28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Thôi kệ mọi chuyện cũng qua

 

Trích: Ai cũng muốn một phần nào đó – một phần thiếu trong cuộc đời họ để rồi vẫn hay tặc lưỡi “thôi kệ mọi chuyện sẽ qua.” “Thôi kệ mọi chuyện sẽ qua” cũng giống như việc người lớn tặc lưỡi khi mình làm sai, học sinh/sinh viên nhắm mắt khi bị điểm kém và quá rõ kiểu gì mình cũng tốt nghiệp, giáo viên/giảng viên mắt nhắm mắt mở vì biết “chúng nó ra rồi kiểu gì chả có việc”, và cả cộng đồng thì luôn sử dụng từ “bình thường” đối với những điều trái tai gai mắt. 

 

Một câu nói đơn giản mà tưởng chừng không đơn giản chút nào! Một câu nói cũng giống như “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” nhưng về cơ bản chúng ta có thể quẳng được những điều chúng ta lo lắng sang một bên, để cười thật vui, để thở phào nhẹ nhỡm và để rạng ngời với đời và với người?

Tôi thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đã từng biết đến và từng đọc cuốn sách “Quẳng gánh lo đi mà vui sống”, và tôi cũng vậy, đã đọc nhiều, đọc rất nhiều, và cũng thấm hiểu được phần nào của cuốn sách nhỏ đó. Giống như “Đắc Nhân Tâm” cũng vậy, để thấu được cuốn sách đó bạn cần rất nhiều thời gian, công sức và cả sự bình tĩnh đến kỳ lạ của bạn khi đối mặt với một vấn đề?

Vậy thì ai trong chúng ta có thể đủ sức để đấu tranh lại được chính con người chúng ta để mà “quẳng gánh lo đi” và để mà “đắc nhân tâm”? 

Thứ nhất: Thấu rõ tâm lý loài người và khi lên sân khấu, ông có sức quyến rũ và gây hứng. Mỗi cử chỉ của ông, mỗi lần ông chuyển giọng nói, mỗi nét cau mà là cả một công trình luyện tập. Mà hết thảy công trình đó chỉ có mục đích làm cho khán giả say mê và thì giờ chóng qua. 

Thứ nhì: Ông thành thật chú ý tới khán giả. Những nhà ảo thuật khác ở trên sân khấu ngó xuống trừng trừng, như có vẻ nói “Tụi này toàn đồ mắt thịt. Ta sẽ bịp chúng dễ như chơi.” Phương pháp của Thurston khác hẳn. Mỗi lần sắp ra sân khấu, ông tự nói: “Ta mang ơn những người tới đây coi ta diễn trò. Nhờ họ, ta sống được phong lưu. Vậy ta phải hết sức trổ tài cho họ vừa lòng.” Rồi ông vừa nhủ: “Tôi yêu khán giả của tôi. Tôi yêu khán giả của tôi,” vừa tiến ra ngoài sân khấu. Bạn cho là “lố bịch”, và vô lý ư? Đó là quyền của bạn. Nhưng đó chính là nguyên nhân sự thành công của một trong những nhà ảo thuật danh tiếng nhất từ xưa tới nay.

(Trích từ Đắc Nhân Tâm & Quẳng gánh lo đi và vui sống của Dale Carnegie)

Vâng, tôi không rõ suy nghĩ của các bạn như thế nào khi tôi viết lại những điều trên như vừa đọc. Nhưng tôi lại giật mình tự nhủ? Tại sao cùng một tác giả, trong hai cuốn sách khác nhau, lại có hai chiều hướng khác nhau như vậy? Trước hết ông nói người ta phải lo lắng tới công việc của hiện tại và chỉ hiện tại thôi, hay nói cách khác một trong những ngôn ngữ của nhà Phật là chúng ta cần hiểu ĐỊNH vào thứ đang có, đừng ĐỊNH vào thứ đã qua hay sắp tới.

Nhưng, trong chính cuốn Đắc Nhân Tâm, chỉ vài dòng ngắn ngủi chúng ta lại thấy được rằng để cố được tương lai tốt đẹp thì con người phải có được sự chuẩn bị rất lớn. Để làm hài lòng khán giả chúng ta phải tự luyện tập từ trước đó rất nhiều? Để thấu hiểu tập lý của con người, chúng ta cần phải thực hành rất nhiều. Vậy chăng, bản thân nhà ảo thuật cũng đã rất lo lắng về cái gọi là gánh lo trong cuộc đời ông ấy?

Tôi đưa ra những điều trên không nhằm ý để phản đối hay suy xét tác giả! Chỉ vì tôi cũng rất thích hai cuốn sách này và ngày qua ngày tôi luôn cố gắng thực tập hai cuốn sách này một cách tốt nhất, một cách chỉnh chủ nhất và đấu tranh lại với chính con người thực của mình nhiều nhất.

Nhưng điều con người, những con người đang sống và đang tồn tại, thực sự muốn gì trong sâu thẳm mong muốn của họ? Thực sự họ cần gì? Họ có cần tiền tài, địa vị và quyền lực không? Hay họ cần một thứ tình cảm sâu sắc nhất, chân thành nhất. Người có tiền tài địa vị lại mong một cuộc sống hạnh phúc bình an. Người có được cuộc sống hạnh phúc bình an, lại mong có chút quyền chút tiền. Ai cũng muốn một phần nào đó – một phần thiếu trong cuộc đời họ để rồi vẫn hay tặc lưỡi “thôi kệ mọi chuyện sẽ qua”

‘Thôi kệ mọi chuyện sẽ qua” cũng giống như việc người lớn tặc lưỡi khi mình làm sai, học sinh/sinh viên nhắm mắt khi bị điểm kém và quá rõ kiểu gì mình cũng tốt nghiệp, giáo viên/giảng viên mắt nhắm mắt mở vì biết “chúng nó ra rồi kiểu gì chả có việc”, và cả cộng đồng thì luôn sử dụng từ “bình thường” đối với những điều trái tai gai mắt.

Có phải chăng họ đều biết “thôi kệ mọi chuyện sẽ qua”. Có phải chăng họ đều rõ nếu chúng ta quẳng đi những trăn trở về đạo đức của chúng ta, chúng ta vui hơn và hạnh phúc hơn. Có phải chăng nếu chúng ta cứ cố gắng làm hài lòng người khác thì chúng ta sẽ được an toàn hơn? Hay bản thân tôi cũng vậy: Thôi kệ mọi chuyện sẽ qua.

 

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI