Featured Image: Khánh Hmoong
Bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống không giết chết bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn
Trong cuộc đời của mỗi người, có lẽ không ai là không ai là không tránh khỏi việc thất bại, bởi chúng ta không phải là thánh để có thể hiểu hết khả năng của bản thân, đoán trước được những sự kiện bất ngờ trong tương lai hay luôn luôn đưa ra được quyết định sáng suốt nhất. Nhưng khi thất bại, có những người cảm thấy sợ hãi hay ê chề, có những người lại luôn ngẩng cao đầu. Vậy sự khác nhau giữa họ là gì?
Trong cuộc sống, mình quan niệm, có 2 loại thất bại:
- Không chịu làm gì cả và cuối cùng thất bại.
- Cố gắng hết sức nhưng không đạt được những gì mong muốn.
Hãy thử tưởng tượng khả năng của bạn đang ở mức độ 5.
Bạn chọn một công việc dễ dàng, mức độ khó 3. Bạn tin bạn không thể thất bại được, mọi người cũng tin thế. Việc hiểu rằng bạn có thể dễ dàng hoàn thành công việc tạo nên sự tự mãn cho bạn, và bạn quên mất một thực tế rằng: khả năng, kiến thức là những thứ sẽ bị bào mòn theo thời gian nếu không được rèn luyện.
Bạn lười, bạn nhảy vào chơi, bạn không tập trung phát triển bản thân, rồi một ngày bạn chợt nhận ra, công việc mức 3 thật khó với mình. Bạn sợ hãi khi nhìn thấy năng lực của mình suy giảm, sợ hãi khi nhận những ánh mắt chế giếu từ mọi người. Cảm giác ê chề và hối hận lan tràn toàn cơ thể. Làm sao một con người đã từng ở mức độ 5 lại không làm được công việc khó ở mức độ 3 cơ chứ.
Bạn chọn một công việc rất khó, mức độ 10. Ngay từ khi bắt đầu, bạn đã hiểu rằng công việc đó cao hơn khả năng hiện tại của bản thân mình. Nhưng bạn cũng biết rằng, nếu cố gắng đủ lớn, bạn hoàn toàn có thể hoàn thành công việc. Bạn cố gắng ngày qua ngày, HẾT SỨC có thể, rồi khi hạn chót đến, bạn chợt nhận ra bạn không thể hoàn thành công việc. Công việc này quá sức đối với bạn. Bạn đã thất bại. Vâng, bạn đã không thể đạt đến mức độ 10, nhưng quá trình đào tạo không phải là một sự nhảy vọt từ mức 5 đến mức 10. Đó là sự di chuyển chậm chạp từ 5, lên 6, lên 7… rồi đến 10.
Bạn có thể không tự hào khi đặt mục tiêu vợt quá khả năng, nhưng bạn sẽ tự hào khi bạn đã cố gắng hết mình. Bạn biết rằng bằng sự cố gắng, bạn đã leo được từ mức 5 đến mức 8. Sự cố gắng đó không phải là một trải nghiệm vô nghĩa. Mọi người có thể đánh giá bạn khi thất bại, nhưng tin tôi đi, bạn đừng nên bận tâm làm gì, bởi họ không nhìn thấy quá trình cố gắng của bạn thôi. Hãy cứ đi tiếp, trải nghiệm rồi thất bại. Rồi một ngày, bạn sẽ làm cho mọi người bất ngờ trước sự tiến bộ vượt bậc của bạn. Bạn tiến bộ trong âm thầm và lặng lẽ (vì toàn thất bại :)) ) chứ không phải trong trống và kèn hoa.
Điều hoàn hảo nhất có thể xảy ra khi đặt mục tiêu là mục tiêu đủ cao để làm bạn cố gắng hết sức nhưng cũng vừa tầm để bạn có thể chạm tay vào được. Nhưng làm thế nào để biết được mục tiêu ra sao là vừa đủ. Không ai có thể hiểu hết khả năng của bản thân và từng góc cạnh của mục tiêu một cách toàn vẹn.
Vì thế, bạn đừng nghĩ nhiều làm gì. Hãy cứ đặt mục tiêu rồi thất bại: lần đầu tiên, bạn đặt mức độ 20 – không thành công, lần thứ 2 – 15 – không thành công, lần thứ 3 -10 – thành công hoặc không thành công. Hãy hiểu rằng, thất bại khi không làm gì khác với thất bại khi cố gắng hết sức. Thất bại trong cố gắng không những giúp bạn hiểu hơn về khả năng hiện tại mà còn gia tăng giá trị cho bản thân. Khi bạn thất bại đã đủ nhiều, bạn sẽ biết khả năng của bạn đến đâu và việc đặt mục tiêu sẽ chính xác và dễ dàng hơn nhiều. Chính vì thế, đừng sợ hãi trước thất bại.
Nguyễn Đình Tùng
Mình đang đang bị rơi vào tình trạng nói trên:
“Bạn chọn một công việc dễ dàng, mức độ khó 3. Bạn tin bạn không thể thất bại được, mọi người cũng tin thế. Việc hiểu rằng bạn có thể dễ dàng hoàn thành công việc tạo nên sự tự mãn cho bạn, và bạn quên mất một thực tế rằng: khả năng, kiến thức là những thứ sẽ bị bào mòn theo thời gian nếu không được rèn luyện.
Bạn lười, bạn nhảy vào chơi, bạn không tập trung phát triển bản thân, rồi một ngày bạn chợt nhận ra, công việc mức 3 thật khó với mình. Bạn sợ hãi khi nhìn thấy năng lực của mình suy giảm, sợ hãi khi nhận những ánh mắt chế giếu từ mọi người. Cảm giác ê chề và hối hận lan tràn toàn cơ thể. Làm sao một con người đã từng ở mức độ 5 lại không làm được công việc khó ở mức độ 3 cơ chứ.”
(Nhờ các bạn cho ý kiến để mình tự cải thiện bản thân (thật lòng là buồn và bế tắc lắm)).
củng như bạn, muốn phát triển bản thân mà chưa tìm đc cách nào hay cả. khi nào tim ra thì chia sẻ với nhé :v
Thất bại ư. Chuyển nhỏ thôi mà. Nó là người bạn khá thân của thành công đấy. Muốn chơi với thành công, đầu tiên bạn phải kết thân với nó và nhờ nó giới thiệu bạn với thằng Công. Có như vậy TC nó mới tin và chịu chơi với bạn.
Thế nhưng xã hội lại đánh giá bạn qua những thành công. Đôi khi không muốn nghĩ nhiều không được. Có những thất bại nhẹ tựa lông hồng nhưng cũng có những thất bại nặng ngàn cân.
Khi được hỏi bạn đã trải qua bao nhiêu thất bại rồi? Cảm thấy bản thân thất bại quá ít, cần cố gắng đặt mục tiêu nhiều và hoàn thành chúng mới được…
mình vừa thất bại . ko phải là lần đầu tiên trong nửa năm nay. nhưng nó giúp mình trở lại với thực tại và bản thân . mình giờ đây đã hạ mục tiêu xuống và có lẽ đây sẽ là đòn bẩy cho mình. triet hoc duong pho có nhiều bài hay quá
Chưa thành công vì chưa đủ thất bại :Đ
ai ở trên đó vậy , trả lời : chị Anh hư ở trên đó
Thất bại = giai đoạn đầu trước khi thành công .