28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

“Cho đi” đúng nghĩa không dễ như bạn tưởng!

 Bìa sách: Người Dám Cho Đi

Cuộc sống luôn là vòng xoay của những gì cho và nhận. Tôi nhận được từ bạn một cái gì đó thì ngược lại ở một lúc nào đó bạn cũng sẽ nhận được từ tôi hay một ai khác giá trị mà chính xác bạn được hưởng khi đã sẵn sàng mở “túi” ra cho và ngược lại. Sòng phẳng với nhau mà nói thì nếu cuộc đời đơn giản chỉ là bài toán cân bằng và dễ dàng so sánh như vậy thì cũng chẳng dẫn đến những mẫu thuẫn, ghen ghét, đố kỵ mà ở đây tôi thiên về suy nghĩ đến những tính toán nhỏ nhoi trong “thế giới ngầm” hơn – thế giới lý trí:

Tôi cho – bạn nhận và chờ đợi đến khi nào bạn, phải chính bạn chứ không ai khác cho lại tôi. Liệu hay chăng, có khi nào những phân tính đòi hỏi, thậm chí tức giận của sự cho đi mang đầy tính chấp ngã ấy khiến bạn đưa ra những suy nghĩ tầm thường và nhỏ nhoi? Cho đi liệu có phải là một sự bố thí vô hồn không vụ lợi?

Bạn nghĩ bạn đang làm điều tốt; bạn tặng ai đó một thứ giá trị, mang đến niềm vui, sự hạnh phúc cho người cần bạn giúp đỡ một cách thoải mái nhưng có chắc không ẩn chứa sau đó, bạn mong chờ một lợi ích cần được đáp lại? Cho đi – Hành động mà chắc chắn bạn sẽ “mất” một cái gì đó, ấy vậy mà vẫn nghe văng vẳng đâu đó câu: “Cho đi tức là nhận lại” Đầy mâu thuẫn thực ra bao hàm trong đó một lý do sâu xa.

Bạn cho người khác được cái gì? – Tiền bạc, vật chất – Có những cái nhỏ như con kiến nhưng cũng có những cái to đùng đáng phải nhớ nhưng hình như cái cho đáng lo nhất là “cái tình” hay “cái giá trị lợi ích trao tặng không vụ lợi”. Có lẽ cho cái không đo đếm được mới là cái cần phải lưu tâm và nhớ cả đời. Cho đi – Thời gian, mối quan hệ, một lời khuyên, vài câu chia sẻ, sự yêu thương, quan tâm trong một hoàn cảnh nào đó hay đơn giản hơn chỉ là một cái nhìn, một nụ cười ấm áp dành cho ai đó trong lúc cô đơn nhất… Hay chính cái cho ấy là thiện tâm của sự giúp đỡ  và mang lại niềm vui một cách chân thành trong một thời điểm phù hợp nhất.

“Của biếu là của lo, của cho là của nợ” – Các cụ xưa đã đúc kết nhắc nhở con cháu dưới phương diện người nhận trong trọng trách của một người phải chịu ơn. Biết là đang nhận để cần phải biết cách sống với những người tốt trọn vẹn xung quanh mình để rồi cũng thực sự phải biết học cách cho từ những món quà vĩ đại nhận được ấy.

“Nếu cho đi những gì ta không cần đến, thì đó thực sự không phải là cho.” – Khuyết danh

Dám cho đã là một hành động đẹp nhưng cách cho và tình cảm bạn đặt trong hành động ấy có lẽ đáng để nói hơn. Bạn có đang đứng ở vị trí của người nhận để hiểu rõ bản chất của đúng hành động cho đó? Cách sống của những người dám cho đi thật sự là cái mà tôi cảm nhận được ở nguồn năng lượng họ tỏa ra cũng như với tất cả tình yêu thương họ dành cho đối tượng đang lưu tâm. Cho đi với tất cả sự bình an, nhẹ nhàng mà thanh thản, cho đi mà hình như không định nghĩa được từ “cho” trong tâm trí.

Họ chỉ đang sống với tất cả những gì mình đang có, một cách tự nguyện, cống hiến, không màng đến sự so đo và hành vi khi mình thể hiện ra. Đó hẳn là một sự quan tâm và yêu thương đặc biệt đến con người. Đó cũng không hẳn là bản năng nhưng cũng không quá khó để học và từng bước tiếp cận lý thuyết – Bạn nhận được gì khi cho đi?

“It’s not how much we give but how much love we put into giving.” – Mother Teresa

Cách sống của người dám cho đi ẩn chứa đúng trong những gì họ sống và trao đi hàng ngày!

Vì có lẽ, họ hiểu: (*)

  • Giá trị thật của con người không nằm ở những gì nhận được mà sẽ ở lòng tốt và tầm ảnh hưởng của họ đến những người yêu thương. Hãy cứ cho đi và đừng chờ đợi gì cả, rồi trái tim biết nói cũng sẽ được nhìn nhận trọn vẹn nhất.
  • Thành quả cuối cùng nhận được ở nội tâm sẽ thật sự lớn lao và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần so với những gì họ cố vạch ra để kỳ vọng  bên ngoài vì ở đâu đó trên trái đất này luôn có những người “đã từng” nhận được từ họ một giá trị ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc đời.
  • Sự ảnh hưởng của nguồn năng lượng bình an, tích cực để cảm nhận khi đã hết lòng làm hết sức khả năng của mình, họ đã thực sự sống vì người khác.
  • Hơn trên tất cả, họ hành động vì họ chính là bản thân họ – không sao chép, không gượng ép – họ làm vì tiếng nói bên trong trái tim mình – họ muốn cho đi.
  • Họ đang làm với những gì dễ hiểu và thuần khiết nhất bên trong con người mình vì dưới con mắt của họ, đám đông xã hội sẽ có câu trả lời và cũng sẽ “cho đi” những gì tuyệt vời nhất đến với một trái tim mở rộng lòng biết “tiếp nhận”.

(*): Bài học rút ra từ 5 quy luật hoặc triết lý sống của cuốn sách thú vị “Người Dám Cho Đi” (The Go – Giver) – câu chuyện nhỏ về một ý tưởng kinh doanh thành công.

Vậy thì, hãy sống và học cách cho, cho đi đúng nghĩa bằng chính tình yêu thương và con người giá trị bên trong bạn vì cuộc đời sẽ luôn công bằng với phần thưởng xứng đáng cho những ai hành động với một tinh thần rộng lượng.

 

 

Rubic 0412

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

2 BÌNH LUẬN

  1. Vậy là quan điểm của cô khác với anh. Với anh quan điểm cho đi giống như chia sẻ, có thể với ta nó thừa nó không hữu dụng, nhưng với ai đó nó cả một tài sản

  2. Cảm ơn bài viết của bạn. Qua bài mình rút ra được là hành động cho đi thì ít nhiều cũng cho thấy được 1 tấm lòng cao cả nhưng để thật sự cảm thấy thoải mái thì cần phải có một thái độ chân thành, k toan tính. Tuy khó nhưng mình tin sẽ rèn được và sẽ bắt đầu từ những việc nhỏ trước :)).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI