26 C
Nha Trang
Thứ ba, 10 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

“Sinh viên Việt Nam làm được, tại sao mày lại không?”

*Featured Image: Zeeyolq Photography

 

Tôi biết một bệnh của sinh viên Việt Nam là tự ti. Tôi cũng có căn bệnh đó. Cho dù rất nhiều người bảo tôi thừa tự tin, nhưng đôi lúc đứng giữa đám đông, tôi vẫn cảm thấy bé nhỏ, kém cỏi và lạc lõng. Đặc biệt khi tiếp xúc với người nước ngoài. Ví dụ như Đức hay Brazil, Nhật Bản chẳng hạn, tôi thường nghĩ: “Tụi nó đến từ nước phát triển, tụi nó hẳn phải giỏi lắm!” Nhưng, có một câu chuyện khiến tôi thay đổi.

Tôi có một người bạn tên Nguyễn Vũ Khánh Minh. Bạn ấy từng đi Kazakhstan (Đất nước nằm ở Tây Á, giáp ranh biên giới Trung Quốc và Nga) trong vòng 8 tuần. Trở về, bạn ấy kể những kỷ niệm 1–0–2 bạn có trong lúc làm cô giáo dạy kỹ năng mềm cho sinh viên trường ĐH IAB (International Administration Business Academy) ở thành phố Almaty. Là người trẻ nhất trong lớp nhưng bạn dám đứng “gõ đầu” cho hàng chục sinh viên Kazakhstan cao hơn bạn hai cái đầu. Bạn chịu trách nhiệm đưa ra những topic để mọi người thảo luận, phản biện, chia sẻ. Một trong những topic hôm đó bạn đưa ra là: “Với 1$ (Bằng 21.000 VNĐ), bạn làm thế nào để gây quỹ trong 3 tiếng?”

Khi topic được đưa ra, các bạn sinh viên Kazakhstan lập tức nhao nhao phản đối! Hầu hết ý kiến cho rằng: “KHÔNG THỂ ĐƯỢC!” “Impossible!” Còn có những ý kiến rất… điền rồ như:

  • Mua một tờ giấy đẹp, mua một cây bút, viết thư cho thần tượng xin gây quỹ.
  • Mua sổ xố, rủi ro cao nhưng có thể thu được rất nhiều tiền.
  • Có người hỏi ngược lại Khánh Minh với thách thức rằng: “Thế thì mày làm bằng cách nào?” (mà mày dám đố tụi tao)

Và khi Minh khẳng định: “Bạn tôi ở Việt Nam đã từng làm được!” thì tất cả đều bất ngờ.

Minh kể với tôi: “Chắc hẳn tao cũng rất bất ngờ, nếu không tận mắt chứng kiến sự thực những đứa nhóc năm 1, năm 2 bằng tuổi tao mà thôi, nhưng đã gây được 800 ngàn, 1 triệu đồng chỉ từ 20 ngàn bé nhỏ.”

Và trước sự ngỡ ngàng của sinh viên Kazakhstan, Khánh Minh bắt đầu kể chuyện.

“Đó là khi tổ chức sinh viên tụi tao làm tuyển thành viên. Tụi tao đưa ra một đề bài cho thí sinh: Trong 3 tiếng, với 20K, hãy xoay sở mang về số tiền lớn nhất để giúp gây quỹ cho một dự án. Và các bạn tân sinh viên đã làm tụi tao sửng sốt. Các bạn không chỉ “think out of the box” mà còn vứt luôn cả cái hộp đi. Đúng nghĩa các bạn đã “phấn đấu xuất sắc” (“Striving for excellence” – Một trong 6 giá trị của tổ chức). Một nhóm đã dùng 20 ngàn mua giấy bìa, dây chỉ màu, làm vòng tay, xúc xắc trang trí thật đẹp, bán thật đắt cho người nước ngoài. Hàng trăm dây chỉ màu đã được bán ra trong 3 tiếng, thu về 800 ngàn. Thậm chí có nhóm không thèm sử dụng đến 20 ngàn. Họ làm một buổi concert nho nhỏ, mang nhạc cụ tới đàn hát với nhau trong 3 tiếng và gây quỹ tại công viên 23/9. Cả hội trường im lặng. Sinh viên Kazakhstan im lặng. Chỉ có tao là không.”

Tôi may mắn được biết nhiều người bạn từng chủ động có một chuyến đi tới Philippin, Indonesia, Malaysia… để trải nghiệm và thay đổi. Và qua những câu chuyện họ kể, tôi nhận ra rằng:

“Càng đi xa, thì những tư duy chúng ta tưởng đúng, càng bị va đập, đổi thay dữ dội. Càng đi xa, chúng ta càng tự tin vào bản thân mình. Vì chúng ta đã làm được những điều bạn tưởng là không thể.” – Khuyết danh

Tôi hiểu, tôi và bạn đều có bệnh tự ti. Vậy thì chúng ta hãy cùng CHỦ ĐỘNG ngẩng đầu lên, bước ra khỏi Việt Nam. Cho những người từ khắp mọi miền trên thế giới này thấy được sắc màu thật sự của tôi và bạn. Khả năng thật sự của chúng ta.

Tôi đang trên con đường biến chuyến đi đó thành hiện thực. Để thấy những nền văn hóa va đập và nứt  vỡ. Để hiểu Việt Nam không kém, để chứng minh Việt Nam không tệ. Để tự tin, để tỏa sáng.

Còn bạn? Có lần nào trong đời, bạn đã từng khát khao một chuyến đi đổi thay?

 

Đỗ Thanh Lam

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

72 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết của bạn rất cảm hứng. Mình có một idea thú vị từ câu chuyện của bạn. Sau khi setup xong sẽ chia sẻ với mọi người. Thanks a lot for sharing! 🙂

  2. Bạn lấy Kazakhstan để so sánh nhằm vực dậy tinh thần cho sv VN thì mình nghĩ là cũng đâu đó thôi! 😀 Chứ mình đang ở các nước tây Âu thì thành thực thưa với bạn là trình độ sinh viên VN từ kĩ năng cứng/mềm lẫn khả năng suy nghĩ còn kém mức trung bình nhiều lắm bạn à. 🙂

      • Và thực ra, câu chuyện của bạn không hẳn là mới vì tôi đã đọc được câu chuyện có khá nhiều điểm giống như vậy ngay trong vài trang đầu của quyển “what I wish I know when I were 20”. Điều đó khiến tôi hơi nghi ngờ mức độ originality câu chuyện của bạn đấy! 😉

        • Cuốn “What I wish I knew when I were 20” mình đọc từ 2 năm trước rồi bạn à, và theo mình ý tưởng này chẳng có gì mới mẻ, bất ngờ. Nó là một câu hỏi rất đỗi thông dụng để mọi người luyện cách “think out of the box” thôi.

          Câu chuyện của mình không hề originality nên bạn không có gì phải nghi ngờ đâu. Nó chỉ mang lại một thông điệp có giá trị. Đó là “Càng đi xa, chúng ta càng tự tin, vì ta đã làm được những điều bạn tưởng là không thể”. Đơn giản vậy thôi bạn 🙂

        • Có thể bạn không biết, đây từng là một trong nhiều vòng thi của đợt tuyển thành viên của tổ chức AIESEC Chi nhánh Hồ Chí Minh. 20 ngàn đồng và kiếm được 1 triệu. Giờ thì thử thách này không còn được áp dụng nữa.

          Bạn nên tìm hiểu kĩ hơn nhé 🙂

  3. Mình thấy có một vài bạn phê bình việc bán thật đắt cho người nước ngoài. Mình có vài lời thế này, không biết các bạn nghĩ ra sao. Thật ra những món đồ từ thiện bình thường mà chúng mình hay mua cũng đắt hơn giá trị thật của nó nhiều rồi, và ai cũng ngầm hiểu là cái khoản đắt hơn đó là để làm từ thiện, phần còn lại là vốn. Nên dù là bán cho người nước ngoài là đắt hơn thật, nhưng khoản đắt hơn nhiều đó là để làm từ thiện và họ biết nhưng vẫn mua thì mình nghĩ là ok :)). Mà mình nghĩ là người nước ngoài họ không quá ngốc để mua một món đồ “bản địa” mà không biết giá trị thật của nó đâu :q.

    • Có rất nhiều quan điểm khác nhau về một vấn đề.
      Theo mình, việc bán “giá thật đắt” đó là lựa chọn tốt nhất các bạn sinh viên có thể làm trong 3 tiếng đồng hồ nên các bạn cứ làm thôi 🙂
      Con người luôn tối đa hóa lợi ích mà ^^

  4. Cảm ơn bài viết của bạn.
    Đúng là một trong những cái thừa của SV chúng ta đó là tự ti, Với tôi, trước đây tôi cũng có nhiều cái món đó lắm. Đứng trước một người nước ngoài, một đám đông,… trong đầu chúng ta thường nảy ra biết bao nhiêu là mối lo sợ, sợ mình có nói được không, sợ họ có hiểu không, sợ người ta có cười mình không.. và vân vân. Rồi quay lại thì, ôi thôi, cơ hội không còn đó nữa.
    “Just do it” đi bạn ạ, đừng mãi đứng đó mà lo sợ nữa, cơ hội ko có lần thứ 2 đâu. “Just do it” “Just do it” and “Just do it” liều thuốc chống tự ti hữu hiệu 😀

    ps: post nhầm cái hình, ko biết xóa -_-

  5. Bạn Minh trong bài cũng đi exchange của AIESEC ah? Hihi, Hè này mình cũng định tham gia chương trình Global Citizen của AIESEC. Cơ mà là 1 dự án giáo dục ở các vùng khó khăn của Thái Lan 😀 :))) Đọc xong bài báo thấy háo hức quá! Cảm ơn tác giả nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,910Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI