26 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 60

6 dấu hiệu nhận biết con đường tâm linh đúng đắn

0

Tâm linh hiểu đơn giản là con đường tìm về bản chất chân thực của chính mình. Nó là một chặng đường người ta bước đi để hòa nhập với trí tuệ, tình yêu và sự thật. Hệ quả của nó là người tu tập sẽ biến đổi trở nên thông thái và bình an hơn. Có rất nhiều người trong số chúng ta chỉ nhìn vào “kết quả” chứ không nhìn vào quá trình – đa phần là những khó khăn, trở ngại khi phải đổi diện với mặt tối của chính mình – nên dễ dàng bị thối chí và hoang mang, không đi được tới tận cùng của trải nghiệm. Tu không đến nơi đến chốn nên sự biến đổi nội tâm bị dở dang khiến người tu thành ra què quặt, yếu đuối hơn cả lúc chưa tu, chữa lợn lành thành lợn què. Có một số dấu hiện để nhận biết con đường tâm linh đúng đắn, mình xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

1. NÓ HƯỚNG ĐẾN CHÂN THIỆN MỸ

Con đường đúng đắn là con đường hướng tới chân thiện mĩ, các giá trị tinh thần chứ không dẫn người ta hướng vật hay tham đắm dục lạc. Con đường đúng sẽ khiến một người có nhiều nhân tính và phẩm hạnh tốt đẹp, sống có ý thức hơn, mạnh khỏe hơn, ảnh hưởng tích cực hơn đến môi trường và những người xung quanh. Nếu một người thực hành một phương pháp tu tập nào đó mà thấy mình trở nên kiêu ngạo, thích khoe khoang, níu bám vào hình tượng tài giỏi, dễ dao động bởi lời khen tiếng chê, không kết nối với con người, mâu thuẫn nội tâm và ngày càng co rút sức sống thì họ đang bước đi trên con đường sai lầm. Người đó cần phải xác định lại hướng đi của mình và kiểm tra lại phương pháp.

2. NÓ ĐƠN GIẢN

Sự thật là một thứ rất đơn giản, con đường đi đến sự thật cũng vậy. Phức tạp là bệnh của tâm trí, của bản ngã hư ảo. Con đường tâm linh nào cao siêu phức tạp, làm rối trí con người (bởi ngôn ngữ rối rắm, phương pháp ngoằn nghèo) thì đó là con đường dởm. Có rất nhiều người thích được sa vào sự phức tạp và lấy nó là biểu hiện cho sự thông minh hay vượt trội hơn người. Họ không hề biết rằng trí thông minh thực sự đến từ trực giác và tình yêu, là những tần số thanh cao hơn tâm trí. Đọc nhiều sách nhưng không thực hành, không rút ra quy luật chung, lậm vào con chữ và tự chặn hết các lối thoát của mình bằng suy nghĩ lý luận, không thể tiếp thu một tư tưởng mới, mâu thuẫn nội tâm, đó là dấu hiệu của một lối tu sai lầm.

Người nào tu tập đúng đắn thì sẽ càng thấy mọi sự trở nên đơn giản, dễ dàng. Những gì mâu thuẫn dần được hóa giải, những gì chia rẽ dần được kết nối, mọi thứ được thanh lọc để trở nên sáng tỏ, bình an.

3. NÓ KHÔNG TÁCH BIỆT VỚI ĐỜI SỐNG

Thích Nhất Hạnh có nói: “Chúng ta có mặt ở đây là để thức tỉnh khỏi ảo tưởng về sự tách biệt.” Mục đích của tu tập là nhìn ra sự kết nối, giao thoa của vạn vật, hiểu được bản chất của mình khi ở trong tổng thể chung. Một người cho rằng tu là phải lên núi, không tiếp xúc với con người, cự tuyệt tất cả các mối quan hệ thì đó là những tư tưởng sai lầm cứng nhắc của một tâm trí không thể thích nghi hài hòa. Con đường tâm linh đúng đắn sẽ khiến một người mở rộng trái tim và khả năng đón nhận cuộc sống, dám dấn thân, dám trải nghiệm, dám tổn thương. Chính ở trong đời sống họ lại càng được rèn luyện năng lực kiên định và bao dung. Cuộc đời chính là biển giải thoát khi chúng ta lặn sâu vào trong nó, chứ không phải từ chối tách ra khỏi nó.

“Luân hồi là Niết bàn.” (Samara is Nirvana) — Long Thọ

4. NÓ XẢY RA NGAY BÂY GIỜ

Ngài mai tôi mới sửa sai, khi nào nghỉ hưu tôi mới tìm hiểu bản chất của chính mình, đợi mua nhà độ xe xong rồi mới học cách bình an. Đây là dấu hiệu trì hoãn, ngụy biện của tâm trí. Người tu sáng suốt là người nhìn thấy mọi cơ hội thức tỉnh trong từng giờ từng khắc, và hết sức trân quý phát huy nó. Con đường thức tỉnh sẽ không diễn ra vào ngày mai hay năm sau, nó diễn ra ngay bây giờ, ngay tại đây. Vì chỉ có bây giờ là thực. Tương lai chỉ là một sự ảo tưởng, suy diễn. Con đường đúng đắn là thứ khiến người tu tập có cơ hội thực hành, thực chứng ngay trong hiện tại, có giá trị thực tiễn, làm lợi cho đời sống.

5. NÓ KHÔNG CÓ LỐI TẮT

Tâm linh không có lối tắt, cái gì cũng nằm trong luật nhân quả, và sự tu tập cần có thời gian để chín muồi (phụ thuộc vào năng lực, định hướng và sự tinh tấn của hành giả.) Muốn nhanh là xu hướng của tâm trí không có đức kiên nhẫn, không có sự bình yên.

Một số người nghĩ rằng dùng chất thức thần (psychedelics) là họ sẽ được đi máy bay so với người không dùng chất chỉ như đang đi bộ. Họ sẽ nhanh được thức tỉnh hơn, nhanh được trở nên thông thái giỏi giang hơn. Đây là tư tưởng rất tai hại và nguy hiểm đối với người đi tìm chân lý. Vì lòng tham là thứ cản trở sự giác ngộ, không phải sự từ tốn. Mọi thứ chỉ là xúc tác khuếch đại những gì chúng ta có bên trong. Được nhìn thấy bóng tối không có nghĩa là bóng tối sẽ tự nó biến mất. Chúng ta vẫn phải bỏ thời gian, công sức để chuyển hóa mớ bùn lầy ấy. Người nào ham nhanh sẽ phải trả giá, người nào chấp nhận đi chậm rãi sẽ học được những bài học.

Không chỉ chất thức thần dễ bị lạm dụng, người tu tập còn lạm dụng các hình thức huyền học tâm linh khác để chóng biết kết quả, để dễ dàng luồn lách né tránh những yếu điểm, để nhanh trở nên siêu phàm. Đó đều là những con đường sai lạc. Hành giả sẽ đạt đến vận tốc 100km/h vào phút đầu tiên của cuộc chạy và có thể phải lê lết đau khổ với tốc độ 0.5km/h từ phút thứ 2 trở đi cho đến hết đời. Hành trình tâm linh đúng đắn không nằm ở vận tốc, mà nằm ở việc vui bước đi. Đích đến chỉ là một khái niệm thuộc hiểu biết giới hạn của tâm trí.

6. NÓ LÌA XA CÁC KỲ VỌNG THÀNH TỰU

Tu tập đúng đắn chắc chắn có thành quả to lớn nhưng đó không phải là mục đích của tu tập. Mục đích của nó là bớt đi những tham lam được hưởng thành quả, được trải nghiệm điều gì đó dễ chịu, sung sướng. Nó tập trung vào hành trình nâng cao ý thức, hiểu biết bản chất của thực tại, tận hưởng cuộc sống, chứ không tập trung vào việc đạt được các thành quả thế gian. Nên trải nghiệm dễ chịu hay khó chịu không phải là thứ làm phiền người hành giả, mà việc họ có ý thức hay không mới là quan trọng. Nếu tu tập mà giảm bớt được các mong cầu thì đó là đường tu thiện lành.

Tác giả: Hòa Taro
Ảnh minh họa: Holly Mandarich/Unsplash


📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha đã giảm giá 25% ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Tự chủ, kỷ luật hơn liệu có hạnh phúc hơn?

thdp translation 3

(Trích) Sự tự chủ, kỷ luật, có vẻ như là một cái giá quá đắt để đổi lấy một cuộc sống hạnh phúc về sau, khi chúng ta phải cam chịu trước những thú vui không được thỏa mãn ở hiện tại.

• • •

3 lý do vì sao sự tự chủ khiến cuộc sống bạn trở nên tốt đẹp hơn

Sau đây là lí do vì sao biết kiểm soát bản thân, hay còn gọi là tính tự chủ, sẽ khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn và cách thức để đưa bản thân vào khuôn khổ đó.

  • Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có mức độ tự chủ cao thường hạnh phúc hơn trong cả cuộc sống hiện tại lẫn sau này.
  • Mức độ tự chủ cao cũng giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức hơn, cơ hội nghề nghiệp cao hơn và thành công hơn trong xã hội.
  • Những người có khả năng làm chủ bản thân ở mức cao nhất sẽ tránh được những cám dỗ, thay vì phải kháng cự mỗi khi chúng xuất hiện.

Sự tự chủ, kỷ luật, có vẻ như là một cái giá quá đắt để đổi lấy một cuộc sống hạnh phúc về sau, khi chúng ta phải cam chịu trước những thú vui không được thỏa mãn ở hiện tại. Nhắc đến những người kỷ luật, ta thường liên tưởng đến hình ảnh một người vô cùng khắt khe về đạo đức và luôn tập trung hoàn thành công việc mà không bao giờ vui chơi. Rèn luyện tính tự chủ dường như là một mục tiêu xa với phần thưởng chẳng gì ngoài một đức tính tốt đẹp.

Tuy nhiên, đó có thể là một quan điểm sai lầm dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng sau này.

1245x700
Từ trước đến nay, người Thanh giáo luôn được xem các bậc thầy của sự giữ giới và siêng năng. Liệu ý tưởng hy sinh niềm vui để đánh đổi thành quả bằng sự tự chủ có đúng không? (Ảnh minh họa của Richard Taylor từ The Illustrated London News)

3 cuộc thử nghiệm

Năm 2013, một nghiên cứu bởi giáo sư William Hofmann cùng các cộng sự đã được xuất bản trong Tạp chí Tính cách (Journal of Personality) đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa hạnh phúc và khả năng kiểm soát bản thân. Bằng cách định nghĩa sự tự chủ như “khả năng vượt qua hay thay đổi các phản ứng bên trong, cũng như can thiệp vào các xu hướng hành vi không mong muốn (chẳng hạn như những thôi thúc) và ngăn chặn chúng xảy ra,” các nhà nghiên cứu đã hy vọng tìm hiểu xem thành kiến hình mẫu của chúng ta về những người Thanh giáo tự chủ khắc khổ có đúng hay không.

Quá trình nghiên cứu bao gồm 3 cuộc thử nghiệm được lập ra để thấy được yếu tố hạnh phúc bị tác động như thế nào bởi tính tự chủ trong cả thời gian ngắn và dài.

Bài kiểm tra đầu tiên yêu cầu 414 đối tượng tham gia quyết định xem họ phù hợp như thế nào với những nhận xét (ví dụ: “Tôi có thể làm điều gì đó gây hại cho bản thân miễn là tôi cảm thấy vui) và điền vào một bản báo cáo để lý giải cụ thể hơn về mức độ hạnh phúc hiện tại, cũng như mức độ hài lòng về cuộc sống của họ.

Câu trả lời của các đối tượng cho thấy có một sự liên quan không chỉ giữa sự tự chủ với mức độ hài lòng về cuộc sống, mà còn với “những ảnh hưởng tích cực” ở các khía cạnh như cảm xúc, tình cảm, và trải nghiệm diễn ra hằng ngày.

Nghiên cứu trên cho thấy quan điểm về việc kiểm soát bản thân khiến chúng ta không hạnh phúc là không đúng.

Thử nghiệm thứ hai, với ít người tham gia hơn, trong đó các đối tượng mang theo một chiếc điện thoại thông minh đã được lập trình đặc biệt, để đưa ra những câu hỏi vào thời điểm bất kì nhằm xác định liệu họ có đang cảm thấy ham muốn gì không.

Nếu câu trả lời là “có” thì sẽ có thêm nhiều câu hỏi được đặt ra. Những câu hỏi này tập trung vào chi tiết của ham muốn đó như: mức độ ham muốn là như thế nào; đối tượng có thực hiện ham muốn đó không; ham muốn này có xung đột với mục tiêu nào khác hay không, và mức độ căng thẳng mà nó gây ra cho họ.

Những kết quả đã củng cố cho ý niệm rằng “những người có tính tự chủ cao thường có nhiều cảm xúc tích cực và ít xuất hiện cảm xúc tiêu cực hơn.”

Từ phát hiện của một nghiên cứu về việc xung đột giữa ham muốn và mục tiêu sẽ gây căng thẳng cho những người có khả năng tự chủ thấp, các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu vào khám phá hiện tượng này với thử nghiệm thứ ba.

Bài kiểm tra cuối cùng yêu cầu người tham dự trả lời các câu hỏi về ba xung đột thường gặp giữa ham muốn và mục tiêu trong cuộc sống. Câu hỏi đỏi hỏi thông tin chi tiết về ba yếu tố của xung đột: mức độ trầm trọng, tần suất xảy ra, tính đúng sai đạo đức trong các phương án lựa chọn tại thời điểm đó. Tiếp theo, họ được yêu cầu điền vào bảng khảo sát về mức độ hài lòng về cuộc sống và xu hướng tự chủ của bản thân.

Kết quả nhận được thật đáng ngạc nhiên: Những người có tính tự chủ cao hơn thường có ít xung đột giữa ham muốn và mục tiêu hơn so với những người tự chủ kém. Các xung đột họ gặp phải cũng ít khi rơi vào trường hợp phải chọn lựa giữa việc cư xử có đạo đức hay sa ngã vào các hành vi trác táng. Bên cạnh đó, khi xảy ra xung đột, tỷ lệ lựa chọn hành động đúng cũng cao hơn so với nhóm tự chủ thấp.

tự chủ

Vậy tất cả điều này có nghĩa gì?

Mỗi bài kiểm tra đều chỉ ra rằng những người có tính tự chủ cao không chỉ hài lòng hơn với cuộc sống, mà còn có nhiều cảm xúc tích cực hơn mỗi ngày. Theo lời nhóm nghiên cứu đã khẳng định: “Khả năng tự chủ cao sẽ khiến bạn hạnh phúc.”

Mặc cho các kiểu hạnh phúc giữa hai nhóm trải nghiệm có thể khác nhau, nhưng về lâu dài thì kết quả chỉ có một: Cuộc sống sẽ viên mãn hơn nếu chúng ta biết kiểm soát bản thân.

Tôi cần làm gì để cải thiện khả năng tự chủ của bản thân?

Một điều có vẻ như đi ngược với những gì trực giác mách bảo là xóa bỏ các cám dỗ khỏi cuộc sống. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm người có tính tự chủ cao không chỉ được cho là có khả năng cưỡng lại sự cám dỗ tốt hơn, mà còn ít rơi vào các trường hợp bị cám dỗ. Các tác giả gợi ý rằng:

“Sự xung đột giữa ham muốn và mục tiêu là điều không thể tránh khỏi với bất kỳ ai. (Một điều chắc chắn là không có câu trả lời nào trong các thử nghiệm đề cập đến việc chưa bao giờ gặp phải xung đột, hay cảm thấy khó khăn trong việc nêu ra ba xung đột gần nhất.) Thế nhưng, người biết tự chủ rõ ràng là có thể quản lý cuộc sống của anh ta hay cô ta, khiến xung đột xảy ra ít hơn. Những kết quả này đã minh chứng thêm cho quan điểm rằng tính tự chủ cao sẽ đem lại một cuộc sống tránh xa và giảm thiểu những rắc rối. ”

Hãy cố gắng loại bỏ những thứ khiến bạn sao nhãng nơi làm việc, vứt đi những món ăn gây béo phì cho cơ thể, hay không đi ngang qua khu mua sắm, thay vì cố cưỡng lại sự trì hoãn luôn thôi thúc bên trong, ăn uống kém lành mạnh, hay mua những thứ mà bạn không bao giờ dùng đến.

Một góc nhìn khác là hãy xem việc tự chủ như là sự lựa chọn một lối sống thay vì nghĩ về nó như là một chuỗi các quyết định của những hành động riêng lẻ. Chẳng hạn, đừng nhìn nhận việc không hút thuốc như một hành động, mà hãy xem đó như là lối sống bạn đã chọn – một cuộc sống không khói thuốc. Theo giáo sư Howard Rachlin, điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng chọn lựa những việc làm đúng đắn hơn.

Quan niệm về những người biết tự chủ là những người giữ giới và không hạnh phúc là sai; họ mới chính là người hạnh phúc hơn cả. Với khả năng tránh né những thôi thúc cao hơn, biết lựa chọn phẩm hạnh thay vì thói hư tật xấu và luôn cân bằng giữa ham muốn và mục tiêu, người tự chủ thường sẽ có tâm trạng tốt hơn và mức độ hài lòng về cuộc sống cao hơn. Bất kỳ ai cũng có thể làm được điều này bằng cách bắt đầu từ những bước đơn giản ngay hôm nay.

Tác giả: Scotty Hendricks
Biên dịch: Mai Nguyen
Hiệu đính: Prana

Ảnh: Thao Le Hoang@Unsplash

Xem thêm

💎 Kiên nhẫn sẽ mang mọi thứ đến cho bạn

Tạp chí Aloha volume 18

Annotation 2019-11-22 183114

Nội dung Volume 18

🌈 [Hỏi-Đáp] Làm sao để yêu thương người khác?

🌈 [Bài dịch] Vì sao ta thấy cô đơn hơn bao giờ hết?

🌈 [Truyện dài] Lên Đà Lạt | Vũ Thanh Hòa – Chương 6: Bad trip và Good trip

🌈 [Bài dịch] Nghiên cứu đã chứng minh: Ý thức có thể tồn tại bên ngoài thân xác và sau khi chết

🌈 [Truyện dài] Tuổi trẻ cô đơn – Chương 28-29 | Ni Chi

🌈 [Bài dịch] Chủ quan hay khách quan? Đâu mới là chân tướng của thực tại

🌈 [Truyện ngắn] Cô bé Hạt Tiêu – Quyển 2, Tập 18 – Món quà đặc biệt

🌈 [Thơ dài] Thiên đường trần gian – Phần 18 | Vũ Thanh Hòa

🌈 Thế Giới Đó Đây

Mua đọc tại bit.ly/THDPmembership (SALE 25% OFF)

Annotation 2019-11-22 183114234


Aloha Sale

Đăng ký Aloha ngay >>> bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1-17

📌 Mời Triết Học Đường Phố và đội ngũ một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  • Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  • Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

[THĐP Translation™] 30 bài học cuộc đời từ bộ phim Fight Club

0

thdp translation 3

  1. Ngã càng sâu, bay càng cao.
  2. Những thứ bạn từng làm chủ, nay làm chủ bạn.
  3. Chỉ sau thảm họa, ta mới được phục sinh. Chỉ sau khi đánh mất mọi thứ, ta mới tự do làm bất kỳ thứ gì.
  4. Chúng ta là những đứa con của lịch sử. Không mục đích, không chốn nương thân. Chúng ta không có những cuộc chiến vĩ đại. Không có những muộn phiền vĩ đại. Cuộc chiến vĩ đại của chúng ta là cuộc chiến tâm linh. Muộn phiền vĩ đại của chúng ta là cuộc đời mỗi người. Tất cả chúng ta đều được nuôi dưỡng bởi truyền hình để tin rằng một ngày nào đó chúng ta đều trở thành triệu phú, các vị thần điện ảnh hay các ngôi sao nhạc rock. Nhưng chúng ta sẽ không như vậy. Chúng ta dần dần chấp nhận cái thực tế ấy. Và chúng ta thấy cực kỳ thất vọng.
  5. Bạn không hề đặc biệt. Bạn không phải là một bông tuyết tuyệt đẹp và độc nhất. Bạn là mớ chất hữu cơ phân rã giống như mọi thứ khác. Chúng ta đều là một phần của của cùng một đống phân bón ruộng. Tất cả chúng ta đều là thứ tào lao của thế giới đang ca hát và nhảy múa.
  6. Cảnh báo: Nếu bạn đang đọc những dòng này thì nó là lời cảnh báo dành cho bạn. Mỗi từ bạn đọc trong bản in mượt mà nhưng vô dụng này là một giây khác trong đời sống của bạn. Bạn không có việc gì khác để làm ư? Cuộc sống của bạn trống rỗng đến mức bạn thực sự không nghĩ ra một cách nào đó tốt hơn để sử dụng những khoảnh khắc này? Hay bạn bị ám ảnh với việc cho đi sự tôn trọng và tín nhiệm tới những người có thẩm quyền? Bạn có đọc mọi thứ bạn cần đọc không? Bạn có nghĩ những gì mình cần nghĩ? Mua những gì bạn nói rằng cần thiết? Hãy ra khỏi nhà. Gặp gỡ một người khác giới. Ngừng mua sắm quá đà và ngừng thủ dâm. Hãy bỏ việc. Bắt đầu một cuộc chiến. Hãy chứng minh bạn còn sống. Nếu bạn không khẳng định nhân tính của mình, bạn sẽ chỉ trở thành một cái bảng thống kê. Bạn đã được cảnh báo.
  7. Nếu bạn không biết những gì bạn muốn, bạn sẽ sống với những gì bạn không muốn.
  8. Nếu tôi thức dậy tại một địa điểm khác, một khoảnh khắc khác, thì tôi có như một con người khác?
  9. Nếu sự tự cải thiện bản thân không phải câu trả lời, thì sự tự hủy diệt bản thân có thể.
  10. Quảng cáo khiến chúng ta chạy theo những chiếc xe và những thứ áo quần, những công việc mà chúng ta căm ghét, để rồi chúng ta mua những thứ cứt đái mà chúng ta chẳng cần dùng tới.
  11. Hãy từ chối các giả định cơ bản của nền văn minh, đặc biệt là tầm quan trọng của tài sản vật chất.
  12. Không có nỗi đau, không có sự hy sinh, chúng ta sẽ chẳng có gì. Giống như con khỉ đầu tiên được bắn vào không gian.
  13. Tôi chạy. Chạy cho đến khi cơ bắp bị thiêu đốt và huyết mạch bơm đầy axit. Sau đó tôi lại chạy nhiều thêm nữa.
  14. Nếu bạn chết ngay bây giờ, bạn sẽ cảm thấy thế nào về cuộc đời mình?
  15. Tôi đang phá vỡ sự dính mắc của bản thân với sức mạnh thể xác và tài sản tư hữu, vì chỉ khi hủy diệt chính mình, tôi mới có thể khám phá ra sức mạnh to lớn hơn của tinh thần.
  16. Bạn phải quy phục! Phải quy phục. Bạn phải nhận ra rằng một ngày kia bạn sẽ chết. Từ giờ cho tới khi nhận ra điều đó, bạn vẫn còn là kẻ vô dụng.
  17. Bạn biết về chính mình nhiều đến mức nào nếu bạn chưa bao giờ ở trong một cuộc chiến?
  18. Cái gì tồi tệ hơn: địa ngục hay không gì cả?
  19. Chúng ta chỉ có trải nghiệm cận sống. (near-life experience)
  20. Không có gì đứng yên. Tất cả đang phát triển. Tất cả đang sụp đổ.
  21. Không có cảm giác thật sự của cuộc sống nếu bạn không có gì tương phản với cuộc sống.
  22. Chỉ trong cái chết, chúng ta mới có tên riêng, vì trong cái chết chúng ta không còn là một phần của nỗ lực. Trong cái chết, chúng ta trở thành những anh hùng.
  23. Thật kỳ cục khi nghĩ rằng nơi chúng ta đang đứng chỉ là một điểm trong bầu trời.
  24. Văn hóa đã khiến cho tất cả chúng ta trở nên giống nhau. Không có ai thật sự là da trắng, da màu hay giàu có nữa. Chúng ta đều khao khát cùng một thứ. Mỗi người chúng ta chẳng là cái gì cả.
  25. Chúng tôi muốn bạn, không phải tiền của bạn. Miễn sao bạn vẫn còn ở câu lạc bộ chiến đấu (fight club), bạn không phải là số tiền bạn có trong tài khoản ngân hàng. Bạn không phải nghề nghiệp của bạn. Không phải gia đình bạn, không phải những gì bạn nói với chính mình. Bạn không phải cái tên, những rắc rối hay tuổi tác của bạn. Không phải niềm hy vọng của bạn. Bạn sẽ không được cứu rỗi. Tất cả chúng ta đều sẽ chết, vào một ngày nào đó.
  26. Những người chết được chôn ở mọi nơi, bạn phải biết điểm nhìn của mình ở nơi nào.
  27. Trong một quãng thời gian đủ dài, tỷ lệ sống sót của tất cả mọi người đều tụt về số 0.
  28. Chúng ta phải cho những người đàn ông và đàn bà này thấy tự do bằng cách biến họ thành nô lệ, cho họ thấy sự dũng cảm bằng cách làm họ kinh hãi.
  29. Đây là khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời, và bạn lại bỏ lỡ nó.
  30. Bạn thức tỉnh, vậy là đủ.

📌 [THĐP Review] Fight Club – Đập vỡ các giới hạn để tìm ra sức sống mới

Biên dịch: Vũ Thanh Hòa – Hòa Taro

Ảnh minh họa: wallpapercave

Chọn đam mê hay tiền bạc?

0

Sống với đam mê hay sống một cuộc đời rập khuôn?

Trước kia, mình đã từng rơi vào sự phân vân giữa việc nên lựa chọn sống với đam mê hay là sống một cuộc đời rập khuôn ngày ngày đi kiếm tiền cho đủ bữa ăn như đại đa số. Lúc đó, bên trong mình xuất hiện cùng lúc hai nỗi sợ và không biết phải làm sao để thoát ra: sợ không làm theo trái tim và sợ nghèo đói mất cân bằng. Bây giờ nhìn lại, mình thấy không hề khó để có thể nói được tương lai nếu lúc đó mình không thay đổi, đó là sẽ chẳng có gì tươi sáng cả, vì sự thành công không đi cùng những nỗi sợ hãi.

Khi ở trong những sự toan tính, mình đã không thể nào sống với mức năng lượng cao nhất. Sự sáng tạo dần dần bị hủy hoại bởi một ngưỡng năng lượng thấp hơn quấy nhiễu, bởi sự chia rẽ trong tư tưởng. Khi chú ý vào tiền bạc thay vì vào việc đồng hành với những nhiệt huyết bên trong, mình đã đặt sự thành bại của bản thân vào việc lo lắng cho những thứ không phải là cốt lõi. Nên trong suốt một khoảng thời gian dài, mình đã luôn phải sống với nỗi lo âu, căng thẳng, mâu thuẫn, tự ti và sợ hãi.

Nhưng rồi từ khi mình quyết định không quan tâm đến tiền nữa, tập trung làm những gì mình thật sự yêu thích và phó mặc kết quả cho Trời đất, thì sự màu nhiệm bắt đầu nảy nở. Trong cuộc hành trình ấy liên tiếp xuất hiện những người (đôi khi chưa từng gặp mặt) trợ giúp cả về tài chính và tinh thần; xuất hiện những cơ hội phát triển, kết nối, lan tỏa, rèn luyện kỹ năng, chúng đến vào lúc mình không hề kỳ vọng. Những sự kiện đều được liên kết chặt chẽ với nhau như thể được “ông lớn” vũ trụ dẫn lối. Tất cả những gì mình làm chỉ là tập trung vào những gì mình yêu mến nhất, thay vì tập trung vào thứ khiến mình bị âu lo căng thẳng.

“Trời đất yêu quý lòng can đảm. Nếu bạn đặt ra quyết tâm thì trời đất sẽ đáp ứng lại quyết tâm đó bằng cách loại bỏ hết mọi vướng bận tưởng chừng không thể. Mơ giấc mơ không tưởng và thế giới sẽ không nghiền nát bạn; nó sẽ nâng bạn lên. Đây chính là cái mẹo. Đây là những gì mà các đạo sư và các triết gia, những người thật sự đáng kể, những người thật sự đã chạm vào được hòn đá hóa kim, đây là những gì họ hiểu. Đây là điệu nhảy của pháp sư trong thác nước. Đây là cách phép thuật được thực hiện: Bằng cách quăng bản thân mình vào vực thẳm và khám phá ra được rằng nó là một chiếc giường tơ êm ái.” — Terence McKenna (NHH dịch)

Đam mê hay tiền bạc?

Không chỉ có mình, mà rất nhiều người bạn ngoài kia cũng rơi vào mâu thuẫn tương tự, không biết nên chọn sống theo đam mê hay tiền bạc. Bạn thích vẽ nhưng sợ rằng nếu chỉ vẽ thôi thì không kiếm đủ tiền nuôi thân. Trong sự bối rối không tìm thấy lối ra, các bạn lại đổ tội cho đam mê thuộc thị trường “ngách”, chứ không phải do bạn vẽ chưa đủ giỏi và chưa đủ kiên trì theo đuổi con đường mình yêu thích. Giỏi ở đây không phải chỉ ở kỹ thuật, mà ở cái tâm của bạn – linh hồn. Vẽ mà không có tâm (không dũng cảm, không trong sáng, không hướng thiện, luôn sợ hãi lo lắng chuyện tiền này tiền kia) thì sẽ chỉ tạo ra một sản phẩm chết. Mà một thứ chết rồi thì sẽ chẳng ai ngó ngàng tới. Nên đừng vội nói đến tiền khi bản thân còn chưa tìm thấy giá trị bên trong con người mình.

“Nhiệm vụ của người nghệ sĩ là cứu rỗi linh hồn nhân loại. Nếu người nghệ sĩ không tìm thấy con đường thì con đường không thể được tìm thấy.” — Terence McKenna

Không nhiều người tìm thấy được đam mê của mình

Trên đời này rất ít người tìm thấy được đam mê của bản thân. Nhưng số người dám sống với nó lại còn ít hơn nữa. Và số cực hiếm ấy mới là người trở nên vĩ đại. Họ mới là những người nghệ sĩ đích thực, người chạm tới sự sinh động của cuộc đời, là tác nhân dẫn đến sự tiến bộ của thế giới. Một khi dòng nhiệt huyết bên trong đã được sống dậy thì tư duy phải đầy đủ vật chất không còn là một gánh nặng, vì họ biết sự đầy đủ về tâm hồn đã thỏa mãn tất cả.

“Cuối cùng, khi chúng ta đến được điều mà một cá nhân nói anh ta muốn làm, tôi sẽ nói với anh ta: ‘Hãy làm điều đó và quên tiền đi.’ Bởi vì nếu bạn nói rằng kiếm tiền là quan trọng nhất, bạn sẽ dành suốt cuộc đời chỉ để lãng phí thời gian. Bạn sẽ làm những việc mình không thích để tiếp tục sống. Và tiếp tục làm những việc bạn không thích. ĐIỀU NÀY THẬT NGU NGỐC!” — Alan Watts

Một người có một ngưỡng tinh thần trù phú sẽ hiện thực hóa được một cuộc đời trù phú, không chỉ về vật chất mà còn là các mối quan hệ, những kinh nghiệm sống. Còn một người có một ngưỡng năng lượng thấp kém, nhiều sự sợ hãi, căng thẳng, chật chội sẽ biểu diễn ra một cuộc đời nghèo nàn, co rút trên tất cả các khía cạnh. Tiền luôn là công cụ, là thứ đến sau mục đích. Và nếu không xem nó như là thứ đến sau thì mọi chuyện sẽ trở nên bát nháo mất trật tự. Chúng ta sẽ không bao giờ có được bình an và hạnh phúc từ một nguyên tắc sống hỗn độn.

Vậy nên, nếu bạn nào đã tìm thấy đam mê thì hãy sống hết mình với nó, nhìn nó như một cơ hội to lớn để thiêu đốt những sợ hãi, tham lam và ngờ vực. Chúng ta ai rồi cũng chết, chỉ khác nhau ở lúc sống, là một người hạnh phúc hay là một kẻ suốt ngày âu lo.

“Hãy xem loài hoa huệ, coi chúng mọc lên thể nào. Chúng chẳng làm lụng khó nhọc, cũng không kéo chỉ, nhưng Ta nói với các ngươi, dẫu Vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, vua ấy cũng không mặc đẹp như một hoa nào trong các hoa ấy. 28 Nếu hoa cỏ ngoài đồng là giống nay còn sống mai bị tống vào lò mà Thượng Đế còn cho chúng mặc đẹp thể ấy thay, lẽ nào Ngài chẳng lo cho các ngươi sao, hỡi những kẻ yếu đức tin? 29 Các ngươi đừng tìm kiếm về việc ăn gì, uống gì, và đừng quá lo lắng về những việc ấy. 30 Vì các dân trên thế giới đều tìm kiếm những điều ấy, và Cha các ngươi đã biết các ngươi cần những điều ấy rồi. 31 Thay vào đó hãy tìm kiếm vương quốc nước Trời thì các ngươi sẽ được ban thêm những điều ấy nữa.” — Jesus Christ (Luke 12:31)

Tác giả: Hòa Taro
Ảnh minh họa: Julia Caesar

Xem thêm

💎 [THĐP Translation™] Vì sao những học sinh thành công nhất không có đam mê dành cho trường lớp

[THĐP Translation™] Những điều cơ bản cần biết về Chủ nghĩa Stoic (chủ nghĩa “khắc kỷ”)

0

thdp translation 3

“Một lý do tuyệt vời để chọn ra một vị thần hay một dạng tâm linh nào đó để thờ phụng – có thể là Jesus (Giê-su) hay Allah… hay các nhóm nguyên tắc đạo đức không thể vi phạm – là vì hầu như mọi thứ khác bạn tôn thờ sẽ nuốt sống bạn.”

— David Foster Wallace

Trong 28 ngày của tháng Mười, tôi cùng 7 người khác đã trải qua những đêm lạnh cắt da và cái nắng ban ngày như thiêu đốt tại một nơi hoang vu trên sa mạc Utah trong tình cảnh thiếu thốn lương thực trầm trọng (gần một tuần không có thức ăn). Ngoài cuốn sách dạy kỹ năng sinh tồn, tôi còn mang theo bên mình quyển Letters from a Stoic (Những lá thư từ một Stoic (phát âm: Stô-íc)) của Seneca. Ngày qua ngày, tôi đã thấy một vài thành viên trong nhóm bỏ cuộc bởi sự khắc nghiệt và nhiều lý do khác. Tôi thường hỏi tại sao tôi lại làm một việc điên rồ như vậy.

Từ lâu, tôi đã là một người hâm mộ Chủ nghĩa Stoic, và bởi vì chỉ đọc quyển sách Letters from a Stoic trong suốt một tháng qua, nên tôi dành rất nhiều thời gian để chiêm nghiệm về triết lý này trong cuộc sống ngày nay. Bài viết này được thực hiện với mục đích giúp các bạn hiểu được những nguyên tắc cơ bản của một trường phái triết học cổ xưa nhưng có liên hệ mật thiết đến hiện tại.

>> [THĐP Vietsub] (TED-Ed) Chủ nghĩa “khắc kỷ” là gì?

LỊCH SỬ

Chủ nghĩa Stoic được thành lập vào khoảng thế kỷ 3 TCN bởi Zeno, một người con của nước Cộng hòa Síp (Cyprus). Trong tiếng Anh, Chủ nghĩa Stoic có tên gọi là Stoicism, bắt nguồn từ chữ stoa – một khu vực có kiến trúc hình mái vòm – nơi Zeno giảng dạy cho học trò ở Athens. Trong nhiều thế kỷ, Chủ nghĩa Stoic đã là một trong những trường phái triết học có sức ảnh hưởng nhất trong thế giới Hy-La (Hy Lạp – La Mã), và với lượng đông đảo tín đồ và giáo chủ, họ đã chỉnh sửa và phát triển nó trong mấy trăm năm. Tuy nhiên, những giá trị cơ bản vẫn luôn được giữ nguyên vẹn.

Mục tiêu chính của trường phái này là giúp con người có được hạnh phúc bằng cách đạt được điều thật sự quý giá trong cuộc sống, đó chính là arete trong tiếng Hy Lạp hay virtus trong tiếng La-tinh (dĩ nhiên nghĩa của những từ này sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với từ “virtue” – mang nghĩa “đức hạnh” trong tiếng Anh). Lẽ chí thiện (lý tưởng thượng đỉnh) (Summum bonum) này là sự tập hợp của bốn phẩm chất:

  1. Trí tuệ, hay sự thấu hiểu đạo đức
  2. Cản đảm
  3. Tự chủ
  4. Công bằng trong việc đối xử với người khác

Một khi đã theo đuổi và đạt được arete, con người sẽ có được sự viên mãn, thật sự tự lập, tự chủ,  miễn nhiễm khỏi đau khổ và những điều không may. Arete không phải là phẩm chất chỉ dành riêng cho một tầng lớp hay vị trí nào, thậm chí khi một người nô lệ có được arete thì anh ta sẽ được tự do, bởi vì không ai, kể cả nhà vua, có thể tác động đến anh.

Trong Chủ nghĩa Stoic, không có một vị thần nào (ND: không phải tôn giáo), nhưng họ thường nhắc đến thánh ý (divine will) theo nhiều cách khác nhau, nhìn chung đều mang nội dung rằng tất cả chúng ta đều chung sống trong một cộng đồng với những điều kiện và hạn chế như nhau. Do đó, nghĩa vụ của chúng ta là phải sống hòa thuận và phù hợp với cộng động này. Nghĩa vụ này gồm 2 điểm:

  1. Chúng ta không nên phàn nàn, thay vào đó ta chấp nhận số phận của chính mình dù có thế nào đi nữa.
  2. Chúng ta nên sống theo quy luật tự nhiên.

Bước 1 – Chấp nhận số phận

Tại sao chúng ta phải hoàn toàn chấp nhận số phận? Thoạt nghe, điều này dường như khuyến khích ta không nên cố gắng cải thiện tương lai. Tuy nhiên, đó là một cách hiểu không đúng. Ví dụ, những người khắc kỷ rất chú trọng vào các dịch vụ công cộng hay luôn cố gắng cải thiện bản thân. Do đó trong trường hợp này, chấp nhận số phận có nghĩa là không nên quá coi trọng những thứ nhất thời, ngắn hạn. Nếu biết cách buông bỏ những điều không quan trọng, một người có thể tìm cho mình được sự bình yên trong tâm hồn và sự mãn nguyện không màng vật chất mà không gì có thể lay chuyển được. Nếu biết cách chấp nhận tất cả mọi thứ trên đời đều đến và đi, thì sự mãn nguyện và bình yên đó sẽ luôn đứng vững trước mọi thử thách của tham vọng, giàu sang, và nguy hiểm nhất là lòng tham. Hãy nhớ rằng khái niệm mọi thứ “đến và đi” cũng chính là một nguyên tắc cốt lõi trong Thiền Tông.

Bước 2 – Sống theo quy luật tự nhiên

Khái niệm “Quy luật tự nhiên” là một khái niệm hơi mang tính cá nhân, nên điều này cũng lý giải vì sao “chất vấn tục lệ tập quán” là một trong những điểm cơ bản của Chủ nghĩa Stoic. Tuy nhiên, có một số tư tưởng quan trọng lại rất dễ hiểu:

  • Tập sống với nhu cầu tối thiểu. Một người nên biết cách sống chỉ với những thực phẩm cơ bản, nước, quần áo và chỗ trú. Seneca đã từng viết trong thư của mình: “Thỉnh thoảng trong nhiều ngày bạn tập sống mãn nguyện với loại thức ăn nhạt nhẽo nhất, với số lượng cực ít, và bộ quần áo thô ráp. Khi đó, bạn hãy tự hỏi bản thân: ‘Đây có phải là điều mà mình từng lo sợ?’”(67). Chính ý tưởng này (và đặc biệt là câu trích dẫn này) đã khiến tôi thử thách bản thân trong 28 ngày ở một nơi hoang vắng và gần như không có thức ăn.
  • Chúng ta nên biết cách phát triển khả năng lý luận của mình. Như thế nào? Chúng ta phải hoàn thiện khả năng đó để chinh phục được những cảm xúc hủy diệt từ bên trong: nỗi buồn, nỗi đau, nỗi sợ (đặc biệt là nỗi sợ chết) và sự mê tín. Lý trí sẽ cho phép chúng ta thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực trên, kiểm soát được những ham mê của bản thân, hiểu rằng không có gì là tốt hoặc xấu, tất cả đều phụ thuộc vào ý nghĩ của chúng ta, và chấp nhận tâm trí như một nơi tốt hơn để tìm thấy sự thật chứ không phải cơ thể hay cảm xúc. Một câu nói của Seneca mà những người khắc kỷ rất tâm đắc: “Con đường ngắn nhất dẫn tới sự sung túc chính là coi thường sự sung túc.”

Tác giả: Maneesh Sethi

Biên dịch: Mai Nguyen

Hiệu đính: Prana


📌 Bài dịch đã được đăng tải trong Volume 9 tạp chí Aloha. Mua membership để đọc tạp chí Aloha đang giảm giá 25% ➡️ http://bit.ly/THDPmembership 

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Triết lý khắc kỷ – 5 cách để sở hữu ý chí bất khuất

thdp translation 3
chủ nghĩa khắc kỷ

Các thành viên của một phong trào trí thức ở châu Âu đang hồi sinh một trường phái triết học khắc kỷ (stoicism) cổ xưa và kết hợp tư tưởng này với tâm lý học hiện đại để tăng cường sự dẻo dai cho tinh thần. Những ý tưởng của họ đưa ra hứa hẹn hấp dẫn cho các lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như người đứng đầu chính phủ đang phải giải quyết những vấn đề toàn cầu trong thời kỳ hậu suy thoái đầy biến động.

Đây là tuần lễ mà những người lãnh đạo của phong trào trên tài trợ cho một sự kiện được gọi là “Tuần lễ Khắc kỷ,” trình bày những nguyên tắc bất hủ và thực tiễn của các hoàng đế và chiến sĩ từ hàng ngàn năm trước. Đồng thời, đó cũng là bài học hữu ích đối với những nhà lãnh đạo trong thời đại này để có thể áp dụng nhằm lấy lại sự bình tâm khi đứng trước hoàn cảnh khó khăn hay khi đứng giữa vòng xoáy danh lợi.

Jonathan Newhouse, tổng giám đốc của công ty truyền thông Conde Nast, đã khẳng định triết lý khắc kỷ chính là chìa khóa đem lại sự tĩnh tâm cho bản thân trong một ngành công nghiệp quá chú trọng vào hình thức. Sam Sullivan, cựu thị trưởng Vancouver, cũng cho rằng chủ nghĩa này đã giúp ông thoát khỏi trầm cảm sau vụ tai nạn trượt tuyết khiến ông bị liệt tứ chi. Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton (người từng có lối sống buông thả, trái ngược với những nguyên tắc Khắc kỷ) cũng được cho là đã tìm đến trí tuệ Khắc kỷ trong nhiệm kỳ của mình.

Một người có đầu óc kinh doanh xuất chúng như Nassim Nicholas Taleb cũng ca ngợi triết lý Khắc kỷ trong quyển Antifragile: Things That Gain from Disorder (TD: Kháng mong manh: Hưởng lợi từ hỗn loạn), một cuốn sách mà người tổ chức “Tuần lễ Khắc kỷ” Donald Robertson cho rằng đã thu hút nhiều độc giả tìm đến với chủ nghĩa Khắc kỷ.

Robertson, một nhà trị liệu người Scotland và một người đam mê văn hóa cổ điển, đã mở ra một khóa học về phục hồi tâm lý cho những người quản lý tại tập đoàn dầu khí Shell nổi tiếng thế giới với tên gọi “Làm thế nào để nghĩ như một vị Hoàng đế La Mã” dựa vào cuộc sống của triết gia–hoàng đế Marcus Aurelius. Cuộc sống của ông là hiện thân của 5 tư tưởng Khắc kỷ chính.

📌 [THĐP Review] Suy tưởng (Meditations), Marcus Aurelius – Khi vị vua hiền triết “cai trị” chính mình

tự chủ

1. Người Khắc kỷ nhận ra ngay lập tức những gì ngoài tầm kiểm soát

Một nhà lãnh đạo Khắc kỷ biết rằng chỉ có suy nghĩ và ý định của bản thân là thật sự nằm trong tầm kiểm soát, còn mọi thứ khác suy cho cùng đều không thể.

 “Bất kỳ ai ở vai trò lãnh đạo đều phải chấp nhận một nghịch lý về vị trí của họ: những người lãnh đạo phải nắm quyền lực nhưng thường xuyên nó xảy ra vượt khỏi tầm kiểm soát của họ,” Robertson trả lời với Forbes. “Vậy làm sao chúng ta có thể chấp nhận được những giới hạn quyền lực này mà không rơi vào trạng thái bị động?”

Người ta đôi khi nhầm lẫm chủ nghĩa Khắc kỷ với sự phục tùng, nhưng theo ông đó là “một cách hiểu lầm rất thiển cận.” Học trò của trường phái Khắc kỷ cổ xưa thường là con trai của những gia đình giàu có trên khắp thế giới. Rất nhiều người sau đó đã trở thành người cai trị các đế chế hay làm cố vấn về giao thương và chiến tranh cho các nhà lãnh đạo.

Tác giả của quyển Stoicism and the Art of Happiness: A Teach Yourself Guide (Chủ nghĩa Khắc kỷ và Nghệ thuật của Hạnh phúc: Hướng dẫn tự rèn luyện) Robertson cũng nhấn mạnh thêm: “Bạn có thể nêu tên một nhân vật khắc kỷ nào trong lịch sử chỉ biết khoanh tay đứng nhìn không? Ngồi yên một chỗ và không làm gì cả không nằm trong bản chất triết lý của họ.”

Ông cũng dẫn chứng cho câu nói trên thông qua một ví dụ so sánh của Cato xứ Utica rằng người Khắc kỷ giống như một cung thủ đang giương cung một cách tự tin, nhưng một khi mũi tên đã được bắn đi thì người đó phải chấp nhận mũi tên có thể bị gió thổi chệch hướng hoặc mục tiêu đã di chuyển.

Các nhà quản lý Khắc kỷ cũng tương tự như vậy: hoạch định, tính toán mọi thứ rất kỹ lưỡng nhưng vẫn phải chất nhận những gì xảy ra với sự bình thản toàn diện.

2. Trong bất cứ trường hợp nào, sợ hãi, tức giận và các cảm xúc khác chỉ là những sự lựa chọn cá nhân

300px-James_Stockdale_Formal_Portrait

Trên trang Harvard Business Review có bài viết mang tựa đề “Rèn luyện sự kiên cường,” trong đó nhà tâm lý học Martin Seligman của trường Đại học Pennsylvania đề cập đến khái niệm “tâm lý bất lực do huấn luyện.” Đó là khi con người phải sống và chịu đựng những môi trường gây căng thẳng, rồi cuối cùng rơi vào trạng thái hoàn toàn bị động. Tình trạng này là sự đối lập rõ rệt nhất với niềm tin của chủ nghĩa Khắc kỷ vào sức mạnh nội tại.

Bị nhốt tại một trại tra tấn ở Việt Nam, sĩ quan người Mỹ James Stockdale phải chịu những đòn nhục hình từ phía quân kháng chiến và mang trên mình những thương tích như: trật khớp vai, dập nát chân (2 lần) và gãy lưng. Sau khi bị bắn rơi từ máy bay, Stockdale đã bị giam cầm trong 7 năm: hơn 4 năm biệt giam và 2 năm trong tù.

Mặc dù thân thể ông luôn đầy thương tích trong các buồng giam ở Hà Nội, nhưng khi hồi tưởng lại, lúc đó tâm trí ông vẫn luôn tự do, và tinh thần không khuất phục.

Thông qua các kênh liên lạc bí mật, Stockdale, khi đó là một sĩ quan cấp cao, đã duy trì được mạng lưới thông tin đối với các cộng sự cùng bị bắt giam – con số này ban đầu là 75 người, về sau thì có hơn 460 người – bằng cách chỉ đạo và động viên tinh thần. Được trao trả tự do khi chiến tranh kết thúc, Stockdale sau đó được trao Huân chương Danh dự, phần thưởng cao quý nhất trong quân sự, và giữ chức hiệu trưởng trường Naval War College.

Trước khi bị bắt, Stockdale đã tự trui rèn tâm lý và khả năng chịu đựng khổ cực sau khi tốt nghiệp Đại học Stanford, nơi một giáo sư triết học đã giới thiệu cho ông những nhân vật Khắc kỷ, đặc biệt trong đó có Epictetus.

Stockdale sau này viết rằng: “Epictetus đã nói với các học trò của mình rằng không có khái niệm nào gọi là ‘nạn nhân’ của người khác. Bạn chỉ có thể là ‘nạn nhân’ của chính mình. Điều này hoàn toàn nằm ở cách bạn kỷ luật tâm trí.”

Một người quản lý Khắc kỷ cho rằng dù tình hình xung quanh có hỗn loạn đến mấy, người đó vẫn hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc và sự giàu có trong nội tâm.

3. Sống một cuộc sống xoay quanh nguyên tắc, không phải tiền tài, danh vọng, gia đình hay quyền lực

Đối với một nhà lãnh đạo Khắc kỷ, mục đích không biện minh cho phương tiện. Họ luôn khao khát và muốn xây dựng cuộc sống xung quanh 4 phẩm cách cốt yếu: Trí tuệ, can đảm, chừng mực và công lý. Nếu họ sống theo bất kỳ giá trị nào khác, thì sự thất vọng là điều không tránh khỏi vì tất cả mọi thứ, ngoại trừ các phẩm cách trên, đều là phù du. Đó cũng là chủ đề chính trong quyển 7 Habits Of Highly Effective People (7 thói quen của người thành đạt) của bậc thầy kinh doanh Stephen R. Covey.

Quả thật rất khó để rèn luyện các phẩm chất này ở những nơi xô bồ và phức tạp như Phố Wall hay Thung lũng Silicon. Tuy nhiên, một doanh nhân Khắc kỷ sẽ nhận ra nếu tham vọng của anh ta gắn liền với bất cứ thứ gì ngoài các phẩm chất cốt yếu kể trên, anh ấy cũng sẽ “giống như chú chó bị buộc vào chiếc xe đẩy và bị lôi theo bất cứ nơi nào chiếc xe đó đi đến” – một câu nói của triết gia Khắc kỷ Cleanthes.

Điều này không có nghĩa người Khắc kỷ không tận hưởng những lạc thú như sự tôn vinh, tình yêu và tiền tài. Đó chỉ là những thứ mà “có thì tốt hơn” chứ không “buộc phải cóđể mang lại hạnh phúc cho những ai theo trường phái này. Một triết gia chân chính, theo lời của Crates thành Thebes, là người “đối xử với những người quyền quý hay những kẻ nghèo hèn đều như nhau.”

Hành trình cuộc sống quan trọng hơn bất cứ ham muốn vật chất nào bởi vì hành trình chính là cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy bế tắc trong một môi trường làm việc đòi hỏi những hành vi trái luân lý, một bậc thầy Khắc kỷ sẽ khuyên bạn tốt hơn là nên nghỉ việc thay vì ở lại một nơi làm xói mòn nguyên tắc bạn đang gìn giữ.

Một nhà lãnh đạo Khắc kỷ sẽ làm tất cả mọi thứ trong khả năng để thành công, nhưng sẽ không vi phạm những nguyên tắc của chính mình để theo đuổi lợi danh phù phiếm.

4. Đừng phí phạm cảm xúc cho những kẻ lỗ mãng

Về mặt từ ngữ, khi nói đến chữ “khắc kỷ”, chúng ta thường liên tưởng đến hình ảnh một nguời lạnh lùng, nghiêm khắc, giống như nhân vật Scrooge trong tác phẩm A Christmas Carol. Nhưng trớ trêu thay chủ nghĩa Khắc kỷ còn dẫn tới lòng cảm thông sâu sắc hơn đối với những ai không phải là Khắc kỷ, vì họ không đủ may mắn để sống một cuộc sống xoay quanh nguyên tắc.

Vì vậy, bất kì người nào cư xử lỗ mãng hay lừa lọc, dùng thủ đoạn với một người Khắc kỷ, thì điều này càng minh chứng họ chẳng khác gì con vật bị trói buộc trong câu nói của Cleanthes. Hiển nhiên, với một tâm lý đã được rèn luyện trước những kích thích tiêu cực, người Khắc kỷ lựa chọn cách phớt lờ về mặt cảm xúc khi có người gây sự.

 “Thử thách đối với những ai theo trường phái này luôn là việc chung sống trong một xã hội đầy rẫy những người phải chịu khổ sở vì luôn coi trọng vật chất hay địa vị xã hội, mà không bộc lộ sự không cảm thông cho hoàn cảnh của những người đó,” Robertson nói thêm.

Ông đã viết về sự liên kết giữa liệu pháp nhận thức hành vi hiện đại và chủ nghĩa Khắc kỷ: “Hầu hết các bác sĩ trị liệu hiện nay gặp rất nhiều trường hợp tự gây ra đau khổ cho bản thân nhưng vẫn phải thể hiện thái độ cảm thông và thấu hiểu, ngay cả khi người đó là kẻ thù lớn nhất của chính mình.”

Chủ nghĩa Khắc kỷ là một triết lý tất định, nghĩa là những người theo chủ nghĩa này tin rằng mọi hành động bên ngoài là kết quả không thể kiểm soát được của những tình huống dẫn đến hành động đó. Do đó, nếu một người cư xử thô lỗ, đó là bởi vì bên trong họ có điều gì đó không bình thường dẫn đến hành động như vậy. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của người Khắc kỷ. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên rắc rối hơn khi liên quan đến vấn đề tội phạm.

Robertson đề cập thêm: “Một hệ thống công lý hình sự nên đối xử tội phạm như thể họ đã ngu ngốc phạm phải một sai lầm nghiêm trọng nhất trong cuộc đời. Hệ thống đó nên tập trung hướng đến việc khôi phục danh phẩm và giáo dục, hay có thể dùng biện pháp răn đe, chứ không phải trừng phạt hành vi phạm tội, điều mà người Khắc kỷ cho là một cách đáp trả dại dột và hà khắc với phạm nhân. Hành động đó khiến chúng ta chẳng khác gì những kẻ đã phạm tội.”

Một nhà lãnh đạo Khắc kỷ luôn giữ được sự điềm tĩnh trước những hành vi sai trái, thiếu suy nghĩ của người khác. Anh ta không phản ứng thái quá, trong trường hợp buộc phải xét xử sự việc, bất kỳ hành động trừng trị nào được áp dụng đều nhằm cứu giải cho những động cơ bất ổn đằng sau, hơn là mù quáng đưa ra hình phạt đích đáng.

5. Thiền định mỗi ngày để bản thân luôn hướng về những nguyên tắc

Mỗi ngày là sự khởi đầu mới, và người Khắc kỷ thư giãn đầu óc bằng cách đọc hoặc ngẫm nghĩ về một triết lý Khắc kỷ nào đó. Quá trình này được gọi là “làm sạch nhận thức,” hay sự thanh lọc. Người Khắc kỷ ngồi thiền mỗi buổi sáng để lấy lại sự phấn chấn, cũng như tự nhắc nhở bản thân trong việc rèn luyện các nguyên tắc. Trong khi đó, vào buổi tối, việc ngồi thiền sẽ giúp họ chiêm nghiệm lại những việc làm sai trái và cảm nhận sự tự hào xứng đáng cho những gì đã đạt được.

Điều thú vị trong làn gió mới được thổi vào để làm sống lại chủ nghĩa Khắc kỷ từ thời xa xưa này chính là việc cụ thể hóa những tư tưởng này vào đời sống. Chủ nghĩa này được lập ra, kể từ khi Epictetus và các nhà thông thái Khắc kỷ khác dạy rằng triết học là một lối sống, chứ không phải là một bài tập học thuật.

Trong cuốn sách Philosophy for Life and Other Dangerous Situations (Triết lý dành cho Cuộc sống và Những tình huống nguy hiểm) của mình, nhà văn người Anh Julian Evans đã lồng những buổi phỏng vấn của ông với các nhân vật Khắc kỷ xuất chúng ngày nay để tăng thêm giá trị thực tiễn cho những lý tưởng cao thượng này.

Khi đó, những người tổ chức Tuần lễ Khắc kỷ, bao gồm Evans và các giáo sư tại trường Đại học Exeter, đã huy động được hơn 2000 người tham gia sự kiện “Sống như người Khắc kỷ trong vòng 1 tuần.” Họ đã tạo ra nhiều bản thu âm về thiền định và phát hành một quyển số tay 38 trang hướng dẫn cách thực hiện.

Hoàng đế Aurelius đã hình dung một người Khắc kỷ “như một võ sĩ, chứ không phải kiếm sĩ. Vũ khí của kiếm sĩ có thể được nhặt lên và bỏ xuống. Vũ khí của võ sĩ là một phần thân thể của anh ta. Tất cả những gì anh ấy cần làm là nắm chặt nắm đấm.”

Chủ nghĩa Khắc kỷ không phô trương hay đòi hỏi bất cứ điều kiện nào, do đó ai cũng có thể rèn luyện một cách nhanh chóng và đơn giản. Thông qua việc luyện tập hằng ngày, kể cả nam hay nữ, đều sẽ có được một rào chắn tâm lý vững vàng và tự nhiên như bản năng.

Tác giả: Carrie Sheffield – Forbes
Biên dịch: Mai Nguyen
Hiệu đính: Prana


📌 Bài dịch đã được đăng tải trong Volume 9 tạp chí Aloha. Mua membership để đọc tạp chí Aloha đang giảm giá 25% ➡️ http://bit.ly/THDPmembership 

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

[Review] 2001: A Space Odyssey – Chuyến du hành vào miền tâm thức

0

Trong suốt qua hơn sáu mươi năm lịch sử điện ảnh, điều đã được minh chứng rõ ràng nhất hết lần này đến lần khác là hiếm có một nhân vật nào có thể so bì được với bậc thầy auteur Stanley Kubrick

Với cách tiếp cận điện ảnh độc đáo, trí tuệ, hàm chứa nhiều ý nghĩa ẩn dụ nhiều tầng về mỹ học, triết học, chính trị, Kubrick được ví như một Leonardo da Vinci của thời hiện đại, là một tượng đài mà bất cứ ai đam mê điện ảnh cũng phải dành lấy một sự kính trọng nhất định đối với ông. Kubrick, đối với giới nghệ thuật, là một hiện thân của sự vĩ đại và trù phú trong từng đường nét chấm phá, với những món sơn hào hải vị đòi hỏi người thưởng thức phải có một trình độ và tư tưởng, cách suy nghĩ nhất định đối với từng món ăn được bày ra thịnh soạn.

Kubrick là một đạo diễn người Mỹ nhưng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách làm phim của các vị đạo diễn Châu Âu; từ phong trào Làn Sóng Mới Pháp cuối những năm 1950, Andrei Tarkovsky, cho đến những phim của Ingmar Bergman. Điều đó được phản ánh rõ nhất qua những tác phẩm như hài đen Dr Strangelove, Ben-Hur, Barry Lyndon, và nổi bật nhất, có tầm ảnh hưởng nhất trong số đó chính là 2001: A Space Odyssey.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà

Luôn đứng đầu trong danh sách những bộ phim khoa học viễn tưởng có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử, 2001 là kết tinh của sự sáng tạo vô biên của loài người, của nền khoa học kỹ thuật, khoa học vũ trụ phát triển như vũ bão vào bối cảnh bộ phim ra đời: Những năm 1960.

Được viết song song với cuốn sách cùng tên của Arthur C Clarke, 2001 hoạt động dựa trên nhiều tầng lớp có sự gắn kết mật thiết và chặt chẽ với nhau. Đó là những góc máy quay như xuất phát từ tiềm thức của người xem, là những kỹ xảo practical đi trước thời đại nửa thập kỷ, sự pha trộn giữa cái nghệ thuật và sự tính toán tỉ mỉ của một nhà toán học. Đó là những phép ẩn dụ, hoán dụ, nghịch đảo cho quá trình tiến hóa của nhân loại, vũ trụ, chủ nghĩa nhân sinh. Đó là tương lai, là những suy đoán về số mệnh của con người với sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo. Là tư tưởng của Nietzsche, là dấu vân tay của Picasso, là một cái gật đầu đồng tình trong sự đột phá nghệ thuật làm phim của Orson Welles, kết tinh của mọi tư tưởng triết học, tâm linh, tình huống tiến thoái lưỡng nan trong những vấn đề cấp bách của nhân loại thế kỷ XXI.

Trong hình ảnh có thể có: đêm và bầu trời

2001 là một trải nghiệm, không khác biệt với những trải nghiệm tâm linh, khai mở tâm trí của khán giả và mở ra những cánh cửa nhận thức. Quả thật, khó có thể dùng từ ngữ để lột tả trọn vẹn hết điều làm nên cái hay của Kubrick, của 2001. Suốt nhiều thập kỷ qua, bộ phim đã được phân tích đến từng chân tơ kẽ tóc, với nhiều những giả thuyết xoay quanh nội dung: điên rồ có, siêu hình có, “giả thuyết âm mưu” cũng không nằm ngoài những dự đoán của các fan bộ phim.

2001: A Space Odyssey lấy bối cảnh năm 2001 (33 năm sau khi bộ phim được sản xuất) về một nhóm các phi hành gia lên đường tìm kiếm và nghiên cứu một vật thể tảng đá monolith (tảng nguyên khối). Khối monolith là một vật thể kỳ bí, công dụng không ai biết rõ nhưng điều mà các nhà khoa học có thể nhận thấy rằng nó là một sản phẩm trí tuệ ngoài hành tinh. Nhìn ở một khía cạnh vượt khỏi nội dung bộ phim, nó đại diện cho sự thúc đẩy, bước tiến vượt bậc trong quá trình tiến hóa của loài người. Với hình dáng như được mài dũa thật tỉ mỉ bởi những công nghệ cấp tiến, khối monolith là một trong những tâm điểm chính đáng để bàn luận trong 2001, bên cạnh cỗ máy trí tuệ nhân tạo HAL 9000.

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

HAL 9000 là hiện thân của sức mạnh khoa học kỹ thuật, của những gì nhân loại chưa biết. Một sản phẩm nhân tạo song có đủ trí tuệ và sự biểu đạt cảm xúc đến mức thượng thừa, đủ để thậm chí còn trên cơ cả con người trong bộ môn cờ vua. (Đến giữa những năm 1990, cỗ máy Deep Blue đã biến điều này thành sự thật khi đánh bại đại kiện tướng Garry Kasparov để chứng minh sức ảnh hưởng của máy tính trong cả những lĩnh vực cần sự khéo léo về tư duy.) HAL 9000 trong tâm trí của Kubrick như thuộc một “chủng loài” với nhận thức tiến hóa hơn, hoàn hảo hơn con người về mọi mặt, đồng thời cũng là đại diện trở ngại lớn nhất của loài người: Vấn đề hiện sinh.

Tôi sẽ dừng review phần nội dung của bộ phim ở đây, và tiếp đến là nêu ra những quan điểm tôi đúc kết được sau khi đọc vô số những bài phân tích về tác phẩm này. Phần còn lại, hãy tự bạn trải nghiệm bộ phim và tự rút ra những ý kiến của bản thân. Ngay cả như vậy, việc thấu hiểu hoàn toàn 2001 gần như là điều không thể: Bộ phim được sản xuất dàn dựng quá chặt chẽ, mà bất cứ giả thuyết nào cũng sẽ gần như tự tin rằng nó là chính xác.

Về mặt lý học, không có lý do gì để những con người yếu đuối về cả thể xác lẫn trí tuệ phải tồn tại. Những kẻ ngu dốt đi lạc trong màn đêm vũ trụ, luôn tò mò khát khao vươn tới những vì sao sau khi đã phá nát hành tinh quê nhà của chính họ. Những kẻ đi ngược lại chu trình tiến hóa, muốn chơi trò chơi của Thượng Đế dù rằng trí thông minh so với một cỗ máy như HAL 9000 không khác gì những con vượn. Khoa học càng phát triển ta càng hiểu ít đi về bản thân và chỗ đứng trong lịch sử hơn. Ta nghĩ quá nhiều mà ta lại cảm quá ít. Ta có cái nhìn một chiều về tất cả mọi thứ, ngay cả ở những điều ngoài tầm với.

Trong hình ảnh có thể có: bàn và trong nhà

2001, với tôi, là cái nhìn của Kubrick đối với quá trình lịch sử khoa học và tâm linh nhân loại: quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Mỗi lần khối monolith xuất hiện, nhân loại lại có một bước tiến về mặt khoa học. Lần đầu tiên những con vượn nhìn thấy khối monolith, chúng đã biết thế nào là xung đột: Chúng phân chia ra lãnh thổ; chúng đã đặt ra những ranh giới, hiểu về định nghĩa cái tôi, hiểu thế nào là sinh tồn và đấu tranh vì lẽ sống của bản thân. Hàng triệu năm sau, những chú vượn ấy đã tiến hóa thành loài người, và loài người lại tìm thấy khối monolith ở một hành tinh xa xôi. Lần thứ ba, khi khối monolith đứng trước một David Bowman già cỗi, con người đã “tiến hóa” (tái sinh) trở thành một đứa trẻ một lần nữa: Một thực thể Starchild.

Dưới góc nhìn của tôi, 2001 còn hoạt động trên một tầng lớp tâm linh: Quá trình tiến hóa của linh hồn. 2001 không khác gì hành trình của một kiếp sống trong vòng lặp samsara. Ta sinh ra, ta học hỏi về thế giới xung quanh, và rồi đến cuối đời ta vô tư, vô nghĩ, hồn nhiên như một đứa trẻ: Đi thật xa để trở về điểm xuất phát.

Trong hình ảnh có thể có: đêm

2001: A Space Odyssey cũng là một bộ phim đẹp đến ngỡ ngàng. Mỗi cảnh quay tồn tại độc lập mà vẫn gắn kết với nhau, tạo thành một “slideshow” những bức tranh sơn dầu đẹp đẽ nhất từng được đưa lên màn ảnh, ngay cạnh Stalker của Tarkovsky, hay The Tree of Life của Malick. Lần đầu tiên ta xem 2001, mọi suy diễn của ta dường như trở nên vô nghĩa khi ta đi lạc trong thế giới hớp hồn của bộ phim. Kỹ xảo của bộ phim đi trước thời đại gần nửa thế kỷ và ngay cả khi chúng ta nhìn lại bây giờ, những nhà quay phim vẫn có thể học hỏi được từ Kubrick.

2001: A Space Odyssey vừa đặt ra những câu hỏi, vừa trả lời chúng trong lúc đặt ra những câu hỏi khác. Bộ phim đã định nghĩa lại dòng phim khoa học viễn tưởng, ảnh hưởng đến một thế hệ những nhà làm phim (từ George Lucas cho đến Malick) khai phá một cộng đồng fan trung thành qua suốt nhiều thập kỷ mà vẫn giữ trong đó một chất rất Kubrick: ranh mãnh từng đường nét, tinh quái, cảm xúc đi trước lý trí và luôn làm người “xem” ngớ người với mỗi cảnh quay. 2001: A Space Odyssey là một trải nghiệm mà tôi nghĩ bất kỳ ai cũng phải có trong đời. Xem để nghĩ, để cảm nhận vẻ đẹp, cái trí tuệ của thiên tài điên Kubrick và để hiểu rằng chúng ta không hiểu gì cả.

Trong hình ảnh có thể có: ô tô

Tác giả: Minh Tu Le
Ảnh minh họa: wallpapercave


📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha đã giảm giá 25% ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Làm sao để tin vào Thượng Đế?

0

Trước kia, mình không có niềm tin vào God hay vào bất kỳ điều gì, sống như một người vô thần luôn ngờ vực mọi thứ, không có sự trân trọng dành cho cuộc đời. Cái giá mình phải trả là sự bào mòn của tâm trí, chúng mang tới những nỗi đau và sự đổ vỡ trong tâm hồn cùng sự tan nát của rất nhiều mối quan hệ. Cho mãi tới bây giờ, sau khi thực hành vâng phục Trời Đất, mình mới hiểu ra rằng việc tin vào Thượng Đế là một việc rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của một con người. Nhưng đổi lại, đây lại là việc vô cùng khó khăn với đa số những người đang sống chỉ bằng suy nghĩ.

Vì sao? Vì một người sống trong thực tại của suy luận, phân tích, tương đương với chức năng của luân xa 3 thì không thể biết đức tin, thực tại của trực giác trí tuệ, tương đương với luân xa 6, là gì. Khoảng cách giữa ngờ vực và đức tin là 3 bậc tâm thức. Người sống ở thực tại nào luôn tiếp cận mọi thứ theo quy luật của thực tại đó. Nó có nghĩa là những người vô thần luôn cần phải biết God là ai, có hình dạng gì, có nắm bắt được không và cách thức tiếp cận ra sao. Khi một người bảo rằng đừng nghĩ nữa mà hãy cảm nhận, hãy nâng tâm hồn lên, thì họ không thể làm được. Việc này hết sức khó khăn, vì đa số con người đã hóa thân vào chính thực tại đó. Những người vô thần sẽ giãy đạp bằng mọi giá để thoát khỏi ý tưởng tin vào Thượng Đế, hay Thượng Đế có tồn tại, dù rằng bản thân đang rất đau khổ và cần một góc nhìn mới, một cái phao cứu hộ.

“Your faith was strong but you needed proof.” (Đức tin của bạn thì mạnh, nhưng bạn lại cần bằng chứng.)

Dù có làm gì thì đích đến cuối cùng của tất cả mọi người đều là sự tiến hóa, hòa nhập với nguồn cội tâm linh. Có thể những gì ta thể hiện trong đời sống là một sự thoái hóa hay vô thần. Đó chỉ là một bước đường trong Đạo lộ mà ta đều cần trải nghiệm và đi qua. Nhưng nếu ai gần gũi với tâm hồn của chính mình thì người đó sẽ quyết tâm hướng tới Thượng Đế, tới những điều vĩ đại hơn dù họ không biết “nó” như thế nào. Đây được gọi là một “cú phóng đức tin” (leap of faith) khi ta quăng mình ra khỏi địa hạt của tâm trí để rơi vào nơi không biết (unknown), nhảy từ mạn thuyền xuống đại dương miên man sóng. Có thể trải nghiệm mới mẻ này sẽ khiến chúng ta hoảng loạn và sợ hãi lúc ban đầu, nhưng chỉ bằng cách đó, những hạt mầm dũng cảm của con người mới được đâm chồi, phiên bản thực tại cũ kỹ mới được vươn mình khôn lớn.

Terence McKenna đã từng nói:

“Trời đất yêu quý lòng can đảm. Nếu bạn đặt ra quyết tâm thì trời đất sẽ đáp ứng lại quyết tâm đó bằng cách loại bỏ hết mọi vướng bận tưởng chừng không thể. Mơ giấc mơ không tưởng và thế giới sẽ không nghiền nát bạn; nó sẽ nâng bạn lên. Đây chính là cái mẹo. Đây là những gì mà các đạo sư và các triết gia, những người thật sự đáng kể, những người thật sự đã chạm vào được hòn đá hóa kim, đây là những gì họ hiểu. Đây là điệu nhảy của pháp sư trong thác nước. Đây là cách phép thuật được thực hiện: Bằng cách quăng bản thân mình vào vực thẳm và khám phá ra được rằng nó là một chiếc giường tơ êm ái.”

Cách chúng ta tiến hóa không phải bằng việc ghì giữ những gì mình đang có, giậm chân tại chỗ, mà bằng việc nâng mình lên những tầng thực tại tiến bộ hơn, sử dụng luật cao hơn để điều phối luật thấp hơn. Cách chữa chạy cho sự toan tính là tình yêu, cách chữa chạy cho nỗi đau là sự cảm nhận, cách chữa chạy cho lòng nghi ngờ là đức tin tuyệt đối. Những điều tích cực sẽ gỡ mở, thậm chí phá tung những ranh giới thù hằn của sự tiêu cực (thực tại tần số thấp), mở ra cánh cửa vào miền hạnh phúc mà con người vẫn hằng ao ước.

Những hóa thân của Thượng Đế như Phật, Jesus, Krishna chỉ là những hình tượng trợ giúp cho chức năng hình dung, suy luận của tâm trí. Khi tiếp xúc với một đối tượng cụ thể, chúng ta sẽ phát huy khả năng kết nối bằng trái tim, quen thuộc như giữa hai con người bình thường (luân xa 4), để rồi từ đó có thể diễn đạt tình yêu với Thượng Đế hữu hình (luân xa 5), và cuối cùng là tin tưởng, hòa nhập với Thượng Đế (luân xa 6,7). Nếu bạn không biết God là ai và không biết phải đặt đức tin vào God kiểu gì, thì hãy sử dụng một hình tượng cụ thể là những bậc thánh thần trong lịch sử nhân loại, hay bất kỳ một đối tượng nào bạn tôn kính và yêu thương hết mực. Tất cả họ sẽ là bậc thang nâng bạn lên những tầng thực tại trù phú và linh động hơn, là tình yêu, niềm vui, sự biết ơn và thấu hiểu. Hãy sử dụng mọi công cụ bạn có với mục đích tiến hóa, chắc chắn bạn sẽ được tiến hóa.

Còn nếu bạn không sử dụng một hình tượng cố định nào đó (vì e ngại khả năng dính bám với đối tượng đó, qua sông mà không bỏ lại con thuyền hoặc cảm thấy không phù hợp) thì bạn hãy tự tìm kiếm God bên trong chính mình, tự đào sâu vào bản chất của mình, trau dồi những phẩm hạnh bằng việc gần gũi với đạo lý, cho tới khi gặp được Người. Như cách mà Alan Watts đã nói trong câu:

“Đừng tìm kiếm Thượng Đế ở ngoài kia, như là một điều gì đó trên bầu trời, tìm kiếm trong con người bạn.”

Hay như Rumi đã nói:

“Tôi kiếm tìm Thượng Đế và chỉ thấy chính mình. Tôi kiếm tìm chính mình và chỉ thấy Thượng Đế.”

Dù lựa chọn con đường niềm tin nào, God hữu hình hay vô hình, bạn cũng đều đang nắm bắt một cơ hội để bước vào một thực tại mới. Miễn sao những gì bạn làm là hướng thiện, thì God chân thực sẽ xuất hiện dành cho bạn và sự phát triển trong nhận thức của bạn sẽ ngày càng tăng tốc. Chúng ta luôn gặp nhau ở nguồn cội tâm linh.

“Nếu bạn đang gặp vướng mắc về lòng tin, bạn đang sống vì điều gì? Tình yêu đúng là khó tin, cứ hỏi những người đang yêu. Sự sống đúng là khó tin, cứ hỏi các nhà khoa học. Thượng Đế đúng là khó tin, cứ hỏi những người đang tin. Bạn có vấn đề gì với những chuyện khó tin?” – Life of Pi

 

Tác giả: Hòa Taro
Ảnh minh họa: Josh Gordon/unsplash


📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha đã giảm giá 25% ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

[THĐP Translation™] Công nghệ hiện đại tương đồng với siêu hình học của Vedanta

0

thdp translation 3

📌 Bài dịch đã được đăng tải trong Volume 8 tạp chí Aloha. Mua membership để đọc tạp chí Aloha đang giảm giá 25% ➡️ http://bit.ly/THDPmembership 

Bạn có thể nghĩ rằng những công nghệ kỹ thuật số, thường được coi là một sản phẩm của phương Tây, sẽ gia tăng sự khác biệt giữa các triết lý Đông phương và Tây phương. Nhưng trong nghiên cứu về Vedanta, một trường phái tư tưởng Ấn Độ cổ đại, tôi thấy một khía cạnh khác. Nhờ sự hiểu biết ngày càng tăng của chúng ta với điện toán, thực tế ảo (VR) và trí thông minh nhân tạo (AI), xã hội hiện đại đang phù hợp hơn bao giờ hết để thấu hiểu những trí tuệ của truyền thống này.

Vedanta tóm gọn phần siêu hình học của bộ kinh Upanishads (Áo Nghĩa Thư), một tập hợp các văn bản tôn giáo Phạn ngữ, có khả năng được viết trong khoảng từ 800 đến 500 trước công nguyên. Chúng tạo thành nền tảng cho nhiều truyền thống triết học, tâm linh và huyền bí của tiểu lục địa Ấn Độ. Upanishads cũng là nguồn cảm hứng cho một số nhà khoa học hiện đại, bao gồm Albert Einstein, Erwin Schrödinger và Werner Heisenberg, khi họ đấu tranh để thấu hiểu vật lý lượng tử của thế kỷ 20.

>> Con mèo của  Schrödinger

Cuộc hành trình của Vedanta tìm kiếm sự hiểu biết bắt đầu từ cái được xem là một điểm khởi đầu hợp lý: Ý thức của chính chúng ta. Làm thế nào ta có thể tin tưởng vào những kết luận về cái ta quan sát và phân tích, trừ khi ta hiểu cái đang thực hiện những quan sát và phân tích đó? Sự tiến bộ của AI, những mạng lưới thần kinh và deep learning (học sâu) đã khiến một số nhà quan sát hiện đại cho rằng tâm trí con người chỉ là một cỗ máy hữu cơ xử lý phức tạp – và ý thức, nếu nó tồn tại, có thể chỉ đơn giản là một đặc tính xuất hiện từ sự phức tạp của thông tin. Tuy nhiên, quan điểm này không giải thích được các vấn đề khó hiểu như về một cái ngã (self) chủ quan và trải nghiệm của chúng ta về qualia (tạm dịch: tính chất), những khía cạnh của nội dung tinh thần như ‘màu đỏ’ hay ‘sự ngọt ngào’ mà chúng ta trải nghiệm trong thời gian chúng ta tỉnh thức (nd: những lúc không ngủ). Tìm hiểu làm thế nào vật chất có thể tạo ra ý thức, vẫn còn được gọi là ‘vấn đề khó khăn’ (the hard problem of consciousness).

Vedanta đưa ra một mô hình để tích hợp ý thức chủ quan và hệ thống xử lý thông tin của cơ thể và bộ não của chúng ta. Lý thuyết của nó tách não bộ và các giác quan khỏi tâm trí. Nhưng nó cũng phân biệt tâm trí với chức năng của ý thức, cái nó định nghĩa là khả năng trải nghiệm đầu ra tinh thần (mental output). Chúng ta đã quen với khái niệm này từ các thiết bị kỹ thuật số. Máy ảnh, micrô hoặc các cảm biến khác được liên kết với máy tính thu thập thông tin về thế giới và chuyển đổi các dạng năng lượng vật lý khác nhau – sóng ánh sáng, sóng áp suất không khí, vân vân – thành dữ liệu kỹ thuật số, giống như các giác quan cơ thể của chúng ta. Bộ xử lý trung tâm xử lý dữ liệu này và tạo các đầu ra liên quan. Điều tương tự cũng đúng với bộ não của chúng ta. Trong cả hai trường hợp trên, dường như trải nghiệm chủ quan (qualia) có một vai trò rất nhỏ để đóng trong các cơ chế này.

Mặc dù máy tính có thể xử lý tất cả các loại thông tin mà không cần sự giúp đỡ của chúng ta, chúng ta cung cấp cho chúng một màn hình để làm một giao diện (interface) giữa máy tính và chúng ta. Tương tự, Vedanta cho rằng thực thể có ý thức – thuật ngữ gọi là Atma – là người/sự/cái quan sát đầu ra của tâm trí. Atma sở hữu, và được cấu tạo bởi, tính chất nền tảng của ý thức. Khái niệm này được khám phá trong các thực hành thiền định, của những truyền thống phương Đông.


Bạn có thể nghĩ về Atma như thế này. Hãy tưởng tượng bạn đang xem một bộ phim trong rạp. Nó là một phim kinh dị, và bạn lo lắng về nhân vật chính, bị mắc kẹt trong một căn phòng. Đột nhiên, cánh cửa trong phim mở tung ra đứng ngay đó là… Bạn nhảy dựng lên mất hết hồn vía. Nhưng mối đe dọa thực sự đối với bạn là gì, ngoài việc nó có thể làm đổ bỏng ngô của bạn? Khi bạn ngưng nhận thức về cơ thể của mình trong rạp phim, đồng nhất với nhân vật trên màn hình, chúng ta cho phép trạng thái cảm xúc của chúng ta bị thao túng. Vedanta gợi ý rằng Atma, cái ngã có ý thức, đồng hóa với thế giới vật chất cũng theo cách tương tự.

Ý tưởng này cũng có thể được khám phá trong lĩnh vực VR (thực tế ảo). Khi tham gia vào một trò chơi, chúng ta có thể được yêu cầu chọn nhân vật hay còn gọi là avatar (hóa thân) – có nguồn gốc là một từ tiếng Phạn, một cách khéo léo tinh tế có nghĩa là ‘một người giáng xuống từ một chiều miền cao hơn.’ Trong các văn bản cũ, thuật ngữ này thường có nghĩa là những hiện thân thần thánh. Tuy nhiên, từ này cũng phù hợp của các game thủ, anh ta hoặc cô ta giáng xuống từ thực tại ‘bình thường’ rồi bước vào thế giới ảo VR. Chúng ta chọn giới tính cho avatar, các tính năng cơ thể, thuộc tính và kỹ năng, tiếp theo chúng ta học cách kiểm soát các chi và công cụ của nó. Chẳng mấy chốc, nhận thức của chúng ta chuyển từ bản thân vật lý sang khả năng ảo VR của nhân vật đại diện.

Trong tâm lý học Vedanta, điều này gần giống với Atma dần quen với cái ngã tâm lý cá nhân gọi là ahamkara, hay bản ngã giả (pseudo-ego). Thay vì là một sự quan sát ý thức tách rời, chúng ta chọn cách xác định bản thân qua các mối liên hệ xã hội và các đặc điểm vật lý của cơ thể. Như thế, ta tin vào bản thân với tham chiếu về giới tính, chủng tộc, kích thước, tuổi tác v.v.. cùng với vai trò và trách nhiệm của gia đình, công việc và cộng đồng. Trong điều kiện nhận dạng như vậy, ta đắm chìm trong những cảm xúc liên quan – một số thì hạnh phúc, một số thì thử thách hoặc căng thẳng – được tạo ra bởi những hoàn cảnh ta chứng kiến mình đang trải qua.

Trong một trò chơi thực tế ảo VR, avatar của ta thể hiện sự bắt chước nhợt nhạt về bản thân thực tế của mình và các vướng mắc của nó. Trong các tương tác của ta với avatar của người khác, ta có thể tiết lộ rất ít về tính cách hoặc cảm xúc thực sự của mình và ngược lại. Thật vậy, những cuộc gặp gỡ giữa các Avatar – đặc biệt là khi có tính cạnh tranh hoặc chiến đấu – thường thâm hiểm, dường như không bị hạn chế bởi mối quan tâm với cảm xúc của những người đứng sau Avatar. Các kết nối được tạo ra thông qua chơi game trực tuyến không phải để thay thế cho các mối quan hệ ngoài đời. Thay vào đó, như các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins đã lưu ý, những game thủ có đời sống xã hội thực tế lành mạnh sẽ ít có khả năng rơi vào tình trạng nghiện game và trầm cảm.

Những quan sát này lặp lại tuyên bố của Vedanta rằng khả năng hình thành các mối quan hệ có ý nghĩa của chúng ta bị giảm đi bởi sự đắm chìm trong ahamkara. Tôi càng coi bản thân mình như một thực thể vật lý đòi hỏi nhiều hình thức thỏa mãn các giác quan, tôi càng có khả năng vật hóa (xem như đồ vật, objectify) những người có thể thỏa mãn ham muốn của tôi và tạo nên các mối quan hệ dựa trên sự ích kỷ lẫn nhau. Nhưng Vedanta gợi ý rằng tình yêu nên xuất phát từ phần sâu nhất của chân ngã, không phải cái ngã hư giả. Tình yêu, là trải nghiệm từ tâm hồn tới tâm hồn. Tương tác với những người khác trên cơ sở của ahamkara chỉ cho ra được một thứ tình cảm châm biếm giả tạo.

Là Atma, ta vẫn là cái ngã chủ quan trong suốt cuộc đời. Cơ thể, tâm lý và tính cách của ta thay đổi đáng kể – nhưng trong suốt quá trình, ta biết mình là người/sự quan sát bất biến. Tuy nhiên, khi nhìn thấy mọi thứ thay đổi xung quanh ta, ta nghi ngờ rằng ta cũng bị ảnh hương bởi thay đổi, tuổi già và hướng đến sự hủy diệt (cái chết). Yoga, được hệ thống hóa bởi Patanjali,  là một phương pháp thực tế để giải thoát Atma khỏi cơn hoạn nạn tinh thần không ngừng, và để an trú đúng đắn trong thực tại của ý thức tinh tuyền.

Trong thực tế ảo VR, chúng ta thường được kêu gọi để chiến đấu với các thế lực xấu, đối mặt với nguy hiểm và tử vong ảo trên đường đi. Bất chấp những nỗ lực của chúng ta, điều không thể tránh khỏi hầu như luôn xảy ra: Avatar của chúng ta bị giết. Trò chơi kết thúc. Các game thủ, đặc biệt là các game thủ “bệnh hoạn”, gắn bó sâu sắc với Avatar của họ, và có thể đau khổ khi Avatar của họ bị tổn hại. May mắn thay, chúng ta thường được đưa ra một cơ hội khác: Bạn có muốn chơi lại không? Chắc chắn, chúng ta chơi. Có thể chúng ta tạo ra một avatar mới, một người nào đó lão luyện hơn, dựa trên những bài học kinh nghiệm thời gian qua. Điều này lặp lại khái niệm đầu thai trong Vedanta: sự chuyển đổi của cái ngã có ý thức vào một phương tiện vật lý mới.

Một số nhà bình luận giải thích Vedanta gợi ý rằng không có thế giới thực, và tất cả những gì tồn tại đều là sự nhận biết ý thức (conscious awareness). Tuy nhiên, một cái nhìn rộng hơn về các văn bản Vedanta thì nó gần giống với thực tế ảo VR. Thế giới ảo VR hoàn toàn là dữ liệu, nhưng nó trở thành ‘thật’ khi thông tin đó thể hiện ra với những giác quan của chúng ta dưới dạng hình ảnh và âm thanh trên màn hình hoặc thông qua tai nghe. Tương tự, đối với Vedanta, chính những biến hiện nhất thời của thế giới bên ngoài là những vật thể quan sát được, khiến nó ít ‘thực’ hơn bản chất bất biến của ý thức, cái quan sát những biến hiện đó.

Đối với các nhà hiền triết xưa, đắm mình trong thế giới vô thường có nghĩa là cho phép Atma chịu khuất phục một ảo tưởng, ảo tưởng rằng ý thức của chúng ta là một phần của ngoại cảnh, phải chịu đựng hoặc tận hưởng cùng với nó. Không biết Patanjali và những vị tổ sư Vedanta sẽ nghĩ gì về VR: Một ảo ảnh trong một ảo ảnh, có lẽ thế, nhưng nó có thể giúp chúng ta nắm bắt được cái tinh túy trong thông điệp của họ.

Tác giả: Akhandadhi Das – Aeon

Biên dịch: Hàn Tâm

Hiệu đính: Prana

Akhandadhi Das là một triết gia Vedanta và nhà thần học Vaishnava Ấn Độ giáo. Ông là giám đốc của Buckland Hall, một trung tâm hội nghị và tu viện ở Wales, thành viên của Science and Philosophy Initiative (tạm dịch: Khởi xướng Khoa học và Triết học), đồng thời là phát thanh viên và cố vấn cho BBC về những truyền thống triết học và tâm linh Ấn Độ.


📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2