Featured image: alienated
Sự việc iPhone 6 vừa qua tôi nghĩ cửa hàng bán hàng điện thoại đã sai, người dân Sing đứng ra bảo vệ anh Thoại là đúng và người Việt Nam lên tiếng trước hình ảnh quỳ gối của anh Thoại làm xấu hình ảnh đất nước cũng đúng.
Tôi nghĩ việc mình quỳ gối lạy trước một người để xin trả lại tiền chiếc Iphone thực sự khó hiểu, có quá nhiều câu hỏi tôi dành cho anh: Tại sao anh Thoại lại chọn giải pháp quỳ lạy? Vì mong chờ sự thương tình? Vì không có người Việt nào biết? Vì ngay sau đó anh sẽ không trở lại? Và chắc chắn rằng việc quỳ xin đó rẻ hơn việc mất số tiền anh bị mất (xét trên chi phí cơ hội) và mỗi người sẽ có một chi phí khác nhau, tôi không có quyền phán xét anh, kết luận anh, tôi chỉ chia sẻ quan điểm của tôi trong việc anh quỳ lạy để xin chiếc iPhone.
Mọi người bảo hình ảnh du khách nước ngoài đến Việt Nam bị chặn tiền, bị lừa này nọ vẫn xẩy ra như cơm bữa. Hay người Việt Nam ra nước ngoài trộm cắp, xả rác, đánh nhau… đều đúng hết, nhưng những người công dân Việt Nam khác có chấp nhận các giá trị đó hay không? Có chịu khó cải thiện hình ảnh nó hay không? Và chỉ trích, lên án cũng là một trong những bước đầu tiên để giải quyết vấn đề xã hội. Mọi người nên được nhận thức vấn đề đó không tốt, cần phải tránh. Việc một số người đứng ra bảo vệ anh Thoại dường như đang chấp nhận việc quỳ lạy, van xin của anh là hợp lý. Người ta dẫn chứng việc dân chúng Singapore đứng ra giúp đỡ anh Thoại như một lý lẽ hợp lý cho hành động của anh Thoại? Nhưng tôi tự hỏi: có bao nhiêu phần trăm là vì tình thương anh và có bao nhiêu phần trăm cho việc bảo vệ hình ảnh của đất nước Sing, con người Sing trước cộng đồng quốc tế? Quan điểm của tôi cũng hướng về sự bất công của anh nhưng tôi cũng không đồng tình về hành động quỳ lạy của anh.
Mỗi người có một cái giá cho “Quốc thể”. Như một số người nói, “Quốc thể” không mang lại cho anh Thoại cơm gạo, chiếc Iphone mà anh đã rất vất vả để làm ra. “Quốc thể” nó không rõ ràng để đo lường giá trị chung cho mỗi người. Nếu so sánh với vật chất thì rất khó để quy ra, nhưng đối với tôi nó có một giá trị rất khó để định giá. Đó là lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Nếu tôi là anh, tôi sẽ không chọn giải pháp đó. Và tất nhiên, tôi không phải là anh, tôi không phải là những người ủng hộ anh. Tôi chỉ muốn trình bày quan điểm của tôi và tôi không đồng tình với một số người ủng hộ anh.
Chính vì tư tưởng “Danh dự quốc gia không cho anh tiền mua Iphone, nó cũng không bảo vệ anh khi anh bị mất tiền” nên hình ảnh quốc gia mới xấu như vậy. Tôi không biết các bạn nghĩ như thế nào còn tôi, tôi không tính toán quốc gia mang gì cho tôi, tôi có một tình yêu đất nước đặc biệt cho đất nước và luôn đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu. Tôi đi trên tàu điện của Bangkok, Singapore hay Malaysia… vì hình ảnh quốc gia nên tôi có động lực để nhường ghế cho một bạn nữ, hay làm những hình ảnh tốt đẹp nhất và chỉ hy vọng người ta hỏi tôi từ đâu tới. Tôi có một câu chuyện thế này: Ngày tôi làm việc tại Bangkok, mặc dù tôi đã thông báo nghỉ việc trước đó theo đúng quy định của công ty nhưng khi công ty không có người làm, và gọi ngay khi tôi mới mua một cái vé đi chơi, tôi đã ngay lập tức tới. Vì cái gì? tôi tự nguyện vì hình ảnh quốc gia, tôi muốn tạo những cơ hội cho người đến sau, để người ta không kết luận quốc gia Việt Nam tồi tệ như vậy, để tạo một cơ hội cho người Việt Nam tới sau.
Lúc sang Tây học, tôi sẵn sàng lên tiếng nếu có ai đó đi tàu trốn vé, xả rác. Vì tôi nghĩ đó là trách nhiệm của một công dân Việt Nam nên có. Tôi xin nhấn mạnh rằng, bạn bè quốc tế sẽ không biết tên mình khi ra nước ngoài nhưng sẽ nhỡ rất rõ mình tới từ đâu. Và đó là trách nhiệm của một công dân nên có. Nếu mỗi một người Việt Nam ý thức được trách nhiệm của mình cần lên tiếng trước hành động xấu của một vài cá thể khác như người dân Sing, nếu các bộ trưởng cũng lên tiếng phản đối như người Sing, nếu cộng đồng cũng lên tiếng thì vấn đề hình ảnh dân tộc đã được cải thiện đáng kể. Và vấn đề trách nhiệm dân tộc, nó đòi hỏi từ tính tự nguyện, từ ý thức mỗi cá nhân. Tôi không phán quyết anh đúng hay sai, tôi chỉ không đồng tình trước phương án anh lựa chọn vì nó làm ảnh hưởng tới hình ảnh dân tộc, và tôi nghĩ trách nhiệm giữ hình ảnh dân tộc khi ra nước ngoài là một trách nhiệm của công dân nên có.
Phan Công Thiết
Thành thật mà nói, cái chuyện này có gì đáng bàn cãi đâu, đùng một cái mất hơn 1000$ ai chẳng sợ đến phát khóc, nhất là những người chẳng có gì nhiều.
“người dân Sing đứng ra bảo vệ anh Thoại là đúng và người Việt Nam lên
tiếng trước hình ảnh quỳ gối của anh Thoại làm xấu hình ảnh đất nước
cũng đúng”. Anh Thoại là người Việt Nam, những người như bạn có coi anh là “đồng bào” của mình không vây?. Bạn kể những câu chuyện và nhiều hành động mà bạn kêu là vì hình ảnh quốc gia mình nghe cứ thấy thật giả tạo. Dân tộc mà không đoàn kết thì nói gì tới hình ảnh này nọ, chưa lên tiếng bảo vệ mà chỉ lo mất mặt………………..
Bạn sống trong an toàn, không lo lắng việc miếng cơm hằng ngày, ko chịu áp lực tiền bạc. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ biết cảm giác gặp hoạn nạn mà trong túi không có 1 đồng cắc
Bạn không phải là mình sao bạn nói về cuôc sống của mình. Nhưng bạn đang đưa ra một tình huống không liên quan tới câu chuyện. Chú ý khi phát biểu.
Không có gì để nói.
Bạn biết không? con người ngày nay xem các sự kiện như một món ăn hơn là một bài học kinh nghiệm. Khi mới bắt đầu ăn thì họ háo hức, có người bảo ngon, có người bảo dở và thế là họ tranh luận sôi nổi bằng cái cảm giác ngon dở đó. Với người thấy ngon thì bạn khen ngon hết mức họ mới chịu, với người thấy dở thì bạn phải cố chê cho thậm tệ vào. Trong khi đó bạn đang làm gì? cố gắng phân tích các thành phần trong món ăn? thành phần này tốt sức khỏe, thành phần kia hại sức khỏe? họ đâu quan tâm chứ. Huống hồ cho đến lúc này họ cũng ngán nó quá rồi. Sự khác nhau giữa những người như bạn và họ là ở cách nhìn vấn đề, bạn chưa nhận ra sao?
Cảm ơn bạn. Nhưng chắc nó có một sự điều chỉnh gì đó nho nhỏ gì đó khi có chiều phản biện.
Câu chuyện này dừng lại ở đây được rồi. Ko nên bàn thêm nữa. ai hiểu thì đã hiểu, ai ko hiểu thì chịu. Ném thêm 1 cục đá cũng chẳng ăn thua gì. xin hết!
ừ, bạn yêu nước thật đấy, những việc bạn làm có thể rất “đặc biệt” đối với người VN, trong đó có bạn, nhưng đối với người nước ngoài thì đó chỉ là những việc làm bình thường như cục đường thôi.
bạn không đồng tình với anh Thoại, ừ thì mình cũng vậy, nhưng chúng ta là người ngoài, sự việc đó dễ dàng hơn đối với chúng ta vì chúng ta không phải là người mất tiền, chúng ta không hiểu được cảm xúc của anh ấy khi bị lừa gạt, chúng ta là người ngoài cuộc, mà người ta thì lại có câu “trong tối, ngoài sáng”.
bạn đi du học, và chắc có lẽ cũng đang có việc làm ổn định ở “nước ngoài”, còn anh ấy là xuất khẩu lao động sang Sing để làm công nhân, về cơ bản cũng đã có sự khác biệt rồi. còn việc anh quỳ lạy, van xin có làm xấu hình ảnh quốc gia hay không thì mình không biết, nhưng mình vẫn chưa thấy có biển cảnh báo “cẩn thận có người VN quỳ lạy” hay gì gì đó đại loại thế mà chỉ mới thấy “cảnh báo người VN móc túi” hay những dòng viết riêng cho người VN trong các nhà hàng ở nước ngoài thôi.
dù sao thì chuyện cũng đã qua, anh Thoại đã lấy lại được những thứ thuộc về mình, những ngày qua chuyện này cũng nói nhiều rồi, kết thúc tại đây và chuẩn bị cho những việc “tương tự” sắp tới thôi 😉