27 C
Nha Trang
Thứ tư, 18 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

4 cái còn nghèo lắm của Việt Nam

Photo: Wiki Commons (Tạm dịch: Bạn có thể yêu tổ quốc mà không cần phải yêu chính phủ.)

 

Với một kỳ nghĩ dài, một chuyến đi ngắn, đã cho tôi một cơ hội suy nghĩ về cái gì đó lớn lao hơn. Nghĩ về người Việt, chúng ta giàu về hạnh phúc nhưng chúng ta lại nghèo về rất nhiều điều. Cụ thể là:

Nghèo về lòng tin

Đây là điều đáng báo động của đất nước tôi. Dường như chúng ta đã hoàn toàn mất lòng tin về tất cả mọi chuyện đã và đang diễn ra tại cái xứ sở này. Bắt đầu từ kinh tế nhé, chúng ta mất lòng tin về thể chế chính trị, về hệ thống ngân hàng và pháp luật của chính chúng ta. Có những thời điểm người Việt chúng ta đầu tư vàng. Nhưng mấy ai biết được SJC lại là công ty kiểm soát khoảng 80% thị trường vàng của đất nước này. Tất nhiên, chuyện điều tiết giá là chuyện tất yếu xảy ra. Gần đây nhất là dịch sởi bùng phát mạnh mẽ, dẫn đến hàng chục gia đình phải mất con. Thật ra, dịch sởi không thật sự nguy hiểm, cũng không gây chết người nhưng tại sao tình trạng ở xứ sở chúng ta lại trở nên tồi tệ đến vậy? Cũng chính từ đây, chúng ta lại phát hiện ra một sự thật nữa, đấy là phần lớn người dân chúng ta vẫn chưa tim vacxin cho con trẻ. Vì một tâm lý rằng, tim phòng vacxin hiện nay thật sự rất nguy hiểm. Từ các điều này, có thể ngẫm một điều rằng: Niềm tin trên đất nước tươi đẹp của chúng ta hiện tại đang cạn đáy.

Nghèo về lòng tự trọng

Chúng ta quay về chuyện nữ tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airline bị bắt ở Nhật về hành vi không được đẹp mà chắc hẳn ai cũng biết. Đằng sao bộ áo dài sang trọng, gương mặt sáng đẹp với nụ cười thân thiện. Đại diện cho một đất nước quảng bá hình ảnh của dân tộc, được sự chấp cánh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, bấy nhiều chưa đủ nếu mang hình ảnh dân tộc so sánh với những khoảng lợi nhuận mà những người đẹp này mang về cho chính bản thân mình. Trước đó, thì một số phương tiện truyền thông của ta đưa tin, một số quốc gia như Thái, Nhật, Đài Loan tại nhà hàng, của hiệu  họ có những biển cảnh báo về trộm cắp, thừa thức ăn bằng tiếng Việt. Trong thực tế, tôi đã từng nghe một số người thân quen họ hay đi nước ngoài vào bảo rằng khi có ai hỏi đến từ đâu thì cứ bảo “Tôi đến từ Nhật hoặc Philippines” rồi khi quen thân rồi chúng ta từ từ giải thích về cái nguồn gốc của chúng ta. Tại sao lại có cách cư xử này, phải chăng là vì người Việt chúng ta tự hạ uy tín của dân tộc chúng ta trên thới giới.

Nghèo về đạo đức xã hội

Hiện trạng này đang báo động, con người trở nên vô cảm hơn bao giờ hết. Cuộc sống nhộn nhịp khiến chúng ta không còn dành nhiều thời gian quan tâm lẫn nhau. Ngày càng có nhiều phương tiện khiến quả đất chúng ta trở nên nhỏ bé hơn. Nhưng khoảng cách về lòng người thì ngày càng xa. Một cảnh tượng quen thuộc nơi café chính là mỗi người cái điện thoại thông minh, mỗi người một việc tại các nơi mà họ hẹn hò. Hay trào lưu chụp ảnh và cập nhật trạng thái qua mạng xã hội, chính điều này khiến cho điện thoại thông minh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Một mối quan hệ nào đó đỗ vỡ đối với chúng ta là một điều rất bình thường. Nhưng khi Smartphone rơi vỡ hoặc mất đi chúng ta lo lắng khôn cùng.

Hoặc khi tham gia giao thông ngoài đường, gặp sự cố giao thông thì phần đông chúng ta dừng lại và quan sát nhưng không hành động. Vì rất nhiều lý do, nhưng suy cho cùng thì xuất phát từ niềm tin của chúng ta đã bị cạn đáy rồi, chúng ta ai cũng sợ, lo sợ về rủi ro, phiền phức khi làm điều tốt. Quay lại dịch sởi thì mới thấy người Việt mình tốt xấu ra sao. Trẻ em rất tội nghiệp khi phải gánh chịu hậu quả từ những hành động sai trái của người lớn. Dịch bùng bổ, bà bộ trưởng lo giữ ghế mà đỗ lỗi cho dân, do trời mà ra. Các tay buôn thì tranh thủ có dịch và tin đồn là hạt mùi có thể trị bệnh sởi, thế là hét giá gấp ba đến bốn lần. Thử hỏi lòng người ở đâu, tấm lòng con người đâu bằng vài ba trăm nghìn đúng không nhỉ?

Đặc biệt thời gian gần đây, có rất nhiều trường hợp người nhặt được của rơi của người khác và trả lại cho khổ chủ, được các cấp quản lý chúng ta khen thưởng, biểu dương. Theo quan điểm của cá nhân, nếu điều này càng được nhân rộng thì giá trị về đạo đức xã hội của chúng ta đang xuống dốc không phanh. Tôi nhắc lại điều này, vì tôi nghĩ bài học đạo đức trong hệ thống giáo dục của chúng ta đã ít được quan tâm. Học sinh chúng ta họ quan tâm đến học để thi Đại học họ sẽ không quan tâm đến đạo đức vì đó chỉ là một môn điều kiện để khống chế xếp loại mà thôi. Đó là khoảng thời gian mười hai năm chúng ta “học để làm người” thì vô tình chúng ta lại đang đi lệch hướng hoặc bị bỏ qua. Mục đích xây dựng nền tảng cho mười hai năm của giáo dục và cả học sinh chúng ta là đỗ vào Đại học.

Nghèo về tiền của

Điều này là diễn nhiên rồi, vì chúng ta là một quốc gia đang phát triển, với biết bao nhiêu khó khăn trong việc xây dựng  đất nước. Có đến hơn 96% doanh nghiệp chúng ta là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Ai cũng biết GDP của chúng ta chừng hơn 150 tỷ đô, nhưng nợ công của chúng ta thì có rất nhiều con số nhưng với tình hình này, con số này cụ thể là bao nhiêu chắc ai cũng đã rõ. Chúng ta đang xây dụng một nền kinh tế yếu từ số lượng cho đến quy mô thì đồng nghĩa cái giá trị chúng ta tạo ra và tiêu xài gần như chưa thật sự cân đối. Rủi ro rất cao. Nhưng chúng ta đã đi trên một con thuyền này, mỗi cá nhân cần phải nỗ lực và cố gắng để đưa con thuyền kinh tế tiến về phía trước.

Khi rôi viết cái này, đây là cảm nhận, đúc kết và viết thành quan điểm cá nhân. Chắc hẳn sẽ có bạn đọc sẽ hiểu và đồng cảm và ngược lại. Tuy nhiên, điều tôi muốn gửi vào đây, đó chính là mỗi chúng ta điều mang những cái nghèo này trong cuộc đời của chính mình. Nếu chúng ta lờ nó đi và tiếp tục sống thì tôi nghĩ vẫn sẽ không có vấn đề gì đâu. Nhưng mỗi cá nhân gớp sức, chia sẻ và đẩy lùi những cái nghèo đi, không hi vọng người Việt sẽ sánh vai với cường quốc năm châu. Chỉ hi vọng mỗi cá nhân chúng ta có thể tự tin nói với mọi người trên toàn thế rằng “Tôi là người Việt Nam” vì tôi tự hào vì điều đó.

 

Mr Lias

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

36 BÌNH LUẬN

  1. tôi nghĩ ý thức đạo đức của người Việt đã đến mức báo động , rõ nhất khi nhìn một người chạy xe ngược chiều mà trên gương mặt anh ta chẳng thấy có một nét nào biểu cảm rằng anh ta bất đắc dĩ phải như thế,chúng ta đang nghèo và cố tình làm cho người khác khi dể

  2. “Y thực túc nhi tri lễ nghĩa”-” Có ăn no, mặc ấm rồi thì mới biết tới lễ nghĩa! Tôi nghĩ cái nghèo duy nhất của VN là cái nghèo về kiến thức, tư duy kinh tế-tư duy thực tế. Nghèo mà giữ được cốt khí thì ít mà sinh hèn nhát thì nhiều! Giàu có, no đủ thì hết hèn.
    Cái đạo đức “nhặt được của rơi trả lại cho người mất” – đó là vì người nhặt cảm thấy rằng giá trị của bản thân đáng giá hơn giá trị món đồ nhặt được!
    Khi người ta mà giàu lên (theo hướng chính đáng), thì tự khắc người ta sẽ ý thức giá trị bản thân, sẽ đấu tranh để giành những gì đã bị tước đoạt và Tự do sẽ đến-cho dù xã hội này nhân danh chủ nghĩa gì! Trong cuốn “Quân Vương” của Nicolo machiavelli có nói:”Đừng để chúng-thần dân của ngài-giàu có hơn ngài. Nếu chúng giàu có hơn ngài, chúng sẽ chẳng còn tuân phục ngài nữa!”. Vậy đấy, đối với một chính phủ độc đoán, không có nỗi lo nào hơn rằng những “dân đen” sẽ giàu có hơn và hiểu biết hơn, bởi vì ngày tàn của chúng sẽ chẳng còn xa.

    Cái nghèo duy nhất là CÁI NGHÈO KHÔNG DÁM ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ DẤN THÂN LÀM VIỆC.

  3. Thực sự thì, còn nhiều lắm những người tử tế :3

    Là tác giả lười đi tìm hay vạn vật xung quanh tác giả ít biến động 😀

    Nợ công để đầu tư dài, có phải ăn cướp ăn giật ai đâu mà phải lo cơ ạ ?

    Nói thật là đất nước cho vay họ thông minh hơn người đi vay nhiều, làm ăn được họ mới cho vay, không thì mơ điii :v

    Thế quái nào là ” đạo đức xã hội nhỉ ” ???

    Không phải người có đạo đức nào cũng xài internet rồi bị gọi chung là ” cộng đồng mạng ” đâu thưa tác giả 😀

  4. Bài viết đã nói lên những chiêm nghiệm của tác giả và cho thấy mong muốn tích cực của tác giả về một đất nước Việt Nam không nghèo nữa, về một tương lai có thể tự hào về con người VIệt Nam. Đó là những mong muốn rất đáng được trân trọng. Tôi chỉ có mấy điều muốn chia sẻ thêm để tác giả có thể suy nghĩ nhiều hơn:
    – Nội dung bài viết không mới. Những thông tin có trong bài viết, những ví dụ được đưa ra, những kết luận được rút ra, tất cả đều đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong rất nhiều bài báo, xã luận, các diễn đàn có chủ đề “Người Việt Nam”. Một bài viết không mang lại thông tin mới thì liệu có đáng để đọc?
    – Một số thông tin trong bài viết mang tính chất suy diễn chủ quan, thiếu căn cứ xác thực như “bà bộ trưởng lo giữ ghế” hay “Ai cũng biết GDP của chúng ta chừng hơn 150 tỷ đô, nhưng nợ công của chúng ta thì có rất nhiều con số nhưng với tình hình này, con số này cụ thể là bao nhiêu chắc ai cũng đã rõ” (???). Một số chi tiết khác lại thể hiện chưa thể hiện tầm nhìn đủ rộng. Muốn viết về một đề tài rộng như thế, cần phải có một góc nhiều đa chiều và bao quát. “Một mối quan hệ nào đó đỗ vỡ đối với chúng ta là một điều rất bình thường. Nhưng khi Smartphone rơi vỡ hoặc mất đi chúng ta lo lắng khôn cùng.” (cái này nói chơi vui thì được, chứ khái quát lên như là nó đã đúng rồi thì e là…)

    – Bỏ qua những lỗi typo, tôi thật sự cảm thấy lo lắng về kỹ năng viết đúng tiếng Việt của tác giả. Bài viết có khá nhiều lỗi chính tả như “kỳ nghĩ”, “khoảng lợi nhuận”. Một số chỗ đặt dấu rất tuỳ tiện, thậm chí câu hỏi thiếu dấu chấm hỏi. Câu cú lủng củng về mặt ngữ pháp, tác giả viết khá tuỳ hứng, thiếu sự trau chuốt. Bài viết nhưng gần giống với bài nói những lúc trà dư tửu hậu hơn. Không viết thì thôi, đã viết thì phải viết cho đúng.

    Tôi nghĩ tác giả bài viết còn trẻ, nếu không trẻ tuổi thì cũng trẻ trong cách suy nghĩ, cách nói chuyện. Hi vọng bạn sẽ dùng nhiều thời gian để trải nghiệm, chiêm nghiệm về cuộc sống hơn. Trước khi viết về một điều lớn lao, chúng ta phải làm tốt những việc nhỏ bé và suy nghĩ nhiều hơn.

    • Theo ngôn ngữ của giới trẻ thì bình luận này thể hiện sự nguy hiểm rất ghê gớm. Làm thể nào để “mình” có thể theo sau những bình luận và bài viết của “bạn” để học hỏi nhỉ?.

    • Bình luận của bạn thật chắc nịch. Dạo gần đây, mình luôn dị ứng với các bình luận trái chiều nhưng nếu có được những bình luận như thế này thì rất đáng quý!

  5. điều bạn nói không sai, nhưng không hoàn toàn đúng.
    nó phiến diện, lấy 1 nói 10. khi bạn ít gặp điều tốt, báo chí nói điều không tốt, bạn sẽ nghĩ rằng chỉ còn lại những điều tiêu cực tại VN. lỗi ở đây là do báo chí. chỉ biết giật tít đăng những bài khiến lòng người phẫn nộ. những bài hay về con người VN thì k viết, hoặc k muốn tìm kiếm. đất nước nghèo nào mà chẳng có những vấn đề nan giải, nếu muốn thay đổi thì phải hành động giúp mn, giúp đấy nước chứ khong phải là chỉ than trời,trách đất, chúng ta phải tự thay đổi trc đã. 🙁

  6. Cảm ơn Bạn, bài viết rất hay,rất ý ngiã và thực tế,chúng ta cần lắm lòng tự trọng,đạo đức và niềm tin để đưa đất nước,con người Việt chúng ta đi lên tự hào với năm Châu,bốn Bể !

  7. Đặc biệt thời gian gần đây, có rất nhiều trường hợp người nhặt được của rơi của người khác và trả lại cho khổ chủ, được các cấp quản lý chúng ta khen thưởng, biểu dương. Theo quan điểm của cá nhân, nếu điều này càng được nhân rộng thì giá trị về đạo đức xã hội của chúng ta đang xuống dốc không phanh. ?

    • Điều này có nghĩa là: nhặt của và trả lại là điều hiển nhiên vì đó không phải tài sản của chính mình. Nên nhặt và trả là điều cần phải làm. Khi xưa môn đạo đức có dạy chúng ta như thế.

      Và nhặt được trả lại được biểu dương, khích lệ theo mình đó là thực trạng xấu của xã hội này. Những cái biểu dương đó có hàm ý là: mày nhặt được của, mày không nên chiếm giữ mà phải biết trả lại cho người đang mất nó. Vậy nên cái thực trạng đáng báo động ở đâu đó chính là ý thức của xã hội chúng ta đang xấu đi. Một khi đã xấu đi thì cần phải vựt dậy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,910Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI