30 C
Nha Trang
Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Thất nghiệp — Sinh viên Việt Nam hãy sử dụng 2 chiếc chìa khóa của mình

Featured image: Anna Vital

 

Tính đến hết quí 3 năm 2014, trên cả nước có hơn 174.000 người có trình độ đại học thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 16.8% số người thất nghiệp cả nước [1]. Con số đang dần tăng lên nhanh chóng sau mỗi kì các cử nhân khoát áo thụng rời xa giảng đường. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề đó?

Sinh viên thiếu định hướng nghề nghiệp

Khi ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, hầu hết học sinh của chúng ta điều không được quan tâm hướng nghiệp một các bài bản. Chương trình học còn nhiều bất cập và các cấp học chưa phân hóa được học sinh. Khiến các em dần dần đi theo con đường “học thầy trả thầy” để có được tấm bằng tốt nghiệp. Và điều kiện để các em chọn trường vẫn là điểm chuẩn của năm rồi của trường mà em muốn thi vào. Chúng ta vẫn có các chương trình hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh song các chương trình đó chủ yếu vẫn là tư vấn xem khả năng của em có thể vào được trường nào hay nguyện vọng 2 của em vào được những đâu.

Sinh viên Việt Nam chưa “học” thật sự

Sinh viên Việt Nam đang thật sự đang “đứng núi này, trong núi nọ” vì cứ mãi than vãn về “hệ thống giáo dục” không cho các bạn được trải nghiệm, không cho các bạn thực hành. Nhưng các hoạt động ngoại khóa có thì không tham gia, bảo là “cực”, “nắng”…….. Các tiết sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt học thuật thì bảo là “nhức đầu”,”chổ đó cho tụi mọt sách đi”…..Rèn luyện kỹ năng thì các bạn bảo là “tốn kém, mất thời gian”….bla..bla… Ở đâu có cái chuyện không tham gia mà đòi trải nghiệm vậy các bạn sinh viên Việt Nam? Các bạn phải dám lao ra ngoài để làm thì các bạn mới có được những kinh nghiệm cho mình được chứ. Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn từng nói rằng “Một gam kinh nghiệm hơn một tấn lí thuyết.”  Thật sự chúng ta cần phải có những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thực tế để có thể làm được những việc lớn hơn. Việc nhỏ làm được thì việc lớn mới được làm là thế.

Làm tốt từng việc nhỏ cũng là học, học từ người xung quanh cũng là học, học trên internet cũng là học. Nhưng áp dụng một cách có hiệu quả kiến thức vào thực tế mới là Thực Học. Học là một quá trình dài và khó nhưng áp dụng nó vào việc làm, vào thực tế là một quá trình dài và khổ. Nhưng chính việc áp dụng vào thực tiễn sẽ giúp chúng ta có thêm nhưng kinh nghiệm và có thể sáng tạo ra nhiều các làm mới, nhiều kiến thức mới. “Học-Làm-Nghiệm-Ngộ-Dụng” là mô hình Thực Học theo tôi là khái quát nhất.

Nhưng học rồi, làm nhiều rồi mà không có việc làm thì sao?

Trên thế giới có một qui luật gọi là Qui Luật Gieo Hạt Giống. Qui luật đó phát biểu là “Khi bạn gieo một hạt giống và kiên nhân chăm sóc thì họa may mới có được kết quả.” Không phải những gì chúng ta làm điều chắc chắn có được kết quả như ý, đó mới là cuộc sống. Việc học cũng thế, khi chúng ta thật sự học và trải nghiệm thì sau những khó khăn và khi chiến thắng những khó khăn thì không có gì là đảm bảo chúng ta có được một việc làm cả. Nhưng khi gặp một trở ngại như không có việc làm chẳng hạn. Bạn cần xem lại chính bản thân mình xem. Bạn đã gieo và chăm sóc hạt giống của mình tốt chưa? Nếu bạn trả lời là Chưa thì xin bạn hãy thay đổi phương pháp, học hỏi các bậc thầy để gieo và chăm sóc hạt giống của mình. Hãy nhớ! Bây giờ hoặc không bao giờ! Còn nếu bạn trả lời là Có thì bạn hãy nắm chắc và sử dụng 2 chiếc chìa khóa sau đây.

Chiếc chìa khóa thứ nhất: Tinh Thần Khởi Nghiệp

– Chắc các bạn biết đến thương hiệu Cà Phê Trung Nguyên hay hệ thống Urban Station?
– Chắc bạn cũng biết đến Nguyễn Hà Đông hay Bùi Thị Phương?
– VinGroup và Masan Group bắt đầu từ hai bàn tay trắng?

Và còn rất nhiều người Việt tay trắng làm nên cơ đồ. Điều đó là một minh chứng hùng hồn về Người Việt Có Khả Năng Khởi Nghiệp. Có thể nói đất nước chúng ta “Trọng Trí” chứ không “Trọng Thương” nhưng tư duy đó đã và đang biến mất trong xã hội hiện nay. Các bạn sẽ sinh viên nếu ra trường không có việc làm thì hãy khởi nghiệp. Còn nếu không có thể là trong nước thì hãy ra nước ngoài. Cái quan trọng là bạn dám làm với tất cả nhiệ huyết của mình để có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Các bạn trẻ ngày nay và cả tôi chắc không lạ gì với Kênh 14, Kênh 14 là một ý tưởng khi tham gia Khởi Nghiệp với Kawaii. Nhưng sau này nó trở thành một thương hiệu lớn, có quyền lực rất lớn trong làng thông tin giải trí hiện nay. Hay Haivl.com trị giá 33 tỷ cũng chỉ bắt đầu từ anh chàng sinh viên FPT mà thôi. Tạm gác bỏ những góc tối sau những sản phẩm đó, tôi muốn nói rằng “Các bạn phải dám làm từ những cái nhỏ nhất, từ những ý tưởng điên rồ nhất một cách tốt nhất, chắc chắn bạn sẽ có được kết quả cho mình.”

Trong “máu” của tất cả chúng ta điều có “tinh thần khởi nghiệp”. Dù bạn ở đâu, là sinh viên thất nghiệp hay là nhân viên của một tập đoàn thì bạn hãy nổ lực nghiên cứu, nổ lực tìm tòi để tạo ra những sản phẩm mới, đón đầu xu thế. Khởi nghiệp không phải là một anh chàng Mark Zuckerberg ngồi “tu” ở phòng kí túc xá mà đó là sự nhìn xa trông rộng về tương lai và dám thực hiện ước mơ của mình. Hãy nhớ lấy quy luật gieo hạt giống và dấn thân.

Nhưng khi khởi nghiệp, gặp rất nhiều vấn đề, khó khăn thì làm sao?

Chiếc chìa khóa số 2: Tư Duy Giải Pháp

Nếu được gọi thì tôi gọi Tinh Thần Khởi Nghiệp là bước đi đầu tiên để mang lại cho người trẻ như tôi và các bạn một cuộc sống có ý nghĩa. Nhưng khi dấn thân vào những đam mê, những dự án kinh doanh thì chúng ta gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách. Khó lắm, làm sao để vượt qua?

Trong mỗi chúng ta đều có một tư duy tôi gọi là tư duy giải pháp. Cái đáng nói là tư duy của chúng ta chưa bị pha tạp bởi tư duy logic hay gì gì khác… Nhìn thực trạng giao thông chúng ta sẽ thấy, đường rất tắc nhưng có rất nhiều người leo lên lề để chạy. Hay trong thời kháng chiến chống Mỹ, quân dân ta đã mưu trí để tìm ra cách đánh địch một cách hiệu quả và giành chiến thắng. Bất kì khó khăn chúng ta điều có giải pháp, những giải pháp tình thế có, khôn ngoan có. Nhưng để đạt được hiệu quả chúng ta phải cần đến những kỹ năng như sáng tạo,phương pháp ra quyết định hiệu quả….. Có được thế chúng ta phải thật sự Thực Học.

Tạm kết

Là người Việt Nam ai cũng tự hào về dòng máu mình đang mang. Là trung tâm của thế giới, giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng nay chúng ta đang ở đâu? Chúng ta đang hơn các nước Châu Phi và 2 anh bạn láng giềng của mình. Nhìn Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông….. chúng ta khác gì họ sao họ lại hơn chúng ta nhiều đến thế? Cùng là quốc gia theo Đạo Nho, ăn đũa, da vàng, mũi tẹt sao mà họ đi xa chúng ta quá xa đến thế?

Trách nhiệm mang đất nước Việt Nam đi lên là của chính người trẻ chúng ta. Đừng trông chờ vào một sự thay đổi viễn vông, chúng ta hãy bắt đầu từ sự thay đổi từ trong chính con người mình. Hãy đánh thức những giá trị tiềm ẩn bên trong chính bản thân và nắm chắc lấy 2 chiếc chìa khóa mà ta đang nắm. Hãy Thực Học và Thực Nghiệp để tương lai của chúng ta không phải là ngày hôm nay.

 

Lê Trường An

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

20 BÌNH LUẬN

  1. Mình qua cái thời sinh viên 2 năm và nhìn lại thấy ước gì hồi sinh viên mình chăm chỉ hơn ( mặc dù khi sinh viên mình cũng đã bắt đầu làm thêm từ năm 2 đh). Hãy học tập chăm chỉ ( học những thứ cần thiết ấy: kỹ năng mềm, ngôn ngữ…không biết thì hỏi những anh chị đi trước) có thời gian hãy đi làm thêm , đừng ngại việc gì cả vì lao động là vinh quang mà, bất kỳ việc gì cũng sẽ dạy cho các bạn rất nhiều bài học. Game, phim …ít thôi vì mình cũng từng thức liền mấy hôm để xem những bộ phim hàn quốc lãng mãn, kết lại nó chỉ là giải trí tức thời. Hãy tập thói quen từ bỏ những việc không mang đến giá trị cho bản thân. Rèn luyện những thói quen tốt nâng cao sức khỏe, kiến thức, kỹ năng. Có như vậy khi ra trường các bạn mới không bỡ ngỡ, đủ hành trang để bước vào bất kỳ môi trường, hoàn cảnh nào. Bạn mới không phải đi học lại những cái mà mình đang phải học lại như hiện tại.
    Mình đi trước và thấy rất tiếc thời gian sinh viên không tận dụng triệt để, mong các bạn hãy cố gắng để sau này nhìn lại không phải hối hận.

  2. 1 vài góp ý nhỏ với bạn:
    – Câu “Một gam kinh nghiệm hơn một tấn lý thuyết” là của John Dewy. Bùi Văn Nam Sơn chỉ là người mượn câu nói này làm tựa đề bài viết đăng trên trang Văn hoá Nghệ An (vanhoanghean.com.vn) ngày 27.11.2014 thôi.
    – Bài viết còn nhiều lỗi chính tả và typo: “chổ đó là dành cho bọn mọt sách”-> chỗ đó, “nổ lực”-> nỗ lực và còn nhiều lỗi khác mình ko nhớ hết, có thời gian bạn rà soát lại và hoàn thiện thêm nhé.
    Cảm ơn bạn đã dũng cảm chia sẻ quan điểm bản thân. Chúc bạn tuần mới tốt lành

  3. Mình xin phép góp một vài ý kiến cá nhân về bài viết:
    – Độc giả của bài viết này là ai? Chắc hẳn là các sinh viên. Thế nhưng cá nhân mình thấy, như phần đầu, thiếu định hướng nghề nghiệp lại nói thực trạng mà không tập trung vào độc giả. Nói theo cách nói thường của mình là đi lan man.

    – Mục đích của bài viết này là để làm gì? Khơi dậy đam mê khởi nghiệp, tạo cảm hứng hành động hay định hướng tương lai cho các bạn trẻ? Nếu là cái thứ nhất thì chắc bài này đã làm tốt, còn nếu là định hướng thì mình nghĩ là chưa đủ sâu.
    Và rất nhiều ý, bạn sẽ thấy chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả. Mình mong tác giả có thể đưa ra các lý luận gì đó nhiều hơn để làm mọi người thuyết phục hơn. Tại sao nên làm như vậy? Nếu không thì sao, con đường khác thì sao? Có lợi gì cho bạn và mọi ngườii?….
    1 ví dụ ngẫu nhiên là đoạn này:

    “Trong “máu” của tất cả chúng ta điều có “tinh thần khởi nghiệp”. Dù bạn ở đâu, là sinh viên thất nghiệp hay là nhân viên của một tập đoàn thì bạn hãy nổ lực nghiên cứu, nổ lực tìm tòi để tạo ra những sản phẩm mới, đón đầu xu thế. Khởi nghiệp không phải là một anh chàng Mark Zuckerberg ngồi “tu” ở phòng kí túc xá mà đó là sự nhìn xa trông rộng về tương lai và dám thực hiện ước mơ của mình. Hãy nhớ lấy quy luật gieo hạt giống và dấn thân.”

    – Bạn trẻ (sinh viên) như mình đọc xong bài này rút ra được điều gì qua dụng ý của tác giả
    + Sinh viên đang thiếu định hướng nghề nghiệp và thiếu kĩ năng, cọ xát thực tế. => Nên định hướng lại bản thân về mấy cái này
    + Nếu thất nghiệp thì thay vì đi kiếm mò mẫm thì nên tự nghĩ cách tạo việc cho mình, và có cái “tư duy giải giáp”

    Nhân tiện ở đây thì mình bàn về cái “tư duy giải giáp” này của tác giả. Thực sự đọc xong phần này ngẫm lại là mình không thu được gì qua đoạn này. “Tư duy giải pháp” này là một cái rất hiển nhiên, làm theo bản năng của mỗi người. Tác giả muốn nói gì ở đây? Nó bản chất là cái gì, hay gồm những cái gì? Rèn luyện, trau dồi như thế nào? Mình chưa nhận ra gì hết. Chỉ thấy 1 số vì dụ chưa mô tả được gì cả.
    Thêm nữa, khái niệm Thực học cảm giác cũng hơi mơ hồ và chưa giải quyết được vấn đề gì cả. (bạn đọc kĩ lại sẽ thấy)

    Bản thân mình cũng không có mục đích gì khác, chỉ muốn ghi nhanh 1 số dòng thảo luận và góp quan điểm để bài viết tốt hơn thôi. Nếu tác giả đọc bài này thì có thể giải thích cho mình những điểm mình còn chưa rõ không? 🙂
    Mình hôm nay tâm trạng không tốt nên cách viết có thể hơi có vấn đề. Có gì xin bỏ quá.

    • Chào bạn! Bài viết của mình chủ đích muốn cho sinh viên Việt Nam hiểu về những cái mình đang có để có thể khởi nghiệp và không ù lì. Nhìn lại những cái SV đang thiếu và đang có 1 cách rõ ràng nhất để bổ sung cái thiếu và phát huy cái tốt. Chung qui bài viết chỉ muốn nói “sinh viên hãy bắt đầu thay đổi từ chính bản thân sinh viên, hãy học nhưng cái mà mình thiếu đừng trong chờ vào người khác”. Bài viết còn nhiều lỗi do mình cũng còn là một người trẻ, có lỗi gì xin bạn góp ý thêm. Cảm ơn bạn đã góp ý.

      • Không sao, mình thảo luận cũng là một cách thể hiện quan điểm của người trẻ như bạn, có thể đúng hoặc sai, nhưng đưa lên để hiểu được mọi người và mình trong xã hội nà ra sao.

        Mình rất thích khi đọc ở diễn đàn nước ngoài là phần “tl; dr” tức là too long, didn’t read. Phần này tóm tắt lại những ý chính mà người đọc nên thu nhận, hoặc nên nhớ sau khi đọc bài.
        Theo suy nghĩ cá nhân của mình thì là những cái như trên, không biết đã giống như ý bạn muốn nói chưa? Từ đó sẽ truy ngược lại xem cách mình diễn đạt trên kia đã đúng với những gì mình muốn nói ở phần tl,dr chưa?
        Còn phần kết luận muốn nói của bạn đưa ra ở đây cũng khá chung chung, không đọc bài của bạn cũng sẽ biết, vậy bài viết của bạn mang đến gì khác mà người ta đáng phải đọc.

        Nếu bạn có ý định muốn sửa lại bài bày tốt hơn thì mình nghĩ nên bắt đầu lại từ phần Tư duy giải pháp, vì phần này mình cảm giác đọc xong không đọng lại được gì có ý nghĩa cả. Như mình không thích đoc những cuốn sách Hướng dẫn làm giàu vì đọc xong thì rất có cảm hứng, rất muốn làm gì nhưng lại không rõ ràng là mình sẽ làm gì tiếp theo cả.

        Hy vọng sẽ được đọc những bài viết hay kế tiếp của bạn.
        Một lần nữa xin lỗi vì mình có thể nói hơn thẳng, hơi khó nghe (thực ra là quá khó nghe). Đây cũng chỉ là những suy nghĩ cá nhân của mình, có thể đúng và cũng có thể sai.

  4. Khi 1 sinh viên yếu kém kĩ năng, không làm được việc ngay, thì sinh viên đó tự trách mình, xã hội chê bai.
    Khi có số lượng lớn sinh viên như thế, thì phải trách các trường ĐH. Tại sao các trường kia đào tạo tốt thế, kĩ năng tốt thế, mà trường này nhiều sinh viên dở thế.
    Còn khi hầu hết sinh viên đều như thế, số lượng năng động, có kĩ năng, biết thực tế chỉ là số nhỏ. Thì phải trách xã hội, trách bộ GD, trách doanh nghiệp, trách nhà nước, chứ sao lại đổ lên đầu sinh viên.
    —–
    Sinh viên, chung quy cũng toàn thanh niên trẻ từ 17-24 tuổi. Họ còn bỡ ngỡ với cuộc đời. Nhiều người xa gia đình, nhiều người ăn uống còn chẳng đủ, phải cố làm thêm … Nhưng họ vẫn nhiều người vẫn chăm chỉ, vẫn cố học để có bằng, để tốt nghiệp. Nếu nói không cố gắng thì không phải.
    Thế tại sao mà, hở tí thì doanh nghiệp kêu, hở tí thì bộ Lao Động kêu, rồi nhà nước kêu. Đổ tội cho sinh viên yếu kém, lười nhác, kém năng động, ra trường chẳng biết gì, doanh nghiệp mất công đào tạo lại.
    Với cái chi phí đào tạo ĐH thuộc dạng “rẻ mạt” như hiện nay, vẫn dạy được, đào tạo được như thế, theo tôi cũng là kì tích của thầy và trò rồi.
    ———–
    Nhưng các cấp quản lý thì quá thờ ơ.
    – Bộ Lao Động là bên nắm thông tin các ngành nghề thiếu thừa, vậy mà có chuyện định hướng sinh viên, chưa năm nào thấy hiệu quả.
    – Các trường ĐH thờ ơ, cho sinh viên qua ào ào, tốt nghiệp ào ào. Riêng cái việc thực tập, việc mà tôi nghĩ là quan trọng nhất cho sinh viên trước khi ra trường. 6 tháng – 1 năm thực tập có độ hiệu quả bằng mấy năm học. Vậy mà các trường ĐH thây kệ, đứa nào lăng xăng thì tự đi kiếm nơi mà thực tập, đứa nào không lăng xăng thì ngồi nhà vẽ báo cáo ảo.
    Nếu các trường ĐH chịu khó liên lạc với doanh nghiệp làm cái này, sinh viên nào lười, nhút nhát, kém … cũng bắt đi thực tập hết, đảm bảo tình hình sẽ khác ngay.
    – Doanh nghiệp thì quen ăn xổi, thích dùng ngay, lười đào tạo, tiếc tiền. Các doanh nghiệp nước ngoài, họ sẵn sàng tuyển về, trả lương chỉ để bạn học, học 6 tháng, 1 năm, thậm chí 2 năm rồi mới làm việc. Hoặc vừa học vừa làm.
    Trong khi tuyển dụng các doanh nghiệp Việt thì toàn yêu cầu kinh nghiệm, yêu cầu đủ thứ, trong khi lương lại không muốn trả cao.
    ————
    Và sinh viên là người thiệt nhất thôi. Thông tin thì đầy rẫy nhưng khó tiếp cận cái hay cái đúng, kĩ năng mềm thì không ai đào tạo, học phổ thông thì quen với việc thụ động, nhút nhát, kém hoạt động rồi. Nhà trường thì thờ ơ, định hướng thì không có, ra trường thì không xin được việc, việc làm ba cọc ba đồng, vất vả bấp bênh.
    Nếu chỉ là số ít, thì không sao.
    Nhưng là số nhiều, thì là điều đáng quan ngại.

    Và đến bây giờ, tôi vẫn thấy các bên đua nhau đổ tội cho sinh viên, những thanh niên non nớt vừabước vào đời.

    • Ah. vậy ra như bạn nói thì có vẻ sinh viên thiệt là non nớt, mong manh, dễ vỡ, yêu màu hồng, thích màu tím quá nhỉ. Một thế hệ yếu kém như thế sẽ không thể làm nên những nhà lãnh đạo quyết đoán được.
      Cho đến khi các bạn vẫn còn trách người khác thì bạn chẳng bao giờ khá lên được.
      Hãy trung thực và nhìn nhận mọi vấn đề xảy ra cho cuộc đời bạn cũng đều do bạn chọn lựa mà thôi.

  5. Khi 1 sinh viên yếu kém kĩ năng, không làm được việc ngay, thì sinh viên đó tự trách mình, xã hội chê bai.

    Khi có số lượng lớn sinh viên như thế, thì phải trách các trường ĐH.
    Tại sao các trường kia đào tạo tốt thế, kĩ năng tốt thế, mà trường này
    nhiều sinh viên dở thế.
    Còn
    khi hầu hết sinh viên đều như thế, số lượng năng động, có kĩ năng, biết
    thực tế chỉ là số nhỏ. Thì phải trách xã hội, trách bộ GD, trách doanh
    nghiệp, trách nhà nước, chứ sao lại đổ lên đầu sinh viên.
    —–

    Sinh viên, chung quy cũng toàn thanh niên trẻ từ 17-24 tuổi. Họ còn bỡ
    ngỡ với cuộc đời. Nhiều người xa gia đình, nhiều người ăn uống còn chẳng
    đủ, phải cố làm thêm … Nhưng họ vẫn nhiều người vẫn chăm chỉ, vẫn cố
    học để có bằng, để tốt nghiệp. Nếu nói không cố gắng thì không phải.

    Thế tại sao mà, hở tí thì doanh nghiệp kêu, hở tí thì bộ Lao Động kêu,
    rồi nhà nước kêu. Đổ tội cho sinh viên yếu kém, lười nhác, kém năng
    động, ra trường chẳng biết gì, doanh nghiệp mất công đào tạo lại.

    Với cái chi phí đào tạo ĐH thuộc dạng “rẻ mạt” như hiện nay, vẫn dạy
    được, đào tạo được như thế, theo tôi cũng là kì tích của thầy và trò
    rồi.
    ———–
    Nhưng các cấp quản lý thì quá thờ ơ.

    – Bộ Lao Động là bên nắm thông tin các ngành nghề thiếu thừa, vậy mà có
    chuyện định hướng sinh viên, chưa năm nào thấy hiệu quả.

    – Các trường ĐH thờ ơ, cho sinh viên qua ào ào, tốt nghiệp ào ào. Riêng
    cái việc thực tập, việc mà tôi nghĩ là quan trọng nhất cho sinh viên
    trước khi ra trường. 6 tháng – 1 năm thực tập có độ hiệu quả bằng mấy
    năm học. Vậy mà các trường ĐH thây kệ, đứa nào lăng xăng thì tự đi kiếm
    nơi mà thực tập, đứa nào không lăng xăng thì ngồi nhà vẽ báo cáo ảo.

    Nếu các trường ĐH chịu khó liên lạc với doanh nghiệp làm cái này, sinh
    viên nào lười, nhút nhát, kém … cũng bắt đi thực tập hết, đảm bảo tình
    hình sẽ khác ngay.
    – Doanh nghiệp thì quen ăn xổi, thích dùng ngay, lười đào tạo, tiếc tiền. Các doanh nghiệp nước ngoài, họ sẵn sàng tuyển về,
    trả lương chỉ để bạn học, học 6 tháng, 1 năm, thậm chí 2 năm rồi mới làm việc. Hoặc vừa học vừa làm.

    Trong khi tuyển dụng các doanh nghiệp Việt thì toàn yêu cầu kinh
    nghiệm, yêu cầu đủ thứ, trong khi lương lại không muốn trả cao.
    ————

    Và sinh viên là người thiệt nhất thôi. Thông tin thì đầy rẫy nhưng khó
    tiếp cận cái hay cái đúng, kĩ năng mềm thì không ai đào tạo, học phổ
    thông thì quen với việc thụ động, nhút nhát, kém hoạt động rồi. Nhà
    trường thì thờ ơ, định hướng thì không có, ra trường thì không xin được
    việc, việc làm ba cọc ba đồng, vất vả bấp bênh.
    Nếu chỉ là số ít, thì không sao.

    Nhưng là số nhiều, thì là điều đáng quan ngại. Và đến bây giờ, tôi vẫn
    thấy các bên đua nhau đổ tội cho sinh viên, những thanh niên non nớt vừa
    bước vào đời.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI