Featured Image: Nadiaux
Dạo này nhiều bài viết về chủ đề đại học quá (cả cao đẳng nói chung), nhưng gần như đều có một mẫu số chung là “đại học không học chẳng sao”. Đồng ý là việc học đại học và có bằng cấp ngày nay không còn là thứ đảm bảo bạn sẽ có một công việc tốt, ổn định khi ra trường và càng không đảm bảo bạn sẽ thành công trong cuộc sống. Quanh ta có rất nhiều những tấm gương các ông to bà lớn cực thành công mà chả cần học hành đại học làm gì, như Bill Gates, Ralph Lauren, Michael Dell, Mark Zuckerberg, Steve Jobs… Việt Nam thì có ông Đoàn Nguyên Đức, bà Như Loan, ông Phước Vũ… Họ đều không cần trường đại học mà vẫn xây dựng lên được những siêu cơ đồ khiến bao người nể phục.
Rồi thì những bài viết cho thấy nền giáo dục chẳng qua mục đích chỉ là tạo nên một tầng lớp những nhân công ngoan ngoãn, biết nghe lời phục vụ cho nền kinh tế hàng hóa (cái này tôi đăng chứ ai). Rồi các trang tin tức ngập tràn thông tin về tình trạng thất nghiệp, hình ảnh thạc sĩ bán xôi, trà đá vỉa hè… mà dân mạng có câu chế vui: “Cô gái bán khoai đậu 2 trường đại học sau 4 năm, tốt nghiệp cả 2 trường và tiếp tục về bán khoai.” Rồi thì là mà những câu chuyện bỏ học về tự lập, kinh doanh, khởi nghiệp vô cùng thú vị của thế hệ anh chị đi trước khiến cho các bạn trẻ ngày càng giảm ham muốn đại học.
Tất nhiên rồi, những bài viết chia sẻ đều có lý cả và rất thuyết phục, nhất là đối với những bạn có niềm ham mê kinh doanh (ham mê kiếm tiền) và tính cách tự lập, tự tin, muốn khác biệt. Tôi cũng là một người như thế, tôi cũng không yêu thích trường đại học (cao đẳng) gì cho cam, cũng chẳng hứng thú gì mớ kiến thức lõm bõm xa rời thực tế và những buổi học nhàm chán đó. Nhưng tôi yêu những năm tháng khi là sinh viên, và sẽ không đánh đổi bất cứ gì để lấy nó.
Bạn chia sẻ với tôi về quyết định nghỉ học để theo đuổi đam mê, có lẽ một phần vì bạn tìm được sự đồng cảm và quyết tâm khi đọc bài “Tuổi 24 – Tôi hài lòng với cuộc sống chỉ toàn tiếng cười chê“, tôi thì luôn ủng hộ mọi quyết định mang tính tự lập, trải nghiệm và trưởng thành đó của bạn. Với chỉ một điều kiện là bạn phải chịu trách nhiệm về quyết định đó, và đừng bao giờ phải để bản thân nói ra hai chữ: “Giá như ngày xưa cứ đi học…” Và để cho bạn có thêm một góc nhìn khác trước khi ra quyết định rằng có nên nghỉ học hay không, tôi hy vọng bạn sẽ đọc những lời góp ý chân thành này. (Cũng xin tặng các bạn đang và sắp là sinh viên những góc nhìn khác biệt, hi vọng bạn sẽ tìm được gì đó hay ho cho đời sinh viên của mình)
Dành cho bạn đang chán học và muốn rời xa nơi giảng đường
1. Cứ nghỉ học nếu như bạn đã có sẵn hay đã thiết lập được con đường đi cho riêng mình
Những vị doanh nhân trên kia, họ không nghỉ học để lập nghiệp vì đột nhiên một ngày cảm thấy chán nản đâu, bạn biết không, họ không đi học vì tình thế bắt buộc hoặc phần lớn vì họ đã có một ý tưởng, một ý tưởng khiến họ tự tin và mạnh mẽ, một ý tưởng về lĩnh vực họ đam mê hoặc tài giỏi. Họ có đủ bản lĩnh và quyết tâm để theo đuổi con đường họ đã chọn, nên họ không cần đi học.
Còn bạn? Khi quyết định nghỉ học bạn đã có con đường và kế hoạch cho riêng mình chưa? Nếu chưa có, thì hãy khoan, đừng vội, đừng vội, đừng vội.
Trước tiên, hãy thật sự dành thời gian cho chính mình (việc này có thể áp dụng cả trong giờ học) để tìm hiểu bản thân muốn gì, cần gì, thích gì? Rồi sau đó lên kế hoạch để đạt được điều đó. Nhớ nhé, hãy có một kế hoạch cụ thể, trước khi quyết định rời khỏi trường học. Việc này cực kỳ quan trọng và không bao giờ phí thời gian của bạn đâu.
Sẽ thế nào khi nghỉ học mà không hề có chút dự tính gì, không hề biết mình muốn gì và sẽ làm gì? Thật là vô nghĩa. Bạn sẽ dễ dàng rơi vô trạng thái chán chường và suy sụp, rất nhanh thôi, bạn sẽ nghĩ mình yếu kém và vô dụng, lúc này thì còn tâm trí đâu mà suy nghĩ với chả lập nghiệp cơ chứ.
Nên lời khuyên chân thành của tôi, dành cho những bạn đang học mà muốn bỏ ngang. Đó là trước khi buông, hãy chuẩn bị sẵn cho mình một kế hoạch, một con đường cụ thể, chứ không chỉ đơn thuần một mục tiêu mờ ảo kiểu như “thu nhập 30-50 triệu/tháng” nữa. Vì chỉ khi có con đường, bạn mới có thể bước đi những bước đầu tiên, tự tin và đầy hào hứng, việc này sẽ tránh cho bạn những ngày tháng quay cuồng trong bóng đêm của những ảo tưởng mà trước đây bạn chỉ nằm tưởng tượng.
Bạn yêu thích nấu ăn và muốn mở một quán ăn, ok tốt lắm, hãy viết ra một bản kế hoạch cho quán của bạn và phương hướng phát triển cho nó mà bạn hy vọng.
Bạn thích mở một quán cafe hay một shop thời trang, tốt lắm, hãy lên kế hoạch cụ thể trước khi nghỉ học bắt tay vào việc.
Và hãy nhớ rằng, với việc lập được mục tiêu, lên được kế hoạch và viết nó ra giấy (sổ, file) là bạn đã hoàn thành được 50% chặng đường mà bạn muốn đến rồi đó.
2. Bằng cấp chẳng quan trọng gì, nhưng có một cái thì vẫn hơn không có cái nào
Bằng cấp, hãy xem như nó là một đường lùi, một kế hoạch B trong tủ kiếng.
Việc đi học đối với nhiều người, suy cho cùng chỉ vì một mục đích là để tăng sự lựa chọn trước các ngã rẽ cuộc đời. Nhiều sự lựa chọn thì luôn tốt hơn việc không có hay chỉ có duy nhất một sự lựa chọn.
Hãy cứ hoàn thành việc học, với một tấm bằng trong tủ kiếng, bạn có thể lấy ra sử dụng khi cần kíp, điều này cũng khá quan trọng trong con đường khởi nghiệp sau này. Giả dụ như công ty bạn lập bị phá sản, bạn chưa thể tái lập nó và đang cần gấp một việc làm để trả nợ và nuôi sống gia đình, chiếc bằng cất trong tủ chưa được dùng đến sẽ cho bạn một con đường lùi đắc lực.
Lại giả dụ, bạn muốn lập một công ty nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và chưa có kinh nghiệm gì. Thì việc cần kíp đầu tiên là nên xin vào một công ty về lĩnh vực đó để học hỏi, mà muốn xin vào làm, hẳn bạn nên có một tấm bằng, gì cũng được. Có thể chỉ từ một tấm bằng Marketing sau đó bạn sẽ được đảm nhận cả các chức vụ khác nữa như nhân sự, quản lý, kho vận… thì tha hồ mà học hỏi, mà trau dồi nhé.
Rồi thêm một giả dụ, như trường hợp của tôi, sau những tháng ngày tự kinh doanh, nhìn bạn bè đi làm văn phòng thật thích, mặc đồ công sở, những mối quan hệ công sở, những buổi tiệc công sở. Dù đang có một công việc tự do và thu nhập tốt, nhưng vì là một người thích trải nghiệm nên tôi rất muốn được thử hòa mình vào môi trường đó. Tôi muốn xin một công việc văn phòng nào đó làm một thời gian, lẽ dĩ nhiên, lúc này, tấm bằng cũ kỹ cất sâu trong góc phòng lại phát huy tác dụng.
Bằng cấp, đối với những người thích tự lập thì hẳn nhiên nó chẳng quan trọng gì. Nhưng trong nhiều trường hợp, rõ ràng nó là một kế hoạch B, một kế hoạch dự phòng, kế hoạch background hoàn hảo cho bạn.
Xin được nhắc lại câu này: Bằng cấp thì chẳng quan trọng gì trong việc tự mình khởi nghiệp, nhưng dù sao, có một cái để đó vẫn hơn không có cái nào.
Trường học cho bạn nhiều thứ hơn là kiến thức. Có một thế giới khác sau trường đại học, bạn biết chưa?
Và đây là điều quan trọng nhất tôi muốn nói, cho những bạn đang là sinh viên hoặc sắp làm sinh viên. Hẳn các bạn cũng biết hoặc nghe nói, đời sinh viên là một thế giới khác, rất khác so với thời học sinh, khi mà đi trễ hả? Vô tư đi. Nghỉ học hả? Vô tư luôn. Này thì thích ăn thì ăn thích ngủ thì ngủ, chỉ cần điểm danh và qua kỳ thi là ổn, chẳng ai quản, chẳng ai la… Và cứ thế, tôi biết và tin rằng phần lớn các bạn sinh viên chỉ chăm chăm dùng những tháng ngày này để ăn chơi cho bõ những ngày tháng học hành gian khổ thời học sinh cấp 3 mà thôi. Chẳng ai còn lạ gì hình ảnh những cô cậu sáng ngủ tới trưa, trưa đi học tới chiều và chiều về đi chơi tới tối. Tất nhiên vẫn còn những bạn sinh viên chăm chỉ học hành, chăm chỉ đi làm thêm và tham gia các hoạt động, nhưng số này dường như rất nhỏ so với lực lượng đông đảo “sinh viên lười biếng” ngoài kia.
Đây thực sự là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động và cần phải thay đổi. Khi các bạn đang dùng những năm tháng tuyệt vời nhất cuộc đời chỉ để chơi bời, ngủ nghỉ và kể cả… học hành. Có một thế giới tuyệt vời sau trường đại học, một thế giới chỉ dành riêng cho các bạn sinh viên mà thôi. Hãy khám phá nó.
Hơi vô lý nhưng thật sự đối với tôi mà nói, 3-4 năm trời làm sinh viên, mà bạn chỉ biết mỗi chuyện học, tức là biết mỗi trường học, nhà trọ và những cuộc chơi bời linh tinh, thì thật là phí phạm, vô cùng phí phạm.
Bạn có biết bạn có thể làm bao nhiêu việc tuyệt vời trong khoảng thời gian này, hơn là chỉ học. Này, đừng hiểu lầm nhé, tất nhiên việc đến trường và nghe giảng để vượt qua kì thi là rất quan trọng, nhưng bạn biết đấy, tuổi trẻ, nhất là thời sinh viên, là một môi trường hoàn hảo dành cho bạn khám phá cuộc sống này. Đây là lúc bạn có mọi thứ người ta mong muốn: sức khỏe, thời gian, tự do và cả tiền (không nhiều nhưng bạn vẫn có, phần lớn do ba mẹ chu cấp, không sao, vẫn được tính là có tiền). Thế nên thật hoang phí và ngu dốt nếu để nó trôi qua vô ích. Mà thực tế là phần lớn các bạn sinh viên hiện nay đang để nó trôi qua, trôi mãi. Tôi thấy rõ nét một thực trạng lười biếng của đa phần sinh viên, chỉ toàn chơi bời và hưởng thụ. Đó là một sự lãng phí vô cùng lớn, cả tiền bạc, thời gian và công sức của không chỉ bạn, mà cả cha mẹ bạn nữa. Khi là sinh viên phần lớn mọi người đều mong được đi làm, khi đi làm rồi thì ai nấy lại mong được là sinh viên không lo nghĩ không ưu phiền, không áp lực và ganh đua. Còn tôi, nếu được quay lại làm sinh viên một lần nữa, như các bạn hiện nay, tôi không hứa sẽ chăm học hơn, nhưng nhất định, tôi hứa sẽ làm cho đời sinh viên rực rỡ hơn, hơn nữa…
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ về quãng đời sinh viên tuyệt vời mà bạn đang vô tình bỏ phí.
1. Đời sinh viên – đời trải nghiệm
Tự kiếm tiền bằng chính sức lực của mình
Hãy xin một việc làm thêm nào đó, việc này không chỉ là vấn đề tiền bạc đâu, mà nó còn rất vui nữa. Cái cảm giác học hỏi và trải nghiệm được rất nhiều thứ hay ho bổ ích, sau đấy là niềm vui khi nhận khoản tiền lương đầu tiên trong đời. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa biết bao nhiêu, thấm thía từng đồng tiền mồ hôi công sức của ba mẹ, bạn sẽ không còn muốn hoang phí nữa. Khi là một cô cậu sinh viên mà có thể đi làm thêm là bạn đã lớn hơn rất nhiều bạn bè của mình rồi. Chưa kể nếu như bạn có thể tự nuôi mình và không cần khoản trợ cấp của ba mẹ thì bạn sẽ không biết ba mẹ vui và tự hào về bạn đến thế nào đâu.
Hoặc cũng nên giữ lại làm một khoản vốn riêng vì đôi khi ba mẹ không muốn biết bạn đi làm mà không chịu tập trung học hành. Hãy trữ khoản vốn riêng này lại, tích tiểu thành đại, bạn có thể tự mua sắm những vật dụng mình yêu thích, một chiếc điện thoại mới, một cái máy ảnh, thậm chí một cái xe máy cũ hoặc những chuyến du lịch… Lúc này, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu việc làm chủ cuộc sống của mình.
Việc làm thêm thật sự mang lại cho bạn rất rất nhiều những thứ hay ho khác, bạn sẽ quen nhiều bạn bè hơn, sẽ biết thêm nhiều thứ, chưa kể đến sự tự tin, khả năng giao tiếp và những bài học cuộc sống. Hãy thử làm nhiều việc nhất có thể, vì mục đích đi làm của bạn là để trải nghiệm mà. Hãy thử làm công việc của một nhân viên phục vụ, một nhân viên bán hàng, gia sư hay cộng tác viên cho báo chí… Có hàng trăm hàng ngàn công việc thú vị và vừa sức dành cho bạn. Đừng lười biếng!
Tham gia các câu lạc bộ và các công tác xã hội
Càng nhiều càng tốt, có rất nhiều những đoàn công tác xã hội ngoài kia, đừng nói bạn không thấy, chỉ cần gõ một vài từ khóa vào ô tìm kiếm, sẽ có trăm ngàn hội cho bạn chọn lựa. Hãy tích cực tham gia những hoạt động này, bạn sẽ thấy được giá trị của cuộc sống, sẽ biết mình may mắn thế nào với những mảnh đời ngoài kia. Ngoài ra bạn sẽ dễ dàng quen thêm được rất nhiều những người bạn mới, những người bạn tốt cũng cùng chung suy nghĩ và đầy lòng trắc ẩn.
Sau nữa, dù đây không phải và không nên là mục tiêu chính, nhưng tin tôi đi, nếu như bạn vẫn luôn mong một công việc sau khi ra trường và sợ hãi hành trình xin việc thì những hình ảnh của bạn trong các chuyến đi thiện nguyện thời sinh viên, chắc chắn sẽ là thứ “trang trí” đẹp cho bản hồ sơ xin việc của bạn sau này. Nhất định rồi.
Những câu lạc bộ trong hay ngoài trường học đều có rất nhiều, chắc chắn sẽ có hàng đống sự lựa chọn cho sở thích và khả năng của bạn. Những câu lạc bộ như ý tưởng đột phá, đọc sách, tổ chức sự kiện, khiêu vũ, thiết kế thời trang, thậm chí là câu lạc bộ búp bê… cũng có rất nhiều điều hay ho mà bạn chỉ biết khi hòa mình vào nó. Đó biết đâu lại là mầm mống cho những niềm đam mê mà bạn tìm thấy cho bản thân mình. Đam mê chính là thứ mỗi người cần phải có, để định hướng, để phấn đấu và cố gắng không ngừng. Hãy tìm ra niềm đam mê của chính bạn.
2. Thế giới của những cơ hội
Khi là sinh viên, bạn sẽ có vô vàn và cơ man những cơ hội để tham gia những cuộc thi, tìm kiếm những chuyến đi và những học bổng cực kỳ hay ho, bạn biết chứ?
Học bổng nghe cao vời quá và thường là thứ chúng ta hiếm khi nghĩ mình có thể dành được khi đối đầu với những “siêu sinh viên” mọt sách giỏi giang, chăm chỉ. Ồ, đừng quá lo lắng. Để tôi kể bạn nghe.
Tôi là một sinh viên chẳng giỏi giang hay chăm chỉ gì, như phần lớn các bạn. Điều này không có gì đáng tự hào cả, nhưng tôi lại chẳng thấy xấu hổ hay tự ti chút nào. Vì dù học trên trường không quá tốt nhưng tôi có rất nhiều thứ hay ho thú vị để làm khi ở ngoài trường. Một trong số đó là việc tham gia một cuộc thi nhỏ mà tôi vô tình tìm thấy thông tin trên mạng. Vốn chẳng có duyên với các giải thưởng, nhưng tôi vẫn tham gia và rủ cả cô bạn thân tham gia cùng. Hay ho làm sao, cả hai chúng tôi đều lọt vòng sơ khảo và giành được mỗi đứa một suất học kỹ năng khá cool với mức phí tượng trưng.
Các khóa kỹ năng mềm ngoài thị trường không nói đến nhé, phần lớn toàn là bịp dân, ăn to nói lớn, thùng rỗng kêu to, chui rúc những nơi chật chội tù túng nhìn đã muốn chạy huống hồ gì là học. Đàng này chúng tôi được học một khóa kỹ năng mềm rất tuyệt trong một tòa nhà văn phòng mát mẻ sang trọng, lớp học được trang bị đầy đủ tiện nghi và các giảng viên toàn những người tuyệt vời, những người thành công ở từng lĩnh vực của họ, họ lên giáo án chi tiết, rất hấp dẫn và vô cùng hữu ích.
Mới đầu vào lớp chúng tôi được làm trắc nghiệm nhận diện tính cách khả năng bản thân, sau đó chia nhóm cùng nhau hoàn thành một bài luận “quy mô” nhằm chứng tỏ chúng tôi không phải là một sinh viên “tầm thường”. Chúng tôi được học rất nhiều thứ, từ kỹ năng đàm phán với việc chia đội đại diện cho những công ty lớn, đàm phán với nhau trong một hợp đồng truyền thông tầm cỡ. Rồi buổi học xoay xở giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, lớp chia làm những đội nhỏ, mỗi đội chỉ được phát một số tiền tượng trưng và phải đi xoay xở mua đủ thứ, làm đủ chuyện trong danh sách dài được giới hạn bởi một khoảng thời gian cụ thể, cuối buổi, toàn bộ thành quả thu được cả lớp ngồi liên hoan với nhau quá xá là vui. Rồi vô vàn những buổi học khác, nhận diện giải quyết vấn đề, thuyết trình, làm việc nhóm… Thật sự đi tham quan nhiều lớp kỹ năng mềm sau này tôi vẫn thấy lớp tôi được học miễn phí này là lớp tuyệt vời nhất. Tất cả chỉ vì một chút tự tin làm một bài viết nhỏ mà không nghĩ mình sẽ đạt. Giờ nghĩ lại tự nhiên thấy nhớ và thèm khóa học đó quá thể…
Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ thôi, bạn tôi kìa, trường tổ chức một cuộc thi nhằm tìm kiếm một số ít ứng viên cho chuyến thực tập tại Thái Lan. Tất nhiên tôi cũng có tham gia chứ, nhưng rớt oạch.. còn hai cô bạn tôi thì đậu, thế là sau đó hai bạn ấy được đi học tiếng Thái rồi sau đó nữa là được qua bên Thái thực tập cả tháng trời trong sự thèm muốn và ngưỡng mộ của bạn bè. Rồi khi ra trường, với một vết son trên CV như thế, bạn có nghĩ họ sẽ dễ dàng tìm được những công việc tốt hơn một số người? Thực tế là họ đã và đang có những công việc rất tốt rồi đó thôi.
Thêm một cấp nữa, có cô bạn bằng tuổi tôi tuy không quen thân, nhưng biết, cô ấy chỉ học một trường dân lập bình thường thôi và sức học cũng không có gì làm nổi trội. Tuy nhiên trong một cuộc thi nhà trường tổ chức, cô ấy dành được một học bổng toàn phần qua Hàn Quốc học vài năm. Giờ đây cô ấy đang làm việc như một giảng viên bộ môn tiếng Hàn-Việt và sắp cưới một anh chồng Hàn khá là xinh trai.
Thế đấy, rất nhiều cơ hội thi thố cực kỳ thú vị ở cả trong trường và ngoài trường, chỉ chờ bạn chộp lấy và a lê hấp, trải nghiệm những thứ tuyệt vời không phải ai cũng có được, đôi khi chỉ đơn giản là nhờ… may mắn. Sao bạn biết được bạn không phải là người may mắn nếu bạn không thử? Có những cuộc thi sẽ là những bước ngoặt to lớn thay đổi đời bạn, hãy mạnh dạn lên. Cơ hội là dành cho mọi người, nhưng khi là sinh viên, bạn có nhiều cơ hội tuyệt lắm lắm mà thường bạn chọn cách bỏ qua, như bao người khác. Cứ như vậy, bạn cũng sẽ chỉ là một người bình thường, như bao người khác. Như thế thì thật chán đúng không?
3. Thế giới của những chuyến đi
Chúng ta ai cũng thích du lịch, ai cũng mong muốn được ra khỏi môi trường học vấn để được tự do, tự do rồi thì sẽ rong ruổi, sẽ kiếm tiền đi du lịch, sẽ được đi những chuyến đi do công ty tổ chức… Bạn có biết, khi là sinh viên, bạn có nhiều cơ hội du lịch hơn tất cả mọi người? Những chuyến du lịch đúng nghĩa du lịch và trải nghiệm. Bạn đã bao giờ nghĩ về nó chưa?
Hồi còn là sinh viên năm nhất, tôi chẳng đi đâu cả, loanh quanh làm quen phố xá và bài vở. Nhưng rồi đến khi là cô sinh viên năm 2, tôi đã tự tin đi rất nhiều nơi, du lịch trải nghiệm một mình, từ Sài Gòn, tôi đi Đà Nẵng, thăm thú Hội An rồi ra Hà Nội lần đầu, vòng về các tỉnh miền Trung sau đó ngược lên phía bắc, tới nơi xa nhất là Việt Trì-Phú Thọ. Đó là chuyến đi đánh dấu tuổi 20 của tôi, được thực hiện nhân dịp nghỉ hè, tự thân kiếm tiền trang trải và đi một mình. Đó là một chuyến đi được lên kế hoạch cụ thể nhưng có rất nhiều tình tiết tự phát cực hay ho và đáng nhớ. Chi phí của chuyến đi là kết quả sau thời gian tự bán hàng online trong năm học. Bạn hoàn toàn có thể du lịch mà không cần nhiều tiền và không cần xin tiền ba mẹ, dù cho bạn là sinh viên, nếu bạn có đủ quyết tâm, một kế hoạch chi tiêu hợp lý và một công việc part-time ngoài giờ học.
Sinh viên năm 3, tôi có chuyến xuất ngoại đầu tiên, qua Thái Lan, cũng với một mức chi phí rẻ ngạc nhiên so với những chuyến đi của người khác. Và cũng hoàn toàn không phải xin ba mẹ một đồng nào cả. Nên nếu bạn nghĩ cứ phải ra trường đi làm mới có thể đi du lịch nước ngoài thì bạn hoàn toàn sai lầm rồi nhé. Còn nơi nào và khi nào tốt hơn để du lịch nếu không phải là thời sinh viên? Bạn có sức khỏe, bạn có nhiều thời gian, bạn có một sự tự tin và không ngại gian khổ. Hãy tận dụng nó, ít nhất trong việc du lịch.
Đấy là tôi, với những chuyến đi nhiều ngày (5-10 ngày) và hay thích đi một mình. Còn những bạn bè của tôi, họ cũng đi du lịch rất nhiều và tận dụng khá tốt lợi thế của một sinh viên. Chắc chắn bạn cũng biết, lớp học đại học là lớp của “dân nhập cư”, phần lớn các bạn trong lớp đều đến từ mọi tỉnh thành trong cả nước, rất ít là dân thành phố chính gốc. Đó chính là cơ hội, hãy thử tưởng tượng trong một lớp 100 mạng, bạn chỉ chơi với 2 nhóm, mỗi nhóm 5 người, khả năng lớn bạn có 10 tỉnh thành khác nhau để đi du lịch, chỉ cần một lời đề nghị, rủ rê cô/cậu bạn trong các ngày nghỉ lễ.
Bạn sẽ tha hồ được đi đây đó, 1 năm đi về nhà 10 người bạn là bạn đã đi được hơn rất rất nhiều người rồi. Mà những chuyến đi này thường rất vui và rẻ. Về quê bạn bè, bạn được tiếp đón thân tình, ăn ở phủ phê miễn phí và được dẫn đi những địa danh nổi tiếng của nơi đó nữa, chưa kể nếu về những vùng như miền tây, vùng biển, bạn sẽ tha hồ được ăn đặc sản, hải sản thỏa thuê với chi phí rẻ nhất có thể. Nhưng đừng chỉ đi không, hãy dẫn bạn bè về nhà bạn nữa, đây là một kiểu “cộng sinh” hai bên cùng thắng vô cùng vui vẻ và tuyệt vời.
Bạn nghĩ khi đi làm bạn sẽ có những cơ hội du lịch đó sao? Rằng các bạn đồng nghiệp sẽ dẫn bạn về nhà chơi thỏa thích? Không đâu, ít lắm bạn à, khi đi làm chúng ta có xu hướng tính toán căn ke, và phần lớn đồng nghiệp họ đang tìm cách hạ gục bạn bằng cách nào đó, thì tâm trí đâu mà dẫn bạn đi chơi chứ.
Khi là sinh viên, bạn có thể rủ những người bạn thân trong nhóm, đi du lịch đến nơi nào mọi người cùng thống nhất, chi phí share đều rất rẻ và cả đám sẽ có những chuyến đi ngập tiếng cười và những kỷ niệm.
Giá như tôi nhận ra được điều này sớm hơn thì hẳn hồi sinh viên tôi sẽ đi được nhiều lắm, nhưng không sao, dù sao tôi cũng đi được một số nơi theo cách này: Bình Thuận-Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng… Có thể bạn sẽ chọn việc về thăm ba mẹ, gia đình cho những ngày nghỉ, thay vì đi chơi đâu đó. Rất tốt, thăm ba mẹ là một việc rất đáng quý, nhưng tuổi trẻ và nhất là thời sinh viên thì không quay trở lại, hãy tận dụng nó cho đáng, để rồi không phải hối tiếc. Còn ba mẹ và gia đình, hẳn còn rất nhiều cách khác để quan tâm họ mà, đúng không? Giả sử như một ngày lễ, bạn không về nhà nhưng báo cho ba mẹ biết rằng: “Con đang đi du lịch nơi này kia a bê cê đê, ở đây nhiều cái hay lắm ạ thế này thế kia.” “Con ở nhà bạn nên miễn phí ạ.” “Con đi chơi chỗ này chỗ kia bằng tiền con làm thêm ạ, ở đây có đặc sản này con sẽ mang về làm quà cho mẹ nhé bla bla.”
Tôi tin ba mẹ bạn sẽ vui không kém khi bạn về thăm nhà, vì bạn đã chứng tỏ được rằng bạn là một người-đã-lớn, biết tính toán và có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Làm gì có ba mẹ nào không vui khi thấy con mình lớn khôn? Nhưng thôi, không làm bàn chuyện này. Tôi tin nếu đang là sinh viên, bạn sẽ có những quyết định đúng đắn cho chính mình.
Viết một đoạn dài thế, sau cùng chỉ kết lại một câu này thôi, có thể bạn đã biết hay chưa biết, nhưng chắc chắn thời sinh viên là một trong những khoảng thời gian tuyệt vời nhất đời để đi du lịch.
4. Thế giới của những mối quan hệ
Hãy nghĩ đi, lớp học đại học thường cả trăm người, không phải ai sau này ra cũng làm cùng một ngành, mà tỉ lệ làm trái ngành là vô cùng lớn. Khi học đại học chúng ta có xu hướng chơi theo nhóm, không thể thân được với cả lớp như hồi trung học. Nhưng tin tôi đi, khi bạn ra đi làm, sẽ chẳng còn khoảng cách nhóm nhiếc gì nữa. Sau một thời gian, hãy cố gắng giữ liên lạc và update thông tin bạn bè trong lớp. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bạn bè của mình đang rải đều khắp mọi thể loại công việc, từ những việc tay chân đến văn phòng, từ nhân viên quèn cho tới anh quản lý, từ người học việc cho tới những đứa bạn tự khởi nghiệp kinh doanh.
Bạn sẽ nắm giữ một lượng “mối quan hệ” khổng lồ cực kì hữu ích mà nếu không đi học bạn sẽ khó lòng có được. Những mối quan hệ này theo khía cạnh nào đó, nhất định sẽ có ích, họ có thể giới thiệu cho bạn một việc làm, chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm, trở thành đối tác và khách hàng trong những tình huống đặc biệt, và được làm việc với bạn bè, nhất là bạn học cũ, thì vui hơn với người lạ nhiều đúng không?
Chưa kể những mối quan hệ bên ngoài bạn có thể xây đắp được trong những năm tháng sinh viên, đó là những người giảng viên trên trường hay trong các khóa học bên ngoài, đó là những người bạn, người anh chị trong các câu lạc bộ từ thiện, câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ sống tốt bla, đó là những người bạn đủ độ tuổi bạn quen trên các chuyến đi trải nghiệm, đó là những bạn đồng nghiệp ở cửa hàng part-time, đó là những người bạn có cùng ý tưởng kinh doanh hay cậu bạn cực siêu lớp anh văn… Hãy cố gắng duy trì những mối quan hệ đó, chúng sẽ có ích cho bạn trong đa số trường hợp trên đời.
Bạn có một khởi đầu thuận lợi khi là sinh viên, vì phần lớn mọi người đều dễ có thiện cảm với cái mác sinh viên hơn là một anh nhân viên nào đó. Nó có vẻ ngây thơ, ngờ nghệch, thiệt thà, đáng tin và rất dễ thương nữa. Tôi cũng có những mối quan hệ hay ho như thế. Một ông anh quen trong cửa hàng lưu niệm (khi tôi muốn xin việc) sau này trở thành người dẫn tôi đi chuyến xuất ngoại đầu tiên đầy thú vị. Một người thầy khá có tiếng trong một khóa học chuyên môn trở thành người tư vấn cho công việc kinh doanh khởi sự của tôi. Một ông anh cùng thói quen đọc sách đã trở thành người tư vấn cực kỳ nhiệt thành và tin cậy cho mọi ý tưởng tôi nhen nhóm.
Một người bạn thân có được từ những chuyến đi từ thiện. Một chuyến đi tự phát hoàn toàn miễn phí và vô tình khi làm quen nhau trên chuyến tàu xe lửa…. Ồ, rất nhiều những chuyện hay ho tôi có được từ những mối quan hệ không hề định trước như thế, tất cả những mối quan hệ đó đều bắt đầu khi tôi là sinh viên. Bạn cũng hãy tranh thủ thời sinh viên của mình để mở rộng các mối quan hệ đi, đừng nhút nhát và lười biếng nữa.
“Bạn thường sẽ hối tiếc về những việc mình có thể mà đã không làm nhiều hơn…” – Khuyết danh
Nhớ nhé, tôi không phải là một sinh viên giỏi và cũng chẳng hứng thú gì với đa số kiến thức ở trường học. Tôi đã không chọn học lên cao mà chọn con đường làm theo ý thích của mình. Nhưng thời sinh viên của tôi thật sự đáng giá và tôi không bao giờ hối hận. Đó chính là điều tôi muốn nói với bạn. Mỗi ngày càng có thêm nhiều bài viết theo hướng “tại sao phải học, tại sao không tự khởi nghiệp”, đó cũng là điều tôi nghĩ và khuyến khích.
Nhưng nhìn ra xã hội, vẫn rất nhiều, rất rất nhiều bạn trẻ dù muốn dù không vẫn chọn con đường đi học, con đường trở thành một sinh viên. Dù cho bạn học vì ba mẹ muốn, học vì muốn kiếm việc làm ổn định, học vì không biết nghỉ thì làm gì, học vì nhìn quanh ai cũng học… Nhưng hãy nhớ, những năm tháng sinh viên không chỉ gồm kiến thức trên trường, không chỉ bao gồm giảng đường và giáo trình tài liệu. Đó thật sự là một thế giới vô cùng thú vị và đầy ắp những điều hay ho chờ bạn khám phá. Đừng bỏ lỡ nó, đừng bỏ lỡ thời sinh viên tuyệt vời.
Còn điều này nữa, không biết có liên quan không nhưng biết đâu hữu ích. Nhiều bạn sinh viên ra trường, hoang mang khi đi xin việc vì nhà tuyển dụng nào cũng muốn bạn phải có kinh nghiệm, trong khi bạn chưa đi làm ở đâu cả. Theo tôi, kinh nghiệm không chỉ là những năm tháng ngồi một chỗ làm chuyên môn, là một sinh viên-rực-rỡ, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi điền vào bản CV những kinh nghiệm – tuyệt – vời thế này:
- Người sáng lập và điều hành câu lạc bộ từ thiện “nụ-cười-sún bla”. (dù cho câu lạc bộ của bạn chỉ có vỏn vẹn 5 thành viên và công việc là tập cho trẻ mẫu giáo đánh răng mỗi ngày :D)
- Cộng tác viên cho bla 3-4-5 tờ báo, tạp chí, trang mạng chuyên đề này nọ, dù cho nghe tên lạ hoắc.
- Thành viên câu lạc bộ tổ chức sự kiện, đã tham gia tổ chức các sự kiện ích y zét. (dù cho sự kiện bạn tổ chức chỉ to tầm mắt muỗi)
- Đã từng đạt học bổng này, cuộc thi nọ, sự kiện kia. (giải sau khuyến khích)
- Đã từng đi du lịch en nờ tỉnh thành với chi phí tượng trưng en nờ cộng một số nghìn đồng
Bla bla bla chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ sáng giá hơn nhiều một tấm bằng.
Chúc bạn trở thành một sinh viên-cực-kỳ-rực-rỡ, để xin được một công việc mơ ước hoặc đơn giản chỉ là để luôn có một thời đáng tự hào khi nhắc lại.
Lưu ý: Đây chỉ là một bài viết mang tính góc nhìn cá nhân và không áp đặt cho mọi trường hợp. Hãy thoải mái với sự lựa chọn của riêng mình!
Phi Tuyết
Một bài viết rất tâm huyết!!!! (Y)
Cảm ơn đã dành thời gian viết và chia sẻ 🙂
Em xin chào chị Phi Tuyết ! Bài viết của chị rất hay và vô cùng ý nghĩa ! Có lẽ 1 phần lớn nó đã làm em thay đổi quan điểm về việc học đại học ! Em đang là sinh viên năm 1 khoa CNTT ! Sau khi học được 1 năm và bản thân mình đã nhận ra rằng không hề có niềm đam mê trong lĩnh vực đó, nhận ra rằng bản thân mình đã hoàn toàn lạc lối khi không có lập trường vững chắc. Trích từ câu nói của chị “Khi ta muốn, ta sẽ tìm cách. Khi ta không muốn, ta tìm lý do!”, em thích Quản trị kinh doanh từ khi còn học cấp 3, và có lẽ bây giờ em đã nhìn thấy được việc gì mình cần phải làm, nhìn thấy được niềm đam mê từ tận sâu trong trái tim, được sống được làm việc cùng nghề nghiệp mà mình mong ước, không có gì tuyệt vời hơn khi làm những điều mình yêu thích ! 4 năm đại học của người sinh viên trôi qua rất nhanh, nếu đơn giản chỉ đơn thuần đến trường học như học phổ thông thì hẳn là 1 sai lầm vô cùng nghiêm trọng của giới trè ngày nay. Tính cách em từng rất nhút nhát, cuộc sống thì vô cùng tẻ nhạt khi xung quanh chỉ toàn sách vở với 4 bức tường. Có lẽ giây phút em tìm hiểu và tham gia các hoạt động ở trường học, dự những ngày hội trường và giao lưu cùng các bạn trong các câu lạc bộ thì con người em đã thực sự thay đổi ! Những ngày đó em đã hiểu rõ hơn và giúp em định hướng cho mục tiêu của mình. Em có nhiều dự tính và nhiều tham vọng hơn trong tương lai và nhận ra rằng bản thân trong suốt thời gian qua đã đạt được những gí và thất bại ở những đâu. Cho dù trong quá khứ em đã từng là 1 kẻ thất bại nhưng em sẵn sàng đánh đổi tất cả vào con đường mình đã chọn và sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để bất đầu từ con số 0. Cá nhân em rất thích phần “Thế giới của những cơ hội” và phần “Thế giới của những chuyến đi”, em có thể mường tượng ra 1 sinh viên năm 2 vô cùng chững chạc, tự tin, có nhiều hướng đi rất thú vị và đã thực sự là 1 con người độc lập.Có lẽ không ít người ngày nay ra trường làm nghề trái tay nhưng em nghĩ bất cứ thứ gì cũng đều bắt nguồn từ sở thích, nỗ lực cố gắng không ngừng và một chút may mắn nữa ! Và trên thực tế thì cũng có rất nhiều người được làm việc với ngành nghề mình yêu thích ! Và bởi cuộc sống là không chờ đợi. Một lần nữa em xin cảm ơn bài viết đầy ý nghĩa của chị ! Chúc chị luôn khoẻ mạnh, xinh đẹp và đạt được thật nhiều thành công trong tương lai !
this is test comment
Đọc xong bài viết của em ,tôi không nghĩ em mới 24 tuổi mà nghĩ là 42 mới đúng . Tuổi trẻ mà có những trải nghiệm và chia sẻ như em vậy là quá tốt .1/1000 thanh niên bây giờ mới có một người như em . Bài viết ở tuổi của em chuẩn không cần chỉnh .
Trước hết xin cảm ơn Phi Tuyết vì bài viết này, thực sự bài viết đã truyền thêm động lực cho mình rất nhiều ( mình sẽ cảm thấy áy náy khi ko để lại comment cho 1 bài viết tâm đắc :D). Mình đọc bài viết này thấy có nhiều đoạn phù hợp vs con đường phát triển mà mình đã vạch ra đó là cần thiết phải hoàn thành chương trình học tập tại trường đại học trước khi khởi nghiệp, 1 số chỗ khác Phi Tuyết đã gợi ý cho mình chẳng hạn như thành lập và điều hành 1 câu lạc bộ nhỏ nào đó trong trường hay đi du lịch nhiều hơn… Một lần nữa xin cảm ơn Phi Tuyết, chúc bạn luôn mạnh khỏe, tràn đầy ý tưởng và tiếp tục đóng góp những bài viết hay trong thời gian tới. Thân ái.
Nguyễn Duy Anh
Mình ko học đại học nên vẫn thấy thiệt thòi hơn các bạn học đại học, vì cảm xúc và những điều tuyệt nhất của đời người đều trải qua trong thời gian học đại học. Dù sao mình ko tiếc lắm vì mình vẫn đã và được trải qua những điều đó dù ko học trường đại học nào.
Chỉ đơn giản là mình đã nhận ra được điều đó và đã thực hiện nó thôi.
Em chào chị, em là sinh viên năm nhất ngành ngoại ngữ, tính đến nay em đã qua 4 tháng học đại học, rất nhàm chán a. ngày nào cũng ăn, học, ngủ, facebook,…một cách phí thời gian. em cũng nhận ra điều đó , cũng quyết tâm thay đổi, nhưng mà tới giờ vẫn chưa có gì khác. Em không biết mình thật sự muốn gì, ước mơ là gì. không đặt ra mục tiêu thì làm sao mà cố gắng. Chị giúp em nhé!
Có lẽ tôi đã từng là một trong số đó. Có một số thứ không thể thay đổi được – quá khứ là một trong những thứ đó. Biết nói thế nào nhỉ? Những năm đầu đại học đối với tôi chẳng có một tí ấn tượng gì, nếu không muốn nói là rác rưởi. Tâm lý dễ sa ngã vào các cuộc vui, thích cái mới hay thói đua đòi mà bất cứ thằng nhà quê lên tỉnh nào cũng từng vấp phải. Để rồi một buổi sáng thức dậy và nhận ra là mình sắp năm 4 rồi. Thế là bắt đầu chạy đua với thời gian. Những thứ đã bỏ lỡ trôi qua nhanh làm sao. Tôi cược là việc luôn sống trong những điều hối tiếc là một trong những cảm giác khó chịu nhất của con người! Tôi quyết định trải nghiệm những thứ mình chưa từng – trải nghiệm cụm từ khó đọc nhất “sinh viên”: tích cực lên thư viện, làm một thằng mọt sách, tham gia hoạt động đoàn hội, đi làm thêm, học như điên các môn chuyên nghành hay làm bất cứ những thứ gì một thằng sinh viên đã từng và phải làm. Cố gắng gom góp 4 năm sinh viên vào những ngày tháng cuối cùng của quãng thời gian này. Không gì tuyệt vời hơn khi bạn bắt đầu thay đổi. Có thể tiếc về những khoảng thời gian đầu, điểm số, những đứa bạn hay những kỷ niệm đẹp đã bỏ lỡ. Nhưng có một điều không bao giờ tôi hối tiếc: quãng đời sinh viên của mình! Đôi lúc bạn không cần quá nhiều lời khuyên từ mọi người – những lời khuyên mà bạn cũng có thể phun ra được – bạn chỉ cần một biến cố để thức tỉnh phần người trong mình thôi! Mong là cuối đường mỗi người luôn có một happy ending!
Suy nghĩ của mình và chị này giống nhau hơn 90% :))
Từ cái việc kế hoạch B đến cả việc bán hàng online và đam mê kinh doanh,…
chào chị!
Vậy hiện nay có nhiều bạn trẻ đi khắp nơi để học hỏi,trải nghiệm,nhìn ra thế giới bằng cách đi bụi.Họ xin đi nhờ xe,ngủ nhờ nhà dân,xuyên đông nam á….Chị cho ý kiến như thế nào ạ ?
Phi Tuyết. Em yêu chị :))
Bài viết của chị quả thật sâu sắc. E đang là sinh viên năm nhất nhưng e lại chán ngấy những kiến thức nhàm chán ở trường học, e muốn nghỉ học để tìm một công việc j đó, nhưng sau khi đọc bài viết của chị có lẽ e phải thay đôi cách suy nghĩ
Mình cũng muốn cộng tác bài viết quá! làm sao đây?
thật sự bài viết của chị rất ý ngĩa… cảm ơn chị về bài viết …khi đọc bài viết của chị em cảm thấy thật sự khâm phục ý suy ngĩ của chị, mặc dù em là con trai mà cảm thấy mình thua xa chị khi còn đang là thời sinh viên mà cũng ko làm dc cái j nên trò cả…add friends vs em nhé
facebook của em là https://www.facebook.com/cuong.dola.9678067 thanks chị
Tôi đang là sinh viên đầu năm 3. suốt ngày chỉ ăn với ngủ rồi lại ăn với ngủ……hihi. Đọc xong bài viết của bạn, tôi lại chỉ muốn ăn và ngủ rồi lại ăn và ngủ!!!!
Bài viết hay, thấm thía. Cảm thấy thích thú cách bạn chia sẻ!!!!! a bê cê, x i zét, bla bla bla, a lê hấp, oa oa oa ( giống sủa nhỉ. kaka!!!).
quá nhiều thứ cần làm trong 4 năm.Chỉ riêng việc kinh doanh đã chiếm toàn bộ tâm trí của em và không có cách nào khác là ngày nào cũng chạy ra khỏi nhà trên chiếc xe wave cũ kĩ đi vòng quanh hà nội.Bụi,mưa,nắng cháy da,và cả cảnh sát giao thông luôn là nỗi ám ảnh trong công việc hàng ngày.Với 1 sinh viên năm 3 đã từng leo Fanxipang,đi 5 tỉnh phía bắc 4 tỉnh miền trung 4 tỉnh miền nam,em nghĩ khi đi du lịch mà sự ám ảnh nghề nghiệp vẫn còn không thể thoải mái ngắm cảnh được.Vậy chị có cách nào nấu thịt gà ngon không vì hôm qua em mới vác được con gà 5 cựa ở Vĩnh Phúc về.Thank chị
Dù sao cũng có 1 cái bằng cũng tốt hơn, vì ở việt nam họ đòi từ trung cấp trở lên và kinh nghiệm, trong khi mới ra trường thì có 1 thì mất 2 , có 2 thì mất 1, chả công bằng gì cả. 🙁
cảmơn bạn!
tôithấy vui khi đọc bài viết này của bạn, một bài viết rất thú vị. Khi đọc tôi hồi
tưởng lại tôi ngày trước, tôi không phải 1 sv giỏi giang gì nhưng tôi cũng tham
gia rất nhiều các hoạt động ở bên ngoài như đi bán hàng, gia sư, tình
nguyện,…..và đi chơi nhiều nơi rất vui tôi mong rằng sau này tôi sẽ
được làm quản lý-lãnh đạo nên tôi không ngừng cố gắng làm những điều mà tôi
thik. Giờ được quay lại thời sinh viên tôi sẽ cố gắng làm cho ngày đó nhiều màu
sắc hơn nữa. Nhưng rồi tôi mắc phải sai lầm, tôi lấy chồng khi tôi còn chưa làm
xong bài khóa luận cuối khóa và đứa con trai đầu tiên ra đời. tôi lấy ck về nơi
xa lại không quen biết ai cả nên tôi đã tạm thời gác công danh sự nghiệp của tôi
lại. con trai tôi lớn hơn chút tôi cũng đã đi làm Kế toán như tấm bằng ĐH của
tôi cho 1 công ty nhỏ, rồi tôi cũng xin vào làm công nhân may mặc cho 1 công ty
nước ngoài 3 tháng chỉ để học cách quản lý và làm việc của họ. Giờ con trai tôi
đã 16 tháng, tôi cũng tạm thời nghỉ làm và vượt đường ra HN học thêm tiếng anh,
vì tiếng anh wan trọng vậy mà tôi thì kém wa. tôi thấy tiếc nuối sao
trước tôi không cố gắng học tiếng anh cho tốt. tôi xin việc tại 1 công ty
CP cách nhà 15km, họ mở 1 của hàng và tôi làm quản lý tài chính kế toán cho họ
tại của hàng đó. tôi biết đây là điều tôi mong muốn, nó sẽ có tương lai hơn,
nhưng tôi chưa dám trả lời vì tôi còn gia đình. hiện tại ck tôi đi làm trong SG
và học thêm tiếng anh ở đó, tôi đang nghĩ có nên vào SG cùng ck xây dựng sự
nghiệp. tuy phải xa con nhưng con tôi đã có ông bà nội chăm lo.
có nhiều lúc tôi nghĩ tới sự nghiệp mà chán nản quá, muốn làm nhiều thứ, muốn tự
do nhưng không được nữa, có lẽ tôi nên tìm 1 công việc ổn định thì sẽ tốt hơn.
Chào chị em rất thích bài viết này của chị, bài viết đã gợi ý cho em rất nhiều hoạt động hay của sinh viên. Năm nay em mới đỗ đại học chị ạ. Suốt 12 năm học em luôn là đứa con gái ngoan ngoãn, chăm học và ít chơi bời la cà, nhưng giờ đây em ngày càng thấy mình có xu hướng tự kỉ chị ạ. Khi đọc bài viết này em cảm thấy muốn tham gia các chuyến đi sinh viên giống chị, rồi các câu lạc bộ, kiếm việc làm thêm. Nhưng tính em khá trầm, em ít nói chuyện (vì em thường không nghĩ được đề tài để nói). Em vừa thử đăng kí một clb theo sở thích của em, nhưng khi nhìn thấy mọi người đi cafe hay karaoke sau mỗi buổi họp em lại không có can đảm để đi (em sợ sẽ phải ngồi một mình vì thường thì ai muốn nói chuyện với một con người nhàm chán đâu), và mỗi lần như vậy có vẻ là e đang đẩy mọi người ra xa mình chị nhỉ? Em rất sợ và không dám bước qua đường kẻ vô hình đó. Có lẽ vì thế mà em chẳng có người bạn nào. Em rất ngưỡng mộ những con người như chị, dám nói chuyện với những người bạn mới, tham gia vào những cuộc vui (ý em là những buổi đi chơi lành mạnh ạ), thể hiện mình chân thực. Nếu được chị có thể cho em vài lời khuyên được không chị? Em rất muốn trở thành một con người tự do và phóng khoáng giống như chị, nhưng em sợ không ai nói chuyện cùng mình, sợ mình lẻ loi đơn độc nên em không dám tham gia gì hết, em thấy mình như ngày càng trầm lặng hơn và em biết điều đó không tốt nhưng em cũng bất lực với bản thân mình lắm. Dù sao thì em cũng rất cám ơn khi chị đã đọc hết những dòng tâm sự này của em, viết xong nhiều dòng như vậy em cảm thấy lòng nhẹ nhõm hơn được phần nào. Rất cám ơn bài viết của chị, rất chân thực và hấp dẫn, chúc chị luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, và có thêm nhiều những bài viết hay như thế này chị nhé ^^
e đọc bài mới của chị về sự chủ động nhé!
tại sao e phải đợi mọi người đến nói chuyện vs mình?
sao e k chủ động đến bắt chuyện vs người ta
tại sao e phải đợi người khác rủ đi đây đó mà chính e k chủ động rủ họ?
…
lời khuyên đầu tiên của chị là e tìm đọc cuốn “đắc nhân tâm” của Dale Carnegie, dịch giả Nguyễn Hiến Lê ngay nhé
nhất định nó sẽ cho e nhiều lời khuyên cụ thể và vô giá!
Ước gì mình đọc được bài này sớm hơn, h đã là sv năm cuối rồi…hix
Nhưng muộn còn hơn không, phải cố gắng vậy.
Cám ơn tác giả !!!
bài viết của chị định hướng cho em rất nhiều ,
em sẽ cố gắng để cuộc sống có dc nhiều màu sắc như chị viết,
quá chán cuộc sống tầm thường trôi ngày qua ngày giống hệt nhau rồi
độc dc của chị 3 bài viết bài nào cũng dài nhưng cũng rất hay,
thanksss chị
Cảm ơn bạn về những điều đã chia sẻ. Tôi thích Bút danh (Tên) của bạn. Chúc bạn sức khoẻ và thành đạt.
cám ơn bạn, đó là tên ghép của mình và của ba mình, một người mình vô cùng yêu quý ạ ^^
Sau khi học đại học xong trong nhàm chán và ỳ ạch thì thấy tiếc nuối thời gian sinh viên quá. Các bạn SV hãy vui chơi , trải nghiệm và học tập hết mình nào 😀
chị ơi, cuộc thi chị tham gia là gì đấy ạ? Em nghe chị kể thấy hay quá, hi vọng là giờ cuộc thi này vẫn tổ chức để em có cơ hội apply ạ :v
đó là cuộc thi “định vị thương hiệu sinh viên trong mắt nhà tuyển dụng” của trung tâm đào tạo Pioner thì phải, lâu quá r chị k nhớ chính xác tên. Nhưng đó thật sự là một khóa học tuyệt vời! e thử tìm kiếm nhé! Chúc e thành công!
Đọc bài này thích quá chị Tuyết ơi. Nhất là cái đoạn đi chơi, được về nhà bạn bè, ăn uống, ngủ nghĩ, vui chơi sướng quá xá luôn. Công nhận là thời sinh viên đẹp thật. Không biết liệu sau này đi làm rồi mình còn có thể được đi chơi như zậy nữa hông. 😀
được chứ
có điều nếu như đi vs đồng nghiệp thì sẽ là những chuyến đi do công ty tổ chức
cũng nhiều cái hay nhưng tuyệt đối k có sự hào hứng tuyệt đối như thời sinh viên vs những đứa bạn tuyệt vời
^^
e vẫn có thể duy trì nhóm bạn học để du lịch kiểu home-stay mà
hay quá, bài viết đã truyền cho em một nguồn cảm hứng mới, cảm ơn chị
good!
nào, khám phá đi e
thế giới sau trường học
đừng chỉ học
chán lắm
một trong những ký ức xấu xí của thời sinh viên là phải ngồi chép mấy cái lí thuyết chết tiệt về mác-lênin, kinhtế chính trị..blabla của những ông thầy bụng bự, đầu óc rỗng tuếch mang học hàm “dáo sư” từ nga-sô về…tiếc thời gian ấy lắm!
1 bài viết thật tuyệt vời đối với em.Xin cám ơn chị!
khong lang phi 60′ ……….hay
60 phút á?
bạn làm gì 60 phút đó vậy?
vì nếu chỉ đọc chắc chỉ cần 1 vài phút thôi mà :O
Mình có đứa em đang học đại học, một tháng mẹ nó gửi cho 1triệu hai trăm nghìn, ăn còn không đủ no, lực học bình thường nên cũng ko được tham gia vào đội ngũ tình nguyện ở lớp, ở trường. Mình thấy nó đang bị chìm nghỉm trong đống sách vở mà cay đắng thay sau bốn năm nữa nó sẽ thấy nó đã làm một việc vô ích. Bạn có cách nào giúp nó và những sinh viên bình thường khác (ko có tài năng như bạn) nhìn ra thiên đường sinh viên được ko?
thật vô cùng vô lý khi học lực bình thường thì k được tham gia tình nguyện, Thậm chí theo mình là nhảm nhí luôn. Bản thân cái từ “tình nguyện” đã k hề liên quan gì tới bằng cấp hay học vấn hết. Có cả ngàn vạn club tình nguyện, đâu nhất thiết bạn đó phải tham gia hội trong trường mới là tình nguyện?
Việc ăn k đủ no tiền k đủ xài thì kiếm việc mà làm thêm, tại sao chỉ ngồi 1 chỗ trông chờ ba mẹ gửi tiền? Bạn ấy không thương ba mẹ sao? Hay thương k đủ để vượt qua sự lười biếng lao động?
Bạn có thể nhận thấy tất cả những điều mình nói ở trên, những điều tuyệt vời trên, đều là sau cánh cổng trường, chẳng cái nào ở trên bục giảng cả
nên e bạn, hoặc là phải tự đi tìm kiếm những hoạt động tuyệt vời ấy
hoặc là chấp nhận sự nhàm chán đó mà bình thản như “mọi người bình thường” khác thôi.
Mình chỉ chỉ ra con đường, còn có đi hay không hoàn toàn là do e bạn bạn ạ!
Rất hay! dù chưa là sinh viên. Nhưng em sẽ cố trở thành sinh viên-cực-kỳ-rực-rỡ. thanks
Hiếm khi mình kiên nhẫn đọc 1 bài dài như thế này! Ngẫm thấy nhiều điều, những điều đã biết thì tác giả cho mình cái nhìn sâu sắc hơn. Tuyệt!
Suy nghĩa về tác giá chắc hẳn là người thú vị lắm! Mong được làm quen để trải nghiệm nhiều điều hay ho hơn!
Cảm ơn tác giả!
cám ơn bạn
cũng k biết mình có đủ thú vị k
nhưng chắc cũng đủ là 1 người k nhàm chán
b cứ add face nhé!
Sao kết bạn với Phi Tuyết không được nhỉ 😛
bạn search theo mail để kết cho đúng người nha
^^
antu.pham@yahoo.com
bài viết rất hay.Cảm ơn c rất rất nhiều <3 e sẽ cố gắng sống để k phí hoài những tháng năm tuổi trẻ 🙂
Khi tôi đi làm, tôi va vấp đủ kiểu. Tôi thiếu sót nhiều kỹ năng. Tôi thấy tôi có nhiều lỗ hổng kiến thức. Chỉ vào những thời điểm đó tôi mới bắt đầu thay đổi. Tôi làm việc nhiều hơn. Tôi mong có nhiều thời gian hơn để ngoài làm việc tôi có thể tham gia nhiều hoạt động khác như học vẽ, bơi lội, trau dồi anh ngữ. Một cuộc sống cân bằng hơn sẽ đem lại năng lượng và hạnh phúc hơn… Sẽ thật tốt nếu tôi làm được thế từ hồi đại học đúng không ? Nhưng tôi không nghĩ nếu được làm lại thì tôi sẽ khác. Vẫn sẽ hình ảnh rệu rạo sáng đến ngủ, chiều về sớm chơi game, tối thức khuya lướt mạng thôi. Tôi có thử nghiệm rồi. Sau khi đi làm được hơn một năm. Tôi có nghỉ việc để tìm việc khác. Trong thời gian đó, tôi có quay về đại học học chui một số lớp để học vài môn tôi thấy thích. Vào học chui đại học rất dễ, chẳng ai mảy may nghĩ tôi lớn tuổi hơn họ. Nhưng tôi vẫn thấy cảm giác chán nản khi ngồi học. Những lý thuyết dài lê thê, âm điệu đều đều và cảnh học hành rệu rạo của những lớp sinh viên sau chẳng khác gì tụi tôi trước kia làm tôi thấy ì ạch. Có lẽ tôi không thích hợp với kiểu dạy và học đó. Tôi có tìm kiếm những khóa học ngoài. Họ vừa dạy vừa làm. Trong quá trình làm tôi được trao đổi tương tác với học viên và giảng viên. Tôi thấy khá hơn. Tôi nghĩ đại học sẽ thú vị nếu nó đem đến những trải nghiệm của một người đi làm và cân bằng hơn giữa học và hành.
Những gì tác giả làm được thật tuyệt. Nhưng một thực tại mà ai cũng biết là sinh viên hiện nay vẫn có độ ” ì ” khá cao. Khi nói đến một sự việc nào đó ta nên đặt nó trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan.Những người thành công có hoàn cảnh không giống nhau và con đường họ đi cũng không giống nhau. Và những người thất bại cũng vậy. Dĩ nhiên sinh viên không phải ngoại lệ, do vậy không có công thức thành công chung cho mọi sinh viên. Quá trình ta sống là quá trình tương tác hai chiều giữa bản thân ta và thế giới bên ngoài. Mỗi người có 1 tính cách, hoàn cảnh khác nhau. Trước tiên nói về cái bản ngã của con người. Con người thường thích những cái đơn giản và phó mặc cho cuộc đời, họ thích làm điều dễ dàng và dần quen với điều đó. Họ thích tự do theo kiểu thích gì làm đấy, không có một kế hoạch chi tiết cho những việc làm hàng ngày của họ vì thế họ sẽ không làm được những điều mà họ ” nghĩ” rằng họ sẽ làm. Cũng có những người biết rằng ” thế giới thay đổi khi ta thay đổi” và rồi họ ngồi viết ra được kế hoạch, thực hiện nghiêm túc được một thời gian đầu ( tin tôi đi điều này không vui chút nào đâu) nhưng rồi cái bản ngã, cái thói quen ăn sâu vào tính cách lại kéo họ lại con đường họ đã đi rất lâu và cảm thấy khá thoải mái với cuộc sống đó dù mồm luôn kêu “chán”. Vậy bạn có tự tin khẳng định rằng mình đủ ý chí để vượt qua được cái “lực hấp dẫn” khủng khiếp đó nếu đặt trong hoàn cảnh sống của chính bạn.
Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, và người ta thường bảo “đừng ngụy biện với những lí do trên trời đó”, “người ta làm được sao bạn không làm được”, rồi “tiên trách kỉ hậu trách nhân” nhưng hoàn cảnh sống có tác động không nhỏ tới cuộc sống của bạn. Khi sinh ra tất cả chúng ta đều là “tờ giấy trắng ” giống nhau hết, chính hoàn cảnh sống tạo nên sự khác biệt của mỗi con người. Vậy hoàn cảnh sống là gì, là tất cả những gì xung quanh bạn. Có gia đình, có bạn bè, có xã hội, rồi môi trường sống, môi trường học tập cũng tác động rất lớn. Khi bạn vào Đại Học cũng là lúc các bạn đã lớn (trên 18 tuổi), bạn không thể chỉ sống cho riêng bạn, bạn phải sống cho gia đình, người thân, bạn bè bạn nữa. Tất nhiên “kẻ ngu xuẩn nhất là kẻ cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người”, nhưng bạn không thể không quan tâm tới ít nhất là suy nghĩ của những người quan trọng đối với bạn. Họ đều muốn tốt cho bạn nhưng họ khác bạn vì thế những điều bạn cho là tốt cho bản thân thì họ không nghĩ vậy hoặc ngược lại. vì thế bạn không thể làm mọi điều mình nghĩ, mình thích cũng như phải làm những điều mình không nghĩ và cũng không thích.
Tất nhiên tôi vẫn đánh giá tác động chủ quan nhiều hơn, nhưng chúng không nên bỏ qua những tác động khách quan. Vì thành công là tổng hòa của nhiều yếu tố mà tiền chỉ là một phần không nhỏ trong đó mà thôi.
Vậy không có khuôn mẫu thành công chung cho mọi người nói chung và sinh viên nói riêng. vì thế hãy cố gắng, kiên trì sống tốt trong cuộc sống của bạn, đừng quan tâm người khác đang sống thế nào, nếu muốn thì nên nghĩ nếu là mình họ sẽ sống thế nào, vì ở đời muốn có nhiều thứ người ta phải đánh đổi bằng nhiều thứ khác.
Chúc các bạn trẻ có cuộc sống tốt !
Mình đang muốn lấy vợ, một cô vợ … như cô bạn này. Will you marry me?
Một tác giả nổi bật!
🙂 😀 :v =))
a hài hước quá ạ!
coi chừng hối hận :v :v :v
Tất cả mọi người lấy nhau nhau đều là sự lựa chọn sai lầm.
Quan trọng là cách ta đối xử với sự sai lầm đó ra sao thôi em.
Anh không hối hận đâu.
vậy thì e sẽ hối hận =))
nhưng e thích cái cách nghĩ “mọi ng lấy nhau đều là sự lựa chọn sai lầm”
nó mới mẻ quá
e chưa ngấm đc ạ 😀
Em nghe câu nói của Socrates chưa, đại loại là thế này:”Nên lấy vợ, nếu lấy được vợ hiền, ta hạnh phúc, còn nếu lấy vợ hung dữ, ta trở thành triết gia, đằng nào cũng có lợi cả”.
Ví dụ nếu anh lấy em, em đọc sách nhiều thì em được hạnh phúc, em đọc sách ít thì anh lại hạnh phúc, còn em đọc sách vừa vừa thì cả hai đều đã sai lầm rồi đó.
Hôn nhân không phải là kẻ thù của tự do và bản năng ư?
Đeo gông lên cổ chẳng phải sai lầm ru.
Hihi.
thành thật xl vì chả hiểu a nói gì :v
tại sao lại để hôn nhân trở thành kẻ thù của tự do?
Vậy thì thử xem, sẽ hiểu ngay thôi 😀
Chúc e viết ngày một nhiều hơn, hay hơn. Good luck!
em giúp anh thành triết gia nhé,hay anh làm ngược lại cũng đc
Chị cũng may mắn lắm nha, gia đình của chị là số 1 đấy
hoàn toàn đồng ý ạ ^^
thật sự ko phải là sv thì b cũng có thể xách vali lên và đi
chính xác!
nhưng khi là sv ngta có rất nhiều cơ hội mà họ k nhận ra đúng k
😀
Bài viết của bạn dù hay nhưng chưa có sức thuyết phục với bản thân mình.
Mình xin phản biện bạn nhé!
Bạn có biết tới thế giới của nội tâm không? Có những con người sống rất khép kín, chỉ đơn giản là vì họ như vậy. Họ không cần những điều bạn nêu phía trên, mà họ chỉ đơn giản là học thật tốt trên trường lớp, về nhà chăm lo cho góc cuộc sống nhỏ của mình. Họ không thích giao lưu nhiều mà chỉ thích giao tiếp qua mạng. Dù người khác nhìn cuộc sống của họ vô cùng nhàm chán, nhưng họ vẫn thấy rất thoải mái, thậm chí là rất hạnh phúc từ sâu thẳm bên trọng. Họ hài lòng với những gì mình đang có, mục tiêu của họ chỉ đơn giản là kiếm một mái ấm, chăm sóc cho nó thật tốt và rồi cười viên mãn trước lúc ra đi.
Với những con người này, lời khuyên của bạn thực sự không những không có ích mà còn phản tác dụng, vì đơn giản là thế giới mà bạn khuyên mọi người hướng tới chỉ là thế giới bề nổi, được xã hội tôn trọng, nhưng không hề thích hợp với những con người hướng nội. Còn thế giới của riêng mỗi người thì sao? Ví dụ như bản thân mình chỉ thích ngồi nhà, đọc các bài viết, suy ngẫm cho đến lúc đau đầu, rồi thi thoảng hứng lên ngồi viết bình luận chém gió, chọc xoáy mấy bài viết. Như vậy có gì là không tốt so với những điều bạn kêu gọi làm?
Như vậy là theo mình thấy, bạn đã thiếu đi yếu tố quan trọng nhất của một bài viết, đó là định hướng đối tượng đọc, làm giảm đi tính thuyết phục của bài viết đối với rất nhiều người đọc.
Mong bạn nhìn nhận đây là một bình luận mang tính vui vẻ, phá hoại cho vui cửa vui nhà.
đầu tiên xin cảm ơn lời nhận xet và hi vọng bạn đọc lại câu lưu ý ở nơi cuối bài giùm mình!
sau đấy thì xin phép trả lời bạn như sau:
– bạn biết đấy, sẽ k thể nào có 1 lời khuyên mà đúng cho mọi trường hợp được, tuyệt đối không (và mình cũng k có ý định khuyên được tất cả mọi người đâu nha) :D. Đối tượng các bạn mình hướng tới trong bài viết này, là những bạn trẻ đang cảm thấy muốn nghỉ học khi mà vòng xoay ở nhà – giảng đường – nhà trở nên vô cùng nhàm chán và đơn điệu, mình chỉ là cho họ những lý do để tiếp tục con đường học vấn theo 1 hướng khác, trải nghiệm nhiều hơn và hấp dẫn hơn nhiều, để thời sinh viên k trôi qua vô nghĩa, trầm lặng
– trường hợp của bạn và những bạn nội tâm chỉ thích vùi mình ở trong nhà, k thích giao lưu hay đi đây đi đó, ok rất tốt, rất an toàn, rất … nội tâm. Bạn k phải là người mình muốn nói tới trong bài viết này, nên bạn k cần bận tâm hay phản biện làm gì. Bạn hài lòng với cuộc sống đó là đc, ok? Bài mình viết dành cho những ng chưa hài lòng vs cs sv hoặc chưa tìm ra cách để hài lòng vs nó. Còn bạn đã hài lòng r thì chẳng phải rất tuyệt sao?
– còn cái này, sao bạn dám chắc những thứ mình nói chỉ là bề nổi? sao bạn biết mình k phải là người nội tâm? Mình rất thích đọc sách, thích chui vào 1 xó ấm áp ngấu nghiến sách và những ly cafe ấm nóng, mình thích du lịch 1 mình, k phải đi theo nhóm ồn ào phô trương, mình đi du lịch 1 mình để dễ dàng làm quen bạn bè bản địa, trải nghiệm cuộc sống địa phương và có nhiều time để suy nghĩ về cs này, mình có nội tâm k?
– cuối cùng, xin phép copy cm của 1 bạn dưới đây “Là tân sinh viên, em sẽ cố gắng trải nghiệm hết những gì chị nói! bài chị viết đúng với cá nhân em, bởi sau kì thi đh kết thúc em đã rất chán vùi đầu vào đóng sách vở mà chẳng bao giờ thấy phấn khích và muốn rời xa giảng đường để tự lập, vì có lẽ ngay từ cấp 3 em đã phần nào hình dung và lựa chọn con đường thích hợp cho mình! và như thế sẽ vấp phải sự phản đối to lớn của cha mẹ vì có ai đời đậu đh rồi mà bỏ ngang giữa chừng, em sắp bế tắc thì đọc được bài viết này! có lẽ em chưa hiểu ra hết…bây giờ em đã có cái nhìn tích cực hơn và tìm ra được một hướng đi vững chắc hơn trên con đường mà em đã chọn từ đầu! cám ơn chị về bài viết này!” -Đức Anh- -> đây thật sự mới là những đối tượng mình hướng tới nè bạn, một ai đó có cái nhìn toàn diện hơn về bối cảnh họ đang đứng, nhận ra được thứ họ được và mất khi quyết định, họ sẽ trưởng thành hơn.
Một quan điểm cá nhân đúng vs nhiều ng k có nghĩa là đúng với mọi người, và tất nhiên, k đúng vs bạn nhưng lại có thể đúng trong rất nhiều trường hợp khác
Mình k muốn tranh luận hay phản bác gì cả, dù sao cũng cảm ơn bạn đã bỏ time đọc cái bài dài như quỷ trên và cái đoạn cm dài như sớ này :v
Nhưng sẽ thật hay nếu được đọc và chia sẻ những bài viết từ những người hướng nội như bạn, hãy viết gì đó đi, cho mình chiêm nghiệm với!
1 – Trước hết, mình thực lòng xin lỗi vì đã không đọc kĩ dòng lưu ý cuối bài của bạn! Như vậy là gần như toàn bộ quan điểm câu bình luận phía trên của mình đã sai.
2 – Là người hài lòng với cuộc sống của minh hay không, hướng nội hay không, mình đơn giản là muốn phản biện bài viết của bạn, rằng không chỉ có những góc nhìn như bạn đề cập phía trên, chỉ phù hợp cho một phần số đối tượng ngoài xã hội. Mình không đồng tính với bài viết của bạn hay không phải đối tượng bài viết của bạn, không có nghĩa mình không được quyền phản biện, dù cho ý kiến của mình có sai đi chăng nữa. Bài viết của bạn sẽ thực sự hoàn hảo nếu bạn có thể đề cập tới đối tượng đọc ngay từ đầu bài, hoặc chỉ đơn giản là đưa lưu ý phía cuối bài lên ngay trên đầu bài.
3 – Mình không hề nói thế giới của bạn chỉ là bề nổi, thực sự xin lỗi nếu khiến bạn hiểu sai ý như vậy. Ý của mình là có những mặt, có những thế giới khác nhau, hữu hình và vô hình, và tất cả đều có cái thú vị riêng, đối với những đối tượng khác nhau. Những thế giới mà bạn đề cập phía trên chỉ là bề nổi của rất nhiều góc cạnh thú vị trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, mình không biết bạn có thực sự hiểu thế nào là hướng nội? Những hoạt động của bạn đề cập trên bình luận trên (đọc sách một mình, uống cà phê, suy nghĩ về cuộc sống) không thể dùng để phân biệt hướng nội và hướng ngoại vì đơn giản những việc đó là công việc thường ngày của tất cả các loại người. Người hướng nội phản ứng cực mạnh với các thay đổi của môi trường dù nhỏ nhất những việc như gặp gỡ mọi người, du lịch, mở kinh doanh riêng hay tham gia các câu lạc bộ thực sự là quá sức tưởng tượng với họ. Và qua các bài viết của bạn, mình có thể đoán rằng bạn không phải là người hướng nội (mình không dám khẳng định nhé).
4 – Như đều cập ở phần 1, phản hồi này của bạn hoàn toàn thuyết phục.
5 – Phần này của mình mang tính cảm nhận cá nhân, nếu bạn không có ý đó, xin hãy bỏ qua phần này:
Dường như bạn đang muốn nói rằng nếu mình bình luận chỉ trích nhiều thế này, sao không tự viết ra cái gì đó để mọi người cùng đọc. Nếu có tài thực sự thì thay vì ngồi phê phán bài của người khác, hãy tự viết để khẳng định khả năng bản thân!
Nếu đúng là bạn có ý đó thì mình xin hỏi bạn. Bạn đi nghe một buổi hát nhạc miễn phí, nhưng bạn cảm thấy không thích nội dung của nó. Bạn gặp đạo diễn và nói rằng “Tôi không thích nội dung của buổi hát nhạc hôm nay, tôi thấy nó bla bla bla…”. Chưa đề cập vấn đề bạn có phải một đạo diễn giỏi hay không, liệu có thỏa đáng nếu cái ông đạo diễn kia nói “Xin mời bạn tự đi mà tổ chức!”.
6 – Cuối cùng, nếu bạn không thích tranh luận hay phản bác gì, xin bạn cứ bỏ qua bình luận của mình, coi như mình đang độc thoại môt mình. Nhưng mình tin rằng một người có chí và bản lĩnh như bạn, hẳn sẽ không ngần ngại những bình luận trái chiều như của mình, dù trên góc nhìn của bạn, chúng là phá hoại hay xây dựng, tiêu cực hay tích cực.
Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bình luận của mình!
ồ
thật tiếc khi chúng ta hiểu sai ý nhau khá nhiều
nhưng mình chỉ đính chính 1 chút thôi
mình muốn đọc thêm những bài viết từ những ng hướng nội
k có nghĩa là cạnh khóe hay khiêu khích hay gì đâu
chỉ là muốn đọc thêm những bài như thế để thấy được cs này đa dạng biết chừng nào
như đã nói, mình xin tạm dừng tranh luận ở đây nhé, để tránh tình trạng căng thẳng k mong muốn do càng nói càng hiểu sai ý nhau hehe
Bài viết khách quan đánh giá là hay nên cảm thấy rất mệt với mấy bố thích phản biện nhé
Đó là chia sẻ của tác giả, nếu thấy phù hợp thì tiếp thu, ko phù hợp thì thôi chứ làm sao mà bắt người ta phải định hướng này nọ chứ, đó ko phải là trách nhiệm của tác giả.
Tôi thấy cả hai anh chị Phi Tuyết và Henrry Nguyen Hoang đều có những nhận định khá sâu sắc và tôi đồng ý với cái gọi là: mỗi người một quan điểm, một góc nhìn. Cho nên việc họ có bình luận như thế nào, nếu phù hợp, sẽ được tiếp thu. Hai anh chị đã dám viết, dám công khai những ý kiến của mình thế này thì một vài bình luận “hơi khó nghe” (có thể do hiểu lầm) có vấn đề gì đâu.
Khi viết được cả list bài như thế này, tôi khâm phục chị Phi Tuyết đã có những sự trải nghiệm, nghiền ngẫm… Tôi càng đồng tình với những đóng góp của anh Henrry Nguyen Hoang khi có những ý kiến vừa mang tính bổ sung, vừa phản biện. Một bài viết, được viết ra mà chỉ nghe khen hay chê đơn thuần thì chán biết mấy.
Anh chị nghĩ rằng: có thể những bình luận của hai người có thể đang khiến người còn lại hiểu lầm. Như vậy, càng chứng tỏ, để nói được hết ý của mình cho người khác hiểu, cần phải “trau chuốt” hơn nữa về mặt ngôn từ.
Một lần nữa, cảm ơn chị Phi Tuyết về những đóng góp cần thiết cho trang Web cũng như những người ghé thăm nó. Chúc chị nhiều sức khỏe và có nhiều bài hay hơn nữa.
một thời ngu si nay còn đâu^^^^^^^^^^^^^^
khi bạn yêu một cô gái có những suy nghĩ và tính cách giống như tác giả, có lẽ bạn sẽ cảm nhận rõ hơn những gì tác giả muốn nói cho dù bạn là người hướng nội (chỉ là theo trải nghiệm của bản thân mình :D)
zero. Chúng ta biết nhau k? K phải là trùng hợp chứ?
hi, chưa biết (đã xác nhận qua fb ;)) )
ok, good!
tại mình có quen 1 người cũng biệt danh zero ^^
cho phép mình đóng góp ý kiến 1 chút, là, thay vì bạn nói là giải pháp trên không đáp ứng được những người như bạn, thì hãy hỏi xem bản thân mình muốn điều gì? Hay là bạn muốn lựa chọn điều gì trong những ý muốn đó? Bạn sống nội tâm, bạn hài lòng với nó, hài lòng với công việc mà tính cách của bạn đã đưa bạn đến, thì bài viết này hẳn nhiên sẽ không dành cho bạn, vì có vẻ như bạn đã sống rất viên mãn rồi ( dù người ngoài có thể không thấy vậy nhưng quan trọng gì đâu chứ! ).
Còn nếu bạn không hài lòng với cuộc sống của mình, bạn muốn 1 công việc tốt hơn, thì bạn phải lựa chọn, giữa việc giữ nguyên tính cách đó, cảm xúc đó, để nó đưa đẩy bạn đến những lựa chọn, công việc, cuộc sống mà bạn cho rằng rất nhàm chán kia. ( dù trên thực tế nó lại phù hợp với tính cách những người như bạn), hoặc bạn phải chấp nhận thay đổi bản thân mình để phù hợp với công việc, cuộc sống bạn muốn có. Vì có một điều hiển nhiên là cuộc đời sẽ không thay đổi vì bạn, mà chỉ có điều ngược lại thôi. Bạn không thể giữ nguyên cuộc sống ru rú ở 1 góc, ít giao tiếp xã hội, mà lại mong nhận được một công việc trong một môi trường trẻ khỏe, năng động được, điều đó rất mâu thuẫn và bất khả thi.
Hiểu tính cách bản thân – xem xét nhu cầu mục tiêu của bạn – cân bằng tất cả chúng nó. Còn thì bài viết không đáp ứng nhu cầu của bạn thì cứ việc bỏ qua nó thôi. Bạn vẫn có quyền lựa chọn mình sống theo chuẩn mực nào mà. Sao cứ phải bận tâm xem bài viết này tại sao không đáp ứng được nhu cầu của bạn? Sao không tìm đến những bài định hướng khớp với bạn hơn? Như vậy chẳng nhanh hơn là tranh cãi 1 vấn đề mà bạn biết thừa rằng nó không dành cho bạn sao?
Là tân sinh viên, em sẽ cố gắng trải nghiệm hết những gì chị nói! bài chị viết đúng với cá nhân em, bởi sau kì thi đh kết thúc em đã rất chán vùi đầu vào đóng sách vở mà chẳng bao giờ thấy phấn khích và muốn rời xa giảng đường để tự lập, vì có lẽ ngay từ cấp 3 em đã phần nào hình dung và lựa chọn con đường thích hợp cho mình! và như thế sẽ vấp phải sự phản đối to lớn của cha mẹ vì có ai đời đậu đh rồi mà bỏ ngang giữa chừng, em sắp bế tắc thì đọc được bài viết này! có lẽ em chưa hiểu ra hết…
bây giờ em đã có cái nhìn tích cực hơn và tìm ra được một hướng đi vững chắc hơn trên con đường mà em đã chọn từ đầu! cám ơn chị về bài viết này!
mong được kết bạn vs chị.
cứ đi học
nhưng đừng đặt nặng việc điểm cao điểm thấp
chuyện bằng giỏi bằng khá
cứ học để biết ngoài trường học còn rất nhiều thứ hấp dẫn khác nữa
cơ gắng nhé bạn!
hay quá, chuỵ kết bạn vs em nhé 😀
fb Robbie Hoàng (avatar áo trắng nha chuỵ)
làm ơn đi
chị thì cứ gọi là chị thôi
gọi là chụy chị nghe sợ quá
cứ hình dung là trụy
mà trụy thì trụy lạc, trụy tim….. chả có cái trụy nào hay ho cả huhu :'(
cơ mà chưa thấy bạn add friend, có khi nhầm face k
Việt search face theo đc em này nè
antu.pham@yahoo.com
ô tê?
Cho e mạn phép hỏi 1 câu :
Khi chị đi du lịch …. chỉ có bao h gọi về xin gia đình không ? Và gia đình chị phản ứng thế nào ????
~baka~
không bạn à
vì chị tự lập từ sớm nên khá tự tin khi đi 1 mình cũng k vấn đề và cũng thật may mắn khi có 1 gia đình tuyệt vời, ba mẹ rất tin tưởng chị
trong chuyến du lịch năm 20, k biết bằng cách nào đó mà bố biết và bố gọi điện khi chị đang ở HN, bố nói “đêm qua bố nằm mơ thấy sếp đang ở HN, k biết thực hư ra sao nên gọi hỏi thăm…” :v haha thấy dễ thương chưa, rồi bố còn nói “vậy về đó có thăm nhà họ hàng thì cho bố gửi lời hỏi thăm nhá, con bay à, hết nhiều không? mẹ mà biết mà hỏi thì nói hết ít ít thôi nghe chưa, có mẹ lại la…” thật may mắn vì có một ông bố tuyệt vời như thế đúng k?
còn chuyến đi Thái, sau khi đi về rồi chị mới kể cho bố mẹ, bố mẹ chỉ kêu “a a cái cô này, bố mẹ còn chưa được ra nước ngoài mà cô đã đi rồi”
chị đi nhiều và ít khi nào cho bố mẹ biết lắm
tháng 5-6 vừa rồi chị đi miền Trung và HN cả tuần, mẹ chỉ kêu “cv k lo, đi chơi đi chơi hoài rồi nhân viên ở nhà sao quản được, làm bao nhiêu đi chơi bấy nhiêu vậy thì sao mà dư bla bla” nói chung là chỉ nhắc nhở và cho lời khuyên thôi, chứ k phản đối
để làm được điều này đương nhiên phải trải qua 1 quá trình, từ hồi cấp 2 lên tới ĐH là chị đã ở xa nhà rồi, k ở nhà ba mẹ, nên khoản tự lập khá ổn cũng như ba mẹ khá tin tưởng.
Còn phần lớn các bạn trẻ hiện nay luôn được ba mẹ cưng chiều nên chuyện đi chơi phải xin phép này nọ, xin tiền nọ kia là đương nhiên ha!
hix ……. e cũng đã từng được tự học xa nhà mà ba-mẹ thì thương quá nên thời gian xa nhà hồi đó của e chỉ tầm 3 tháng là cùng :3
Dịp vừa rồi ….. e tích cóp tiền và đánh bạo làm 1 chuyến đi Sài Gòn ……. chả biết xui rủi thế nào mà gia đình biết …… và gọi lên giọng đe dọa lắm cơ nhưng nói chung là vẫn cho đi vì ko cản được nữa 😛 ………
Nhưng lần này …… e quyết định xin phép cả nhà …… thì bị cấm vận hoàn toàn lun @_@ …….. ko lẽ e cứ phải nói dối để có thể đi sao .. thật sự nếu lần này e lại lẻn đi thì mọi sự đã chả có gì để nói …. nhưng ngộ nhỡ gia đình biết thì họ lại buồn ……..
~baka~
quan trọng đó phải là 1 chuyến đi có mục đích và kế hoạch ăn ở vui chơi cụ thể, nếu bạn đi như kiểu đi bụi thì ba mẹ nào mà đồng ý chứ, còn có plan rõ ràng r thì trình nó ra…
cơ mà nghe nè, không nói, k xin hoàn toàn k có nghĩa là nói dối nha!
hix có plan cụ thể e mới đi ạ :3 mà cái phản ứng khi nhà biết e đã đi rồi thì rất là kinh khủng …….. còn chưa đi mà nói thì 100% là ko được đi TwT ……… papa thì có phần ủng hộ, có phần thôi …. còn mama thì phản đối hoàn toàn luôn …… thậm chí còn bảo e đi nữa thì ép buộc e bỏ học lun ỌwỌ
~baka~
cái này gọi là “mặt tối của tình yêu thương” đây mà
ba mẹ cứ giam hãm thế thì làm sao bạn trẻ trải nghiệm cs mà trưởng thành đc nhỹ
hay là nói ra lý do gì đó hợp lý chút
như là đi với hội này hội kia cuộc thi nọ sự kiện đó bla bla
tuy nhiên chị k ủng hộ việc nói dối đâu
thôi thì bắt đầu bằng việc đi những nơi gần gần chút
rồi tuần sau đó đi xa hơn 1 tý, tháng tới lại đi xa hơn tý nữa…
cứ thế cũng dô tới SG và ba mẹ sẽ quen dần đi :v
tks chị :3 đã trã lời e :3
~baka~
Mình rất đồng ý với quan điểm này: tháng ngày sinh viên chắc chắn sẽ cho chúng ta những trải nghiệm mới mẻ hơn là trường học, mình đã trưởng thành rất nhiều trong thời gian đó vì đã sống xa nhà, đã đấu tranh trong tư tưởng rất nhiều cho những điều mới mẻ, và cũng nhận ra rất nhiều… Nếu trở lại thời sinh viên, mình cũng không hứa sẽ học hành chăm chỉ hơn, nhưng nhất định sẽ làm cho nó rực rỡ hơn. Hãy yêu lấy nó, các bạn ạ, nếu chúng ta chưa biết mình muốn gì hơn thế!
Cám ơn về bài viết thú vị, tôi thích đọc từ phần “Thế giới của những chuyến đi” trở xuống.