27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

27 sự khác biệt giữa người nghèo và người giàu

“Người nghèo khao khát thành công và né tránh thất bại. Người giàu khao khát sự trải nghiệm, dùng thất bại làm đòn bẩy để đi tới thành công.”

• • •

“Người nghèo” vs. “Người giàu” nghĩa là gì?

“Nghèo” và “giàu” ở đây xét cả trên khía cạnh đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Một người mang nhận thức giới hạn thì sẽ chỉ có thể quanh quẩn trong thực tại nghèo nàn, gò bó và khổ đau. Còn một người có nhận thức cởi mở thì hiển nhiên sẽ có mặt trong những thực tại trù phú, linh hoạt và hạnh phúc.

Trong cuộc sống, một người nghèo có thể chỉ nhìn thấy những khó khăn và trở ngại trước mắt, coi chúng như là những bức tường không thể vượt qua. Ngược lại, người giàu tâm hồn thường nhìn thấy những thách thức là cơ hội để trưởng thành và phát triển. Họ không bị định nghĩa bởi hoàn cảnh hiện tại mà bởi khả năng vươn lên trên hoàn cảnh đó.

Người nghèo thường đợi may mắn gõ cửa, trong khi người giàu lại tự mình tạo ra may mắn. Điều này không chỉ áp dụng trong việc tích lũy của cải vật chất mà còn trong việc xây dựng một trạng thái tâm linh và tinh thần giàu có, nơi sự biết ơn và lòng từ bi trở thành những nguồn tài nguyên vô tận, nuôi dưỡng tâm hồn và khai mở con đường dẫn đến sự thanh thản và hạnh phúc thực sự.

Trong mê cung của cuộc đời, người nghèo tinh thần thường lạc bước trong mớ bòng bong của sự oán trách và so sánh, mắc kẹt trong những vòng lặp của sự thất vọng và ghen tị. Họ thường quay cuồng trong việc theo đuổi những thứ họ nghĩ sẽ mang lại hạnh phúc, mà không nhận ra rằng hạnh phúc thực sự nằm trong việc chấp nhận và trân trọng những gì hiện có.

Ngược lại, người giàu về tâm hồn biết rằng hạnh phúc không phải là điểm đến, mà là một hành trình, một trạng thái được nuôi dưỡng từ bên trong qua việc tự cải thiện và mở rộng tầm nhìn. Họ không chỉ sống để tồn tại, mà sống để thắp sáng ngọn lửa đam mê, khát khao học hỏi và sẻ chia. Điều này tạo nên sự giàu có thực sự, không chỉ bởi những gì họ sở hữu, mà bởi những gì họ cho đi và cách họ khiến cho thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.

người nghèo

27 sự khác biệt trong nhận thức giữa người nghèo và người giàu

1. Người nghèo (N.N) khao khát thành công và né tránh thất bại. Người giàu khao khát sự trải nghiệm, dùng thất bại làm đòn bẩy để đi tới thành công.

2. Người nghèo coi việc tích lũy cho riêng mình dẫn đến giàu có. Người giàu coi sự chia sẻ và sự ảnh hưởng tích cực của mình là giàu có.

người nghèo

3. Người nghèo cường điệu hóa sự tiêu cực. Người giàu chuyển hóa sự tiêu cực thành các giá trị thực tế.

4. Người nghèo muốn hưởng thụ. Người giàu muốn lao động và cống hiến.

5. Người nghèo tự ti về năng lực hiện tại của chính mình và không thể hành động dứt khoát. Người giàu tự tin thể hiện những gì mình đang có và hiểu rằng sự nâng cấp bản thân là chuyện cả đời.

6. Người nghèo sợ sai. Người giàu sợ bỏ lỡ cơ hội được biết cái gì là đúng.

7. Người nghèo hay tự ái. Người giàu thì bao dung.

8. Người nghèo đuổi bắt đồng tiền. Người giàu sử dụng đồng tiền để theo đuổi sự tiến hóa.

người nghèo

9. Người nghèo muốn gây ấn tượng với người khác. Người giàu muốn gây ấn tượng với chính mình.

10. Người nghèo ngồi lý thuyết suông về những điều tốt đẹp. Người giàu thì tìm mọi cách để trở thành hóa thân của những điều tốt đẹp.

11. Người nghèo sợ thua thiệt. Người giàu thì sẵn sàng hi sinh.

12. Người nghèo sống với tâm trí bất an. Người giàu học và biết cách chế ngự tâm trí của chính mình.

13. Người nghèo mong kiểm soát người khác và thế giới. Người giàu thì tập trung vào năng lượng và tâm thế của chính mình.

14. Người nghèo đổ lỗi cho hoàn cảnh và sống bằng tâm lý nạn nhân. Người giàu tự nhận lỗi về chính mình và hành động để thay đổi thực tại.

15. N.N muốn bỏ ít nỗ lực nhưng muốn được thành tựu cao. Người giàu thì lao động hết mình trong mọi việc và coi sự lao động đã là một phần thưởng.

16. N.N quan tâm đến lượng (giá thành sản phẩm). Người giàu quan tâm đến chất (chất lượng sản phẩm).

17. N.N coi thường sinh lực/ sức khỏe thể chất hay tinh thần. Người giàu thì coi chất lượng thể chất hay tinh thần của bản thân là gốc rễ của mọi thứ.

18. N.N hay đòi hỏi. Người giàu luôn biết ơn.

19. N.N đi theo trào lưu, chỉ biết nhận thông tin từ truyền thông dư luận và dễ dàng bị dắt mũi. Người giàu thì tạo trào lưu từ chính mình và chọn lọc thông tin mình hấp thụ.

20. N.N sống duy vật. Người giàu sống với đức tin tâm linh.

21. N.Nchống cự lại thay đổi. Người giàu học thích nghi với thay đổi, tìm kiếm giá trị mới ở trong những thay đổi.

22. N.N thích “mì ăn liền”, thích những gì nhẹ nhàng, free, nhanh chóng, không mất công sức để chuyển hóa. Người giàu thích đồ “khó nuốt”, lượng thông tin cao, cần nghiền ngẫm để thấu hiểu. (“Sữa cho trẻ con, thịt cho người trưởng thành.”)

23. N.N không muốn hấp thụ điều mới, vì tư duy bảo thủ, cao ngạo. Người giàu thì ham học hỏi, cầu thị, khả năng học hỏi đến từ sự khiêm nhường.

24. N.N sa ngã bởi khổ đau. Người giàu trưởng thành trong khổ đau.

25. N.N chỉ biết kế hoạch của bản thân. Người giàu biết nương kế hoạch của bản thân vào kế hoạch của Vũ trụ.

26. N.N sống trong quá khứ, tương lai. Người giàu sống trong hiện tại.

27. N.N tích tiền của. Người giàu tích nhân đức.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Nathan McBride | Unsplash

💎 Xem thêm: [Bài dịch] Tự do: Biện pháp giúp giảm nghèo đói hữu hiệu nhất

spot_img
Vũ Thanh Hòa
Vũ Thanh Hòa
"Thiên Nhiên không vội mà việc gì cũng thành." — Lão Tử

BÀI LIÊN QUAN

2 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn chủ bút, nhờ những triết lý này em đã nhận ra được một số điều mình còn thiếu sót. Nhưng ở mục thứ 25 em không thực sự hiểu thông điệp mà anh/ chị đã đề cập đến, rất mong được phúc đáp ! Em cảm ơn

    • Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi ạ. Ở ý 25 mình muốn nói đó là người nghèo thì nhìn thấy ít mối liên kết trong cuộc sống, chỉ nhìn thấy mỗi bản thân mình và kế hoạch của chính mình, trong tầm phạm vi tính toán của cá nhân. Trong khi người giàu thì thấy được mối tương quan giữa mình và thế giới, giữa kế hoạch của mình và những vận động, dấu hiệu tương tác của vũ trụ. Nên người nghèo khó làm được việc lớn, khó quy phục, suy nghĩ nhỏ hẹp nông cạn và kém đột phá, còn người giàu thì làm được việc lớn nhờ sự khiêm nhường, trực giác và biết nương theo Vũ trụ (gặp được nhiều may mắn và những cơ hội quan trọng đưa tới thành công).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI