30 C
Nha Trang
Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đại Học ở Canada

Featured Image: Shadow becomes White

 

Mình mới chat với một người bạn đang du học ở đại học Toronto-Canada, sau một hồi ca cẩm thì cũng xoay quanh vấn đề học Đại Học, thấy có nhiều ý hay nên mình viết lại thành một bài gọi là để hình dung về Đại Học ở nước khác, để các bạn sinh viên Việt Nam có thể so sánh với thực trạng của mình.

1/ Điều thứ nhất là lớp học không phân chia theo lớp học mà theo môn học, và sinh viên phải tự chọn môn học sao cho phù hợp với mình. Có một số môn quá nhiều người học nên phải dạy trong “đại giảng đường “ là những lớp có “dân số“ lên tới gần 1000 người. Còn những môn quá ít người học thì nó cũng sẽ tự động “ chết yểu “ vào năm sau.

2/ Điều thứ hai là tốc độ giảng bài và thảo luận cực kỳ nhanh vì kiến thức nhiều mà ít thời gian, không sinh viên nào mà không có máy ghi âm để tối nghe lại. Nhờ sự gấp rút này mà cách tư duy và suy nghĩ, ra quyết định của tất cả mọi người đều rất nhanh.

3/ Điều thứ ba là vì tất cả môn học đều tự chọn nên sinh viên phải tự sắp xếp thời khóa biểu cho chính mình chứ không phải do nhà trường. Sinh viên còn phải tự đăng ký danh sách thi cử và gởi lại cho nhà trường, nếu chưa đủ số lượng sinh viên cho một phòng thi thì các sinh viên phải tự mời nhau tham gia cho đủ số lượng. Không có kỳ thi nào cả, chỉ cần đủ số lượng là thi, thi cử diễn ra hàng tuần, hàng tháng suốt năm học. Điều này dẫn đến việc học và thi của sinh viên: rất rảnh rỗi hoặc rất bận rộn, tùy vào bạn chứ không do ai cả.

4/ Điều thứ tư là tình trạng thi lại cũng khá phổ biến, có nghĩa là không phải môn nào cũng vượt qua dễ dàng. Sinh viên thi lại không phải đóng tiền mà phải thuyết phục người khác cùng đăng ký và ôn thi với mình để đủ số lượng người thi chung một đợt. Bạn bè ở Đại Học rất quan trọng vì cần có nhau mới “sống sót“ được!

5/ Điều thứ năm là mỗi sinh viên đều bắt buộc phải là thành viên của một Collecge, tạm dịch là học xá, kiểu như dạng câu lạc bộ nhưng lớn hơn và bài bản hơn rất nhiều. Đại học Toronto chia làm 7 học xá chính theo nhóm ngành nghề, mỗi học xá do chính sinh viên tổ chức vận hành theo quy chế bầu cử dân chủ và thông qua đại hội học xá hàng năm mà tất cả thành viên sẽ quyết định những hoạt động trong năm sẽ diễn ra thế nào. Học xá của bạn mình đang tham gia có đồng phục riêng, tự thuê văn phòng làm trụ sở riêng bên ngoài trường, mỗi tuần tối thứ 4 đều có tiệc truyền thống mà mọi người ăn uống và làm quen nhau. Làm quen và kết bạn ở Đại Học thông qua các học xá là điều rất dễ dàng, chỉ cần nhìn đồng phục mà tìm bạn để thi lại, hoặc trao đổi kiến thức.

6/ Sinh viên quan hệ với nhà trường thông qua hội sinh viên. Từ hội này mà giới sinh viên hình thành một tầng lớp gọi là những lãnh đạo sinh viên. Tầng lớp này chính là bộ khung cốt lõi tạo ra trường Đại Học chứ không phải nhà trường.

Họ quan hệ tốt với nhà trường và các giáo sư, họ quyết định danh sách diễn giả khách mời hội thảo của trường, họ quyết định triển lãm nào sẽ diễn ra, nên tổ chức tham quan ở đâu, họ thuê các đơn vị xe bus đưa đón sinh viên hàng ngày, họ tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp cho sinh viên, họ là người kết nối đề tài khoa học cần nghiên cứu và sẽ giúp sinh viên đấu giá ý tưởng đó cho doanh nghiệp nào cần mua ý tưởng. Họ tổ chức tất cả việc thực tập của sinh viên cho những doanh nghiệp nào có nhu cầu cần người thực tập.

Họ vận hành một quỹ rất lớn do các sinh viên thế hệ trước đã kinh doanh và để lại số tiền đó. Thế hệ sau có trách nhiệm phải làm cho nó sinh lời ra nhằm phục vụ sinh viên ,tất cả mọi vấn đề dính tới sinh viên đều có mặt họ. Thậm chí họ còn quyết định món ăn nào sẽ có trong căn tin. Tóm lại là nhà trường chỉ thu học phí để trả tiền cơ sở vật chất trường lớp và trả lương giáo viên, ngoài ra thì nhà trường không còn chức năng nào khác về mặt tài chính.

Để trở thành một sinh viên lãnh đạo thì bạn phải ứng cử vào đầu năm và tập hợp một nhóm nhằm vận động tranh cử, tất nhiên là thành tích của bạn cũng phải đáng nể, đặc biệt là thành tích ngoại khóa! Lợi ích khi được trúng cử vào làm lãnh đạo sinh viên thì không sao kể hết được mà quyền lợi đầu tiên chính là bạn sẽ nhận mức lương khá cao do hội chi trả. Quyền lực của sinh viên làm chủ tịch hội sinh viên rất lớn chứ không hữu danh vô thực như ở Việt Nam. Hội sinh viên được tổ chức gần như một doanh nghiệp lớn nhằm vận hành giáo dục,có kế toán thu chi và báo cáo kiểm toán công khai hàng năm.Quỹ hội sinh viên rất lớn nhưng được miễn thuế, chỉ có nhà trường mới phải đóng thuế tính trên học phí đã thu.

7/ Bạn mình đang là nghiên cứu sinh ngành tài chính quốc tế, một ngành rất đáng phải du học, nếu có điều kiện. Và thực tế là khối lượng bài vở cũng chất cao như núi chứ không thoải mái gì, nhưng sự khổ sở này là do chính sinh viên đã lựa chọn chứ không phải bị ai ép phải làm như vậy, nên ý thức phải học tập nó cao hơn. Sinh viên ở Toronto có nghĩa là tự nguyện, bạn phải là người hoàn toàn tự nguyện thì mới là sinh viên được. Nhà trường chỉ đóng vai trò thứ yếu chứ không quan trọng như Việt Nam.

Mình cũng hay nghe báo chí vẫn hô hào cách học mới là lấy sinh viên làm trung tâm, nhưng chỉ khi chat với bạn đang du học thì mới thấy ở nước ngoài họ đã lấy sinh viên làm trung tâm triệt để đến mức độ nào. Họ trao cả quyền vận hành trường học cho sinh viên. Tuy nhiên, theo mình nghĩ thì trước hết sinh viên cũng phải vô cùng năng động và có năng lực hơn cả nhà trường, thì việc trao quyền đó mới xảy ra!

Than ôi, Việt Nam bao giờ tổ chức được thế này đây, các bạn có ý tưởng gì không?

 

Nguyễn Duy Lập

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

237 BÌNH LUẬN

  1. chuẩn không cần chỉnh , ở VN không cần nói ai cũng biết như thế nào rồi , thế mà có mấy bạn có tí chức trong hội SV đã lên mặt thật buồn cười , mình cũng chả thèm chấp làm gì !

    • Không chấp bọn nó bạn ơi,chắc cũng chỉ chạy theo hình thức như cái nền giáo dục như bh thôi…..tự tìm kiếm cơ hội ở các hoạt động và dự án bên ngoài trường nhé!

  2. Một góc nhìn mới. Mình không đồng ý ở vế sau của câu: Tuy nhiên, theo mình nghĩ thì trước hết sinh viên cũng phải vô cùng năng động và có năng lực hơn cả nhà trường, thì việc trao quyền đó mới xảy ra!.

    • Mình nói câu đó là để dành cho Canada chứ ko phải VN,tức là phải có môi trường giáo dục dân chủ đã thì mới tính được việc tự chủ hay trao quyền.
      Còn VN thì nói đi nói lại cũng là thể chế.Ngay bộ GD là bộ cao nhất về GD còn ko quyết được nữa thì tự chủ chỗ nào.Nên giáo dục VN chỉ có thể dẹp bỏ chứ sửa chữa thì ko được nữa 🙁

  3. Quan trọng hơn cả chính là bản thân mỗi người trẻ phải biết thứ mình thích và mình hứng thú với điều gì, nó có ý nghĩa gì, từ đó TỰ TÌM LỐI ĐI RIÊNG cho mình, đừng trông chờ vào nền giáo dục đất nước – nó chỉ làm bạn thất vọng mà thôi. Ví dụ: bạn thấy tiếng anh cần thiết và có động lực để học nó, lên mạng kiếm phương pháp, tài liệu v..v..

  4. mình thấy ở nước ta môi trường học tập kém quá, đọc bài viết mới thấy bên họ giáo dục đi xa thật, sinh viên ủa mình nên tự năng động và tự chịu trách nhiệm cho bản thân thay vì trách móc hay đợi cải cách , ko thì ra trường thất nghiệp là cái chắc.

      • mình cũng thấy nền giáo dục nước ta kém, muốn thay đổi thì cần thời gian và sự quyết liệt từ xã hội ,mình cũng quan tâm và cảm thấy bức xúc vs nó (nên giáo dục mà mình đang đk áp đặt) nhưng bạn à, nếu ta cứ đổ lỗi và đợi chờ sự thay đổi từ nó thì bạn đàg làm việc vô ích và phí phạm thời gian đấy , hãy cố gắng vì chính tương lai của bạn.

      • Mình thấy trường RMIT bên quận 7 cũng đóng tiền cao ngất ngưởng mà chất lượng có hơn được mấy đâu,chỉ mang cái mác bằng quốc tế thôi.SV trường này hư hỏng lắm,học thì ít mà chơi bời thì nhiều !

      • Tiền bạc không giải quyết được chất lượng của một nền giáo dục mà quan trọng là môi trường văn hóa xã hội của đất nước.Giáo dục phản ánh đất nước rất rõ.Ko phải cứ nhiều tiền là xong đâu bạn,nếu chỉ đơn giản thế thì quá may mắn cho VN rồi !

        • Hoàn toàn đồng ý với quan điểm là giáo dục phản ánh môi trường văn hóa xã hội.

          Một xã hội trọng bằng cấp thì giáo dục sẽ chạy theo bằng cấp.
          Một xã hội trọng hình thức thì giáo dục cũng sẽ chạy theo hình thức.

          Nói về cải cách giáo dục VN thì chắc nói tới kiếp sau. Nên tốt nhất vẫn là thôi đổ lỗi, vì nghe quá buồn buồn buồn, buồn hỉu buồn hiu luôn. Dù rằng sinh ra là người VN, “bị” giáo dục trong một hệ thống như vậy quả là điều thiệt thòi cho các bạn trẻ hoc sinh, sinh viên. Thiết nghĩ điều cần thiết là mỗi người tự giáo dục lấy chính mình.

          Thời đại này, tri thức gần như cho ko mà đúng ko. Google 1 nhát, cả vạn thứ để đọc. Vững thêm tiếng Anh nữa thì sợ gì trời mưa, đúng hông nè !

    • Đúng rồi bạn.Những việc như một nhóm sinh viên trong lớp tổ chức đi phượt chẳng hạn,đó mới là những điều cần làm,nó có tác dụng mở rộng mối quan hệ,kỹ năng tổ chức,…! Tóm lại thì thực tế vẫn tốt hơn mọi lý thuyết !

  5. Ồ,đúng là thiên đường học tập.
    Ở VN không thể cho sinh viên tự chọn môn học được vì nếu làm thế thì mấy môn như LS Đảng,tư tưởng…,triết học MacLeNin,..sẽ không ai buồn học vì nó quá vô nghĩa.Bây giờ sinh viên VN trong tình trạng bị ép đi học,nếu ko sẽ ko cấp bằng.
    Mà mấy môn này thì ngay bộ GD cũng ko có quyền quyết định.

          • Bạn buồn cười. Triết học khác với quan điểm chính trị. Mỗi nước tự lựa chọn thể chế để tự phát triển. Và 1 hệ tư tưởng thì nó chỉ đúng ở thời kỳ của nó thôi. Nó không thể đúng mãi được.
            Và bạn đang ám chỉ ai là tên giết người nhiều nhất thế giới? Ý bạn đang ám chỉ ai? Mác hay Lê nin? Xin thưa, có lẽ bạn đang nhầm sang Stalin. Mà Stalin là ai? Là không phải Lê nin hay Mác.

          • Stalin là học trò của Lenin,Lenin là người đề xuất nên ” thọc lưỡi lê thăm dò vào châu Âu “,Stalin phát triển nó lên đến mức mà LeNin cũng không ngờ !
            Nói chung mình chỉ tôn trọng Mác,còn LeNin là tay chính trị gia cáo già chứ không thể xem hắn là triết gia !
            Nếu muốn triết học tách với quan điểm chính trị vì sao lại cố gắn LeNin vào học thuyết của Mác ? LeNin chỉ là thằng đi trục lợi !

          • Tư tưởng hay mà đường lối dở thì nên dẹp luôn,học làm gì ? Kiếm cái đường lối hay mà học !
            LS Đảng mà khách quan ? SV chứ ko phải Đảng Viên,cớ sao cứ bắt sv phải học ?
            Triết Mác Lê ko hay ko dở thì cùng nên dẹp luôn,học làm gì ? Kiếm cái hay mà học !

          • Tôi chưa bình luận đến việc bắt sinh viên phải học môn này hay môn nọ.
            Tôi chỉ nói rằng, Lịch sử Đảng bản thân nó là khách quan. Còn hay hay dở, là do người dạy! Bạn có hiểu ý tôi không?
            Triết Mác Lê bản thân nó vẫn có ý nghĩa riêng trong cuộc sống, nhất là phần duy vật biện chứng. Nó lý giải thế giới vật chất.

          • Bạn xem kỹ lại đi,xưa nay lịch sử vốn đã là do bên thắng cuộc viết thì nó đã là không khách quan rồi,thắng làm vua thua làm giặc thôi,lịch sử là chủ quan.Mà lịch sử Đảng nữa thì thôi rồi,tung hô chính nghĩa với bốc thơm tự sướng chứ khách quan nỗi gì ?
            Các nước tiên tiến trên thế giới họ ko cần học triết Mác Lê mà họ vẫn hiểu và lý giải được thế giới vật chất.Vì sao vậy ? vì bạn chỉ học duy nhất 1 thứ triết học Mác Lê thì làm gì so sánh được về chất lượng,có 1 cái thì chỉ biết nó và tự khen nó là hay chứ sao !

          • bạn nhầm to. Bản thân Lịch sử là khách quan, không gì thay đổi được nó. Bạn đang nhầm sang Lịch-sử-do-con-người-viết-lại. Thứ lịch sử đó không thể tồn tại lâu. Sự thật luôn luôn là thứ sẽ xuất hiện, thưa bạn. Tôi đang nói về Sự Thật cơ!
            Bạn vẫn không hiểu tôi định nói gì sao? Tôi nói,nếu như môn học này được tôn trọng, dành cho nó sự đầu tư xứng đáng, thì sẽ rất đáng học. Sự đầu tư ở đây là cả cách dạy, lẫn sự thật quá khứ, phải được tôn trọng!

          • Đầu tư xứng đáng cả cách dạy, lẫn sự thật quá khứ.Sau khi đầu tư xong thì ai cũng thấy tại sao phải học một thứ ngớ ngẩn và đầy sai lầm như vậy.
            Bạn không hiểu cách dạy bây giờ nó liên quan tới cái nội dung.Tại sao phải dạy theo kiểu thầy đọc trò chép và học thuộc lòng khi thi cử ?
            Bởi vì cái nội dung của nó không còn cách nào tiếp thu nổi nên phải bắt sinh viên không được viết gì khác ngoài sách thầy đã dạy,nhồi sinh viên như nhồi vịt chứ còn cách dạy nào khác đây ?
            Không còn cách dạy nào khác đâu,vì nếu dạy cách khác thì phải cho phép sinh viên suy nghĩ,có ý kiến,sẽ những bài thi khác nhau chứ không học thuộc lòng từ sách..nhưng họ không bao giờ chấp nhận điều đó !

          • Thế theo bạn học Luật có cách nào hay ngoài cách cầm sách Luật là tụng như tụng kinh?
            Tôi đã nói rồi, môn học có thú vị không còn do người dạy. NẾU BẠN CỐ TÌNH ĐỌC MÀ KHÔNG HIỂU, HOẶC LÀ KHÔNG ĐỌC, THÌ ĐỪNG MẤT CỒNG CMT LÀ GÌ NỮA. Giữ cái ý kiến của bạn đi.

          • Luật là môn học về những điều luật đã được xh thống nhất,ta chỉ cần học để hiểu và tuân thủ theo luật.Mà ngành Luật bây giờ cũng ko bắt học thuộc lòng,đề mở,cho phép mang sách vào,chủ yếu là vận dụng chứ ko tụng nữa,thời kỳ đó qua lâu rồi.
            Triết là môn dạy về cách nhìn nhận thế giới mà cứ bắt phải nhìn nhận theo 1 cách và không cho phép sinh viên có ý kiến gì khác ngoài sách vở thì nhìn nhận thế giới kiểu gì ? Ngay việc xem triết Mác Lê là đỉnh cao phát triển thì cũng là phản giáo dục rồi,triết học là học về vận động phát triển thì có thứ gì là tuyệt đối mà cứ bắt sv xem triết MacLe là ưu việt trong khi nó là triết của thế kỷ trước.Chính Đức và Nga đều đã vứt bỏ nó,trong khi mình cứ bám riết và nhồi nhét !
            Thầy dạy triết của mình cũng cố cải thiện tình hình bằng cách lâu lâu kể chuyện cười cho đỡ buồn ngủ,nhưng vấn đề chính vẫn là do nội dung giảng dạy đã lạc hậu rồi chứ không phải do thầy kém năng lực.
            Bạn đừng nghĩ sinh viên bây giờ thụ động,học Triết ko khó với thời đại ngày nay.Nếu bạn vẫn nghĩ những thứ như duy vật biện chứng là mới mẻ thì bạn cứ việc tung hô,những thứ đó là kiểu tư duy cũ rồi ! Nếu bạn xem học Triết có nghĩa là cầm sách tụng kinh thì bạn cứ việc ngồi mà tụng,mình chỉ thấy đó là sự bất lực của giáo dục thôi !

          • bạn nói kiểu gì ấy. thế rốt cuộc là bạn đang chỉ trích môn học hay chỉ trích cách dạy? Ý kiến của tôi là chỉ trích cách dạy, và bạn đang có xu hướng chỉ trích cách dạy, vậy chúng ta còn mâu thuẫn gì nữa nào?

            Và tôi nói rồi. DH là nơi mà giảng viên gợi ý, sinh viên nghiên cứu và phản biện. BẢN CHẤT ĐẠI HỌC ĐÁNG RA PHẢI NHƯ THẾ. Nếu không được thế thì lỗi là tại CÁCH DẠY, không phải tại MÔN HỌC

          • Chính thầy dạy Triết của mình đã bảo nếu thật sự các em muốn học Triết (đặc biệt là Triết Mác, thầy không nói tới Lê Nin) thì nên tìm đọc bản tiếng Đức, chứ giáo trình Mác-Lê đang giảng dạy trong các trường ĐH hiện giờ tại Việt Nam là được dịch lại từ bản tiếng Nga nên thầy bảo là nhảm lắm
            Đôi khi không phải là do người dạy họ không muốn dạy tốt, quan trọng là họ phải bám sát cái gọi là Giáo trình của Bộ bạn ạ, trong lúc dạy họ có thể lồng ghép các ý kiến mà họ cho là ok, là đúng nhưng khi thi cử này nọ, barem vẫn phụ thuộc vào thứ gọi là giáo trình bạn ạ

          • ý kiến của thầy thì vẫn là ý kiến của thầy bạn ơi. Thầy bạn nói 1 mà không nói 2 rồi. nói như thầy bạn là vứt cả quyển giáo trình vào sọt rác hết? Vớ vẩn!
            Đành rằng CÓ THỂ người ta chỉnh sửa 1 số nội dung trong giáo trình, nhưng đó là nội dung về phần chính trị và kinh tế, còn phàn duy vật biện chứng thì có gì mà phải sửa? Nó vẫn đúng.
            Căn bản của sinh viên là phải tự đi mà nghiên cứu, giảng viên chỉ đặt vấn đề thế thôi. Bất bình thì phải mở mồm ra kiến nghị, không lên tiếng thì bạn chịu là phải, đừng kêu ca gì. do bạn lựa chọn cả, chả ai bắt.
            Mà thầy của bạn cũng thật hay. Dạy môn đó trong khi nói môn đó nhảm nhí. Vậy là thầy đang dạy cái nhảm nhí à? Nếu thầy biết cái gì đúng, sao không dạy cái đúng đi?

          • He he,thật là bổ ích.

            Căn bản là sinh viên tự nghiên cứu
            Tự nghiên cứu thì sinh ra thắc thắc và phản biện
            Phản biện thì cấm nên sinh ra bất bình
            Bất bình nên khuyên nên đi kiến nghị
            Kiến nghị thì thi lại hoặc học lại
            Học lại là do lựa chọn đã kiến nghị chứ chẳng phải do ai.

          • Làm nghề gõ đầu người khác thì đáng ra phải đặt lẽ phải lên trên hết chứ nhỉ? Nói vì miếng cơm mà làm sai trái liệu có đáng thông cảm?

          • Bạn ko hiểu mình nói gì sao ! Mình ko chỉ trích cái gì hết nhưng vì nội dung môn học nó thế nên sinh ra cách dạy như vậy.
            -Vì sao phải thầy đọc trò chép ? Vì nội dung nhồi nhét và áp đặt,không cho phép suy nghĩ gì hết,cứ theo sách mà làm,thầy cũng còn ko dám dạy gì ngoài sách nữa là sinh viên.
            -Giảng viên gợi ý,sinh viên nghiên cứu và phản biện LS Đảng với tư tưởng HCM thử xem có vào tù hay ko ? Đó là do cách dạy sai hay vì nội dung phải bắt người khác công nhận là đúng và ko được phép phản biện nên ko còn cách dạy nào khác !

          • môn học như thế sinh ra cách dạy như vậy?
            Và bạn định nói thêm rằng :”VÌ DẠY NHƯ VẬY NÊN HỌC NHƯ VẬY, VÀ KÊU CA NHƯ VẬY?”
            Buồn cười. Bạn cứ đổ tội hết cho hoàn cảnh vậy!

          • Tất nhiên dạy như vậy nên học như vậy,chủ yếu là để đối phó cho xong thôi !
            Mình ko kêu ca gì cả,thực ra mình cũng phải cảm ơn sự tồi tệ của triết MacLe mà nhờ vậy mình đã tự tìm hiểu và tự học những triết học khác.Ý nghĩa của mấy môn đó với mình là thế,ừ thì cũng học để cho biết nó tệ tới mức nào !

          • Hôm nay phản biện vừa Bác vừa Đảng
            Ngày mai vào khám mang áo sọc
            Bản chất Đại Học lẽ ra là thế
            Mà cứ làm thế,chết ngay thế nào !
            Giảng viên ngồi khóc hu hu
            Lỡ tay gợi ý ai dè quá tay
            Phản biện với tự nghiên cứu
            Sai đường sai lối thẳng ngay vào tù.

          • Theo mình biết thì học Luật không phải là cầm cuốn sách Luật để mà tụng kinh, mà nhớ nằm lòng các điều Luật, mà chính là cách tư duy về Luật. Mình có bạn học Luật Quốc Tế ở ĐH Luật TpHCM, nó không dành quá nhiều thời gian để cầm những cuốn sách Luật mà ra rả các điều luật, nó dành phần lớn thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phiên tòa tập sự,… Chính những hoạt động này sẽ rèn giũa cho người học những kỹ năng của một luật sư sau này, và những điều luật sẽ được tự động ghi nhớ như bản năng của một luật sư 🙂

          • bạn nhầm to. Bản thân Lịch sử là khách quan, không gì thay đổi được nó. Bạn đang nhầm sang Lịch-sử-do-con-người-viết-lại. Thứ lịch sử đó không thể tồn tại lâu. Sự thật luôn luôn là thứ sẽ xuất hiện, thưa bạn. Tôi đang nói về Sự Thật cơ!
            Bạn vẫn không hiểu tôi định nói gì sao? Tôi nói,nếu như môn học này được tôn trọng, dành cho nó sự đầu tư xứng đáng, thì sẽ rất đáng học. Sự đầu tư ở đây là cả cách dạy, lẫn sự thật quá khứ, phải được tôn trọng!

            Còn về việc giải thích thế giới. Từ xưa đến nay có hàng trăm ngàn cách giải thích thế giới khác nhau rồi. Duy tâm có, duy vật có. Theo thánh thần có mà theo khoa học cũng có. Cái gì đúng cái gì sai? Đạo thiên chúa cũng giải thích về thế giới. Nó có sai không? Triết học Mác, phần duy vật biện chứng, giải thích các cặp phạm trù, nó có sai không? Làm sao bạn biết? Cái mà chúng ta hiện giờ đang nhận thức được chỉ là những thứ mắt thấy tai nghe, cái ta cảm nhận được chính xác bằng ngũ giác. Còn những thực thể nữa mà ta cảm nhận được nhưng mơ hồ, khó ai giải thích được, kể cả bằng khoa học. Bạn nghĩ sao? Cái gì cũng có mặt đúng mặt sai, nó không thể đúng mãi mãi được. Tôi tưởng bạn phải hiểu điều này rồi chứ? Bạn học Triết rồi cơ mà?

          • lịch sử không khách quang, nó do người thắng viết, nó chỉ khách quang khi do một bên thứ 3 tức trung gian viết thôi. Bản thân diễn biến lịch sử là khách quang nhưng người viết sẽ ghi nhận theo quan điểm của họ. Nếu lịch sử có thể viết đúng thì đâu có chuyện rất nhiều quan sử của TQ thời xưa bị giết vì viết thật. Chúng ta đang bàn là môn lịch sử (VN hay đảng) được mang ra giảng dạy Còn bản thân lịch sử có dạy đâu mà nói.
            Còn về phần triết học Mác cũng nên học nhưng nếu chỉ học riêng nó thì trở thành phiếm diện. Bản thân một quan điểm triết học thì chưa đủ để khẳng định là khách quang. Chỉ có học toàn diện, mọi quang điểm mới là khách quang bạn à.
            riêng về việc tách triết học Mác ra khỏi thể chế chính trị là hoàn toàn sai, Có thể có nhiều thể chế chính trị khác nhau từ triết học Mác nhưng phần trọng tâm của nó luôn xây trên quan điểm của Mác. Có nhiều người bảo người ta làm sai do diễn giải triết của Mác không đúng là lối nói ngụy biện. Thật ra thì có rất nhiều nhà triết học đã phản biện lại triết của Mác từ lý thuyết cho đến thực nghiệm nhưng chúng ta có được biết hay không? còn câu bạn hỏi RunnningMan “bạn học Triết rồi cơ mà” cũng thể hiện bạn chưa có sự khách quang. Vì sao? vì tất cả chúng ta, cả một nước VN này chỉ học được có một thứ triết duy nhất là triết học Mác, nên khi xem xét vấn đề ta toàn dùng lối biện luận của Mác, cả thế giới quang của bạn đều do lý luận của Mác tạo nên. nếu đã thế thì còn cái gì gọi là khách quang nữa? Khi nào tất cả chúng ta xem Mác như 1 trong hằng hà sa số tư tưởng và ta hiểu sâu những tư tưởng khác như của Mác thì lúc ấy mới thật sự có khách quang. Nhưng xét cho cùng thì điều đó là không thể vì chúng ta biết chúng ta đang sống ở đâu. Chính bản thân tôi đây dù không thích Mác nhưng tôi hiểu rằng trong mọi lập luận đều bị Mác chi phối khoản 80%, tôi muốn thoát ra để tư duy được rộng lớn hơn nhưng cứ vẫy vùng trong vũng hẹp thôi

          • thì tôi đâu có bảo Triết Mác là 100% đúng? tôi đã nói nó chỉ đúng phần duy vật biện chứng.
            còn việc PHẢI HỌC và ĐƯỢC ĐỌC lại là 2 chuyện khác nhau. Tự hào là đã đọc Triết rồi mà còn không hiểu nguyên lý tương đối căn bản, có đáng để tự hào? Đành rằng Triết học mỗi trường phái là khác nhau, tuy nhiên nó đều tập trung giải quyết 1 vấn đề, trong đó có những nguyên lý căn bản – trong 1 góc nhìn chung rộng lớn -không thẻ chối cãi, ví dụ tôi sinh sau bố mẹ tôi thì tôi không thể nhiều tuổi hơn bố mẹ tôi.
            Quan trọng là, AI thấy Triết Mác đúng ở điểm nào? Ví dụ có 2 quyển vở, 1 quyển rách bìa, 1 quyển rách giấy,cứ cho là bạn cần cái đẻ viết đi, là bạn vứt quyển rách giấy đi sao? Tôi thì lấy phần bìa lành và phần giấy lành, đóng lại và ta có 1 quyển vở gần-như-lành-lặn. Ta phải nhận ra cái gì đúng và cái gì sai, lấy cái nọ bù vào cái kia để hoàn thiện.
            Nếu bạn muốn có cảm giác thoát khỏi tư tưởng Mác, bạn phải biết nó đúng ở đâu và sai ở đâu. Giống như bạn muốn thoát khỏi căn phòng, bạn phải nhìn thấy cửa đã. Chứ nếu cứ tối mù mù, dò dẫm thật mệt.

          • Tôi cũng không phản đối học triết học Mác, nhưng nên học cả nền triết học chứ không chỉ có Mác. Chỉ có như vậy ta mới có óc nhận xét và phán đoán khách quang, nhìn ra được ưu và nhược của một học thuyết hay tư tưởng. Riêng về phép biện chứng là của Hegel chứ không phải của Mác, Mác chỉ là người phát triển nó thông qua biện chứng lịch sử và từ đó cho ra học thuyết của riêng ông.

          • Thì tôi đâu có bảo chúng ta chỉ nên học cái nào? Cái chính là: phải nhận biết được cái gì phù hợp và đúng chứ? Chê cái này sai (ở một điểm) và cho rằng nó sai tất, rồi khuyên nên học 1 thể loại triết học khác? Chả cái gì đúng 100% cả đâu. Biết kết hợp cái đúng lại mới là HỌC.
            Còn phép biện chứng của Hegel hay Mác phát triển, tôi nghĩ ở đây không quan trọng lắm. Quan trọng là nó đúng.Mà nói cho rốt ráo, thì Hegel cũng không phải người sáng tạo nó. Ông ta có lẽ chỉ là người khơi ra vấn đề biện chứng thôi, còn biện chứng thì xuất hiện lâu lắc rồi, từ thời Plato lận (cái này xem wiki), hoặc ở trong các nguyên lý của Phong thủy cổ đại đã xuất hiện rồi.

          • He he,mình ko may mắn như bạn được,mình chỉ học Lịch Sử do con người viết thôi chứ chưa học được loại Lịch Sử không phải do con người viết ! Chắc bạn đã nhận được sách Lịch Sử từ thiên đường gởi xuống cho bạn ?
            Triết ko có đúng sai mà chỉ có phù hợp hay ko,nếu lạc hậu rồi thì nên bỏ đi,ý mình là thế !

          • bạn đang cố tình hiểu sai ý tôi? Tôi không viết nghĩa đen ra cho bạn hiểu. Hay nói thế này: Lịch sử là dòng chảy của thời gian, là tất cả các sự kiện diễn ra từ quá khứ tới trước thời điểm nói! Đó là lịch sử khách quan. Còn cái mà tôi ghi là lịch sử do con người viết, thì con người đó chính là những người chỉnh sửa cái khsach quan theo cái chủ quan. Tôi thừa nhận có ghi thiếu ý ở chỗ đó.
            Còn thì, lịch sử không chỉ do con người viết ra thôi đâu bạn. Các bằng chứng khảo cổ, nghiên cứu bằng chu kỳ bán rã, chắc đúng là do thiên đường vứt xuống thật!
            Còn về tính đúng-sai. Đúng-sai là đúng-sai trong mỗi thời kỳ, về căn bản nó cũng là phù hợp-không phù hợp. thế thôi.

          • Lịch Sử Đảng mà cần tới bằng chứng khảo cổ với chu kỳ bán rã chi vậy bạn ?
            LS Đảng mình đang học là do Đảng viết,chẳng thấy dòng chảy nào cả,tất cả quy về một mối : sự lãnh đạo tài tình,tính tất yếu của Đ,vai trò lịch sử của Đ,Đ là vị cứu tính,nhờ ơn Đ,..nói chung cứ ghi mấy câu này vào bài thi thì sẽ không bị thi lại 🙂

          • Cảm ơn bạn,mình ko dám nhận vì tư tưởng đó do mấy sv đi trước truyền lại thôi.Nói ra thì cũng hơi xấu hổ,khi làm tiểu luận Triết học MacLe mình mượn bài của mấy anh năm trước đánh máy lại y chang sửa lại tên mình thôi,nộp cũng được 6đ,miễn qua là được.SV ai cũng làm vậy chứ ko riêng gì mình,khổ thế đấy !

          • chả hiểu bạn có đọc kỹ không nữa.
            tôi nói lịch sử đảng là cần bằng chứng khảo cổ với chu kỳ hồi nào thế bạn?
            Bạn đang ngụy biện rồi đấy:
            LS đảng, đại khái là có mấy nội dung: Bối cảnh lịch sử, Diễn biến, Nội dung, Ý Nghĩa. Nếu nói người ta viết dối, thì cũng chỉ dối ở chỗ người ta bỏ phần xấu đi, chế thêm phần ý nghĩa vào chứ không thể bảo người ta đổi trắng thay đen trắng trợn được. Bạn cứ giữ cái quan niệm cực đoan, cho rằng người ta sai là sai tất như thế, chúng ta chả còn gì để bàn

          • Sai hay đúng gì thì cũng bắt phải ca tụng Đảng mới qua được thì sai đúng còn có nghĩa lý gì ? Bạn ngây ngô thế,sai hay đúng là điều sinh viên không cho phép bàn ở đây,chỉ có nhồi sọ thôi,làm bài y chang sách,dám viết cái sai vào bài thi ko,rớt cái chắc !

          • Bạn thật sự khiến tôi vừa ười vừa lắc đầu ngao ngán vậy. Ai bảo bạn bắt buộc phải nhồi sọ mới qua môn? Nếu bạn thích kiến nghị, luôn và ngay đi, còn nếu không thể kiến nghị thì đừng ngồi đây võ mồm với tôi. Tôi đang chỉ ra cho bạn cách sống chung với lũ, còn thì nếu thích làm don Quixote, tự nhiên đi!
            Bạn đọc đề thi, nó hỏi cái gì sai? Cho tôi biết đi.
            Các bạn lúc nào mồm cũng ông ổng:”nói lên sự thật” Vậy các bạn biết sự thật gì? Các bạn trải qua những gì? Đại đa số các bạn chỉ là những người sinh sau đẻ muộn, căn bản vẫn thừa hưởng những gì người xưa để lại, sướng chưa đủ hay sao mà còn muốn chê bai? Bao giờ bạn chịu cái hoàn cảnh như thế, thì hãy lên tiếng, bạn ạ.
            Và một khi bạn lên tiếng vì cái đung, việc gì phải sợ? Chả lẽ CÔNG LÝ của bạn bé hơn cái chế độ giáo dục này à? Nếu bé hơn thật thì đúng ra bạn nên ngậm miệng lại.

          • -Ko ai cần bạn dạy sv sống chung với lũ,bao nhiêu thế hệ đã đủ hết mánh khóe rồi.
            -Công lý luôn bé hơn bạo lực,công lý thường bị vùi dập,đó là chuyện đời mà.Công lý luôn bé hơn chế độ giáo dục,cứ nhìn thầy Đỗ Việt Khoa xem là biết chứ cần gì !
            -Sai hay đúng ko bao giờ có ý nghĩa trong những môn học này,đừng hỏi sai đúng ở đâu khi không cho phép làm khác,làm khác là rớt.
            -Mình ko nói lên sự thật nào cả cũng ko chê bai ai,nhưng môn học nội dung tệ thì cứ nói là tệ chứ việc gì phải ca tụng nội dung tốt nhưng cách dạy tệ.
            -Cứ được học là sướng thì mình cũng bó tay bạn,chính bạn mới là người đang cố thừa hưởng chứ ko dám phản biện để phát triển cái cha ông để lại lên cao.

          • Bạn đang nhầm “sống chung với lũ” và “thủ đoạn, mánh khóe” đấy. Sai khái niệm!
            Công lý LUÔN bé hơn bạo lực? Chắc Việt Nam bạo lực quá nên mới oánh thắng Pháp với Mỹ :)) và đúng ra là có cả anh Liên Xô với anh Trung Quốc xưa góp sức nên VN hồi đó mới bạo lực thế :))
            “Sai hay đúng không bao giờ có ý nghĩa”: ăn khoai mà bạn vứt cả củ lẫn lá thì chả hiểu bạn ăn gì. Người ta không cho phép bạn nói những gì TRÁI với giáo trình, nhưng GIÁO TRÌNH THÌ KHÔNG PHẢI 100% SAI. Bạn phủi hết cả cái đúng đi thì chả còn gì để bàn.
            1 lần nữa lại phải chỉ ra cái mà các-bạn-bất-mãn-mù-quáng đang gặp phải: phủi sạch! Cứ phủi hết đi, bạn còn lại gì? Còn lại con mắt tối tăm có cũng như mù, cái tai nặng đặc có nghe như điếc. Người ta có mắt để nhìn đúng sai, có tai nghe phải trái. Còn dạng dạng mà mù quáng thì chỉ tròng dây vào cổ rồi thích dắt đi đâu là đi theo đấy thôi.

          • một nửa sự thật thì không phải sự thật vì nó làm ta lầm lạc bạn à. nhìn thì có vẻ bạn bảo vệ cái đúng nhưng tôi lại không thấy bạn chỉ ra cái sai, nếu có thì cũng qua loa. bạn cũng giống như những điều bạn chỉ ra nhưng bạn lại ở thái cực ngược lại. chính vì thế bạn không thật sự hiểu những điều mà những người khác đang nói. rõ ràng cái xấu nhiều hơn cái tốt nhưng bạn biến cái tốt thành nhiều hơn. thành ra rất khó trao đổi với bạn.

          • Ấy dà,mình chủ thớt đây,lần đầu mở thớt ai dè mọi người tranh luận loạn xà ngầu 🙂
            Vậy mình đề nghị thế này :
            – PhamThanh lựa ra cái hay,cái đúng để giữ lại.
            – Hoanglz và các bạn khác lược bỏ cái sai,cái không phù hợp đi.
            Sau đó tổng hợp hết lại thành một môn gọi tên là môn học ” Đảng-Mác-Lê-Hồ ” ,sau đó kiến nghị lên bộ GD chỉ cần học 1 môn này là đủ,vừa đúng vừa đỡ mất thời gian sinh viên 🙂

          • Các cmt khác bạn viết thường rất đúng nhưng cái này thì bạn viết sai trầm trọng đấy nhé. nếu chỉ dạy những cái đúng mà lược bỏ cái sai của nó thì nó làm ta thế nào? tôi có một ông hàng xóm thường buôn lậu nhưng cũng làm từ thiện, rồi tôi chỉ kể với bạn những cái tốt của ông ta cho bạn nghe thôi thì bạn nhìn ông ta thế nào? vẫn là câu cũ, một nửa sự thật không phải là sự thật. chỉ giữ lại cái tốt để dạy thì làm người ta có cái nhìn phiếm diện. nếu không nói toàn bộ sự thật thì tốt nhất nên dẹp bỏ, khỏi học những môn đó, nếu học thì phải đúng sự thật nhưng điều này khó xẩy ra. thành ra chúng ta cứ than vãn thôi, quyền bắt học là quyền của bộ GD, quyền than vãn là quyền của chúng ta ha ha

          • Cái này là giải pháp giải nhiệt cho vui thôi,bạn nghiêm túc quá đó,chỉ riêng việc dám tổng hợp ra cái môn học mới ” Đảng-Mác-Lê-Hồ ” đã có nguy cơ ” sai đường lối ” rồi,he he..
            Ai cũng hiểu là chỉ có thể bỏ đi chứ còn lọc với lược gì nữa,giống như dạo này đang rộ lên vụ ” đánh chuột đừng làm bể bình “,trong khi con chuột và cái bình là cùng một thứ chứ sao tách ra được 🙂

            Mà cái gọi là đúng chưa chắc gì đã là đúng mà chẳng qua là chưa bị lộ đó thôi.he he 🙂

          • hi hi, nhưng cũng có người rất nghiêm túc như mình đấy, chỉ tiếc là người đó lại không hiểu.
            còn cái đúng mà chưa chắc đã đúng thì mình biết đôi chút nhưng vì muốn luôn được sống vô tư không ai để ý nên mình không nói làm gì cho mắc công 🙂
            còn cái việc bạn yêu cầu gom lại một môn nhưng nếu họ lại kéo thời lượng ra gấp đôi của 4 môn công lại thì càng chết toi hơn đấy.

          • He he,nói chung cũng là quan điểm cá nhân của mỗi người.Vào THĐP một thời gian thì mình thấy là có 2 dạng quan điểm
            -Một là chấp nhận cuộc sống bi đát rồi cố tìm cách vớt vát một chút gì đó hay ho,tốt đẹp,thà có còn hơn ko,dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn..
            -Hai là không thể nào chấp nhận phí phạm cuộc đời cho những thứ vô nghĩa nhưng ngoài phê phán ra thì cũng chẳng biết làm sao.
            Nên hai bên cứ hay tranh luận cãi nhau,ai dè ai cũng vậy,nhưng mình thì thấy dạng thứ 2 sống nghiêm túc hơn vì có lẽ là họ quý trọng cuộc sống vì thời gian dành cho mấy thứ vô giá trị sẽ mất đi mà ko quay lại được.

          • Hi hi.
            Mình mới lần đầu mở topic mà xui xẻo gặp phải người đó.
            Bạn ơi,ko phải người nào cũng nên tranh luận.Một số người thì với họ,việc tranh luận đồng nghĩa với sự xúc phạm,mình thấy hình ảnh cái chày và cái cối rất phù hợp với họ.

            Mình cũng tính nói THDP khóa cmt lại nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì đường phố VN mà,có rác thì mới là đường phố chứ,hi hi.
            Bây giờ mình chỉ viết khi gặp người phù hợp thôi,he he..

          • Mình rút kinh nghiệm rồi, sẽ không bao giờ tranh luận với những người như thế nữa, bình luận của họ mình cũng không muốn đọc luôn. Nói chung là không quan tâm làm gì cho mệt. Mình cũng học cách của bạn hi hi.

          • Nếu bạn có quan điểm như vậy, chắc bạn cũng chả sờ đến cmt này của tôi đâu.

            Bạn có bao giờ quay mặt đi khi người khác đang nói chuyện 1 cách rất lịch sự với bạn?

            Không biết tôi nhầm không, nhưng có lẽ cái mà tôi với bạn làm mấy ngày qua là Tranh Luận. Tranh Luận, ít ra bạn phải bác được cái sai của tôi chứ? Bạn có bác bỏ được nó không? Bạn ngụy biện hết lần này đến lần khác, và sau cùng là chấm dứt, vứt bỏ cuộc tranh luận vào ngõ cụt? Bạn nói tôi xúc phạm nhân phẩm bạn? Bạn phỉ báng bao nhiêu người. Nếu tôi đáng bị kết tội phỉ báng bạn, thì bạn đáng tội phỉ báng cả 1 thế hệ. Bạn lờ chuyện đó đi?
            Bạn làm gì vậy? Bạn có tôn trọng tôi, như tôi vẫn đang tôn trọng bạn?

          • Ông hàng xóm nhà bạn, buôn lậu và làm từ thiện, cái ví dụ đó có vấn đề. Không buôn lậu thì có làm từ thiện nổi không? Làm cái xấu xong mới nghĩ đến cái tốt á?
            Ví dụ của bạn, tôi đề xuát ý kiến này, là thay bằng ví dụ của tôi: Ông bạn là kẻ sát nhân, nhưng bố bạn lại là người làm từ thiện. Như thế mới khách quan. Bởi vì lịch sử dân tộc ta, những người giữ nước là 1 tập thể, còn những người kéo đất nước này xuống lại là 1 tập thể khác. Bạn gộp 2 tập thể đó vào và ví dụ thành 1 người là sai rồi đấy,

          • cái ví dụ của tôi người khác đọc hiểu tôi muốn nói gì sao bạn lại không hiểu nhỉ? tôi có trả lời cmt đó rồi nhưng dính kiểm duyệt. tuy nhiên qua cmt này của bạn tôi nghĩ bạn không xứng đáng để đọc nó. sau này sẽ không tranh luận với bạn nữa. hãy cứ giữ lấy những gì bạn đang có. Ok

          • Tôi phải nói với bạn bao nhiêu lần nữa nhỉ?
            Tôi chưa bao giờ nói tôi không đồng ý với quan điểm mà bạn đưa ra, nhưng tôi quả thật không bao giờ đồng tình với mấy cái ví dụ của bạn.
            Tôi nói rồi, lấy ví dụ sai, căn bản làm người đọc hiểu sai vấn đề, trừ khi trong đầu họ đã tâm niệm vấn đề đó sẵn rồi. Còn không, thì đó là ngụy biện.
            Nếu bạn lấy ví dụ sai mà lại viết quan điểm đúng, thì chứng tỏ bạn không hiểu vấn đề mà bạn viết, bạn chỉ viết theo ý người khác thôi.
            2 thế hệ như thế mà bạn gộp vào thành 1 người, cách ví dụ của bạn nguy hiểm quá đáy. Vậy cứ theo cái ví dụ của tôi nhé, ông bạn là kẻ giết người hiếp dâm các kiểu, bố bạn là người lương thiện như bồ tát, vậy chắc là tôi nên theo ý bạn mà kết luận rằng “ông cha” bạn là kẻ thối nát nhỉ? Nghe có hợp lý không? Xin lỗi trước vì lôi ông cha bạn ra làm ví dụ, nhưng tôi nghi đó là ví dụ có sức nặng nhất.
            Xứng đáng để đọc bình luận của bạn (hay bài viết nào đó)? Chưa tính đến trường hợp tôi đúng, cứ cho là tôi sai, tôi ngu. 1 đứa trẻ nghèo đói không có quyền đi học? 1 đứa trẻ chậm hiểu không có quyền đi học? Quyền nào? Dựa trên điều khoản nào, hiến pháp nào? Có công ước quốc tế nào quy định như bạn viết không?

          • Ồ. Tôi nói đích danh ông cah bạn thì bạn nói xúc phạm cá nhân bạn,vậy khi mà bạn gộp 2 thế hệ vào mà phỉ báng, gạt phăng mọi công lao của họ, đổ cho họ những tội họ không làm, thì nên gọi là gì? Sỉ nhục chưa đủ, vu khống chưa xứng. Bạn đang xúc phạm cả 1 lớp người đấy, chỉ vì cái cách nhìn của bạn!
            Nếu THDP thấy có dấu hiệu xúc phạm nào trong ví dụ của tôi, hãy chứng minh cho tôi thấy trước khi xáo cmt. Tôi rất cảm kích!

          • Đúng rồi, đúng rồi
            Phải ví dụ thế
            Cho những người mơ
            May ra sực tỉnh!
            Mình chửi bao người
            Thì là “Lẽ phải”
            Bị lôi ông cha
            thì kêu xúc phạm?
            Đúng sai không biết
            Cứ mù quáng ghi ?
            Thật giả không rõ
            Kẻ điếc mới nghe!

          • vấn đề ở đây là 1 phần sự thật chứ không phải 1 nửa sự thật.
            Người ta giấu đi cái xấu chứ không sửa đổi nó.
            Còn nếu bạn biết điều gì về lịch sử đảng mà bị sửa đúng thành sai, hị vọng có thể chia sẻ để khai sáng cho tôi.

          • Vậy bạn có thể trộn cát với cơm rồi ăn mà vẫn khen ngon không ? Mình thì đành vứt bỏ cả chén cơm ! Chắc là bạn cũng ráng ăn vì dù sao cũng có ít cơm trong đó,đứa nào mù quáng ăn khen ngon thì đứa đó đang bị tròng dây vào cổ đấy 🙂

          • Buồn cười thật.
            Để tôi nói lại cho hệ thống.
            1/ Bạn đã lựa chọn con đường học trường DH chính quy, nghĩa là chấp nhận luôn cả cách giáo dục như thế này, vậy bạn nên chấp nhận nó, hoặc nếu bất bình thì kiến nghị với chính phủ, chứ ăn thua với tôi ở đây chả ích gì cả, chỉ đang chứng tỏ sự vô lý của bạn thôi. Tự mình chọn lựa rồi lại kêu gào vì nó. Quá nhiều người vướng vào đoạn này.
            2/ Việc nhận thức đúng-sai không giống như cơm với cát. Nội dung giáo trình vẫn có thể được nhận thức bằng tư duy lô gic. Cơm với cát thì không dùng logic mà loại bỏ được. Bạn vì chút cát mà vứt cả bát cơm, hạt cơm hạt gạo đối với bạn thật dễ dàng. Nếu là tôi, tôi sẽ đổ bát cơm đó vào bát nước sôi, khuấy lên cho bớt cát và xơi phần cơm thu lại. Thế thôi. Mà suy cho cùng thì ăn tí cát chả vấn đề gì cả, chưa phải lá ngón.

          • 1/ Bạn nghĩ là nên chấp nhận cách giáo dục này thì cả đất nước VN đang bàn về cải cách gd để làm cái gì ? Bàn với nhau cũng cấm à,thần kinh có bị gì ko vậy ? Vì giáo dục chính quy là vậy nên chấp nhận từ đời này sang đời khác ?

            2/ Kêu gào là cho bản thân mình à,suy nghĩ chút đi,nói thẳng mình học cũng qua gần hết các môn này rồi,hậu quả cũng lãnh đủ hết mà ko hề phàn nàn gì vì ai cũng phải chịu chứ ko chỉ riêng mình.
            Vậy kêu gào là cho bản thân mình hay cho nền gd nước nhà sẽ tốt hơn ? Ai đang cản trở sự cải cách giáo dục,bạn hay tôi ?

            3/ Tự mình lựa chọn rồi lại kêu gào còn nếu ko kêu gào thì lại phê bình một bộ phận không nhỏ thanh niên ngày nay có lối sống vô cảm,ít quan tâm phê phán,he he he.

            4/ Cứ việc đổ bát cơm,khuấy cát hay làm gì đó là việc của bạn.Tôi có chén cơm ngon khác mà ko phải khuấy đổ hay xơi tí cát gì cả.Và đúng là hạt cơm hạt gạo của tôi rất dễ dàng,chỉ sợ ko đủ sức chứ ko sợ thiếu.

            5/ Nếu một nền gd mà ko cho phép sv phản biện và nói ra ý kiến của mình thì nói thẳng đó là cách giáo dục xem con người cũng chỉ như con chó bị huấn luyện.Cứ việc ca tụng và chấp nhận nó,đó là việc riêng của bạn.

            Bạn chỉ là người đi bắt bẻ chứ không phải là người muốn xây dựng và góp ý cải cách.Bạn chỉ muốn mọi người chấp nhận cái tồi tệ bằng cách lấp lửng và đổ lỗi đó là do lựa chọn ! Sau đó lại nói có kiến nghị thì đi nói với chính phủ,đó là cách lý luận của kẻ đuối lý không biết tôn trọng người khác,nên bạn ko đáng để tôi trả lời nữa.Stop here !

          • Lại thêm 1 người nữa đọc nửa chứ không đọc cả. Rất chán. nhưng tôi lại là người hiếu chiến.
            Bạn nói bàn cải cách giáo dục, vậy bạn nên bàn với ai? Giải quyết được vấn đề gì?
            Bạn bàn với những người cùng-bất-lực-như-bạn, có được cái gì hay không, ngoài thỏa mãn cái ích kỷ, cái giận dữ của mình? Tôi chả cấm cản gì bạn, nhưng tôi thấy cái cách mà bạn đang phản đối giáo dục như thế thật nhảm nhi và vô nghĩa! Nếu phản đối, hãy phản đối với những người có quyền hạn và trách nhiệm. Hiểu chưa bạn?
            Hậu quả mà tôi phải gánh chịu? Tôi không mù quáng đến mức học cho thuộc những bài giảng. Tôi biết đúng sai. Nếu đó là hậu quả, tôi chấp nhận luôn. Còn hậu quả của bạn là gì? Tìm kiếm 1 sự công bằng, trong khi mình không muốn hi sinh? Ai cho bạn?
            Bạn kêu gào cho nền gd nước nhà tốt hơn? Bạn đã bỏ gì ra vì nó? Tiền học? Tiền của bạn?
            Bạn lựa chọn và bạn kêu gào vì lựa chọn của mình, đó là sự vô lý. Tôi phê bình những kẻ vô lý, vậy tôi đúng hay tôi sai? Phải có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình chứ! Tôi cưới 1 cô vợ, trách nhiệm của tôi là chăm sóc cô ấy, chung thủy với cô ấy, mặc dù tôi biêt cô ấy xấu người xấu nết. Nhưng tôi đã lựa chọn, tôi phải có trách nhiệm. Bạn không có trách nhiệm với lựa chọn của mình sao?
            4/ Ờ, bạn có chén cơm khác thì cứ xơi đi. Hay chia sẻ cho những kẻ khác cũng được. Đáng buồn là không phải ai cũng có điều kiện như bạn. Hoàn cảnh cũng không hào phóng những sự lựa chọn cho mọi người. Thế thôi. Bạn đưa ra hình ảnh chén cơm mới để ẩn dụ cho điều gì?
            5/ Cái này mới thực sự là biểu hiện cho sự vô lý của bạn. Bạn cứ phản biện, nhưng mà bạn phải phản biện đúng chỗ. MÀ bạn cũng chả phải người đầu tiên đâu. Vì sao mà phản biện không có kết quả? Vì nói không đúng chỗ. Nói với nơi có quyền hạn không nói, nói loanh quanh với nhau thế này thì giải quyết cái gì?
            Bạn có vấn đè về đọc hiểu không mà bảo tôi ca tụng? Việc phê bình 1 thứ thì hoàn toàn khác so với việc tâng bốc thứ ngược lại. Ngụy biện nhé!
            Ai bảo tôi không muốn góp ý xây dựng cải cách? Vấn đề là NÓI VỚI AI ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ? Trừ khi ai đó trong THDP là đại biểu quốc hội, hay nhà báo lão luyện có sức ảnh hưởng, thì nói chuyện ở đây giải quyết cái gì? Trả lời tôi đi!
            Lấp lửng? Lấp lửng cái gì cơ? Đổi lỗi cho lựa chọn? Tôi á? tiên trách kỷ hậu trách nhân, hãy biết nhận cái sai của mình khi lựa chọn trước khi lên án hậu quả của lựa chọn đó. Bạn chơi với 1 thằng lừa đảo bạn 1 vố, vậy thì bạn phải tự trách mình khi chơi với 1 đứa như vậy. Bạn bị lừa đảo và bạn sập bẫy, thì bạn nên trách mình ngu muội vì “thông minh thế mà vẫn bị lừa”, trước khi trách kẻ kia thông minh hơn và lừa được bạn.

            Đuối lý ư? Kẻ nào đuối lý? Kẻ chỉ biết nói cho hả cơn giận mới là kẻ có lý? Bạn không bỏ công sức ra mà muốn xoay chuyển vấn đề? Thực sự, nếu đó là cái kiểu có lý của bạn thì tôi thà vô lý còn hơn, nhưng thật may lại không phải vậy. tôi vẫn tôn trọng những người phản hổi ý kiên của tôi, và tôi trả lời đang hoàng, chứ không phải người vì bức xúc mà giận cá chém thớt đâu. Bạn trả lời hay không tùy bạn. Câu hỏi tôi đưa ra thật đơn giản và không gài bẫy, không ngụy biện. Mà bạn không trả lời được thì nhận thức của bạn thật kém!

          • Thấy chưa thấy chưa
            Như thế đúng chưa !
            Nhà báo lão luyện
            Thì mới nên nói
            Đại biểu quốc hội
            Mới được luận bàn
            Nếu đã lựa chọn
            Thì ko kêu gào
            Phạm Thanh làm vậy
            Các bạn noi gương
            Im lặng ko nói
            Là khỏe ngay thôi
            Nếu muốn góp ý
            Xe ôm chạy thẳng
            Tới bộ giáo dục
            Mới là cải cách.

          • làm ơn viết văn xuôi di bạn. Đọc thơ 1 lần thì thấy buồn cười, cũng thú vị, hay hay. Đến lần thứ 2 bạn làm thơ chả khác nào vả vào mặt các nhà thơ cả. Bạn không giỏi thơ thì đừng tỏ ra hay chữ! Tôi chả muốn bàn thêm với bạn nữa.

          • Bạn bị sao nhỉ?
            Bị cuồng rồi chăng
            Đâu cũng thấy mặt
            Cũng thấy dấu răng?
            Tôi tuy thích có
            Những người lăng xăng
            Nhưng tôi chẳng thích,
            Những người nói nhăng!

          • Buồn cười. Xưa nay có chuyện 1 người 1 mình thay đổi cả bộ máy không? Trên phim thôi bạn ơi. Nếu bạn kiến nghị 1 mình, tôi cho là bạn ngu. Nếu không áp dụng tiếng nói số đông và dư luận, thì đừng mong cái gì thay đổi. Tôi không làm được việc kiến nghị nên phải sống chung với nó đây, nhưng tách mình khỏi bị hòa tan vào nó.

          • Nói thật đầu óc bạn có vấn đề quá ! Ko ai kêu ca hay đòi quyền lợi gì ở đây cả,học mấy môn này thấy cách gd bất hợp lý thì góp ý cùng mọi người xung quanh thôi ! Bạn thì ngồi tự hào rằng mình hơn người vì đã biết im lặng.Có lẽ kết thúc ctm ở đây,mình cũng chán những sinh viên trẻ con như bạn,hazzz…

          • ồ vâng. Trái ý bạn thì bạn gọi là trẻ con. OK càng tốt.
            Bạn kể câu chuyện bạn của bạn từng kiến nghị. Bạn của bạn kiến nghị 1 mình, vậy thì đó là lỗi của bạn-của-bạn. Tôi cũng đang nói ý kiến của mình với bạn đấy thôi? Mà bạn nên xem lại xem, có bao nhiêu con người ở đây muốn đòi quyền lợi? Họ không chỉ nói để bình luận thôi đâu. Họ bất lực, họ là trẻ con, cái gì không vừa ý học, họ nghĩ là kêu gào lên, sẽ có người đáp ứng!

          • Chỉ có bạn suy nghĩ là mọi người đang kêu gào để được đáp ứng hay đòi quyền lợi.Bạn nghĩ mọi người vào trang THĐP với mục đích đó à,THDP là cái gì mà quyền với lợi ở đây,THĐP đáp ứng được à ? Bạn có vấn đề khi nhìn người khác sau đó chụp mũ họ theo ý kiến của bạn,chán !

          • Tôi không làm được việc kiến nghị nên phải sống chung với nó đây ? Một khi bạn lên tiếng vì cái đúng, việc gì phải sợ? Chả lẽ CÔNG LÝ của bạn bé hơn cái chế độ giáo dục này à? Nếu bé hơn thật thì đúng ra bạn nên ngậm miệng lại.

          • Bạn làm tôi nhớ lại 1 câu của Napoleon:”Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”.
            Căn bản là như thế.
            Các bạn cứ kêu gào cho đã đi.
            Nhưng vấn đề là ai đứng lên và nói ra? Khi người đó đứng lên, ai dám theo (hay chỉ nói mồm)? Ai can đảm?
            Trả lời luôn: ít ra tôi không có can đảm đứng lên lãnh đạo đám đông. Tôi không có gan! Nhưng tôi vẫn hơn nhiều người ở chỗ: tôi không kêu gào đòi cái gì cả. Tôi không ngồi đó ăn vạ đòi quyền lợi cho mình. Tôi biết, tôi không hành động được, thì cũng không nên nói. Nói mà không làm thì chỉ chứng tỏ mình là người yếu đuối, võ mồm thôi.

          • Bạn là người duy nhất ở đây cho rằng bàn về thực trạng giáo dục tức là đòi quyền lợi,hay kêu gào,hay phải lên tới bộ mà nói,và bạn tự hào vì bạn ko làm được nên ko nói gì,cái vòng luẩn quẩn thôi.
            Đó chỉ là suy nghĩ của bạn,mình stop ở đây vì có nói cũng chỉ đi sai vấn đề mà chủ topic đưa ra.

            Mà tốt nhất bạn đừng nên vào trang THĐP làm gì,tất cả mọi bài viết ở đây đều không hành động được gì đâu,nên cũng đừng nên ctm nữa,như thế sẽ giúp bạn thể hiện cái hơn người là không nói gì !

          • Môn lịch sử Đảng mà đầu tư bằng cách tôn trọng sự thật quá khứ thì mọi tội ác,sai lầm của Đảng để đâu cho hết ? Ừ,lúc đó thì rất đáng học nhưng lúc đó thì Đảng đã sụp đổ rồi,mà Đảng sụp rồi thì cũng ko cần học làm gì ! Bạn lại mơ rồi !

          • Đã có những nhà viết sử dám nói lên sự thật rồi đấy, sao bạn không đọc? Vấn đè là, nếu bạn không nhận thấy cái gì tốt, đúng mà cứ cho là xấu hết thì quả thật, bạn chả cần đi học làm gì. Người ta đi học để nhận ra cái đúng cái sai, nếu bạn nghĩ có thể nhận ra hết rồi thì học phí tiền.
            Công tội của ai, ra làm sao , qua thời gian khắc sẽ được người đời đánh giá.
            Ngoài lề: 1 cmt gửi tới các bạn kêu ca việc học chán ngán và phí thời gian
            Còn về việc đăng ký học: Căn bản học Đại Học là để các bạn tự nghiên cứu, giảng viên chỉ đưa ra vấn đề. Nếu bạn chấp nhận việc đọc chép thì đó là lựa chọn của bạn, không phải của chế độ hay gì hết. Bạn tự nguyện theo và bạn kêu gào? Bạn mâu thuẫn quá đấy!

          • Có những nhà viết sử dám nói sự thật không có nghĩa là giáo trình sẽ được sửa lại.Mình không nói LS Đảng là ko đáng học nhưng nó đáng cho Đảng viên hoặc những ai muốn theo Đảng,vì sao phải bắt sv học,phục vụ công tác tuyên truyền chứ gì,chỉ phí thời gian,phí tiền của sinh viên.
            Những môn khác thì ko nói chứ mấy môn LS Đảng,tư tưởng HCM,triết MacLe..thì mình vừa thách vừa đố bạn tìm ra sinh viên nào không chấp nhận việc đọc chép và học thuộc lòng khi thi cử mà có thể vượt qua được nó.Bạn đã thấy những sinh viên ” tự nghiên cứu ” phải thi đi thi lại bao nhiêu lần chưa ? Không một sinh viên nào mà tự nguyện đi học và đọc chép cả mà nó là sự áp đặt và nhồi nhét,không viết giống sách thì rớt,thi lại,thế thôi !
            Vậy giờ mình cho bạn lựa chọn giữa treo cổ và uống thuốc độc thì bạn có kêu gào ko,hay là nói mình đã được lựa chọn chết chứ ko phải do ai ?

          • Mình cũng sinh viên đây,nếu bạn đã có phương pháp để vượt qua những môn như triết Macle,CNXH,tư tưởng HCM…mà không phải chấp nhận việc đọc chép và học thuộc lòng theo sách thì bạn có thể viết thành 1 bài để truyền kinh nghiệm được ko ? Cảm ơn bạn !

          • Trời tôi đã nói đi nói lại là do cả cách dạy của giáo viên nữa mà?
            Khẳng định lại với bạn, tuy nội dung giáo trình mà sinh viên bh phải theo tuy có phần lệch lạc, nhưng không phải lúc nào nó cũng sai lầm hết. Những căn bản lý thuyết thì chúng ta vẫn thừa nhận nó. Bạn học như thế là qua rồi đấy.
            Trường hợp của tôi: nhà trường tính điểm quá trình 20%, thi 80%. Tôi đi học đủ thì quá trình 8, là được 1,6 điểm. Đi thi tôi học các định nghĩa căn bản, các tính chất trọng yếu – duy vật biện chứng (với môn Triết) mốc thời gian trọng yếu (lịch sử). với Tư tưởng HCM: tư tưởng của Bác thì không hề sai, chỉ có các bạn cứ nhìn vào những gì Đảng bây giờ làm mà bảo tư tưởng của Bác sai là hỏng bét. Bây giờ người ta lấy Bác ra làm lá chắn để làm những việc ba láp ấy, các bạn phải biết phân biệt đúng sai. Những cái trên không thể sai được – đừng vơ đũa cả nắm mà bảo nó láo toét. Kết quả tôi được trung bình 6 điểm mỗi môn, căn bản vì tôi không học kỹ như các bạn khác. 6*80%=4.8, cộng thên 1,6 điểm quá trình là tôi được 6.4 là đủ qua rồi.

          • Cứ tưởng bạn có cách gì mới ! Khổ quá,người ta có cho phép tranh luận và nghi ngờ đâu mà bạn cứ tranh luận tư tưởng Bác là đúng hay sai.Chỉ riêng việc dám suy nghĩ vậy là thầy đã cho rớt rồi đó.Mình mệt mỏi lắm,sao cho qua thôi chứ đúng sai làm gì rồi rước khổ vào thân à ! Hazzz…

          • nếu tất cả mọi người cùng giữ tư tưởng cam chịu như bạn thì thật nguy hiểm!
            CÁi tư tưởng cam chịu, nếu thế hệ kháng chiến mà có cái tư tưởng đó thì chúng ta chắc không ngồi đây mà ăn rau muống bàn chuyện giáo dục như thế này!

          • Ồ! tôi cũng như bạn, không có khả năng lãnh đạo tập thể, cũng không to gan lớn mật. Nhưng tôi khác bạn ở chỗ, tôi không kêu ca gì, không bất mãn gì. Nếu mình không thể làm thì cũng không nên nói. Nói để mà làm gì?

          • Bạn có bị gì ko vậy ? Tôi kêu ca cái gì,tôi chỉ hỏi bạn có cách gì mới qua mấy môn này mà ko phải học thuộc lòng ko ? Sau đó bạn quay ra chê bai tôi có tư tưởng chỉ biết cam chịu,rồi lại nói tôi ko làm được thì đừng nên nói gì !
            Bạn là đứa bị thần kinh.Stop !

          • Ko có khả năng
            Ko to gan mật
            Ko kêu ca gì.
            Ko bất mãn gì
            Ko làm được gì
            Cho gì cũng ăn
            Đặt đâu ngồi đó
            Tai dài cụp xuống
            Mắt cũng cụp xuống
            Nói để làm gì
            Ko nên nói gì
            Ko nên làm gì
            Sống ko âu lo
            Đời buồn nhạt nhẽo.

            Bài thơ sự im lặng của bầy cừu !

          • Ồ. Thôi khỏi đá xoáy, nói thẳng vào tôi luôn này, và tôi cũng chỉ luôn mấy thứ ngụy biện mà bạn vừa nêu ra:
            3 câu dầu: cứ cho là đúng, với tôi!
            Không có khả năng? Bạn thì có. Show hàng luôn đi. Làm gì đó thật kêu vào, cho tôi sáng mắt ra? Làm có được không mà chỉ trích. Đồ yếu đuối!
            Không có gan mật? Bạn thì có gan! Vậy mà tôi chưa thấy 1 tên tuổi nào tên Anh Đức, xuất thân từ THDP mà dám làm gì to tát như kiến nghi lên bộ giáo dục đấy!
            Không kêu ca gì? Việc gì phải kêu với lũ lắm lời? Bạn bất mãn và bạn ngồi đó – ngồi trên vũng lầy – kêu. Tôi bất mãn và tôi biết tách biệt: Tôi học những gì đúng!
            câu 5: không làm được gì? Bạn thì làm được gì?

            Cho gì cũng ăn: ờ cho cái gì mà con người ăn được thì tôi cũng ăn. Còn hơn có kẻ hất cả bát cơm vì vài hạt sạn :)) Cuộc sống dễ dàng quá nên không biết mồ hôi máu mắt của người khác mà 🙂
            Đặt đâu ngồi đó:)) LOL. Xem lại mình đi! Chả ai đặt tôi vào đâu cả. Tôi lựa chọn học trường tôi học, tôi không đồng tình với cách giảng dạy, nhưng tôi biết khả năng của mình đến đâu, làm được và không làm được gì. Còn bạn, bạn học ở đây, và bạn làm được gì hơn tôi ngoài việc kêu ca như 1 kẻ yếu đuối với những kẻ yếu đuối. Tôi định nghĩa kẻ yếu đuối như thế này: kêu gào với những kẻ hèn nhát như mình. Người dũng cảm sẽ đương đầu với quyền lực, nhưng dũng cảm kiểu đó mà không thông minh thì cũng là ngu dốt. Tôi chả thông minh nhưng cũng không yếu đuối đến mức lu loa như 1 đứa trẻ con, không vừa ý mình cái là kêu này kêu nọ.
            Tai dài cụp xuống? Tôi nghi ngờ khi bạn viết dòng này thì cái màn hình bạn dùng là màn hình GƯƠNG :)) Mà buồn cười, bài thơ con cừu, mà tai dài cụp xuống tôi nghe đâu như là loài chó Dachshund vậy! Có vấn đề về nhận thức?
            Nói để làm gì? Khi mà không giải quyết vấn đề? Đó gọi là Thừa cơm!
            Tôi không thừa cơm để đi nói những chuyện mà không giải quyết được.
            Làm gì có ích, chứ không phải là làm những việc mình không làm nổi, mà khồng đem lại cái gì khác ngoài 1 món hời tên là Thiệt Thân!
            Và 2 câu cuối, xin lỗi, chả biết ai buồn :)) Người biết nhiều cũng buồn, người biết ít cũng buồn, chỉ có người biết nhắm mắt là vui :))

          • Đây rồi đây rồi
            Tri kỷ là đây
            Chúng ta là bạn
            Cùng nhau bất lực
            Trên vũng lầy thôi

            Anh Đức bất lực
            Phạm Thanh cũng thế
            Ko dám kiến nghị
            Cũng ko thông minh
            Phạm Thanh tách biệt
            Nên đời sướng ghê
            Nên học theo bạn
            Học theo cái đúng
            Nếu không làm nổi
            Thì đừng có làm
            Tiết kiệm chút cơm
            Có lý có lý 🙂

          • Chỉ thích thỏa mãn,
            Cái tôi con con
            Không biết nghĩ lớn
            Thì đừng nói càn!
            Không đồng ý ư?
            Cứ kêu gào tiếp
            Chửi rủa chế độ
            Để thu được gì?
            Chút đồng cảm vặt
            Của kẻ thấp hèn
            Chỉ biết võ phím
            Bực tức với nhau?
            Bạn thì thích vậy
            Tôi thì chẳng thèm!

            Nếu không gan lớn
            Cũng đừng tiểu nhân
            Sao không hành động
            Để đỡ thiệt thân?

            Cái kiểu thơ con cóc như bạn tôi cũng làm được vậy.

          • Cảm ơn bạn hiền
            Làm thơ con cóc
            Hưởng ứng phong trào
            Mình chỉ thích chém
            Gió cho vui thôi
            Ai mà trúng gió
            Chẳng may đó thôi
            Ai biểu có tật
            Nên hay giật mình
            Tôi chẳng quan tâm
            Đứa nào trúng gió
            Ráng chịu ráng chịu.

          • bạn viết thế này, 1 là bạn không hiểu vấn đề tôi nói hoặc 2 là bạn đang cố tình ngụy biện.
            Một người tỉnh táo người ta cũng biết rằng cái Đảng bây giờ đang lấy Bác Hồ ra làm bình phong che đậy cái xấu của mình.

          • Đúng là như thế
            Cái thùng rác tốt
            Vứt đi làm gì
            Đâu có dư đâu
            Thùng rác của Đảng
            Đảng cũng có rác
            Ai mà chẳng thế
            Cần có thùng rác
            Không sai không sai

          • Không thể nhìn vào những gì Đảng làm bây giờ mà nói Bác sai
            –> Đảng chính là kẻ đã làm trái lời bác dạy,vậy Đảng phải học lại tư tưởng HCM hay sinh viên ?
            Người ta lấy Bác làm lá chắn
            –> Chúng ta cũng phải học tư tưởng HCM để biết lấy Bác làm lá chắn !

          • xin phép thôi không rep cái cmt của bạn nữa. Quá mù quáng. Nếu cần bạn có thể nghiền ngẫm lại cái cmt trước của tôi.
            Ví dụ bố mẹ bạn dạy bạn có cái đúng cái sai (hẳn là thế rồi, thời bố mẹ bạn khác thời của bạn, và bố mẹ bạn không bao giờ đúng 100% cả), vậy bạn định rũ hết những gì bố mẹ bạn dạy? Hay bạn định nghe theo cái đúng, rũ bỏ cái sai? Bạn không trả lời được thì đừng lên án giáo dục nữa. Do bạn cả thôi.

          • cmt trước thì nói ko thể nào sai được
            cmt này thì nói không bao giờ đúng hết,có đúng có sai
            Vậy cái xấu của Đảng là do học theo cái đúng của bác hay cái sai của bác ?

          • Chia sẻ bí kíp cùng anh em sinh viên trên này.Mình cũng sinh viên đây,với mấy môn này thì mình đi học để có cái mặt điểm danh,sau đó ngủ trong lớp hoặc đọc sách khác hay làm việc khác,sau đó cuối kỳ thì mượn tập mấy đứa siêng năng chép bài học thuộc lòng y chang,có khi hên thì vẫn điểm cao như thường,hehe.

          • Tôi thì khác bạn, với mấy môn như triết Mác, kinh tế chính trị hay lịch sử đảng vẫn là có mặt điểm danh nhưng khi thi thì không học thuộc lòng hết đâu, mỗi bài mình sẽ rút gọn thành 7-10 dòng thôi. sau đó học thuộc rồi khi thi thì cứ phăng ra cho dài, còn phăng thế nào thì trên báo đài ta vẫn thường nghe đó, ca cho nhiều vào là được. Vốn những bài học đó rất dài nhưng nếu bạn biết tổng kết thì nội dung nó chẳng có bao nhiêu cả.Tất nhiên điểm không cao nhưng chẳng khi nào phải thi lại cả ka ka.

          • Mình có đứa bạn ko biết học kiểu gì mà 9đ môn triết MacLe,ngồi chém gió một hồi nó bỗng nói ” Ơ,vậy ra MacLenin là hai người chứ ko phải một người à ? “,ko sao nhịn cười được,cuối cùng mới biết nó nhờ mấy đứa khác đi thi giùm !

          • Bác có từng là sinh viên chưa mà ctm kỳ cục thế ? Tự nghiên cứu triết,LS Đảng với tư tưởng..làm cái gì ? Bác rảnh dữ vậy ? Chuyên môn lo chưa xong,tối đi làm thêm,ngu gì mà tự rước phiền não vào người,học thêm Anh Văn thôi đã đủ chết rồi chứ mấy môn đó thì học quấy quá cho nó qua thôi chứ còn cách nào khác.Nếu mình đi nghiên cứu thì mình là thằng ngu,mấy môn đó cấm ý kiến mới mà,phải rập khuôn theo thầy thì sống sót.Cứ đọc chép và học thuộc lòng là xong !

          • Tùy mỗi người thôi bạn. Bạn không thích thì người khác thích, sao hải mỉa mai người ta như vậy? Bạn không thích quan tâm đến lịch sử, ồ vâng bạn có thể đi.
            Chẳng hạn bạn chỉ quan tâm đến kiếm tiền mà không quan tâm đến sinh học chẳng hạn. Sẽ có người khác làm việc đó. Chẳng may, ai cũng như bạn hết thì toi. Nhỡ bạn hôn nhân cận huyết thì toi cả mấy đời nhà bạn rồi. Ý tôi là, mỗi môn đều có mục đch riêng, đừng vì mình chán mà kêu người khác chán cùng.
            Lưu ý là, ý nghĩa môn học thì khác với CÁCH MÀ GIẢNG VIÊN DẠY
            Còn môn Triết, căn bản là nó hỗ trợ quá trình tư duy và tìm hiểu nguồn gốc con người. Mục đích của nó căn bản là vậy.
            Môn LS đảng: cái này hơi khó giải thích. Bạn sống trong thời đại hòa bình là nhờ Đảng ngày xưa cho bạn. ĐẢng thành công khi giành độc lập tự do. Vậy bạn cũng nên học để biết Đảng làm thế nào mà thành lập được, mà thành công được. Chẳng may về sau có sự cố thì có khi chính bạn phải đứng lên mà làm cái nhiệm vụ to tát ây đấy.
            Tư tưởng HCM thì khá bao quát. Nhưng nhìn chung thì tư tưởng HCM là hướng con người đến sự tiến bộ, qua cách tự rèn luyện bản thân và xây dựng hệ tư tưởng đúng đắn.
            Đừng có thù ghét cái chế độ giáo dục mà phủi luôn cả ý nghĩa sơ khai của môn học nhé bạn.

          • Ừ,nếu bạn thấy có giá trị thì cứ việc học và nếu thích có thể
            bưng lên bàn thờ mà thờ,nhiều người trong xã hội cũng làm như vậy mà.
            1/ Môn Triết : Đã muốn hỗ trợ tư duy sao còn bắt học thứ triết
            cũ rích cũ mèm ? Đã muốn hỗ trợ tư duy sao ko cho phép tư duy mà phải đọc chép và thi cử phải y chang những gì sách nói,đó là giết chết tư duy.
            2/ Môn LS Đảng : Lại ca bài ca ơn Đảng,nhất tướng công thành
            vạn cốt khô ! Đ ko nhờ ơn xương máu của dân để ngồi lên đầu dân thì thôi chứ,ơn nghĩa cái gì ? Ừ cứ học cho lắm vào rồi thử thành lập Đảng xem cái Đảng mà bạn đang thờ có đập chết bạn hay ko ? Cứ việc ra tòa mà kêu la tôi chỉ học theo Đảng,tôi chỉ dự phòng sự cố cho Đảng.
            3/ Môn tư tưởng HCM : thà học tư tưởng Newton.Eintern còn
            hơn ! Cứ việc học đi rồi thử theo tấm gương bác mà ra đi tìm đường cứu nước thử xem có bị Đảng đập chết hay ko chứ ở đó mà học hỏi .
            Tôi ghét chế độ nhưng học hành thì ra học hành,đừng nhồi sọ cả
            một thế hệ vì mục đích chính trị !

          • Tôi thực sự nghĩ rằng tôi cần phải sửa lại bạn đấy. Xuất hiện quá nhiều vấn đề trong cmt của bạn, mà quan trọng nhất ở đây là mỉa mai ý kiến người khác. Nếu phải sửa đống lỗi của bạn, rất mất thời gian, nên tôi chỉ nêu ra thôi, nếu bạn không có ý sửa lại thì chúng ta hết chuyện:
            1/ Thì là mỉa mai rồi.
            2/ Bạn không đọc kỹ comment của tôi mà vẫn giữ cái ý kiến phiến diện, vậy là không tôn trọng tôi.
            3/ Bạn phủ định toàn bộ quá khứ. vì một số sai lầm của thé hệ sau chiến tranh mà bạn gạt bỏ toàn bộ lịch sử quá trình. Một việc làm hết sức ngu ngốc và mù quáng.
            4/ Ngụy biện. Bạn lấy cái việc thế hệ sau bóp méo hình ảnh Đảng mà bêu xấu cả thế hệ trước. Chính Bác cũng còn dạy: cán bộ Đảng là đày tớ của nhân dân. Như vậy ý nghĩa của Đảng là tốt. Còn cái không tốt là NGƯỜI-ĐIỀU-HÀNH-NÓ.
            Bạn, cũng như kha khá người trẻ bây giờ, tôi chẳng biết có thù hận gì chế độ không mà cứ hễ nghe xấu là nhảy vào chê bai vùi dập. Chẳng khác nào con rối rẻ tiền vậy. Giật dây thế nào thì nói thế ấy. Mắt mù, tai điếc, được cái mồm gắn loa thì ông ổng lên. Không biết đúng sai, thiệt lắm bạn ạ

          • à đó là ý nghĩ của tôi thôi :)) chứ còn ai mà sửa được 1 người chứ? Bố mẹ bạn còn không có hi vọng thì tôi tuổi tôm à :)) Ở bạn cả mà 🙂

          • Tôi? Hay là bạn? Người ta xỉa xói cả 1 thế hệ đi cứu nước, thì được? Kể cả ông bà cha mẹ bạn không sống tong thế hệ đó, thì cũng không được phép mỉa mai, phỉ báng họ chứ? NẾu bố mẹ bạn, ông bà bạn sống trong thế hệ đó mà bị 1 đứa con, đứa cháu nói thế có nghe được không? Nếu bạn bảo tôi không biết gì về nhà ng khác thì đừng nói, thì xin lỗi bạn, bạn Mắt Đời kia còn không được bàn đến lịch sử dân tộc cơ bạn ạ. Cứ cho là tôi xúc phạm 2 người đi, thì bạn ấy đang phỉ báng cả Bác Hồ, Bác Giáp và hàng trăm nghìn những người ông, người bà, người cha, người mẹ đấy!

          • Bạn thờ bác,thờ đảng nên bạn thấy thú vị,còn người khác thì ko giống bạn,đó chỉ là quan niệm chính trị cá nhân.Nói đi nói lại thì cũng là vấn đề chính trị.Bạn mâu thuẫn với những bạn khác ở trên này,cũng là lý do đó thôi.Tôi thì chán ngán nên chẳng muốn dây vào.Thế thôi.
            Còn Mắt Đời muốn bàn cái gì là chuyện của Mắt Đời .Tôi ko quan tâm.

          • Ừ,đang chơi Call of Duty đây,suýt bị over.Túm lại vẫn là vì chuyện chính trị thôi,xa rời chủ đề cải cách giáo dục rồi ! Tôi tôn trọng quan điểm chính trị cá nhân bạn dù tôi khác bạn,nên hy vọng bạn cũng thế.Tất cả chỉ là khái niệm thôi.Bạn và các member khác trên này cãi nhau um sùm mà tôi thấy y hệt như đứa thích ăn phở thì khen phở ngon,đứa ko thích thì chê là dở,cuối cùng gào thét cho đã đời thì đứa nào to mồm hơn thì thắng chứ ko được gì cả.Nói chuyện như vậy thà chơi game sướng hơn,bye !

          • Ồ,chỉ cần có 2 máy tính và 1 cái ghế văn phòng có bánh xe để trượt qua trượt lại thôi ! Mình ko làm được việc mà Napoleon đã làm còn Napoleon cũng ko làm được việc mình đang làm.Thân !

          • Nếu bạn ghét chế độ thì có thể chuyển qua nơi khác mà. Chế độ bây giờ cũng còn là thoáng đấy,vẫn cho phép bạn đi du học. Một khi bạn còn lựa chọn ở lại đây thì đừng phàn nàn gì về lựa chọn của mình 🙂

          • Bạn vẫn có thể học những phần Đúng trong giáo trình. Giáo trình nó không 100% sai đâu bạn, đừng có nhìn thực tế thối tha mà quy luôn cả lý thuyết đúng như thế. Nếu bạn cứ chán ghét luôn cả lý thuyết thì tôi cho rằng bạn chẳng cần học môn gì nữa.

          • Không phải chuyện đúng sai mà là chuyện có ích hay vô ích thôi.Bạn thấy học LS Đảng là có giá trị,còn tôi thấy vô nghĩa,tôi còn không quan tâm tới nó nữa chứ ở đó mà rảnh đâu mà xem đúng với sai,Nó sẽ có giá trị với các Đảng viên tương lai,tôi thì không,nó không đáng để tôi nhìn.
            Tôi vẫn hăng say học lý thuyết những môn học khác mà tôi thấy là có giá trị.

          • Bạn ko hiểu ý mình,cách dạy dỗ tệ hay ko thì mình ko nói nhưng mấy môn đó có mang lại giá trị gì là mấy cho cuộc sống đâu
            1/ Bạn đừng nghĩ là mình ko thích học Triết.Chính vì thấy sự vô nghĩa của Triết Mác Lê mà mình đã tự mình học về triết học hiện sinh và triết học Mỹ,cứ học đi,nếu tìm thì sẽ thấy,bạn sẽ thấy thế giới hiện nay đã đi xa về triết học tới mức nào và tại sao chỉ có vài nước nghèo nàn,lạc hậu như VN là đi học triết Mác Lê.
            2/ Lịch sử Đảng học làm cái gì ? Bạn nói LS Đảng khách quan à,vừa thách vừa đố bạn dám viết bất cứ cái gì khách quan vào bài thi đấy,đã có nhiều trường hợp sinh viên bị đì,thậm chí ko được cấp bằng vì đã dám khách quan ! Nói thẳng đó là môn học thuộc lòng,sai một vài chữ so với sách thì cũng rớt rồi,khách quan cái gì ?

  6. Úi trời,ko phải nói xấu chứ mấy thầy trường mình đấu đá với nhau kinh khủng luôn,chỉ có chức trưởng khoa thôi mà giành giật làm khổ cả sinh viên.Giáo dục VN cứ như món hàng béo bở,dễ gì mà họ nhả quyền lực ra cho sinh viên tự chủ.Dù sao cũng cảm ơn bài viết của bạn,đúng là thân ai nấy lo chứ ko hy vọng gì vào tấm bằng !

  7. Cảm ơn bạn,mình cũng sinh viên đây,bài viết rất có giá trị thực tế !
    Thật ra không biết phải nói sao nữa,hiện giờ mình đang phải học một số môn mà giáo viên vẫn điểm danh,tới 3 lần,đầu buổi học-sau giờ ra chơi và cuối giờ nhằm đảm bảo sinh viên không thể nào ” trốn thoát ” được.Đương nhiên chắc bạn cũng biết đó là những môn nhồi nhét tư tưởng,sinh viên vừa học vừa ngủ,sách viết sao thầy đọc lại y chang.
    Trước khi vào Đại Học thì ai cũng nói là ko có điểm danh,ai dè còn gắt gao hơn cả phổ thông nữa,mà sinh viên thì ai cũng trên 18t rồi,ho biết tự chịu trách nhiệm chớ,sao cứ phải làm vậy,thật là khổ 🙁

  8. Hi there, great article, thank you for the thoughts!

    Mình hoàn toàn đồng ý với điểm cuối cùng mà bạn nói: “trước hết sinh viên cũng phải vô cùng năng động và có năng lực hơn cả nhà trường, thì việc trao quyền đó mới xảy ra”.

    Mình nghĩ rằng nền Giáo dục Việt Nam là một “system” dổm nhất trên đời, chỉ có cách phá sập nó và xây dựng lại theo một mô hình khác thì may ra mới hiệu quả được. Vì tai hại lớn nhất của nó là tàn phá lòng tự tin, lòng nhiệt huyết của sinh viên, học sinh.

    Vì lý do đó, trông chờ vào GD VN là một điều không nên làm. Điều nên làm là mỗi sinh viên nên tự chủ động việc học của mình, từ chọn học môn gì, sắp xếp thời gian ra sao, tự tìm cách đánh giá lấy chính mình…và tìm kiếm sự giúp đỡ từ mạng Internet, thầy cô nếu cần.

    Ví dụ như học Tiếng Anh, bạn có thể tự chọn học/thi TOEIC hay là IELTS/TOEFL. Sau đó thì đến trung tâm tiếng Anh, hoặc tự google các tài liệu học cần thiết. Sau đó tự học, tự sắp xếp mỗi ngày học mấy tiếng, kỹ năng gì học trong bao nhiêu giờ…Sau đó là tự kiểm tra kiến thức của mình, bạn có thể tự đăng ký thi TOEIC ờ IIG VN hay IELTS ở BC xem năng lực mình tới đâu. Sau đó, nếu thấy chưa được như điểm mình mong ước thì lại học và lại thi, quy trình lặp lại thêm 1 vòng nữa.

    Và nữa, mình nghĩ chúng ta cũng nên ngưng so sánh nước mình với Canada, Singapore hay bất kỳ nước nào khác. Vì một sự thật khó nuốt là mình thua kém quá xa, và quá thảm hại, nói ra thêm đau lòng.

    Nói tới nói lui thì vẫn là tự mình tạo nên định mệnh của chính mình, cũng là tinh thần của chủ nghĩa “Individualism” ở các nước phương Tây. Còn các câu hỏi như: Việt Nam như thế nào, đi đến đâu, trong bao lâu nữa …có thể không cần thiết phải đau đầu vì nó. Vì cá nhân mình vẫn luôn “bi quan” nghĩ rằng, 100 năm nữa không biết VN có gì khác không, có khi lại còn tệ hơn (lúc đó thì mình cũng chết mất dép luôn rồi) ;). Cho nên Screw Vietnam, save yourself first!

    • Mình cũng nghĩ ko nên so mình với các nước khác vì nước ta quá tụt hậu rồi.Đại Học ở VN vẫn theo cơ chế bao cấp,đi học cứ như xin-cho,và sinh viên thì biết ơn vì đã được ” dạy dỗ “,còn nước ngoài họ đi rất xa rồi !
      Bài viết này của mình cũng nhằm mục đích là khuyến khích sinh viên hãy tự nhận lãnh trách nhiệm với số phận của mình chứ đừng quá hy vọng gì vào trường học,chứ đúng là không cần thiết thắc mắc bao nhiêu năm nữa cách giáo dục của nước ta sẽ khác đi.Mình cũng ” bi quan ” về giáo dục VN.

      • Kiếp sau đi bạn ;). những gì kiếp này ko làm đc, kiếp sau làm bù. Kiếp này ko đc học trường xin, kiếp sau học trường siêu xịn. Kiếp này ko đi Tây học đuoc, kiếp sau qua Tây Tạng học luôn ;))))) (just joking)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI