27 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Về lòng biết ơn và mối quan hệ sòng phẳng giữa nhà nước và nhân dân

Photo: Public domain

 

Chúng ta hãy hiểu rằng hành vi biết ơn, hay ghi công gì đấy chỉ nên được dành cho những người đã làm gì đó tốt đẹp cho mình mà mình đã không phải trả công lại cho họ lúc họ thực hiện điều đó và điều đó là một chiều. Ví dụ: Biết ơn bố mẹ, ông bà là điều bình thường, vì họ đã ban cho mình những điều quý báu nhất: cuộc sống, ăn học, vật chất từ nhỏ đến lớn – họ tự nguyện thực hiện những điều đó mà không cần và không nhận đền đáp từ mình một chút nào trong suốt quá trình mình thừa hưởng thành quả của họ. Cũng như không có công cụ bạo lực bắt buộc hay cưỡng chế ta phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng lại. Thế nên Cha mẹ mình thì mình không chỉ tôn vinh mà thậm chí xưng tụng, thờ-bái-vái-lạy cũng chẳng vấn đề gì, vì họ nuôi mình không cần điều kiện, THƯƠNG mình KHÔNG CẦN mình làm gì cho họ.

Còn với vua chúa, chính phủ thì khác. Vua chúa, chính phủ chỉ đơn thuần là một nhóm người cung cấp một số dịch vụ chuyên biệt cho người dân dựa trên tiền thuế mà người dân bị BUỘC phải đóng góp. Nếu không đóng góp thì sẽ bị cưỡng chế BẮT BUỘC phải đóng góp. Mối quan hệ này không hề có “ơn nghĩa” hay “công lao” gì ở đây cả. Chiếu theo ý nghĩa hiện đại của public policy, đây chỉ đơn thuần là một “hợp đồng” (hay đúng hơn là một “khế ước xã hội” – social contract – vì nó không mang tính tự nguyện như hợp đồng / khế ước thông thường) giữa chính phủ và người dân, thông qua đó người dân trả tiền thuế cho chính phủ thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận tương ứng của mình.Đây là một mối quan hệ rất sòng phẳng theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Không ai nợ ai cái gì ở đây cả.

Photo: Peppermint Sunshine
Photo: Peppermint Sunshine

Bởi ta nói, vua chúa thì lấy tiền thuế (bắt ép phải đóng bất kể dân có muốn hay không, cũng chẳng thông qua trưng cầu dân ý, “dân chủ” gì sất), và khi họ cần thí luôn sinh mạng của dân để hoàn thành mục tiêu của họ, sinh mạng người dân đôi khi nó giống như con tốt thí mạng trong tay họ vậy thì “ghi công”, “tôn vinh” nỗi gì?

Đọc đến đây nếu các bạn vẫn còn ngoan cố ca bài ca có điệp khúc sau :

– Nếu không có chính phủ, ai bảo vệ người dân khỏi giặc nội-ngoại xâm?
– Nếu không có chính phủ, ai bảo vệ người dân khỏi bọn trộm, cướp, hiếp, giết?
– Nếu không có chính phủ ai,ai làm công trình này, dự án kia, làm cái nọ, làm cái kia?
– Không có chính phủ thì người dân sẽ bị bla bla bla bla?

Thì xin thưa với các bạn, nếu đã sống nửa đời người, đầu đội trời chân đạp cứt mà chỉ để hỏi câu “Nếu không có chính phủ… thì sẽ thế này thế kia…” thì tại sao không ráng hỏi thêm câu hỏi “Nếu không có dân và tiền thuế của dân, thì chính phủ sẽ làm được cái tích sự gì như đã kể trên…” nếu không hỏi thêm câu này thì thật uổng phí luôn nửa đời người còn lại.

Bonus thêm: Việc một chính phủ bảo vệ người dân khỏi giặc nội-ngoại xâm, trấn áp tội phạm, đánh đuổi giặc ngoại xâm, hay dàn xếp những xung đột trong dân chúng (thông qua tòa án) nó chính xác chỉ đơn thuần là biểu hiện của khế ước xã hội (social contract) này và nó cũng chính là nghĩa vụ bắt buộc của chính phủ phải thực hiện nhiệm vụ/nghĩa vụ tương ứng trong cái hợp đồng có tên Social Contract, chấm hết! Không có ơn nghĩa chi hết!

 

Tiểu Bối

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Tôi ngạc nhiên vì sự thắng thắn và trung thực của bài viết này 🙂 một điều hiếm có trong cái nền báo chí bị bóp nghẹt trong kiểm duyệt. Là 1 người trẻ có cùng suy nghĩ với tác giả, tôi cảm thấy rất vui và vững niềm tin vào một thế chế dân chủ trong tương lai. 😀

  2. Dang Canh Thien Bạn lại rối rắm, dài dòng nữa rồi. Gà và trứng, nguyên nhân có nhà nước tôi đã nói rồi. Cũng cần thêm về con người rằng "nhân chi sơ tính bản ác" theo Tuân Tử và đã được chứng minh, điều này thì bạn tự kiểm nghiệm về mình và người nào mà bạn cho là tốt thì thấy thôi. Vì vậy nên ý đồ chính trị trong việc hình thành nhà nước đã rõ ràng. Các nhà xã hội học đang ra sức kiềm chế mặt xấu, nhưng lại là chữ nhưng… cái xấu cũng ngày càng phát triển theo khoa học kỹ thuật.
    Triết học và ngụy biện thì phải xét ở động cơ nghe bạn.
    Vấn đề ở đây là nhà nước và nhân dân. Đến thời điểm này, 2 bên đang dựa vào nhau, và đối với những người dân như Ngô Bảo Châu, Anhxtanh thì họ có nhiều lựa chọn nhà nước cho mình hơn và nhà nước nào cản trở họ thì họ chọn nhà nước khác. Còn đa phần thì cuốn theo chiều gió thôi. Nếu như mãi cuốn theo chiều gió thì chả có điều gì cho chúng ta hưởng như ngày nay, kể cả bóng đèn điện.
    Tác giả đã đưa ra vấn đề và nâng tầm suy nghĩ được cho đa số người dân để mong một ngày không xa, con cháu chúng ta không phải mơ giữa ban ngày. Còn bạn Dang Canh Thien đi vào phân tích học thuật như là Tiểu Bối đang bảo vệ luận văn tốt nghiệp trước hội đồng nhà nước vậy. Tôi biết rằng với việc nghiên cứu triết học thâm sâu như bạn thì bạn cũng có bản lĩnh và có thể tự thân vận động tốt, còn dân thường thì không được như bạn. Dù sao cũng là sinh ra cùng giống người, cũng chỉ vẻ nhau một tí; mình có thể ăn thịt con gà, con lợn, con chó… nhưng có kẻ đang tâm ăn thịt đồng loại thì hơi khó coi. (vậy mà có nơi ăn con chó đã bị coi là man rợ)

  3. hoangma_sac haha, mình định dừng vì bạn Quốc Trung đã có xu hướng dừng và bạn ấy là một người không công kích cá nhân, cũng như có tính chia sẻ, chỉ khác nhau về mức độ cập nhật triết học và bạn ấy thừa nhận bạn ấy chưa tiếp xúc nhiều với chính trị học, nên mình dừng và hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn ấy :D.

    Còn bạn hoàng samac thì mình có một số ý tranh luận như sau (mình bỏ qua phần bạn công kích cá nhân).

    Tại sao lại cần triết học và ngụy biện? Đó là tại vì con người ta cố gắng giải thích những thứ xung quanh bằng cách hợp lí, hợp logic nhất. Tuy nhiên, khi chưa có những bằng chứng xác thực, con người lấy quan điểm để của một nhóm cá nhân (với những dẫn chứng đi kèm) tại thành một xu hướng (quan điểm triết học). Ấy thế mà trước thời triết học duy vật, triết học duy tâm rất phát triển. Nhưng kể từ thời hạt và sóng được tìm ra (các kết quả của vật lí), triết học duy tâm yếu dân. Tuy vây ko mất hẳn bởi vì chưa ai tìm được chứng cớ xác minh nhất khởi nguồn của vũ trụ là gì, chưa ai tìm hiểu được sau cái chết là gì, trong bộ não là gì. Thế nên triết học nhị nguyên, hữu thần vẫn còn tiếp diễn.

    Con gà quả trứng cũng vậy. Thời xưa, chưa có thuyết tiến hóa và các thí nghiệm sinh học liên quan, con người ta ngờ ngợ về tính nguyên nhân kết quả. Khi chưa tiếp xúc sâu về nhà nước, về chính trị và kinh tế học công cộng (như bạn Quốc Trung nhận xét) thì con người ta vẫn sẽ quan điểm rằng nhân dân phải đóng thuế theo nghĩa bắt buộc, và răng, nhân dân tạo ra nhà nước.
    Đó là vì hạn chế của sự nhân sinh quan (mình ko trách móc hay chê bai), chứ ko còn là khác biệt về quan điểm nữa. Bạn không thể nói rằng, giả sử ko có ai phát minh ra điện thì bóng đèn đúng là trò ma thuật cả.

    Thứ nữa: bạn có thể chỉ rõ mình ngụy biện ở chỗ nào được ko?. Trong 3 người (kể cả bạn) chỉ mỗi bạn Quốc Trung đi thẳng vào vấn đề, không công kích cá nhân (nói rằng tôi ngụy biện) hoặc lảng tránh vấn đề (đẩy qua gà và trứng). Tôi rất muốn biết thực ra tôi đang ngụy biện ở đâu để sau này còn sửa?

    Thời nguyên thủy ko có nhà nước, nhưng có những thứ manh nha của nhà nước (bộ lạc thì có tộc trưởng, gia đình thì quan hệ mẫu hệ) đó là những điều kiện tiên quyết của nhà nước. Bạn không thể nói ngày xưa có tiếng Anh hiện đại thì bây giờ chưa có được.

    Nhưng nội dung công kích khác thì mình ko quan tâm lắm :D.

    Mong được nghe từ bạn.

  4. Dang Canh Thien Bạn học nhiều, học rộng nhưng ngộ thì còn phải bàn. Bạn chỉ biết đọc và phán, còn bạn có hiểu hay không lại là vấn đề khác. Gà và trứng, cái nào có trước là một khái niệm lẩn quẩn gây rối để hòng dùng thuật ngụy biện, múa mép khua môi đạt ý đồ của mỗi người. Tôi đồng ý với Nguyễn Hoàng Huy về vấn đề này. Theo tôi thì câu trả lời đơn giản là khái niệm con gà có trước, trứng của nó gọi là trứng gà – do con người đặt ra.
    Về vấn đề nhà nước và nhân dân thì nhà nước hình thành khi nào? Thời nguyên thủy có nhà nước không? Đừng ngụy biện về tính cần thiết ở đây. Nhà nước là một thủ thuật chính trị khi kỹ thuật phát triển, của cải tăng chóng mặt và lòng tham của con người có điều kiện bùng phát.
    Bạn Dang Canh Thien có đọc triết học thì cũng nên lùi lại và nhìn toàn cảnh, đừng nói theo!
    Cảm ơn tác giả Tiểu Bối. Bạn có thể viết hay hơn, thuyết phục hơn!

  5. Dang Canh Thien:
    Bạn lấy một ví dụ về sự tiến bộ về khoa học để đối chiếu với 1 ví dụ về tư tưởng thật chả tương đồng tí nào. Tư tưởng là một thứ mà nó có thể tồn tại cả ngàn năm mà vẫn còn giá trị nhất định chứ không như khoa học, ví dụ như tư tưởng của Khổng Tử, Trạng Tử, họ chết cả ngàn năm rồi mà tư tưởng của họ vẫn sống, một số tư tưởng trong đó đúng là không hợp thời cho lắm nhưng nhìn chung là vẫn phù hợp.
    Tôi chưa từng học qua chính trị học, nhưng suy nghĩ của tôi giống Tiểu Bối. Tôi cũng muốn viết một bài để bày tỏ quan niệm về dân và chính quyền nhưng tôi biết mình viết không hay để người khác hiểu và thật sự tôi sợ viết xong công an vào nhà hốt tôi. Tôi muốn thể hiện sự tương đồng về quan điểm với Tiểu Bối. Còn chủ đề đó đúng hay sai, tôi miễn bình luận

  6. Quốc Trung thế theo bạn khi xưa vua quan nhà Nguyễn khăng khăng cái bòng đèn sợi tóc là ma thuật thì là đúng hay sai? quan điểm của người trước hiện đại về đèn điện sẽ là đúng hay sai?

    tôi cho rằng: dân và nhà nước (chứ ko phải chính phủ đơn thuần) thì đều cần nhau, nhưng ko có cái khái niệm dân không muốn đóng thuế mà được.

    Dân phải đóng thuế vì họ đang hưởng những thứ tạo ra cuộc sống của họ, và họ muốn tránh cũng ko được.
    Dân muốn được đóng thuế (quyền đóng thuế) vì sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình

    Dân biết ơn nhà nước nếu như nhà nước tốt có chính sách tốt cho dân (vì nhà nước được điều hành bởi con người, nên sẽ có đúng có sai)

    Dân chửi bới nếu điều ngược lại xảy ra.

    Vấn đề nếu thiếu tiền thuế của nhân dân. nhà nước vẫn sẽ duy trì hoạt động vì nó sở hữu các tài sản quốc gia (tài nguyên đất đai), nhưng dân sẽ tự nguyện đóng thuế cũng như đòi hỏi được đóng thuế để bảo vệ quyền lợi của mình.

    Tôi nhắc lại lần nữa, chủ đề social contract nó đã cũ (và ý hiểu của cả tiểu bối lẫn bạn đều ko đúng như những gì Rousseau phản ánh). Việc bạn viết bài như vậy chỉ nhằm khơi mào sự tức tối với lớp trẻ mà thôi.

  7. suy cho cùng Dang Canh Thien vẫn nhất quyết bảo vệ cái vế "Nếu không có chính phủ… thì sẽ thế này thế kia…" còn Tiểu Bối thì muốn bảo vệ cái vế "Nếu không có dân và tiền thuế của dân, thì chính phủ sẽ làm được cái tích sự gì như đã kể trên…”. Gà có trước hay trứng có trước nếu xếp riêng một mình nó ( không nhờ tiến bộ khoa học hay chính trị các kiểu) thì sẽ là một câu hỏi ko có lời giải. Cả 2 chỉ khác quan điểm, chả có chuyện ai đúng ai sai. Nhưng theo tôi chính phủ đang làm quá lên về vai trò của bản thân họ và mối quan hệ dân và chính phủ là sòng phẳng

  8. Nguyễn Hoàng Huy mình chắc sẽ dừng sau bình luận này :D; vì bạn chỉ tỏ ra bí hiểm ko chia sẻ :D; bàn luận nhưng mà toàn cứ ẩn dụ vậy thì làm sao mà hiểu được :DD

    mình cũng nói phía dưới rồi, vấn đề về thuế nó ko chỉ là vấn đề về các suy nghĩ TRIẾT HỌC ĐA CHIỀU, mà là tính thời sự của nó, bạn tiểu bối viết bài này là SAI, vì suy nghĩ đó đã lỗi thời và lạc hậu rồi. chỉ đơn gian thế thôi. Cũng như trứng hay gà vậy.

    bạn có thể dùng nó để ẩn dụ, nhưng trong bàn luận thì ko quá cần thiết :D; vì nó có thể dễ dàng bị bác bỏ tại thời điểm này 😀

  9. Nguyễn Hoàng Huy :D. nếu mình hiểu đúng về ẩn dụ của bạn thì mình trả lời như sau:

    trước đây thì câu hỏi: trứng hay gà có trước đúng là một vấn đề triết học nan giải: nhưng từ khi thuyết tiến hóa được kiểm nghiệm và phát triển, cộng với sự phát triển của thuyết xê dịch lục địa, thì người ta đã trả lời được rằng: Trứng có trước con gà rồi. Đây ko còn là vấn đề của nhiều luồng triết học đa chiều nữa, mà là vấn đề về về CẬP NHẬT triết học. Mình đã nói ở trên, khế ước xã hội đúng trong môi trường xã hội cũ, nhưng bây giờ nó sai.

    Còn mình thì luôn cho là trứng có trước :D.

  10. Gửi bạn Tiểu Bối: THDP đăng bài này lên facebook page của trang, mình chưa đọc bài của bạn nhưng đọc qua phần tóm tắt nên có mình luận, sau đó tắt máy chờ xem tác giả sẽ trả lời ra sao, nhưng rồi sau ko thấy gì nữa :D. Hôm nay tức chí thử vào trang chính để xem bài này thế nào.

    Mình đã đọc qua phần đầu và đọc đến phần chấm hết của bạn, một người viết về triết học mà tâm hồn chưa tĩnh lắm thì e :D. Thôi ko đả kích cá nhân nữa đi vào phân tích :D.

    Về khế ước xã hội, nó là thuật ngữ được đưa ra bởi Jean-Jacques Rousseau trong giai đoạn Thời Kì Khai Sáng những năm thế kỉ 17s, 18s. Nó đúng vào thời gian đó bạn nhé :D. (wiki để đọc cho nhanh)

    Nhưng rồi với sự phát triển dần của triết học vô chính phủ, sự xuất hiện của các thể chế nhà nước mới (như vô sản, tư bản nhà nước, tư bản dân chủ) và sự hoàn thiện dần thể chế dân chủ, thì social contract không còn đúng nữa.Vì bạn hay viện dẫn tiếng nước ngoài, thì những thứ mà người dân đang hưởng thụ được gọi là "public good". Những thứ đó được tạo nên nhờ nguồn "Public expenditure", và hiển nhiên nó ko thể từ trên trời rơi xuống được. Người hưởng "public good" phải đóng góp vào cái khoản "expenditure" đó. Đó là cái nhìn đúng hơn về chính phủ trong thế kỉ 20 (khái niệm này bắt đầu những năm 1900s với sự tham gia của các nhà kinh tế học như Coase, Samuelson (1950 trở đi) …
    Về vấn đề biết ơn hay không trong thời đại này mình ko bàn đến vì nó là cảm tính (thực ra nếu lãnh đạo có tâm thì cũng đáng biết ơn thật, biết ơn vì họ đã cố gắng học tập tu dưỡng để trở thành một người tốt đi lãnh đạo mình :D). Mình chỉ tranh cãi ở chữ bắt buộc không tự nguyện thôi.

    Đây ko phải là đóng thuế: mà là đang trả tiền cho những thứ đã được hưởng (vì dụ bạn lành lặn sinh ra cũng là do quan đội và an ninh giữ an toàn đất nước)
    Và người ta còn phải mong mình có quyền được đóng thuế nữa kia mà (ví dụ ko đóng thuế đất thì khi nảy sinh tranh chấp ai là người đứng ra giải quyết cho bạn?)

    Mình chỉ muốn nói là: đọc sách rất tốt, nhất là những cuốn ngày xưa, nhưng chỉ nên dùng nó để bổ trợ cho những suy nghĩ của mình. Mình nghĩ bạn vừa đọc xong về Rousseau và lập tức lên THDP viết ngay một bài dài ca thán và hình như là hơi to tiếng :D.

    Thôi dài rồi mình đi ngủ :D. có gì cũng nhau bàn luận thêm :D>

  11. Hiện nay quyển Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, do Nhã Nam xuât bản và Khế ươc xã hội của Rousseau, do Alpha Book xuât bản đã có mặt trong cac nhà sach.
    Thay vì đổ tiền vào nhậu nhẹt, shopping, điện thoại xe cộ thì mọi người nên dành thời gian và tiền bạc để đọc những quyển sach như trên để sáng măt và thay đổi cuộc đời đi thì hơn.

  12. Bưng bát cơm mà ăn . Mặc được manh áo lành …Phải nhớ tới công ơn Cha Mẹ….Người xưa vẫn dậy thế. Dcm mà ngày nay lại bảo tớ phải ơn Chính phủ …Thế hóa ra trước khi đọc bài này của Tiểu Bối mình cứ nghĩ tiền thuế của mình nộp chỉ để mua phân bón cỏ nuôi …BÒ….Hỡi những thằng NGU NHƯ BÒ ….Hãy đọc bài này mà Tỉnh ngộ kẻo lúc đóa nào cũng ơn chính phủ mí lại ơn…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI