27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

IQ không có đủ?

Featured Image: Innovision Consulting

“Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ người ta đề bạt bạn.” – Khuyết danh

Câu nói này không sai tí nào, nó giúp chúng ta hiểu hơn về vai trò của IQ và EQ. Trong mỗi chúng ta từ khi sinh ra thì luôn tồn tại hai thể thức thông minh này đó là thông minh trí tuệ và thông minh cảm xúc. Nhưng đáng buồn thay, bởi phương pháp giáo dục và môi trường sống nên mỗi chúng ta chỉ được tập trung phát triển IQ.

Bắt đầu là ở nhà, chúng ta được ba mẹ hay những người xung quanh chỉ bảo nhiều điều, bắt chúng ta học nhiều, nhớ nhiều và đạt thật nhiều điểm số. Bằng chứng là với điểm số đạt được ở các môn khoa học tự nhiên cao thì chúng ta được gán là thông minh. Điều đó giúp chúng ta thành công hơn trong tương lai. Từ bé chúng ta được dạy làm toán, làm toán đố, làm toán nhanh hoặc phải học thuộc lòng bảng cửu chương. Chúng ta được giáo dục để trở thành người có thể phản xạ cực tốt đối với các phép toán này, sau này là vật lý và hóa. Lớn hơn một tí, chúng ta được kỳ vọng sẽ tham gia các kỳ thi về khoa học tự nhiên như thi Olympic Toán, Olympic Lý, giải toán trên máy tính Casio hay một số đứa trẻ gia đình có điều kiện cũng như hiểu biết sẽ định hướng và dạy con mình những ngôn ngữ lập trình bắt đầu bằng Pascan hay lập trình C, vân vân.

Đấy là chuyện trước đây, còn bây giờ thì mọi gia đình muốn con trẻ của mình trở thành nhưng nhà thông thái, muốn con mình cái gì cũng biết, đọc cái gì cũng nhớ nên có hàng loạt cơ hội được tạo ra cho con trẻ để chúng được thử thách. Có thể kể đến như chương trình “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”, “Chinh phục”, vân vân. Qua theo dõi thì ở các chương trình này đứa trẻ nào nhớ nhiều và có phản xạ nhanh thì sẽ thắng.

Ở trường học cũng không mấy khá hơn, cũng chú trọng và tập trung phát triển IQ mà quên hẳn đi EQ. Chúng ta học 12 năm trước khi vào đại học, chúng ta được học và bắt phải nhớ rất nhiều kiến thức từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Sau đó là một kỳ sát hạch xem chúng ta thông minh cở nào. Người thông minh sẽ vào các trường Đại học danh tiếng cộng với ít may mắn. Xã hội chúng ta lúc nào cũng định hình là có IQ cao thì sẽ dễ thành công.

Thiết nghĩ đấy là điều đúng nhưng chỉ đúng một phần nhỏ trong cuộc sống. Bạn có IQ cao hiển nhiên bạn sẽ là người thành công trong học tập, trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực giáo dục, dễ trở thành nhà khoa học, ra đời tìm được việc làm tốt, lương cao, đời sống sung túc. Đấy là những con người có tư duy tốt, sáng tạo và có nhiều phát kiến hay trong công việc cũng như trong đời sống. Họ là những người có khả năng làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Tuy nhiên chính sự thông minh này làm thay đổi tính cách của họ. Họ dể trở nên độc đoán, độc tài, khó gần, xem thường người khác nên dễ rơi vào cô đơn, gặp thất bại mau nản lòng, buồn chán, dẫn đến trầm cảm, thậm chí tự tử.

Với EQ – trí thông minh cảm xúc. Nó tồn tại trong mỗi chúng ta ngay từ bé nhưng do môi trường và phương pháp giáo dục làm cho chúng ta có cảm giác nó không hề tồn tại. Người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao là người có thể thấu hiểu bản thân, thấu hiểu người khác, có thể đồng cảm với những người xung quanh, và họ có thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Họ có khả năng thích nghi cao với môi trường, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể và dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những thiên tài đơn độc. Đấy là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay đó là để cao tính tập thể, thành công của một tập thể sẽ được xã hội đánh giá và tôn vinh. Giống như trong bóng đá, đội bóng thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự vận hành của cả một cổ máy chứ không phải sự tài năng của một ngôi sao, mà Bồ Đào Nha hay Atletico Marid là một ví dụ.

Có một nghiên cứu từ rất lâu rồi của giáo sư ở đại học Stanford đã tiến hành nghiên cứu đối với một nhóm những đứa trẻ. Họ gọi bọn trẻ lại và phát cho mỗi đứa một ít bánh kẹo và kèm theo lời cam kết là chỉ được ăn khi giáo sư quay trở lại. Rất nhiều trong số chúng ăn tất cả bánh kẹo sau khi các vị giáo sư rời khỏi vì không thể kiềm chế được sự thèm ăn của chúng. Một ít trong số chúng đợi được khoảng 10 phút sau khi ông giáo sư đi khỏi. Số còn lại khoảng 10 đứa trẻ kiềm chế sự thèm ăn của chúng và đợi khi giáo sư quay trở lại. Sau đó họ theo dõi tiến trình của 10 đứa bé này thì tất cả chúng đã trở thành những người rất thành công trong cuộc sống.

Qua đó chúng ta đã phần nào hình dung được vai trò của cả IQ và EQ. Nó tác động rất lớn đối với thành công cũng như cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta đã bị ba mẹ hay nhà trường của chúng ta quên đi EQ thì mong rằng chúng ta đừng tàn nhẫn với thế hệ con hay cháu của chúng ta. Thế hệ trước lờ đi cảm xúc của chúng ta, không cần quan tâm chúng ta cần gì, thích gì hay muốn cưới cô vợ như thế nào. Thế hệ trước bắt chúng ta tập trung phát triển trí thông minh và tích lũy nhiều giải thưởng. Vì vậy chúng ta dừng làm thế đối với bọn trẻ của chúng ta nhé.

Đối với chọn bạn đời cũng vậy, những người thông minh sống cùng một mái nhà thì chỉ có thể xuất hiện những xung đột và cãi vả vì người thông minh họ có cái tôi rất lớn. Nếu họ không thể quản lý cảm xúc của chính mình xung đột chắc chắn xảy ra và dẫn đến ly dị. Nó nhắc chúng ta rằng nếu chúng ta muốn hạnh phúc trong hôn nhân chúng ta cần phải phát triển cả về IQ lẫn EQ vì khi đó chúng ta sẽ tránh được những xung đột không đáng có, người này giận dỗi thì người còn lại biết kiềm chế cảm xúc của mình mà hạ nhiệt giúp cho người kia. Khi chúng ta có thể hài hòa được giữa IQ và EQ thì gia đình dễ có hạnh phúc vì biết san sẻ, tôn trọng nhau và chung thủy.

 

Mr Lias

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

26 BÌNH LUẬN

  1. Điều này khiến mình nhớ đến film Forrest Gump của tài tử Tom Hanks. Forrest, một cậu bé có chỉ số IQ75, không đủ chỉ số IQ tối thiểu để vào một trường học dành cho trẻ em bình thường. Vậy mà sau đó Forrest là một triệu phú đấy. Một phim rất hay

    • Bạn nói như mình không đồng ý đâu. Vì EQ tồn tại như 1 tảng băng chìm nên có thể nói rằng IQ và EQ bổ trợ lẫn nhau và được hình thành cùng 1 lượt.

    • mình hiểu thô thiển thì Iq là năng lực tư duy logic. Chả nhẽ phải có logic lí trí rồi mới có cảm xúc? Lấy ví dụ hơi thô là chuyện con bò mẹ thấy con mình bị đánh mà dứt đứt cả dây buộc chạy đến bên con. Rõ ràng con bò nó đâu có hành động vì logic. Cho nên, theo mình IQ và EQ đều bắt nguồn từ bản năng nhận thức của con người. Có người nhanh nhạy khi nhận thức về IQ hơn (có tri giác nhạy bén về các vấn đề khoa học tự nhiên), còn có người nhạy hơn khi nhận thức về EQ (biết cách đối nhân xử thế 1 cách tự nhiên, hợp tình hợp lý….). Và cũng có thể loại như mình, ngu cả IQ lẫn EQ, :))

  2. Quản lý cảm xúc là cả một quá trình cần một thời gian khá dài và không phải ai cũng biết nếu như không được học. Cần lắm những lớp học về EQ bởi suy cho cùng con người vẫn sống thiên về cảm tính nhiều hơn. Cám ơn bài viết của tác giả!

    • Cảm ơn bạn Minh Tâm Lê Thị đã đọc và cho ý kiến về nội dung bài viết. Chúng ta dùng quản lý cảm xúc nghĩa là có liên quan đến lý trí như vậy để hài hòa giữa lý trí và tình cảm là một điều vô cùng khó. Những lớp về EQ chủ yếu giúp con người nhận ra tầm quan trọng của nó. Còn việc đạt được hay không đó là do nỗ lực của mỗi cá nhân.

  3. Theo mình, các bạn trẻ có thể rèn luyện EQ qua các hoạt động ngoại khóa trong hè, hoặc cách đối xử với các bạn xung quanh. Việc này không khó quan trọng là gia đình phải là nguồn động viên để các bạn trẻ hiểu được lợi ích.
    P.S : phần dẫn chứng này chưa đúng lắm : “một số đứa trẻ gia đình có điều kiện cũng như hiểu biết sẽ định hướng và dạy con mình những ngôn ngữ lập trình bắt đầu bằng Pascan hay lập trình C”. Học ngôn ngữ lập trình hay gọi là môn Tin đa số đều là đam mê chứ không là do gia đình bạn nhé, tại sao cần nhà có điều kiện vì chẳng có trung tâm dạy thêm Tin như các môn khác và gia đình có hiểu biết sẽ hướng con vào những môn có trong khối thi ĐH của Bộ GD để thuận lợi sau này. Thêm nữa là ngôn ngữ Pascal chứ không phải Pascan nhé. (Xin lỗi vì phần này hơi không liên quan đến trọng tâm bài viết nhưng mong bạn tìm hiểu rõ dẫn chứng trước khi đưa vào bài viết 🙂

    • Cám ơn bạn AH đã gớp ý giúp mình hoàn thiện hơn.

      Dẫn chứng của mình đó là một vài câu chuyện có thật trong cuộc sống. Một số gia đình trí thức không thấu hiểu con cái họ và biến con họ sống cuộc đời của chính họ. Bắt học các ngôn ngữ lập trình ngay từ bé là một ví dụ, đứa trẻ không thích học những thứ đó nhưng gia đình cố ép con mình học và để rồi khi thi ĐH bắt con học về lập trình,…Cha mẹ không thấu hiểu cảm xúc của con cái, chỉ quan tâm đến cảm xúc của chính mình. Có thể câu chuyện này không đúng với mọi nhưng nó đã xảy ra trong một số ít trường hợp.

    • Đó là quan điểm của mình về IQ và EQ nhưng để có thể không dị tật như bạn nói thì phải rèn luyện mới có được. Bằng chứng là không phải ai cũng là người có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình.

      • Chính xác rồi.Thầy,cô giáo,gia đình và xã hội chỉ giúp đỡ được phần nào thôi.Tự bản thân phải tự nỗ lực rèn luyện mình chứ(bên trên tôi hình tượng hoá một tý để dễ hiểu hơn thôi)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI