Featured Image: Guido Da Rozze
Khi nói về văn hóa là ta đang nói về mọi mặt đời sống tinh thần của một dân tộc. Chúng ta vẫn luôn tự hào có nền văn hiến 4000 năm nhưng theo tôi đó chỉ là cái ảo ảnh mà chúng ta tự vẽ lên để huyễn hoặc mình, nó không có thật, nó là cần thiết để gắn kết những cá thể của một dân tộc lại với nhau, cho chúng ta một niềm tin để vượt qua những khó khăn để tồn tại. Vì sao là huyễn hoặc? sự hình thành văn hóa của một dân tộc giống như quá trình phát triển của một con người từ sinh ra đến trưởng thành, già cỗi và tái sinh hoặc chết đi.
Một con người muốn trưởng thành phải trải qua sự học hỏi bởi những sóng gió trong đời và quan trọng là cần sự tiếp nối liên tục. 4000 năm chúng ta có được bao lâu là tự đứng trên đôi chân của mình? Cứ mỗi lần bị đô hộ là mỗi lần những thành quả mà chúng ta xây dựng bị tẩy sạch, và những quảng thời gian ấy chúng ta sống dựa vào nền văn hóa của “nước mẹ”, rồi sau đó khi dành lại độc lập, chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu với những gì của mình và tiếp nối cái văn hóa từng là “nước mẹ” kia, nó giống như một đứa trẻ đang trong quá trình phát triển thì bỗng dưng bị mất trí, phải học lại những bài học đầu tiên, phải sống dựa vào sự hiểu biết của kẻ khác – mà sự hiểu biết này không phải là tinh túy vì nó chỉ do vay mượn mà có. Chính vì thế với tôi Việt Nam là một dân tộc chưa trưởng thành.
Dân tộc ta giống như một cậu thiếu niên chưa lớn, do thời gian bắc thuộc quá dài mà nền văn hóa phần lớn đều là vay mượn. trong văn hóa Việt Nam có bao nhiều phần trăm vay mượn từ Trung Quốc? Chí ít cũng 70-80%, sự ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi kể cả ngôn ngữ cũng hao hao giống nhau. Theo tôi văn hóa chúng ta là thứ văn hóa bắt chước, cái gì chúng ta cũng bắc chước, hãy tìm trong những biểu hiện của nền văn hóa, bạn sẽ thấy rất rất nhiều, nó đều giống giống như của Trung Quốc. Nếu có sự khác biệt thì đó chính là ý chí kiên cường, tình đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của… một kẻ yếu, vì nếu không có những đức tính đó thì dân tộc ta bị diệt vong từ rất lâu.
Cũng có thời chúng ta muốn thoát ly nền văn hóa vay mượn như việc bỏ chữ Hán dùng chữ Nôm, nhưng than ôi! Chúng ta có thể làm được sao? Khi mà những gì chúng ta được dạy được học và sống bằng những gì được vay mượn, đó có lẽ là nỗi đau của tiền nhân nước Việt. Chúng ta là một dân tộc yếu kém và lạc hậu thì lấy gì để tạo ra một con đường mới ưu việt hơn cái nền văn hóa vĩ đại ở kề bên?
Bằng sức của mình chúng ta tiến 1 thì kẻ kia đã tiến đến 4-5, đơn giản vì kẻ kia có một nền tảng vô cùng vững chắc, trong khi nền tảng của chúng ta là sự vay mượn. Khi con đường chúng ta tự tạo kém cỏi hơn thì không có cách nào khác ngoài sữ dụng những thành quả đã đạt được của kẻ kia. thế nên chúng ta cứ mãi đi sau, chúng ta sử dụng thành quả của nó nhưng lại không có nền tảng và tinh túy. Đó là nỗi đau của một dân tộc ở bên cạnh một dân tộc lớn.
Nhưng cuối cùng thời đại đã thay đổi, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mọi nền văn minh được kéo lại gần nhau và hòa lẫn vào nhau. tất cả tinh hoa nhân loại đều phơi bày ra trước mắt ta, đó là cách tốt nhất để có thể thoát khỏi nền văn hóa to lớn bên cạnh. Đơn giản vì nền văn hóa đó so với các nền văn hóa vĩ đại khác thì vẫn còn kém vài bước. Một dân tộc thông minh là một dân tộc biết học hỏi những gì là tinh túy và biến thành của mình.
Nhật và Hàn là những ví dụ cụ thể. còn chúng ta thì thế nào? Chúng ta vẫn mãi dậm chân tại chỗ, không những thế nền văn hóa chúng ta ngày càng trở nên suy đồi hơn, chúng ta mãi là cậu thiếu niên chưa lớn, chỉ biết bắt chước, chỉ lười biếng học những gì có sẵn, chỉ ham muốn những hạnh phúc nhỏ nhoi do vật chất mang lại, chỉ nhìn thấy những gì trước mắt, chỉ thấy bản thân mình là lớn nhất vĩ đại nhất, chỉ biết đỗ lỗi cho hoàn cảnh, chỉ biết che dấu và biện hộ cho những sai trái của mình, chỉ biết bo bo giữ lấy những thành quả của mình trong khi đặt trên bình diện thế giới thì nó nhỏ nhoi vô cùng, chỉ biết sống trong một cái ao bé tẹo để được yên thân trong khi những kẻ khác đang cố gắng tìm ra biển lớn. Ôi! bao giờ dân tộc ta mới thật sự trưởng thành?
Nếu sự thay đổi của thời đại là một cơ hội cho chúng ta chuyển mình thì khi không biết nắm bắt cơ hội sẽ trở thành tiền đề cho sự diệt vong. bởi vì cái cơ hội đó không chỉ đến với riêng chúng ta. Ngày xưa để diệt một dân tộc thì người ta chỉ có một biện pháp là chiếm đóng bằng vũ lực rồi đồng hóa dần, để tự vệ chúng ta có thể đoàn kết giết giặc chống ngoại xâm. Nhưng ngày nay thì sao? Có vô số cách để đô hộ, dùng kinh tế, dùng chính trị, dùng văn hóa, dùng vũ lực… đó là sự xâm lăng một cách từ từ không đau đớn.
Chúng ta giống như một con ếch trong nồi nước nóng dần, con ếch vẫn cứ hồn nhiên bơi lội và khi nước sôi cũng là lúc nó chết, chết bởi sự hôn mê mà nó không biết. Hãy nhìn những gì diễn ra với Ukraine, một phần quốc gia mất đi với sự ủng hộ đa số của dân chúng nơi đó, sự phân hóa đã ngấm vào tận xương tủy dân tộc đó và nhiều dân tộc nhược tiểu khác. Than ôi chúng ta vẫn là một đứa trẻ tưởng mình đã lớn.
Không ít lần tôi đã khóc cho quê hương khi nhìn con đường mà chúng ta đang đi, tôi thấy mình bất lực, có lúc tôi đã cố gắng lên tiếng, nhưng sau đó tôi thấy tim mình chai đá. Trên đất nước này chúng ta tự hào mình là người Việt Nam, nhưng hãy hỏi những ai từng đi ra ngoài, hỏi họ xem khi đứng trước những dân tộc khác họ cảm thấy gì. Ước gì đứng trước Mỹ ta có thể vỗ ngực: “Kinh tế và giáo dục nước tôi không hề thua bạn”, đứng trước Nhật chúng ta tự hào: “Dân tộc tôi là một dân tộc chăm chỉ và có lòng tự trọng cao”, đứng trước Đức chúng ta mỉm cười và nói: “Nền triết học nước tôi đang tiến gần sát anh” và đứng trước Trung Quốc chúng ta có thể lớn tiếng bảo: “Hãy giao trả Hoàng Sa – Trường Sa, nếu không quân đội chúng tôi sẽ đè bẹp các người”. Nếu chúng ta có thể làm được những điều đó thì mới đáng để tự hào, còn lúc này? tự hào để làm chi khi nền dân trí thấp và đang sống trong nghèo nàn lạc hậu.
Mắt Đời
20:02 – 10/10/2014
nguời dân ta không hề yếu kém, chỉ là người cầm laí đưa c.ta đi trên một con đường quá dài và nhiều sóng gió
“Mắt Đời” nhìn được 360 độ!
Ban co cai nhin qua sau sac !tuyet lam !
Bạn nên tìm hiểu tư những thứ đơn giản cơ bản nhất, như cha ông ta ăn cái gì, mặc thế nào, đứng ngồi ra sao, để hiểu rõ thế nào là sự giao thoa ảnh hưởng văn hóa một sắc dân, trước khi tìm hiểu những thứ xa xôi trừu tượng hơn. Đừng quan tâm đến những thứ cao xa như “đất nước” “dân tộc” đơn giản vì bạn còn chưa đủ trình độ đâu. Nói về những vấn đề này tôi chỉ thấy bạn như con nít nói những lời ngô nghê ngớ ngẩn, chỉ toàn những câu tự biên tự diễn mà không có một chút dẫn chứng hay phương pháp suy luận làm cơ sở tin cậy, khiến tôi phải phì cười và lắc đầu. Thôi, dù sao nó cũng phù hộ và hô ứng với các
vậy thì mình – con nít trong mắt bạn mong bạn – người lớn trong mắt bạn luôn, chỉ giáo mình thấy cái người lớn đó hi hi. nói thật là sao nhiều người thích xẹt vào nói vài câu lớn lối rồi đi ra thế nhỉ? thay vì nếu thấy người ta có sự phiếm diện thì cố gắng viết cmt dài một chút, phân tích vấn đề cho người đó hiểu thì còn bổ ích hơn không? nhiều khi nhìn hành động là có thể biết một người là con nít hay người lớn rồi. còn ai muốn tưởng mình lớn thì cứ tưởng thoải mái đi, mình không ngăn cản đâu à 🙂
Đọc xong chỉ biết lắc đầu Tư tưởng nông cạn thế này không biết đến bao giờ mới khá hơn nổi :v
Rất chân thành chờ mong được nghe cao kiến của bạn về những tư tưởng không nông cạn. 🙂
Nếu bạn nào chưa xem thì nên xem quyển “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi, một học giả nổi tiếng của Nhật thời Minh Trị đã góp phần dẫn dắt nước Nhật thành cường quốc như hiện nay.
cuốn này mình cũng được nghe nhắc rất nhiều nhưng chưa đọc, có lẽ cũng đã đến lúc để đọc nó rồi.
Đầu tiên cảm ơn bạn vì bài viết bổ ích !
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng viết :
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra
nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Ngôn ngữ chúng ta sau cả ngàn năm bị Bắc thuộc nên việc giống họ là không thể tránh khỏi nhưng ông cha ta đã dùng chữ Nôm thay cho chữ Hán, sau này dùng hệ chữ cái La-tinh để
phiên âm cho tiếng Việt. Một dân tộc có tiếng nói riêng, có chữ viết riêng thì không thể nói đó là một dân tộc còn non dại được.
Về pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật lại càng khác. Ví dụ như điêu khắc về Rồng thời Lý-Trần hoàn tác khác với Rồng của Trung Hoa. Phật Giáo chúng ta cũng khác.
Trang phục truyền thống của chúng ta lại càng khác. Ẩm thực của chúng ta cũng là một nền ẩm thực lớn. Còn rất nhiều thứ trong văn hóa của chúng khác biệt hòan toàn so với Trung Hoa.
Chúng ta tự hào về điều đó nhưng ngày nay tự hào là một chuyện, phát huy gìn giữ, bỏ đi những tập tục lạc hậu, phát huy những điều hay là những điều mà những người trẻ chúng ta cần làm. Nhưng chúng ta đang bị “xâm lược văn hóa”, điều này chúng ta có thể thấy nhan nhản hằng ngày.
Trách nền văn hóa của chúng ta không hay hay trách bản thân chưa có ý thức khi tiếp nhận nền văn hóa của một quốc gia khác ?
Ông cha chúng ta đã rửa ‘nỗi nhục’ mất nước, còn ‘nỗi nhục’ về phát triển, về cái ‘nghèo’ , ‘chậm lớn’ là do chính người trẻ chúng ta. Để được như hôm nay, người Nhật, người đã phải trả giá thế nào, đã phải lao động quần quật thế nào. Còn người trẻ Việt chúng ta đang làm gì ?
Chúng ta đang sống trong một môi trường tự do, có quyền được học những thứ mình thích, có quyền tự do tín ngưỡng,có quyền được bầu cử, có quyền lên tiếng trên truyền thông và in-tơ-nét, …
Chúng ta làm cho đất nước ‘giàu có’ chứ không phải đất nước cho chúng ta sự ‘giàu có’ .
Cái ‘nghèo’ của hiện tại sẽ thay đổi hay không là do chính bản thân những người trẻ chúng ta LÀM được gì ngày hôm nay !
cảm ơn lời khen của bạn, tuy nhiên tôi chưa đồng ý một số quan điểm mà bạn đưa ra.
về chữ Nôm, đó là một loại chữ viết mới nhưng không mới, vì nó dựa vào nền tản là chữ Hán, để có cái gì đó của riêng mình, cha ông ta tìm cách biến đổi nó, đơn giản vài nơi, phức tạp vài nơi của chữ Hán thành ra hóa thành chữ Nôm, có lần tôi đọc một bài phân tích nói rằng chữ Nôm mà chúng ta “sáng tạo” ra trở nên bất tiện hơn khi sữ dụng, chúng ta chỉnh sửa từ cái cũ nhưng lại thành dở hơn cái cũ. Điều này cũng khó mà trách vì chúng ta bị giới hạn bởi những gì chúng ta học. Còn chữ quốc ngữ thì nguồn gốc là do một vị linh mục người Pháp sáng tạo, tất nhiên trong ấy cũng có sự góp sức của các vị người Việt, nhưng tôi nghĩ vai trò của các vị người Việt là không cao, nhưng để lấy lại danh dự cho dân tộc thì chúng ta thường đề cao các vị người Việt lên. Nhưng những điều này nói lên cái gì? nói rằng dân trí chúng ta còn quá thấp, hiểu biết quá ít, cần phải học hỏi nhiều hơn nữa mới có thể tạo ra cái gì đó là của riêng mình.
Chuyện con rồng cũng thế, dù ta vẽ nó khác đi thì nó vẫn giống con rồng của TQ, một người ngoại quốc nhìn vào con rồng VN thì tôi bảo đảm họ sẽ nghĩ đến con rồng TQ trước tiên. Nếu lấy một biểu tượng thì tôi thích hình ảnh chim Lạc Hồng hơn, một loài chim chỉ sự cần cù chăm chỉ, không hung tợn nhưng lại khôn ngoan, và đặt biệt nó có một đôi cánh để bay cao.
Bạn nên biết sự ý thức của mỗi người dân không phải tự nhiên mà có, muốn có phải được học từ gia đình, nhà trường và xh. Tuy rằng học từ gia đình rất thường xuyên nhưng giới hạn lại nằm ở trình độ ý thức của cha mẹ. cái học được nhiều nhất là từ nhà trường và xh. nhưng ai quản lý nhà trường và xh?
riêng cái câu “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc” là một câu chối bỏ trách nhiệm tùy rằng trong ấy cũng mang một hàm ý tốt. sống trong một đất nước, chỉ cần sống tốt như một công dân cũng đã là làm gì cho tổ quốc rồi. còn để tôi làm gì cho tổ quốc thì phải cho tôi có cơ hội mới được. Cái đòi hỏi tổ quốc phải làm gì cho ta không phải đòi phải cho ta tiền để ta sống sung sướng mà là đòi những cái cơ bản nhất. Tổ quốc phải có trách nhiệm cho ta những việc ấy. ví như đừng tham nhũng nữa, cải cách giáo dục và hành chính đi…
còn về phần nói về mấy cái tự do thì cho tôi xin được miễn bàn. vì sao à? vì tôi đủ trưởng thành để hiểu nó là như thế nào.
Riêng câu nói cuối thì tôi đồng ý. tương lai đất nước thuộc về những người trẻ chúng ta, nhưng cũng mong là mấy người đi trước cố gắng dọn đường cho mấy người trẻ có cơ hội tiến lên.
Cảm anh anh đã reply. Có mấy vấn đề em thấy mình biết nên cần chia sẻ.
Nghiên cứu cho thấy rồng Đông Á mang nguồn gốc Bách Việt cổ (cộng đồng cư dân cổ thuộc ngữ hệ Austro-asiatic cư trú từ hạ lưu Dương Tử đến Bắc Đông Dương, trong đó có tổ tiên Lạc Việt) trên cơ sở của sự kết hợp rắn, cá sấu và nhiều loại vật khác.
Giáo sư sử học Lê Văn Lang có chia sẻ về rồng của chúng ta như sau :
“Con rồng gốc Trung Hoa trên vùng Hoàng Hà, từ Đường, Lục triều, Hán thì chính là sư tử. Về sau, cùng với sự bành trướng xuống phía Nam, gặp Dương Tử giang đã tiếp nhận chữ “giang”, âm viết là “công” chính là âm “K” trong từ Việt cổ “Krông” – một kênh tiếp nhận thêm các yếu tố rồng của Việt Nam. Từ thân là con thú sư tử thBánh mì: banh mi /ˈbɑːn miː/ành thân dòng sông, thân rắn. Như vậy ít nhất một nửa rồng Trung Quốc là của Việt Nam.”
Rồng thời Lý và Trần là đỉnh cao nhưng đến Lê – Nguyễn lại lấy theo hình mẫu của Trung Quốc.
Vấn đề này anh có thể tham khảo thêm nhiều nguồn trong nước và nước ngoài.
Còn về chữ Nôm, nó đã phát triển từ thời Trần-Hồ và có rất nhiều tác phẩm văn học, tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du ( dù rằng mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng cụ Nguyễn Du đã dùng hồn Việt để làm ra Truyện Kiều ). Còn chữ Quốc ngữ do Alexandre de Rhodes sáng tạo nên. Nhưng chúng ta biến đổi nó, thêm dấu cho nó, tạo ra bản sắc, âm điệu của chúng ta. Chúng ta có Áo dài: ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/ ; Phở: pho /fə ː/ ;Bánh mì: banh mi /ˈbɑːn miː/ xuất hiện trong từ điển Oxford và chúng ta có ‘vietnamese’ để chỉ chính dân tộc và tiếng nói của mình đó sao ?
Bố mẹ chúng ta ngày xưa có người được ăn học, người thì không nhưng hiện nay chúng ta đều tự chủ được trong việc học. Xã hội đâu phải cái gì cũng xấu nhưng tại sao chúng ta luôn chỉ nhìn ra được những cái xấu, những cái bất cập ? Chẳng phải lên án như thế để tự bản thân mình rút kinh nghiệm, tự hoàn thiện hơn sao ?
Cái yếu của chúng ta là không tự mình nhìn ra được khuyết điểm, “thân lừa ưa nặng”, phải có hình phạt răn đe mạnh mới khiến chúng ta tuân theo. Ví dụ chuyện đội mũ bảo hiểm, nhà nước làm mạnh tay và cho đến bây giờ chúng ta nên cảm ơn vì họ. Tham nhũng, cải cách vẫn đang làm từng ngày, từng giờ, người trẻ chúng có quyền nêu ra những giải pháp , những bất cập trên các phương tiện truyền thông, có thể đề nghị lên quốc hội nếu ý kiến của chúng ta khả thi. Nhưng trước hết chính bản thân chúng ta phải thay đổi. Không xả rác, hút thuốc nơi công cộng, tập trung vào học tập và lao động. Dành thời gian rảnh chơi thể thao,đọc sách báo, giải trí lành mạnh. Dành thời gian làm những điều đó tốt hơn cứ nhìn vào những cái xấu, cái chưa hay để bới móc, than thở.
Tổ quốc đã cho chúng ta một cuộc sống hòa bình, không tiếng súng, không còn máu và nước mắt, không có sự chia cắt ,.. Điều cần lúc này là tôi, anh và mọi người chung tay, góp phần xây dựng nó.”Con đường” chúng ta đi rộng mở lắm !
Bạn biết không? tự hào về nguồn gốc tổ tiên, về quê hương đất nước là rất cần thiết nhưng đôi khi xem những kết quả đó là quá lớn lao và vĩ đại rất dễ khiến người ta trở thành mù quáng, và bởi vì mù quáng mà khó thấy sự nhỏ bé của mình.
nếu nghiêng cứu đó là của một vì giáo sư thì mình không phản bát nhưng bạn có thấy điều đáng buồn trong đó không? một phần con rồng đó khởi điểm là của ta, nhưng ta không phát huy được nó, người khác dùng nó phát triển rất lâu rồi sau đó ta lại chạy theo họ, bắt chước họ. hay như chuyện nguồn gốc kinh dịch, chúng ta tìm hiểu nguồn gốc sâu xa thì có thể xuất phát từ VN nhưng kinh dịch bây giờ có còn là của VN nữa không? bạn có hiểu cái đau đó không? nó cũng tương tự như sang chế thuốc nổ đầu tiên (có thể) là ở TQ, nhưng họ làm pháo hoa để chơi trong khi phương tây dùng nó để làm vũ khí xăm lược họ. Có những lúc chúng ta sang tạo ra những thứ vượt thời đại nhưng rồi nó bị mai một đi, mình nghĩ đáng buồn hơn là đáng tự hào bạn à.
còn việc học của chúng ta? chúng ta có được tự chủ không thì khó nói, bàn sâu quá cũng không lợi ích gì (cho tôi) nên tôi không nói.
Chúng ta vẫn nói chúng ta đang cố gắng, chúng ta đang cải cách từng ngày từng giờ nhưng hay nhìn sự tiến bộ của chúng ta trên trường quốc tế trong 40 năm qua chúng ta sẽ thấy thành quả đó “to lớn” đến thế nào. cũng khoản thời gian đó chúng ta hay nhìn những quốc gia khác đi ra sao, thành quả họ là gì. Vâng! chúng ta đang cố gắng!
còn đoạn cuối trong cmt của bạn thì mình gặp rất nhiều trong suốt thời gia đi học nhưng thời gia trôi qua mình hay những người cùng lứa có cái nhìn dần khác đi. Tuy nhiên bạn nói đúng là chúng ta phải chung tay xây dung VN giàu mạnh. Và mong là con đường sẽ rộng mở 🙂
Tôi thấy bài viết dựa trên quan điểm phiến diện và thiếu thực tế. Tác giả bài viết không hiểu thế nào là “dân tộc” khi viết rằng dân tộc Việt Nam là chưa trưởng thành. Như bài viết thì tôi hiểu rằng một dân tộc trưởng thành là một dân tộc có thể tự đứng vững dựa trên khả năng của chính mình. Dân tộc Việt Nam đã và đang làm điều đó. Lịch sử đã nói hộ chúng ta điều này. Tôi viết vậy không phải để bao biện những yếu kém của dân tộc ta. Tôi cũng không có ý muốn tranh luận với tác giả về vấn đề này. Mục đích là muốn lưu ý cho tác giả trong cách sử dụng ngôn từ và phương pháp lập luận, nên tôi viết bình luận này. Nếu có gì không đúng hay khiếm nhã, mong được lượng thứ.
mình tôn trọng ý nghĩ riêng của bạn và chúng ta cũng không tranh luận, nhưng thiết nghĩ khi phê phán một người là phiếm diện và thiếu thực tế thì cũng nên giải thích về điều đó, nếu không thì chỉ thể hiện sự vô trách nhiệm với những gì đã nói. Không tranh luận cũng được, nhưng mình mong đọc được bài viết của bạn hay bài phản hồi cho bài này, nếu bạn tin vào những gì bạn nói thì hãy viết ra, mình sẽ đọc bằng sự tôn trọng. và tất nhiên, mình sẽ ném đá nếu bài đó có vấn đề đấy nhé 🙂
Mình đưa ra một ví dụ theo kiểu của logic học hình thức nhé. Nếu bạn thấy sai chỗ nào thì hãy phản biện.
Mệnh đề:
1. Một dân tộc “trưởng thành” là một dân tộc có khả năng bảo vệ và giữ vững cương giới lãnh thổ trước các cuộc xâm lược.
2. Khả năng bảo vệ và giữ vững lãnh thổ của dân tộc Việt Nam đã được chứng minh qua lịch sử.
Từ mệnh đề, kết luận:
Việt Nam là một dân tộc “trưởng thành”.
logic học hình thức thì mình không biết hi hi, nhưng cái mệnh đề đầu tiên của bạn đã không logic rồi. vì trưởng thành chả có liên quan gì đến khả năng bảo vệ biên cương cả, nếu có liên quan thì cũng không nhiều. vì để bảo vệ được biên cương người ta cần nhiều yếu tố như dễ thủ khó công, sự quen thuộc về địa lý, sức mạnh quân sự, sự kiên trì, sự giúp đỡ từ bên ngoài… chỉ vài yếu tố nội tại của dân tộc cần có để thể hiện sự trưởng thành thôi. À bạn nên lên google hỏi như thế nào là trưởng thành thì sẽ có nhiều bài viết giúp bạn hiểu, sau đó bạn hãy đối chiếu với những gì VN từ xưa đến giờ trải qua. bạn sẽ hiểu. Còn tranh luận theo cách bẻ cong chân lý thế này thì tôi rất tiếc là không tiếp được. nó giống như là đang đùa giỡn chứ không phải là thảo luận hay tranh luận. tôi nghĩ bạn nên viết một bài rõ ràng và đậm nét triết học để mọi người cùng học hỏi. khi đó tôi sẽ cmt đủ dài để mọi chuyện trở nên sáng tỏ.
Dạng ví dụ của mình thường được gọi là: Tam đoạn luận.
Ở mệnh đề đầu tiên, mình viết là “khả năng bảo vệ và giữ vững cương giới lãnh thổ”, từ “khả năng” có nội hàm gần giống với từ “khả thi”, bao gồm 1. có năng lực; và 2. có thể hoàn thành được. Do đó, khi một người nói rằng “Tôi có khả năng thực hiện được” có nghĩa là anh ta có thể hoàn thành được hoặc không hoàn thành được. Không có nghĩa là anh ta luôn luôn thành công.
Cách đơn giản nhất để bạn chứng minh mệnh đề này phi logic là bạn đưa ra một ví dụ thực tiễn ngược lại. Ví dụ mọi chất lỏng đều sôi ở 100 độ, sai vì dầu sôi ở nhiệt độ trên 100 độ.
Cũng không phải tôi chỉ thích khen không chê, tôi cũng đã tranh luận với nhiều bạn ở những quan điểm khác nhau. nhưng như tôi đã trả lời, cái mệnh đề của bạn không hề logic, từ bảo vệ biên cương suy ra dân tộc đó trưởng thành là không đúng, that ra thì chỉ có thể suy ra dân tộc đó giỏi đánh nhau thôi, cả suy ra dân tộc đó độc lập cũng không thể, vì cái độc lập trên danh nghĩa mà phụ thuộc vào nước khác cũng không phải là độc lập. nếu bạn muốn tôi tôn trọng thì bạn hay đưa ra một luận điểm hợp lý hơn, còn nếu luận điểm đó phi lý thì phải có một bài viết chứng minh nó, sau đó tôi sẽ phản bát, giả như tôi đưa ra luận điểm “ai viết bài thế phản ánh tình hình VN là người tốt, tôi viết bài này phản ánh tình hình VN, vậy suy ra tôi là người tốt”. mấy cái kiểu logic thế này tôi nói thật là tiếp không nổi, trước khi tôi chứng minh bạn sai thì bạn phải chứng minh bạn đúng đã, chứ không phải bạn muốn nói gì thì nói rồi buột tôi chứng minh bạn sai. bạn hiểu khg? còn các cmt khác tôi trả lời vì họ đưa ra quan điểm của họ một cách hợp lý, trong sự hợp lý đó có cái tôi đồng ý có cái khg.
Đôi điều chia sẻ.
Bản thân mình rất khâm phục những người như bạn Mắt Đời – tác giả bài viết trên. Bởi vì bạn dám nghĩ, dám làm, biết tư duy và học hỏi. Những con người như thế không có nhiều trong xã hội. Chỉ khi thực sự làm, người ta mới có thể tiến bộ. Sự tiến bộ thông qua quá trình học hỏi dần dần, từ những lỗi sai của bản thân và của người khác.
Tâm lý con người thường thích khen hơn chê. Không xét về nội dung, đa phần, mình thấy điều đó đúng khi đọc trao đổi bình luận của các bài viết trên mạng (giữa tác giả và người đọc). Khi dụng tâm huyết làm một điều gì đó, người ta đều mong muốn có được kết quả tốt đẹp. Và khi nhận được kết quả không mong muốn, người ta không chấp nhận thành quả của mình. Từ đó, họ phản kháng, bao biện, tỏ ra bảo thủ và định kiến. Điều này rất có hại. Vì nó ngăn cản con người ta tiếp thu cái mới. Do đó, mình rất hiếm khi viết bình luận trên mạng, bởi vì mình sợ. Khen không đúng chỗ, chê không đúng cách đều có thể làm hại người khác. Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể ảnh hưởng, thậm chí mất đi nhiệt huyết của họ. Tất nhiên, nghệ thuật khen chê chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Tự do ngôn luận là quyền của mỗi người. Nhưng mình chỉ mong muốn được nói những gì có thể giúp ích cho người khác. Và tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người, họ có thể tiếp nhận, bỏ qua hay sử dụng để tham khảo. Bài viết này của mình cũng vậy, dựa trên quan điểm cá nhân, nếu có điều gì không đúng, bạn cứ mạnh dạn chỉ rõ, mình luôn vui lòng nhận ra khuyết điểm để nâng cao bản thân.
Mình chỉ có thể viết thế này. Chủ đề của bạn Mắt Đời đề cập có phạm vi rất rộng. Do vậy, cần phải có một dung lượng lớn thông tin để đề cập và chứng minh. Bài viết của bạn chưa đủ luận điểm và luận cứ. Các luận điểm rời rạc và không chỉ rõ nguyên nhân, các luận cứ không rõ ràng, thiếu tính khoa học. Từ đó, tính thuyết phục với người đọc (cá nhân mình) không cao. Còn về chi tiết mình không tiện làm rõ và cũng không có nghĩa vụ để làm như vậy.
Thân ái!
Theo như Không Tên:
1. Một dân tộc “trưởng thành” là một dân tộc có khả năng bảo vệ và giữ vững cương giới lãnh thổ trước các cuộc xâm lược.
2. Khả năng bảo vệ và giữ vững lãnh thổ của dân tộc Việt Nam đã được chứng minh qua lịch sử.
nếu nói: i) Logic hình thức quan tâm đến đúng và sai của 1 phát biểu thì ‘2.’ của Không Tên là ĐÚNG nếu trong đó ko bao gồm HS và TS (3). Nếu ‘2.’ bao gồm ‘(3)’ thì nó SAI.
Vậy: nếu ý ‘1.’ bạn đúng và ‘i)’ đúng thì cách bạn chứng minh ‘1.’ đúng thông qua ‘2.’ là sai rồi.
Vài lời góp ý,
N
Bạn Không Tên ban đầu viết: “Như bài viết thì tôi hiểu rằng một dân tộc trưởng thành là một dân tộc có thể tự đứng vững dựa trên khả năng của chính mình”.
Sau đó bạn viết: “Một dân tộc ‘trưởng thành’ là một dân tộc có khả năng bảo vệ và giữ vững cương giới lãnh thổ trước các cuộc xâm lược”.
“tự đứng vững” rộng hơn, sâu hơn so với “bảo vệ và giữ vững” lãnh thổ. Bạn đã lấy cái yêu cầu đầu tiên đối với một dân tộc tự đứng vững thay cho toàn bộ việc đứng vững.
Thừa nhận đi bạn, dân tộc mình chỉ là một đứa trẻ thôi: lệ thuộc toàn bộ. Có cái gì mà chúng ta đứng trên đỉnh không? Yêu thương, cần cù, kiên cường? Mình không biết đúng không, nhưng mình RẤT MONG CHỜ BẠN NÀO ĐÓ AM HIỂU LỊCH SỬ CHỨNG MINH ĐIỀU NGƯỢC LẠI (vì nó thú vị hơn là chứng minh cái tốt được mọi người rêu rao).
Dân tộc ta bắt chước rất giỏi, nhưng rất kém về việc nắm vững cái tinh tủy của người khác, chỉ giỏi lấy cái bề ngoài thôi. Làm việc gì cũng cứ cắm đầu đi. Làm kinh tế, sao không chịu tìm hiểu tinh thần của một doanh nhân, doanh nghiệp của thế giới? Dựng xã hội, sao không chịu đắn đo xem xã hội đích thực phải là gì, tưởng đích là đường, lấy đường làm đích. Làm giáo dục, sao không tự hỏi bản chất của giáo dục?….
Dĩ nhiên, những câu hỏi trên không bao giờ trả lời tận cùng được. Đi đường rồi mới bổ sung thêm, nhưng điều đáng trách là chúng ta rất ít đếm xỉa đến những cái đó, xảy ra chuyện rồi mới nghĩ đến nó. Phải chăng nước ngoài cũng vậy? Nếu họ cũng vậy thì họ có quyền bởi vì họ đi trước mấy trăm năm, những cái đó có lẽ đã tự thấm sâu vào trong họ. Còn chúng ta, kẻ đi sau, muốn đi nhanh, thiết nghĩ phải luôn luôn chú ý đến mấy cái đó, họ bày sẵn mấy trăm năm của họ cho mình, không nuốt thì thật là dại.
Vài ý kiến bổ sung thêm cho bài bạn của bạn Mắt Đời. Bài của bạn, với mình, là một sự triển khai tốt cho định nghĩa kinh điển về “khai minh” của Kant, nếu áp dụng cho một dân tộc. Hơi tiếc ở chỗ bạn không nói gì nhiều về việc học hỏi của Nhật Bản và Hàn Quốc, vì mình rất tò mò về cái này mà kiến thức lại rất hạn chế. Có lẽ Việt Nam nên học họ cái tinh thần học tập trước khi học mấy cái khác :))
rất thích bình luận này của bạn, thích một phần vì suy nghĩ bạn giống mình, một phần vì cách bạn triển khai lý luận. Mình có mua vài cuốn của Kant cách đây cũng 4 năm rồi, nhưng đọc không nổi vì thiếu căn bản về triết học. giờ đọc lại chắc nuốt dễ hơn 4 năm trước.
viết qua vài bài, thảo luận với nhiều người mới thấy bản than mình thiếu nhiều quá, như số sách mình đọc là quá it, người ta nói sách gì sách gì thì ngớ ra. nói đến tôn giáo không thuộc về Công giáo thì cũng ngớ tập 2, về văn hóa không thuộc về VN và TQ thì ngớ tập 3. không phải mình không muốn nói về Nhật hay Hàn mà biết chưa đủ nhiều để nói. mình nghĩ mình phải lên kế hoạch tìm hiểu về từng chủ đề mới được. cứ coi như vừa dạo chơi trong THĐP vừa học cho mình luôn.
Thì biển học vô bờ mà. Bản thân mình chỉ khoanh vùng mấy thứ thôi mà thấy phải học cả đời rồi. Mình dựa cột nghe những vùng khác, với mình vậy là ổn. Mình cảm thấy rất cần loại sách hướng dẫn nên đọc gì. Quyển “Tự học-một nhu cầu của thời đại” của cụ Nguyễn Hiến Lê thì danh mục sách đã cũ rồi (mới chưa chắc hay bằng nhưng mình tin có những lĩnh vực xuất hiện tác phẩm hay hơn). Chưa thấy ai đủ sức làm vài cái list mới. Có lẽ các bạn trong THĐP nên họp lại thảo luận, dựa theo phân loại các lĩnh vực của cụ (hoặc của nước ngoài), mỗi người đề xuất vài tác phẩm mình biết. Một khi làm xong, nhiều người khác sẽ nhảy vào phê phán và cố gắng tạo list tốt hơn. Đó là chuyện rất tốt!
Đúng như bạn đề cập. Mình viết mệnh đề là “bảo vệ và giữ vững lãnh thổ” là vì mình đứng trên quan điểm triết học về lý luận nhà nước. Sở dĩ mình không dùng mệnh đề là “tự đứng vững” là vì nội hàm của nó rất rộng và chưa có một định nghĩa khoa học đúng đắn để chứng minh.
Chân lý trong khoa học tự nhiên là bất biến. Nhưng khoa học xã hội lại khác, nó cần những mệnh đề giả định. Bởi vì người ta cần phải khái quát hóa những điều không phải là quy luật. Và tất nhiên, trong khoa học xã hội, điều hôm nay đúng có thể không còn phù hợp trong tương lai nữa.
Mệnh đề trong tam đoạn luận trên không phải mình tự nghĩ ra. Nó được biết đến từ thời kỳ cổ đại và được lặp lại cũng như chứng minh trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại. Marx và Engels chỉ là 2 trong số rất nhiều lý luận gia đã làm điều đó.
Dân tộc chúng ta còn nhiều yếu kém, không ai còn có thể phủ nhận điều này. Tuy nhiên, mình không đồng ý với quan điểm của bạn khi cho rằng dân tộc ta “lệ thuộc toàn bộ”. Mình nghĩ rằng từ “phụ thuộc” sẽ chính xác hơn, vì bản chất, 2 từ này có nội hàm hoàn toàn khác nhau. Trong thời đại hiện nay, vấn đề phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là tất yếu, không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Còn các vấn đề khác, mình chưa đủ tầm nên không có ý kiến.
Dân tộc nào cũng đều có những vấn đề riêng. Quan trọng là chúng ta nhìn nhận và tiếp cận vấn đề như thế nào. Cá nhân tôi thấy rằng nước ta đang có những chuyển mình mạnh mẽ khi bắt đầu hội nhập quốc tế, bao gồm cả những vấn đề nội tại.
Về bình luận với bạn Mắt Đời, tôi vẫn giữ quan điểm cá nhân đã nêu ở các bài trước. Mục đích của tôi không phải là muốn chứng minh bạn sai mà như đã đề cập; tôi chỉ chia sẻ quan điểm cá nhân của mình. Các bài viết của tôi đều dựa trên tinh thần thiện chí, hợp tác và cùng phát triển. Tôi tuân thủ nguyên tắc này và cũng muốn nhận lại được những điều dựa trên nguyên tắc như thế.
Đây là bình luận cuối cùng của tôi, cám ơn mọi người đã đọc và góp ý.
Bình luận này của bạn làm mình thích, thích vì có những ý kiến trái chiều mà sự trái chiều đó dựa trên những cơ sở lập luận vững chắc từ bản thân người nói. Tuy nhiên tôi cũng muốn nói lên ý cũ, với những gì bạn thể hiện, thì bạn dư sức để viết bài nói lên quan điểm của chính bạn. bản thân mình thì rất đơn giản, không cần biết tư tưởng đó nghiêng chiều nào, chỉ cần nó đúng thì mình sẽ chấp nhận. Nhưng cái khó ở chỗ là chứng minh nó đúng. Mong bạn viết bài cho mọi người đọc trong tương lai.
Cảm ơn bạn. Mình học hỏi được rất nhiều điều thông qua THĐP. Khi nào thuận lợi, mình sẽ đóng góp bài viết, nhưng mình cảm thấy không tự tin lắm.
Haiz, định hỏi bạn cách phân biệt “lệ thuộc” với “phụ thuộc”. Tra từ điển cũng được thôi, nhưng bạn nói vẫn tốt hơn. Biết đâu bạn có cách định nghĩa chuyên môn hơn từ điển tiếng Việt.
Cái tam đoạn luận bạn dùng thì thông dụng rồi. Bạn không cần lôi Marx với Engels và những người khác vào. Với họ, ắt hẳn là bạn biết, cái đó chỉ như toán sơ cấp thôi.
Mình cũng muốn nhìn thấy nhiều màu hồng như bạn, song quả thực, mình ưa cái nhìn phê phán tích cực của Marx hơn. Nếu sau này bạn nắm giữ quyền lực nào đó trong tay, xin bạn thấy đen tối nhiều hơn ánh sáng.
Thật sự nhiều khi mình cũng so sánh rất nhiều nhưng mình chưa bao giờ có cài nhìn như vậy. Việt Nam muốn phát triển thì nên nhìn các vấn đề thực tế đang xảy ra một cách mạnh dạng. Bài viết của bạn làm mình nhận ra rằng, trong chương trình giáo ở trường phổ thông cũng như chính xã hội chưa bao giờ có cái nhìn thật sự thức tế những mặt yếu kém của nước ta. Học sinh cũng chưa hiểu rõ được dân tộc mình yếu cái gì và cần làm gì để thay đổi, thay vào đó là những điều nghe đến phát nhảm như: học là con đường của tương lai tươi sáng, cố gắng chăm chỉ đạt được những gì mình muốn,… những thứ đó chỉ là bài học căn bản mẫu giáo. Sau tất cả cũng không ai biết dân mình cần đi hướng nào và chính bản thân mình cũng chưa hiểu được Việt Nam cần đi đâu và cải thiện cái gì trước, lĩnh vực nào? Dù sao thì cũng cảm ơn bạn vì một góc nhìn rất tuyệt vời *hun hun*
đúng vậy, cải cách giáo dục là điều vô cùng quan trọng mà VN cần làm ngay lúc này
Tại sao rất nhiều ng biết vậy, nghĩ vậy nhưng rất ít ng hành động hoặc chỉ ra cách hành động để đưa dân tộc trưởng thành lên. Phải chăng đây cũng là một nhược điểm của người việc, chúng ta rất giỏi chỉ ra khuyết điểm, sai lầm, đặc biệt la của ng khác, nhưng chẳng bao giờ chúng ta nghĩ đến cách phải lam gì để khắc phục nó.
không phải chúng ta chỉ giỏi vạch ra khuyết điểm mà không nghĩ cách khắc phục đâu bạn. bạn có thể lên google tìm mấy từ như “cải cách giáo dục”, “cải cách hành chính”, “cải cách …đủ thứ” thì bạn sẽ thấy những biện pháp chất cao như núi. nhưng bạn có quan tâm những thứ đó khg? nếu có sao bạn lại bảo là người ta chỉ giỏi chỉ ra khuyết điểm?
Đọc bài viết của bạn mình cảm thấy nỗi đau lại trở nên nhức nhối hơn…
Tuy nhiên ngoài thực trạng hiện tại mà có lẽ ít nhiều mọi người đều nhìn thấy mình hy vọng chúng ta có thể tìm được căn nguyên, bản chất và tìm cách. Một cuộc đại phẫu.
Mình thích cách viết của bạn và cảm ơn bạn về bài viết.
Một cuộc đại phẩu thường rất nguy hiểm bạn à.
Tiểu phẫu mà không làm thì ắt phải đại phẫu thôi. Nhưng tôi dự đoán sẽ là cuộc đại phẫu, vì những cuộc tiểu phẫu hiện giờ rất chậm chạp, không hiệu quả.
nhìn tình hình thực tế thì cả tiểu phẩu hay đại phẩu cũng không làm được vì bệnh quá nặng rồi, chỉ có thể chờ cơ thể này chết đi rồi sau đó tái sinh, còn nếu không tái sinh được thì chỉ có thể biến mất mãi mãi.
Hay lắm! 🙂
Mình muốn đóng góp một tý ý kiến của mình. Bạn nói đúng văn hóa của chúng ta vay mượn rất nhiều từ Trung Hoa bởi lẽ chúng ta nằm trong dòng chảy văn hóa Trung Hoa. Giống chúng ta có các nước như Nhật, Hàn. Nếu ai học tiếng Nhật thì sẽ biết tiếng Nhật đa phần làn chữ Kanji (Hán tự). Nên không có gì chê trách khi nước ta chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
Nhưng quả thật chúng ta nên tự hỏi rằng, tại sao người Nhật lại phát triển được văn hóa của mình một cách văn minh, tiến bộ còn nước ta lại thụt lùi. Không nói đến chính trị thì quan điểm của mình thế này. Như chúng ta đã biết văn hóa Trung Hoa cực kỳ phong phú và phức tạp, có thể nói nhiều khi mâu thuẫn với nhau rất nhiều. Lấy ví dụ, định nghĩa về “Người quân tử”, họ vừa quan niệm rằng người quân tử phải sống ngay thằng, chính trực, không làm việc thẹn với lòng. Nhưng đồng thời họ cũng nói “Vô độc bất trượng phu”, “quân tử trả thù 10 năm chưa muộn”.
Người Nhật vay mượn văn hóa TH nhưng họ thông minh ở chỗ họ đơn giản đi những điều phức tạp, chỉ giữ những điều họ thấy đúng, như họ học được phải trung thành với vua và chế độ Thiên Hoàng của họ chưa bao giờ thay đổi suốt chiều dài lịch sử. Chứ họ không học tính phản trắc, sẵn sàng phản vua khi có cơ hội, thay đổi triều đại liên tục như TH. Đến bây giờ người Nhật cũng đang vay mượn văn hóa, không chỉ còn là TH mà là từ nhiều nền văn hóa khác nữa. Nhưng họ vẫn giữ được đức tính này của mình.
Còn VN chúng ta khi vay mượn đã vay mượn tất cả, tốt lẫn xấu, trung thành hay phản trắc. Bây giờ ai cũng biết người Trung Quốc tệ hại thế nào, chúng ta cũng học được như thế ấy.
Như vậy khuyết điểm của dân tộc ta, của tôi cũng như của bạn là chúng ta học một cách không suy xét, không có chính kiến của riêng mình. Chúng ta vẫn chưa thoát được cái “bẫy” học tập do chúng ta tạo ra. Và với sự thay đổi của thời đại một cách nhanh chóng tôi thật sự nghĩ rằng chúng ta sẽ thật sự diệt vong về văn hóa. Như bạn đổ nhiều loại hóa chất khác nhau vào cùng nhau thì sẽ nổ.
Vậy như thế nào để thay đổi việc đó, tôi thật sự không biết cách nào cả.
mình thích bình luận này của bạn, bạn nói đúng rồi, vay mượn của người khác không quan trọng, quan trọng là biết chọn lọc. cái việc tốt xấu đều học cho thấy dân trí chúng ta còn thấp lắm, vì phân biệt tốt xấu không hề đơn giản. Còn làm cách nào để thay đổi thì mấu chốt nằm ở ngành giáo dục, mà ngành giáo dục phụ thuộc vào chính sách và chế độ. vậy là chúng ta lại quay về với chính trị hi hi. mà đau khổ là ở chỗ chúng ta ngại nói chính trị. thế là VN chúng ta bế tắc!
Mình nghĩ người Nhật được vậy là vì trong quá khứ, họ dám thù Trung Quốc (chắc do ngăn cách bằng biển nên dám :)). Xem phim hay truyện Trung Quốc thấy bị Nhật đánh tơi bời. Còn Việt Nam thì vừa ghét vừa yêu vừa sợ. Sợ mích lòng Trung Quốc nên gì cũng giữ kẻ. Bây giờ sống mà cứ có cảm giác nước mình đu đùi Trung Quốc là sao ta? Không ngang hàng mà đối đãi được à?
“Gánh nặng của hai chữ “người Việt” không dễ định hình. Đó là một tay nải lẫn lộn rất nhiều tự ti nhưng cũng tràn ngập tự hào. Người Việt sinh ra đã được nhét vào tay một chiếc sào để có thể chông chênh đi thăng bằng giữa hai dợi dây: sợi dây thứ nhất viền bằng là những vinh quang vàng son của quá khứ và cội nguồn, những điểm ưu việt của một nền văn hóa có nội lực mạnh mẽ, tính cách dẻo dai, tư duy linh loạt, tâm thế dám làm dám chịu. Sợi dây thứ hai hoen ố bởi những vết chàm nô lệ, và nhất là sự tụt dốc bất ngờ không phanh vào 40 năm của triền miên đói nghèo, tụt hậu cả về kinh tế, tư tưởng lẫn bật gốc về văn hóa. Thế giới có khá nhiều quốc gia với số phận đi trên hai sợi dây tương tự như Việt Nam, những dân tộc bị “sốc thực tế”, như một gã tiểu vương lưng túi tiền qua một đêm bỗng thành trắng tay và bị người đời khinh rẻ. Gã tiểu vương ấy lầm than tự kiếm sống qua ngày, mang trong trái tim cả sự tự ti đến thành khiếp nhược và tự hào đến thành mù quáng.”
đồng ý với một số suy nghĩ của bạn, nhưng về những điểm đáng tự hào thì mình không chắc “sợi dây thứ nhất viền bằng là những vinh quang vàng son của quá khứ và cội nguồn, những điểm ưu việt của một nền văn hóa có nội lực mạnh mẽ, tính cách dẻo dai, tư duy linh loạt, tâm thế dám làm dám chịu ” . một ngày nào đó mình sẽ viết bài về vấn đề nhạy cảm này. riêng về câu cuối thì mình đồng ý.
Nói một cách chính xác là ” Đảng ta chưa trưởng thành”. Thật khó chấp nhận sự thật này nhưng phải thú nhận là Đảng ta năng lực vẫn còn rất nhiều yếu kém về mội mặt. Có quá nhiều ví dụ minh chứng cho việc này nhưng không tiện kể ra trên đây. Còn cứ nhìn nhận một vấn đề một cách bi quan quá cũng không được, suy cho cùng thì ngay mỗi chúng ta hãy tự trưởng thành hơn trong cả suy nghĩ lẫn hành động
Để quản lý 1 xã hội cân có 1 cái nhìn rộng mở và bao quát. Những điều bạn nói , trong khi hoc chính trị minh đã nghe các thầy nói rất nhiều. Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng như bạn thì tốt, chỉ sợ rằng mốt số kẻ lợi dụng những điều nay để làm thêm những điều xấu khác. Điều bạn thấy không phải là những người khác không thấy. Vấn đề là có những vấn đề mà chúng ta không thấy. We don’t know what we don’t know
nhưng vấn đề quan trọng lúc này là các vấn đề chúng ta thấy lại không được xem là vấn đề cần giải quyết. Buồn là ở chỗ đó.
Giả sử có N vấn đề, mỗi vấn đề có 1 mức độ quan trọng khác nhau. Dễ dàng để tìm ra vấn đề quan trọng cần được giải quyết đầu tiên.
Vấn đề 1:
mỗi chúng ta bị giới hạn bởi suy nghĩ và kiến thức của bản thân và môi trường xung quanh. Sẽ thấy các vấn đề có độ quan trọng không giống nhau.
Vấn đề 2: chúng ta thấy N vấn đề , nhưng người khác lại thấy M ( M > N) vấn đề. Vấn đề quan trọng nhất của N chưa chắc đã là vấn đề quan trọng nhất của M.
lập luận của bạn trên cơ bản của bạn là đúng, nhưng nhiều khi thực tế chúng ta cùng người khác đều thấy N vấn đề và trong ấy có vấn đề 1 là quan trọng nhất. nếu giải quyết vấn đề 1 thì chúng ta có lợi nhưng người khác có hại, không giải quyết vấn đề 1 thì chúng ta có hại còn người khác có hại. mà người khác đó là người quyết định có nên giải quyết nó hay khg. nhưng nếu giải quyết vấn đề đó thì cái lợi to lớn vô cùng. Khi đó thì nên làm như thế nào?
lập luận của bạn trên cơ bản của bạn là đúng, nhưng nhiều khi thực tế chúng ta cùng người khác đều thấy N vấn đề và trong ấy có vấn đề 1 là quan trọng nhất. nếu giải quyết vấn đề 1 thì chúng ta có lợi nhưng người khác có hại, không giải quyết vấn đề 1 thì chúng ta có hại còn người khác có lợi. mà người khác đó là người quyết định có nên giải quyết nó hay khg. nhưng nếu giải quyết vấn đề đó thì cái lợi to lớn vô cùng. Khi đó thì nên làm như thế nào?
Bài tóan:
1+3 = 10
1 -5 = 10
2 * 5 = 10
2 / 5 = 10
Tất cả là do dân trí yếu kém mà ra thôi bạn.Cốt lõi của dân trí trước hết là ở sự tỉnh ngộ,hay sự tự ý thức của một quốc gia.
-Năm 1853,tàu Mỹ không được cập bến đã bắn 5 trái đại bác vào cảng Edo làm cả nước Nhật bừng tỉnh và sau đó bước vào thời kỳ Minh Trị,giai đoạn lịch sử mà Nhật cải cách quyết liệt nhất trên tất cả mọi lĩnh vực,đặt nền móng cho một cường quốc về sau này.
-Đúng 3 năm sau tại Việt Nam,năm 1856,tàu Pháp nổ súng vào Đà Nẵng mở đầu cho cả trăm năm vang tiếng súng và hàng ngàn tấn bom mìn đã rải khắp đất nước mà vẫn u mê.
-Các tiền bối như Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh…gào thét khản cổ nhưng có mấy ai nghe,dân trí thấp đến mức tìm người biết đọc chữ còn khó như mò kim đáy bể.
-Khi VN đang vênh mặt tự sướng với nhau rằng sau Điện Biên Phủ,chỉ cần ra ngõ là thấy anh hùng thì cả nước Nhật đang nuốt nhục để khởi nghiệp một lần nữa.
-Và đến nay thì Nhật đã ở khá gần đỉnh cao nhưng vẫn cúi đầu học tập còn VN thì vẫn ở dưới đáy vực sâu ngẩng mặt tự hào về một Điện Biên Phủ chấn động cả địa cầu.
Mình cũng không đồng ý với ý kiến của một số bạn ở đây cho rằng thể chế chính trị là nguyên nhân khiến chúng ta chưa trưởng thành mà phải nói ngược lại mới đúng.Vì dân tộc ta ưa bạo lực nên đã lựa chọn bạo lực cách mạng chứ không làm cách mạng chấn hưng đất nước như Nhật đã làm,nên thể chế chính trị chẳng qua cũng chỉ là cái kết quả mà chính dân tộc ta đã chọn thôi.Lựa chọn nào cũng có cái giá của nó !
mình đồng ý đa phần ý kiến của bạn. nhưng nói thêm một tí về thể chế, sự chọn lựa là quyết định của dân tộc ứng với bản tính vốn có. nhưng cũng không phải vì vậy mà ta làm ngơ trước sự chọn lựa đó hay biện hộ cho sự chọn lựa đó. vấn đề quan trọng là nhìn thấy, sau khi thấy thì tìm cách cải thiện và cho kết quả.
Đúng rồi bạn,cuộc sống sẽ thay đổi khi đất nước đủ ” dân trí ” để tự tỉnh ngộ về thực tế của chính mình,và lúc đó sẽ có những lựa chọn mới cho những vấn đề mới ! Nói theo kiểu triết học thì phải tích lũy đủ lượng mới có thể tiến đến thay đổi về chất.
Mình không đồng ý với bạn ở điểm “nước ta ưa bạo lực”, những thường dân như mình không bao giờ ưa bạo lực. Bạo lực cách mạng và thể chế cũng không do dân tộc mình chọn, chỉ có 1 thiểu số nắm quyền chọn mà thôi.
1/ ” Ưa bạo lực ” mình nói ở đây không phải là thích đánh nhau mà là khuynh hướng giải quyết vấn đề trên quan điểm ” dân trí “,ví dụ như khi đụng xe thì có người vừa đứng dậy đã chửi bới um sùm,có người lại bắt tay thỏa thuận sao cho đỡ thiệt hại đôi bên,điều này liên quan chặt chẽ đến mức độ trí tuệ.Thực ra chúng ta không dùng bạo lực như kẻ đi gây hấn mà dùng nó để tự vệ,hàng ngàn năm trước TQ,từ đó dẫn đến kỹ năng quản lý và xử lý xung đột của VN rất kém.Hãy nhìn vào Thái Lan,nước ĐNA duy nhất vượt qua giai đoạn thực dân rất nhẹ nhàng,vì Thái Lan vừa là thuộc địa của Anh,vừa là thuộc địa của Pháp,kết quả là họ an toàn nhờ cách giải quyết trí tuệ của họ.
2/ Bạn nói thể chế cũng không do dân tộc mình chọn,chỉ có 1 thiểu số nắm quyền chọn.Vậy thì ai đã nuôi dưỡng,ủng hộ và tiếp sức cho thiểu số ấy sinh ra và lớn lên ? Dân tộc ta đã lựa chọn nhưng lại không biết là mình đã chọn đó thôi,lại liên quan đến vấn đề dân trí,tức là cha ông ta đã không lựa chọn làm cách mạng như Nhật vì không thể thấy được điều mà Phan Chu Trinh,Phan Bội Châu đã thấy vào thời điểm đó ! Sự lựa chọn cũng chỉ tồn tại ở thời điểm này,y hệt như một cô gái kén chồng vậy.Sau khi đã kết hôn với một thể chế rồi thì khó lòng thay đổi lắm,đặc biệt là ông chồng này lại gia trưởng và độc đoán,lúc này mới đúng là dường như hết cách lựa chọn dù có hối hận cũng khá là muộn màng.
Chỉ trừ phi đến thời điểm nào đó,cô gái không còn chịu nổi và dứt khoát : ly dị ! Lúc đó thì có thể lấy chồng khác,nhưng lấy ai,cũng lại chọn lựa.Tất cả đều là chọn lựa !
1. Cứ cho dân số là 100, 80 dân thường, 20 quản lý. Thái Lan an toàn do cách giải quết trí tuệ của họ, vậy họ là ai, dân thường hay quản lý? Còn kỹ năng quản lý của ta kém, trách nhiệm qui cuối cùng sẽ vào ai? thường dân hay quản lý?
Quân thua thì chém tướng”, giống như con cái của bạn gây sự với hàng xóm, hàng xóm đến trách ai? trách người cha không dạy dỗ con cái. Nói rộng hơn, đồng ý là dân trí ta thấp, những người lãnh đạo hãy tiên phong đi, hãy chứng tỏ mình giỏi, mình tốt dân sẽ theo. Nói vậy không có nghĩa dân chỉ trông chờ vào lãnh đạo, mà không tự phấn đấu hoàn thiện dần, nhưng cần 1 định hướng đúng đắn. Dân ở đâu cũng thế, họ văn mình phần nhiều là do ý thức mỗi cá nhân, ý thức cá nhân hình thành do những người đi trước, lớp đàn anh, tầng lớp lãnh đạo sẽ hình thành dần 1 thói quen, 1 nét văn hóa. Và suy cho cùng là 1 sự bắt chước>thượng bất chính hạ tất loạn.
2. Việc kết hôn, khi 2 người tự nguyện dựa trên cơ sở bình đẳng, nói bình dân là 2 người ngang cơ, cùng level. Còn việc lựa chọn thể chế thì là 1 sự áp đặt, chấp nhận thì im, không thì rời bỏ nó?không có sự lựa chọn khác. Vì 2 đối tượng không ngang tầm.
Còn việc làm Cách mạng thì ai sẽ làm, toàn dân? lãnh đạo? hay lãnh đạo làm trước?dân làm theo?. Giống như việc dạy học, phải ráp vần trước rồi mới viết câu, đoạn văn. Muốn dân có dân trí, thì phải có những người dân trí, chứ không tự động mà có được. Trên không dân trí làm sao dưới có đc.
Chốt,trách nhiệm phải qui đến cuối, bạn nói toàn dân là bao trùm quá,
Chắc bạn đang hiểu lầm rằng chúng ta đang tranh luận về việc quy trách nhiệm cho những ai đó hoặc điều gì đó,không phải đâu bạn ơi.
Thực ra bạn đang nghĩ ” dân trí ” là trí tuệ của những người dân,không phải bạn ạ,theo mình thì ” dân trí ” tức là ” trí tuệ của một dân tộc “,nghĩa là phải bao gồm tất cả những công dân và kiều dân của một nước,không phân biệt tầng lớp gì cả,đây cũng chỉ là một khái niệm vô hình.
Khi chúng ta xem xét mức độ trưởng thành của một dân tộc thì không còn khái niệm lãnh đao hay dân,..nữa mà chỉ còn hai từ : Việt Nam,và chúng ta phải xem xét trong thời gian từ khi sinh ra dân tộc đó sinh ra tới hiện nay,tức là một giai đoạn lịch sử rất dài.
Khi chúng ta xem xét mức độ trưởng thành của một dân tộc thì tất nhiên là phải có sự so sánh,tức là xét ở tầm quốc tế.Nghĩa là chỉ có thể so sánh VN,Thái Lan,Nhật Bản…dựa vào trình độ văn mình,dựa vào những gì mà dân tộc đó đã làm được cho thế giới chứ không còn tính đến chuyện lãnh đạo,thể chế,hay những chi tiết vụn vặt nữa.
Việt Nam nói không quá thì là hậu duệ của Trung Quốc. Bạn hãy tìm hiểu công quộc khai phá đất đai, mở rộng bờ cõi của cha ông ta. Bạo lực không kém Trung Quốc là bao.
đa số làm theo lệnh thôi bạn ơi
Mình lại thấy bác DuyLap nói đúng đấy ! Bạn cứ lấy quan điểm của những thường dân như bạn ra để kết luận rằng chúng ta không bao giờ ưa bạo lực nhưng thực tế thì nó cứ xảy ra ngược lại.Nói gì cho xa xôi,bản chất ” kháng chiến chống Mỹ cứu nước ” mới đây có gì khác hơn là việc dân tộc ta nhận vũ khí của ngoại bang mà chém giết nhau như thú ? Ai bây giờ cứ bô bô rằng VN là một dân tộc yêu hòa bình,thật ra đó chỉ là một hình thức ăn năn hối cải vì đã dùng bạo lực quá nhiều,với chính đồng bào mình.
chúng ta không dùng “bạo lực cách mạng” thì làm sao thoát khỏi ách nô dịch, khỏi cạn bị bòn rút đến giọt máu cuối cùng, van xin nó à ?!
Nếu chúng ta khôn ngoan như Nhật,như Thái Lan thì có bị ai bòn rút không ?
” Bạo lực cách mạng ” là gì ? Vùng lên đấu tranh này nọ vì đất nước chăng ? Hay chẳng qua là nhận tài trợ của hệ thống XHCN để thiết lập chế độ cộng sản tại VN ? Bạn đã nhận tiền bạc vũ khí của trụ sở chính mà không cho nó mở chi nhánh thì làm sao đây ?
Tại miền Nam thì tình hình cũng có khá hơn gì đâu,cũng là lỡ nhận tiền bạc vũ khí của một trụ sở chính khác là hệ thống TBCN mà không cho nó mở chi nhánh thì cũng biết làm sao đây ?
Vì vấn đề nhận thức kém và thực tế thế giới lúc đó bị phân thành 2 cực : TBCN-XHCN nên dân tộc VN chúng ta đã lấy con quái vật này để giết con quái vật khác,như người bị ung thư phải hóa trị,xạ trị vậy thôi chứ có khác gì ? Đương nhiên khi bác hết ung thư thì bác phải tự khen rằng phương pháp xạ trị,hóa trị là hay ho,là tốt đẹp !
Thực ra mình nghĩ không đến mức bạn phải “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”…gì đâu. Chúng ta đều đã tốt nghiệp THPT và có lẽ các bạn còn nhớ bài học trong sách ngữ văn lớp 12- “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ” -Trần Đình Hượu…Tác giả phân tích rất rõ về tính cách, cái chất của dân tộc Việt Nam, đó là tính an phận thủ thường của anh nông dân. Không muốn vượt qua cái danh giới “QUÁ” gì đó. Qúa đẹp- không tốt, quá giỏi- không tốt…thể hiện rõ trong văn hóa nước ta đó thôi…Kiến trúc- bạn nghĩ hoàn toàn vay mượn từ Trung Quốc ư!? Không đâu, dân ta làm đơn giản nó đi, vì kiến trúc kia quá “cầu kỳ”, quá “phức tạp”…và xen kẽ vào đó vài nét sáng tạo, tất nhiên chẳng nổi bật ở tầm thế giới được vì an phận thủ thường. Tôn giáo thì sao, Phật, Nho, Đạo kết hợp tuốt, chẳng đạo nào “nổi” hơn đạo nào cả (tổng kết kết quả sau 4000 năm văn hiến) (ví dụ cụ thể là đền Ngọc Sơn đó). Đất nước bờ biển vốn dài nhưng trong lịch sử đã có vị nào “dám” giong buồm ra đại dương khám phá xem thế giới nó thế nào- vì đó là điều xa xỉ đối với một anh nông dân. Không có những pho sử thi hoành tráng như các dân tộc lớn (ah, có sử thi Đăm Săn của Tây Nguyên 🙂 )..vv.Dân Việt vốn ưa cái cân bằng bạn ah, mọi thứ cứ bình bình với nhau là đẹp nhất, thể hiện ở bữa cơm đó thôi, canh cà với rau muống luộc- cân bằng âm dương. Rồi cái đất Hà Nội đấy, quy hoạch thì hỗn loạn nhưng vẫn có sự cân bằng trong điên loạn. Đừng sợ văn hóa chúng ta vay mượn, bạn tìm hiểu những bài phân tích của các giáo sư đó, mặc dù ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa (dĩ nhiên, vì văn hóa của họ vốn rất đồ sộ) nhưng còn ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nữa. Ông cha chúng ta không hẳn vay mượn, mà lấy nhiều “chút” rồi sáng tạo một chút sau đó “nhào” hết với nhau…Mà chúng ta là Đông Nam Á mà, còn Trung Quốc bên Đông Á cơ. Và vấn đề ở đây chính là tư duy của dân tộc- một anh nông dân an phận thủ thường. Trong dòng chảy lịch sử, nhiều dân tộc bị xóa sổ nhưng dân Việt vẫn tồn tại vì anh nông dân ấy bên cạnh cái dở lại có cái hay-cân bằng mọi thứ…Tốt cũng không tốt quá mà xấu cũng không xấu quá…Cuối cùng, giải pháp, đó chính là giáo dục, giáo dục thế hệ ngay từ khi lọt lòng mẹ, giáo dục với một thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm.
trong bình luận của bạn có vài điểm mình đồng ý nhưng vài điểm mình nghĩ khác. Như bạn nói dân tộc ta “đơn giản hóa” những gì học được, cái này có 2 cách nhìn, cách nhìn thứ nhất là làm cho nó trở nên tiện dụng, cách nhìn thứ 2 là trình độ chúng ta không tới để làm cho nó trở nên cầu kỳ và phức tạp nên chúng ta an ủi mình là đang “đơn giản hóa” nó. cùng với sự phát triển thì mọi thứ càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn chứ không phải đơn giản hơn, như chiếc điện thoại ngày xưa và ngày nay chẳng hạn, có thể kiểu dáng nó nhìn đơn giản nhưng những đường cong nhìn như đơn giản lại cần một công nghệ vô cùng phức tạp mới sản xuất ra được. hay khi chúng ta càng tiến lên cao trong học vấn và chuyên môn thì những gì chúng ta học lại càng sâu hơn. do đó cái “đơn giản hóa” đó cần phải nhìn lại một cách thấu đáo mới biết nguyên do của nó. còn cái cách lấy chút cái này đắp vào cái kia rồi nhàu nặn thì cũng khg hẳn là sáng tạo đâu bạn, sáng tạo là làm ra một cái gì đó mang tính mới mẻ và vượt trội cái cũ, nó kế thừa cái cũ nhưng có sự đột phá về chất lượng so với cái cũ. còn về tính cân bằng? theo mình đó cũng là một cách tự an ủi bản thân thôi. Như chuyện quy hoạch đô thị của HN hay SG, chúng ta thấy nó có vẻ cân bằng vì chúng ta sống trong nó, nhưng trong mắt người nước ngoài thì nó loạn không chịu nổi. Nội cái việc ngặp lụt khi mưa lớn đã cho thấy sự bất hợp lý của nó. Bạn có thể vào Google Map để nhìn các thành phố ở châu âu rồi so với SG hay HN sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng. để nhận định một điều chúng ta cần nhiều thứ để đối chiếu so sánh đối chiếu càng nhiều ta càng tiến gần với cái nhìn khách quan hơn. Và cuối cùng thì như bạn nói, giáo dục chính là chìa khóa giải quyết những vướn mắc đang tồn tại ở nước ta.
Bình luận của bạn gợi nhiều suy nghĩ. Tại sao người Việt có tính cách ấy (an phận, cân bằng, xào trộn)? Mình nghĩ vì thế này: lười biếng. Vì sao lười? Bị kéo đi đánh lộn hoài không mệt sao được. Nước nhiệt đới, nóng ẩm quá, chỉ muốn nghỉ ngơi thôi. Giàu tài nguyên quá, hoặc ít ra không lo bị đói, cố gắng làm gì. Chỉ thấy mình với đứa bên cạnh, thôi, dẫu sao mình cũng hơn nó vài cái. Sắp hết lý do để lười rồi nên tình hình sẽ sáng sủa hơn: ít đi đánh lộn rồi, có máy lạnh rồi :)), tài nguyên bán sắp hết rồi, thấy được thế giới rồi.
Trong cái được gọi là 4000 năm lịch sử đó thì 2000 năm đầu chúng ta thuộc thành phần “khó xác định” và có thể được xem như một trong các bộ lạc thuộc “Bách Việt”. Một ngàn năm tiếp theo chúng ta chưa phải là chúng ta vì hầu như hoàn toàn bị bắc thuộc và theo tôi cái được người đời sau cho là tinh thần dân tộc khi đó có thể chỉ là khát vọng cát cứ mà thôi. Từ năm 938 đến trước 1883 thì thực ra chúng ta không thể đổ lỗi cho quân xâm lược được. Ngoại trừ 20 năm thuộc Minh ra thì phần lớn chúng ta tuy có chiến tranh nhưng cơ bản vẫn tự chủ. Hơn một nghìn năm qua chúng ta không chịu lớn chủ yếu là do chúng ta đang chuẩn bị dậy thì thì bỗng dưng không muốn lớn nữa.
Cảm ơn tác giả về một cách nhìn khác!
cái “bỗng dưng” trong bình luận của bạn nói lên nhiều điều, mong là từ “bỗng dưng không muốn lớn nữa” sớm chuyển thành “bỗng dưng nhận ra cần lớn lên để có thể sống”
Mình đã từng viết về vấn đề này. Cóp ra đây để chia sẻ nhé:
SAO MÃI LÀ TRẺ CON
Dân hai nhăm triệu không người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
(Tản Đà)
Có nhiều ý kiến cho rằng một trong những hạn chế rất lớn của người Việt, đó là chúng ta luôn mang trong mình các tố chất của một đứa trẻ và mãi không chịu lớn hoặc chỉ chịu lớn dậy khi có các đe dọa hay bị xâm lăng, đô hộ. Khổ một nỗi, sau khi gồng mình lên để đẩy lùi các thế lực ngoại bang thì chúng ta không chịu lớn tiếp mà lại khoái quay trở về thân phận một đưa trẻ.
Minh chứng đầu tiên của việc chúng ta luôn là một đưa trẻ có lẽ bắt nguồn từ truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương – Thánh Gióng, tuy đã ba tuổi mà không biết đứng biết đi hay biết nói. Nó phản ánh một phần tính cách bàng quan và thiếu trách nhiệm với thời cuộc của phần đông dân chúng trong thời bình. Đứa trẻ đó có lẽ sẽ mãi không chịu lớn nếu đất nước không bị ngoại bang xâm lấn; và cũng thật lạ kỳ, cũng vẫn chính là đứa trẻ ấy nhưng chỉ vừa nghe lời hiệu triệu cứu nước, đã có thể vươn mình đứng dậy, trở thành một thanh niên cường tráng khỏe mạnh, giúp đánh tan giặc ngoại xâm và ra đi không một lời từ biệt.
Có lẽ người xưa không thể để Thánh Gióng ở lại trần gian được, bởi vì nếu như vậy thì Ngài sẽ như thế nào nếu không phải trở lại vai trò của một đứa trẻ – vốn không được hay ho cho lắm sau khi đã lập được bao kỳ tích.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta luôn muốn mình mãi là trẻ con! Bởi vì là trẻ con chúng ta đươc phép sai và không phải chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Là trẻ con, chúng ta được “người lớn” che chở và hay được khen ngợi mỗi khi làm một việc gì đó “được cho là phải” hay “chịu khó nghe lời”. Trong thế giới của trẻ con, mọi chuyện đều có thể xảy ra và được chấp nhận mà không bị đặt câu hỏi hay nghi ngờ. Chỉ khi là trẻ con, chúng ta mới hay “Ảo tưởng sức mạnh” mà không bị chỉ trích hay bị phê phán về sự non kém trong khoa học hay quản trị.
Là trẻ con, chúng ta luôn hồ hởi đón nhận những cái mới, tham gia các trào lưu mới và thử nghiệm các mô hình mới mà không cần phải phân tích bối cảnh, sự phù hợp cũng như tác động của chúng đối với cộng đồng. Là trẻ con chúng ta không phải chịu trách nhiệm giải trình trước người lớn về các việc mình làm và nếu có gì sai sót thì người khác cũng dễ thông cảm theo kiểu “trẻ con ấy mà”.
Cũng chỉ có trẻ con mới tin vào “ba điều ước” và tin vào các câu chuyện hoang đường mà không cần phải chứng mình bằng khoa học thực nghiệm. Là trẻ con, chúng ta được phép mơ mộng một chút. Nếu làm người lớn, nhiều lúc cuộc sống không cho phép chúng ta mơ mộng, đặc biệt là trong những quyết sách có ảnh hưởng đến tương lai. Sự mơ mộng có chăng cũng chỉ là tô hồng thêm chút ít các kết quả sẽ đạt được vốn dĩ có thể được đảm bảo bởi các chiến lược đúng đắn trong thực tại. Nhưng là trẻ con, chúng ta không nhất thiết phải có các hành động cụ thể thời hiện tại nhưng vẫn có quyền mơ mộng một “đông phương hồng” ở tương lai. Cũng bởi vì ai cũng thích được mơ mộng mà không phải làm gì cả nên nhiều người chọn cách không phải lớn để mãi là trẻ con.
Trong khoảng trên một thế kỷ qua, đã có nhiều người, với lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, đã tìm nhiều cách giúp dân tộc chúng ta thoát khỏi thân phận một đứa trẻ để một ngày có thể trở thành một thanh niên cường tráng. Không thể phụ nhận một thực tế rằng với các nỗ lực đó, chúng ta đã lớn lên chút ít. Từ một cậu bé gầy gò, ốm yếu và chỉ biết một ít Tam Tự Kinh, chúng ta đã có một bước tiến dài và phổng phao lên rất nhiều trong mấy chục năm qua. Đã có lúc, nhiều người tin tưởng rằng với đà này, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ lần đầu tiên thoát khỏi quy luật của lịch sử dân tộc để trưởng thành cả về hình thức lẫn nội dung. Than ôi, cũng có thể là do phúc phận của chúng ta chưa đến, khi sắp chuyển mình để chuẩn bị dậy thì, chúng ta đã không vượt qua được sức ì của tâm trí và bóng đè của lịch sử, văn hóa để cho cơ hội bị trôi qua khiến cho không biết đến bao giờ mới có thể lớn lên được nữa.
Là trẻ con, chúng ta thích được sống trong một xã hội mang màu sắc kiếm hiệp, nơi những thường dân yếu thế có thể được các “hiệp sĩ” bóng đêm hay “người dơi” bảo vệ trước những bất công; nơi luôn có những người sẵn sàng “lộ kiến bất bình bạt đao tương trợ”; nơi công lý thỉnh thoảng được bảo vệ bởi một ông Bộ Trưởng vi hành. Ở nơi đó vai trò nhà nước bị lu mờ trong con mắt của người dân.
Trong lịch sử của mình, người Ấn Độ liên tục bị các tộc người khác (người Aryen, Hung Nô, Hôi và Châu Âu) xâm chiếm và đô hộ. Do yếu tố tôn giáo và khi hậu, họ trở nên suy nhược và không có khả năng chống trả. Để giải thoát cho mình, họ phải đi tìm niềm vui và sự an ủi trong tôn giáo – nơi đó tâm hồn họ được giải phóng bất chấp thực tại là kẻ bị thống trị.
Khác với họ, chúng ta trẻ hơn rất nhiều và cũng nông cạn hơn nhiều trong cách nghĩ, hơn nữa chúng ta luôn lớn dậy mỗi khi có ngoại xâm và luôn giành chiến thắng. Điều này khiến cho lòng kiêu hãnh của chúng ta quá lớn – lớn đến nỗi nó lấn át tất cả các thứ khác mỗi khi chúng ta bị đe dọa. Khi đó, tính cách của một đứa trẻ bộc lỗ rõ nét nhất trong từng cá thể của người Việt. Lòng kiêu hãnh không cho phép chúng ta nhượng bộ hay thỏa hiệp. Bất kỳ ai đi ngược lại nguyên tắc này sẽ bị coi là “thỏa hiệp”, “cải lương” hay “nhu nhược”. Đây có thể xem là một trong những nguyên nhân khiến dân tộc chúng ta nổi tiếng anh hùng trong chiến trận nhưng hay bị thất bại trong các bước ngoặt lịch sử.
Các bậc Tiền Bối đã là tâm khổ tứ để giúp dân tộc ta lớn dậy. Tuy không được như ước nguyện, nhưng ít nhiều ngày hôm nay chúng ta đã phổng phao hơn rất nhiều. Đây có thể là thời cơ để chúng ta vươn mình đứng dậy bằng các biện pháp đồng bộ về văn hóa, thể chế và giáo dục.
Bạn sẽ làm gì và làm khi nào để sau 4000 năm Quốc Tổ Lạc Long Quân không còn thắc mắc về sự châm lớn của con cháu?
bài này hay quá, à cũng không nên khen hay mà là rất giá trị, giá trị hơn bài viết của mình nhiều. cảm ơn bạn vì bài viết.
có lẽ câu trả lời là người trẻ chúng ta, có lớn được không, có ngừng than vãn, bớt đi nhưng cáu bẳn về đời sống không được như ý và vươn lên không, không phải là chế độ hay dân chủ, mà chính chúng ta đang tự kéo mình đi xuống thôi
Sao bạn không viết thành bài chính? Đưa vào bình luận thì ít người đọc.
@voi_con:disqus hướng hẫn cách up bài được không? MÌnh chưa rõ cái trang này nên làm thế nào cả! Thanks
Mình có viết được bài nào để đăng đâu mà chỉ bạn :)) Bạn xem trong mục hướng dẫn ấy. Không thì hỏi bạn Mắt Đời này nè.
Tài khoản của mình là THĐP tạo giúp, mình vào chữ “Triết Học Đường Phố” góc trái phía trên, sau đó nhấp vào chữ Post – Viết Bài Mới và chép vào rùi lưu lại thui, THĐP sẽ duyệt, ok thì đăng. Còn nếu không bạn có thể gửi trực tiếp bài bạn đến mail này là được: btv.thdp@gmail.com
Cho mình hỏi là ý nghĩa của bài viết này là gì vậy? Bạn viết bài này nhằm mục đích gì? Bạn nói “Việt Nam – một dân tộc chưa trưởng thành” là nói sai, bạn nói nền văn hóa VN bị ảnh hưởng hầu hết của TQ, như thế thì đã sao, lịch sử là lịch sử, chúng ta phải tôn trọng nó. Bạn nói như thế có khác nào bảo các nước châu Âu chưa trưởng thành vì họ cũng bị ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Hi Lạp, bảo Mỹ, Úc chưa trưởng thành vì thực chất họ là thuộc địa của Anh. Vấn đề của chúng ta nằm ở thể chế chứ không phải ở vấn đề lịch sử ưu ái hay bất công, thật sự mà nói thì lịch sử VN mình rất đẹp. Hãy nhìn vào Nhật và Singapo, họ cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ TQ như chúng ta cả thôi nhưng họ hiện tại là cường quốc hàng đầu TG. Bạn nói “chúng ta như một đứa trẻ tưởng mình đã lớn”, thế “chúng ta” ở đây là ai thế?
mình thích bình luận này của bạn. vậy nên mình sẽ trả lời từng câu hỏi. ý nghĩa của bài viết là sự chia sẻ cảm nghĩ, đơn giản vậy thôi. còn mục đích là nói với mọi người rằng chúng ta đang là những con ếch trong nồi nước nóng đấy, mau cùng nhau tìm cách nhảy ra khỏi nồi thôi. còn về VN là một dân tộc chưa trưởng thành thì mình nghĩ mình không nói sai. cái chưa trưởng thành thể hiện ở tầm nhìn và quyết định trên con đường phát triển của dân tộc cho đến lối sống của đa số con dân của dân tộc đó. thời phong kiến, chính sách bế quang tỏa cảng là một biểu hiện của tầm nhìn chưa xa, tinh thần nhỏ bé. đến việc nam bắc chiến tranh cũng thể hiện điều đó, một gia đình có các thành viên trưởng thành nếu có tư tưởng bất đồng cũng không vác dao chém nhau, nó chỉ có ở những gia đình kém học thức hay những thiếu niên háo thắng chưa biết suy nghĩ.
về phần chúng ta bị ảnh hưởng của văn hóa TQ hay của bất cứ nước nào cũng không là vấn đề quan trọng, quan trọng là chúng ta có học được cái tinh túy đó để biến thành của mình hay không. chỉ khi ta có được mới có thể từ đó sáng tạo ra cái riêng của mình. VN, Nhật Bản Và Hàn Quốc đều bị văn hóa TQ ảnh hưởng nhưng thử xét về quan niệm sống, thành tự đạt được sẽ thấy được sự khác nhau giữ VN và 2 nước kia. Cái chúng ta học được chỉ là hình thức là bắc chước, còn 2 nước kia đã biến cái tinh túy đó thành của họ rồi, trong nhiều mặt họ đã vượt qua cả TQ – dân tộc mà họ đã học hỏi, còn VN ta giống TQ quá. sự trưởng thành không nằm ở những gì ta học mà nằm ở việc sau khi học ta có được cái gì, là hiểu hay là đọc lại những gì đã học như một con vẹt. Mỹ Úc có trưởng thành không thì nhìn cách họ suy nghĩ và hành động thì biết thôi. Trong bài tôi cứ lặp đi lặp lại 2 từ “tinh túy” và “bắc chước” mà bạn không thấy sao? bạn thấy những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp đang bắc chước dân tộc Hy Lạp à? thật sự thì họ đã vượt qua dân tộc ấy rồi.
vấn đề về thể chế: có một câu mà một ông lớn đã nói cũng có phần đúng “dân bầu thì dân chịu chứ kỷ luật ai?!”. Dù là sự lựa chọn có thể không phải của tất cả nhưng lại là của phần lớn các thành viên trong dân tộc đó. nếu một thể chế là xấu sao người ta cứ chọn nó? người ta chọn nó vì người ta không biết, nhưng vì sao không biết? vì chưa trưởng thành bạn à. và một điều nữa thể hiện điều đó, là khi chính những người chọn nó biết mình có thể chọn sai rồi mà vẫn cứ giả vờ không biết, không dám thay đổi nó.
còn “chúng ta” ở đây là ai à? là tất cả, là tôi là bạn là mọi người. bộ bạn tưởng bạn nhận ra những điều bạn đang nhận ra nghĩa là bạn đã lớn sao? chưa đủ đâu bạn à! chúng ta còn phải học hỏi nhiều lắm. mong là chúng ta trưởng thành trước khi chết trong nồi. 🙂
Ông Guest này còn mang trong đâù óc bão thů cua Cong Sãn nên chi biet quyen loi hien tai ( chăć cůng tham ô ghê lă’m moi có chút cua ăn cuã đê nên câ`n gì phãi hy sinh cho Dân Tôç) nên bô não chua phat triêñ
thật ra mình hiểu ý mà bạn ấy muốn nói. bạn ấy nhìn thấy vấn đề nhưng thái độ đối với nó có thể khiến viết thương luôn rỉ máu.
Bạn này thuộc trường phái “hễ ai bào chữa thì đều bị Cộng Sản ám”. Bạn cũng hơi bị ám bởi trường phái đó rồi đấy 🙂
Bài viết của bạn đúng là rất hay, và nói đúng thực trạng của nước ta hiện nay. Nhưng liệu một xã hội có quá nhiều trẻ con như thế, thì người lớn có được xem là người lớn?
dân tộc nào cũng có người lớn và trẻ con cả. nhưng muốn phát triển thì người lái con tàu của dân tộc phải là người lớn đã.
Bạn viết sai chính tả nhiều quá!
Thiết nghĩ muốn đánh giá một dân tộc, trước hết phải sống như một công dân.
Cũng như lời Hoàng Hiệp : “…Trường Sơn, Đông nắng Tây mưa, ai chưa đến đó như chưa biết mình…”
hì hì! chính tả luôn là điểm yếu của mình, lần sau sẽ cố gắng khắc phục. câu này của bạn rất hay “Thiết nghĩ muốn đánh giá một dân tộc, trước hết phải sống như một công dân”, nếu những người ngoại quốc thử sống như một công dân VN, chắc họ sẽ hiểu sâu sắc về VN hơn.
Chúng ta đang ở trong cái nồi đó. Tìm cách nhảy ra thôi 😀
có rất nhiều cách đấy bạn. một trong đó là cách mà những người giàu ở TQ thường làm: di cư sang các nước tư bản.
Ai cũng di cư hết thì thế nào bạn?
Việc ai cũng di cư hết là không thể, di cư là chuyển từ chỗ tồi sang chỗ tốt nên cần nhiều điều kiện, thường thì chỉ những thành phần trí thức cao hay giàu có mới làm được. giàu và trí thức đi hết thì … trước sau cũng mất nước. Nhưng có một câu hỏi được đặt ra là, đi để có tương lai, để con cháu mình được mở mang tâm trí hay vì yêu nước mà ở lại chap nhận sống trong dốt nát, nghèo nàn và lạc hậu? nhớ trả lời that long nhé.
Một bài viết chất lượng. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả.
Bản thân tôi là người rất kén đọc và dè dặt trong Cmt, cũng như trong lời khen. Nhưng bài viết của bạn qú tuyệt vời. Đất nước ta mới chỉ là những cậu nhóc. Hy vọng thđp ngày có thêm nhiều tác giả như bạn
cảm ơn bạn. trước đây cũng có viết một số bài về xh nhưng cũng khg ai thèm đọc, một người anh mình biết bảo hãy thử gửi nó đến các trang có cùng chủ đề xem sao. giờ mình mới làm thử, may mắn cũng được đăng. khi nghĩ về đất nước mình thấy những gì đang tồn tại sao giống tính cách của một cậu nhóc quá nên mới có bài này. cha mình kể lúc ông còn nhỏ, có 2 tên lớn hơn xúi cha và chú đánh nhau tơi bời trong khi họ đứng ngoài vỗ tay. cuộc chiến nam bắc ở phương diện nào đó không phải là thế hay sao?!
Uh, tôi cũng đồng ý quan điểm ấy. Nhưng chiến thì nó qua rồi. Cái cốt là chúng ta làm được gì trong thời bình. Trong khi thế giới đi lên thì minh đi giật lùi. Lùi về mọi mặt. Một xã hội điên loạn nhiễunhưng với đủ thứ độc hại. Thông tin độc hại, thực phẩm độc hại, không khí độc hại, ý thức hệ độc hại.
Tôi cũng thường viết về giáo dục và văn hoá cho thđp. Bản thân tôi rất hay đọc, nhưng đọc chọn lọc chứ ko “ăn tạp”. Bới thế ở trang này tôi chỉ đăng bài chứ rất ít đọc. Cmt thì gần như là ko.
Bạn Mắt đời!
Bạn nói nhiều vậy, rất có tâm huyết, thế nhưng bạn chưa chỉ ra được cái lõi của vấn đề: vì sao mà dân tộc VN chưa trưởng thành.
Tôi nghĩ cái cốt lõi đó chính là thể chế chính trị.
Nếu VN có thể chế chính trị khác đi, thì nền giáo dục sẽ khác đi, tầm nhìn và văn hóa cũng khác đi, thì có lẽ, dân tộc VN sẽ trưởng thành.
Một thể chế chính trị tự do hơn, dân chủ hơn mới có thể thay đổi đất nước ta thôi haizzz.
Xin lỗi nhưng mình có ý kiến không cung chiều lắm, về quan điểm thì đồng ý với bạn Mắt đời nhưng với yêu cầu về dân chủ thì các bạn nên cân nhắc và suy nghĩ với một dân tộc chưa đủ lớn này liệu dân chủ có trở thành “dân chủ quá trớn không” hãy xem gương của các nước châu Âu (với nền tảng tri thức cao) các nước theo trào lưu mùa xuân Ả rập, UK (thấp hơn). Tôi nghĩ nước chúng ta muốn phát triển cần có một nhà độc tài (tất nhiên phải giỏI – cũng khó) thì mới cos khả năng dẫn dắt vì dân Việt chúng ta vốn ưa “roi vọt” dân chủ sẽ có loạn như thời trước Đinh. Thân
mình nghĩ có lẽ nên nâng cao dân trí và thay đổi nhận thức và tác phong của người Việt mình đã.
Cơ mà,nhiều người Việt thì bị ru ngủ như chú ếch trong nồi nước nóng dần dần.Chú ếch nào nhận biết đc muốn nhảy ra khỏi cái nồi thì bị lão đầu bếp úp cái vung vào.
Dân Việt mình chỉ lo sao cho ấm thân, chạy chọt vào ngồi chỗ nọ chỗ kia, ăn lương tháng vợ con đề huề là coi như ok rồi, nói ra câu nào mang tính thời sự, chính trị là bị dọa ngay!
Thực sự nếu bạn muốn biết tới tại sao mùa xuân Arab lại gây ra tình trạng như thế thì hãy đọc cuốn “Con đường Hồi giáo” của Nguyễn Phương Mai có lý giải lý do đấy mùa xuân Arab gây ra tình trạng hỗn loạn chủ yếu chính là vì sự xung đột giữa các trường phái tôn giáo trong nội bộ Islam và các tôn giáo nhỏ lẻ khác, còn UK thì không hẳn đã thấp hơn chúng ta đâu, Uk nhận thấy bị lệ thuộc vào Nga nhiều quá trở thành con cờ giữa Nga và Châu Âu lên việc nội chiến giữa 2 miền đất nước là không tránh khỏi, nhưng cộng đồng người Việt mình bên UK thì thích theo dân chủ của Châu Âu hơn đấy.
Còn với chế độ độc tài hiện nay thì chắc phải hết 1 khoảng thời gian vài chục năm nữa may ra mới có nhà độc tài như bạn nói, nếu tình trạng đất nước ta mà không thoát khỏi thể chế chính trị như bây giờ thì không tới 30 năm nữa nó sẽ kiệt quệ hoàn toàn.
Thân bạn !
Trào lưu mùa xuân Ả rập không phải là dân chủ mà chỉ là sự phản kháng khi mâu thuẫn không giải quyết được,đương nhiên những nước như Mỹ thì rất thích thú với sự thay đổi này vì có lợi cho họ nên mới cố gán những từ như tự do,dân chủ vào đó !
Nhà độc tài như bạn nói sẽ không có đâu vì thể chế hiện nay không cho phép xuất hiện.
thật sự mà nói thì cái lõi đó chắc đa số chúng ta đều biết nhưng đa số giả vờ không biết (kể cả mình). nói chung mỗi người chúng ta tự cho bản thân một ranh giới nhất định. bởi cuộc sống còn quá nhiều thứ để lo chứ không chỉ riêng vấn đề chính trị.
Thật ra không hẳn là giả vờ không biết, mà biết rồi, nói ra thì bao nhiêu người bịt mồm! rất đơn giản, trong những lần cà phê với bạn bè, bàn về những vấn đề mang tính thời sự một chút là bị dọa “Thôi, công an nó tóm cổ bây giờ” buồn cười thật, người Việt mà tư duy kiểu đấy mãi thì lấy đâu ra để trưởng thành!
thật ra mình cũng sợ đấy, nên chỉ nói những gì cần thiết thôi 🙂
nói đúng cũng sợ sao?
sợ vì người ta không dùng đúng để trả lời cho cái đúng. mà ta nhỏ bé còn người ta thì to lớn.
Còn tồn tại nhiều vấn đề quá!
dó cũng là 1 trong những lý do không trưởng thành được đấy!
vâng ạ! hi hi. bạn lúc nào cũng đúng 🙂
nhận xét vậy là ý gì ta?
là bạn nói đúng rồi. khg còn cách nào phản bát.
bạn nói bạn lúc nào cũng đúng, nghe hơi lạ thôi
oải cái cốt lõi là do (con người) tính dùng từ (nhân sinh) nhưng do mình không thích từ này! con người chưa trưởng thành thì đất nước cũng thế! hãy đắt đầu bằng (cái ăn là cái tồi tàn) đi hãy thử thay đổi vấn đề (ăn thịt chó) trong xã hội đi! thay đổi từ những điều nhỏ nhặt cho tới lớn lao cho đến khi nào những điều đó ăn sau vào máu vào não của từng trái tim từng con người việt nam thì lúc đó việt nam sẽ trưởng thành! đừng lôi chuyện chính trị ra bàn tán ai là người bầu cử? ai là người đóng thuế? ai là người thấy bất công mà không dám lên tiếng vì sợ tù đày…..? bạn chắc có câu trả lời nhỉ? hãy cứ yên phận thủ thường con người nhiều lắm 70 năm là hết hãy làm gì đó cho mình và già đình là được!
bạn Mắt Đời bắt đầu viết r
Tuyệt vời
Bạn là người có cái nhìn đa chiều và khá sâu rộng
Thế mà bữa h toàn đi viết sau cm thôi, cm dài quá người ta thường chẳng muốn đọc, thật là uổng phí ngòi bút
Bạn nên viết lên bài như này
Để nhiều người cùng đọc hơn nữa
cảm ơn bạn
Bữa h mình muốn nói điều này mà mãi chả nói đc
Nay mới nói được
nhẹ hết cả người
phù!
Mình đọc xong bài viết cũng muốn cám ơn bài viết hay và sâu như vậy. Mình cũng khá thích các bài viết của Phi Tuyết.
// Riêng cá nhân mình khá thích các comment hoặc những bài đánh giá ngược, một người phải hiểu vấn đề người khác trình bày nhiều lắm mới thực hiện được 1 bài viết đánh giá hoặc 1 comment phân tích.
Hic! đừng khen mình quá, mình không phải chuyên viết bài, đôi khi một ý tưởng nẩy sinh và viết thôi. bài sau có thể không hay hi hi, nhưng sẽ cố gắng. cảm ơn bạn rất nhiều. Thường thì khi viết cmt mình viết thoải mái hơn 🙂
Vậy thì cứ coi nó như “một bài comment” là được. HjHj.
Xin chào mừng bạn đến với nhóm NVTL! https://www.facebook.com/groups/tram.lang/ một nhóm dành cho những người sống và làm việc với nhau một cách ‘trầm lặng’ để hướng tới một Việt Nam hội nhập và phát triển hơn xưa. Người Việt trầm lặng! không bè phái, không chống phá bất kì cá nhân, nhà nước hoặc tổ chức nào cả.
Xin tự giới thiệu mình tên là Đăng, một trong những admin của nhóm. Tớ sẽ sẵn lòng tiếp nhận mọi thắc mắc hay phản hồi của bạn về nhóm. Nếu không phiền, bạn có thể nào gợi í mình hay những người có quan điểm sống tương tự như bạn… Mình cũng rất muốn mời họ vào nhóm với chúng ta!
Một lần nữa, xin thay mặt cả nhà, nhóm NVTL! hoan nghênh bạn đã tham gia với chúng tôi!
Mến,
https://www.facebook.com/events/1405010846400951/?ref=4
“…VN hội nhập phát triển hơn nay” thì đúng hơn đó bạn.Rất sẵn lòng gia nhập.Cần thay đổi và khai tâm nếu muốn phát triển.
cám ơn bài viết của bạn 🙂 .Tôi vẫn tin việt nam có sự chuyển mình. sắp thôi ……………
cảm ơn bạn đã đọc, mong là Việt Nam mình không làm cho chúng ta ta thất vọng. nhưng nói thật là mình …hơi bị bi quan
Rồi họ sẽ lớn và nhận ra họ trẻ con như thế nào thôi. Hãy cho họ thời gian.
một đứa trẻ đc nuôi dạy và giáo dục theo cách của một đứa trẻ thì nó sẽ vẫn là 1 đứa trẻ to xác thôi.
thay đổi,chỉ có thay đổi mới làm cho đứa trẻ đó trưởng thành.
mong được như bạn nói.
Bao nhieu thoi gian đã trôi qua roi mà vâñ chua nghįêm ra vâń đê` sao ? Tôi thųc sų bùôn tui cho VN cua mình. Chò đøi nűã thì kô biet sĕ đi vê` đâu
Tôi và bạn đều đã nhận ra hết rồi đấy thôi, xã hội này còn nhiều người vẫn là ếch vì họ không có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Như chính bản thân tôi khi làm thủ tục nhập cảnh ở nước ngoài lần đầu tiên đã phải tự xấu hổ khi không xếp hàng và đã bị nhắc nhở. Đó là 1 cố tật mà tôi đã mang từ VN sang nước ngoài, sau lần đó tôi đã tự biết mình phải ý thức được việc phải xếp hàng nơi công cộng. Khi 1 nhóm người cùng làm sai thì họ không thể biết được họ đang làm sai chỉ đến khi họ có cơ hội được tiếp xúc với 1 nền văn hóa khác thì may ra họ mới thay đổi được thôi.
Khi nào VN mới trưởng thành? Khi chúng ta có tự do. Tự do là câu trả lời cho tất cả mọi thứ.
Vâng! đó cũng là lý do tôi thích Triết Học Đường Phố.
Em nghĩ có tích cực nhưng cũng sẽ có tiêu cực thôi. Tự do có thể là giúp chúng ta trưởng thành đấy nhưng với giới trẻ ngày nay thì còn nhiều điều suy ngẫm. À! Nhân tiện cảm ơn Anh Mắt Đời đã cho Em đọc 1 bài viết sâu rộng 🙂 cái nhìn khả quan nhất.
tự do là gì? hãy định nghĩa từ tự do trước khi khao khát chúng!
Ở đâu có Hoàng Huy ở đó có tự do!!!
Đây không phải điều mới lạ. Từ lâu rồi cụ Tản Đà đã than rằng:
Dân hai mươi triệu ai người lớn
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con
bạn nói đúng, những gì tôi nói hay những lời của nhiều người khác nói đều không mới lạ. nhưng điều đáng buồn ở chỗ những người cần nghe nhất lại không thèm nghe. có lẽ vì cụ Tản Đà nói đúng rồi.