28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tiền, tình yêu, thành công, hạnh phúc và bảng xếp hạng

*Featured Image: Tax Credit

Tương đối

Bạn thấy bốn danh từ đó nhan nhản trong hầu hết các mục báo về đời sống xả hội, tình yêu, hôn nhân, già đình từ các trang báo giấy và báo mạng và rộng hơn từ những kênh truyền thông yêu thích của bạn, chúng chẳng còn xa lạ trong cuộc sống của bạn nên đôi khi, bạn lại quăng cục lơ nếu thấy chúng lần nữa ở đâu đó.

Xin nán lại chút thôi để thử làm cái việc mà mình đang làm: Thêm những dấu cộng và dấu bằng giữa chúng, hoặc đơn giản là xếp hạng chúng xem, chắc rằng sẽ có nhiều điều thú vị, đặc biệt là, việc này sẽ trở nên ý nghĩa hơn sau những va vấp, thành tựu cá nhân, những biến cố lớn nhỏ, thoáng cảm xúc vu vơ. Hay nói bằng ngôn từ bình dân, cứ vật lộn với chúng đi, trật tự trong chính cuốc sống sẽ sáng tỏ hơn.

Thứ tự của tiêu đề cũng là bảng xếp hạng riêng của chính mình, đầu bảng là hạnh phục, chót bảng là tình yêu + tiền. Thực tế mà nói, xếp hạng cao chưa chắc là mức độ ưu tiên cao nhất, nhưng là mục tiêu cao nhất, cái đích cuối cùng trong cuộc đời này, và tất nhiên, phải có cái thấp mới có cái cao, có cái nhỏ rồi có cái lớn, với mình là thế. Sẽ không nói riêng từ thứ một, vì sẽ rất dông dài, nhưng ôn lại một vài quan điểm mà chúng ta thấy khá nhiều ở đâu đó.

Tiền không mua được tình yêu

Với mình thì hai thứ đó là hai phạm trù rất khác nhau, đơn giản vì tiền thấy được, còn tình yêu thì không. Nói vui thôi, chúng thuộc hai phạm trù khác nhau thì sao đặt lên cân để cân đo và có giá trị trao đổi được. Nếu anh hùng nào cố ngã giá cho tình yêu, thì hắn chắc hẳn đã bất lực với tình cảm, chỉ còn khả năng tài chính (mình nói trên quan điểm tích cực và đầy cảm thông nhé, vì bất lực là ngoài ý muốn của hắn rồi, hắn không thể yêu nên mang tiền để đổi lấy tình. Ngược lại, người bán bán sự quan tâm vuốt ve yêu chiều, tình yêu bằng mắt…. Suy cho cùng thứ mà tiền đối lấy không phải là tình yêu, mà là một thứ gì giông giống như thế, hoặc hiểu đơn giản là: Tình yêu đích thực và giả dối.

Nhiều tiền nghĩa là thành công

Nếu mỗi người đều sỡ hữu riêng khái niệm thành công cho riêng mình, thì quan điểm trên một mặt nào đó, đúng với một số người. Họ đơn giản kiềm tiền và thành công, nghĩa là không bạn bè, không gia đình, không con cái cũng là thành công, miễn nhiều tiền. Nếu thế thì với họ, cuộc đời là sự phấn đấu không ngừng, mệt bở hơi tai, vì tiền thế nào là đủ. Nhưng họ cũng hay đấy, nhu cầu cực kỳ đơn giản, và rất dễ thành công, và nếu họ xem thành công đơn giản là hạnh phúc, thì tuyệt với, xem như “xong phim”. Thật ra thì, người như thế hơi hiếm nhé, với mình, họ là siêu nhân rồi.

Trường hợp khác nhiều tiền chưa hẳn là thành công, vì rất nhiều người thành công được người khác công nhận mà không phải vì giàu khẩm, nhưng bằng trí tuệ, cuộc sống mẫu mực, v.v….bạn tin không, sẽ không khó để liệt kê vài danh nhân thuộc giới nghệ sỹ, danh nhân tôn giáo, khoa học. Rồi nhiều tiền cũng không hẳn là thành công, vì có ai nói thừa kế, trúng sổ xố là thành công bao giờ?

Tiền không mua được hạnh phúc

Như mình đã nói ở trên, tiền có thể mua được hạnh phúc, và hạnh phúc ấy luôn phải bồi dưỡng bằng tiền nhiều hơn.

Còn nếu người ta biết hạnh phúc chỉ bằng bữa cơm đạm bạc, bằng sự quan tâm và có ai đó để yêu thương, bằng tiếng khóc chào đời của con, thì mình biết, họ là người rất dễ hạnh phúc nhất thế giới. Họ đã thành công, vì hạnh phúc chắc chắn đã là thành công lớn nhất trong cuộc đời rồi.

Vì sao mình lại nói về những thứ có quan hệ với tiền, đơn giản vì nhu cầu căn bản nhất thì gắn liền với tiền. Không có tiền lấy gì ăn để sinh tồn, nếu không sinh tồn thì hạnh phúc chẳng có nghĩa lý gì. (Trường hợp này không tính đến các Đức Lạt Ma ở Tây Tạng, hoặc bộ tộc tách biệt với thế giới hiện đại nhé)

Vấn đề ở đây, tiền là công cụ tiên quyết để cán đích cuối cùng. Nhưng trớ trêu, ta quá hăng say với tiền, muốn sắm loại công cụ này càng nhiều càng tốt, công cụ khác bị xem nhẹ, chính thói quen đã là kẻ thù hữu hình mà bị phớt lờ thì chả khác nào vô hình.

Mỗi chúng ta đều có cuộc sống riêng, mục tiêu và lý tưởng khác nhau, nên mối tương quan giữa bốn danh từ đó là muôn vẻ trong tư duy cá nhân. Dù mục tiêu của bạn là gì, bạn có sở đoản năng khiếu gì, bạn xuất phát từ đâu, bạn luôn được khuyến khích để đạt mục tiêu, nhưng có điều, tiền-phương tiện chỉ là phương tiện, nó không bao giờ là mục đích.

Tôi có một cái nhìn phiến diện về hạnh phúc qua bảng thống kê chỉ số hành tinh hanh phúc (*), tuy mang tính tương đối và có tầm vĩ mô, nhưng thực tế, những cường quốc không có chỗ đứng trong bảng này.

* (Quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thới giới năm 2012)

1. Costa Rica

2. Việt Nam

3. Colombia

4. Belize

5. El Salvador

Câu hỏi gợi mở xin thay cho một lời kết

Đang hạnh phúc hoặc thành công hoặc đơn giản…có tình yêu rồi, bạn muốn đổi ngược lấy tiền không? Đó cũng là câu hỏi cho mọi người và cho tác giả.

 

Trí Xích Lô

Nguồn tham khảo

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Tôi quả thực không đồng tình với bảng xếp hạng hạnh phúc như trên, tôi không rõ tổ chức xếp hạng căn cứ vào tiêu chí gì để xếp hạng nhưng tôi thử ví dụ nếu bảo người dân ở các cường quốc không hạnh phúc đến sống ở các quốc gia trên thì chưa chắc họ đã vui vẻ xách ba lô lên mà đi đâu. Tôi cơ bản nhất trí với quan điểm và lập luận của tác giả, tôi chỉ xin bổ sung một ý thế này là : có nhiều tiền thì vẫn tốt hơn.

  2. Đồng ý với tác giả về tất cả các quan điểm và lập luận. Tiền quan trọng, là phương tiện mà không có nó thì khó có được hạnh phúc, nhưng nó không nên là đích đến trong cuộc đời mỗi người.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI