Featured Image: Garrett N
Chương 2: Niềm tin – nấc thang thứ 2 trên con đường dẫn đến sự giàu có (phần 1)
Để có thể đạt được sự giàu có và thành công trong cuộc sống này, chúng ta đã biết được rằng phải có một kế hoạch cụ thể như Salomon đã dạy chúng ta trong chương 1. Nhưng chỉ có kế hoạch thôi thì chưa đủ. Bước tiếp theo mà bạn phải chuẩn bị nếu như muốn được nghỉ hưu trong sự giàu có đó là phải có niềm tin. Đó là niềm tin vào mục đích, niềm tin vào Thượng Đế, và cuối cùng là niềm tin vào trí tuệ. Khi đã xác định được một niềm tin chắc chắn, chúng ta sẽ không còn sợ đi sai lệch đường nữa. Cái gì cũng có cái giá của nó. Và cả sự giàu có cũng vậy! Nó cũng có cái giá riêng của nó. Nhiều người đã trả giá bằng sức khỏe, bằng tình cảm gia đình, tình cảm anh em, bằng thời gian… Nhưng, tin tôi đi, tôi đảm bảo với bạn rằng: Cái giá phải trả cho việc làm giàu qua kinh thánh thì thấp hơn nhiều.
Niềm tin về mục đích
Tại sao chúng ta cần phải giàu có?
Trước hết, để có một niềm tin đúng đắn, không sai lệch, chúng ta cần phải có một mục đích rõ ràng và chính xác: Bạn kiếm tiền vì điều gì? Trong nhiều năm, tôi đã tự hỏi bản thân mình và hàng trăm người khác nhau cùng một câu hỏi này. Những câu trả lời mà tôi nhận được thật thú vị:
– Hỏi ngớ ngẩn thế, không kiếm tiền thì cạp đất mà ăn à?
– Hỏi tào lao, bộ em nghĩ tiền từ trên trời rơi xuống chắc. Kiếm tiền thì mới mua được hàng hiệu, có thêm bạn, mới có tiền lo cho bạn gái. Nói thật với em, chứ thời buổi này không có tiền đãi bạn gái đi chơi thì… chả có tình yêu nào theo đâu.
Những người lớn tuổi hơn thì kiếm tiền vì những mục đích “cao cả” hơn:
– Sau này lớn rồi cháu sẽ hiểu. Cái xã hội này không công bằng đâu. Một người tốt có tiền lúc nào cũng được mọi người nể trọng hơn một người tốt mà không có tiền. Dủ ở đâu cũng thế thôi.
– Bác phải lo cho con bác, cho vợ bác, cho gia đình bác cái ăn, cái mặc để không thua kém bạn bè. Kiếm tiền để sống, Đức à!
Tin hay không tùy các bạn. Nhưng đối với tôi, những câu trả lời này khá, nếu không muốn nói là quá, tệ hại. Thượng Đế ban cho mỗi một con người trung bình có 60 năm tuổi thọ để sống. 20 năm đầu chúng ta được bố mẹ nuôi dưỡng, vậy lẽ nào chúng ta phải làm việc suốt 40 năm còn lại vì miếng ăn cái mặc và vì địa vị thôi sao? Chúng ta sống trong cuộc sống này chỉ có việc sáng dậy đi làm, tối về nghỉ để trả những hóa đơn, chi phí hàng tháng thôi ư? Nhiều người trong chúng ta phải làm đến khi đã về hưu, không còn sức để làm nhưng vẫn phải tiếp tục làm ư? Lần theo giữa hàng ngàn câu kinh thánh, cuối cùng tôi cũng tìm ra được mục đích tìm kiếm đồng tiền mà Thượng Đế muốn bày tỏ cho con người:
“Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ này mà khinh dễ chủ kia. Các ngươi không có thể đã làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa.” — Lu-ca 16:13
Mục đích của việc đi làm, kiếm tiền sẽ trở nên rõ ràng và đơn giản nếu chúng ta hiểu được câu kinh thánh này. Trong thế kỷ thứ nhất, thời của Chúa Jesus, có 3 loại mối quan hệ cơ bản nhất trong xã hội do thái lúc bấy giờ: Chủ-tớ-khách. (bạn) Do đó, nếu như chúng ta đã nhận Thượng Đế là chủ cuộc sống của chúng ta thì tiền bạc chỉ còn có thể là tớ hoặc bạn. Cuộc sống của bạn sẽ chỉ dừng lại ở mức trung bình hay khá giả khi bạn xem đồng tiền là bạn của bạn. Nhưng, để trở nên giàu có thì đồng tiền kia sẽ phải làm tôi tớ cho bạn. Nói cách khác, bạn phải là chủ của đồng tiền thì khi ấy bạn mới có được sự giàu có và tự do về tài chính. Và đây mới chính là mục đích kiếm tiền thực sự mà chúng ta nên có: Kiếm tiền để làm chủ đồng tiền.
“Làm chủ đồng tiền”, một thuật ngữ thật hay phải không? Vậy câu hỏi của chúng ta ở đây là làm chủ tiền bạc có nghĩa là gì? Đến khi nào thì chúng ta được xem là chủ của đồng tiền? Làm sao để có thể làm chủ được tiền bạc? Ở đây, tôi sẽ phân tích và trả lời 2 câu hỏi đầu tiên là “là gì” với “đến khi nào”. Còn câu hỏi thứ 3 “làm sao” thì tôi sẽ nói trong chương 4.
Trừ khi bạn là một quý cô, hay một công tử sinh ra trong một gia đình giàu có, không thì chắc chắn ít nhất một vài lần trong đời bạn đạ phải chịu sự căng thẳng vì vấn đề tài chính. Nếu bạn là sinh viên thì chắc có lẽ đã không phải 1 -2 lần phải ăn mì tôm trừ cơm đúng không? Hay ít nhất là cũng có vài lần phải đi bộ về nhà vì không còn tiền đi xe bus? Thậm chí, nợ tiền điện thoại, tiền nhà… đến 2 -3 tháng? Nếu bạn là người lao động thì không phải bạn vì nợ nần, vì muốn gia đình được thoát nghèo mà sang Hàn sao? Nếu bạn là một người bố, chắc không ít lần bạn cảm thấy bất lực khi cảm thấy tiền lương của mình thật ít ỏi để có thể mua cho con mình một món đồ chơi; hay chỉ đơn giản là cũng không đủ tiền để có thể dẫn vợ con đi chơi xa trong những ngày nghỉ như bao gia đình khác? Thậm chí, cũng vì những đồng lương ít ỏi đấy mà đã không biết bao nhiêu lần vợ chồng bạn đã căng thẳng, cãi cọ nhau.
Làm chủ đồng tiền tức là làm chủ được hoàn cảnh sống của bản thân ta, của cuộc sống ta, một cuộc sống tự do và ít căng thẳng về tài chính. Bạn luôn cảm thấy có thể chi tiêu được cho những món ăn bạn ưa thích mà không phải lăn tăn về giá cả. Bạn luôn cảm thấy thoải mái khi con bạn muốn xin tiền học thêm một lớp gì đó, hay thỉnh thoảng có thể dẫn cả nhà đi du lịch xa mà không phải lo lắng gì về tiền bạc cả. Đó chính là cuộc sống khi bạn làm chủ đồng tiền. Một cuộc sống mà khi bạn chi ra những chi phí cẩn thiết cho bản thân và gia đình mà không phải lo lắng. Một cuộc sống mà có thể làm những điều mình thích mà không cần bận tâm đến tiền bạc, nhiều người theo tôi biết thì rất giàu có. Số tiền tiết kiệm trong tài khoản có thể lên tới cả triệu đô là nhưng lại keo kiệt và bủn xỉn. Họ keo kiệt, bủn xỉn với bạn bè, người thận , thậm chí cả con cái và bản thân họ nữa. Đối với tôi, đó không phải là những người làm chủ đồng tiền thật sự. Họ đơn giản chỉ là loại “nhà giàu đáng khinh” mà Chúa Jesus đã nhắc trong dụ ngôn con lạc đà xuyên qua lỗ kim.
Salomon đã viết:
“Ai quá yêu quý tiền bạc thì không bao giờ có đủ tiền bạc; ai quá yêu quý sự giàu có thì không bao giờ hài lòng với thu nhập của mình.”
— Sách Giảng Viên (đoạn 5 câu 10)
Salomon dạy chúng ta thiết lập mục tiêu cuộc sống, chăm sóc gia đình và tương lai của chúng ta, chứ không cho phép tiền bạc mua chuộc chúng ta. Nói cách khác, tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi điều ác, nhưng tình yêu dành cho tiền bạc có thể gây ra những vấn đề nghiệm trọng.
Để đạt được sự tự do về tài chính, hay làm chủ được đồng tiền, thì ít nhất thu nhập thụ động của bạn hàng tháng phải lớn hơn chí phí sinh hoạt.
Điều đó cho ta thấy, trong 1 tháng bạn không cần phải làm gì mà vẫn có đủ thu nhập trang trải cho những chi phí sinh hoạt trong tháng đó. Khi và chỉ khi đạt được mức độ này, bạn mới có thể xem là ông chủ của đồng tiền. Tôi sẽ nói rõ hơn vể các loại thu nhập và cách thức để tạo được thu nhập bị động trong những chương kế tiếp.
Hoàng Xuân Đức
Tư tưởng giống trong Rich Dad nhỉ 😀 phần niềm tin thì mọi người tham khảo thêm trong quyển Think and Grow rich
Cám ơn bạn Tú đã nhận xét ! Kyosaki và Napoleon Hill đều là những tư tưởng lớn ảnh hưởng đến rất nhiều người, trong đó có mình bạn à ^^~