(Trích) Và như đã trình bày ở trên, Tat tvam asi, BẠN chính là NÓ, thì thật ra cuộc đời này cũng chỉ là một giấc mơ của BẠN mà thôi, không ai khác. Đó chính là bí mật vĩ đại nhất của cuộc đời mà mọi tôn giáo chân chính muốn hướng bạn tới, cho dù bạn có thích hay không thích.
• • •
Thế lực KHỔNG LỒ
Tôn giáo là một “thế lực” KHỔNG LỒ bao trùm nhân loại từ cổ chí kim. Tôn giáo có khả năng liên kết con người, định hướng lối sống cho con người mạnh hơn bất kì thể chế chính trị nào. Chính trị giải quyết những vấn đề bên ngoài, bề nổi của tảng băng. Tôn giáo giải quyết vấn đề bên trong, bề chìm, gốc rễ, những vấn đề về đạo đức, niềm tin, trí tuệ, phẩm hạnh, hành vi… của con người.
Theo thống kê 2020 trên Wiki thì nhóm người phi tôn giáo/bất khả tri/vô thần chiếm 14% tổng số. Điều đó có nghĩa là 86% dân số trên Trái Đất có tin theo một tôn giáo nào đó. Dưới đây là 4 tôn giáo lớn nhất thế giới:
• Kitô giáo: 2.3 tỉ người – 29%
• Hồi giáo: 1.9 tỉ người – 24%
• Ấn Độ giáo: 1.1 tỉ người – 14%
• Phật giáo: 506 triệu người – 6%
Riêng tại Việt Nam,
“Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13.2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13.7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5.9 triệu người, chiếm 44.6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6.1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4.6 triệu người, chiếm 35% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4.8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.” (source)
Tại sao đại đa số mọi người (86%) trên thế giới lại tin theo một tôn giáo nào đó? Họ tìm kiếm điều gì ở tôn giáo? Mục đích sau cùng các tôn giáo hướng đến là gì? Rõ ràng, câu trả lời chính là: Hạnh Phúc đích thực viên mãn / God (Thượng Đế) / Thực Tại Tối Hậu Tuyệt Đối (Phật giáo gọi “Nó” là Niết Bàn).
“God” có vô vàn tên gọi khác nhau trên khắp thế giới. Danh sách dưới đây chỉ liệt kê ra một số danh xưng, thuật ngữ, bản chất phổ biến nhất tương xứng với chữ “God”. Bạn nào thấy còn thiếu sót có thể bình luận bổ sung.
Brahman, Shiva, Vishnu, Ishvara, Purusha, Hari, Bhagavan, Prana, Shakti, Ram, Om / Aum, The Father, The Mother, Đại Ngã, Đại Thể, Tâm Hồn, Chân Ngã, Chân Tâm, Chân Linh, Atman, Tình Yêu, The All, Vũ Trụ, Oneness, Nhất Thể, The One, Cái Một, The Absolute, Trí Thông Minh Vô Hạn, Trí Thông Minh Tối Thượng, Đấng Hằng Hữu, Đấng Từ Bi, Phật Tánh, Niết bàn, Chân như, Cái Toàn Thể, Sat-Chit-Ananda (Hiện hữu – Ý thức – Phúc lạc), Tâm thức (Consciousness), Ý thức Thuần khiết (Pure Awareness), The Creator, Tạo Hóa, Hóa Công, Đạo, Đức, Thái Cực, Shen, Thượng Đế, Thiên Chúa, The Lord, The Light, the Alpha and the Omega, Allah, Thực tại tối hậu, Ông Trời, Trời Đất, Thiên Nhiên, Tự Nhiên, Bất Nhị, Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Hiện, Thần Khí, Supreme Being, YHWH, Elohim, Aluna, Adonai, Yahweh, Jehovah, El, Elyon, Abba, Eternal One, Baha, Thiêng Liêng, Trí Tuệ, Chân Lý Tuyệt Đối, Hu, The Real…
>>> Personal God (cá nhân) vs. Impersonal God (phi cá nhân) | Huy Nguyen
Tat Tvam Asi
Một trong 4 đạo lý / chân lý cốt lõi của kinh thư Vệ-đà (kinh thư cổ xưa nhất của loài người) được truyền đạt trong Áo Nghĩa Thư (Upanishads) qua câu Đại Ngôn (Mahavakyas, Great Sayings) đó là: TAT TVAM ASI. (Tiếng Anh: You are That. Tiếng Việt: Bạn chính là Nó / Cái Đó.) Ý nghĩa của câu nói này là Chân Ngã (bản chất đích thực của mỗi người), trong trạng thái nguyên thủy, tinh khiết của nó, thì hoàn toàn tương đồng với Thực Tại Tối Hậu (aka God), nền tảng và nguồn gốc của mọi hiện tượng.
Bài viết này sẽ chỉ nói về “Tat Tvam Asi”. Tuy nhiên 3 Đại Ngôn còn lại là:
• Bát nhã là Brahman (prajñānam brahma)
• Chân Ngã là Brahman (ayam ātmā brahma)
• Ta là Brahman (aham brahmāsmi)
“Đôi mắt tôi dùng để nhìn God cũng chính là đôi mắt God dùng để nhìn tôi.” — Meister Eckhart (Nhà huyền môn Công giáo nổi tiếng)
Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là: BẠN cũng chính là điều bạn đang tìm kiếm. Bạn không cần phải tìm đâu xa xôi bên ngoài. Mọi thứ bạn cần đều nằm bên trong. Thậm chí, một kết luận có thể được rút ra rằng việc tìm kiếm là không cần thiết nữa. Bởi vì BẠN đã chính là Nó rồi, đã đang và sẽ luôn như vậy, thường hằng bất biến, bất sinh bất tử, không bao giờ có thể là gì khác, miễn nhiễm với mọi đau khổ, hiện tượng.
Một khi bạn nhận biết, hiểu ra, giác ngộ, nhớ lại được sự thật quan trọng nhất này, câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Ta là ai?”, thì bạn có thể nói lời vĩnh biệt với đau khổ. Đau khổ chỉ có thể xảy ra cho thân xác, bản ngã hay tâm trí, chúng không phải là bản chất con người thật của bạn.
Giống như trong rạp chiếu phim, bạn không phải là một nhân vật nào đó được phóng chiếu lên màn ảnh (the screen), Chân Ngã chính là “màn ảnh”, “không gian” tâm thức, ý thức thuần khiết nơi mọi thứ được hiện lên. Không cần biết có những gì được phóng chiếu lên màn ảnh, chúng chỉ là những hiện tượng, danh sắc vô thường đến rồi đi, màn ảnh là thứ bất biến, không bao giờ thay đổi, không bao giờ bị ảnh hưởng. Nguồn gốc của đau khổ chính là sự vô minh không biết mình thật sự là ai, là gì, dẫn tới sự đồng hóa sai lầm với thân xác, tâm trí, bản ngã.
Những điều tôi vừa nói không phải chỉ là lý thuyết suông trên sách vở, mà là điều để trực tiếp trải nghiệm, thực chứng. Tôi thật sự khuyến khích bạn làm điều đó. Đừng tin vào bất cứ lý thuyết tôn giáo tâm linh nào nếu bạn chưa thật sự trực tiếp chứng thực nó. Các chất thức thần (nấm, LSD, DMT, ayahuasca…) có thể là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc này nếu bạn biết sử dụng nó với tôn trọng và ý thức, trên triethocduongpho.net đã có rất nhiều bài viết về những đề tài này, nếu bạn vẫn chưa biết thì nó là một trong những đặc sản ở THĐP. Người tự dùng dao đâm chém chính mình thì lỗi không phải là ở con dao.
>>> [Bài dịch] Liệu chất thức thần có khả năng giúp chúng ta thức tỉnh?
Hoặc nếu bạn có quan điểm bảo thủ thì ngồi thiền là phương pháp truyền thống nhiều ngàn năm nay, ưu điểm của nó là an toàn hơn, nhưng khuyết điểm của nó là thời gian, nhiều khi bạn có thể phải mất nhiều năm, hay nhiều chục năm mới chứng thực được trạng thái bất nhị, vạn vật đồng nhất thể của thực tại tối hậu, khi không còn sự tách biệt giữa người quan sát và cái được quan sát, mọi thứ chỉ là Một.
>>> Hướng dẫn cơ bản cách ngồi thiền | Huy Nguyen (https://bit.ly/2VOUMdf)
“Cái hang bạn sợ bước vào đang nắm giữ kho báu bạn tìm kiếm.” — Joseph Campbell
“Siêu hình học đã là sự chỉ định của khoa học cho mọi hiện tượng không trọng lượng chẳng hạn như suy nghĩ. Nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra được trong thí nghiệm bất cứ hiện tượng nào có thể được mô tả là rắn chắc, hay liên tục, hay một mặt phẳng, hay một đường thẳng… Nên chúng ta bây giờ bị bắt buộc phải kết luận rằng mọi hiện tượng đều là siêu hình; do đó, như nhiều người từ lâu đã suy luận — thích hay không thích — cuộc đời không là gì khác ngoài một giấc mơ.” — Buckminster Fuller
*Buckminster Fuller từng là chủ tịch Mensa (Cộng đồng những người có IQ cao nhất thế giới) từ 1974 tới 1983.
Trong giấc mơ vào ban đêm khi đang ngủ của mình, bạn tạo ra một thế giới hoàn toàn mới với đủ loại nhân vật tưởng chừng như tách biệt, nhị nguyên, nhưng nguồn gốc của tất cả những thứ đó chỉ là từ một tâm trí của chính bạn. Fractal (phân dạng) là đặc tính của thực tại, là dấu vân tay của Vũ Trụ. Nếu bạn chưa nhìn ra được chuyện này thì hãy để ý quan sát thiên nhiên bạn sẽ thấy. Theo đó, giấc mơ của cá nhân bạn cũng là dấu hiệu cho biết cuộc đời cũng là một giấc mơ của God, ở một mức độ to lớn vĩ mô hơn.
Và như đã trình bày ở trên, Tat tvam asi, BẠN chính là NÓ, thì thật ra cuộc đời này cũng chỉ là một giấc mơ của BẠN mà thôi, không ai khác. Đó chính là bí mật vĩ đại nhất của cuộc đời mà mọi tôn giáo chân chính muốn hướng bạn tới, cho dù bạn có thích hay không thích.
Cũng giống như trò chơi trốn tìm, chỗ trốn an toàn nhất chính là chỗ khó ngờ nhất. Và chỗ khó ngờ nhất để God ẩn nấp chính là trong Tâm Hồn bạn. Vì thế, cuộc đời là một giấc mơ mà trong đó God tự chơi trốn tìm với chính mình.
Niềm tin của bạn tạo ra thực tại của bạn, bởi vì đừng quên rằng thế giới bên ngoài chỉ là phản ánh lại thế giới bên trong. Nếu bạn tin vào chủ nghĩa duy vật vô thần, cho rằng cuộc đời, vũ trụ như một cỗ máy tất định cứng nhắc vô nghĩa, thì thực tại bạn trải nghiệm cũng sẽ y như vậy: tất định, cứng nhắc, vô nghĩa.
“Bản thể học (ontology) của chủ nghĩa duy vật dựa trên ảo tưởng rằng sự tồn tại, hiện thực trực tiếp của thế giới xung quanh ta, có thể được ngoại suy vào hạng tầng nguyên tử. Tuy nhiên, việc ngoại suy này là bất khả thi… Nguyên tử không phải là vật (things).” — Werner Heisenberg
>>> [THĐP Translation™] Các nhà vật lý lượng tử nói gì về chủ nghĩa duy vật (materialism) (https://bit.ly/2WHKVbq)
Nếu bạn tin vào duy tâm / duy thức, cho rằng tâm thức là nền tảng của mọi thứ, cho rằng cuộc đời là một giấc mơ uyển chuyển linh động, thì cuộc đời sẽ cho bạn thấy những dấu hiệu qua synchronicities (sự đồng nhịp), những “phép lạ” tưởng chừng bất khả, chỉ có thể xảy ra trong mơ.
“Ý thức (consciousness) không thể diễn giải được trong những thuật ngữ vật lý. Bởi ý thức là nền tảng tuyệt đối. Nó không thể được diễn giải trong thuật ngữ của bất cứ thứ gì.” — Erwin Schrödinger
Nền tảng của thực tại chỉ có thể là một trong hai: Hoặc là vật chất, hoặc là tâm thức, không thể cả hai, nửa mùa. Lựa chọn bên nào tùy thuộc vào thực tại bạn muốn trải nghiệm. Suy cho cùng, không có trải nghiệm nào là sai, mọi thứ đều phải trải qua những giai đoạn của nó, mọi thứ cuối cùng rồi cũng sẽ quy về một mối.
“Có ánh sáng ở cuối đường hầm. Vấn đề là cái đường hầm đó nằm sau tâm trí của bạn. Và nếu bạn không đi đến đằng sau tâm trí của mình thì bạn sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm. Và một khi bạn đã thấy được nó, nhiệm vụ của bạn là đưa nó vào chính mình và người khác. Lan truyền nó như một thực tại. God đã không nghỉ ngơi, về hưu ở tầng trời mật độ 7, God là một châu lục đã bị thất lạc trong tâm trí con người.” — Terence McKenna
Tác giả: Huy Nguyen