Là một nhà cố vấn tài chính, tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ người khác vượt qua những trở ngại tài chính để họ có thể trở nên giàu có. Trớ trêu thay, người mà tôi gặp nhiều rắc rối nhất trong việc giúp đỡ chính là bản thân tôi.
Định nghĩa “giàu có” có thể khác nhau với những người khác nhau, nhưng tôi tin rằng nó có nghĩa là có được sự tự do trong tài chính đủ để đạt được những mục tiêu của mình và sống một cuộc sống mình muốn. Tôi rất tốt trong việc tư vấn; nhưng tôi không phải luôn luôn tốt trong việc nhận lấy những lời khuyên của chính mình (biết ai như vậy không?) Vì vậy, khi giải thích cho các khác hàng của tôi về việc vì sao họ vẫn chưa giàu có, phần dễ dàng nhất chính là giải thích về những nguyên nhân xấu, bởi vì tôi đã quá quen thuộc hầu hết trong số chúng.
Bất kể sự nuôi dạy, giáo dục, nghề nghiệp hay lối sống, hầu hết chúng ta đều không thỏa mãn về vấn đề tài chính của chính mình và những lí do của chúng ta có lẽ giống nhau nhiều hơn là có những lí do khác nhau. Tin tốt là không bao giờ là quá muộn để trở nên giàu có nếu bạn, cũng như tôi, đã sẵn sàng để đối mặt với những nguyên nhân đã cản trở bạn và có hành động.
1. Bạn tiêu tiền như thể bạn rất giàu rồi
Chắc chắn một điều là bạn cảm thấy rất vui khi mua những món đồ đắt tiền, cho dù là một chiếc xe hơi hạng sang, một bộ quần áo được thiết kế riêng, một căn nhà to ở trung tâm thành phố, hay một chuyến du lịch đến miền nhiệt đới. Ngay cả khi bạn không nhất thiết phải mua những món đắt tiền, nếu bạn thường xuyên mua những thứ bạn không thật sự cần thiết, nó vẫn sẽ tăng lên rất nhanh (một chuyến đi Target tốn 300 đô chỉ để mua kem đánh răng? AHEM). Cảm giác sướng khi mua sắm chỉ kéo dài cho đến khi bạn cảm thấy tội lỗi và hối hận hoặc hóa đơn thanh toán của thẻ tín dụng đến tay bạn. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy tội lỗi khi tiêu xài quá mức và dùng thẻ tín dụng nhiều hơn cần thiết. Vấn đề ở đây là khi chúng ta cứ tiếp tục tiêu xài nhiều hơn những thứ mà chúng ta có, chúng ta không thể bắt đầu tạo ra sự giàu có. Thói quen tiêu xài quá độ và lãi suất cao, xoay vòng của thẻ tín dụng là kẻ thù lớn nhất của bạn trên con đường đến thành công về mặt tài chính. Hãy tiêu xài như một người nghèo và bạn sẽ có cơ hội cao để trở nên giàu có.
2. Bạn không có một kế hoạch
Nếu không có mmục tiêu ngắn, trung bình hay dài hạn được hoạch định một cách rõ ràng, trở nên giàu có giống như là một ảo ảnh không thể nào đạt tới. Và nó sẽ là một biện minh yêu thích cho việc vì sao bạn không để tâm đến việc tiết kiệm hoặc việc ngưng chi xài quá độ. Như người ta nói trong thế giới tài chính: những người thất bại trong việc lập kế hoạch, là những người lên kế hoạch để thất bại.
Lập một kế hoạch tài chính nghe có vẻ to tát hoặc đáng sợ, nhưng nó không nhất thiết phải như vậy. Cho dù bạn tự làm hay quyết định làm việc với một chuyên gia tài chính, quá trình này đơn giản là bắt đầu với việc ưu tiên những mục tiêu của bạn và viết chúng ra. Để danh sách mục tiêu đó ở những nơi bạn thường xuyên nhìn thấy. Việc nhắc nhở bằng hình ảnh rất có ích trong việc giúp chúng ta bám vào mục tiêu chính.
3. Bạn không có quỹ khẩn cấp
Tôi biết, bạn đã nghe về điều này hàng trăm lần: bạn cần phải có ít nhất sáu tháng thu nhập được để dành trong một quỹ khẩn cấp. Và vâng, nói dễ hơn nhiều so với làm. Tuy nhiên, tôi đã nhìn thấy quá nhiều người (trong đó có tôi) có bị bất ngờ với một đợt chi tiêu lớn ngoài kế hoạch, cho dù đó là mua một chiếc xe hơi hoặc sửa sang lại nhà cửa hoặc hóa đơn bệnh viện, hoặc mất việc làm một cách bất ngờ, tai nạn hay bệnh tật sẽ dẫn đến một sự sụt giảm nhanh trong thu nhập của bạn. Khi những sự việc này xảy ra–và nó có diễn ra, thường xuyên hơn bạn nghĩ–không có một khoảng đệm tài chính an toàn có thể sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn rất, rất nhiều. Nếu bạn đang bị buộc phải dùng thẻ tín dụng, kết cục là bạn sẽ ngập chìm sâu hơn trong nợ nần thay vì có một khoản tiết kiệm để trở nên giàu có.
4. Bạn khởi đầu muộn
Mỗi năm hoặc mỗi tháng trôi qua mà không có sự tiết kiệm, cơ hội trở nên giàu có của bạn lại giảm đi. Thời gian và lãi kép là hai người bạn tốt nhất của bạn khi nói đến việc phát triển về tiền bạc, vậy sẽ rất đau khi lãng phí hai thứ đó. Cũng giống như tập thể dục, phần khó khăn nhất trong việc tiết kiệm chính là phần khởi đầu. Ngay cả khi bạn vẫn đang mắc nợ, thu nhập thấp hoặc chi tiêu lớn, bạn vẫn luôn có thể tiết kiệm – ngay cả khi đó chỉ là một ít. Bạn càng sớm tập được thói quen tiết kiệm – bất kể bao nhiêu – bạn sẽ càng dễ dàng tiếp tục tiết kiệm và cuối cùng bạn sẽ tăng được những khoản tiết kiệm lên. Tôi thích tưởng tượng việc tiết kiệm như cơ bắp mà bạn phải làm việc và xây dựng với thực hành. Ngay cả khi bạn bắt đầu tiết kiệm muộn, bạn vẫn có thể trở nên giàu có nếu bạn đang thực hiện đầy đủ. Nhưng bạn cần phải bắt đầu. Ngay bây giờ.
5. Bạn thích phàn nàn hơn thực hiện
“Cuộc sống đắt đỏ quá.” “Tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi nợ nần.” “Tôi không kiếm được đủ tiền.” “Đầu tư thì mạo hiểm quá.” Có lẽ tôi đã nghe qua tất cả mọi lý do biện minh cho việc tại sao một người nào đó không tiết kiệm, đầu tư hay nói chung là lên kế hoạch; tôi cũng thú nhận luôn là thỉnh thoảng tôi cũng đã từng dùng qua một vài lý do này. Lười biếng và để cho những thói quen xấu lấn lướt dễ hơn sự quyết tâm kiên trì thay đổi chúng. Không ngạc nhiên gì khi béo phì và nợ nần là những căn bệnh dịch ở đất nước này. Khi nào mà việc phàn nàn, biện minh và chỉ chỏ đổ lỗi vẫn còn tồn tại thì khi đó giàu có vẫn còn là một điều xa vời. Thay vào đó, hãy chịu trách nhiệm cho những thói quen xấu của bạn và tập trung vào những gì bạn có thể làm để thay đổi chúng. Rồi thực hiện nó.
6. Bạn sống cho ngày hôm nay chứ không phải là ngày mai
Tôi hiểu chứ. Thực sự rất khó để suy nghĩ về việc nghỉ hưu và lo xa khi chúng ta vẫn còn những nhu cầu và rất nhiều mong muốn ở hiện tại. Hóa đơn cần phải được thanh toán, gia đình cần phải phải được nuôi dưỡng, mẹ cần một chuyến du lịch – và một tủ quần áo mới đi kèm. Vấn đề ở đây là hành vi hấp tấp và nuông chiều bản thân thường dẫn đến nợ thẻ tín dụng, sử dụng số tiền lẽ ra phải được tiết kiệm, vâng, không trở nên giàu có. Hãy làm một điều: Thay đổi suy nghĩ “mua trước, lo sau” và thay vào đó, áp dụng suy nghĩ “tiết kiệm trước, làm giàu sau.”
7. Bạn thuộc dạng đầu tư tất-cả
Bạn có thể đủ may mắn để trở nên giàu có bằng cách đánh cược tất cả tài sản của bạn vào một loại hình đầu tư. Cũng giống như bạn có thể đủ may mắn để trúng số. Nhưng đó không phải là một chiến lược để trở nên giàu có (ít nhất, không phải một chiến lược mà tôi khuyến khích.)
Một trong những sai lầm tài chính tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải là đặt tất cả những quả trứng vào duy nhất một cái giỏ. Làm vậy sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rủi ro, dù cho bạn quá bảo thủ hoặc quá liều lĩnh. Chắc chắn, thị trường chứng khoán đang lên và bất động sản đã lại khởi sắc, nhưng bạn đã chuẩn bị cho khi sóng gió đến chưa? Bởi nó sẽ đến. Và nếu bạn đang đầu tư vào những lĩnh vực chứng khoán thu nhập cố định như CDs, trái phiếu và annuities và nghĩ rằng bạn đã an toàn, lạm phát có thể làm cho bạn phải suy nghĩ lại. Danh mục đầu tư của bạn cần phải bao gồm một sự kết hợp tốt của các khoản đầu tư với các mức độ khác nhau của rủi ro và tiềm năng thu vốn và tính thanh khoản (để bạn có thể lấy được tiền ngay khi bạn cần.)
8. Bạn không tự động hóa
Sau đây là bí quyết để tiết kiệm: Tự động hóa. Tiết kiệm sẽ trở nên liền mạch khi nó được tự động hóa. Thật không may, chúng ta không có tính tiết kiệm bẩm sinh. Chúng ta có bản tính hấp tấp và tham lam. Trở nên có trách nhiệm yêu cầu chúng ta phải kỷ luật hơn. Tuy nhiên, tự động hóa sẽ khiến chúng ta phải có trách nhiệm mà không cần phải nỗ lực quá nhiều. Và tất cả những thứ nó đòi hỏi là ta cần phải thiết lập hệ thống chuyển tiền theo lịch từ một ngân phiếu tiền lương hoặc tài khoản ngân hàng đến một tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư. Nếu không, chúng ta rất dễ tiêu số tiền mà chúng ta có thể tiết kiệm.
Ngay cả khi nó chỉ là một lượng tiền nhỏ mà khi bạn tự động hóa, các khoản đầu tư đều đặn có thể làm nên một sự khác biệt lớn theo thời gian. Tự động hóa bất cứ thứ và bất cứ khi nào bạn có thể; bạn chỉ cần cẩn thận tránh chi nhiều hơn số tiền có trong tài khoản của bạn và hãy cố gắng tăng số tiền tiết kiệm của bạn một cách định kỳ.
9. Bạn không có tính khẩn trương
Bạn có thể nghĩ rằng bạn không cần phải lo lắng về việc trả hết nợ hoặc việc tiết kiệm vì một ai đó, hoặc việc gì đó sẽ đến cứu bạn. Có lẽ đó là một đợt tăng lương, một công việc mới, tài sản thừa kế, một người vợ/chồng giàu có, hoặc cuộc sổ xố mà bạn hi vọng vào. Bất kể “nó” là gì, bạn chỉ đang sử dụng nó như là một cái cớ để trì hoãn thực hiện những bước tiến đến việc trở nên giàu có. Vấn đề ở đây là có rất ít những điều trong cuộc sống là có thể chắc chắn. Ai mà biết được những gì sẽ xảy ra, hoặc không, vậy tại sao không tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát ngay lúc này? Tiết kiệm ngay bây giờ và cứu lấy bản thân – trong trường hợp một thứ gì đó, hoặc một người nào khác không cứu bạn.
10. Bạn dễ bị ảnh hưởng
Có lẽ bạn có bản tính chi tiêu vô độ hoặc chỉ là một ngày bình thường dẫn bạn gái của bạn đi mua sắm. Hoặc có lẽ là bản tính “Nội trợ thực sự” của bạn mà đôi khi bạn không thể kiểm soát. Chúng ta đều chịu những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống, cái đe dọa cơ hội trở nên giàu có của chúng ta. Trọng vẻ bề ngoài, thiên về vật chất, sự nổi tiếng có lẽ là những ảnh hưởng xấu nhất của thứ văn hóa chúng ta đang sống trong. Những vòng xoáy ngột ngạt của phương tiện truyền thông đi kèm làm cho mọi thứ tệ hơn gấp mười lần. Bí quyết ở đây là hãy tránh để bị cám dỗ. Làm thế nào? Một trong những cách để tránh bị cám dỗ là tránh đưa mình vào những nơi có nhiều cám dỗ. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn cần có ý chí để bám lấy mục tiêu trở nên giàu có ở đằng đầu, đặc biệt là khi bạn đang bị cám dỗ để tự hủy hoại chính mình.
Nguồn: Jocelyn Black Hodes / Daily Worth – Time.com
Dịch: Hà Huy Dương
Review: Nguyễn Hoàng Huy