Featured Image: Björn
Dạo này tôi thấy rất lạ, thấy mình ngày càng giống như một kẻ chống lại xu hướng của thời đại. Bài trước thì phê phán lý tưởng về Sự Khác Biệt, bài này thì phê phán cái lý thuyết Cung – Cầu vốn là nền tảng của xã hội, lại có một dự định nữa là phê phán về cái tự do tư tưởng và tự do cá nhân vào thời gian tới. Trong khi chúng là những yếu tố cần được khuyến khích, những yếu tố tôi từng xem là lý tưởng của mình.
Con người có rất nhiều nhu cầu từ tâm lý đến sinh lý, hay nói cách khác thì những nhu cầu đó gắn liền với thể xác và tâm hồn mỗi người. Cơn khát khiến ta bỏ công đi tìm nguồn nước hoặc lao động nhằm tạo ra nước để thỏa mãn. Mà không chỉ là cơn khát với nước, chúng ta cần thực phẩm, nơi ở, tình thương gia đình, tình bạn, tình yêu… Với khả năng của mình, chúng ta có thể tạo ra vài thứ trong đó một cách dư dã. Tôi tạo được nước, bạn tạo được thực phẩm, tôi đang đói còn bạn thì khát, thế là chúng ta trao đổi với nhau theo nhu cầu. Có Cầu ắt có Cung.
Nhưng một xã hội muốn tồn tại thì nó phải loại trừ được những nguyên nhân phá hoại, và phát triển những nguyên nhân mang tính xây dựng. Ví như nếu một người vì nhu cầu của mình mà đi giết người cướp của, người này giết người kia, người kia trả thù người nọ thì xã hội đó sẽ trở nên loạn lạc và cuối cùng dẫn đến sụp đổ vì các cá thể của nó tự tiêu diệt lẫn nhau. Chính điều này tạo nên những luật lệ, sự công bằng cũng vì thế mà được sinh ra, sự đoàn kết được xem trọng, lợi ích tập thể được nêu cao. Đạo đức xã hội cũng được hình thành.
Có nhiều người khi nhắc đến một vấn đề nào đó đang phát sinh dù là tốt hay xấu đều xếp chung vào cái quy luật Cung – Cầu, xem đó là một hiện tượng tất yếu trong cuộc sống. Vì Cung – Cầu có yếu tố quyết định là Cầu nên trách nhiệm của Cung là do cầu. Tại sao có quá nhiều cô gái ra đứng đường? Vì đàn ông có nhu cầu. Vì sao các giáo viên phải dạy thêm khiến các em nhỏ học ngày học đêm? Vì phụ huynh muốn con mình giỏi hơn. Vì sao báo lá cả trở nên tràn lan và được ưa chuộng? Vì quá nhiều người thích đọc những tin tức kiểu đó. Vì sao và vì sao thế này thế kia? Vì con người thích, muốn, yêu, thèm khát chúng. Lập luận này có hợp lý không? Quá hợp lý luôn, anh không có nhu cầu thì ai mà bán kia chớ! Mọi người cứ bảo vậy suốt và thấy rất tự hào khi khẳng định cái chân lý đó. Riêng bạn thì nghĩ sao?
Tôi thì không phủ nhận cũng không đồng ý nên tạm gác lại đó. Tôi chỉ muốn đặt một câu hỏi nho nhỏ thôi. Sẽ như thế nào khi nhu cầu đó là những yếu tố phá hoại sự bền vững và phát triển của xã hội? Khi ấy ta có hai lựa chọn, thứ nhất là chấp nhận quy luật Cung – Cầu là chân lý và để xã hội diệt vong rồi chúng ta chết sạch. Thứ hai là hạn chế chúng ở những mức độ phù hợp với tầm nghiêm trọng của chúng để xã hội ổn định và phát triển, chúng ta sống trong sự yên bình. Giữa 2 điều ấy bạn chọn điều nào? Chọn thỏa mãn tất cả nhu cầu để rồi diệt vong hay tìm cách hạn chế một số nhu cầu để có thể sống?
Có một người bạn từng nói đúng về tầm quan trọng của sự sinh tồn mà khi tranh luận tôi đã có phần xem nhẹ. Loài người có thể tồn tại đến ngày nay vì nó biết tuân theo những quy luật mà sự sinh tồn đòi hỏi, xã hội càng văn minh thì những quy luật đó càng thể hiện một cách rõ ràng. Nên hiểu rằng quy luật sinh tồn không chỉ gói gọn trong câu “mạnh được yếu thua” mà còn có nhiều yếu tố khác tôi đã nói ở trên, những yếu tố đó tạo ra sức mạnh. Từ câu hỏi được đặt ra chúng ta thấy rằng tuân theo những quy luật ấy cũng là một sự tất yếu của cuộc sống.
Mỗi cá thể trong xã hội phải biết ý thức trong sự khống chế những nhu cầu của mình. Trách nhiệm giảng giải, khuyên bảo hay cấm đoán phụ thuộc vào những cá nhân hay tập thể có quyền. Ví như cha mẹ với con cái, nhà trường với học sinh, chính phủ với các cơ quan của mình và dân chúng. Tất cả phải có trách nhiệm với xã hội mà quyền càng cao thì trách nhiệm càng lớn.
Vậy tuy sự quyết định trong quy luật Cung – Cầu nằm ở cái Cầu nhưng con người sống trong xã hội phải biết khống chế cái Cung. Sự khống chế đó là đòi hỏi tất yếu của một xã hội nếu muốn tồn tại. Chính vì thế khi những cái xấu (yếu tố khiến xã hội bất ổn) xuất hiện quá nhiều thì việc cần làm là khống chế ngay cái Cung đó chứ không phải đổ lỗi cho cái Cầu. Sau đó thông qua giáo dục con người để họ hiểu cái Cầu đó là những thứ mang lại tai hại cho họ, khi hiểu ra thì chắc chắn Cầu sẽ giảm. Chính vì thế đừng đổ lỗi nữa mà phải hành động ngay đi.
Nói thật là tôi bắt đầu hơi nản cho việc phải định nghĩa lại đối với những yếu tố thúc đẩy sự phát triển rồi. Lẽ ra những yếu tố đó rất tốt đẹp nhưng cứ bị một số người làm cho méo mó. Tôi ghét mấy thứ mang tính Kinh Viện nhưng nếu không dùng nó thì dùng cái gì để phân tích chính xác một sự việc đây? Chính vì thế nếu ai thấy tôi cứ đề cao đúng – sai, đẹp – xấu, lời lẽ khô khan dư lý mà thiếu tình thì mong là nhận được sự thông cảm. Cứ coi như đây là sự thanh minh của bản thân tôi vậy.
Mắt Đời
Bài viết khá hay. Cảm ơn tác giả nhiều. Dù sao thì những bài viết sẽ giúp người đọc có thêm nhiều góc nhìn về cuộc sống và suy ngẫm cho bản thân hơn. Tôi ủng hộ quan điểm của tác giả.
thank tác giả, mình nghĩ khái niệm cung – cầu trong kinh tế học, cái nền tảng của thị trường tự do cạnh tranh,nó vẫn có mặt trái ( khủng hoảng, ô nhiễm môi trường, văn hóa đồi trụy…), chỉ có điều là các nhà quản lý đã làm gì để hạn chế mặt trái đó? ( quản lý chứ ko phải cấm!)
còn nếu mang nó vào xã hội thì điều bạn nói càng đúng đắn hơn, bản chất thì cái Cầu là sự thỏa mãn cá nhân, nó không chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh lý mà còn là nhu cầu tâm lý
vậy nên nó bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, bởi thông tin sai lệch ( vụ sừng tê giác chữa bệnh).
thế nên giải pháp :khống chế ngay cái Cung đó chứ không phải đổ lỗi cho cái Cầu. Sau đó
thông qua giáo dục con người để họ hiểu cái Cầu đó là những thứ mang lại
tai hại cho họ, khi hiểu ra thì chắc chắn Cầu sẽ giảm.
mình nghĩ bạn đưa ra là khá hay.
chỉ có điều mình là sinh viên bình thường chứ ko phải con thủ tướng nên ko giúp đc vấn đề vĩ mô này @@
để thay đổi những vấn đề vĩ mô thì mình cũng bó tay, nhưng vẫn có những cách giúp tạo ra một sự thay đổi nào đó. đó là vén lên những lớp sương mù cho nhiều người nhìn thấy. bài viết của mình chỉ nói lên những điều mình nghĩ, mình hiểu. và viết bài để chia sẻ với nhiều người khác, để khi ở đâu đó họ gặp những sự phi lý từ một cá nhân hay một đám đông thì sẽ nhận ra và không hòa vào đó.
thật tốt nếu bạn là con của thủ tướng, vì như vậy bạn sẽ có thể thay đổi nhiều điều trong xh này thông qua nhận thức của bạn. nhưng cũng sẽ tốt nếu bạn chỉ là sinh viên, mỗi người đều có thể tạo được ảnh hưởng với những người thân quen. hãy ảnh hưởng những suy nghĩ tốt đẹp và đúng đắn lên họ là được. xét về đời sống thực thì ảnh hưởng của mình là vô cùng hạn chế do sự khác biệt với nhiều người chung quanh. nhưng mình sẽ cố gắng mang những gì là tốt đẹp trên cái ảo này để ai đọc sẽ làm được chúng trong đời thực. có muôn vàn cách làm cuộc sống tươi đẹp hơn nếu bạn thật sự muốn làm.
Đọc bài này mà giật mình thon thót =))
Thật ra tác giả đang hiểu nhầm cái quan hệ kia. Nó chỉ đơn giản là 1 tỉ lệ thuận mà thôi. Nó không bắt chúng ta buông thả bản thân. Nhắc đến nó không phải là đổ lỗi, mà là để chỉ ra nguyên nhân vấn đề. Nhìn sự việc trần trụi nhất có thể thì mới dễ dàng sửa lỗi.
“Đời thay đổi khi ta thay đổi”
Ở dưới có bạn comment vấn đề Giáo Hóa rất chính xác, nhưng rất khó, Giáo Hóa, bản thân nó là sự áp đặt 1 quy chuẩn chung cho số đông người và nó được đánh giá chủ quan bởi những người đi Giáo Hóa. Đúng hay sai, nó chỉ trong 1 ý niệm. Chủ nghĩa độc tài là biến thể của nó. Hãy cẩn thận!
giáo hoá / ý niệm / chủ thể độc tài là biến thể / ..khá hay , hèn chi mới có câu ” cứu cánh biện minh phương tiện ” . Cốt lõi là đạt được cứu cánh theo thế thuận tự nhiên như nhiên , hay là dùng gian manh, ác ôn, quỷ quyệt rồi biện minh cho việc giáo hoá
Đừng Hành Động Nữa. [Mà Trước Tiên] Hãy Suy Tư Về Những Điều Chính Đáng – Cuộc Sống Phải Cần. Đừng Ngại Ngùng Hay E Ngại Khi Nói Lên Những Điều Ấy. Khi Đã Biết Cuộc Sống Cần Gì [Thì Sau Đó] Hành Động Tự Nhiên Sẽ Đến.
[Điều Này Tôi Nói Với Tất Cả Mọi Người Nhưng Không Dành Cho Lũ Người Hạ Đẳng]
Câu hỏi của bạn chỉ có những ngườ làm quản lý, những nhà chức trách nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp mới trả lời được thôi. Bài viết của bạn cũng trả lời cho câu hỏi tại sao những sản phẩm độc hại như rượu, bia, thuốc lá vv… lại cứ tồn tại nhan nhản, và các phương tiện truyền thông thì ra sức kêu gào đừng dùng nữa, nguy hiểm lắm nhưng không mấy tác dụng.
Bạn nói đúng đó, bài này viết cho những ai đọc thì hiểu nhưng nó chủ yếu là nhìn vào những người có quyền và trách nhiệm. Miệng thì cứ khuyên những điều tốt đẹp nhưng cứ để những thứ kém chất lượng tràn vào. Nhưng nếu bạn để ý, bạn sẽ còn thấy rất nhiều bình luận bảo rằng “do người tiêu dùng có nhu cầu chứ không phải do nhà cung cấp” khi người ta chỉ trích những điều tệ hại đang diễn ra.
Khống chế cái cung như thế nào?
Diệt tham nhũng, mọi thứ tệ hại trong xh VN đều do tham nhũng mà ra. Nhưng muốn diệt được tham nhũng thì phải đi sâu vào phân tích nguyên nhân tạo ra nó. Đến đó thì người ta cảm thấy bất lực rồi.
Mọi thứ tệ hại ở VN đều do nhà nước mà ra. Nhà nước cũng là cái nôi của tham nhũng.
Mọi thứ tệ hại đều do nhà nước mà ra
Cung cầu cũng liên quan đến dân trí nữa,càng lạc hậu thì càng thích những thứ hời hợt,càng lên cao thì đòi hỏi chất lượng càng nhiều,trong mọi lĩnh vực.
VN vẫn là nước mà các hãng mì ăn liền ưa thích,bao nhiêu mì cũng hết.Vừa ăn mì vừa đọc báo lá cải,he he..
Mình đang ăn mì đây,bạn nói làm mình chạnh lòng đấy !
Ai biểu bạn hiểu nghĩa đen,mì ăn liền là nghĩa bóng mà,nói về những thứ hời hợt ấy 🙂
con người có những nhu cầu rất thiết thực nhưng đôi khi chính bản thân họ lại không biết hoặc bị làm cho quên đi. Ví như ăn sạch, tiếp thu tri thức sạch, một tình yêu trong sạch…Những nhu cầu này phụ thuộc vào cái Cung, nhưng đôi khi những người có trách nhiệm lại bỏ rơi hoặc tìm cách xóa bỏ cái cung đó, họ mang đến cái Cung kém chất lượng rồi khi hậu quả xẩy ra thì lại đổ lỗi cho cái Cầu. Bảo là vì nhiều người Cầu những thứ kém chất lượng nên mới ra thế. Nếu được giải thích, chỉ bảo, giáo dục tốt thì có mấy ai lại Cầu những thứ kém chất lượng như báo lá cải kia chứ.
Giống như chuyện tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Israel,hình như bài viết trên THĐP này !
Ngày xưa Nguyễn Ái Quốc lên án chế độ thực dân Pháp đã cho dân ta nấu rượu uống thoải mái để suy nhược giống nòi.
Còn ngày nay thì VN tiêu thụ bia rượu hàng đầu thế giới,báo lá cải nhan nhản,chưa thực phẩm cái gì cũng nghe mùi Kim Biên,hóa chất tẩm vào mọi thứ đồ ăn uống.
Hóa ra thực dân Pháp nó còn có tình nghĩa hơn bây giờ !
Một đất nước mà đẻ nhiều , đông dân , vẫn chỉ là khía cạnh nhỏ . Khía cạnh lớn là sự giáo hoá mọi người về tánh thiện , hành xử thiện , công bình …….. Bài viết hay
Bạn nói đúng ở sự giáo hóa, có giáo hóa thì con người mới tìm thấy những điều tốt đẹp để làm vật liệu xây dựng nên sự thành công và một đời sống hạnh phúc. Vấn đề trọng tâm của VN cũng nằm ở 2 chữ Giáo Hóa đó
Ở đời có câu;Có thực mới vực được đạo.Con người ta đói thì cần ăn no,no rồi thì mới nghĩ tới ăn sạch,ăn ngon.Rét thì chỉ cần được mặc ấm,ấm rồi thì mới nghĩ tới lành,đẹp.Tối thiểu phải no và ấm rồi mới nghĩ đến HỌC HÀNH,VĂN HOÁ,NGHỆ THUẬT được.Khi có học hành,có văn hoá,có nghệ thuật,thì mọi điều thiện không cần phải Giáo Hoá con người sẽ tự chọn lọc mà tiến tới thôi.
nếu bạn nhìn kỹ vào xh của chúng ta sẽ thấy rằng nhiều điều tiêu cực xẩy ra vì những người có nhiều “thực” nhưng lại ít “đạo”. quán nhậu, bia ôm, cà phê ôm, karaoke ôm, hút chích, khách sạn, đua xe, tham nhũng, hối lộ…đều sinh ra để phục vụ những kẻ nhiều “thực” chứ không phải những người nghèo khó. không những thế, những người nghèo trở nên tệ hơn, trở thành công cụ để phục vụ họ. nhìn đi, giáo dục thế nào? văn hóa, nghệ thuật đang phục vụ cho cái gì. tự chọn lọc? nếu được thế thì xh có như vậy chăng? bạn hãy về các vùng quê, đó là nơi có những cuộc sống bình dị và đạo đức. Giáo hóa cần thiết nhất không phải với những người dân đen mà là với những người dưa thừa tiền bạc và quyền lực kia, vì họ chính là những kẻ dẫn dắt xh này.
Bạn đã hoàn toàn đúng trong việc nêu lên cái hiện thực mà những kẻ như bạn nói là nhiều (thực) nhưng ít (đạo)gây ra.Nhưng bạn muốn giáo hoá những kẻ đó thì lại không ổn rồi.Những kẻ đó theo tôi thì: rất cao về kiến thức,rất hiểu về văn hoá,rất rõ về nghệ thuật đấy.Chỉ có điều buồn là chúng lại mang những cái chúng có làm phương tiện giành giật của cải trong xã hội về cho bản thân hoặc một nhóm lợi ích của chúng thôi(chúng bỏ qua trách nhiệm cá nhân đối với xã hội).Kết luận lại:Trong trường hợp này những kẻ đó không thể giáo hoá được.
đừng đổ lỗi nữa mà phải hành động ngay đi
bạn biết lời đó tôi viết cho ai không?
mình nghĩ nó dành cho tất cả, những người còn có thể hành động
Nó dành cho tất cả nhưng cũng dành riêng cho những ai có trách nhiệm lớn nhất trong xh này.
Và những người được gọi là ” có trách nhiệm lớn nhất trong xh” thì không nghĩ trách nhiệm đó là của họ. Đối với họ trách nhiệm như một
cục than hồng nóng bỏng mà họ không muốn cầm lấy, họ bắt đầu chuyền từ người này sang người kia cho đến khi cục than đó tắt đi và chẳng ai đến sự tồn tại của nó nữa.