*Featured Image: Any Direct Flight
Tôi không biết là tôi viết đúng hay sai, nhưng cũng chỉ là cảm xúc muốn viết lách chơi chơi thì viết ra gọi là “cho vui” (có sai thì cũng chỉ ra sai giùm, gạch đá tội tác giả TÔI lắm). Để bắt đầu đề tài gọi là “tinh tế” tôi xin dẫn chứng vài thứ từ vài câu hỏi thường ngày trong cuộc sống:
- Làm sao biết người ta có cảm tình với mình?
- Làm sao biết đối tác chịu kí hợp đồng?
- Làm sao biết xếp có vui khi mình tặng món quà này?
- Làm sao biết được cái món đồ uống đó có hợp với mình?
- Làm sao… làm sao và làm sao?
Có ai có thể trả lời câu hỏi trên? Dĩ nhiên là không rồi, giờ họ nói dối thì sao, lấy gì mà kiểm chứng, hay đoán mò đi 50-50 còn hơn là không biết gì. Nực cười thật, con người tự hỏi – tự tìm câu hỏi và chết trong đám câu trả lời. Thế mà tôi từng đọc một câu nói: “Bạn sẽ không bao giờ có được câu trả lời nếu không hỏi.” Nhảm nhí đôi khi tôi không cần đặt câu hỏi vẫn có được câu trả lời. “Tinh tế” đó là câu trả lời cho vạn câu hỏi.
Tôi vẫn nhớ buổi chiều thứ 7 đó, cô gái đi cạnh tôi và hỏi: “Tinh tế là gì, sao nhắc tới nó hoài vậy.” Tôi thực sự không biết phải trả lời ra sao. Tôi đã nói ra và so sánh, con người có ba cung bậc: Tò mò – nhạy cảm – tinh tế.
Tò mò: Bạn cảm giác điều gì đó lạ, theo đuổi tìm hiểu, không được thì dỗi. Kiểu giống mấy cô hay tò mò về anh chàng mình đang thích, không có được thứ mình muốn, xị mặt ra.
Nhạy cảm: Đây là cung bậc mới, giác quan của bạn cảm nhận được sự khác lạ. Bạn muốn hiểu về nó, nhưng không như tò mò, bạn âm thầm tìm hiểu về nó.
Tinh tế: Bạn hiểu rõ điều gì đang diễn ra, trong đầu bạn hiện rõ nên câu hỏi, và câu trả lời nó cũng hiện lên theo. Bạn biết vì sao như thế, mọi thứ nó tích tắc thoáng qua và bạn biết bạn nên làm gì. (Loại này giống như đối phương đang nói dối, và sự thật thì mình đã nắm trong tay rồi)
Thực ra “tinh tế” nó ko phải là sự nghi kị đối phương, tò mò hay nhạy cảm về đối phương. Đó là một thứ cảm nhận để mình biết được đối phương như thế nào. “Đối phương” ở đây có thể là con người, sự vật, sự việc. Vậy đó, đừng ráng đặt câu hỏi mà hãy tìm câu trả lời. Khi nói chuyện với một người, cái cách dùng từ, đặt dấu, thanh âm – ngữ âm, cách thức nói chuyện. Đối với sự vật sự việc thì hãy nhìn nhìu khía cạnh. Đơn giản vậy thôi, nhưng để có thể thuần thục thì phải rèn luyện, va vấp nhìu rồi mới hiểu được.
Sau đây tôi có một ví dụ nho nhỏ: Xe côn tay hay côn chân cũng được (loại xe hơi số sàn ấy, dù tôi chả biết đi xe hơi, và kiến thức về xe của tôi rất là kém), cái cách mà bạn bóp côn, vào số, canh tua máy, nhả côn. Đó là cảm nhận hay nói hoa mỹ chút: “Tinh tế”. Bạn biết sẽ phải nhả côn lúc nào, cảm nhận được tua máy ra sao để không bị ghì máy, hoặc bốc đầu hoặc thảm hại hơn là bể hộp số – lốc máy và xách ra tiệm.
À quên bonus tí cho mấy cô chưa có.. bồ nếu đọc tới đây. Muốn biết anh chàng bảnh tỏong đó có thích mình hay không, hãy chú ý. Chú ý cái cách mà anh ta dùng từ ngữ, ngữ pháp, thanh điệu, sắp xếp vần, ánh mắt, cái chạm tay, đuôi mắt, cái cách anh ta kéo ghế cho bạn, cầm ly nước cho bạn, nhìn bạn và cười….blah blah. Đó là những thứ không hề biết nói dối, nếu anh ấy thích bạn, OK bạn sẽ thấy dễ dàng. Còn riêng mấy kẻ chúa lừa tình thì, tự xử nha, thể hiện mình là người “tinh tế” đi hì hì .
Mì Hủ Tiếu
Bài viết thiếu tinh tế nhất mà tôi từng đọc !
Bài viết & tác giả >< Tít bài