27 C
Nha Trang
Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Tại sao những ý tưởng vĩ đại luôn xuất hiện trong lúc tắm (và cách tận dụng nó)

Chuyện này đã xảy ra với mỗi chúng ta: Bạn đang tắm và đột nhiên một cảm hứng tuyệt vời xuất hiện. Khi tắm xong bạn phải rất cố gắng mới có thể nhớ được nó. Đôi khi bạn bạn nhớ, đôi lúc thì không. Nhưng tại sao dưới vòi hoa sen lại là một chỗ hoàn hảo cho cảm hứng? Hãy cùng quan sát chuyện này và xem thử cách bạn có thể tận dụng điều tuyệt vời đó vào những lúc khác nữa.

Không phải nói quá khi tôi cho rằng những ý tưởng đằng sau rất nhiều trong số những bài viết tuyệt nhất của tôi được nảy sinh trong khi tắm; và tôi biết chuyện này cũng xảy ra với rất nhiều đồng nghiệp của mình. Chúng tôi xử lý nó bằng nhiều cách khác nhau (lát nữa chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài phương pháp) nhưng đầu tiên, hãy cùng xem thử vì sao cảm hứng dường như lại hay nảy sinh vào lúc tắm thay vì những lúc khác. Trước đây, chúng tôi từng nghiên cứu một chút khoa học về cảm hứng (và cách vận dụng nó vào cuộc sống), và một vài điều có thể được áp dụng vào đây. Chúng ta sẽ cùng khám phá cách cảm hứng bộc phát, những nơi khác khiến ta dễ có cảm hứng, và một vài cách để tận dụng nguồn sáng tạo đó bất cứ khi nào bạn muốn.
Tại sao cảm hứng thường xuất hiện khi tắm

Vậy tại sao những ý tưởng tuyệt vời thường phát sinh trong khi tắm? Câu trả lời ngắn gọn: Tất cả chỉ là thiền định, hoặc ít nhất, đưa tâm trí chúng ta vào trạng thái bán thiền (semi-meditative). Trong nhà tắm, bạn đã có được những động tác quen thuộc. Tâm trí của bạn được tự do lang thang khi cơ thể của bạn thực hiện những động tác đó. Tắm cũng là một trải nghiệm rất thư giãn, và sự kết hợp của hai điều trên—cùng với những chất hoá học trong não bộ giải thích cảm giác sảng khoái dưới vòi sen—tạo ra một môi trường tuyệt hảo để các ý tưởng tuôn trào.

Trên trang Wire, Nick Stockton giải thích trạng thái thiền này, các nhà tâm lý học gọi là – “Mạng chế độ mặc định” (“Default mode network”) này:

“Vẫn chưa có nhiều thí nghiệm giải thích vì sao chúng ta có được những ý tưởng ngẫu nhiên này, nhưng trong tâm lý học có một học thuyết miêu tả một trạng thái tinh thần xúc tác cho những tư tưởng đó. Nó được gọi là Mạng chế độ mặc định.”

John Kounios nói: “Bạn ít để ý đến môi trường xung quanh hơn và để ý nhiều hơn đến những suy nghĩ nội tâm.” John Kounios là nhà tâm lý học nghiên cứu về sự sáng tạo và sự phân tâm tại Đại học Drexel, Philadelphia.

Điểm chung của những hoạt động này là bạn cần phải chủ động về mặt vật lý hoặc tinh thần, nhưng ở một mức độ rất nhẹ. Chúng cũng cần phải quen thuộc hoặc đủ thoải mái khiến bạn bận bịu nhưng không nhàm chán, và đủ dài để có một dòng suy nghĩ liền mạch.

Kounios giải thích rằng bộ não của chúng ta thường phân mục thông tin tuỳ theo tình huống. Ví dụ: Cửa sổ là một phần của tòa nhà, còn những ngôi sao thì thuộc về trời đêm. Các ý tưởng sẽ luôn pha trộn ở một mức độ nào đó, nhưng khi chúng ta tập trung vào một việc cụ thể thì suy nghĩ của chúng ta thường sẽ liền mạch hơn.[/quote]

Tóm lại, thậm chí những thứ bạn thấy hằng ngày cũng có thể đột nhiên sáng lên một ý tưởng mới đúng thời điểm và hoàn cảnh. Chúng tôi cũng đã từng nói sơ qua về điểm này trong bài viết của Leo Widrich đăng trên blog Buffer.

Leo giải thích rằng, chính sự kết hợp của các chất hoá học trong não, sự phân tâm, và sự thư giãn đã giúp trong bộ não chúng ta chín muồi cho nguồn cảm hứng nội tâm này:

Một yếu tố vô cùng quan trọng là sự phân tâm, Carson – một nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard cho biết:

“Nói cách khác, sự phân tâm mang đến cho bạn phút giải lao cần thiết để bạn có thể ngưng tập trung vào một phương án không hiệu quả.”

Đặc biệt khi bạn đã dành cả ngày để chuyên chú suy nghĩ về một vấn đề, đi tắm có thể trở thành cái nhà khoa học gọi là “giai đoạn ấp trứng” cho những ý tưởng. Tiềm thức của bạn đã làm việc rất chăm chỉ suốt cả ngày để giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải, rồi khi bạn để cho tâm trí lang thang, tiềm thức sẽ trồi lên và gài những ý tưởng đó vào ý thức của bạn.

Cuối cùng, sau khi bạn nhận được một lượng dopamine, bạn có thể dễ dàng bị phân tâm bởi một thói quen cực kỳ thông thường, như tắm rửa hoặc nấu ăn, một trạng thái tâm trí thư thái là yếu tố tuyệt đối quan trọng để sáng tạo, Jonah Lehrer nói:

“Tại sao một tâm trí thư thái là quan trọng cho những nhận thức mới? Khi tâm trí chúng ta được thả lỏng—khi sóng não alpha đang phát huy trong não—thì ta sẽ dễ hướng sự chú ý vào bên trong hơn, về phía dòng chảy của những liên kết xa xôi đang phát ra từ bán cầu não phải. Ngược lại, khi chú tâm, sự chú ý của chúng ta thường sẽ hướng ra ngoài, về những chi tiết của những vấn đề ta đang giải quyết. Mặc dù cách tập trung này là cần thiết để giải quyết vấn đề theo kiểu phân tích, nó thực ra lại ngăn cản chúng ta khám phá ra những kết nối trong não bộ có khả năng dẫn đến những ý tưởng. ‘Đây là nguyên nhân nhiều ý tưởng nảy sinh trong lúc tắm,’ Bhattacharya nói. ‘Đối với nhiều người, đó là giây phút sảng khoái nhất của một ngày.’ Chỉ khi làn da chúng ta được tẩm quất bởi dòng nước ấm, không thể kiểm ra hộp thư email, ta mới có thể nghe được giọng nói khe khẽ trong đầu nói cho ta biết ý tưởng. Câu trả lời đã có ở đó ngay từ đầu, chỉ là chúng ta không biết lắng nghe.”

Leo dẫn chúng ta đến một điểm quan trọng cần được ghi nhớ: Sự tuyệt vời này không chỉ diễn ra khi tắm; mà những lúc mà bạn thư giãn, lơ đãng, và ở trong một trạng thái tinh thần tích cực, đều là thời điểm tuyệt vời cho những ý tưởng tốt. Có thể trạng thái thiền tịnh của bạn xuất hiện khi nấu ăn, hoặc dọn dẹp. Cũng có thể cảm hứng đến với bạn trên một chuyến xe dài về thăm nhà, hay trên một chuyến bay nơi bạn không có gì để làm.

Ở bất cứ đâu, nhận ra những điều kiện khiến các ý tưởng sáng tạo kia phát sinh chính là bước đầu để tận dụng chúng lúc bạn cần.

• • •

(Trích đoạn 1265 chữ đầu tiên trong bài viết full 2514 chữ đã xuất bản trong tạp chí Aloha volume 17. Đoạn sau bài viết nói về: Cách để có thể đạt được cảm hứng khi không có phòng tắm, cách chộp lấy những ý tưởng khi chúng xuất hiện.)

Tác giả: Alan Henry – lifehacker
Biên dịch: Tin Nô Bi
Hiệu đính: Prana


💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI