Featured Image: Evan Trend
Có bao giờ bạn tự hỏi những điều gì đang chi phối suy nghĩ và cuộc sống của mình hay không? Mỗi người chúng ta phản ứng trước những sự việc rất khác nhau, một quan điểm có thể là đúng nếu nó gần với những gì ta nghĩ và có thể sai nếu nó khác. Chấp nhận quan điểm của người khác là việc tương đối khó khăn vì ta hiểu rằng ta biết điều ta đang biết. Nhưng liệu điều mà mình đang tin đó có thật sự là đúng?
Có nhiều câu chuyện ngụ ngôn để nói về điều này, bạn nghe câu chuyện “Cái Hang” của Platon chưa? Còn hình ảnh “Ếch Ngồi Đáy Giếng” thì bạn hiểu nó đến đâu? Có thể nhiều người sẽ nói là “tôi rất hiểu” nhưng mình nghĩ chưa chắc đâu. Bởi đứng ngoài mà nhìn và phán xét thì dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng ta hãy làm một cuộc thử nghiệm với góc nhìn người trong cuộc nhé.
A sinh ra trong một cái hang, người bị xích vào một cây cột và quay mặt vào tường mà không thể ngoái nhìn ra phía sau là cổng của hang. Chính vì vậy bóng của những người bên ngoài cái hang đó và bóng của A hiện ra ở bức tường trước mặt. Vì từ khi còn rất nhỏ A đã thấy những cái bóng đó nên anh ta nghĩ chúng là một thực tại duy nhất gắn liền với cuộc sống của mình. Rồi một ngày nọ, B đã vào hang và muốn giải phóng anh ta khỏi thế giới mà anh ta đang sống, rằng bên ngoài cây cối rất xinh tươi, có muôn ngàn loài thú kỳ lạ, con người có thể chạy nhảy chứ không chỉ ngồi. Nhưng lúc đó bạn biết chuyện gì xẩy ra không? A đã không tin B, A đã giết chết B khi B muốn tháo sợi xích buột A.
Chuyện chưa hết, nhờ một sự may mắn mà B không chết và bò ra khỏi đó. B sống trên một hòn đảo giữa Thái Bình Dương, bộ lạc của anh xây những ngôi nhà cỏ để ở, dùng cây vót nhọn để săn thú rừng. Thần linh của họ là một loài chim kỳ lạ, 2 cánh dang rộng mà phía sau là 2 cột khói kéo dài. Một ngày nọ có người dạt vào bờ và đó là C, C được dân làng cứu sống, ngày ngày C kể về một thế giới khác mà ở đó có những ngôi nhà cao gấp mấy lần những cây cổ thụ trên đảo, nơi đó con người dùng một thứ giống như vị thần của họ để di chuyển. Chính điều này khiến dân làng tức giận nên giết chết anh ta. nhưng cũng như B, C đã không chết.
Nhờ sự trợ giúp của MĐ mà C được trở về với xã hội văn minh, anh ta đang sống ở quốc gia Z. Như bao người khác, anh ta quen với những gì được dạy, hoàn toàn tin tưởng vào nó. Chính vì thế khi MĐ kể cho anh ta về một thế giới khác tốt đẹp hơn rất nhiều, giống như những giấc mơ của anh ta thì anh ta lại không tin, thế nên MĐ đành phải bó tay toàn tập. Rồi MĐ trở về với thế giới anh ta, lại một người là VA bảo là còn một thế giới khác còn đẹp hơn nữa. rồi…rồi…
Bạn thấy đấy, dù A B C, MĐ hay VA sống trong những thế giới khác nhau hoàn toàn, nhưng cách nhìn của họ hoàn toàn là giống nhau, họ đặt tất cả niềm tin vào thế giới họ sống, họ nhìn thấy. Nhiều người đã đến bảo rằng “hãy theo tôi, tôi sẽ chỉ cho bạn một thế giới khác đẹp hơn” để rồi chỉ nhận được sự cười chê từ họ. Ở vị trí của ta, ta nhận ra rằng A và B thật ngu ngốc khi không chịu tin lời người muốn giúp họ, đơn giản vì thế giới ta đang sống văn minh hơn thế giới của họ, ta chắc chắn thế giới của ta là thực tại. Nhưng dường như ta quên rằng thế giới của A và B cũng là thực tại của chính họ. Vậy có sự khác nhau giữa cách nhìn của từng người trong thế giới của chính người đó hay không?
Cái từ “thế giới” mà tôi nói chỉ là một hình ảnh mang tính ẩn dụ, nó có thể là thế giới ta đang sống, là nền giáo dục của ta, là những bài học mà ta học được từ gia đình và xã hội, là bất cứ quan niệm nào đang có trong ta. Ta chỉ biết những gì mình biết, ta chỉ lý luận dựa trên những quan điểm hay những bài học lý luận mà ta được dạy. Thế mà ta vẫn cứ tin chắc là ta đúng giống như A B C, MĐ, VA vẫn tin là họ đúng khi có người muốn chỉ họ những điều mới lạ.
Bạn có nhận ra điều tôi nói? Tôi không bảo bạn hãy tin bất cứ ai nói những điều khác lạ, chỉ là hãy nhìn rõ bản thân mình và những giới hạn của mình, những gì mình được dạy, cái xã hội và tầm nhìn của nó mà mình đang sống trong đó. Hãy thử bước ra những gì tạo nên chúng ta, tìm hiểu những điều xa hơn cao hơn để có thể nhìn lại những gì mà ta hằng tin tưởng có phải là đúng đắn và tốt đẹp.
Có rất nhiều điều chúng ta nghe nói, nghĩ và hiểu (theo cách của ta) là tốt đẹp. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ lại nó thì bạn sẽ thấy sự mơ hồ trong chính điều ta nghĩ là ta hiểu. Ví như tôi vẫn tin rằng mình biết bình đẳng là gì, và biết phải đấu tranh cho bình đẳng. Nhưng thật bất ngờ! khi muốn bình luận cho bài viết về bình đẳng thì tôi phải tra từ “bình đẳng” để hiểu rõ về nó mới viết được. Có nhiều người luôn thể hiện tình yêu với quê hương và dân tộc, nhưng họ có thật sự hiểu điều họ đang đi theo. Yêu là yêu cái gì? Vì sao phải yêu? Yêu như thế nào? Có ai từng nhìn kỹ lại những vấn đề đó không? Hay từ khi mới sinh ra, được ông bà cha mẹ bảo yêu là yêu thế thôi?
Lời nhắc cuối bài: nếu ai chưa đọc truyện ngụ ngôn “Cái Hang” của Platon thì nhớ tìm đọc, và những bài phân tích về nó nữa, (ví dụ của tôi chỉ mang tính rút gọn và triển khai thôi), hãy luôn nhớ đên câu chuyện ngụ ngôn này để có thể vươn lên những tầm cao mới.
Mắt Đời
Mắt Đời? mình đọc rất nhiều bài viết và comment của bạn, mình thấy rất hay và sâu sắc trong cách tranh luận, nhưng mình ko phải kiểu người thích tranh luận, mình thích thảo luận hơn, vì cái chúng ta bàn ở triethocduongpho thì tính đúng sai ko quá quan trọng ( nó là kiến thức xã hội chứ ko phải khoa học), điều mình và nhiều người quan tâm là cái ý hay trong một ý tưởng bình thường và cái cách chúng ta áp dụng vào thực tiễn theo kinh nghiệm của mỗi tác giả.
bạn có bao giờ đọc lại các comment để thấy cái tôi của chính mình? bạn có thấy bạn đang viết quá nhiều nhưng chưa đủ sâu sắc không?
ah, đừng kêu mình viết ở trang này vì ở đây mỗi khi viết ra cái gì là ngay lập tức mọi người nhảy vào tranh luận, bắt bẻ om xòm nếu chẳng may bài viết có tí chút sai sót.
nói thiệt bạn là super star ở đây đó, về cơ bản là dù bạn có ý sai trong vấn đề đưa ra nhưng ko ai bắt bẻ thắng nổi bạn đâu. chúc mừng bạn!
cmt này của bạn cũng làm tôi thấy tự hào về mình đôi chút, một chút hư vinh nào đấy trong chữ “super star”, nhưng thật lạ là mình cũng rất kiên kỵ sự nổi tiếng (dù chỉ trên một trang xh), một ngày nào đó để thu đến cái lợi từ trong sự nghiệp có lẽ mình sẽ cần đến nó, nhưng mình nghĩ điều đó là khó xẩy ra với mình. còn thì cái sự nổi trội đó sẽ mang đến những bất lợi không cần thiết cho mình khi mình đang sống trong 1 xh như VN. vì như bạn thấy đó, rất nhiều bài viết hay cmt của mình là phê phán những tiêu cực đang tồn tại, phê phán những suy nghĩ lệch lạc (theo quan điểm của mình). và mình cũng hiểu rằng mình chỉ có thể làm điều đó trong một thời gian ngắn rồi phải dừng lại. nếu không thì mình sẽ phải nối gót theo nhiều người khác để nhận được điều không hề mong muốn. càng nhiều ảnh hưởng thì càng tai họa chớ không phải là phước đâu. đó là sự ngược đời trong xh chúng ta.
nói thật, nếu bạn cần tìm những điều mang lại hiệu quả thực tiễn thì đừng tìm trong các bài viết hay cmt của mình, mà hãy tìm trong những cuốn sách dạy làm giàu, dạy thành công… có bán rất nhiều trong nhà sách, chúng thực tế hơn đấy. những gì mình viết là sự phê phán với những điều đúng sai, đẹp xấu, mình cảm thấy chúng quan trọng hơn. bạn xem trọng điều làm sao để đi nhanh hơn, còn mình quan trọng trong việc xác định đi hướng nào mới là đúng, quan điểm chúng ta vốn khác nhau.
có thể cái tôi của mình lớn, có thể bài chưa được sâu sắc lắm :), còn cái việc tôi tranh luận thì tôi làm không phải để chiến thắng, nếu bạn muốn tôi công nhận hãy dùng mọi lý lẽ của bạn để thuyết phục tôi. hay những điều mà bạn đang nói cũng rất mơ hồ trong bạn? tôi không phải chỉ nói hay, chỉ là tôi hiểu rõ tôi đang nói gì, qua tranh luận thì nhiều điều càng trở nên rõ ràng hơn.
nếu bạn muốn tìm điều gì thật sự sâu sắc hãy đọc những cuốn sách được công nhận trên thế giới. tôi chỉ nói những điều căn bản nhất, những sự thật ở cấp độ dễ thấy dễ hiểu nhất. nhưng nếu bạn nhìn kỹ xung quanh, cả những điều cơ bản đó mà có vô số người nhìn nhận vô cùng mơ hồ. những bài viết của tôi mà mang ra nước ngoài thì nó chỉ như những bài viết của học sinh cấp 3 không hơn không kém, họ sẽ nói những điều cao hơn, xa hơn, sâu sắc hơn. còn những gì tôi nói chỉ là cái ai cũng biết.
bạn nghĩ tôi thích được tranh luận để học hỏi hay tranh luận để được thắng? mà thắng cái gì nhỉ?
ok. như đã nói thì m ko thích tranh luận vì khi đó chúng ta dùng kiến thức và bộc lộ cái tôi để áp đảo đối phương, để ta đúng – họ sai, chân lý thuộc về kẻ mạnh miệng, hùng biện giỏi, lý lẽ ngôn từ thuyết phục, logic chặt chẽ..
tuy nhiên sẽ rất thú vị nếu thảo luận cùng bạn, trước tiên giống phim kiếm hiệp mình cần giới thiệu 1 chút @@ : mình thuộc môn phái chủ nghĩa thực dụng, tin theo triết lý kirshnamurtri, phương châm sống : cái chết là một phần vẻ đẹp của cuộc sống ; sống là phát huy tối đa tư chất của mỗi cá nhân.
1. ở đây chúng ta thảo luận về những vấn đề xã hội, ít nhiều liên quan đến kinh tế, tâm lý, lịch sử..không phải khoa học tự nhiên, trong khi KHTN nó có tính logic rất chặt chẽ, các kết luận rút ra dù được kiểm nghiệm trăm lần, ứng dụng vô vàn vẫn chỉ được xem là giả thuyết, hoàn toàn bị kiểm sai (karl popper) thì KHXH lại khá mập mờ phụ thuộc vào hoàn cảnh, ngay cả kinh tế học dù được xem là có tính logic, hàm lượng toán rất lớn thì nếu bạn gặp họ ( nhà kinh tế) , đem dí súng vào đầu họ và hét : ông hãy chỉ ra những điều dối trá, rủi ro nguy hiểm bên cạnh những đề xuất, ca tụng tuyết vời của ông nếu ko tối bắn vỡ sọ” ; ông ta sẽ cho ra ngay 1 cuốn sách với nội dung trên :)) ; còn với những ngành khác và thể loại sách viết làm giàu, tìm hạnh phúc, lập nghiệp…thì cũng tương tự, giá trị của chúng tuy tích cực nhưng bạn luôn tìm ra được điều mâu thuẫn, hạn chế. Nguyên nhân gồm 2 mặt:
– chủ quan : phần lớn các tác giả là người Mỹ và họ chịu ảnh hưởng chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, với họ thì điều đó đúng hay sai không quan trọng bằng việc họ thuyết phục được bao nhiêu người tin nó đúng, nhà xuất bản cũng tiếp tay thôi ; sách này về vn thì được người dịch thêm bớt cho nó ấn tượng mạnh hơn.
– khách quan : về bản chất xã hội là hệ thống phức hợp và duy tâm thế nên viết về các vấn đề xã hội, đề ra các giải pháp thỏa mãn, hợp lý cho tất cả là điều gần như không thể.
2. phần lớn con người ta chỉ quan tâm đến cái gì có lợi cho họ ( vật chất, tinh thần ) và để làm điều đó tư duy theo đám đông, lờ đi dối trá, thậm chí bẻ cong sự thật là cách tồn tại, về cơ bản ngay từ nhỏ chúng ta tư duy theo lối tư duy tương tự,tư duy cảm tính vì nếu khác biệt hoàn toàn thì về mặt tinh thần là không chịu nổi ; chưa kể do hoàn cảnh sống khác nhau nên chúng ta tin tưởng điều khác nhau hoặc mức độ khác nhau ( theo cảm xúc, ấn tượng chứ ko phải logic)
ngay cả ngày nay khi ngta hò hét chúng ta phải khác biệt, sáng tạo, ko theo lối mòn..thì chúng ta cũng chỉ nhận được phần lớn là dị biệt, là ” khác biệt để nổi bật trước đám đông chứ chả sáng tạo cái gì hết.
theo thông kê sơ bộ thì con người có 8 sở thích tư duy khác nhau và chỉ một số ít là có khả năng và thích thú với việc hỏi tại sao và một số ít thích bắt tay làm cái mới ; mình nhớ có nhà khoa học nói rằng về sinh lý chúng ta giống nhau 99% nhưng tâm lý, tư duy thì 2 con người khác nhau gấp nhiều lần một con chó sói với 1 con cáo.
3, từ 2 lý do nêu trên có thể thấy cuộc tranh đấu của bạn là gian nan và bất tận để tìm điều đúng, hướng đúng ; nó không có vấn đề trong việc lên án, chỉ trích..tuy nhiên khi bạn ham thích và sa đà vào đó, xem đó là cách tìm ra chân lý , bạn sẽ thay vì giúp ích mọi người ( chỉ ra tính 2 mặt ) thì bạn lại tranh luận hăng say, phủ nhận hoặc làm mờ đi cái hay trong ý tưởng bình thường được lập luận vụng về ở người khác.mà đôi khi nó lại hữu dụng hơn cả cái sự thật mà bạn muốn vạch ra.
4. tất nhiên bạn có thể nói đây là phong cách của bạn, ai tin thì tin, ai đọc thì đọc còn ko thì next giùm..và đó là lúc cái tôi của bạn bộc lộ.
sự nguy hiểm của tri thức là nó khiến người sở hữu nó tin rằng tri thức đó quan trọng với họ và tất cả mọi người => họ cũng quan trọng => những người ko biết, ko hiểu là đồ bỏ.
p/s : về cơ bản là mình chấp nhận mình vẫn ngu ngốc và ảo tưởng còn bạn thông minh hơn, hợp lý hơn, trải nghiệm hơn..thế nên hãy chia sẻ những điều bạn thấy mình sai ^^
Hôm nay đọc lại những gì bạn viết tôi thấy rất nhiều điều bất hợp lý trong lập luận của bạn.
Thứ 1 sự đánh tráo khái niệm: bạn nâng tôi lên nhưng thật ralà hạ tôi xuống bằng cái lập luận “ chiến thắng là do lý luận giỏi”. câu này nói lên điều gì? Rằng người khác ủng hộ tôi, người tranh luận với tôi, không thể phủ nhận điều tôi nói vì tôi lý luận giỏi chứ không phải vì nói đúng? Vậy ra những điều Mắt Đời nói toàn là ngoa ngôn xảo ngữ không đấy? và những người ủng hộ anh ta đều là kẻ khờ khạo? có thật thế không? Xin bạn đừng lấy cái lập luận đó ra nữa, vì làm như thế là sĩ nhục trí tuệ của tôi và những người khác đấy.
Tranh luận là đưa ra quan điểm hay tư tưởng của mình với người khác để tìm ra sự thật hoặc điều đúng, nếu bạn phủ nhận tính đúng đắn của nó, thì tất cả loài người không nên nói gì cả, không nên trò chuyện, khỏi họp bàn chi hết cho mệt, vì cuối cùng thì kẻ chiến thắng luôn là kẻ ngụy biện giỏi nhất. Bạn à! Nếu không có một chữ lý trong đó thì mọi tranh luận hay thậm chí thảo luận đều thành vô nghĩa.
Thứ 2 không đưa ra chứng cứ chính xác, bạn mới được gọi là lý luận giỏi: khi bạn nói về tôi, bạn không hề đưa ra một chứng cứ nào để xác định quan điểm của bạn, Mắt Đời “ viết quá nhiều nhưng chưa đủ sâu sắc”, có thể! Nhưng hãy đưa ra các quan điểm sâu sắc hơn trước khi đưa ra một kết luận nào đó. Nếu ai thường đọc những bài viết hay bình luận của tôi thì sẽ thấy tôi luôn bám sát vấn đề và bài viết của ai đó. Tôi chưa bao giờ đưa ra một nhận xét đối với cá nhân của người đó, nó chỉ được đưa ra sau khi đã phân tích những gì họ đã nói trong bài viết hay bình luận của họ. Còn bạn thì sao? Bạn chỉ nói chung chung, trong khi bài viết tôi kia, bình luận tôi kia, hãy chỉ ra tôi sai chỗ nào, nếu bạn nói đúng tôi sẽ đồng ý quan điểm của bạn.
Thứ 3 bạn định hướng tư tưởng người đọc: Bạn nêu những phân tích tâm lý rất đúng đắn khi bình luận, bạn không chỉ vào tôi bảo là thế này hay thế kia. Nhưng chính những phân tích của bạn lại mang tính ám chỉ vào tôi, ai đọc của bạn sẽ rất dễ bị định hướng tư tưởng. ví dụ tôi bảo “ngày nay có rất nhiều người làm từ thiện vì mua danh” rồi sau đó tôi kể về việc ông này bà kia làm từ thiện và không đánh giá về họ. nhưng chính cái điều tôi nêu lên đầu tiên đó đã tạo sự lien tưởng cho họ khi đọc về vấn đề từ thiện. Bạn đang dùng cách đó trong bình luận của bạn.
….
Giờ quay lại cmt này
1.
Đồng ý là KHXH nó mang tính phức tạp, nhưng cũng không phải vì thế mà nó mất đi tính đúng sai hay sự hợp lý, xh hoạt động theo những quy luật của nó, trong một khả năng nào đó ta có thể xác định được những quy luật đó. Những điều tôi viết hay tôi cmt là tìm cách diễn giải chúng, cái nào là hợp lý, cái nào là ngụy biện, hầu hết các bài viết của tôi chỉ ra khá rõ ràng và dễ hiểu. có thể để phân tích một vấn đề là khó khăn, nhưng khó khăn không có nghĩa là phân tích không được, càng phân tích thì ta sẽ tiến gần hơn đến sự chính xác và hợp lý.
Với tôi thì những cuốn sách dạy làm giàu rất gần với thực tế, và nó sẽ hiểu quả nếu ta thật sự làm được những gì họ nêu ra, có khá nhiều người thành công ở mức độ nào đó nhờ vào chúng, cái còn lại là sự kiên trì và trí tuệ mỗi người, cách họ ứng dụng nó ra sao.
2. Chính vì đa số con người như thế nên sự thành công chỉ đến với một số ít người, thường thì những người thành công (danh vọng, tài sản) nhất chính là những người hiểu rõ xh nhất. Nhưng xh này được thúc đẩy và phát triển không do số đông kia mà lại do những sự sang tạo. Và chính vì thế mà ta nên khuyến khích nó chứ không thể bảo vì mọi người như thế, xh như thế nên thôi cứ để nó như vậy.
3. Từ những lập luận của mình ở trên thì dù cuộc đấu tranh để tìm ra sự thật và chân lý dù khó khăn nhưng mình vẫn làm. Mình làm vì chính mình. Để tìm ra sự thật, thì không thể không phản ánh những gì đang diễn ra và lên án những cái xấu. Có thể trong mắt bạn thì đó là chỉ trích, nhưng bạn nghĩ vậy không có nghĩa tôi hay vài người khác nghĩ vậy. Nếu bạn muốn im lặng với nó thì bạn cứ làm như bạn muốn. còn nếu tôi lên án sai hãy chỉ ra cái sai đó, đừng nói chung chung.
4. Sự nguy hiểm không nằm ở chỗ bạn nói, mà nằm ở chỗ người ta im lặng với cái xấu và cho rằng chúng là hợp lý, chính vì nghĩ nó hợp lý nên nó sinh sôi nẩy nở càng nhiều thêm.
“p/s : về cơ bản là mình chấp nhận mình vẫn ngu ngốc và ảo tưởng còn bạn thông minh hơn, hợp lý hơn, trải nghiệm hơn..thế nên hãy chia sẻ những điều bạn thấy mình sai ^^” – sau này mong bạn đừng nói những lời vô nghĩa như thế này nữa, mình không cho là mình hơn ai nên mình cũng mong đừng ai nói thế để thể hiện sự châm biếm với mình. Và mình đã phân tích rồi đó. Mong là bạn hiểu những gì mình nói
“thể hiện sự châm biếm với mình” ; bạn nâng tôi lên nhưng thật ra là hạ tôi xuống bằng cái lập luận “ chiến thắng là do lý luận giỏi” làm như thế là sĩ nhục trí tuệ của tôi và những người khác đấy;
=>bạn đang quá nhạy cảm, mình thừa nhận bình luận đầu tiên mình chạm vào cái tôi của bạn nhưng cái tiếp theo mình cố gắng tránh việc đó, có thể (m đang phỏng đoán) việc luôn phải tranh luận để tìm ra chân lý dẫn tới việc bảo vệ cái tôi như một phản ứng vô thức của bạn.Tuy nhiên bạn đã tách bạch nó ra trước khi đi sâu thảo luận những gì mình nói thì cũng rất hay.
1. quan điểm của mình về các vấn đề xã hội là chúng dễ cực đoan khi chúng ta cố gắng bảo vệ cái gì đó, dù nó là cái đúng, tính đúng đắn của nó phụ thuộc vào hoàn cảnh , thế nên chúng ta cần cái nhìn đa chiều, toàn cảnh, nghĩa là chúng ta gần như đang ” ba phải” chỉ có điều thay vì nói chung chung thì cần nêu rõ hoàn cảnh cụ thể ; nhưng nêu rõ hoàn cảnh cụ thể thì lại có hoàn cảnh khác thể hiên tính không đúng dẫn tới tranh cãi triền miên => mình thường chọn cách không viết bài, ko tranh luận mà chỉ nhìn ra vấn đề đúng trong hoàn cảnh nào và ko đúng trong hoàn cảnh nào, cô gắng chấp nhận cái khác biệt dù nó cực đoan.
cái này mình bị ảnh hưởng bởi triết học của Kirshnamurti, mình ko có ý nói bạn sai ở đâu, với mình cái đó ko quan trọng và chẳng lợi lộc gì, mình chỉ ghi nhận ý kiến hay của bạn và nhìn ra hạn chế trong hoàn cảnh khác.
ví dụ mình có nói : nếu như chúng ta ko có internet, ko sách, ko du lịch để có thêm kiến thức thoát khỏi cái hang, liệu chúng ta có tìm được hạnh phúc ko,? nếu chân lý là sự thật ( trái đất ko phải trung tâm vũ trụ) nó có mang lại hạnh phúc ?; (liên quan đến giác ngộ)
bạn có thể xem mình là kẻ ba phải,chiết trung, nuôi dưỡng cái xấu, lờ đi cái tốt..nhưng thực sự mình theo chủ nghĩa cá nhân nên tin dù tốt hay xấu nó là do quy định của xã hội và phần lớn cá nhân tin theo. ví dụ quan điểm : hiếp dâm là rất tốt và điều nên làm!( đố bạn biết trong hoàn cảnh nào lại như vậy?)
điều cuối cùng mình xin khẳng định 100% là mình ko hề có ý định chạm vào cái tôi hay phủ nhận quan điểm của bạn, vì thực sự chính mình nhận thấy mình còn nhiều ảo tưởng và ngu ngốc.vậy đây là comment cuối cùng về chủ đề này.
hi vọng ai đó đọc qua comment của bạn và mình thì họ đều có một cái nhìn toàn cảnh hơn là phiến diện hơn chính chúng ta.
p/s : bạn chắc đọc rất nhiều sách ,mình cũng từng như thế nhưng chủ yếu là tâm lý học và kinh tế học tuy nhiên khi tìm hiểu triết học của Kirshnamurti thì nó tạo ra bước ngoặt lớn hơn trong nhận thức của mình, hi vọng nếu bạn đọc và tin thì một ngày nào đó chúng ta sẽ thảo luận thay vì tranh luận.
toẹt vời nha bạn
Có lẽ bạn đã hiểu sai về câu chuyện “cái hang” của PLATON. Câu chuyện cái hang của PLATON muốn nói đến sự cai trị độc đoán của giai cấp thống trị đã làm huỷ hoại nhận thức của con người. Giai cấp thống trị đã dùng quyền lực để nhồi sọ con người theo những tư tưởng mà chúng áp đặt. Hậu quả của những tư tưởng ấy là con người không thể phân biệt được trắng đen.
thật ra bạn có vẻ bị Các Mác đầu độc rồi, bạn không thấy những điều bạn nói đã tầm thường hóa câu chuyện à? có rất nhiều người có một bệnh rất nặng, đó là họ lấy những tư tưởng khác làm đá kê chân cho họ.
“Có rất nhiều người có một bệnh rất nặng, đó là họ lấy những tư tưởng khác làm đá kê chân cho họ.”
Bài viết của bạn đã lấy từ ý tưởng của PLATON. Bạn đã xào xáo nó lên để làm ý tưởng của mình. Thật đáng buốn câu truyện của PLATON lại đang diễn ra ngay tại đây nhưng mọi người lại không cảm nhận được.
Bài viết của bạn chính là cái bóng của câu chuyện “Cái hang” của PLATON. Tôi nghĩ rằng hầu hết các bạn ở đây đều chưa đọc câu truyện cái hang của PLATON, họ chỉ đọc bài viết của bạn, tức là chỉ đọc cái bóng của câu truyện “cái hang”. Ấy vậy nhưng mọi người vẫn cứ bìmh luận khen chê theo những ý tưởng bạn nêu ra. Họ không cần biết đến nội dung câu truyện của PLTYON
Nếu Các Mác và PLATON sống lại không biết họ sẽ nghĩ gì?
Các Mác và PLATON là những nhà triết học vĩ đại họ có những ý tưởng muốn cải tạo thế giới nhưng ý tưởng của họ đã bị hiểu một cách sai lầm chỉ vì những cái đầu bướng bỉnh không biết lắng nghe.
ha ha! hình như bạn đọc mà không hiểu, nhìn mà không thấy. Mình vẫn nói trong bài là rút gọn và triển khai từ câu chuyện “Cái Hang” đấy thôi. những gì bạn đang nói, từng câu từng chữ bạn thốt ra, những dòng suy nghĩ của bạn không phải được xào nấu từ những gì bạn được dạy hay sao? không biết những người dạy bạn khi biết bạn xào xáo ý tưởng của họ thành ý tưởng của bạn thì họ nghĩ gì nhỉ? hi hi.
còn câu chuyện “Cái Hang” thì nó mang tính bao quát trong tất cả mọi thứ thuộc về tư tưởng loài người nhưng bạn lại biến nó thành một câu chuyện nói về giai cấp thuộc tư tưởng Mác, vậy không phải là tầm thường hóa Platon và dùng tư tưởng ông ta làm đá kê chân là gì? cái trò biến tư tưởng người khác thành tư tưởng của Mác tôi thấy nhiều rồi. Người ra cứ rút một phần nhỏ trong tư tưởng của từng nhà triết học vĩ đại mà có gần với tư tưởng Mác rồi khẳng định những nhà triết học đó cũng nghĩ như Mác, nó giống như chỉ nhìn vào những tờ vé số độc đắt nhưng bỏ qua những số trật vậy. Với ai thì tôi không biết nhưng với tôi thì trò đó vô cùng bẩn thỉu. Mác mà biết được những học trò của ông làm thế thì không biết có sống lại rồi tức chết hay không.
Cách suy nghĩ của bạn bị giới hạn trong chính cái hang được xây lên từ tư tưởng Mác, bạn suy nghĩ về xh như Mác, phán xét như Mác, mọi tư tưởng khác đều bị Mác hóa. Đây là một sự đầu độc vô cùng kinh khủng, nó làm bạn không thể tiếp thu bất cứ tư tưởng nào khác Mác cả. Mà tư tưởng đã nhiễm độc thì bạn không cách nào bước ra khỏi cái hang bạn trong đó cả. Tôi thấy tuyệt vọng giùm cho bạn vô cùng.
Cách suy nghĩ của bạn bị giới hạn trong chính cái hang được xây lên từ tư tưởng Mác, bạn suy nghĩ về xh như Mác, phán xét như Mác, mọi tư tưởng khác đều bị Mác hóa. Đây là một sự đầu độc vô cùng kinh khủng, nó làm bạn không thể tiếp thu bất cứ tư tưởng nào khác Mác cả => cái này bạn phân tích ấn tượng đó!
Mà tư tưởng đã nhiễm độc thì bạn không cách nào bước ra khỏi cái hang bạn trong đó cả. Tôi thấy tuyệt vọng giùm cho bạn vô cùng => thực ra cũng bình thường thôi bạn ah, nhà kinh tế lỗi lạc J.M Keynes
nói mỗi nhà kinh tế thường là nô lệ tư tưởng cho nhà kinh tế thời trước đó, điều quan trọng là bạn ấy hạnh phúc và có lợi khi tin tuyệt đối vào Marx.
mình thấy bạn viết khá nhiều, có thể cho mình biết bạn chịu ảnh hưởng của ai và quan điểm nhân sinh là gì ko? ( xem như mình phỏng vấn tác giả nổi tiếng ở triethocduongpho ^^ )
“điều quan trọng là bạn ấy hạnh phúc và có lợi khi tin tuyệt đối vào Marx” mình không đồng ý câu này, xét về cá nhân bạn ấy, niềm tin mù quáng có thể khiến bạn ấy hạnh phúc – một hạnh phúc mù quáng, sống trong khổ đau và giới hạn nhưng vẫn hạnh phúc, và tất nhiên tôi biết hạnh phúc đó là thật với bạn ấy lúc này. Nhưng những thứ hạnh phúc đó không nên được khuyến khích. tôi không nghĩ mình là một người tốt, nhưng khi thấy một hạnh phúc mù quáng tôi sẽ chỉ ra cái giả dối của nó. Hạnh phúc dựa trên sự thật mới là hạnh phúc thật. Huống hồ một niềm tin tuyệt đối vào cái điều mà ta biết là sai sẽ trở thành lực cản cho nhiều người và cho xh. khi tôi chỉ ra cái sai cũng chính là lúc tôi muốn xh tiến lên và có ích lực cản hơn. Có thể bạn nói cái đúng sai đó do tôi tự định ra, có thể. Nhưng nếu muốn nói tôi sai thì làm ơn chỉ ra chỗ sai đó.
Mình chịu ảnh hưởng từ ai? Thứ nhất là từ Công Giáo, thứ 2 là từ gia đình, thứ 3 là triết học Mac, thứ 4 là những cuốn sách: Thế giới của Sophie, Phân tâm học và tôn giáo, Phân tâm học và tình yêu,vài cuốn tiểu thuyết phương tây, vài cuốn sách của TQ. Bạn có thể thấy gì từ những điều này? 🙂
ok. như đã giới thiệu thì mình theo chủ nghĩa cá nhân nên chuyện đảng cộng sản đúng hay sai, xã hội vn có tàn lụi suy đồi không? chiến tranh thế giới là do hitle thần kinh hay do tài phiệt gây ra…tất cả chủ yếu mình tìm hiểu là cho vui thôi, điều quan trọng là mưu sinh và cảm thấy chính mình hạnh phúc,ng khác thì sống chết mặc bay nhưng nếu họ thực sự ‘THẤY HỌ” đang bế tắc và cần mình thì mình nhiệt tình giúp ( có nhu cầu tự thân mới có ý chí thay đổi)
” Huống hồ một niềm tin tuyệt đối vào cái điều mà ta biết là sai sẽ trở thành lực cản cho nhiều người và cho xh. khi tôi chỉ ra cái sai cũng chính là lúc tôi muốn xh tiến lên và có ích lực cản hơn => bạn có lẽ theo chủ nghĩa cải cách xã hội, khá giống Phi Tuyết nên có tranh luận đến 10 năm chúng ta cũng ko thể hòa hợp, tuy nhiên nếu thay vì làm thế mà chấp nhận sự khác biệt dù hơi cực đoan thì chúng ta sẽ bổ sung vốn hiểu biết cho nhau.
triết học marx, Thế giới của Sophie, Phân tâm học và tôn giáo, Phân tâm học và tình yêu,vài cuốn tiểu thuyết phương tây, vài cuốn sách của TQ => mình ko có nhận xét gì cả :))
nhưng nếu hứng thú bạn nên tìm hiểu thêm : lịch sử thế giới ( trên wikipedia) ; lược sử thời gian ; bí mật chưa lý giải thế giới ( 6 quyển nhỏ) ;chủ đề kinh tế học vĩ mô ( lên đọc báo nếu bạn ko phải dân kinh tế) ; về tâm lý học thì nên trắc nghiệm MBTI, các trang chiêm tinh học, tử vi đấu số để hiểu thêm về bản thân; đặc biệt là kishmunarti nói về tìm hạnh phúc, dù không thể theo nhưng cũng giác ngộ phần nào @@
giống vn bh quá đúng k bạn
Những đứa học sinh cấp một ngày càng được xây dựng một cái hang theo đúng khuôn mẫu độc nhất. Mình đã từng và rất may măn là biết mình từng sống trong hang.
đó là cách mà những kẻ thống trị trong hang duy trì quyền lực của họ.
Tôi cứ phân vân mãi khi đọc bài viết này của bạn. Tôi khg biết có nên
cm hay khg vì dòng suy nghĩ của bạn và tôi chỉ khác nhau rất nhỏ, mà
tôi thì rất ủng hộ dòng cảm xúc say mê của bạn ( cười) .
khi
con người ta ở 1 tầng trần tục nào đó, mang sự đơn thuần của lý trí
thì sẽ không ngừng so bì và làm theo quán tính của cái gọi là ý thức chung . Chúng ta
sẽ dễ bị nhìn vào thế giới với cái nhìn người khác tạo ra
nó sẽ như bạn viết
nhưng
khi có 1 sự tiến hóa thì cái nhìn không chỉ
dừng lại ở ranh giới của những gì con mắt chạm vào, chúng sẽ là vô hạn,
và ta thấy mình thực sự nhỏ bé. Ta sẽ nhìn thế giới và học thế giới vô
song trong ý thức rõ ràng về sự hạn hẹp của mình. Đó là 1 cái nhìn khác,
rất khác với những gì bạn viết. Ta sẽ đi đến với những điều định sẵn
của vũ trụ trong sự tự do của chính mình. Vậy ở đây cái câu ” tất cả
chúng ta đều cùng chung một vòm trời” thú vị lắm thay, có phải khg bạn
mến.
nếu là ai khác nói những lời này thì có lẽ mình sẽ cười họ vì cho rằng họ đang nói điều họ không biết, nhưng với bạn thì mình không dám cười đâu, vì mình biết bạn hiểu những gì bạn nói.
Những điều bạn nói vượt quá những gì mà mà mình có thể cảm nhận được và mình chỉ cảm thấy rất rất mơ hồ về nó. Nhưng bạn phải công nhận với mình một điều, đó là để một người bình thường như mình thấy được sự rộng lớn của đời sống hay vũ trụ thì chỉ có một cách duy nhất là tiến lên từng bước trên con đường học hỏi và hoàn thiện chính mình, hầu như không thể có chuyện trong phút chốc bỗng nhiên ngộ ra tất cả mọi thứ, ta phải tích lũy từng chút một để ngày nào đó có sự đột phá trong tinh thần. Mình phải bước ra khỏi cái hang của mình lúc này để vào một cái hang rộng lớn hơn, rồi lại tìm cách bước ra cái hang rộng lớn đó và cứ thế cho đến khi đạt được tự do thật sự trong vũ trụ này. tốc độ ra khỏi hang đó cũng tùy thuộc vào tâm hồn của từng người, có thể với vài người là rất nhanh, với vài người khác thì cứ đi vòng mãi. nhưng yếu tố lớn nhất chính là tinh thần cầu tiến của mỗi người. Càng ngày mình càng thấy áp lực từ việc phải sống sao cho xứng đáng với bản thân mình, sống sao cho ý nghĩa, cho hạnh phúc. Sự thôi thúc đó giống như một cơn đói khủng khiếp buột bản thân ta dù có lười biếng cũng phải cố bò ra để đi tìm thức ăn và cảm nhận rằng ta không còn bao nhiêu thời gian nữa để tìm thấy những điều mà ta muốn tìm.
Sao bạn không thử viết một điều gì đó rùi gửi cho trang này nhỉ? nhưng nhắc nhở tí, là nếu có viết thì nhớ viết dễ hiểu tí nhé, để những điều tốt đẹp được nhiều người hơn biết đến.
theo mình hiểu bạn Vân Anh nói vấn đề không nằm ở những cái hang ngày càng mở rộng, cũng ko hoàn toàn nằm ở kiến thức hay sự thật, ví dụ cả thế giới đã sống trong ngàn năm với niềm tin trái đất là trung tâm vũ trụ nhưng cũng ko có nghĩa mọi người thời đó đều bất hạnh(ko bàn về khoa học)
có lẽ cái bạn VA đề cập là vì sao chúng ta luôn muốn ở trong hang? cái gì quy định chúng ta? nếu chúng ta ko có internet, sách, báo, đi du lịch…liệu chúng ta có cách gì để sống hạnh phúc không?
ko biết bạn đã thử tìm hiểu về Kirshnamurti chưa.
bạn Vân Anh đúng là không nói chuyện những cái hang mở rộng, mình nhắc đến nó vì mình nghĩ rằng con người đi theo con đường đó thì dễ dàng hơn. còn điều mà bạn ấy nói lại rất khó khăn và hiếm, nó mang cái mà nhiều người gọi là “giác ngộ”, nhưng để giác ngộ đâu có dễ. mình chỉ có cách là đi từng bước thôi, còn khi nào sự giác ngộ đó đến thì lúc ấy mới biết được, những gì mình nói đều nằm trong sự giới hạn hiểu biết của mình thôi.
có lẽ bạn đúng về điều mà bạn Vân Anh muốn nói, mình cũng có đến nhà sách tìm sách của Kirshnamurti vì có nhiều bạn giới thiệu tư tưởng ông ấy. có lẽ sẽ mua qua mạng. có thể những gì ông ấy viết sẽ cho ta con đường gần hơn để đi tìm chân lý.
Mình hiểu ý bạn
Ai cũng có cái giếng của mình phải không anh Mắt Đời ^^
Mình đang cố thoát khỏi cái giếng ấy đây. nhưng nhớ là đừng vì nghĩ như thế mà cho là mọi người đều giống nhau nhé. vẫn có sự khác biệt đấy, có người lên gần miệng giếng, cũng có người vẫn vòng quanh đáy giếng. nhưng sẽ tốt hơn khi nhìn vào những người gần miệng giếng (đang cố đọc sách và thay đổi cuộc sống đây hi hi). bạn đã leo đến đâu rồi vậy 🙂
E cũng đang leo đến gần miệng giếng bằng cách mở rộng giới hạn sức chịu đựng của mình ^^. Cho hỏi anh đang đi làm hay vẫn là svien ạ
Rất hay và mình cảm nhận thế này từ khi sinh ra mỗi người có một trải nghiệm thực tế khác nhau,sống trong những môi trường khác nhau nên sẽ hình thành các quan điểm khác nhau và sâu sa hơn nữa là tiềm thức của họ sẽ không ai giống ai,chính vì vậy khi đứng trước 1 sự vật hiện tượng hay một vấn đề mỗi người chúng ta sẽ có những cái nhìn khác nhau về nó. chúng ta hãy mở lòng và không phán xét để đón nhận những điều mới mẻ tốt đẹp hơn.
Sau khi đọc bài đăng này của tác giả MD, chung quy thì tôi rút ra được 2 câu, đó là :”Hãy nhìn nhận sự việc 1 cách khách quan”. Và “Phải đứng đúng chỗ, đúng hoàn cảnh của sự việc thì mới nhìn rõ mọi khia cạnh của sự việc”. Câu chuyện cái hang hay ếch nhìn đáy giếng theo tôi cũng là bao hàm 2 ý đó thôi, có chăng hơn cũng là khuyên người ta phải có tầm nhìn thoáng ra, đừng có khư khư bảo thủ lấy cái ý kiến cố chấp của mình.
Đi đây đi đó là 1 cách hay để mở mang tri thức, nhưng cũng như Đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công vậy thôi. Không nhất thiết cứ đi nhiều mới vỡ ra nhiều. Mà quan trọng là ta phải có óc đánh giá vấn đề, phân tích và mổ xẻ, đào sâu những gì đã nghe, đã thấy. Các vị Khổng, Lão ngày xưa làm sao đi hết cả thế giới mà lại nhận thức ra Đạo được? Là do các vị ấy có nhận thức nhạy bén, tư duy đa dạng và phong phú, cùng cách nghiên cứu vấn đề hêt sức khoa học vậy. Từng nghe có chuyện Khổng Tử ngoài 50 tuổi mới đọc được Kinh Dịch, vậy mà đọc xong thì thích quá, cứ đọc đi đọc lại liên hồi, đến mức đứt mòn cả dây buộc sách (ngày xưa viết chữ lên thẻ tre rồi buộc lại) mà vẫn muốn đọc lại nữa.
Ngoài lề 1 chút.
Đọc xong bài bạn đăng tôi thấy cách viết khá thú vị, nên quyết định đọc lại mấy bài đăng trước của bạn.
Các bài bạn đăng trước đây, tôi thấy có bài Giải pháp? Dễ như ăn cháo! là nổi bật hơn cả. Phần vì nội dung của bài viết và phần nữa là cuộc tranh luận (hay tranh cãi) giữa bạn cùng các bạn khác có cùng suy nghĩ, với bạn Pham Thanh. Tôi phải đồng ý với bạn rằng những điều bạn viết trong bài đó là đúng, và cũng nhận thấy cách bạn Phạm Thanh phản biện lại thật gay gắt và có ý công kích. Nhưng cũng như bạn Phạm Thanh đã viết, tôi thắc mắc liệu có quá đáng không khi chúng ta lại nhìn nhận lịch sử bằng cách đưa tất cả các nhân vật gói gọn vào 1 chữ “ông cha ta”? Tôi nhận thấy, qua cuộc tranh luận đó, có vẻ bạn đã giữ nguyên ý kiến cho rằng mọi thế hệ trước đều là có lỗi, đều chẳng mang lại gì ngoài 1 Việt Nam chắp vá, bỏ qua các kiến giải của Phạm Thanh rằng mỗi thế hệ đều tác động tới toàn cục theo các cách khác nhau, và phải phân tách rạch ròi nó ra. Căn bản là vậy
Điều tôi thắc mắc ở đây là, tư tưởng nhìn thoáng, nhìn mới ở bài viết này, và cái nhìn có vẻ hơi thành kiến ở bài viết Giải pháp…, có vẻ mâu thuẫn chăng?
Về phần đánh giá bài này thì bạn nói đúng nên mình cũng
không bàn luận gì them, vậy nói về phần ngoài lề một chút.
Bạn, khi nói đến “ông cha ta” thì phải đưa tất cả các nhân vật
vài, không phải vì có những người xấu hay mang tội với đất nước thì chối bỏ họ,
dù tốt hay xấu thì họ đều là tổ tiên cả. Nếu bạn chỉ chấp nhận những ai là tốt
đẹp thì những người còn lại bỏ ở đâu?
Tôi không bảo thế hệ trước điều có lỗi, mà tôi bảo chưa chắc
những người tạo nên công tích cho dân tộc lại không có lỗi. Vì kết quả kéo dài
từ đời này qua đời khác đều thể hiện là chúng ta mắc quá nhiều sai lầm và giới
hạn. Nhìn kết quả bạn sẽ thấy tội nhiều hơn công, vì sao? Vì chính cái kết quả.
Trong xuyên suốt lịch sử của VN, chúng ta luôn là nhược tiểu, đến một đất nước
như Thái Lan mà còn có thể mang quân qua đánh ta. Giống như trong một cuộc chạy
đua, chúng ta cứ chạy cuối mãi, có nhiều người bảo là vì cái này cái kia, cái
đó có, nhưng do tính cách dân tộc ta tự hạn chế mình cũng có. Hay đơn giản hơn,
cho bạn 2 cái tự hào, thứ nhất là cố gắng trở thành cường quốc để không bị
đánh, thứ 2 là luôn là nhược tiểu rồi bị đánh và đuổi được quân thù, bạn chọn
cái tự nào nào? Bạn thấy niềm tự hào nào lớn hơn? Bài tôi viết là vì mục đích
đó. Chúng ta có cơ hội nếu chịu thay đổi, luôn luôn có cơ hội. Sau những cuộc
chiến chúng ta có cơ hội để tiến lên, nhưng chúng ta an phận. có đúng thế
không?
Cái nữa là có người muốn tách ra từng thế hệ, bạn không biết
rằng thế hệ này là sản phẩm của những thế hệ trước hay sao? Trong xh cũng có
vài trường hợp “cha làm thầy, con đốt sách” nhưng rất ít. Đa số những bậc cha mẹ
có ăn học thì con sẽ có ăn học. Sao cứ sau những lần chiến thắng quân thù thì
các thế hệ sau lại đi xuống? trongkhi trên thế giới có rất nhiều quốc gia qua
biết bao thế hệ nhưng họ vẫn hung cường. bạn không có đọc các phân tích trong
những cmt của tôi à?
Còn bạn hỏi tôi nhìn thoáng nhưng sao lại có những thành kiến?
như thế nào là thành kiến nhỉ? Để bảo là thành kiến hay không thì phải có một hệ
quy chiếu. ví dụ có 3 quốc gia viết về lịch sử. quốc gia thứ nhất chỉ khen
không chê, quốc gia thứ 2 thì khen chê bằng nhau, quốc gia thứ 3 chỉ chê không
khen. Vậy khi bạn có khen có chê thì qg 1 sẽ bảo bạn là thành kiến vì hệ quy
chiếu của họ nằm ở mức khen mà bạn thì có chê trong đó, chỉ khi nào khen thôi
thì mới được gọi là bình thường và không thành kiến. nhưng với qg 2 thì bạn
hoàn toàn bình thường. với qg3 thì bạn lại là thành kiến vì bạn đã có khen
trong đó trong khi họ chỉ chấp nhận chê. Bạn thấy đó, không lạ khi bạn hay ai
khác nhìn và cho tôi là thành kiến. vì bạn hoặc người đó sinh ra và lớn lên
trong cái hệ quy chiếu đó và nhìn nhận sự việc trên nó. Bạn có thể cho là tôi
có thành kiến. nhưng tôi muốn hỏi một câu là những gì tôi nêu ra là có tồn tại
hay không? Tồn tại nhiều hay ít? Bạn không thể nào phủ nhận rằng những gì tôi
nói nó hiện ra một cách rõ rang đến nỗi ta xem là bình thường. chính cái bình
thường trong những tiêu cực cũng là một hệ quy chiếu khiến chúng ta không chịu
thay đổi. và những gì tôi đang nói cũng được phản ánh rất rõ ngay trong chính
bài viết này, chỉ là để cảm nhận được bài này sâu sắc hơn thì không dễ, dù rằng
đọc thì hiểu ngay đó. Ai ai cũng hiểu là mỗi người chúng ta đang ở trong cái
hang của chính mình nhưng chúng ta đã hiểu rõ đến đâu? Nếu dễ hiểu như vậy thì
VN này thành cường quốc từ muôn đời kiếp rồi.
Tôi nghĩ, khi nói đến “ông cha ta” thì người nghe sẽ hiểu theo từng hoàn cảnh nói. Ví dụ, nếu nói “ông cha ta” về việc dựng nước và giữ nước, 100% sẽ nghĩ ngay đến thế hệ vàng của Đảng là Hồ Chủ tịch, tướng Giáp và các nhân vật mà tôi tạm gọi là trong sáng (dĩ nhiên Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hay mấy ông tương tự thế không thể liệt kê vào đây). Tuy nhiên, nếu nói “ông cha ta” về việc làm cho đất nước chững lại, tụt hậu so với thế giới và làm cho dân chúng khổ sở, thì người ta lại nghĩ đến mấy ông Sang, Trọng, Hùng, Dũng, Duẩn, Thọ….kìa. Rõ ràng, 1 từ lại có 2 nghĩa trái ngược nhau. Tuy rằng trên lý thuyết và theo từ điển thì cách dùng đó không sai, tuy nhiên, để đánh giá cụm từ này trong hoàn cảnh chính trị thì còn phải xét đến các yếu tố tích cực và tiêu cực mà chủ thể được nhắc đến đem lại nữa. Tôi e rằng nếu sử dụng từ “ông cha ta” mà không tách biệt, không nói rõ rằng ai làm gì, ra làm sao… thì người đọc rất dễ bị hiểu nhầm là gộp toàn bộ cả Hồ chủ tịch, tướng Giáp, lẫn mấy ông nồi niêu xoong chảo kia cùng 1 chỗ. Như thế những nhân vật tốt sẽ bị đem ra làm bình phong che chắn cho kẻ xấu, hoặc sẽ bị những kẻ xấu đó bôi nhọ danh dự. chúng ta, là thé hệ sau, có trách nhiệm phải đánh giá đúng đắn, dựa trên hiện thực khách quan, liệt kê rạch ròi và cụ thẻ, phân tách công- tội của những vị ấy. Chứ không nên đưa chung họ vào rồi kể tội, như vậy là đã làm hàm oan những công thần rồi.
Ngày xưa tôi vẫn ấn tượng với nhân vật Bao Công vì ông ta phân xử rất rạch ròi mọi chuyện. Kẻ có công, vẫn thưởng. Kẻ có tội, vẫn phạt. Không vì cường quyền hay tư tình mà thiên lệch cán cân công lý. Hay như vua Tự Đức và ông Nguyễn Hàm ninh vậy. Làm bài thơ với chủ đề “cắn lưỡi” rất hay, vua cũng khen, mỗi chữ thưởng 1 nén vàng, nhưng thơ lại có ý đá xoáy chuyện vua cướp ngôi của em trai, nên cũng phạt mỗi câu 1 gậy. Ấy là cái tính công bằng của Người phán xét vậy. Chúng ta hãy theo đó mà học tập.
Đúng rằng không thể nói 1 người có công lại không có những sai lầm. Sai lầm, nó khác với tội. Sai lầm là vì những biến cố mà tính toán bị lỡ làng, bị sai lệch dẫn đến hậu quả đnág tiếc. Còn Tội là những việc biết sai mà cố làm, bất chấp hậu quả. Về vấn đề này, chúng ta khó có thẻ đánh giá hết được. Vì chúng ta có quá ít tư liệu đúng đắn, và những kẻ mô kích thì đầy rẫy ngoài kia. Thứ chúng ta có thể trang bị là khả năng đánh giá tính đúng đắn của tư liệu, như bạn Phạm Thanh đã nói kìa. VÀ nếu đã nói về lịch sử, nên là nói 1 cách rõ ràng, thay vì vắn tắt và hàm ý, vì như vậy rất dễ gây hiểu lầm cho người đọc, mặc dù tôi hiểu có lẽ bạn không muốn thế.
Về chuyện chiến tranh. Tôi không nghĩ lại có niềm tự hào nào lớn hơn niềm tự hào nào. Đơn giản vẫn là 1 câu hỏi :”Người ta muốn gì?”. Mức độ tự hào cao hay thấp thì cũng xuất phát từ việc con người muốn gì? Ví dụ.Dân tộc ta xưa nay, thiếu thốn đủ bề nhưng vẫn lạc quan, bằng chứng là những điệu hát dân gian vẫn vang lên. Vì dân ta xưa chỉ mong muốn có hòa bình, yên ổn làm ăn, mùa màng thuận lợi. Thế thôi. Họ không có ý nghĩ phải chiếm đóng hay phải mạnh mẽ thế nào cả. Đơn giản họ chỉ nghĩ: tốt nhất là không ai phạm vào của ai. Chiến trận xong, thì lại là kiếm cái ăn. Mùa màng được, sống vui khỏe là họ hạnh phúc. tưởng như đó là niềm vui giản dị và chất phác của họ vậy. Hay như Bhutan, họ nghèo rớt mà họ vẫn hạnh phúc. Vì họ đã thấy viên mãn rồi. Họ không quan tâm đến việc mạnh mẽ lên hay gì khác.
Dĩ nhiên ta cũng nên có sự so sánh và đặt câu hỏi :”Tại sao người ta làm được mà mình không làm được? Tại sao nó đánh mình được mà mình chỉ biết chống trả, và lặp lại điều đó liên tục?” Tuy nhiên, nếu kết luận nước ta là nước nhược tiểu bao đời nay chỉ vì lí do đó, liệu có thành kiến cá nhân quá không? Như đã nói ở trên, là do nhu cầu của chúng ta (nhu cầu người dân ấy, không nói mấy ông chính trị gia đâu) chỉ muốn yên ổn, chẳng muốn ganh đua. Hơn nữa, cái này là tôi nghĩ thôi, việc chạy đua cho bằng bạn bằng bè sẽ hao tổn những gì? Xem mấy cường quốc kìa. Mạnh, ừ có mạnh. Cũng chả ai dám sờ đến. Nhưng hệ quả là gì? Mạnh như thế liệu có giúp cho người dân sống no ấm hơn không? Hay họ phải oằn mình trả thuế để phục vụ quân đội đi đánh chiếm những miền khác, gây đau khổ cho những người khác trong khi không thu lại được gì từ đồng thuế của mình? Thiết nghĩ, có lẽ người dân mình cũng sáng suốt. Nếu cứ chạy đua để mạnh lên, mạnh lên rồi cũng sẽ chả biết mình phải đánh đổi cái gì, có đáng hay không. Chỉ mong sống cuộc sống yên bình. Còn việc mạnh lên đẻ nước khác e sợ, tôi e thật khó. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn tranh nhau mấy quần đảo đấy thôi? Mỹ vẫn bị Al qaeda tấn công cơ mà? Càng mạnh, lại càng khiến người ta ganh ghét. Ganh ghét thì dễ dẫn đến việc tấn công để giành lấy quyền thế.
bạn đòi phân biệt “ông cha ta” theo công và tội hay từng thời
kỳ thực chất chỉ là bỏ nặng lấy nhẹ, lấy cái tốt bỏ cái xấu thôi. Người ta cứ tôn vinh những kẻ có công là “ông cha ta” chứ có mấy ai gọi những kẻ có tội là “ông cha ta” đâu chứ. Cái việc bạn đòi tách ra thực chất là nhầm loại bỏ họ một cách nhẹ nhàn không người biết thôi. Lịch sử ngày nay gọi Nguyễn Ánh là “cõng rắn cắn gà nhà” chứ có ai gọi ông ta là “cha ông” đâu? Trên lý thuyết hay trong tranh
luận thì bạn công nhận đó, nhưng nếu tôi đồng ý với bạn thì những vị tổ tiên có tội sẽ biến mất hoàn toàn ở hiện thực, đó chỉ là sự khôn khéo trong lý luận thôi, cuối cùng thì bạn chỉ chấp nhận những kẻ có công làm tổ tiên bạn. Thử hỏi đánh giá sự việc như thế có gọi là công bằng hay không?
Còn cái việc mà bạn nói 100% nghĩ đến những cái tên bạn nêu
ra thì tôi không chắc đâu, chuyện này phải chờ vài chục năm nữa mới biết, Những gì mà người ta nói về Lê Nin vào lúc ông ấy còn sống và ở hiện tại thì hoàn toàn khác nhau đấy, thành ra tôi không đánh giá gì về thế hệ vàng của bạn, cứ để lịch sử sau này đánh giá vậy. cái cách nói của bạn rất giống với cách nói mà tôi thường thấy như chỉ nêu ra chứ không đánh giá về nó “sự sụp đổ của Liên Xô
là do Lê Nin đã đi sai đường chứ không phải học thuyết của Mác sai”, không đánh giá nhưng tôi cũng hiểu hàm ý của câu này là tất cả sai lầm đều trút lên đầu Lê Nin nhầm bảo vệ Mác, sai lầm của ai, sai lầm thế nào thì cứ để thời gian trả lời, có lẽ trong cuộc đời của chúng ta sẽ chứng kiến những điều đó ngã ngũ. Còn cái việc rạch ròi, đó là tùy theo cái mà người viết bài muốn nói đến cái ý gì. Bài đó của tôi đánh giá trên cái nhìn chung của cả dân tộc chứ không phải cắt nhỏ ra để
nói từng phần. giống như khi tôi nói Pháp cũng là một cường quốc thì tôi không thể bảo là “tỉnh A của Pháp là cường quốc hơn tỉnh B và tỉnh C của nó”, tùy theo chủ đề mà người viết sẽ gộp chung để đánh giá tổng thể hay phân nhỏ ra để đánh giá chi tiết, vậy tổng thể là gì? Là “Pháp đúng là cường quốc” và khi đó nhảy vào phân tích yếu tố chung đại diện của Pháp. Với một bài như vậy mà bạn nhảy vào đòi phân ra tỉnh này tỉnh kia thì không phải lạc đề hay sao? Phân tích
kiểu ấy có mà phân ra đến thiên thu.
Đồng ý về sự công bằng, nhưng bạn chỉ đang nói một sự hiển
nhiên cần có, nó không gắn liền với trường hợp thảo luận của chúng ta, sự hiển nhiên đó không mang tính phủ nhận quan điểm của tôi hay chứng minh quan điểm của bạn là đúng.
Về phần bạn tách ra sai lầm và tội là một cách y như phần
trên, đó là tìm nhẹ lánh nặng. bạn coi lại luật hình sự đi, cố ý giết người và vô ý giết người đều là tội cả, tuy nhiên tội này nặng hơn tội kia thôi. Còn khi bạn chỉ nói nó là sai lầm thì bạn cho nó tiến gần đến con số 0 rồi, vì sai lầm chỉ là do lỡ thời cơ này nọ nên khi tạo ra hậu quả to lớn thì người ta không hề bị xữ phạt mà chỉ xin lỗi là xong, là hết. cũng chính vì cái quan niệm đó của bạn mà người ta đi hết cái sai lầm này đến sai lầm khác và cứ xin lỗi mãi. Rất tiếc là tôi không thể chiều ý bạn và bạn PT được vì tôi không thể vì nói những gì tôi muốn nói mà phải viết bài đó thành một cuốn sách. Nếu bạn và bạn ấy thấy làm được thì tôi cũng rất mong muốn được đọc để có nhiều hiểu biết hơn, nhưng tôi e là khi đó tôi chỉ đọc được những công lao vĩ đại thôi chứ không thấy sai lầm nào của “ông cha ta” trong đó, vì quan điểm của 2 bạn đã thể hiện rõ điều đó.
Về phần đánh giá bản tính lạc quan thì tôi không đồng ý cho
lắm. lạc quan có thể hiểu theo một nghĩa khác là thích an phận, không cầu tiến. đứng trên đà tiến của loài người từ thuyết tiến hóa đến sự phát triển của xh thì cái tính cách đó là một tính rất xấu, nó làm con người tụt hậu và biến mất trên con đường lịch sử. một cái tật xấu như vậy mà bạn nói nghe thật mỹ miều và đẹp đẽ. Cách bạn đang làm là vuốt ve tật xấu con người, ở một hoàn cảnh khác nó
giống thế này “anh phải thong cảm với tên cướp đó vì hắn cướp vì hắn yêu gia đình hắn, hiểu không? Hắn giết người vì tình yêu”, đấy giống vậy đấy.
Đoạn cuối cùng thì bạn lại làm cái việc là giống như ở trên
nhưng với tính chất là ngược lại, ở trên bạn tôn vinh tính an phận thì ở dưới bạn tầm thường hóa sự cầu tiến. đừng trích dẫn riêng một câu của tôi rồi kết luận là tôi thành kiến, cái câu “Tuy nhiên, nếu kết luận nước ta là nước nhược tiểu bao đời nay chỉ vì lí do đó, liệu có thành kiến cá nhân quá không?” là của bạn chứ không phải của tôi, khi không bạn dẫn một câu trong bài ra rồi bảo tôi là dung câu đó để kết luận thế này thế kia. Nếu vậy tôi có thể ngắt ra bất cứ câu nào mà tôi muốn trong cái bình luận của bạn rồi bảo vì câu đó mà bạn kết luận thế này thế này có được hay không? Trong bài tôi bao hàm nhiều ý, bạn có thể đọc lại bài rồi chúng ta sẽ tranh luận tiếp về kết luận của tôi.
Thưa với bạn, chỉ vì chúng ta thích an phận và tự sướng nên mới có bài viết đó của tôi, vì trên góc nhìn cần có để phát triển thì đó là một tính xấu của người Việt, đất nước muốn tiến lên thì phải diệt được
tính xấu đó, và nói thẳng ra là bài đó viết cho những người có quan điểm như bạn đọc, đọc để thay đổi tư duy, không còn lý tưởng sự an phận nữa. còn việc bạn nói “Xem mấy cường quốc kìa. Mạnh, ừ có mạnh. Cũng chả ai dám sờ đến. Nhưng hệ quả là gì? Mạnh như thế liệu có giúp cho người dân sống no ấm hơn không?” thì xin thưa (không biết thưa lần mấy rồi nữa) với bạn là có. Giờ chúng ta thử
đặt vấn đề nhé. Châu Âu và Mỹ mở cửa biên giới cho VN ta, ai muốn sang đó định cư thì cứ sang, được nhập quốc tịch và có quyền công dân nước họ, được hưởng các chế độ như của họ. vậy bạn nghĩ sẽ có bao nhiêu % con dân nước Việt sẽ qua đấy? khi đó không đi sạch mới là lạ, bạn nghĩ những người chọn ra đi là ngu ngốc tìm khổ à? Trường hợp ngược lại, VN mở cửa cho các nước châu Âu và Mỹ nhập quốc tịch VN tự do. Nếu thật sự làm việc này thì đây là một trò cười có 1 không 2 trong lịch sử loài người. Tôi nghĩ nói đến đây đủ để vạch ra cái sai trong quan điểm của bạn rồi. còn về khủng bố? chúng ta tổng kết tỉ lệ tử vong mọi mặt trong cuộc sống của ta và Mỹ thì sẽ cho kết quả thôi tôi nghĩ cái tỉ lệ cách xa một cách khủng khiếp. ở VN thường mang chuyện khủng bố ra nói, ở họ một năm chết vài người và ngày càng giảm, trong khi ở VN chết vì cướp giật, vì tai nạn giao thong, vì thực phẩm độc, vì tai nạn lao động, vì lao động quá sức… thì không biết nhiều đến chừng nào và ngày càng tăng cao. “Càng mạnh, lại càng khiến người ta ganh ghét. Ganh ghét thì dễ dẫn đến việc tấn công để giành lấy quyền thế” câu này là nói bậy, sống là phải tiến lên. Sao không nói luôn, càng giàu thì càng bị mấy thằng nghèo ghét, càng học giỏi thì càng bị mấy thằng dốt ghét, càng tốt bụng thì càng bị mấy thằng xấu ghét… vì vậy cứ nghèo, dốt và xấu đi cho khỏi ai ghét. Càng mạnh là càng an toàn, càng tài giỏi, càng giàu có, đời sống càng cao, càng đứng trên đầu trên cổ thiên hạ, con cái tương lai càng chói sang và sống càng thọ. Nếu không phải thì hãy chứng minh sự ngược lại đi.
À! trong tranh luận tôi rất thẳng thừng nên có gì quá đáng mong bạn bỏ qua cho.
Hề! Đến đây thì phần nào tôi đã hiểu ra tại sao bạn Phạm Thanh khó chịu với bạn rồi. Bạn nói câu “Bỏ nặng lấy nhẹ” nghĩa là bạn không hiểu tư tưởng mà tôi viết. Tôi đã giải thích rồi và không giải thích lại nữa.
thưa bạn. Những gì mà bạn đang viết về ông cha ta, thực chất, tôi phải khẳng định lại là 1 sự gộp không hơn không kém. Bạn có lẽ cần đọc kỹ hơn bình luận của tôi. Tôi chưa bao giờ viết 1 câu tương tự như là gạt bỏ hết những người đi trước tội lỗi cả. Mặc dù, trên lý thuyết thì mọi thế hệ đi trước đều có thể gọi là “ông cha”, nhưng cách viết như vậy lại gây ám thị cực mạnh cho những người đọc mà không phán xét, họ sẽ có tư tưởng gộp chung nó lại. Khi bạn viết, rõ ràng bạn phải viết theo ý mình, nhưng cũng nên để ý làm sao để truyên đạt được tư tưởng đến người khác vậy. Không phải ai cũng có tư tưởng như bạn đâu. Tưởng tượng nhé: Đi du lịch sang nước Anh thì phải nói tiếng Anh để dân họ hiểu, chứ bạn không thể nói tiếng Việt được. Thông thái cỡ Einstein cũng còn nói :”Nếu bạn không thể giải thích cho 1 đứa bé 6 tuổi hiểu vấn đề thì chính bạn cũng không hiểu nó”.
Phần dưới dài quá, và tôi cũng xin bình luận ngắn gọn như thế này.
Tôi đang tự hỏi, chúng ta đang làm gì đây? Hay chính xác là bạn đang làm gì đây? Bạn ủng hộ sự cầu tiến. Tôi hiểu nôm na giống như 1 bức tranh xám xịt và bạn muốn tô vẽ lên đó vài sắc màu “tiến bộ” vậy. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ bạn nghĩ thế, nói thế chứ chưa cầm cọ lên tô vẽ gì cả.
Còn việc bạn nói câu của tôi là bậy ấy, tôi xin gửi bạn câu này :”Biết nhiều quá cũng chết, biết ít quá cũng chết. Biết ĐỦ mới là sống”. hình như câu này tôi viết ở trên rồi.
Chúc bạn sớm có thành tựu gì đó để thay đổi đất nước. Để làm tôi và bạn Phạm Thanh sáng mắt ra nhé! Nếu sau chục năm nữa mà tôi không nghe được tiếng nói của bạn gây ra ảnh hưởng gì đặc biệt, có lẽ lúc đó tôi có thể kết luận là bạn nói suông được rồi.
Tôi hiểu bạn muốn nói gì, nhưng bạn lại không hiểu những gì
tôi đã phân tích hi hi, tôi cũng không giải thích them đâu. Tư tưởng và quan niện của tôi và bạn cũng như PT có một sự đối lập nào đó. Tranh luận để chia sẻ suy nghĩ thôi, bạn cứ giữ những gì là của bạn, tôi cũng thế.
Ơ hay! Trong bình luận tôi có khẳng định là tôi viết trên
tính tổng hợp vì mục đích của bài viết mà. Chỉ là bạn và PT cứ nhất quyết đòi chia ra, nhưng có những thứ rất phức tạp để mà chia hi hi. “Mặc dù, trên lý thuyết thì mọi thế hệ đi trước đều có thể gọi là
Ông Cha” không phải trên lý thuyết mà là thực tế, câu này của bạn
chứng minh sâu trong tâm trí bạn không chấp nhận những người lầm lỗi là Ông Cha. Thật ra thì hầu như mọi người đều hiểu tôi muốn viết gì, nhưng bạn và PT lại thấy bức xúc khi nêu cái xấu ra, nếu tôi nêu toàn cái tốt chắc không có những cuộc tranh luận này, tôi chưa từng bảo đánh giặc giữ nước là không đáng tự hào, tôi chỉ hỏi là có cần tự hào đến mức đó không và phải chăng ta nên hướng đền sự tự hào lớn hơn và ý nghĩa hơn. Nói tóm lại bạn cứ giữ sự tự hào của bạn, tôi đi theo sự tự hào của tôi. Không cần mang Einstein ra làm gì, ai đọc bài viết cũng hiểu nó muốn nói gì mà 🙂
Bức tranh xám xịt, nó có thật sự là màu xám không? Hay bạn không thấy nó màu xám? tôi có cầm cọ lên để vẽ hay không thì bạn nói không tính, để từng người đánh giá thôi, mà nói cho cùng thì tôi viết bài không phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác. Tôi thấy một điều cần nói, nên nói để xh tiến bộ thì nói thôi, rất đơn giản.
Cái câu bạn đưa tôi là một câu bị chuyển đổi rồi, tôi nghĩ
câu gốc của nó thế này “khôn chết, dại chết, biết thì sống” , tuy nhiên câu này tôi không cảm thấy nó đẹp và hay, Biết nghĩa là biết thời biết thế, Biết luồng lách, gió chiều nào ngã chiều ấy. còn cái câu của bạn, bạn có thật sự hiểu nó thế nào không? Thật ra nó không có 2 vế đầu đâu, có lẽ nó xuất phát từ cái ý “biết đủ mới hạnh phúc”, nó phản ánh sự tham lam của con người, nhưng nó không có đối nghịch gì với sự tiến bộ cả, càng tiến lên, hiểu biết càng nhiều thì người ta mới thấy sự quý trọng của những gì đang có, cái biết đủ của người ít hiểu biết và người nhiều hiểu biết là rất khác nhau, quan niệm về hạnh phúc cũng khác nhau, sống trong sự tồi tệ mà tự nhủ là Đủ thì cứ mãi ở dưới đáy xh. Để hiểu một chữ Đủ thì không hề đơn giản đâu bạn à.
Xin nói lại, mọi việc tôi làm là theo tâm ý và ý chí tôi, có thành tựu hay không là sự minh chứng của tôi dành cho chính tôi, tôi không làm
điều đó để được khen hay khiến ai sang mắt cả. huống hồ bản tính tôi thích nghiêng cứu và phân tích vấn đề hơn là trở thành một nhà hoạt động xh. Có khi vài tháng sau tôi tìm được một lý tưởng nào khác mà theo đuổi và không viết bài nữa. có khi gặp một cô gái nào đó rồi cưới vợ sinh con và phải làm việc cật lực để lo gia đình, nó mang tính cá nhân bạn à, suông hay không suông nào quan trọng gì.
Cmt này cũng khép lại sự tranh luận này, nếu những bài khác
bạn thấy gì sai thì cứ bình luận, dù có trái quan điểm cũng không sao, tranh luận để những ai đọc sẽ tìm thấy điều họ cần, có khi từ tôi có khi từ bạn.
Bạn ơi, Khanh Đình và Phạm Thanh là hai anh em cùng mẹ khác cha đấy,bỗng nhiên khi ko lại lôi Phạm Thanh vào đây,chắc là Phạm Thanh về nhà méc với Khanh Đình rồi,he he 🙂
Người ko có thành tựu gì lại khuyên bảo và giúp người khác ” sáng mắt ” ra rồi dài cổ chờ sung rụng,tâm huyết quá,bái phục,bái phục,hi hi hi..
Plato’s cave còn đề cập tới nhiều vấn đề hơn nữa 🙂 tóm tắt thì nói đến sự khai sáng (enlightenment), mình thì luôn nghĩ đến sự tinh tế trong cảm nhận cuộc sống. Đã nói đến nhận thức, có nghĩa là hoàn toàn không có ý niệm về sự hạn chế trong suy nghĩ, nếu đã có thì nhận thức đã lên một mức mới
câu chuyện đó tác động đến mình rất nhiều, nó luôn là sự nhắc nhở khi mình suy nghĩ. Cái mức mà bạn nói cũng không phải dễ dàng mà có. Mong rằng việc không hạn chế thể hiện rằng tư tưởng ta cởi mở chứ không phải là sự bất định trong suy nghĩ.
Đọc bài viết của bạn mới biết mình chưa thật sự hiểu chuyện ếch ngồi đáy giếng thật. Bao lâu nay cứ cười con ếch mà không biết rằng mình cũng đang là ếch đấy.
Cmt của bạn tuy ngắn nhưng đã tóm lượt được ý của cả bài rồi :). Mình đang tìm mọi cách nhảy ra khỏi cái hang của mình hi hi
À,mình thấy một người trên này rất giống như câu chuyện của bạn.Hi hi
Không phải là không tin đâu,họ tin nhưng họ thờ cái khác,họ đã bị nhồi rồi,mà đầu óc đã bị nhồi thì xem như hết thuốc chữa.Mình lại nhớ đến mấy câu thơ tự sướng một thời bao cấp
” Trăng Trung Hoa tròn hơn trăng nước Mỹ
Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ “
Thơ vậy còn đỡ,thơ này mới kinh nè !
” Đồng chí rồi,ko ai xấu nữa
Hàng ngũ ta chỉ có yêu thương
Đường đã đi chẳng ai dừng lại
Maxcova còn hơn cả thiên đường ”
( Thơ của kẻ đã làm ra bài thơ khóc XítTalin và thương xót còn hơn cha mẹ ấy )
Thơ này thì ko phải tự sướng đâu mà kẻ này là kẻ đang tạo ra cái hang,he he.
người này thì chắc ai cũng biết là ai rồi vì khi học phổ thông có mấy bài thơ của ông ta. Khi đó nghe mình học thuộc lòng thơ thì cha mình rất ghét, lúc ấy chẳng hiểu tại sao nhưng sau này thì biết rồi. Người ta nói các bài thơ như là những đứa con của nhà thơ đó. Nhưng đáng buồn là một số người lại thích sinh ra những đứa con bệnh tật vì chính lợi ích cá nhân của họ. Rồi họ cũng sẽ chết như những đứa con đó thôi.
Mình cũng cho là ông này ko phải nhà thơ,chỉ là kẻ buôn ngòi bút 🙂
Một người à? không phải một người đâu, chỉ là từng người ở trong từng cái hang của họ thôi, nhưng tất nhiên vẫn có sự khác nhau, đó là hang người này sẽ rộng lớn hơn và gần cổng ra hơn hang người kia. Tính ra thì bây giờ cũng có nhiều người nhận ra là họ ở trong hang rồi, họ muốn ra khỏi hang nhưng một số người sẽ không cho họ làm vậy đâu.
giống chế độ VN bh quá chế độ cs
Cái hang thì chắc ít người đọc,nhưng câu nói ” ếch ngồi đấy giếng ” có vẻ dễ hiểu hơn !
Nguyên nhân của tình trạng trên là người ta thường chỉ thấy cái mà họ muốn thấy,có khi thấy tận mắt rồi họ lại còn giả bộ không thấy,để được an phận trong cái nếp cũ.
Mình rất ủng hộ phong trào xách ba lô lên và đi,có đi nhiều thì đầu mới thoáng ra được 🙂
Có lẽ ngày nào đó mình cũng xách ba lô lên và đi, chưa đi vì mình cảm thấy chưa đủ dũng cảm đển đối diện với chính mình trên bước đường đó. Với lại luôn có lý do khiến mình không đi, con người sẽ đi khi những dồn nén trong bản thân họ đạt tới đỉnh điểm, mà mình thì đang cố gắng để dồn nén nó, ép mình phải thoát ra 4 bức tường đang vây quanh mình lúc này. Thoát khỏi cái hang không phải là một chuyện dễ dàng.
Trước kia mình cũng nghĩ như bạn nhưng sau thời gian đi bụi với bên phuot.vn thì mình đã có cái nhìn khác.Mình có cảm giác bạn chưa hiểu đúng về việc xách balo và đi.Không hẳn là đi chơi như bạn nghĩ đâu,đó là một cách sống,rất mới mẻ !
mình không nghĩ đó là đi chơi bạn à, và mình cũng không nghĩ như cách bạn đang nghĩ. với mình thì chuyến đi chính là một hành trình mà mình đi tìm mình trong cái thế giới bên ngoài.
Hi hi,cũng tùy mục đích chuyến đi thôi,với mục tiêu của bạn thì mình nghĩ bạn nên đi Ấn Độ,khá nhiều người đã đi tìm sự khai sáng phương Đông ở đó 😉
Trước kia mình vẫn nghĩ đi phượt là chủ yếu các bạn trẻ đi chơi
bời rồi post hình này nọ,nhưng sự thật là đó chỉ là những nhóm nghiệp dư chóng chán,lâu lâu “ đổi gió “ thôi,đó là bề nổi của phượt.
Còn nhóm đi liên tục và đều đặn là những người ko trẻ,họ khoảng 30-45t,họ tìm kiếm công việc trong sự giải trí,họ đi để khám phá một cách suy nghĩ khác.
Phong trào “ xách ba lô và đi “ thật ra ko hẳn là của giới trẻ,trên thế giới thì nó được gọi là “ street business man “,tạm dịch là những doanh nhân lang thang,những người vận hành hệ thống công việc và mọi vấn đề cuộc sống ổn định từ bất cứ nơi đâu trên thế giới,miễn là có sóng điện thoại.Khi nào phải đến văn phòng thì mới là “ du lịch “ đối với họ,ngược lại với cách sống thông thường.Đương nhiên họ là người nắm bắt cái mới nhanh hơn,tư duy nhạy bén hơn,đó là một lối sống thiên về hành động !
nghe những gì bạn nói rất hấp dẫn, quả thật đó là một cuộc sống mà mình rất mong ước và hướng đến. nhưng thật sự không dễ, không dễ nhưng mình sẽ nghĩ tới nó và tìm cách đạt được nó. Còn việc sang Ấn Độ à? nếu đủ khả năng sẽ đi. Ấn Độ và Israel 🙂
Mình cũng muốn thế nhưng hiện tại thì rất khó vì ko phải nghề nghiệp nào cũng làm được như vậy được,hoặc phải có thời gian và tiền bạc khá một chút,chưa kể khả năng chịu rủi ro của mình còn kém lắm,hihi
Nhưng đó là một cách sống cần hướng tới.
À,người xách balo và đi nổi tiếng nhất VN chính là bầu Đức,người ngoài balo ra còn có cả máy bay nữa.Giới phượt thực thụ thì họ hâm mô bác này chứ ko phải Huyền Chip 🙂