28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Ra ngoài một mình – Tại sao lại ngại người lạ đánh giá?

E-T-3

Nếu bạn luôn phải chờ đợi người khác để làm một việc gì đó, bạn sẽ không bao giờ làm được việc gì. Một trong những điều thú vị đặc trưng của việc sống ở New York là việc được tự do ngồi uống một mình trong một quán bar, hay ăn một mình trong một nhà hàng mà không phải lo rằng người khác sẽ vội vã đánh giá bạn, bởi vì ai cũng ăn uống một mình. (Tôi nhận ra rằng cánh phụ nữ sẽ khó ngồi một mình mà không bị làm phiền hơn là cánh đàn ông – nhưng những cô bạn của tôi đồng ý rằng ở New York, họ vẫn ít bị làm phiền hơn tất cả các nơi khác.) Tuy nhiên, việc một mình ở những nơi công cộng của tôi cũng có giới hạn: Tôi sẽ không bao giờ mang theo một cuốn sách vào pub vào tối thứ bảy, hay ăn một mình ở nhà hàng được gắn sao Michellin một mình kể cả khi tôi có đủ điều kiện. Tôi đã thường xuyên đi xem phim một mình, nhưng “tự hẹn hò với bản thân” ở một buổi hòa nhạc là điều không tưởng; vì vài lí do, việc đó khiến tôi cảm thấy như một kẻ thua cuộc.

Tôi không nghĩ rằng có nhiều logic đằng sau những khác biệt tinh tế này – nhưng, nhờ vào một nghiên cứu sắp được công bố trong Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng (Journal of Consumer Research), ít nhất tôi cũng biết được tôi không đơn độc trong tư duy về chuyện đi chơi một mình.

Rebecca Ratner và Rebecca Hamilton từ trường đại học Maryland và Georgetown là người đã đưa ra nghiên cứu trên – tôi tìm thấy trên trang Science of Us  – nghiên cứu cho rằng ta thoải mái hơn rất nhiều khi bị nhìn thấy đang làm những việc “tiện lợi” (những hoạt động có chủ đích) một mình, hơn là bị nhìn thấy khi đang làm những việc mang tính “tiêu khiển” (những hoạt động giải trí). Có lẽ là, ví dụ trường hợp bạn thích mua sắm giày, và mua giày có lí do của nó – để sở hữu đôi giày – bạn sẽ không phải sợ người ngoài đánh giá việc đi mua giày một mình. Tuy nhiên trong trường hợp những thú vui tiêu khiển, nghiên cứu chỉ ra rằng, ta thường “đoán rằng sẽ có những suy nghĩ tiêu cực từ người khác về khả năng quan hệ xã hội của bản thân”: Ta thường nghĩ rằng người khác sẽ đoán ta không thể tìm được người bạn đồng hành.

Cho nên mới có lời khuyên phổ biến là mang theo một cuốn sách khi vào nhà hàng một mình, vì nó tiện lợi. “Nhìn đây!” bạn đang báo hiệu cho những thực khách khác, “tôi phải đọc hết quyển sách này, vừa ăn vừa đọc thật là tiện.” (Sẽ tốt hơn khi bạn đọc báo hoặc tài liệu học tập hơn là một cuốn tiểu thuyết kinh dị.) Nó cũng có nghĩa là: “Tiện thể nói luôn, chắc chắn tôi không nghe lén các ông nói chuyện đâu.”

Nghiên cứu của Ratner và Hamilton cũng chỉ ra rằng chúng ta rất kém trong việc biết rằng ta sẽ vui thế nào khi tham gia những hoạt động tiêu khiển một mình. Trong một thí nghiệm, họ sắp xếp để mời một số sinh viên tham dự một buổi triển lãm hội họa khi những sinh viên này đang đi trong trường một mình hoặc cùng bạn bè. (Để khích lệ, những người tham dự có khả may trúng được 250 đô la.) Những sinh viên đi một mình thường không chấp nhận lời đề nghị, và họ thường đoán rằng họ sẽ không vui khi ở đó. Nhưng một khi những sinh viên này tới xem triển lãm, họ trả lời rằng họ thật sự thích trải nghiệm này. Nghiên cứu kết luận rằng, nếu ta tránh khỏi những hoạt động vui vẻ chỉ vì nghĩ rằng nó sẽ không vui khi không có bạn đi cùng, ta sẽ đánh mất đi cơ hội được tận hưởng niềm vui.

Tôi nghi ngờ rằng lí do tiềm ẩn của sự khó chịu khi bị bắt gặp đang tham gia các hoạt động một mình, chính là hiện tượng tâm lý: hiệu ứng ánh đèn sân khấu (the spotlight effect*). Hiệu ứng này xảy ra khi ta, qua nhiều năm, phóng đại việc người khác chú ý khi ta lóng ngóng trong giao tiếp xã hội – hoặc thậm chí phóng đại việc người khác chú ý đến ta. Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2000, Thomas Gilovich và đồng nghiệp đã thử nghiệm cho những sinh viên trường Đại học Cornell University mặc áo in hình Barry Manilow (ca sĩ nổi tiếng Hoa Kỳ) đi đến những nơi công cộng một mình.

*The spotlight effect: Là hiện tượng người ta tin rằng họ được chú ý nhiều hơn sự thật, nghĩ mình là “cái rốn của vũ trụ”. Lý do đằng sau hiệu ứng này là người ta thường quên rằng mỗi người chỉ là trung tâm trong thế giới của anh ta, không phải thế giới của người khác.

24557703_max

Kết quả là, những người sinh viên trong cuộc thử nghiệm đoán rằng một nửa số người tham dự sự kiện sẽ chú ý. Thực tế cho thấy chưa đến một phần tư số người tham dự chú ý đến họ. Gilovich và đồng nghiệp giải thích rằng: “Chỉ vì chúng ta quá tập trung vào hành vi của bản thân, ta sẽ khó đánh giá chính xác được người khác sẽ chú ý đến ta nhiều thế nào – hay ít thế nào.”

Thật đáng báo động khi đánh giá thấp sự phổ biến của hiệu ứng này. Ví dụ, có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều cặp đôi sẽ có giấc ngủ tốt hơn khi 2 người ngủ khác giường. Tôi không biết có bao nhiều người không thể làm được điều này vì ngại người khác sẽ có cái nhìn xấu về mối quan hệ của hai người. Sự lo lắng đó quá vô lý. Dĩ nhiên là nếu có người đứng trong phòng ngủ của bạn và đánh giá ta về cách bạn ngủ, có lẽ bạn nên gọi cảnh sát. Những lo ngại về việc bị xã hội luôn tồn tại sâu thẳm trong mỗi người.

Ngoài việc bạn sẽ tận hưởng được niềm vui nhiều hơn bạn nghĩ, lí do thật sự khiến bạn không nên ngại đi ăn uống, đi xem phim, đi tham gia sự kiện một mình, là sẽ không ai chú ý. Tôi có thể kể cho bạn hàng tá các câu chuyện để khiến bạn tự tin hơn về việc đi ra ngoài một mình sẽ khiến họ nhìn bạn như một con người tự tin và bản lĩnh, và về việc họ ghen tị với thần thái của bạn. Nhưng sự thật là họ đã bị mê hoặc bởi chính những suy nghĩ của họ để có thể chú ý đến bạn quá nhiều. Người đàn ông ngồi cách bạn 2 bàn đang lo lắng về mái tóc của anh ấy. Người phụ nữ ngồi bàn trong góc nhà thì đang tự hỏi tại sao mình lại cưới phải anh chàng ngồi góc đối diện. Cả ba người ấy đều trông có vẻ quan tâm đến người khác, sự thật là họ chỉ đang chú ý đến bản thân họ thôi.

Và sự thật là khi họ quá chú ý đến bản thân họ, bạn sẽ được tự do đến quầy bar, gọi một ly Gin và tonic kinh điển, mở ra một quyển sách và bước ra khỏi bản thân được vài giờ đồng hồ.


Tác giả: Oliver Burkeman, The Guardian
Dịch: Hà Huy Dương
Review: Nguyễn Hoàng Huy

 

spot_img
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Hoàng Huy
"Chỉ khi hướng nội, thì người ta mới thực sự tiến hoá. Tiến hoá là càng ngày mình càng lớn hơn, trưởng thành hơn về tâm thức. Khi ấy sự ảnh hưởng với người khác là tự nhiên chứ không cần nỗ lực." — Nguyễn Minh Thành

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI