25 C
Nha Trang
Thứ ba, 29 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 78

[THĐP Vietsub] Cây cối nói chuyện với nhau bằng cách nào?

https://www.facebook.com/TrietHocDuongPho2.0/videos/2262379917336329/?v=2262379917336329

Xem trên facebook

Cây cối không phải là những sinh vật vô tri vô giác vô hồn. Toàn bộ khu rừng tương tác với nhau như một cơ thể có ý thức và có trí khôn. Bản chất của Thiên nhiên là All is One, chỉ có loài người là không hiểu được chuyện đó.


Biên dịch: Lê Gia Khiêm
Hiệu đính: Prana
Vietsub: Lê Gia Khiêm
Source: Suzanne Simard, Sustainable Human
Featured image: Free-Photos, Pixabay

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

[THĐP Translation™] Đừng lo lắng khi cảm thấy buồn

Theo Brock Bastian, tác giả của The Other Side of Happiness: Embracing a More Fearless Approach to Living (2018) (tạm dịch: Mặt kia của hạnh phúc: Nâng niu một cách tiếp cận can đảm hơn tới cuộc sống) và một nhà tâm lý học tại Đại học Melbourne ở Úc, vấn đề một phần là văn hóa: một người sống ở một nước phương Tây có khả năng bị chuẩn đoán trầm cảm hoặc lo âu lâm sàng nhiều gấp 4-10 lần so với một cá nhân sống trong một nền văn hóa phương Đông. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, cả hai cảm xúc tiêu cực và tích cực được coi là một phần thiết yếu của cuộc sống. Nỗi buồn không phải là một cản trở để trải nghiệm cảm xúc tích cực và – không giống như trong xã hội phương Tây – không có một áp lực liên tục nào để có được vui vẻ.

Suy nghĩ này có thể bắt nguồn từ tôn giáo. Ví dụ, triết học Phật giáo Ấn-Tây Tạng, đã được nghiên cứu chi tiết bởi các nhà tâm lý học phương Tây như Paul Ekman, kêu gọi sự công nhận cảm xúc và trân trọng nỗi đau như một phần của con người. Nó đặt trọng tâm vào sự hiểu biết bản chất của nỗi đau và những nguyên do dẫn đến nó. Nhiều phương thức thực hành tâm lý hiện đại như liệu pháp hành vi biện chứng nay sử dụng cách tiếp cận nhận biết và đặt tên cảm xúc trong điều trị trầm cảm và lo âu.

📌 Các chứng rối loạn tâm lý, thiền định và lời giải đáp “Ta là ai?”

Trong một nghiên cứu được công bố năm 2017, Bastian và các cộng sự đã tiến hành hai thí nghiệm kiểm tra xem kỳ vọng xã hội về việc tìm kiếm hạnh phúc ảnh hưởng đến con người như thế nào, đặc biệt khi họ đối mặt với thất bại. Trong nghiên cứu đầu tiên, 116 sinh viên đại học được chia thành ba nhóm để thực hiện một nhiệm vụ xáo chữ (anagram). Trong đó có nhiều anagram không thể giải được. Bài kiểm tra được thiết kế để mọi người thất bại, nhưng chỉ một trong ba nhóm được thông báo về khả năng thất bại này. Một nhóm khác đang ở trong một ‘căn phòng hạnh phúc’ với những bức tường gắn đầy posters khích lệ, những ghi chú tích cực, trong khi nhóm cuối cùng được đưa vào một căn phòng trung tính.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tất cả những người tham gia thực hiện một bài kiểm tra về độ lo lắng để đo phản ứng của họ khi không thực hiện được nhiệm vụ xáo chữ, và điền vào một bảng câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá liệu kỳ vọng xã hội về việc có được hạnh phúc đã ảnh hưởng thế nào đến việc xử lý những cảm xúc tiêu cực trong họ. Họ cũng đã tham gia kiểm tra trạng thái cảm xúc của mình vào thời điểm đó. Bastian và nhóm của ông phát hiện ra rằng những người trong ‘căn phòng hạnh phúc’ lo lắng về sự thất bại nhiều hơn những người khác ở hai phòng còn lại.

“Nói chung, khi mọi người thấy mình trong một bối cảnh (trong trường hợp này là một căn phòng, nhưng nói chung là trong bối cảnh văn hóa), nơi hạnh phúc được đánh giá cao, nó tạo nên cảm giác áp lực khiến họ sẽ cảm thấy như vậy,” Bastian nói với tôi.

Sau đó, khi họ trải nghiệm thất bại, họ “đã ngẫm nghĩ về lý do tại sao họ không cảm thấy theo như họ nghĩ họ nên cảm thấy.” Những suy ngẫm, các nhà nghiên cứu phát hiện, làm cho tâm trí họ tồi tệ hơn.

Trong thử nghiệm thứ hai, 202 người đã điền vào hai bản câu hỏi trực tuyến. Bản thứ nhất hỏi về tần suất và mức độ trải nghiệm nỗi buồn, lo lắng, trầm cảm và căng thẳng. Bản thứ hai, trong đó mọi người được yêu cầu xếp hạng các câu như: “Tôi nghĩ xã hội chấp nhận những người cảm thấy chán nản hoặc lo âu”, đo lường mức độ những kì vọng xã hội về tìm kiếm những cảm xúc tích cực và ngăn cản những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người. Kết quả cho thấy những người nghĩ rằng xã hội mong đợi họ luôn luôn vui vẻ và không bao giờ buồn trải nghiệm trạng thái tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và nỗi buồn thường xuyên hơn.

Những trải nghiệm đau buồn mang lại những lợi ích khác khiến chúng ta hạnh phúc hơn về lâu dài. Bastian chỉ ra rằng chính trong nghịch cảnh là khi chúng ta có kết nối chặt chẽ nhất với mọi người. Kinh nghiệm được nghịch cảnh giúp xây dựng sự bền bỉ.

“Về mặt tâm lý, bạn không thể trở nên cứng cáp nếu bạn không phải đối phó với những điều cứng rắn trong cuộc sống,” ông nói với tôi.

Đồng thời, ông cảnh báo rằng những phát hiện gần đây không nên bị hiểu lầm.

“Vấn đề không phải là chúng ta nên cố gắng buồn bã hơn trong cuộc sống. Vấn đề là chúng ta cố gắng và tránh né nỗi buồn, xem nó như một vấn đề, và phấn đấu cho niềm hạnh phúc vô tận, chúng ta thực tế không hạnh phúc lắm, và vì thế, không thể tận hưởng những lợi ích của hạnh phúc đích thực.”


Tác giả: Dinsa Sachan, Aeon
Biên dịch: Mai Nguyen
Hiệu đính: Purusha

Minh họa: Soorelis 

📌 Bài viết đã được đăng tải trong Volume 2 tạp chí Aloha. Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Các chứng rối loạn tâm lý, thiền định và lời giải đáp “Ta là ai?”

1

Chào các bạn, tôi là một người trẻ (có thể như đa phần các bạn ở đây) đang ở ngưỡng cửa của sự trưởng thành, đang đứng giữa hai mảng đen trắng của đời sống trải nghiệm – đứng giữa ranh giới của lý thuyết và thực tế, của quan điểm cá nhân và quan điểm đám đông/xã hội. Vị trí của người trẻ nằm trên mảnh đất của sự ngờ vực trộn lẫn với khao khát dấn thân để minh xác mọi chuyện. Có thể cuộc hành trình ấy diễn ra nhanh hoặc chậm, nhưng tôi tin rằng nó không thể tránh khỏi những sự xáo trộn trong tư tưởng, như một dấu hiệu cài đặt nâng cấp hệ thống – tiến hóa.

trưởng thành

Và khi sự xáo trộn, va đập, tái kiến thiết ấy diễn ra, nó có thể kéo theo những sự bất ổn, biến động về đời sống tinh thần – tư duy, xúc cảm (đặc biệt của những người nhạy cảm.) Những cuộc chuyển mình này dễ dàng trở thành là mảnh đất biểu lộ của những chứng rối loạn tâm lý thường gặp. Khi không thể thấu hiểu chúng, những người mắc các chứng kia có thể chịu đau khổ rất nhiều trong đời sống cá nhân, và có khả năng dẫn đến những hành động đáng tiếc – tự tử.

Tôi không nói rằng các chứng rối loạn ấy hoàn toàn có nguyên nhân là sự thay đổi trong đời sống cá nhân. Tôi chỉ đang nói rằng những thử thách, vấp váp cường độ lớn/cực đoan có thể là một tác nhân gây nên những xáo động tinh thần của người trẻ. Và cá nhân tôi là một trường hợp trong số đó. Trong vòng 3 năm trở lại đây, khi bắt đầu chập chững bước vào đời từ cánh cổng trường đại học, tôi đã trải qua trầm cảm (mỗi đợt kéo dài 6 tháng), rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực (mỗi đợt kéo dài 3 tháng).

1. Các chứng rối loạn tâm lý

Nếu các bạn chưa từng trải qua bất kỳ chứng rối loạn tâm lý nào thì cũng khó có thể hiểu được những gì người mắc chúng trải nghiệm. Bạn đứng ở ngoài cảnh huống và nhìn nó (có thể) bằng một con mắt ngờ vực, phán xét, quy chụp. Nếu không có đầy đủ thông tin, chúng ta càng sợ hãi khi phải đối diện hay nhìn những người gần gũi xung quanh trải nghiệm các biến động.

Ở đây tôi chỉ mô tả sơ qua những chứng rối loạn mà tôi đã được “nếm” để các bạn theo dõi có một phần nào hình dung. Còn muốn nghiên cứu tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn có thể bắt tay với anh Google. Ngoài ra còn rất nhiều các chứng rối loạn tâm lý khác như rối loạn đa nhân cách (DID), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), v.v…

a/ Trầm cảm (Depression): Nó không phải là một sự buồn rầu hay tuyệt vọng hay khủng hoảng. Nó là sự thu rút của sức sống. Ở đó chẳng có gì cả, không cảm xúc, không đam mê, không hứng thú, không gì hết ngoài sự trống rỗng, băng giá. Tôi nhìn nó như một sự chết mòn hay trạng thái ngủ đông. Còn Jim Carrey, diễn viên hài nổi tiếng với phim The Trueman Show, thì mô tả depressed như deep-rest – một sự nghỉ ngơi sâu.

1
Tạm dịch: “Bạn nên nghĩ từ “depressed” (trầm cảm) như là rest (nghỉ ngơi), deep rest (thư giãn sâu); cơ thể của bạn cần trầm cảm, nó cần giải tỏa khỏi vai tuồng bạn đang cố gắng diễn.”

Trầm cảm khiến người ta cảm thấy đau khổ khó khăn bởi vì khi nó diễn ra thì những hoạt động cuộc sống thường nhật của người đó bị gác lại: mất hứng thú/đam mê, mất kết nối, mất động lực,… thậm chí còn mất luôn cả trí nhớ (một phần nào đó.) Nói chung là mọi thứ đang chạy yên lành thì dừng hết lại, đình trệ, thuyên giảm, thậm chí vụt tắt. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, đến các mối quan hệ, đến tư tưởng rằng ta phải “làm” được điều gì đó, ta phải “là” ai đó, phải có thành tựu gì đó để khẳng định danh tính của chính mình. (Trong các chứng rối loạn đã trải nghiệm, tôi thấy trầm cảm là thử thách khắc nghiệt nhất.)

b/ Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disoder): Có thể hiểu nôm na là sáng nắng chiều mưa. Nhưng nó không phải là kiểu tâm lý đỏng đảnh như của mấy chị em lúc mới yêu. Nó là liên tiếp các cú chao liệng từ thái cực hưng phấn đến thái cực trầm cảm. Mọi thứ người đó trải nghiệm đều là các điểm cực, sự tột độ. Giống như chơi trò tàu lượn lên xuống liên tục: sáng “high” lòi kèn, tối về thì “rơi” xuống những vực thẳm không đáy; trước thì có cảm giác mình là siêu nhân có thể thay đổi cả vũ trụ, ngay sau đó thì cảm thấy mình không bằng một con gián và đáng chết hơn bao giờ hết. Khi kéo dài, sự bất ổn định của rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến sức khỏe, các mối quan hệ và công việc của người đang nằm dưới trướng tung hoành của nó.

c/ Rối loạn lo âu (Anxiety Disoder): Là một trạng thái bồn chồn, căng thẳng, ức chế không rõ lý do. Bất kỳ một động thái nào trong cuộc sống cũng có thể trở nên quá sức chịu đựng và khiến người ta nghẹt thở. Thậm chí là khi ngồi yên chẳng làm gì, cuộc sống trơn tru không có vấn đề gì thì những cơn bồn chồn vẫn ập tới chẳng cần báo trước. Sự căng thẳng này gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ và khả năng lao động tư duy của người mắc phải.

Tôi không biết rằng ngoài kia người ta đã chứng minh khoa học thành công đến mức nào để khẳng định những chứng rối loạn tâm lý là một loại bệnh tật và cần được chữa chạy. Tôi chỉ chắc chắn rằng chúng là một trạng thái tâm lý mà ta có thể trải nghiệm, giống như ta ăn một trái táo căng mọng hay ăn một chén cơm thiu vậy.

Vấn đề của những người mắc các chứng rối loạn tâm lý đó là họ không tập trung vào việc ăn, mà họ tập trung vào việc phán xét món ăn. Nên thành ra, với trái táo ngon lành thì có thể mọi chuyện diễn ra êm đẹp, miễn rằng họ chắc chắn mình không phải là Bạch Tuyết, nhưng với chén cơm thiu thì họ giãy lên đành đạch, chống cự phản kháng bằng sự lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, thậm chí thù ghét, tấn công bạo lực với chén cơm hay với chính mình để hòng thoát khỏi cảnh phải ăn nó, thoát khỏi sự đau đớn khổ sở.

Tôi cũng đã từng phản ứng như vậy và kết quả là mọi thứ càng diễn biến tồi tệ hơn. Nó trở thành một vòng xoáy không lối thoát. Khi mọi chuyện chạm đáy của căng thẳng, bất an, tuyệt vọng, tôi đã từng có ý muốn tự tử.

Các bạn có thể ở bên ngoài và nghĩ rằng chỉ có bị ngu mới đi đến quyết định chết, hay chẳng việc gì mà phải chết cả, hay không nghĩ cho gia đình người thân sao mà dám cắt cổ tay mình, thì các bạn đã lầm. Cảm giác muốn chết ấy cực kỳ chân thật, sau này nhớ lại tôi vẫn thấy rùng mình. Nó thật tương đương với cảm giác bạn bị bỏ đói ba ngày và thèm khát thức ăn, bạn thức trắng năm đêm đến kiệt quệ và chỉ muốn rơi mình lên chiếc nệm êm ái. Cảm giác đi đến cái chết kia cũng vậy, nó là một động lực khó lòng chối từ.

2. Thiền định

Khi rơi vào những trạng thái tâm lý, sức khỏe bất thường, khó chịu thì người ta dễ dàng có xu hướng nhìn nhận nó như một loại bệnh tật, một cái gì đó cần loại trừ, chữa chạy. Đã có không ít những phương cách, thuốc men giúp “con bệnh tâm thần” đương đầu với các chứng rối loạn kia. Nhưng câu hỏi đặt ra rằng nếu chúng không phải bệnh thì sao? Nếu ta không cần phải đấu tranh với chúng thì sao?

Nếu là một vết xước ngoài da hay một cơn cảm cúm thì người ta có thể tiến hành “tác động” ngay và có thể nhìn thấy sự biến chuyển trên cơ thể sau một vài ngày. Còn với một sự xáo động tâm lý – thứ chẳng thể nhìn được bằng mắt thường, thứ chỉ được “biết” bởi chính người đang trải nghiệm nó, người ta bị bối rối hoảng sợ. Vậy thì tại sao người ta lại mong cầu một phương án chữa chạy (nếu thật sự có) đến từ bên ngoài, đến từ những người đang không trực tiếp nếm trải một chu kỳ ngủ đông hay liên tiếp những pha tàu lượn xúc cảm đầy cực đoan?

Cá nhân tôi không nhìn nhận các chứng rối loạn tâm lý kia là bệnh tật. Gọi là “rối loạn tâm lý” cho thông dụng, phổ thông, để mọi người hiểu được tôi ý đang định nói về các dạng tâm lý “khác biệt” nào đó, chứ không phải có mục đích khẳng định trầm cảm hay lưỡng cực là những sự “rối loạn.” Thế chẳng khác nào bảo mùa hè, mùa đông cũng là rối loạn; trời nắng, trời mưa cũng rối loạn; đại dương, sa mạc cũng là rối loạn nốt.

Thiền đã đưa tôi đi qua tất cả những trạng thái tâm lý kể trên, hay nói cách khác là khi tôi ở trong thiền, các biến động kia càng chuyển hóa nhanh chóng cho đến khi chạm điểm tuyệt vong. Đây là một phương cách giúp tôi tập trung vào việc ăn, thay vì phán xét món ăn; tận hưởng thay vì phản kháng.

Tất cả những gì tôi “làm” là không-làm-gì-cả: không phán xét, không tranh đấu, không suy diễn, đổ lỗi, không phản ứng. Cái gì đang diễn ra kể nguyên cho nó được diễn ra, dù những áp lực của nó lên cơ thể hay tâm trí là rất lớn. VD khi rối loạn lo âu, tôi thấy cực kỳ khó chịu bởi nhịp tim gia tăng dồn dập, hơi thở ngắt quãng và ruột gan, đầu óc quặn thắt vì căng thẳng. Hoặc khi trầm cảm tôi phải đối diện với nỗi sợ hãi mình sẽ mất việc, sẽ chết, sẽ mất hết bè bạn. Rất khó để ai đó có thể tận hưởng một ngọn lửa bỏng rát hay một trận cuồng phong.

📌 [THĐP Translation™] Sức mạnh của việc không làm gì

Nhưng khi tôi tiếp tục thiền mỗi ngày, thậm chí mỗi phút giây, đối diện với mọi điều diễn ra trong sự trung thực, thì những sóng gió kia cũng dần dần qua đi và trả lại bầu trời quang đãng như chưa từng có bất kỳ một biến động xảy ra.

3. “Ta là ai?”

Cái khó khăn lớn nhất khi thiền lúc này không nằm ở việc đối mặt với các chứng rối loạn tâm lý, mà nằm ở đối mặt với xu hướng phản ứng của chính mình để rồi buông bỏ nó. Các xu hướng hành động là thứ giúp định nghĩa danh tính (identity) của một con người. Chỉ có người chết mới không có danh tính. Và chẳng ai muốn mình chết hay cảm thấy mình chết cả. Cái chết đã được găm sâu vào đầu là một thứ đáng sợ bậc nhất.

Câu hỏi ta là ai sẽ luôn được trả lời ở trong xu hướng hành động của người đó. Những xáo động trong nội tâm hay bất kỳ sự xáo động nào của thế giới đều có thể khiến ta hùa theo nó mà phản ứng. Ví dụ khi nghe người khác chửi mình ngu, nếu nhào vào đôi co với họ, ta sẽ trở thành người A; nếu ôm gối khóc lóc vật vã, ta sẽ trở thành người B, còn nếu chỉ mỉm cười và rời đi xem meme chó mèo khác cho vui, chưa chắc ta đã trở thành người C.

Tương tự như việc ta đối phó như thế nào trong một cơn trầm cảm hay một cơn rối loạn lo âu sẽ khiến tâm trí ta có một sự định nghĩa mình là ai (có thể bản thân không ý thức được.)

Khi phản ứng, ta đã tự tạo ra một identity tạm thời/tạm bợ/giả tạm – thứ có thể bị (đe dọa) đập bỏ khi ta thay đổi sang một hướng phản ứng mới, hoặc bị ép buộc phải phản ứng theo cách khác. Cá nhân tôi gọi đây là sự “nghiện làm người” hoặc là “nghiện fap trong tâm trí.”

📌 NOFAP – Con đường đi đến Chân Thiện Mĩ

Việc đồng hóa bản thân với các chứng rối loạn tâm lý khiến một người hành động theo sự thôi thúc của chúng, họ trở thành chúng. Và những khốn khổ, căng thẳng sẽ không bao giờ kết thúc nếu như chúng không có không gian để chuyển hóa. Ở đây, chẳng còn ai đóng vai trò của không gian nữa rồi. Mọi người nhúng mình hết vào với trầm cảm rồi còn đâu.

Chỉ khi một người có được điểm nhìn tách biệt với hoàn cảnh, họ mới nhận ra được mình thật sự là ai – chân ngã. Họ trở thành bầu trời, mà bầu trời thì có bao giờ phải động lòng vì những cơn cuồng phong chứ? Người đó biết được mình là ai, khi biết mình không phải là ai.

“Kẻ biến mình thành quái vật sẽ rũ bỏ được nỗi đau làm người.” – Dr. Jonhson

4. Kết luận

Bài viết này tôi nói về trải nghiệm đi qua các chứng rối loạn tâm lý bằng thiền định, nhưng có thể mở rộng ra rằng ta có thể đi qua tất cả mọi thứ khác, mọi trạng thái nội tâm khác trong bình thản, bất kể nó dữ dội, khó chịu đến mức nào, dù ta không hề biết thiền là cái gì, thiền như thế nào. Vì vấn đề bây giờ không nằm ở hoàn cảnh nữa, nó nằm ở thái độ trước hoàn cảnh (điều tôi đã nói rất nhiều ở những bài viết trước.) Các chứng rối loạn cũng chỉ là một dạng hoàn cảnh – chỉ là nó gần “mình” hơn nên khó xác định hơn.

Những sóng gió của cuộc sống, không chỉ bên ngoài đời, mà còn bên trong nội tâm, chỉ là những cơ hội để một người rèn luyện sự can trường, điềm tĩnh và sáng suốt. Khi nhận ra được đâu là sóng gió “thật” rồi, người đó sẽ nhận ra chính mình. Và không gì có thể quật ngã được kẻ biết mình là ai.

“Khi bức màn được kéo xuống cuối vở kịch, anh hùng và nhân vật phản diện tay trong tay bước ra và khán giả vỗ tay hoan nghênh cả hai. Bởi vì họ biết rằng vai người hùng và phản diện chỉ là những cái mặt nạ.” — Alan Watts

https://www.facebook.com/TrietHocDuongPho2.0/videos/2110421639270921/


Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh minh họa: Pexels

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

7 điều ở phụ nữ khiến đàn ông KHÔNG thích

Bài viết này là một sự đúc rút tổng kết từ những quan sát của cá nhân tôi về những người tôi cho rằng họ xứng đáng được gọi là đàn ông: bố, anh trai, người yêu và những người bạn nam khác của tôi trong cách họ ứng xử với phụ nữ. Ngoài ra, tôi cũng đưa ra những nhận định của mình dựa trên cơ sở tương tác của âm dương, tính nam và tính nữ.

Nói “7 điều đàn ông KHÔNG thích ở phụ nữ” thực chất là có ý “7 điều mà kẻ có sự nam tính không thích ở những người khác.” Nhưng vì đàn ông và phụ nữ có mối liên kết trực tiếp với nhau nên đề tài sẽ thu gọn lại như những gì tôi đã đặt. Và chữ “thích” kia tôi dùng không có nghĩa là vui thích, ham thích, sở thích, mà có ý nói về một sự kết-nối-tốt-hơn. Nên “không thích” thể hiện sự suy giảm kết nối.

Bản thân tôi là một người nữ, và tôi tự cảm thấy rằng mình có tính nam khá mạnh, từ xưa tới nay tôi tiếp cận thế giới theo góc nhìn của cực dương: logic, trật tự, kỷ luật, nỗ lực. Không ít lần trong cuộc sống, người ta chỉ đọc những bài viết của tôi, không thèm tìm hiểu profile và cứ thế gọi tôi là “anh” khiến tôi có nhiều phen cười nhức ruột.

Tôi lấy tựa “7 điều đàn ông KHÔNG thích ở phụ nữ” bởi vì khi người phụ nữ nhận ra được những mặt hạn chế và gạn bỏ nó đi thì những điều khiến đàn ông THÍCH sẽ tự hiển lộ. Giống như có người hỏi Phật là khi thiền thì Ngài được gì. Phật bảo rằng ta chẳng được gì, ta chỉ mất đi sự giận dữ, âu lo, phiền muộn, bất an, sự sợ hãi tuổi già và cái chết.

Có thể góc nhìn của tôi không phải là hoàn toàn chính xác hay phù hợp với tất cả mọi người vì nó còn mang tính cá nhân. Nếu có gì thiếu sót, mong được các bậc tiền bối chỉ giáo.

Bây giờ xin đi luôn vào nội dung chính. Đàn ông không thích những điều sau ở phụ nữ:

1. Phụ nữ NÓI NHIỀU, cà ràm, lải nhải

phụ nữ

Điều này tôi phải đưa lên hàng đầu, vì tôi cho rằng nó là điều các đấng mày râu thấy nhức nhối, “tởm lợm” nhất ở phụ nữ. Và cá nhân tôi cũng thấy rằng phụ nữ sẽ mất đi rất nhiều vẻ nữ tính khi cà ràm thường xuyên.

Đành rằng ta biết phụ nữ hay suy tư, nhạy cảm, lo âu/lo toan đủ thứ (đôi khi không cần thiết), bình luận về đủ thứ vì không có khả năng giữ nó ở trong đầu (đầu quá đầy những chuyện khác rồi.) Nên nhìn chung, đặc biệt khi gặp căng thẳng, phụ nữ tăng công suất của cái miệng lên rất nhiều lần, như một cách xả stress vậy. Nhưng rất tiếc, không phải vì vậy mà người đàn ông sẽ sẵn lòng trở thành cái hố xí xúc cảm cho các chị.

Bình thường đàn bà cũng đã quan tâm, suy tư nhiều thứ vu vơ không quan trọng như “anh đi đâu, anh làm gì, anh mặc áo màu gì, mấy giờ anh về, anh có mang ô theo chưa, đàn gà hôm nay cho ăn thóc hay ngô thì được nhỉ, v.v…” Nên phụ nữ nói rất nhiều, nói đến nhức cả nách. Khi rơi vào tình huống căng thẳng thì thôi rồi Lượm ơi, một câu mà họ phải tua lại cả tỷ lần đến xước hết cả đĩa mà vẫn không chịu dừng.

Nhưng đáng tiếc là đàn ông họ chỉ nghe cái gì cũng một lần thôi, đến lần thứ hai là điều đó tự trượt ra khỏi não vì họ thấy nó không còn cần thiết. Nên khi chứng kiến một người đàn bà nói nhiều, đàn ông lần đầu tiên sẽ thấy rất kinh ngạc vì không hiểu sao cô ta có thể làm được chuyện đó.

Rồi sau này khi tiếp xúc nhiều hơn với phụ nữ, đàn ông sẽ thấy sự nói nhiều ấy là một hành vi tấn công tinh thần, là một điều đáng sợ. Ẩn sâu trong đàn ông là những đứa trẻ. Một khi đứa trẻ đã sợ hãi, nó sẽ bỏ chạy và khó để khiến nó quay trở lại.

“Có một cái ‘khóa miệng’ bằng sắt ở nhà thờ Walton. Thời xưa người ta dùng thứ ấy để kiềm chế miệng lưỡi của đàn bà. Giờ thì họ từ bỏ nỗ lực ấy rồi. Tôi cho rằng vì sắt đang càng ngày càng hiếm, mà lại chẳng có loại gì khác đủ lực.” – Jerome K. Jerome, Ba gã cùng thuyền (chưa kể con chó)

Tất nhiên, những người đàn ông chân chính không bao giờ cảm thấy khó chịu bởi phụ nữ, họ chấp ai chứ không chấp nữ nhi. Nhưng họ không thích đàn bà lải nhải. Và khi họ không thích thì chắc chắn là không thích. Mẹ, người yêu, vợ nói nhiều thì họ có thể kiên nhẫn ngồi nghe vì thương yêu, nhưng thấy phụ nữ nào khác lảm nhảm thì họ chỉ tìm cách lánh xa càng nhanh càng tốt.

2. Tiêu cực, khóc lóc ỉ ôi

phụ nữ
Close-up portrait of alone, stressed young woman sitting in darkness and crying with covering her face with hands.

Tôi cho rằng sự vui vẻ là nét đẹp kiều diễm nhất của người phụ nữ. Nó là thứ trang sức lấp lánh hơn bất kỳ loại trang sức nào cô ta mang trên người. Niềm vui của người đàn bà thể hiện sự vô tư, vô âu lo của họ, thể hiện sức mạnh của họ ngang ngửa với sự điềm tĩnh của người đàn ông. Nên người đàn bà hay suy nghĩ tiêu cực, hay khóc lóc than thở là một người xấu xí. Chẳng ai thích người xấu xí cả, chẳng phải cứ là đàn ông.

Nếu cô ta không thể tự dỗ dành chính mình, cô ta sẽ trở thành người ỷ nại. Đàn ông thích trở thành trụ cột gia đình, thích là điểm nương tựa vững chãi cho người phụ nữ anh ta thương yêu. Nhưng như thế không có nghĩa là người đàn bà cho phép mình trở thành đống cứt nhão không có chóp. Đàn ông thích sự mềm mại, thướt tha, thích những đường cong uyển chuyển, không thích cứt.

Nếu bạn là phụ nữ có thói quen suy nghĩ tiêu cực, hay khóc lóc nỉ non chuyện này chuyện nọ mà vẫn có khao khát được người đàn ông thương yêu che chở thì bạn nên cần ai đó tát cho một cái vào mặt để tỉnh dậy.

Nếu muốn khóc mà vẫn đẹp, bạn hãy khóc trong sự hạnh phúc, trong sự cảm động của lòng trắc ẩn với thế giới, trong sự quyết tâm vực dậy từ những đớn đau của chính mình. Đó mới là những giọt nước mắt đẹp nhất của người đàn bà. Còn tất cả các loại nước mắt khác, nếu có chảy ra thì đừng để đàn ông nhìn thấy vì nước mắt không phải là ngôn ngữ của họ. Tốt hơn hết hãy học cách cất nó vào trong túi áo, vừa tốt cho sự trưởng thành của bạn, vừa tốt cho tinh thần của tất cả mọi người xung quanh.

(Cá nhân tôi quý trọng và giữ gìn những giọt nước mắt của mình ở mức độ tương đương như những người nam thực hành nofap quý trọng và giữ gìn semen của họ.)

3. Không biết làm đẹp, chăm sóc bản thân

phụ nữ

Đây cũng là điều rất quan trọng mà tôi muốn nói. Đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai. Đàn ông yêu thích những đường nét, sự diễm kiều, nên họ có thú chơi cây cảnh, chơi chim hay sưu tập các thứ là vì vậy. Họ vẽ, điêu khắc, viết lách, soạn nhạc đều vì bị thu hút và truyền cảm hứng bởi những “nàng thơ” là những điều đẹp đẽ xinh xắn trên thế giới. Nhìn ngắm một người đàn bà đẹp cũng làm tăng lên cái hạnh phúc sướng vui bên trong lòng họ.

Trước kia tôi không có được tư duy này nên ăn ở xuề xòa, chẳng chăm lo gì đến nhan sắc và bảo rằng đàn ông đã yêu thì yêu cái tâm hồn, vẻ ngoài quan trọng gì. Nhưng không, vẻ bên ngoài cực kỳ quan trọng. Nó thể hiện người đàn bà biết quan tâm yêu thương chính mình, biết chú ý tới những đường nét của chính mình. Một người không trân trọng chính mình thì không xứng đáng được người khác trân trọng.

Phụ nữ có thể nghĩ rằng ra ngoài đường thì ăn mặc xinh đẹp còn về nhà thì luộm thuộm thế nào cũng được. Nhưng tôi lại không nghĩ vậy. Đã là “nàng thơ” thì lúc nào cũng phải đẹp, đẹp lồng lộn mới chịu. Trừ lúc làm tình không mặc gì ra thì khi đã mặc thì phải chỉn chu, đâu ra đấy. Tính xuề xòa là của đàn ông, không phải của phụ nữ.

“Đường về đêm tối canh thâu.
Nhìn em anh tưởng con trâu đang cười.”

Khi một cặp đôi đang đi trên phố, người ta sẽ đánh giá gu thẩm mĩ của người phụ nữ là vẻ bề ngoài của cô ta, còn gu thẩm mĩ của người đàn ông là vẻ đẹp của người phụ nữ anh ta đang nắm tay. Nên các chị em hãy luôn giữ mình xinh đẹp, không chỉ cho sự tự tin của bản thân, mà còn cho cả thế giới được hưởng nữa.

Tất nhiên, có những lúc làm việc nhà hay chăm sóc con cái tượt mặt ra, phờ phạc râu ria chẳng còn chút lộng lẫy kiêu sa nào nữa. Nhưng những lúc ấy, người đàn ông không nhìn vào nét bên ngoài nữa mà họ nhìn vào tình yêu và sự tận tâm của các chị. Họ sẽ muốn đè các chị em ra mà hôn ngay lập tức.

Nên hãy đẹp bất kỳ khi nào có thể, trong khả năng của mình.

4. “Bật” như tôm tươi, cãi chồng như chém chả

Phụ nữ nói nhiều đã là một điều đàn ông không thích (như tôi đã nói ngay từ ban đầu), nhưng phụ nữ “bật” chồng/người yêu thì lại càng tệ hơn. Đàn ông thích phụ nữ cá tính, có chính kiến, quan điểm nhưng không có nghĩa họ thích phụ nữ thể hiện quan điểm ấy ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ tình huống nào. Đặc biệt là khi trái chiều về góc nhìn, đàn ông không thích nghe phụ nữ “bật” lại mình như một sự khẳng định hay thách thức. Đàn ông không đánh giá cao người phụ nữ như vậy.

Vì sao? Vì quan điểm không phải là vấn đề, cách thể hiện quan điểm mới là vấn đề. Tính nữ không nằm ở sự lấn tới, mà nằm ở sự nhún mình, khiêm cung. Cùng là một sự thể hiện quan điểm, có người phụ nữ sẽ nói nó ngay sau lời vừa phát biểu của người đàn ông, nhưng có người thì lại thủ thỉ vào tai họ vào tối hôm đó khi hai người đang mơn trớn nhau trên giường. Tính nam tập trung vào kết quả, tính nữ tập trung vào cách thức để đi đến kết quả đó.

“Đội vợ lên đầu là trường sinh bất lão.”

Tôi cho rằng câu nói này chỉ là một sự mỉa mai châm chích dành cho những người đàn ông bạc nhược và người phụ nữ lấn lướt.

Nên nếu chị em nào còn hay có thói “bật” chồng/người yêu thì nên thuyên giảm lại. Vừa là để các chị em rèn luyện sự mềm mại, vừa là để đối tác nể phục thương yêu hơn.

“Chồng mắng thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào.”

5. Vụn vặt

Quan tâm đến những điều nhỏ bé đòi hỏi một sự chú ý cao độ. Nếu bạn chỉnh lại cái cà vạt của chồng trước khi anh ấy đến cơ quan vào buổi sáng, bạn phẩy bụi trên áo anh ấy khi nó lấm bẩn, bạn bỏ cái ô vào xe anh ấy khi thấy trời đang chuyển mây đen, thì anh ấy sẽ cảm thấy mình được yêu hơn bao giờ hết, thấy được cái ấm áp thương yêu của gia đình, dù hai bạn chưa kết hôn đi chăng nữa. Mà cảm giác gia đình là thứ tác động đến người đàn ông rất mãnh liệt.

Người đàn ông chân chính xông pha bão tố đường trường luôn khao khát trở về với những thư thả bình yên, dịu ngọt. Và những điều nhỏ bé giản dị sẽ làm tan chảy hết những xô bồ khốc liệt anh ấy vừa trải qua ngoài cuộc đời.

NHƯNG, hãy phân biệt thật chính xác, đàn ông thích phụ nữ “chăm chút” những điều nhỏ bé, chứ không thích phụ nữ “bới móc” những điều nhỏ bé. Vì tấm lòng quảng đại của những bậc nam nhi không cho phép họ khoanh tay đứng nhìn những gì đáng yêu, yếu ớt của thế gian bị cào xé. Khi phụ nữ xét nét vụn vặt, đàn ông có thể sẽ nổi giận chứ không đùa. Hãy để điều bé nhỏ được yên!

6. Ích kỷ

Cái này thì khỏi phải bàn, chẳng ai thích người ích kỷ cả. Bạn – người phụ nữ giữ tay hòm chìa khóa chắc chắn là cái tốt, chi tiêu tiết kiệm là cái tốt nhưng keo kiệt, bủn xỉn, tư duy tiểu nông, đái không qua ngọn cỏ thì lại là một chuyện khác. Cái hào hiệp của người đàn ông thể hiện qua hành động quảng đại, hào phóng, ga lăng (đôi lúc hơi quá đà thành phung phí, nhưng đó không phải là vấn đề.) Còn “hào hiệp” của người phụ nữ thể hiện qua sự biết chia sẻ (vật chất, tinh thần), bao dung, độ lượng, thương yêu, trắc ẩn.

“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.”

Tính nam là sự rực sáng như ánh nắng mặt trời, còn tính nữ là sự mềm mại như con nước. Ánh sáng thì chiếu khắp muôn nơi, mang tới hơi ấm sinh lực. Còn dòng nước thì thẩm thấu vào vạn vật mà dưỡng nuôi tưới tắm.

Người phụ nữ biết cho đi, biết thương yêu, độ lượng là người phụ nữ đẹp. Người phụ nữ chỉ biết giữ cho riêng mình là người phụ nữ chỉ biết giữ cho riêng mình. Mà đàn ông thì thích phụ nữ đẹp. Vậy thôi.

7. Trễ giờ, lề mề

Điều này có thể các chị em không quan tâm, nhưng tôi để ý thấy rằng đàn ông không thích phải chờ đợi, dù rằng họ thừa sức để chờ đợi; chờ đợi là mỏi mòn. Nhưng xu hướng của họ là hành động, là xông pha tiến về phía trước. Bản lĩnh của họ được thể hiện trong hành động, trong sự máu lửa nhiệt huyết. Khi bạn để người đàn ông phải chờ, đặc biệt vì những lý do củ chuối như mua sắm lề mề, trang điểm lâu la, trễ giờ, trễ hẹn thì bạn mất điểm rồi.

Bạn đã đặt người đàn ông vào tình thế phải vận dụng ra những tinh túy sâu thẳm nhất của họ, tính nữ của họ – sự kiên nhẫn. Không biết sau đó bạn đổi lại được cái gì, nhưng trước hết bạn đã mang đến một sự mất mát.

Không chỉ với đàn ông, với ai cũng vậy, ta không nên trễ giờ, lôi thôi, lề mề. Giữ được giá trị nào cho đàn ông thì phụ nữ càng được nhìn nhận tương đương với giá trị đó. Tất cả quý báu của các anh sẽ thuộc về các chị.

📌 Tam tòng tứ đức – Đạo lý dành cho phụ nữ là đạo lý ngầm dành cho đàn ông

Tóm lại là, theo tôi, nữ thì cho ra nữ, nam cho ra nam. Chớ lẫn lộn chức năng của nhau mà sinh ra mệt mỏi bối rối. Hai người muốn hòa hợp thì cần hiểu mình và hiểu đối tác để có thể nói chung một tiếng nói, đi chung một đường, ngủ chung một giường. Chúc các anh chị em sống đời viên mãn!

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh minh họa: Pexels

Sống thử: Nên hay không nên?

4

(Bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả, kết hợp tham khảo ý kiến từ các thành viên của Triết Học Đường Phố Club trong một cuộc thảo luận về đề tài sống thử.)

Nhắc đến chữ “sống thử”, ta có thể hiểu rằng đó sự dọn về chung sống, ăn ở cùng với nhau của các cặp yêu nhau trước khi kết hôn. Có thể, chưa chắc sau đó họ đã kết hôn, hai người có thể chia tay vì không hợp, hoặc do họ chỉ đăng ký làm “partner” giống như bên Phần Lan mà vẫn có đầy đủ quyền như vợ chồng truyền thống. Nhưng xét riêng với văn hóa Á Đông nói chung hay văn hóa Việt Nam nói riêng thì việc sống thử là một hành động đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, chạm trán với những nguyên tắc lễ nghi về phạm trù hôn nhân, gia đình.

Cá nhân tôi đánh giá rằng định kiến “ăn cơm trước kẻng” và “trinh tiết” trong xã hội Việt Nam vẫn còn khá nặng nề. Nó ảnh hưởng, tác động đến xu hướng hành động của con người khi bước vào các mối quan hệ yêu đương. Đấy là còn chưa kể tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nối dõi tông đường” hay định kiến “gái hai lần đò”, “chửa hoang” cũng bồi đắp thêm những sự căng thẳng, ràng buộc, áp chế lên cả người nam và người nữ. Những nguyên tắc hay định kiến này khiến con người ta không kết nối trực tiếp được với nhau mà luôn đứng nhìn nhau qua một tấm màn của sợ hãi và âu lo khi những lời khẳng định của số đông truyền thống đã quá lớn.

Cái chết trong hồn người được khẳng định thêm một lần nữa khi họ xuôi theo những gì người đời lặp lại: “Các cụ ta đã có câu”, “Phận làm con phải biết báo hiếu”, “Chưa chồng theo cha, có chồng theo chồng, chồng chết theo con.” Để rồi, những thế hệ “măng non” trong tư tưởng sẵn sàng vứt bỏ đi tư duy phản biện của mình, vứt bỏ đi cảm xúc, ước nguyện chân thực của mình mà lắng nghe mù quáng bất kỳ lời lẽ nào được truyền đạt lại từ những thế hệ đi trước. Cuối cùng, nếu kết quả tình yêu hôn nhân không được như ý thì họ ngồi than khóc thân phận, trách cứ gia đình tổ tiên, hận Trời rủa Đất, nhảy cầu tự vẫn cho thỏa lòng đớn đau.

📌 Tam tòng tứ đức – Đạo lý dành cho phụ nữ là đạo lý ngầm dành cho đàn ông

Chết rồi thì đã hết phim, nhưng khi còn sống mà đang yêu thì những bất an ngập tràn bên trong lòng khiến một người chẳng thể bung tỏa tâm hồn mình một cách trọn vẹn được. Tình yêu của họ bị bóp méo, vẩn đục bởi những lo âu, bởi những toan tính làm tròn bổn phận, bởi những run rẩy khi mang “nghĩa vụ” phải đi đúng lề lối gia phong. Họ trở thành những em bé luôn ở trạng thái căng thẳng cao độ khi buộc phải tô màu ở bên trong đường viền của một bức tranh con kiến.

Yêu nhau thì đến sống gần nhau, tôi chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi, cưới nhau cũng chỉ là một cách về gần gụi hơn (dưới sự cho phép của pháp luật.) Mà sống ở đâu, với ai thì mình vẫn là người có trách nhiệm với cuộc sống của mình, với sự an vui của mình. Chất lượng đời sống tinh thần – hay tôi gọi là hạnh phúc nội tại của mỗi người, không ai có thể tác động vào được, ngoại trừ chính người đó. Nếu các mối quan hệ của con người không có mục tiêu cao nhất là “hạnh phúc” thì nó còn có thể được tạo ra để làm gì? Vậy thì tại sao ta phải cần những lễ nghi, ràng buộc, phép tắc để đảm bảo cho điều hạnh phúc ấy được vẹn toàn? Thái độ sống của mỗi người, quyết định cuộc sống của mỗi người chẳng phụ thuộc gì vào những ý kiến của người khác cả. Pháp luật hay thánh thần nào cũng chẳng thể bảo hộ cho đời sống nội tâm của một con người.

Giả chăng nếu có cưới xin, tôi cho đó chỉ là một sự chúc mừng cho tình yêu lứa đôi được viên mãn, là sự khẳng định cam kết thân mật của hai con người. Nó chỉ là một nghi lễ, có cũng được, không có cũng không vấn đề gì. Và nếu tình yêu kia là thật, thì nó chẳng cần sự chúc mừng hay khẳng định, nó vẫn luôn là thật và hiện diện trường tồn. Tất nhiên, tôi nói thế không có ý bảo cưới xin là chuyện nhảm nhí, cần dẹp bỏ. Cưới xin có nét xinh đẹp, lãng mạn và đầm ấm của nó. Nhưng chỉ khi nó xuất phát từ niềm vui và tình yêu của những người trong cuộc đang muốn lan tỏa ra với mọi người.

Trong cuộc sống, tất nhiên ta vẫn cần những luật lệ, phép tắc để mọi thứ được vận hành có trật tự, mang lại sự an toàn cần thiết cho con người. Ví dụ như chúng ta cần tôn trọng luật giao thông chẳng hạn. Hà Nội có đèn xanh đèn đỏ, có các chú công an vui tính đứng chặn chốt mà vẫn còn xảy ra loạn lối, ách tắc, tai nạn rồi. Bây giờ thủ đô yêu dấu bắt chước theo Đà Lạt “không đèn” thì có lẽ buổi sáng tôi bước chân đi làm, buổi tối mới đến được cơ quan, và lúc nào cũng phải chắc chắn cái bỉm của mình không bị vẹo lệch trên đoạn đường chen lấn.

Nhưng nếu luật tắc sinh ra là để “kiểm soát” và đè nén xúc cảm, tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của con người, thì chúng chính là những chắn song tù cần bị từ chối. Việc một người có thể nhận ra những rào cản xã hội hay rào cản tâm lý đó phụ thuộc vào trí tuệ của họ. Còn việc họ có đi ra khỏi những ràng buộc ấy không thì phụ thuộc vào khối lượng sự can đảm. Vì không phải ai cũng có tiếng nói đủ lớn để át đi những định kiến khổng lồ đã ăn sâu thấm đẫm vào từng khối óc của con người Việt từ suốt bao đời nay. Terence McKenna có câu:

“Culture is not your friend.” (Tạm dịch: Văn hóa không phải là bạn của các em.)

Có thể trong tận sâu cõi lòng, ta biết những phép tắc, quy luật, ý kiến (từ chối, lên án việc sống thử) đó không còn phù hợp, không còn thúc đẩy sự phát triển tự do của con người trong thời đại hiện nay, nhưng vì sợ hãi sự phản bác của dư luận và vì quán tính của thói quen cũ quá mạnh nên ta chẳng đủ lực để lèo lái chính mình hay con cái của mình đến bến bờ hạnh phúc. Tất nhiên, chúng ta cũng chẳng thể trách ai được ngoại trừ chính mình vì tất cả những sự lựa chọn luôn phơi bày ở đó. Người ta có thể chọn ở nguyên trong lồng tù, hoặc có thể chọn không có cái tù nào cả.

Có người nói rằng nếu không có những nguyên tắc như vậy trong tình yêu và hôn nhân thì xã hội này cũng sớm loạn: Gặp nhau là chịch, yêu cưới trăm chục người, gái trai già trẻ lớn bé sống vô trách nhiệm, đàn điếm, trác táng, thác loạn. Nếu các bạn cũng nghĩ vậy thì tôi cho rằng bạn đã nhầm, nhầm to là đằng khác.

Tự do không bao giờ đi cùng với những tệ nạn, chúng là hai thứ không cùng tần số, không đội trời chung. Một người có được sự thoải mái trong tâm hồn, tư tưởng thì những gì lớn lên bên trong họ là niềm vui, sự an toàn, yên bình và sức mạnh. Chỉ có những khổ sở dưới ách kìm kẹp hay sự bức bách muốn vùng vẫy thoát ra khỏi những bó khuôn của xã hội mới khiến một người trở nên bất cần, nổi loạn và tha hóa. Sự “kiểm soát” luôn dẫn đến những nỗi đau, bởi kiểm soát đã là một nỗi đau.

📌 [Exclusive] Thí nghiệm Công Viên Chuột đã chứng minh tất cả những gì bạn biết về nghiện ma túy đều sai

Việc dọn về sống chung với nhau tôi cho rằng là điều hết sức bình thường và nên làm, dù sau này hai người có cưới hay không cưới. Trước hết là để sự tương tác gần gũi giúp thấu hiểu lẫn nhau hơn, và nếu có dẫn tới hôn nhân thì không bỡ ngỡ khi về cùng một nhà, tránh trường hợp yêu đương thắm thiết nhưng khi đeo nhẫn cưới được mười lăm ngày thì dắt nhau ra tòa ly dị vì shock khi chứng kiến con người trần trụi thối tha của nhau.

Việc sống thử cũng là để những người đang yêu học cách chung sống, nó giúp họ trưởng thành hơn rất nhiều so với việc chỉ qua lại gặp gỡ đôi lần trong tuần, hay dẫn nhau đi ăn đi chơi tặng quà vài dịp lễ tết, nhắn tin chat chit dăm ba điều vu vơ. Ở gần nhau, hai người yêu nhau mới có được sức mạnh, trách nhiệm cùng nhau giải quyết những bất đồng tranh cãi, mới thấu hiểu được cái thân mật đích thực, cái lãng mạn trần trụi đơn sơ từ những điều tưởng chừng như vụn vặt bé nhỏ trong đời sống thường ngày.

Họ yêu nhau hơn bởi những lần nhìn nhau nướng cái bánh mì cháy khét, nhìn nhau cho chó đi tè bị nước đái của con cẩu bắn cả vào chân, nhìn nhau nhảy dãi lên gối khi đang nằm say ngủ, nhìn nhau đầu óc rối bời khi vừa thức dậy, nhìn nhau kêu la vì toilet ba ngày mãi chẳng thông, nhìn nhau đánh rắm ở trong chăn. À không, phải là ngửi rắm của nhau mới đúng. Và chao ôi, nó phê!

Những điều bình dị và hết sức bé nhỏ, chi tiết đó mới là thứ khiến người ta thương mến và khắc ghi nhau, khiến người ta nhận ra nhau. Với tôi, yêu thì nên như vậy, và yêu là như vậy.

📌 [THĐP Translation] Tình yêu xịn thì “tẻ nhạt” – Tình yêu rởm thì thất thường

Tất nhiên, việc về sống chung với nhau cũng đòi hỏi nhiều điều kiện khác nữa để đảm bảo sự trôi chảy cho mối quan hệ như điều kiện kinh tế, khả năng tự lập của mỗi người, sự tương đồng nhận thức. Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là các yếu tố phụ, có thể cải thiện xoay xở được trong quá trình. Còn điều quan trọng nhất quyết định tất cả là sự kết nối gắn bó của hai người đó với nhau – tình yêu. Nếu nó đủ mạnh thì những chuyện khác không phải là vấn đề.

“Sợ hãi là ngục tù. Tình Yêu là lối thoát.” – Khuyết danh

Chúc các bạn có được những góc nhìn và quyết định sáng suốt trong cuộc sống. Chào thân ái.


Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh minh họa: Pexels

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Nhà tài trợ: Đông Hưng Group

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Tìm đâu ra một người tri kỷ?

0

Bạn có đang đi tìm một người tri kỷ? Một người sẵn sàng chấp nhận con người bạn dù nó cong thẳng, vuông tròn, méo dẹt cỡ nào? Một người sẵn sàng lắng nghe tất cả những tâm tư trần trụi nhất của bạn về cuộc đời, về chính bản thân mình mà vẫn đủ đầy khả năng thấu hiểu những mối tơ vò ấy? Sẵn sàng dang rộng vòng tay che chở mỗi khi bạn vấp ngã bởi những chông gai của tháng năm? Sẵn sàng mang tới ánh dương trong khúc đoạn tối tăm nhất? Và sẵn sàng động viên bạn mỗi khi bạn khụy gối bởi mỏi mệt đường trường?

Nếu bạn có đang đi tìm một người tri kỷ ấy thì tôi tin rằng bạn chỉ có thể gặp được sự ích kỷ của chính mình mà thôi. Vì rằng ở trên cõi đời này, chỉ những người thiếu thốn tận cùng mới là những kẻ lồng lên đi tìm kiếm. Nước luôn chảy chỗ trũng, nên cái khao khát gặp được người trong mộng ấy sẽ chỉ càng khiến bạn xa rời người ta (nếu họ thật sự tồn tại.) Bạn sẽ trở về gần gũi hơn với những yếu đuối, sợ hãi và phụ thuộc của bản thân mình.

Mơ ước về một người nào đó sẽ chấp nhận bạn tuyệt đối sẽ chỉ là một chuyện hoang đường khi bạn chưa thể chấp nhận chính mình. Và chuyện ngược đời là, khi đã có thể tự ôm hôn mình trọn vẹn thì một người lại chẳng còn cầu ước những thân ái của thế gian đổ vào vùng đất riêng tư nữa. Chính bản thân họ đã trở thành một sự bao dung rồi và bất kỳ ai vô tình đi ngang qua cũng được thấm nhuần tình yêu của người ấy.

Các bạn hãy thử nghĩ mà xem, khi ta nôn nức kiếm tìm sục sạo (một người đồng nhịp trái tim) thì ta có còn là chính mình hay ta trở thành một sự điên cuồng nóng nảy? Và một sự điên cuồng thì có thể xứng đáng với một mối thâm tình nào ngoài những sóng gió và bất an? Một người tri kỷ đầy bao dung ư? Ngập tràn yêu thương ư? Dạt dào sức mạnh ư? Người đó đang bình an ở trên bờ ngắm trăng và làm thơ về màn đêm huyền diệu trầm tư, họ không lênh đênh giữa đại dương để sóng dập toe tua vào mặt như bạn đâu. Nếu bạn đang tìm kiếm người ấy ở ngoài khơi xa thì bạn đã lạc lối thật rồi.

Vậy làm sao để tìm ra được người tri kỷ ấy?

“Stop looking for soulmate. Start looking for your soul, mate.” – Unknown

Đừng tìm họ nữa, hãy tìm lấy chính mình.

Vì trước tiên, nếu không nhận ra mình là ai, thì giả sử một ngày nắng đẹp vô tình nào đó, bạn gặp được người mình hằng ao ước đang dạo bước trên phố đông người, thì những gì bạn thể hiện, hay mang ra cư xử với họ liệu có phải là bạn không? Nó sẽ là một sự giả dối nào đó, một sự sợ hãi run rẩy nào đó. Con người thật của bạn vẫn còn đang bị chôn vùi ở dưới mười lăm tầng ngờ vực thì gặp được tri kỷ phỏng có ích gì? Chắc gì bạn đã nhận ra họ?

Khi sự tin tưởng vào giác quan u mê của chính mình trở nên kiên cố, bạn sẽ chỉ vơ vào bản thân những kẻ tri kỷ “rởm” mà thôi – những kẻ cũng sống phụ thuộc vào xúc cảm và yếu hèn ở tâm trí; những kẻ sẵn sàng ngồi lên mặt bạn và đái vào những ước mơ thầm kín nhất của bạn. Nhưng bạn vẫn nhắm mắt làm ngơ vì bạn không thể sống thiếu họ, không thể sống thiếu người khiến cho những ảo tưởng của bạn được tiếp tục trọn vẹn, bất chấp chất lượng cuộc sống của bạn đang ngày càng tụt dốc.

Lý do thứ hai bạn nên dừng kiếm tìm tri kỷ mà nên tìm ra linh hồn của mình, đó là đây là điều duy nhất bạn có thể làm được trong đời. Người duy nhất ở trong tầm với của bạn là chính bạn. Nếu không thấy được chính mình, bạn sẽ chẳng thấy được ai hết cả. Bạn sẽ mù thế giới, mù đường, mù mịt, sẽ luôn ở trong trạng thái quờ quạng và lạc lối. Cánh cổng thiên đàng luôn rộng mở với tất cả mọi người, nhưng bạn sẽ luôn ngoan cố đâm đầu vào địa ngục và không ngừng bảo đó là một miền đất tươi sáng trong khi nước mắt vẫn đầm đìa trên mặt.

Lý do thứ ba bạn nên tìm ra chính mình đó là chỉ người nào biết mình là ai thì họ mới biết được những gì mình xứng đáng. Nếu việc tìm ra người tri kỷ để đảm bảo cho một sự an toàn, một niềm hạnh phúc bậc cao nào đó bên trong cõi hồn thì việc tìm ra chính mình sẽ đáp ứng ngay lập tức những nguyện vọng đó. Mọi tâm tư đều được tự mình lắng nghe thấu tỏ, mọi nỗi muộn phiền đều được hóa giải vút bay, mọi khúc đoạn gian truân đều có mình tự vực mình đứng dậy. Sức mạnh bạn có lúc này há chẳng to lớn bằng những nỗi sướng vui hạnh phúc khi gặp được người đồng nhịp sao? Và nếu chúng đã bằng nhau thì việc chiết xuất ra những tia sáng mừng vui, những sữa đời phúc lạc liệu có còn khó khăn nữa không?

Tìm thấy chính mình, bạn sẽ có tất cả. Và tôi tin rằng vào một ngày xuân xinh đẹp nào đó, bạn sẽ gặp được một người cũng đã tìm thấy chính linh hồn họ. Lúc này, hãy tự tin gọi họ là “người tri kỷ.”


Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh minh họa: StockSnap

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Nhà tài trợ: Đông Hưng Group

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Bạn luôn sùng bái thần tượng vì không biết giá trị của mình

0

Ai cũng từng có thần tượng cho riêng mình. Đó là người chúng ta mến mộ. Họ tạo ra những giai điệu khiến tâm hồn chúng ta phải nhảy múa. Những quyển sách khiến tâm hồn ta một lần nữa được tái sinh. Bàn tay họ khẽ chạm nhẹ trái tim ta và khiến nó rung lên.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn bước vào cuộc đời tôi từ năm tôi học lớp 8, rồi tôi được đưa đẩy đến với âm nhạc Phạm Duy những năm học 12. Nhạc Trịnh đầu độc tâm hồn tôi, nhạc Phạm Duy ru ngủ tôi. Khi đọc sách Phạm Công Thiện, tôi bị ảnh hưởng cái thói khinh bỉ cuộc đời của ông ấy. Khi tôi tiếp cận triết học, tôi bị chi phối bởi tư tưởng của Nietzche. Tôi học đòi Van Gogh sống đời nghệ sĩ trong nghèo đói để dành thời gian cống hiến cho nghệ thuật. Bất kể một thứ gì tôi đọc, tôi nghe, tôi bị cuốn hút, tôi đều tạo cơ hội cho nó thâm nhập từng bước vào tâm hồn mình. Cùng với đó là bóng dáng của người đã sinh thành ra nó. Tôi xây những pho tượng kiên cố khó lòng đập vỡ. Để rồi ôm ấp nó trong tất cả giấc mộng mà tôi đã tự giăng ra trong cuộc đời tôi.

Nói văn vẻ quá thì rất khó để hiểu. Một cô bạn của tôi yêu quý thần tượng một anh chàng diễn viên điển trai Hàn Quốc. Cô ấy đọc tất cả những bài báo tô vẽ anh ta. Cô ấy tải vô số hình ảnh của anh ta về điện thoại, dạo chơi tất cả những dòng bình luận để bảo vệ bênh vực thần tượng trước những lời tiêu cực. Khi có cơ hội được tận mắt trông thấy anh ta bằng mình trần da thịt, cô bạn của tôi sẵn sàng đứng đợi giữa trưa hè nắng nóng hàng tiếng đồng hồ liền, rồi la hét, hô vang. Tất nhiên tôi tôn trọng sở thích của cô ấy, cho đến khi cô ấy quay lưng và giẫm nát những bảng giá trị mà cô ấy đã tự động gán ghép cho anh ta.

Thần tượng nào rồi cũng đến buổi hoàng hôn. Ngay từ lúc bắt đầu thì ánh hào quang đã dần tắt. Nhưng người hâm mộ không chịu hiểu. Họ cứ muốn tôn sùng thần tượng của mình như một vị thánh và đóng đinh anh ta vào cây thập tự, đặt gánh nặng lên vai anh ta đến mức thần tượng của họ bị nghiền nát dưới nó.

Người hâm mộ không biết họ bị lạc lối. Có thể họ đã bị mê hoặc bởi những giai điệu. Nhưng ngay lập tức họ đã gạt chúng sang một bên rồi chạy theo bóng dáng của người tạo ra nó. Gạt âm nhạc, gạt văn học, gạt hội họa sang một bên rồi chạy theo một sự hiện diện mơ hồ.

Tôi nhận ra rằng tại sao tôi lại phải quan tâm đến tác giả nếu tôi đã từng rất hạnh phúc khi đọc quyển sách này, khi tôi nghe bản nhạc này, tôi đã có thể tận hưởng nó rất trọn vẹn khi tôi chưa từng biết tác giả của nó là ai. Tôi đã nghe nó rất hay mà không so sánh đến những bản nhạc trước.

Thần tượng là không cần đến. Thần tượng phải được chết, bởi chỉ khi chết đi họ mới có thể tạo ra những tác phẩm mới. Ai cần bận tâm đến tác giả khi tôi chỉ cần âm nhạc thôi, tôi không cần đời sống của ông ta. Tất nhiên nếu không có kẻ bán rượu thì không thể có rượu ngon cho tôi uống. Nhưng tôi nhận ra tôi không nên để thần tượng rào chắn giữa tôi và những gì họ đã tạo ra. Vậy nên tôi đã giết chết sạch tất cả thần tượng: Giết chết Trịnh Công Sơn, giết chết Phạm Duy, giết Phạm Công Thiện, giết Nietzche, giết Van Gogh, giết luôn cả cái tôi mù quáng lầm lỗi.

Người hâm mộ vẫn thường hay quan tâm đến đời tư của thần tượng. Sự quan tâm này chỉ luôn bắt nguồn từ sự tò mò. Sự tò mò đã khiến họ trở thành tội nhân đang đe dọa cuộc sống của người khác. Hoặc giả âm nhạc hay văn chương của họ là bản đồ dẫn bạn đến một chốn thảnh thơi và bạn cần nó. Bạn cũng cần hiểu nếu quá chăm chú nhìn vào bản đồ, bạn nhất định không thể nhìn vào bản thân mình.

Tác giả của những bản nhạc tôi thích, những cuốn sách tôi yêu quý, họ chỉ xuất hiện với sứ mệnh giải mã chính tôi. Tôi hiện hữu và tôi được viết trong quyển sách của họ. Để khi đọc vào, tôi thấy mình tâm đắc với từng câu từng chữ. Nhưng họ không là gì ngoài một phương tiện để giúp tôi nhận ra chính tôi. Tôi nhận ra rằng bất kể điều gì tôi thích, mọi thứ đều được bắt nguồn từ tôi. Không thần tượng nào là thần thánh. Đừng lên mạng chửi bới nhau, đánh mất chính mình vì mấy gã vớ vẩn ấy. Đập vỡ những pho tượng, chỉ có tác phẩm của họ là xứng đáng được kính trọng.

Đã có lúc tôi tự hỏi tại sao một người lại có thể thần tượng một người đến thế? Tôi đã nhận ra là bởi họ không biết giá trị của chính mình. Thế nên mọi người khác đều có thể trở thành giá trị. Họ có giá trị vì tôi đã không biết giá trị của bản thân.


Tác giả: Ni Chi

Edit: Triết Học Đường Phố

Ảnh minh họa: Free-Photos

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Nhà tài trợ: Đông Hưng Group

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Sách, thiền và sức khỏe là những thứ người trẻ thực sự cần

0

Tôi yêu sách, tôi thích đọc sách, tranh thủ thời gian để đọc sách. Ông Vũ của Trung Nguyên từng nói:

“Đối với tôi sách vừa là bạn vừa là thầy.”

Bởi vì nó có quá nhiều lợi ích mà tôi không thể nói hết được. Facebook, Instagram,… những thứ này đang lôi cuốn giới trẻ, giết chết những năm tháng thanh xuân của họ. Khi thời gian chỉ có hạn, mà ta lại dành nhiều thời gian cho chúng đồng nghĩa ta phải cắt giảm thời gian dành cho những điều khác. Không thể không phủ nhận tầm quan trọng của Internet và mạng xã hội, nhưng do cách tiếp nhận của mỗi người làm cho ta bị thụ động, sống như một cái máy. Đọc sách làm con người thanh tú nhờ hiểu biết rộng, lịch lãm nhờ kiến thức sâu. Và để đứng sánh vai với quốc tế thì không thể không có tri thức. Người đời đã từng có câu:

“Ra nước ngoài nếu bạn lùn hơn họ và muốn đứng ngang họ thì hãy kê thêm ‘chồng sách’ dưới chân.”

Kiến thức là những thứ người trẻ đang cần.

Tuổi trẻ là tuổi biết suy nghĩ nhiều hơn, có khát khao, có ước vọng chảy bỏng nhưng do cách tiếp xúc với môi trường chưa linh hoạt đã làm họ gục ngã trước dòng đời. Thiền giúp ta vượt qua được những khủng hoảng tâm lý đó, giúp ta đi đến chánh niệm, nhìn sâu hơn vào vấn đề mà chúng ta đang mắc phải và tìm kiếm được con đường đi phù hợp.

Hãy để thiền làm tâm hồn bạn trong sáng hơn và định hình lại cuộc sống. Chúng ta thường bị “mù” hoặc không nhìn rõ đường đi. Và nếu bạn mất phương hướng thì điều đó quả thật nghiêm trọng. Sách kết hợp với thiền thì đó là một điều tuyệt vời. Đó là những điều được nhắc đến trong tác phẩm Ăn, cầu nguyện, yêu của Elizabeth Gilbert. Thuận lợi hơn nữa là nước ta đa phần ở đâu cũng có nơi để thiền. Hoặc không, ta có thể tự tập thiền ở nhà.

Hình ảnh có liên quan

Ngoài ra, nếu bạn còn trẻ, tất nhiên sức khỏe là yếu tố quan trọng. Tuổi trẻ được xem là độ tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi người. Nhưng không phải vì vậy mà ta không chú ý tới sức khỏe. Hãy rèn cho mình thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp khí huyết lưu thông. Ta không thể làm việc trong điều kiện sức khỏe kém. Muốn ra nước ngoài du dịch, học tập, hay học hỏi kinh nghiệm chúng ta đều phải có sức khỏe tốt. Muốn đánh Đông dẹp Bắc thắng lợi thì ta cũng cần thể lực sung mãn.

Sách, thiền, sức khỏe được ví như cái kiềng ba chân của tuổi trẻ, đặc biệt trong thời kì nước ta đang từng bước vươn ra ngoài thế giới. Muốn đón đầu xu thế, sánh ngang với năm châu thì những yếu tố trên không thể thiếu trong mỗi con người. Và rồi chúng ta sẽ để lại những dấu ấn riêng, những cống hiến cho đất nước, quê nhà.

Thân ái!

📌 THĐP Club có Challenge thiền, đọc sách, tập thể dục và nofap hàng tháng. Ai muốn ghi danh thì gia nhập Club. (Ghi rõ lý do tham gia.)


Tác giả: boss_01

Edit: Triết Học Đường Phố

Ảnh minh họa: StockSnap

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Nhà tài trợ: Đông Hưng Group

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Ở một mình là thiên đường hay địa ngục?

0

Một mình là trạng thái thật sự đáng sợ dành cho những mối kết dính, sự phụ thuộc và dựa dẫm. Khi một người quyết định ở một mình, họ phải chấp nhận đánh đổi/hy sinh những sợi dây ràng buộc, chấp nhận thiêu đốt chúng để có thể hoàn thành sứ mệnh của mình. Ở đây tôi không chỉ nói tới sự đơn độc về mặt thể xác, tức là ta sống tách biệt với thế giới, tự thân xoay xở cuộc sống, loanh quanh chỉ có ta với cái bóng của chính mình, mà tôi còn đang bao hàm cả sự cô lập về mặt tâm trí. Tức là sự kiện từ chối những kích thích về mặt tâm tưởng, là một sự cai nghiện âm nhạc, sách vở, phim ảnh (các thú vui) và thậm chí là chính những suy nghĩ đang chạy lòng vòng bên trong đầu óc.

Sẽ là địa ngục với những ai quá quen thuộc với sự dựa lưng vào thế giới, vào người khác để sống, để có được niềm vui. Các bạn thử nghĩ xem, một ngày, một tháng, một năm ta không hề tương tác với bất kỳ con người nào, cảnh tượng ấy chẳng khác gì trôi dạt vào một hoang đảo. Và nỗi cô đơn khi ta một mình ở đó trỗi dậy. Nó khiến tâm can ta nhức nhối không sao chịu đựng nổi vì xu hướng của ta trước kia là sự tương tác, kết nối, là sự phóng chiếu chú ý ra thế giới bên ngoài và sướng vui trong những cuộc trò chuyện, trong những cái ôm hôn thắm thiết.

Giờ đây, tất cả những ngọt ngào, ấm áp của tình bạn, của tình anh em, tình phụ/mẫu tử chấm dứt, tan biến như một làn sương khói mong manh khi va chạm với ánh nắng mặt trời. Vậy lúc này, ta đào bới ở đâu ra được những chén súp tinh thần dịu ngọt cho mình để tiếp tục sinh tồn nếu như không phải là tự trong bản thể?

Khi những mối ràng buộc ấy, như tôi đã nói ở trên, là một sự tốt lành dễ chịu, thì khoảng trống nó để lại sau khi sụp đổ sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi những cay đắng, đốt thiêu. Người ở một mình là người đang đi vào ngọn lửa sục sôi ấy chẳng khác nào Ngộ Không đi vào lò bát quái.

Trong cái trống trải cô đơn đi kèm với sự khát khao điên cuồng để khỏa lấp chúng, liệu ta có thể làm được gì? Gồng mình lên chống trả? Hay chạy trốn bằng cách vùi đầu vào công việc hoặc những thú vui đàn điếm khác? Không, nếu vậy thì ta chỉ đang chuyển mình từ địa ngục này sang địa ngục khác, từ đám đông này sang đám đông khác mà thôi.

Cách duy nhất để địa ngục ấy biến thành thiên đường là đi vào tận cùng linh hồn nó. Cánh cửa giải thoát luôn nằm ở dưới đáy đại dương ồn ào sóng, luôn nằm ở trung tâm của mọi sự tồn tại.

“In is the only way out.” (Đi vào là cách đi ra duy nhất.)

Khi buông lòng mình hoàn toàn cho những nỗi cô đơn cào xé, cho những khát khao kết nối cưỡi sóng ập qua, ta mới có cơ hội được “tan vỡ” để trở về bé nhỏ. Chỉ trong kích thước ấy, ta mới có thể len lỏi vào những lối tắt bí ẩn của những đớn đau thèm khát mà chạm tới mảnh đất địa đàng.

Ở một mình quả là địa ngục bỏng rát cho những người chẳng có nổi một cái bắt tay với chính mình – cái phao cứu sinh gần gũi nhất và duy nhất. Nhưng khi kẻ đó chạm tới bản thân trong giờ khắc lạc lõng thì dù đi đến chốn nào, họ cũng nhận ra đây là nơi cư ngụ của muôn vì tinh tú.

Trách nhiệm với bản thân khi ở một mình đã là một chuyện tiêu tốn nhiều năng lượng hơn là dựa dẫm vào người khác: tự chăm lo sức khỏe, giờ giấc sinh hoạt, thói quen của chính mình. Nhưng cái trách nhiệm khi ở một mình trong tâm tưởng lại trở nên to lớn hơn tất thảy mọi điều khi ta phải luôn giữ mình trần trụi, sạch trong giữa muôn vàn suy tư, khát vọng, mơ ước điên cuồng.

Người ta có thể sống độc thân ngoài xã hội, nhưng liệu có mấy ai sống được độc thân trong tâm tưởng, mấy ai cai nghiện được những suy nghĩ, cai nghiện được sự dễ dàng thỏa hiệp với những chuỗi suy tư bất tận? Tôi cho rằng cuộc hành trình nhận ra chính mình giữa đám đông suy nghĩ và cam kết đứng hiên ngang độc lập với chúng mới thật sự là địa ngục có sức tàn phá dữ dội nhất đối với những ham mê, giả dối và yếu đuối của con người.

Sống tự lập, bạn mạnh, nhưng tư duy tự lập, bạn là siêu nhân.

Tôi cho rằng đa số con người không có tự do trong tâm tưởng, những lời ta thốt ra là của một người khác, người mà đã từng thốt ra lời của một người khác nữa. Cả thảy là một đám vẹt nhại lại lời nhau, là những tiếng vọng từ những vách đá trống rỗng, là bản sao chép nhợt nhạt của quá khứ, của đám đông không màu sắc.

Việc ở một mình giữa tâm trí nháo nhác, giữa muôn vàn lời bình phẩm của đám dư luận viên “chìm” là cơ hội duy nhất để một người thật sự trở nên mạnh mẽ. Sức nóng thiêu đốt mà sự chối từ kết dính với bầy đàn đem lại sẽ làm tan chảy chính sự kết dính ấy. Và chỉ như thế, ta mới thật sự trở về chính ta – trần trụi, đơn độc và tỏa sáng.

Khi đó, ta nhận ra rằng, thiên đường là chính mình vậy.


Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh minh họa: SplitShire

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Nhà tài trợ: Đông Hưng Group

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

[THĐP Vietsub] Giữ lòng tin – Terence McKenna

 

https://www.facebook.com/TrietHocDuongPho2.0/videos/683153948782723/

> Xem trên Facebook

“Nó là một cách để tạo ra một thế giới mới, có Đạo tính, nữ tính, vô âu lo, và trong sự mong chờ lớn về những giai đoạn hoàn thiện xa hơn trong tương lai. Đó là nơi sự huyền bí, vật thể siêu việt, hũ chứa vàng nơi cuối cầu vồng đang chờ đợi.”

Biên dịch: Prana
Vietsub: Lê Gia Khiêm
Photo: Weare Wild Photography
Source: Terence McKenna – Keep The Faith


📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Đơn vị tài trợ: Dr. Đông Hưng Clinic

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2