nổi đủ 1 lí do đủ thuyết phục chính mình để tôi có thể thay đổi.: Tôi thỏa mãn với những gì mình đang có (hơi tủi thân vì mình 23 tuổi mà chưa có mảnh tình vắt vai thôi 😀 – tôi “lười” phải “thử” yêu hay tán một ai đó mà tôi chưa chắc tôi thực sự yêu người đó – có lãng phí thời gian cho những mối quan hệ không chắc đi tới đâu hay không ?)….Tôi không có ước mơ, không có mục đích,(hay tôi không tìm thấy! chính tôi cũng chả biết nữa).
Lại nói 1 chút về vấn đề đầu tiên: Mọi người thấy việt nam ngày càng tệ ư ? chỉ là bạn ngày càng hiểu hơn về việt nam mà thôi, Nó vẫn luôn tệ như vậy thậm chí còn hơn !…….Và ra nước ngoài rồi bạn cũng cũng sẽ thấy, mỗi nước đều có những vấn đề của riêng nó cả………Việt Nam bước lên con đường “phát triển” thực sự sau các nước khác rất nhiều (Thời bao cấp được nói là kết thúc năm 1986 nhưng nó thực sự kết thúc thì phải những năm 90 – mới phát triển hơn 20 năm thôi mà so sánh với Mỹ, nhật, anh….thì thật quá khập khiễng thậm chí là so với trung quốc cũng có nhiều điểu phải chỉnh lại). Nói như “bảo vệ” thế chứ……tôi cũng chả thích “những người cầm quyền” ở Việt nam; nếu họ đủ tài giỏi, có trách nhiệm thì việt nam sẽ “phát triển” nhanh hơn nhiều. Không nên đổ lỗi cho “hoàn cảnh” cho người khác……….không có nghĩa là nhận mọi trách nhiệm về mình: người dân hay chính phủ đều có cái sai của chính họ, nhưng chính phủ đứng ra để quản lí, được trả tiền (đóng thuế) thì họ phải là người bị “gõ” đầu tiên nếu có “vấn đề”.
P/s: Ý kiến cá nhân thì luôn hơi có chút phiến diện của nó…..Đơn giản như bàn luận, thảo luận đưa các ý kiến ra thôi…Ko cùng quan điểm thì nêu ra điểm theo bạn không thấy hợp lí – chỉ vậy thôi ah 😀
Lục Phong làm 1 bài chào mừng năm mới hay quá em ^_^
Đừng có lúc nào cũng chỉ nhìn thấy cái nhược điểm to tướng chình ình trước mắt mà không nhìn thấy cái căn nguyên đằng sau nó, để rồi ngồi đó mà mếu máo la làng lên như thế.
Lười là do đâu? Căn nguyên sâu xa của nó? Một dân tộc với lịch sử nghìn năm đi lên từ văn minh lúa nước không thể là dân tộc lười, làm lúa mà lười thì có mà đổ thóc giống ra mà ăn!
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/tai-sao-nguoi-viet-luoi-bieng.html
Đọc rất nhiều cmt mà không thấy tác giả Lục Phong tham gia tẹo nào, khả năng là LƯỜI theo dõi rồi. Bài viết đăng lên rồi đem con bỏ chợ, ai thích ném đá, ai thích nâng bi, ai thích xxx… KỆ đếch phải việc của bố mày.
Cách nhìn nhận của tác giả rất thẳng thán và mạch lạc, trong tình trạng này có mấy ai dám làm 1 cái gì đó lạ đời đâu. Ừ cái thế hệ này là thế hệ này dám nghĩ dám làm đó, dám thể hiện tính cách đó. Những cái Lười làm chúng ta ỳ ách, mụ mị bở quá nhiều thứ tạp nham, mình dám chắc các bạn từ độ tuổi 18 đến 25 tuổi có nhiều bạn chưa biết mình đang ở đâu, lọc thông tin để kiểm chứng. Họ chỉ lên mạng nói tùm lum nhưng thực sự ra rỗng tuếch chẳng có j trong bụng cả.
“lười” là khởi đầu của “hèn”
Tôi đang có 3 đứa con, còn rất nhỏ. Và tôi muốn chúng sẽ sống một cuộc sống khác với những gì đám thanh niên mà trong bài này mô tả (vì có một bộ phận thanh niên khác, đang sống theo một cách khác). Tôi sẽ nghĩ kỹ tôi phải làm gì trong từng ngày từng ngày. Có một lời khuyên từ đồng nghiệp là mình cứ cố cày đi để tạo dựng cho con mình một cuộc sống tốt hơn ở nơi khác (ý là đi du học và định cư ở châu Âu hay nước Mỹ), nhưng tôi vẫn cứ tha thiết là các con tôi sẽ có một cuộc sống tốt ngay tại mảnh đất chúng sinh ra.
Cám ơn tác giả, cám ơn Lục Phong.
Bai viet hay, nhung toi gop y nen doi tilt bao viet “DAT NUOC CUA NHUNG KE LUOI BIENG” nghe mia mai va ha thap tinh dan toc. Luoi the duc dau phai la luoi bieng, sieng the duc chua chac la nguoi sieng nang… doc sach, hoc tap cung the… dau phai anh nao hoc nhieu la nguoi sieng nang, con nguoi khong co hoc la luoi bieng. Chung ta co nen van hoa rieng sao cu danh dong voi nen van hoa khac.
Lười thể dục là lười vận động , lười vận động thì cơ thể mệt mỏi , lâu dần sẽ rơi vào trạng thái “ì” chả muốn làm gì , suy nghĩ 1 tý là mệt nên sẽ sinh ra lười suy nghĩ , lười suy nghĩ lâu dần sẽ bị “ngu” , tóm lại là từ 1 cái “lười” sẽ phát sinh nhiều vấn đề kinh khủng lắm.
Thank Luc Phong!
Tôi thấy 1 điều ngay trước mắt tôi, từ những người xung quanh tôi chứ chả đâu xa. Họ luôn miệng chửi Đảng, chửi Chính phủ, chửi ông to bà lớn là “ăn của dân”, là tham ô tham nhũng. Nhưng tôi đi đâu cũng có người hỏi “Làm ở đó chắc “lậu” nhiều lắm nhỉ?” hoặc những câu như “Lương thấp nhưng bổng lộc nhiều, tranh thủ được thời gian ở cơ quan đi chỗ nọ chỗ kia, về sớm”, hoặc “Làm vị trí đó thì kiểu gì chả được ăn phần trăm, sướng thế”. Hay chả nói đâu xa như bố mẹ anh chị em tôi, nếu con em mình làm được chỗ “làm ít lương cao tranh thủ được thời gian” là họ cảm thấy sung sướng lắm. Họ đâu hiểu rằng như vậy thật là mâu thuẫn, vậy thì tại sao chửi Đảng chửi CP chửi ông to bà lớn? Vì từ người dân thường Việt Nam ai ai cũng có suy nghĩ như vậy nên đất nước này ngày càng đi xuống.
Mình đồng ý với bạn. Bố mẹ mình, họ hàng mình ở quê cũng thế, suốt ngày đi so sánh với những ng có tiền có quyền chạy được cho con cái vào chỗ “làm ít lương cao tranh thủ được thời gian” rồi xuýt xoa con đó sướng thằng đó sướng giỏi này giỏi nọ
cái này hay này.like
tôi là người lười biếng
Con cái không nên thân thì trách nhiệm ở Cha Mẹ, chứ của ai ? Dân trí cao hay thấp không thể tự nhiên mà có. Trách nhiệm chắc chắn phải do chính phủ của một quốc gia. ĐCS và Nhà Nước do ĐCS đưa lên , giành (bằng võ lực) quyền lãnh đạo đất nước VN bằng Điều 4 Hiến Pháp suốt nhiều thế hệ bao nhiêu năm trời, không trách họ thì trách ai ! Khổ cái người CS (những ông to bà lớn…) không được dạy thái độ “nhận trách nhiệm” của một người trưởng thành !
Bài viết rất hay, lượt like cũng cao (so với các bài khác) chứng tỏ mọi người cũng quan tâm đấy chứ nhỉ? M rất đồng tình với bài viết, nhưng vẫn cảm thấy thiếu thiếu. Môi trường sống ở VN quá nhiều xiềng xích ràng buộc (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) cản trở con người tự do thể hiện được hết mình. Có nhiều bạn trẻ lười từ trong bản chất, nhưng chắc cũng có những bạn trẻ “buộc phải lười”. Chế độ ưu ái cho những kẻ lười nhưng biết luồn lách, đút lót để trèo cao. Theo quy luật chọn lọc tự nhiên, những kẻ sống sót sẽ ngày càng sinh sôi nảy nở.
Nếu được sống trong môi trường tự do thì người dân VN sẽ như thế nào?
B. nói đúng r` đấy , con người tồn tại được đều là do phụ thuộc vào nhau mà sống , dù mình ko muốn thế nhưng nhiều khi bắt buộc phải thế , vì xh này sẽ đào thải những con người ko giống họ , đôi khi phải nhắm mắt mà đưa chân cho c/s nó suôn sẻ vì nếu bật lại sóng gió sẽ nổi lên , gia đình mình sẽ phải chịu thiệt thòi , ở cái xh vn này nếu ko có gia thế , tiền bạc mà cứ “là chính mình” thì chỉ có thiệt.Mình thiệt thì ko nói làm gì , nhưng cũng phải nhìn về đằng sau mình còn có ai.
Bài viết rất hay không biết mấy người đọc được bài này nhỉ!
Tâm lý thích hưởng thụ và khoái lạc có gốc rễ cội nguồn ở cái việc con người trốn tránh nỗi đau, càng trốn tránh, càng tìm đến lạc thú, và bởi vì luôn tìm tới lạc thú và trốn tránh các nỗi đau, họ không có kiến thức để dành cho việc thấu hiểu nỗi đau, nỗi đau ngày càng âm ỉ và cái vòng tròn luẩn quẩn này cứ thế lặp đi lặp lại. Bạn nghĩ bản thân mình thiếu giá trị, thì bạn sẽ liên tục tìm đến các kiểu giải tỏa như là: tôi phải mặc đẹp, tôi phải có điện thoại cảm ứng siêu mỏng và độ sành điệu là tỷ lệ nghịch với độ dày, tôi phải hài hước và cười nói cho dù là giả tạo để lấy lòng mọi người bởi vì nó là không nên để ai đó khó chịu với tôi, tôi phải quen biết những người nổi tiếng…. Ẩn sâu trong tất cả những sự đồi bại của xã hội ngày nay là một loạt những tâm lý đau đớn tương ứng với từng dạng của sự đồi bại. Cái chúng ta cần là kiến thức, dạng mà dành cho chiều sâu tâm hồn
Góp ý một chút là mình nghĩ lười suy nghĩ là cái lười đầu tiên, nên xếp nó lên đầu hơn.
Một bài viết rất hay! Phản ánh đúng thực trạng hiện nay
Lâu lâu anh mới ra một bài nhưng là những bài rất chất. Em cứ cảm thấy mình không hòa đồng vì không đi chơi với tụi nó.
Cảm ơn anh Lục Phong
Cảm ơn Ad vì bài viết rất hữu ích ^^
Một cái lười vô cùng nguy hiểm là chúng ta lười sáng tạo
em đồng tình vs anh đất nước này rất lười sáng tạo
Sự việc trồng người không được chú trọng, mỗi một thế hệ được giáo dục sự ích kỷ và truyến lại khuyết điểm cho thế hệ sau. Có làm cách mạng trong giáo dục thì cũng vài thế hệ nữa mới thay đổi được. Dẫn đến đất nước đã chậm tiến lại càng thụt lùi mỗi lúc một xa.
Bài này viết về cái gì thế ? Ai tóm tắt nội dung đi, nhìn dài quá lười chả buồn đọc :3
Lý Quang Diệu:Anh bán cho tôi một năm tuổi trẻ tôi trả cho anh 1 tỷ USD, việc dùng thời gian cũng giống như chúng ta đang tiêu tiền của chính chúng ta, một ngày qua đi mà không làm được việc gì thì cũng giống như chính bản thân chúng ta là một kẻ trộm. Và cũng rất cám ơn tác giả Lục Phong đã chia sẻ một bài viết hay.
Thôi thì trong bóng tối dày đặc này cứ cố chịu đựng để vươn lên và tỏa sáng. Làm việc và hy vọng! Biết đâu điều kỳ diệu sẽ đến!…
bài viết hay nhưng thấy lười đọc quá :v
Bài viết của bạn rất hay, tất cả những gì bạn nói ra đều đúng, và cứ như là đúng rồi ấy. Mình chỉ xin góp ý một chút về chuyện vì sao “họ” lười đọc.
Vì ngay từ đầu bài viết đã “sặc mùi” giáo điều và chỉ trích. Đồng ý là đúng, nhưng bạn thử nghĩ có bao người sẽ chấp nhận sự chỉ trích. Bạn đang cố nói cho những kẻ Lười kia nghe nhưng bằng giọng điệu của một người “siêng năng” vì thế đã phản tác dụng ngay từ đầu. Phật pháp luôn dùng những ngôn từ bình dị nhất, đời thường nhất để cho chúng sanh dù tầng lớp nào cũng có thể hiểu có thể cảm.
Cmt của mình mang tính chất xây dựng, mình là đọc giả thường xuyên của thdp, tuy nhiên mình cũng bắt đầu chán ngán những bài viết chỉ trích, phê phán mà ko đưa ra hướng giải quyết, kiến nghị…
Xin trích dẫn lời của một ai đó “Hãy dùng ngôn ngữ của người mà thuyết phục người”
Cái tôi bạn to quá hãy mài cho nó đến thật bé, lúc ấy thì mới có thể đọc những thể loại này được.
Thân chào, mình cũng 22 tuổi, cũng đang trải qua những ngày tháng vô vọng, sáng đi tối về, chìm đắm trong bể khổ của nhân gian, một vòng luẩn quẩn dù chỉ mới chập chửng bước vào đời…
Đây là một bài viết có chiều sâu, rất đáng để mọi người suy ngẫm và học hỏi. Đối với mình đây là một bài viết không quá dài, khi đọc đến những dòng cuối cùng của bài viết trong mình còn cảm thấy một chút tiếc nuối khi bài viết đã đến hồi kết.
Một lần nữa gửi lời cám ơn đến tác giả.
Lộn rồi lão không phải là tác giả.
Quan điểm rất hay. Nếu bạn muốn hiểu người khác, thì ít nhất bạn nên đứng ở góc nhìn của người ta. Mình nghĩ vấn đề nó ko nằm ở cái tôi như Lão Tứ mà ở đây là:
1. Cách diễn đạt, và mục đích của bài viết này là gửi cho ai?
Theo mình, một trong những mục đi của tác giả khi viết bài này là muốn giúp những người “lười” thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận. Nhưng mình đồng ý với Boar là mình thấy tác giả chỉ trích rất nhiều trong bài viết này. Quan điểm của tác giả hay, nhưng cách diễn đạt thì còn nhiều chỗ có thể cải thiện.
=> Đứng ở góc nhìn của người đọc là một trong những yếu tố quan trọng.
2. Nếu tác giả chỉ dừng lại ở đây, thì cũng chỉ giống như những đứa ra quán cafe để chém gió với nhau về tiền lương. Chỉ khác là bạn đầu tư hẳn 1 bài viết trên này.
=> Mình nghĩ khi đưa ra 1 vấn đề, thì ít nhất cũng nên đưa ra 1 giải pháp kèm theo nó để có thể thảo luận.
Nguyên nhân đã rõ ràng rồi thì mỗi người nên tự động não mà tìm giải pháp thôi , chúng ta chỉ sợ những thứ mà ko biết nó là cái gì , từ đâu đến và vì sao nó lại ở đây thôi , 1 khi là biết rõ kẻ thù rồi thì việc còn lại của chúng ta là phải tự đứng lên mà chiến đấu hoặc là buông xuôi để nó ăn mòn chính mình , tôi thì nghĩ biết nguyên nhân thì sẽ tự chữa được thôi , dù tác giả có đưa ra giải pháp , nhưng giải pháp đó lại là đứng từ góc nhìn của tác giả thì ko thể gọi là giải pháp chung được , mỗi người nên tự tìm giải pháp cho mình , chả ai giống ai cả , giải pháp đúng vs ng` này , nhưng chưa chắc đã phù hợp vs ng` kia , tốt nhất là tự thân vận động :))
Dù là giáo điều hay chỉ trích cũng k quan trọng.Đọc bài viết mà cảm giác như chính mình như đang bị vỗ thẳng vào mặt chính vì nó quá thực tế và chi tiết , tôi nghĩ ai đọc bài viết này cũng sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó , còn cái khái niệm chỉ trích chỉ đúng vs những con ng` hay tự ái thôi và đa ng` VN có tâm lý hưởng thụ , ưa nịnh , thích ngọt ngào , thích sự nhẹ nhàng vì thế nên cái gì dù đúng , nhưng trái ý hay khó nghe 1 cái là phản bác ngay ko động não mà soi xét lại chính mình thay vào đó là chỉ nhìn vào bề nổi của mọi việc , mắt đơn giản chỉ để nhìn , tai để nghe , mồm để ăn và nói thì muôn đời ko khá được đâu , chỉ trích hay giáo điều thì cũng “Quan trọng chó gì” dù chướng tai gai mắt nhưng nó là sự thật thì phải chấp nhận.
đúng.ai cũng thấy hình a nhr mình trong đó
Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Có rất nhiều bài viết nêu rõ thực trạng nhưng không hề đề xuất hướng đi để cải thiện tình hình. Nếu tác giả bổ sung thêm phần này, từ đó mọi người cùng thảo luận thì quá tốt.
Còn về giọng văn mình thấy cũng bình thường, tùy vào văn phong của mỗi người thôi. Có người mềm mại, có người tinh tế, có người sâu cay… nên mình nghĩ cũng không vấn đề gì. Hoặc giả mình chưa cám thụ được ngôn từ Phật pháp nên chưa hiểu được ý nghĩ này của bạn.
Bạn à! Bệnh lười đã là một “bệnh thể kỉ” mà người VN chúng ta mắc phải. Nếu có hướng giải quyết nhứ bạn yêu cầu thỉ có lẽ sẽ không có thức trạng như hiện nay. Nếu có cách giải quyết như bạn nói thì có lẽ đó chính là những bài viết như thế này. Và quan trọng hơn đó là ý thức của mỗi con người.
Hi bạn. Bệnh thế kỉ thì theo ý bạn nó trước giờ vậy rồi, ăn sâu rồi, nên không có giải pháp, cứ để tự sinh tự diệt? Nếu vậy thì quan điểm chúng ta khác nhau quá xa, không còn gì để nói nữa.
Còn nếu ý bạn là khó để đưa ra giải pháp thì mình đồng ý. Nhưng khó không có nghĩa là không thể, điều mình mong muốn ở đây là tác giả có thể bổ sung suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để cải thiện thực trạng như vậy. Nếu có phần đó thì mọi người sẽ thảo luận sâu hơn về phần này, thay vì: Ừ, đúng rồi; Ừ nhỉ; Ờ, hình như cũng đúng… bla bla rồi thôi.
Mình cũng đồng ý đề xuất của bạn là viết một bài như vậy. Nhưng nếu viết mà không có hướng ra thì làm sao giải quyết, trong khi những bạn lười kia làm sao đọc những bài như vậy? Hôm qua mình share bài này với một bạn như vậy, bạn ấy còn chả thèm đọc hết cái tựa.
Đúng là quan trọng nhất vẫn là ý thức của mình. Sau đó tác động từ từ tới những người xung quanh. Ví dụ của riêng mình, thấy bạn mình siêng năng lên mấy tờ báo ngoisao, showbiz này nọ (hơn là những tin tức thời sự kinh tế văn hóa) thì mình tích cực xỉa xói, chê bai vào :)) ban đầu tụi nó cũng khó chịu, nhưng mưa dầm thấm lâu, rồi cũng hiệu quả, mình tin vậy.
co nhieu cai thay cung dung nhung khong phai cai nao cung dung het.
Theo tôi, lười chỉ là diện chớ không phải là điểm, chỉ là cành , là ngọn chớ không phải là thân hay gốc của một cái cây, tôi nghĩ tác giả thừa hiểu đó nhưng mà chưa ,hay là không muốn viết ra. Làm gì thì cũng nên làm cho trọn, đề nghị tác giả viết thêm bài ” hèn” cho cho đủ bộ. Mong được tác giả nhận lời.
một bài viết gãi đúng chỗ ngứa của việt nam
chia sẻ cho nhiều người cùng đọc
Đôi dòng thấy hình ảnh của mình trong đó. Đôi dòng khiến em dật mình và tự nhìn lại bản thân. Cảm ơn Tác Giả ( em không biết phải xưng hô thế nào ). Bài viết thực sự rất có ích với em lúc này.
Tôi 23 tuổi, đã đi làm nhưng chưa đạt được thành tựu gì trong sự nghiệp, vẫn cảm thấy tương lai khá mù mịt. Vì thế chưa có khoảng thời gian nào mà tôi suy nghĩ nhiều về bản thân và cuộc sống như khoảng thời gian này. Và thật có ích khi cuối cùng tôi cũng biết được căn bệnh gốc rễ của bản thân là lười nhác.
Tôi bắt đầu luyện tập sức khỏe không vì mục đích thay đổi mà là do sự ham vui của bản thân. Tuy nhiên lợi ích thì thật bất ngờ. Bây giờ tôi không cần ráng sức nhiều như trước để phải ép bản thân thay đổi như chuyện phải chống lại cơn buồn ngủ hàng ngày khi công việc vẫn còn đó.
Hôm nay tôi đọc được bài viết của bạn và thực lòng rất thích. Cảm ơn bạn vì bài viết cho tôi thêm nhiều động lực. Tôi đang thay đổi, trước đây tôi lười comment lắm 🙂
Tôi 22t. Đoc bài viết tôi cảm nhận sâu sắc được cái Tâm của tác giả.và tôi cũng cảm ơn những nhà báo có tâm như anh.
Thật khó đê Tinh thần dân tộc của người Việt luôn ở mức cao trừ khi bị xâm lược.Chúng ta hi vọng và Đảng vào các nhà cải cách để đưa đất nước phát triển lên 1 tầm cao mới,sách ngang với các cường quốc khác, tôi nghĩ điều đó thật mơ hồ 🙁 nhưng tôi vẫn hị vọng 1 ngày nào đó rất rất xa Việt Nam sẽ trở thành 1 đất nước văn minh,hiện đại,phát triển mạnh mẽ. Và thêm nữa, để thực hiện được những điều lớn lao chúng ta cần thực hiện những điều nhỏ trước.Đó là mỗi chúng ta – những đứa con đất Việt hãy luôn cố gắng , phấn đấu, không lười nhác trong cuộc sống vì chính bản thân chúng ta vì gia đình và vì đất nước. Tôi mong những ai đọc được bài báo này sẽ định hướng tốt hơn cho bản thân.giúp ích nhiều cho xã hội.
Bài viết thực sự xuất sắc! Phải nói dc lên những điều này thì chúng nó mới sáng mắt ra dc. Phải cho chúng biết chúng đang sống như thế nào và làm dc gì cho đời…. Mình 19 tuổi, là một sinh viên, rất vui khi dc đọc bài viết của bạn và sẽ lưu bài viết này trong máy! 😀
Lưu bài viết này trong máy ko làm bạn chăm chỉ hơn được đâu. Mà hãy sống khác cách sống hiện tại của bạn.
Nếu ko biết về cách sống của tôi thì mệnh đề bạn vừa nêu là vô nghĩa nếu ko nói là vô dụng.
Cảm ơn anh! Tôi rất lười và tôi rất ngu…. Hy vọng những bạn như tôi có thể đọc hết bài viết này.
mình hành động chứ không chịu đựng vì quá đủ rồi
Tôi là 1 nhân viên làm công việc Khai thác dữ liệu thông minh. Tôi rất chi là lười, chính vì thế tôi luôn tìm cách hoàn tất công việc của mình 1 cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, để dành thời gian làm những việc khác. Tôi lập trình những công cụ chạy tự động để có thời gian nâng cấp chính những công cụ đó để chúng hoạt động hiệu quả hơn nữa, như thế tôi có thời gian nhiều hơn để làm việc nhà và những điều mình thích, như âm nhạc hoặc tranh vẽ
Tôi vẫn là 1 đứa lười biếng phải không?
Anh không lười. Anh làm việc bằng cái đầu. Anh biết sắp xếp công việc hợp lý để còn thời gian làm những việc thú vị khác nữa.
Anh không lười, nhưng anh kiêu ngạo. Hay chính anh cũng không biết điều đấy?
Giống mình, cũng đang tranh thủ cho những sở thích về âm nhạc và vẽ!
Tôi khẳng định bạn lười – LƯỜI SUY NGHĨ, nên bạn mới viết cmt kiểu ra vẻ như vậy. Nên lắc não trước khi đánh máy nhé
Nếu như vậy là bạn đã chăm hơn mình và một số người rồi. Nếu bạn lười hơn nữa để phục vụ mọi người tốt hơn, tiền tài, danh vọng sẽ theo đuổi bạn.
Cảm ơn!
Anh không lười vì 1 kẻ lười biếng thực sự sẽ lười cả việc nghiên cứu để phát minh ra những công cụ chạy tự động như anh nói. Họ sẽ cố gắng làm đối phó theo cách cũ họ biết mà thôi. Họ sợ chế ra công cụ thất bại thì sẽ càng tốn thêm thời gian vì việc cũ chẳng xong mà còn tốn thời gian công sức cho việc mới nên họ ko thèm làm đâu.
Trước khi thay đổi ai đó hãy thay đổi bản thân mình trước. Muốn đổi nhưng do “lười”! Ta lại là ta,để nó như vậy thôi vậy 🙁
Tôi không quan tâm những gì không liên quan đến tôi và miễn sao lương tâm tôi không bị cắn rứt, đương nhiên hướng tới con người hoàn thiện về cả thể xác lẫn tinh thần. chí ít theo thời gian nó phải là đường tiệm cận với lí tưởng
giá mà ai cũng nghĩ được như vậy thì tốt biết máy
Ở đất nước Do Thái, mỗi gia đình đều có một tủ sách vì họ quan niệm sách là nguồn tri thức đem lại sự giàu có, xin được trích dẫn lời người mẹ Do Thái nói với con mình khi nhà bị cháy “Những vật con mang đi không quan trọng bằng trí tuệ con có được. Nhà bị cháy chúng ta sẽ xây nhà mới, nhưng nếu con là người chẳng có chút trí tuệ nào, con chỉ là một người vô ích trong xã hội này. Cái quan trọng là con phải hiểu được trí tuệ quan trọng thế nào”. Ở Việt Nam vào thư viện, nhà sách chỉ thấy nhan nhản vài người và nhân viên…chúng ta- người trẻ Việt quá lười, đến cả việc đọc sách là hình thức giải trí bên phương Tây thì chúng ta cũng hiếm khi chịu khó tìm sách hay để mà đọc, mở mang đầu óc. CHÚNG TA LẠC HẬU QUÁ RỒI VIỆT NAM ƠI!
Không muốn soi nhưng chắc bạn cũng đọc nhiều sách, chúng ta nên dùng từ cho chuẩn để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Mình thấy bạn dùng từ “nhan nhản” sai nghĩa.
ờ, tự dưng dùng từ “nhan nhản”, mình phải đọc lại xem bạn í viết gì 🙂
Vòng an toàn, thích hưởng thụ, cái tôi cao đã hại chết chúng ta.
Cám ơn anh! Tôi 19, tôi rất thích những bài của Lục Phong, anh ấy biết thật chất!
” Con người chỉ thay đổi khi họ đủ tổn thương, hoặc họ buộc tới đường cùng “
tôi thích bài viết này. tôi 22 và xung quanh tôi là một lũ vô dụng, lười nhác.
t phát ngán, ngán tới tận cổ. sự lười biếng của tuổi trẻ.
và tôi cũng là một kẻ lười biếng
hãy thay đổi nó, và hãy cảm thấy tức giận khi bản thân mình chính là một trong những ng mà mình cảm thấy kinh hãi nhất
Tôi không lười, chỉ là tôi không muốn làm gì cả…
Khái niệm “không muốn làm gì cả” của bạn thật là trừu tượng ?
thấy khái niệm đó đâu trừu tượng :)) , không làm gì cả khác với lười không muốn làm gì cả.
em đồng tình vs anh.Em chỉ mới 15 t thôi nhưng đã thấy người việt mình lười giỏi đến thế nào.Toàn đi nhai lại mấy cái thứ đơn giải từ đời nảo đời nào(nếu nhai lại hàng chất lượng cao như smartphone,ti vi,… thì ko nói).Lúc nào cũng sợ làm những việc khó xem người nhật đi sau chiến tranh họ nghèo hơn ta bao nhiêu mà bây giờ họ đã là cường quốc
Có một bộ phận nhỏ không thuộc vào cái thành phần lớn gốm ghiếc đó, tin tôi đi, họ đã quá chán nản và thất vọng để muốn THAY ĐỔI cái đất nước lũng bại này, họ chỉ muốn TỪ BỎ
mình thích bài viết này. mình 22 và xung quanh mình là một lũ vô dụng và lười biếng. bao gồm có cả mình.
Tôi là ai??
Về hỏi mẹ bạn đi, bà ấy sẽ trả lời.
Câu hỏi này rất đơn giản và tôi cũng muốn góp ý bạn đừng nên up ảnh của bạn kèm theo, tôi không hiểu ý nghĩa hành động đó của bạn là gì?
Rất nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi Tôi là ai?
Tôi nghĩ lý do rất đơn giản, vì bạn chưa bao giờ sống nên bạn cũng không biết mình là ai.
– Bạn lớn lên theo yêu cầu của bố mẹ, theo những chuẩn mực mà gia đình và xã hội này đặt ra.
– Bạn học những môn học bạn chưa chắc đã thích, vì gia đình và nhà trường muốn thi vào một trường đại học nào đó, để kiếm một tấm bằng mà bạn cũng không thực sự muốn và rồi có một công việc mà bạn chưa chắc yêu, để có tiền và sống như thế đến hết đời.
+ Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình rằng bạn muốn gì chưa? Ước mơ của bạn là gì, bạn muốn sau này ra sao? Trong cuộc đời, những việc gì mà bạn sẽ hối hận nếu khi nhắm mắt xuôi tay bạn vẫn chưa thực hiện được? Bạn yêu điều gì? Bạn muốn đi đâu?…
Đã bao giờ bạn nghĩ về những câu hỏi trên chưa? Đã bao giờ bạn tìm cách trả lời và thực hiện nó chưa? Nếu có, hẳn bạn đã biết mình là ai.
Thân,
Tái bút: Tôi 22 tuổi, và tôi biết mình là ai qua những gì tôi mơ ước, những gì tôi yêu, những gì tôi theo đuổi và những gì tôi đã làm. Tôi vẫn đang trên con đường đó và tôi sẽ cố gắng hết sức để kể cả không đi đến cuối con đường thì tôi cũng đi gần nhất đến cuối có thể. Bạn sẽ biết mình là ai khi bạn sống cuộc sống của chính mình.
Tôi thích cách nói của bạn ‘ tôi biết mình là ai qua những gì tôi mơ ước, những gì tôi yêu, những gì tôi theo đuổi và những gì tôi đã làm.” . Dám lắm! nhiều người cứ gân cổ lên mà đòi ” tôi là ai !? ” nhưng rốt cuộc lại chẳng làm gì cả. tìm kiếm mình trong chính mình không dễ, để đi tìm hình hài của cái “tôi” thì nên đặt ra câu hỏi ” mình làm gì để là gì!? ‘.
Tôi bằng tuổi bạn. rất vui được làm quen. 🙂
xin lỗi bạn. tôi là chủ cmt này.
do vụng về, tôi định để ảnh cô bé làm avata nhưng thế nào tôi lại cmt kèm theo ảnh cô bé lên đây.
rất cảm ơn bạn về lời chia sẻ
câu trả lời rất hay !
đưa ảnh lên chi z trời, cơ mà nếu bạn là người trong ảnh thì bạn xinh thật
ngon vay , kekeke , toi co phai nguoi luoi bien ko
Cũng ráng đăng hình tự sướng mới chịu được, giống marketing nhan sắc quá…
Bạn thật xinh đẹp. Tôi muốn hôn lên đôi má ấy
Bạn thật xinh đẹp, tôi muốn hôn lên đôi má của bạn.
mình thấy các bài viết trong này có nhiều cái mới, cái hay, nhưng tâm hồn của cây bút mang một nỗi bi quan, bất cần đời
ko có ai lười đâu. Chúng ta biết hết nhưng chúng ta bất lực. Sự bất lực lâu ngày khiến chúng ta bàng quang với đất nước. Luật pháp ko có bất cứ phương cách nào để chúng ta bảo vệ chính mình, để chúng ta thể hiện ý kiến của 1 dân tộc. Chúng ta đang bị chia rẻ, dùng có ý nghĩ chung, nhưng ko có tiếng nói chung
không phải luật pháp k có phương pháp mà là những kể thực thi phương pháp bị tiền làm mờ phương pháp đi rồi bạn ak
cũng định tranh luận với bạn này nhưng thấy viết câu cú chả hiểu gì, bạn nên chăm chỉ đọc nhiều sách để có thể viết đúng chính tả, rèn luyện khả năng viết làm sao cho người khác hiểu nhé. Hi hi
Đúng vậy! Bất lực đôi khi cũng là nguyên nhân của sự sa đọa!!!
Cho từ “bất lực” thay thế cho “lười”.
Có một câu hỏi rất lớn cho Việt Nam đó là: “Người Việt tụi mày siêng năng, cần cù, thông minh thế tại sao đất nước mày vẫn nghèo?”
Mình thích bài viết của bạn và đồng ý với bạn 100%. Tất cả đều do chữ lười. Mấy năm trước mình vào nhà sách mua một cuốn sách khá khó đọc, The Road Less Traveled. Lúc đó mình quyết định mua vì trực giác thôi, mình chả hiểu nó viết về thứ gì. Về đọc sơ sơ, thấy khó hiểu và lười, vậy là cất đi, bỏ xó mấy năm lận. Rồi gần đây mình mới lục ra đọc một cách nghiêm túc, mình nhận ra đó là một cuốn sách kinh điển của Mỹ, sâu sắc và bao trùm tất cả, chỉ có điều khá khó đọc vì nó viết nhiều về công việc của nghề bác sỹ tâm lý liệu pháp, khá xa lạ với người Việt Nam. Một cuốn sách về tâm lý học, nhưng mình cho nó là nguyên lý chung của cuộc sống. Trong đó tác giả là một bác sỹ tâm lý liệu pháp dày dặn kinh nghiệm. Ông tiếp xúc với vô kể bệnh nhân, và khẳng định, mọi bệnh về tâm lý điều có một nguyên do duy nhất: lười biếng. Họ lười trưởng thành, né tránh sống và do đó tạo nên bệnh tâm lý. Cuốn sách còn nói về tình yêu và vấn đề tâm linh khá phức tạm, nhưng kết luận cuối cùng tất cả đều do sự lười biếng. Tuy là một kết luận rất đơn giản nhưng với những dẫn chứng của khoa học tâm lý và công việc chữa trị tâm bệnh thực tế qua cuốn sách nên lần đầu tiên mình thực sự thấy thuyết phục.
Cuốn này cũng khá nổi tiếng đó bạn mà mình chỉ nghe chứ chưa đọc. Không biết cuốn đó bây giờ còn bán không?
Anh ơi. Cuốn sách “the road less travelled” có tiếng việt không ạ
cuốn sách này được dịch ra tiếng việt với tựa đề “Con đường chẳng mấy ai đi”, bạn lên google là thấy liền.
Ta nói, trùm PR sách là đây :))
P/s: Thx, đã cho nó vào wishlist, xong đám việc rồi qua chơi với sách liền :3.
Chốt lại là thích hưởng thụ hơn làm việc.
Mình nhớ lại 1 câu nói mới đọc được trong 1 truyện tiên hiệp. Trích nguyên văn:
“Hàn, ngươi không cần phải giải thích, chúng ta biết ý tốt của ngươi nhưng chúng ta không thể vô duyên vô cớ nhận lấy đồ của ngươi. Tổ huấn của ải nhân chúng ta nói cho chúng ta biết, cho dù là cái gì cũng phải thông qua sự cố gắng của mình để đổi lấy, nếu chúng ta trực tiếp nhận lấy đồ của ngươi là làm trái tổ huấn của chúng ta, sẽ làm cho thôn có một nếp sống không tốt, cho nên ta nghĩ ngươi hẳn là hiểu được ý của ta.”
Trên cao thì không có thân nhân tốt hay cơ hội nên chỉ có thể đi xe đạp . Xuống đất thì bị con sư tử cái muốn cắn vì cho là làm biếng , chán