*Bài viết hiện có hơn 1.6K Likes trên Medium
Điều mọi người không nhận ra khi liên hệ giá tiền mã hóa với tiền pháp định (tiền nhà nước) đó là đồng tiền thuộc quyền kiểm soát của chính phủ có ít sự chắc chắn hơn nhiều so với bạn tưởng tượng.
Kể từ khi đô la Mỹ bị Nixon tách khỏi Bản Vị Vàng (ND: tiền không còn được bảo chứng bằng vàng) vào năm 1971, do nhận thức của ông về sự suy yếu của đồng đô la so với các công ty không bị ràng buộc với giá vàng, nền tảng giá trị của đồng đô la trở nên kém chắc chắn hơn. Mọi người thường nghĩ rằng giá trị của tiền gắn liền với một loại hàng hóa hữu hình nhưng điều này không còn đúng nữa.
Có thể tiền pháp định không hoàn toàn xây dựng trên nền tảng trí tuệ như tiền mã hóa, nhưng sẽ là bất cẩn và thiếu trách nhiệm khi cho rằng tiền pháp định ít phụ thuộc vào niềm tin của mọi người để giá trị của nó được duy trì.
Mọi người nghĩ rằng vì chính phủ đứng đằng sau tiền pháp định nên có sự kiểm soát chặt chẽ hoặc có nhiều biện pháp an toàn hơn – và rõ ràng là có – nhưng khoảng cách giữa hai loại tiền thì ngắn hơn so với lúc đầu bạn nghĩ. Giá trị tổng thể của tiền pháp định phụ thuộc vào các ý tưởng bất chợt, những biến động và thành công của một quốc gia. Cung ứng có thể được tiến hành thông qua các quyết định tùy ý của một ngân hàng trung ương nơi có thể in tiền và như thế chính sách tiền tệ ảnh hưởng đáng kể đến tình hình lạm phát.
Thực tế điều này có nghĩa là một chính phủ có thể đơn phương quyết định phá giá mọi thứ trong một quốc gia chỉ sau một đêm. Hãy thử nghĩ về việc nới lỏng định lượng như một sự chia tách cổ phiếu, trong đó thay vì nhận được gấp đôi cho một cổ phiếu, chính phủ chia tách cổ phiếu của bạn và giữ một nửa (ND: bạn bị mất một nửa).
Đó chính xác là những gì đã xảy ra sau sự sụp đổ tài chính năm 2008 và chẳng có gì có thể ngăn chặn điều đó xảy ra cũng như chúng ta không thể làm gì được. Lập luận cho rằng nó ngăn chặn khủng hoảng tài chính đi xa hơn thì không liên quan đến người dân thường – họ đã không gây ra vấn đề! Có thể họ phụ thuộc vào lương hưu tích lũy từ các công ty bị thất bại nhưng sự cáo buộc của họ bắt đầu và kết thúc với các quy tắc và thông lệ của ngành ngân hàng (ND: nói cách khác, lỗi thuộc về các ngân hàng, chính phủ.)
Liệu có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi vào đúng thời điểm đó tiền mã hóa lại nổi lên mạnh mẽ?
Tôi không nghĩ vậy. Tiền mã hóa được điều khiển bởi một mạng lưới phân trung và phân phối của người dùng có quyền kiểm soát như nhau. Tiến trình được chi phối bởi sự đồng thuận – đó là một sự đổi mới quan trọng. Chẳng có người đại diện nào được bầu chọn để thay mặt chúng ta đưa ra quyết định, chúng ta tự chèo thuyền của chính mình.
Ý kiến hiện nay cho rằng đồng đô la Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tiền mã hóa là đúng. Đồng đô la Mỹ không phụ thuộc vào nó. Mặt khác, tiền mã hóa phát triển mạnh trong sự yếu kém và tham nhũng của chính phủ. Đó là nơi tiền mã hóa vươn lên. Tiền mã hóa đưa ra một sự thay thế cho niềm tin được đặt vào những người đã không hành động vì lợi ích chung của chúng ta. Chứng kiến những gì đang xảy ra ở Venezuela – nơi chính phủ xoá bỏ quyền truy cập tài chính công bằng – các cá nhân có thể tự nguyện từ bỏ!
Người dân tự định đoạt số phận của họ trong thế giới nơi có một sự thay thế.
Trước khi có Bitcoin thì chẳng có sự thay thế nào. Bạn có thể mua cổ phiếu nhưng thanh khoản (liquidity) ở đâu? Tương tự với hàng hóa vật chất hoặc vật nuôi. Các cá nhân cần tiền của họ một cách nhanh chóng, nhưng siêu lạm phát trong nước đồng nghĩa họ không thể giữ thu nhập của mình bằng đồng tiền quốc gia.
Tiền mã hóa cho phép sự tự chịu trách nhiệm tài chính
Nó phá vỡ sự phụ thuộc của bạn vào chính phủ, bạn được (tự động) thừa hưởng ở một vị trí địa lý. Nó dân chủ hóa khả năng của bạn để duy trì và tồn tại. Vì thế tiền mã hóa trở nên quan trọng. Giá hiện tại có thể cũng như bong bóng – hầu hết khả năng sẽ là như vậy. Nhưng sự tan vỡ của bong bóng đot-com (.com) (2002) đã không giết chết được internet, mặt khác nó có lẽ đã sinh ra thời kỳ đổi mới tiêu dùng lớn nhất trong lịch sử!
Rồi tiền mã hóa và chuỗi khối (blockchain) cũng sẽ giống như vậy.
Bitcoin có thể là Pets.com, Ethereum có thể là MySpace, nhưng những gã khổng lồ như Facebook, Amazon, Google và Apple của không gian này sẽ xuất hiện – có thể là từ một phòng ký túc xá đâu đó ở Trung Quốc.
Và đó là những gì cần phải hiểu. Đây là một ngành công nghiệp còn non trẻ, trong đó các trường hợp sử dụng không phải là hoàn toàn rõ ràng. Nhưng mọi đổi mới công nghệ lớn đều phải trải qua giai đoạn này. Có một sự bùng nổ khởi đầu, một sự bùng nổ ngắn và một sự bùng nổ dài.
Sự bùng nổ được đặc trưng hóa bởi sự chín muồi của công nghệ thông qua sự hiểu biết về khả năng chúng ta thì vẫn chưa tiệm cận giai đoạn này. Các ứng dụng vẫn đang được khám phá – hãy nhìn vào Cryptocats – sẽ có những thất bại đáng kể gặp phải trên đường đi.
Các nhà đầu cơ rất có thể sẽ đánh mất chiếc áo choàng của họ, chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra với BitConnect sẽ thấy, nhưng những ứng dụng cần đến tiền mã hóa chỉ mới bắt đầu được khám phá.
Web 1.0 đánh dấu sự trỗi dậy của Internet.
Web 2.0 đã tạo ra những gã khổng lồ thống trị nó.
Web 3.0 sẽ làm phát sinh các mạng lưới phân phối mang nó trở lại.
Tác giả: Chris Herd – Altcoin Magazine
Biên dịch: Nguyễn Thảo Quỳnh
Hiệu đính: Hoài Thanh, Prana
Ảnh: Bermix Studio on Unsplash
💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP