(Bài viết hiện có hơn 24k Likes trên Medium. Bài dịch được đăng tải trong Volume 6 tạp chí Aloha của THĐP, hiện đã xuất bản tới volume 12, mua đọc tại http://bit.ly/THDPmembership.)
Bạn thường làm gì khi bị choáng ngợp với quá nhiều ý tưởng? Bỏ ngang hay hoàn thành những thứ đã bắt đầu?
Tung hứng nhiều ý tưởng và mục tiêu như viết bài, tập thể dục, đọc sách, dậy sớm, v.v… là một công việc “tưởng không khó nhưng lại khó không tưởng,” bởi vì mọi thứ thường bắt đầu với sự hào hứng và kết thúc bằng sự trì hoãn. Điều này dẫn đến kết quả là không có gì được hoàn thành.
Tại sao chúng ta thất bại trong việc theo bám các ý tưởng?
“Tôi có quá nhiều ý tưởng cho một đời người.”
– Taylor Wilson
Năm 2003, Sheena Iyengar, một nhà tâm lý học và giáo sư tại Columbia Business School, đã tiến hành khảo sát 800000 nhân viên nhằm tìm hiểu xem việc có thêm các quỹ đầu tư ảnh hưởng đến sự tham gia lập kế hoạch hưu trí của họ như thế nào.
Sau quá trình khảo sát, các nhà nghiên cứu đã vẽ ra đồ thị kết quả để trả lời câu hỏi: Nếu có thêm các quỹ đầu tư để lựa chọn, liệu sẽ có thêm nhân viên tham gia vào chương trình?
Như chúng ta sẽ dự đoán, câu trả lời là có. Vì nói chung thì càng nhiều lựa chọn càng tốt.
Nhưng kết quả có thể hiện điều đó?
Các nhà nghiên cứu khám phá được rằng việc thêm vào những lựa chọn đầu tư, giảm đi khả năng tham gia chương trình của các nhân viên.
Trên đồ thị, cứ mỗi 10 quỹ đầu tư được thêm vào thì tỉ lệ tham gia sẽ giảm đi 2%. Thật ra, đối với những người lựa chọn đầu tư, việc xuất hiện thêm nhiều phương án chỉ làm tăng thêm khả năng họ đầu tư vào các quỹ an toàn.
Điều này được gọi là nghịch lý của sự lựa chọn: lựa chọn càng nhiều thì hành động càng ít. Cụ thể hơn, khi chúng ta có nhiều ý tưởng và mục tiêu cần theo đuổi, thì khả năng cao là không có ý tưởng nào được hoàn thành đến cùng và ngược lại.
Cũng có một số cách lý giải khác cho việc tại sao chúng ta thường không thể hoàn thành những gì đề ra ban đầu như không có thời gian, sợ thất bại, cảm thấy ngợp trước nhiều lựa chọn làm bòn rút năng lượng và mất dần đi sự hào hứng sau khi bắt đầu một dự án mới. Tất cả điều này có thể dẫn đến căn bệnh trì hoãn kinh niên.
Có 2 loại chuyển động: “chuyển động trong ngưng nghỉ” và “chuyển động trong hành động”. Khi chúng ta bị mắc kẹt trong chuyển động ngưng nghỉ, thời gian và sức lực sẽ bị lãng phí vào những nỗ lực mang lại rất ít hiệu quả.
Sau đây chính là 5 giải pháp để có một màn “đề-pa” hoàn hảo và vượt qua hội chứng “Quá nhiều ý tưởng.”
1. Tạo ra các mini-deadline
Càng tốn thời gian nhiều cho một công việc, càng nhiều khả năng bạn sẽ trở thành nạn nhân của Quy luật Parkinson – “Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó.”
Chẳng hạn, nếu bạn có một tuần để hoàn thành một việc vốn chỉ cần 3 tiếng, dựa theo Quy luật Parkinson, công việc sẽ gia tăng độ phức tạp và kéo dài ra suốt một tuần. Giải pháp tốt nhất cho tình trạng này là tạo ra các mini-deadline để ép bản thân hoàn thành chúng trong một khoảng thời gian ngắn.
Hành động: Tạo một danh sách công việc hằng ngày và ghi chú lại khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành những công việc đó. Sau đó, rút ngắn một nửa các thời hạn trên và cố gắng xong việc theo thời hạn mới.
2. Áp dụng luật 80/20
Nói đơn giản, luật 80/20 gợi ý rằng 20% những gì bạn làm sẽ mang lại 80% hiệu quả. Nói cách khác, chúng ta có thể phân loại công việc thành 2 nhóm: nhóm 20% hoặc nhóm 80%.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tập thể dục để giảm cân, thì các bài tập như chạy với cường độ cao (nhóm 20%) sẽ mang lại kết quả nhiều hơn là các bài tập khác như giãn cơ (nhóm 80%).
Điểm mấu chốt là thử nghiệm, khám phá và tập trung thời gian và năng lượng của bạn vào nhóm hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất (nhóm 20%). Bằng cách này, bạn có thể làm ít hơn mà vẫn có được hiệu suất cao hơn, và tốn ít thời gian hơn.
3. Tin vào bản năng
Thông thường, nguyên nhân khiến chúng ta chần chừng ở bước triển khai ý tưởng là vì sợ thất bại, sợ bị từ chối và nghi ngờ bản thân. Đa phần, mọi người đều dành rất nhiều thời gian để tìm tòi và lên kế hoạch, nhưng đến lúc thực hiện thì lại không làm được.
Trong quyển sách, Trong chớp mắt: Sức mạnh của việc nghĩ mà không cần suy nghĩ, tác giả, cũng chính là nhà báo nổi tiếng thế giới, Malcolm Gladwell đã chỉ ra rằng các đánh giá nhất thời thường dẫn đến những quyết định tốt hơn so với cách tiếp cận thận trọng và kỹ lưỡng.
Do đó, khi rơi vào trường hợp mà bản thân không biết phải làm gì tiếp theo hoặc không biết làm như thế nào, hãy tin vào bản năng và thực hiện ý tưởng đầu tiên mà bạn nghĩ đến, bởi vì bạn thường sẽ đi đúng hướng với những quyết định như vậy.
4. Hình thành thói quen hoàn thành công việc
Nhiều người đã thuần thục được nghệ thuật bắt đầu, nhưng ít người xây dựng được thói quen hoàn tất. Bắt đầu thì dễ hơn hoàn tất, nhưng phần lớn thành quả mà chúng ta tìm kiếm thì nằm ở vạch đích.
Quá trình hình thành thói quen kết thúc công việc cũng tương tự như các thói quen khác. Đầu tiên, bạn bắt đầu từ những việc nhỏ, rồi dần dần tăng khối lượng công việc lên, kèm theo đó là định ra một khoảng thời gian hợp lý để hình thành một thói quen.
Sau đó, bạn có thể tạo ra những thay đổi nhỏ trong môi trường của mình để có thể hoàn thành bất cứ mục tiêu nào mà bạn muốn một cách dễ dàng hơn.
5. Tập cách buông bỏ
Trái ngược với quan điểm phổ biến, những người thành công và làm việc năng suất nhất vẫn thường hay từ bỏ các mục tiêu của họ, bởi vì họ nhận thức được điều gì nên từ bỏ và lúc nào cần từ bỏ.
Mặt tích cực của việc này là bạn sử dụng thời gian và công sức cho những mục tiêu xứng đáng hơn, thay vì những ý tưởng không mang lại hiệu quả.
Hãy làm một phép so sánh nhỏ sau đây: Nếu những gì bỏ ra để theo đuổi một ý tưởng quá nhiều so với lợi ích mà nó mang lại trong một quãng thời gian nhất định, có lẽ đây là lúc để bạn cân nhắc việc từ bỏ. Một điều chắc chắn là bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc công sức của mình, nhưng suy cho cùng, bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào những ý tưởng khác tốt hơn.
Hoàn tất những gì đã bắt đầu
Mặc dù việc bắt đầu một ý tưởng hay mục tiêu mới sẽ mang lại sự hào hứng nhất định, thế nhưng nếu chúng ta không hoành thành những gì mình đã làm, thì thời gian và công sức – những thứ không thể lấy lại được – sẽ bị lãng phí.
Dĩ nhiên ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng (bắt đầu công việc) hơn là phần gian khổ (hoàn thành công việc). Thế nhưng, nếu học được cách vượt qua những khó khăn, thất bại và thử
Tác giả: Mayo Oshin
Biên dịch: Mai Nguyen
Hiệu đính: Prana
📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP
- Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
Người nhận: Vũ Thanh Hòa
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
Số TK: 0451000409314 - Chuyển tiền qua Paypal
Người nhận: Huy Nguyen
Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp
📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2