Ảnh: Jacek Yerka
Trước tiên khi đi vào bài viết về triết học này, tôi muốn cảnh báo các bạn rằng, bạn đang nghe một đứa ba lần học lại môn Marx – Lenin “chém gió”. Nếu bạn không phiền lòng vì điều này thì chúng ta bắt đầu.
Tình yêu đối với sự thông thái
Triết học trong tiếng Hy Lạp cổ đại là philosophia (φιλοσοφία) tức là “tình yêu đối với sự thông thái”. Tình yêu phải do chính bản thân bạn kiếm tìm, thứ kiến thức ép buộc, cố nhồi nhét vào đầu người khác không phải là triết học.
Trước đây, tôi và các bạn mình đã tự xây cho chính mình những “thành trì” vững chắc đá văng mọi lý lẽ triết học mà người ta ném vào chúng tôi. Chúng tôi xem những thứ kiến thức họ truyền dạy như một con quái vật khủng khiếp sẽ bổ đầu chúng tôi nếu có cơ hội.
Triết học nghiên cứu về những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của thế giới. Nói dễ hiểu triết học là chân lý. Vấn đề là mỗi người có một cái tôi khác nhau, với thế giới quan khác nhau và hướng đến những chân lý khác nhau. Làm sao một góc triết học nhỏ bé có thể làm thỏa mãn. Người ta dạy cho sinh viên một góc nhỏ, và rồi nhận định cái góc đó là chân lý của mọi thời đại – Đấy là sự dối lừa.
Thực tế là giới trẻ đang mặc định xem triết học như một bóng ma đầy ám ảnh. Họ quăng sách giáo khoa vào nơi mà chuột cũng không thèm lui tới. Họ nhìn những đứa học triết với ánh mắt ngưỡng mộ như thế nó từ hành tinh khác tới. Tại sao “con đường dẫn đến sự thông thái” lại ra nông nổi này?
Nhập môn đóng cửa
Tôi và bạn bè thường chém gió với nhau rằng Triết không nên là một môn học vì Triết trở nên tầm thường khi là môn học. Thực tế thì có rất ít công trình nhập môn tử tế cho triết học. Nhập môn triết trong nhà trường giống như một cảnh cổng muốn người khác đi vào nhưng luôn luôn đóng kính bằng cả đống ổ khóa Việt Tiệp.
Nên biết rằng, những gì gọi là nhập môn có hệ thống mà các thế hệ sinh viên đang học kỳ thật chỉ trình bày một chuỗi các trào lưu tư tưởng và các chủ nghĩa khô cứng, lỗi thời, nặng tính lịch sử. Mặc dù kiến thức đó là cần thiết cho nền móng của bạn nhưng nếu xem đó là tất cả thì ngôi nhà bạn xây mãi mãi không hoàn thành được.
Khởi đầu ở đại học luôn khiến sinh viên thất vọng, nhưng đừng quá quan tâm điều đó. Thường thì các giảng viên sẽ khiến bạn tan tành giấc mộng nhưng hãy nhặt mảnh vỡ lên và hàn gắn nó lại.
Trên đường phố, triết học là quả bóng – Trong chính trị, triết học là quả bom
Ở các trường phương tây, Những kiến thức triết học, tiểu luận hay sách vở để đọc và phản đối. Ở Việt Nam, triết để học và đặt lên bàn thờ…! Triết học nên là một quá bóng vui tươi, thú vị được đá lông lốc trên đường phố, triết học mà đặt lên bàn thờ cung phụng thì sớm muộn cũng chết nhăn răng.
Trong giáo dục hàn lâm, người ta chú trọng đến truyền đạt kiến thức chính xác hơn là kích động sự sáng tạo trong sinh viên. Và mặc dù sự sáng tạo sẽ đem đến nhiều quả ngọt, người ta càng sợ hãi hơn nếu như sáng tạo đem đến cho họ những quả bom chứa đầy chất nổ C4. Thực tế là triết học chân chính thừa khả năng tạo ra những quả bom đủ sức phá hoại mọi thứ. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà cách mạng toàn là triết gia, luật sư hay nhà báo… Triết học không có sáng tạo thì chẳng đi tìm được sự thông thái! Triết học thiếu sự sáng tạo là triết học chết.
Dạy Triết hay dạy Sử
Triết học không phải là sử học nhưng kiến thức lịch sử triết học hầu như lấn lướt hoàn toàn các giáo trình dạy triết. Thay vì hướng về hiện tại, tương lai để tìm ra cái mới, người ta “vặn cổ” sinh viên và bắt nhìn về quá khứ – Đầy huy hoàng nhưng bốc mùi mốc meo.
Đôi khi chúng ta cố gắng làm mới chúng. Sự nhiệt huyết của chúng ta thể hiện qua những câu hỏi đầy sục sôi như: “Tại sao lại yêu?” “Tại sao không công nhận linh hồn?” “Thể chế chỉ là bù nhìn, lợi ích mới là cốt lõi?” “Ngành nghiên cứu não bộ đã đủ sức triệt tiêu phạm trù tinh thần hay chưa?” Đáp lại nhiệt huyết của chúng ta là chậu-nước-lạnh “20 câu hỏi thi kết thúc học phần”.
Tình yêu phải tự mình tìm kiếm
Ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu vì bị nhét những kiến thức mình ko thích. Hãy để triết học trở lại đúng với ý nghĩa ban đầu của nó – “Tình yêu đối với sự thông thái.” Hãy để sinh viên tự mình tìm hiểu về triết học. Các giáo viên chỉ nên dạy các kiến thức cơ bản, các định nghĩa và đứng ra giúp đỡ khi cần. Đừng nắm đầu họ và hét vào tai “mày đi thẳng cho tao”. Làm vậy không phải dạy triết học mà đang giết chết triết học.
Triết học là tình yêu đối với sự thông thái. Bạn chắc chắn sẽ coi đó là kẻ thù nếu nó làm bạn ngu đi. Nếu người ta muốn dạy bạn về sự thông thái, về triết học chân chính thì họ đã thất bại. Nhưng nếu người ta muốn bạn không quan tâm để rồi làm ngơ trước chân lý thì họ đã thành công. Đừng bao giờ để âm mưu của họ thành công.
Bút Đỏ
ở đây mọi người bàn luận về vai trò của triết học, cách học triết sao cho hiệu quả..vv, vậy có ai hỏi triết học có cần thiết không?
triết học theo cách hiểu của tôi chỉ là triết lý rút ra từ ”cái Tôi” của mấy người rảnh rỗi, mơ mộng muốn thay đổi hiện thực xã hội, sau đó họ đi giao giảng khắp nơi cái ” chân lý” tuyệt vời này, về cơ bản thì số đông chẳng ai hiểu và quan tâm, nhưng số ít những người giàu có, quyền lực, muốn nổi loạn thì khác, họ sẽ tin và làm theo để tạo ra sự thay đổi trong lịch sử, đời sống xã hội, tất nhiên là cả tích cực và tiêu cực.
con người cần ăn để sống và cây lúa cho họ gạo để ăn => họ cũng cần nhu cầu tương tự về mặt tâm lý để cảm thấy an toàn => mấy tên cầm quyền đành nhờ cậy mấy tay triết gia dở hơi đang cầm nắm cỏ dại mà lúc nào cũng ngờ là ”cây lúa thần kì”, và nhà cầm quyền truyền bá cho mọi người biết, vì cỏ dại cũng có thể là thuốc nên ít nhiều triết học cũng có ích với người này và có hại với người kia.
ngoài khoa học tư nhiên là có chút gì đáng để tin cậy nhất thì cơ bản triết học và khoa học xã hội ( kể cả kinh tế) luôn tích chứa ảo tưởng, sai lầm.
việc quăng triết học vào thùng rác ( phủ nhận sạch trơn) là không nên, nhưng tôn thờ, yêu mến, xem nó là cái gì đảm bảo cho chúng ta minh triết hay hạnh phúc, yêu thương trong đời sống là việc hư ảo thôi.
Hồi còn là sinh viên mình cũng thế,ai cũng nói triết học Mác-Lê Nin là triết học.
Sau này mới biết Mác-Lê Nin chỉ là một cọng cỏ non bơ vơ ngoài bìa rừng triết học hàng ngàn cây cối.
Hay lắm. Sinh viên đọc bài này thì càng thêm lý do để chán môn triết. Vậy nếu một giảng viên hay một thầy giáo môn triết học vào đây sẽ suy nghĩ gì. Tôi chờ đợi điều này!
Tặng tác giả một câu nói: mọi lí thuyết đều màu xám chỉ có cây đời là mãi xanh tươi. Người ta đã quên mất rằng triết học đó là môn học của mọi môn học. Con người có thể đúng có thể sai nhưng chân lí thì luôn đúng. Trái đất vẫn quay. Mặt trời vẫn toả sáng. Nếu muốn học triết học thì hãy vứt bỏ những sách vở mà người ta vẫn gọi là triết học đi. Học từ thiên nhiên học từ xung quanh chúng ta. Con người ta học từ tự nhiên vậy mà cứ tưởng mình khống chế được tự nhiên được vũ trụ. Vì vậy mà nhiều khi triết học bị gắn liền với quyền lợi nhóm và chính trị .
Cảm ơn bài viết, mình có cảm mến với bạn ngay từ những dòng đầu,,, hihi … “tình yêu đối với sự thông thái”. Riêng mình thì mình thấy Mác Lê-nin chưa bao giờ là Triết học mà nó đơn thuần là Chính trị Học. Trong Học thuyết Mác Lê nin không đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi lớn của con người.
Cám ơn bài viết của bạn!
Quá hay, mình đọc mà thích lắm lắm lắm
Những câu như thế này: “Làm sao một góc triết học nhỏ bé có thể làm thỏa mãn. Người ta dạy cho sinh viên một góc nhỏ, và rồi nhận định cái góc đó là chân lý của mọi thời đại – Đấy là sự dối lừa.
Triết không nên là một môn học vì Triết trở nên tầm thường khi là môn học
Ở các trường phương tây, Những kiến thức triết học, tiểu luận hay sách vở để đọc và phản đối. Ở Việt Nam, triết để học và đặt lên bàn thờ…!
Thay vì hướng về hiện tại, tương lai để tìm ra cái mới, người ta “vặn cổ” sinh viên và bắt nhìn về quá khứ – Đầy huy hoàng nhưng bốc mùi mốc meo.
Nếu người ta muốn dạy bạn về sự thông thái, về triết học chân chính thì họ đã thất bại. Nhưng nếu người ta muốn bạn không quan tâm để rồi làm ngơ trước chân lý thì họ đã thành công. Đừng bao giờ để âm mưu của họ thành công.”
Câu nào mình cũng thích hết, thích hết cả bài.
Giáo dục VN gói gọn Triết Học vào bộ MAc-Lê, một việc làm khủng khiếp khiến cho mọi người đề uể oải chán nản và ác cảm vs Triết Học, vì chúng quá khô khan nhàm chán.
Thật ra, theo mình triết học là tinh hoa vũ trụ mà con người đúc kết được, những quy luật Triết Học tuyệt vời như “quy luật Lượng-Chất”, thuận theo tự nhiên… sao chẳng ai dạy chúng ta cả.
Mình k hiểu nhiều về triết học nhưng đang dần chuyển thái độ vs bộ môn này, từ chán ghét sang hiểu biết hơn và hào hứng hơn nữa.
Tiếc rằng khi tìm hiểu về các học thuyết Triết Học trên google thì k tìm đc gì ngoài mấy bài giáo trình Mác-Lê chán chết.
Bạn có thể viết thêm về đề tài này không? Nói rõ hơn về những thuyết, quy luật trong Triết Học thật ra đang ảnh hưởng đến đời sống chúng ta nhiều như thế nào?
Đại loại vậy, mình cũng tính viết mấy lần mà chưa đủ kiến thức, chưa tìm đc thuyết nào khác ngoài Lượng-Chất và thuận theo tự nhiên
Một sai lầm nữa của mọi người là cứ nghĩ chỉ những người cao siêu, thánh nhân mới đc nói về Triết học.
Lần nữa, xin cám ơn bạn!
Thực sự thì tôi bấm vô đọc bài này chỉ vì cái tiêu đề giật gân quá! đọc xong tôi thấy thất vọng vô cùng… đầu tiên phải nói là nếu ai đã học đến đại học rồi thì chắc chắn cũng phải nhớ là chúng ta đã chạm chán đôi chút triết học ở môn Giáo Dục Công Dân thời C3 (tôi nhớ mang máng là GDCD lớp 10). lúc đó chúng ta đã được tiếp xúc với các quy luật và phạm trù cơ bản… nếu bạn của lúc ý chỉ cho rằng học để đạt điểm cao thì chắc bạn sẽ chẳng nhớ gì đâu… Đại Học… thực tế cuộc sống và sự tưởng tượng… nếu bạn cho rằng triết học phải đến một cách tự nhiên hay chính là “tình yêu đối với sự thông thái” chắc bạn đã quên “chính mình”… bởi triết học chính là cuộc sống của mỗi chúng ta (VD:Tại sao bạn lại lớn lên? thử áp dụng quy luật Lượng – Chất vào nhé). Tôi không dám đánh giá nhiều về bạn… nhưng có lẽ bạn vẫn ở ngưỡng của tồn tại và chưa thực sự sống. Chúc mừng bạn vì bạn đã không bỏ cuộc với môn triết học!!!
p.s: Tôi cũng đã từng có cảm giác như bạn… hãy cứ học hỏi cho đến một ngày bạn trưởng thành…
bạn thật sự đã rớt Triết 3 lần?
Có lẽ khi nhìn nhận về bất cứ một vấn đề gì, mong rằng bạn hãy đặt nó trong nhiều mối quan hệ và sự tác động. Đừng nên cô lập và tách biệt nó một cách máy móc và siêu hình như thế. Đối với phương tây thì triết học có nghĩa là philosophy_yêu thích sự thông thái, nhưng với phương đông nó lại khác. Với phương đông triết học chính là tri thức. Dừng lại ở khái niệm phải yêu thích mới học tốt, tôi đồng ý quan điểm đó nhưng đừng bao giờ đánh đồng sự khó chịu của bạn với triết học mà bắt buộc người khác phải quy hàng theo cái gọi là chủ nghĩa cá nhân của bạn. Tại sao bạn không đặt ra cho mình câu hỏi vì sao Đảng và nhà nước đưa triết học vào các trường đại học và khiến nó trở thành môn bắt buộc. Bạn hướng đến tương lai, đều đó đúng, không sai. Tuy nhiên, trên cái cuộc đời này sẽ chẳng có thứ gì tồn tại nếu không có nguồn gốc và các tiền đề của nó. Ngay cả luật pháp hiện hành còn lấy tư tưởng của những nhà triết học khai sáng pháp làm tiền đề cho hiến pháp, vậy thì bạn đứng ở đâu để cho rằng triết học chỉ là quá khứ móc meo??? Bạn hiều thế nào là triết học để bạn tự tin khẳng khái rằng, triết học trở thành một môn khoa học thì sẽ trở nên tầm thường. Nếu không được giảng dạy triết học, bạn có tin là mình hiều về nó hay không… hay tất cả chỉ chống chế ngụy biện đề rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm hay duy vật tầm thường mà người ta từng cho rằng “não tiết ra ý thức cũng như gan tiết ra mật”…
“Tại sao bạn không đặt ra cho mình câu hỏi vì sao Đảng và nhà nước đưa triết học vào các trường đại học và khiến nó trở thành môn bắt buộc.” Xin trả lời thay bạn tác giả, bởi vì triết Mac-Lê là nền tảng trong việc duy trì và bảo vệ chế độ. Ngta bắt học, vì muốn bảo vệ và duy trì chế độ, thế thôi!
Bạn có thể đọc quyển “Câu truyện triết học” của Will Durant (Nxb Hồng
Đức…)-quyển này lời văn tuyệt diệu, đánh giá sắc sảo, nêu đủ các
khuynh hướng trong Triết học dành cho người không chuyên. Trích vài đoạn
cho bạn nhé:
– Khoa học cho chúng ta kiến thức nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta minh trí.
– Chúng ta cũng từng có những kinh nghiệm mà họ [những thiên tài
trong triết học] trải qua, nhưng chúng ta đã không hút cạn mật ngọt từ
những kinh nghiệm kia để lãnh hội được những huyền cơ và áo nghĩa: chúng
ta đã không nhạy cảm tiếp thu những lời bóng gió tế vi của thực tại vẫn
thì thầm quanh ta những lời ca ảo diệu từ thiên thu vạn đại.
-“Nhiệm vụ của triết học trong tương lai là làm sáng tỏ những ý tưởng
của con người đối với những xung đột kịch liệt về xã hội và đạo đức
trong thời đại của họ. Mục tiêu của nó là trở nên, trong giới hạn khả
năng của con người, một cơ quan xử lý những xung đột này…Một lý thuyết
bao quát và có tầm nhìn xa về sự điều chỉnh những yếu tố xung đột trong
đời sống, đó chính là triết học.” (Đoạn này tác giả trích từ John
Dewey.)
Tiếc là quyển này không có nói về triết học phương Đông, nhưng câu
viết của Dewey trên đây có thể coi như là một định hướng cho sự hợp nhất
hai nền triết học. Một quyển khác rất vui nhộn là “Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar” của Thomas Cathcart và Daniel Klein, sách mỏng nhưng hài. Đọc hai cuốn này không làm ta lầm tưởng mình thành thánh triết, ngộ nhận về triết, cũng như tự ti trước triết học.
————————————————————————————————–
Nếu đúng bản chất sâu xa nhất của “triết học” Marx-Lenin thì nó không phải là nền tảng trong việc duy trì và bảo vệ chế độ đâu bạn. Thật ra mình lại coi nó lại là nền tảng (về mặt lý thuyết) để phá hủy chế độ. Trích của Engels, “Theo tất cả các quy tắc của phương pháp tư duy của Hegel thì luận điểm về tính hợp lý của mọi cái gì là hiện thực, đã chuyển hóa thành một luận đề khác: MỌI CÁI ĐANG TỒN TẠI ĐỀU ĐÁNG TIÊU VONG”. Có khi nào, lúc bạn học môn triết ở trường, lại được nhấn mạnh cái luận điểm thâu tóm đặc trưng quan trọng bậc nhất ấy không? Không, họ sợ nó!
————————————————————————————————–
Nhưng mình không đồng ý với tác giả bài viết chính trên đây đâu. Nếu việc đặt triết học lên bàn thờ sẽ làm chết nó thì việc coi nó là một quả bóng để đá cho vui thì lại làm tầm thường nó. Nếu như “khoa học chỉ là sự tinh tế hóa tư duy đời thường” (Einstein) thì với mình, triết học cũng vậy, nó là sự chưng cất của túi khôn loài người ở mức độ đậm đặc nhất.
Cái mà bạn Phi Tuyết tìm kiếm có lẽ chưa hẳn là triết học, mà là những triết lý, minh triết về cuộc sống. Nơi phương Tây, tôi nghe qua triết lý về hạnh phúc của Aristotle, ngạc nhiên với Marcus Aurelius (www.brainyquote.com/quotes/authors/m/marcus_aurelius.htmlAur). Bên phương Đông, xin ghi lại những điều quen thuộc với mọi người. Bạn thích thuận theo tự nhiên? Lão tử với Đạo Đức kinh sẽ làm vui lòng bạn. Bạn ham mê cái quy luật Lượng-Chất? Phần hợp lý của Kinh Dịch sẽ hớp hồn bạn. Bạn ưa cái bàng bạc huyền vi của đời người? Trang Tử với Nam Hoa Kinh sẽ chào đón bạn. Hay là cái nỗi khổ đớn đau của kiếp sống? Mời bạn đến với triết học Phật giáo. Nếu muốn trở lại đời thường đầy những ràng buộc về trách nhiệm công dân thì đây, Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử…. Hoặc một lúc nào đó mình chán chê với sách vở của tiền nhân, thì chính cuộc sống rực rỡ sẽ trực tiếp mang món quà minh triết cho chính chúng ta. Xin bạn đừng quan trọng trường học dạy hay không dạy gì cho bạn để rồi bạn sẽ luôn thất vọng, thù oán nó.
Một lô vài lốc mấy tác giả, hẳn là sẽ có người phù hợp với bạn trên những nẻo đường triết lý. Nếu không, bạn hoặc kẻ thù của họ sẽ làm hài lòng bạn :))
chính xác, trước mình đi họp trên tỉnh ủy, thấy cái câu cực kỳ ngu ngốc:” Chủ nghĩa mác lê vô địch”
chẳng có cái nào muôn năm cả, ngụy biện. Học phải hiểu đc mới tiếp thu đc, còn ép buộc, áp đặt thì chẳng mang lại ích lợi gì cả
Có 1 sự thật bạn mình học Canada, Thì Mac Lenin không phải là triết học nhé bạn. Nó chỉ là Học thuyết chính trị xã hội thôi. Việc dạy cái gọi là Triết học Mac Lenin trong hệ thống giáo dục Việt Nam, giống như việc dạy Nội quy của Phường, Làng, Xã.
đúng r, e cũng nghĩ nó chỉ là 1 học thuyết thôi, tự nhiên gắn chữ Triết học dô để rồi làm mất hết cả ý nghĩa của Triết Học!
Triết học là khoa học của mọi khoa học, còn mác lê chỉ là 1 lý tưởng sặc mùi cá nhân, đả là cá nhân thì sẽ có hạn chế nhất định. Nó không thể nào là 1 môn bắt buộc trong hệ thống giáo dục toàn cỏi Vn, vâng nó rất Vn!!!
Bài viết hay, nhưng không có gì mới. Chỉ vẫn là những lời phê phán tế nhị. Xin hỏi tác giả nếu tôi muốn nghiên cứu triết học thì phải bắt đầu từ đâu? viết cái gì?
Bắt đầu với những thứ gần gũi bạn trước, những vấn đề bạn thấy thú vị như cảm xúc, tình bạn, yêu thương… Khi nào bạn tự thấy mình đã sẵn sàng cho những thứ cao xa hơn như xã hội, tôn giáo, kinh tế, chính trị,… thì hẳn nghiên cứu chúng.
Như đá nói ở trên, tình yêu là phải tự mình đi tìm kiếm và trải nghiệm.
nếu được tôi mạn phép đề nghị với bạn cuốn sách “Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu?” của Richard Precht, cuốn sách nhập môn triết học tôi thấy khá thú vị. cuốn sách nêu ra những câu hỏi cơ bản nhất của triết và gợi ý các câu trả lời. (cũng phải nói thêm là nó không thuộc loại sách đơn giản hóa mọi thứ, bạn chỉ việc đọc và thỉnh thoảng “à, hóa ra là vậy”, nó hầu như chỉ nêu vấn đề, phần còn lại bạn phải tự suy nghĩ lấy, nên đọc cũng khá mệt nếu bạn không đủ kiên nhẫn)
Nhưng cuốn ấy đi sâu vào cái việc giải phẫu não bộ nhiều quá!
cách mà tôi đi đến triết học rất tự nhiên – nó bắt nguồn từ việc thắc mắc mọi thứ. Hãy suy nghĩ về những thứ mà bạn cho là mặc nhiên: tại sao nước biển lại mặn? tại sao trời lại xanh… dường như đó là những câu hỏi ngây ngô của trẻ thơ! Nhưng đó lại là ngọn nguồn của triết học! Triết học là chối bỏ sự áp đặt tư tưởng và chọn để trở thành một tâm hồn tự do! Đừng ra lệnh cho tôi vì tôi sẽ ko nghe đâu, nếu như bạn ko giải thích được những gì bạn nói!
Bạn trả lời rất hay
Bạn hãy đọc “Plato và con thú mỏ vịt”, cuốn sách rất nhẹ nhàng, thú vị cho biết khái quát về lịch sử Triết học và làm người chưa biết về Triết học có cảm tình với Triết học. Mình cũng muốn tìm đọc thêm những cuốn sách hay về Triết học, nhưng chưa biết cuốn nào vì mình mới dừng lại ở việc mon men tìm hiểu chứ chưa dám đi sâu vào các học thuyết (sản phẩm điển hình của giáo dục XHCN hơn 1/3 đời người mà chả biết gì về thế giới!!).
bạn nên đọc cuốn Câu chuyện triết học của Will Durant, đừng dại đâm đầu ngay vô Bộ ba Phê Phán của I.Kant (Cảnh báo chết ko kịp ngáp mặc dù nó rất hay!)