27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tam thập nhi lập, người ta làm được, bạn thì sao?

*Photo: Triết Học Đường Phố

 

Với kiến thức, kinh nghiệm của một người đã ngoài 30, tôi tự nhận thấy mình phải viết đôi dòng cho các bạn còn trẻ và rất trẻ để hiểu hơn cuộc đời và sự lựa chọn của các bạn sẽ, phải thế nào cho đến 30. Và cũng xin nói trước, đây chỉ là quan điểm cá nhân, bạn có thể thấy hoặc không thấy mình giống như tôi muốn chia sẻ, nhưng tốn 5 phút đọc, đỡ cả một quãng đường phía trước thì có nên không nhỉ? (Bài viết có sử dụng một vài kiến thức từ khá nhiều sách đã được đọc, nên thấy giống giống ở đâu đó cũng là chuyện bình thường)

Ở các nước tư bản, việc tự kinh doanh, việc đi du lịch, sống với ước mơ của bản thân, người dân tại đó đã được trải nghiệm từ lúc nhỏ. Bằng chứng là nếu đọc Cha Giàu Cha Nghèo, bạn sẽ thấy được Robert Kyosaky đã phải đi làm kiếm tiền từ lúc cấp 1, làm cho cha giàu mà không hề được cha nghèo lên tiếng; đọc sách của Clement Stone thì đã đi bán báo, bán nước cũng từ tuổi 9,10. Về chuyện giáo dục giới tính, ở các nước tư bản cũng đã được học từ nhỏ thông qua các trò chơi, các hình thức tương tác và bản thân người làm cha mẹ cũng được yêu cầu dạy con tự bảo vệ bản thân mình, cụ thể trên facebook, mình cũng đã share một bài về cách hướng dẫn con lý do vì sao không được để người khác động chạm vào thân thể, cách để bé nói cho bố mẹ biết. Đối với việc thất bại, ở các nước tư bản họ không phán xét nhiều lắm, bạn có thể thấy khi xem các điều luật tuyên bố về phá sản, các hình thức đầu tư, cho vay tiền từ các tổ chức tài chính.

Trở về các nước Châu Á, các nước Nho giáo, cụ thể là Việt Nam thì ta có thể nhận thấy khá ít các gia đình dám làm, dám cho con cái được sống như triết lý dạy con của các nước tư bản. Việc kiếm tiền được xem là xấu, nên vì thế mùa lễ, tết nếu trẻ con có tiền thì chỉ được mua đồ chơi, bỏ tiền ống heo hoặc đem làm từ thiện cho biết quý trọng đồng tiền. Nếu trẻ nào có đầu óc kinh doanh một tý, trẻ có thể mua đồ chơi, mua truyện vào trường bán từ các tiền này, thì y như rằng chỉ sau 1,2 buổi học được bạn bè biết đến, cô giáo chủ nhiệm đã buộc phải mời phụ huynh lên làm việc với lý do “sợ bé làm vấy bẩn môi trường giáo dục, con nít như thế là không tốt”.

Việc giáo dục giới tính thì còn phức tạp hơn, gia đình hoàn toàn không dám dạy dỗ con về vấn đề này, và cố gắng ngăn cản mỗi khi con trẻ tìm hiểu. Hình ảnh thường thấy ở các gia đình khi tới giờ xem phim tối, bố mẹ tới mỗi cảnh hôn nhau, cảnh abc nào đó thì thường bảo trẻ phải nhắm mắt lại do “xấu”, nếu có ý kiến thì được đánh giá là không ngoan, nhưng họ quên rằng hiện nay tuổi dậy thì đến khá sớm, và con cái có rất nhiều cách để tìm hiểu kiến thức.

Khi đọc cuốn sách “Những Kẻ Xuất Chúng” hay “Nghĩ Giàu Và Làm Giàu”, tôi luôn tự hỏi nó có liên quan gì đến việc thành công khá sớm ở các nước tư bản, và việc sử dụng câu nói “tam thập nhi lập” ở các nước Châu Á? Và sau thời gian trải nghiệm, đọc thêm khá nhiều sách, tôi tóm được bằng 2 chia sẻ và phân tích ở trên là xem như khá đầy đủ. Nếu bạn muốn thành công ở vấn đề gì, bạn phải tập trung vào nó, tốn ít nhất 10.000 giờ cho nó để trở thành người số 1, bạn phải đam mê để hành động vì nó.

Ở Việt Nam, bạn học xong lớp 12 là 18 tuổi, học thêm 4 năm đại học là 22 tuổi, trước tuổi 22, nếu có ai tự kinh doanh thì thường chỉ là tự phát chứ không tập trung, trước 18 nếu có thì chỉ là kinh doanh chơi cho vui, nên vì thế 10.000 giờ sẽ không đủ, còn ở nước ngoài, thì 6,7 tuổi đã có cơ hội, nên vì thế CEO trẻ xuất hiện khá nhiều. Vấn đề tình dục cũng thế (bao gồm tình yêu, tình bạn tuổi mới lớn, sự ham muốn), nó luôn làm bạn mất tập trung khi cho việc kinh doanh, cho việc đi theo ước mơ của mình. Nên nếu ở nước ngoài, Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm, nếu chán, cứ việc tập trung toàn thời gian cho đam mê, cho điều mình thích, còn ở Việt Nam thì như đã nói, nó luôn là một điều tò mò khá thú vị.

Đây là lý do vì sao ở Châu Á, sau 30 thường bạn mới thành công được, vì lúc này bạn đã tập trung vào việc kinh doanh, do gia đình đã có, con cái đã có nên không phân tâm nữa, chứ không hẳn đến 30 thì bạn mới có thể thành công, mà thành công hoàn toàn có thể có trước đó nếu bạn tập trung và dám chấp nhận thất bại. Nhưng 30 lại là một cột mốc khá quan trọng, nó chứng tỏ bạn đã đi được ½ cuộc đời, và lúc này bạn khá lo sợ nếu phải thay đổi, do phạm vi an toàn đã thu nhỏ do gánh nặng trên vai là gia đình, con cái, cha mẹ già. Theo sự đánh giá, nhận định của cá nhân, nam là 30 tuổi, nữ thì ít hơn là 28 tuổi, nếu bạn không dám khởi nghiệp, không dám làm theo ước mơ của mình thì xem như cả nữa cuộc đời còn lại bạn sẽ chấp nhận an phận nếu sau đó không có biến cố lớn lao xảy ra với mình.

Chọn cột mốc 30, nếu chịu nhìn nhận, bạn sẽ thấy nhiều điều khá thú vị. Nếu 30 bạn lập gia đình, trừ đi 1 năm để lo mọi chuyện cho việc cưới xin, sắm sửa, xem ngày, bạn phải có ai đó dẫn về trình với gia đình lúc bạn 29 tuổi. Nếu trung bình một cuộc tình quen từ  1,2 năm mới cưới, bạn buộc lòng phải có một nửa của mình năm 27 tuổi, cũng không sớm đâu nhỉ. Và thường thì chẳng có mối tình đầu nào mà lại đi đến hôn nhân cả (theo bác Gúc nói chỉ có tầm 5% mà thôi), bạn quen và chia tay cho một mối tình là 6 tháng, thì năm 25 tuổi buộc lòng bạn phải yêu đầu tiên, nên nếu bạn 25 mà chưa yêu là trễ rồi đấy nhé.

Còn về việc làm giàu, khởi nghiệp, đây là một sự thật khá đau lòng mà tôi đã tự kiểm chứng trong 3 năm qua, bạn chẳng thể giàu được khi ra doanh nghiệp đầu tiên của mình, mà thường bạn phải phá sản nó ở năm đầu tiên để học kinh nghiệm. Việc để doanh nghiệp tự chạy, kiếm tiền để bạn giàu thì phải hoạt động ít nhất là 3 năm thì mới ổn, nên nếu bạn quyết định kiếm 1 triệu đô (theo mấy ông diễn giả nói) trong 5 năm, tức mỗi năm bạn kiếm được 200.000 USD là nhiệm vụ bất khả thi tại Việt Nam (trừ khi bạn ở dạng 5C – con cháu các cụ cả). Đấy, 30 làm giàu thì chỉ có vỡ mộng. Nên nếu bạn 30, không quyết định làm giàu để năm 35 tuổi hưởng thành quả, thì sống với cuộc đời an phận là điều phải tính đến.

Thế đấy, người ta làm được, bạn cũng có thể làm được, người ta làm được, bạn có muốn làm cũng không được, nói sao cũng đúng. Miễn là bạn có chấp nhận trả giá bởi khá nhiều thời gian phải bỏ ra cho đam mê, sống với lựa chọn của mình hay không mà thôi. Nhưng tốt nhất thì nên làm sớm, yêu sớm, trả giá sớm, thì bạn sẽ còn nhiều thời gian để làm lại.

Đừng vì một tình yêu lừa dối, mà cả đời đóng cửa mãi con tim.

 

Thuan Nguyen Chính Chủ

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

9 BÌNH LUẬN

  1. Theo mình được biết ‘ tam thập nhi lập ‘ nghĩa là : từ tuổi 30 là có thể tự lập được , chứ không hẳn là phải làm được một cái gì đấy to lớn , hay làm chủ công ty doanh nghiệp

    Thông thường , một người có kiến thức về cuộc sống , làm chủ bản thân , biết giao tiếp xã hội , có công việc ổn định để nuôi sống bản thân và gia đình , thì có thể gọi là tự lập rồi

  2. Tam thập nhị lập là gì ? lập không nhất thiết phải là lập “nghiệp” theo cái nghĩa con buôn của bài viết. Giỏi 1 nghành nghề, 1 kỹ năng và làm việc với nó 1 cách Đàng Hoàng thì dù ở môi trường nào cũng vẫn sống tốt và hạnh phúc.

    Kinh doanh cũng là 1 kỹ năng, 1 nghề , không ngoại lệ và đẳng cấp hơn bất kỳ nghề nào cả và nó có cái giá của riêng nó. Cá thể mỗi người có yêu nghề hay không ? có tố chất, có chấp nhận và có khả năng trả cái giá của mỗi nghề hay không là thứ mà bài viết không đề cập.

    Chúng ta thường chỉ yêu thành quả, mà quên mất 1 chuyện là phải yêu cái “nghiệp” của mỗi người , là cái mà ai cũng phải tự “lập” . Đây là kết quả của văn hóa và nhận thức xã hội thiên về đồng tiền chứ không dựa trên bản chất hữu ích, thiên về lợi ích tranh giành, chụp giựt chứ không thiên về giá trị sản phẩm, kỹ năng và con người.

  3. Tam thập nhị lập là gì ? lập không nhất thiết phải là lập “nghiệp” theo cái nghĩa con buôn của bài viết bên dưới. Giỏi 1 nghành nghề, 1 kỹ năng và làm việc với nó 1 cách Đàng Hoàng thì dù ở môi trường nào cũng vẫn sống tốt và hạnh phúc.

    Kinh doanh cũng là 1 kỹ năng, 1 nghề , không ngoại lệ và đẳng cấp hơn bất kỳ nghề nào cả và nó có cái giá của riêng nó. Cá thể mỗi người có yêu nghề hay không ? có tố chất, có chấp nhận và có khả năng trả cái giá của mỗi nghề hay không là thứ mà bài viết không đề cập.

    Chúng ta thường chỉ yêu thành quả, mà quên mất 1 chuyện là phải yêu cái “nghiệp” của mỗi người , là cái mà ai cũng phải tự “lập” . Đây là kết quả của văn hóa và nhận thức xã hội thiên về đồng tiền chứ không dựa trên bản chất hữu ích, thiên về lợi ích tranh giành, chụp giựt chứ không thiên về giá trị sản phẩm, kỹ năng và con người.

  4. Bài viết đọc xong thấy rất hay, có vẻ hợp logic, nhưng nếu ngồi tính theo công thức và suy ngẫm lại thì mình thấy hình như không được chặt chẽ cho lắm. Theo cách tính của bạn thì phải thêm vào trường hợp kết hôn xong có con, có con là có cả một sự nghiệp mới. Ít nhất cũng phải đợi đến khi trẻ xong cấp 1 thì mọi việc mới đi vào ổn định. Nghĩa là phải trừ ra 11 năm, như vậy năm 14 tuổi phải có người yêu đầu tiên, mà có người yêu đầu tiên thì ảnh hưởng đến việc học tập khi còn trẻ, như vậy cũng ảnh hưởng đến tương lai, chưa kể thiếu hụt kiến thức trầm trọng dẫn đến tâm lý buồn chán phấn đấu do bị loại ra dòng chảy của xã hội (dĩ nhiên, vẫn có người lấy nó làm động lực phấn đấu vượt bậc). Ngoài ra điều kiện ở các nước phương Tây khác phương Đông. Trẻ sinh ra được sự hỗ trợ của chính phủ, còn phương Đông thì bố mẹ chăm từ A đến Z nên ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển tính độc lập của trẻ (tùy vào cách nuôi dạy của bố mẹ). Nói cho cùng thì nền giáo dục của chúng ta từ gia đình đến nhà trường cần thay đổi. Ngoài ra cũng tùy vào trình độ, đam mê công việc, sự nhanh nhạy nắm bắt vấn đề, tình hình…. v.v… nhiều lắm bạn ạ, mới dẫn đến sự thành công của con người cho dù họ có yêu hay không yêu, thất tình hay không thất tình. Một người nếu không có sự chuẩn bị tốt đã vội lao vào làm ngay, bạn nói là thất bại thì có kinh nghiệm, nhưng mình vẫn thấy khối người không cần biết món nợ bao nhiêu vẫn chả rút ra được kinh nghiệm gì mà cứ nghĩ rằng phía trước là cơ hội, là tiền mà lao đầu vào để rồi nợ chất chồng nợ. Rồi trước áp lực của thất bại, nợ nần… khiến họ biến chất.

    Theo mình thì nên giáo dục ngay từ nhỏ để trẻ biết sống có đam mê và nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau để sớm phát hiện năng khiếu của trẻ mà đầu tư sớm hơn. Dạy trẻ sống có đam mê là điều tốt, kể cả việc làm giàu, yêu khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, thể thao hay là giáo dục, luôn cả nội trợ. Mọi thứ đều tốt cả. Yêu công việc và cuộc sống của mình là chìa khóa duy nhất đi đến hạnh phúc. Tiền không phải là thước đo của sự thành công bạn ạ, có chăng là thành công trong việc kiếm tiền mà thôi 😀

    • xl bạn mình ms đọc có 3 dòng mà đã bật cười rồi 🙂 , logic rồi ngồi tình theo công thức =)))))))))))
      p.s theo như nghiên cứu của napoleon hill và nhiều công trình nghiên cứu khác thì hơn 70% triệu phú trên thế giới là trên 40 tuổi bạn ạ ( có thể mình nhớ không chính xác lắm , mong bạn có thể tra cứu thêm )

  5. với kiến thức và kinh nghiệm của 1 người ngoài 30 , và a còn đọc dạy con làm giàu , thì bài viết này chỉ như 1 mớ lý thuyết không hơn và chả kém , nên bài này chỉ đơn giản là 1 bài chém gió .

  6. Bài viết hay. Qua cái tuổi 30 rồi nhìn lại mới thấy các dự định cứ lần lượt trôi qua, chính tư tưởng “tam thập nhi lập” Á đông đã làm cho những ước mơ, những dự định không thực hiện được bởi cái cái tư duy “còn trẻ quá”, “không nên giàu lúc trẻ”…vẫn biết không có gì là muộn màng nhưng để làm được cái gì trong cuộc đời trong quỹ thời gian sắp tới có lẽ là vô cùng khó khăn. “Đừng vì một tình yêu lừa dối, mà cả đời đóng cửa mãi con tim” – một câu nói hay! các bạn trẻ hãy đọc và cảm nhận những giá trị thực tại và dù chỉ là những dự định nhỏ cho riêng mình thì hãy cứ hành động, hãy trả giá, hãy thất bại để có được thành công.

  7. Cảm ơn về bài viết kiếm tiền! Nhưng thiết nghỉ ở đời đâu phải ai cũng có niềm đam mê kinh doanh? Để nâng cao giá trị bản thân, và xã hội còn nhiều cái khác nữa, tôi nghĩ bạn đọc quá nhiều sách về làm giàu vậy rất tốt, nhưng bạn cũng nên đọc thêm sách về nho giáo nữa. Bạn sẽ có những trải nghiệm riêng

    • Mình thấy ý chung của tác giả là nói về sự kìm hãm bản thân của người Việt mình so với các quốc gia khác …… chứ ko chỉ tập trung vào chuyện kiếm tiền …. dù gì xã hội này bạn không kiếm ra tiền thì ai nuôi bạn :3

      ~baka~

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI